Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Luận văn tốt nghiệp: Giám định và bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.47 KB, 34 trang )

Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BH : Bảo hiểm
DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm
DN : Doanh nghiệp
XNK : Xuất nhập khẩu
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ra đời cùng với sự
hình thành của ngành bảo hiểm, điều đó chứng tỏ nhu cầu to lớn về loại hình bảo hiểm
này. Ngành có vai trò vô cùng to lớn trong hoạt động ngoại thương, góp phần thúc đẩy
buôn bán quốc tế phát triển, làm thay đổi cơ cấu thị trường trong quốc tế, thay đổi cán
cân thanh toán quốc tế, đẩy mạnh mối quan hệ giao lưu buôn bán giữa các quốc gia, góp
phần phát triển quan hệ quốc tế thực hiện đường lối đối ngoại và tăng thu ngoại tệ.
Nhưng để phát triển toàn diện loại hình bảo hiểm này cần chú trọng đến công tác
giám định và bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển. Thực hiện tốt nghiệp vụ này sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hạn
chế được khoản chi vô cùng lớn của doanh nghiệp đồng thời từ dịch vụ này giúp nâng
cao uy tín cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam


Vì vậy, trong phạm vi “Luận văn tốt nghiệp” em muốn tìm hiểu sâu hơn về “Giám
định và bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển tại Việt Nam”
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
1
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1 Khái quát về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
1.1.1 Sự ra đời và vai trò của bảo hiểm với vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
đường biển
•Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển đã xuất hiện từ rất lâu trên thế
giới, ngay khi ngoại thương ra đời và phát triển thì bảo hiểm hàng hóa đã ra đời. Tuy
nhiên, công việc này thường gặp phải nhiều rủi ro, tổn thất nặng nề và có thể dẫn đến phá
sản, do vậy để giúp đỡ lẫn nhau các thương nhân đã đưa ra hàng loạt các biên pháp đề
phòng hạn chế tổn thất: đi vay vốn để buôn bán-cho vay mạo hiểm (nếu hành trình gặp
rủi ro xảy ra tổn thất toàn bộ họ sẽ được miễn không phải trả cả gốc lẫn lãi, nếu hành
trình an toàn thì họ phải trả cả vốn lẫn lãi với lãi suất rất nặng); chia hàng hóa của mình
cho nhiều chuyến hành trình; hoặc một nhóm thương nhân đầu tư vào 1 đội tàu cùng
nhau chia lợi nhuận, tổn thất nếu có; hoặc các thương nhân đề nghị trả một số tiền mặt
cho người khác nếu người này đồng ý sẽ bồi thường cho chủ hàng thuộc con tàu khi tàu
không hoàn thành được chuyến hành trình cụ thể nào đó, mà nhà bảo hiểm sẽ tạo lập 1
qũy chung mà họ đã cam kết sử dụng để thanh toán cho người được bảo hiểm khi tổn thất
xảy ra (hình thức bảo hiểm ra đời).
Vào thế kỷ XIV, ở Floren, Genoa Ý đã xuất hiện hợp đồng bảo hiểm đầu tiên. Và
từ đó một số các văn bản pháp luật trong ngành BH ra đời: chiếu dụ Barcelona năm 1435,

sắc lệnh Philippe de Bourgogne năm 1458, sắc lệnh Brugos năm 1537, Fiville năm 1552,
Amsterdam năm 1558, ngoài ra có sắc lệnh của Phần Lan liên quan đến hợp đồng BH hàng
hóa. Sau đó ở Châu Âu xuất hiện luật lệ bảo hiểm hàng hải, cùng với sự phát triển của
thương mại hàng hải đã dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của bảo hiểm hàng hóa.
Đặc biệt, vào khoảng thế kỷ XVII, đã thành lập ra Lloyd’s Coffee House, đây là nơi các
thương nhân, chủ ngân hàng, người chuyên chở, người bảo hiểm đến để trao đổi thông tin
về các con tàu viễn dương, về hàng hóa chuyên chở trên tàu, về sự an toàn và tình hình tai
nạn của các con tàu. Hiện nay là hiệp hội Lloyd’s- một hiệp hội chuyên về bảo hiểm, là một
trong số tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, sự hình thành và phát triển của Lloyd’s có ảnh
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
2
Luận văn tốt nghiệp
hưởng rất lớn đến ngành bảo hiểm thế giới đặc biệt là bảo hiểm hàng hải.
•Vai trò và tác dụng của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển.
Tác dụng của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển cho
nền kinh tế quốc dân là vô cùng lớn.
Thứ nhất: Bảo hiểm đảm bảo sự an toàn, ổn định kinh doanh, giúp doanh nghiệp
khôi phục lại tài chính khi họ không may gặp phải rủi ro, đồng thời nâng cao ý thức trách
nhiệm của các bên trong hoạt động vận chuyển bằng đường biển và thương mại quốc tế
do bảo hiểm áp dụng việc bồi thường một phần nhất định so với tổn thất thực tế, các bên
không thể trục lợi và phải tự chịu một phần trách nhiệm.
Thứ hai: do giá trị bảo hiểm của hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là rất lớn
(vài trăm nghìn, chục triệu USD) nên phí thu được cũng rất nhiều. Tạo một nguồn vốn rất
lớn đầu tư cho phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội. Đây là nguồn vốn huy
động rất lớn chỉ sau ngân hàng.
Thứ ba: thông qua bảo hiểm chủ hàng sẽ có ý thức hơn trong đề phòng và hạn chế
tổn thất vì công ty bảo hiểm sẽ giúp đỡ người tham gia bảo hiểm thực hiện biện pháp đề
phòng và hạn chế tổn thất. Người tham gia bảo hiểm sẽ nâng cao ý thức tự bảo vệ hàng

hóa, tài sản, tính mạng của mình đồng thời giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra.
Thứ tư: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sé góp phần thúc đẩy hoạt động kinh
doanh của thương mại quốc tế và vận tải biển. Thông qua bảo hiểm và tái bảo hiểm góp
phần tăng cường mối quan hệ thương mại giữa các nước, tạo sự ổn định cho sự phát triển
của nền kinh tế thế giới.
Ngoài ra nó còn góp phần thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển, làm thay đổi cơ cấu
thị trường trong quốc tế, thay đổi cán cân thanh toán quốc tế, đẩy mạnh mối quan hệ giao
lưu buôn bán giữa các quốc gia, góp phần phát triển quan hệ quốc tế thực hiện đường lối
đối ngoại và tăng thu ngoại tệ. Biện pháp bảo vệ trong bảo hiểm hàng hóa là phương tiện
đàm phán trong thương mại, cho phép các bên an tâm tiến tới giao thương với hiểu biết
chắc chắn rằng mỗi bên tham gia giao dịch đề được bảo vệ đúng mực. Có thể khẳng định
là nhờ có bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển mà thương mại quốc tế phát
triển vượt bậc như ngày nay và cũng trở thành công cụ không thể thiếu khi tham gia hoạt
động ngoại thương
1.1.2 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
•Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng, thường giá trị bảo hiểm theo CIF gồm
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
3
Luận văn tốt nghiệp
3 bộ phận: giá trị bản thân lô hàng; cước phí vận chuyển; phí bảo hiểm.
Có những khác hàng chỉ tham gia bảo hiểm một số tiền nhất định so với giá trị bảo
hiểm và có trường hợp khách hàng có nhu cầu bảo hiểm cho cả phần lãi dự tính ngoài
bản thân giá trị lô hàng, khi này giá trị bảo hiểm không chỉ tính bằng giá CIF mà còn
thêm phần lãi dự tính. Theo quy định phần dự kiến này không vượt quá 10% giá CIF.
Công thức xác định giá CIF như sau:
C + F C (Cost): giá hàng được tính bằng giá FOBcảng đi
CIF= F (Freight): cước phí vận chuyển.
1 – R R (Rate) : tỷ lệ phí bảo hiểm.

GTBH được xác định theo công thức sau:
C + F V - giá trị bảo hiểm
V = F - cước phí vận chuyển
1 – R C - giá FOB của hàng hóa
(C + F)(a + 1) a - phần trăm số lãi dự tính
V = R -tỷ lệ phí bảo hiểm
1 – R
• Số tiền bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm là số tiền khách hàng đăng ký bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
Cơ sở để xác định số tiền bảo hiểm là giá trị bảo hiểm,
Nếu số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm thì đây được gọi là : bảo hiểm ngang giá
trị hoặc bảo hiểm toàn phần.
Nếu số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm, đó gọi là : bảo hiểm dưới giá trị hay
bảo hiểm dưới mức.
Nều số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị bảo hiểm, đó gọi là : bảo hiểm trên giá trị hay
bảo hiểm vượt mức.
Thông thường các chủ hàng thường tham gia bảo hiểm ngang giá trị, những hàng
hóa nhạy cảm với giá chủ hang sẽ tham gia bảo hiểm trên giá trị nhưng chỉ tham gia tối
đa 110% giá CIF.
•Phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là một khoản tiền nhất định so với giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo
hiểm mà khách hàng khi tham gia bảo hiểm cho số hàng hóa của mình phải nộp cho công
ty bảo hiểm. Phí này phải nộp cho công ty bảo hiểm ngay sau khi cấp đơn bảo hiểm, và
phí có thể nộp 1 lần hoặc nhiều lần do thỏa thuận của 2 bên.
Công thức tính phí:
P = CIF × R (Nếu không bảo hiểm phần lãi dự tính)
P = CIF (a + 1) × R (Nếu bảo hiểm thêm phần lãi dự tính a)
Tỷ lệ phí bảo hiểm cao hay thấp phụ thuộc: Điều kiện bảo hiểm (nếu phạm vi bảo
hiểm rộng thì tỷ lệ phí cao và ngược lại); Chủng loại hàng hóa (loại dễ bị tổn thất, dễ hư
hỏng… thì tỷ lệ phí áp dụng cao hơn); Cách thức xếp giữ, đóng gói hàng hóa (nếu xếp

giữ hàng hóa theo đúng quy trình làm giảm va đập, hạn chế tổn thất thì tỷ lệ phí sẽ được
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
4
Luận văn tốt nghiệp
áp dụng thấp hơn); Đội tàu vận chuyển (hàng mà được chở trên tàu già, các phương tiện
máy móc không hiện đại sẽ áp dụng mức tỷ lệ phí cao); Tuyến đường vận chuyển (tỷ lệ
phí cao đối với hành trình có nhiều rủi ro trong quá khứ…); Mùa vụ bảo hiểm (vận
chuyển trong mùa mưa báo sẽ áp dụng mức tỷ lệ phí cao hơn).
Trong một số trường hợp mà nguy cơ rủi ro cao thì tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ được áp
dung: R= R gốc + R phụ
Trong đó: R gốc : tỷ lệ phí gốc đã được tính
R phụ : tỷ lệ phụ phí tinh thêm tùy vào mức độ rủi ro tăng thêm.
1.1.3 Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Có các bộ điều kiện bảo hiểm: ICC 1963, ICC 1982, quy tắc chung về bảo hiểm vận
chuyển đường biển QTCB của tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Trong đó,
các nội dung trong ICC 1982 có cách diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ hơn và có thay đổi
về nội dung so với ICC 1963.
Trong ICC 1982 có nội dung:
•Điều kiện bảo hiểm C (Institute cargo lauses C – ICC C):
Theo điều kiện này nhà bảo hiểm chịu trách nhiệm bảo hiểm các trường hợp:
- Tổn thất hàng hóa do: cháy nổ, mắc cạn, chìm đắm, lật úp, đâm va, dỡ hàng tại
cảng lánh nạn.
- Tổn thất chung.
- Phần trách nhiệm mà người bảo hiểm phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm va
nhau cùng có lỗi.
Các rủi ro loại trừ bao gồm:
- Tổn thất do hành vi xấu, hay cố ý của người được bảo hiểm.
- Tổn thất do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa.
- Rủi ro, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự nhiên

của đối tượng được bảo hiểm.
- Tổn thất do đóng gói bao bì không đủ điều kiện, không thích hợp.
- Tổn thất hoặc tổn hại do nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ.
- Tổn thất do không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của chủ tàu, người
quản lý, người thuê hàng hoặc người khai thác tàu.
- Tổn thất do sử dụng bất kì một loại vũ khí chiến tranh nào có dùng phản ứng hạt
nhân, phản ứng hóa học, chất phóng xạ…
- Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý đối tượng được bảo hiểm do hành động phạm
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
5
Luận văn tốt nghiệp
pháp của bất kỳ người nào.
- Do tàu không đủ khả năng đi biển, hoặc không thích hợp cho việc vận chuyển
hàng hóa mà người bảo hiểm đã biết tình trạng đó vào lúc hàng hóa được xếp lên phương
tiện vận chuyển.
- Tổn thất xảy ra do chiến tranh, nội chiến, bạo loạn, hành động thù địch, tịch thu,
bắt giữ, quản chế, giam cầm…
- Tổn thất do mìn, thủy lôi, bom và các loại vũ khí chiến tranh khác.
- Tổn thất được gây ra bởi người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc người
tham gia gây rối lọan lao động, bạo động hoặc lổi loạn.
- Tổn thất xảy ra do bạo động chính trị, động cơ chính trị.
- Trách nhiệm chứng minh tổn thất thuộc về người được bảo hiểm.
•Điều kiện bảo hiểm B (Institute cargo clauses B – ICC B):
Phạm vi bảo hiểm của điều kiện bảo hiểm này rộng hơn so với điều kiện C. Ngoài các
rủi ro tổn thất như điều kiện C, điều kiện B còn bảo hiểm các tổn thất của hàng hóa do:
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh.
- Nước biển, nước hồ chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận tải,
container, nơi chứa hàng.
- Tổn thất toàn bộ nguyên kiện hàng do rơi khỏi tàu hoặc trong quá trình xếp dỡ,

chuyển tải.
Theo điều kiện bảo hiểm này có áp dụng mức miễn thường, người được bảo hiểm
cũng có thể mua thêm rủi ro phụ giống điều kiện C, nhưng không được mua bảo hiểm
cho hàng xếp trên boong tàu.
•Điều kiện bảo hiểm A (Institute cargo clauses A – ICC A):
Theo điều kiện bảo hiểm này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường mọi rủi
ro gây mất mát, hư hỏng cho hàng được bảo hiểm (trừ những quy định loại trừ bảo hiểm).
Đồng thời không áp dụng miễn thường. Điều kiện A về nội dung không thay đổi so với
điều kiện A trong ICC 1963 và đây cũng là điều kiện bảo hiểm có phạm vi rộng nhất.
•Điều kiện bảo hiểm chiến tranh:
Theo điều kiện bảo hiểm này, nhà bảo hiểm sẽ bồi thường những mất mát, hư hỏng
do: Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa, xung đột dân sự xảy ra từ
những biến cố đó hoặc bất kỳ hành động thù địch nào; Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
6
Luận văn tốt nghiệp
hoặc cầm giữ; Mìn, thủy lôi hoặc các vũ khí chiến tranh khác; Tổn thất chung và chi phí
cứu nạn.
Điều kiện bảo hiểm này có quy định về thời gian và không gian bảo hiểm.
Đối với rủi ro do mìn và ngư lôi, trách nhiệm của người bảo hiểm được mở rộng ra cả
khi hàng hóa còn ở trên xà lan để vận chuyển ra tàu hoặc từ tàu vào bờ nhưng không vượt
quá 60 ngày dỡ hàng khỏi tàu trừ khi có thỏa thuận đặc biệt.
•Điều kiện bảo hiểm đình công:
Theo điều kiện bảo hiểm này, nhà bảo hiểm bồi thường cho những mất mát, hư
hỏng hàng hóa do:
- Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối
loạn lao đông, bạo động hoặc nổi dậy.
- Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị.
- Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.

- Nhà bảo hiểm chỉ bồi thường tổn thất do hành động trực tiếp của người đình công
mà không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hậu quả của đình công.
- Rủi ro chiến tranh và đình công là rủi ro được nhận bảo hiểm khi có thỏa thuận riêng.
Hiện nay, hầu hết các công ty bảo hiểm đều xác định mức phí dựa trên quy định của hiệp hội
bảo hiểm Lodon về tỷ lệ phí bảo hiểm đối với rủi ro chiến tranh và đình công.
1.1.4 Các tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển đương biển
Tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là
những hư hỏng, mất mát của hàng hóa được bảo hiểm do rủi ro gây ra.
+Căn cứ vào quy mô và mức độ tổn thất có thể chia: tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận :
- Tổn thất toàn bộ là toàn bộ đối tượng được bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm
bị hư hỏng, mất mát, bao gồm tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính. Trong
đó tổn thất toàn bộ thực tế: hàng hóa được coi là tổn thất toàn bộ thực tế khi hàng hóa bị
phá hủy hay hư hỏng hoàn toàn, bị mất hay tước đoạt vĩnh viễn, không còn coi là vật
phẩm được bảo hiêm nữa, hàng bị mất tích theo tàu. Và tổn thất toàn bộ ước tính: theo
luật hàng hải Anh cũng như tập quán trên thị trường bảo hiểm nhiều nước quy định tổn
thất toàn bộ ước tính có thể xảy ra trong những trường hợp: xét thấy không thể tránh khỏi
tổn thất toàn bộ thực tế không mất chi phí bằng hoặc lớn hơn giá trị bảo hiểm.
- Tổn thất bộ phận: là một phần đối tượng được bảo hiểm theo một hợp đồng bảo
hiểm hư hỏng hoặc mất mát.
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
7
Luận văn tốt nghiệp
+ Căn cứ theo trách nhiệm bảo hiểm, tổn thất được chia là: tổn thất chung và tổn thất riêng
- Tổn thất chung: là tổn thất xảy ra do hành động tự nguyện, có chủ ý được cân nhắc
cẩn thận từ trước nhằm hạn chế tổn thất lớn sẽ xảy ra ảnh hưởng đến tất cả các hàng hóa
có mặt trên tàu. Bao gồm có tổn thất hy sinh chung, chi phí tổn thất chung.
- Tổn thất riêng: là tổn thất xảy ra chỉ liên quan đến từng quyền lợi và rủi ro bất ngờ
gây nên. Loại tổn thất này xảy ra với chủ hàng nào thì chủ hàng đó phải tự gánh chịu.
Tổn thất riêng có thế là tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận. Trong tổn thất riêng bao

gồm: phần thiệt hại và chi phí tổn thất riêng
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
8
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI
BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI VIỆT NAM
2.1 Giám định và bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuấ nhập khẩu vận chuyển đương
biển
2.1.1 Công tác giám định tổn thất
2.1.1.1: Xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất.
• Hàng bị hỏng do nước làm ướt.
- Hàng bị ướt trong quá trình được chuyên chở trên tàu: do tàu gặp tai nạn mưa bão,
đâm va, mắc cạn… dẫn đến: Các thiết bị, hệ thống bảo quản hàng hóa của tàu bị hỏng
Hàng ướt do nội tỳ của hàng hóa: một số hàng hóa dễ bị nóng chảy khi nhiệt độ và độ ẩm
trong không khí tăng cao.
- Hàng ướt do đổ mồ hôi có thể do: hệ thống thông gió không đảm bảo; xếp, chèn , lót
hàng sai quy cách; do hàng có thủy phân cao
- Hàng ướt ngoài quá trình được chuyên chở trên tàu: hàng có thể gặp mưa bão
trong quá trình xếp dỡ hàng ở cảng đến cảng đi; hàng bị ướt trong quá trình chuyển tải
bằng xà lan hay trong kho tại cảng; do mưa dột, sàn kho ẩm ướt…
•Đối với hàng hóa bị mốc, mục, thối:
Thứ nhất, do bao bì của hàng hóa làm bằng vật liệu dễ hút ẩm hay tiết ra nước gây
ẩm, mốc cho hàng; hay loại keo dán dùng trong đóng gói bao bì gây mốc hàng.
Thứ hai, do tính chất của hàng hóa: một số hàng hóa có tính chất hóa học dễ gây
phản ứng dẫn đến ẩm, mốc, thối hàng.
Thứ ba, do cách xếp và bảo quản: hàng cần tránh nắng tránh mưa lại được xếp
ngoài bãi không che đậy, hàng cần bảo quản lại xếp trong kho thường hoặc nhiệt độ

không phù hợp.
Thứ tư, do côn trùng sống trong hàng hóa hay từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào
làm thay đổi tính chất trong hàng hóa, hay gây mùi lạ cho hàng hóa.
•Đối với hàng hóa bị tổn thất về số lượng do mất mát, hao hụt:
Hàng tổn thất do hao hụt tự nhiên
Hàng thiếu do sơ xuất trong khâu đóng gói: Hàng thiếu khi xếp hàng lên cảng đi
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
9
Luận văn tốt nghiệp
hoặc cảng đến do bị lấy cắp hay sơ xuất trong cân đong đo đếm
•Đối với hàng bị cháy:
Do bản thân hàng hóa tự bốc cháy khi gặp điều kiện nào đó, cháy do lửa từ bên ngoài tác
động vào bởi gặp sự cố bất thường hay sự cố ý của con người.
•Đối với hàng bị nứt, vỡ, bẹp, gẫy:
Thường do va chạm mạnh dẫn đến chèn ép, đè nén, rơi từ trên cao xuống… nguyên
nhân là do:
Do bao bì không thích hợp: vật liệu làm bao bì, cách đóng gói không cẩn thận,
ngoài bao bì không có ký hiệu đề phòng tổn thất.
Do xếp hàng trên boong, trong kho, ngoài bãi không đúng quy cách: hàng nặng đè
lên hàng nhẹ, lèn hàng quá chặt làm bẹp hàng.
Do bốc dỡ hàng không đúng kỹ thuật, không cẩn thận gây rơi, vỡ, nứt… hàng.
Do bản chất đặc biệt của hàng: như hàng làm bằng nhựa dễ vỡ, nứt ngay cả khi có
những va chạm nhẹ hoặc nứt, vỡ, bẹp do sản xuất…
•Hàng bị ô nhiễm mùi, lấm bẩn:
Loại tổn thất này thường là do hầm chứa hàng chưa được dọn sạch sau những lần
chuyên chở, dùng bao bì lấm bẩn đóng hàng, trang thiết bị trên tàu bị hỏng gây nhiễm
bẩn hàng, chất xếp hàng sai quy cách…
Hàng bị gỉ: do hàng tiếp xúc với nước hoặc nhiễm hóa chất, thông gió tại nới để
hàng không tốt gây gỉ hàng, bao bì không phù hợp, thời gian vận chuyển quá lâu so với

quy định nên hàng không được bảo quản đúng quy cách…
•Tổn thất đối với hàng đóng trong container:
Tổn thất xảy ra, nguyên nhân có thể do:
- Container dùng để chứa hàng không phù hợp: Với từng loại container khác sẽ thích
hợp với từng loại hàng hóa khác nhau. Nếu không lựa chọn phù hợp chất lượng hàng hóa
xếp bên trong sẽ bị ảnh hưởng.
- Cách thức xếp hàng trong Container: Những tổn thất co nguyên nhân từ việc sắp xếp
hàng: Sắp xếp không phân bổ đều trọng lượng trên mặt sàn container, hàng hư hỏng do chèn,
đệm, lót, gia cố hàng không đảm bảo, hàng bị tổn thất do sắp xếp hàng không hợp lý.
- Hiện tượng mất cắp hàng: có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn từ xếp hàng, vận
chuyển, chuyển tải đến khâu dỡ hàng, lưu kho:
Mất trộm toàn bộ container: thường xảy ra trong quá trình chuyển tải.
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
10
Luận văn tốt nghiệp
Hàng mất do không xếp hàng vào container, hoặc xếp không được kiểm đếm chính
xác; Hàng bị moi trong kiện hàng; Mất mát hàng do sai sót trong khâu phân phối…
2.1.1.2: Xác định mức độ thiệt hại.
a) Hàng tổn thất về số lượng-khối lượng
• Hàng tổn thất về số lượng.
Căn cứ vào đơn vị mua bán ghi trong giấy tờ của hai bên mua bán. Xác định khối lượng
hàng hóa còn lại để tính toán số lượng hàng hóa mất đi, hư hỏng:
- Xác định hàng thừa, thiếu của toàn bộ lô hàng căn cứ vào hóa đơn.
- Xác định hàng còn thừa, thiếu của một số kiện hàng dựa vào phiếu đóng gói, chi
tiết đóng gói, số lượng ghi trên kiện hàng.
- Hàng bán theo đơn giá cái, bộ, tá, hộp… mở kiện hàng ra để xác định.
-Để xác định khối lượng tính thực tế của lô hàng giao nhận: sử dụng cân (có giấy
chứng nhận đo lường) xác định chính xác khối lượng cả bao bì, căn cứ khối lượng ghi
trên bao bì và trên giấy tờ kèm theo của lô hàng, cân một số bì hàng đại diện để kiểm

chứng, quan sát các bao hàng có bao bì khác chủng loại hoặc bao bì bị rách cần cân kiểm
tra ngay. Sau khi kiểm tra được khối lượng hàng giao nhận và khối lượng hàng ban đầu
xác định chính xác khối lượng hàng bị mất mát.
b) Hàng tổn thất về chất lượng.
Mức độ giảm giá thường được xác định theo công thức chung như sau:
Giá trị hàng nguyên vẹn - giá trị hàng hư hỏng
Mức độ giảm giá % = ×100%
Giá trị hàng nguyên vẹn
- Đối với những tổn thất về chất lượng hàng hóa do ướt gây nên:
Hàng bị ướt chưa biết chất gì gây ra phải lấy mẫu về phòng thí nghiệm kiểm tra,
đồng thời phải lấy cả mẫu hàng khô để so sánh.
- Đối với hàng thực phẩm, tân dược ngoài việc chú ý vấn đề vệ sinh, mùi vị: Thuốc
uống, dược liệu mà bị ngấm nước hoặc đường kính bị ngấm nước bẩn, dầu thì thiệt hại là
rất lớn. Máy móc, thiết bị bị ướt sau khi lau chùi, bảo dưỡng xong phải xác định lại các
thông số kỹ thuật để xác định mức độ tổn thất về chất lượng. Hóa chất bị ướt nhất thiết
phải lấy mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm để so sánh với mẫu nguyên ban đầu.
- Đối với những tổn thất chất lượng hàng do ẩm gây ra: xác định mức độ tổn thất
cũng giống như hàng hóa bị ướt.
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
11
Luận văn tốt nghiệp
- Đối với những tổn thất chất lượng hàng do đổ vỡ: Hàng bị đổ vỡ, bao bì bị vỡ gây
hư hỏng hàng hóa bên trong, các máy móc thiết bị tinh vi do chấn động mạnh nhìn bề
ngoài không thể xác định được mức độ tổn thất mà cần phải giám định kỹ thuật mới phát
hiện được.
2.1.1.3: Quy trình giám định.
Giám định tổn thất theo quy trình sau:
a) Nhận yêu cầu giám định.
• Giấy yêu cầu giám định:

Khi rủi ro, tai nạn xảy ra gây tổn thất đối với hàng hóa được bảo hiểm, người được
bảo hiểm phải thông báo ngay cho công ty BH hoặc đại lý gần nhất của công ty để yêu
cầu giám định (lập giấy yêu cầu giám định gửi đến công ty bảo hiểm). Giấy yêu cầu giám
định là thủ tục cơ bản và cần thiết cho việc định hướng thực hiện một vụ giám định, căn
cứ vào đó để tính toán phí giám định.
Nội dung Giấy yêu cầu giám định bao gồm: Tên, địa chỉ tổ chức yêu cầu giám định;
Các thông tin đến hàng hóa được yêu cầu giám định; Nội dung yêu cầu giám định; Thời
gian, địa điểm yêu cầu giám định.
Sau khi nhận Giấy yêu cầu giám định công ty bảo hiểm sẽ xem xét thực tế kết hợp
các điều kiện bảo hiểm theo đơn bảo hiểm đã ký kết để xác định có thuộc phạm vi trách
nhiệm bảo hiểm hay không, nếu thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà bảo hiểm mới chấp
nhận Giấy yêu cầu giám định. Đồng thời công ty bảo hiểm cũng xem xét Giấy yêu cầu
giám định có được làm kịp thời không, nếu có sự chậm trễ cần tìm hiểu nguyên nhân và
phản ánh vào biên bản giám định.
• Các chứng từ liên quan đến giám định:
Vận tải đơn hoặc hợp đồng vận chuyển hàng hóa; Phiếu hoặc chi tiết đóng gói; Đơn
hàng (là hóa đơn có tác dụng làm cơ sở đối chiếu hàng thừa, thiếu khi kiểm tra toàn lô);
Giấy chứng nhận hàng hư hỏng cảng ký với tàu (bao gồm những thông tin về tình trạng
bao bì, hàng hóa bị tổn thất trước khi dỡ hàng khỏi tàu); Hợp đồng mua bán; Giấy chứng
nhận phẩm chất; Phiếu kiểm kiện; Sơ đồ xếp hàng; Biên bản hàng bị tổn thất cảng ký với
chủ hàng(xác định số lượng kiện và tình trạng tổn thất); Và các giấy tờ phát sinh khác.
b) Tiến hành giám định.
• Lập phương án giám định:
Sau khi nhận yêu cầu giám định và nghiên cứu các giấy tờ có liên quan, các giám định
viên cần lập phương án giám định:
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
12
Luận văn tốt nghiệp
- Dự kiến những khó khăn có thể xảy ra

- Xác định phương pháp kiểm tra: Phương pháp kiểm tra có sử dụng đến máy móc,
trang thiết bị; phương pháp kiểm tra bằng trực quan.
- Xác định phương pháp chọn mẫu (để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng xấu nhất).
- Xác định phương pháp phân tích mẫu:
• Chuẩn bị giấy tờ, dụng cụ, máy móc:
Các giấy tờ, dụng cụ máy móc bao gồm: báo cáo diễn biến vụ giám định, phiếu kiểm tra
số lượng chi tiết, biên bản làm mẫu, máy móc kiểm tra, dụng cụ lấy mẫu, dựng mẫu, máy ảnh…
• Tiến hành giám định.
Bước1: Giám định ngoài hiện trường: cần xác định xem hiện trường có còn nguyên
như lúc xảy ra tai nạn không, xác định nguyên nhân xảy ra tai nạn, tham khảo các biên
bản tai nạn, biên bản hiện trường do các bên hữu quan lập và trực tiếp tìm hiểu những
người có liên quan… Rồi tiến hành kiểm tra phương tiện vận chuyển. Tiếp theo giám định
viên hướng dẫn chủ hàng tiến hành các biện pháp cần thiết tránh làm tổn thất gia tăng.
Cuối cùng, hướng dẫn chủ hàng làm thư dự kháng khiếu nại với các bên có liên quan.
Bước 2: Giám định hàng hóa tổn thất: Giám định viên tách riêng hàng tổn thất và
phân loại mức độ nặng nhẹ khác nhau; Giám định bên ngoài kiện hàng; Kiểm tra tình
trạng bảo quản hàng tại kho bãi, cách sắp xếp hàng, nơi để hàng; Tiến hàng giám định
bên trong kiện hàng kiểm tra cách xếp, chèn, đóng kiện hàng, tính chất của hàng hóa.
Bước 3: Xác định mức độ tổn thất: giám định viên xác định tổn thất đối với hàng
hóa cả về số lượng, khối lượng, chất lượng.
Bước 4: Xác định nguyên nhân gây ra tổn thất: đây là khâu rất quan trọng vì nó giúp
phân định được trách nhiệm đối với tổn thất của các bên quan.
Bước 5: Phân tích các dạng tổn thất và nguyên nhân:
c) Lên biên bản giám định.
Sau khi giám định xong giám định viên phải chắt lọc những chi tiết để phản ánh vào
một văn bản gọi là “biên bản giám định” hay “chứng từ giám định”. Vì vậy, biên bản
giám định là tài liệu đầy đủ, cung cấp toàn cảnh hàng hóa tổn thất như thế nào, do đâu,
tổn thất ở giai đoạn nào, với mức độ ra sao, trách nhiệm thuộc về ai nhằm giúp công tác
giải quyết khiếu nại xét bồi thường thuận tiện nhất.
d) Cung cấp biên bản giám định và thu phí giám định.

Việc cung cấp biên bản giám định và thu phí giám định không được tùy tiện mà
phái tuân theo một số quy định sau:
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
13
Luận văn tốt nghiệp
- Biên bản giám định chỉ cấp cho người hoặc tổ chức yêu cầu giám định, trừ trường hợp
người yêu cầu giám định đã thỏa thuận hoặc lãnh đạo tổ chức tiến hàng giám định cho phép.
- Hồ sơ giám định mỗi vụ giám định phải có đầy đủ các tài liệu cần thiết kèm theo
biên bản giám định.
- Chỉnh lý biên bản hoặc số liệu: trên thực tế tổ chức giám định thường soạn biên bản
nháp để các bên xem xét, điều chỉnh, sửa chữa những sai xót trong phạm vi cho phép.
- Giám định viên phải tính phí và thu phí giám định theo đúng quy định và hướng
dẫn của ngành.
2.1.2. Công tác bồi thường.
2.1.2.1: Nguyên tắc bồi thường tổn thất
- Bồi thường bằng tiền chứ không bằng hiện vật; nếu không có thoả thuận nào khác
thì nộp phí bảo hiểm bằng đồng tiền nào được bồi thường bằng đồng tiền đó.
- Về nguyên tắc, trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền
bảo hiểm nhưng khi cộng thêm các chi phí hợp lý khác làm số tiền bồi thường vượt quá số
tiền bảo hiểm thì công ty bảo hiểm vẫn phải bồi thường.
- Khi thanh toán tiền bồi thường, người bảo hiểm có thể khấu trừ những khoản thu
nhập của người được bảo hiểm trong việc bán hàng và đòi bồi thường từ người thứ ba.
Bồi thường nhanh chóng, kịp thời, chính xác và hợp lý nhằm đảm bảo quyền lợi
chính đáng của khách hàng cũng như quyền lợi hợp pháp lý của công ty bảo hiểm.
2.1.2.2: Quy trình bồi thường tổn thất
a) Nhận hồ sơ khiếu nại.
Khi có tổn thất xảy ra, cán bộ giải quyết bồi thường tiến hành kiểm tra các chứng từ đính
kèm, sau đó tiến hành vào sổ để tiện theo dõi giải quyết bồi thường.
Hồ sơ khiếu nại bao gồm:

- Các chứng từ của hồ sơ hàng thiếu nguyên kiện: hợp đồng bảo hiểm, hóa đơn mua
hàng phiếu đóng hàng, vận đơn, biên bản kết toán nhận hàng với tàu, kết toán báo lại của
cảng, xác nhận hàng thừa hàng thiếu của đại lý của tàu biển, thư thông báo tổn thất thư
khiếu nại, thư trả lời các bên gây tổn thất, biên bản tính số tiền bồi thường.(các chứng từ
này phải là bản gốc, có chữ ký xác nhận của người có trách nhiệm)
- Các chứng từ của hồ sơ khiếu nại hàng tổn thất: bao gồm các chứng từ có trong hồ
sơ hàng thiếu nguyên kiện , ngoài ra còn có thêm biên bản giám định của công ty bảo
hiểm, biên bản xác nhận hàng hỏng do cảng gây ra, kháng nghị của hàng hải trong trường
hợp hàng bị hỏng trong vận chuyển trên biển và tàu thực sự bị tai nạn.
b) Giải quyết bồi thường.
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
14
Luận văn tốt nghiệp
• Xác định trách nhiệm của mỗi bên.
Để xác định trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm, các cán bộ giải quyết bồi
thường phải thu thập và nghiên cứu các tài liệu sau:
- Giấy chứng nhận bảo hiểm:
- Hóa đơn bán hàng: dùng để xác định quyền lợi của người được bảo hiểm đối với
hàng bị tổn thất, xác định số tiền bảo hiểm, giá trị bảo hiểm
- Vận đơn B/L: nếu những điều khai trong vận đơn không phù hợp với giấy chứng
nhận bảo hiểm thì nhà bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm.
- Biên bản kế toán hàng với tàu: xác định thực tế số lượng hàng đã giao xuống cảng,
đối chiếu với vận đơn.
- Biên bản xác định hàng đổ vỡ hư hỏng do tàu: nhằm xác định trách nhiệm của tàu
đối với hàng.
- Kháng nghị hàng hải, thông báo tổn thất, thư khiếu nại người gây ra tổn thất của
chủ hàng: để xác định trách nhiệm của người thứ ba và nghĩa vụ của người được BH khi
phát hiện tổn thất. Trường hợp hàng hư hỏng do những nguyên nhân bất khả kháng thì
công ty bảo hiểm vẫn phải bồi thường mà không được đòi bồi hoàn từ người chuyên chở.

- Biên bản giám đinh: nhằm xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất của hàng hóa,
đối chiếu với các điều kiện bảo hiểm, thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm để loại
trừ trách nhiệm của công ty bảo hiểm, từ chối bồi thường nếu lỗi do người được BH gây tổn
thất hoặc các chứng từ, tài liệu không khớp nhau…
• Tính toán số tiền bồi thường.
Sau khi xác định trách nhiệm của mỗi bên, nhà bảo hiểm kiểm tra số tiền bảo hiểm,
giá trị bảo hiểm để xác định đúng số tiền phải bồi thường:
- Đối với tổn thất toàn bộ (Tổn thất toàn bộ thực tế, Tổn thất toàn bộ ước tính) nhà
bảo hiểm bồi thường như sau: bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm, nếu Số tiền bảo
hiểm> giá trị bảo hiểm thì phần vượt quá không được bồi thường (Tổn thất toàn bộ thực
tế); bồi thường toàn bộ Số tiền bảo hiểm nếu người được bảo hiểm từ bỏ hàng, hoặc bồi
thường theo mức độ tổn thất thực tế nếu người được bảo hiểm không từ bỏ hàng (Tổn
thất toàn bộ ước tính). Sau khi bồi thường một vụ tổn thất toàn bộ, nhà bảo hiểm có
quyền thu hồi những gì còn lại của phần hàng hóa đã bồi thường.
- Đối với tổn thất bộ phận: số tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá chi tiết các bộ
phận hoặc giá đơn vị của lô hàng đã mua bảo hiểm: số tiền bảo hiểm < giá trị bảo hiểm
bồi thường theo tỷ lệ, số tiền bảo hiểm > giá trị bảo hiểm thì phần cao hơn không có giá
trị bồi thường; đối với hàng thiếu nguyên kiện không chứng minh được kiện nào thiếu
thì bảo hiểm bồi thường kiện có giá trị hoặc trọng lượng nhỏ nhất; đối với máy móc thiết
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
15
Luận văn tốt nghiệp
bị nếu không có giá chi tiết các phụ tùng hoặc tỷ lệ giảm giá thì nhà bảo hiểm bồi thường
theo giá sửa chữa hoặc giá chi tiết tương ứng của hợp khác; đối với hàng hỏng phải bán
để hạn chế tổn thất thì nhà bảo hiểm bồi thường phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua
lúc mua bảo hiểm.
- Đối với tổn thất chung: nếu tổn thất chung thuộc phạm vi bảo hiểm của nhà bảo
hiểm thì sẽ được nhà bảo hiểm bồi thường toàn bộ. Nếu số tiền bảo hiểm < giá trị bảo
hiểm thì chỉ được bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm với giá trị phần đóng góp

tổn thất chung. Số tiền bồi thường nay không thanh toán trực tiếp cho người được bảo
hiểm mà thanh toán cho người tính toán tổn thất chung do người chuyên chở chỉ định. Số
tiền bồi thường này sẽ được cộng thêm hoặc khấu trừ phần chênh lệch giữa số tiền thực
tế đóng góp và số tiền phải đóng góp vào tổn thất chung.
- Đối với các chi phí hợp lý thuộc trách nhiệm bảo hiểm: nhà bảo hiểm sẽ bồi
thường chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất. Tuy nhiên, những chi phí này phải thực hiện
trước khi hàng dỡ khỏi tàu và tổn chi phí này không vượt quá số tiền bảo hiểm.
Ngoài ra có trường hợp quy định miễn thường, nhà bảo hiểm phải xét đến mức
miễn thường khi tính số tiền bồi thường.
• Trình lãnh đạo duyệt.
Cán bộ nghiệp vụ phòng hàng hải có thẩm quyền làm tờ trình (xác định trách nhiệm
bồi thường và số tiền bồi thường) để lãnh đạo phê duyệt. Sau đó, cán bộ giải quyết bồi
thường cần xem xét, bổ sung ý kiến hoặc chứng từ, rồi làm bản thanh toán bồi thường
cho khách hàng hoặc có công văn thông báo cho khách hàng về việc giải quyết khiếu nại
từ phía nhà bảo hiểm.
• Thanh toán tiền bồi thường.
Tất cả hồ sơ khiếu nại đều phải được xem xét, trình duyệt và bồi thường theo đúng
thời hạn quy định trong hợp đồng và số lượng bản thanh toán tiền bồi thường phải được
lập theo quy định bao gồm: bản gửi kế toán tài vụ làm thủ tục trả tiền cho khách hàng,
bản gửi khách hàng thông báo trả tiền, bản gửi tái bảo hiểm và bản lưu nghiệp vụ. Một
điều tối quan trọng, khi gửi bản thanh toán bồi thường cho khách hàng phải gửi kèm bản
chuyển quyền đòi bồi thường để khách hàng kí.
• Lưu trữ hồ sơ.
Tất cả các hồ sơ đã được giải quyết bồi thường đều phải vào sổ đồng thời có số liệu
phục vụ tính phí và hướng dẫn đề phòng hạn chế tổn thất. Cán bộ nghiệp vụ kiểm tra lại
chứng từ, chuyển hồ sơ và làm thủ tục yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
16
Luận văn tốt nghiệp

2.2 Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam.
2.2.1 Hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vận tải bằngđương biển
Nhắc đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong thời gian qua là nhắc đến
giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ của lĩnh vực này, đặc biệt khi nước ta vừa gia nhập vào
tổ chức thế giới WTO. Với chủ trương đẩy mạnh xuất nhập khẩu phục vụ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước đồng thời tăng cường hoạt động giao lưu buôn bán với các
nước trên thế giới.
Bảng 1 : Kim ngach xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim
ngạch XNK
2007 39,124 48.783 88,06
2008 58 74,82 132,82
2009 53,132 66,843 119,975
2010 72,19 84,8 157
( Nguồn tổng cục hải quan)
Bảng 1 cho thấy tình hình tăng trưởng ổn định của kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ở
Việt Nam. Từ 2007 đến năm 2010 kim ngạch xất nhập khẩu hàng hóa đã tăng gần gấp
đôi. Tuy chỉ có năm 2009 do ảnh hương suy thoái kinh tế mà kim ngạch xuất nhập khẩu
giảm hơn và chững lại.Có được sự tăng trưởng đó là do luật thương mại 2005 thông qua,
nhờ đó các thương nhân được tự do xuất khẩu, nhập khẩu. Hơn nữa,việc Việt Nam chính
thức gia nhập tổ chức WTO hàng loạt các giào cản thương mại được xóa bỏ. Do vậy
trong nhiều năm tới kim ngạch XNK còn tiếp tục tăng, và đây là điều kiện cần thiết để
phát triển bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
2.2.2 Thực trạng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải bằng đường biển
của Việt Nam
Trên thế giới, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ra
đời từ rất sớm, tuy nhiên ở Việt Nam thì loại hình bảo hiểm này vẫn còn rất non trẻ. Theo
thông lệ quốc tế tất cả các hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải tham gia bảo hiểm, vào
những năm gần đây tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta tăng cao. Do vậy
nhìn chung thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển có

cơ hội lớn để phát triển và tăng mạnh về doanh thu.
Bảng 2: Doanh thu bảo hiểm hàng hóa vận chuyển. (đvị: tỷ đồng)
Năm /DN 2008 2009 2010
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
17
Luận văn tốt nghiệp
Toàn thị trường 11556 12840 17120
Bảo Việt 4.816,54 5.186,076 7.592,72
Bảo Minh 1.739,178 1.774,488 2.552,779
Pjico 1.852,426 1.621,692 2.455,008
(Nguồn: Hiệp hội BH)
Qua vài năm gần đây, doanh thu bảo hiểm hàng hóa vận chuyển của toàn thị trường
đều tăng từ 11556 tỷ đồng (2008) lên 17120 tỷ đồng (2010), Bảo Việt tăng từ 4.816,54 tỷ
đồng (2008) lên 7.592,72 tỷ đồng (2010), Bảo Minh tăng từ 1.739,178 tỷ đồng (2008) lên
2.552,779 tỷ đồng (2010), Pjico tăng từ 1.852,426 tỷ đồng (2008) lên 2.455,008 tỷ đồng
(2010). Mặc dù có mức tăng trưởng cao, tuy nhiên các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ
bảo hiểm được khoảng 5% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu và 33% kim ngạch hàng nhập
khẩu. Đây là con số nhỏ bé không phản ánh đúng tiềm năng xuất nhập khẩu của nước ta.
Thực trạng này đã tồn tại trong một thời gian dài, chủ yếu là do các thói quen mua FOB
bán CIF trong hoạt động ngoại thương và một phần do năng lực hoạt động của các doanh
nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế, chưa mang tầm quốc tế. Việc thay đổi tập quán
cũ này khó thực hiện trong một sớm một chiều.
Hơn nữa, doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm về loại hình bảo hiểm này, về giá
trị bảo hiểm là quá ít so với các doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới. Cho thấy khả năng
nhận bảo hiểm của các doanh nghiệp Việt Nam là quá yếu so với tiềm năng thị trường.
Và một thực trạng nữa khiến doanh thu loại hình bảo hiểm này chưa cao là do, chất
lượng đội tàu trong nước còn chưa cao, trọng tải ít, tàu đã già và không hiện đại nên chỉ
đáp ứng chuyên chở được 13% giá trị hàng hóa mà nhu cầu chuyên chở hàng hóa bằng
đường biển chiếm hơn 80%, do vậy nhu cầu còn lại do các đội tàu nước ngoài đảm nhiệm

và họ đảm nhiệm luôn cả khâu bảo hiểm.
2.3 Giám định và bồi thương tổn thất hàng hóa vận tải đương biển tại Việt Nam
2.3.1 Tình hình giám định và bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển tại Việt Nam.
.Ở Việt Nam, hoạt động giám định bao gồm: tự giám định (doanh nghiệp bảo hiểm
giám định hàng hóa tổn thất) và giám định thuê ngoài.
a) Giám định:
• Hoạt động tự giám định:
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
18
Luận văn tốt nghiệp
Khi có tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm gửi giấy yêu cầu giám định và các chứng từ
có liên quan, Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cử nhân viên giám định đến hiện trường tiến hành
giám định. Đa số những vụ tổn thất xảy ra trên điạ phận Việt Nam, và những vụ tổn thất dễ
xác định nguyên nhân thường các công ty BH sẽ thực hiện công tác giám định tự làm.
Điểm mạnh:
- Công ty bảo hiểm sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí cho hoạt động thuê giám
định bên ngoài.
- Các nhân viên giám định trong công ty bảo hiểm sẽ có nhiều cơ hội tích lũy kinh
nghiệm, nâng cao nghiệp vụ.
Điểm yếu:
- Công việc giám định trong Công ty bảo hiểm chủ yếu là do các cán bộ khai thác
bảo hiểm kiêm nhiệm mà không có giám định viên chuyên trách điều này làm cho kết
quả giám định không được chính xác.
- Hơn nữa, đối với khách hàng luôn có tấm lý không tin tưởng vào kết quả giám định,
vì họ nghĩ Doanh nghiệp bảo hiểm cố tình giám định sai để không phải bồi thường.
- Do chuyên quản một khách hàng nên cán bộ dễ nảy sinh tình cảm, nể nang, giải
quyết bồi thường theo cảm tính nên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Dễ có hiện
tượng cấu kết giữa giám định viên với khách hàng nhằm gian lận, trục lợi bảo hiểm.

• Hoạt động giám định thuê ngoài:
Những doanh nghiệp hoạt động dịch vụ giám định là những doanh nghiệp, tổ chức
đã đăng ký hoạt động dịch vụ giám định với cơ quan chức năng. Thực hiện những hoạt
động: Giám định tình trạng tổng thể hoặc chi tiết hàng hóa khi có nghi ngờ bị tổn thất;
Giám định tổn thất về lượng (thiếu số/khối lượng), về chất, tìm nguyên nhân, mức độ tổn
thất; Thay mặt khách hàng lập thông báo tình trạng tổn thất; Tư vấn khách hàng về biện
pháp ngăn ngừa/hạn chế mức độ tổn thất; phân bổ tổn thất khi có tổn thất chung.Và các
dịch vụ liên quan khác. Trên thị trường hiện nay có các công ty có nghiệp vụ giám định
uy tín như: Dolphin, Micontrol, Asian Control, Lloy’d…, Ở Việt Nam hiện nay có một số
công ty giám định có uy tín như: CTY TNHH Cunningham Lindsey Việt Nam (thuộc tập
đoàn Cunningham Lindsey, một trong ba công ty giám định lớn nhất thế giới), CTY
Crawford, CTY Mc Larens Ltd…,
Điểm mạnh:
- Là đối tượng trung gian, có chuyên môn thực hiện nghiệp vụ giám định nên kết
quả giám đinh có tính khách quan, chính xác cao. Tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng và
Doanh nghiệp bảo hiểm.
- Hạn chế được tình trạng gian lận, trục lợi BH trong công tác giám định và bồi thường
do không có sự cấu kết giữa khách hàng với các giám định viên.
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
19
Luận văn tốt nghiệp
-Những tổn thất trong BH hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển luôn xảy ra
ở bất kể nơi nào trên biển, các giám định viên của công ty bảo hiểm không phải lúc nào
cũng có thể đến ngay hiện trường tai nạn để giám định. Do đó, thuê giám định sẽ nhanh
chóng tìm ra nguyên nhân, mức độ tổn thất, phân định trách nhiệm một cách chính xác,
và công tác giải quyết khiếu nại, bồi thường cũng được giải quyết nhanh cho khách hàng.
- Ngoài ra, thuê giám định còn tạo cơ hội cho các giám định viên trong Doanh
nghiệp bảo hiểm có điều kiện học hỏi, tiếp thu kỹ thuật từ các chuyên gia giám định cao
cấp trên thế giới.

Điểm yếu:
- Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải mất 1 khoản chi phí cho hoạt động giám định thuê ngoài.
b) Bồi thường:
Bảng 3: Tình hình bồi thường bảo hiểm hàng hóa vận chuyển2010.
Doanh
nghiệp
Doanh thu phí
(tỷ đồng)
STBT
(tỷ đồng)
Tỷ lệ BT
(%)
Bảo Việt 7.592,72 3.358,26 44,23
Bảo Minh 2.552,779 767,875 30,08
Pjico 2.455,008 726,682 29,6
(Nguồn: www.baohiem.net)
Bảng 3 cho thấy tỷ lệ bồi thương của các công ty bảo hiểm còn khá cao. Bảo Việt
dẫn đầu về doanh thu xong tỷ lệ bồi thường cũng là cao nhất.Trong nhiều năm liền, tỷ lệ
bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển cao là do: tại
các công ty bảo hiểm chưa đề cao công tác đề phòng và hạn chế tổn thất, công tác khai
thác quá ồ ạt, công tác giám định và bồi thường xem nhẹ tạo cơ hội cho trục lợi BH…
Mặc dù tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ này khác cao nhưng vẫn sinh lãi. Năm 2010 được coi
là năm có ít tổn thất lớn ở nghiệp vụ này bởi các công ty BH đã có những hợp tác nhất
định trong bắt giữ tàu, thuê công ty giám định, phân chia trách nhiệm tổn thất, thu đòi
người thứ 3 bồi hoàn…
2.3.2 Đánh giá thực trạng giám định và bồi thương bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu của Việt Nam
• Thuận lợi:
Nền kinh tế nước ta đang hội nhâp sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới và sau khi
Việt Nam gia nhập tổ chức WTO đã đem đến cho các Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

nhiều cơ hội, việc tham gia thị trường của những công ty bảo hiểm mới, đặc biệt là các công
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
20
Luận văn tốt nghiệp
ty bảo hiểm nước ngoài sẽ đa dạng hóa và thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Hơn nữa mở
cửa thị trường tạo điều kiện tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, góp
phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước. Tạo cơ hội cho các
doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước chuyển đổi cơ cấu để tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời
năng lực tài chính của các Doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng nhanh chóng trong thời gian qua.
Khi các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài vào Việt Nam đồng nghĩa với sự
tham gia của các giám định viên chuyên nghiệp với bề dày kinh nghiệm, tạo cơ hội học
hỏi cho các giám định viên trong nước.
• Khó khăn:
Tuy nhiên, việc tham gia của các công ty nước ngoài vào thị trường bảo hiểm cũng
có những thách thức nhất định đối với công ty bảo hiểm trong nước, đó là: Các công ty
trong nước sẽ bị chia sẻ thị phần và cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
Công tác giám định và bồi thường tại các Công ty bảo hiểm Việt Nam chưa có sự tổ
chức, sắp xếp nhân viên hợp lý, chủ yếu là các cán bộ kiêm nhiệm không được đào tạo
bài bản, đúng chuyên ngành nên rất ảnh hưởng đến chất lượng của công tác này. Hơn
nữa, các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chưa đánh giá đúng mức vai trò của công tác giám
định và bồi thường. Và đặc biệt, khi các Doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra giám định hàng
hóa tổn thất đã tạo sự ngờ vực trong khách hàng, điều rất ảnh hưởng đến sự phát triển của
cả ngành bảo hiểm nói chung.
Ngoài ra tình trạng gian lận, trục lợi bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm này ngày càng
gia tăng và có mức độ tinh vi. Kể cả trục lợi trong công tác giám định và bồi thường.
Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ giám định trong nước vẫn chưa đáp ứng được
chuyên môn, vẫn chưa tạo dựng được niềm tin trong khách hàng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN GIÁM ĐỊNH VÀ

BỒI THƯƠNG TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIÊT NAM
3.1 Xu hướng phát triển của thị trường_dự báo nhu cầu bảo hiểm hàng hóa
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành xu thế tất yếu của sự
phát triển của thị trường, đối với hoạt động ngoại thương hóa là việc tăng cường giao lưu
buôn bán quốc tế, tiến tới xóa bỏ mọi rào cản thương mại. Do vậy bảo hiểm hàng hóa XNK
vận chuyển bằng đường biển càng chứng tỏ tầm quan trọng của nó.
•Xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam là tăng cường hợp tác kinh
doanh bảo hiểm: tái bảo hiểm với các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước các công ty
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
21
Luận văn tốt nghiệp
bảo hiểm trong nước có cơ hội hợp tác với các tập đoàn bảo hiểm lớn như Swiss Re,
Munich Re, Lloyd’s, Fire Insurance…; Mở cửa thị trường đặc biệt khi Việt Nam vừa gia
nhập vào tổ chức WTO sẽ có rất nhiều Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài
vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, xu thế cạnh tranh sẽ tồn tại tất yếu trên thị trường và ngày càng trở
nên gay gắt, khốc liệt hơn.Thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn là thị trường đầy tiềm
năng, hấp dẫn các công ty BH nước ngoài với kinh nghiệm lâu đời, đồng thời các công ty
bảo hiểm trong nước sẽ mất dần sự bảo hộ của nhà nước. Điều này sẽ tạo môi trường
kinh doanh cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tạo cơ hội cho thị trường BH
phát triển một cách lành mạnh trong tương lai.
• Dự báo xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm Việt nam với các các loại
hình bảo hiểm với chất lượng cao ,thu hút vốn đầu tư phát triền.Dự đoán số lượng các
doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục phát triển thích hợp với thời gian và điệu kiện của tình
hình thị trường. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển băng đương biển giữ
vững tốc độ tăng trưởng khoảng 10%/năm .
• Các Công ty bảo hiểm đã , đang và sẽ tiếp tục hợp tác với các ngân hàng để cùng
phát triển mạnh hình thức bảo hiểm này.

Bộ Tài chính dự báo, đến cuối năm 2020, cả nước sẽ có thêm 26 công ty bảo hiểm,
trong đó có 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, số còn lại là bảo hiểm nhân thọ, tái bảo
hiểm và môi giới.
• Mục tiêu đặt ra cho ngàn bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam là
-Doanh thu bình quân hàng năm 16%, đạt khoảng 26 000 – 28 000 tỷ đồng vào cuối
năm 2015.
- Giảm thiểu tối đa rủi ro trong vận tải hang hóa bằng đương biển, từ đó giảm tỷ lệ
bồi thường xuống tới mực thấp nhất.
3.2 Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám định và bồi thương
bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
3.2.1 Về phía bản thân các Doanh nghiệp
Nhưng kết quả đạt được của nền kinh tế Việt nam trong năm qua đã tạo ra nhiều
thuân lợi cho thị trương bao hiểm hàng hóa phát triển.Để chuẩn bị tót cho những cơ hội
được phát triển cùng lớn manh với các nước thế giới các công ty bảo hiểm Việt nam phải
tự tìm cho mình những hướng đi phù hợp, không ngừng nâng cao chất lương dịch vụ, uy
Nguyễn Thị Phương Dung
Thương mại 12 - 03
22

×