Tải bản đầy đủ (.doc) (156 trang)

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS FABRICIUS, 1798 VÀ METAPENAEUS WOODMASON ET ALCOCK, 1891 VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN VÀ VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN
ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG CỦA
MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS
FABRICIUS, 1798 VÀ METAPENAEUS WOOD-MASON ET
ALCOCK, 1891 VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN
VÀ VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Hải Phòng, 2013
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN
ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG CỦA
MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS
FABRICIUS, 1798 VÀ METAPENAEUS WOOD-MASON ET
ALCOCK, 1891 VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN
VÀ VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU
CHUYÊN NGÀNH : THỦY SINH VẬT HỌC
MÃ SỐ : 62.42.01.08
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. CHU TIẾN VĨNH
2. TS. ĐÀO MẠNH SƠN
Hải Phòng, 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nêu trong luận án là trung thực. Những số liệu sử dụng trong luận án tôi đã
xin phép và được sự cho phép của cấp có thẩm quyền.
Tác giả luận án




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu của Lãnh đạo
Viện Nghiên cứu Hải sản; phòng Nguồn lợi Viện Nghiên cứu Hải sản; trường
Cao đẳng Sư phạm Cà Mau; Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Cà Mau; chính quyền địa phương các cấp; GS. TS
Vũ Trung Tạng (Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội);
GS.TS Nguyễn Văn Chung (Viện Hải dương học Nha Trang); ngư dân địa
phương, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, cung cấp các số liệu,
tư vấn khoa học cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ niềm kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Chu Tiến
Vĩnh (hướng dẫn 1), TS. Đào Mạnh Sơn (hướng dẫn 2) đã chỉ dẫn nghiên cứu
tận tình, đầy trách nhiệm giúp tôi hoàn thành luận án này.

Hải Phòng, tháng 10 năm 2013
Tác giả


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 4
1.1.1. Về định loại 4
1.1.2. Về sự phân bố và biến động thành phần loài của ATT-TC
theo sự biến đổi của các yếu tố môi trường 5
1.1.3. Về một số giải pháp quản lý và bảo vệ nguồn lợi liên quan 6
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 8
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài, phân bố và mùa vụ sinh sản8
1.2.2. Nghiên cứu về hiện trạng khai thác tôm con của một số loại
nghề và giải pháp bảo vệ 11
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở CÀ MAU 16
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội [1] 16

1.3.2. Tình hình nghiên cứu về tôm giống 21
1.3.3. Ảnh hưởng của một số loại nghề khai thác đến tôm con và
một số giải pháp bảo vệ 23
1.4. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ 24
1.4.1. Một số tồn tại và hạn chế 24
1.4.2. Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế 25
Chương 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 27
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 27
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau 28
Hình 2.2: Trạm vị nghiên cứu vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 29
Bảng 2.1. Vị trí các trạm nghiên cứu vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển
và vùng biển ven bờ Cà Mau 30
Hình 2.3: Hệ thống trạm vị nghiên cứu vùng biển ven bờ Cà Mau 31
2.2. PHƯƠNG TIỆN VÀ KĨ THUẬT THU MẪU 31
2.2.1. Tàu thuyền và thiết bị thu mẫu 31
2.2.2. Thiết kế các điểm thu mẫu 32
2.2.3. Kĩ thuật thu mẫu 33
2.3. NGUỒN SỐ LIỆU SỬ DỤNG 34
2. 4. TÀI LIỆU ĐỊNH LOẠI 34
2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ TÔM Ở KVNC 37
3.1.1. Thành phần loài tôm ở KVNC 37
Bảng 3.1. Tổng hợp danh mục loài tôm ở các điểm nghiên cứu 37
3.1.1.2. Cấu trúc thành phần loài tôm ở KVNC 37
Bảng 3.2. Tỷ lệ các giống, loài các họ tôm ở KVNC 37
Bảng 3.3. Tỷ lệ các giống, loài các họ tôm 42

vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 42
Bảng 3.4. Tỷ lệ các giống, loài các họ tôm ở vùng biển ven bờ Cà Mau 43
3.1.2. Đặc điểm phân bố 46
3.1.3. Tính chất độc đáo của khu hệ tôm ở KVNC 48
3.1.4. Tần suất xuất hiện tôm giống của các loài thuộc giống
Penaeus và giống Metapenaeus có giá trị kinh tế ở KVNC 49
3.2. BIẾN ĐỘNG MẬT ĐỘ VÀ TRỮ LƯỢNG TỨC THỜI TÔM GIỐNG
PENAEUS VÀ GIỐNG METAPENAEUS Ở KVNC 52
3.2.1. Biến động mật độ và trữ lượng tức thời tôm giống vùng cửa
sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 52
Hình 3.1: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 8/2007 (phía trên) và
9/2007 (phía dưới) vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 53
Hình 3.2: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 10/2007 (phía trên). .54
và 11/2007 (phía dưới) vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 54
Hình 3.4: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 02/2008 (phía trên) và
3/2008 (phía dưới) vùng cửa sông bãi bồi Tây Ngọc Hiển 56
Hình 3.5: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 4 (phía trên) và 56
5/2008 (phía dưới) vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 56
57
Hình 3.7: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 4 (phía trên) và 5/2009
(phía dưới) vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 57
Bảng 3.5. Mật độ tôm giống (ct/1000 m3) họ Penaeidae theo các tháng khảo
sát vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 58
Bảng 3.6. Mật độ tôm giống (ct/1000 m3) Metapenaeus theo các tháng khảo
sát vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 59
Bảng 3.7. Mật độ tôm giống (ct/1000 m3) giống Penaeus theo các tháng khảo
sát vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 59
Hình 3.8. Biến động mật độ tôm giống họ Penaeidae theo các tháng khảo sát
ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 60
Hình 3.9. Biến động mật độ tôm giống Metapenaeus theo các tháng khảo sát

vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 61
Bảng 3.8. Biến động mật độ tôm giống Metapenaeus (ct/1000 m3) ở từng
trạm khảo sát 62
vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 62
Hình 3.10. Biến động mật độ tôm giống Penaeus theo các tháng khảo sát
vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 63
Bảng 3.9. Biến động mật độ tôm giống giống Penaeus (ct/1000 m3) ở từng
trạm khảo sát 64
vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 64
Bảng 3.10. Biến động mật độ tôm giống họ Penaeidae mùa vụ sinh sản chính
vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 65
Bảng 3.11. Biến động mật độ tôm giống Metapenaeus mùa vụ sinh sản chính
vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 65
Bảng 3.12. Biến động mật độ tôm giống Metapenaeus mùa vụ sinh sản chính
từng trạm khảo sát vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 66
Bảng 3.13. Biến động mật độ tôm giống Penaeus mùa vụ sinh sản chính 67
vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 67
Bảng 3.14. Biến động mật tôm giống giống Penaeus mùa vụ sinh sản chính
từng điểm khảo sát vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 67
Bảng 3.15. Biến động mật độ tôm giống (ct/1000 m3) mùa sinh sản phụ của
tôm vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 68
Hình 3.11: Trữ lượng tức thời tôm giống họ Penaeidae 69
vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 69
Hình 3.12: Trữ lượng tức thời tôm giống Metapenaeus vùng 70
cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 70
Hình 3.13: Trữ lượng tức thời tôm giống Penaeus 71
vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 71
3.2.2. Biến động mật độ và trữ lượng tức thời tôm giống vùng biển
ven bờ Cà Mau 71
Hình 3.14: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 3/2007 (phía trên) và

5/2007 (phía dưới) vùng biển ven bờ Cà Mau 72
Hình 3.15: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 8/2007 (phía trên) và
11/2007 (phía dưới) vùng biển ven bờ Cà Mau 73
Hình 3.16: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 3 (phía trên) và 5/2008
(phía dưới) vùng biển ven bờ Cà Mau 74
Bảng 3.16. Mật độ tôm giống (ct/1000 m3) họ Penaeidae theo 76
nhịp điệu ngày đêm ở tầng mặt vùng biển ven bờ Cà Mau 76
Bảng 3.17. Mật độ tôm giống (ct/1000 m3) họ Penaeidae theo 77
nhịp điệu ngày đêm ở tầng thẳng đứng vùng biển ven bờ Cà Mau 77
Bảng 3.18. Mật độ tôm giống (ct/1000 m3) họ Penaeidae theo nhịp điệu ngày
đêm ở tầng thẳng đáy vùng biển ven bờ Cà Mau 78
Bảng 3.19. Mật độ tôm giống họ Penaeidae (ct/1000 m3) theo 79
các tháng khảo sát vùng biển ven bờ Cà Mau 79
Bảng 3.20. Mật độ tôm giống họ Penaeidae (ct/1000 m3) theo 79
các tháng khảo sát ở tầng mặt của vùng biển ven bờ Cà Mau 79
Bảng 3.21. Mật độ tôm giống họ Penaeidae (ct/1000 m3) theo 80
các tháng khảo sát ở tầng thẳng đứng của vùng biển ven bờ Cà Mau 80
Bảng 3.22. Mật độ tôm giống họ Penaeidae (ct/1000 m3) theo 80
các tháng khảo sát ở tầng đáy của vùng biển ven bờ Cà Mau 80
Hình 3.17. Biến động mật độ tôm giống họ Penaeidae 81
theo các tháng khảo sát vùng biển ven bờ Cà Mau 81
Hình 3.18. Trữ lượng tức thời tôm giống họ Penaeidae 81
tầng mặt vùng biển ven bờ Cà Mau 81
Hình 3.19. Trữ lượng tức thời tôm giống họ Penaeidae 82
tầng thẳng đứng vùng biển ven bờ Cà Mau 82
Hình 3.20. Trữ lượng tức thời tôm giống họ Penaeidae 82
tầng đáy vùng biển ven bờ Cà Mau 82
Hình 3.21. Trữ lượng tức thời tôm giống họ Penaeidae 83
vùng biển ven bờ Cà Mau 83
3.3. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA

NGHỀ TE, NGHỀ ĐÁY SÔNG ĐẾN NGUỒN LỢI TÔM GIỐNG
VÙNG CỬA SÔNG BÃI BỒI TÂY NGỌC HIỂN 83
3.3.1. Hiện trạng hoạt động khai thác và ảnh hưởng của nghề te
đến nguồn lợi tôm giống vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 83
Bảng 3.23. Số liệu tàu thuyền của ngư dân sống trong và 85
giáp ranh VQG mũi Cà Mau 85
Bảng 3.24. Số liệu tàu thuyền của ngư dân sống trong 86
và giáp ranh VQG mũi Cà Mau năm 2008 86
Bảng 3.25. Thống kê tàu te hoạt động ở Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 87
Bảng 3.26. Năng suất đánh bắt (kg/mẻ) của lưới te không sử dụng xung điện
88
Bảng 3.27. Năng suất đánh bắt (kg/mẻ) của lưới te 89
có sử dụng xung điện 89
Bảng 3.28. Kích thước thành phần các loài tôm kinh tế ở nghề te 90
3.3.2. Hiện trạng hoạt động khai thác và ảnh hưởng của nghề đáy
sông đến nguồn lợi tôm giống ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 91
Bảng 3.29. Thống kê miệng đáy vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 92
Bảng 3.30. Năng suất và sản lượng (kg) thuỷ sản từ nghề đáy sông 93
Bảng 3.31. Kích thước thành phần loài tôm kinh tế ở nghề đáy sông 95
3.4. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN Ở VQG
MŨI CÀ MAU 96
3.4.1. Thực trạng công tác bảo vệ NLTS qua việc quản lý nghề te
và nghề đáy sông ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 96
3.4.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý bảo vệ nguồn lợi
tôm giống ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển 99
KẾT LUẬN 107
KIẾN NGHỊ 108
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 109
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

PHỤ LỤC i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATT-TC Ấu trùng tôm - tôm con
BVNL Bảo vệ nguồn lợi
ct Cá thể
KBTB Khu bảo tồn biển
KĐ Kéo đáy
KTTS Khai thác thủy sản
KVNC Khu vực nghiên cứu
NLTS Nguồn lợi thủy sản
RNM Rừng ngập mặn
TĐ Thẳng đứng
TM Tầng mặt
VQG Vườn quốc gia
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Vị trí các trạm nghiên cứu vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc
Hiển và vùng biển ven bờ Cà Mau . Error: Reference source not found
Bảng 3.1. Tổng hợp danh mục loài tôm ở các điểm nghiên cứu Error:
Reference source not found
Bảng 3.2. Tỷ lệ các giống, loài các họ tôm ở KVNC Error: Reference
source not found
Bảng 3.3. Tỷ lệ các giống, loài các họ tôm vùng cửa sông Bãi bồi Tây
Ngọc Hiển Error: Reference source not found
Bảng 3.4. Tỷ lệ các giống, loài các họ tôm ở vùng biển ven bờ Cà Mau
Error: Reference source not found
Bảng 3.5. Mật độ tôm giống (ct/1000 m
3
) họ Penaeidae theo các tháng
khảo sát vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error: Reference
source not found

Bảng 3.6. Mật độ tôm giống (ct/1000 m
3
) Metapenaeus theo các tháng
khảo sát vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error: Reference
source not found
Bảng 3.7. Mật độ tôm giống (ct/1000 m
3
) giống Penaeus theo các tháng
khảo sát vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error: Reference
source not found
Bảng 3.8. Biến động mật độ tôm giống Metapenaeus (ct/1000 m
3
) ở từng
trạm khảo sát vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error:
Reference source not found
Bảng 3.9. Biến động mật độ tôm giống giống Penaeus (ct/1000 m
3
) ở
từng trạm khảo sát vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error:
Reference source not found
Bảng 3.10. Biến động mật độ tôm giống họ Penaeidae mùa vụ sinh sản
chính vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error: Reference source
not found
Bảng 3.11. Biến động mật độ tôm giống Metapenaeus mùa vụ sinh sản
chính vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển . Error: Reference source
not found
Bảng 3.12. Biến động mật độ tôm giống Metapenaeus mùa vụ sinh sản
chính từng trạm khảo sát vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển
Error: Reference source not found
Bảng 3.13. Biến động mật độ tôm giống Penaeus mùa vụ sinh sản chính

vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error: Reference source not
found
Bảng 3.14. Biến động mật tôm giống giống Penaeus mùa vụ sinh sản
chính từng điểm khảo sát vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển
Error: Reference source not found
Bảng 3.15. Biến động mật độ tôm giống (ct/1000 m
3
) mùa sinh sản phụ
của tôm vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error: Reference
source not found
Bảng 3.16. Mật độ tôm giống (ct/1000 m
3
) họ Penaeidae theo nhịp điệu
ngày đêm ở tầng mặt vùng biển ven bờ Cà Mau Error: Reference
source not found
Bảng 3.17. Mật độ tôm giống (ct/1000 m
3
) họ Penaeidae theo nhịp điệu
ngày đêm ở tầng thẳng đứng vùng biển ven bờ Cà Mau Error:
Reference source not found
Bảng 3.18. Mật độ tôm giống (ct/1000 m
3
) họ Penaeidae theo nhịp điệu
ngày đêm ở tầng thẳng đáy vùng biển ven bờ Cà Mau Error:
Reference source not found
Bảng 3.19. Mật độ tôm giống họ Penaeidae (ct/1000 m
3
) theo các tháng
khảo sát vùng biển ven bờ Cà Mau Error: Reference source not found
Bảng 3.20. Mật độ tôm giống họ Penaeidae (ct/1000 m

3
) theo các tháng
khảo sát ở tầng mặt của vùng biển ven bờ Cà Mau Error: Reference
source not found
Bảng 3.21. Mật độ tôm giống họ Penaeidae (ct/1000 m
3
) theo các tháng
khảo sát ở tầng thẳng đứng của vùng biển ven bờ Cà Mau Error:
Reference source not found
Bảng 3.22. Mật độ tôm giống họ Penaeidae (ct/1000 m
3
) theo các tháng
khảo sát ở tầng đáy của vùng biển ven bờ Cà Mau Error: Reference
source not found
Bảng 3.23. Số liệu tàu thuyền của ngư dân sống trong và giáp ranh VQG
mũi Cà Mau Error: Reference source not found
Bảng 3.24. Số liệu tàu thuyền của ngư dân sống trong và giáp ranh
VQG mũi Cà Mau năm 2008 Error: Reference source not found
Bảng 3.25. Thống kê tàu te hoạt động ở Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error:
Reference source not found
Bảng 3.26. Năng suất đánh bắt (kg/mẻ) của lưới te không sử dụng xung
điện Error: Reference source not found
Bảng 3.27. Năng suất đánh bắt (kg/mẻ) của lưới te có sử dụng xung điện
Error: Reference source not found
Bảng 3.28. Kích thước thành phần các loài tôm kinh tế ở nghề te Error:
Reference source not found
Bảng 3.29. Thống kê miệng đáy vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển
Error: Reference source not found
Bảng 3.30. Năng suất và sản lượng (kg) thuỷ sản từ nghề đáy sông . Error:
Reference source not found

Bảng 3.31. Kích thước thành phần loài tôm kinh tế ở nghề đáy sông
Error: Reference source not found
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau Error: Reference source not
found
Hình 2.2: Trạm vị nghiên cứu vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển
Error: Reference source not found
Hình 2.3: Hệ thống trạm vị nghiên cứu vùng biển ven bờ Cà Mau Error:
Reference source not found
Hình 3.1: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 8/2007 (phía trên) và
9/2007 (phía dưới) vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error:
Reference source not found
Hình 3.2: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 10/2007 (phía trên) và
11/2007 (phía dưới) vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error:
Reference source not found
Hình 3.3: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 12/2007 (phía trên) và
01/2008 (phía dưới) vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error:
Reference source not found
Hình 3.4: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 02/2008 (phía trên) và
3/2008 (phía dưới) vùng cửa sông bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error:
Reference source not found
Hình 3.5: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 4 (phía trên) và 5/2008
(phía dưới) vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error: Reference
source not found
Hình 3.6: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 6/2008 (phía trên) và
3/2009 (phía dưới) vùng cửa sông bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error:
Reference source not found
Hình 3.7: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 4 (phía trên) và 5/2009
(phía dưới) vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error: Reference
source not found

Hình 3.8. Biến động mật độ tôm giống họ Penaeidae theo các tháng
khảo sát ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error: Reference
source not found
Hình 3.9. Biến động mật độ tôm giống Metapenaeus theo các tháng khảo
sát vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error: Reference source not
found
Hình 3.10. Biến động mật độ tôm giống Penaeus theo các tháng khảo
sát vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error: Reference source not
found
Hình 3.11: Trữ lượng tức thời tôm giống họ Penaeidae vùng cửa sông
Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error: Reference source not found
Hình 3.12: Trữ lượng tức thời tôm giống Metapenaeus vùng cửa sông
Bãi bồi Tây Ngọc Hiển Error: Reference source not found
Hình 3.13: Trữ lượng tức thời tôm giống Penaeus vùng cửa sông Bãi bồi
Tây Ngọc Hiển Error: Reference source not found
Hình 3.14: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 3/2007 (phía trên) và
5/2007 (phía dưới) vùng biển ven bờ Cà Mau Error: Reference source
not found
Hình 3.15: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 8/2007 (phía trên) và
11/2007 (phía dưới) vùng biển ven bờ Cà Mau Error: Reference
source not found
Hình 3.16: Sơ đồ phân bố mật độ tôm giống tháng 3 (phía trên) và
5/2008 (phía dưới) vùng biển ven bờ Cà Mau Error: Reference source
not found
Hình 3.17. Biến động mật độ tôm giống họ Penaeidae theo các tháng
khảo sát vùng biển ven bờ Cà Mau Error: Reference source not found
Hình 3.18. Trữ lượng tức thời tôm giống họ Penaeidae tầng mặt vùng
biển ven bờ Cà Mau Error: Reference source not found
Hình 3.19. Trữ lượng tức thời tôm giống họ Penaeidae tầng thẳng đứng
vùng biển ven bờ Cà Mau Error: Reference source not found

Hình 3.20. Trữ lượng tức thời tôm giống họ Penaeidae tầng đáy vùng
biển ven bờ Cà Mau Error: Reference source not found
Hình 3.21. Trữ lượng tức thời tôm giống họ Penaeidae vùng biển ven
bờ Cà Mau Error: Reference source not found

Viện nghiên cứu Hải sản
MỞ ĐẦU
Vùng biển ven bờ Cà Mau được đánh giá là một trong những vùng có
nguồn lợi tôm biển phong phú và đa dạng về thành phần loài, trong đó có
nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Vùng biển này là ngư trường khai thác tôm và
cũng là bãi đẻ, nơi ương nuôi ấu trùng tôm bổ sung cho nguồn lợi tôm biển
ngoài tự nhiên.
Ở Cà Mau, loài tôm được nuôi và khai thác phổ biến là Penaeus
monodon, P. indicus và Metapenaeus ensis. Trong đó, con giống loài
Penaeus monodon chủ yếu được sản xuất nhân tạo, còn những loài tôm khác
được khai thác ngoài tự nhiên. Ước tính mỗi năm, chỉ riêng loài tôm sú
Penaeus monodon người nuôi tôm ở Cà Mau đã sử dụng khoảng 10 tỷ con
giống với số tiền chi phí lên tới nhiều tỷ đồng.
Trong những năm qua, do việc khai thác không hợp lý, trong đó kể cả
việc sử dụng những ngư cụ và phương pháp khai thác có tính hủy diệt, nên
nguồn lợi tôm biển ngày càng suy giảm, dẫn đến nguồn lợi tôm giống cũng
suy giảm theo.
Nguồn lợi tôm giống của các loài tôm kinh tế thuộc hai giống Penaeus
và Metapenaeus ở ven bờ Cà Mau đã được một số công trình nghiên cứu
trong nước công bố, nhưng do thời gian nghiên cứu đã qua lâu, số liệu không
được cập nhật, nên mức độ sử dụng gặp hạn chế, chưa đủ cơ sở dẫn liệu khoa
học cần thiết cho việc sử dụng hợp lý nguồn lợi tôm giống tự nhiên cho nghề
nuôi tôm và bảo vệ, phát triển nguồn lợi tôm bố mẹ.
Việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng cũng như biến động nguồn lợi
tôm, nhất là nguồn lợi tôm giống và đánh giá hiện trạng, sự ảnh hưởng của

một số loại nghề khai thác có tính hủy diệt là rất cần thiết để làm cơ sở khoa
học đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm quản lý, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi
Luận án Tiến sĩ
1
Viện nghiên cứu Hải sản
tôm ở Cà Mau, góp phần quan trọng cho việc quy hoạch, định hướng và phát
triển bền vững ngành Thủy sản ở đây.
Vì vậy, việc tiến hành đề tài luận án “Đánh giá sự biến động nguồn
lợi tôm giống của một số loài tôm kinh tế thuộc giống Penaeus Fabricius,
1798 và Metapenaeus Wood - Mason et Alcock, 1891 vùng cửa sông Bãi bồi
Tây Ngọc Hiển và vùng biển ven bờ Cà Mau là cần thiết, có tính thời sự, ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá hiện trạng và tình hình biến động nguồn lợi tôm giống của một
số loài tôm có giá trị kinh tế thuộc giống Penaeus Fabricius, 1798 và giống
Metapenaeus Wood - Mason et Alcock, 1891, nhằm cung cấp cơ sở khoa học
cần thiết cho việc qui hoạch, quản lý và phát triển nguồn lợi tôm phù hợp ở
vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển và vùng biển ven bờ Cà Mau.
Nội dung nghiên cứu:
1. Nghiên cứu thành phần loài và tình hình biến động nguồn lợi tôm giống
của một số loài tôm kinh tế thuộc giống Penaeus Fabricius, 1798 và giống
Metapenaeus Wood - Mason et Alcock, 1891 ở KVNC.
2. Điều tra hiện trạng và đánh giá sự ảnh hưởng của nghề te, nghề đáy sông
đến nguồn lợi tôm giống ở vùng cửa sông Bãi bồi Tây Ngọc Hiển, VQG
mũi Cà Mau.
3. Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi tôm giống ở vùng cửa sông
Bãi bồi Tây Ngọc Hiển, VQG mũi Cà Mau nhằm đề xuất các giải pháp khả
thi để quản lý, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi tôm giống.
Luận án Tiến sĩ
2

Viện nghiên cứu Hải sản
Những đóng góp khoa học và điểm mới của luận án:
1. Ý nghĩa khoa học
Là công trình nghiên cứu đầu tiên chuyên về tôm giống của 02 giống
tôm kinh tế ở vùng biển ven bờ của một tỉnh có điều kiện sinh thái và nguồn
lợi tôm đặc thù nhất.
Công trình đã đánh giá một cách khoa học về biến động thành phần
loài và sự ảnh hưởng tiêu cực của nghề te và nghề đáy sông đến nguồn lợi
tôm giống.
Công trình đã nghiên cứu tương đối tổng hợp, có cơ sở khoa học về các
điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc ban hành các chính sách bảo vệ và
phát triển nguồn lợi tôm giống.
2. Tính mới của luận án
Các kết quả nghiên cứu về thành phần loài, số lượng và sự biến động
giống loài tôm phân bố tự nhiên theo thời gian, không gian; thành phần loài,
số lượng tôm giống bị khai thác bởi nghề te và nghề đáy sông có ý nghĩa lớn
trong việc đưa ra những biện pháp tích cực để bảo vệ nguồn lợi tôm giống.
Các đánh giá về hiện trạng khai thác, hiện trạng của các biện pháp bảo vệ
nguồn lợi tôm giống đang được thực hiện là cơ sở khoa học để các cơ quan chức
năng nắm được tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp để đưa ra những quyết
sách mới.
Luận án Tiến sĩ
3
Viện nghiên cứu Hải sản
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tôm thường được sử dụng trong bữa ăn của người Việt Nam và của
nhiều nước trên thế giới, đồng thời tôm đang là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
kinh tế cao của nước ta.
Nhiều kết quả nghiên cứu về tôm đã được công bố ở trong và ngoài nước
trên nhiều lĩnh vực: từ đa dạng loài, phân bố, tình hình nguồn lợi, đặc điểm sinh

học (tuổi, sinh trưởng, sinh sản, dinh dưỡng vv ), đến di cư, cấu trúc quần thể,
mối quan hệ giữa chúng với môi trường sống vv Luận án này chỉ đề cập
những tài liệu liên quan đến các loài tôm có giá trị kinh tế sống ở vùng cửa
sông, ven biển nhằm có một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình nghiên cứu
tôm trên thế giới, ở Việt Nam nói chung và ở khu vực Cà Mau nói riêng.
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Về định loại
Kubo (1949) đã công bố kết quả nghiên cứu về thành phần tôm họ
Penaeidae ở vùng biển Nhật Bản và các thủy vực lân cận, tác giả đã đưa ra nhiều
dẫn liệu về phân loại và mô tả các loài tôm họ Penaeidae, đặc biệt là hình thái
phân loại ATT-TC. Đây là một trong những công trình nghiên cứu tiêu biểu về
tôm giống ở thế kỷ XX, đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị, rất hữu ích cho công
tác tham khảo [86].
Baez (1985) đã xây dựng khóa phân loại cho một số họ giáp xác mười
chân thu thập được ở phía nam Chile. Với ảnh màu minh họa khá rõ nét, việc
định loại tôm được hỗ trợ nhiều [71].
Cook (1996) đã xây dựng khóa định loại chung cho ấu trùng và hậu ấu
trùng Penaeidae ở vùng triều Mexico [74]. Công trình nghiên cứu của Lindley
(2001) đã tiến hành định loại bộ Decapoda ở giai đoạn còn non của một số họ
Luận án Tiến sĩ
4
Viện nghiên cứu Hải sản
tôm Aristeidae, Penaeidae, Solenoceridae, Sicyoniidae, Sergestidae và
Luciferidae [88].
1.1.2. Về sự phân bố và biến động thành phần loài của ATT-TC theo sự
biến đổi của các yếu tố môi trường
Tại các vùng cửa sông ở Nam Phi, Whitfield (1989) đã nghiên cứu sự
biến động về số lượng của tôm con theo độ cao mực thuỷ triều của kỳ con
nước. Kết quả cho thấy: sự biến động số lượng tôm con liên quan chặt chẽ tới
sự biến đổi của độ cao thuỷ triều, tốc độ dòng chảy, nhiệt độ và độ muối của

khối nước triều. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, số lượng tôm
con còn phụ thuộc vào mùa cũng như nhịp điệu ngày - đêm ở các tầng nước
khác nhau [94].
Vùng nước ven bờ biển Andaman của Thái Lan cũng đã được Janekarn
Vudhichai (1993) nghiên cứu. Tác giả đã thu được gần 10.000 cá thể và xác định
chúng thuộc 62 họ. Sự phong phú về số lượng tôm con ở vùng biển này tương tự
với các vùng nhiệt đới khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần loài tôm
con ở tầng sát đáy đa dạng hơn tầng mặt và tầng giữa [82].
Kết quả nghiên cứu tôm Penaeus monodon của Kenyon và cộng sự
(1997) cho thấy Penaeus monodon con thích nghi sống tại vùng nước lợ cửa
sông, nơi giàu có thức ăn. Mật độ thu được tại vùng nước lợ cửa sông thường
cao hơn các khu vực khác [85].
Đối với hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và rừng ngập mặn (RNM): Chương
trình nghiên cứu thí điểm về tôm trong RNM và khu vực lân cận được
Chaitiamvong (1983) tiến hành và cho thấy mật độ tôm trong RNM nhiều và đa
dạng hơn ngoài RNM [73].
Kết quả nghiên cứu của Singh và cộng sự (1995) đã cho thấy, RNM ven
bờ là nơi ẩn trú thuận lợi và có vai trò như một vườn ương cho nhiều loài sinh
vật thủy sinh sinh trưởng, sinh sản [90].
Luận án Tiến sĩ
5
Viện nghiên cứu Hải sản
Nghiên cứu của Laegdsgaard (1995) và Kenyon (1997) ở vùng biển
phía đông của Australia cho thấy, số lượng ATT-TC tại các vị trí có cỏ biển
cao gấp từ 2 đến 3 lần nơi không có cỏ biển. Kết quả thí nghiệm về số lượng
ATT-TC cư trú tại các thảm cỏ nhân tạo và không có thảm cỏ của tác giả
cũng cho thấy sự chênh lệch mật độ từ 5 -10 lần [87]. Theo Haywood và cộng
sự (1998), thảm cỏ biển có vai trò quan trọng giúp cho ATT-TC tránh khỏi sự
tấn công của các loài cá dữ [83].
Năm 1999, tại Hội thảo Quốc tế về RNM ở Hongkong, trong báo cáo

“Mối quan hệ giữa mật độ tôm con và cá con với RNM ở Maipo, Hongkong”
Vance chỉ ra rằng: số lượng tôm con thu được vào ban đêm trong RNM, ven
RNM và đáy bùn cao gấp từ 2 đến 10 lần so với mẫu thu vào ban ngày [92].
1.1.3. Về một số giải pháp quản lý và bảo vệ nguồn lợi liên quan
FAO (1995) đã đưa ra Bộ Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm. Năm
1997, trên cơ sở Bộ Quy tắc này, Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á
(SEAFDEC) đã xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết về nghề cá có trách
nhiệm (Code of Conduct for Responsible Fisheries) phù hợp với điều kiện
nghề cá ở các nước Đông Nam Á [76]. Một số giải pháp cơ bản, có hiệu quả ở
nhiều nước trên thế giới được triển khai, áp dụng:
1) Giảm số lượng tàu thuyền và chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện
ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Chi Lê, Hà Lan, các nước châu Âu và liên
minh châu Âu vv…
2) Xây dựng các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn nguồn lợi và tạo rạn
nhân tạo được áp dụng ở Tanzania, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan vv…
3) Cấm có thời hạn một số loại nghề như: lưới kéo đáy, đăng chắn, te
xiệp được áp dụng ở Trung Quốc; cấm mọi hoạt động khai thác từ 8 km vào bờ
được áp dụng ở Malaysia vv…
4) Cấm hẳn các nghề khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi
Luận án Tiến sĩ
6
Viện nghiên cứu Hải sản
Trung Quốc cấm nghề lưới kéo, te xiệp hoạt động trong vùng từ 12 hải
lý trở vào bờ; Thái Lan cấm nghề lưới kéo và te đẩy hoạt động ở vùng cách
bờ 3 km; Philippine cấm tất cả các dạng đánh bắt cá bất hợp pháp và phương
pháp khai thác huỷ diệt như lưới kéo, te xiệp, chất nổ, chất độc và kích thước
mắt lưới nhỏ hơn quy định; Malaysia cấm tất cả các ngư cụ và phương pháp
khai thác có hại như te xiệp, lưới kéo, xung điện, chất nổ và chất độc;
Indonesia cấm nghề lưới kéo, te xiệp trong toàn bộ vùng biển của mình.
5) Có chính sách phát triển bền vững nghề cá

Trung Quốc cấp giấy phép đánh cá theo vùng và ngư trường, đưa ra
trần hạn mức mã lực cho mỗi vùng biển; cấm các ngư cụ và phương pháp
đánh bắt hủy diệt;
Thái Lan cấp giấy phép cho các tàu đánh cá, thiết lập
chương trình quản lý nghề cá ven bờ với sự tham gia của cộng đồng ngư dân
ven biển; Malaysia giảm cường lực khai thác thông qua việc cấp giấy phép
cho tàu cá, phân chia ngư trường cho nghề cá qui mô nhỏ và nghề cá công
nghiệp, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng ngư dân trong quản lý nghề cá;
Indonesia phát triển nghề nuôi để giảm áp lực khai thác ven bờ, phân chia vùng
đánh bắt, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý nghề cá.
6) Các giải pháp tạo sinh kế cho ngư dân chuyển đổi nghề
Na Uy mua lại số tàu thuyền đánh cá bị cắt giảm hoặc cấm hoạt động
để ngư dân có tiền chuyển đổi nghề; Canada mua lại tàu thuyền bị cấm đánh
bắt rồi đánh đắm làm rạn nhân tạo, sau đó trợ cấp cho những ngư dân bị thất
nghiệp; Trung Quốc hỗ trợ cho ngư dân nghèo làm nghề khai thác hải sản ven
bờ chuyển đổi nghề nghiệp; Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc mua lại tàu thuyền
cũ của ngư dân, cấp tiền đào tạo nghề cho những ngư dân chấp nhận chuyển
sang nghề khác vv
Luận án Tiến sĩ
7
Viện nghiên cứu Hải sản
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài, phân bố và mùa vụ sinh sản
Phần lớn các nghiên cứu đã được tiến hành trước đây liên quan đến
nguồn giống thủy sản chủ yếu tập trung vào việc xác định các khu vực phân
bố nguồn giống ấu trùng trôi nổi trong khuôn khổ của nhiều đề tài, dự án khác
nhau do Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Hải sản và Phân
Viện Hải dương học tại Hải Phòng (nay là Viện Tài Nguyên và Môi trường
biển) thực hiện.
Năm 1971-1972, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành khảo sát tôm ở

vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Kết quả đã xác định được một số loài
tôm kinh tế là đối tượng khai thác ở vùng ven bờ và tôm giống của các đối
tượng này có thể trở thành giống nuôi trong các đầm nước lợ ven biển. Các
tác giả cũng đã quan tâm nghiên cứu một số yếu tố môi trường liên quan như:
nhiệt độ, độ mặn, dòng chảy… tới ATT-TC [3].
Nguồn giống tôm, cá vào đầm nước lợ Tràng Cát (Hải Phòng) đã được
Nguyễn Mạnh Long và cộng sự (1976) nghiên cứu. Kết quả cho thấy, trong
những ngày đầu con nước, số lượng con giống vào đầm phong phú hơn những
ngày sau nhiều lần [34]. Cùng lĩnh vực nghiên cứu về nguồn giống thủy sản,
Mai Văn Cứ và cộng sự (1980) đã có thông báo về tình hình xuất hiện tôm
giống ở một số đầm nước lợ ở Hải Phòng [15]. Khúc Ngọc Cẩm (1988) đã có
công trình về Sự biến động theo mùa vụ của sản lượng tôm, cá giống tự nhiên
vào đầm nước lợ qua cống lấy giống ở khu vực Thái Bình [5].
Trung Trọng Tiến (1983) đã đề cập đến việc theo dõi mùa vụ xuất hiện
tôm giống vào đầm nuôi, thấy rằng vào các tháng 3 - 6, mật độ tôm giống vào
đầm nhiều hơn các tháng khác [58].
Các nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa hệ sinh thái và nguồn giống
thủy sản cũng đã được tiến hành trong những năm qua, trong đó chủ yếu tập
Luận án Tiến sĩ
8

×