Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

kế hoạch marketing công ty tnhh thành nhân quạt tana

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 190 trang )

1/190

MỤC LỤC
I. Tóm tắt điều hành 8
II. Phân tích thực trạng marketing 11
II.1. Thẩm tra thực trạng marketing 11
II.1.1. Tổng quan về Công ty TNHH SX – TM Thành Nhân (Tana) 11
 Đôi nét về Công ty TNHH SX – TM Thành Nhân: 11
 Sứ mệnh 11
 Tầm nhìn 11
 Logo 11
 Slogan 12
Danh mục sản phẩm 12
Trụ sở chính 12
Nhà máy sản xuất 12
 Thành tích đạt được 12
II.1.2. Tổ chức bộ phận Marketing 13
 Sơ đồ tổ chức 13
 Số lượng nhân viên; Trách nhiệm, quyền hạn của từng phòng ban 14
II.1.3. Tổng quan tình hình thị trường 21
 Quy mô thị trường 21
Dung lượng thị trường 21
Tình hình sản xuất và kinh doanh 21
Tỉ lệ tăng trưởng của ngành 22
Mức tăng trưởng “sức mua” 22
 Phân tích PESTLE 23
Chính trị và dân số 23
Chính trị 23
Dân số 24
Pháp luật 25
Kinh tế: 26


Văn hóa – xã hội 31
2/190

Môi trường và điều kiện tự nhiên 33
Kỹ thuật – Công nghệ 34
 Tổng kết các yếu tố PESTLE ảnh hưởng đến ngành quạt điện 35
 Cơ cấu ngành – thị trường: 36
Cơ cấu ngành 36
Phân theo chủng loại sản phẩm 37
Phân theo loại hình doanh nghiệp 37
 Cơ cấu thị trường 56
Hộ gia đình 56
Thị trường người bán lại 56
 Xu hướng của hành vi tiêu dùng 72
Chất lượng và giá cả là những tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn quạt
điện. 72
Tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm năng lượng 72
Người tiêu dùng yêu thích sử dụng các sản phẩm bình dân được sản
xuất trong nước. 72
Quạt phun sương và quạt sạc là hai mặt hàng được người tiêu dùng
ưa chuộng nhất 73
II.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh và bán hàng của công ty 73
 Quy mô và năng lực sản xuất 73
Sản lượng, năng suất 73
Công nghệ 74
 Mức độ nghiên cứu và phát triển sản phẩm 74
Năng lực bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm 74
Các thành tích đã đạt được 75
 Hiệu quả hoạt động bán hàng 75
Doanh số bán hàng 75

Các hoạt động marketing chính của công ty 78
 Cơ cấu chi phí 81
Định phí 81
3/190

Biến phí 81
 Giá bán bình quân 81
 Cơ cấu giá và chính sách giá 83
Giá tiêu dùng 83
Giá cho kênh phân phối 83
 Tỷ suất sinh lời 83
 Phụ lục 86
Doanh thu và doanh số qua các năm 86
Tỷ suất sinh lời (từng loại quạt) 87
II.1.5. Tình hình cạnh tranh 89
 Mức độ cạnh tranh trong ngành 89
Tình hình cạnh tranh 89
Lợi thế cạnh tranh 89
Rào cản xâm nhập/rút lui khỏi ngành 91
 Những đối thủ cạnh tranh trực tiếp 92
Quy mô kinh doanh 93
Chiến lược marketing 93
Chiến lược Marketing – mix 94
 Đối thủ tiềm ẩn 98
Chiến lược kinh doanh Ưu điểm Nhược điểm 98
 Sản phẩm thay thế 101
II.1.6. Tình hình phân phối 103
 Chiến lược quản trị kênh phân phối 103
Chiết khấu 103
Giải quyết mâu thuẫn 103

Hỗ trợ, động viên 103
 Tình hình phân phối 105
Kênh hợp tác 105
Kênh online 107
 Mức độ bao phủ kênh 108
4/190

II.2. Phân tích cơ hội marketing 114
II.2.1. Môi trường vĩ mô 114
 Dự báo về mức cầu 114
Mức cầu hiện tại của thị trường, mức cầu khu vực TPHCM 114
Mức độ thâm nhập thị trường 115
Chỉ số thị phần của công ty Thành Nhân tại TPHCM năm 2013 . 115
Dự báo tăng trưởng nhu cầu ngành 116
Dự báo tăng trưởng của doanh nghiệp 116
II.2.2. Môi trường vi mô 117
 Kênh phân phối 117
Số lượng kênh hợp tác 117
Mặt bằng yêu cầu hiện tại và xu hướng. 118
Khía cạnh hợp tác trong bán hàng. 118
Giải quyết xung đột trong kênh 119
Hợp tác trong IMC. 120
Kiểm soát giá. 121
Phối hợp dịch vụ khách hàng 122
 Đối với hệ thống kênh online 122
Khía cạnh hợp tác bán hàng 122
Hợp tác IMC (giảm giá, khuyến mãi, hỗ trợ) 123
Phối hợp dịch vụ khách hàng 124
Mở rộng website. 125
 Doanh nghiệp Thành Nhân 127

Ma trận SWOT 127
Ma trận hình ảnh cạnh tranh 129
Ma trận BCG 130
 Đối thủ cạnh tranh 133
Các đối thủ cạnh tranh cũ 133
Đối thủ cạnh tranh mới 136
III. Mục tiêu và chiến lược marketing 137
5/190

III.1. Chiến lược STP 137
III.1.1. Phân khúc thị trường 137
 Lựa chọn thị trường 137
 Điền thông tin các biến phân khúc 137
 Đánh giá và lựa chọn phân khúc cho việc xác định thị trường mục
tiêu: 140
III.1.1. Lựa chọn thị trường mục tiêu 142
 Lựa chọn thị trường mục tiêu 142
Tiềm năng của phân khúc lựa chọn 142
III.1.3. Tái định vị 144
 Khác biệt so với đối thủ 144
 Cam kết cung cấp giá trị - lợi ích 145
 Công cụ cung cấp giá trị - lợi ích 146
III.2. Mục tiêu marketing 146
 Mục tiêu tập trung vào tài chính 146
Kết quả bên ngoài 146
Yêu cầu nội bộ 147
 Mục tiêu tập trung vào Marketing 147
Mục tiêu “quan hệ bên ngoài” 147
Mục tiêu “hoạt động nội bộ” 147
 Mục tiêu tập trung vào trách nhiệm xã hội 148

III.3. Định hướng chiến lược marketing 148
 Nghiên cứu kênh phân phối 148
 Hỗ trợ tung sản phẩm mới 148
 Hoàn thiện công tác thiết kế, quảng cáo 149
 Nỗ lực tiết giảm chi phí sản xuất 149
 Chính sách giá, hỗ trợ cho kênh phân phối 149
 Tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng 149
 Khai thác thông tin truyền thông báo chí 150
III.4. Marketing – mix 150
6/190

III.4.1. Chiến lược sản phẩm 150
 Mục tiêu 150
 Chiến lược 150
Kích thước tập hợp sản phẩm & Nhãn hiệu sản phẩm 150
Quyết định đặc tính sản phẩm 151
Chất lượng sản phẩm 151
Đặc tính sản phẩm 152
Bao bì sản phẩm 156
Dịch vụ hỗ trợ 157
Dịch vụ tư vấn 157
Dịch vụ giao hàng 158
Dịch vụ bảo hành và cung cấp phụ tùng 158
II.4.2. Chiến lược giá 158
 Mục tiêu 158
 Chiến lược 159
Cơ cấu giá cho năm 2015 159
II.4.3. Chiến lược phân phối 161
 Mục tiêu 161
 Chiến lược 161

Cấp độ kênh phân phối 161
Quản trị kênh phân phối 163
Chính sách chiết khấu 163
Chiết khấu 163
Kích thích các thành viên trong kênh 164
Giải quyết mâu thuẫn 165
Hỗ trợ, động viên 165
Đánh giá các thành viên trong kênh 166
II. 4.4. Chiến lược Chiêu thị 166
 Mục tiêu 166
 Chiến lược Quảng cáo 167
7/190

Mục tiêu quảng cáo 167
Thông điệp quảng cáo 167
Nội dung quảng cáo 167
 Chiến lược PR 168
Mục tiêu PR 168
Chương trình PR 168
Chương trình PR 1: Ngôi nhà mơ ước. 168
Chương trình PR 2: Quà tặng ngày tết (Dương lịch) 169
Chương trình 3: PR trên báo 170
 Chiến lược khuyến mại 170
Mục tiêu khuyến mại 170
Khuyến mãi người tiêu dùng 170
Chương trình 1: Tri ân ngày Tết 170
Chương trình 2: Lễ lớn, khuyến mãi lớn. 171
Chương trình 3: Khách hàng thân thiết 171
Khuyến mãi cho hệ thống kênh phân phối 171
Chương trình 1: Trợ cấp mua hàng: 171

Chương trình 2: Hỗ trợ trưng bày 172
IV. Kế hoạch hành động 172
IV.1. Dự kiến tài chính 172
IV.2. Ngân sách marketing 172
IV.3. Chương trình thực hiện 173
Chương trình tổng thể 173
Kế hoạch truyền thông 174
V. Kiểm soát và đánh giá 179
Điểm hòa vốn 180
Doanh số 180
Thị phần hòa vốn 180
Khả năng sinh lời của phân đoạn thị trường 181

8/190

I. Tóm tắt điều hành
Công ty TNHH Thành Nhân (với thương hiệu là Tana) chuyên sản xuất và kinh
doanh các loại quạt điện dân dụng. Công ty tập trung chủ yếu vào nhóm khách
hàng cá nhân thuộc hộ gia đình từ 2 – 4 người, có thu nhập từ mức trung bình
khá trở lên. Trong suốt 8 năm hình thành và phát triển, sản lượng, doanh thu của
công ty tăng đều qua các năm, và hiện nay thị phần của công ty tại TpHCM là
9,93%. Dự kiến trong năm 2015 mức doanh thu đạt 141 tỷ đồng, tăng 12% so với
2014, mức lợi nhuận trước thuế đạt 28 tỷ đồng, ước tăng 25% so với năm trước
Thị trường quạt điện tại Việt Nam nói chung và TpHCM nói riêng đang có sự
cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu nội, ngoại và một số nhãn hàng trôi nổi
khác. Tuy nhiên, quạt Việt đang chiếm ưu thế với gần 90% thị phần (bao gồm cả
quạt công nghiệp và quạt dân dụng). Tại TpHCM vào năm 2014 đã có hơn 200
nhà sản xuất và kinh doanh quạt điện. Trong đó, Công ty Cổ phần quạt Việt Nam
dẫn đầu thị trường quạt tại TpHCM với thị phần 25%, tiếp đó là Cty TNHH Tân
Tiến với 20%, kế đến là Lifan và Bifan. Đáng chú ý, Công ty Cổ phần Quạt Việt

Nam và Bifan đang có sự đầu tư chú trọng ở khía cạnh chiêu thị nhằm củng cố
(Asiavina) và nâng cao (Bifan) hình ảnh thương hiệu của mình tại thị trường nội
địa cũng như quốc tế (tại một số nước thuộc khu vực Châu Á). Công ty Cổ phần
Quạt Việt Nam (Asiavina) có lợi thế về thương hiệu, chất lượng sản phẩm và
dịch vụ bảo hành lên tới 2 năm, trong khi đó Công ty TNHH Tân Tiến (Senko)
lại tập trung vào kênh phân phối tại các cửa hàng bán lẻ, phủ rộng khắp các quận
huyện trong TpHCM. Lifan và Bifan vẫn chưa thật sự tạo được lợi thế cạnh tranh
cho mình, ngoài trừ đi theo kênh phân phối của Senko (nhưng mức bao phủ thị
trường của 2 thương hiệu này còn khá thấp)
Trong năm 2013, quy định dán nhãn năng lượng chính thức có hiệu lực, ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động của các công ty điện gia dụng nói chung và các
doanh nghiệp sản xuất quạt nói riêng, cùng với đó, xu hướng tiêu dùng các sản
phẩm này cũng thay đổi khi mọi người ưu tiên chọn các sản phẩm tiết kiệm điện
mặc dù giá các sản phẩm này có cao hơn đôi chút. Một yếu tố khác đáng lưu ý đó
chính là cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm
9/190

2015, khi đó sẽ có sự dịch chuyển về cơ cấu dân số, nhất là tại TpHCM – một
trung tâm kinh tế lớn, đây là một cơ hội phát triển mới đồng thời cũng là một
thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành. Một yếu tố nữa là về luật pháp khi
thuế suất hàng nhập khẩu nói chung và ngành điện gia dụng, quạt điện nói riêng
sẽ giảm dần và tiến tới bằng không, điều này sẽ là một mới nguy lớn cho công ty
khi thời gian tới phải có chiến lược cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại mà
sản phẩm của họ vốn đã có tên tuổi cùng chất lượng độ bền cao. Tâm lý chuộng
hàng ngoại của người Việt Nam cũng góp phần làm cho yếu tố trên ảnh hưởng
trực tiếp và mang tính chiến lược đối với công ty
Công ty Thành Nhân (Tana) tập trung nghiên cứu, phát triển sản phẩm để tạo sự
khác biệt cho mình thông qua tính năng tiết kiệm điện (lên đến 40%) và đặc tính
dây điện quấn lò xo. Sản phẩm quạt Tana hiện đã có mặt tại hầu hết các quận
huyện trong thành phố thông qua các siêu thị, trung tâm điện máy, cửa hàng bán

lẻ và cửa hàng đại lý trực thuộc công ty với mật độ tương đối cao. Đối thủ cạnh
tranh chính của Tana hiện nay là Cty CP Quạt Việt Nam, Cty TNHH Tân Tiến,
Lifan, Bifan và Cty TNHH Trần Phát, trong đó, vào năm 2014 Thành Nhân đã
tập trung vượt qua Trần Phát (Yanfan) để có thể xếp hạng 5 trong các doanh
nghiệp sản xuất quạt tại TpHCM. Và trong tương lai định hướng sẽ tiếp tục phát
triền để vượt qua đối thủ cạnh tranh Lifan để dần nâng cao hơn nữa thương hiệu
Tana của mình
Trong năm 2015, Công ty Thành Nhân tập trung vào hoạt động marketing nhằm
nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu cho nhóm đối tượng khách hàng mục
tiêu tại TpHCM, đồng thời đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm để đưa ra thị
trường sản phẩm mới với mức giá cạnh tranh và thu hút được các trung gian phân
phối với tổng ngân sách marketing là 5,8 tỷ đồng. Cụ thể
Chiến lược sản phẩm: đưa ra thị trường một số màu sắc mới cho các dòng quạt
bàn, quạt lỡ, quạt treo tường, quạt hộp, quạt sạc (số lượng màu mới tuỳ thuộc vào
từng dòng quạt). Ngoài ra, đưa ra dịch vụ hỗ trợ mới là tăng thời gian bảo hành,
bảo hành quạt điện tại nhà và tặng bộ sản phẩm vệ sinh quạt đi kèm khi mua sản
phẩm của Tana.
10/190

Chiến lược giá: trong năm 2015, Thành Nhân vẫn giữ nguyên chiến lược giá
cạnh tranh, tuy nhiên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng có sự tăng nhẹ đôi
chút đồng thời giá thành sản phẩm có sự giảm nhẹ, do đó có thể tạo được biên lợi
nhuận lớn và từ đó có thêm chi phí cho hoạt động Marketing. Mức chiết khấu
cho các kênh phân phối vẫn được giữ nguyên. Ngoài ra Thành Nhân áp dụng
mức giá niêm yết đối với hệ thống các siêu thị, siêu thị điện máy; các kênh ngoài
hai kênh trên giá có thể linh hoạt dao động trong khoảng 5%.
Chiến lược phân phối: mở thêm 2 đại lý trực thuộc công ty (17/3 và 12/4), dự
kiến tại đường Phan Xích Long, Phú Nhuận và đường Hoà Bình, quận 11,
TpHCM. Đồng thời đưa thêm sản phẩm vào 2 trung tâm điện máy là
dienmay.com (Huỳnh Tấn Phát, Q7; Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bình thạnh) và Gia

Thành (Trần Hưng Đạo, Quận 5). Trong năm 2015, mức chiết khấu cũng như các
quy định quản trị kênh khác vẫn giữ nguyên như cũ so với 2014
Chiến lược chiêu thị:
Thực hiện quảng cáo trên website, fanpage công ty, một vài trang báo mạng
và báo giấy, banner tại các cửa hàng đại lý trực thuộc công ty khi có
chương trình khuyến mãi. Tiến hành tặng bảng hiệu cho các cửa hàng bán
lẻ thuộc một số khu vực trọng tâm trên địa bàn TpHCM
Năm 2015, công ty tiến hành hoạt động PR chính thông qua việc xin tài trợ
tặng quà cho các nhân vật của chương trình “Ngôi nhà mơ ước”. Cùng với
đó là hoạt động viết bài PR trên báo mạng, thực hiện SEO cho website của
công ty
Năm 2015, Thành Nhân thực hiện 3 chương trình khuyến mại cho người
tiêu dùng “Tri ân ngày Tết” (Tết Nguyên Đán), “Lễ lớn khuyến mãi lớn” (7
– 9/2015), “Khách hàng thn6 thiết” (cả năm) và 2 chương trình khuyến mãi
cho kênh phân phối “Trợ cấp mua hàng” và “Hỗ trợ trung bày”

11/190

II. Phân tích thực trạng marketing
II.1. Thẩm tra thực trạng marketing
II.1.1. Tổng quan về Công ty TNHH SX – TM Thành Nhân (Tana)
 Đôi nét về Công ty TNHH SX – TM Thành Nhân:
Ra đời vào năm 2007, từ một doanh nghiệp nhỏ với số vốn điều lệ 8 tỷ đồng và
có 40 công nhân viên, công suất sản xuất 20.000 chiếc quạt/năm. Đến nay Tana
đã khẳng định được sự nỗ lực không ngừng của mình với số vốn điều lệ tăng lên
45 tỷ đồng, nhân viên tăng lên đến 100 công nhân viên lành nghề, năng suất lao
động cao và công xuất sản xuất của toàn bộ nhà máy cao gấp nhiều lần (năm
2013 là 177.000 chiếc). Công ty luôn chủ động tìm kiếm mở rộng kênh phân
phối, đến thời điểm hiện tại, sản phẩm quạt với thương hiệu Tana đã có mặt tại
hầu hết các quận thành phố Hồ Chí Minh và chiếm được thị phần đáng kể 9.92%

tại thị trường Tp.HCM.
Khách hàng mục tiêu mà Tana hướng đến đó là những hộ gia đình 2 – 4 người
sinh sống tại Tp.HCM có thu nhập trung bình khá và có nhu cầu sử dụng quạt.
 Sứ mệnh
Mang đến cho khách hàng những sản phẩm quạt điện chất lượng tốt với mức giá
cạnh tranh cùng nhiều sự lựa chọn. Mọi chiến lược và hoạt động của Tana đều
lấy đặt các yếu tố “đa dạng”, “chất lượng” và “giá tốt nhất” để điều hướng.
 Tầm nhìn
Đến năm 2030, công ty sẽ gia nhập hàng ngũ 5 thương hiệu hàng đầu trong
ngành quạt tại Việt Nam và trở thành một công ty kinh doanh chuyên sản phẩm
quạt sạc hàng đầu trong nước
 Logo
Logo của sản phẩm có thiết kế
với hai tông màu chính là
xanh lá và xanh dương. Màu
xanh lá thể hiện tinh thần sản
phẩm vì môi trường với các
12/190

tính năng tiết kiệm điện, nguồn nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm không vi
phạm luật bảo vệ tài nguyên và môi trường. Hình ảnh chiếc lá là sự phá cách
trong thiết kế và nhấn mạnh vào việc “thân thiện” với môi trường. Trong khi đó
màu xanh dương của chữ T (được cách điệu như hình cánh quạt) được phối với
màu trắng tạo cho người xem có cảm giác về một chiếc quạt đang quay và tạo ra
một nguồn năng lượng gió mát lành. Việc sử dụng hai màu đều là thuộc nhóm
màu lạnh, giúp người nhìn cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
 Slogan
“Quay mãi cho cuộc sống tươi đẹp”. Quạt Tana sẽ còn “quay mãi” với thời gian,
mang đến cho con người những gì “tươi đẹp” chứ không chỉ là “tươi mát”. Khi
tính năng quạt làm mát đã quá quen thuộc, Tana đã đáp ứng thêm yêu cầu làm

đẹp của khách hàng. Sản phẩm của Tana phải vừa chất lượng vừa mang tính
thẩm mĩ và sẽ luôn lắng nghe để mãi phục vụ cuộc sống tốt đẹp hơn.
Danh mục sản phẩm:
Quạt đứng Tana D220
Tana D220
Tana D220
Quạt bàn Tana B102
Tana B290
Quạt lỡ Tana L523
Tana L540
Quạt tháp Tana T3002
Quạt treo tường Tana T401
Tana T620
Tana T405
Quạt hộp Tana H601
Tana H670
Quạt đảo trần Tana D876
Tana D700
Quạt sạc Tana S911
Tana S991
Trụ sở chính: 175 Lê Văn Lương, P.Tân Hưng, Q.7,
Tp.HCM
Nhà máy sản xuất: đường Phạm Hữu Lầu, quận 7, Tp.HCM
 Thành tích đạt được
Năm 2008, công ty áp dụng quy trình kiểm tra chất lượng
ISO 9001:2008
13/190

Từ năm 2010 đến nay, sản phẩm công ty được người tiêu dùng bình chọn là
Hàng Việt Nam chất lượng cao


II.1.2. Tổ chức bộ phận Marketing
 Sơ đồ tổ chức


14/190

 Số lượng nhân viên; Trách nhiệm, quyền hạn của từng phòng ban
Bộ phận/ phòng
ban
Số lượng
NV
Trình độ chuyên môn
Trách nhiệm
Quyền hạn
Phòng
quản lí
sản
xuất
Bộ phận
kĩ thuật
1 trưởng
bộ phận
5 nhân
viên.
Trưởng bộ phận có trình độ
đại học, có 3 năm kinh
nghiệm trước khi là nhân
viên công ty.
4 nhân viên có trình độ cao

đẳng, có ít nhất 2 năm kinh
nghiệm trước khi tham gia
vào công ty. 1 nhân viên
trình độ đại học
- Nghiên cứu, đánh giá, cải tiến
sản phẩm, áp dụng công nghệ
mới.
- Thường xuyên cùng với bộ
phận Marketing cập nhật những
xu hướng và yêu cầu mới. Đặc
biệt quan trọng khi từ 2010
công ty hướng đến việc đa dạng
hóa mẫu mã thiết kế sản phẩm.
- Được quyền yêu cầu bộ phận
Marketing cung cấp thông tin
nghiên cứu.
- Được tham gia các khóa đào
tạo nâng cao tay nghề.
- Hưởng chế độ lương thưởng
theo quy định

Phân
xưởng
1 trưởng
phân
xưởng
kiêm
trưởng
phòng
Trưởng phân xưởng và

quản lí khâu tốt nghiệp
trung cấp nghề, có kinh
nghiệm quản lí.
90% Công nhân trình độ
văn hóa 9/12. 10% còn lại
- Sản xuất sản phẩm theo từng
công đoạn, đảm bảo đúng tiến
độ và đủ sản lượng theo kế
hoạch đưa xuống.
- Trưởng phân xưởng (trưởng
phòng) phải đảm bảo năng suất,
- Làm việc theo giờ giờ quy định
- Trả lương tăng ca theo quy định
của luật pháp
- Được đào tạo, hướng dẫn khi
sản xuất, lắp ráp những sản
phẩm mới
15/190

quản lí
sản xuất.
2 quản lí
sản xuất
2 quản lí
lắp ráp
90 công
nhân
tốt có trình độ văn hóa từ
5/12 – 9/12
đề xuất tăng ca nếu cần. Báo

cáo cho giám đốc và trưởng
phòng nhân sự nhằm giải quyết
các vấn đề phúc lợi và trách
nhiệm của công nhân theo quy
định của công ty.
- Hưởng chế độ lương thưởng
theo quy định

Tổng kho
1 trưởng
kho và 2
nhân
viên
trong coi
Trưởng kho tốt nghiệp cao
đẳng, hiểu biêt nghiệp vụ
xuất nhập khẩu.
2 Nhân viên có trình độ
văn hóa 9/12 và 12/12
- Thường xuyên kiểm kê và báo
cáo tình hình nhập, xuất và lưu
kho nhằm đảm bảo hàng hóa
luôn được dự trữ ở một mức độ
an toàn.
- Đảm bảo hàng hóa không bị hư
hỏng và thất thoát.
- Được yêu cầu nhân viên khác
xuất trình giấy tờ xuất nhập có
xác nhận của giám đốc.
- Được trang bị thiết bị quản lí

tối thiểu.
Phòng kế toán
1 trưởng
phòng và
2 nhân
1 trưởng phòng trình độ đại
học.
1 nhân viên trình độ cao
- Thực hiện việc thu chi theo kế
hoạch mà giám đốc đã thông
qua.
- Được quyền bảo mật thông tin
về hoạt động kinh doanh của
công ty trừ khi có yêu cầu của
16/190

viên
đẳng và 1 đại học.
- Tính toán, nghiên cứu, đánh giá
tình hình tài chính của công ty
nhằm tham mưu cho giám đốc
về xây dựng chiến lược.
- Quản lí việc phát lương cho
công nhân.
- Trưởng phòng tham mưu ý kiến
cho giám đốc thực hiện các
chiến lược dài hạn.
giám đốc.
Phòng nhân sự
1 trưởng

phòng và
2 nhân
viên
Trưởng phòng trình độ đại
học và có nhiều năm kinh
nghiệm
Nhân viên có trình độ cao
đẳng.
- Quản lí nhân sự của công ty,
giải quyết các vấn đề liên quan
đến thủ tục, hành chánh.
- Lập kế hoạch nhân sự cho công
ty, thêm bớt hay cắt giảm.
- Phụ trách công tác tuyển dụng
- Đề xuất những chính sách
lương, thưởng phù hợp.
- Tham mưu cho giám đốc về vấn
- Được quyền biết rõ tình hình
nhân sự ở các phòng ban khác.
- Có quyền tham gia quyết định
trong công tác tuyển dụng.

17/190

đề quản lí và kĩ thuật quản lí
nhân sự
Phòng
kinh
doanh
Bộ phận

bán hàng
2 trưởng
nhóm và
8 nhân
viên Sale
Trưởng nhóm có trình độ
cao đẳng, có nghiệp vụ bán
hàng, có kinh nghiệm bán
hàng.
3 Nhân viên có trình độ
văn hóa 12/12, 5 nhân viên
còn lại tốt nghiệp cao đẳng.
- Tìm khách hàng mới, giao dịch
và thiết lập mối quan hệ lâu dài
với họ.
- Mỗi nhóm sẽ phụ trách một số
quận trên địa bàn Tp.HCM.
- Mỗi nhân viên bán hàng thực
hiện giới thiệu sản phẩm chi tiết
đến khách hàng. (do truyền
thông chưa mạnh)
- Góp ý cho bộ phận marketing
trong quá trình lập kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch bán hàng.
- Được quyền tham khảo ý kiến
về thị trường từ bộ phận
Marketing trước khi triển khai
kế hoạch bán hàng.
- Được hỗ trợ các vật phẩm cần
thiết khi chào hàng như

Catalogue

Bộ phận
chăm sóc
khách
hàng
1 trưởng
bộ phận
và 2
thành
3 nhân viên đều có trình độ
cao đẳng.
- Thực hiện việc giao dịch với
khách hàng tại điểm bảo hành,
đổi trả hàng của công ty.
- Giải đáp thắc mắc của khách
- Được quyền nắm thông tin mua
hàng từ khách hàng do bộ phận
bán hàng cung cấp.
18/190

viên.
hàng qua điện thoại và website.
- Thực hiện chương trình ưu đãi
cá thể hóa, tặng quà các dịp lễ
và tết do bộ phận Marketing xây
dựng.
- Phản hồi ý kiến khách hàng về
sản phẩm, cách phục vụ cho
trưởng phòng kinh doanh

Bộ phận
Marketing
1 trưởng
bộ phận
kiêm
trưởng
bộ phòng
kinh
doanh.
8 chuyên
viên
Marketing
Trưởng bộ phận có trình độ
đại học.
4 Chuyên viên có trình độ
đại học và 4 chuyên viên
có trình độ cao đẳng
- Trưởng bộ phận (trưởng phòng
kinh doanh)
 Phân công nhiệm vụ và kiểm
soát.
 Phân tích dữ liệu thiết lập báo
cáo trình giám đốc, tham gia và
tham mưu cho giám đốc về
chiến lược dài hạn.
 Thiết lập ngân sách của phòng,
trình Giám đốc duyệt và chịu
- Được quyền yêu cầu các bộ
phận khác trong phòng kinh
doanh và quan hệ với các

phòng ban khác để thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn.
- Có quyền biết những thông tin
chi tiết về khách hàng, tình hình
bán hàng,
- Có quyền yêu cầu bộ phận kĩ
19/190

trách nhiệm.
- Xây dựng kế hoạch marketing
dài hạn, trung hạn, ngắn hạn,
giải pháp và tổ chức thực hiện
các mục tiêu.
thuật, thiết kế, cải tiến sản
phẩm.
- Được quyền trình những kế
hoạch mới, những đóng góp ý
kiến có liên quan với hoạt động
của các bộ phận khác hoặc các
phòng ban khác nhằm mang lại
giải pháp tối ưu nhất cho Tana.


Chuyên viên
R&D
1 chuyên viên
trình độ đại
học và 3 cao
đẳng.

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng và quyết định bán của
các đại lí, cửa hàng.
- Xem xét tình hình hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp về việc tung sản phẩm mới ra thị
trường, biến động về giá cũng như các bước đi trong công tác xúc tiến thương mại
- Nắm bắt được các xu hướng mới cũng như khám phá những yêu cầu mới của khách hàng
Chuyên viên
quản lí truyền
thông.
1 chuyên viên
trình độ đại
học và 1 cao
- Lập kế hoạch trình trưởng bộ phận duyệt và thực hiện chương trình truyền thông
- Liên hệ và booking phương tiện truyền thông, phối hợp thực hiện các chương trình với đối tác
thuê ngoài.
20/190

đẳng
- Phối hợp với bộ phận quản lí thương hiệu để thiết kế thông điệp và hình ảnh truyền thông, viết
thông điệp truyền thông (bài PR).
Chuyên viên
quản lí
thương hiệu
1 chuyên viên
trình độ đại
học
1 chuyên viên
thiết kế trình
độ đại học
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
- Thiết kế bao bì, Logo, các sản phẩm truyền thông.

- Kết hợp với nhân viên truyền thông thiết lập kế hoạch và hệ thống nhận dạng.


21/190

II.1.3. Tổng quan tình hình thị trường
 Quy mô thị trường
Dung lượng thị trường
Tổng cộng có 6.529.000 chiếc quạt dân dụng trên tổng số 6.667.000 chiếc quạt (quạt
dân dụng, quạt công nghiệp và lồng quạt) được bán ra vào 9 tháng đầu năm 2012 trên
cả nước. Năm 2013, thị trường cả nước tiêu thụ 5,5 triệu chiếc quạt dân dụng, riêng tại
TPHCM là 2,2 triệu chiếc. Như vậy tỷ lệ tăng trưởng thị trường 2013/2012 sẽ là:
G
m
=
P
I
R
L
=
5.500.000−6.529.000
6.529.000
= - 0.234 hay giảm 23,4%

Nguồn: Tổng cục thống kê
Tình hình sản xuất và kinh doanh
Thị trường quạt điện trong nước hiện đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương
hiệu nội, ngoại và một số nhãn hàng trôi nổi, kém chất lượng. Chỉ tính riêng tại
TPHCM, năm 2014 đã có gần 200 công ty và cơ sở sản xuất kinh doanh quạt điện.
Nếu như 15 năm trước, thị trường quạt Việt Nam được định vị: 30% sản phẩm của các

cơ sở sản xuất trong nước, 70% là sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan và Lào thì hiện
nay thị phần quạt sản xuất trong nước đã tăng lên đến 90%. Quạt điện truyền thống
trong nước lấn át thị trường là nhờ được sản xuất tại chỗ nên có giá bán rẻ, bình quân
328
840
1072
1285
1089
1752
1810
2931
2915
5561
7174
7046
6529
5500
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Sản lượng quạt điện dân dụng giai đoạn 2000 - 2013
Ngàn chiếc
22/190

mỗi sản phẩm chỉ có giá từ 70 nghìn đồng đến 80 nghìn đồng/chiếc, rẻ hơn hàng nhập
khẩu từ các nước trong khu vực và chỉ bằng một nửa so với hàng Nhật Bản, Mỹ…
Chiếm lĩnh thị trường trong nước như vậy và còn xuất khẩu sang các nước Lào, Cam –
pu – chia và Indonesia, nhưng thực tế nhiều thương hiệu quạt điện Việt Nam đang phải
chịu sự cạnh tranh từ các sản phẩm kém chất lượng của một số các cơ sở sản xuất nhỏ.
Trong gần 200 cơ sở sản xuất quạt điện trên địa bàn thành phố, các thương hiệu nhỏ
mua linh kiện trôi nổi về lắp ráp và chiếm đến 50% thị phần nhờ giá bán giá rẻ hơn từ
20% đến 30%. Ðể có giá thành hạ, họ đã sử dụng nguyên liệu không bảo đảm chất

lượng. Giám đốc quạt điện Bình Ðông (Bifan) Nguyễn Văn Bôn cho rằng, có quá
nhiều cơ sở sản xuất những sản phẩm "cấp thấp" khiến thị phần quạt điện ngày càng
chia nhỏ, bị cạnh tranh không lành mạnh, nên các thương hiệu uy tín gặp không ít khó
khăn, kinh doanh khó có lãi.
Tỉ lệ tăng trưởng của ngành
Ngành đã đạt trạng thái bão hòa. Nếu như trong giai đoạn 2000 – 2009 sản lượng quạt
điện tăng trưởng một cách mạnh mẽ, trung bình khoảng 33%/năm thì từ năm 2010 –
2013, sản lượng tiêu thụ hàng năm có sự sụt giảm mạnh, trung bình giảm 400.000
chiếc quạt/năm và ngành gần như đã đạt đến trạng thái bão hòa.
Cụ thể, theo số liệu từ Công ty nghiên cứu thị trường GFK Việt Nam, doanh số toàn
thị trường điện máy cả nước tháng 3 – 2012 đứng ở mức thấp nhất trong 15 tháng gần
đây, ước đạt trên 6.817 tỷ đồng, giảm 35,7% so với thời điểm tháng 1 – 2012. Trong
đó, sụt giảm mạnh nhất là hàng điện tử với doanh thu toàn thị trường chỉ đạt hơn 869
tỷ đồng (trong khi tháng 1 – 2012 là hơn 2.000 tỷ đồng). Sức mua giảm sút nhưng chi
phí đầu vào tăng cao, hàng hóa tồn đọng quá lớn khiến các doanh nghiệp không thể
tăng giá bán mà phải giảm giá sâu để kích cầu. Đây thật sự là áp lực rất lớn mà các
doanh nghiệp điện máy đang phải đối mặt.
Mức tăng trưởng “sức mua”
Về lượng cầu đối với ngành quạt điện: theo thống kê, năm 2012, thị trường Việt Nam
tiêu thụ 5,5 triệu chiếc quạt trong đó có đến 95% là những sản phẩm quạt dùng trong
gia đình, phần còn lại là sản phẩm quạt công nghiệp dùng trong công xưởng, khu vực
sinh hoạt văn phòng.
23/190

Trong tháng 3/2014, sức mua quạt điện cao hơn gấp 5 lần so với trước và có xu hướng
tăng mạnh trong thời gian tới, cụ thể sức mua tại trung tâm điện máy Thiên Hòa tăng
26% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng khoảng 150-170% so với trước Tết. Tháng
5/2014 với những đợt nắng nóng dữ dội đã khiến thị trường quạt điện cũng “nóng”
theo từng ngày, mức tiêu thụ có thể nói là tốt nhất trong những năm gần đây, bình
quân mỗi ngày cửa hàng bán lẻ được 15 chiếc.

Theo thống kê của Neilsen VN 2011, mức độ tiêu thụ quạt điện tại 3 Thành phố lớn
(Hà Nội, Đà Nẵng, TpHCM) như sau, trong đó quạt tường được tiêu thụ nhiều nhất
đặc biệt là ở TpHCM và Đà Nẵng với tỷ lệ lần lượt là 80% và 85%
Biểu đồ – Mức độ tiêu thụ quạt điện năm 2011 tại Hà Nội, Hải Phòng và TPHCM

 Phân tích PESTLE
Chính trị và dân số
Chính trị
2002 - TPHCM thành lập Hiệp hội ngành quạt điện
Tháng 7 – 2002, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Mai Quốc Bình đã chỉ đạo và giao cho
công ty Cơ điện TP làm đầu mối tiến hành thành lập Hiệp hội ngành quạt điện với
nhiệm vụ xây dựng đề án phát triển ngành từ 2002 đến 2010.
Từ 2002 – 2010, đề án của Hiệp hội đã giúp giải quyết được tình trạng các doanh
nghiệp trong ngành sản xuất theo hướng tự phát, thiếu sự hợp tác, liên kết, hỗ trợ để
24/190

cùng phát triển. Với đề án phát triển ngành này, các doanh nghiệp tư nhân đã tự tổ
chức sản xuất thay vì chỉ thu mua thành phẩm để lắp ráp thành quạt hoàn chỉnh. Giúp
giải quyết tình trạng nhiều thương hiệu trôi nổi kém chất lượng và giá bán khác nhau,
dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh trong ngành.
2014 - TPHCM thực hiện nhiều chương trình tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Tính đến 8/2014, TPHCM đã thực hiện nhiều chương trình tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trên địa bàn, bao gồm:
 Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp cấp quận, huyện: ngân hàng
Nhà nước chi nhánh TPHCM đã tổ chức kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại
24 quận huyện với tổng số tiển ký kết là 20.296,06 tỷ đồng cho 790 khách hàng.
 Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp bình ổn: có 68 doanh nghiệp
bình ổn tham gia chương trình, các ngân hàng tham gia hỗ trợ nguồn vốn 8.475
tỷ đồng
 Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: trong tháng 8/2014, Thành phố thành lập

Ban chỉ đạo phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, Thường trực Ủy ban
nhân dân TP đã làm việc với Hội Cơ khí, Hội Cơ khí – điện TP và các doanh
nghiệp ngành cơ khí – điện nhằm lắng nghe những khó khăn của doanh nghiệp
trong ngành sản xuất thiết bị điện và tìm hướng hỗ trợ tháo gỡ cho các doanh
nghiệp này.
Với các chương trình hỗ trợ và tạo điều kiện sản xuất kinh doanh của Ủy ban nhân dân
TP, doanh nghiệp trong ngành quạt điện sẽ có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn tốt để
đầu tư, phát triển kinh doanh, hạn chế rủi ro trong đầu tư.
Dân số
Dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu dùng. Theo số liệu của tổng
cục thống kê năm 2013, dân số tại TPHCM là 7.818.200 người. Trung bình mỗi năm,
dân số TPHCM tăng gần 100.000 người và cũng có khoảng 100.000 người gia nhập
lực lượng lao động, cung cấp một đội ngũ nhân công giá rẻ và dồi dào cho doanh
nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo.
25/190


Cơ cấu nhân khẩu chia theo nhóm tuổi ở khu vực thành thị (nhóm những người tự chủ
tài chính – đối tượng mua sản phẩm quạt dân dụng):
 Nhóm tuổi 25 – 29 là 31,8%,
 Nhóm tuổi 30 – 34 là 31,3%
 Nhóm tuổi 35 – 39 là 31,4%
 Nhóm tuổi 50 – 54 là 32,9%
Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng là 2.204.500 VNĐ, trong đó chi tiêu bình quân
cho thiết bị gia đình ở TPHCM là 110.000 VNĐ/tháng. Đây là một con số không cao
nhưng do số người sử dụng sản phẩm tương đối cao nên lượng tiêu thụ cũng sẽ ở mức
tương đối, chưa tính đến việc sản phẩm quạt điện thường được sử dụng trung bình 4 –
5 tháng/chiếc.
Trị giá đồ dùng lâu bền 1 hộ mua mới đồ dùng lâu bền trong 12 tháng phân theo nhóm
thu nhập của nhóm 2 là 7035, nhóm 3 là 10351, nhóm 4 là 15560 (1000 VNĐ). Tương

ứng với tỷ lệ phần trăm của nhóm 2 là 36%, nhóm 3 là 39,1%, nhóm 4 là 39.9%. Tỷ lệ
này cho thấy một thực tế là tỷ lệ tiêu dùng đồ dùng lâu bền sẽ tăng khi thu nhập tăng.
Pháp luật
Hệ thống các văn bản quy phạm Pháp luật ảnh hưởng đến ngành: các quy định về 7
lĩnh vực ảnh hưởng đến ngành bao gồm quy định chung về đầu tư, quy định về lĩnh
7378
7517,9
7663,8
7818,2
2010 2011 2012 2013
Biểu đồ thể hiện dân số của TPHCM giai đoạn 2010 - 2013
(nghìn người)

×