Báo cáo thực tập cơ sở
Lời nói đầu
Cơ sở vật chất là nhân tố quan trọng trong mọi quá trình sản xuất, nó là khách
thể chịu sự tác động của các nhà quản lý, vừa là tài nguyên của doanh nghiệp, vừa là
một yếu tố thuộc chi phí sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nào nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn lực này sẽ phát huy được hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực khác
như: nguồn vốn, nhân lực, nguyên nhiên vật liệu, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng khi đánh giá
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
GTVT phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được
thuận tiện. Ngành GTVT phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở
những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh
quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới…
Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội đã giúp
em nắm rõ hơn về quá trình phát triển, những đặc thù riêng cũng như cơ cấu tổ chức,
và tình hình hoạt động thực tế của các đơn vị… Kỳ thực tập cơ sở là cơ hội tốt để tạo
sự gắn kết giữa lý thuyết và thực tế, trên cơ sở đó củng cố, bổ sung những kiến thức đã
học, định hướng tương lai.
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 1
Báo cáo thực tập cơ sở
Phần I
Giới thiệu chung về xí nghiệp
I. Khái quát chung
1. Đặc điểm của ngành đường sắt Việt Nam
Tuy ra đời không sớm so với các phương tiện giao thông vận tải khác nhưng
Đường sắt mau chóng trở thành phương tiện chủ lực trong vận tải và trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Ngành đường sắt Việt Nam có những đặc điểm
sau:
+ Hoạt động sản suất của ngành rải khắp địa bàn, trải rộng trên nhiều khắp địa bàn, trải
rộng trên nhiều vùng địa lý, ngành đường sắt có tính phân tán rộng lớn, trải dài theo
các tuyến vận tải trên toàn vùng lãnh thổ, tổng thể gồm nhiều bộ phận kết cấu hoạt
động ăn khớp với nhau như một hệ thống dây truyền sản xuất liên thông với qui mô
lớn.
+ Hoạt động sản xuất của ngành đường sắt có tính liên tục, liên hoàn thường xuyên.
+ Hạ tầng cơ sở và phương tiện vận tải có tính chuyên dùng, đường sắt là đường độc tôn,
không có phương tiện vận tải nào khác hoạt động trên đường sắt, hệ thống
cầu đường hầm, thông tin tín hiệu là chuyên dùng của ngành đương sắt, cơ sở vật chất
kĩ thuật hạ tầng phục vụ vận tải hoàn toàn riêng biệt.
2. Tổng quan về Tổng Công ty đường sắt Việt Nam
Ngày 4/3/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 34/QĐ- TTg, chuyển Liên
hiệp Đường sắt Việt nam thành Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, thực hiện nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (Tổng công ty 91). Các
nhiệm vụ chủ yếu của Tổng công ty Đường sắt Việt nam được quy định tại Quyết định
34/ QĐ-TTg như sau:
- Trực tiếp kinh doanh vận tải, đóng vai trò của một doanh nghiệp dịch vụ vận tải;
- Quản lý, sửa chữa, bảo trì cơ sở hạ tầng đường sắt; chế tạo, đóng mới, đại tu,
sửa chữa lớn và sản xuất các phương tiện vận tải, thiết bị, phụ tùng chuyên ngành;
Quản lý, sửa chữa, bảo trì cơ sở hạ tầng đường sắt;
- Đại lý, môi giới, cung ứng lao động và dịch vụ vận tải đường sắt; xuất nhập
khẩu lao động, phương tiện, vật tư, thiết bị chuyên ngành;
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 2
Báo cáo thực tập cơ sở
- Hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước về
đường sắt;
- Đào tạo cán bộ trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật chuyên ngành đường
sắt;
- Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật;
Cũng theo quyết định này, cơ cấu tổ chức của Tổng công ty ĐSVN gồm có:
• Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
• Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc;
• Các đơn vị thành viên.
Các đơn vị thành viên thuộc 7 khối sản xuất, kinh doanh khác nhau như: Vận tải, cơ
sở hạ tầng, xây dựng cơ bản, công nghiệp, dịch vụ, quản lý dự án và trường học. Trong
đó, hoạt động quan trọng nhất có thể nói là hoạt động vận tải, do 5 đơn vị chính phụ
trách, đó là:
• Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội
• Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn
• Công ty vận tải hàng hoá đường sắt
• Liên hiệp Sức kéo Đường sắt
• Trung tâm điều hành vận tải đường sắt.
3. Khái quát chung về Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội
3.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Xí nghiệp
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội được thành lập tháng 4/1989 trên cơ sở
sáp nhập một số đơn vị, là doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc với chức năng
kinh doanh phục vụ vận tải hành khách đi tàu là chủ yếu.
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
công ty vận tải hành khách Hà Nội- Tổng Công ty đường sắt Việt Nam.
Tên thường gọi: Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội
Tên giao dịch: Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội
Giám đốc: TS. Huỳnh Cường
Địa chỉ giao dịch: số 1 phố Trần Quý Cáp,Hà Nội.
Điện thoại: 04.7321573 - 7470303 (2751)
Fax: 04.7334590
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 3
Báo cáo thực tập cơ sở
- Từ năm 1960-1989: năm 1960 xí nghiệp toa xe Hà Nội được thành lập, xí
nghiệp thuộc công ty I, tổng cục đường sắt. Nhiệm vụ chính của xí nghiệp là sửa
chữa các toa xe nhỏ do công ty quản lý, quản lý các đoàn tàu phục vụ hành
khách trên 5 tuyến đường sắt.
- Từ 1989-2003: năm 1989 ngành đường sắt tiến hành cải tiến tổ chức trong toàn
ngành đổi tên Tổng cục đường sắt thành Liên hiệp đường sắt Việt Nam, về khối
vận tải ngành thành lập 3 xí nghiệp liên hợp vận tải 1,2,3. Xí nghiệp vận dụng
toa xe khách Hà Nội do xí nghiệp liên hợp I quản lý.
- Từ năm 2003 đến nay: tháng 10/2003 ngành đường sắt tiếp tục cải tiến tổ chức:
đổi tên Liên hiệp đường sắt Việt Nam thành Tổng Công ty đường sắt Việt Nam
(Tổng công ty 91), về khối vận tải từ 3 liên hợp ngành thành lập 2 công ty vận
tải hành khách và 1 công ty vận tải hàng hóa.
- Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội trực thuộc Công ty vận tải hành khách
đường sắt Hà Nội. Nhiệm vụ chức năng vẫn như cũ.
- Từ ngày 7-7-2003 Đường sắt Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo
mô hình Tổng Công ty đường sắt, trong đó khối vận tải bao gồm 4 đơn vị chính
+ Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội,
+ Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn,
+ Công ty vận tải hàng hoá đường sắt
+ Trung tâm điều hành vận tải đường sắt.
Từ ngày đi vào hoạt động đến nay, Xí nghiệp luôn đổi mới cải tiến các trang thiết
bị phục vụ hành khách đi tàu tiến bộ hẳn đó là: điện ánh sáng trên tàu, quạt, nước,
phát thanh tuyên truyền, chăn ga chiếu gối sạch sẽ, vệ sinh trật tự trên tàu được giữ
vững.
Ngoài ra , Xí nghiệp đã đầu tư thiết bị điều kiện sản xuất, triển khai công tác khám
chữa nhiều khu vực, chuẩn bị tốt tàu chạy tại ga Hà Nội vì vậy các đoàn tàu đã được
nâng cấp lên một cách rõ rệt, nhất là các đoàn tàu Bắc – Nam.
Với đội ngũ cán bộ nhân viên ngày càng trưởng thành về chất lượng và lượng, hòa
nhập trong công cuộc đổi mới trong những năm qua của ngành đường sắt. Xí nghiệp
đang từng bước đổi mới công tác quản lý tổ chức sản xuất, luôn quan tâm đến việc
bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên góp phần quan trọng để thực hiện tốt
những nhiệm vụ sản xuất của Công ty vận tải Hành khách đường sắt giao cho.
3.2. Quy mô và nguồn lực của Xí nghiệp
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 4
Báo cáo thực tập cơ sở
3.2.1. Quy mô hoạt động
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội là doanh nghiệp có quy mô vừa với
tổng số vốn kinh doanh là: 372.935.809.000 đồng
Trong đó: - Vốn lưu động : 164.236.309.000 đồng
-Vốn cố định: 208.699.500.000 đồng
3.2.2. Nguồn nhân lực
Hiện tại xí nghiệp đang quản lý 2.082 cán bộ công nhân viên, trong đó:
- Số lao động đang đóng BHXH: 2.032
- Số lao động trong vận doanh: 1.832
- Số lao động ngoài vận doanh: 195
Đây là một trong những đơn vị thuộc cấp thấp nhất nhưng có số lượng nhân viên đông
nhất với gần 30 chức danh và đảm nhận nhiều chức năng, nhiệm vụ.
3.2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Với diện tích mặt bằng của là 32.000 trong đó diện tích nhà làm việc là 15.000 còn
lại 17.000 là khu vực nhà xưởng và 6 đường tàu chuyên dùng để dồn các đoàn tàu có
tại ga Hà Nội vào để chỉnh bị trước khi vận dụng.
- Hiện xí nghiệp đang quản lý hơn 500 toa xe khách, bao gồm các công việc như
khám, sửa chữa, chỉnh bị các toa xe.
- Trong 10 năm gần đây xí nghiệp đã đóng mới và sửa chữa nhiều toa xe.
- Các loại toa xe:
• Toa xe A: là toa xe cho khách đi giương nằm, có 2 loại là 28 chỗ và 42 chỗ.
• Toa B
• Toa C: là toa chở hành lý nối với toa khách
• Toa G: chở hành lý nguyên toa, gửi hàng hóa nguyên toa.
• Toa HC: toa hàng cơm, phục vụ ăn uống cho khách trên tàu.
• Toa bưu vụ phát điện
Đặc điểm về thiết bị công nghệ
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách chủ yếu là 2 khối:
- Khối sửa chữa chỉnh bị toa xe
- Khối phục vụ vận tải theo tàu
Đặc điểm về máy móc thiết bị của xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội
a) Máy móc, thiết bị phục vụ vận tải:
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 5
Báo cáo thực tập cơ sở
- Xưởng chế biến thức ăn sẵn: hiện xưởng đã đưa hệ thống quản lý chất lượng ISO9001
và HACCAP vào để đảm bảo chất lượng vẹ sinh an toàn thực phẩm các xuất ăn trên
tàu.
- Dây chuyền sản xuất nước tinh lọc, đóng gói khăn, tăm
- Dây chuyền giặt, là công nghiệp chăn, ga, gối
b. Máy móc thiết bị phục vụ công tác khám, sửa chữa, chỉnh bị toa xe
• Gian cơ khí:
- Máy tiện T616
- Máy hàn gờ bánh xe
- Máy khoan cần
- Máy cắt, đột
- Máy tiện trục bánh xe
- Máy dò vết nứt
- Máy thử van hãm
- Máy thử các chi tiết của giá chuyển hướng lò xo không khí
- Máy hàn
- Hệ thống cần trục 2T trong gian sửa chữa cơ khí
Các máy móc trên để gia công, sửa chữa các thiết bị, phụ tùng của toa xe.
• Gian sửa chữa máy phát điện:
- Máy cân bơm cao áp
-Máy cân chỉnh súp páp, kim phun
- Máy thử công suất
-máy đo áp suất buồng đốt
- Máy nén khí
- Hệ thông cầu trục 1,5T
- Các công cụ đo kiểm tra
• Gian sửa chữa điều hòa không khí:
- Máy kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy điều hòa không khí
- Máy nạp ga
- Máy hàn đường ống
- Các dụng cụ đo kiềm
c. Các thiết bị đặt tại sân ga:
- Hệ thống thử hãn sân ga: Máy gió ép, máy thử gãn đoàn tàu, hệ thống đướng ống.
- Máy xông nạp điện sân ga: 20 máy
- Máy phun rửa vệ sinh toa xe: 05 máy
- Các ôtô vận chuyển vật tư, xuất ăn, chăn, ga
d.Các thiết bị văn phòng:
- Máy tính xách tay: 03 chiếc
- Máy tính văn phòng : 30 chiếc (đã nối mang LAW)
- Máy photocopy: 02 chiếc
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 6
Báo cáo thực tập cơ sở
Nhìn chung mặc dù hàng năm ngành đường sắt đã đầu tư và bổ sung thiết bị để
phục vụ sản xuất, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ so với khối lượng công việc mà xí
nghiệp phải đảm nhận, bởi các máy móc thiết bị cũ chưa được thay thế, nàh xưởng
còn chật trội. Hao phí sức lao động còn quá lớn nên hiệu quả công việc chưa cao, nhất
là các dịp chiến dịch vận tải hè tết các toa xe ra vận dụng nhiều.
3.2.4. Mô hình hoạt động
Xí nghiệp hoạt động theo điều lệ hoạt động của Tổng Công ty và Công ty.
Hoạt động theo chế độ hạch toán phụ thuộc:
• Chỉ có việc chi tiền ra
• Không trực tiếp thu tiền từ khách hàng trừ trường hợp bán vé cho khách trực tiếp
trên tàu
• Chỉ tiêu hoạt động theo kế hoạch đề ra của Công ty
3.3. Hình thức pháp lý
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội là đơn vị hạch toán phụ
thuộc trực thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam. Được mở tài
khoản ở ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng và được vận dụng
các điều trong doanh nghiệp Nhà nước theo sự phân công của Tổng
công ty vận tải Đường sắt Việt Nam và Công ty vận tải hành khách
Đường sắt Hà Nội.
Thực hiện kinh doanh đúng ngành nghề cho phép trong giấy phép
kinh doanh của Công ty; chịu trách nhiệm trước Công ty, Tổng Công
ty về kết quả hoạt động của Xí nghiệp và chịu trách nhiệm trước
khách hàng, trước pháo luật vè sản xuất dịch vụ do Xí nghiệp thực
hiện; chấp hành nghiêm chỉnh sự quản lý,điều hành thống nhất của
Công ty, Tổng Công ty.
II. Các chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh và đặc điểm sản xuất
kinh doanh của Xí nghiệp
1. Chức năng của Xí nghiệp
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội là một Xí nghiệp mang tính
chất đặc thù của ngành đường sắt. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là:
- Thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao về phục vụ hành khách.
- Cung cấp cán bộ, công nhân viên để khai thác máy móc thiết bị
- Ổn định tổ chức, tổ chức các dây chuyền sản xuất sao cho có hiệu quả
nhất.
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 7
Báo cáo thực tập cơ sở
- Đầu tư và phát triển mặt bằng sản xuất cao cho các đơn vị phần nào
đáp ứng với nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Phân cấp công việc, phân cấp tài sản quản lý (chủ yếu là toa xe) để
từng bước nâng cao hiệu quả công việc.
- Điều hành công việc theo quy chế (bằng các quy chế của ngành đờng
sắt, Xí nghiệp Liên hợp vận tải đờng sắt khu vực I và của Xí nghiệp).
2. Các nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp
Thực hiện nhiệm vụ phục vụ vận tải hành khách trên các đoàn tàu thống nhất,
liên vận quốc tế và tàu khách địa phương do Tổng công ty và Công ty giao; bảo
dưỡng, khám chữa chỉnh bị to axe và các thiết bị kỹ thuật khác khi được giao;
các hoạt động kinh doanh ngoài sản xuất chính ( sản xuất nước tinh lọc, giặt
chăn ga,ăn uống trên tàu…)
Tham gia và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành thực hiện công tác
cứu chữa, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo lệnh của Tổng công ty và
Công ty.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các toa xe và thiệt bị, tài sản khác được giao để
hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất được giao.
Tổ chức nghiên cứu, thực hiện các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ,bồi dưỡng nghiệp vụ cho công nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu vận tải
hành khách.
3.Ngành nghề kinh doanh
Sản phẩm chủ yếu:
Ngành vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm của ngành đường sắt
là vận tải hành khách và hàng hóa, chỉ tiêu sản phẩm chủ yếu là hành khách/km
và tấn/km hàng hóa,hành lý, bao gửi. Để vận chuyển được hành khách thì cần có
5 bộ phận cùng hoạt động bao gồm: nhà máy, toa xe, thông tin tín hiệu, cầu
đường, nhà ga. Vì vậy sản phẩm của ngành đường sắt là sản phẩm công đoạn.
Mỗi bộ phận sẽ hạch toán chi phí và tính gia thành sản phẩm theo từng công
đoạn dựa trên quy định của ngành đường sắt.
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 8
Báo cáo thực tập cơ sở
Hoạt động chính của Xí nghiệp là quản lý, khai thác các đoàn tàu nên sản phẩm
công đoạn của Xí nghiệp là đầu xe vận dụng. Ngoài ra, để phục vụ tốt hơn nhu cầu ăn
uống của khách đi tàu, xí nghiệp còn trang bị cho xưởng chế biến đồ ăn sẵn một dây
chuyền sản xuất suất ăn đóng hộp đầy đủ tiện nghi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm (HACCP)
Xí nghiệp vận đụng toa xe khách là mộ Xí nghiệp mang tính chất đặc thù của
ngành đường sắt. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là sửa chữa, chỉnh bị, vận dụng các
toa xe khách thêo chỉ tiêu của Liên hiệp ĐSVN và phục vụ hành khách trên các đoàn
tàu kahcsh thuộc các tuyến đường sắt thuộc khu vực Liên hợp vận tải đường sắt khu
vực I ( đối với tàu địa phương), đi suốt Bắc – Nam(đối với các tàu thống nhất).
Mặt hàng kinh doanh của Xí nghiệp : là một Xí nghiệp chủ yếu là làm công tác phục
vụ hành khách đi tàu đi đến nơi về đến chốn an toàn về sửa chữa và tính mạng. Nên
đòi hỏi các toa xe chở khách phải sạch đẹp, chất lượng chạy an toàn, con người pục vụ
được đào tạo cơ bản về mọi mặt như phong cahcs phục vụ, giao tiếp với hành khách
nhiệt tình
Về công tác khám chữa chỉnh bị toa xe: Nguồn hành kinh doanh của Xí nghiệp là
những toa xe tốt được đưa ra phục vụ hành khách.
Sản xuất kinh doanh dịch vụ ngoài sản xuất chính
Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ
ngoài sản xuất chính. Thống nhất phân công nhiệm vụ sản xuất kinh doanh dịch
vụ ngoài sản xuất chính cho các đơn vị trực thuộc Xí nghiệp. Đề xuất với Tổng
công ty và Công ty về phương án tổ chức sắp xếp hệ thống dịch vụ vận tải đúng
nghĩa với dịch vụ nhằm cải thiện chất lượng phục vụ hành khách, tăng thị phần
vận tải hành khách.
Các dịch vụ bao gồm:
• Sản xuất nước tinh lọc,giặt chăn ga, gối, rèm cho các đoàn tàu của xí nghiệp.
• Bán vé tàu
• Vệ sinh toa xe các tàu Thống nhất tại ga Hà Nội.
• Sơ chế thực phẩm để cung ứng cho các tổ tàu phục vụ hành khách.
• Dịch vụ cơm văn phòng và nấu ăn giữa ca cho cán bộ công nhân viên khu vực
Hà Nội.
• Kinh doanh cửa hàng ăn uống
4. Đặc điểm tổ chức sản xuất
4.1. Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 9
Báo cáo thực tập cơ sở
Xí nghiệp được tổ chức theo hình thức chuyên môn hóa kết hợp. Các bộ phận và
các đơn vị kết hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra sản phẩm hướng đến mục tiêu: đáp ứng
tốt nhất những nhu cầu và làm hài lòng khách hàng đi tàu.
Để đảm bảo và nâng cao chất lượng phục vụ hành khách đi tàu, Xí
nghiệp có hai phân xưởng chuyên thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, chỉnh bị toa
xe và một xưởng chế biến đồ ăn sẵn.
4.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất
Quy trình tác nghiệp của xe vận dụng: khi đoàn tàu về đến ga được dồn vào các đường
chuyên dùng trong khu chỉnh bị để kiểm tra sưa chữa các công việc cụ thể như:
- Kiểm tra phần gầm: kiểm tra bơm mỡ, làm dầu, khám hãm
- Phần toa xe:
+ Kiểm tra phần điện, thay ăc quy
+ Kiểm tra toàn bộ các ghế, giường, các toa xe bị hư hỏng
+ Kiểm tra hệ thống quạt, điện, nước
+ Cấp nước lên các toa xe
+ Vệ sinh toa xe
Đối với xe chờ vận dụng: Đối vói các toa xe này hàng ngày đều có các nhân viên
trong coi và bảo dưỡng thường xuyên. Khi có các toa xe đang vận dụng đến hạn phải
vào sửa chữa (thường là 6 tháng 1 lần) thì mới đưa các toa xe này ra vận dụng. Vì liên
tục quay vòng toa xe như vậy nên số toa xe chở vận dụng ít khi nị biến động, trừ khi
đột xuất phải bố trí các toa xe đi công tác công vụ hoặc lập thến tàu trong dịp lễ, tết
Thay thế các loại thiết bị toa xe của các đoàn tàu do Xí nghiệp quản lý đi và về tại
các ga Hà Nội.
Đặc điểm đầu vào
Do nhu hợp pháp vật tư hàng hóa của Xí nghiệp vận dụng toa xe khách chủ yếu là
vật tu để sửa chữa tân trang, nâng cấp các đoàn tàu khách. Mà chủ yếu các vật tư đó
đều là các vật tư đặc chủng chuyên ngành để sửa chữa các toa xe khách theo định kì và
đột xuất. Các vật tư này đều được phân bố, điều động của Xí nghiệp Liên hợp vận tải
đường sắt khu vực I và ĐSVN. Ngoài ra theo kế hoạch trên giao Xí nghiệp các kế
hoạch hàng tháng, quý, năm theo kế hoạch sửa chữa định kùy để hợp đồng cung ứng
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 10
Báo cáo thực tập cơ sở
với một số nhà măý Xí nghiệp kahcs để đáp ứng kịp thời cho việc sửa chữa toa xe để
cung cấp ra hiện trường phục vụ trong các đoàn tàu
Đầu tư, dự trữ dụng cụ, thiết bị phục vụ sản xuất: để không ngừng nâng cao chất
lượng phục vụ hành khách đi tàu và đáp ứng theo nhu cầu phục vụ của hành khách đi
tàu. Theo quy định của Xí nghiệp phải lập kế hoạch vật tư phục vụ hành khách như:
chăn, ga, chiếu, gối, rèn, mành, đèn tín hiệu, pháo phòng vệ v v
Toàn bộ việc đầu tư, mua sắm các vật tư để phục vụ sản xuất như sửa chữa toa xe,
phục vụ hành khách đều phải thực hiện theo kế hoạch hàng tháng, năm, quý cho từng
toa xe, con người phục vụ, hành khách và các mặt sinh hoạt, ăn uống trên các đoàn đều
do Xí nghiệp điều động hoặc Xí nghiệp xin và lập kế hoạch để làm hợp đồng mua bán,
cung ứng theo sư chỉ đạo của Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I.
Một số mặt hàng (vật tư đặc chủng) để đáp ứng nhu cầu sản xuất kịp thời cho việc
sản xuất sửa chữa toa xe chất lượng cao, an toàn phục vụ hành khách, Xí nghiệp luôn
có kế hoạch mua sắm, dự trữ các loại vật tư cần thiết để phục vụ cho sửa chữa và phục
vụ hành khách kịp thời bằng cách: lạp kế hoạch mua sắm lưu trữ các loại vật tư dự trữ
để sẵn sàng phục vụ sản xuất cũng như sửa chữa định kỳ.
Theo định kỳ lập kế hoạch mau sắm, dự trữ các loại dụng cụ phục vụ hành khách
theo các toa như chăn, gối, ga, chiếu để tăng cấp thay thế cho các đoàn tàu theo quy
định của Xí nghiệp LH1.
Ngoài ra hàng quý, năm còn lên kế hoạch tu sửa, trang bị nơi làm việc vật tư sửa
chữa nhà xưởng, nơi làm việc, dụng cụ văn phòng như bàn, ghế, tủ, máy móc thiết bị.
4.3. Cách đón tiễn một đoàn tàu.
- Khi triển khai kế hoạch, đối với đội hình khám xe phải lên ban trước 30 phút, nhân
viên làm theo chế độ 12 giờ, nghỉ 24 ( tức là làm từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối), nhưng
buộc nhân viên phải đến từ 5 giờ 30 phút. Đó là quy định của xí nghiệp.
- Sau khi lên ban xong, nhận nhiệm vụ, kế hoạch, đoàn tàu đón tiễn theo biểu đồ của
ga. Tàu về đường nào thì mình dàn đội hình trước 10 phút. Gồm các công việc: Ra
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 11
Báo cáo thực tập cơ sở
kiểm tra đường của ga, trực ban ga toàn đường, lực lượng khám xe phải kiểm tra an
toàn trước khi tàu về ga.
- Kiểm tra gồm đội hình 3 người, gồn 2 người đầu nam và 1 người đứng giữa, phải
đứng ngược với hướng tàu về, ngồi theo tư thế quỳ bắn.
- Những người có trình độ xuất sắc, người ta có thể nhận biết gần 80% sự cố. Để khám
một đoàn tàu an toàn gồm 3 chức năng: mũi, tai và mắt. Mắt để nhìn, tai nghe tiếng va
đập khác thường, sau đó đânhs dấu chỗ sự cố.
VD: mặt năng bị hỏng khi tàu đi qua có tiếng khác thường, có va đập với ray, nhìn gờ
bánh xe mòn, phát hiện phát hiện lò xo gẫy, nóng cháy ổ bi sẽ ngửi thấy.Đây là quá
trình tích lũy kinh nghiệm.
- Mỗi ngày đón khoảng 16 đoàn tàu đến ,đi.
4.4. Trình tự lập và giải thể một đoàn tàu.
a. Trình tự lập một đoàn tàu
- Các bộ phận điều độ lập biểu đồ lên, sau đó gửi lên điều độ trung tâm. Điều độ trung
tâm truyền xuống cho đơn vị thành viên gồm ga, ga đầu mối để ga biết hôm nay lập
đoàn tàu này. Sau đó ga lập kế hoạch đón tiễn đoàn tàu đấy chạy theo hướng đã được
lập.
- Lập đoàn tàu gồm khi nhận được kế hoạch thì triển khai cho cho bộ phận khám xe.
Bộ phận khám xe khám tổng thể đoàn tàu. Sau đó triển khai cho bộ phận sửa chữa.
Khi sửa chữa xong, thử hãm xong báo ngược lại cho bộ phận khám xe đi nghiệm thu
lại và khám lại.
+ Khi lập đường chạy tàu, đội hình khám xe sẽ đi khám lại toàn bộ, thử hãm đoàn tàu
theo phương pháp thử hãm và kiểm tra các hư hỏng trong quá trình sửa chữa .
+ Nếu khám trước không phát hiện ra thì người khám xe cuối cùng phải khám xe, thử
hãm toàn bộ đoàn xe đó. Người kiểm tra phát hiện sớm kịp thời những hư hỏng để
ngăn chặn nguy cơ mất an toàn của đoàn tàu.
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 12
Báo cáo thực tập cơ sở
+ Khi đội hình khám xe thử hãm đoàn tàu phải có người giám sát ccong tác thử hãm
đối với đội khám xe đó. Họ kí chất lượng bắt đầu tàu chạy. Ngoài ra xí nghiệp có đoàn
nghiệm thu, nói chung công việc là khép kín, chặt chẽ.
- Trường hợp tàu đang chạy trên đường gặp sự cố thì áp tải kỹ thuật là người chịu
trách nhiệm. Trước đây có 2 người nhưng hiện nay do đổi mới, muốn nâng cao nên chỉ
có 1 người. Khi xảy ra sự cố giao thông đường sắt, tất cả sự cố đó do áp tải kỹ thuật
theo tàu giải quyết. Nếu không giải quyết được phải báo về ban áp tải theo tàu hoặc
điều độ xí nghiệp hoặc cho lãnh đạo để có phương án giải quyết.
b. Trình tự giải thể một đoàn tàu
- Giải phóng đoàn phương tiện là việc tháo dỡ đội hình đoàn tàu.
- Việc giải phóng đoàn tàu, toa xe thường do phuwong tiện của ga đảm nhiệm, việc
tháo dỡ này để tận dụng khả năng khai thác từng loại phương tiện trong đoàn tàu.
- Thời gian giải tỏa một đoàn tàu phụ thuộc vào: phương pháp giải thể, số lượng
phương tiện trong đoàn tàu,….
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và mô hình hoạt động của xí nghiệp vận
dụng toa xe khách Hà Nội
1. Mô hình cơ cấu tổ chức
Hiện xí nghiệp đang quản lý 2.082 cán bộ công nhân viên, trong đó:
• Số hiện đang đóng BHXH: 2.066
• Số lao động trong vận doanh: 1.832
• Số lao động ngoài vận doanh: 195
Đây là một trong những đơn vị thuộc cấp thấp nhất nhưng có số lượng nhân viên
đông nhất với gần 30 chức danh và đảm nhận nhiều chức năng, nhiệm vụ
Mô hình tổ chức:
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 13
Giám đốc
Báo cáo thực tập cơ sở
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong xí nghiệp
a. Giám đốc
- Chức năng: Giám đốc là người có quyền cao nhất trong Xí nghiệp, điều hành
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
- Nhiệm vụ: Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc,trước ngành,
trước Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi hoạt động
của toàn Xí nghiệp.
b. Phó giám đốc
Tùy từng thời điểm có số lượng phó giám đốc khác nhau ( ở xí nghiệp chưa bao
giờ có ít hơn 3 phó giám đốc ).
- Chức năng: Phó giám đốc là người tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp trong
các công tác, tham mưu cho hội đồng thi đua của Xí nghiệp trong lĩnh vực sản
xuất và bảo vệ sản xuất. Đây là hai lĩnh vực gắn bó mật thiết với nhau, vì vậy
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 14
PGD Tổng
hợp
PGD Vận
tải
PGD Toa xe
Phòng
BVQS
Phòng
KTNV &
ATVT
Phòng
KT &
VDTX
Phòng Y
tế
Phòng
Tổng
hợp
Phòng
TCKT
Phòng
KHVT
Phòng
TCLD
Trạm
KDDV
THTT
Phân
đoạn
KCCB
Phân
xưởng
CĐL
6 trạm
Báo cáo thực tập cơ sở
giữa sản xuất và bảo vệ sản xuất phải điều hành song song mới đạt được kết quả
cao.
- Nhiệm vụ: Phó giám đốc tổ chức tiếp nhận lu trữ, luân chuyển công văn, chỉ
thịcủa cấp trên đến các đơn vị trong Xí nghiệp. Tổ chức đón tiếp khách của Xí
nghiệp. Đôn đốc kiểm tra công tác dịch vụ đời sống của các đơn vị trong Xí
nghiệp ở phạm vicho phép, tổng hợp thông tin tuyên truyền sản xuất, gópphần
đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Phó giám đốc của xí nghiệp gồm:
• Phó giám đốc phụ trách vận tải
• Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật toa xe: quản lý hưn 500 toa xe khách .
• Phó giám đốc phụ trách kế hoạch: lập kế hoạch kinh doanh căn cứ vào nguồn lực,
nguồn vốn, thiết bị.
• Phó giám đốc tổng hợp: lo công việc nội chính của xí nghiệp.
c. Phòng tổ chức lao động
- Chức năng: Phòng tổ chức lao động là phòng tham mưu cho Giám đốc về mô
hình tổ chức và quản lý sản xuất trong Xí nghiệp. Bố trí cán bộ và lao động
trong Xí nghiệp. Giải quyết chế độ chính sách cho người lao động và các vấn đề
Có liên quan tới người lao động.
- Nhiệm vụ: nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức quản lý sản xuất, bố trí sử dụng
đào tạo, quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng, tiền chi khác cho người lao
động. Điều chỉnh trực tiếp, gián tiếp cho người lao động hàng năm. Đôn đốc,
kiểm tra các đơn vịthực hiện chế độ, tổ chức thi nâng bậc lương, bồi dưỡng
nghiệp vụ, xử lý các sai phạm, các đơn th khiếu nại. Tham mu xét chọn bố trí
công tác phó, trưởng tàu, tổ phó tổ phụtrách ăn uống, thủ quỹ đi tàu, quyết định
chế độ (hưu trí, thôi việc, tai nạn lao động, chếđộ thương binh, mất sức) cho
ngời lao động kịp thời, đúng chế độ chính sách. Xây dựng nội quy, quy chế quản
lý công tác bảo hộ lao động.
d. Phòng kế hoạch vật tư
- Chức năng: Phòng Kế hoạch - Vật tư là phòng tham mưu cho Giám đốc Xí
nghiệp về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế
hoạch vật tư, kếhoạch chi phí của Xí nghiệp trong sản xuất chính cũng như
ngoài sản xuất chính. Mua sắm cấp phát đầy đủ, kịp thời các vật tư, phụtùng,
thiết bị nhiên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong mọi điều
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 15
Báo cáo thực tập cơ sở
kiện.
- Nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch sản xuất khác ngoài sản xuất chính, tổ chức,
nghiên cứu, đề xuất phơng án mở rộng sản xuất khác ngoài sản xuất chính của
Xí nghiệp. Căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch của cấp trên giao và tình hình thực tế,
tổng hợp xây dựng kế hoạch kinh doanh theo đúng văn bản hướng dẫn của
ngành và văn bản hiện hành của Nhà nước. Theo dõi tổng hợp phân tích kết quả
kinh doanh và đề xuất biện pháp quản lý, chỉ đạo sản xuất. Trực tiếp tham mưu
cho Giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế. Lập kế hoạch xin kinh phí
sửa chữa đại tu thiết bị máy móc, tái chếvật t phục vụ sản xuất. Tham gia kiểm
tra chất lợng vật t các công trình xây dựng cơ bản, đôn đốc các đơn vị thực hiện
đúng tiến độ. Cùng phòng Lao động xây dựng đơn giá lương sản phẩm, lập dự
toán chi phí, xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu.Chấp hành đúng quy
định của Nhà nước, của ngành, của Xí nghiệp vềviệc mua sắm, cấp phát, thanh
lý vật tư, thiết bị.
e. Phòng tài chính-kế toán
- Chức năng: Phòng tổ chức lao động là phòng tham mưu cho Giám đốc về mô
hình tổ chức và quản lý sản xuất trong Xí nghiệp. Bố trí cán bộ và lao động
trong Xí nghiệp. Giải quyết chế độ chính sách cho người lao động và các vấn đề
có liên quan đến người lao động.
- Nhiệm vụ: nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức quản lý sản xuất, bố trí sử dụng
đào tạo, quy chế phân phối tiền lơng, tiền thưởng, tiền chi khác cho người lao
động. Điều chỉnh trực tiếp, gián tiếp cho người lao động hàng năm. Đôn đốc,
kiểm tra các đơn vịthực hiện chế độ, tổ chức thi nâng bậc lương, bồi dưỡng
nghiệp vụ, xử lý các sai phạm, các đơn thư khiếu nại. Tham mưu xét chọn bố trí
công tác phó, trưởng tàu, tổ phó tổ phụtrách ăn uống, thủ quỹ đi tàu, quyết định
chế độ (hưu trí, thôi việc, tai nạn lao động, chếđộ thương binh, mất sức) cho
người lao động kịp thời, đúng chế độ chính sách. Xây
dựng nội quy, quy chế quản lý công tác bảo hộ lao động.
f. Phòng tổng hợp
Chức năng: Phòng Hành chính tổng hợp là một bộ phận tham mưu cho Xí
nghiệp các mặt công tác văn thư, tạp vụ. Quản lý toàn bộ trang thiết bị bao gồm:
ôtô, phòng làm việc, máy móc thiết bị, dụng cụ văn phòng, hệ thống điện nước
thuộc khối cơ quan Xí nghiệp. Quản trị hành chính, phục vụ hội nghị thi đua
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 16
Báo cáo thực tập cơ sở
tuyên truyền, khen thưởng, tiếp khách đối ngoại, công tác y tế dự phòng.
- Nhiệm vụ: quản lý toàn bộ tài sản, vật dụng, ấn chỉ, hệ thống điện thoại đường
sắt, điện thoại bưu điện tại khu vực Hà Nội, thanh toán tiền điện thoại theo đúng
quy định. Lên phương án phân phối, kế hoạch dự trù các loại vật tư văn phòng,
thiết bị văn phòng và mua sắm cho Xí nghiệp. Quản lý lưu trữ công văn, tài
liệu, dấu ấn đúng nguyên tắc. Phục vụ hội nghị, nước uống hàng ngày, đón tiếp
khách của cấp trên và của Xí nghiệp, tổ chức thăm hỏi hiếu, hỉ, ốm đau. Quản lý
theo dõi và sửa chữa thay thế kịp thời các tài sản của Xí nghiệp như văn phòng
làm việc, máy móc, ôtô, hệ thống điện nước.
g. Phòng y tế
Chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. Theo dõi quản
lý vệ sinh phòng dịch và vệ sinh môi trờng lao động. Quản lý hồ sơ sức khoẻ,
khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên theo quyết định của Bộ Lao
động.
h. Phòng kỹ thuật và vận dụng toa xe
Chức năng: Phòng Quản lý vận dụng là phòng tham mưu cho Giám đốc Xí
nghiệp quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng và điều phối hợp lý số toa xe khách
thuộc sựquản lý của Xí nghiệp, nhằm khai thác số toa xe vận dụng với hiệu quả
cao nhất. Đồng thời tham mưu cho Xí nghiệp làm tốt công tác quản lý kỹ thuật
về máy móc thiết bị, điện nước cho toàn Xí nghiệp.
- Nhiệm vụ: quản lý theo dõi toàn bộ số toa xe của Xí nghiệp. Nắm chắc kế
hoạch chạy tàu, lập phơng án điều phối số toa xe vận dụng trong phạm vi Xí
nghiệp. Quản lý hồ sơ kỹ thuật, lý lịch toa xe, máy móc thiết bị, lập hồ sơ toàn
bộ lý lịch trạng thái toa xe gồm thẻ và số tài sản, lập hồ sơ theo dõi định kỳ sửa
chữa toa xe của Xí nghiệp đểcó số liệu điều xe đi sửa chữa và thông báo cho các
xưởng cơ điện lạnh, phân đoạn khám chữa chỉnh bị thực hiện. Tham mưu cho Xí
nghiệp ban hành các quy trình, quy tắc, quy định tỷ mỷ về việc khám chữa toa
xe. Giải quyết toàn bộ các vấn đề về kỹthuật máy móc, thiết bị lắp đặt trên toa xe
và tại Xí nghiệp. Lập kế hoạch dự phòng mua sắm máy móc, thiết bị điện lạnh,
nước, động lực. Nghiệm thu chất lượng sản phẩm.
Nghiên cứu cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để hợp lý hoá sản xuất.
i. Phòng kỹ thuật nghiệp vụ và an toàn vận tải
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 17
Báo cáo thực tập cơ sở
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị
về: Công tác nghiệp vụ chạy tàu, công tác vận chuyển hành khách, hành lý và
nghiệp vụ có liên quan đến công tác chạy tàu, phục vụ hành khách công tác ăn
uống trên tàu, công tác đảm bảo an toàn các mặt, công tác chính quy- văn hóa-
an toàn- công tác duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
j. Phòng bảo vệ quân sự
Chịu trách nhiệm về an ninh trật tự tại khu vực sản xuất của xí nghiệp, bố trí
bảo vệ đi các đoàn tàu do xí nghiêp quản lý.
k. Các trạm công tác trên tàu trong nước và liên vận quốc tế, Hà Nội, Yên Bái,
Thanh Hóa, Vinh:
Trưởng tàu khách: thực hiện chức năng tổ trưởng sản xuất, trên tàu trưởng tàu
thay mặt giám đốc xử lý công việc trên tàu.
- Trưởng tàu phụ trách an toàn chạy tàu.
- Nhân viên phục vụ ăn uống đi trên các đoàn tàu khách thống nhất và địa
phương.
- Số lượng người phục vụ trên mỗi toa xe gồm: 1 nhân viên, 1 kiểm thu, 2 thợ
điện, 1 trưởng tàu,1 phó tàu, 2 trưởng tàu an ninh.
- Ngoài ra, trạm công tác trên tàu Vinh còn bố trí công nhân áp tải kỹ thuật, áp
tải điện trên một số đoàn tàu khách do trạm quản lý. Chỉnh bị một số toa xe và
cấp nước cho các đoàn tàu tại ga Vinh.
l. Phân xưởng cơ điện lạnh:
- Chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành các tổ hợp máy phát điện, điều
hòa không khí, các thiết bị lạnh…
- Bố trí áp tải điện trên các đoàm tàu khách Thống nhất và địa phương của xí
nghiệp.
m. Phân đoạn khám chữa,chỉnh bị:
- Phụ trách chỉnh bị các đoàn tàu tại ga Hà Nội.
- Khám chữa, chỉnh bị các đoàn tàu do xí nghiệp quản lý.
- Bố trí áp tải kỹ thuật trên các đoàn tàu khách Thống nhất, địa phương của xí
nghiệp.
Cấp nước cho các đoàn tàu khách tại ga Hà Nội, trông coi toa xe chờ vận dụng
tại Hà Nội.
n. Trạm kinh doanh dịch vụ tổng hợp trên tàu:
- Sản xuất nước tinh lọc,giặt chăn ga, gối, rèm cho các đoàn tàu của xí nghiệp.
- Quản lý và khai thác 2 đại lý bán vé tàu tại Hà Đông và Đông Anh.
- Vệ sinh toa xe các tàu Thống nhất tại ga Hà Nội.
- Sơ chế thực phẩm để cung ứng cho các tổ tàu phục vụ hành khách.
- Khai thác dịch vụ cơm văn phòng và nấu ăn giữa ca cho cán bộ công nhân viên
khu vực Hà Nội.
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 18
Báo cáo thực tập cơ sở
- Kinh doanh cửa hàng ăn uống của xí nghiệp.
Phần 2
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
I. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong năm vừa qua
1. Thuận lợi
Xí nghiệp luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của lãnh đạo ngành, sự giúp đỡ của
các phòng ban chức năng, các cơ quan đoàn thể ĐSVN. Sự phối hợp của các cơ quan
chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua đã giúp Xí nghiệp thực hiện hiệu quả
nhiệm vụ được giao.
Cơ sở vật chất hạ tầng có điều kiện mở mang phát triển SXKD đa ngành nghề
điều kiện tiếp cận các thông tin thuận lợi.
Bộ máy lãnh đạo Xí nghiệp luôn đoàn kết, quyết tâm cao cán bộ CNV thấu
hiểu có tinh thần ý thức trách nhiệm cao trước khó khăn hiện tại, đồng lòng cùng chia
sẻ khó khăn đặc điểm là lòng yêu ngành yêu nghề chăm lo xây dựng “ngôi nhà chung”
của mình.
Chính sự đoàn kết và ổn định chính trị cộng với ý trí quyết tâm cao của tập thể
CBCNV trong Xí nghiệp đã tạo nên kết quả hoạt động SXKD và phong trào CNV năm
2013 đã đạt được một số kết quả khả quan.
2. Khó khăn
- Bước vào sản xuất kinh doanh năm 2013, Xí nghiệp gặp không ít khó khăn:
- Cở sở vật chất vẫn còn thiếu thốn, không đồng bộ, mặt bằng chỉnh bị thiếu, chật
hẹp. Vật tư, phụ tùng đặc chủng thiếu nghiêm trọng
- Tình hình trật tự trị an trên một số chuyến tàu diễn ra phức tạp
- Đội ngũ nhân viên trên các đoàn tàu chưa được trẻ hóa
3.Kết quả hoạt động
a. Biện pháp nghiệp vụ
- Xây dựng kịp thời các quy chế chỉ đạo sản xuất
- Quy trình tác nghiệp tàu do từng loại tàu, từng khu đoạn, từng tuyến đường
- Cải tiến công tác kiểm tra sân ga, công tác thông tin sản xuất hàng ngày, quy chế
kiểm tra luật lệ định kỳ, bất thường, cải tiến công tác xây dựng Chính quy – Văn
hóa – An toàn, xây dựng các biện pháp an toàn, và năng suất, chất lượng phục vụ
hành khách trên các đoàn tàu nhan Hải Phòng, tàu Thống nhất tàu đại phương…
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 19
Báo cáo thực tập cơ sở
- Ngoài ra Xí nghiệp còn chỉ đạo các đơn vị làm tốt các phong trào thi đua như thao
diễn kỹ thuật khám chữa toa xe, thi người phục vụ giỏi, thi đoàn tàu sạch…
b. Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách:
Xí nghiệp rất coi trọng chất lượng phục vụ hành khách, vì chất lượng là yếu tố quyết
định trong sản xuất kinh doanh. Hành khách, hàng hóa đến với ngành đường sắt ngày
càng tăng là do chất lượng phục vụ và chất lượng toa tàu ngày càng được nâng cao.
Ngoài biện pháp nghiệp vụ vận tải, Xí nghiệp đã tổ chức lớp đào tạo, bổ túc nâng cao
trình đô cán bộ công nhân, tổ chức các lớp học marketing, giao tiếp, lấy phong cách
của các tổ tàu thuộc các Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực II,III rra để rút
kinh nghiệm và đưa ra các bài học cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, chủ yếu là khối
nhân viên phục vụ trên tàu…
c. Công tác khám chữa chỉnh bị toa xe
Trong năm 2013 Xí nghiệp luôn cải tiến chất lượng các toa xe,cải tạo nâng cấp toa xe
chạy tàu thống nhất đúng theo yêu cầu của Liên hiệp đường sắt Việt Nam: luôn đủ,
điện, nước,…
Mặc dù số lượng hành khách đi lại tăng mạnh,thay đổi không theo quy luật, có lúc
tăng đột biến, có lúc Xí nghiệp phải tăng số xe chạy thêm nhưng tất cả đều đảm bảo
chất lượng phục vụ hành khách và an toàn tuyệt đối.
Công tác đưa xe đi sửa chữa định kỳ được thực hiện kịp thời, trong năm 2013 có
tổng 675 lượt xe đi sửa chữa định kỳ trong đó:
+ Sửa chữa lớn: 85/85 xe
+ Sửa chữa nhỏ: 425/357 xe
+ Xe lâm tu: 158 xe
+ Chỉnh bị đặc biệt: 354 xe
Ngoài ra để phục vụ cung cấp đầy đủ điện trên tàu, Xí nghiệp đã cải tạo và cải tiến
,tăng số lượng máy phát điện để đảm bảo đủ nhu cầu phụcvụ hành khách trên tàu
Trong đó:
+ Sửa chữa máy phát điện cấp S1: 33 máy
+ Sửa chữa máy phát điện cấp S2: 13 máy
+ Sửa chữa máy phát điện cấp S3: 03 máy
Số lượt bảo dưỡng máy phát điện cũng được chú trọng:
+ Bảo dưỡng các cấp máy phát điện: 651 lượt máy
+ Bảo dưỡng các cấp định kỳ: 2.2920 lượt
Và thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất cấp trên giao cho, Xí nghiệp luôn cố gắng hoàn
thành tốt các nhiệm vụ
Qua những số liệu trên cho thấy chất lượng và số lượng các toa xe ngày càng tăng,
khả năng chú trọng đến sự an toàn và thỏa mãn các nhu cầu của hành khách đi tàu luôn
được chú trọng hàng đầu
d. Chỉ tiêu công tác vận dụng toa xe
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 20
Báo cáo thực tập cơ sở
Bảng chỉ tiêu xe vận dụng
TT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Thực hiện
năm 2013
Kế hoạch
năm 2013
Tỷ lệ % so với
KH
2013
2012
1 Xe.Km tàu
TN
Xe.km 57.793.579 51.433.000 112,3% 102%
2 Xe.Km tàu
ĐP
Xe.km 24.462.438 26.142.000 93,58% 98%
3 Xe.Km tàu T Xe.km 82.256.035 77.585.000 106% 101%
(Phòng: Tổ chức - Lao động)
Từ bảng trên ta thấy được trong năm 2013 Xí nghiệp thực hiện các chuyến tàu Thống
nhất và tàu Thống nhất –Địa phương tăng hơn so với năm 2012.do các nguyên nhân:
+ Chất lượng xe ngày càng tăng, càng được nâng cao và chú trọng
+ Các toa xe thường xuyên được chỉnh bị, kiểm tra
+ Đội ngũ công nhân viên đã được nâng cao tay nghề, phục vụ khách hàng chu
đáo
Các chuyến tàu địa phương giảm của năm 2013 so với năm 2012
Số vụ trở ngại liên quan trách nhiệm giảm rõ rệt so với năm 2012. Năm 2012 số vụ trở
ngại vượt 48% so với kế hoạch
Trở ngại chạy tàu có liên đới trách nhiệm: Năm 2013 tính bình quân: đạt 2.600.000 xe
km/ 1 vụ trở ngại,so với năm 2012 đạt 123%
Trong năm 2013 trật tự an ninh luôn được đảm bảo và thực hiện tốt đảm bảo an toàn
cho hành khách đi tàu: số vụ xử lý kỷ luật do vi phạm năm 2013 là 25 vụ, trong đó
tổng số người bị xử lý kỷ luật 40 người
e. Công tác lao động trong Xí nghiệp
Trong những năm qua công tác chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong
Xí nghiệp luôn được coi trọng:
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 21
Báo cáo thực tập cơ sở
- Các công nhân luôn được trau dồi thêm kinh nghiệm để có thê làm tốt công tác
của mình
- Công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhân viên luôn được thực hiện một cách đều
đặn, tay nghề của đội ngũ nhân viên luôn được nâng cao
- Đội ngũ nhân viên phục vụ trên tàu được tham gia vào các khóa học để nâng cao
trình độ hiểu biết và năm bắt được tích cách hành khách hơn nhằm cố gắng thảo
mãn những nhu cầu của hành khách đi tàu.
- Đời sống nhân viên ngày càng được cải thiện và nâng cao: thu nhập bình quân
năm 2013 dự kiến khoảng: 4.500.000đ/người/tháng, tăng gần 10% so với năm
2012
- Giáo dục cán bộ công nhân viên( cả về ý thức, phẩm chất, chuyên môn, nhiệm vụ).
Mở các lớp đào tạo cán bộ công nhân viên để có ý thức và trách nhiệm với sự an
toàn của hành khách
- Xí nghiệp luôn coi trọng công tác, các phong trào thi đua, và quan tâm đến
đời sống của cán bộ công nhân viên . Xí nghiệp thường xuyên mở các hội nghị
chuyên đề, phổ biến các quy chế đến từng các cán bộ công nhân viên nhằm nâng
cao hiệu quả công tác. Bên cạnh đó, Xí nghiệp còn tổ chức các phong trào thi đua
cho từng cán bộ công nhân viên, cho từng tổ tàu như: Thi đoàn xe sạch “ Chính
quy –văn hóa-an toàn”, thi lái tàu an toàn…thi đua cho từng tổ sản xuất và trên
thực tế đã tạo được sự cạnh tranh giữa các cán bộ công nhân viên, các tổ tàu, các
toa xe và các tổ sản xuất.
Ngoài ra Xí nghiệp cũng luôn tuân theo các chủ trương của ngành đề ra là tiết
kiệm lao động, trong năm Xí nghiệp đã giảm số lao động để phù hợp với các chủ
trương của ngành và nâng cao trình độ của Xí nghiệp
f. Chỉ tiêu về nguyên - nhiên vật liệu
Trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chỉ tiêu về cắt giảm nguyên – nhiên vật
liệu và các yếu tố đầu vào luôn được coi trọng và thực hiện một cách đầy đủ và hợp lý
Trong năm 2013, Xí nghiệp đã thực hiện chủ trương đó và đạt được một số thành
công nhất định: tiết kiếm được 282.996 lít nhiên liệu diesel so với định mức đường sắt
việt nam quy định, với tổng tiền thưởng tiết kiệm được là 2.853.093.000đ và góp phần
giảm giá thành là 1.785.779.927 đ
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 22
Báo cáo thực tập cơ sở
II. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua
1. Những thành tích đạt được
Trong quá trính sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp là một chặng đường có khó
khăn, có thuận lợi và cũng tương đối vất vả nhưng xí nghiệpđã hoàn tốt các nhiệm vụ
được giao là:
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối các mặt như an toàn hành khách, an toàn chạy tàu
- Các chỉ tiêu cơ bản về đầu xe vận dụng vượt so với kế hoạch được giao
- Chất lượng toa xe được nâng lên một cách rõ rệt như: trang thiết bị, quạt, đèn, nước,
chăn, ga, chiếu, gối, mành rèm… đều duy trì và bảo quản tốt
- Chất lượng phục vụ hành khách được nâng lên như tinh thần, thái đô phục vụ căn bản
đã được thay đổi theo hướng tốt, được hành khách đi tàu ghi nhận. Các hiện tượng
tiêu cực như bao người và hàng không vé lên tàu có giảm nhiều
- Đời sống của cán bộ công nhân viên đã được cải thiện, tư tưởng cán bộ công nhân viên
ngày một ổn định
- Công tác sinh hoạt đảng có chuyển biến rõ nét; vai trò lãnh đạo của cấp ủy, dân
chủ trong đảng được phát huy, nội bộ thống nhất về tư tưởng, hành động.
- Các tổ chức đoàn thể hoạt động đồng bộ. Kết quả năm 2013, Cơ quan Tổng
công ty được nhận Cờ đơn vị dẫn đầu thi đua của Tổng công ty.
- Phương án tách tiền ăn ra khỏi giá vé triển khai đồng loạt trên tất cả các đoàn
tàu từ 1 -4-2008 đến nay đã chứng minh tính hiệu quả của việc điều chuyển phong
cách phục vụ, được dư luận hành khách đồng tình, ủng hộ.
1.1 Về công tác vận tải:
- Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng vận tải, Xí nghiệp coi nhân tố con người làm
trọng tâm và thực hiện tiêu chuẩn hóa chức danh, trước hết là đội ngũ trưởng tàu.
Thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại, học tập tạo chỗ các bài hàm thụ hàng tháng
đảm bảo thiết thực và hiệu quả cao, tính giáo dục cho cán bộ công nhân viên
- Xí nghiệp luôn mở các hội nghị chuyên đề, nhất là chuyên đề chống bao người,
bao hàng và một số biện pháp cơ bản lập thành quy chế phổ biến đến từng cán bộ
công nhân vien học tập nhằm nâng cao hiệu quả công tác phục vụ, chông được các
biểu hiện tiêu cực. Xí nghiệp đã thành lập các ban chỉ đạo từ cấp cơ sở Xí nghiệp
có sự tham gia của các tổ chức chính quyền và tổ chưucs khác như: Đảng ủy, công
đoàn, đoàn thanh niên…đồng thời quy định ra quyền hạn, nhiệm vụ chỉ đạo và
phân vùng phụ trách để tránh làm việc chồng chéo.
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 23
Báo cáo thực tập cơ sở
- Ngoài việc thường xuyên tập huấn trang bị thêm kiến thức chuyên môn nghiệp vụ,
XN còn tổ chức ký cam kết đảm bảo thực hiện tốt những nội quy, quy chế đề ra
với những khung hình thức xử lý kỷ luật cụ thể. Chính vì vậy hiện tượng bao hàng,
bao người trên các đoàn tàu trước đây đã cơ bản không còn. Tinh thần thái độ phục
vụ của nhân viên ngày càng được nâng cao hơn.
Coi trọng phong trào thi đua và quan tâm đến người lao động. Xí nghiệp đã tổ
chức thi đua chi từng cán bộ công nhân viên, từng tổ tàu, tổ sản xuất thực tế tạo
được sự cạnh tranh giữa từng cán bộ công nhân viên, từng tổ tàu
Xí nghiệp giao cho từng phòng chức năng của xí nghiệp trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ
các đơn vị thực hiện tốt các phong trào thi đua lao động do Xí nghiệp đề ra như:
thi xe sạch, phong trào chính quy- văn hóa – an toàn…
Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách hơn nữa, Xí nghiệp đã chủ động vay
vốn của Xí nghiệp liên hợp I xây dựng cơ sở hạ tầng
Trong năm Xí nghiệp đã tìm nhiều biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho
hành khách đi tàu Thống nhất, chất lượng bữa ăn trên các đoàn tàu Thống nhất
đã có sự cải tiến cơ bản nhằm đem đến cho hành khách những bữa ăn đảm bảo
chất lượng, phù hợp với yêu cầu. Thay vì phải ăn suất ăn chế biến sẵn, hành
khách được phục vụ ăn nấu ngay trên tàu. Chống bớt xen, đảm bảo định lượng,
có chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh giảm cường độ lao động
I.2. Về công tác an toàn sản xuất và chạy tàu:
Trong sản xuất hàng ngày công tác an toàn thực phẩm được quan tâm đặc biệt,
an toàn các mặt là chỉ tiêu cao nhất, biểu hiện chất lượng vận tải đó là lương
tâm và trách nhiệm của người làm vận tải
Công tác an toàn cũng là chỉ tiêu cao nhất để có thế cạnh tranh với các ngành
giao thông vận tải khác
Chính vì vậy Xí nghiệp luôn kiểm tra đôn đốc, nhắc nhửi và có biện pháp
hữu hiệu để ngăn chặn vi phạm, sự cố có thế xảy ra.
I.3. Công tác phát huy sáng kiến cải tiến hợp lý hóa
Xí nghiệp duy trì được phong trào phát huy sáng kiến cải tiến hợp lý hóa sản xuất
đã động viên được nhiều người tham gia, nhất là đoọi ngũ công nhân trực tiếp
nhiều công trình của cán bộ công nhân viên đã được đưa vào áp dụng làm lợi cho
nhà nước hàng trăm triệu đồng
I.4. Các mặt hoạt động chủ yếu của Xí nghiệp
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 24
Báo cáo thực tập cơ sở
- Xí nghiệp luôn đề ra các biện pháp kỹ thuật để giải quyết kịp thời các khó khăn
thường xuyên, đột xuất trong quá trình vận dụng toa xe. Đặc biệt là các thiết bị
mới như: toa xe có điều hòa… đều được chỉnh bị và sửa chữa tốt.
- Xí nghiệp coi trọng công tác kỹ thuật, áp dụng các thành quả lao động, sáng kiến
cải tiến hợp lý sản xuất như: thiet bị chống đứt móc, đánh dấu sơn trên các thiết bị
dễ lạc, dễ mất….áp dụng công nghệ mới đẩy nhanh tiến độ sửa chữa, chỉnh bị toa
xe, giái phóng được các xe hỏng phải cắt dọc đường
- Xí nghiệp đã chủ động sản xuất các phụ tùng đặc chủng như nắp ổ bi, bản lề, dây
cua roa, các loại quang an toàn, như đậy đầu dây máy phát…phục vụ lâm tu chỉnh
bị kịp thời.
- Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu chất lương do Xí nghiệp Liên hợp I giao cho. Xí
nghiệp nắm chắc kế hoạch khám chữa chỉnh bị định kỳ của cấp trên
Báo cáo tại hội nghị cho biết, năm 2013, Đảng bộ Cơ quan Tổng công ty ĐSVN
đã lãnh đạo CB, đảng viên, CNVCLĐ nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ.
Các ban chuyên môn đã kịp thời tham mưu cho lãnh đạo ngành trong công tác
lãnh, chỉ đạo và điều hành các hoạt động SXKD: nâng cao hiệu quả kinh doanh
vận tải như: hoàn thành đúng tiến độ nhiều công trình XDCB trọng điểm , giảm
sâu 3 tiêu chí về tai nạn GTĐS.
Đặc biệt trong năm 2013, các Ban tại Cơ quan đã tích cực tham mưu, góp phần
tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty ĐSVN
giai đoạn 2012-2015, khẩn trương rà soát, bổ sung các qui chế, qui định nội bộ
cho phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty ĐSVN mới
được Chính phủ phê duyệt, bước đầu kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc
HĐTV, Tổng giám đốc theo hướng đảm bảo tinh gọn, hiệu quả…
2. Những tồn tại và bất cập cần được khắc phục
- Công tác an toàn chạy tàu, an toàn hành khách, an toàn lao dộng, an toàn cháy nổ
còn chưa vững chắc
- Thái độ phục vụ, phong cách giao tiếp của một số cán bộ công nhân viên chức còn
cứng nhắc
- Chất lượng chỉnh bị các ram tàu chưa thật triệt để còn sai sót dẫn đến chậm tàu do
chủ quan, công tác khám chữa chưa kịp thời
SV: Đặng Thị Oanh – QTKD GTVT K52 Page 25