- 1 -
PHẦN 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
XÍ NGHIỆP GẠCH DUNG QUẤT
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của XN
Xí nghiệp Gạch Dung Quất là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng Đô thị
và Khu công nghiệp, được thành lập theo quyết định số 770/QĐ-TTC ngày 05/06/2000
của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội. Qua hơn 10 năm đi vào hoạt động, XN ngày càng
khẳng định vị trí trên thị trường, từng bước tăng trưởng và phát triển góp phần đảm bảo
tăng doanh thu cho công ty và đời sống cán bộ, công nhân viên. Đến ngày 01/09/2003,
XN Gạch Dung Quất trở thành đơn vị trực thuộc của Công ty cổ phần Xây dựng đô thị và
Khu công nghiệp theo quyết định số 48/QĐ - HĐQT của chủ tịch hội đồng quản trị.
Công ty Cổ phần Xây dựng Đô thị và Khu công nghiệp trực thuộc Tổng Công ty
Xây dựng Hà Nội đã đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất gạch tuynel, nguyên liệu đất
sét nung với công suất 25 triệu VQC/năm ( 25 triệu viên quy chuẩn/năm) trên cụm công
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng KCN Tịnh Phong - Quảng Ngãi với tổng diện tích
48.920 m
2
trong đó diện tích nhà xưởng sản xuất chính là 26.000 m
2
.
Tên xí nghiệp: Xí nghiệp Gạch Dung Quất
Địa chỉ: KCN Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Điện thoại: 055.3481051
Fax: 2217518
Trong những năm qua dưới tác động của cơ chế thị trường cũng như những chuyển
biến lớn của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, XN đã có nhiều biện pháp nhằm
cải thiện công tác quản lý lao động, bổ sung ngành kinh doanh, mở rộng địa bàn hoạt
động và tìm kiếm đối tác, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập
cho XN và đóng góp cho ngân sách nhà nước, từng bước khẳng định và củng cố năng lực
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- 2 -
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh qua một số năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số lượng tiêu thụ triệu viên 26,9 29,5 33,7
Doanh thu triệu đồng 8.864 9.275 10.215
Nộp ngân sách triệu đồng 165 485 530
Lợi nhuận triệu đồng 105 250 310
( Nguồn từ báo cáo hằng năm của XN )
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp
1.2.1. Chức năng
Sản xuất kinh doanh các mặt hàng gạch ngói phục vụ cho việc xây dựng dân dụng,
các đô thị và KCN nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Không ngừng nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, điều hành của bộ máy, đáp ứng
mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của công ty giao và đảm bảo khả năng cạnh tranh của xí
nghiệp trong thời kỳ mới.
- Nghiên cứu thị trường, thu mua NVL cung cấp kịp thời cho sản xuất, cải tiến mẫu
mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đẩy mạnh khả năng tiêu thụ.
- Tiết kiệm tối đa chi phí, sử dụng và bảo quản tốt nguồn vốn, đảm bảo năng lực
kinh doanh của xí nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.
- Từng bước mở rộng và sản xuất kinh doanh theo hình thức phù hợp với khả năng
của XN nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách, đặc biệt là tạo điều kiện giải quyết công ăn
việc làm, ổn định đời sống người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung và
huyện Sơn Tịnh nói riêng.
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của XN
1.3.1. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh
Mặt hàng kinh doanh của XN là các loại sản phẩm gạch ngói có chất lượng cao, mẫu
mã đẹp theo TCVN 1451- 86.
Về cơ bản sản phẩm của XN bao gồm:
Gạch 6 lỗ GR6.3 (170*110*75) , có ba loại: loại 1, loại 2, loại 3.
Gạch 6 lỗ GR6.3/2 (90*125*85).
Gạch 6 lỗ loại 4.
Gạch 2 lỗ TCVN GR2.1 (213*100*57), có ba loại:loại 1, loại 2, loại 3.
- 3 -
Gạch 2 lỗ GR2.2 ( 200*90*50), có hai loại: loại 1 và loại 2.
Gạch 2 lỗ GR2.3 ( 190*85*50), có hai loại: loại 1 và loại 2.
Gạch đặc GD.2 ( 190*85*50).
Gạch đặc GD.2 ( 190*80*42).
Gạch men tách GNT (220*200*47).
Gạch chống nóng GCN (220*220*110).
Gạch mặt goòng.
Ngói lợp mũi tên NMT (340*205*15).
Ngói trang trí.
1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của XN
1.3.2.1. Thị trường đầu vào
NVL chính của sản phẩm là đất sét và than cám, đất sét được khai thác từ việc cải
tạo các đồng ruộng ở địa phương còn than cám thì được XN đặt hàng và mua than có chất
lượng cao từ Quảng Ninh.
1.3.2.2. Thị trường tiêu thụ
Sản phẩm của XN chủ yếu được tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận như:
Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên
1.3.3. Vốn kinh doanh của XN
Vì là đơn vị trực thuộc nên vốn kinh doanh của XN do Công ty cổ phần xây dựng
đô thị và KCN cấp, lợi nhuận thu được phải nộp lại cho Công ty.
1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của XN
Tính đến ngày 31/12/2008, tổng số cán bộ công nhân viên trong XN là 250 người
trong đó có 236 công nhân trực tiếp sản xuất. Do đặc thù của công việc đòi hỏi phải có
sức mạnh và sự bền bỉ trong lao động nên trong XN lao động nam chiếm khoảng 82%.
Trình độ của người lao động trong XN: đại học chiếm 4,8%. cao đẳng chiếm 14%, trung
cấp chiếm 6%, còn lại 75,2% là công nhân.
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại XN
1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
1.4.1.1. Quy trình công nghệ sản xuất
- 4 -
Nguyên liệu đất sét được khoanh vùng, ngâm ủ bằng nước ngọt để đạt độ tơi xốp và
ẩm thích, sau đó được đưa vào cấp nguyên liệu thùng, tại đây đất được băng tải đưa vào
máy cán thô và máy nhào để trộn kỹ với cám xây mịn. Nước được bơm trộn đều rồi
chuyển sang máy cán mịn và độ liên kết của đất sét. Nguyên liệu trộn nhuyễn được đùn ra
khuôn gạch, đi qua bàn cắt gạch tự động. Gạch mộc được cắt sẽ được băng tải đưa ra
ngoài, công nhân kéo ra phơi trong nhà kính. Khi đạt độ khô sẽ đưa vào sấy trước khi
chuyển sang nung để tạo ra sản phẩm.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất
1.4.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh
Phòng quản lý sản xuất
Bộ phận tạo hình Bộ phận sấy
Tổ
xe ủi
Tổ xay
than và
ngâm bùn
Tổ
tạo hình
Tổ
xếp goòng
Tổ
sấy nung
Tổ
xếp dỡ
Máy cấp vật liệu thùng
Máy cán thô có răng
Máy nhào lọc hai
Pha than
Máy cán mịn
Máy nhào đùn liên hợp chân không
Bàn cắt tự động
Nhà kính phơi gạch
Lò sấy nung tuynel liên hợp
Bãi thành phẩm
Nước
- 5 -
• Bộ phận tạo hình gồm:
- Tổ xe ủi có nhiệm vụ ủi đất từ ngoài bãi vào để sản xuất gạch.
- Tổ xay than và ngâm bùn có nhiệm vụ xay than và bơm nước vào đất để nhào
trộn đất đưa vào sản xuất.
- Tổ tạo hình có nhiệm vụ làm ở khâu tạo hình.
• Bộ phận sấy gồm:
- Tổ xếp goòng có nhiệm vụ xếp thành phẩm lên xe goòng để đưa vào lò nung.
- Tổ sấy nung chuyên thực hiện việc sấy và nung gạch
- Tổ xếp dỡ chuyên chở thành phẩm.
1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý
1.4.2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
KT-TC
Phòng
TC-HC
Phòng
kỹ thuật
Phân xưởng
sản xuất
Phân xưởng
cơ điện
- 6 -
Chú thích: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Chức năng, nhiệm vụ các thành viên trong XN
• Giám đốc: lãnh đạo cao nhất, quản lý, điều hành chung, nắm toàn quyền quyết định,
chịu trách nhiệm trực tiếp trước công ty và pháp luật.
• Phó giám đốc: thay mặt giám đốc điều hành mọi hoạt động của XN khi giám đốc đi
vắng, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trực tiếp điều hành mảng kỹ thuật, sản xuất,
thiết bị quản lý, quản lý công nghệ của XN.
• Phòng kinh doanh:
- Xây dựng, lập kế hoạch sản xuất, tính giá thành sản phẩm tiêu thụ, phương hướng
phát triển của XN, xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm.
- Báo cáo việc thực hiện kế hoạch của XN hàng tháng, quý, năm theo quy định của
Tổng cục thống kê ban hành và yêu cầu của Ban giám đốc.
- Cập nhật thông tin về giá cả, quản lý hệ thống bán buôn, bán lẻ, hoạt động
Marketting để tiêu thụ sản phẩm của XN, giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng.
• Phòng tổ chức - hành chính:
Tổ chức bộ máy quản lý nhân sự, văn phòng, công tác quy hoạch đào tạo, hợp
đồng tuyển dụng cán bộ, công nhân viên. Lập kế hoạch tiền lương và quy chế trả lương,
thực hiện chính sách xã hội, thi đua khen thưởng, công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cho
Phòng
KD
- 7 -
cán bộ, công nhân viên toàn XN. Chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ an ninh, phòng
chống cháy nổ của XN.
• Phòng kế toán - tài chính:
- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ các
hoạt động tài chính của XN. Báo cáo quyết toán tình hình tài chính và kết quả sản xuất
kinh doanh của XN hàng tháng, quý, năm.
- Tham mưu và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mặt tài chính và thực hiện các
công tác tài chính theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước.
• Phòng kỹ thuật:
Theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định về kỹ thuật, tiến độ sản xuất, thực
hiện quy định về chất lượng sản phẩm. Ứng dụng kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất.
Giám sát hoạt động sản xuất, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị trong toàn XN và báo cáo kịp
thời khi cần thiết.
• Phân xưởng sản xuất: Điều hành và thực hiện kế hoạch sản xuất, đảm bảo thực
hiện đúng các quy trình an toàn, quy trình kỹ thuật để đạt chất lượng sản phẩm cao, báo
cáo hằng tháng về tình hình sản xuất, tiến độ sản xuất sản phẩm.
• Phân xưởng cơ điện: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác quản lý, bảo
quản và sửa chữa thiết bị máy móc, thiết bị điện trong toàn XN.
1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán của XN
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại XN
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý tài
chính, XN tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung.
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiêu thụ
công nợ
Thủ
quỹ
Kế toán
thanh toán
Kế toán vật tư,
TSCĐ
- 8 -
Chú thích: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
1.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phần hành kế toán
• Kế toán trưởng: Phụ trách, chỉ đạo điều hành bộ máy kế toán đồng thời tham mưu
cho giám đốc XN về quản lý tài chính và sử dụng vốn có hiệu quả.
• Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu từ các bộ phận kế toán chi tiết, tính giá thành
theo từng tháng, quý, sau đó ghi nhật ký chứng từ liên quan, tập hợp số liệu vào sổ Cái và
lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán.
• Kế toán tiêu thụ công nợ: Theo dõi tình hình biến động thành phẩm, tình hình nhập,
xuất, tồn kho thành phẩm, theo dõi công nợ của khách hàng.
• Kế toán vật tư và TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, lập bảng
phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, kiểm tra số lượng nhập kho cuối kỳ, theo dõi sự biến
động giá cả của NVL, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
• Kế toán thanh toán: Viết phiếu thu, phiếu chi, theo dõi tình hình thu chi tiền mặt,
tiền gởi ngân hàng, các khoản tiền vay, các khoản tạm ứng, chi trả tiền lương cho cán bộ
công nhân viên trong XN.
• Thủ quỹ: Thu, chi và quản lý tiền mặt, hằng ngày thủ quỹ và kế toán thanh toán đối
chiếu việc thu chi tiền mặt, nếu phát hiện sai sót thì phải báo cáo để có biện pháp xử lý
kịp thời.
1.5.3. Hình thức kế toán
Xuất phát từ khối lượng công việc, số lượng nhân viên kế toán kết hợp với yêu cầu
quản lý và cung cấp thông tin cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh nên hình
thức sổ kế toán mà XN đang áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ.
- 9 -
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ
Chú thích: Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Theo hình thức này, trình tự ghi sổ như sau:
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán
đã được kiểm tra, lập Chứng từ ghi sổ. Dựa vào Chứng từ ghi sổ để ghi Sổ đăng ký chứng
từ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập
Chứng từ ghi sổ dùng để ghi vào Sổ chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh trong tháng trên Sổ đăng ký chứng từ, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát
sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối số
phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được
dùng để lập Báo cáo tài chính.
Chính sách kế toán áp dụng tại XN:
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ Cái
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối
số phát sinh
Bảng tổng hợp
chi tiết
Chứng từ kế toán
Sổ chi tiết
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
- 10 -
- Áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là: VNĐ.
- Phương pháp nộp thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: giá thực tế.
+ Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
- 11 -
PHẦN 2
THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN
1. Giới thiệu về bộ máy kế toán tại XN
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Chú thích: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
2. Khái quát về công tác kế toán tại các phần hành
2.1. Kế toán thanh toán
2.1.1. Kế toán tiền mặt và TGNH
2.1.1.1. Đặc điểm, nội dung
Vốn bằng tiền trong sản xuất kinh doanh được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh
toán các khoản nợ hoặc mua sắm vật tư, hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của XN. Vì vậy XN cần quản lý hết sức chặt chẽ vì nó có tính luân chuyển cao và
là đối tượng của sự ăn cắp, gian lận.
Tài khoản vốn bằng tiền phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các
loại vốn bằng tiền của XN.
2.1.1.2. Chứng từ sử dụng
- Phiếu thu - Mẫu 01 – TT.
- Phiếu chi - Mẫu 02 – TT.
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng - Mẫu 04 – TT.
- Giấy đề nghị thanh toán - Mẫu 05 – TT.
2.1.1.3. Tài khoản sử dụng
TK 111 - “Tiền mặt” phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ
tiền mặt tại XN.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiêu thụ
công nợ
Thủ
quỹ
Kế toán
thanh toán
Kế toán vật tư,
TSCĐ
- 12 -
TK 112 - “TGNH” phản ánh số dư hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các
khoản tiền gửi tại các ngân hàng.
2.1.1.4. Sổ sách kế toán
- Sổ quỹ tiền mặt, TGNH, Sổ chi tiết tiền mặt.
2.1.1.5. Quy trình luân chuyển chứng từ
• Phiếu thu:
Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký vào
phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc ký duyệt, chuyển cho
thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập
quỹ ( bằng chữ) vào phiếu thu trước khi ký và ghi rõ họ tên.
- Liên 1: Thủ quỹ lưu lại để ghi sổ quỹ.
- Liên 2 : Giao cho người nộp tiền.
- Liên 3: Lưu nơi lập phiếu.
• Phiếu chi:
Phiếu chi được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký của người lập phiếu, kế
toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, người
nhận tiền phải ghi đủ số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ tên vào phiếu chi.
- Liên 1: Lưư ở nơi lập phiếu.
- Liên 2: Thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ
- Liên 3: Giao cho người nhận tiền
Sổ quỹ
Tiền mặt
Sổ Chi tiết
TK 111
Kế toán lập
phiếu thu
Kế toán trưởng ký
duyệt
Giấy đề nghị nộp tiền
Sổ quỹ
Tiền mặt
Sổ Chi tiết
TK 111
Kế toán trưởng
duyệt chi
Kế toán lập
phiếu chi
Giấy đề nghị chi tiền
Kế toán trưởng
ký duyệt
- 13 -
2.1.1.6. Quy trình ghi sổ kế toán
2.1.1.7. Khái quát sơ đồ hạch toán
Sơ đồ hạch toán thu, chi tiền mặt, TGNH.
TK 511, 515, 711 TK 111, 112 TK 334
Thu từ bán hàng,thu khác Chi thanh toán cho nhân viên
TK 131,136,141 TK 331,333,338
Thu hồi các khoản nợ, trả nợ người bán, nợ khác
thu khác và nộp cho Nhà nước
TK 311,341 TK 152,156,211
Vay ngắn hạn và dài hạn chi mua vật liệu, TSCĐ,
hàng hoá
TK 411,441 TK 621, 622, 627
Nhận vốn góp, vốn cấp chi hoạt động SXKD
2.1.2. Kế toán các khoản tạm ứng
2.1.2.1. Đặc điểm, nội dung
Theo dõi tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng cho cán bộ công nhân viên và các
bộ phận trong nội bộ XN không có tổ chức kế toán riêng về tiền công tác phí, tiếp khách,
mua văn phòng phẩm, vật tư, hàng hóa Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên phải
được Giám đốc XN chỉ định bằng văn bản. Khi kết thúc công việc được giao, người nhận
tạm ứng phải quyết toán dứt điểm từng lần, từng khoản.
2.1.2.2. Chứng từ sử dụng
Chứng từ
ghi sổ
Sổ Cái
TK 111
- Phiếu thu
- Phiếu chi
Sổ quỹ
Tiền mặt
Sổ Chi tiết
TK 111
- 14 -
- Phiếu thu - Mẫu 01 – TT.
- Phiếu chi - Mẫu 02 – TT.
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng - Mẫu 04 – TT.
- Giấy đề nghị tạm ứng - Mẫu 03 – TT.
2.1.2.3. Tài khoản sử dụng
TK 141 - “Tạm ứng” được sử dụng để theo dõi tình hình tạm ứng và thanh toán
tạm ứng cho nhân viên và các bộ phận trong nội bộ xí nghiệp.
2.1.2.4. Sổ sách kế toán
- Sổ chi tiết tài khoản 141
2.1.2.5. Quy trình luân chuyển chứng từ
• Giấy đề nghị tạm ứng:
2.1.2.6. Quy trình ghi sổ kế toán
2.1.2.7. Khái quát sơ đồ hạch toán
Sơ đồ hạch toán khoản tạm ứng
TK 111, 112 TK 141 TK 111, 112
Tạm ứng bằng tiền mặt, TGNH Thu hồi số tạm ứng còn thừa
TK 152, 153 TK 152, 153, 211
Tạm ứng bằng vật tư Chi mua vật tư, TSCĐ
TK 334 TK 334
Tạm ứng lương cho nhân viên trừ lương
Sổ quỹ Sổ Chi tiết TK 141
Kế toán trưởng
duyệt chi
Kế toán lập
phiếu chi
Giấy đề nghị tạm ứng
Kế toán trưởng
ký duyệt
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ Cái TK 141
Sổ chi tiết TK
141
Chứng từ ghi sổ
- 15 -
2.1.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.1.3.1. Đặc điểm, nội dung
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà XN phải
trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc.
Chi phí tiền lương của XN gồm các khoản tiền lương, tiền công, và khoản phụ cấp
có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động SXKD của XN.
2.1.3.2. Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng kê trích nộp các khoản theo
lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
2.1.3.3. Tài khoản sử dụng
- TK 334 - “Phải trả người lao động” phản ánh các khoản phải trả và tình hình
thanh toán các khoản phải trả cho cán bộ, công nhân viên trong XN về tiền lương, tiền
công, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động
- TK 338 - “Phải trả, phải nộp khác” phản ánh tình hình trích lập, phân phối và sử
dụng các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ tại xí nghiệp.
Chi tiết: TK 3382 - “Kinh phí công đoàn”
TK 3383 - “Bảo hiểm xã hội”
TK 3384 - “Bảo hiểm y tế”
2.1.3.4. Sổ sách kế toán
- Sổ chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương
2.1.3.5. Quy trình luân chuyển chứng từ
2.1.3.6. Quy trình ghi sổ kế toán
Sổ quỹ Sổ Chi tiết TK 141
Bộ phận quản lý
tiền lương
Bảng chấm công
Kế toán lao động
tiền lương ký duyệt
Kế toán trưởng
ký duyệt
Chứng từ ghi sổ
Sổ Cái
TK 334, TK 338
Chứng từ gốc
Sổ Chi tiết
TK 334, TK 338
- 16 -
2.1.3.7. Khái quát sơ đồ hạch toán
Sơ đồ hạch toán tiền lương
TK 333, 338, 141 TK 334 TK 622,627,641,642
các khoản khấu trừ vào lương phải trả cho
thu nhập của người lao động người lao động
TK 111 TK 338
Trả lương, thưởng và thanh toán BHXH cho
các khoản khác cho người lao động người lao động
2.2. Kế toán tiêu thụ công nợ
2.2.1. Kế toán các khoản Nợ phải thu
2.2.1.1. Đặc điểm, nội dung
Các khoản Nợ phải thu phát sinh khi XN thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng
hóa và những trường hợp khác liên quan đến một bộ phận vốn của XN bị chiếm dụng tạm
thời như: chi hộ cho đơn vị bạn hoặc cấp trên, cho mượn ngắn hạn.
Cần tiến hành phân loại các khoản Nợ phải thu theo thời gian thanh toán, theo từng
đối tượng để phát hiện tình hình thanh toán nhanh chậm mà có biện pháp xử lý . Đồng
thời cần thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và có ký xác nhận bằng văn bản với các giao
dịch phát sinh phải thu, theo dõi cả về nguyên tệ và quy đổi VNĐ với các giao dịch có
liên quan đến ngoại tệ.
2.2.1.2. Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn bán hàng.
- Phiếu xuất kho.
- Phiếu thu - Mẫu 01 – TT.
2.2.1.3. Tài khoản sử dụng
- TK 131- “Phải thu khách hàng”
2.2.1.4. Sổ sách kế toán
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua.
- Sổ Cái TK 131
2.2.1.5. Quy trình luân chuyển chứng từ
- 17 -
• Hóa đơn bán hàng:
Bước 1: Khách hàng đề nghị mua hàng.
Bước 2: Các bộ phận cung ứng hoặc kế toán tiến hành lập hóa đơn GTGT.
Bước 3: Kế toán trưởng, Thủ trưởng ký duyệt.
Bước 4: Bộ phận thủ kho cho xuất kho hàng hóa
Bước 5: Chuyển chứng từ cho kế toán phần hành tổ chức ghi sổ
Bước 6: Tổ chức bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ khi hết hạn.
2.2.1.6. Quy trình ghi sổ kế toán
2.2.1.7. Khái quát sơ đồ hạch toán
Sơ đồ hạch toán thanh toán với khách hàng.
TK 511,711 TK 131 TK 531,532
Doanh thu bán hàng và Giảm giá hàng bán và
thu nhập khác hàng bán trả lại
TK 3331 TK 3331
Thuế GTGT phải nộp Thuế GTGT ứng với
giảm giá và hàng trả lại
TK 111,112 TK 111,112
Số chi hộ hoặc trả lại Khách hàng trả tiền hoặc
tiền thừa cho người mua ứng trước
TK 331
Bù trừ khoản nợ phải thu
Chứng từ ghi sổ
Sổ Cái TK 131
Chứng từ gốc
Sổ Chi tiết TK 131
- 18 -
2.2.2. Kế toán các khoản Nợ phải trả
2.2.2.1. Đặc điểm, nội dung
Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ mà XN đang vay nhằm bổ sung phần thiếu hụt
vốn hoạt động và các khoản nợ khác phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD mà XN
phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ bao gồm: phải thanh toán cho nhà cung cấp, cho
cấp trên và các khoản phải trả khác.
2.2.2.2. Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT.
- Phiếu chi - Mẫu 02 – TT.
- Bảng thanh toán công nợ nội bộ
2.2.2.3. Tài khoản sử dụng
- TK 331- “Phải trả người bán” để theo dõi tình hình thanh toán cácc khoản nợ phải
trả cho nhà cung cấp.
- TK 336 - “ Phải trả nội bộ” phản ánh các khoản mà xí nghiệp phải nộp lên cấp trên
theo quy định
2.2.2.4. Sổ sách kế toán
- Sổ chi tiết thanh toán với người bán.
- Sổ Cái TK 131
2.2.2.5. Quy trình luân chuyển chứng từ
2.2.2.6. Quy trình ghi sổ kế toán
2.2.2.7. Khái quát sơ đồ hạch toán
Chứng từ ghi sổ
Sổ Cái
Chứng từ gốc
Sổ Chi tiết
Sổ quỹ
Tiền mặt
Sổ Chi tiết
TK 111
Kế toán trưởng
duyệt chi
Kế toán lập
phiếu chi
Giấy đề nghị chi tiền
Kế toán trưởng
ký duyệt
- 19 -
Sơ đồ hạch toán thanh toán nội bộ
TK 111, 112 TK 336 TK 111, 112
Số phải nộp cho cấp trên Cấp trên cấp vốn
TK 136 TK 414, 415, 431
Thanh toán bù trừ các loại quỹ được cấp trong kỳ
Sơ đồ hạch toán thanh toán với người bán
TK 111,112 TK 331 TK 111,112
Thanh toán bằng tiền Thu hồi tiền trả thừa
TK 131 TK152,211
Thanh toán bù trừ Mua chịu vật tư, tài sản
TK 152, 211 TK 133
Giảm giá hàng mua, Thuế GTGT đầu vào
hàng mua trả lại
2.2.3. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm
2.2.3.1. Đặc điểm, nội dung
Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng của
quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn cho nhập kho
hoặc xuất bán cho khách hàng. Thành phẩm do sản xuất nhập kho là giá thành công
xưởng thực tế, bao gồm 3 khoản mục chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,
chi phí sản xuất chung.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển giao sản phẩm cho khách hàng và thu được
tiền bán hàng. Quá trình tiêu thụ sản phẩm được bắt đầu khi sản phẩm đươc xuất bán và
kết thúc khi thu được tiền hoặc người mua chấp nhận thanh toán.
2.2.3.2. Chứng từ sử dụng
- 20 -
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng
2.2.3.3. Tài khoản sử dụng
- TK 155 - “Thành phẩm”
- TK 157 - “Hàng gửi đi bán”
- TK 511- “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
- TK 521 - “ Chiết khấu thương mại”
- TK 531 - “ Hàng bán bị trả lại”
- TK 532 - “Giảm giá hàng bán”
- TK 632- “ Giá vốn hàng bán”
2.2.3.4. Sổ sách kế toán
- Sổ kho.
- Sổ chi tiết NVL, CCDC, sản phẩm, hàng hóa.
- Sổ chi tiết bán hàng.
- Sổ nhật ký bán hàng.
2.2.3.5. Quy trình luân chuyển chứng từ
• Phiếu nhập kho:
• Phiếu xuất kho:
Sổ quỹ
Tiền mặt
Sổ Chi tiết
TK 111
Lập biên bản
kiểm nhận
Kế toán lập
phiếu nhập kho
Thành phẩm
Thủ kho
ký nhận
Kế toán
ghi sổ
Sổ quỹ
Tiền mặt
Sổ Chi tiết
TK 111
Thủ trưởng
ký duyệt
Kế toán lập
phiếu xuất kho
Giấy đề nghị
xuất kho
Thủ kho
xuất kho
Kế toán trưởng
ký duyệt
- 21 -
2.2.3.6. Quy trình ghi sổ kế toán
2.2.3.7. Khái quát sơ đồ hạch toán
Sơ đồ hạch toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 154 TK 155 TK 632
Giá thành sản phẩm hoàn thành Xuất kho thành phẩm
TK 157, 632 TK 157
Thành phẩm bị trả lại Hàng gửi bán
TK 642, 632 TK 642, 138
Thành phẩm thừa trong định mức Thành phẩm thiếu phát hiện
khi kiểm kê khi kiểm kê
TK 3381 TK 128, 222
Thành phẩm thừa chưa rõ Xuất thành phẩm đem góp
nguyên nhân liên doanh
Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng
TK 333 TK 511 TK 111, 112
Khoản thuế được trừ vào doanh thu Bán thành phẩm thu tiền
TK 521 TK131
Cuối kỳ kết chuyển Khách hàng mua chịu
chiết khấu thương mại
TK 531, 532 TK 642, 641
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu Các khoản tiền hoa hồng,
hàng bán bị trả lại, phí ngân hàng
giảm giá hàng bán
TK 911
Doanh thu bán hàng thuần
Chứng từ ghi sổ Sổ Cái TK 155
Chứng từ gốc
Sổ Chi tiết TK 155
- 22 -
2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm
2.2.4.1. Đặc điểm, nội dung
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động
vật hóa mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm; nó liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời ký nhất định. Chi phí sản xuất
kinh doanh phản ánh chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung trong quá trình sản xuất của XN.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao
động vật hóa có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành.
2.2.4.2. Chứng từ sử dụng
- Phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán.
- Phiếu xuất kho
- Bảng phân bổ NVL, CCDC.
- Bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương, thẻ tính giá thành sản phẩm.
2.2.4.3. Tài khoản sử dụng
- TK 621 - “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” phản ánh toàn bộ các chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp cho hoạt động sản xuất và chế tạo sản phẩm. Tài khoản này không có số
dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
- TK 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp” để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp
tham gia vào quá trình sản xuất
- TK 627 - “ Chi phí sản xuất chung” phản ánh các chi phí có liên quan đến quá
trình quản lý hoạt động sản xuất tại phân xưởng.
- TK 154 - “ Chi phí sản xuất dở dang”
- TK 155 - “ Thành phẩm”
2.2.4.4. Sổ sách kế toán
- Sổ kho.
- Sổ chi tiết TK 621, TK 622, TK 627.
2.2.4.5. Quy trình luân chuyển chứng từ
- 23 -
• Phiếu thu:
• Phiếu chi:
• Giấy đề nghị tạm ứng:
• Bảng chấm công:
Sổ quỹ
Tiền mặt
Sổ Chi tiết
TK 111
Kế toán lập
phiếu thu
Kế toán trưởng ký
duyệt
Giấy đề nghị nộp tiền
Sổ quỹ
Tiền mặt
Sổ Chi tiết
TK 111
Kế toán trưởng
duyệt chi
Kế toán lập
phiếu chi
Giấy đề nghị chi tiền
Kế toán trưởng
ký duyệt
Sổ quỹ Sổ Chi tiết TK 141
Kế toán trưởng
duyệt chi
Kế toán lập
phiếu chi
Giấy đề nghị tạm ứng
Kế toán trưởng
ký duyệt
Sổ quỹ Sổ Chi tiết TK 141
Bộ phận quản lý
tiền lương
Bảng chấm công
Kế toán lao động
tiền lương ký duyệt
Kế toán trưởng
ký duyệt
- 24 -
• Phiếu nhập kho:
• Phiếu xuất kho:
2.2.4.6. Quy trình ghi sổ kế toán
2.2.4.7. Khái quát sơ đồ hạch toán
Sơ đồ hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm.
TK 152, 111 TK 621 TK 154 TK 152
Tập hợp chi phí kết chuyển phế liệu thu hồi
NVL trực tiếp
TK 334, 338 TK 622 TK 334, 138
Tập hợp chi phí kết chuyển bắt bồi thường
TK 214, 153, 334 TK 627 TK 155
Tập hợp chi phí kết chuyển giá thành sản phẩm
sản xuất chung hoàn thành nhập kho
TK 157
Gửi bán
TK 632
Bán tại xưởng
Lập biên bản
kiểm nhận
Kế toán lập
phiếu nhập kho
Thành phẩm
Thủ kho
ký nhận
Kế toán
ghi sổ
Sổ quỹ
Tiền mặt
Sổ Chi tiết
TK 111
Thủ trưởng
ký duyệt
Kế toán lập
phiếu xuất kho
Giấy đề nghị
xuất kho
Thủ kho
xuất kho
Kế toán trưởng
ký duyệt
Chứng từ gốc Sổ CáiChứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết TK
- 25 -
2.2.5. Kế toán chi phí chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết
quả kinh doanh
2.2.5.1. Đặc điểm, nội dung
Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ như: chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ
cho bán hàng, chi phí quảng cáo, bảo hành sản phẩm và các chi phí khác.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung
đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mà không thể tách riêng ra được cho bất kỳ hoạt
động nào, bao gồm chi phí cho nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu, công cụ
dụng cụ cho quản lý và các chi phí bằng tiền khác.
2.2.5.2. Chứng từ sử dụng
- Phiếu chi, hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT.
- Phiếu xuất kho
2.2.5.3. Tài khoản sử dụng
- TK 641 - “Chi phí bán hàng” phản ánh các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ
ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
- TK 642 - “Chi phí quản lý doanh nghiệp” phản ánh các khoản chi phí phát sinh có
liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được
cho bất kỳ bộ phận nào.
- TK 511 - “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
- TK 515 - “ Doanh thu từ hoạt động tài chính”
- TK 911 - “ Xác định kết quả kinh doanh”
2.2.5.4. Sổ sách kế toán
- Sổ nhật ký bán hàng.
- Sổ chi tiết bán hàng, sổ chi phí sản xuất kinh doanh, sổ chi phí bán hàng.
- Sổ Cái.
2.2.5.5. Quy trình ghi sổ kế toán
Chứng từ gốc Sổ CáiChứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết TK