Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Khai thác hệ thống phanh xe Toyota Corolla Altis 2.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 63 trang )

MỤC LỤC Trang
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA ALTIS…. … 3
1.1 Khái quát chung về xe Toyota Altis…………………………… 3
1.2. Các thông số kỹ thuật chính…………………………………… 4
1.3. Một số hệ thống chính……………………………………………… 8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG
PHANH……………………………………………………………………11
2.1. Công dụng và yêu cầu………………………………………… 11
2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động……………………………… 12
2.2.1 Hệ thống phanh chính…………………………………………… 12
2.2.1.1 Dẫn động phanh…………………………………………… 12
a. Xi lanh chính 13
b. Trợ lực chân không 18
2.2.1.2. Cơ cấu phanh 19
a. Cơ cấu phanh bánh trước 19
b. Cơ cấu phanh bánh sau………………………………………… 23
2.2.2. Hệ thống phanh dừng ô tô Toyota corolla Altis…………… 24
2.3. Hệ thống ABS……………………………………………………… 26
2.3.1 sơ đồ nguyên lý cơ bản của hệ thống phanh ABS……………… 27
2.3.2 Chức năng của các bộ phận ………………………………… 27
2.3.3 Các bộ phận của ABS……………………………………………….27
2.3.4. Bộ chấp hành ABS………………………………………………….29
2.3.4.1 Hoạt động của bộ chấp hành ABS có thể được mô tả như sau 30
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN KIỂM NGIỆM CƠ CẤU PHANH 35
3.1. Các thông số ban đầu……………………………………………… ,36
3.2.Tính toán lực tác dụng lên tấm ma sát………………………………37
1
3.3.Xác định mô men phanh thực tế và mô men phanh yêu cầu của cơ cấu
phanh………………………………………………………………….38
3.3.1.Xác định mô men phanh thực tế do cơ cấu phanh sinh ra……….38


3.3.2.Mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh 39
3.4.Tính toán xác định công ma sát riêng……………………………….41
3.5.Tính toán xác định áp lực trên bề mặt má phanh………………… 42
3.6.Tính toán nhiệt trong quá trình phanh 43
CHƯƠNG 4:NHỮNG CHÚ Ý TRONG KHAI THÁC SỬ DỤNG HỆ
THỐNG PHANH……………………………………………………… 45
4.1 Những công việc bảo dưỡng cần thiết 46
4.2 Sửa chữa hư hỏng một số chi tiết, bộ phận chính 47
4.3. Kiểm tra hệ thống ABS……………………………………………….48
4.4 Kiểm tra hệ thống chuẩn đoán……………………………………… 50
4.5 Kiểm tra bộ phận chấp hành………………………………………….57
4.6 Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe……………………………………59
KẾT LUẬN……………………………………………………………… 60
TÀI LI U THAM Ệ
KH OẢ 61………………………………… … … ………
2
3
LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử ngành công nghiệp ô tô đã trải qua hơn một trăm năm, nó không
ngừng đánh dấu bước phát triển từ những dòng xe sơ khai nhất chạy bằng hơi
nước đến những loại xe hiện đại như ngày nay, nhằm đáp ứng và phục vụ nhu
cầu ngày càng phát triển của đời sống con người trong cuộc sống hiện đại.
Ngày nay ôtô được các hãng sản xuất hàng đầu trên thế giới quan tâm, trong
đó sự an toàn cho người và xe bao giờ cũng được quan tâm và chú trọng hàng
đầu trong công việc nghiên cứu và chế tạo, do đó việc phát triển ôtô ngày càng
an toàn, tiện dụng, cho phép lái xe điều chỉnh được tốc độ chuyển động hoặc
dừng xe theo ý muốn. Nhờ vậy mà nâng cao được năng suất vận chuyển.
Do sự phát triển của ngành ôtô dẫn đến hệ thống phanh ngày càng hoàn thiện
để đảm bảo tính năng an toàn cho người sử dụng ôtô. Do đó sự phát triển từ hệ
thống phanh guốc dẫn đến sự ra đời của hệ thống phanh đĩa, hệ thống chống bó

cứng bánh xe (hệ thống ABS) … Các hệ thống phanh đó đã trở thành một trong
những bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo ô tô và ngày nay nó cũng trở thành
một trong những tiêu chuẩn để đánh giá về đời ôtô.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của hệ thống phanh, chúng ta cần khai thác
tốt các thiết bị hiện có đồng thời đánh giá được thực trạng chất lượng của chúng
để có biện pháp sử dụng thích hợp. Trong điều kiện hiện nay chúng ta cần nắm
chắc kết cấu và phương pháp sử dụng chúng sao cho hiệu quả cao nhất.
Đề tài tốt nghiệp em được giao là :Khai thác hệ thống phanh xe Toyota
corolla Altis 2.0
Với mục đích như thế đề tài đi sâu vào một số vấn đề cơ bản sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về xe Corolla Altis 2.0
Chương 2: Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống phanh xe Corolla Altis 2.0.
Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh chính ôtô Corolla Altis 2.0
Chương 4: Những chú ý trong khai thác sử dụng hệ thống phanh
4
Kết luận:
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA ALTIS
5
1.1 Khái quát chung về xe Toyota Altis.
- Corolla Altis 2.0 là một trong ba mẫu sedan chủ lực của hảng Toyota:
Camry, Altis, Vios.
- Toyota Corolla Altis 2.0 mang phong cách thiết kế của dòng Corolla thế
hệ thứ 10, được sản xuất vào năm 2008. Corolla Altis 2.0 được trang bị động cơ
xăng 3ZR-FE, dung tích 2 lít, đi kèm với hộp số tự động 4 cấp và ứng dụng
nhiều công nghệ mới nên tăng cường cho xe khả năng vận hành mạnh mẽ những
lúc cần bức phá tốc độ, và vẫn đảm bảo độ êm dịu tiện nghi cho người ngồi trên
xe.
- Thiết kế nội và ngoại thất mới của xe mang phong cách thể thao trẻ trung
với nhiều điểm nhấn sang trọng và cao cấp hơn. Bên cạnh đó xe được trang bị

nhiều hệ thống an toàn và tiện nghi: hệ thống túi khí, hệ thống chống hãm cứng
bánh xe ABS nên xe Toyota Corolla Alits 2.0 là một trong những mẫu xe hiện
đang được ưa chuộng trên thế giới.
Hình 1.1 Hình ảnh kích thước tổng thể xe
6
Hình 1.2 Hình ảnh thực của xe
1.2. Các thông số kỹ thuật chính.
Dưới đây là bảng các thông số kỹ thuật chính của xe Toyota Corolla Altis
2.0.
COROLLA ALTIS 2.0
Số chỗ ngồi 5
KÍCH THƯỚC VÀ TRỌNG LƯỢNG
Kích thước tổng thể (Dài x Rộng x
Cao)
mm 4540 x 1760 x 1465
Chiều dài cơ sở mm 2600
Chiều rộng cơ sở Trước/Sau mm 1520 x 1520
Bán kính vòng quay tối
thiểu
m 5,3
Trọng lượng
Không tải kg 1240-1300
Toàn tải kg 1675
Dung tích bình nhiên liệu lít 55
7
ĐỘNG CƠ
Kiểu 3ZR-FE
Loại



4 xylanh thẳng hàng, 16 van,
DOHC, Dual VVT - i
Dung tích công tác

cc 1987
Công suất tối đa (SAE-Net)
Hp/rpm 139/5600
Kw/rpm 104/5600
Mô men xoắn tối đa (SAE-Net)
kg.m/rpm 19,3/4400
Nm/rpm 189/4400
Tiêu chuẩn khí thải Euro 3
KHUNG GẦM
Hộp số 4 số tự động
Hệ thống treo
Trước Kiểu MacPherson
Sau Thanh xoắn
Hệ thống phanh
Trước Đĩa thông gió 15`
Sau Đĩa 15`
Trợ lực tay lái Trợ lực điện (EPS)
Vỏ và mâm xe 205/55R16, mâm đúc
TRANG THIẾT BỊ CHÍNH
Ngoại thất
8
Đèn trước Halogen
Đèn sương mù trước Có
Cụm đèn sau Kiểu LED
Kính chiếu hậu
Cùng màu thân xe, gập chỉnh

điện,
tích hợp đèn báo rẽ
Hệ thống gạt mưa
Gián đoạn/ điều chỉnh thời
gian
Tấm ốp hướng gió cản trước Có
Tấm ốp hướng gió cản sau Có
Chụp ống xả mạ Crôm Có
Nội thất
Vị trí người lái
Tay lái
Loại
3 chấu, bọc da có lẫy chuyển
số
Điều chỉnh 4 hướng Có
Các nút điều chỉnh
Âm thanh Có
Màn hình hiển thị đa
thông tin

Bảng đồng hồ Loại Optrion
Cửa sổ điều chỉnh điện
Có – 1 chạm bên ghế người
lái
Khóa cửa trung tâm
Có – tự động khóa theo tốc độ
xe
Khóa cửa từ xa Có
9
Tay nắm cần số Ốp gỗ, mạ bạc

Bảng điều khiển
Hệ thống âm thanh
AM/FM,MP3, WMA, CD 6
đĩa, 6 loa
Hệ thống điều hòa nhiệt độ Chỉnh tay
Ghế
Chất liệu ghế Nỉ Bọc da
Hàng ghế trước
Trượt Có (255mm)
Ngả Có
Điều chỉnh độ cao mặt
ghế
Có (ghế người lái)
Hàng ghế thứ hai Gập 60/40, có tựa đầu
An toàn
An toàn chủ động
Hệ thống chống trộm Có
ABS và EBD Có
BA Có
Cảm biến lùi Có
Chốt an toàn cho trẻ em Có
An toàn bị động
Hệ thống túi khí

Người lái và hành khách phía
trước
10
Dây đai an toàn Tất cả các ghế
Khung xe hấp thụ xung lực GOA Có
1.3. Một số hệ thống chính.

1.3.1. Hộp số tự động.
- Trên hệ thống truyền lực của xe được trang bị hộp số tự động. Cho phép
xe hoạt động tối ưu nhất theo điều kiện đường xá và tốc độ động cơ, với bốn số
tự động.
- Ưu điểm của hộp số tự động so với hộp số thường.
+ Làm giảm mệt mỏi cho lái xe bằng cách loại bỏ các thao tác cắt ly hợp và
thường xuyên chuyển số.
+ Chuyển số một cách tự động và êm dịu tại các tốc độ thích hợp với chế độ
lái xe.
+ Tránh cho động cơ và hệ thống truyền lực khỏi bị quá tải, do nó nối chúng
bằng thủy lực (qua biến mô) tốt hơn so với nối chúng bằng cơ khí.
- Hộp số tự động gồm các bộ phận chính sau:
+ Bộ biến mô
+ Bộ bánh răng hành tinh
+ Bộ điều khiển thuỷ lực
+ Bộ truyền động bánh răng cuối cùng
+ Các thanh điều khiển
1.3.2. Hệ thống treo.
Hệ thống gầm bệ của Toyota Corolla Altis 2.0 vẫn thừa kế từ thế hệ trước,
đó là hệ thống treo trước kiểu Macpherson hệ thống treo sau kiểu thanh xoắn.
11
- Hệ thống treo trước: là hệ thống treo độc lập kiểu Mac Pherson
+ Giảm chấn trước: kết cấu mới gọn nhẹ do chỉ nối với thân xe bằng một
điểm.
+ Giảm chấn điều khí thấp áp N
2
,van điều khiển dầu giảm chấn tuyến tính
nhiều lớp cho tính ổn định lái cao.
+ Với một loạt ưu điểm là tăng độ võng tĩnh và động của hệ thống treo,
tăng độ êm dịu chuyển động. Giảm được hiện tượng dao động các bánh xe dẫn

hướng do hiệu ứng momen con quay; tăng được khả năng bám đường, do đó
tăng được tính điều khiển và ổn định của xe.
+ Hình 1-3 dưới đây là kết cấu hệ thống treo độc lập kiểu MacPherson.
Hình 1-3 Bộ phận dẫn hướng loại một đòn của hệ thống treo độc lập kiểu
Macpherson
1.3.3. Hệ thống lái.
- Hệ thống lái trên xe Toyota Corolla Altis là loại bánh răng, thanh răng có
trợ lực thuỷ lực.
- Tay lái có thể điều chỉnh theo 4 hướng: gật gù và xa gần làm tăng sự thoải
mái cho người lái.
12
1.3.4. Hệ thống phanh.
- Hệ thống phanh trước và sau của xe Toyota Corolla Altis 2.0 đều là phanh
đĩa điều khiển bằng thủy lực có trợ lực chân không và có trang bị hệ thống chống
hãm cứng bánh xe ABS.
- Hệ thống phanh chính (phanh chân): Phanh trước và phanh sau là phanh
đĩa điều khiển bằng thuỷ lực trợ lực chân không, có sử dụng hệ thống chống hãm
cứng ABS.
- Phanh dừng (phanh tay): phanh cơ khí tác dụng lên bánh sau.
- Dầu phanh: DOT 3 hoặc DOT 4.
13
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH
2.1. Công dụng và yêu cầu:
2.1.1 Công dụng.
Hệ thống phanh dùng để:
- Giảm tốc độ của ô tô cho dến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ cần thiết
nào đó.
- Ngoài ra hệ thống phanh còn có nhiệm vụ giữ cho ô tô đứng yên tại chỗ
trên các mặt dốc nghiêng hay trên mặt đường ngang.

Với công dụng như vậy, hệ thống phanh là một hệ thống đặc biệt quan
trọng:
- Nó đảm bảo cho ô tô chuyển động an toàn ở mọi chế độ làm việc.
- Nhờ đó ô tô mới có thể phát huy hết khả năng động lực, nâng cao tốc độ
và năng suất vận chuyển của xe máy.
2.1.2 Yêu cầu.
Để đảm bảo các chức năng trên thì hệ thống phanh cần phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
- Đảm bảo hiệu quả phanh cao nhất trong bất kỳ chế độ chuyển động nào.
- Phanh êm dịu trong bất kỳ mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định của ôtô
khi phanh.
- Đảm bảo độ tin cậy làm việc cao, điều khiển nhẹ nhàng và có tính tùy động
cao.
14
- Thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh nhỏ.
- Phân bố các mômen phanh trên các bánh xe phải theo quan hệ sử dụng hoàn
toàn trọng lượng bám khi phanh với bất kỳ trường hợp nào.
- Không có hiện tượng tự xiết phanh khi ôtô chuyển động tịnh tiến hoặc khi
quay vòng.
- Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt.
- Đối với phanh dừng phải đảm bảo giữ xe đứng yên trên dốc (đến 10%) trong
thời gian dài.
2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
2.2.1 Hệ thống phanh chính:
Hệ thống phanh chính gồm có: Cơ cấu phanh đĩa được bố trí ở cả 2 cầu: ở cầu
trước và ở cầu sau. Dẫn động phanh kiểu thủy lực có trợ lực chân không,đồng
thời có bố trí hệ thống phanh ABS chống bó cứng.
Sơ đồ nguyên lý của hệ thống phanh chính :
Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống phanh chính
2.2.1.1 Dẫn động phanh:

- Dẫn động phanh cần phải đảm bảo nhẹ nhàng, nhanh chóng và tính đồng
thời làm việc của các cơ cấu phanh. Đồng thời đảm bảo sự phân bố lực phanh
15
cần thiết giữa các bánh xe. Mặt khác dẫn động phanh còn phải đảm bảo sự tỷ lệ
giữa lực tác dụng lên bàn đạp phanh và các lực dẫn động cho các cơ cấu phanh
làm việc, đảm bảo hiệu suất làm việc cao.
- Dẫn động của hệ thống phanh chính bao gồm: bàn đạp phanh, bộ trợ lực
chân không, xi lanh phanh chính, cơ cấu tín hiệu, các đường ống dẫn và các ống
mềm nối ghép giữa xi lanh phanh chính và các xi lanh bánh xe.
Hình 2.2 Sơ đồ dẫn động phanh
- Dẫn động của xe là dẫn động hai dòng độc lập. Dẫn động hai dòng có
nghĩa là từ đầu ra của xi lanh chính có hai đường dầu độc lập dẫn đến các bánh
xe của ô tô. Để có hai đầu ra độc lập người ta sử dụng xi lanh chính kép (loại
"tăng đem"). Trong trường hợp này khi một dòng bị rò rỉ thì dòng còn lại vẫn có
tác dụng và lực phanh vẫn sinh ra ở hai bánh xe so le trước và sau.
a. Xi lanh chính :
* Nhiệm vụ :
Nhiệm vụ của xi lanh chính là nhận lực từ bàn đạp phanh, tạo ra dầu có áp
suất cao đồng thời vào cả hai đường dẫn động thủy lực truyền đến các xi lanh
công tác ở các banh xe. Các buồng của xi lanh chính được cung cấp dầu phanh từ
bình dầu riêng biệt bố trí trên thân xi lanh.
16
* Cấu tạo :
Hình 2.3 Kết cấu xi lanh phanh chính
1. Lò xo pít tông thứ cấp 2. Bình dầu
3. Lắp bình dầu 4. Pít tông sơ cấp
5. Phớt làm kín 6.Phanh hãm
7. Lỗ bù dầu 8. Tấm chắn hình sao
9. Lò xo pít tông sơ cấp 10. Cốc đỡ lò xo
11. Bu lông hạn chế hành trình 12. Pít tông thứ cấp

13. Phớt dầu 14. Xi lanh chính , 15. Nút
* Nguyên lý làm việc :
Trong xi lanh chính của loại này bố trí hai pít tông: pít tông số 1( pít tông sơ
cấp ), pít tông số 2( pít tông thứ cấp ). Ứng với mỗi khoang của pít tông trên xi
lanh đều có hai lỗ dầu: lỗ bù dầu và lỗ nạp dầu. Một bình chứa dầu chung đặt
trên xi lanh chính và có hai đường dẫn tới hai khoang làm việc của hai pít tông.
Hai lò xo hồi vị số 1 và số 2 có tác dụng đẩy pít tông về vị trí tận cùng bên phải
17
khi ở trạng thái chưa làm việc. Pittông số 1 được chặn bởi vòng chặn và vòng
hãm, còn pittông số 2 được hặn bởi bulông bắt từ vỏ xi lanh. Để đảm bảo sự hoạt
động chính xác của hệ thống phanh hai dòng mạch chéo, áp suất dầu phải được
tạo ra như nhau ở cả hai pittông số 1 và số 2. Để đạt được điều này thường lò xo
hồi vị pít tông số 1 được đỡ bởi cốc chặn lò xo, cốc này được bắt vào pít tông
qua một bu lông nối gọi là cần đẩy. Sở dĩ phải có cấu tạo như vậy bởi vì lò xo
của pít tông số 1 yêu cầu độ cứng lắp ghép lớn hơn lò xo pít tông số 2 để thắng
được sức cản ma sát lớn hơn của pít tông số 2.
Hình 2.4 Tổng quan xi lanh phanh chính
Ở trạng thái chưa làm việc cả pít tông số 1 và số 2 đều nằm ở vị trí tận cùng
phía bên phải, lúc này các lỗ bù dầu và nạp dầu của cả hai pít tông đều thông với
các khoang trước và sau của mỗi pít tông.
- Khi đạp phanh: Trước hết pít tông số 1 dịch chuyển sang trái khi đó đi
qua lỗ bù dầu thì áp suất dầu ở khoang phía trước của pít tông số 1 sẽ tăng để
18
cùng lò xo hồi vị số 1 tác dụng lên pittông thứ cấp số 2 cùng dịch chuyển sang
trái. Khi pittông số 2 đi qua lỗ bù dầu thì khoang phía trước của pittông số 2
cũng được làm kín nên áp suất bắt đầu tăng. Từ hai cửa ra của xi lanh chính, dầu
được dẫn tới các xi lanh bánh xe. Sau khi các pittông trong các xi lanh bánh xe
đã đẩy các má phanh khắc phục khe hở để áp sát vào dĩa phanh thì áp suất dầu
trong hệ thống bắt đầu tăng để tạo ra lực phanh ở các má phanh.
Hình 2.5 Trạng thái đạp phanh

- Khi nhả bàn đạp phanh : Dưới tác dụng của các lò xo hồi vị ở cơ cấu
phanh, ở bàn đạp phanh và các lò xo hồi vị pít tông trong xi lanh chính thì các pít
tông 1 và 2 được đẩy trả về vị trí ban đầu. Dầu từ xi lanh bánh xe được hồi về xi
lanh chính, kết thúc quá trình phanh.
Đối với xi lanh chính dẫn động hai dòng loại "tăng đem", nếu một dòng bị
rò rỉ thì dòng còn lại vẫn có khả năng làm việc để thực hiện phanh các bánh xe
của dòng còn lại. Ví dụ dòng thứ hai (được tạo áp suất bởi pít tông số 2) bị rò rỉ,
19
khi đó pít tông số 2 sẽ được pít tông số 1 tác dụng để chạy không sang trái. Khi
đuôi pít tông số 2 bị chặn bởi vỏ xi lanh thì dừng lại lúc đó pít tông số 1 tiếp tục
dịch chuyển và dầu ở khoang trước của pít tông số 1 vẫn được bao kín và tăng áp
suất để dẫn đến các xi lanh bánh xe. Như vậy mômen phanh vẫn được thực hiện
ở các bánh xe này tuy nhiên hiệu quả phanh chung của ôtô sẽ giảm.
Ngược lại, nếu dòng dầu thứ nhất (được tạo áp suất bởi pittông số 1) bị rò
rỉ thì pittông số 1 sẽ chạy không đến khi cần đẩy chạm vào pittông số 2 sẽ tiếp
tục đẩy pittông số 2 làm việc. Dầu ở khoang trước của pittông số 2 tiếp tục tăng
áp suất để dẫn đến các bánh xe của nhánh này thực hiện phanh các bánh xe.
Hình 2.6 : Trạng thái nhả phanh
20
b. Trợ lực chân không:
* Cấu tạo :
Cấu tạo của bộ cường hoá chân không được thể hiện trên hình vẽ :
Hình 2-7 Bầu trợ lực chân không
1.Nắp buồng thứ hai,2 Pit tông của buồng thứ hai,3 Van một chiều,4 Lò xo,5 Đai ốc,6
Cữ chặn,7 Thanh nối,8 Vòng đệm,9 Đệm làm kín thanh nối,10 Đệm chặn,
11 Vòng bích,12 Vòng chặn,13 Đệm chặn,14 Nắp vòng bích,15 Nắp khoang thứ
nhất,16 Vách ngăn giữa hai khoang,17 Màng cao su của ngăn thứ hai,18 Ống dẫn
hướng,19 Giảm va đập rung,20 Lò xo van điều khiển chân không,21 Màng cao su
của ngăn thứ nhất,22 Thân,23 Pit tông khoang trhứ nhất,24 Thân van chân không,25
Vòng chặn, 26 Vòng đỡ than,27 Vòng bích làm kín thân van,28 Pít tông của van,29

Lọc không khí,30 Chụp bảo vệ,31 Thanh đẩy,32 Chốt chẻ,33 Ống lót lò xo,34 Lò xo
van, 35 Vòng bích van điều khiển,36 Đệm chặn,37 Dây chốt chẻ, 38 Màng ngăn của
van,39 Vít chặn,I,II: Khoang thông với không khí,III,IV: Khoang chân không
* Nguyên lý làm việc:
Động cơ làm việc, khi người lái không tác dụng lực vào bàn đạp phanh, van
chân không mở, các khoang I và II, III và IV thông với nhau qua van chân không
(24). Van khí trời đóng nên cả 4 khoang I, II, III, IV đều là môi trường chân
không nên cả hai mặt pittông kiểu màng ở hai khoang đều có áp suất bằng nhau.
Lò xo (4) đẩy pittông về vị trí tận cùng bên phải.
21
Khi người lái tác dụng lực lên bàn đạp phanh, lực bàn đạp được truyền qua
thanh đẩy (31), đến pittông của van (28), đến thanh nối (7) và đến xy lanh phanh
chính để điều khiển quá trình phanh xe. Đồng thời khi lực bàn đạp được truyền
đến pittông (28), sẽ thực hiện việc đóng van chân không ngắt hai ngăn I và II với
hai ngăn III và IV; mở van khí trời nghĩa là hai ngăn I và II thông với khí trời,
hai ngăn III và IV thông với cổ hút động cơ áp suất thấp. Tạo sự chênh lệch áp
suất giữa hai bề mặt của màng pittông, nhờ sự chênh lệch áp suất mà các màng
pittông ở hai khoang sẽ dịch chuyển về bên trái, trợ lực cho thanh nối (7) điều
khiển xy lanh phanh chính.
Nếu giữ chân phanh thì thanh đẩy (31) sẽ dừng lại, còn các pittông vẫn tiếp
tục di chuyển sang trái do chênh áp. Cho đến khi màng ngăn (38) tỳ vào thân van
(24), do lực đẩy của lò xo màng ngăn (38) tỳ vào thân van (24) ngắt khoang I và
II với khí trời. Khi đó, hai ngăn I và II thông với hai ngăn III và IV và thông với
cổ hút động cơ. Áp suất giữa các khoang I và II, khoang III và IV bằng nhau, các
pittông kiểu màng sẽ dừng lại và thanh nối (7) dừng lại. Khi đó khoang I và II,
khoang III và IV không thông với nhau và không thông với khí trời. Pittông xy
lanh chính dừng lại tại vị trí mà người lái giữ bàn đạp chân phanh.
Khi nhả phanh:Dưới tác dụng của lò xy lanh phanh chính, bàn đạp phanh
trở về vị trí ban đầu, van chân không mở ra, các khoang thông với nhau, lò xo
(4), cùng với thanh nối (7) đẩy các màng pittông về vị trí ban đầu (tận cùng bên

phải)
2.2.1.2. Cơ cấu phanh.
a. Cơ cấu phanh bánh trước :
* Cấu tạo:
22
Hình 2.8 Sơ đồ cấu tạo
Cơ cấu phanh bánh trước ô tô Toyota Corolla Altis là cơ cấu phanh đĩa có
giá di động có khả năng điều chỉnh khe hở bằng sự biến dạng của vành khăn làm
kín. Trong kiểu này, xi lanh công tác được lắp đặt di động trên một hoặc hai chốt
dẫn hướng có bạc lót bằng cao su, nhờ vậy cơ cấu xi lanh còn có thể dịch chuyển
sang hai bên. Gía đỡ xi lanh chạy trên bulông, qua bạc, ống trượt. Bạc và ống
trượt được bôi trơn bằng một lớp mỡ mỏng và được bảo vệ bằng các chụp cao su
che bụi. Trên giá sử dụng hai bulông giá trượt đảm bảo khả năng dẫn hướng của
giá đỡ xilanh. Pittông lắp trong giá đỡ xilanh và có một lỗ dẫn dầu, một lỗ xả
không khí. Vòng khóa có tác dụng hạn chế dịch chuyển của pittông và giữ vòng
che chắn bụi cho xilanh và pittông. Vòng làm kín vừa làm chức năng bao kín và
23
biến dạng để tự động điều chỉnh khe hở của má phanh và đĩa phanh. Giá đỡ má
phanh ôm ngoài giá đỡ xilanh và được giữ bằng ốc bắt giá. Các tấm má phanh
bắt trên giá nhờ rãnh, tấm định vị các vòng khóa, và lò xo khóa. Chiều dày tấm
má phanh 9- 12mm .Má phanh co rãnh hướng tâm làm mát bề mặt ma sát khi
phanh. Trên má phanh có vòng lo xo báo chiều dày má phanh. Khi má phanh
mòn ,đầu vòng lò xo chạm vào đĩa phanh làm xuất hiện tia lửa báo cho người sử
dụng biết để thay thế kịp thời. Đĩa phanh bắt với moay ơ nhờ bulông bánh xe.
Giá đỡ không bắt cố định mà có thể di trượt ngang được trên một số chốt
bắt cố định với dầm cầu. Trong giá đỡ di động người ta chỉ bố trí một xi lanh
bánh xe với một pittông tì vào một má phanh. Má phanh ở phía đối diện được gá
trực tiếp trên giá đỡ.
Hình 2.9 Sơ đồ nguyên lý hoạt động cơ cấu phanh đĩa
* Nguyên lý hoạt động :

Bình thường khi chưa phanh do giá đỡ có thể di trượt ngang trên chốt nên
nó tự lựa để chọn một vị trí sao cho khe hở giữa các má phanh với đĩa phanh hai
bên là như nhau. Khi đạp phanh( có thêm trợ lực chân không) dầu từ xi lanh
chính theo ống dẫn vào xi lanh bánh xe. Pittông sẽ dịch chuyển để đẩy má phanh
ép vào đĩa phanh. Do tính chất của lực và phản lực kết hợp với kết cấu tự lựa của
24
giá đỡ nên giá đỡ mang má phanh còn lại cũng tác dụng một lực lên đĩa phanh
theo hướng ngược với lực của má phanh do pittông tác dụng. Kết quả là đĩa
phanh được ép bởi cả hai má phanh và quá trình phanh bánh xe được thực
hiện.Khi nhả bàn đạp phanh , không còn áp lực lên pittông nữa lúc đó vòng cao
su hồi vị sẽ kéo pittông về vị trí ban đầu, nhả má phanh ra, giữ khe hở tối thiểu
quy định (tự điều chỉnh khe hở má phanh).
* Điều chỉnh phanh.
Hình 2.10 Sơ đồ điều chỉnh phanh
Vì vòng bít (cao su) của pittông tự động điều chỉnh khe hở của phanh, nên
không cần điều chỉnh khe hở của phanh bằng tay. Khi đạp bàn đạp phanh, áp
suất thuỷ lực làm dịch chuyển pittông và đẩy đệm đĩa phanh vào rôto phanh đĩa.
Trong lúc pittông dịch chuyển, nó làm cho vòng bít của pittông thay đổi hình
dạng. Khi nhả bàn đạp phanh, vòng bít của pittông trở lại hình dạng ban đầu của
nó, làm cho pittông rời khỏi đệm của đĩa phanh. Do đó, dù đệm của đĩa phanh đã
mòn và pittông đang di chuyển, khoảng di chuyển trở lại của pittông luôn luôn
như nhau, vì vậy khe hở giữa đệm của đĩa phanh và rôto đĩa phanh được duy trì
ở một khoảng cách không đổi.
So với phanh tang trống thì phanh đĩa có ưu điểm sau :
25

×