Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Sử dụng di tích lịch sử văn hoá ở quảng xương (thanh hoá) trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ xix lớp 10 chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 150 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................1
1.Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
2.Lịch sử vấn đề................................................................................................2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................5
4.Nhiệm vụ của khóa luận.................................................................................5
5.Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu....................................................6
6.Giả thuyết khoa học........................................................................................7
7.Đóng góp của đề tài........................................................................................7
8.Cấu trúc của luận văn.....................................................................................7
B. PHẦN NỘI DUNG......................................................................................8
Chương 1: vÊn ®Ị sư dơng di tÝch lịch sử văn hoá văn hoá
trong dạy học lịch sử ở trờng phổ thông: lý luận và
thực tiễn.....................................................................................................8
1.1 C sở lý luận về sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thơng..............................................................................................8
1.2 Thực trạng sử dụng di tích lịch sử ở Quảng Xương trong dạy học lịch sử ở
trường THPT Quảng Xng............................................................................19
Chng 2: hệ thống các di tích lịch sử ở quảng xơng sử
dụng trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam từ
nguồn gốc đến giữa thế kỷ xix (lớp 10 chơng trình
chuẩn).........................................................................................................26
2.1 C s xỏc nh cỏc di tích lịch sử, sử dụng trong dạy học khóa
trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX.............................26
2.2 Một số di tích lịch sử ở Quảng Xương (Thanh Hóa) được sử dụng trong
dạy học lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX........................36
Chương 3: các biện pháp sử dụng di tích lịch sử - văn
hoá ở quảng xơng (thanh hoá) trong dạy học khoá
trình lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ
xix (lớp 10 chơng trình chuẩn).................................................48


3.1 Cỏc nguyờn tc ch đạo sử dụng di tích trong dạy học lịch sử..................48
3.2 Các hình thức, biện pháp sử dụng di tích lịch sử - văn hóa ở Quảng Xương
(Thanh Hóa) trong dạy học khóa trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến
giữa thế kỷ XIX...............................................................................................57
3.3 Thực nghiệm sư phạm.............................................................................113
C. PHÇn KẾT LUẬN ...............................................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................126
PHỤ LỤC.....................................................................................................128


danh mục viết tắt
thpt
dt ls - vh
gv
dtls
cnh hđh
dt

:
:
:
:
:
:

Trung học phổ thông.
Di tích lịch sử văn hoá
Giáo viên
Di tích lịch sử
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Di tích

DTVH

:

Di tớch vn húa.

DTLS

:

Di tớch lịch sử.

DTCM

:

Di tích cách mạng.

LSVN

:

Lịch sử Việt Nam


a. phần mở đầu
1. lý do chọn đề tài
Trong quan niệm của người Phương Đông từ rất xa xưa luôn lấy chữ

“Đức” làm trọng. Nhân - Lễ - Nghĩa – Trí – Tín làm nên cốt cách của một con
người. Và từ xa xưa ấy người thầy đã được đề cao, được xã hội tơn vinh và
trọng dụng:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Nếu trước đây trong xã hội phong kiến người thầy dạy cho chúng ta biết
sống có “Đức” và làm người quân tử. Ngày nay trọng trách của người thầy
ngày càng nặng hơn và phù hợp với mục tiêu của giáo dục đặc biệt là ở cấp
THPT “phải đạt được các mặt giáo dục, tư tưởng, lối sống, đạo đức, học vấn
kiến thức phổ thông, hiểu biết kỹ thuật và hướng nghiệp; kỹ năng học tập và
vận dụng kiến thức, về cả thể chất và xúc cảm thẩm mỹ” [21,5]. Hay nói cách
khác là đào tạo một thế hệ con người Việt Nam vừa hồng, vừa chuyên.
Để phù hợp với xu thế mới của thời đại thì việc đổi mới trong giáo dục là
một điều cần thiết, mà đổi mới phương pháp dạy học nói chung và mơn lịch
sử nói riêng là rất quan trọng. Với môn lịch sử việc để học sinh tiếp xúc với
các sử liệu đặc biệt là các DT LS – VH có ý nghĩa đặc biệt trong q trình
giáo dục, giáo dưỡng và phát triển trí tuệ học sinh. DT LS có tác dụng “minh
họa, bổ sung cụ thể hóa kiến thức, phát huy tính sáng tạo độc lập và giáo dục
lòng yêu quê hương đất nước cho các em” [3,7]. DT LS – VH là cầu nối giữa
quá khứ và hiện đại, là cơ sở quan trọng giúp học sinh tạo biểu tượng, hình
thành các khác khái niệm,là nguồn tư liệu lịch sử vô giá, minh chứng hùng
hồn về quá khứ của dân tộc. Tuy nhiên việc sử dụng các DT LS – VH vào dạy
học cịn ít, do những khó khăn khác nhau nên nó chưa được trọng dụng đúng
mức.

1


Thanh Hóa một mảnh đất anh hùng đã tồn tại cùng lịch sử dân tộc từ khi
có sự xuất hiện của loài người cho tới nay. Được xem là một trong những cái

nơi của lồi người, là q hương của những vị vua lưu danh trong sử sách.
Quảng Xương một huyện ven biển của Thanh Hóa nơi lưu giữ nhiều DT LS –
VH, giữa cái nắng và gió của biển hình thành nên vùng đất cần cù, hiếu học,
sáng tạo trong lao động sản xuất, bất khuất trong đấu tranh. Các DT LS – VH
ở Quảng Xương có ý nghĩa lớn trong việc dạy học lịch sử. Khai thác các di
tích này có ý nghĩa về nhiều mặt đặc biệt góp phần nâng cao nhận thức của
học sinh, hiệu quả của bài học. Hơn nữa hệ thống các DT LS – VH ở Quảng
Xương rất phong phú, đa dạng phản ánh nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.
Nhưng xưa nay GV ở Quảng Xương cấp 2 và cấp 3 ít sử dụng các DT
trong dạy học lịch sử. Các DT trở thành địa điểm tâm linh, thờ tự cầu bình an
mà những giá trị lịch sử của nó dường như bị lãng quên. GV ít liên hệ lịch sử
địa phương khi dạy lịch sử dân tộc. Các tiết học lịch sử địa phương sơ sài
hoặc là thời gian giáo viên lấp chỗ trống do dậy chậm. Vì vậy với học sinh
bức tranh về lịch sử địa phương rất mờ nhạt và ít tác động tới tư tưởng, tình
cảm của các em.
Vì những lý do trên tơi chọn đề tài: sử dụng di tích lịch sử văn hóa ở
Quảng Xương (Thanh Hóa) trong dạy học khóa trình lịch sử Việt Nam từ
nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX (lớp 10 chương trình chuẩn), làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp.
2. lÞch sư vÊn ®Ị
Việc sử dụng DT LS – VH trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông đã
được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến. Qua thu thập tiếp
nhận các nguồn tài liệu khác nhau chúng tôi chia làm 2 loại: tài liệu nghiên
cứu về các DT LS – VH ở Thanh Hóa, Quảng Xương và tài liệu về các biện
pháp sử dụng di tích lịch sử trong dạy học.

2


2.1 Các cơng trình nghiên cứu về di tích lịch sử – văn hóa

Cuốn “Nh÷ng danh tích xứ thanh” của Hương Mao đã giới thiệu về các
di tích văn hóa của xứ thanh. Tuy nhiên sách chỉ giới thiệu qua các di tích
nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch.
Cuốn “Di tích thắng cảnh Thanh Hóa” NXB Thanh Hóa. Giới thiệu các
thắng cảnh ở Thanh Hóa từ những DT LS tới những DTVH, DT CM, danh
lam thắng cảnh. Nhưng thực tế nó là cuốn cẩm nang cho những du khách
muốn du lịch và hịa mình vào những lễ hội của Thanh Hóa.
Cuốn “Quảng Xương q tơi” NXB Hà Nội 1999, trong cuốn này đã
nêu lên những DT LS – VH ở Quảng Xương. Mơ tả hình ảnh con người và
vùng đất Quảng Xương. Song nó mang nặng hơi thở của văn học, hơn nữa có
một số DT LS – VH mới được công nhận chưa được đưa vào.
Cuốn “Đất và người Quảng Xương” NXB Thanh Hóa. Đã dựng lên
hình ảnh của con người Quảng Xương qua các cuộc kháng chiến và trong xây
dựng kinh tế, các DT LS – VH ít được nhắc tới.
2.2 Tài liệu về những biện pháp sử dụng di tích trong giáo dục thế hệ trẻ,
đặc biệt trong dạy học lịch sử.
Xuất phát từ việc nhận thức vai trò quan trọng của sử dụng DT LS –
VH trong dạy học. Hiện nay các cơng trình nghiên cứu, các bài viết về vấn đề
này càng sâu sắc hơn. Các cơng trình có nhiều loại như: tác phẩm được xuất
bản, luận án, luận văn và cả những bài nghiên cứu được đăng trên các báo,
các tạp chí chuyên nghành giáo dục, phương pháp dạy học lịch sử.
+ Ở nước ngồi:
N.G.§airri với “chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” đã đề cập tới
việc làm thế nào để có một giờ học lịch sử đạt kết quả cao, đây là một cơng
việc góp phần đạt được mục đích của q trình sư phạm. Để đạt được mục
đích đó phải nắm được yêu cầu quan trọng của một giờ học, biết khai thác nội

3



dung giờ học, biết tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: “sức mạnh của
kiến thức khoa học là cái nền tảng chủ yếu, nền tảng này là nhiệm vụ giáo
dưỡng và giáo dục thanh niên. Nhưng sức mạnh này sẽ biểu lộ tác động đến
chừng mực nào đó thì điều đó tùy thuộc phần lớn các thầy giáo và phương
pháp của giờ học, đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh”[13,22]. Như
vậy nội dung của chương trình nghiên cứu trên đã đề cập tới việc làm thế nào
để có một giờ học nói chung và giờ nội khóa nói riêng đạt kết quả cao nhất.
Tuy nhiên nó không nhấn mạnh tới việc sử dụng các DT LS – VH trong dạy
học.
Cuốn “phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào” I.F.kha la
môp, 1978 NXB giáo dục Hà Nội, tập 2, đã có những phân tích hướng dạy
học đi vào thực tiễn, nêu lên các vấn đề trực quan có tác động trong việc phát
huy tư duy học sinh. Tuy nhiên đây là cơng trình nghiên cứu chung mà chưa
đi vào thực tiễn.
+ Trong nước:
Cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” Phan Ngọc Liên, 2002, NXB
Đại học sư phạm, tập 2, đã có những đánh giá về vai trị của hoạt động ngoại
khóa, nội khóa trong dạy học, sử dụng di tích lịch sử như thế nào để đạt hiệu
quả cao. Song nó mới dừng lại ở việc nghiên cứu lý luận.
Cuốn “Nghiên cứu biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương” Vinh
6/2002 hội giáo dục học lịch sử thuộc hội sử học Việt Nam – khoa lịch sử
trường Đại học Vinh. Đã có một số đề tài nghiên cứu về việc sử dụng các DT
LS – VH địa phương vào giảng dạy lịch sử song chủ yếu về các tỉnh như:
Nghệ An, Huế… trong khuôn của một tỉnh không phải của một huyện.
Một số bài viết của TS Hoàng Thanh Hải (giảng viên Đại học Hồng
Đức) đã đề cập tới việc sử dụng các DT LS – VH ở Thanh Hóa vào dạy học
lịch sử ở trường phổ thông. Nhưng ông chỉ đề cập tới một số các di tích lịch

4



sử nổi bật của Thanh Hóa có sự chi phối rất lớn trong lịch sử dân tộc. Chưa
phải nghiên cứu sử dụng các di tích của các huyện vào giảng dạy lịch sử địa
phương cũng như lịch sử dân tộc.
Nhìn chung cho tới nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một
cách chi tiết, tồn diện có hệ thống về “sử dụng di tích lịch sử văn hóa ở
Quảng Xương (Thanh Hóa) trong dạy học khóa trình lịch sử Việt Nam từ
nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX”. Kế thừa những thành quả của các của các
cơng trình nghiên cứu, qua sử dụng những tài liệu đã thu thập được về di tích,
chúng tơi cố gắng khai thác tìm kiếm những kết quả xác đáng, đảm bảo tính
khoa học đưa ra những hình thức, phương pháp phù hợp với từng bài để dạy
học đạt kết quả cao nhất.
3. ®èi tợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 i tng nghiờn cu.
i tượng nghiên cứu của luận văn là việc sử dụng DT LS – VH ở
Quảng Xương (Thanh Hóa) trong dạy học khóa trình LSVN từ nguồn gốc đến
giữa thế kỷ XIX (lớp 10 chương trình chuẩn).
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu các biện pháp sử dụng DT LS – VH ở Quảng Xương (Thanh
Hóa) Trong dạy học LSVN từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX (lớp 10 chương
trình chuẩn)
4. mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1 Mc ớch:
- Nõng cao hiệu quả của di tích trong dạy học lịch sử, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học bộ mơn.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, làm phong phú hơn
hoạt động học tập của môn học mang tính đặc thù. Làm cho hoạt động lịch sử
trở nên gần gũi hơn, thực tế hơn, sinh động hơn.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.


5


- Sưu tầm và thẩm định các tài liệu có liên quan đến sử dụng DT LSVH vào giảng dạy lịch sử. Xác định cơ sở lý luận, thực tiễn của việc sử dụng
các di tích trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
- Xác định các nguyên tắc, hình thức, biện pháp sử dụng DT LS – VH
trong dạy học khóa trình LSVN từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX.
- Điều tra thực trạng sử dụng DT LS – VH ở Quảng Xương trong dạy
học lịch sử ở các trường phổ thông Quảng Xương.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của
ti.
5. phơng pháp luận và phơng pháp nghiên cứu.
5.1 Phng pháp luận nghiên cứu.
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của luận văn là dựa trên quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử và giáo
dục lịch sử, về việc sử dụng DT LS – VH trong dạy học lịch sử Việt Nam
thuộc giai đoạn lịch sử được xác định.
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
Để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên cả hai
phương diện lý thuyết và thực tiễn. Vì thế chúng tơi sử dụng các phương pháp sau:
- Nghiên cứu lý thuyết: Các tài liệu văn kiện của Đảng, Nhà nước nói
về giáo dục lịch sử, các chương trình lý luận dạy học bộ mơn lịch sử, tài liệu
văn hóa, khảo cổ có liên quan.
- Điều tra thực tế: dự giờ, quan sát, các hình thức điều tra xã hội học,
trao đổi với GV dạy học lịch sử ở trường phổ thông…từ đó rút ra kết luận
chính xác về thực trạng dạy và học lịch sử nói chung, cũng như dạy học
LSVN lớp 10 cơ bản nói riêng.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của đề
tài, trên cơ sở từ điểm suy ra diện.


6


6. gi¶ thuyÕt khoa häc
Nếu việc tổ chức tốt sử dụng DT LS – VH trong dạy học lịch sử, theo
đề xuất của luận văn, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của bài học lịch sử ở
trường phổ thông, và giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh.
7. đóng góp của luận văn.
- Bc u tp hp v lựa chọn một số tài liệu DT LS – VH ở Quảng Xương
phù hợp với nội dung từng bài, từng chương của lịch sử Việt Nam từ nguồn
gốc đến giữa thế kỷ XIX. Từ đó thấy được mối liên hệ giữa lịch sử dân tộc
với lịch sử địa phương.
- Đề xuất một số nguyên tắc, biện pháp sư phạm để sử dụng hiệu quả các DT
LS – VH vào dạy hc.
8. cấu trúc của luận văn.
Ngoi phn m u, kt luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn gồm
có 3 chương:
Chương 1: Vấn đề sử dụng di tích lịch sử văn hóa trong dạy học lịch sử
ở trường phổ thông: lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa ở Quảng Xương
(Thanh Ho¸)sử dụng trong dạy học khóa trình LSVN từ nguồn gốc n gia
th k XIX, (lớp 10 chơng trình chuẩn)
Chng 3: Các biện pháp sử dụng di tích lịch sử văn hóa ở Quảng
Xương (Thanh Hố) trong dạy học khóa trình LSVN từ nguồn gốc đến thế kỷ
XIX, (líp 10 ch¬ng tr×nh chuÈn)

7


b. nội dung

chơng 1
vấn đề sử dụng di tích lịch sử - văn hoá
ở trờng phổ thông: lý luận và thực tiễn
1.1 cơ sở lý luận và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá
trong dạy học lịch sử ë trêng phỉ th«ng
1.1.1 Khái niệm di tích lịch sử văn hoá:
Mỗi thời kỳ lịch sử đều lưu lại cho thế hệ sau những di tích, các di tích
đều thể hiện lý tưởng, khát vọng của thế hệ cha ông. Nhiều di tích tồn tại ở
ngày nay vẫn lưu giữ được dáng vẻ của thời đã qua. Thấy được tầm quan
trọng của di tích đảng và nhà nước ln chú trọng tới việc giữ gìn, bảo vệ các
di tích cho thế hệ mai sau.
Pháp lệnh số 14/LCT – HĐNN được hội đồng nhà nước thông qua
ngày 31.3.1984 và công bố ngày 4.4.1984, đây là văn bản pháp lý cao nhất
của nhà nước về lĩnh vực bảo tồn, bảo tàng. Sau 17 năm thực hiện pháp lệnh
bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đã được nâng lên
thành luật di sản văn hoá. Ngày 12.7.2001 chủ tịch nước CHXHCNVN đã ký
sắc lệnh công bố luật di sản văn hố và được quốc hội thơng qua tại kỳ họp
thứ 9 khoá IX
Trong pháp lệnh bảo vệ, sử dụng các di tích lịch sử văn hố danh lam
thắng cảnh ,Hà Nội 1984 đã định nghĩa: “Di tích lịch sử văn hố là những
cơng trình xây dựng,địa điểm, đồ vật , tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử,
khoa học nghệ thuật cũng như các giá trị văn hố khác hoặc có liên quan tới
các sự kiện lịch sử, q trình phát triển văn hố xã hội”
“Di tích lịch sử văn hố, danh lam thắng cảnh là tài sản vơ cùng q giá
trong kho tàng di sản lâu đời của dân tộc Việt Nam”
Theo GS Hà Văn Tấn, “di tích lịch sử văn hố là những nguồn sử liệu
trực tiếp, cho ta những thông tin quan trọng để khôi phục những trang sử

8



hùng tráng và cũng có thể là bi tráng của dân tộc. Đó là những bức thơng điệp
mà cha ơng để lại cho thế hệ mai sau, trong đó gửi gắm bao trầm tư về sự
nghiệp xây đắp non sông này”
Trong “Nghệ An di tích danh thắng” tác giả Lê Tùng Dương và Trần
Minh Siêu định nghĩa: “di tích lịch sử văn hố là khơng gian vật chất cụ thể,
khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử do tập thể hoặc
cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại “.
Theo T.S Trần Viết Thụ , “xét dưới góc độ sử liệu học di tích là một tài
liệu vật chất quí hiếm, một bằng chứng khoa học có độ tin cậy cao về quá khứ
xã hội loài người và dân tộc.Dưới góc độ phương pháp giảng dạy bộ mơn lịch
sử di tích là một phương tiện trực quan quan trọng”.
Theo Hồng Thanh Hải, “di tích lịch sử cách mạng là một bảo tàng
ngồi trời “là những dấu vết những chứng tích vật chất ghi lại, phản ánh lại
một sự kiện, nhân vật, một quá trình lịch sử đã qua.”
Theo từ điển Tiếng Việt của viện ngơn ngữ học thì “di tích là dấu vết
quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất, có ý nghĩa về mặt lịch
sử - văn hoá “.
Theo Luật di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành ở điều 28 qui
định để được xếp vào danh mục di tích cần phải có những tiêu chí sau đây:
a) Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn liền với sự kiện lịch sử tiêu biểu
cho q trình dựng nước và giữ nước.
b) Cơng trình xây dựng địa điểm gắn liền với thân thế, sự nghiệp của
anh hùng dân tộc,danh nhân đất nước.
c) Cơng trình địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ
cách mạng, kháng chiến.
d) Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ .

9



e) Quần thể các cơng trình kiến trúc có giá trị tiêu biểu về kiến trúc
nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
Theo điều 4 luật di sản văn hoá ,điều 14 nghị định số 92/2002/NĐCP
ngày 11.11.2002 của chính phủ, các di tích được phân loại như sau: di tích
lịch sử văn hố, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng
cảnh.
- “Di tích kiến trúc nghệ thuật là cơng trình kiến trúc nghệ thuật tổng
thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển
nghệ thuật kiến trúc của dân tộc”.
- “Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật, đánh
dấu các giai đoạn phát triển của văn hố khảo cổ”.
- Di tích thắng cảnh là những cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có
sự kết hợp của cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị lịch
sử, thẩm mỹ, khoa học.
- Di tích lịch sử - văn hố là những cơng trình xây dựng,địa điểm và các
di vật cổ vật, bảo vật quốc gia của cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử,
văn hố, khoa học.
Theo Hồng Thanh Hải: “có rất nhiều loại di tích lịch sử nhưng người ta
phân thành các loại chủ yếu sau:
- Di tích khảo cổ học: được các nhà khảo cổ học tìm kiếm, khai quật
thường nằm trong hang động, núi cao ,lịng đất…
- Di tích lịch sử - văn hoá: gắn với các thành tựu văn hố thời đại và
cũng gồm nhiều loại như: di tích tín ngưỡng, di tích kiến trúc nghệ thuật.
- Di tích lịch sử - cách mạng: phản ánh cuộc đấu tranh cách mạng của
dân tộc, từ khi thực dân pháp xâm lược (1858) đặc biệt từ ngày có Đảng Cộng
Sản Việt Nam (1930) lãnh đạo.

10



Như vậy có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về DT LS – VH,
mỗi định nghĩa đứng ở mỗi góc độ, song đều thể hiện vai trị quan trọng của
DTLS – VH trong việc phản ánh quá khứ dân tộc và góp phần giáo dục thế hệ
trẻ.
DT LS – VH là những cơng trình thể hiện dấu ấn của quá khứ, những
di sản quý báu của các dân tộc trên thế giới, nơi lưu niệm tưởng nhớ các sự
kiện, những nhân vật lịch sử, các anh hùng dân tộc trong công cuộc kháng
chiến chống xâm lược và hoạt động sản xuất, sáng tạo trong các lĩnh vực kiến
trúc, văn học, khoa học nghệ thuật.
DT LS – VH giúp chúng ta tìm hiểu nghiên cứu các thời kỳ lịch sử.
Dựa vào DT LS – VH kết hợp với tư liệu nhiều nguồn khác để khơi phục hình
ảnh của q khứ một cách chính xác. Giúp con người có thể tiếp nhận, phát
huy những tinh hoa của quá khứ để xây dựng cuộc sống hiện đại, phát triển
trong tương lai, không mắc phải những sai lầm như trong quá khứ. Đó là một
trong những chức năng quan trọng của DT LS – VH đối với sự hình thành
phát triển nhân cách của thế hệ trẻ hôm nay.
1.1.2 Ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử – văn hóa trong dạy học lịch sử.
Nhà giáo dục A.Đixtecrec (1790 – 1866) đã nói: “người giáo viên bình
thường mang chân lý đến cho trò, còn người giáo viên giỏi dạy cho trò biết đi
tìm chân lý” để đạt được hiệu quả cao trong dạy học thì khơng chỉ có vai trị
của người thầy mà cịn có vai trị rất lớn của học trị. Song việc thầy dạy cho
trị đi tìm chân lý khẳng định vai trò to lớn của phương pháp dạy học với chất
lượng giáo dục. Phương pháp là cách thức con đường tương tác giữa thầy và
trò nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dưỡng của q trình dạy học,trong đó
người thầy giáo giữ vai trò truyền đạt, chỉ đạo, người học đóng vai trị tiếp
thu, tự chỉ đạo. Phương pháp là yếu tố quan trọng để kích thích sự hứng thú
say mê của người học, là yếu tố quan trọng chi phối hiệu quả và chất lượng

11



giáo dục. Trong giai đoạn hiện nay với sự thay đổi của đối tượng giáo dục,
mục tiêu giáo dục nên phương pháp giáo dục cần có những thay đổi địi hỏi
ngày càng cao những sáng tạo của giáo viên “nghề giáo viên là nghề sáng tạo
vào bậc nhất trong những nghề sáng tạo”.Vì vậy vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học hiện nay là rất cần thiết.
Việc sử dụng các di tích LS – VH trong dạy học lịch sử cũng là một nội
dung quan trọng trong dạy học hiện nay, nhằm thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”,đồng thời sử dụng các
DT LS –VH cịn có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục, giáo dưỡng, phát triển
trí tuệ cho học sinh.
1.1.2.1 Về hình thành tri thức lịch sử cho học sinh.
Một nhà nghiên cứu VHGD đã nhận xét: bất cứ thời đại nào với trình
độ phát triển về mọi mặt của nó đều được phản ánh khá rõ trong các DT LS.
Vì vậy DT LS là tấm gương soi của lịch sử, là hơi thở của lịch sử đương thời.
Trong DT LS chứa đựng các dấu vết, những bằng chứng liên quan tới các sự
kiện lịch sử.Đó có thể là một làng quê, một vùng đất, tên người, tên núi, tên
sông, đã in dấu ấn của sự kiện lịch sử địa phương hay sự kiện lịch sử dân tộc.
Là cơ sở quan trọng giúp các em tạo biểu tượng lịch sử, biểu tượng lịch sử
càng chân thực cụ thể bao nhiêu thì khái niệm hình thành vững chắc bấy
nhiêu. Qua việc tạo biểu tượng sẽ giúp các em cụ thể hoá các sự kiện, bổ sung
làm sâu sắc kiến thức lịch sử để các em có cách nhìn nhận, đánh giá đúng
đắn về các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Nguyên tắc giáo dục địi hỏi trong q trình dạy học phải làm cho học
sinh tiếp thu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tranh ảnh về sự vật, hiện tượng
từ đó hình thành các khái niệm rút ra từ lý thuyết khái quát. Tức là nắm cái
trừu tượng, hoặc từ cái trừu tượng đã có soi sáng xem xét các sự vật hiện
tượng cụ thể, tư duy trừu tượng. Để thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa cái


12


cụ thể và cái trừu tượng cần sử dụng nhiều phương tiện trực quan với tư cách
là phương tiện nhận thức mà sử dụng DT LS –VH giúp học sinh khôi phục lại
bức tranh quá khứ. Trong nhận thức lịch sử không thể bắt nguồn từ cảm giác
trực tiếp về sự kiện, hiện tượng mà là những biểu tượng cụ thể được tạo nên
trên cơ sở tri giác tài liệu. “Khơng có biểu tượng thì khơng có khái niệm, hoặc
khái niệm xây dựng trên những biểu tượng nghèo nàn cũng sẽ là những khái
niệm trống rỗng, thiếu nội dung phong phú”. Cho nên để có cơ sở để nhận
thức khái quát cần thiết phải sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với các
phương pháp khác trong đó có sử dụng DT LS – VH vào trong dạy học lịch
sử.
Đặc biệt đối với học sinh THPT ở độ tuổi từ 15 đến 17 đang có những
thay đổi quan trọng về mặt tâm lý, sinh lý, các em trong quá trình tự khẳng
định mình với những đặc trưng tâm lý như ham hiểu biết, yêu thích cái mới.
Cùng với sự phát triển về sinh lý ở giai đoạn này tư duy học sinh phát triển ở
mức độ cao hơn. Ở cấp THCS tư duy các em chủ yếu là cụ thể với nhận thức
cá tính thì ở THPT nhận thức lý tính với tư duy trừu tượng đã phát triển đặc
biệt là tư duy độc lập như ở lớp 11 – 12. Hiện nay với sự bùng nổ các nguồn
thông tin thì ngồi kiến thức thu được từ sách vở, bài giảng của thầy cơ, học
sinh cịn thu nhận tri thức từ nhiều nguồn khác nhau. Những nguồn thông tin
mà các em thu nhận được khơng hồn tồn là đúng, cho nên các em cần được
hướng dẫn để phân biệt chỗ đúng, chỗ sai.Vì vậy DT LS – VH là những minh
chứng để các em có cái nhìn đúng đắn về các sự kiện, yêu cầu của lịch sử.
Nắm được tâm lý của lứa tuổi học sinh THPT và yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học, nghị quyết của Bộ Giáo Dục về cải cách giáo dục năm
1976 đã chỉ rõ: “đặc điểm phương pháp giáo dục ở bậc trung học là nhằm kết
hợp nhuần nhuyễn học tập văn hóa với lao động sản xuất, thực nghiệm khoa
học, hoạt động xã hội và sinh hoạt đoàn thể. Đảm bảo cho học sinh đang độ


13


tuổi thanh niên, có thể củng cố, nâng cao vốn kiến thức,phát triển tốt tư duy
khoa học, tư duy kỷ thuật, bồi dưỡng tốt kỹ năng và thói quen lao động kiểu
mới. Phát huy mạnh mẽ tính năng động và vai trị làm chủ tập thể của mình
thơng qua một quá trình vừa học tập, vừa tham gia vào cải tạo tự nhiên, xã hội
theo mức độ phù hợp. Cần coi trọng việc bồi dưỡng hứng thú, thói quen và
phương pháp tự học cho học sinh”. Dựa trên cơ sở đó để vận dụng hợp lý các
DTLS – VH vào dạy học lịch sử, giúp học sinh có tư duy đúng đắn, khắc phục
vấn đề hiện đại hóa lịch sử. Đặc biệt các tài liệu gốc sẽ gây hứng thú học tập
lịch sử, giúp các em nhận được nhiều kiến thức hơn, có nhiều đáp án hơn cho
những tị mị của mình. Nhằm gây cho các em tính hiếu kỳ khoa học, lòng ham
hiểu biết những điều chưa biết như Khổng Tử đã nói “biết mà học khơng bằng
thích mà học,thích mà học khơng bằng say mê mà học”.
Ví dụ khi đưa các em tới xã Quảng Lưu huyện Quảng Xương (Thanh
Hóa) nơi phát hiện ra trống đồng Đồng Đậu có niên đại với nền văn minh
Đơng Sơn được phát hiện trước năm 1934. Ở vành hoa văn 4 có 6 con chim
đang bay, phần trên hình 6 thuyền, thuộc nhóm A kiểu A5. Qua đó các em
thấy được bằng chứng về thời đồ đồng với nền văn minh Đông Sơn rực rỡ,
bằng chứng về sự tồn tại của một nền văn minh trên đất Việt Nam và đây
thực sự là c nơi của lồi người. Đồng thời nó cũng là bằng chứng về Quảng
Xương ngày nay là một bộ phận thuộc quốc gia Văn Lang – Âu Lạc do các
vua hùng vua thục quản lý. Qua các hình ảnh cịn lưu lại ở nơi đây hình thành
cho học sinh về biểu tượng của chiếc trống đồng để các em có thể thấy được
nét tinh xảo và sự tài năng của con người từ thủa còn sơ khai, và những sinh
hoạt văn hóa vật chất thể hiện ước mơ, khát vọng của cha ông từ ngàn xưa.
1.1.2.2 Về giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ học sinh.
Một nhà chính trị gia cổ đại Hi Lạp đã từng nói: “lịch sử là cô giáo của

cuộc sống” là chiếc gương soi của q khứ vì thế ngồi phương diện hình

14


thành tri thức nó cịn có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm
thái độ cho học sinh.
Các DT LS –VH làm sống lại bức tranh của quá khứ sẽ gây cho các em
những cảm xúc những tình cảm sâu sắc làm nảy sinh cảm xúc trong trái tim
các em như: yêu, ghét, kính trọng, khâm phục. Hiểu biết thông qua cảm xúc là
con đường hiệu quả nhất với việc giáo dục tư tưởng, tình cảm một cách tự
nhiên khơng gị bó, gượng ép.
Kiến thức các em thu nhận được có quan hệ chặt chẽ với thế giới quan và
những giá trị đạo đức, tư tưởng, thẩm mỹ, khâm phục ngưỡng mộ kính trọng
đối với cha ơng đã làm ra những di sản q giá đó. Từ đó có lịng tự hào dân
tộc, thái độ trân trọng và giữ gìn những thành tựu lịch sử trong chính tâm hồn
các em. Nãy sinh trách nhiệm cơng dân, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương
yêu tổ quốc, tự hào về truyền thống cách mạng những chiến công hiển hách
của cha ông. Như Đ/C Lê Duẩn viết: “nhiệm vụ của các thầy giáo, cô giáo là
đào tạo luyện học sinh thành những con người mới XHCN.Dạy sử phải khơi
động được lòng tự hào của dân tộc Việt Nam, làm cho học sinh hiểu được
truyền thống ý thức tự lập tự cường của dân tộc, là phải khắc vào trí nhớ của
học sinh những tình cảm cách mạng, ý chí dời non lấp biển và những thành
tựu huy hoàng của nhân dân ta trong lao động, sản xuất trong xây dựng cuộc
đời tự do độc lập của mình, chứ khơng phải là khắc vào đó những tháng năm,
những sự kiện của một bài lịch sử”
Đối với việc sử dụng các DT LS – VH ở địa phương vào giảng dạy trong
các bài nội khóa và ngoại khóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bàn về giáo
dục lòng yêu nước XHCN cho thanh thiếu niên, học sinh V.A.Xu khôm lin
xki viết “đối với mỗi chúng ta tổ quốc bắt đầu từ cái nhỏ bé nhất, dường như

không lộng lẫy lắm và khơng có gì nổi bật. Cuộc sống của mỗi chúng ta vĩnh
viển đến hơi thở cuối cùng, chứa đựng một cái gì đó duy nhất và khơng có gì

15


có thể thay thế được như bầu sữa mẹ, như sự âu yếm của mẹ, đó là miền quê
thân yêu của chúng ta nơi thể hiện những hình ảnh sinh động của tổ quốc”.
Vì thế những tri thức lịch sử địa phương có vai trị quan trọng đối với học
sinh nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự
phát triển chung của đất nước, thấy được mối quan hệ của cái chung và cái
riêng, cái cụ thể và cái khái quát. Nó ghi lại những thành quả lao động chiến
công oanh liệt của nhân dân địa phương trong sự nghiệp dựng nước, giữ
nước, giúp các em “trực quan sinh động” quá khứ của dân tộc. Gợi cho các
em tình u q hương nói riêng, lòng tự hào về quê hương, nảy sinh trách
nhiệm với “nơi chôn nhau cắt rốn”, xây dựng quê hương xứng đáng với
truyền thống thế hệ đi trước. Qua đó khơng phải để phục cổ mà để phục vụ
cho sự nghiệp cho sự nghiệp đổi mới đất nước.
Chỉ thị 40/2008/CT – BGDĐT về “xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” đã nêu “học sinh tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá
trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Mỗi trường nhận
chăm sóc một DT LS – VH hoặc di tích cách mạng ở địa phương góp phần
làm cho các di tích ngày một đẹp hơn, hấp dẫn hơn, tuyên truyền giới thiệu
các cơng trình di tích ở địa phương với bạn bè. Mỗi trường có kế hoặch tổ
chức giáo dục truyền thống, văn hóa của di tích, phát huy giá trị của DT LS –
VH cho cuộc sống cộng đồng ở địa phương và khách du lịch”. Ngày 23/11
hàng năm được chọn làm “ngày về nguồn” để tuyên truyền tổ chức các hoạt
động. Đây là những hoạt động phát huy tính cực cuả học sinh trong việc tự
giáo dục, góp phần bảo tồn truyền thống văn hóa địa phương, quốc gia trong
giai đoạn hội nhập hiện nay,thơng qua hoạt động tìm hiểu chăm sóc và phát

huy giá trị của các di tích văn hóa.
Ví dụ khi đưa các em tới xã Quảng Thịnh huyện Quảng Xương (Thanh
Hóa) nơi có khu di tích danh thắng Núi Voi. Nơi thờ vị trạng nguyên cuối

16


cùng của chế độ phong kiến Việt Nam Trịnh Tuệ và Văn chỉ huyện Quảng
Xương nơi lưu danh những người con tài năng đã đỗ cao và ra làm quan.
Trong Văn chỉ ghi danh tính 7 vị đỗ đại khoa: Trạng nguyên 1 vị, Hoàng Giáp
3 vị, Tiến sĩ 3 vị. Mảnh đất Quảng Xương sinh ra những người con ưu tú tạo
có các em niềm tự hào, khâm phục về tinh thần hiếu học của cha ông trên
mảnh đất q hương mình, từ mảnh đất nghèo đầy khó khăn quanh năm gắn
với gió biển nhưng đã ni dưỡng nên những vị anh tài cho quốc gia. Tình
yêu quê hương sẽ xuất phát từ trái tim và lòng cảm phục của các em, góp
phần tạo động lực thơi thúc các em phấn đấu vươn lên trong học tập làm rạng
danh quê hương xứng đáng với thế hệ cha ông đi trước.
1.1.2.3 Rèn luyện và phát triển kỹ năng.
Di tích lịch sử là những dấu vết của quá khứ, là vật thật nó được xem là
chiếc “cầu nối” giữa quá khứ xa xưa với cuộc sống hơm nay. Vì thế khi sử
dụng các di tích lịch sử vào dạy học các em sẽ hịa mình theo dịng lịch sử,
trong khơng khí sống động hấp dẫn.
Sử dụng DT LS – VH vào trong dạy học nội khóa hoặc ngoại khóa giúp
học sinh khơng chỉ quan sát những biểu tượng bên ngồi mà cịn phân tích đối
sánh, so sánh hiểu những bản chất bên trong của chúng. Học sinh được huy
động tối đa các khả năng tư duy, trong đó kỹ năng quan sát là cơ bản nhất.
Trên cơ sở quan sát lắng nghe sự tường thuật của giáo viên các em được rèn
luyện kỹ năng diễn đạt nội dung hiện vật lịch sử một cách ngắn gọn, rõ ràng,
súc tích, rút ra được bản chất của các sự kiện lịch sử. Đồng thời giúp các em
tự làm những đồ dùng trực quan phục vụ cho việc học tập lịch sử như: vẻ bản

đồ, niên biểu, chân dung nhân vật, đắp sa bàn, tìm hiểu thu thập thơng tin về
các khu di tích. Đặc biệt đối với học sinh lớp chuyên, lớp chọn tương lai theo
nghành sử hoặc ham thích mơn sử giáo viên có thể tập làm quen với việc
nghiên cứu, tiếp xúc sử liệu (vì di tích lịch sử là một loại sử liệu quan trọng)

17


Mặt khác sử dụng các DT LS – VH vào dạy học có tác dụng quan trọng
tới tư duy, kỹ năng, thói quen tích cực tham gia các hoạt động thực tiễn của
học sinh. Đó là cơ sở để thực hiện nguyên lý giáo dục như luật Giáo Dục
2005 đã ban hành: “hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi
đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với
thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã
hội”[21,9]. Nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất như Phan Ngọc Liên đã viết
“giáo dục phổ thông phải đạt được đến kết quả gắn liền với lịch sử, thiên
nhiên và xã hội ở địa phương, làm cho việc học tập và giảng dạy ở trường
thấm đượm hơn cuộc sống đời thực. Học sinh ngay từ khi còn đi học đã sống
thực với cuộc sống xung quanh” ,từ ngàn xưa ông cha ta truyền lại và khẳng
định giá trị của việc thâm nhập thực tế: “đi một ngày đàng học một sàng
khôn, trăm nghe không bằng một thấy”.
Sau khi đã tổ chức hoạt động nội khóa hay ngoại khóa ở khu di tích Đền
thờ An Dương Vương ở Quảng Châu – Quảng Xương (Thanh Hóa) giáo viên
ra bài tập nhận thức cho học sinh tìm hiểu về khu di tích. Như vậy học sinh có
thể rèn luyện được kỹ năng tổng hợp và chọn lọc thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau mà bài giảng của giáo viên là nguồn tài liệu quan trọng. Học sinh
phân tích được vai trò quan trọng của đền An Dương Vương trong tín ngưỡng
của con người Việt Nam nói chung và người dân Quảng Xương nói riêng.
Đồng thời các em có thể so sánh qui mô sự phát triển của đền qua các thời kỳ
khác nhau để thấy được sự nâng niu trân trọng, tôn thờ của người dân quê

hương đối vi di tớch.
1.2 thực trạng sử dụng di tích lịch sử ở quảng xơng
trong dạy học lịch sử ở trờng thpt quảng xơng
(thanh HểA)

18



×