Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

tiểu luận môn luật kinh tế chủ đề luật phá sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.08 KB, 26 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
Chủ đề:
LUẬT PHÁ SẢN
GVHD:Ths. Trần Thị Minh Đức
Lớp 11DMAA1
Nhóm 5:
Lê Hoài Linh
Nguyển Thanh Loan
Mai Kiều My
Võ Thị Kim Ngân
Lê Như Quỳnh
Huỳnh Thanh Phượng
Nguyễn Phương Thảo
Đoàn Thị Như Trúc
Lưu Thị Ánh Tuyết
Nguyễn Tuấn Vũ

Mục lục
1. Thực trạng về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp năm 2013
Theo thông tin của một bài báo trên trang web www.tapchitaichinh.vn đăng
vào cuối tháng 12/2013 thì ước tính năm 2013, tổng số doanh nghiệp đăng ký
thành lập mỡi là 76955 doanh nghiệp, tăng 10,1% so với năm 2012 với tổng vốn
đăng ký là 398,7 nghìn tỷ đồng, giảm 14,7%. Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải
giải thể hoặc ngừng hoạt động năm nay là 60737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với
năm trước, trong đó số doanh nghiệp đã giải thể là 9818 doanh nghiệp, tăng 4,9%.
Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động nhưng không đăng ký là 40116
doanh nghiệp, tăng 8,6%.
Về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, theo kết quả điều tra tại thời
điểm 01/01/2013 cả nước có 3135 doanh nghiệp nhà nước, bao gồm: 405 doanh
nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 12,9%: 1401 doanh nghiệp công


nghiệp và xây dựng, chiếm 44,7% và 1329 doanh nghiệp dịch vụ, chiếm 42,4%.
Kết quả điều tra có 2893 doanh nghiệp trả lời, trong đó 2854 doanh nghiệp
thực tế đang hoạt động, chiếm 98,7%; 39 doanh nghiệp ngừng hoạt động, chiếm
1,3%, bao gồm 24 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước và 15 doanh nghiệp vốn
nhà nước trên 50%.
Trong số 24 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước ngừng hoạt động thì tỷ lệ
doanh nghiệp chờ giải thể, phá sản là 41,7%; doanh nghiệp chờ sắp xếp lại là
29,2%; doanh nghiệp ngừng để đầu tư đổi mới công nghệ là là 12,5%; còn lại là
nguyên nhân khác. Trong số 15 doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 50% ngừng
hoạt động, tỷ lệ doanh nghiệp chờ giải thể, phá sản và chờ sắp xếp lại cùng chiếm
40%; còn lại là nguyên nhân khác.
Trong tổng số 39 doanh nghiệp ngừng hoạt động, số doanh nghiệp chờ giải
thể, phá sản chiếm tỷ lệ cao nhất với 41% số doanh nghiệp chờ sắp xếp lại chiếm
33,3%; số doanh nghiệp ngừng để đầu tư đổi mới công nghệ chiếm 10,3% và số
doanh nghiệp ngừng vì lí do khác chiếm 15,4%.
Về lý do ngừng hoạt động thì có 56,4% số doanh nghiệp trả lời do sản xuất
thua lỗ kéo dài; 5,1% trả lời do năng lực quản lý, điều hành hạn chế và 38,5% trả
lời do nguyên nhân khác như thiếu vốn sản xuất kinh doanh, không tìm kiếm được
thị trường hoặc đang thuộc diện bán hoặc chờ sắp xếp lại.
So với năm 2000, số doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm 01/01/2013 bằng
54,4%, giảm 2624 doanh nghiệp; tổng doanh thu năm 2012 gấp 6,9 lần năm 2000;
tổng lợi nhuận trước thuế gấp 9,4%; tổng nộp ngân sách nhà nước gấp 8,1 lần.
Thị phần cung cấp sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp nhà
nước cho thị trường trong nước chiếm khoảng 32,2%, trong đó thị phần của doanh
nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản là 41,9%; ngành công nghiệp và xy6 dựng là
30,4% và ngành dịch vụ là 30,5%.
Trong tổng số 2893 doanh nghiệp trên, có 1347 doanh nghiệp thuộc đối
tượng cổ phần hóa (tính đến 01/01/2013 đã có 1142 doanh nghiệp đã cổ phần hóa,
chiếm 84,8% và 205 doanh nghiệp đang và chưa cổ phần hóa chiếm 15,2%) và
1546 doanh nghiệp không thuộc đối tượng cổ phần hóa mà chuyển đổi, sáp nhập

hoặc chuyển sang công ty TNHH một thành viên.
Qua kết quả điều tra cho thấy, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của các doanh
nghiệp được cổ phần hóa có xu hướng tăng so với thời điểm trước sắp xếp, đổi
mới, cổ phần hóa, cụ thể: 39,6% doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận tăng trên 10%;
36,5% doanh nghiệp tăng dưới 10%; 36,5% doanh nghiệp không tăng, không giảm
và 8,5% doanh nghiệp giảm.
2. Khái quát về phá sản
2.1. Khái niệm phá sản
Dưới góc độ pháp lý, phá sản được đề cập như là một thủ tục xử lí tình trạng
mất khả năng thanh toán nợ của một chủ thể do Tòa án tiến hành.
Khoa học pháp lý Việt Nam xem xét phá sản dưới hai bình diện: doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và phá sản là thủ tục phục hồi hoặc xử lí nợ đặc
biệt.
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Căn cứ vào Điều 3, Chương 1 của Luật phá sản thì doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản là trường hợp: Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã không có khả
năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.
Nghiên cứu dấu hiệu này, về phương diện lý luận cũng như thực tiễn cần
xem xét một số khía cạnh sau:
• Mất khả năng thanh toán không có nghĩa cạn kiệt tài sản, doanh nghiệp có thể có
rất nhiều tài sản nhưng vẫn mất khả năng thanh toán vì tài sản đó không bán được.
• Mất khả năng thanh toán không chỉ doanh nghiệp không thanh toán được nợ mà nó
còn thể hiện doanh nghiệp lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng, nghĩa là không
thể trả được nợ, không có lối thoát trừ phi có sự can thiệp của tòa án hoặc giúp đỡ
của chủ nợ.
• Đối với các doanh nghiệp tư nhân, nếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh có
giao kết bất kỳ hợp đồng nào sau đó phát sinh ra các khoản nợ thì những khoản nợ
này được coi là cơ sở đánh giá tình trạng phá sản của doanh nghiệp.
• Pháp luật không quy định cụ thể mất khả năng thanh toán một khoản nợ bao nhiêu
thì coi là lâm vào tình trạng phá sản, vì tình hình tài chính trong các doanh nghiệp

khác nhau.
• Bản chất của việc mất khả năng thanh toán có thể trùng với biểu hiện bên ngoài là
trả được nợ hay không. Nhiều doanh nghiệp không trả được nợ nhưng điều này chỉ
mang tính chất nhất thời, ngược lại, có những doanh nghiệp sự trả nợ chỉ là trá
hình, che đậy tình trạng tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp.
Với định nghĩa trên có thể thấy, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
chưa chắc đã phải chấm dứt hoạt động và sự tồn tại của nó. Nó chỉ có thể bị chấm
dứt hoạt động và bị tuyên bố phá sản sau khi chủ nợ có đơn yêu cầu toà án tuyên
bố phá sản doanh nghiệp và có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp có hiệu
lực của toà án có thẩm quyền. Nếu các chủ nợ không làm đơn yêu cầu tuyên bố
phá sản doanh nghiệp tới toà án thì doanh nghiệp đó vẫn hoạt động bình thường.
Phá sản – thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thanh lý nợ đặc biệt
• Tính chất đặc thù của thủ tục phục hồi doanh nghiệp
Tính chất đặc thù của thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản được nhìn nhận trong mối quan hệ so sánh với quá trình tự phục hồi doanh
nghiệp khi kinh doanh khó khăn hoặc thua lỗ nhưng chưa bị yêu cầu mở thủ tục
phá sản. Sự khác biệt cơ bản giữa hai quá trình là quá trình tự phục hồi là giải pháp
doanh nghiệp chủ động thực hiện còn phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản lại là thủ tục tư pháp.
• Tính đặc thù của thủ tục thanh lý nợ đặc biệt.
Để bảo vệ chủ nợ, bản thân doanh nghiệp mắc nợ và những người có liên
quan, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi phá sản thì việc giải quyết phá
sản phải được thực hiện theo một thủ tục đặc biệt khác với thủ tục đòi nợ và thanh
toán thông thường. Điều đó thể hiện ở những nội dung sau:
− Việc đòi nợ và thanh toán nợ mang tính tập thể.
− Việc đòi nợ và thanh toán các khoản nợ thông qua một cơ quan đòi nợ có
thẩm quyền.
− Thanh toán các khoảng nợ được tiến hành trên cơ sở số tài sản còn lại của
doanh nghiệp.
− Việc thanh toán được tiến hành sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền.
2.2. Phân loại phá sản
Có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại phá sản. Thông thường,
khoa học pháp lý nêu ra ba tiêu chí sau:
• Xét về bản chất của các nguyên nhân dẫn đến phá sản:
Phá sản trung thực: thường là do những nguyên nhân khách quan hoặc bất
khả kháng
Phá sản gian trá: thường gắn với những hành vi gian trá của chủ doanh
nghiệp hoặc người quản lí, điều hành doanh nghiệp nhằm chiếm đoạt tài sản của
các chủ nợ.
• Xét về cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý về phá sản:
Phá sản tự nguyện: là trường hợp doanh nghiệp mắc nợ làm đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản.
Phá sản bắt buộc: là trường hợp chủ nợ yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải
quyết phá sản doanh nghiệp mắc nợ.
• Xét về đối tượng và phạm vi điều chỉnh của pháp luật
Phá sản doanh nghiệp
Phá sản cá nhân
Ở Việt Nam Luật phá sản 2004 xác định đối tượng áp dụng là các doanh
nghiệp và hợp tác xã. Luật không điều chỉnh việc phà sản của cá nhân.
3. Đối tượng áp dụng của Luật phá sản Doanh nghiệp
3.1. Luật phá sản 1993
Luật phá sản Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 30/12/1993 và có
hiệu lực từ ngày 01/7/1994.
Luật áp dụng cho doanh nghiệp phá sản trong quá trình kinh doanh, không
áp dụng cho cá nhân vỡ nợ dân sự, không tuyên bố xoá nợ, không phân chia tái tổ
chức và thanh lý sản nghiệp như là hai sự lựa chọn cơ bản cho chủ nợ và doanh
nghiệp mắc nợ.
3.2. Luật phá sản 2004
Luật PS 2004 quy định đối tượng áp dụng của luật phá sản là các doanh

nghiệp như: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư
nhân, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã. Luật PS 2004 không áp dụng cho các
chủ thể như hộ kinh doanh, tổ hợp tác kinh doanh.
Trích dẫn điều 2, chương I, Luật phá sản 2004
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
(hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng Luật này đối với
doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp
tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh
vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu.”
Như vậy, luật phá sản được áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp hợp
tác xã và liên hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật.
Các loại hình doanh nghiệp bao gồm các hình thức sở hữu Nhà nước sở hữu
chung hay sở hữu tư nhân: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các loại hình công ty (CT TNHH, CT CP, Công
ty hợp danh).
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kể cả doanh nghiệp liên
doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài vẫn thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật phá sản. Tuy nhiên, doanh nghiệp nước ngoài ( hiểu là doanh
nghiệp mang quốc tịch nước ngoài, chỉ hiện diện thương mại ở Việt Nam thông
qua chi nhánh, văn phòng đại diện) thì không thể bị tuyên bố phá sản tại Việt Nam,
trường hợp này sẽ được giải quyết theo quy định của Luật dân sự và Luật tố tụng
dân sự.
Hộ kinh doanh cá thể không phải là doanh nghiệp nên không thuộc đối
tượng áp dụng của luật phá sản, khi hộ kinh doanh cá thể lâm vào tình trạng phá
sản được giải quyết theo quy định của Luật dân sự và Luật tố tụng dân sự.
Công ty nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếp cung
ứng sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu và doanh nghiệp phục vụ quốc phòng, an

ninh đều thuộc đối tượng điều chỉnh của luật phá sản: Chính phủ đã quy định cụ
thể về áp dụng luật phá sản đối với các đối tượng này tại nghị định 67/ 2006 NĐ-
CP ngày 11/7/2006 hướng dẫn áp dụng luật phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt
và tổ chức, hoạt động của tổ quản lí, thanh lí tài sản.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng
là những lĩnh vực đặc thù, có ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế xã hội nhưng những
chủ thể đó vẫn là những chủ thể kinh doanh hoạt động trên thị trường và bình đẳng
với các thể kinh doanh khác nên những chủ thể này vẫn thuộc sự điều chỉnh của
luật phá sản đối với chủ thể trên tại nghị định 114/2008/NĐ-CP và nghị định
05/2010 NĐ-CP
Nghị quyết 03/2005/HĐTP-TANDTC về việc hướng dẫn thi hành một số
quy định của Luật phá sản ghi nhận thêm:
Khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp hợp tác xã,
Toà án phải kiểm tra trong danh mục cụ thể do Chính phủ quy định về doanh
nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã
hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác
thường xuyên, trực tiếp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu có doanh
nghiệp, hợp tác xã này hay không, để thực hiện như sau:
- Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc danh mục
cụ thể do Chính phủ quy định, thì Toà án chỉ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản khi có đầy đủ các điều kiện nộp đơn do Chính phủ quy định đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,
việc tiến hành thủ tục phá sản phải thực hiện đúng theo quy định của Chính
phủ về thi hành Luật phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã này.
- Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản không thuộc
danh mục cụ thể do Chính phủ quy định, thì Toà án tiến hành thủ tục phá sản
theo quy định của Luật phá sản, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn
thi hành luật phá sản và hướng dẫn trong nghị quyết 03/2005.
Tóm lại, Luật phá sản 2004 có sự thay đổi phạm vi điều chỉnh so với Luật
phá sản doanh nghiệp 1993. Theo đó đối tượng áp dụng của đạo luật này không chỉ

là các doanh nghiệp mà bao gồm cả hợp tác xã và liên minh hợp tác xã.
4. Đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
• Quyền nộp đơn của các chủ nợ
Theo khoản 1 Điều 13 Luật phá sản 2004:
Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các
chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Khoản 1, 2 Điều 6 Luật phá sản 2004 ghi nhận:
- Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
- Chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ 3 mà giá trị tài sản bảo
đảm ít hơn khoản nợ đó.
• Quyền nộp đơn của người lao động
Theo khoản1, Điều 14, Luật phá sản 2004:
Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các
khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
tình trạng phá sản thì người lao động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện
công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
đó.
Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số
người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín
hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực
thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải được quá nửa số
người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành
• Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ sỡ hữu doanh nghiệp nhà nước
Theo khoản 1, Điều 16, Luật phá sản 2004:
Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh
nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện
chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với

doanh nghiệp đó.
• Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các cổ đông công ty cổ phần
Theo khoản 1, Điều 17, Luật phá sản 2004:
Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc
nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo điều lệ của công
ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị
quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không
tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số
cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.
• Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của thành viên hợp danh
Theo khoản 1, Điều 17, Luật phá sản 2004:
Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên
hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh
đó.
• Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm
vào tình trạng phá sản
Theo khoản 1, Điều 15, Luật phá sản 2004:
Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ
doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Theo khoản 5, Điều 15, Luật phá sản 2004:
Trong thời hạn ba tháng, kể từ khi thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
tình trạng phá sản, nếu chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh
nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải chịu trách
nhiệm theo quy định của pháp luật.
• Nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Theo Điều 19, Luật phá sản 2004:
1. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại các điều 13, 14, 15, 16, 17
vá 18 của Luật này có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu do pháp luật

quy định và theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.
2. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan gây ảnh hưởng
xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc
có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản thì tùy theo tính chất, mức
độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Sơ đồ trình tự, thủ tục phá sản theo luật phá sản năm 2004
DN, HTX lâm vào nh trạng phá sản
Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Tòa án nhận đơn, xem xét đơn
Thụ lý đơn
Trả lại đơn
Tuyên bố DN, HTX bị phá sản trong trường hợp đặc biệt
Không mở thủ tục phá sản
Mở thủ tục phá sản
Kiểm kê tài sản
Gửi giấy đòi nợ
Lập danh sách chủ nợ
Lập danh sách người mắc nợ
Mở thủ tục thanh lý trong trường hợp đặc biệt
Hội nghị chủ nợ
Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Thủ tục thanh lí tài sản
Tuyên bố DN, HTX bị phá sản
Đình chỉ phục hồi hoạt động kinh doanh
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Chương II – LUẬT PHÁ SẢN
2004)
Khi nhận thấy DN,HTX lâm vào tình trạng phá sản (Điều 3) thì các chủ thể
có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (các điều 13, 14, 15, 16,
17 và Điều 18) và nộp tiền tạm ứng phí phá sản.

Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Chương II – LUẬT PHÁ
SẢN 2004)
Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sau đó sẽ quyết
định trả lại đơn (Điều 24) hoặc Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày
nộp lệ phí phá sản (Điều 22) hoặc Quyết định tuyên bố DN,HTX bị phá sản trong
trường hợp đặc biệt (Điều 87).
Tòa án sẽ ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong những
trường hợp sau đây:
- Người nộp đơn không nộp tiền tạm ứng phí phá sản trong thời hạn do
tòa án ấn định
- Người nộp đơn không có quyền nộp đơn
- Có tòa án khác đã mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX lâm vào tình
trạng phá sản
- Có căn cứ rõ ràng cho thấy việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
do không khách quan ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tính, hoạt động
kinh doanh của DN, HTX hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở
thủ tục phá sản
- DN, HTX chứng minh được mình không lâm vào tình trạng phá sản
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án ra quyết định mở/
không mở thủ tục phá sản (Điều 28) và nếu tòa án quyết định mở thủ tục phá sản
thì phải Thông báo quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày
ra quyết định (Điều 29).
Bước 3: Lập danh sách chủ nợ, người mắc nợ, kiểm kê tài sản và thanh lý
trong trường hợp đặc biệt (Chương III, IV)
- Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc kiểm kê tài sản (Điều 50), lập
danh sách chủ nợ (Điều 51, Điều 52); lập danh sách người mắc nợ (Điều 53);
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo mở thủ tục phá sản,
các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho tòa án. Hết hạn luật định, nếu các chủ nợ
không gởi giấy đòi nợ cho tòa án thì sẽ không có tên trong danh sách chủ nợ.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gởi giấy đòi nợ, tổ quản lý ,

thanh lý tài sản phải lập xong danh sách chủ nợ, trong đó xác định rõ số nợ của
mỗi loại.
- Tòa án quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp đặc biệt
(Điều 78);
Bước 4: Hội nghị chủ nợ (Chương V)
Sau khi lập xong danh sách chủ nợ, thẩm phán phải triệu tập hội nghị chủ nợ.
Giấy triệu tập hội nghị chủ nợ phải được gởi chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai
mạc hội nghị.
 Thành phần hội nghị chủ nợ bao gồm:
Người có quyền tham gia hội nghị chủ nợ:
- Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ
- Đại diện cho người lao động
- Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp
Người có nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ là người nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản
 Hội nghị chủ nợ hợp lệ khi có quá nữa số chủ nợ không có đảm bảo đại
diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có đảm bảo trở lên và có sự tham gia của
người có nghĩa vụ tham gia. Trường hợp không tổ chức được hội nghị chủ
nợ thì hội nghị phải được triệu tập lại chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày
hoãn hội nghị chủ nợ.
(Triệu tập Hội nghị chủ nợ (Điều 61), Quyền và nghĩa vụ tham gia hội nghị
chủ nợ (Điều 62, Điều 63) Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất (Điều 64), Điều kiện hợp
lê của Hội nghị chủ nợ (Điều 65), Hoãn Hội nghị chủ nợ (Điều 66); Đình chỉ tiến
hành thủ tục phá sản khi có người tham gia Hội nghị chủ nợ vắng mặt (Điều 67)).
Bước 5: Thủ tục phục hồi, thủ tục thanh lý (Chương VI)
• Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh:
Điều kiện áp dụng:
- Khi hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết đồng ý với các
giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ thì
thẩm phán sẽ ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh

doanh
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nghi quyết được thông qua doanh
nghiệp mắc nợ có trách nhiệm xây dựng phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh.
Thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: nghị quyết của hội
nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại
diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.
Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh: thẩm phán ra quyết định
đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi xuất
hiện một trong các trường hợp sau:
- DN thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
- Được quá nữa số phiếu của các chủ nợ không có đảm bảo đại diện
cho từ 2/3 tổng số nợ không có đảm bảo trở lên chưa thanh toán đồng
ý đình chỉ.
Kể từ khi có quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi thì DN đó được
coi là không còn lâm vào tình trạng phá sản.
• Thủ tục thanh lý tài sản, thanh toán nợ:
 Các trường hợp tòa án quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản:
Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong các trường hợp đặc biệt:
Trường hợp DN hoạt đọng kinh doanh bị thua lỗ nghiêm trọng đã
được nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh
doanh nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các
khoản nợ đến hạn khi chủ nợ yêu cầu thì tòa ra quyết định mở thủ tục
thanh lý tài sản của doanh nghiệp mà không cần triệu tập hội nghị chủ
nợ.
Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi hội nghị chủ nợ không
thành trong những trường hợp sau:
- Chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của DN không tham gia hội
nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng hoặc sau khi hội
nghị chủ nợ đã được hoãn một lần mà vẫn không tham gia hội

nghị chủ nợ được triệu tập lại nếu người nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản là chủ nợ không có bảo đảm hoặc bảo đảm mộ
phần hoặc người lao động
- Không đủ số chủ nợ tham gia hội nghị chủ nợ sau khi hội nghị
chủ nợ đã hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu phá sản là
chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của DN hoặc chủ sở hữu cty
nhà nước, cổ đông công ty cổ phần, thành viên hợp danh của
công ty hợp danh, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn.
Quyết định thanh lý tài sản khi có nghị quyết của hội nghị chủ nợ lần
thứ nhất:
Nếu có một trong các trường hợp sau đây thì thẩm phán ra quyết định
mở thủ tục thanh lý tài sản của DN:
- DN không xây dựng được phương án phục hồi hoạt đọng kinh
doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hội nghị chủ nợ lần
thứ nhất thông qua nghị quyết
- Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án hoạt đọng kinh
doanh của DN
- DN thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương
án phục hồi hoạt động kinh doanh.
 Phân chia tài sản:
Khi có quyết định mở thủ tục thanh lý thì các khoản nợ được bảo
đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố xác lập trước khi tòa án thụ lý
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên thanh toán trước.
Việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp được thực hiện
theo thứ tự ưu tiên sau:
- Phí phá sản
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH theo quy định
của pháp luật và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập
thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
- Các khoản nợ không có bảo đảm của các chủ nợ trong danh

sách chủ nợ.
- Sau khi thanh toán các khoản trên thì phần còn lại thuộc về xã
viên HTX, chủ DNTN, các thành viên công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty hợp doanh, các cổ đông của công ty cổ phần, chủ
sở hữu công ty nhà nước.
 Đình chỉ thủ tục thanh lý:
Thẩm phán quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý trong các trường hợp
sau:
- DN không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia
- Phương án phân chia tài sản đã thực hiện xong
Thủ tục phục hồi (từ Điều 68 đến Điều 74) hoặc Thủ tục thanh lý (Điều 79,
khoản 1,2 Điều 80) -> Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh (Điều 76)
hoặc Quyết định mở thủ tục thanh lý (khoản 3 Điều 80), các trường hợp đặc biệt
(điều 78)
Bước 6: Tuyên bố DN,HTX bị phá sản (Chương VII)
Quyết định tuyên bố DN,HTX bị phá sản đồng thời với việc ra quyết định
định chỉ thủ tục thanh lý tài sản khi DN,HTX không còn tài sản để thực hiện
phương án phân chia tài sản; hoặc Phương án phân chia tài sản đã được thực hiện
xong (Điều 85, Điều 86).
Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt , tòa án có thể ra quyết định tuyên
bố doanh nghiệp phá sản mà không cần phải triệu tập hội nghị chủ nợ , không cần
áp dụng thủ tục phục hội hay thủ tục thanh lý tài sản: (điều 87)
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền tạm ứng phí phá
sản do tòa án ấn định mà chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp
của DN yêu cầu mở thủ tục phá sản không còn tiền và tài sản khác để
nộp tiền tạm ứng phí phá sản.
- Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nhận các tài liệu,
giấy tờ của các bên liên quan gửi đến, tòa án ra quyết định tuyên bố
DN bị phá sản nếu DN lâm vào tình trạng phá sản không còn tài sản
hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán chi phí phá sản.

Trong thời hạn 10 ngày , kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá
sản có hiệu lực, tòa án phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa
tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
6. Phân biệt phá sản và giải thể:
• Giống nhau: về mặt hiện tượng
− Doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, chấm dứt sự tồn tại của
Doanh nghiệp.
− Bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
− Phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản như thanh toán nợ, giải quyết quyền lợi
cho người lao động, hoàn phần vốn còn lại (nếu có) cho chủ doanh nghiệp.
• Khác nhau: về bản chất
Giải thể Phá sản
Nguyên
nhân
Rộng hơn so với phá sản, có các
nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh
nghiệp:
- Do mục tiêu đề ra
không thể đạt được.
- Do đã hoàn thành
xong mục tiêu kinh doanh.
- Do vi phạm nghiêm
trọng pháp luật dẫn đến bị thu
hồi giấy phép kinh doanh.
- Hay đơn giản chỉ là do
quyết định của chủ doanh
nghiệp
Chỉ có một nguyên nhân duy
nhất:
Do doanh nghiệp bị mất khả

năng thanh toán các khoản nợ
đến hạn.
Thủ tục
pháp lý
- Là thủ tục hành chính do chủ sở
hữu doanh nghiệp hay cơ quan hành
chính có thẩm quyền thực hiện.
- Thời hạn giải quyết một vụ việc
giải thể ngắn hơn
- Là một hoạt động tư pháp,
có tính tố tụng cao, do toà án
có thẩm quyền quyết định.
- Thời hạn giải quyết một vụ
việc phá sản dài hơn rất nhiều
so với giải thể.
Cách
chấm dứt
hoạt
động của
doanh
nghiệp
Bao giờ cũng chấm dứt sự tồn tại
của doanh nghiệp và tiến hành xoá
tên trong sổ đăng ký kinh doanh của
cơ quan quản lý hay chấm dứt sự
tồn tại vĩnh viễn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bị tuyên bố
phá sản vẫn có thể tiếp tục
hoạt động nếu như một nguời
nào đó mua lại toàn bộ doanh

nhgiệp hoặc áp dụng thủ tục
phục hồi doanh nghiệp.
Trách
nhiệm
của chủ
doanh
Người quản lý doanh nghiệp, điều
hành doanh nghiệp không bị cấm
làm công việc tương tự trong một
thời gian nhất định.
Người quản lý doanh nghiệp,
điều hành doanh nghiệp bị
tuyên bố phá sản thường bị
cấm làm công việc tương tự
nghiệp
và người
quản lý
trong một thời gian nhất định
(từ 1 đến 3 năm)
Hình
thức
thanh
toán tài
sản
Chủ doanh nghiệp, hoặc doanh
nghiệp, hợp tác xã trực tiếp thanh
toán tài sản, giải quyết mối quan hệ
nợ nần với chủ nợ.
Việc thanh toán tài sản, phân
chia giá trị tài sản còn lại của

doanh nghiệp, hợp tác xã
được thực hiện thông qua một
cơ quan trung gian là tổ chức
thanh toán tài sản sau khi có
quyết định tuyên bố phá sản.
7. Vai trò của pháp luật phá sản trong nền kinh tế thị trường
Pháp luật phá sản có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của
mỗi quốc gia. Vai trò đó thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây:
• Thứ nhất, pháp luật phá sản là công cụ bảo vệ một cách có hiệu quả nhất
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ.
Pháp luật phá sản Việt Nam đã thể hiện rất rõ sự quan tâm của nhà nước đối
với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Điều này được thể hiện
qua hàng loạt các quy định của pháp luật đến các quyền năng của chủ nợ như:
quyền nộp đơn yêu cầu mỡ thủ tục giải quyết phá sản, quyền khiếu nại danh sách
chủ nợ, quyền có đại diện trong thiết chế quản lí tài sản và thanh toán tài sản,
quyền đề xuất phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cảu chủ nợ, quyền được
khiếu nại quyết định tuyên bố phá sản, v.v …
• Thứ hai, pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của con nợ, tạo cơ hội để con nợ
rút khỏi thương trường một cách trật tự
Pháp luật phá sản Việt Nam đã được xây dựng theo khuynh hướng quy định
nhiều hình thức phục hồi khác nhau để doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
lựa chọn, áp dụng. Cụ thể là, Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 và Luật phá sản
năm 2004 đã không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ mà còn
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cả doanh nghiệp mắc nợ và đặc biệt là đã
không coi phá sản là một tội phạm như quan niệm của một số nước trên thế giới.
Điều này có thể thấy qua việc pháp luật quy định hàng loạt những quyền cho doanh
nghiệp mắc nợ trong quá trình giải quyết phá sản. Chẳng hạn, kể từ thời điểm Tòa
án ra quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, tất cà quyền đòi nợ đều được
đình chỉ và giải quyết theo một thủ tục chung duy nhất do Tòa án tiến hành, đồng
thời nghiêm cấm việc đòi nợ một cách riêng lẻ. Ngay sau khi ra quyết định mở thủ

tục phá sản, doanh nghiệp mắc nợ cũng có quyền xây dựng phương án hòa giài và
giài pháp tổ chức lại sản xuất kinh doanh trình Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua
(Điềm b, khoản 1 Điều 64 LPS 2004). Ngoài ra, con nợ còn có quyền cử người đại
diện tham gia tổ quản lí tài sản và tổ thanh toán tài sản, quyền được khiếu nại danh
sách chủ nợ, khiếu nại quyết định tuyên bố phá sản… Khi có quyết định mở thủ
tục thanh lí, tài sản còn lại của doanh nghiệp sẽ được thanh toán cho các chủ nợ
theo thủ tục nhất định; sau khi thanh toán, mọi khoản nợ của doanh nghiệp, cho dù
chưa được thanh toán đày đủ cũng đucợ coi là đã thanh toán và các chủ nợ không
có quyền đòi nợ nữa, trừ một vài ngoại lệ được quy định trong Luật phá sản của
từng nước.
• Thứ ba, pháp luật phá sản góp phần vào việc bảo vệ lợi ích của người lao
động
Phá sản không chỉ gây ra hậu quả xấu cho các chủ nợ, con nợ mà cho cả
người lao động. Điều này trước hết thể hiện ở chỗ, chính vì có phá sản mà người
lao động phải mất việc làm, lâm vào tình cảnh thất nghiệp. Do vậy, muốn bảo vệ
người lao động, trước hết phải làm sao để doanh nghiệp không bị phá sản. Cơ chế
phục hồi doanh nghiệp được pháp luật đề ra chính là để thực hiện chủ trương này
vì trên thực tế, cứu được doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng phá sản cũng chính là
cứu người lao động thoát khỏi tình trạng thất nghiệp. Nhưng mặt khác, khi người
lao động làm việc mà không được đủ trả lương trong thời gian dài thì Nhà nước
cũng cần phải tạo ra một phương thức nào đó d8e63 họ có thể đòi được số tiền
lương mà doanh nghiệp nợ. Để thực hiện mục tiêu này, pháp luật phá sản phải quy
định cho họ một số quyền như được nộp đơn mở thủ tục phá sản, quyền được tham
gia quá trình giải quyết vụ việc phá sản, quyền được ưu tiên thanh toán nợ lương
và các khoản tiền hợp pháp khác mà họ được hưởng trước các khoản nợ thông
thường của doanh nghiệp …
• Thứ tư, pháp luật phá sản góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
Theo lẽ thường, khi mà con nợ có quá nhiều chủ nợ nhưng mà có quá ít tài
sản để thanh toán nợ thì việc các chủ nợ tranh giành nhau tài sản của con nợ là điều
rất có thể xảy ra. Để tránh trường hợp các chủ nợ tự do tước đoạt các tài sản của

con nợ một cách vô tổ chức, không công bằng, Nhà nước nào cũng cần có biện
pháp để can thiệp vào việc đòi nợ này để tránh các hệ quả tiêu cực như vừa nêu
trên. Thủ tục phà sản chính là một công cụ pháp lý có khả năng giúp Nhà nước đưa
ra nhiều cơ chế để thực hiện việc thanh toán nợ một cách công bằng giữa các chủ
nợ. Căn cứ vào pháp luật phá sản, Tòa án sẽ thay mặt Nhà nước đứng ra giải quyết
một cách công bằng, khách quan mối xung đột về lợi ích giữa các chủ nợ và con nợ
và điều đó sẽ góp phần đảm bảo trật tự, an toàn trong xã hội.
• Thứ năm, pháp luật phá sản góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế, thúc đẩy
hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn
Phá sản không phải là hiện tượng hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực. Xét trên
phạm vi toàn cục của nền kinh tế thì việc phá sản và giải quyết phá sản là có ý
nghĩa tích cực. Điều này được thể hiện ở những điểm như sau:
- Phá sản và pháp luật phá sản là công cụ răn đe các nhà kinh doanh, buộc họ
phải năng động, sáng tạo nhưng cũng phải thận trọng trong khi hành nghề.
Một thái độ hành nghề, trong đó có sự kết hợp giữa tính ăng động, sáng tạo
và tính cẩn trọng là hết sức cần thiết vì nó giúp các nhà kinh doanh đưa ra
những quyết định hợp lí – tiền đề cho sự làm ăn có hiệu quả của từng doanh
nghiệp. sự làm ăn có hiệu quả của các doanh nghiệp riêng lẻ đương nhiên sẽ
sự làm ăn có hiệu quả cảu cả nền kinh tế nói chung.
- Pháp luật phá sản không chỉ là công cụ răn đe, buộc các doanh nghiệp phải
luôn luôn tự hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển mà còn là cơ sở pháp lí
để xóa bỏ các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, tạo ra môi trường
kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư. Thông qua thủ tục phá sản, những
doanh nghiệp thua lỗ triền mien, nợ nần chồng chất như những con bệnh
trong nền kinh tế đều phải được xử lí, đưa ra khỏi thương trường. Như vậy,
thủ tục phá sản đã góp phần tạo ra môi trường pháp lí an toàn, lành, mạnh –
một yếu tố không thể thiếu được cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

×