Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

tìm hiểu bệnh do vi khuẩn bacillus sp. gây ra trên cá chẽm lates calcarifer (bloch, 1790) nuôi tại khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.81 MB, 63 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



VÕ THỊ MỸ DUNG



TÌM HIỂU BỆNH DO VI KHUẨN Bacillus sp.
GÂY RA TRÊN CÁ CHẼM Lates calcarifer
(Bloch, 1790) NUÔI TẠI KHÁNH HÒA




LUẬN VĂN THẠC SĨ



KHÁNH HÒA - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



VÕ THỊ MỸ DUNG




TÌM HIỂU BỆNH DO VI KHUẨN Bacillus sp.
GÂY RA TRÊN CÁ CHẼM Lates calcarifer
(Bloch, 1790) NUÔI TẠI KHÁNH HÒA


Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60620301


LUẬN VĂN THẠC SĨ


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HỮU DŨNG

KHÁNH HÒA - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Tìm hiểu bệnh do vi khuẩn Bacillus sp. gây ra trên
cá chẽm Lates calcarifer (Bloch, 1790) nuôi tại Khánh Hòa” là công trình nghiên
cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Học viên

Võ Thị Mỹ Dung

















ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nha Trang, khoa sau Đại học, Viện Nuôi trồng
Thủy đã luôn quan tâm và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
TS. Nguyễn Hữu Dũng, Giám đốc Trung tâm Giống và Dịch bệnh thủy sản-
trường Đại học Nha Trang, đã định hướng, chỉ dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài hoàn thành chương trình cao học.
Th.S. Trần Vĩ Hích, phó Giám đốc Trung tâm Giống và Dịch bệnh thủy sản, đã
luôn cho tôi những lời khuyên quý báu, động viên khích lệ tôi trong thời gian tôi hoàn
thành chương trình cao học.
Các cô, chú, anh, chị là nhân viên của Trung tâm Giống và Dịch bệnh thủy sản
đã tạo một môi trường làm việc thân tình, giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian thực
hiện đề tài ở trung tâm.

Xin gửi lời cám ơn các anh, chị trong lớp cao học quốc tế Rwanda CHNT2012-
3, lớp cao học nuôi trồng thủy sản CHNT2012-2 và các bạn bè tôi đã luôn động viên
và giúp đỡ tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình tôi đã luôn bên cạnh
ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình tôi hoàn thành chương trình học cao
học.
Nha Trang, ngày 25 tháng 6 năm 2014
Học viên
Võ Thị Mỹ Dung
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3
1.1.

Một số đặc điểm sinh học của cá chẽm 3
1.2.Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới và ở Việt Nam 4
1.2.1.Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới 4
1.2.2.Tình hình nuôi cá chẽm ở Việt Nam 5
1.3.Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn gây ra trên cá chẽm 6
1.3.1.Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn gây ra ở cá chẽm trên thế giới 6
1.3.2.Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn gây ra trên cá chẽm ở Việt Nam 8
1.4.


Một số đặc điểm của nhóm vi khuẩn Bacillus và tổng quan bệnh do vi khuẩn
Bacillus gây ra. 9
1.4.1.Đặc điểm của nhóm vi khuẩn Bacillus 9
1.4.2.Bệnh do vi khuẩn Bacillus gây ra trên động vật thủy sản 11
CHƯƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 14
2.2.

Phương pháp nghiên cứu 14
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 14
iv
2.2.2. Phương pháp thu mẫu 15
2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng 15
2.2.3.1. Phương pháp kiểm tra các tác nhân gây bệnh 15
2.2.3.2. Phương pháp phân lập vi khuẩn trong thức ăn 16
2.2.3.3. Phương pháp định danh vi khuẩn 16
2.2.3.4. Phương pháp xác định độc lực 17
2.2.3.5. Phương pháp nghiên cứu mô bệnh học 19
2.2.3.6. Phương pháp xác định độ nhạy của vi khuẩn với kháng sinh 19
2.2.4 Xử lý số liệu 20
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
3.1.Kết quả nghiên cứu 21
3.1.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Bacillus sp. 21
3.1.1.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Bacillus sp. từ cá chẽm bệnh 21
3.1.1.2. Kết quả phân lập vi khuẩn Bacillus sp. từ thức ăn. 23
3.1.2. Đặc điểm và kết quả định danh các chủng vi khuẩn Bacillus sp. 24
3.1.3. Kết quả thí nghiệm xác định độc lực 27
3.1.4. Kết quả kiểm tra mô học cá chẽm nhiễm bệnh sau khi cảm nhiễm. 31
3.1.5. Kết quả kháng sinh đồ. 34

3.2.Thảo luận 34
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 39
4.1.

Kết luận 39
4.2. Đề xuất ý kiến 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41


v
DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1: Kết quả xét nghiệm tác nhân gây bệnh trên các mẫu cá chẽm nuôi thương
phẩm ở Khánh Hòa 22
Bảng 3.2: Kết quả phân lập và định lượng vi khuẩn từ thức ăn viên dùng cho cá chẽm 23
Bảng 3.3 : Một số đặc điểm về hình thái, sinh lý, sinh hóa của chủng vi khuẩn Bacillus
sp. phân lập từ cá chẽm bệnh và thức ăn 25
Bảng 3.4: Độ nhạy của chủng vi khuẩn B. cereus phân lập từ cá chẽm bệnh ở Khánh
hòa với 12 loại kháng sinh được phép dùng trong nuôi trồng thủy sản. 34
vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Cá chẽm Lates calcarifer………………………………………………………… 3
Hình 1.2. Sản lượng và giá trị cá chẽm nuôi thế giới từ năm 1989 - 2012 5
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 14
Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu mô bệnh học 19
Hình 3.1: Dấu hiệu bệnh lý lở loét cơ (a) và xuất huyết gan (b) của cá chẽm bệnh nuôi
ở khu vực Khánh Hòa 21
Hình 3.2: Đặc điểm về hình thái của các chủng vi khuẩn Bacillus sp. đã phân lập được:

khuẩn lạc trên TSA+ 2% NaCl (a) và trên BA + 5% máu cừu (b); tế bào vi khuẩn
nhuộm Gram (c) và nhuộm bào tử (b) 24
Hình 3.3: Đặc điểm sinh hóa của chủng CRB170613 trên kit API 20E (a), trên môi
trường thủy phân tinh bột (b) và trên môi trường thủy phân casein (c) 26
Hình 3.4: Tỷ lệ chết tích lũy của cá chẽm ở những nồng độ vi khuẩn khác nhau khi dẫn
truyền bằng phương pháp tiêm xoang bụng chủng vi khuẩn CRB170613 và chủng
TAOC3. 27
Hình 3.5: Dấu hiệu bệnh lý của cá chẽm khi gây nhiễm bằng cách tiêm xoang bụng:
xuất huyết vây (a); xuất huyết nội quan, tích dịch xoang bụng (b) 28
Hình 3.6: Tỷ lệ chết tích lũy của cá chẽm khi dẫn truyền bằng phương pháp tiêm cơ vi
khuẩn CRB170613 và TAOC3 29
Hình 3.7: Dấu hiệu bệnh lý của cá chẽm khi gây nhiễm bằng phương pháp tiêm cơ:
vùng cơ trên lưng hoại tử mờ đục, nội quan xuất huyết (a), cá bi hoại tử lở loét tại
vùng tiêm (b). 29
Hình 3.8: Tỷ lệ tích lũy cá chẽm biểu hiện hoại tử, lở loét cơ khi dẫn truyền bằng
phương pháp tiêm cơ ở những nồng độ vi khuẩn khác nhau chủng vi khuẩn
CRB170613 và chủng vi khuẩn TAOC3 30
Hình 3.9. Tương quan giữa nồng độ vi khuẩn B. cereus tiêm vào cơ và tỉ lệ cá chẽm
biểu hiện các dấu hiệu tổn thương cơ 30
vii
Hình 3.10: Mô học của thận cá chẽm khỏe (a) và các biến đổi mô bệnh học ở thận cá
chẽm bệnh do B. cereus 31
Hình 3.11: Mô học của gan cá chẽm khỏe (a) và các biến đổi mô bệnh học của tổ chức
gan cá chẽm bệnh gây bởi B. cereus. 32
Hình 3.12: Mô học của lách, não cá chẽm khỏe (a) (c) và các biến đổi mô bệnh học
của lách, não, cơ cá chẽm bệnh gây bởi B. cereus 33
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

API 20E Tên kit định danh

BA Blood agar
CFU (Colony forming unit) Đơn vị hình thành khuẩn lạc
g Gravity
H Giờ
LD
50
(Lethal Dose 50%) Liều gây chết 50%
ID
50
(Infective dose 50%) Liều gây nhiễm 50%
NCBI National Collection of Industrial Bacteria
ppm (Part per million) Một phần triệu
TSA Tryptic Soy Agar
TSB Tryptic Soy Broth
rpm (Round per minute) Vòng trên phút














1

MỞ ĐẦU

Cá chẽm Lates calcarifer, loài cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ nuôi, năng suất
nuôi cao; là một đối tượng nuôi quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam,
Lates calcarifer đã từng được xem là một đối tượng thay thế khi nghề nuôi tôm sú đi
vào giai đoạn suy thoái do dịch bệnh lan tràn và đóng vai trò như một trong những loài
cá “xoá đói giảm nghèo” cải thiện thu nhập cho nhiều hộ nông dân.Với ưu thế sinh
trưởng phát triển tốt trong điều kiện nước ta và sản phẩm thịt phi lê đông lạnh có thể
xuất khẩu ra thị trường thế giới với giá cao, cá chẽm đã và đang chứng tỏ loài cá này là
một đối tượng tiềm năng đem lại lợi ích kinh tế cao. Hiện nay đối tượng này đang
được phát triển cả về diện tích cũng như các mô hình nuôi ở nhiều vùng trong cả nước
và có mặt trong danh sách một trong những loài cá biển được nuôi chủ yếu ở nước ta.
Một trong những vật cản thách thức sự phát triển nghề nuôi cá chẽm là dịch bệnh.
Đồng thời với sự phát triển của nghề nuôi cá chẽm, tần số xuất hiện của bệnh trên cá
chẽm ngày càng tăng và những nghiên cứu về bệnh để hạn chế thiệt hại kinh tế cũng
được quan tâm hơn. Với mục đích giúp người dân đưa ra giải pháp phòng trị và giảm
tác hại do bệnh, hoạt động xét nghiệm tác nhân gây bệnh của Trung tâm Giống và
Dịch bệnh thủy sản (CAAHBS) cũng đã thực hiện kiểm tra trên nhiều mẫu cá chẽm
bệnh nuôi ở khu vực Khánh Hòa. Trong các mẫu được kiểm tra đó, bên cạnh các tác
nhân vi khuẩn đã được thông báo từ những nghiên trước như Vibrio, Streptococcus;
một loài vi khuẩn được xác định là Bacillus sp. cũng xuất hiện.
Vi khuẩn Bacillus là nhóm vi khuẩn phân bố phổ biến trong tự nhiên. Nhiều loài
vi khuẩn có lợi thuộc giống này đã được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn cuộc
sống và sản xuất của con người. Một số loài lại là những tác nhân gây bệnh gây những
tác hại nghiêm trọng lên sức khỏe con người và động thực vật. Ở động vật thủy sản, đã
có một vài thông báo bệnh do nhóm vi khuẩn này gây ra: B. cereus gây bệnh hoại tử
mang trên cá chép Cyprinus carpio, trên cá Morone saxatilis [18, 36]; B. mycoides gây
lở loét trên cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus [36]; Bacillus sp. gây bệnh trên cá tra Việt
Nam Pangasius hypophthalmus [31]; tuy nhiên, chưa tìm thấy thông báo nào về bệnh
do vi khuẩn Bacillus sp. gây ra trên cá chẽm. Vì thế, nghiên cứu khả năng gây bệnh

của chủng vi khuẩn Bacillus sp. đối với cá chẽm là điều cần thiết.
2
Với lý do trên, được sự cho phép của khoa Sau đại học và viện Nuôi trồng thủy
sản, trường Đại học Nha Trang; được sự định hướng và giúp đỡ của TS. Nguyễn Hữu
Dũng, tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản với
tiêu đề “Tìm hiểu bệnh do vi khuẩn Bacillus sp. gây ra trên cá chẽm Lates
calcarifer (Bloch, 1790) nuôi tại Khánh Hòa”
Nội dung của đề tài
Phân lập, định danh vi khuẩn Bacillus sp. từ cá chẽm bệnh.
Xác định khả năng gây nhiễm của chủng vi khuẩn Bacillus sp. đã phân lập từ cá
chẽm bệnh và đặc điểm mô bệnh học của cá chẽm khi bị bệnh do vi khuẩn Bacillus sp.
gây ra.
Xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn.
Tìm hiểu khả năng lây nhiễm vi khuẩn Bacillus sp. từ thức ăn.
Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu khả năng gây bệnh, nguồn lây nhiễm và phương pháp phòng trị bệnh do
vi khuẩn Bacillus sp. gây ra trên cá chẽm nuôi.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Cung cấp các tư liệu mới về bệnh do vi khuẩn Bacillus sp.
gây ra trên cá chẽm và bổ sung vào danh mục bệnh trên cá biển nuôi ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài làm cơ sở cho các đề xuất phòng, trị bệnh
do vi khuẩn Bacillus sp. gây ra trên cá chẽm nuôi.






3
Chương I: TỔNG QUAN


1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá chẽm


Cá chẽm, còn được gọi là cá
vược, có tên khoa học là Lates
calcarifer. Tên tiếng anh thông dụng
của loài cá này là Asian seabass,
barramundi hay giant seaperch.
Hình 1.1. Cá chẽm Lates calcarifer

Cá chẽm có thân hình thon dài và dẹp bên. Chiều dài thân bằng 2,7 – 3,6 lần
chiều cao. Đầu nhọn, nhìn bên cho thấy phía trên hơi lõm xuống ở giữa và hơi lồi ở
lưng. Miệng rộng và hơi so le, hàm trên kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt.
Răng dạng nhung, không có răng nanh, trên nắp mang có gai cứng, vây lưng gồm có 2
vây: vây trước có 7-9 gai cứng và vây sau có 10-11 tia mềm. Vây hậu môn có 3 gai
cứng, vây đuôi tròn và có hình quạt. Vẩy dạng lược và có kích cỡ vừa phải, có 61 vẩy
đường bên. Khi cá còn khoẻ, trên mặt lưng có màu nâu, mặt bên và bụng có màu bạc
khi sống trong môi trường nước biển, màu nâu vàng khi sống trong môi trường nước
ngọt. Khi cá ở giai đoạn trưởng thành sẽ có màu xanh lục hay vàng nhạt trên lưng và
màu vàng bạc ở mặt bụng.
Cá chẽm là loài có khả năng thích ứng rộng với sự thay đổi độ mặn, cá giai đoạn
giống và trưởng thành sống được ở độ mặn từ 0 – 35 ‰ và có thể chịu đựng tốt với sự
thay đổi độ mặn đột ngột. Vì vậy, đây là loài rất thích hợp cho phát triển nuôi cả trong
nước ngọt, nước lợ cũng như nuôi biển [46, 56]. Cá chẽm có thể thích ứng với nhiệt độ
từ 21 – 39
o
C, thích hợp nhất 27 – 30
o
C. Nhiệt độ thay đổi đột ngột 2 – 3

o
C có thể gây
sốc cho cá giống [62].
Cá chẽm phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc tây Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương, từ Đông Phi đến Papua New Guinea, từ nam Trung Quốc,
Đài Loan đến Bắc Úc [56]. Tại Việt Nam, cá chẽm có thể được tìm thấy ở vịnh Bắc
bộ, vùng biển Trung và Nam Bộ.
Cá chẽm là loài có kích thước lớn, khối lượng tối đa có thể đạt 60 kg. Cá tăng
4
trưởng chậm ở giai đoạn đầu, khi đạt 20 – 30 g tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và chậm
lại khi đạt khoảng 4 kg. Cá giống cỡ 2 – 2,5 cm sau thời gian ương từ 30 – 45 ngày đạt
cỡ 5 – 11 cm, sau từ 6 đến 24 tháng nuôi thương phẩm cá đạt 0,35 – 3 kg [56]. Cá
chẽm thuộc loài cá dữ, ăn mồi sống và có tập tính ăn thịt đồng loại. Ngoài tự nhiên,
thức ăn của cá chẽm gồm cá nhỏ, tôm, cua, mực… Trong điều kiện ương nuôi, cá
chẽm sau giai đoạn chuyển đổi thức ăn có thể sử dụng hoàn toàn thức ăn viên [35], tập
tính ăn thịt đồng loại cao nhất ở giai đoạn từ 1 – 10 cm [53].
1.2.Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới và ở Việt Nam.
1.2.1.Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới
Nghề nuôi cá chẽm thế giới được bắt đầu vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20 gắn liền
với những nghiên cứu phát triển và hoàn thiện kỹ thuật nuôi loài cá này tại Thái Lan.
Vào những năm thuộc thập kỷ 80, 90 nghề nuôi cá chẽm đã được mở rộng sang
Australia, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á như Philipines, Singapore, Việt
Nam [56]. Hiện nay, loài cá này không chỉ được nuôi ở những quốc gia có phân bố tự
nhiên mà còn được di nhập và nuôi thành công ở nhiều quốc gia thuộc những châu lục
khác như Mỹ, Anh, Israel.
Với ưu thế là loài cá dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, chịu được biến động độ mặn và
nhiệt độ rộng, cá chẽm được nuôi trong cả môi trường nước mặn, lợ và ngọt ở mức độ
thâm canh, bán thâm canh hay quảng canh. Hai hình thức được nuôi phổ biến nhất là
nuôi trong ao và nuôi trong lồng [26]. Hình thức nuôi trong ao đất phổ biến ở các nước
Đông Nam Á và Australia. Trong khi đó, hình thức nuôi trong lồng là hình thức được

nuôi phổ biến tại Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Singapore và Indonesia; lồng được
làm bằng gỗ, kim loại, hay nhựa PVC đặt ở biển hoặc ngay trong ao nuôi. Hình thức
nuôi cá chẽm trong lồng đem lại lợi nhuận cao hơn so với hình thức nuôi trong ao [56].
Trong khoảng thời gian hơn 4 thập kỷ phát triển, sản lượng và giá trị của cá
chẽm nuôi đã đạt được những con số ấn tượng. Năm 1963, lần đầu tiên FAO thực hiện
việc thống kê về cá chẽm và cho biết sản lượng nuôi đạt 5 tấn tại Thái Lan. Sau hơn
20 năm sau, năm 1984, cá chẽm được thống kê cả về mặt sản lượng và giá trị, tổng sản
lượng 1.646 tấn đạt giá trị xấp xỉ 4,36 triệu đô la Mỹ (USD), đánh dấu mức độ thương
mại của loài cá này. Năm 1990, sản lượng cá chẽm thế giới chạm mốc 10.000 tấn. Từ
năm 1990 cho đến nay, mặc dù có sự biến động tăng giảm theo năm, nhưng xu hướng
chung, sản lượng cá chẽm nuôi thế giới đã có sự gia tăng rõ rệt (hình 1.2). Theo thống
5
kê của FAO, đến năm 2012, tổng sản lượng cá chẽm nuôi thế giới là 75.405,92 tấn,
tăng 573,81% so với năm 1990. Cũng theo thống kê của FAO, 5 quốc gia và vùng lãnh
thổ có sản lượng cá chẽm nuôi cao nhất thế giới gồm Australia, Thái Lan, Malaysia,
Indonesia và Đài Loan. Điều này thể hiện các quốc gia khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương vẫn đang là những quốc gia phát triển mạnh đối tượng này.


Hình 1.2. Sản lượng và giá trị cá chẽm nuôi thế giới từ năm 1989 - 2012
(nguồn: FishStat J-FAO)

1.2.2.Tình hình nuôi cá chẽm ở Việt Nam
Cá chẽm là một trong 11 loài cá biển được nuôi nhiều nhất ở Việt Nam [26].
Giống như những loài cá biển khác, nghề nuôi cá chẽm ở Việt Nam có lịch sử phát
triển muộn hơn các loài cá nước ngọt. Không có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về thời
gian cá chẽm được nuôi ở Việt Nam, cho đến hiện nay số liệu thống kê mỗi năm về
sản lượng và giá trị cá chẽm xuất khẩu của FAO vẫn chưa có tên Việt Nam. Tuy nhiên,
trên thực tế, nghề nuôi cá chẽm Việt Nam đã được manh nha từ những năm trước năm
2003 khi loài cá này được một số người dân nuôi ở hình thức quảng canh, nguồn giống

không chủ động chủ yếu là bắt ngoài tự nhiên hay nhập từ Thái Lan [3]. Cuối năm
2003, trường Đại học Nha Trang đã nghiên cứu hoàn thiện và chuyển giao quy trình
kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá chẽm cho một số cơ sở sản xuất trong nước, nhờ
đó giúp chủ động được nguồn cá chẽm giống và tạo nên bước ngoặt cho nghề nuôi cá
chẽm Việt Nam. Cá chẽm hiện nay được xem là đối tượng xóa đói giảm nghèo và đối
tượng nuôi thay thế cho những diện tích ao nuôi tôm không hiệu quả ở một số địa
6
phương. Các vùng nuôi cá chẽm quan trọng ở nước ta là Khánh Hòa, Quảng Ninh, Bến
Tre, Kiên Giang, Cà Mau [3, 7].
Hình thức nuôi cá chẽm phổ biến ở nước ta là nuôi trong ao đất, thường ở quy mô
gia đình [26]. Thức ăn được sử dụng chủ yếu là các loài cá tạp giá trị thấp với hệ số
tiêu tốn thức ăn (FCR) lớn hoặc bằng 4, ngoài ra, một số loại thức ăn công nghiệp
dạng viên cũng được dùng với FCR từ 1,5-2,1 [51]. Bên cạnh đó, hình thức nuôi lồng
trên biển cùng quy trình nuôi cá chất lượng cao cũng được các công ty nuôi cá áp dụng
trong những năm gần đây, điển hình như mô hình nuôi lồng tròn đường kính 30m trên
biển cho năng suất 100 tấn/ lồng ở Vạn Ninh, Khánh Hòa [5].
1.3.Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn gây ra trên cá chẽm
1.3.1.Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn gây ra ở cá chẽm trên thế giới.
Nhóm bệnh vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây chết nghiêm trọng đối
với cá chẽm [9]. Bệnh do vi khuẩn trên cá chẽm được gây nên bởi nhiều giống vi khuẩn
như Aeromonas, Flexibacter/ Cytophaga, Vibrio, Pasteurella, Streptococcus [54]. Trong
những bệnh đó, một số bệnh xảy ra thường xuyên và gây tác hại nghiêm trọng.
Bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra (Vibriosis): Vi khuẩn thuộc giống Vibrio luôn
là mối nguy hiểm cho các đối tượng nuôi mặn, lợ [68]; là một trong những tác nhân vi
khuẩn gây bệnh trên cá được báo cáo nhiều nhất [34]. Đối với cá chẽm, vibriosis là
nguyên nhân gây chết cấp tính trong vòng 24-48h ở cá chẽm con nuôi lồng trên biển
và luôn là vấn đề dai dẳng cho nghề nuôi cá chẽm Australia [25]. Vibriosis cũng từng
được thông báo là bệnh nghiêm trọng trên cá chẽm nuôi thương phẩm ở Singapore
[23], Thái Lan [24] và Maylaysia [52]. Cá chẽm nhiễm bệnh do vibro thường biểu hiện
màu sắc đen tối, bất thường trong tập tính hoạt động như kém hay bỏ ăn, bơi lờ đờ hay

hôn mê, cơ thể xuất huyết hay xuất hiện vùng lở loét kèm xuất huyết [3], xoang bụng
tích dịch, đôi khi có hiện tượng xuất huyết ở một số nội quan như gan, thận, lách [52].
Hầu hết các loài Vibrio là những tác nhân thứ cấp, sự bùng phát bệnh liên quan đến
chất lượng nước kém hay stress do hoạt động chăm sóc [34]. Tuy nhiên, V. harveyi và
V. anguilarum lại được xem là các tác nhân chính gây bệnh ở cá chẽm [45].
Bệnh do vi khuẩn Streptococcus (Streptococcosis): Bệnh Streptococcosis trên
cá được gây bởi một nhóm gồm 6 loài liên cầu khuẩn Gram dương, trong đó tác nhân
chính gây bệnh trên cá chẽm là Streptococcus iniae. Bệnh do S. iniae trên cá chẽm
được thông báo từ những năm 80 của thế kỷ 20. Singapore là quốc gia đầu tiên thông
7
báo bệnh, bệnh được thông báo đồng thời với dịch bệnh nghiêm trọng do vi khuẩn này
gây ra trên cá dìa (Singanus canaliculatus) [32]. Trung Quốc là quốc gia thứ hai thông
báo bệnh với tỷ lệ chết từ 16,7- 32,6% [39]. Ở Australia, từ năm 1992, S. iniae đã
gây bệnh vào mỗi mùa hè với thiệt hại khoảng 8-15% sản lượng cá chẽm nuôi lồng
trên biển hàng năm, thậm chí thiệt hại có thể lên 70% khi bệnh bùng phát dữ dội [17].
Vào năm 2003 và 2004, S. iniae cũng đã được thông báo gây tác động nghiêm trọng
đến nghề nuôi cá chẽm ở khu vực phía Nam Thái Lan [59]. Cá chẽm khi cảm nhiễm
với S. iniae thường biểu hiện các dấu hiệu bệnh lý như màu sắc đen tối, mắt cá lồi và
đục, xuất huyết ở các gốc vây và xương nắp mang, dấu hiệu điển hình như: cá vận
động khó khăn, bơi xoắn, không định hướng, xoang bụng tích dịch, xuất huyết các cơ
quan nội quan [16, 59]. Kiểm tra mô học cho thấy các biến đổi rõ rệt trong gan, thận,
lách, tim, mắt và não do phản ứng viêm nghiêm trọng [59]. Bệnh có thể xảy ra ở dạng
cấp tính hay bán cấp tính trong bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình nuôi.
Bệnh “ trướng bụng” (Big belly): Bệnh do loài vi khuẩn Bacillus lưỡng cực, ký
sinh nội bào gây ra. Bệnh đã xuất hiện ở một số nước Đông Nam Á như Indonesia,
Singapore và Malaysia [64]. Đến nay bệnh chỉ được tìm thấy trên cá chẽm. Trong sản
xuất giống nhân tạo, bệnh thường xảy ra sau khoảng 3 tuần ương khi cá có khối lượng
cơ thể từ 0,3-3 g [64] và gây tỷ lệ chết lên đến 80%. Cá nhiễm bệnh thường chuyển
màu đen sậm, bụng căng tròn, phần cơ teo tóp, cá bệnh thường tách đàn, mất thăng
bằng, bơi lờ đờ trên tầng mặt hay tụ dưới đáy. Việc chẩn đoán bệnh thường dựa vào

các dấu hiệu của bệnh, sự xuất hiện của những đám trực khuẩn gram âm trong những
vùng tổn thương hoại tử ở ruột khi quan sát tiêu bản mô bệnh học hay dựa vào phương
pháp mô hóa miễn dịch sử dụng kháng thể đa giá [34].
Bệnh columnaris: bệnh còn được gọi là Flexibacteriosis do vi khuẩn
Flexibacterium (Cytophaga hay Flexibacter) gây ra trên môi trường nước ngọt hay
Tenacibaculosis do Tenacibaculum maritinum gây ra trên môi trường nước mặn.
Những vi khuẩn này có dạng sợi, Gram âm, di động bằng hình thức trượt, gây bệnh lở
loét nguy hiểm cho nhiều loài cá nuôi. Bệnh được xem là nguyên nhân gây thiệt hại
kinh tế nghiêm trọng cho người nuôi [12]. Cá nhiễm bệnh thường xuất hiện các vết lở
loét trên bề mặt như trên mang, vùng đầu, vùng bụng, trên vây. Nhiều nghiên cứu xem
vi khuẩn này là tác nhân cơ hội, sự bùng phát bệnh thường được thông báo sau khi cá
gặp phải các yếu tố gây stress. Bệnh thường xảy ra trên cá chẽm trong giai đoạn cá từ
1-100 g [64].
8
1.3.2.Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn gây ra trên cá chẽm ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, đồng thời với những bước tiến trong nghề nuôi cá chẽm, những
nghiên cứu tìm hiểu về bệnh trên đối tượng này cũng được quan tâm và đã có những
kết quả nhất định. Trong những kết quả đó, đã có nhiều thông báo đề cập về các
nghiên cứu tìm hiểu các tác nhân vi khuẩn gây bệnh và những tác hại của bệnh do vi
khuẩn gây ra. Nhìn chung, hai nhóm bệnh vi khuẩn thường xuyên gây hại cho nghề
nuôi cá chẽm Việt Nam là vibriosis và streptococcosis.
Đỗ Thị Hòa và CTV. (2008) thông báo vibriosis là một trong 10 bệnh đã xuất
hiện ở các trại nuôi cá biển ở Khánh Hòa, vibriosis thường gây xuất huyết lở loét trên
cá chẽm vào mùa khô [2]. Vibriosis gây bởi Vibrio alginolyticus cũng được xác định
là nguyên nhân gây lở loét thân và gây chết 80% cá chẽm nuôi thương phẩm ở vùng
biển Vũng Ngán-Nha Trang vào năm 2011 [7].
Bệnh streptococcosis gây bởi S. iniae đã được thông báo xảy ra ở một số vùng
nuôi cá chẽm của Khánh Hòa [38] và Vũng Tàu [4]. Theo Hich và CTV. (2013),
streptococcosis có thể gây chết 0,3% đàn cá được nuôi trong ao hay lồng trong một
ngày [38].

Nghề nuôi cá chẽm ở Việt Nam cũng như trên thế giới ngày càng phát triển,
đồng thời với sự mở rộng diện tích và gia tăng hiệu suất nuôi, những bệnh nhiễm
khuẩn như vibriosis, streptococcosis, columnaris… có tần suất xuất hiện cũng dày
hơn. Việc sử dụng kháng sinh để kiểm soát bệnh do vi khuẩn là một phương pháp
truyền thống, tuy nhiên bên cạnh hiệu quả chữa trị thì việc sử dụng kháng sinh còn có
những bất lợi như có thể để lại dư lượng trong cá, gây khó khăn trong tiêu thụ hay kéo
theo những mối nguy hại trực tiếp cho môi trường và cho sức khỏe con người khi hiện
tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh đó, các biện pháp
phòng bệnh được xem là giải pháp “khôn ngoan” để có được một vụ nuôi thành công.
Vaccine, chế phẩm vi sinh là những công cụ phòng bệnh hữu ích. Việc sử dụng
vaccine trên cá chẽm còn hạn chế bởi chưa có nhiều sản phẩm vaccine được sản xuất
nên sử dụng chế phẩm vi sinh để tăng cường sức khỏe vật nuôi và kiểm soát môi
trường là biện pháp được sử dụng phổ biến hiện nay.
Một số chế phẩm vi sinh có thành phần là các loài vi khuẩn Bacillus kết hợp với
một số lợi khuẩn khác. Các loài Bacillus có thể được đưa vào cơ thể vật nuôi để cạnh
tranh với tác nhân gây bệnh [30] hay được đưa vào môi trường nuôi nhằm giúp quản
9
lý chất lượng nước, xử lý chất thải, giảm lượng vật chất hữu cơ và hàm lượng
ammonium trong ao nuôi trồng thủy sản [22]. Bằng con đường này, các loài vi khuẩn
Bacillus trở thành vi sinh vật đông đúc trong ao nuôi. Tuy nhiên, một số loài Bacillus
hiện diện trong môi trường nuôi có chứa độc lực và đã được thông báo là những tác
nhân gây bệnh cho động vật thủy sản.
1.4. Một số đặc điểm của nhóm vi khuẩn Bacillus và tổng quan bệnh do vi khuẩn
Bacillus gây ra.
1.4.1.Đặc điểm của nhóm vi khuẩn Bacillus.
Bacillus là nhóm những vi khuẩn hình que có khả năng hình thành nội bào tử
trong điều kiện hiếu khí [37]. Nhóm vi khuẩn này rất đa dang gồm sự tập hợp của hơn
60 loài [13, 50] , được chia thành 5 hoặc 6 nhóm căn cứ vào đặc điểm kiểu hình và
kiểu gen 16S rDNA [50]. Các loài thuộc Bacillus có thể được định danh dựa theo đặc
điểm hình thái bào tử kết hợp các đặc điểm sinh hóa theo phương pháp của Gordon,

Haynes và Pang (1973); phương pháp của Claus và Bekeyley (1984) hay định danh
bằng các kỹ thuật hiện đại như phân tích 16S rDNA; enzyme electrophoresis, pyrolysis
mas spectrometry [13, 21, 37, 47]. Vi khuẩn thuộc Bacillus phân bố rộng rãi trong môi
trường tự nhiên: đất, nước, không khí [57]. Bào tử Bacillus có sức sống cao, có thể tồn
tại nhiều thế kỷ [37] và dễ dàng phát triển thành tế bào sinh dưỡng khi gặp điều kiện
thuận lợi.
Nhiều loài vi khuẩn thuộc Bacillus có các tác động tích cực và tiêu cực đến nhiều
hoạt động sống của con người. Về mặt tích cực, hàng loạt sản phẩm ứng dụng công
nghệ sinh học sử dụng một số loài Bacillus có lợi đã được sản xuất phục vụ cho nhiều
hoạt động của con người như chế phẩm diệt côn trùng; kháng sinh dạng peptide như
bacitracin, polymyxin và cirulin [44]; các chế phẩm enzymes cho mục đích tẩy rửa, xử
lý nước thải [50], các chế phẩm vi sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản [27, 30, 67].
Tuy nhiên, bên cạnh các tác động hữu ích, một số loài Bacillus, chủ yếu là các loài
thuộc nhóm B. cereus, được xem là tác nhân cơ hội hay tác nhân chính gây bệnh ở
người, động vật [50].
Vi khuẩn Bacillus cereus
Vi khuẩn Bacillus cereus còn được gọi là B. cereus senu stricto, được phân lập
lần đầu tiên từ môi trường không khí tại một trang trại nuôi bò ở Anh [33]. B. cereus
10
sensu stricto là thành viên của nhóm B. cereus (B. cereus sensu lato). Trước đây, vi
khuẩn này rất đa dạng bao gồm một số vi khuẩn dưới loài như B. cereus var mycoides,
B. cereus var thuringiensis, B. cereus var anthracis [37]. Hiện nay, các vi khuẩn thuộc
B. cereus trước đây được tách thành những loài riêng kết hợp với một số loài mới tạo
thành nhóm B. cereus gồm B. cereus sensu stricto, B. anthracis, B. thuringiensis, B.
mycoides, B. pseudomycoides và B. weihenstephanensis [13, 57]. B. cereus sensu
stricto có độ tương đồng cao về kiểu gen, có thể tương đồng đến 99% gen 16S r DNA,
với các loài trong nhóm [57].
Bacillus cereus là vi khuẩn Gram dương, hình que, kích thước 1,0-1,2 µm x
3,0-5,0 µm, có xu hướng hình thành chuỗi dài trên môi trường thạch khi nuôi cấy dài
ngày. Vi khuẩn B. cereus thuộc loài kị khí tùy nghi, di động và sinh bào tử. Tế bào

thường sinh bào tử sau 48 h nuôi cấy trên môi trường thạch [33]. Bào tử hình ellip,
nằm ở trung tâm hay gần trung tâm tế bào, không gây phình to tế bào [37, 47]. Vi
khuẩn sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ 10-48
o
C, tối ưu 28-35
o
C; sinh trưởng tốt
trong các môi trường TSA, TSB, BA. Khuẩn lạc có đường kính 3-8 mm, mép không
đều, tạo vòng dung huyết β khi nuôi cấy trên môi trường thạch máu [57]. Một số phản
ứng đặc trưng của B. cereus gồm các phản ứng catalase và Voges- Proskauer (VP)
dương tính; không lên men đường manitol và arabitose [21, 48].
Bacillus cereus hiện diện phổ biến trong tự nhiên, có thể tìm thấy trong trầm
tích, đất, bụi, thực vật và cả trong những môi trường sản xuất thực phẩm [57] . Nhiều
nghiên cứu đã phân lập Bacillus cereus từ các loại thức ăn và nguyên liệu khác nhau
như gạo, sữa, ngũ cốc. Theo Blakey và Priest (1980) 56% mẫu các loại đậu và ngũ
cốc có chứa vi khuẩn B. cereus từ 1x10
2
đến 6x10
4
tế bào/g, vi khuẩn có thể gia tăng
lên đến 10
7
tế bào/g ở quy trình nấu nướng thông thường [15]. Ankolekar và CTV.
(2009) thông báo 52,8% của các mẫu gạo có chứa bào tử Bacillus với mật độ trung
bình là 32,6 CFU/g; 83 chủng trong 94 chủng được định danh là B. cereus và 11 chủng
được định danh là B. thuringiensis [10].
Bacillus cereus được xem là tác nhân gây bệnh cho người. Bệnh nhiễm khuẩn
do vi khuẩn B. cereus được chia thành 6 dạng: (1) nhiễm khuẩn cục bộ trên da, mắt
sau khi các cơ quan này bị tổn thương hay sau phẫu thuật; (2) nhiễm trùng máu; (3)
nhiễm khuẩn hệ thống thần kinh trung ương; (4) nhiễm khuẩn đường hô hấp; (5)

nhiễm khuẩn gây viêm màng ngoài tim; (6) nhiễm khuẩn đường tiêu hóa gây ngộ độc
11
thực phẩm [28]. Ở người, các bệnh do vi khuẩn này gây ra thường được tìm thấy trên
những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu, trẻ sơ sinh hay người bệnh có những vết
thương do mổ, bỏng hay tổn thương do va chạm [28]. Tuy nhiên, vi khuẩn này hiện
diện trong thực phẩm ở mật độ khoảng từ 10
2
-10
6
CFU/g được xem là nguyên nhân
chủ yếu gây nên các ca ngộ độc thực phẩm trên toàn thế giới [57].
Bacillus cereus cũng là tác nhân gây bệnh cho động vật. Vi khuẩn B. cereus
được xếp vào nhóm tác nhân cơ hội không gây nguy hiểm cho sinh vật ở điều kiện
bình thường nhưng có khả năng gây bệnh ở những điều kiện thích hợp [21]. Vi khuẩn
này đã được thông báo gây bệnh trên nhiều loài gồm cả động vật có xương sống như
chuột, thỏ, ngựa, mèo, lợn, khỉ và động vật không xương sống như giáp xác, côn trùng
[21]. Khả năng gây nhiễm trên mỗi loài động vật khác nhau tùy theo vật chủ, độc lực
của chủng vi khuẩn và phương thức phơi nhiễm. Ở động vật có xương sống, khi nhiễm
bệnh do B. cereus gây ra có thể gây viêm hoại tử hình thành các nốt tích dịch trên da
hay lở loét da khi tiêm cơ, tiêm dưới da ở thỏ, chuột [19, 58]; gây mù mắt ở thỏ [20]
hay gây chết ở bò sữa, chuột [19, 43, 60]. Ở động vật không xương sống, B. cereus
thường gây chết [21].
Bệnh nhiễm khuẩn do B. cereus có thể điều trị bằng kháng sinh. Hầu hết các
chủng có khả năng kháng với các kháng sinh nhóm β-lactam như penicillin, ampicilin,
cephalosporin [63], amoxicillin [21]. Ngoài ra, vi khuẩn này cũng được thông báo
kháng với những kháng sinh ở các nhóm khác như colistin, polymyxin, kanamycin,
tetracycline, bacitracin [66], aztreonam, trimethoprim [21]. Vi khuẩn nhạy cảm với
doxycycline, erythromycin, gentamycin, vancomycin, mẫn cảm yếu với cephotaxim và
nalidixic [21].
1.4.2.Bệnh do vi khuẩn Bacillus gây ra trên động vật thủy sản

Theo Austin, 1999 vi khuẩn Bacillus spp. được xem là một trong những tác
nhân mới, gây bệnh cho các loài động vật thủy sản [11]. Nhóm tác nhân gây bệnh này
đã được ghi nhận là nguyên nhân gây bệnh cho một số loài cá nước ngọt và nước mặn
ở các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Oladosu và CTV. (1994) [11] thông báo vi khuẩn hình que, Gram (+), có kích
thước 1-4 µm, được nhận định là Bacillus sp., là nguyên nhân bùng nổ bệnh gây chết
10-15% các loài cá Clarias carpis, Clarias gariepinus, Clarias nigrodigitatus,
12
“Heteroclarias” và Heterobanchus bidorsalis ở các ao vùng phía Đông Nigeria trong
khoảng thời gian từ 1989-1991. Cá bệnh thường ốm yếu, hôn mê, da bị viêm và hoại
tử, hiện tượng chết xảy ra sau vài ngày có dấu hiệu bệnh. Giải phẫu bên trong xoang
bụng quan sát có hiện tượng tích dịch màu máu nhạt, gan và thận có những đốm hoại
tử, xuất huyết; lách gia tăng kích thước, mềm, dễ vỡ; cơ tim mềm, nhũn; dạ dày xung
huyết. Tại vùng da lở loét có sự hiện diện của Aeromonas và Flavobacterium
columnare.
Baya và CTV. (1992) thông báo B. cereus là tác nhân được tìm thấy ở cá
Morone saxatilis bị hoại tử mang, vi khuẩn này có thể gây chết cho cá Morone
saxatilis khỏe khi tiêm 10
7
tế bào/cá [36]. Pynchynski và CTV. (1981) cũng đã thông
báo B. cereus xuất hiện trên cá chép Cyprinus carpio bị hoại tử mang [18, 36].
Goodwin và CTV. (1994) [36] thông báo bệnh do Bacillus mycoides gây ra trên
cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus nuôi thương phẩm ở Alabana, Mỹ vào năm 1992. Cá
nhiễm bệnh có màu sắc đen tối, bỏ ăn. Cá chết hay hấp hối biểu hiện vùng da tái nhạt
trên lưng, vùng cơ dưới da đục, một số cá có vết loét tại vùng da đã chuyển màu bất
thường. Kiểm tra mô học cho thấy trong cơ cá bệnh có chứa chuỗi vi khuẩn hình que
Gram (+). Khi thử nghiệm cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm cơ, vi khuẩn đã gây lở
loét cho cá khỏe ở nồng độ 1,6 x 10
4
CFU/cá.

Ferguson và CTV. (2001) [31] thông báo đã phân lập thành công Bacillus sp. ở
cá tra Pangasius hypophthalmus bị bệnh nuôi ở vùng đồng bằng sông Mekong, Việt
Nam. Cá nhiễm bệnh biểu hiện các đốm hoại tử màu trắng từ 1-3 mm trên gan, thận,
lách. Các biểu hiện bệnh lý tương tự xảy ra khi cảm nhiễm 2 x 10
7
tế bào vi khuẩn này
vào xoang bụng cá tra khỏe. Ngoài tác nhân vi khuẩn, trùng bào tử sợi myxosporean
cũng được tìm thấy trên cá bệnh.
Như vậy, vi khuẩn Bacillus là một trong những nhóm tác nhân gây bệnh trên
một số động vật thủy sản. Vi khuẩn thuộc Bacillus gần đây cũng đã xuất hiện trong
một vài mẫu cấy trong hoạt động xét nghiệm tác nhân gây bệnh trên cá chẽm bệnh
nuôi ở Khánh Hòa của CAAHBS. Tuy nhiên, trong nuôi trồng thủy sản, vi khuẩn
Bacillus được biết đến nhiều hơn với vai trò có ích giúp quản lý môi trường nước ao
nuôi. Do vậy mà hầu hết các nghiên cứu ở nước ta về Bacillus trong lĩnh vực nuôi
trồng thủy sản là phân lập, sàng lọc vi khuẩn này từ môi trường ao nuôi để sản xuất
13
các chế phẩm vi sinh. Mặt khác, trên cá chẽm, chưa tìm thấy bất cứ thông báo nào về
khả năng gây bệnh của vi khuẩn Bacillus sp. Vì thế nên tìm hiểu khả năng gây bệnh
của vi khuẩn Bacillus sp. trên cá chẽm là hướng nghiên cứu mới trên nhóm vi khuẩn
Bacillus ở nước ta và là điều cần thiết để góp phần xác định vai trò của vi khuẩn này
đối với cá chẽm và môi trường nuôi.













14
Chương II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Bacilus sp. gây ra trên cá
chẽm Lates calcarifer.
Thời gian nghiên cứu: Từ 12/2013 đến 7/2014
Địa điểm nghiên cứu:
- Thu mẫu bệnh tại các địa điểm nuôi cá chẽm ở Khánh Hòa
- Phân tích mẫu cá bệnh; phân lập vi khuẩn, thí nghiệm cảm nhiễm và kiểm tra
mô bệnh học được thực hiện tại phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Giống và Dịch
bệnh thủy sản, trường đại học Nha Trang.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.













Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu bệnh do vi khuẩn Bacillus sp. gây ra trên cá chẽm nuôi ở Khánh Hòa
Phân lập vi khuẩn Bacillus sp. từ cá chẽm
bệnh
Định danh
vi khuẩn
Thí nghiệm
cảm nhiễm
Phân lập vi khuẩn
Bacillus sp. trên thức ăn
Kiểm tra độ
nhạy kháng sinh
của vi khuẩn
Kết luận
Định danh
vi khuẩn

Thí nghiệm cảm
nhiễm, xác định
LD
50
và ID
50

Xác định
LD
50

ID
50


Kiểm tra
biến đổi
mô học
15
2.2.2. Phương pháp thu mẫu
Mẫu cá phân tích được thu trực tiếp từ các ao, lồng nuôi cá chẽm đang bị bệnh
trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Mẫu được vận chuyển sống trong túi có bơm ôxy hay
được vận chuyển lạnh trong những túi riêng biệt khi đưa về phòng thí nghiệm.
Từ kết quả phân lập vi khuẩn trên cá chẽm bệnh nuôi ở Vạn Ninh; các mẫu thức
ăn ở cơ sở nuôi này được thu, đóng gói trong túi sạch, ký hiệu mẫu và gửi về phòng thí
nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu vi khuẩn. Các mẫu thức ăn được kiểm tra là những
mẫu thức ăn công nghiệp dạng viên đã được sử dụng cho các đàn cá chẽm bệnh còn
lưu mẫu tại cơ sở nuôi hay các mẫu từ các lô thức ăn sẽ được sử dụng cho các đàn cá
chẽm nuôi.
2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
Để thực hiện các nội dung trong luận văn, một số phương pháp nghiên cứu bệnh
ở động vật thủy sản được thực hiện:
- Phương pháp phân lập vi khuẩn ở cá bệnh
- Phương pháp cấy hộp trải xác định vi khuẩn trong thực phẩm
- Phương pháp xác định độc lực.
- Phương pháp nghiên cứu mô bệnh học
- Phương pháp nhuộm Gram trên lát cắt mô
- Phương pháp xác định độ nhạy kháng sinh của vi khuẩn
2.2.3.1. Phương pháp kiểm tra các tác nhân gây bệnh
Quan sát, ghi nhận các dấu hiệu bệnh lý bên ngoài,
Kiểm tra ký sinh trùng ngoại và nội ký sinh theo phương pháp của Bùi Quang Tề
(2006) [6] để xác định sự hiện diện của ký sinh trùng trên cơ thể cá.
Kiểm tra virus gây bệnh Viral Nervous Necrosis và Irido virus bằng kit kiểm tra
nhanh VNN, GIV của Rega Bio (Đài Loan).
Phương pháp phân lập vi khuẩn ở cá bệnh

Phương pháp phân lập vi khuẩn ở cá xương được trình bày bởi Whitman và
MacNair (2004) [65] được dùng để phân lập vi khuẩn.

×