Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

tích cực hóa học sinh trong tiết viết (tiếng anh 10 - học kỳ 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.07 KB, 11 trang )







































SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU






SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


TÍCH CỰC HÓA HỌC SINH TRONG TIẾT VIẾT - TIẾNG
ANH LỚP 10 HỌC KỲ I




Tên tác giả: TRẦN VĂN HÒA LAI








NĂM HỌC: 2013 - 2014
2

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Tiết viết (Writing) là một trong bốn kỹ năng rất cần thiết trong chương trình
học một ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng.
- Học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi đến giờ học viết dẫn đến tâm lý chán
ghét môn học này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nhằm tìm ra những phương pháp khác nhau để khai thác tính chủ động, sáng tạo
của học sinh trong quá trình rèn luyện kỹ năng viết.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Phần Writing trong chương trình SGK Tiếng Anh 10 – Chương trình cơ bản
(Học kỳ I).
- Học sinh lớp 10D1

Trường THPT Phan Bội Châu.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Từ Unit 1 đến Unit 8 trong chương trình SGK Tiếng Anh 10 – Chương trình cơ
bản.
V. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU:
- Dựa trên thực tế giảng dạy
- Dựa trên tài liệu tham khảo về phương pháp viết
- Một số chương trình dạy viết trên mạng Internet




















3

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Đối với học sinh học ngoại ngữ chúng ta cần tập trung vào phát triển tính năng
động, tích cực của học sinh. Như vậy, phương pháp dạy học trong nhà trường theo
hướng coi trọng người học làm chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học
tập tích cực, chủ động, và sáng tạo
II. THỰC TRẠNG:
1. Về phía giáo viên:
Giáo viên thường gặp những khó khăn sau khi dạy kỹ năng viết:
- Lớp học đông khó quản lý hết học sinh
- Học sinh không đồng đều về năng lực
- Giáo viên không thể kiểm soát và sửa hết tất cả các lỗi của học sinh.
- Việc sửa lỗi và cho điểm tốn nhiều thời gian

- Quá trình dạy thường kéo dài hơn 45 phút
2. Về phía học sinh:
Học sinh thường gặp những khó khăn sau:
- Không đủ vốn từ và cấu trúc để viết
- Có khuynh hướng sử dụng tiếng Anh nói khi viết
- Kiến thức về các chủ đề còn hạn chế
- Chưa nắm được cấu trúc của một đoạn văn hoặc một bài viết
- Chưa viết được câu chủ đề
III. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:
Phần này chủ yếu nghiên cứu những vấn đề sau:
- Tìm hiểu, phân loại các kiểu bài viết, xác định mục đích và tính chất của các
bài viết.
- Tháo gỡ những khó khăn thường gặp trong giờ dạy viết.
- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của một số bài viết trong SGK tiếng Anh 10.
1. Tìm hiểu, phân loại kiểu bài viết, xác định mục đích và tính chất của bài viết:
1.1. Thế nào là dạy học viết, trong quá trình dạy học viết chúng ta cần thực hiện
những bước nào:
- Phải xác định được loại bài viết, viết về ai/ cái gì, viết như thế nào, viết trong
bao lâu, làm thế nào để đạt hiệu quả
- Học sinh phải thực hiện được những bước sau đây:
+ Tìm ý:
- Các em chọn và giới hạn lại chủ đề mình viết để viết được câu chủ đề.
- Sau đó các em tiến hành tìm ý có thể tìm ý bằng nhiều cách khác nhau
như: vẽ sơ đồ tư duy, hoặc liệt kê tất cả các ý có liên quan đến chủ đề
+ Lập dàn ý:
4

- Sau khi học sinh tìm ý, lọc ý thì các em tiến hành lập dàn ý cho bài
viết.
+ Viết nháp:

- Khi đã lập xong dàn ý học sinh bắt đầu viết bài nháp: các em viết theo
dàn ý đã được lập ra, không cần bận tâm nhiều đến lỗi ngữ pháp, chính tả đối với
những phần không thể diễn đạt ý ngay ta có thể để dành khoảng trống sau đó bổ
sung ý sau.
+ Sửa nháp:
- Sửa lại những lỗi sai trong bài viết nháp như: lỗi chính tả, lỗi ngữ
pháp, tính thống nhất, tính mạch lạc
+ Nháp lần cuối:
- Viết lại bài viết sau khi đã được chỉnh sửa, đây là sản phẩm cuối cùng
của học sinh.
Dưới đây là một ví dụ minh họa về viết một đoạn văn:
+ Viết câu chủ đề: (Writing a topic sentence)
Câu chủ đề (Topic sentence) là câu thường đứng đầu mỗi đoạn văn, và là câu:
- Cho biết chủ đề của đoạn văn
- Tổng quá nhất trong đoạn văn
- Giới hạn chủ đề thành một hoặc nhiều chủ đề nhỏ, cụ thể (controlling ideas),
mà những chủ đề nhỏ này có thể được thảo luận trong khuôn khổ của một
đoạn văn. Nói cách khác, các câu còn lại của đoạn văn sẽ giải thích, định
nghĩa, làm rõ, và minh họa những ý cụ thể này.
Tóm lại, câu chủ đề thường có hai phần chính: Chủ đề (topic) và các chủ đề nhỏ
(controlling ideas)
Ví dụ:
1. It is very difficult to be alone in a foreign country.
Topic: To be alone
Controlling ideas: difficult in a foreign country
2. There are several funny superstitions in my country about death.
Topic: Death
Controlling ideas: There are funny superstitions
Vậy câu có đặc điểm sau thường không phải là câu chủ đề của đoạn văn:
G: It is too general (Quá tổng quát)

S: It contains too much specific information. (Có quá nhiều thông tin chi tiết)
N: It is not related to the other sentences. (Không liên quan gì đến các câu khác)
P: It is a summary of only part of the paragraph. (Là tóm tắt của chỉ một phần
của đoạn văn)
+ Liệt kê: (Listing)
a1. Các em viết chủ đề ở đầu trang giấy
5

a2. Liệt kê tất cả những từ hoặc cụm từ xuất hiện trong đầu về chủ đề mình định
viết.
a3. Nhóm ý và chọn luận điểm có nhiều luận chứng, luận cứ nhất để viết, những ý
nào lặp hoặc ít luận chứng, luận cứ bổ sung chúng ta có thể lược bỏ đi.
+ Lập dàn ý: (Outlining)
Ví dụ:
Topic sentence: One problem is the city’s unreliable public transportation.
Supporting point: 1. Daily schedules are unreliable.
Supporting details - Late arrivals
Supporting details - Arrive in bunches
Supporting point: 2. Passengers are victims.
Supporting details - Are late for appointments, work, and classes
Supporting details - Must allow extra time to wait for buses
+ Viết đoạn: (Writing)
Các em bắt đầu phát triển ý, viết những câu chúng ta chứng minh cho câu chủ đề
(supporting sentences). Vì vậy, chúng cung cấp thông tin chi tiết hơn, và giải thích,
hoặc minh họa bằng ví dụ (examples) hoặc dữ kiện (facts), số liệu (statistics) hoặc
trích dẫn (quotations) hoặc kinh nghiệm bản thân (personal experience).
Tuy nhiên, mỗi một câu chứng minh cho câu chủ đề phải tập trung phát triển câu
chủ đề đó mà thôi. Nói các khác, đoạn văn phải có tính thống nhất (unity).
Ngoài ra, đoạn văn phải dễ đọc và dễ hiểu (coherence). Các câu phát triển câu chủ
đề này phải được viết một cách có lôgic, và phải liên kết với nhau bằng các từ nối

thích hợp.
Câu kết luận (concluding sentence) thường tóm tắt các ý chính của đoạn văn, hoặc
nói lại câu chủ đề của đoạn văn bằng cách khác, hoặc cho biết quan điểm, nhận xét
của bạn về chủ đề và thường bắt đầu bằng các từ chuyển tiếp như: In summary, In
conclusion, To conclude, In brief, In short, …
Có thể hình dung một đoạn văn như một cái bánh “oreo”:

6













+ Áp dụng cụ thể:
Đi cụ thể vào Unit 7 phần D. Writing của sách tiếng Anh lớp 10 chúng ta có thể
áp dụng như sau:
Write a short paragraph about either the advantages or disadvantages of
computers.
Topic sentence
___________________________________________________________________
_________________________________________________________________
Supporting sentnce 1

_____________________________________________________________
Supporting sentnce 2
_____________________________________________________________
Supporting sentnce 3
_____________________________________________________________
Concluding sentence:
___________________________________________________________________
_________________________________________________________________

1.2. Nguyên tắc dạy học và kỹ năng viết:
Để hình thành và phát triển kỹ năng viết của học sinh, cần đảm bảo những nguyên
tắc sau:
- Coi Viết là một phương thức giao tiếp
- Bắt đầu quá trình dạy và học kỹ năng viết bằng những bước cơ bản, có hướng
dẫn và cuối cùng là viết tự do.
- Bài viết cần sát với thực tế cuộc sống
- Bài viết gắn với nội dung hay chủ đề bài học nhằm tích hợp các kỹ năng ngôn
ngữ và tạo thêm cơ hội luyện tập sử dụng từ và cấu trúc học sinh đã học.
A PARAGRAPH
1. Topic sentence
This sentence tells generally what the paragraph is about. In other words, it
introduces the main idea – or what the author wants to say about the topic
presented in the paragraph.
2. Body with supporting sentences and supporting details
These sentences come after the topic sentence and make up the body of a
paragraph. They give details, examples, facts, quotes, or arguments that
develop and support the main idea presented in the topic sentence.
3. Concluding sentence
This sentence summarizes the main idea of the paragraph by restating the
topic sentence (using different words).


7

1.3. Phân loại, xác định mục đích, tính chất của phần Writing:
Dưới đây là một số dạng viết trong chương trình học kỳ I:
- Letters
- Narrative
- Description
- Expository (explaining)
Xoay quanh các dạng viết trên chúng ta có thể có các dạng viết cơ bản sau:
- Ghép từ với câu, ghép các thành phần của câu
- Điền từ hoặc cụm từ vào đoạn hoặc thành phần của câu
- Thảo luận để tìm các thông tin theo biểu bảng
- Điền thông tin vào phiếu
- Tìm thông tin chính, xác định cấu trúc bài viết
- Sử dụng các từ / cụm từ cho sẵn
- Viết theo biểu bảng, sơ đồ biểu đồ
- Viết thư theo yêu cầu,
2. Giải quyết một số vấn đề khó khăn thường gặp khi dạy viết:
2.1. Ý nghĩa của một số hoạt động viết thường gặp:
- Hiểu được mục đích, ý nghĩa của từng hoạt động trong tiết viết
- Tổ chức cho học sinh làm việc phù hợp với từng hoạt động
- Cho các dạng bài tập bổ trợ phù hợp
2.2. Hướng giải quyết những khó khăn trong giờ dạy Viết:
Trên cơ sở thực tiễn, những khó khăn về phía giáo viên và học sinh không ít.
- Đối với những khó khăn khách quan:
+ Chia thành nhóm hoặc cặp phù hợp
+ Hướng dẫn học sinh tự sửa lỗi hoặc sửa lỗi cho nhau
+ Cho học sinh tìm hiểu, chuẩn bị trước một số kiến thức về bài viết


- Đối với những khó khăn đến từ phía học sinh:
+ Hướng dẫn cho học sinh một số kỹ năng tìm ý, chọn ý, viết câu chủ đề
+ Cung cấp những cấu trúc từ vựng phù hợp với những kiểu bài viết khác
nhau
+ Giúp học sinh sử dụng sự đơn giản hóa trong việc kết nối các ý trong câu,
trong bài
+ Tổ chức những hoạt động viết phong phú như: games, desinging posters,
creative writing,
3. Xác định nhiệm vụ và một số gợi mở trong Chương trình viết lớp 10 học kỳ 1:
+ Để một giờ dạy viết thực sự mang lại những hiệu quả nhất định thì việc xác
định những nhiệm vụ cụ thể và tìm ra những điểm nhấn về kiến thức cho học
sinh trong một giờ dạy học nói chung và học viết nói riêng là rất quan trọng.
8

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhiệm vụ cụ thể và mục tiêu cần đạt của một số tiết
viết của SGK Tiếng Anh 10
Ví dụ : Unit 1: Writing a narrative
Task 1:
- Tìm các động từ ở thì quá khứ đơn: started, arrived, …
- Tìm time connectors: on that day, at first, …
Đối với dạng bài này GV nên hướng dẫn cho các em kỹ năng đọc lướt để thực
hiện 2 nhiệm vụ trên
Task 2:
Trong phần này học sinh cần lưu ý 3 nội dung:
- Các sự kiện (events): đây chính là các hành động / hoạt động diễn ra trước cao
trào của câu chuyện: got on plane, plane took off, …
- Cao trào (climax): cao trào của câu chuyện (hay còn gọi là điểm thắt nút) là
tình tiết đáng chú ý: we thought we had only minutes to live.
- Kết thúc (ending): Lưu ý cho học sinh phần kết của câu chuyện thường được
nêu ở cuối của câu chuyện, có thể là có hậu hoặc không có hậu, và thường nêu

lên cảm nghĩ của người kể chuyện: pilot announced that everything was right,
we landed safely.
Task 3:
- Trước khi học sinh tiến hành viết GV hướng dẫn học sinh: chia thì, dùng từ
liên kết, và mạch văn kể chuyện cho phù hợp
4. HIỆU QUẢ:
1. Nhận xét chung:
Sau một học kỳ áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, tôi đã thu được những kết
quả đáng khích lệ. Đa số học sinh dần nâng cao chất lượng môn học của mình, lấp
dần thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong môn viết được nâng cao.
2. Kết quả cụ thể:
Sau khi chấm một số bài viết của học sinh.
Trước khi áp dụng:
Students of 10D1 Excellent-good Average Weak (bad)
43 3 15 25
100% 7% 35% 58%
Sau khi áp dụng:
Students of 10D1 Excellent-good Average Weak (bad)
43 10 21 12
100% 23% 49% 18%



9

C. KẾT LUẬN
Như vậy, chúng ta thấy rằng những bài học tưởng như đơn giản nhưng thực tế lại rất
phức tạp đòi hỏi chúng ta phải có những phương pháp phù hợp và phát huy được sự
năng động, tích cực của học mới mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong việc giảng dạy tiết Viết (Writing) trong

chương trình Tiếng Anh lớp 10 học kỳ 1, rất mong quý Thầy Cô đóng góp ý kiến
thêm.
Cam Ranh, ngày 22 tháng 02 năm 2014
Người đề xuất


Trần Văn Hòa Lai




























10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Writing Academic English – Second Edition (Alice Oshima – Ann Hogue) -
NXB (Addison – Wesley Publishing Company)
2. Luyện kỹ năng viết tiếng Anh trung học phổ thông (Nguyễn Bảo Trang) -
NXB (Đại Học Quốc Gia Hà Nội)
3. Tài liệu thuộc website: tienganh123























11


PHỤ LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU: TRANG 2
B. PHẦN NỘI DUNG: TRANG 3 - 8
C. PHẦN KẾT LUẬN: TRANG 8

×