Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790 ) tại Thuận An - Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.6 KB, 46 trang )

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, ngành nuôi trồng
thuỷ sản đã có những bước phát triển nhảy vọt, đã và đang được coi như là
một ngành mũi nhọn trong tiến trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, góp
phần giải quyết việc làm cho đại đa số người dân.
Việt Nam có nhiều lợi thế cho việc phát triển nuôi cá biển. Điều kiện tự
nhiên thuận lợi, với 3.260 km chiều dài bờ biển, diện tích vùng nuôi triều và
các vũng, vịnh có thể nuôi trồng hải sản chiếm 60% diện tích mặt nước. Biển
Việt Nam là biển nhiệt đới có nhiều loại cá biển có giá trị kinh tế và dinh
dưỡng cao.
Cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) là một trong những đối tượng
nuôi không ngừng tăng về sản lượng và được nuôi phổ biển ở nhiều nơi. Thừa
Thiên huế với diện tích đầm phá trên 22.000 ha là điều kiện tốt để nhân rộng
mô hình nuôi cá chẽm. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong ao nuôi thương
phẩm, nhà kỹ thuật và người nuôi cần tìm ra mật độ nuôi phù hợp đảm bảo
chỉ tiêu tăng trưởng, phát triển cho cá chẽm, tận dụng nguồn thức ăn, tránh
gây ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh… Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa Thuỷ Sản - Trường Đại Học Nông Lâm cùng với Giáo viên hướng dẫn,
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên tốc
độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790 ) tại
Thuận An - Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế’’
* Mục đích của đề tài:
Nắm được thực trạng, qui trình nuôi cá chẽm thương phẩm tại Thuận
An - Phú Vang và xác định mật độ nuôi cá chẽm thích hợp ở Thừa Thiên Huế.
1
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới
Trong những năm gần đây, Nghề nuôi cá biển khu vực châu Á – Thái
Bình Dương đã có những bước phát triển đáng kể. Tổng sản lượng nuôi cá
biển của toàn khu vực tăng 11% từ năm 2004 đến năm 2005. Quốc gia có sản
lượng nuôi cá biển cao nhất hiện nay vẫn là Trung Quốc với sản lượng nuôi


năm 2005 là 659,000 tấn và giá trị sản lượng ước tính khoảng 662 triệu USD.
Đứng hàng thứ hai là Nhật Bản với 256,000 tấn sản lượng nhưng lại đứng đầu
về giá trị với hơn 2 tỷ USD vì đối tượng nuôi chủ yếu là các loài có giá trị
kinh tế rất cao. Hàn Quốc là nước thứ nhì về giá trị tổng sản lượng với 698
triệu USD từ 80,522 tấn sản lượng nuôi cá biển. Bên cạnh những đối tượng
mang tính chất truyền thống như tôm biển, cá rôphi,..vốn từ lâu chỉ là đối
tượng khai thác nay đang bắt đầu được chú trọng trong nghề nuôi. Một trong
số đó là cá chẽm (Lates calcarifer bloch, 1970 ).
Cá chẽm là loài có giá trị kinh tế cao và được thế giới quan tâm phát
triển nuôi từ lâu. Nghề nuôi cá chẽm được hình thành từ thập kỷ 70 ở Songkla
– Thái Lan và được nhân rộng ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài
Loan, Singgapo, Malasia, Indonesia,.. đóng góp không nhỏ vào sản lượng cá
biển thế giới.[8]
Theo thống kê của FAO (2006) tổng sản lượng nuôi cá chẽm trên thế
giới tăng 37,4% so với năm 1990. Loài cá này phân bố dọc theo bờ biển các
nước như Ấn Độ, Vịnh Belgan, Indonesia, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài
Loan,.. Các nước trên thế giới đã có thế mạnh trong việc nuôi đối tượng này,
vì họ đã sản xuất nhân tạo thành công về con giống, mô hình nuôi phù hợp
với điều kiện môi trường, điều kiện kinh tế đã mang lại hiệu quả kinh tế cao
và ổn định.[13]
Sản lượng nuôi cá chẽm Châu Á năm 2005 tương đối ổn định ở mức
26,584 tấn, chỉ tăng nhẹ so với 25,399 tấn năm 2004. Thái Lan hiện là nước
dẫn đầu về sản lượng nuôi cá chẽm trong khu vực. So với năm 2004, giá trị
2
sản lượng cũng tăng nhẹ từ 65.08 triệu USD lên 68.52 triệu USD với giá bán
khá ổn định, trung bình mỗi ký cá chẽm thương phẩm dao động trong khoảng
2.50- 2.60 USD.
Hình 1: Sản lượng cá chẽm trên toàn cầu qua các năm (FAO, 2007)
Trên cơ sở những công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cá
chẽm, nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về ương nuôi cá chẽm,

mật độ và những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống trong quá trình ương. Theo
FAO (1898), tỷ lệ sống của ấu trùng và cá chẽm bột phụ thuộc vào nhiệt độ
nước, độ mặn , mật độ cá, thức ăn và cách cho ăn.[14]
- Nhiệt độ nước: Tỷ lệ sống của ấu trùng cao khi nhiệt độ nước
ổn định ≥ 28
o
C nhưng khi nhiệt độ ≤ 26
o
C thì tỷ lệ sống và sinh trưởng của
ấu trùng sẽ thấp.
- Độ mặn: Trong hai tuần đầu, độ mặn nước trong bể ương nuôi ấu
trùng nên duy trì ở 28-30‰ . Sau hai tuần, có thể giảm độ mặn xuống khoảng
25-28‰ và duy trì ở 25‰ sau ba tuần ương.
Năm 1983, Maneewongsa & ctv cho rằng mật độ nuôi tối đa ban đầu
đối với cá chẽm bột từ 1-12 ngày tuổi là 50 con/lít. Nếu nuôi mật độ cao hơn
thì tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của cá sẽ giảm.
Kungvankij & ctv (1986) đề nghị mật độ ương cá bột mới nở từ 50 -
100 con/lít. Mật độ tối đa cho phép cá chẽm giai đoạn 13 - 29 ngày tuổi sinh
trưởng bình thường từ 10 - 20 con/lít.
3
Suteemechaikul & Petchrid (1987) đã đưa ra mật độ tối đa trong ương
nuôi cá chẽm giai đoạn từ 25 - 50 ngày tuổi là 20 con/lít.
Theo Khamis & Hanafi (1987), mật độ nuôi có ảnh hưởng đến sinh
trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm. Một trong những nguyên nhân gây nên tỷ
lệ sống thấp là do hiện tượng ăn nhau.
Tattanon & Maneewongsa (1988) cho rằng mật độ ương cá chẽm phụ
thuộc vào tuổi và kích cỡ cá. Theo các tác giả này, mật độ ương thích hợp đối
với cá chẽm giai đoạn 1- 7 ngày tuổi là 60 - 100 con/lít.
Trino & Boliva (1993) thí nghiệm ương cá chẽm hương trong ao đất ở
hai mật độ là 5 con/m

2
và 7 con/m
2
. Kết quả cho thấy ương với mật độ 5 con/
m
2
thì tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh.
Hatziathanasiou & ctv (2002) xác định mật độ ương cá nhỏ (50, 100,
150 và 200 con/lít) không ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống. Với cá
lớn, ương ở mật độ (5,10 con/lít) cho tỷ lệ sống cao hơn (15-20 con/lít) trong
khi đó, sinh trưởng cao nhất ở mật độ 5 con/lít và thấp nhất ở 10 con/lít thức
ăn có carbohydrate cao hơn, cá tăng trưởng tốt hơn.
Cá chẽm được ương nuôi rất phổ biến trên thế giới, tỷ lệ sống cao, sinh
trưởng nhanh, chất lượng con giống tốt. Do vậy nguồn giống cung cấp cho
các trại nuôi rất chủ động, giảm giá thành trong sản xuất. Ngoài ra, cá chẽm
có nhiều hình thức nuôi khác nhau, có thể nuôi lồng, nuôi ao, nuôi đơn , có
thể nuôi ghép, ...
Sinh sản nhân tạo cá chẽm thành công đầu tiên ở Thái Lan vào những
năm 1971 (Wongsomnuk & Maneewoongsa, 1972) bằng phương pháp vuốt
trứng từ những cá bố mẹ đã chín muồi sinh dục bắt được tại bãi đẽ tự nhiên.
Năm 1973, Wongsomnuk & Maneewoongsa đã thành công trong việc kích
thích cá nuôi vỗ cho đẻ bằng cách tiêm thuốc kích thích. Năm 1981,
Kungvakij đã kích thích cho cá đẻ thành công bằng phương pháp điều chỉnh
môi trường, vòng đời của loài cá này đã được khép kín. Hiện tại, mỗi năm
Thái Lan sản xuất trên 100 triệu cá giống (Anon, 1985), trong đó trạm Thuỷ
sản sản xuất hơn 30 triệu (Kungvankij, 1984). Như vậy, giống nhân tạo đã trở
thành nguồn chủ yếu cho các trại nuôi cá chẽm ở những nước này.[8]
4
2.2 Tình hình nuôi cá chẽm ở Việt Nam
Nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển

kinh tế ở Việt Nam và đã được FAO đánh giá là một phương tiện xóa đói
giảm nghèo hiệu quả. Mục tiêu đầy tham vọng của ngành nuôi trồng thủy sản
Việt Nam là sản xuất ra 2 triệu tấn sản phẩm chủ yếu là từ nuôi biển vào năm
2010 đã nhận được sự hỗ trợ to lớn cả về tài chính cũng như kỹ thuật từ Bộ
Thủy sản (Việt Nam) và một số tổ chức quốc tế khác.[8]
Việt Nam có diện tích đất liền khoảng 330.000km
2
và một vùng biển
đặc quyền kinh tế khoảng trên 1.000.000km
2
. Khu vực bờ biển nước ta với
chiều dài 3.260 km bờ biển chạy dài từ Bắc vào Nam, với nhiếu đầm phá
nước lợ ven biển, đặc biệt vùng ven biển Miền Trung là một thế mạnh, một
tiềm năng hiếm thấy để phát triển nghề nuôi mặn, lợ. Biển Việt Nam có rất
nhiều loài có giá trị kinh tế để phát triển nghề nuôi cá biển. [6]
- Cá song: Trong 7 loài cá song có mặt ở nước ta là song mỡ(
E.pinephelus tauvina), song dẹt ( E.bleekeri), song chấm đỏ (E.akaara), mú
hoa nâu ( E.fuscoguttatus), mú vạch (E.brunnes), mú chấm tổ ong (E.merra),
song cáo (E.megachir) nhưng chỉ có 3 loài có giá trị kinh tế cao được nuôi
rộng rãi là cá song mỡ, cá song dẹt, cá song chấm đỏ. [6]
- Cá hồng: có 4 loài có giá trị kinh tế là: Lutjanus erythropterus,
L.argentimaculatus, L.malabaricus, L.johnii. [6]
- Cá tráp: có 3 loài có giá trị cao là: cá tráp đỏ (Pagrus major), cá tráp
vàng (Sparus latus), cá tráp (Tains tumifrons). [6]
- Cá chẽm: có 2 loài là cá chẽm ( Lates calcarifer) và cá chẽm mõm
nhọn (Psammoperca waigiensis). [6]
- Cá cam: Seriola dumeril [6]
- Cá măng: Chanos chanos [6]
- Cá giò: Rachycentron canadum [6]
Việc chọn đối tượng nuôi có ý nghĩa rất quan trọng trong nghề nuôi cá

biển. Đối tượng nuôi phải có giá trị kinh tế cao đáp ứng được nhu cầu tiêu
5
dùng của thị trường trong nước và ngoài nước, đặc biệt là phải chủ động
nguồn giống cả về số lượng, chất luợng và tính mùa vụ.
Ở Việt Nam, cá chẽm phân bố dọc theo bờ biển các tỉnh như Quảng
Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh
Hoà, Bình Thuận, Vũng Tàu, Nam Bộ và quần đảo Trường Sa.
Cá chẽm đã được đưa vào nghiên cứu, sản xuất giống nhân tạo ở các
Viện Nghiên Cứu Thuỷ Sản I, II, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học
Nha Trang từ những năm 1994. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn hạn chế.
Năm 2000, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ Sản II đã nghiên cứu thành
công và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất nhân tạo giống cá chẽm khép
kín từ quy trình từ việc thuần dưỡng và nuôi cá bố mẹ thành thục trong bể xi
măng, kích thích sinh sản, ương nuôi cá bột thành cá giống. Viện đã và đang
chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá chẽm cho một số tỉnh ở ĐBSCL,...
Một số công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái,
các loài thức ăn khác nhau lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cá
chẽm trong quá trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Huy (1999) cho rằng
thức ăn tốt nhất cho cá chẽm ở giai đoạn 20- 40 ngày tuổi là Rotifer kết hợp
với Nauplius của Artemia.
Lương Công Trung (1999) đã tiến hành thử nghiệm sản xuất nhân tạo
cá chẽm bột từ cá chẽm thành thục ngoài tự nhiên với tỷ lệ nở là 50,4-85%.
[10]
Võ Ngọc Thám (2000) nghiên cứu sản xuất thử giống cá chẽm với kết
quả: Ấp nở phôi trứng ở mật độ 60-120 trứng/ml ( nhiệt độ 29-30
o
C, độ mặn
29-30‰), đạt kết quả 0,5-95% và ương nuôi cá con từ 15-25 ngày tuổi bằng
Arrtemia có tỷ lệ sống cao nhất, dùng thức ăn tổng hợp N
2

có tỷ lệ sống thấp,
dùng Artemia+N
2
cũng cho tỷ lệ sống tương đối cao.[7]
Huỳnh Văn Lâm (2000) xác định mật độ ương thích hợp cho cá chẽm
bột mới nở là 50 con/lít và thức ăn được làm giàu bằng dầu gan mực cho tốc
độ sinh trưởng nhanh hơn, tỷ lệ sống cao hơn.[7]
6
Phan Văn Út (2005) nghiên cứu bệnh do sán đơn chủ trên một số loài
cá biển( cá mú, cá hồng và cá chẽm) với kết quả bệnh do mè cá là 71,4% và
bệnh sưng mang là 60,3%. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng trị bằng fôrml:
200-250 ppm bằng H
2
O
2
: 100-200 pmm; bằng Hadaclean: 10-15 pmm để tắm
cho cá và kết quả có thể diệt được 90-100% sán lá đơn chủ ký sinh.
Theo Phạm Thị Hạnh (2007) cá chẽm sinh trưởng chiều dài nhanh nhất
ở mật độ ương 10con/lít, 50con/lít nhưng có xu hướng giảm dần khi mật độ
tăng từ 70 con/lít -150 con/lít. Tác giả cho rằng thức ăn tươi sống (Rotifer,
Artemia) được làm giàu bằng dầu cá thu, dầu cá thuyết và dầu mực không ảnh
hưởng đến tỷ lệ sống nhưng có tác dụng làm tăng tốc sinh trưởng của cá chẽm
giai đoạn mới nở đến 29 ngày tuổi so với thức ăn không làm giàu và mật độ
luân trùng tốt nhất cho cá chẽm bột là 35con/ml...
Nhiều hộ nuôi ở Cam Ranh (Khánh Hoà) đạt lợi nhuận từ 70-100
triệu đồng trên ha sau 7-8 tháng nuôi thương phẩm theo mô hình nuôi thâm
canh với cá rô phi và tôm sú, với thành công này nhiều địa phương khác trong
cả nước tiếp tục đề nghị chuyễn giao công nghệ sản xuất giống cá chẽm bằng
con đường sinh sản nhân tạo để có thể tự sản xuất giống tại địa phương
(Hoàng Minh Nguyệt Thông tấn xã Việt Nam, 2007).

Cá chẽm có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, có tốc độ phát triển tốt, có đặc
điểm sống phù hợp với các vùng nuôi nước lợ, đặc biệt là các ao nuôi tôm sú
vùng triều, được nuôi với nhiều hình thức: nuôi trong ao đất, nuôi lồng tại
nhiều địa phương: Khánh Hoà, Bà Rịa Vũng tàu, Bình Định,...Cá chẽm
thương phẩm ngoài tiêu thụ nội địa, chủ yếu để xuất khẩu sang: Hồng Kông,
Đài Loan, Pháp, Mỹ,...
2.3.Tình hình nuôi cá chẽm ở Thừa Thiên Huế
Trong những năm gần đây, cá chẽm là một trong những đối tượng nuôi
mới được bà con nông ngư dân đưa vào nuôi trong lồng và các ao đầm nước
lợ. Việc sản xuất hàng hoá theo nhu cầu của thị trường, đa dạng hoá sản phẩm
là một chủ trương lớn của Nhà nước ta nói chung và của Tỉnh Thừa Thiên
Huế nói riêng giúp cho sản phẩm sản suất ra được tiêu thụ một cách dễ dàng
hơn, giá bán cao hơn. Vì vậy, việc đưa cá chẽm vào nuôi rộng rãi trong tỉnh là
7
việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích mặt
nước, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu thị trường, đa dạng hoá đối tượng sản
phẩm, hạn chế rủi ro để bà con nuôi cá chẽm đúng kỹ thuật, đạt năng suất cao.
Chính vì vậy, Ở Thừa Thiên Huế, hai năm trở lại đây số người nuôi cá chẽm
tăng. Người dân đã bước đầu nuôi cá chẽm ở một số địa phương thuộc khu
vực phía Bắc phá (Điền Hương, Điền Hải, Phong Hải, Phong Chương, Quảng
Công, Hải Dương...) với hai hình thức nuôi chủ yếu là ao nuôi và nuôi lồng.
Các ao nuôi tại địa phương có diện tích trung bình từ 1000–3000 m
2
, mật độ
nuôi 1–3 con/m
2
¸ kích cỡ giống thả 1–3cm/con. Lượng cá giống được mua
chủ yếu ở Nha Trang. Đa số các ao nuôi cá chẽm tại Quảng Công, Quảng
Điền là các ao được chuyển từ các ao nuôi tôm sang.[11]
Người dân ở Thừa Thiên Huế chủ yếu nuôi cá Chẽm 1vụ/ năm với

thời gian nuôi 7– 10 tháng. Với nguồn thức ăn chủ yếu là cá tạp, cho ăn 2lần/
ngày, người dân địa phương có thể chủ động trong việc tìm nguồn thức ăn
cho ao nuôi. Do cá chẽm mới được tiến hành nuôi tại tỉnh trong một vài năm
gần đây nên chưa thấy xuất hiện dịch bệnh trong quá trình nuôi, đây là một
đặc điểm thuận lợi cho bà con ngư dân trong việc thực hiện chuyển đổi từ ao
nuôi tôm sang nuôi cá chẽm có hiệu quả cao.
Từ năm 2006 trung tâm khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế được sự tài
trợ của chương trình Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế đã triển khai một
số mô hình nuôi cá chẽm trong ao đất, nuôi cá chẽm nước ngọt tại Phong
Chương, Điền Hương, Điền Hòa, Phong Điền. Tại xã Hải Dương - Huyện
Hương Trà đã tiến hành nuôi cá chẽm trong lồng ở vùng nước lợ mang tính
chất tự phát ( khoảng 100 lồng nuôi). Trong đó, mô hình nuôi cá chẽm trong
ao đất tại Phong Điền, Quảng Điền đạt trọng lượng trung bình 500 –
600g/con, tỷ lệ sống 70%. Mô hình nuôi cá chẽm trong lồng có trọng lượng
trung bình đạt 650g/con tỷ lệ sống 70% với thời gian nuôi trên 8 tháng, sử
dụng thức ăn tươi, với tổng diện tích nuôi cá chẽm trong ao đất toàn tỉnh gần
20ha.[11]
Năm 2008, ở làng Hương Giang - xã Hải Dương - Huyện Hương Trà
(Thừa Thiên Huế) phát triển rầm rộ nghề nuôi cá chẽm trong lồng và hàng
8
trăm hộ dân đã có của ăn của để. Theo ước tính mỗi năm làng này thu hoạch
được từ 50 đến 60 tấn cá chẽm, doanh thu đạt khoảng 3,5 đến 4 tỷ đồng.
Do giá trị kinh tế cao, thời gian qua người dân ở vùng đầm phá Thừa
Thiên Huế đã tự phát nuôi cá chẽm trên diện rộng với thức ăn phổ biến là cá
tươi. Cuối vụ sau khi tính toán các chi phí cho con giống, thức ăn, vôi, hoá
chất... người dân đều có lãi.
Tiêu biểu có các mô hình nghiên cứu cá chẽm ở Thừa Thiên Huế như:
- Mô hình bằng lồng nước lợ quy mô 120m
3
, thực hiện tại thị

trấn Thuận An.
- Mô hình nuôi cá chẽm nước ngọt quy mô 0,5 ha xã Vinh
Giang - Phú Lộc.
- Mô hình ương cá chẽm trong ao đất với quy mô 0,2 ha thực hiện tại
xã Quảng Công - Huyện Quảng Điền, sản lượng thu hoạch đạt 0,225 tấn,
lãi19,02 triệu đồng.
Đây là một đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa
phương, cá chẽm có tốc độ phát triển nhanh, kỹ thuật nuôi không phức tạp,
chi phí không cao, là một đối tượng sẽ được phát triển và nhân rộng trong thời
gian tới. Hiện nay, môi trường nguồn nước nuôi tôm ở một số vùng triều bị
suy thoái cho nên việc đưa cá chẽm vào nuôi trong ao nước lợ sẽ góp phần
chuyển đổi, đa dạng đối tượng nuôi thuỷ sản, hạn chế thiệt hại cho người dân
trong nhũng vùng nuôi tôm.
2.4. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiềm năng nuôi
trồng thuỷ sản tại Thuận An – Phú Vang
2.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Thuận An – Phú Vang
2.4.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thuận An là thị trấn ở hạ nguồn sông Hương nằm ở vùng ven biển và
đầm phá có diện thích đất tự nhiên là 1.703 ha.
9
Phía Đông giáp với biển Đông.
Phía Tây giáp với xã Phú Thanh, xã Phú Dương.
Phía Nam giáp với xã Phú Thuận, xã Phú An.
Phía Bắc giáp với huyện Hương Trà, xã Phú Thanh.
2.4.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn.
Thuận An chịu ảnh hưởng chung của thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa,
với 2 hướng gió chính: gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc nên thường
xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão đi qua, bão thường xuyên xảy ra từ
tháng 8 đến tháng 11.

● Nhiệt độ: Mỗi năm thường chỉ có 2 mùa chính là mùa khô và mùa
mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 7; nhiệt độ trung bình thấp nhất là
21,6
0
C; nhiệt độ trung bình cao nhất là 30,1
0
C. Mùa mưa thường bắt đầu vào
tháng 8 đến tháng 1 năm sau.
● Độ ẩm: thị trấn Thuận An nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung
thì mùa mưa thường là mùa lạnh, mùa khô thường là mùa nóng. Độ ẩm trung
bình hàng năm là 85%; trong đó tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 1: 92%;
tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 7: 76%.
● Mưa: Do địa hình đồng bằng ven biển nên có lượng mưa thấp, số
ngày mưa ngắn hơn so với vùng miền núi của tỉnh, lượng mưa trung bình năm
khoảng 2550 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm
sau. Đỉnh mưa dịch chuyển trong 4 tháng là từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng
tháng 11 có lượng mưa nhiều nhất chiếm tới 30 % lượng mưa cả năm.
Ngoài những đặc điểm nêu trên, điều kiện thời tiết, khí hậu trong nhiều
năm trở lại đây diễn biến khá phức tạp. Lụt bão thường xuyên xảy ra đã gây
ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp và nuôi trồng
thuỷ sản cũng như đời sống của nhân dân.
2.4.1.1.3. Tình hình sử dụng đất đai
Tài nguyên đất đai thị trấn Thuận An có nhiều giá trị về sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Với diện tích 1.703 ha việc bố trí đất sản xuất
10
nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và đất chuyên dùng tương đối hợp lý. Tuy
nhiên, đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ cao.
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất ở thị trấn Thuận An 2009
TT Loại đất
Diện tích

(ha)
Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.703
1 Đất nông nghiệp: 416,26
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 33,84
1.2 Đất sản xuất lâm nghiệp 74,60
1.3 Đất sản xuất thủy sản 307,82
2 Đất phi nông nghiệp: 1.218,06
2.1 Đất ở 125,34
2.2 Đất chuyên dùng 147,97
2.3 Đất trụ sở CQ-SN 0,76
2.4 Đất quốc phòng 15,84
2.5 Đất an ninh 1,12
2.6 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 36,87
2.7 Đất có mục đích cộng đồng 93,38
2.8 Đất tôn giáo tín ngưỡng 2,08
2.9 Đất nghĩa địa, nghĩa trang 26,00
2.1
0
Đất diện tích suối, mặt nước 913,94
2.1
1
Đất phi nông nghiệp khác 2,73
3 Đất chưa sử dụng: 68,68
11
3.1 Đât bằng chưa sử dụng 68,68
(Nguồn: Số liệu thống kê của thị trấn năm 2009)
2.4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Năm 2006, tổng dân số thị trấn Thuận An 20.242 khẩu, 3.766 hộ, bình
quân 6 người trên hộ. Tỷ lệ phát triển dân số là 1,3 %, dân cư phân bố khá
đồng đều trên địa bàn và có mật độ dân số bình quân là 1.187 người/km

2
.
Tổng lao động trên toàn thị trấn có 8.572 hộ.
Bảng 2: Tình hình kinh tế xã hội năm 2009
STT Chỉ tiêu chủ yếu Ước thực hiện
I Về kinh tế: 17.38
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) (%). 27,79
Trong đó: Dịch vụ tăng (%). 23,84
+Công nghiệp-xây dựng tăng (%).
+Nông-Lâm-Ngư tăng (%).
6,9
2 Diện tích NTTS (ha). 300
3 Sản lượng khai thác và NTTS (tấn). 5050
+Sản lượng đánh bắt thủy hải sản (tấn). 4639
+Sản lượng NTTS (tấn). 411
4 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (tỷ đồng). 85
5 Tổng thu ngân sách (tỷ đồng). 5,3
6 Tổng chi ngân sách (tỷ đồng). 3,85
7 Bê tông giao thông nông thôn (km). 2,5
II Về văn hóa-xã hội:
1 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD(%) 14
2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%). 1
3 Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới (%). 2,7
4 Tỷ lệ hộ dùng điện (%). 100
5 Tỷ lệ hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh (%). 99
6 Tạo việc làm mới, xuất khẩu lao động,
định cư sạt lở.
-Tạo việc làm mới (người). 350
-Xuất khẩu lao động (người). 6
12

-Di dời sạt lở (người). 19
(Nguồn: Số liệu thống kê của thị trấn năm 2009)
Kinh tế chủ yếu là khai thác đánh bắt xa bờ, NTTS và dịch vụ, tổng
diện tích đất tự nhiên có 1.703 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 306 ha,
diện tích đất đầm phá mặt nước 902 ha.
2.4.2. Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản tại thị trấn Thuận An – Phú Vang
Bảng 3: Diện tích nuôi trồng thủy sản theo hình thức nuôi qua các năm
Diện tích
nuôi trồng
2005 2006 2007 2008 2009
Cao triều (ha) 23 35 30,5 38 38
Thấp triều (ha) 156 144 158,2 144 144
Chắn sáo (ha) 130 130 115 130 118
Nuôi lồng (lồng) 66 66 - 130 130
Nước ngọt (ha) 3 3,8 3,8 3,8 3,8
Tổng (ha) 312 312 307,5 312 300
(Nguồn: Số liệu thống kê của thị trấn qua các năm).
Bảng 4: Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2009 ở Thuận An
Loại Sản lượng (tấn)
Tôm Sú 120
Tôm Rảo 130,0
Cá nước lợ 98,5
Cua ghẹ 58
Cá nước ngọt 4,5
13
Rong câu xô 45
(Nguồn: Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản năm 2009)
Trong những năm qua, do nhu cầu nhà ở ngày một tăng, tình hình nuôi
trồng thủy sản gặp những khó khăn như tình hình dịch bệnh, thiếu vốn đầu
tư… đặc biệt là chính sách giải tỏa, mở rộng thủy đạo nên diện tích nuôi trồng

thủy sản ở khu vực có nhiều biến động đáng kể.
 Đối tượng nuôi
Việc chọn đối tượng nuôi có ý nghĩa rất quan trọng trong nuôi trồng
thủy sản, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi vụ nuôi. Khu
vực thị trấn Thuận An có điều kiện sinh thái đa dạng, bao gồm hệ sinh thái
nước ngọt, mặn và lợ. Do vậy đối tượng nuôi trồng thủy sản rất phong phú,
trong đó có nhiều loài có giá trị rất lớn như: Cá rô phi, cá mè, cá trôi, cá trắm,
cá chép…(mô hình nuôi cá nước ngọt), tôm sú, tôm rảo, cá mú, cá chẽm, cá
dìa, cá nâu, cá đối, cá kình, cua…
 Hình thức nuôi
Trong vùng, tồn tại các hình thức nuôi như nuôi thâm canh, quảng canh
cải tiến, bán thâm canh và chắn sáo. Tùy thuộc vào khả năng đầu tư hay điều
kiện của từng vùng mà người dân có thể lựa chọn những hình thức nuôi phù
hợp. Do đó mà tỷ lệ diện tích của các hình thức nuôi khác nhau cũng thay đổi.
Bảng 5: Diện tích các hình thức nuôi khác nhau tại thị trấn Thuận An
Hình thức nuôi Diện tích (ha)
2004 2005
Thâm canh 83,0 93,0
Bán thâm canh 76,8 86,8
Chắn sáo 150,0 130,2
(Nguồn: Báo cáo tổng kết thuỷ sản năm 2004 – 2005)
14
 Sự phát triển của các hình thức nuôi ở mật độ khác nhau
Trong những năm đây, việc độc canh tôm sú đã gây ô nhiễm nghiêm
trọng do sự tồn động các sản phẩm thải từ việc nuôi tôm, các hóa chất kháng
sinh trong môi trường nước. Trước tình hình đó, Ủy Ban Nhân Dân thị trấn đã
hướng dẫn bà con ngư dân chuyển sang một hình thức nuôi với mật độ phù hợp
nhằm hạn chế dịch bệnh do nuôi tôm trước đó, tận dụng được nguồn thức ăn có
trong ao nuôi cũng như nguồn thức ăn cung cấp, cải thiện môi trường sinh thái
và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc chuyển đổi này đã thu được nhiều kết quả

đáng kể. Do đó, kế hoạch chung sẽ giảm dần diện tích nuôi chuyên tôm, chuyển
phần diện tích sang nuôi cá chẽm. Đây là hướng đi đúng đắn nhằm bảo vệ và
phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững và đảm bảo hướng cân bằng trong ngành
nuôi, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.
2.5. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
2.5.1 Hệ thống phân loại của cá chẽm
Cá chẽm( Lates calcarifer Bloch, 1790)
Ngành động vật có xương sống: Vertebrata
Lớp cá xương: Osteichthyes
Bộ cá Chẽm: Pereiformes
Họ cá Sơn biển: Centropomidae
Giống cá Chẽm: Lates
Loài cá Chẽm: Lates calcarifer Bloch, 1790
15
Tên tiếng việt: Cá chẽm, cá vược, cá trặc
Tên tiếng anh: Giant Perch, seabass
2.5.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Cá chẽm thân dài, dẹp và cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn, nhìn bên
lõm phía lưng và lồi phía trước vây lưng. Miệng rộng, hơi so le, hàm trên
chồng tới phía sau mắt, răng dạng lông nhung, không có sự hiện diện của răng
nanh. Mép dưới của xương dưới nắp mang có gai cứng.
Màu sắc: giai đoạn cá giống cá có màu nâu oliu ở phía trên với màu
bạc ở các bên và bụng khi cá sống trong môi trường nước biển và màu nâu
vàng trong môi trường nước ngọt, giai đoạn trưởng thành cá có màu xanh lục
hay vàng nhạt ở phần trên và màu bạc phần dưới.
2.5.3. Đặc điểm phân bố
• 2.5.3.1. Phân bố theo địa lý
Cá chẽm phân bố ở vùng cận nhiệt đới và vùng nhiệt đới thuộc tây Thái
Bình Dương, ấn Độ Dương, giữa kinh tuyến 50
0

đông đến 160
0
tây, vĩ tuyến
26
0
bắc đến 25
0
vĩ tuyến nam, cá chẽm còn tìm thấy khắp phía bắc Châu Á
đến tận Đông Châu Phi.
• 2.5.3.2 Phân bố theo sinh thái
Cá chẽm là loài rộng muối có thể sống ở các vùng nước mặn, lợ, ngọt,
cá có tính di cư xuôi dòng. Cá thành thục thường được tìm thấy ở các đầm hồ
nước lợ, các vùng cửa sông nơi có độ mặn cao và ổn định (30-32‰), độ sâu
từ 10-15m. Ấu trùng mới nở (15-20 ngày tuổi dài 1cm) thường phân bố ở các
đầm hồ nước lợ trong khi cá bột cở trên 1cm thường tìm thấy ở các hồ nước
16
ngọt. Trong điều kiện tự nhiên thì cá chẽm thường sống ở đó và đến giai đoạn
thành thục thì di cư ra các vùng nước sâu có độ mặn cao để sinh sản.
Vòng đời của cá chẽm được thể hiện qua sơ đồ sau:
Bãi sinh sản
(độ mặn 30-32‰)
Bãi sinh trưởng Bãi sinh trưởng của cá con
(Thủy vực nước ngọt lợ) (độ mặn 25- 30‰)
2.5.4. Khả năng thích ứng với môi trường
- Độ mặn: Cá chẽm là loài rộng muối, cá có thể sống được ở độ mặn
từ 0-32‰ thậm chí 45‰. Nhưng khoảng thích hợp nhất cho cá
chẽm phát triển là 20-25‰.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích ứng cho cá chẽm phát triển 26-32
0
C, thích

hợp nhất từ 28-31
0
C, nếu nhiệt độ giảm xuống 20
0
C thì cá chậm lớn
và có tỷ lệ sống thấp.
- Độ pH: Độ pH thích hợp cho cá chẽm phát triển là 7-9 tốt nhất là từ
7,5-8,5, pH từ 5-7 và 9-11 kéo dài thì sinh trưởng kếm và có khả
năng không sinh sản, pH< 4 và pH>11 thì cá chết.
- Oxy hòa tan: Hàm lượng oxy hòa tan (DO) thích hợp cho cá chẽm
phát triển lớn hơn 4mg/l, ở phạm vi từ 1-4mg/l thì ảnh hưởng không
tốt đến tốc độ tăng trưởng của cá.
2.5.5. Dinh dưỡng và sinh trưởng
• Dinh dưỡng
- Giai đoạn mới nở từ 1-3 ngày tuổi, cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng.
- Giai đoạn sau 3 ngày tuổi, thức ăn chủ yếu là động vật phù du như
vi tảo, luân trùng, cyclops, copepoda chiếm 20% và 80% cua, cá,
tôm con. Trong sinh sản nhân tạo người ta dùng rotifer
17
(Branchionus plitcatilis), cá tạp băm nhỏ làm thức ăn cho cá con ở
giai đoạn này.
- Giai đoạn cá lớn trên 15cm thì cá ăn mồi động vật hoàn toàn. Khi
phân tích dạ dày mẫu cá thu từ tự nhiên kích thước trên 20cm thấy
rằng: Trong dạ dày 100% là mồi động vật, trong đó 70% là giáp xác
(tôm, cua nhỏ) và 30% là cá nhỏ. Những loài cá tìm thấy trong ruột
cá chẽm giai đoạn này chủ yếu là cá liệt (Leiognatus sp.) và cá đối
(Mugil sp.)
• Sinh trưởng
Cá tăng trưởng chậm ở giai đoạn đầu khi đạt 20-30gam, cá có tốc độ
tăng trưởng nhanh hơn khi > 30gam và chậm khi đạt 4kg. Ở ngoài tự nhiên

khi cá tuổi 1
+
đạt chiều dài 30cm, 3
+
đạt 58cm, khi 4
+
đạt 69cm.
Trong điều kiện môi trường nuôi thì:
- Cá 30 tuổi đạt chiều dài: 13,0mm.
- Sau 5-7 tháng tuổi cá đạt trọng lượng: 0,2-0,4 kg/con.
- Sau 1+ thì cá đạt: 600-1000gam.
- Sau 2-3 năm nuôi thì cá có thể đạt: 3-5kg/con.
2.5.6. Sức sinh sản và phát triển của loài cá chẽm
Phân biệt đực cái: Vào mùa sinh sản ta có thể phân biệt cá đực và cá cái
như sau:
- Mõm cá đực cong, cá cái thẳng.
- Cơ thể cá đực thon hơn cá cái.
- Trọng lượng cá đực nhỏ hơn cá cái.
- Bụng cá cái to hơn cá đực vào mùa sinh sản.
Sự chuyển đổi giới tính: Trong vòng đời của cá chẽm có sự chuyển đổi
giới tính, giai đoạn đầu hầu hết là cá đực, sau đó trải qua ít nhất một lần sinh
sản thì chuyển đổi thành cá cái. Phần lớn những cá có kích thước lớn hơn là
cá cái, ngoài tự nhiên sự chuyển đổi giới tính thường được phát hiện khi cá
đạt cỡ tuổi 7
+
và kích thước khoảng 90cm. Tuy nhiên trong điều kiện nhân tạo
kích thuớc này có thể nhỏ hơn. Mặc dù vậy trong quần đàn vẫn một số ít cá
thể phát triển trực tiếp thành cá cái hoặc cá đực mà không trải qua giai đoạn
chuyển đổi giới tính.
18

×