VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH XÚC TIẾN TÁI SINH VÀ
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ KHAI THÁC
TRUNG GIAN RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG LÀM
NGUYÊN LIỆU GIẤY
MÃ SỐ: 138.12.RD/HĐ-KHCN
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Hữu Chiến
Chủ trì chuyên đề: ThS. Hà Ngọc Anh
Cộng tác viên:
1. KS. Triệu Hoàng Sơn
2. ThS. Phạm Đức Huy
9759
Phú Thọ, năm 2012
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
i
Biểu thông tin
ii
Danh mục đăng ký sản phẩm của đề tài
iii
Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu
iv
Tóm tắt
v
Mở đầu
vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………….
1
1.1. Cơ sở lý thuyết……………… …………………………………………
1
1.2. Tổng quan nghiên cứu …………………………………………………
1
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM………………………………………………
8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………
8
2.2. Địa điểm, đối tượng và nội dung nghiên cứu………………………
8
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………
8
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu………………………………
8
2.2.3. Nội dung nghiên cứu………………………………………………
8
2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm …………
9
2.3.1. Xây dựng mô hình Keo tai tượng bằng biện pháp XTTS………
9
2.3.2. Nghiên cứu cơ sở xác định cường độ khai thác trung gian rừng
trồng Keo tai tượng làm nguyên liệu giấy…………………………
9
2.4. Phương pháp thu thập số liệu …………………………………………
11
2.5. Phương pháp xử lý số liệu……………………………………………….
12
CHƯƠNG 3.
KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN LUẬN…………
14
3.1. Đánh giá sinh trưởng mô hình rừng Keo tai tượng bằng biện pháp xúc
tiến tái sinh……………………………………………………………………
14
3.1.1. Mật độ rừng Keo tai tượng xúc tiến tái sinh
14
3.1.2. Sinh trưởng chiều cao Hvn………….……….………
15
3.1.3. Sinh trưởng đường kính D
1.3
………………………………………
16
3.1.4. Sinh trưởng đường kính Dt………… …………………………
17
3.1.5. Đánh giá chất lượng rừng Keo tai tượng XTTS.… ……………….
17
3.2. Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng bằng cây con từ hạt
trồng theo các mật độ
18
3.2.1. Tỷ lệ sống………………………………………
18
3.2.2. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn …………………
18
3.2.3. Sinh trưởng đường kính D
1.3
………………………………
20
3.2.4. Sinh trưởng đường kính Dt……………………………… ……….
21
3.2.5. Đánh giá chất lượng rừng trồng…………………………………….
22
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………
23
4.1. Kết luận ………………………………………………………………
23
4.2. Kiến nghị ………………………………………………………………
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………
25
PHỤ BIỂU
CHUYÊN ĐỀ
BIỂU THÔNG TIN
1. Tên đề tài: Xây dựng mô hình xúc tiến tái sinh và nghiên
cứu cơ sở xác định cường độ khai thác trung gian rừng trồng
Keo tai tượng làm nguyên liệu giấy
2. Mã số:
128.12.RD/HĐ
-KHCN
3. Thời gian thực hiện: 12 tháng
Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012.
4. Kinh phí : 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng chẵn)
5. Họ và tên chủ nhiệm đề tài: TRẦN HỮU CHIẾN
Học vị: Thạc sĩ
Chức danh: Phó Trưởng phòng
Điện thoại: 0210 3829241; Fax : 0210 3829384
Email:
Địa chỉ cơ quan: Khu 8, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
6. Cơ quan chủ trì : Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy
Điện thoại : 0210 3829241; Fax : 0210 3829384
Email: nlgiay_pnpto@.vnn.vn
Địa chỉ cơ quan: Khu 8, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
7. Danh sách những người thực hiện chính
TT
Họ và tên
Học vị, học hàm
chuyên môn
Cơ quan
1 Trần Hữu Chiến Thạc sĩ lâm nghiệ
p
Viện NC cây nguyên liệu giấy
2 Hoàng Ngọc Hải Thạc sĩ lâm nghiệ
p
Viện NC cây nguyên liệu giấy
3 Hà Ngọc Anh Thạc sĩ lâm nghiệ
p
Viện NC cây nguyên liệu giấy
4 Phạm Đức Huy Thạc sĩ lâm nghiệ
p
Viện NC cây nguyên liệu giấy
5 Nguyễn Trung Nghĩa Kỹ sư lâm nghiệ
p
Viện NC cây nguyên liệu giấy
7. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá sinh trưởng mô hình rừng Keo tai tượng xúc tiến tái sinh tự nhiên
- Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng bằng cây con từ hạt trồng theo
các mật độ
8. Nội dung nghiên cứu chính
- Đánh giá sinh trưởng mô hình rừng Keo tai tượng xúc tiến tái sinh tự nhiên
- Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng bằng cây con từ hạt trồng theo
các mật độ
DANH MỤC ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
TT Nội dung công việc Dự kiến kết quả đạt được Kết quả đạt được
1
Chăm sóc và quản lý bảo
vệ 2,0 ha mô hình rừng
Keo tai tượng xúc tiến tái
sinh tự nhiên năm 3.
2,0 ha rừng được chăm sóc
đúng quy trình trồng rừng
Tổng công ty giấy Việt
Nam
Chăm sóc và quản lý
bảo vệ tốt 2,0 ha rừng
Keo tai tượng xúc
tiến tái sinh tự nhiên
2
Chăm sóc và quản lý bảo
vệ 4,0 ha rừng Keo tai
tượng trồng bằng cây con
từ hạt năm 3.
4,0 ha rừng được chăm sóc
đúng quy trình trồng rừng
Tổng công ty giấy Việt
Nam
Chăm sóc và quản lý
bảo vệ tốt 4,0 ha rừng
trồng Keo tai tượng
bằng cây con từ hạt
trồng theo các mật độ
3
Đánh giá sinh trưởng mô
hình rừng Keo tai tượng
xúc tiến tái sinh tự nhiên.
Báo cáo chuyên đề:
Đánh giá sinh trưởng mô
hình rừng Keo tai tượng
xúc tiến tái sinh tự nhiên.
Báo cáo chuyên đề
4
Đánh giá sinh trưởng rừng
trồng Keo tai tượng bằng
cây con từ hạt trồng theo
các mật độ
Báo cáo chuyên đề:
Đánh giá sinh trưởng rừng
trồng Keo tai tượng bằng
cây con từ hạt trồng theo
các mật độ
Báo cáo chuyên đề
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU
D
1,3
(cm): Đường kính tại vị trí chiều cao 1,3 m
D
0
(cm) Đường kính gốc
Dt (m) Đường kính tán
Hdc (m) Chiều cao dưới tán
TLS (%):
Tỷ lệ sống
Hvn (m):
Chiều cao vút ngọn
S
(%): Hệ số biến động
V/cây (m
3
): Thể tích thân cây bình quân
M (m
3
/ha): Trữ lượng cây đứng
∆M (m
3
/ha/năm): Tăng trưởng bình quân/năm
HQKT:
Hiệu quả kinh tế
XTTS:
Xúc tiến tái sinh
TÓM TẮT
Để khuyến cáo cho các đơn vị thiết lập rừng Keo tai tượng bằng biện
pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên và có cơ sở đề xuất mật độ trồng và cường độ
khai thác trung gian rừng Keo tai tượng làm nguyên liệu giấy, đề tài “Xây dựng
mô hình xúc tiến tái sinh và nghiên cứu cơ sở xác định cường độ khai thác trung
gian rừng trồng Keo tai tượng nguyên liệu giấy” đã được Bộ công thương cho
phép thực hiện từ năm 2010. Kết qu
ả đến năm 2012, đề tài đã thiết lập và chăm
được 2,0 ha rừng Keo tai tượng bằng biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên và
trồng, chăm sóc được 4,0 ha rừng Keo tai tượng theo các mật độ thí nghiệm.
Năm 2012,đề tài tiếp tục chăm sóc và quả lý bảo vệ rừng với mục tiêu đánh giá
sinh trưởng rừng Keo tai tượng xúc tiến tái sinh và rừng trồng theo các mật độ.
Kết quả bước đầu cho thấy: Ở
giai đoạn 36 tháng tuổi, rừng Keo tai tượng xúc
tiến tái sinh có sinh trưởng khá tốt,chiều cao Hvn bình quân = 8,6 m, đường kính
D
1.3
= 8.4 cm.Ở giai đoạn 30 tháng tuổi, sinh trưởng của rừng trồng Keo tai
tượng bằng cây con từ hạt theo các mật độ thí nghiệm khá tốt, tỷ lệ sống bình
quân >83%, sinh trưởng chiều cao Hvn giao động 8.8 - 9.0 m, đường kính D
1.3
từ 8.3 - 8.8 m và chưa có sự khác nhau về các chỉ tiêu sinh trưởng của Keo tai
tượng ở các mật độ thí nghiệm.
MỞ ĐẦU
Keo tai tượng là loài cây phân bố ở Úc, Papua New Guinea và Indonesia
(Pedley, D (1983) [13]. Do có đặc điểm sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái
rộng, có thể mọc được ở những nơi có độ pH thấp nghèo dinh dưỡng và có khả
năng cạnh tranh với cỏ dại, rễ có nốt sần có khả năng cải tạo đất tốt…Đặc biệt
gỗ của keo tai tượng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi (trong cộng nghiệp
giấy s
ợi, gỗ gia dụng, ván ép…vv) nên trong thời gian qua Keo tai tượng đã trở
thành một trong những loài cây rừng được trồng chính ở các vùng sinh thái của
nước ta cũng như các vùng nhiệt đới thấp, ẩm của các nước trong vùng châu á
Thái Bình Dương (Awang và Taylor, 1993).
Keo tai tượng đóng vai trò rất lớn trong trồng rừng nguyên liệu ở Việt Nam
cũng như nhiều nước trên thế giới. Chính vì thế, các nghiên cứu về Keo tai
tượng đã được công bố rất nhiề
u liên quan đến tất cả các khía cạnh từ nghiên
cứu cơ bản về loài, chọn và cải thiện giống đến các kỹ thuật gây trồng, chăm sóc
cây con và sử dụng gỗ Keo tai tượng…. Hàng năm, hàng chục nghìn ha Keo tai
tượng được khai thác và trồng lại chủ yếu bằng cây con có bầu.
Từ trước đến nay khi rừng trồng Keo tai tượng đạt tuổi thành thục, sau
khai thác thường trồng lại rừng mới bằng loài cây khác hay chính loài Keo tai
t
ượng. Trong khi đó khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt của cây Keo tai tượng rất
lớn chưa được nghiên cứu sử dụng để tái tạo lại rừng. Trên thực tế, một số chủ
rừng ở các địa phương đã tạo rừng bằng phương pháp xúc tiến tái sinh sau khai
thác. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các trường hợp được thực hiện tự phát
với mục đích thăm dò, ở
quy mô nhỏ. Các công trình nghiên cứu trước đây
cũng chỉ mới tập trung vào nghiên cứu và đánh giá khả năng tái sinh và sinh
trưởng của rừng tái sinh trong giai đoạn đầu. Bên cạnh đó hiệu quả kinh tế của
việc tạo rừng bằng xúc tiến tái sinh sau khai thác cũng chưa được đánh giá. Tất
cả những vấn đề nêu trên cho thấy cần thiết có những nghiên cứu nhằm giải
quyết 3 vấn đề
cơ bản sau: Biện pháp kỹ thuật nào là hợp lý; Sinh trưởng rừng
tái sinh so với rừng trồng mới ra sao; Hiệu quả kinh tế của việc tạo rừng Keo tai
tượng bằng cách xúc tiến tái sinh như thế nào; Điều kiện nào áp dụng là phù
hợp để tận dụng khả năng tái sinh tự nhiên của loài cây Keo tai tượng,
Trước đây trồng rừng thâm canh là vấn đề ít được quan tâm, song do
nguồn gỗ rừng tự nhiên không còn đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng tăng
củ
a xã hội. Hơn nữa, diện tích đất giành cho trồng rừng có hạn, năng suất rừng
trồng rất thấp, không có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu gỗ nguyên liệu cho công
nghiệp. Vì thế, trồng rừng thâm canh đã trở thành một xu thế tất yếu trong sản
xuất lâm nghiệp hiện nay, nhất là trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến bột giấy và ván nhân tạo. Tr
ồng rừng thâm canh là một giải
pháp khoa học công nghệ duy nhất để nâng cao năng suất rừng trồng và rút ngắn
chu kỳ kinh doanh. Một trong những điều kiện quan trọng bậc nhất trong trồng
rừng thâm canh là phải có giống tốt. Tuy nhiên, giống tốt chỉ là điều kiện cần
nhưng chưa đủ mà phải có các biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ thì mới đạt
năng suất cao nhất.
Đến nay, đã có rất nhiều biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã
được nghiên cứu và ứng dụng, để góp phần giải quyết vấn đề trên thí nghiệm
khai thác trung gian rừng trồng Keo tai tượng làm nguyên liệu giấy được đặt ra
dựa trên cơ sở trồng tăng thêm một số mật độ ban đầu sau đó đến giữa chu kỳ
kinh doanh (tuổi 4-5) tiến hành tỉa thưa các cường độ khác nhau theo từng mật
độ. Do chu k
ỳ sản xuất lâm nghiệp dài nên khai thác trung gian có thể tận thu
các sản phẩm trung gian để giả quyết các lợi ích ngắn hạn. Việc tận thu này sẽ
góp phần làm tăng giá trị tổng sản lượng của rừng khi khai thác chính….
Theo quy cách sản phẩm gỗ nguyên liệu hiện nay đối với keo và bạch đàn
đường kính đầu nhỏ phải ≥ 3.0 cm, chiều dài đoạn gỗ từ 2 - 4 m. Ở tuổi 4-5, sinh
trưởng của Keo tai tượ
ng có thể hoàn toàn đáp ứng được quy cách sản phẩm như
hiện nay.
Vì vậy, đề tài “Xây dựng mô hình xúc tiến tái sinh và nghiên cứu cơ sở
xác định cường độ khai thác trung gian rừng trồng Keo tai tượng làm nguyên
liệu giấy” đặt ra là rất cần thiết làm cơ sở khoa học cho việc xúc tiến tái sinh tự
nhiên Keo tai tượng (Acacia mangium Wild.) và biện pháp kỹ thuật lâm sinh
nhằm giảm giá thành gây tạo lại rừng và nâng cao năng suất rừng trồng.
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý thuyết
- Căn cứ Hợp đồng số 15.10/RD-HĐ-KHCN ngày 01 tháng 02 năm
2010 của Bộ công thương về Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ
về sự nghiệp công nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ.
- Căn cứ Quyết định số 10/VNC-QĐ-KHTH ngày 04 tháng 02 năm
2010 về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của
Viện trưởng Vi
ện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy.
- Căn cứ Hợp đồng số 151.11.RD/HĐ-KHCN ngày 18 tháng 04 năm
2011 của Bộ công thương về Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ
về sự nghiệp công nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ.
- Căn cứ Quyết định số 18/VNC-QĐ-KHTH ngày 25 tháng 04 năm
2011 về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của
Viện trưở
ng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy.
- Căn cứ Hợp đồng số 138.12.RD/HĐ-KHCN ngày 29 tháng 03 năm
2012 của Bộ công thương về Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ
về sự nghiệp công nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ.
- Căn cứ Quyết định số 28/VNC-QĐ-KHTH ngày 25 tháng 02 năm
2012 về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của
Viện tr
ưởng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
Trên thế giới Keo tai tượng (Acacia mangium) là loài cây họ đậu ưa
sáng mọc nhanh, phân bố tự nhiên ở phía bắc Australia, Papua New Guinea,
đông Indonêsia, và thường có sự phát triển bất ngờ khi trồng ở nơi mới. Vùng
phân bố chính rộng nhưng không liên tục, từ vĩ tuyến 8 - 18
0
Nam, với vùng
mở rộng giới hạn phía Bắc khoảng vĩ tuyến 0
0
50’ Nam đến vĩ tuyến 19
0
Nam
và thường ở độ cao từ ngang mực nước biển lên lên đến dưới 1000m (Hall,
Turnbull. 1980) [ 10]. Keo tai tượng là loài cây tiên phong, thường tái sinh tự
2
nhiên ở nơi đất đã bị xới xáo. Cây mọc tốt nơi đất sâu, ẩm, nhiều ánh sáng,
mọc chậm và phân cành sớm nơi đất cằn cỗi. Trong vùng phân bố tự nhiên
của loài, nhiệt độ cực đại trung bình đạt 31 - 34
0
C, cực tiểu trung bình 12 - 16
0
C, lượng mưa trung bình hàng năm 1.000 - 4.500 mm với mùa khô kéo dài 4
tháng. Cây sinh trưởng tốt nhất ở những nơi có lượng mưa từ 2.000mm trở
lên. Nó có thể chịu được sương muối nhẹ. Loài đã được trồng thành công ở
Sabah (Malaysia), Philippines, Hawaii, Costa Rica và nhiều nơi khác. Với
điều kiện tự nhiên rất thuận lợi như ở Sabah, Acacia mangium mọc rất nhanh.
Nó đạt chiều cao 20 - 25 m với đường kính 20 - 30 cm trong vòng 10 - 13
năm. Quần thụ trung bình 4 nă
m tuổi đạt 27 m
3
/ha/năm, sau 9 năm đạt 46
m
3
/ha/năm.
Trên thế giới đã trồng rừng bằng 3 phương pháp chính như: gieo hạt
thẳng; bằng cây con; bằng cây phân sinh (cây vô tính). Xúc tiến tái sinh là
phương pháp mới cũng đã làm kết quả bước đầu rất khả quan.
Sinh trưởng của cây rừng phụ thuộc vào diện tích dinh dưỡng, vì vậy
giữa sinh trưởng cây rừng với diện tích dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết
lẫn nhau. Nghiên cứu mối quan hệ này không những có giá tr
ị về mặt lý luận
mà còn có ý nghĩa thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh tác động nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng rừng. Dưới đây có thể
điểm qua một số công trình có tính chất tiêu biểu:
Năm 1995, Turvey thấy rằng bón phân NPK tỷ lệ với 180:78:150 kg/ha
cho kết quả tốt nhất. Trồng Keo tai tượng cho ván giăm, giấy sợi, chu kỳ khai
thác 6 - 7 năm, nếu trồng rừng cho g
ỗ tròn chu kỳ kinh doanh khoảng 15 - 20
năm tuy nhiên thân hay bị rỗng ruột (Mead và Miller, 1991) [9]. Diện tích
trồng Keo tai tượng thường được trồng lại trong luân kỳ 2 nhưng cũng theo
Mead và Miller có thể tạo rừng Keo tai tượng luân kỳ 2 bằng cách dùng cây
con tái sinh tự nhiên sau khi khai thác và đốt. Nếu trồng rừng trong luân kỳ 6
- 7 năm không cần tỉa thưa, tuy nhiên với rừng keo luân kỳ 15 - 20 nên tỉa
thưa để nâng cao chất lượng cây từ việc tăng đường kính.
3
Roy Larsen (1984) [12], việc bố trí mật độ trồng rừng nói chung được
xác định bởi mục đích sử dụng và độ màu mỡ của đất. Ở Bangladesh đến nay
Keo tai tượng đã được trồng với cự ly 2.4 x 2.4 m (mật độ 1.736 cây/ha). Nếu
nơi đất tốt cự ly trồng có thể là 2 x 2 m (mật độ 2500 cây/ha), với mục đích
tỉa thưa sớm cho gỗ nguyên liệu.
Như Thuật Hùng (1989) [5]. Đã xác đị
nh cường độ tỉa thưa theo tiết
diện cho loài bạch đàn chanh và bạch đàn liễu ở Lôi Châu - Trung Quốc trên
cơ sở độ đầy của lâm phần (P). Theo công thức: G
C
% = P (1- 0.7)100. Từ
G
C
% suy diễn N
C
% (cường độ tỉa thưa theo số cây), từ đó xác định số cây tỉa
thưa và số cây để lại nuôi dưỡng.
Julians Evans (1982) [11] đã kết luận rằng việc tỉa thưa hoặc giảm mật
độ lâm phần làm tăng độ dày vỏ cây và làm giảm đáng kể quá trình tỉa cành tự
nhiên. Do đó đường kính cành sẽ lớn hơn, các mắt cành trên gỗ cũng sẽ lớn
hơn.
Ở Việ
t Nam Keo tai tượng là loài có biên độ sinh thái rộng, có thể
mọc được ở những nơi đất có độ pH thấp, nghèo dinh dưỡng, có khả năng
cạnh tranh với nhiều loài cỏ dại như cỏ tranh, ít bị sâu bệnh,có khả năng
chống chịu thời tiết không thuận lợi. Keo tai tượng là một trong ba loài keo
được trồng phổ biến ở cả rừng phòng hộ và sản xuất, theo thống kê đến năm
2006 diệ
n tích rừng trồng Keo tai tượng đạt khoảng trên 200 nghìn ha. Hàng
năm, hàng chục nghìn ha Keo tai tượng được khai thác và trồng lại chính
bằng cây con Keo tai tượng cho những luân kỳ tiếp theo. Việc tái lập rừng sau
khai thác luân kỳ 2 chủ yếu trồng mới bằng cây con có bầu [2].
Trồng rừng Keo tai tượng bằng cây con có bầu đã thực hiện từ những
năm 1980 qua các khảo nghiệm của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy và
Viện khoa học lâm nghiệp Vi
ệt Nam. Do đặc tính sinh vật học của nó thích
nghi với nhiều vùng khí hậu ở Việt Nam, mang lại nhiều lợi nhuận cho người
trồng rừng như kinh tế, môi trường, nên chất lượng rừng trồng Keo tai tượng
ngày một nâng cao. Từ năng suất 8 - 10 m
3
/ha/năm, nay trữ lượng bình quân
4
vùng nguyên liệu giấy đạt 18 m
3
/ha/năm, tương đương với trữ lượng đạt 145 -
150 m
3
/ha/8tuổi.
Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã ban hành Quy trình xúc tiến tái sinh
nhưng mới là bản dự thảo bởi chưa có những nghiên cứu công bố kết quả cụ
thể. Viện KHLN Việt Nam cũng đã nghiên cứu đề tài về Xúc tiến tái sinh cho
loài keo tai tượng tại lâm trường Sơn Dương - Tuyên Quang và lâm trường
Việt Hưng - Yên Bái; và đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế tái sinh keo tai
tượng sau khai thác (Đặng Thịnh Triều). Kế
t quả rất khả quan, tuy nhiên còn
một số vấn đề cần giải quyết như mùa vụ, điều kiện áp dụng, phương pháp
lâm sinh như làm đất đón hạt, xử lý thực bì, chăm sóc bảo vệ, tỉa thưa cây
non…quyết định đến sự thành công và hiệu quả kinh tế của việc xúc tiến tái
sinh so với trồng rừng cây con có bầu như hiện nay.
Vũ Tiến Hinh (1995) [4], đã cho thấ
y mật độ lâm phần có ảnh hưởng rõ
nét đến sản lượng, đặc biệt là đến sinh trưởng đường kính. Do đó tác giả lưu ý
đến việc tìm hiểu quy luật biến đổi của mật độ, vì đây là cơ sở xác định biện
pháp tác động hợp lý để lâm phần đạt sản lượng cao nhất. Trong đó mật độ
biến đổi theo tuổi, điều kiện lập đị
a, hai nhân tố này được phản ánh tổng hợp
bằng kích thước bình quân của cây. Từ đó tác giả lập mối quan hệ giữa mật
độ với đường kính và chiều cao bình quân của lâm phần.
Nghiên cứu sinh trưởng loài Keo lá tràm trồng theo các mật độ khác
nhau ở Đông Nam Bộ, Bùi Việt Hải (1998) [3] đã kết luận; ở mật độ trồng
3300 cây/ha và 2660 cây/ha chưa thể khẳng định mật độ có ảnh hưởng đến
sinh trưởng đường kính tán hay không. Còn ảnh hưởng của mật độ đến sinh
trưởng đường kính càng rõ nét khi tuổi cây càng tăng. Tác giả cũng chỉ ra
rằng, đối với Keo lá tràm, tỉa thưa thúc đẩy sinh trưởng đường kính D
1.3
và
làm tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm ở lần thu hoạch cuối cùng, trong
khi trữ lượng so với rừng không qua tỉa thưa có chênh lệch không đáng kể.
5
Phùng Ngọc Lan (1995) [6] đã so sánh hiệu quả lâm sinh của các
phương pháp chặt tỉa thưa rừng Thông đuôi ngựa. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, tỉa thưa làm tăng sinh trưởng rõ rệt.
Đối với trồng rừng nguyên liệu giấy, chưa có nghiên cứu cụ thể về xúc
tiến tái sinh loài Keo tai tượng. Chủ yếu trồng rừng bằng cây con có bầu tạo
từ vườn ươm để kinh doanh gỗ vừa và nhỏ trong chu k
ỳ 7 - 8 năm. Đặc thù
địa hình trồng keo vùng nguyên liệu giấy chủ yếu nằm trên sườn núi cao, xa
xôi hẻo lánh nên việc trồng rừng bằng cây con gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ sống
ở những nơi này thường thấp. Hơn nữa những rừng trồng nguyên liệu giấy
những năm trước đây đa số có nguồn gốc nhập nội, sinh trưởng nhanh, năng
suất cao, ít bị sâu bệnh. N
ếu xúc tiến tái sinh ở những nơi này sẽ rất có lợi,
giảm bớt được khó khăn trên và giảm bớt chi phí cho vấn đề hạt giống, cây
con, vận chuyển làm tăng lợi nhuận cho trồng rừng nguyên liệu giấy.
Hàng năm, hàng chục nghìn ha Keo tai tượng được khai thác và trồng lại
chính bằng cây con Keo tai tượng cho những luân kỳ tiếp theo. Việc tái lập
rừng sau khai thác luân kỳ 2 chủ yếu trồng mới bằng cây con có bầu.
Trên thực tế, ở một địa phương đã tạo rừng bằng phương pháp xúc tiến
tái sinh sau khai thác. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các trường hợp được
thực hiện tự phát với mục đích thăm dò, ở quy mô nhỏ. Các công trình
nghiên cứu trước đây cũng chỉ mới tập trung vào nghiên cứu và đánh giá
khả năng tái sinh và sinh trưởng của rừng tái sinh trong giai đoạn đầu. Đồng
thời, các nghiên cứu xúc tiế
n tái sinh tự nhiên Keo lá tràm và Keo tai tượng
mới được thực hiện ở các tỉnh phía Nam (chủ yếu là Đông Nam Bộ) [8] mà
chưa có nghiên cứu ở các tỉnh phía Bắc. Bên cạnh đó hiệu quả kinh tế của
việc tạo rừng bằng xúc tiến tái sinh sau khai thác cũng chưa được đánh giá.
Tất cả những vấn đề nêu trên cho thấy cần thiết có những nghiên cứu nhằm
giải quyết một số vấ
n đề cơ bản sau: Biện pháp kỹ thuật nào là hợp lý; Hiệu
quả kinh tế của việc tạo rừng Keo tai tượng bằng cách xúc tiến tái sinh như
thế nào; Điều kiện nào áp dụng là phù hợp. Vì vậy, đề tài “Xây dựng mô
6
hình xúc tiến tái sinh và nghiên cứu cơ sở xác định cường độ khai thác trung
gian rừng trồng Keo tai tượng làm nguyên liệu giấy” đặt ra là rất cần thiết
làm cơ sở khoa học xúc tiến tái sinh tự nhiên Keo tai tượng (Acacia mangium
Wild.) và một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm năng cao năng suất rừng
trồng.
Năm 2010. Đề tài đã thực hiện được một số nội dung công việc như sau:
Xây dự
ng mô hình Keo tai tượng bằng biện pháp xúc tiến tái sinh
- Xây dựng được 2,0 ha rừng Keo tai tượng bằng biện pháp xúc tiến tái
sinh
- Sinh trưởng bình quân về chiều cao cây Keo tai tượng tái sinh = 2.11m,
đường kính gốc = 2.48 cm và đường kính tán = 1.12 cm.
- Sinh trưởng của cây tái sinh và cây trồng có bầu cho kết quả khác nhau
nhưng đây mới ở giai đoạn đầu nên cần được đánh giá tiếp ở các năm sau.
- Chi phí cho 1.0 ha rừng Keo tai tượng bằng biện pháp xúc tiến tái sinh
tự nhiên chỉ bằng 2/3 lần so vớ
i trồng rừng bằng cây con có bầu (thấp hơn ≈
7.3 triệu đồng/2năm đầu).
Nghiên cứu cơ sở xác định cường độ khai thác trung gian rừng trồng keo
tai tượng.
- Đề tài đã trồng được 4,0 ha rừng Keo tai tượng bằng cây con từ hạt
- Tỷ lệ sống bình quân rừng trồng của Keo tai tượng ở các mật độ đều
đạt rất cao > 95%.
- Sinh trưởng chiều cao vút ngọn của Keo tai tượng tr
ồng theo 4 mật độ
như sau: Mật độ 1.333 cây/ha = 1.9 m, mật độ 1.666 cây/ha = 2.0 m, mật độ
2.000 cây/ha = 2.0 m và mật độ 2.500 cây/ha = 1.9 m
- Sinh trưởng đường kính gốc của Keo tai tượng trồng theo 4 mật độ
như sau: Mật độ 1.333 cây/ha = 2.6 cm, mật độ 1.666 cây/ha = 2.6 cm, mật độ
2.000 cây/ha = 2.6 cm và mật độ 2.500 cây/ha = 2.7 cm.
Năm 2011. Đề tài đã thực hiện được một số nội dung công việc như sau:
Xây dựng mô hình Keo tai tượng bằng biện pháp xúc tiến tái sinh
7
- Chăm sóc và quản lý bảo vệ tốt 2,0 ha rừng Keo tai tượng bằng biện
pháp xúc tiến tái sinh.
- Sau 4 lần tỉa thưa, mật độ bình quân rừng Keo tai tượng xúc tiến tái
sinh còn lại khoảng 2.000 cây/ha
- Ở giai đoạn 24 tháng tuổi, sinh trưởng bình quân về chiều cao cây Keo
tai tượng tái sinh = 5.2 m, đường kính D
1.3
= 5.5 cm và đường kính tán = 2.4
m.
- Sinh trưởng của rừng Keo tai tượng bằng biện pháp xúc tiến tái sinh tự
nhiên và rừng trồng sản xuất cho kết quả tương đương nhau. Tuy nhiên đây
mới là giai đoạn đầu nên cần được đánh giá tiếp ở các năm sau.
- Chi phí thiết lập 01 ha rừng Keo tai tượng bằng biện pháp xúc tiến tái
sinh tự nhiên thấp hơn so với trồng rừng bằng cây con có bầu.
Nghiên cứu cơ sở xác đị
nh cường độ khai thác trung gian rừng trồng keo
tai tượng.
- Đã chăm sóc được 4,0 ha rừng Keo tai tượng bằng cây con từ hạt
- Tỷ lệ sống bình quân rừng trồng của Keo tai tượng ở các mật độ đều
đạt rất cao > 90%.
- Sinh trưởng chiều cao vút ngọn của Keo tai tượng trồng theo 4 mật độ
như sau: Mật độ 1.333 cây/ha = 4.8 m, mật độ 1.666 cây/ha = 4.8 m, mật độ
2.000 cây/ha = 4.8 m và mật độ 2.500 cây/ha = 4.9 m.
- Sinh trưởng đường kính D
1.3
của Keo tai tượng trồng theo 4 mật độ
như sau: Mật độ 1.333 cây/ha = 5.6 cm, mật độ 1.666 cây/ha = 5.5 cm, mật độ
2.000 cây/ha = 5.4 cm và mật độ 2.500 cây/ha = 5.4 cm.
- Chất lượng rừng trồng: Bình quân ở cả 4 mật độ tỷ lệ cây tốt đạt 73.1
- 84.8 %, cây trung bình đạt 8.7 - 16.3 % và cây xấu đạt 6.5 - 10.6 %, rừng
trồng tương đối đồng đều về các chỉ tiêu sinh trưởng.
- Chưa có sự khác biệt rõ rệt về sinh trưởng chiều cao Hvn, đường kính
D
1.3
và đường kính tán Dt của Keo tai tượng ở 4 mật độ trồng rừng.
8
CHƯƠNG 2
THỰC NGHIỆM
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
- Lựa chọn biện pháp lâm sinh phù hợp cho việc xúc tiến tái sinh rừng
trồng Keo tai tượng sau khai thác.
- Xác định được cường độ khai thác trung gian cho rừng trồng Keo tai
tượng làm nguyên liệu giấy.
Mục tiêu cụ thể năm 2012
- Đánh giá sinh trưởng mô hình rừng Keo tai tượng xúc tiến tái sinh tự
nhiên.
- Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng bằng cây con từ hạt
trồng theo các mật độ thí nghiệm.
2.2. Địa
điểm, đối tượng và nội dung nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu được thiết lập tại Trung tâm nghiên cứu và thực
nghiệm cây nguyên liệu giấy Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Rừng Keo tai tượng được thiết lập bằng biện pháp xúc tiến tái sinh tự
nhiên, ở giai đoạn 36 tháng tuổi
- Rừng trồng Keo tai tượng bằng cây con từ hạt (hạt đượ
c thu hái từ
rừng giống của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy) trồng theo các mật độ
thí nghiệm, ở giai đoạn 30 tháng tuổi.
2.2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá sinh trưởng mô hình rừng Keo tai tượng xúc tiến tái sinh tự
nhiên.
- Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng bằng cây con từ hạt
trồng theo các mật độ.
9
2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.3.1. Xây dựng mô hình Keo tai tượng bằng biện pháp XTTS
- Xây dựng mô hình rừng trồng Keo tai tượng bằng biện pháp xúc tiến
tái sinh: Được dựa trên dự thảo“Quy trình kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên
rừng keo (Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lai) sau khai thác’’ của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn , Hà Nội năm 2006 [1].
- Đánh giá sinh trưởng của cây tái sinh.
Trên cơ sở mô hình rừng trồng Keo tai tượng bằng biện pháp xúc tiến
tái sinh, tiến hành lập các ô tiêu chuẩn định vị và đại diện cho khu vực nghiên
cứu, mỗi ô tiêu chuẩn diện tích 300 m
2
(15 x 20m), lặp lại 3 lần để đo đếm thu
thập số liệu hàng năm.
- Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng:
+ Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn)
+ Sinh trưởng đường kính 1,3 m (D
1.3
)
+ Chất lượng rừng
+ Trữ lượng rừng (M)
2.3.2. Nghiên cứu cơ sở xác định cường độ khai thác trung gian rừng trồng
Keo tai tượng làm nguyên liệu giấy.
Tổng số có 4 mật độ trồng rừng thí nghiệm:
- Mật độ 1 (CT1): Trồng 1.333 cây/ha; Cự ly hàng cách hàng = 3m, cây
cách cây = 2.5m (đối chứng)
- Mật độ 2 (CT2): Trồng 1.666 cây/ha; Cự ly hàng cách hàng = 3m, cây
cách cây = 2m
- Mật độ 3 (CT3): Trồng 2.000 cây/ha; Cự ly hàng cách hàng = 2.5m,
cây cách cây = 2m
- Mật độ 4 (CT4): Trồng 2.500 cây/ha; Cự ly hàng cách hàng = 2m, cây
cách cây = 2m
10
Các công thức thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ
(RCB), lặp lại 3 lần, mỗi ô tiêu chuẩn 49 cây. Tổng số diện tích trồng rừng thí
nghiệm 4.0 ha.
Cơ sở khoa học của chặt nuôi dưỡng trên thực tế được thông qua việc
xác định mật độ tối ưu. Bên cạnh đó mật độ tối ưu còn là một chỉ tiêu cấu trúc
chi phối sâu sắc đến sản lượ
ng và chất lượng rừng.
Mục tiêu chung của chặt nuôi dưỡng trước hết quyết định bởi mục đích
kinh doanh của lâm phần trong cả chu kỳ. Khi tiến hành chặt nuôi dưỡng
không chỉ chú ý đến cây chặt mà còn phải chú ý đến cả cây để lại nuôi dưỡng
nhằm nâng cao chất lượng rừng.
- Theo quy cách sản phẩm gỗ nguyên liệu hiện nay đối với keo và bạch
đàn đường kính đầu nhỏ phải ≥
3.0 cm, chiều dài đoạn gỗ từ 2 - 4 m; Bồ đề và
Mỡ đường kính đầu nhỏ phải ≥ 6.0 cm, chiều dài đoạn gỗ từ 2 - 4 m.
Trong sản xuất khai thác trung gian là biện pháp kỹ thuật nhằm một số
lý do chính như sau:
+ Thay thế quá trình chọn lọc tự nhiên nhiều khi đi ngược lại với mong
muốn của con người bằng tỉa thưa chọn lọc nhân tạo có tính toán theo lợi ích
của con ng
ười. Chặt nuôi dưỡng sẽ điều tiết mạng hình phân bố cây để cây
rừng có được không gian sống thích hợp hơn.
+ Do chu kỳ sản xuất lâm nghiệp dài nên chặt nuôi dưỡng có thể tận
thu các sản phẩm trung gian để giả quyết các lợi ích ngắn hạn. Việc tận thu
này sẽ góp phần làm tăng giá trị tổng sản lượng của rừng khi khai thác
chính….
Việc tiến hành tỉa thưa rừng trồ
ng theo các mật độ được tiến hành ở
tuổi 4 - 5, dựa trên các ô tiêu chuẩn định vị đo đếm sinh trưởng hàng năm.
Với chu kỳ kinh doanh trồng rừng 8 năm, cường độ chặt của các mật độ trồng
rừng được bố trí như sau:
11
Năm
Mật độ
(cây/ha)
Tuổi khai thác
trung gian
Cường độ khai
thác
(%)
Ghi chú
1 1.333
*
Đối chứng
2 1.666 4 20
3 2.000 4 30
4 2.500 4 45
*1.333: Là mật độ trồng rừng sản xuất của các Công ty lâm nghiệp hiện nay.
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Trên cơ sở các ô tiêu chuẩn định vị đã được đo đếm thu thập số liệu
hàng năm, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu:
- Tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao, đường kính
- H
vn
, D
g
và D
1.3
được đo bằng thước chuyên dụng của ngành Lâm
nghiệp.
- Các chỉ tiêu đo đếm: Tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính gốc (D
0
),
sinh trưởng đường kính 1.3 m (D
1.3
), chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính
tán (Dt), lượng tăng trưởng hàng năm về đường kính, chiều cao và trữ lượng
rừng.
- Cấp sinh trưởng của cây: Được đánh giá thông qua mục trắc và dựa
vào phân cấp chung của ngành, sinh trưởng của cây được chia làm 3 cấp như
sau:
Cấp I (Tốt): Cây sinh trưởng tốt, sức sống tốt, không sâu, bệnh
Cấp II (TB): Cây sinh trưởng bình thường
Cấp III (Xấu): Cây sinh trưởng chậm, sức sống kém, bị sâu ho
ặc
bệnh làm ảnh hưởng đến sức sinh trưởng.
- Chi phí đầu tư cho rừng trồng: Được dựa trên hồ sơ thiết kế trồng
rừng và thực tế của cơ sở sản xuất.
+ Chi phí đầu tư hàng năm cho rừng trồng
+ Lãi suất vay ngân hàng
+ Trữ lượng rừng
12
+ Tổng chi phí cho cả chu kì kinh doanh.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu điều tra sinh trưởng được xử lý theo phương pháp thống kê
toán học trong lâm nghiệp bằng chương trình spss 16.0 và Excell 5.0 trên máy
vi tính.
Tính toán các đặc trưng mẫu [4]:
+ Trung bình mẫu:
∑
=
=
n
i
i
X
n
X
1
1
Trong đó: n - dung lượng mẫu
X
i
- Trị số quan sát thứ i
+ Sai tiêu chuẩn mẫu:
()
2
1
1
1
∑
=
−
−
±=
n
i
i
XX
n
Sd
+ Tỷ lệ sống trên ha (TLS):
100×=
Nbd
Nht
TLS
(%)
Trong đó: Nht: là mật độ rừng hiện tại
Nbd: là mật độ trồng rừng ban đầu
+ Hệ số biến động (S%) được tính theo công thức:
100.%
X
Sd
S =
Trong đó: S% : là hệ số biến động
Sd : là sai tiêu chuẩn mẫu
X
: là trung bình mẫu
Hệ số biến động là chỉ tiêu biểu thị mức độ biến động bình quân của
dãy trị số quan sát, chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ đồng đều của cây
(Hvn; D
1.3
; Dt). Hệ số biến động càng nhỏ sinh trưởng cây sinh trưởng càng
đồng đều và ngược lại.
+ Thể tích thân cây được tính theo công thức:
V
c
: Thể tích trung bình của cây
2
3,1
D
: Đường kính trung bình của cây
13
)(
4
3
2
3,1
mfHDV
c
Π
=
H
: Chiều cao trung bình của cây
f : Hình số tự nhiên (= 0.5)
π
: 3.14
+ Tính trữ lượng gỗ cho một ha rừng trồng, dùng tiêu chuẩn .
VnM ×=
Trong đó: M : là trữ lượng của một ha rừng trồng
n : là số cây trong một ha rừng trồng
V : là thể tích cây bình quân
+ Lượng tăng trưởng bình quân năm:
M
∆ = M/A (m
3
/ha/năm)
Trong đó:
M
∆
: lượng tăng trưởng bình quân hàng năm
M : là trữ lượng cây đứng trên một ha.
A : là tuổi của cây
- Đánh giá sinh trưởng rừng trồng (D
1.3
, H
vn
, Dt): Sử dụng phương pháp
phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA) trong phần mềm SPSS được áp
dụng cho kiểu thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ để so sánh, đánh giá
sinh trưởng rừng Keo tai tượng tái sinh ở các vị trí và Keo tai tượng trồng
theo các mật độ thí nghiệm (được trình bày ở phần phụ biểu)
+ Nếu xác suất của F (Sig.) > 0,05 thì sai khác về sinh trưởng (D
1.3
, H
vn
,
Dt) giữa các công thức không có ý nghĩa (sinh trưởng như nhau).
+ Nếu xác suất của F (Sig.) < 0,05 thì sai khác về sinh trưởng (D
1.3
, H
vn
,
Dt) giữa các công thức có ý nghĩa (sinh trưởng khác nhau rõ rệt).
- Đánh giá chất lượng rừng trồng (cấp sinh trưởng), đề tài sử dụng tiêu
chuẩn
(Chi-Squae) dạng (Pearson Chi-Squae để đánh giá. Kiểm định này
được thực hiện thông qua thủ tục lập bảng chéo (Cross Tab) trong phần mềm
Spss. Trong bảng kiểm định
ở hàng Pearson Chi - Squae [7]. (được trình
bày phần phục biểu).
14
+ Nếu xác xuất [Asymp.sig. (2 - sided)] > 0,05 thì chỉ tiêu phản ánh
chất lượng rừng (cấp sinh trưởng) giữa các công thức thí nghiệm thuần nhất
(chất lượng rừng như nhau).
+ Nếu xác xuất
[Asymp.sig. (2 - sided)] < 0,05 thì chỉ tiêu phản ánh
chất lượng rừng (cấp sinh trưởng) giữa các công thức thí nghiệm không thuần
nhất (chất lượng rừng khác nhau rõ rệt).
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN
3.1. Đánh giá sinh trưởng mô hình rừng Keo tai tượng bằng biện pháp
xúc tiến tái sinh tự nhiên.
Sau 36 tháng tuổi, số liệu đo đếm về sinh trưởng rừng Keo tai tượng
bằng biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 01: Mật độ và sinh trưởng Keo tai tượng XTTS tự nhiên
Vị trí Mật độ
(cây/ha)
Hvn (m) S
Hvn
(%) D
1.3
(cm) S
D1.3
(%) Dt (m)
Chân
1500 8.7 14.7 8.5 18.5 3.2
Sườn
1433 8.6 15.4 8.4 17.8 3.0
Đỉnh
1400 8.5 14.3 8.3 16.3 3.1
BQ
1443 8.6 14.8 8.4 17.5 3.1
3.1.1. Mật độ rừng Keo tai tượng xúc tiến tái sinh
Xây dựng mô hình rừng Keo tai tượng bằng biện pháp xúc tiến tái sinh
tự nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như: phát dọn thực bì, làm đất,
tỉa thưa, chăm sóc, quản lý bảo vệ nhằm nâng cao chất lượng rừng. Số liệu
thống kê sau 36 tháng tuổi ở bảng 01 cho thấy Keo tai tượng tái sinh tự nhiên
sau khi tỉa thưa 5 lần (năm 2010: tỉa thưa 2 lần; năm 2011: tỉ
a thưa 2 lần; lần
1 vào tháng 4 - 5; lần hai vào tháng 8 - 9; năm 2012 tỉa thưa: 01 lần vào tháng
9) mật độ cây còn lại để nuôi dưỡng ở các vị trí chân, sườn và đỉnh khác nhau
15
biến động từ 1.400 - 1.500 cây/ha và bình quân mật độ còn lại khoảng 1.443
cây/ha.
3.1.2. Sinh trưởng chiều cao Hvn.
Chiều cao vút ngọn là phản ánh sinh trưởng của cây rừng có ý nghĩa
quyết định đến trữ lượng rừng trồng sau này.
Từ dẫn liệu ở bảng 01, phạm vi biến động về sinh trưởng chiều cao
bình quân của Keo tai tượng tái sinh tự nhiên sau 36 tháng tuổi ở các vị trí từ
8.5 - 8.7 m, cụ thể như sau: vị trí chân = 8.7 m, vị trí s
ườn = 8.6 m, vị trí đỉnh
= 8.5 m và bình quân = 8.6 m (phụ biểu 01). Như vậy, sinh trưởng Hvn ở các
mật độ tương đối đồng đều. Qua kết quả phân tích thống kê (phụ biểu 03)
cũng cho thấy chưa có sự khác biệt về chiều cao (sig > 0.05). Mặc dù cây Keo
tai tượng tái sinh ở các vị trí khác nhau nhưng ở giai đoạn 36 tháng tuổi, chiều
cao vút ngọn chưa có sự khác nhau rõ rệt.
Hình 01: Sinh trưởng Hvn Keo tai tượng XTTS tự nhiên
Để đánh giá mức độ sinh trưởng đồng đều của cây thì hệ số biến động
là một chỉ tiêu quan trọng. Từ bảng 01, hệ số biến động chiều cao Hvn của
Keo tai tượng tái sinh tự nhiên ở các vị trí biến động trong khoảng 14.3 - 15.4
%, cụ thể vị trí chân = 14.7%, sườn = 15.4 %, đỉnh = 14.3 % và bình quân =
14.8 %. Như vậy, hệ số biến động về chiều cao của Keo tai t
ượng tái sinh tự