Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY CAO SUTẠI HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 89 trang )

Nhận thêm tài liệu miễn phí
tại webthuthuat.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
LÊ THỊ THANH NGA
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI
PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
TẠI HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số: 60.62.16
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ THU HÀ
i
Nhận thêm tài liệu miễn phí
tại webthuthuat.net
HUẾ - 2011
ii
Nhận thêm tài liệu miễn phí
tại webthuthuat.net
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài được thực hiện là kết quả nghiên cứu của tác giả. Các số
liệu nghiên cứu, kết quả điều tra, kết quả phân tích là trung thực, chưa từng được
công bố. Các số liệu liên quan được trích dẫn có ghi chú nguồn gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu kết quả là sản phẩm kế thừa hoặc đã công
bố của người khác.
Tác giả Luận văn
Lê Thị Thanh Nga
iii
Nhận thêm tài liệu miễn phí
tại webthuthuat.net


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học và đề tài nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ quý báu của quý Thầy - Cô giáo trong Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Tài
nguyên đất và môi trường Nông nghiệp, Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học
Nông Lâm Huế, xin gửi tới quý Thầy - Cô giáo lòng biết ơn chân thành và tình cảm
quý mến nhất.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo TS. Trần Thị Thu Hà, người
hướng dẫn khoa học, Cô đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể và cá nhân các Phòng, Ban thuộc UBND
huyện Hải Lăng, UBND các xã trong vùng nghiên cứu đã giúp đỡ tận tình, tạo điều
kiện để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Huế, ngày 01 tháng 8 năm
2011
Tác giả luận văn
Lê Thị Thanh Nga
iv
Nhận thêm tài liệu miễn phí
tại webthuthuat.net
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT CHỮ VIẾT TẮT CÓ NGHĨA LÀ
1
FAO Tổ chức lương nông thế giới
2
UBND Ủy ban nhân dân
v
Nhận thêm tài liệu miễn phí
tại webthuthuat.net

DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 3.1. CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010
Error: Reference source not found
BẢNG 3.2. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010
Error: Reference source not found
BẢNG 3.3. HỆ THỐNG GIAO THÔNG CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010
Error: Reference source not found
BẢNG 3.4. HỆ THỐNG THỦY LỢI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010
VỚI CÁC VÙNG KHÁC Error: Reference source not found
BẢNG 3.5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHĂN NUÔI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU
QUA CÁC NĂM Error: Reference source not found
BẢNG 3.6. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM
2010 Error: Reference source not found
BẢNG 3.7. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG
NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM Error: Reference source not found
BẢNG 3.8. DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH HÀNG NĂM CỦA
VÙNG NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM SO VỚI TOÀN HUYỆN NĂM 2010
Error: Reference source not found
BẢNG 3.9. DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY TRỒNG LÂU NĂM CHỦ YẾU CỦA
VÙNG NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM. Error: Reference source not found
BẢNG 3.10. PHÂN LOẠI ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU . Error: Reference source not
found
BẢNG 3.11. PHÂN CẤP ĐỘ DỐC VÀ ĐỊA HÌNH ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU
Error: Reference source not found
BẢNG 3.12. PHÂN CẤP TẦNG DÀY ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU Error:
Reference source not found
BẢNG 3.13. PHÂN CẤP THÀNH PHẦN CƠ GIỚI VÙNG NGHIÊN CỨU Error:
Reference source not found
BẢNG 3.14. PHÂN CẤP HÀM LƯỢNG MÙN VÙNG NGHIÊN CỨU Error:
Reference source not found

BẢNG 3.15. PHÂN CẤP MỨC ĐỘ ĐÁ LẪN, ĐÁ LỘ ĐẦU VÙNG NGHIÊN
CỨU Error: Reference source not found
vi
Nhận thêm tài liệu miễn phí
tại webthuthuat.net
BẢNG 3.16. TỔNG HỢP CHỈ TIÊU PHÂN CẤP DÙNG ĐỂ XÂY DỰNG BẢN
ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI Error: Reference source not found
BẢNG 3.17. MÔ TẢ ĐẶC TÍNH CÁC ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI VÙNG
NGHIÊN CỨU Error: Reference source not found
BẢNG 3.18. SỐ LƯỢNG VÀ DIỆN TÍCH ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI THEO
CÁC CHỈ TIÊU PHÂN CẤP Error: Reference source not found
BẢNG 3.19. PHÂN BỐ CÁC ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI THEO ĐƠN VỊ
HÀNH CHÍNH CẤP XÃ Error: Reference source not found
BẢNG 3.20. YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN CHO LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
TRỒNG CAO SU Error: Reference source not found
BẢNG 3.21. XẾP HẠNG CÁC YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN ĐỐI VỚI YÊU CẦU SỬ
DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU Error: Reference source not found
BẢNG 3.22. KẾT QUẢ PHÂN HẠNG THÍCH NGHI HIỆN TẠI CỦA LOẠI
HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU Error: Reference source not found

BẢNG 3.23. TỔNG HỢP MỨC ĐỘ THÍCH NGHI HIỆN TẠI CỦA LOẠI HÌNH SỬ
DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU Error: Reference source not found
BẢNG 3.24. PHÂN BỐ DIỆN TÍCH MỨC ĐỘ THÍCH HỢP THEO ĐƠN VỊ
HÀNH CHÍNH CẤP XÃ Error: Reference source not found
BẢNG 3.25. TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT DIỆN TÍCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
TẠI HUYỆN HẢI LĂNG Error: Reference source not found
BẢNG 3.26. PHÂN BỐ DIỆN TÍCH ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CAO SU THEO ĐƠN
VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ Error: Reference source not found
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 3.1. TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ

NĂM 2010 Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ 3.2. NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU
QUA CÁC NĂM Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ 3.3. SO SÁNH NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA VÙNG
NGHIÊN CỨU NĂM 2010 Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ 3.4. BIẾN ĐỘNG GIA SÚC CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU QUA CÁC
NĂM Error: Reference source not found
vii
Nhận thêm tài liệu miễn phí
tại webthuthuat.net
BIỂU ĐỒ 3.5. TỶ LỆ GIA SÚC CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU SO VỚI TOÀN
HUYỆN NĂM 2010 Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ 3.6. CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010
Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ 3.7. BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG
NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ 3.8. CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG NGHIÊN
CỨU NĂM 2010 Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ 3.9. DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA VÙNG
NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ 3.10. TỶ LỆ DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA
VÙNG NGHIÊN CỨU Error: Reference source not found
viii
Nhận thêm tài liệu miễn phí
tại webthuthuat.net
DANH MỤC HÌNH
HÌNH 1.1. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT THEO FAO Error: Reference
source not found
HÌNH 1.2. MÔ HÌNH CHỒNG GHÉP BẢN ĐỒ . . Error: Reference source not found
HÌNH 3.1. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ HUYỆN HẢI LĂNG Error: Reference source not found

HÌNH 3.2. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ 7 XÃ VÙNG NGHIÊN CỨU Error: Reference source not
found
HÌNH 3.3. SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ LOẠI ĐẤT Error: Reference source not found
HÌNH 3.4. SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ ĐỘ DỐC Error: Reference source not found
HÌNH 3.5. SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ TẦNG DÀY ĐẤT Error: Reference source not
found
HÌNH 3.6. SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ THÀNH PHẦN CƠ GIỚI Error: Reference
source not found
HÌNH 3.7. SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ HÀM LƯỢNG MÙN Error: Reference source
not found
HÌNH 3.8. SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ ĐÁ LẪN, ĐÁ LỘ ĐẦU Error: Reference source
not found
HÌNH 3.9. SƠ ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI Error: Reference source not found
HÌNH 3.10. SƠ ĐỒ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI HIỆN TẠI CHO LOẠI HÌNH SỬ
DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU Error: Reference source not found
ix
Nhận thêm tài liệu miễn phí
tại webthuthuat.net
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 2
3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC 2
3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN 2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT 3
1.1.1. ĐẤT VÀ ĐẤT ĐAI 3
1.1.2. KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ ĐẤT 3

1.1.3. LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT 3
1.1.4. ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI 3
1.1.5. HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT 4
1.1.6. MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ ĐẤT 4
1.2. CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI 4
1.2.1. CÁC LUẬN ĐIỂM VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT 4
1.2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI 6
1.3. LỊCH SỬ ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM 8
1.4. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT 9
1.4.1. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT THEO FAO 9
1.4.2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 10
1.5. BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI, BẢN ĐỒ THÍCH NGHI VÀ CẤU TRÚC PHÂN HẠNG THÍCH NGHI
THEO FAO 11
1.5.1. BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI 11
1.5.2. CẤU TRÚC PHÂN HẠNG THÍCH NGHI THEO FAO 12
1.6. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CAO SU 13
1.6.1. NHIỆT ĐỘ 13
1.6.2. LƯỢNG MƯA 13
1.6.3. GIÓ 14
1.6.4. GIỜ CHIẾU SÁNG, SƯƠNG MÙ 14
1.6.5. ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI 14
1.7. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH NGHI CỦA ĐẤT ĐAI CHO LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG
CAO SU 14
1.8. CÁC NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM 15
1.9. CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ ĐẤT TẠI MIỀN TRUNG VIỆT NAM 19
x
Nhận thêm tài liệu miễn phí
tại webthuthuat.net
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 20

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.2.1. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN, SỐ LIỆU 20
2.2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ, XỬ LÝ SỐ LIỆU 20
2.2.7. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT 20
2.3.7. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SWOT 20
CHƯƠNG 3 21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ, NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI 21
3.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 22
3.1.2. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 33
3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 35
3.2.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 35
3.2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 36
3.3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ 43
3.3.1. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN TÍNH 43
3.3.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI 53
3.4. PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI 58
3.4.1. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN 58
3.4.2. XẾP HẠNG CÁC YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN 60
4.4.3. PHÂN HẠNG THÍCH NGHI HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI 62
4.4.4. ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU TẠI VÙNG NGHIÊN
CỨU 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1. KẾT LUẬN 71
1.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 71
1.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI VÀ MỨC ĐỘ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI CHO
LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU 71
2. KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU TAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 76

xi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp lâu đời, người dân chủ yếu sản xuất nông
nghiệp nhưng bình quân diện tích đất canh tác/người thuộc nhóm thấp nhất thế giới
(634,55m
2
/người) [46]. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vì vậy là việc làm
cấp thiết và có ý nghĩa rất quan trọng.
Trong những năm qua, Việt Nam đã rất quan tâm đến việc đầu tư cho công tác
điều tra phân loại, lập bản đồ đất, đánh giá thích hợp đất đai ở phạm vi cấp tỉnh. Điều
đó đã và đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các phương án quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp và là cơ sở để tổng hợp, xây dựng định hướng chuyển
dịch cơ cấu cây trồng gắn với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Thực tế sản xuất ở các
địa phương hiện nay cho thấy, việc thực hiện các phương án chuyển đổi cơ cấu cây
trồng nếu được dựa trên cơ sở đánh giá thích nghi đất đai ở phạm vi cấp huyện hoặc
một khu vực sản xuất thì thường có tính khả thi cao.
Là một huyện đồng bằng ven biển phía Nam tỉnh Quảng Trị với diện tích tự nhiên
là 426,935km
2
, Hải Lăng có tiềm năng đất đai đa dạng vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi
và vùng cát ven biển. Tiềm năng đất chưa sử dụng còn khá lớn, đặc biệt là vùng núi phía
Tây. Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, huyện Hải Lăng có đa số dân cư hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó trồng trọt được xác định là ngành then chốt.
Tuy nhiên, do chưa hình thành được các vùng sản xuất tập trung rõ nét, thiếu sự đầu tư
hợp lý nên hiệu quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của đất đai.
Định hướng phát triển sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Hải Lăng trong
những năm tới là chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh phát triển chiều
sâu để tăng hiệu quả sử dụng đất, Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển các loại cây
công nghiệp lâu năm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Lăng đến năm 2020 chỉ rõ: “ Việc đưa vào
trồng thử nghiệm và phát triển diện tích cây cao su trên vùng gò đồi của huyện là định
hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày trong giai đoạn tới. Định hướng phát triển
mạnh cây cao su thành cây công nghiệp lâu năm mũi nhọn của huyện, mở rộng diện
tích từ 500 ha năm 2010 lên 1.800-2000 ha vào năm 2020 ” [36].
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, việc quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý vì
vậy càng cần thiết hơn bao giờ hết và đánh giá thích nghi đất đai là hoạt động có ý
nghĩa quan trọng là cơ sở đảm bảo tính khả thi cao của phương án quy hoạch sử
dụng đất.
1
Vùng gò đồi của huyện Hải Lăng được xem là vùng có tiềm năng để phát triển
cây cao su nhờ có tiềm năng đất chưa sử dụng khá lớn (1.274,51 ha) [33]. Tuy nhiên,
diện tích đó là bao nhiêu ha? phân bố cụ thể ở đâu? lợi thế? hạn chế của vùng đất này
nếu được đưa vào để trồng cây cao su là gì? Cho đến thời điểm hiện tại, những câu hỏi
này vẫn chưa được trả lời một cách thỏa đáng.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá khả năng thích
nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su tại huyện Hải Lăng, tỉnh
Quảng Trị” để thực hiện trong thời gian từ ngày 15 tháng 11 năm 2010 đến 25 tháng
5 năm 2011.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá thực trạng đất đai và khả năng thích nghi của đất đai vùng gò đồi
huyện Hải Lăng đối với loại hình sử dụng đất trồng cao su.
- Xây dựng bản đồ thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su tại
vùng gò đồi huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài được kỳ vọng sẽ góp phần cụ thể hóa các bước
trong quy trình đánh giá thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất lựa chọn của FAO
trong điều kiện cụ thể của địa phương, nhằm cung cấp nguồn thông tin làm cơ sở dữ
liệu cho các nghiên cứu tiếp theo về quy hoạch sử dụng đất.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các thông tin cơ bản và khả năng thích nghi đất đai cho loại hình sử
dụng đất trồng cao su trên địa bàn huyện nhằm giúp nhân dân, các nhà đầu tư, doanh
nghiệp hiểu rõ tiềm năng đất đai để lựa chọn cơ hội đầu tư phát triển sản xuất.
- Làm cơ sở cho việc lập quy hoạch sử dụng đất cho loại hình sử dụng đất này.
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp những cơ sở khoa học giúp cho chính
quyền huyện Hải Lăng đề ra các chủ trương, chính sách và các giải pháp sử dụng đất
hiệu quả trong giai đoạn tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng của 7 xã vùng gò đồi huyện
Hải Lăng.
- Cây cao su và các yêu cầu sinh thái của cây trồng này.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong đánh giá đất
1.1.1. Đất và đất đai
Khái niệm: Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận
như một nhân tố sinh thái (FAO, 1976), trên quan điểm nhìn nhận của FAO thì đất
đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh
hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Vậy đất được hiểu như là
một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm khí hậu, địa hình địa mạo, đất, thổ nhưỡng,
thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do con
người tác động. [9]
1.1.2. Khái niệm đánh giá đất
- Đánh giá đất đai là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từng khoanh đất dựa
vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất.
- Theo Sôbôlev: Đánh giá đất đai là học thuyết về sự đánh giá có tính chất so
sánh chất lượng đất của các vùng đất khác nhau mà ở đó thực vật sinh trưởng và phát
triển.

- Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất của đất
do những dấu hiệu khách quan (khí hậu, thời tiết, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, hệ
động vật tự nhiên,…) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên.
- Đánh giá đất đai chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực một vùng có điều kiện tự nhiên
(trừ yếu tố đất), điều kiện kinh tế - xã hội như nhau.
- Theo FAO (1976) đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính
chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình
sử dụng đất yêu cầu. [9]
1.1.3. Loại hình sử dụng đất
Trong sản xuất nông nghiệp, loại hình sử dụng đất được hiểu là một hình thức sử
dụng đất đai để sản xuất một nhóm cây trồng, vật nuôi trong một chu kỳ nhiều năm.
1.1.4. Đơn vị bản đồ đất đai
Đơn vị bản đồ đất đai là những khoanh đất/vạt đất được xác định trên bản đồ với
những đặc tính và tính chất riêng biệt, thích nghi đồng nhất cho một loại hình sử dụng
đất nhất định. Tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực nghiên cứu được thể
hiện trên bản đồ đơn vị đất đai. [9]
3
1.1.5. Hệ thống sử dụng đất
Hệ thống sử dụng đất là sự kết hợp của đơn vị bản đồ đất đai và loại hình sử dụng
đất (hiện tại và tương lai). Như vậy, một hệ thống sử dụng đất sẽ bao gồm một hợp
phần đất đai và một hợp phần sử dụng đất đai.
Trong sản suất nông nghiệp, hợp phần đất đai của hệ thống sử dụng đất là các đặc
tính đất đai như thời vụ cây trồng, độ dốc, thành phần cơ giới đất. Hợp phần sử dụng
đất là sự mô tả loại hình sử dụng đất với các thuộc tính của nó. [9]
1.1.6. Mục đích của đánh giá đất
Mục đích của việc xây dựng hệ thống đánh giá đất đai theo FAO là:
- Xác định và xây dựng nguyên lý, quan điểm và quy trình đánh giá đất đai cho
sử dụng đất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; hay cho lâm nghiệp, bảo
tồn thiên nhiên.
- Có khả năng áp dụng được cho toàn cầu cũng như xuống đến cấp địa phương

của cả các quốc gia đã phát triển và đang phát triển.
- Cho được một cái nhìn tổng quát về những đặc tính tự nhiên của đất đai, những
chiều hướng về kinh tế - xã hội, và sự thay đổi môi trường, cũng như các biện pháp kỹ
thuật đang áp dụng của đất đai và sử dụng đất đai. Từ đó cung cấp những thông tin cần
thiết cho quy hoạch sử dụng đất đai.
Hệ thống này được sử dụng như là nền tảng để đánh giá các hệ thống đánh giá đất
đai hiện có thông qua sự so sánh và kết quả:
- Với hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thành những hệ thống đánh
giá đất đai mới riêng cho các vùng chuyên biệt.
- Hệ thống này đã và đang được áp dụng rộng rãi cho các nước trên thế giới. [9]
1.2. Công tác đánh giá đất trên thế giới
1.2.1. Các luận điểm về đánh giá đất
1.2.1.1. Luận điểm đánh giá đất của Docutraiev
- Những yếu tố đánh giá đất và chỉ tiêu của chúng ở những vùng khác nhau thì
khác nhau.
- Những yếu tố đánh giá đất dự đoán chủ yếu là những yếu tố có mối liên quan
chặt chẽ với năng suất cây trồng và được thể hiện giá trị tương đối bằng điểm.
+ Những yếu tố đánh giá đất chủ yếu có thể là:
Loại đất theo phát sinh.
4
Những số liệu phân tích về tính chất đất (tính chất hóa học, lý học và các dấu
hiệu khác).
- Việc lựa chọn các yếu tố đánh giá đất cần được hoàn thiện để phù hợp với điều
kiện khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng. [9]
1.2.1.2. Luận điểm đánh giá đất của Rozop và cộng sự
- Đánh giá đất phải dựa vào các vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau và có các yếu
tố đánh giá đất khác nhau.
- Đánh giá đất phải dựa vào đặc điểm cây trồng.
- Cùng một loại cây trồng, cùng một loại đất nhưng không thể áp dụng hoàn toàn
những tiêu chuẩn đánh giá đất của vùng này cho vùng khác.

- Đánh giá đất phải dựa vào trình độ thâm canh.
- Có một mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng đất và năng suất cây trồng. [9]
1.2.1.3. Luận điểm đánh giá đất của Pháp
Theo Đôlômông “khả năng của đất ảnh hưởng rất lớn đến đặc tính dinh dưỡng
của cây trồng và ở mức độ nhất định, sinh trưởng phát triển và khả năng cho năng suất
của cây trồng đã thể hiện được tính chất đất”. Theo luận điểm này có thể lập được một
thang năng suất biểu thị tương quan sơ bộ với đặc tính đất đai và với đánh giá đất theo
độ phì đất dựa trên nguyên tắc thống kê năng suất cây trồng nhiều năm. [9]
1.2.1.4. Luận điểm đánh giá đất của Anh
Theo Ruanell, nhà thổ nhưỡng học người Anh thì: “Đánh giá đất theo năng suất
cây trồng gặp rất nhiều khó khăn vì năng suất cây trồng biểu hiện cả sự hiểu biết của
người sử dụng đất. Bởi vậy đánh giá đất theo năng suất chỉ được sử dụng để sơ bộ
đánh giá độ phì của các loại đất khác nhau”. [9]
1.2.1.5. Luận điểm đánh giá đất của FAO
Năm 1970, nhiều nhà khoa học đất trên thế giới đã cùng nhau nghiên cứu để đưa
ra một phương pháp đánh giá đất có tính khoa học và thống nhất các phương pháp
hiện tại. Năm 1972 tổ chức lương thực thế giới (FAO) đã phác thảo “Đề cương đánh
giá đất” và công bố năm 1973. Năm 1975, Hội nghị đánh giá đất ở Rome dự thảo đề
cương đánh giá đất của FAO, được các nhà khoa học hàng đầu bổ sung và công bố
năm 1976 (Khung đánh giá đất đai - Frameword for land evaluation). Tài liệu này đã
được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng cho đến ngày nay.
Theo FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác
nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Vì vậy, khi
đánh giá, đất được nhìn nhận như là "một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một diện
5
tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính
chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường xung quanh nó như không khí, loại
đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động vật, thực vật, những tác động trước đây và hiện
nay của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến
việc sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và trong tương lai".

Như vậy, theo luận điểm này, đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất
rộng, bao gồm cả không gian và thời gian, cần xem xét cả điều kiện tự nhiên, kinh tế
và xã hội. Cũng theo luận điểm này thì những tính chất đất có thể đo lường hoặc ước
lượng, định lượng được. Vấn đề quan trọng là cần lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất thích
hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa đối với vùng nghiên cứu. [9]
1.2.2. Các phương pháp đánh giá đất trên thế giới
1.2.2.1. Phương pháp đánh giá đất ở Liên Xô cũ
Đây là trường phái theo quan điểm phát sinh, phát triển của Docutraiep. Trường
phái này cho rằng đánh giá đất trước hết phải đề cập đến thổ nhưỡng và chất lượng tự
nhiên của đất, là những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy. Ông đã đề ra
các nguyên tắc trong đánh giá đất đai là xác định các yếu tố đánh giá đất phải ổn định
và nhận biết được rõ ràng, phải phân biệt được các yếu tố một cách khách quan và có
cơ sở khoa học, phải tìm tòi để nâng cao sức sản xuất. Phải có sự đánh giá kinh tế và
thống kê nông học của đất đai mới có giá trị trong việc đề ra những biện pháp sử dụng
đất tối ưu. [9]
1.2.2.2. Phương pháp đánh giá đất ở Mỹ
Đánh giá đất đai theo phân loại định lượng (Soil Taxonomy) của Hoa Kỳ hiện
nay đang ứng dụng rộng rãi hai phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp
Lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm là tiêu chuẩn và chú ý vào phân hạng
đất đai cho từng loại cây trồng chính.
Trong khi tiến hành đánh giá đất đai, các nhà nông học đã chú ý đi vào phân hạng
đất đai cho từng loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa mì được trồng trên đó để đề ra
những biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất.
- Phương pháp yếu tố
Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên, xác định tính chất đất đai và các
phương pháp cải tạo. Đánh giá phân hạng đất đai dựa trên cơ sở thống kê các đặc
tính tự nhiên, độ dày thuộc tính tầng canh tác, thành phần cơ giới, độ thấm nước, độ
lẫn đá sỏi, hàm lượng muối đọng trong đất, địa hình tương đối, mức độ xói mòn và
yếu tố khí hậu khác. [9]

6
1.2.2.3. Phương pháp đánh giá đất ở các nước Châu Âu
Đánh giá đất ở các nước Châu Âu thì đi theo hai hướng đó là nghiên cứu các yếu
tố tự nhiên để xác định tiềm năng sản xuất của đất (phân hạng định tính) và nghiên cứu
các yếu tố kinh tế - xã hội nhằm xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng
định lượng). Thông thường áp dụng phương pháp so sánh bằng tính điểm hoặc tính
phần trăm. [9]
1.2.2.4. Phương pháp đánh giá đất của tổ chức FAO
Đánh giá đất của FAO đã kết hợp và kế thừa phương pháp đánh giá đất của Liên
Xô cũ thiên về yếu tố chất lượng đất và phương pháp đánh giá đất của Hoa Kỳ thiên về
yếu tố cây trồng, trên cơ sở đó phát triển hoàn chỉnh và đưa ra đánh giá thích hợp cho
từng mục đích sử dụng, đây là những phương pháp được sử dụng khá phổ biến.
- Đánh giá tiềm năng đất đai
Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai là việc phân chia hạng đất đai thành nhiều
nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất như độ dốc, tầng dày
đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, ngập úng, khô hạn, mặn hoá,… Trên cơ sở đó có thể lựa
chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp. Việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất thường áp
dụng trên quy mô lớn như trong phạm vi một nước, một tỉnh hay một huyện. Đánh giá
tiềm năng đất đai được áp dụng thành công ở Mỹ và một số nước khác. Yếu tố hạn chế
là những yếu tố hầu như không thể thay đổi được như độ dốc, tầng dày đất, khí hậu.
Đánh giá tiềm năng sử dụng đất là phương pháp đánh giá đất đai tổng quát với
mục tiêu sử dụng đất lớn như nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch hoặc các mục tiêu khác
không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp không đi sâu đánh giá chi tiết cho từng thành
phần của mỗi kiểu sử dụng đất tổng quát.
- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai.
Là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất
cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên yêu cầu kiểu sử dụng
đất với đặc điểm các đơn vị đất đai.
Đánh giá mức độ thích hợp đất đai có thể sử dụng cho một kiểu sử dụng đất nhất
định, ví dụ một loài cây trồng nông nghiệp như ngô, lúa,… hoặc cho nhiều kiểu sử

dụng đất khác nhau để so sánh lựa chọn. Ngoài ra còn phân biệt đánh giá mức độ thích
hợp hiện tại dựa trên thực trạng hiện nay và đánh giá mức độ thích hợp trong tương lai
khi mà có những yếu tố tác động lớn vào đất đai như đầu tư cao, áp dụng các tiến bộ
khoa học công nghệ. [9]
7
1.3. Lịch sử đánh giá đất ở Việt Nam
Các nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam xuất hiện từ rất lâu. Người ta tìm thấy
các kiến thức về đất liên quan đến cây trồng trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi. Từ
thời xa xưa, nông dân ta dựa vào kinh nghiệm sản xuất đã đánh giá đất với hình thức
rất đơn giản như đất tốt, đất xấu. “Lịch hiến chương” thời phong kiến đã biết đánh giá
phân hạng đất “Tứ đŒng điền, lục hạng thổ”, địa chủ dựa vào đó để đánh thuế dưới
dạng địa tô với các mức độ khác nhau.
Thời kỳ Pháp thuộc, cách phân hạng được thực hiện đối với một số đồn điền
nhằm đánh thuế. Vào năm 1886, Pavie và cộng sự đã tiến hành khảo sát đất vùng
Trung Lào, Trung bộ và Đông Nam bộ Việt Nam. Cuối cùng, năm 1890 kết quả này
được xem là tài liệu nghiên cứu về đất đầu tiên ở Việt Nam và cả Đông Dương. Trong
thời gian này có một số công trình nghiên cứu về đất như Báo cáo kết quả của phòng
nghiên cứu Nam Bộ do P.Morange (1898 - 1901), Bei (1902) và một số nhận xét về
thành phần lý hóa học của đất lúa Nam Bộ được công bố và thực hiện.
Năm 1954, đất nước chia cắt hai miền: ở miền Bắc cùng với công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội, việc đánh giá đất đai bắt đầu được nghiên cứu, chủ yếu là việc
nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đất của Liên Xô cũ theo trường phái của
Docutraiev.
Ở thập kỷ 70, Nguyễn Văn Thân (Viện nông hóa thổ nhưỡng) đã tiến hành
nghiên cứu phân hạng đất với một số cây trồng trên một số loại đất. Sau đó những tiêu
chuẩn xếp hạng ruộng đất được xây dựng và thực hiện ở Thái Bình năm 1980 - 1982.
Vào đầu những năm 1990, nước ta tiến hành nghiên cứu ứng dụng phương pháp
đánh giá đất của FAO trong dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Cửu Long năm
1990 của Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp.
Từ năm 1992 đến nay, phương pháp đánh giá đất của FAO bắt đầu được thực

hiện nhiều ở nước ta. Đánh giá đất theo FAO được triển khai rộng khắp ở nhiều mức
độ chi tiết và tỷ lệ bản đồ khác nhau. Từ việc đánh giá đất đai cho 9 vùng sinh thái
Việt Nam của Phạm Dương Ưng, Nguyễn Công Pho, Bùi Thị Ngọc Duy, ở bản đồ tỷ
lệ 1/250.000, tới đánh giá đất cấp tỉnh ở bản đồ tỷ lệ 1:100.000, 1:50.000, cấp huyện ở
bản đồ tỷ lệ 1:25.000 và một số dự án nhỏ ở bản đồ tỷ lệ 1:10.000.
Đến nay nước ta phân toàn bộ đất đai thành 6 hạng từ hạng I đến hạng VI, với 4
cấp độ thích nghi. Thích hợp cao (S1), thích hợp trung bình (S2), ít thích hợp (S3),
không thích hợp (N). Trong đó chia đất không thích hợp hiện tại (N1) và đất không
thích hợp vĩnh viển (N2). [9]
8
1.4. Quy trình đánh giá đất
1.4.1. Quy trình đánh giá đất theo FAO
Xây dựng các đơn vị bản đồ đất đai dựa trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát các
nguồn tài nguyên đất đai như: khí hậu, địa hình, đất, nước, thực vật, nước ngầm. Mỗi
đơn vị bản đồ đất đai sẽ có những đặc tính đất đai riêng và khác so với những đơn vị
bản đồ đất đai lân cận.
- Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai mà nó phải phù hợp và liên quan đến
mục tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng với các nhà quy hoạch cũng như
phải phù hợp với những điều kiện về kinh tế - xã hội và tự nhiên môi trường trong khu
vực đang thực hiện.
- Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các chất
lượng đất đai mà những chất lượng đất đai này có ảnh hưởng trực tiếp đến các kiểu sử
dụng đất đai đã được chọn lọc.
- Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc, hay gọi là
yêu cầu sử dụng đất đai trên cơ sở chất lượng của đất đai.
- Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai được diễn
tả dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai được
diễn tả dưới dạng yếu tố chẩn đoán. Kết quả cho được sự phân hạng khả năng thích
nghi đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai với từng kiểu sử dụng đất đai.
- Đánh giá đất đai là sự so sánh giữa các dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên

và những yêu cầu về quản trị vả bảo vệ môi trường của sử dụng đất đai. Do đó trong
việc thực hiện cần phối hợp đa ngành bao gồm các nhà khoa học về đất, cây trồng, hệ
thống canh tác, cũng như các chuyên gia về lâm nghiệp, kinh tế - xã hội. Tùy theo từng
vùng và mục đích đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai cho từng vùng. [9]
Các bước thực hiện trong quy trình đánh giá đất đai được trình bày một cách hệ
thống trong sơ đồ tại hình 1.1
9
Dổợ lióỷu
vóử kinh
tóỳ, xaợ họỹi
Lổỷa choỹn loaỷi sổớ
duỷng õỏỳt cho
õaùnh giaù õỏỳt (LE)
Caùc vuỡng sinh thaùi
nọng nghióỷp hoỷc khờ
tổồỹng nọng nghióỷp
Mọ taớ loaỷi hỗnh sổớ
duỷng õỏỳt: kyợ thuỏỷt,
kinh tóỳ, xaợ họỹi
Nghión cổùu hóỷ thọỳng
nọng nghióỷp vaỡ
canh taùc
Caùc õồn vở baớn õọử õỏỳt
Caùc õỷc tờnh cuớa õồn
vở baớn õọử õỏỳt õai
Yóu cỏửu sinh lyù cuớa
loaỷi hỗnh sổớ duỷng õỏỳt
õổồỹc lổỷa choỹn
Caùc õỷc tờnh cuớa õỏỳt
õổồỹc lổỷa choỹn

(Yóỳu tọỳ chuỏứn õoaùn)
So saùnh (õọỳi chióỳu)
Thờch nghi õỏỳt õai theo sinh hoỹc
Thờch nghi õỏỳt õai theo kinh tóỳ
aùnh giaù taùc õọỹng mọi trổồỡng
Quy hoaỷch sổớ duỷng õỏỳt
Nghión cổùu tióỳp hoỷc quyóỳt õởnh
Muỷc tióu cuớa õaùnh giaù õỏỳt (LE)
Sổớ duỷng õỏỳt hióỷn taỷi:
Chuỏứn õoaùn vỏỳn õóử,
tỗm giaới phaùp
HĩP B
HĩP A
Hỡnh 1.1. S quy trỡnh ỏnh giỏ t theo FAO
Ngun. [9]
1.4.2. Quy trỡnh ỏnh giỏ t ai phc v nụng nghip Vit Nam
Theo quyt nh s 195/1998/Q-BNN-KHCN ca B Nụng nghip v phỏt trin
nụng thụn v vic ban hnh tiờu chun ngnh thỡ quy trỡnh ỏnh giỏ t ai phc v
nụng nghip c mang mó s 10 TCN-343-98. Ni dung ca quy trỡnh ỏnh giỏ t
ai phc v nụng nghip gm cỏc ni dung v phng phỏp sau:
10
1.4.2.1. Nội dung đánh giá đất đai
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất.
- Đánh giá đặc tính thổ nhưỡng, nông hoá đất.
- Đánh giá tài nguyên khí hậu, thuỷ văn và sử dụng nước trong nông nghiệp.
- Đánh giá môi trường tự nhiên khác.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội quan hệ sử dụng đất.
- Đề xuất sử dụng đất phục vụ các dự án quy hoạch và sản xuất nông nghiệp.
1.4.2.2. Phương pháp đánh giá đất
Phương pháp bản đồ: Ứng dụng các phương pháp chồng xếp bản đồ để xây dựng

hệ thống bản đồ đánh giá đất.
Phương pháp phân tích các yếu tố hạn chế: Để xác định các yếu tố và phân cấp
các chỉ tiêu lựa chọn, phục vụ đánh giá khả năng thích nghi cho loại hình sử dụng đất
và đề xuất sản xuất sử dụng hợp lý. [9]
1.5. Bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ thích nghi và cấu trúc phân hạng thích nghi theo FAO
1.5.1. Bản đồ đơn vị đất đai
1.5.1.1. Đơn vị bản đồ đất đai
Đơn vị bản đồ đất đai là một tập hợp của hệ thống sử dụng đất trong đánh giá đất.
Đơn vị bản đồ đất đai là một khoanh đất/vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn
vị đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp cho từng loại
hình sử dụng đất có cùng một điều kiện quản lý đất, khả năng sản xuất và cải tạo đất.
Mỗi đơn vị bản đồ đất đai có chất lượng riêng và thích hợp với một loại hình sử dụng
đất nhất định.
Bản đồ đơn vị đất đai là tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực, vùng
đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai.
1.5.1.2. Nguyên tắc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là bước quyết định trong công tác đánh giá đất,
có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân hạng thích nghi hiện tại cũng như tương lai. Bản
đồ đơn vị đất đai được xây dựng bằng phương pháp chồng ghép các bản đồ đơn tính là
sự tổng hợp thông qua quá trình chồng ghép không gian và thuộc tính từ các bản đồ
chuyên đề. Các bản đồ chuyên đề thường được sử dụng đó là: Nhóm đất, tầng dày, độ
dốc, lượng mưa, thuỷ văn, tưới tiêu, tổng tích ôn, địa mạo,… tuỳ vào yêu cầu mục đích
và quy mô đánh giá mà sử dụng hợp lý các loại bản đồ. Như vậy, sau khi chồng ghép,
11
mỗi đơn vị bản đồ đất đai được xác định có những đặc điểm đồng nhất về các yếu tố
liên quan đến sử dụng đất được thể hiện trong bản đồ đơn tính.
- Đơn vị bản đồ đất đai cần đảm bảo tính đồng nhất tối đa về các chỉ tiêu phân
cấp dùng xác định chúng. Nếu đơn vị bản đồ đất đai không thể hiện được lên bản đồ
thì cũng phải mô tả chi tiết.
- Các đơn vị bản đồ đất đai phải có ý nghĩa thực tiễn cho các loại hình sử dụng

đất sẽ được đề xuất lựa chọn trong đánh giá.
- Các đơn vị bản đồ đất đai phải vẽ được trên bản đồ.
- Các đơn vị bản đồ đất đai phải được xác định một cách đơn giản dựa trên những
đặc điểm quan sát trực tiếp trên đồng ruộng hoặc qua sử dụng kỹ thuật ảnh máy bay,
viễn thám.
- Các đặc tính và tính chất của các đơn vị bản đồ đất đai phải là đặc tính và tính
chất khá ổn định vì chúng là cơ sở để xác định nhu cầu sử dụng đất thích hợp cho các
loại hình sử dụng đất trong đánh giá. [9]
Baín âäö âån tênh 1
Baín âäö âån tênh 2
Baín âäö âån tênh 3
Baín âäö âån vë âáút âai
Hình 1.2. Mô hình chồng ghép bản đồ
1.5.2. Cấu trúc phân hạng thích nghi theo FAO
Khi đánh giá đất riêng biệt từng đặc tính của đất đai thì sẽ cho các mức độ thích
hợp từng đặc tích của các đơn vị bản đồ đất đai của loại hình sử dụng đất. Để phân
hạng thích hợp chung, các mức độ thích hợp từng phần này phải được tổ hợp lại thành
12
khả năng thích hợp chung về tất cả yêu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất đối với
mỗi đơn vị bản đồ đất đai. [9]
Như vậy, phân hạng thích hợp đất đai chính là mục tiêu cuối cùng trong công tác
đánh giá đất, mà dựa vào kết quả đó người sử dụng đất có thể đưa ra những giải pháp
sử dụng đất tối ưu đối với tiềm năng đất đai cũng như giảm thiểu được những tác động
xấu mà quá trình sử dụng đất có thể mang lại, việc cân nhắc các mục đích sử dụng đất
của mình sao cho phù hợp để tránh làm suy thoái đất và ảnh hưởng tới môi trường.
Việc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán là sự tập hợp các giá trị đó cho biết yêu cầu sử
dụng đất như thế nào thì sẽ thoả mãn điều kiện để tương xứng với đặc tính đất đai của
một loại hình sử dụng đất. Sự sắp xếp này được biểu thị như sau:
- S1: Thích hợp cao
- S2: Thích hợp trung bình

- S3: Ít thích hợp
- N: Không thích hợp
Phân hạng thích hợp đất đai là sản phẩm cuối cùng của nội dung đánh giá đất theo
FAO. Dựa vào kết quả đó các nhà quy hoạch có thể đưa ra những phương án quy hoạch
cho một khu vực cụ thể nào đó. Chính vì vậy, kết quả phân hạng thích hợp đất đai không
phải chỉ áp dụng trong phạm vi hiện tại (phân hạng thích nghi hiện tại) mà còn đề ra
những giải pháp sử dụng đất trong tương lai (phân hạng thích nghi tương lai) nhằm tăng
mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đồng thời đề ra các biện pháp cải tạo đất.
1.6. Yêu cầu sinh thái của cây cao su
1.6.1. Nhiệt độ
Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều, thích hợp nhất với nhiệt độ từ 25 - 30
0
C.
Nhiệt độ trên 40
0
C cây khô héo, nhiệt độ dưới 10
0
C cây có thể chịu đựng được trong
một thời gian ngắn nếu kéo dài lá cây bị héo, rụng, chồi ngọn ngưng tăng trưởng, thân
cây cao su bị nứt nẻ, xì mủ. Nhiệt độ thấp 5
0
C kéo dài sẽ dẫn đến chết cây. [11]
1.6.2. Lượng mưa
Lượng mưa cần thiết cho cây cao su trung bình từ 1500 - 2000mm/năm. Tuy
nhiên đối với các vùng có lượng mưa thấp dưới 1500mm nước/năm thì phải được phân
bố đều trong năm và đất có khả năng giữ nước tốt (thành phần sét 25%). Ở những nơi
không có điều kiện đất đai thuận lợi, cây sao su cần lượng mưa 1800 - 2000mm
nước/năm. [11]
13
1.6.3. Gió

Gió nhẹ với tốc độ 1 - 2m/giây là thích hợp đối với cây cao su vì nó giúp cho
vườn cây thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau mưa. Gió
có tốc độ 8-13,8m/giây làm lá cao su non bị xoắn lại, lá bị rách, phiến lá dầy nên nhỏ
lại, có ảnh hưởng làm chậm tăng trưởng. Ở những nơi có tốc độ gió mạnh thường
xuyên (>17,2m/giây), gió lốc gây nên hiện tượng gãy cành, thân (do gỗ cây cao su dòn
và dễ gãy), trốc gốc và đỗ cây nhất là những vùng đất cạn, rễ cao su không phát triển
sâu và rộng được. [11]
1.6.4. Giờ chiếu sáng, sương mù
Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp và ảnh hưởng đến
mức tăng trưởng của cây cao su. Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh
và sản lượng cao. Giờ chiếu sáng thích hợp nhất cho cây cao su trung bình từ 1800
-2800 giờ/năm. Giờ chiếu sáng trên 2800 giờ/năm và dưới 1800 giờ/năm đều không có
lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây cao su. [11]
1.6.5. Điều kiện đất đai
Cây cao su sinh trưởng và phát triển tốt trên đất có độ dốc từ 2 - 9
0
; chịu được pH
= 3,5 - 7,0, thích hợp nhất với pH = 4,5 - 5,5; độ dày tầng đất 100 - 200cm, thích hợp
nhất ở độ dày 200cm; thành phần cơ giới tối thiểu 20% sét ở lớp đất mặt (0 - 30m), tối
thiểu 25% sét ở lớp đất sâu hơn (>30m). Nơi có mùa khô kéo dài, đất phải có thành
phần sét 30 - 40% mới thích hợp cho cây cao su. Chất dinh dưỡng không ảnh hưởng
nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây cao su, hàm lượng dinh dưỡng N,P,K yêu
cầu ở mức trung bình. [11]
1.7. Đánh giá mức độ thích nghi của đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su.
Yêu cầu sử dụng đất đai là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để đảm
bảo cho mỗi loại hình sử dụng đất trong đánh giá đất đạt được hiệu quả cao và bền
vững. Mỗi loại hình sử dụng đất đai có những yêu cầu cơ bản khác nhau. Để việc phân
hạng mức độ thích hợp được chính xác, cần phải cân nhắc, xem xét thận trọng cho phù
hợp với thực tế, dựa trên 3 nhóm yêu cầu sử dụng đất sau:
- Các yêu cầu về sinh trưởng, sinh thái của cây trồng: Mỗi loại cây trồng có đặc

điểm sinh trưởng, phát triển riêng. Do đó mỗi loại cây có những yêu cầu riêng khác
nhau để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển. Những yếu tố cây trồng yêu cầu
gồm loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, độ phì đất, điều kiện tưới. Để xác
định yêu cầu sử dụng đất đối với từng loại cây trồng, phải dựa vào các nghiên cứu và
tài liệu về yêu cầu của cây kết hợp tham khảo các ý kiến chuyên gia.
- Các yêu cầu về quản lý: Đây là các yêu cầu có liên quan đến các thuộc tính kỹ
thuật của các loại hình sử dụng đất gồm các điều kiện làm đất, các điều kiện về thị
14

×