Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ tròng nhập nội trong quy trình thức ăn gia súc tại công ty giống bò sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 97 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM







NGHIÊM VĂN CƯỜNG





KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA MỘT SỐ LOÀI
CỎ TRỒNG NHẬP NỘI TRONG QUI TRÌNH THỨC ĂN
GIA SÚC TẠI CÔNG TY GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU






















Thái Nguyên, năm 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên







ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




NGHIÊM VĂN CƯỜNG






CỎ TRỒNG NHẬP NỘI TRONG QUI TRÌNH THỨC ĂN
GIA SÚC TẠI CÔNG TY GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU



: Sinh thái
: 60.42.60




: PGS-TS. Hoàng Chung












Thái Nguyên, năm 2008


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong kĩ thuật chăn nuôi gia súc như trâu, bò thì việc nghiên cứu
Đồng cỏ là cơ sở quan trọng nhất, càng quan trọng khi nền công nghiệp
chăn nuôi ngày càng phát triển trên đà thâm canh tăng năng xuất. Cỏ không
những là nguồn thức ăn gia súc có chất lượng, rẻ tiền và phù hợp với điều
kiện nhiều nước mà cỏ còn có những tác dụng khác như bảo vệ và cải tạo
đất trồng dưới dạng này hay dạng khác [10]. Đồng cỏ là kho dự trữ nguồn
năng lượng tiềm tàng, gia súc sẽ chuyển hoá năng lượng chứa trong đồng
cỏ thành thức ăn của con người. Con người đã từ lâu biết khai thác đồng
cỏ, nhưng lúc đầu còn hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Nhưng nhu cầu phát
triển chăn nuôi ngày một lớn, hình thức chăn thả tự nhiên như trước không
thể đáp ứng được. Do đó đòi hỏi loài người phải đầu tư trí tuệ cho việc khai
thác đồng cỏ. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu một cách toàn
diện từ những đặc điểm sinh thái, sinh vật học đến các phương thức cải tạo,
sử dụng hợp lý để tạo ra sản phẩm tối đa trên đơn vị diện tích đồng cỏ trồng
cũng như tự nhiên [7].
Tuy nhiên, đến nay quan niệm về đồng cỏ là vấn đề còn đang tranh
cãi. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những đặc điểm cần có của loại hình
đồng cỏ hoặc nhóm đặc điểm và cũng đã đưa ra hàng loạt định nghĩa về
đồng cỏ. Liên Xô (cũ ): Thuật n gữ đồng cỏ là để chỉ những vùng đất đai
rộng lớn, có ít cây gỗ và cũng không thích hợp với việc trồng trọt, thực vật
sinh trưởng ở đây là cỏ để chăn nuôi. Theo Anh, Mĩ : Đồng cỏ là chỉ những
vùng đất đai rộng lớn không có cây gỗ, không trồng các loại cây n ông
nghiệp, phần lớn là cỏ, thích hợp để kinh doanh ngành chăn nuôi. Theo
Pháp, Đức: Đồng cỏ là chỉ những vùng khô khan, không có những loại cây

gỗ mọc, những vùng chưa trồng trọt, trong đó hoàn cảnh đất đai khác nhau,
phần lớn là những bình nguyên khô khan, không có giới hạn nào cả, bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2

gồm những cánh đồng cỏ, những cánh đồng quán mộc…[46]Theo
A.O.Felipe (1965), những vùng đất rộng lớn, kể cả đồng bằng cũng như
miền đồi núi, bao phủ bởi cỏ địa phương được sử dụng cho chăn thả quảng
canh được gọi là bãi cỏ tự nhiên. Còn đồng cỏ nhân tạo được xây dựng lên
để thay thế bãi cỏ tự nhiên bằng cách trồng những loài cỏ có năng xuất và
giá trị dinh dưỡng cao hơn [49]. Đa số các tác giả cho rằng đồng cỏ
(Grassland) là vùng đất được che phủ bởi thảm cỏ liên tục, nơi có lượng
mưa dao động từ 250 – 750 mm ở vùng ôn đới và tới 1200 mm ở vùng
nhiệt đới, cỏ sinh trưởng liên tục trong mùa sinh dưỡng, ngừng sinh trưởng
trong mùa khô… Ở Việt Nam, theo Trịnh Văn Thịnh (1974), cũng có
những đề nghị khác nhau: Danh từ “đồng cỏ” để chỉ những diện tích đồng
cỏ (vĩnh viễn hay tạm thời) còn những đất đai sử dụng để chăn thả súc vật
(có người đề nghị là chăn dắt) chủ yếu dựa vào cỏ tự nhiên thì gọi là bãi
chăn [27] ... Theo Hoàng Chung (2006): Đồng cỏ là các sinh địa quần lạc,
thảm thực vật của nó được đặc trưng bởi các quần xã cỏ với độ khép tán
lớn hay nhỏ và chủ yếu là cỏ trung sinh nhiều năm, đôi khi là cỏ ẩm sinh,
có sự ngừng sinh trưởng vào mùa đông, thường mùa hè không biểu thị sự
giảm sút rõ rệt, đất đa dạng về độ ẩm, độ phì và hàm lượng muối [8].
Đồng cỏ Việt Nam phân bố rải rác ở khắp nơi, nhưng tập trung nhiều
nhất vẫn là trên các đồi núi và các cao nguyên của trung du và miền núi
(chiếm tới 10 triệu ha). Những khu vực có đồng cỏ tự nhiên với diện tích
rộng lớn không có nhiều lắm, đại diện là các đồng cỏ thuộc Mộc Châu và
Mai Sơn (tỉnh Sơn La), Lai Châu, Lạng Sơn đồng cỏ Ngân Sơn (tỉnh Bắc
Kạn) và một số đồng cỏ thuộc vùng Tây Nguyên. Các đồng cỏ khác thường

có diện tích nhỏ từ vài chục đến vài trăm ha. Các thảm cỏ tự nhiên thường
xuất hiện trên đất xấu, cây quán mộc nhiều, những khu vực này dùng từ
“bãi chăn” có lẽ chính xác hơn [16]. Theo Hoàng Chung (2004) thì đồng
cỏ vùng núi Bắc Việt Nam là loại hình thứ sinh, do khai phá rừng mà thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3

[7], tuỳ theo mức độ bị tác động hàng ngày của con người và gia súc mà nó
biểu hiện ra ở các trạng thái khác nhau…
Đối với gia súc nhai lại thì thức ăn xanh đóng một vai trò hết sức
quan trọng vì trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng có thể chiếm từ 60-
100% [15]. Đồng cỏ Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn xanh
cho đàn gia súc. Việc chăn nuôi chủ yếu nhốt trong chuồng không được thả
gần như cả ngày như ở các nước khác. Chiến lược phát triển 1 triệu tấn sữa
năm 2010 là một thách thức [42]. Đáp ứng nhu cầu thức ăn cho gia súc,
một trong những vấn đề cơ bản phải giải quyết khi muốn phát triển chăn
nuôi là phát triển đồng cỏ, biện pháp hợp lý và kinh tế nhất mà nhiều nước,
kể cả các nước tiên tiến đang áp dụng [10]. Trên thực tế hiện nay nguồn
thức ăn xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt do đồng cỏ chăn thả dần bị thu
hẹp lại nhường chỗ cho cây trồng khác. Bên cạnh đó do chăn thả một cách
bừa bãi không có kỹ thuật đã làm cho một số bãi chăn trở thành đất trống,
đồi trọc, không còn khả năng khai thác dẫn đến thiếu thức ăn cho đàn gia
súc, đặc biệt là về mùa đông [25]. Để giải quyết những khó khăn về thức ăn
cho đàn gia súc cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành
phần cây thức ăn gia súc ở vùng nhiệt đới như: Lê Sinh Tặng, Nguyễn
Chính (1959), Nguyễn Quang Ngọ, Lê Sinh Tặng (1964), L ê Sinh Tặng
(1969), Trịnh Văn Thịnh và các tác giả (1974), Điền Văn Hưng (1975),
Nguyễn Đăng Khôi (1978, 1979, 1981), Võ Huy Giảng (1983), Dương
Thành Liên (1981), Bùi Xuân An, Ngô Văn Mậu (1981), bước đầu đã nêu

lên được tập đoàn cây thức ăn gia súc. Một số tác giả có đề cập đến vấn đề
cải tạo đồng cỏ tự nhiên, sử dụng hợp lý hơn hay tạo đồng cỏ trồng, nhập
nội một số loài mới, phân tích thành phần dinh dưỡng của một số loài cỏ ở
nước ta như : Đoàn ẩn, Võ Văn Trị (1976), Hoàng Kim Nhuệ (1979), Võ
Văn Trị (1983), … [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4

Các thảm cỏ tự nhiên tồn tại trong vùng núi là loại hình thứ sinh do
tàn phá rừng hoặc nguyên sinh nhưng chỉ là giai đoạn đầu của quá trình
diễn thế, nên khi đưa vào sử dụng rất sớm bị thoái hóa. Vì vậy để phát triển
chăn nuôi miền núi cần phải trồng cỏ, đa phần các giống cỏ trồng là nhập
nội, đất trồng đa phần là đất nông nghiệp. Do vậy khi trồng phải tính toán
đến hiệu quả kinh tế về các mô hình sử dụng đất [43].
2. Tính cấp thiết của đề tài
Cao nguyên Mộc Châu tỉnh Sơn La, một vùng đất chứa đầy tiềm
năng về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Sản phẩm sữa Mộc
Châu đã được thị trường chấp nhận. Để có được những thành quả đó là dựa
vào một hệ sinh thái phù hợp cho việc trồng cây thức ăn gia súc, sự phù
hợp cho việc chăn nuôi bò sữa. Cao nguyên Mộc Châu với độ cao 1050m
so với mặt nước biển. Diện tích đất nông nghiệp là 30.000ha với 3,5 vạn
lao động. Nhiệt độ trung bình là 18
0
C (từ – 1
0
C đến 35
0
C), độ ẩm là 86,4%,
lượng mưa trung bình là 1740mm. Sương mù bao phủ từ tháng 12 năm

trước đến tháng 4 năm sau, trong đó có sương muối giá vào tháng 12 và
tháng 1. Hiện trạng đất nông nghiệp tính đến năm 2004: Đất tự nhiên
1694,6ha. Đất nông nghiệp 1018,6ha. Sản lượng sữa đến năm 2004 là 7411
tấn, diện tích trồng cỏ là 954ha, lượng cỏ khô là 2912 tấn, nguyên liệu ủ
chua 5222 tấn. Tính chất đất đá vôi đã làm cho đất trồng của Cao nguyên
rất mầu mỡ [44].
Với điều kiện sinh thái như Mộc Châu việc nuôi đàn gia súc
ngày càng phát triển. Để phục vụ cho phát triển đàn bò sữa Mộc Châu ngày
một tốt hơn, chúng tôi nghiên cứu đề tài "Đánh giá khả n ăng thích nghi
của một số loài cỏ trồng nhập nội trong qui trình thức ăn gia súc tại
công ty giống bò sữa Mộc Châu "


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số đặc điểm sinh thái và sinh vật học của hoà thảo
Cỏ hoà thảo chỉ có một họ duy nhất là họ hoà thảo (Poaceae) và có
28 họ phụ, 563 chi, 6802 loài (Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến, 1976)
[43]. Cỏ hoà thảo thường chiếm phần lớn trong đồng cỏ 95 - 98% và trong
khẩu phần ăn của gia súc nhai lại chiếm 70 - 80%.
1.1.1.1. Đặc tính sinh thái
Thuộc vào đặc điểm sinh thái học là các mối quan hệ riêng biệt của
thực vật với từng yếu tố sinh thái, cũng như ảnh hưởng của thực vật trên
nơi sống.

Cỏ hòa thảo có vị trí quan trọng trong thảm cỏ do cỏ hoà thảo có khả
năng phân bố rộng rãi, có thể thích ứng được ở nhiều vùng và trong những
điều kiện đất đai khí hậu khác nhau.
Cỏ hoà thảo có thể sinh trưởng được ở vùng nóng đất khô khan mùa
khô kéo dài, độ ẩm trung bình 20 - 30%, hoặc những vùng mùa đông nhiệt
độ thấp, nhưng chúng vẫn có thể si nh trưởng và phát triển được như cỏ
xương cá, cỏ lông đồi, cỏ Andropogon, cỏ Brachiaria decumbens,...
Đa phần các loài cỏ sinh trưởng tốt ở vùng có độ ẩm từ 60 - 80%. Có
loài lại có khả năng sinh trưởng được ở những nơi đất lầy, ngập nước như
cỏ môi, cỏ bấc, cỏ lông para,...
Như vậy, có thể nói thực vật trong đồng cỏ tồn tại trong những điều
kiện khác nhau của các yếu tố sinh thái cơ bản trong vùng, và khác nhau ở
cả hai phần trên và dưới đất (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, muối khoáng,
CO
2
...). Nó biểu thị rõ rệt về phân bố sinh khối theo chiều thẳng đứng và
chiều nằm ngang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6

Trên cơ sở những hiểu biết về đặc tính sinh thái của các loài cỏ mà
ta có thể chọn và trồng các loài thích nghi với những điều kiện khí hậu địa
chất tương tự như vùng gốc của chúng.
1.1.1.2. Đặc tính sinh vật học
Cỏ hoà thảo là cây một lá mầm (đơn tử diệp), thân tròn hoặc bầu dục
(tuỳ theo giống), lá mọc thành hai dãy, phần lớn không có cuống nhưng bẹ
to, có thìa lìa, phiến lá dài, gân lá song song, thân cỏ thuộc loại thân rạ,
rỗng (trừ mấu đốt). Cũng có loài thân đặc như cỏ voi, rễ thuộc loại rễ
chùm, hoa phần lớn là lưỡng tính thích ứng với lối thụ phấn nhờ gió (Võ

văn Chi và Dương Đức Tiến,1976) [38].
Căn cứ vào hình dáng của thân và đặc điểm sinh trưởng, người ta
chia cỏ hoà thảo thành các loại sau:
+ Loại thân rễ: Đối với loại này có đặc điểm đặc trưng là than bò
dưới mặt đất và chia nhánh dưới mặt đất, đại diện là cỏ tranh (Imperata
cylindrica). Loại này yêu cầu đất tơi xốp, mật độ cỏ thưa, độ che phủ thưa,
thích hợp với chăn thả nhẹ, không thích hợp với giẫm đạp và vùng đất dí
chặt. + Loại thân bụi: Loại thân này từ gốc đẻ ra nhiều nhánh tạo thành búi
như khóm lúa, bộ rễ phát triển mạnh, nhánh có thể đẻ ra từ dưới mặt đất
hoặc trên mặt đất. Cỏ này cho năng suất cao ở những nơi đất tốt, tơi xốp và
thoáng khí. Do tốc độ đẻ nhanh, cao nên đòi hỏi phải trồng thưa, có thể
trồng thu cắt hoặc chăn thả. Đại diện là cỏ Ghine (Panicum maximum), cỏ
Mộc Châu, cỏ xả…
+ Loại thân bò: Cỏ này thân nhỏ và mềm, chính vì vậy thường nằm
ngả trên mặt đất. Do thân bò lan nhanh nên chúng có khả năng tạo thành
một thảm cỏ dày đặc, che phủ kín mặt đất. Đại diện là cỏ pangola, lông
Para, cỏ xích lô cỏ thân bò cho năng suất thấp, thường dùng để chăn thả
hoặc cắt làm cỏ phơi khô, dự trữ cho gia súc vào mùa đông.
+ Loại thân đứng: Loại này mọc mầm từ phần gốc ở dưới mặt đất
hoặc hom trồng, mầm vươn thẳng nên giống cây mía, thân cao to, cho năng
suất cao. Đại diện loại này là cỏ voi .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

1.1.1.3. Đặc tính sinh lý
* Nhu cầu về nước
Nước đóng góp vào sự phong hoá, giữ vai trò quan trọng cho sự phát
triển của thực vật cũng như các vi sinh vật đất.
Cỏ hoà thảo yêu cầu nước cao do bộ lá lớn, hệ số toả hơi nước lớn

hơn họ đậu. Hệ số toả hơi nước của cỏ này vào khoảng 400 - 500 gram,
trong khi của cỏ họ đậu 214 - 216 gram.
Theo N.G. Andreép (1974), với đồng cỏ có độ ẩm đất khoảng 70%, một
tháng 10m
2
cỏ bay hơi khoảng 1m
3
nước, trong 5 tháng sẽ có 50 tạ cỏ khô/1ha.
Trên cơ s ở đó ta có thể xác định công thức tưới nước trong mùa đông .
Như vậy, chế độ nước của các sinh địa quần lạc cỏ trong một vùng
khí hậu xác định phụ thuộc địa thế của đồng cỏ và thành phần cơ giới của
đất như đất bằng, đất trũng, đất dốc, đất thấp hay bãi bồi,...
Độ ẩm của đất cũng yêu cầu theo từng giai đoạn trong đời sống của cây:
• Từ nảy mầm đến lúc chia nhánh: 25 - 30 %
• Giai đoạn phát triển cành : 75 %
• Cuối thời kỳ sinh trưởng nhu cầu nước giảm dần.
* Nhu cầu về dinh dưỡng
Cỏ hoà thảo đòi hỏi đất tốt, giàu mùn, đạm, lân và ka ly. Nhu cầu về
dinh dưỡng cũng chia theo từng giai đoạn.
• Giai đoạn 1 (nẩy mầm - phân nhánh) cần nhiều đạm, lân, kaly.
• Giai đoạn 2 (phân nhánh) cần nhiều đạm, lân.
• Giai đoạn 3 (ra hoa hình thành hạt) cần nhiều lân và kaly.
Cỏ càng cho năng suất cao thì yêu cầu lượng phân bón càng lớn
(Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời, 1981) [39].tr 6-12.
Trong đồng cỏ, người ta thấy có sự quan hệ rõ rệt giữa việc bón đạm
và số chồi có hoa. Trong điều kiện có bón đạm vào mùa xuân, số chồi sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8


sản tăng lên. Bón phân, tưới nước cũng làm tăng số chồi của cây cỏ loại
nhiều chồi. Thí dụ (Festuca pratensis): không tưới nước số chồi là 3,5
(Festuca pratensis), tưới ẩm 40 - 60% có 11,5 và 80% có 14,8 chồi.
Quan hệ với phân cũng vậy, cỏ Pleum pratens không có phân bón có
605 chồi trên đơn vị diện tích, có 19% số chồi có hoa, nếu bón phân NPK
có 790 chồi trong đó có 35% chồi có hoa [46].
Trên đất nghèo không có phân bón thì đời sống thường kéo dài
không quá 3 - 5 năm. Trên đất phì nhiêu hay thường xuyên có phân bón có
thể kéo dài 10 năm, có khi hơn.
Nhu cầu về không khí
Các loại cỏ thân đứng, thân bụi, thân rễ phân chia nhánh dưới mặt
đất đòi hỏi phải tơi xốp, thoáng khí .
Các loại thuộc thân bụi chia nhánh trên mặt đất và thân bò thì có thể
chịu được đất kém thoáng khí và độ ẩm thấp hơn.
Tính chịu sương giá và kháng xuân
Loại cỏ chịu sương giá tốt thì trong giai đoạn cuối thu đầu đông nó
vẫn phát triển bình thường, còn loại chịu giá yếu kém thì ngừng sinh trưởng
hoặc chết vào mùa đông.
Tính kháng xuân hay còn gọi là khả năng chịu đựng của cỏ mùa
đông. Nó thể hiện khả năng chịu đựng của cỏ về sự chênh lệch nhiệ t độ
không khí và nhiệt độ trong đất, sự chênh lệch này làm cho sự vận chuyển
các chất dinh dưỡng trong thân cỏ và quá trình đồng hóa, dị hóa của cỏ mất
điều hòa nên có tính kháng xuân kém sẽ bị chết. Tuy nhiên tính kháng xuân
của cỏ còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Cỏ địa phương kháng xuân tốt
hơn cỏ nhạp nội, cỏ mọc riêng rẽ thấp bé kháng xuân mạnh, cỏ thân rễ, cỏ
sinh trưởng phát triển chậm kháng xuân tốt . Loại mùa xuân phục hồi
nhanh kháng xuân kém hơn loại phục hồi chậm, cỏ có hàm lượng vạt chất
khô cao thì kháng xuân tốt và ngược lại. Loại có bộ phận trên mặt đất bị
chết trong vụ đông thì kháng xuân mạnh và ngược lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9

1.1.1.4. Đặc tính sinh trưởng
Cỏ hoà thảo sinh trưởng và tái sinh qua 3 giai đoạn :
• Giai đoạn 1: Cỏ mới gieo trồng hoặc sau khi cắt, lúc này tốc độ
sinh trưởng chậm.
• Giai đoạn 2: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 15 - 20 ngày, cỏ sinh
trưởng và phát triển nhanh.
• Giai đoạn 3: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 40 - 70 ngày, cỏ sinh
trưởng chậm hoặc ngừng hẳn (Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị - 1976)[2].
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống để chúng ta định
thời gian thu hoạch hợp lý. Tiêu chuẩn thu hoạch căn cứ vào điều kiện sinh
trưởng của giống cỏ. Thu hoạch non, năng xuất sẽ thấp, thu hoạch già, giá
trị dinh dưỡng sẽ kém, ảnh hưởng đến tái sinh lần sau, giảm số lứa cắt/năm.
Nếu bộ phận trên đất quá mau lứa thì dự trữ đường bột tích luỹ ở gốc để
phát triển thành lá sẽ bị suy kiệt, đồng cỏ chóng bị tàn lụi.
Đối với cỏ Ghinê, thu hoạch khi thảm cỏ cao 60 - 90 cm; Cỏ lông
Para, thu hoạch khi cao khoảng 40 - 50 cm; Cỏ Pangola, thu hoạch khi cao
khoảng 35 - 50 cm (L. Rham phrây, 1980).
Theo Điền Hưng 1964 [13] cho biết :
 Cỏ thân bò thu hoạch lứa đầu sau trồng 60 ngày, lứa sau khi cắt
30 - 45 ngày.
 Cỏ thân bụi thu hoạch lứa đầu sau trồng 60 ngày, lứa sau khi cắt
35 - 45 ngày.
 Cỏ thân đứng thu hoạch sau trồng hoặc sau khi cắt trên 60 ngày.
1.1.1.5. Sức sống cỏ hoà thảo
Sức sống của cây hoà thảo không giống nhau, có loài sống lâu năm,
có loài chỉ sống được một năm. Vì vậy, người ta chia cỏ hoà thảo thành 4
loại sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10

• Loại cỏ sống một năm thì tàn lụi và chết gọi là cỏ hàng năm như
cỏ Xu Đăng, cỏ lồng vực,...
• Loại cỏ có sức sống ngắn (2 - 3 năm) như cỏ giầy, cỏ mật
(Melinis minutiflora).
• Loại cỏ sức sống vừa (4 - 6 năm) như cỏ Pangola, cỏ voi, cỏ
Ghine, Paspalum, Brachiara.
• Loại cỏ có sức sống lâu (6 - 10 năm) như cỏ mạch tước không
râu (Quang Ngọ, Sinh Tặng, 1976)[40].
Căn cứ vào sức sống của các loài cỏ, người ta dự tính thời gian trồng
lại để đảm bảo năng suất.
1.1.2. Giá trị kinh tế của cỏ hoà thảo
Cỏ hoà thảo có giá trị kinh tế lớn không chỉ vì nó phân bố rộng,
chiếm tỷ lệ cao trong thảm cỏ, mà còn cho năng suất và giá trị dinh dưỡng
cao. Khi chế biến, dự trữ ít rơi rụng lá, ít bị thối, tỷ lệ cỏ độc ít, chịu đựng
chăn dắt cao. Cỏ tự nhiên cho 10 - 20 tấn (chất xanh)/ha/năm, cỏ trồng thân
bò cho 30 - 40 tấn/ha/năm, thân bụi cho 50 - 60 tấn/ha/năm, thân đứng cho
80 - 100 tấn/ha/năm, nếu thâm canh có thể cho 160 - 260 tấn/ha/năm. 1 kg
cỏ tươi cho từ 0,1- 0,2 đơn vị thức ăn tương đương với 250 - 500 KcalME.
Cỏ hoà thảo có giá trị dinh dưỡng cao. Ở những nơi đất tốt, nhiều
mùn, ẩm, loài cỏ tốt nhất có thể chứa 16g prôtêin tiêu hoá và 32g lipit trong
1kg cỏ tươi, 8kg cỏ có thể tương đương 1đơn vị thức ăn [26]
1.2. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên
1.2.1. Vấn đề nguồn gốc và phân bố đồng cỏ trong đai nhiệt đới
Nguồn gốc của đồng cỏ là không đồng nhất, có nhiều loại hình đồng cỏ
được hình thành bằng con đường tự nhiên, nhưng cũng có những đồng cỏ được
hình thành do hoạt động của con người trên vùng đất rừng, thảo nguyên hay

đầm lầy … làm thay đổi điều kiện môi trường và hình thành ra đồng cỏ [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11

Nguồn gốc của đồng cỏ trong đai nhiệt đới, giữa các tác giả có ý
kiến khác nhau. Đa số cho rằng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới không có
đồng cỏ tồn tại, các quần xã cỏ ở đây là loại hình savan [7].
Khi nghiên cứu về nguồn gốc thứ sinh của các thảm cỏ trong các
vùng nhiệt đới khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng: Các
đồng cỏ và cây bụi trong vùng nhiệt đới đều hình thành trên những quần xã
rừng bị chặt hạ. Con người khi chặt phá và đốt rừng làm nương rẫy đã làm
đất bị cháy và khô đi, những tác động này được kết thúc vào cuối mùa khô.
Đầu mùa mưa ở đây sẽ được gieo trồng các loại cây trồng nông nghiệp.
Trải qua nhiều lần như vậy đất sẽ được bỏ hoang, trên nó lại phục hồi dần
rừng thứ sinh và lại tiếp tục bị chặt hạ để trồng trọt. Kết quả dẫn đến rửa
trôi mạnh lớp đất mặt, cây gỗ không có điều kiện tái sinh nữa, hình thành
nên lớp cỏ hay có lẫn một số loài cây thảo và cây bụi hạn sinh. Về ngoại
mạo nó gần giống thảo nguyên vùng ôn đới. Vì nguồn gốc thứ sinh như thế
nên đồng cỏ phân bố rải rác ở các vành đai khác nhau, tồn tại dạng đồng cỏ
thấp hay cao tùy thuộc vào mức độ sử dụng của con người.
Đối với vùng núi Bắc Việt Nam tồn tại nhiều kiểu savan, đồng cỏ và
các dạng trung gian. Trong đai nhiệt đới, trên những vùng đã bị chặt phá,
khi mà đất còn khá tốt, độ ẩm còn khá cao, thì sẽ hình thành ở đây loại hình
đồng cỏ vì thảm cỏ ở đây gồm các cây cỏ có thân rễ dài, búi thưa thuộc
nhóm trung sinh sống lâu năm ngừng sinh trưởng vào mùa đông. Trong quá
trình tác động tiếp theo con người sẽ làm cho lớp đất mặt bị bào mòn, khả
năng giữ nước của đất kém, đất có độ chua cao, trong thảm cỏ tỉ lệ cây hạn
sinh tăng lên, cuối cùng chỉ tồn tại ở đây các loài cỏ, cây bụi hạn sinh và
cây đoản mệnh, hình thành savan cỏ, savan cây bụi hoặc thảm cây bụi hạn

sinh. Có thể tóm tắt quá trình trên như sau: Rừng nguyên sinh - rừng thứ
sinh - đồng cỏ - savan cỏ hoặc savan bụi - thảm cây bụi hạn sinh [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12

1.2.2. Những nghiên cứu về năng suất của đồng cỏ tự nhiên
Nghiên cứu về năng suất sinh vật học của các thảm thực vật đã bắt
đầu từ thế kỷ XIX, ban đầu chủ yếu là những công trình nghiên cứu có tính
chất thống kê trong kinh tế nông nghiệp. Sang đầu thế kỷ XX, những công
trình nghiên cứu về năng suất sinh vật học của các quần xã cỏ tự nhiên và
cỏ cho chăn nuôi đã được nghiên cứu nhiều hơn, với những thí nghiệm trên
các kiểu đất khác nhau.
Cuối thế kỷ XX, những công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào
nghiên cứu phần trên mặt đất, hoặc là số lượng các chất hữu cơ ở trạng thái
sống và chết, sự tăng trưởng của nó, phần chết hàng năm, thảm mục...
Sau đó nhiều công trình nghiên cứu phần trên mặt đất được tiến hành
cùng với phần dưới đất trong sự phụ thuộc từ những điều kiện tạo thành nó
của các kiểu thực bì khác nhau: Balôchina (1950), Gorskova (1954), Salưt
(1950), Andreev, Lapverenko và Leonchiev (1955); Badilevich (1958),
Xưrokomskaia và Ponhiatopkaia (1960), Igơnachenkô (1965), Xemen-
Nova-Chiansianskaia (1966), Alekxenko (1967), Hoàng Chung (1974),
Alekxeev (1975), Uchekhin ( 1977 ) … Nghiên cứu riêng phần trên mặt đất
có các tác giả: Kalininna (1954); Xemennôva-Chian-Sanskia (1966) ...
Bảng 1.1: Những dạng sống chính của thực vật đồng cỏ vùng núi
Bắc Việt Nam (không tính các loài cây trồng).
Stt Kiểu dạng sống
% loài trong tổng
số loài chung của
vùng Đông Bắc

% loài trong tổng
số loài chung của
vùng Tây Bắc
1 Cây gỗ 8.8 6.2
2 Cây bụi 9.3 9.3
3 Cây bụi thân bò 2.3 3.1
4 Cây bụi nhỏ 10.6 9.3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13

5 Cây bụi nhỏ thân bò 0.9 2
6 Cây nửa bụi 4.6 4.2
7 Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái 4.2 4.2
8 Cây có chồi mọc từ rễ 0.9 1
9
Cây thảo sống lâu năm có hệ rễ
cái, có thân rễ ngắn
0.9 0
10
Cây thảo có hệ rễ chùm, sống
lâu năm
14.4 14.7
11
Cây thảo có hệ rễ chùm, sống
lâu năm, có thân bò
2.3 4.2
12
Cây thảo mọc thành búi thưa,
sống lâu năm

15.7 12.4
13
Cây thảo mọc thành búi dày,
sống lâu năm
4.2 7.3
14
Cây thảo sống lâu năm có thân
rễ dài
4.2 5.2
15
Cây thảo sống lâu năm có thân
rễ dài và thân bò
5.1 7.3
16 Cây thảo một năm có rễ cái 6.5 5.2
17
Cây thảo một năm có hệ rễ cái,
có thân bò
0.4 0
18
Cây thảo một năm có hệ rễ
chùm
4.2 2
Tổng số:

- Cây thuộc thảo, sống nhiều năm.
51.9 56.3
- Cây thuộc thảo, sống một năm.
11 7.2
- Cây có hệ rễ cái.
49.1 44.5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14

Nghiên cứu riêng phần dưới mặt đất có các tác giả: Baranops - Kaia
(1954); Krưm (1960); Xemennop (1966); Khariton ốp (1967); Gawood (1968);
IgonachenKo, Kirillova và Ponhiatopskaia (1968); Hoàng Chung (1980).
Ivannop (1941), Odum (1968) và Rodin (1968); Mantranop và
Siminop (1967).... có những công t rình nghiên cứu quá trình tích luỹ vật
chất hữu cơ, cũng như sự chuyển đổi sản phẩm và năng lượng trong các
thực vật quần hay hệ sinh thái. Nhật Bản có các công trình nghiên cứu về
năng suất sinh học của các thảm cỏ của các tác giả như: Iwaki (1979);
Ogawa và cộng sự (1961); Iwaki và cộng sự (1964, 1966). ỞThái Lan, Ấn
Độ đã có một số nghiên cứu về năng suất của các quần xã cỏ trong rừng
thường xanh vùng ôn đới.
Ở Việt Nam, đến 1955 hầu như không có công trình nào nghiên cứu
về năng suất đồng cỏ. Từ 1960 đến nay nhiều công trình nghiên cứu về
năng suất đã được tiến hành trong các quần xã cỏ tự nhiên và cỏ trồng
(chăn thả hay đồng cỏ cắt). Dương Hữu Thời (1981); Nguyễn Hữu Hiến
(1985), … chỉ nghiên cứu một số cây có giá trị kinh tế cao trên đồng cỏ tự
nhiên và chủ yếu tính sản lượng cỏ trong một số vùng nhằm phục vụ cho kế
hoạch phát triển chăn nuôi đại gia súc của một số vùng đó. Hoàng Chung
(2004) đã tiến hành nghiên cứu năng suất các quần xã cỏ của vùng Việt
Bắc và vùng Tây Bắc trên hai đai (Nhiệt đới và á nhiệt đới). Trong công
trình nghiên cứu của ông đã đề cập đến những chỉ tiêu về khí hậu, thổ
nhưỡng, thành phần loài, dạng sống ( Bảng 1.1 ) phần trên mặt đất, phần
dưới mặt đất và đi đến kết luận về sự biến đổi năng suất trên đồng cỏ vùng
núi phía Bắc Việt Nam: “Trong các điều kiện thảm thực vật (savan – đồng
cỏ) của Bắc Việt Nam, năng suất sinh vật học giảm dần dần theo trình tự
sau: Đồng cỏ á thảo nguyên – Đồng cỏ - Savan cỏ” [7].

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh phụ thuộc vào giống cây
trồng, điều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác, giai đoạn sinh trưởng. Chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15

lượng của các giống cỏ được đánh giá bằng thành phần hoá học có trong
giống cỏ đó. Đây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng không thể thiếu khi
nghiên cứu, đánh giá một giống cây thức ăn, trên cơ sở đó giúp các nhà
chăn nuôi tính toán khẩu phần ăn cho gia súc một cách hợp lý, để chúng
sinh trưởng và phát triển tốt.
- Độ ăn được:
Những loài trong đồng cỏ Bắc Việt Nam có giá trị chăn thả khá tốt,
theo thành phần loài thì trên 95% là thuộc nhóm hoà t hảo, trong đồng cỏ
tồn tại một số loài cây bụi và cây thuộc thảo khác, phần lớn những loài này
cũng được gia súc ăn. Tuy nhiên, giá trị chăn thả của đồng cỏ cũng thay đổi
theo thời gian và theo từng kiểu thảm, điều này có quan hệ mật thiết với
đặc điểm sinh thái, với các giai đoạn sinh trưởng, với thành phần thực vật,
với chiều cao thảm cỏ và thành phần hoá học của nó cùng các hình thức tác
động của con người vào thảm cỏ.
Ở một số loài giá trị chăn thả hầu như không thay đổi trong suốt cả
thời kì sinh dưỡng như: Ischaemum indicum, Paspalum scrobiculatum,
Paspalum conjugatum và một số loài một năm. Một số loài khác thì giá trị
chăn thả giảm dần theo thời gian, ở những loài này tuổi càng tăng thì tỉ lệ
phần thân tăng và phần trăm chất xơ trong thân và lá tăng lên. Lá nhiều loài
trở nên cứng và sắc như cỏ Tranh, Chè vè, ...
Thành phần họ Đậu trong đồng cỏ Bắc Việt Nam rất ít, một số loài
trong đó giá trị chăn thả kém, lá cứng, có nhiều lông cứng như: Desmodium
triquetum, một số loài khác thì năng suất lại rất thấp – sinh khối tập trung
chủ yếu ở phần thân như: Desmodium microphyllum. Trong thành phần cỏ

của một số quần xã có nhiều cây họ Cói, những loài này lá cứng và sắc như
Carex, Rhynchospora, ... một vài loài khác năng suất rất thấp [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16

- Thành phần hoá học của thực vật:
Thành phần hóa học quyết định trực tiếp đến nguồn dinh dưỡng có
trong hòa thảo. Theo tài liệu của Viện chăn nuôi quốc gia, 1995 [37], đối
với cây cỏ ngoài tự nhiên thì hàm lượng dinh dưỡng rất khác nhau như:
Đối với cây rong, bèo,…rau ở dưới nước thì hàm lượng chất khô
thường thấp, chiếm tư 1-6% VCK, ví dụ bèo ong 9,6% VCK, 0,9% prôtin
thô; 0,2% lipit thô; 1,6 % xơ thô; 6,4 dẫn xuất không đạm, 1,8 % khoáng
tổng số.
Đối với cây trên cạn hàm lượng dinh dưỡng cũng khác nhau như: Cỏ
bạc hà ( cỏ vừng) có 11,9% VCK,1,8% protein thô; 0,5% lipit thô; 2,7% xơ
thô; 5,1% dẫn xuất không đạm; 1,8% khoáng tổng số. Cỏ thài lài 10%
CVK; 1,7% protein thô; 0,9 lipit thô; 10% xơ thô;13,7 dẫn xuất không đạm
1,6 khoáng tổng số. Trong khi đó một số cỏ khác từ 18-24% VCK như cỏ
Mộc Châu mọc tự nhiên có 23,88% VCK; 2,54% protein thô; 0,51% lipit
thô; 8,67% xơ thô; 10,13 dẫn xuất không đạm 2,03 khoámg tổng số [2] Tùy
theo từng thời vụ và thu cắt theo từng thời điểm hợp lí thì tỉ lệ nước 82%;
0,95% protein tiêu hóa; 0,67% lipit tiêu hóa và 3,4% xơ tiêu hóa. Một số cỏ
có hàm lượng VCK cao(trên 30%) như cỏ sâu róm 30,2% VCK và tỉ lệ các
chất khác là 2,3% protein thô; 1,6% lipit thô; 9,7 % xơ thô;14,7% dẫn xuất
không đạm 1,9% khoáng tổng số.
Đối với các cây cỏ trồng:
Trong các cây cỏ hòa thảo trồng thì tỉ lệ chất khô và các thành phần
dinh dưỡng khác trong cỏ cũng dao đông khá lớn. Theo tài liệu của viện
chăn nuôi quốc gia thì [37] chúng có thể biến động về vật chất khô từ 11

đến dưới 35% và phụ thuộc vào giống , loài và tuổi thu cắt. Có những loại
cỏ như chè khổng lồ có hàm lượng chất khô là 13,68% và các thành phần
dinh dưỡng khác như protein thô là 2,08%; 0,6% lipit thô; 1,72% xơ thô;
6,07% dẫn xuất không đạm; 3,21% khoáng tổng số . Cỏ voi có tỉ lệ VCK là
11,8% và các thành phần dinh dưỡng khác như sau: protein thô 2,2%; 0,4%
lipit thô;3,2% xơ thô; 4,3% dẫn xuất không đạm; 1,7% khoáng tổng số.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17

Theo Đoàn Ân, Võ Văn Trị, 1976 [2], cỏ voi tuổi càng nhỏ thì hàm
lượng Protein càng cao, tuổi càng lớn thì tỉ lệ chất xơ càng cao( tỉ lệ nghịch
với hàm lượng protein và nước) cục thể là 2 tuần tuổi tỉ lệ nước là 89,56%;
2,67% xơ thô; protein cỏ khô là 18,42%, khi cỏ 4 tuần nước là 87,4%; 3,7%
xơ; 11,49% protein trong c ỏ khô. Thành phần hoá học có trong các giống cỏ
tập trung chủ yếu vào 4 chỉ tiêu đó là: vật chất khô (VCK), Protein, đường,
chất béo và xơ. Hoàng Chung và cộng sự (2004) đã tiến hành nghiên cứu và
theo dõi một số chỉ tiêu về thành phần hoá học của một số loài chính trong
đồng cỏ Bắc Việt Nam. Kết quả được thể hiện ở bảng 1.5 [7].
Những giống cây thức ăn tốt là giống cho năng suất vật chất khô,
Protein, đường cao, tỉ lệ xơ trong thức ăn thấp, tỉ lệ lá/thân cao, trong đó
chỉ tiêu Protein được chú ý nhiều hơn cả.
Bảng 1.2: Thành ph ần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số loài cỏ chính
Tt Tên khoa học
Tên
Việt Nam
%
nước
%
Đạm

TS
%
Prôtêin
%
đạm
amin
%
lipit
%
chất

ĐV
TA
1
Ischaemum
indicum
Cỏ lông 76.7 1.954 7.86 1.379 1 8.8 0.19
2
Arundinella
nepalensis
Cỏ xương 77.4 1.976 9.94 1.744 0.3 7.9 0.18
3
Cymbopogon
caesius
Cỏ sả 70.4 2.306 9.61 1.686 1.9 9.3 0.25
4
Imperata
cylindrica
Cỏ Tranh 74 1.945 9.747 1.71 1.1 8.8 0.25
5

Setaria
viridis
Cỏ sâu róm 67.5 2.1 1.6 10.3 0.27
6
Chrysopogon
aciculatus
Cỏ may 64.4 3.1 0.6 8.3 0.3
7
Digitaria
longiflora
Cỏ chỉ 73.6 3.4 0.5 7.4 0.21
8
Digitaria
decumbens
Pangôla 2.295 8.88 1.558
9
Paspalum
urvillei
Mộc châu 2.6 10.48 1.839 0.1
10
Fimbristylis
annua
Họ cói 0.979 4.288 0.747
Trong thực tế khi chăn thả bình thường giá trị thức ăn cao nhất trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18

thời gian đầu khi cỏ mọc nhanh ra nhiều lá mới, giá trị thức ăn giảm khi cỏ
bắt đầu đâm bông và tiếp tục giảm khi cỏ càng già. Khi chăn thả liên tục

theo những khoảng thời gian liên tiếp gần nhau, giá trị dinh dưỡng của cỏ
có thể ở mức tương đối cao nhưng như vậy năng suất bị giảm nhiều.
1.2.3. Những nghiên cứu về sử dụng đồng cỏ Bắc Việt Nam
Đồng cỏ phía Bắc Việt Nam chủ yếu là có nguồn gốc thứ sinh do
hoạt động khai phá rừng mà thành, nên diện tích đồng cỏ ngày càng được
mở rộng có thể chiếm tới 1/3 diện tích lãnh thổ. Hiện nay, đồng cỏ được sử
dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm bãi chăn thả, trồng cây lương
thực, cây ăn qủa, cây công nghiệp, trồng rừng...
Trong thực tế hiện nay, tại các vùng có sử dụng đồng cỏ vào mục
đích chăn nuôi, hầu như chưa có phương thức sử dụng hợp lý, khai thác
một cách cạn kiệt làm cho thảm cỏ ngày càng thoái hoá mạnh. Cho đến
nay, những nghiên cứu về sử dụng hợp lý đồng cỏ vẫn còn là mới mẻ, tài
liệu còn qúa ít.
Những công trình nghiên cứu dành cho việc sử dụng hợp lý đồng cỏ
rải rác ở một số công trình như: Nguyễn Vũ Hùng, Bùi Văn Minh (1968),
có nghiên cứu về sử dụng luân phiên đồng cỏ ở Ba Vì và đề nghị chia thành
6 ô, mùa hè sử dụng 5 ô. Trong một đàn gia súc số lượng nên là 100 -150
con, diện tích đồng cỏ là 50 - 80 ha.
Võ Văn Trị (1983) đã chia đồng cỏ trồng ra thành những ô nhỏ, sự luân
phiên mùa hè theo ông có kho ảng cách 40 - 50 ngày, mùa đông là 60 ngày.
Dương Hữu Thời (1981) có đề cập đến một số vấn đề sử dụng hợp lý
như: luân phiên đồng cỏ, trồng cỏ, diệt trừ cây bụi.
Hoàng Chung (1988) nghiên cứu về vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ
Bắc Việt Nam. Trên cơ sở tương đối đầy đủ những tư liệu về đồng cỏ vùng
này đã chia đồng cỏ Bắc Việt Nam thành 3 hệ thống (3 loại theo độ dốc)
Loại 1: đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 0 - 7
0
.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


19

Loại 2: đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 7 - 25
0
.
Loại 3: đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 25 - 30
0
trở lên.
Từ việc phân chia này ông đã đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý
đồng cỏ ở từng nhóm.
Vấn đề cải tạo đồng cỏ Bắc Việt Nam ông đã đề cập đến 2 vấn đề
lớn: cải tạo điều kiện môi trường sống, cải tạo lớp đất mặt. Qua những
nghiên cứu trên ông đề xuất 1 số ý kiến về vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ
của vùng núi phía Bắc Việt Nam.
1.3. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới và
ở Việt Nam.
1.3.1. Tình hình phát triển đồng cỏ trên thế giới
Để phát triển chăn nuôi, một trong những vấn đề cơ bản đầu tiên cần
phải giải quyết là nguồn thức ăn gia súc. Trong 2 hệ thống nuôi dưỡng: a)
dựa vào thức ăn tinh (trên 40% nhu cầu dinh dưỡng được thỏa mãn bằng
thức ăn tinh), và b) dựa vào thức ăn thô (trên 60% nhu cầu dinh dưỡng
được thỏa mãn bằng thức ăn thô) thì hệ thống b được đặc biệt chú ý nhất là
ở các nước có khả năng phát triển đồng cỏ. ở những nước này việc sử dụng
đồng cỏ không chỉ để chăn thả mà còn cung cấp thức ăn xanh và dự trữ cho
đàn gia súc nuôi nhốt. Ở úc, sản phẩm chăn thả tới 50% sản phẩm xuất
khẩu, tỉ lệ này còn cao hơn: 90% ở Tân Tây lan [10]. Theo Davies (1960)
đồng cỏ tự nhiên cung cấp gần một phần hai gia súc chăn thả, tạo ra một
phần ba lượng thịt và một phần sáu sản lượng sữa trên thế giới [9] ...
Sau cuộc “Cách mạng về thức ăn gia súc” ở Tây âu mà đặc biệt là ở
Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, đồng cỏ ngày càng

được chú ý và sử dụng đúng với vai trò của nó. Nếu như trước kia ở Pháp
(1842) chỉ có 4 triệu ha trồng cỏ và 15 triệu ha ngũ cốc thì hiện nay tỷ số ấy
đã thay đổi: 12 triệu ha trồng cỏ và 8 triệu ha ngũ cốc [13].
Ở Anh các diên tích ngũ cốc giảm đi và diện tích trồng cỏ, các loại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20

cây thức ăn gia súc khác tăng lên và được thâm canh một cách đáng kể.
Ở Liên Xô, diện tích trồng cỏ tăng từ 2,1 triệu ha năm 1913 lên 7,3
triệu ha năm 1933 và đến năm 1961 diện tích này đã lên tới 51,9 triệu ha
[10]. Không những diện tích trồng cỏ tăng lên, việc nghiên cứu chọn lọc
các giống cỏ có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã được chú trọng,
nhiều loài cỏ như cỏ Voi, cỏ Ghinê, cỏ Bermuda, cỏ Pangola, v.v … đã
được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Lai tạo những giống cỏ mới có
năng suất và giá trị dinh dưỡng cao như Coastcross (Cỏ Bermuda lai), cỏ
Ghinê từ một loài đã tạo ra nhiều giống mới, cỏ Voi cũng vậy, ... đây là
thành tựu khoa học đáng kể để góp phần giải quyết thức ăn cho gia súc
ngày càng phát triển không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng.
Ở các nước nhiệt đới khả năng phát triển đồng cỏ rất lớn nếu được
sử dụng một cách hợp lý có thể cung cấp prôtêin động vật không những
cho vùng nhiệt đới mà cho cả vùng lân cận.
Để phát triển chăn nuôi động vật nói chung và động vật nhai lại nói
riêng, thì một trong những vấn đề hang đầu cần giải quyết là nguồn thức
ăn. Thực tế có hai phương thức để cung cấp dinh dưỡng cho gia súc nhai lại
đó là nguồn thức ăn tinh và nguồn thức ăn thô xanh ( trên 60% nhu cầu
sinh dưỡng của gia súc nhai lại là thức ăn thô xanh ). Chính vì vậy mà
nguồn thức ăn thô xanh được đặc biệt chú ý ngay cả những nước kém phát
triển lẫn những nước phát triển. Việc phát triển đồng cỏ không chỉ cung cấp
thức ăn tươi xanh mà còn dùng để dự trữ cho gia súc nuôi nhốt. Cùng với

việc phát triển của nghề chăn nuôi động vật nhai lại, đòi hỏi người chăn
nuôi nhiều nước trên thế giới phải nhập nhiều giống cỏ khác nhau từ các
nước khác nhau. Quê hương lâu đời của cỏ voi là Uganda nhập vào Mĩ năm
1913, Australia năm 1914, Cuba 1917, Braxin 1920….[38]. Cỏ Pangola
xuất hiện ở bên bờ song Pangola thuộc Nam phi nhập về Mĩ năm 1935,
Cuba 1950, Australia 1954… và các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới. Cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21

thức ăn xanh bao gồm sản phẩm cây mùa vụ còn lại, cây cỏ hoà thảo, cây
đậu, cây thân thảo hay thân gỗ mà có thể được sử dụng làm thức ăn cho gia
súc. Những cây này cũng có thể được sử dụng vào những mục đích khác
nhau như bảo vệ đất, chống xói mòn, làm tăng độ màu mỡ của đất và hạn
chế cỏ dại [1]. Ước tính thế giới , gia súc sử dụng khoảng 3,4 tỷ ha đất
dùng cho chăn thả và dùng cho sản xuất thức ăn gia súc, diện tích này được
đánh giá là hơn 2/3 diện tích sử dụng sản xuất nông nghiệp [13]
Cỏ là loại thức ăn chủ yếu của trâu bò, vì trong cỏ có đầy đủ chất dinh
dưỡng, như bột, đường, đạm, khoáng, vitamin mà các loại gia súc nhai lại có
khả năng sử dụng và hấp thụ tốt. Mặt khác, các chất dinh dưỡng trong cỏ
không những rất cần thiết mà lại có tỉ lệ thích hợp đối với nhu cầu sinh lý
của trâu bò. Ví dụ: nếu tỉ lệ đường - đạm thích hợp nhất cho khẩu phần thức
ăn của bò sữa là 1:1 thì tỉ lệ đó trong cỏ non thay đổi từ 1:1 đến 1.4 :1 [2].
Cỏ còn là loại cây thức ăn dễ sản xuất, có năng suất cao, tương đối ổn định
và là nguồn thức ăn rẻ tiền góp phần làm giảm giá thành sản phẩm chăn
nuôi, chưa kể ưu thế của các giống cỏ lâu năm là thường chỉ cần gieo trồng
một lần mà sử dụng được nhiều năm. Ví dụ: Giá thành cho 1kg cỏ Mộc
Châu và cỏ lông Para trong 3 năm sử dụng là: 0.037 và 0.035 đồng [10].
Ở bãi cỏ tự nhiên với điều kiện thổ nhưỡng tốt thì 1kg cỏ tươi cung
cấp được 16g Prôtêin tiêu hoá và 32g lipit, 8 kg loại cỏ này tương đương 1

đơn vị thức ăn [27].
Theo Meilroy (1972) cần chọn cỏ để làm thức ăn gia súc là khi thu
hoạch dưới dạng này hay dạng khác phải đảm bảo các yêu cầu sau [52]:
- Cỏ phải có khả năng tái sinh qua mầm chồi còn lại sau mỗi lần
thu hoạch.
- Các tế bào sinh trưởng phải tập trung phần lớn ở các gốc là nơi khi
thu hoạch ít bị ảnh hưởng tới.
- Cần sinh trưởng liên tục với khả năng chịu hạn và chịu lạnh cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22

- Cần có thân ngầm để tạo điều kiện phát triển cả trên và dưới mặt đất.
- Có hệ thống rễ phát triển để cho phép chịu đựng sự thu hoạch và
đảm bảo lấy được dinh dưỡng đã được giải phóng hay phân huỷ từ dưới đất.
Tuy nhiên, để chọn làm cỏ chăn thả hay thu cắt cần phải dựa vào các
nhân tố sau để xét và quyết định hướng sử dụng cho từng loại cỏ như: độ
ngon miệng cao, nhất là cỏ thu cắt; phải có giá trị dinh dưỡng cao để đáp
ứng nhu cầu gia súc về các mặt; có khả năng cạnh tranh điều kiện sinh tồn
và khả năng được trồng kết hợp; có khả năng chịu đựng sự dẫm đạp liên
tục của gia súc và cỏ thu cắt phải chịu được sự cắt và nén của máy thu
hoạch; cỏ chăn và cỏ cắt đều phải có năng suất cao để đảm bảo nhu cầu gia
súc và giảm diện tích gieo trồng; …
1.3.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới
Trên thế giới, ở các nước có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển, vấn
đề thức ăn rất được quan tâm và đầu tư nghiên cứu như: Úc, Mỹ, Brazin, …
Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống sản xuất vùng đồi núi ở
vùng Đông Nam Á, nên cũng đã có những quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này.
- Tác giả T. Kanno và M. C. M. Macedo [56] đã tiến hành thí
nghiệm gieo hạt của các cỏ Brachiaria decumbens, B .brizantha, B.

dictyoneura, B. humidicola, Andropogon gayanus, Setaria anceps và
Paspalum atratum và đầu mùa mưa tại các cánh đồng ở khu vực đầm lầy .
Các tác giả thấy không có loài nào có thể sống sót tại mùa mưa ở khu vực
đất lầy. Còn khi gieo hạt vào giữa mùa mưa thì chỉ còn một lượng nhỏ cây
giống con còn tồn tại vào cuối mùa mưa, tuy nhiên cũng không thể sống sót
cho đến hết mùa mưa. Những kết quả chỉ rõ rằng giai đoạn cây con phù
hợp nhất ở khu vực đầm lầy là bắt đầu của mùa khô, khi đất trở nên cứng
có thể sử dụng được máy kéo.
Theo John W. Miles 2004 [57] Chi Brachiaria là giống lớn được sử
dụng làm thức ăn cho vật nuôi vùng nhiệt đới châu Mĩ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23

- Ở Inđonêxia, trong tình hình thức ăn của trâu, bò chiếm 56% là cỏ
tự nhiên, 21% là rơm, 16% là cây lá khác và 7% là phụ phẩm thì trong 4
giải pháp để giải quyết thức ăn là thâm canh, trồng giống cỏ tốt (cỏ Voi và
cây Đậu) [19].
- Ở Thái Lan, với 70% dân liên quan đến sản xuất nông nghiệp, sản
phẩm trồng trọt có giá trị thấp, thịt bò và sữa chưa đủ cung cấp theo nhu
cầu tiêu dùng. Theo FAO, Chính phủ Thái Lan có chủ trương tăng thu nhập
của người nông dân bằng giải pháp: giảm trồng lúa, sắn, đẩy mạnh phát
triển chăn nuôi đặc biệt là gia súc nhai lại. Nông dân nuôi bò trong dự án
được cấp hạt giống cỏ để trồng.
- Ở Trung Quốc, cây thức ăn gia súc được chú ý phát triển ở khu vực
phía Nam. Trong quá trình nghiên cứu đã xác định được các giống cỏ Stylo,
Brachiaria, Pennisetum, … sử dụng có hiệu quả cho gia súc. Hằng năm
còn sản xuất 20,5 tấn hạt cỏ cung cấp cho trong và ngoài nước [24].
- Ở Philippiin, với 90% gia súc nhai lại nuôi tại vườn nhà hoặc ở các
trang trại nhỏ được trồ ng các giống Stylo 184, Panicum maxinum,

Paspalum atratum, … đều phát triển tốt cung cấp nguồn thức ăn cho gia
súc. Ngoài ra, các giống cỏ trên còn được trồng theo đường đồng mức ở đất
dốc, cải tạo đất trống đồi núi trọc, trồng dưới tán cây ăn quả. Hằng năm sản
xuất được trên 1 tấn hạt cỏ (E.F. Lating, F. Gagunada, 1995).
Một số nước khác như Malaysia, Lào, … cũng đã chú trọng đầu tư
phát triển cây thức ăn cho gia súc từ những năm 1985. Cho đến nay một số
giống cỏ Hoà thảo và cỏ họ Đậu được chọn lọc, đang phát huy hiệu quả cao
trong sản xuất. Hằng năm sản xuất được 2-3 tấn hạt cỏ các loại. Như vậy,
phong trào trồng cây thức ăn xanh để chăn nuôi gia súc đang được nhiều
nước quan tâm. Nó thực sự là động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia
súc phát triển.

×