Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

slide thuyết trình di tích lịch sử pú nhung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.63 KB, 21 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUỸ LOWRENCE S.TING
Cuộc thi bài giảng E – learning
Với chủ đề “Dư địa chí Việt Nam”
TIÊU ĐỀ
DI TÍCH LỊCH SỬ PÚ NHUNG
GIÁO VIÊN: PHẠM THỊ MINH TÂM
Email: ,vn
Điện thoại di động: 01686648333
Trường: THCS Vừ A Dính
Tháng 6 năm 2014

Tuần giáo là một huyện miền núi thuộc tỉnh Điện Biên,
nơi chứa đựng nhiều di sản có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa
học như di tích khảo cổ học Thẩm Khương, danh lam thắng
cảnh hang động Mùn Chung Nhưng trong đó phải kể đến di
tích lịch sử cách mạng Pú Nhung. Nơi đây được coi là tài sản
quý giá và trở thành niềm tự hào của nhân dân và các dân tộc
trong huyện nói chung, cả nước nói riêng. Xã Pú nhung - quê
hương của anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính, anh hùng quân đội
Sùng Phái Sinh mãi mãi đi vào sử sách, tâm trí mỗi người khi
đến thăm nơi đây.

Bản đồ vị trí khu di tích của Pú Nhung
Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của Pú Nhung nằm ở bản Đề
Chia B, trung tâm xã Pú nhung cách thị trấn Tuần Giáo khoảng 10 km.
Nơi đây trở thành di tích lịch sử cách mạng Pú Nhung - Nơi đã từng ghi
dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh cũng như của cả nước
trong giai đoạn 1947 -1953.


Theo như lời kể của ông Vừ Nhè Vàng - Bí thư của xã
Pú Nhung từ năm 1990 - 2000, ông cho biết khu di tích lịch
sử (Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ) được trùng tu và
xây dựng lại vào năm 1996. Nơi đây vinh danh 14 anh hùng
liệt sĩ của quê hương Pú Nhung:
Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Pú Nhung

1. Vừ A Dính hi sinh ngày 15 tháng 6 năm 1949
2. Mùa Thị Dính hi sinh tháng 01 năm 1949
3. Vừ Chồng Lầu hi sinh năm 1949
4. Sùng A Chống hi sinh tháng 4 năm 1950
5. Sùng A Lừ hi sinh tháng 12 năm 1950
6. Sùng A Sình hi sinh tháng 12 năm 1950
7. Sùng Sảo Lử hi sinh tháng 10 năm 1950
8. Sùng A Thao hi sinh 1951
9. Sùng Thị Blây - bà mẹ Việt Nam anh hùng hi sinh ngày 15 tháng 6
năm 1951
10. Thào A Mùa hi sinh tháng 9 năm 1951
11. Sùng A Dính hi sinh 1951
12. Mùa A Già hi sinh tháng 01 năm 1973
13. Vừ A Di hi sinh tháng 2 năm 1979
14. Vàng A Dua hi sinh tháng 8 năm 1978


Trải qua thời gian khu di tích luôn được Đoàn xã và học
sinh của trường THCS Vừ A Dính bảo vệ, quét dọn sạch sẽ
hằng ngày. Khu di tích là địa chỉ đỏ để thế hệ trẻ Pú Nhung
và cả nước hôm nay tự hào noi gương những tấm gương
dũng cảm đã làm vang danh thế hệ trẻ Việt Nam trong thời
kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ cứu

nước. Nơi đây được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh
năm 2002.

Đến thăm nơi đây chúng ta sẽ không thể không đến
thăm nhà ông Sùng Dũng Lầu - người từng tham gia kháng
chiến chống Pháp xâm lược, và từng làm chủ tịch của huyện
Tuần Giáo nay đã nghỉ hưu. Tới thăm nhà của ông tại bản
Phiêng Pi B - Pú Nhung, ông đã kể cho tôi nghe về một
người anh hùng dân tộc Mông mà tôi thấy rất ít người biết
đến. Đó chính là anh hùng dân tộc Sùng Phái Sinh. Theo lời
ông Sùng Dũng Lầu kể thì Sùng Phái Sinh là chú của ông.
Sau cách mạng tháng Tám, giặc Pháp chiếm lại Lai Châu,
chúng ra sức cướp của đốt nhà, đánh đập người dân, phá
nương rẫy (chúng đốt sạch kho ngô gần 2 tấn của gia đình
Sùng Phái Sinh). Sùng Phái sinh đã tìm gặp và báo cáo với
Hồng Dương - Bí thư chi bộ của châu Tuần Lai), Hòa Bá
Dũng - Chủ tịch lâm thời của tỉnh đầu tiên yêu cầu cho một
khẩu súng để đấu tranh với giặc.

Nhưng Hồng Dương và Hòa Bá Dũng đã không đồng ý
vì nghi ngờ Sùng Phái Sinh. Sùng Phái Sinh đã nói: "Đầu
của tôi mất thì khẩu súng của tôi mất", khi đó ông đã được
chi bộ Đảng châu Tuần Lai giao cho một khẩu súng và 50
viên đạn. Đội du kích Pú Nhung dưới sự chỉ huy của người
đội trưởng Sùng Phái Sinh kiên cường dũng cảm tiêu diệt
nhiều đại đội địch ở đồn Bản Chăn, Phiêng Pi. Sau chiến
thắng Điện Biên Phủ 1954 giành thắng lợi, Sùng Phái Sinh
được phong anh hùng du kích. Ông mất năm 1963.

Về thăm khu di tích Pú Nhung chúng ta còn

nghe kể về nhân vật được nhắc đến rất nhiều đó
chính là anh hùng Vừ A Dính. Anh hùng Vừ A Dính
dân tộc Mông sinh ngày 12 tháng 9 năm 1934 tại
bản Đề Chia - xã Pú Nhung - Huyện Tuần Giáo -
Tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Vừ A Dính
sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Mông có
truyền thống yêu nước và cách mạng. Vừ A Dính là
con thứ ba của Vừ Chồng Lầu (Sinh năm 1899) và
bà Sùng Thị Blây (Sinh năm 1901). Gia đình Vừ A
Dính là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo. Bố
của Vừ A Dính là ông Vừ Chồng Lầu là cán bộ Việt
Minh của địa phương đã bị thực dân Pháp bắt và
giam cầm tại nhà tù Sơn La năm 1949 và bí mật thủ
tiêu cùng năm. Ông đã được Đảng và nhà nước truy
tặng là liệt sĩ ngày 5 tháng 9 năm 1964.

Nghĩa trang Nhà tù Sơn La
Toàn cảnh nhà tù Sơn La

Mẹ của Vừ A Dính là bà Sùng Thị Blây là cơ sở kháng chiến của
địa phương. Trong một đợt càn của giặc vào Pú Nhung vì bị nghi ngờ
tiếp tế cho Việt Minh nên bà bị bắt cùng bố chồng và 7 người con (chị
gái và các em của Vừ A Dính) giam tại đồn Bản Chăn. Trong quá
trình bị giam tại đồn Bản Chăn Vừ A Dính được đơn vị phái xuống
tìm cách liên lạc và nắm bắt tình hình địch để chuẩn bị cho bộ đội
đánh đồn. Vừ A Dính nhiều lần liên lạc với mẹ. Khi biết được Pháp
chuẩn bị đánh Pú Nhung bà đã trốn trại ra bìa rừng gặp Vừ A Dính, bà
còn chuyển cho Vừ A Dính hơn 100 viên đạn lấy trộm của giặc. Trên
đường về trại bà bị phát hiện, chúng đã khám nơi giam cầm bà và phát
hiện ra nhiều đạn mà bà và các con cùng những người bị giam giữ

trong trại lấy trộm của lính Pháp. Giặc Pháp đã lôi 22 người trong trại
giam ra bắn chết. Ông nội, mẹ, chị gái, em của Vừ A Dính bị bắn chết
(Vừ A Di, Vừ A Ma, Vừ Thị My, Vừ Thị Chu). Với Vừ A Dơ, Vừ A
Ma chúng không dùng đạn để bắn vì rất tốn đạn vì vậy chúng đã dùng
đoạn cây dài để đập vào đầu hai em, chúng ném hai em xuống hố khi
hai em còn sống.

Theo lời kể của ông Vừ Gà Lử - anh trai của Vừ A
Dính thì ngay từ nhỏ Dính là một cậu bé thông minh, gan
dạ, nhanh nhẹn, sớm giác ngộ cách mạng căm thù giặc Pháp
xâm lược. Chưa đầy 13 tuổi nhưng Vừ A Dính đã xung
phong đi canh gác, thoát ly gia đình trở thành đội viên liên
lạc của đội vũ trang của huyện Tuần Giáo. Đội vũ trang của
Vừ A Dính hoạt động trên địa bàn rộng từ châu Điện Biên
ra châu Tuần Giáo rồi ngược lên Tủa Chùa. Dấu chân của
Vừ A Dính in khắp núi rừng thôn bản trong huyện. Trung
tuần tháng 6 năm 1949 giặc Pháp huy động tổng lực quân
lính từ các đồn trong khu vực để vây ráp hòng hòng tiêu diệt
đội vũ trang Tuần Giáo của Vừ A Dính. Gần một nghìn
quân đổ về khu căn cứ Pú Nhung từ nhiều ngả đường. Một
tốp giặc của đồn Bản Chăn dưới sự chỉ huy của một đội tây
đã bí mật phục kích ngay từ đầu một bản bỏ hoang gần Pú
Nhung. Hôm ấy núi rừng mù sương, cách nhau vài bước
chân cũng không nhìn thấy mặt, Vừ A Dính bất ngờ rơi vào
vào ổ phục kích của giặc. Lúc đó trên người Vừ A Dính
đang đeo cả trăm viên đạn.

Xác định đây là một liên lạc viên của du kích, bọn giặc hỏi:
"Nói ông Tỉnh ở đâu?" (bọn giặc gọi cán bộ Việt Minh của tỉnh Lai
Châu là ông Tỉnh). "Không biết!" Vừ A Dính đáp.Chúng thay nhau

đánh đập Vừ A Dính đến trưa. Đêm đến, mặc cho sương giăng, lạnh
buốt, bọn giặc trói Vừ A Dính dưới gốc cây đào rồi bỏ đói giữa rừng.
Sang ngày thứ ba kể từ khi bị bắt, biết mình không thể thoát, Dính
bảo sẽ chỉ chỗ ông Tỉnh cho giặc. Sau khi được uống vài ngụm nước,
Vừ A Dính quát: "Làm cáng cho tao!". Bọn giặc khiêng Vừ A Dính
từ ngọn núi này sang khu rừng khác. Loanh quanh một ngày, Vừ A
Dính dẫn bọn chúng quay về đúng nơi xuất phát. Biết bị lừa, bọn
giặc xả đạn vào ngực Vừ A Dính rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ.
Hôm ấy là chiều tối ngày 15 tháng 6 năm 1949 Vừ A Dính đã anh
dũng hi sinh bên gốc cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn,
khi chưa tròn 15 tuổi. Những người bị địch bắt đi ngang qua chứng
kiến sự hi sinh của Vừ A Dính đều không cầm được nước mắt. Ngay
đêm Vừ A Dính hy sinh, chứng kiến cái chết hiên ngang anh dũng
của Vừ A Dính hơn 10 tên lính ngụy đã bỏ trốn khỏi hàng ngũ của
địch.

Vừ A Dính đã hi sinh trong tư thế hiên ngang không
một chút run sợ. Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi
của đội vũ trang Tuần Giáo đã khép lại nhưng khí phách
trung kiên bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như
ngọn đuốc rực sáng giữa núi rừng Tây Bắc. Chứng kiến tấm
gương hi sinh oanh liệt, bên bếp lửa hồng trong các gia đình
người Mông, người Xá, người Thái, khắp vùng Tây bắc
người ta tự hào kể cho con cháu nghe về tấm gương hi sinh
bất khuất của một cậu bé người Mông ở Pú Nhung.
Sau này thi thể của Vừ A Dính đã được tổ chức của ta
và gia đình đưa về an táng tại Pú Nhung. Sau chiến thắng
Điện Biên Phủ 1954, các anh bộ đội huyện Tuần Giáo, đồng
đội của Vừ A Dính cùng tổ chức Đảng và chính quyền địa
phương đã đưa hài cốt liệt sĩ Vừ A Dính về lập mộ tại nghĩa

trang liệt sĩ huyện Tuần Giáo.

Năm 1952 chính phủ đã truy tặng Huân chương
Quân công hạng 3 cho Vừ A Dính. Không chỉ có
vậy Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã ghi
nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu
biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống
Thực dân Pháp xâm lược giải phóng đất nước. Vừ A
Dính đã hi sinh, không kịp để lại một tấm chân dung
nào, hình ảnh của Vừ A Dính đã tan vào núi rừng
Tây Bắc. Nhưng với bàn tay tài hoa của nghệ nhân
Vũ Văn Bảy,ông đã chuyển bức ảnh của Vừ A Sử
(cháu của Vừ A Dính) thành bức tượng đồng nặng
80 kg. Bức tượng đã được bà Trương Mỹ Hoa trao
cho đại diện bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam và văn hóa
nhân dân huyện Tuần Giáo vào ngày 14 tháng 6
năm 2009.

Bức tượng Vừ A Dính tại nhà văn hóa

Tấm gương hi sinh của Vừ A Dính là niềm tự hào của
tuổi trẻ việt Nam. Tên của anh đã được đặt cho nhiều chi
đội, liên đội. Đặc biệt ngôi trường cấp 2 của xã Pú Nhung
năm nào đã vinh dự được mang tên trường THCS Vừ A
Dính vào năm 2008.
Trường THCS Vừ A Dính

Tên tuổi của Vừ A Dính còn được nhà văn Tô Hoài ghi
lại trong cuốn truyện nhỏ "Vừ A Dính" do nhà xuất bản
Kim Đồng ấn hành. Hình ảnh của Vừ A Dính còn được tác

giả Tô Hợp viết lên ca khúc "Vừ A Dính bất tử". lời bài hát
cứ ngân nga mãi trong lòng thế hệ trẻ của Việt Nam hôm
nay.
Truyện "Vừ A Dính" của Tô Hoài


Pú nhung không chỉ có Vừ A Dính lẫm liệt,
anh dũng mà còn có nhiều vị anh hùng khác đã
anh dũng hi sinh bảo vệ quê hương, đất nước.
Sùng Sào Lử bị giặc bắt thủ tiêu năm 1950, Sùng
A Thào hi sinh tại Mường Giàng - Thuận Châu
năm 1951, Thào A Mua hi sinh khi đang chiến
đấu bảo vệ quê hương, Sùng A Chống là bộ đội
của ta hi sinh khi đang làm nhiệm vụ đưa những
gia đình đi tản cư qua sông Đà.
Khu di tích lịch sử Pú Nhung là địa chỉ đỏ để
thế hệ trẻ trên quê hương Pú Nhung nói riêng và
cả nước nói chung khắc ghi, tự hào, noi gương,
xứng đáng là chủ nhân tương lai của Tổ quốc.

Các tài liệu và trang Website
tham khảo
-
Trang Website: Báo Điện Biên
-
Ông Vừ Nhè Vàng – bí thư chi bộ xã Pú
Nhung từ năm 1990 – 2000
-
Ông Sùng Dũng Lầu – Chủ tịch Huyện
Tuần Giáo đã nghỉ hưu tại Phiêng Pi B – Pú

Nhung

×