Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần XNK Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.44 KB, 76 trang )

1
Bài luận
Đề tài:
Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ
Phần XNK Thái Nguyên
SVTH: ĐÀO THANH THƠM
2
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần chịu sự tác động
của các quy luật kinh tế: quy luật cạnh tranh, quy luật giá bán, quy luật giá
trị….Để tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh gay gắt như vậy thì
doanh nghiệp phải làm sao để có thể sử dụng hiệu quả mà vẫn đảm bảo được
chất lượng tạo chỗ đứng trên thị trường. Để đạt được yêu cầu đó thì doanh
nghiệp phải làm tốt công tác kế toán tại doanh nghiệp nói chung và công tác
hạch toán vốn bằng tiền nói riêng.
Sự thành công của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn
có sự đóng góp rất lớn của công tác hạch toán kế toán. Tổ chức được một hệ
thống thông tin kế toán khoa học và hiệu quả là một trong những nhân tố quan
trọng.
Trong doanh nghiệp luôn nắm giữ có một loại tài sản đăc biệt đó là vốn
bằng tiền. Nó là một bộ phận thuộc TSLĐ của doanh nghiêp tham gia trực
tiếp vào quá trình SXKD, là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận,
đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Mọi hoạt động
trao đổi đều thông qua trung gian là tiền. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các doanh
nghiệp là phải tăng cường công tác quản lý sử dụng vốn bằng tiền sao cho
hợp lý, tạo được hiệu quả là cao nhất. Tổ chức hạch toán vốn bằng tiền có
hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong thu, chi, tăng khả năng quay
vòng vốn trong quá trình kinh doanh. Đứng trước cơ hội kinh doanh, sự cạnh
tranh trên thị trường việc hạch toán vốn bằng tiền có hiệu quả sẽ đáp ứng
được nhu cầu thanh toán thường xuyên, giúp nhà quản lý nắm bắt được những


thông tin cần thiết qua đó biết được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
mình và đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn.
Hiện nay khi nền kinh tế nước ta đa có sự phát triển vượt bậc, nền kinh
tế thị trường cùng với sự năng động của nó đã khiến các doanh nghiệp phải
3
đối diện với nhiều thách thức hơn trong việc tìm kiếm, phát triển và mở rộng
thị trường. Cùng với đó là việc quản lý và sử dụng vốn bằng tiền trở nên phức
tạp, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Do đó việc tổ chức
công tác kế toán nói chung và kế toán vốn bằng tiền nói riêng mang một ý
nghĩa quan trọng.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần XNK Thái Nguyên, thấy
được sự cần thiết của việc hạch toán kế toán vốn bằng tiền. Em đã chọn đề tài
“ Kế toán vốn bằng tiền” để đi sâu vào nghiên cứu và làm báo cáo thực tập.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm tổng kết những vấn đề mang tính chất tổng quan về lý luận của
tổ chức “Kế toán vốn bằng tiền”.
- Phân tích đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền
tại Công ty cổ phần XNK Thái Nguyên.
- Đưa ra những ý kiến nhận xét đánh giá, kiến nghị nhằm hoàn thiện
công tác kế toán vốn bằng tiền.
- Qua thực tiễn nhằm tăng sự hiểu biết của bản thân và hoàn thiện về
nghiệp vụ chuyên môn.
3. Pham vi nghiên cứu
Thời gian: 13/02/2012 – 30/03/2012
Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức “Kế toán vốn bằng tiền
tại Công ty Cổ Phần XNK Thái Nguyên” trong tháng 2 năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho quá trình tìm hiểu nghiên cứu và làm báo cáo thực tập
tốt nghiệp em đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Khảo sát thực tế, tập hợp số liệu kết hợp với phương pháp đánh giá.

- Phân tích số liệu.
- Phương pháp kế toán: chứng từ kế toán,TK kế toán, phương pháp ghi
chép và sổ sách kế toán.
- Phương pháp thống kê, thu thập thông tin.
4
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về kế toán vốn bằng tiền.
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công
ty cổ phần XNK Thái Nguyên.
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức
công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần XNK Thái Nguyên.
5
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1.1. Tổng quan về kế toán vốn bằng tiền
1.1.1. Khái niệm
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn SXKD của doanh nghiệp thuộc
TSLĐ hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan hệ
thanh toán, vốn bằng tiền thực hiện chức năng vật ngang giá chung trong các
mối quan hệ mua bán trao đổi, là tài sản sử dụng linh hoạt nhất vào khả năng
thanh toán nhất thời của doanh nghiệp.
1.1.2. Nguyên tắc hạch toán
Các tài khoản vốn bằng tiền dùng để phản ánh số hiện có và tình hình
biến động tăng, giảm các loại vốn bằng tiền của Doanh nghiệp, gồm: Tiền mặt
tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển (kể cả vàng bạc đá quý, kim khí
quý, ngoại tệ).
Đặc điểm của công tác kế toán vốn bằng tiền: Trong quá trình sản xuất
kinh doanh, vốn bằng tiền được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán
các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm các loại vật tư hàng hóa phục

vụ cho nhu cầu sản xuất kin doanh. Đồng thời vốn bằng tiền cũng là kết quả
của việc mua bán. Chính vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lí hết sức
chặt chẽ về quy mô vốn bằng tiền do vốn bằng tiền có tính thanh khoản cao
nên nó là đối tượng của sai sót và gian lận.
Để hạch toán vốn bằng tiền, kế toán vốn bằng tiền cần phải tuân thủ
theo các nguyên tắc, chế độ quản lý của Nhà nước như sau :
- Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam. Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổ kế toán nhưng phải
được Bộ tài chính chấp nhận bằng văn bản…
- Các đơn vị có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
đều phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế do NHNNVN công bố
6
tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán và được theo dõi chi tiết
riêng từng nguyên tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại”
- Các loại vàng bạc, đá quý, kim khí quý phải được quy đổi ra đồng
Việt Nam tại thời điểm mua vào hoặc được thanh toán theo giá mua thực tế
ghi trên hóa đơn hoặc theo giá niêm yết tại Ngân hàng địa phương nơi doanh
nghiệp có trụ sở hoạt động để ghi sổ kế toán và phải theo dõi số lượng, trọng
lượng, quy cách phẩm chất và giá trị của từng thứ, tùng loại.
- Vào cuối mỗi kỳ, trước khi lập báo cáo tài chính doanh nghiệp phải
đánh giá lại số dư ngoại tệ trên các TK vốn bằng tiền theo tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do NHNNVN công bố tại
thời điểm lập báo cáo và xử lý chênh lệch tỷ giá theo đúng chế độ kế toán quy
định, tức là số bù trừ giữa chênh lệch tỷ giá tăng với số chênh lệch tỷ giá giảm
trên TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái, được ghi nhận ngày vào doanh thu
hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của năm tài chính.
1.1.3. Nhiệm vụ kế toán
Vốn bằng tiền là một bộ phận VLĐ quan trọng của doanh nghiệp nó
vận động không ngừng, phức tạp và có tính lưu chuyển cao. Để góp phần

quản lý tốt kế toán vốn bằng tiền cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động
của vốn bằng tiền.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chế độ, quy định, các
thủ tục về quản lý vốn bằng tiền.
1.2. Kế toán tiền mặt
1.2.1. Khái niệm
Tiền mặt tại quỹ là số vốn bằng tiền của Doanh nghiệp do thủ quỹ bảo
quản tại quỹ két của doanh nghiệp bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng
bạc, kim khí quý đá quý.
1.2.2. Nguyên tắc hạch toán
7
- Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực tế
nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào
ngân hàng không qua quỹ tiền mặt thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền
mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”.
- Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký quỹ, ký cược
tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của
đơn vị.
- Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và
có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất theo quy
định của chế độ kế toán.
- Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt,
ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản nhập, xuất quỹ
tiền mặt và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm, sổ quỹ tiền mặt cũng được
mở riêng cho từng loại tiền mặt.
- Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng
ngày thủ quỹ phải mở sổ quỹ tiền mặt ghi chép theo trình tự phát sinh các
khoản nhập, xuất quỹ, tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm. Đồng thời kiểm kê
số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu trên sổ quỹ tiền mặt với số liệu

trên sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ
phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh
lệch.
- Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi
ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ phát
sinh hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm nghiệp vụ phát sinh. Trường hợp mua ngoại tệ về nhập
quỹ bằng đồng Việt Nam thì quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá
mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên Có TK 1112 được quy đổi ra đồng Việt Nam
theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 1112 theo một trong các phương pháp: bình
quân gia quyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, giá đích danh.
8
Ngoài ra tiền mặt ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng nguyên tệ trên TK
007 “Ngoại tệ các loại”
- Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở TK 111 “Tiền mặt”
chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng bạc, kim
khí quý, đá quý.
1.2.3. Phương pháp kế toán
1.2.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Bảng kê vàng bạc, đá quý
- Bảng kiểm kê quỹ
- Biên lai thu tiền …
1.2.3.2. Tài khoản kế toán sử dụng
- TK 111 – Tiền mặt
+ Tính chất: Là tài khoản vốn
+ Tác dụng: Sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình thu chi (biến
động tăng,giảm), tồn quỹ tiền mặt của doanh nghiệp.
+ Nội dung và kết cấu:

Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc…nhập quỹ.
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc… thừa phát hiện khi kiểm kê.
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
(đối với tiền mặt ngoại tệ)
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc xuất quỹ.
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc… phát hiện thiếu khi kiểm kê
quỹ.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại só dư ngoại tệ cuối kỳ
(đối với tiền mặt ngoại tệ)
9
Số dư đầu kỳ (cuối kỳ) bên Nợ: Số tiền mặt tồn quỹ hiện có tại thời
điểm đầu kỳ (cuối kỳ).
1.2.3.3. Phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN MẶT
TK 111
TK 112 TK 112
Rút tiền gửi NH về
quỹ tiền mặt
Xuất quỹ tiền mặt gửi vào
NH
TK 511, 512, 515, 711
TK 121, 221, 128, 222,
228, 223
Doanh thu và thu nhập
khác
Đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng
tiền mặt
TK 133

TK 211, 213, 152,
153, 156
Nếu có
Mua TS vật tư, hàng hóa bằng tiền
mặt
TK 311, 341
TK 133
Vay ngắn hạn, dài hạn
Nếu có
TK 131, 136, 138, 141
TK 641, 642, 627,
635, 811
Thu hồi các hoản nợ,
tạm ứng
Chi phí phát sinh bằng tiền
TK 121, 128, 221, 222 223,
228
TK 144, 244
Thu hồi các khoản đầu tư ( Lỗ
ghi Nợ 635, lãi ghi Có 515)
Đi ký quỹ, ký cược
TK 122, 244
TK 311, 315, 331
Thu hồi các khoản ký quỹ,
ký cược
Xuất quỹ thanh toán các
khoản nợ phải trả
TK 338, 344
Nhận ký quỹ, ký cược
TK 333, 334, 336

Chi trả lương, trả nội
bộ
10
1.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng
1.3.1. Khái niệm
Tiền gửi ngân hàng là một loại vốn bằng tiền của doanh nghiệp gửi tại
ngân hàng, kho bạc nhà nước, các công ty tài chính bao gồm: tiền Việt Nam,
vàng bạc, kim khí quý đá quý.
1.3.2. Nguyên tắc hạch toán
- Kế toán tiền gửi ngân hàng phải căn cứ trên các chứng từ gốc hợp lý
hợp pháp như: giấy báo Có, giấy báo Nợ, bảng sao kê hoặc Ủy nhiệm chi, ủy
nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi…
- Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra,
đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên
sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ
Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu,
xác minh và xử lý kịp thời. Nếu cuối tháng chưa xác định được nguyên nhân
thì kế toán phải ghi sổ theo số liệu của ngân hàng trên giấy báo Có, báo Nợ
hay các bản sao kê. Sang tháng sau lại tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định
nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ
- Kế toán tiền gửi ngân hàng phải mở các sổ kế toán chi tiết để theo dõi
TGNH ở các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản và các sổ chi tiết này
phải được theo dõi theo từng loại tiền như tiền Việt Nam, tiền ngoại tệ, vàng
bạc kim khí quý đá quý cả về số lượng và giá trị.
Trường hợp gửi tiền vào Ngân hàng bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi
ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình
quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh.
Trường hợp mua ngoại tệ gửi vào Ngân hàng thì được phản ánh theo tỷ giá
mua thực tế phải trả. Trường hợp rút tiền gửi Ngân hàng bằng ngoại tệ thì
được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá phản ánh trên sổ kế toán TK 112

bằng một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền, nhập trước - xuất
trước, nhập sau - xuất trước, thực tế giá đích danh.
11
- Trong giai đoạn SXKD (kể cả hoạt động đầu tư XDCB của doanh
nghiệp SXKD vừa có hoạt động đầu tư XDCB) các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh liên quan đến tiền gửi ngoại tệ nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối
đoái thì các khoản chênh lệch này được hạch toán vào bên Có TK 515
“Doanh thu hoạt động tài chính” (Lãi tỷ giá) hoặc vào bên Nợ Tk 635 “Chi
phí tài chính” (Lỗ tỷ giá). Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong giai đoạn đầu
tư XDCB ( giai đoạn trước hoạt động) nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối
đoái thì hạch toán vào TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”.
1.3.3. Phương pháp kế toán
1.3.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng
- Giấy báo Nợ
- Giấy báo Có hoặc bảng sao kê
- Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi
- Séc chuyển khoản
1.3.3.2. Tài khoản kế toán sử dụng
-TK 112- Tiền gửi ngân hàng
+ Tính chất: là loại TK vốn
+ Tác dụng: TK 112 được sử dung để phản ánh số hiện có và tình hình
biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp tại ngân
hàng hoặc kho bạc nhà nước
+ Nội dung, kết cấu:
Bên Nợ:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi
vào Ngân hàng.
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ.
Bên Có:
- Các khoản tiền Việt nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý rút

ra từ Ngân hàng.
12
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ
cuối kỳ.
Số dư đầu kỳ (cuối kỳ) bên Nợ: số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng
bạc… còn gửi tại Ngân hàng đầu kỳ (cuối kỳ).
13
1.3.3.3 Phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
TK 112
TK 111 TK 111
Xuát quỹ tiền mặt gửi vào
NH
Rút tiền gửi NH về quỹ
TK 121, 128, 221,
222, 223, 228
TK121, 128, 221,
222, 223, 228
Thu hồi các khoản đầu tư
( Lỗ ghi Nợ 635, lãi ghi Có 515)
Đầu tư ngắn hạn, dài
hạn bằng tiền gửi NH
TK 311, 341
TK 211, 213, 241
Đi vay ngắn hạn, dài hạn ghi
tăng tiền gửi NH
Mua TSCĐ, BĐSĐT,
chi phí sửa chữa lớn …
TK 133
TK 144, 244

Thu hồi các khoản ký quỹ,
ký cược bằng tiền gửi NH
Nếu có
TK 152, 153, 156,
611
Mua vật tư, hàng hóa bằng
tiền gửi NH
TK 338, 344, 131
Nhận ký quỹ, ký cược, tiền
hàng ứng trước
TK 311, 315,
341, 342, 336
TK 411
Trả nợ bằng tiêng gửi NH
Nhận được vốn cấp, vốn góp
TK 621, 627,
641, 642, 811
TK 511, 512, 515, 71
Doanh thu và thu nhập khác
Chi phí khác bằng tiền gửi NH
TK 133
TK 133
Nếu có
Nếu có
14
1.4. Kế toán tiền đang chuyển
1.4.1. Khái niệm
Tiền đang chuyển là khoản tiền mặt, tiền séc đã xuất khỏi quỹ của
doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng, kho bạc Nhà nước, đã gửi vào bưu điện
để chuyển trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo của Ngân hàng.

1.4.2. Kế toán tiền đang chuyển
Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ đang chuyển trong các
trường hợp sau:
- Thu tiền mặt hoặc nộp séc nộp thẳng vào Ngân hàng.
- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho các dơn vị khác.
- Thu tiền bán hàng nộp thuế ngay cho Kho bạc Nhà nước.
1.4.3. Phương pháp kế toán
1.4.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu chi: phản ánh việc xuất quỹ tiền mặt để gửi vào ngân hàng
- Các bảng kê hoặc nộp séc, giấy nộp tiền trong trường hợp thu tiền bán
hàng là tiền mặt hoặc séc chuyển thẳng vào ngân hàng không qua quỹ.
- Các séc bảo chi
- Các giấy báo Có, báo Nợ
1.4.3.2. Tài khoản kế toán sử dụng
- TK 113- Tiền đang chuyển
+ Tính chất: là loại TK vốn
+ Tác dụng: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình sự biến động
tăng, giảm các khoản tiền đang chuyển.
+ Nội dung, kết cấu:
Bên Nợ: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, séc đã nộp thẳng vào Ngân
hàng, gửi qua bưu điện và số chênh lệch tăng tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ do đánh
giá lại.
Bên Có: Số kết chuyển vào TK 112 hoặc các TK liên quan và số chênh
lệch giảm tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ do đáng giá lại số dư ngoại tệ.
15
Số dư đầu kỳ (cuối kỳ) bên Nợ: Các khoản tiền còn đang chuyển đầu
kỳ (cuối kỳ)
1.4.3.3. Phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN
TK 113

TK 131 TK 112
Thu nợ của khách hang bằng
chuyển khoản chưa nhận
được giấy báo Có
Nhận được giấy báo Có
vế số tiền đã gửi vào NH
TK 511, 512,
515, 711
TK 331
Nhận được giấy báo Nợ về số
tiền chuyển trả cho người bán
Thu tiền bán hàng, thu nhập
khác bằng chuyển khản
chưa nhận được giấy báo
TK 133
Nếu có
TK 111
Xuất quỹ Tm gửi vào NH
chưa nhậ được giấy báo
TK 112
CK trả nợ chưa nhận được
giấy báo
1.5. Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong kế toán vốn bằng tiền.
1.5.1. Hình thức Nhật ký – Sổ cái
1.5.1.1. Đặc điểm của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
Kết hợp ghi sổ theo thứ tự thời gian với ghi sổ phân loại theo hệ thống
toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào một sổ kế toán tổng
hợp duy nhất là Nhật ký – Sổ cái. Tách rời việc ghi sổ kế toán tổng hợp với
việc ghi sổ kế toán chi tiết.
Hình thức Nhật ký – Sổ cái sử dụng các sổ kế toán sau:

- Sổ kế toán tổng hợp: Chỉ có một sổ duy nhất là Nhật ký – Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiét
16
1.5.1.2. Trình tự ghi sổ kế toán
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ KẾ TOÁN THEO
HÌNH THỨC NHẬT KÝ – SỔ CÁI
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đôi chiếu
1.5.2. Hình thức Chứng từ ghi sổ
1.5.2.1. Đặc điểm của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
- Các hoạt động kinh tế, tài chính được phản ánh trên chứng từ gốc đều
được phân loại, tổng hợp, lập Chứng từ ghi sổ, sau đó sử dụng Chứng từ ghi
sổ để ghi vào các sổ kế toán tổng hợp liên quan.
- Tách rời việc ghi sổ theo thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống trên
hai sổ kế toan tổng hợp riêng biệt: Sổ cái các tài khoản và Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ.
Sổ quỹ
Chứng từ gốc
(phiếu thu, chi)
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Nhật ký – Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo kế toán
17
- Tác rời ghi sổ kế toán tổng hợp với ghi sổ kế toán chi tiết vào hai loại

sổ ké toán riêng biệt.
Sổ sách sử dụng trong hình thức này gồm có:
- Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
18
1.5.2.2. Trình tự ghi sổ kế toán:
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đôi chiếu
Sổ quỹ
Chứng từ gốc
(phiếu thu, chi)
Sổ, thẻ hạch toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ đăng ký
CTGS
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
19
1.5.3. Hình thức Nhật ký chung

1.5.3.1. Đặc điểm của hình thức kế toán Nhật ký chung:
- Tách rời việc ghi chép theo thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống
toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong kỳ để ghi vào hai loại
sổ kế toán riêng biệt là : Sổ nhật ký chung và Sổ cái các tài khoản .
- Tách rời việc ghi chép kế toán tổng hợp với việc ghi chép kế toán chi
tiết để ghi vào hai loại sổ kế toán riêng biệt .
Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ nhật ký chung, các sổ Nhật ký chuyên dùng.
- Sổ cái.
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết,
1.5.3.2. Trình tự ghi sổ:
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
Chứng từ gốc
(phiếu thu, chi)
Sổ nhật ký
chuyên dùng
Sổ nhật ký chung
Sổ, thẻ hạch
toán chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Bảng tổng
hợp chi tiết
20
: Quan hệ đôi chiếu
1.5.4. Hình thức Nhật ký – chứng từ

1.5.4.1. Đặc điểm của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ:
- Các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc, đều
được phân loại, hệ thống hóa để được ghi vào bên Có của các tài khoản trên
các sổ Nhật ký chứng từ, cuối kỳ tổng hợp số liệu từ Nhật ký chứng từ để ghi
vào Sổ cái các tài khoản .
- Kết hợp ghi sổ theo thời gian với ghi sổ theo hệ thống để ghi vào một
loại sổ kế toán tổng hợp là các sổ Nhật ký chứng từ. Kết hợp kế toán tổng hợp
và kế toán chi tiết đồng thời trên cùng một mẫu sổ và trong cùng thời gian.
Sổ kế toán sử dụng trong hình thức Nhật ký chứng từ bao gồm:
- Sổ Nhật ký chứng từ, Sổ cái .
- Sổ các bảng kê, bảng phân bổ, sổ, thẻ kế toán chi tiết .
1.5.4.2. Trình tự ghi sổ kế toán :
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
Sổ quỹ
Nhật ký chứng từ
Thẻvàsổkếtoánchitiết
Bảng kê
Sổ cái
Bảng tổng
hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
21
: Quan hệ đôi chiếu
1.5.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính

1.5.5.1. Đặc điểm hình thức kế toán máy
- Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm
kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của
một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán trên đây.
Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải
in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
- Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán
được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế
toán đó ngưng không bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
1.5.5.2. Trình tự ghi sổ kế toán:
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
PHẦN
MỀM KẾ
TOÁN
MÁY VI TÍNH
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại
Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
22
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên
- Tên công ty : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên
- Tên giao dịch: BATTIMEX
- Giám đốc : Hoàng Văn Quý
- Trụ sở chính : Số 25, đ. Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên
- Điện thoại : 0280. 3855430 Fax: 0280. 3855763
- Email :
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Thái Nguyên
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên, tên giao dịch
BATTIMEX, đăng ký kinh doanh số 1703000155 do sở Kế hoạch và Đầu tư
cấp lại ngày 25/05/2008. Hoạt động tuân theo Luật doanh nghiệp 2005 và
chịu sự điều hành của pháp luật hiện hành liên quan. Là công ty đầu tiên trong
tỉnh hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Năm 2005 chuyển thành công
ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên.
Tính đến thời điểm này công ty đã có 54 năm xây dựng và trưởng thành.
Đó là khoảng thời gian không ngắn đối với một công ty, nhưng để đứng vững
và trở thành một công ty cổ phần đang có bước phát triển khá là cả một sự cố
gắng không nhỏ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên và người lao động trong
công ty.
Được thành lập từ năm 1958, tiền thân là Phòng giao dịch Ngoại thương
của Tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đến nay để phù hợp với nhiệm vụ của từng thời
kỳ, công ty đã đổi tên với nhiều tên gọi khác nhau nhung chức năng, nhiệm
vụ chính vẫn là kinh doanh dịch vụ, thương mại và hoạt động xuất nhập khẩu.
Thời kỳ đầu thành lập đến trước năm 1990, nhiệm vụ của công ty là thu
mua và cung ứng các mặt hàng xuất khẩu cho các Tổng công ty chuyên doanh
23
của Bộ thương mại ở Hà Nội (Chủ yếu các mặt hàng: Chè, lạc, dược liệu,
mành cọ, mành nứa, thảm len, hàng mây tre đan…) để xuất khẩu sang các

nước Đông Âu, đồng thời nhập khẩu thiết bị máy móc, phân bón và hàng tiêu
dùng. Trong thời gian này, hoạt động xuất nhập khẩu của công ty đã góp phần
không nhỏ trong việc cung ứng và phân phối hàng hóa, ổn định thị trường trên
địa bàn đặc biệt là việc tiêu thụ hàng nông lâm sản cho nông dân. Đến năm
1983 – 1987 mỗi năm công ty xuất khẩu từ 3000 – 4000 tấn lạc nhân, hàng
nghìn m
3
mành cọ, mạng lưới công ty vươn tới tất cả các huyện tỉnh.
Từ năm 1990, công ty đã chuyển sang xuất khẩu trực tiếp, ngoài thị
trường truyền thống, công ty đã mở rộng thị trường ra các nước khu vực như
Malayxia, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản. Thời kỳ này công ty cũng gặp
nhiều khó khăn, thử thách trước sự chuyển đổi cơ chế quản lý từ kế hoạch tập
trung bao cấp sang cơ chế thị trường do sự chuẩn bị không tốt về cơ sở vật
chất và cả về nhận thức trong thời kỳ đổi mới.
Những năm 2000 – 2002 công ty tưởng như không thể trụ vững được
trước những khó khăn nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND
Tỉnh, sự giúp đỡ của các ngành trong tỉnh, công ty đã nhanh chóng lấy lại
được uy tín bằng việc củng cố tổ chức bộ máy, con người, xây dựng có định
hướng chiến lược kinh doanh, phát huy sức mạnh đoàn kết trong công ty, mở
rộng sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, công ty rất quan tâm đến việc
đầu tư cơ sở vật chất như nâng cấp thiết bị chè xuất khẩu, mở rộng cửa hàng
kinh doanh dịch vụ, xây dựng mới một nhà 3 tầng trên 700m
2
để phục vụ cho
hoạt động xuất khẩu lao động. Liên tục từ năm 2004 – nay công ty kinh doanh
đều có lãi.
Tháng 4/ 2005 công ty thực hiện cổ phần hóa với hình thức nhà nước
nắm giữ cổ phần chi phối. Cơ cấu vốn của công ty:
+ Vốn điều lệ: 5.000.000.000
đ

.
+ Cổ phần nhà nước: 2.550.000.000
đ
chiếm 51%.
+ Cổ phần ưu đãi của người lao động trong doanh nghiệp
863.000.000
đ
24
+ Cổ phần ưu đãi của nhà đầu tư chiến lược: 587.000.000
đ
+ Cổ phần phổ thông huy động theo hình thức đấu giá trực tiếp:
1.000.000.000
đ
+ Mệnh giá mỗi cổ phần thống nhất : 10.000
đ
/CP
Quy mô của công ty: thuộc công ty lớn với giá trị thực tế của công ty là
54.900.582.089
đ
. Sau khi cổ phần hóa hoạt động của công ty đã có sự chuyển
biến đáng kể.
Năm 2006, Công ty Khoáng sản Thái Nguyên được sát nhập vào công
ty nên có thêm điều kiện mở rộng năng lực, ngành nghề kinh doanh. Sau khi
tiếp nhận công ty Khoáng sản, công ty đã trở thành đối tác phía Việt Nam
tham gia liên doanh Núi Pháo Vica khai thác mỏ đa kim Núi Pháo (Huyện
Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên). Mục tiêu của công ty đề ra đến năm 2010 xây
dựng công ty phát triển thành công ty mạnh với kim ngạch XNK đạt trên 30
triệu USD.
Những năm qua tinh thần làm việc và sự cố gắng của đội ngũ cán bộ,
nhân viên Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên đã được ghi nhận từ

Đảng bộ công ty yếu kém (2003) đến nay đã đạt trong sạch vững mạnh, các tổ
chức đoàn thể được tạo điều kiện hoạt động và đều đạt tiêu chuẩn vững mạnh.
Năm 2004, công ty được Bộ Thương mại tặng bằng khen về thành tích xuất
khẩu, được Đảng ủy khối doanh nghiệp, Sở Thương mại – Du lịch, công đoàn
ngành Thương mại – Du lịch khen thưởng. Thương hiệu BATTIMEX của
Công ty đứng vững từ nhiều năm nay tiếp tục khẳng định và được bạn hàng
biết đến như một đối tác có uy tín và năng lực trên thị trường.
25
Biểu 01: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu 104.412.528.021 187.316.587.585
Kim ngạch xuất khẩu (USD) 4.500.000 5.000.000
Kim ngạch nhập khẩu (USD) 7.000.000 8.500.000
Lợi nhuận trước thuế 1.126.642.550 3.596.151.768
Thuế thu nhập doanh nghiệp 315.459.914 899.037.942
Lợi nhận sau thuế 811.182.636 2.697.113.826
Lợi tức bình quân/năm 9% 10%
Số lao động 105 120
Thu nhập bình quân người/tháng 1.500.000 2.000.000
* Chức năng, nhiệm vụ của công ty
- Chức năng:
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Xuất khẩu lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
+ Giới thiệu việc làm trong nước.
+ Sản xuất chế biến chè xuất khẩu.
+ Khai thác chế biến khoáng sản.
+ Nhập khẩu phôi thép, vật tư thiết bị xây dựng.
+ Cửa hàng kinh doanh và dịch vụ do HONDA ủy nhiệm.
- Nhiệm vụ:

+ Tổ chức nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nắm vững nhu
cầu thị hiếu trên thị trường để hoạch định chiến lược Marketting đúng đắn
đảm bảo cho kinh doanh của công ty được chủ động tránh rủi ro và mang lại
hiệu quả tối ưu.
+ Tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và tạo ra dịch vụ cho công ty
quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó, đảm bảo mở rộng đầu tư
sản xuất, đổi mới trang thiết bị, bù đắp các chi phí, cân đối giữa xuất và nhập,
làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách đối với nhà nước.

×