Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 79 trang )

 1



CÁ TRA BỀN VỮNG – TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG TẠI CHÂU ÂU










Dự án: Xây dựng chuỗi cung ứng cá Tra bền vững tại Việt Nam
Tác giả: Carson Roper, Nhà tư vấn độc lập

Tháng 12/2013

 2
MỤC LỤC

I Tóm tắt và các khuyến nghị cho cá Tra Việt Nam ………………………….………… 3
II Tóm tắt các xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các nhà bán lẻ
hàng đầu……………………………………………………………………………………… 7
III Phản hồi từ các nhà bán lẻ………………………………………………………………… 12
IV Phân tích thị trường về xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các
nhà bán lẻ hàng đầu tại Đức…………………………………………………………………17
V Phân tích thị trường về xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các
nhà bán lẻ hàng đầu tại Vương quốc Anh …………………………………………………30


VI Phân tích th
ị trường về xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các
nhà bán lẻ hàng đầu tại Hà Lan…………………………………………………………… 42
VII Phân tích thị trường về xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các
nhà bán lẻ hàng đầu tại Tây Ban Nha………………………………………………………51
VIII Phân tích thị trường về xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các
nhà bán lẻ hàng đầu tại Pháp……………………………………………………………… 60
IX Danh sách các chuyên gia và các cơ quan nghiên cứu…………………………….….…70














Người liên hệ
Sabine Gisch-Boie Linda Zednicek
Quỹ bảo tồn thiên nhiên Áo Quỹ bảo t
ồn thiên nhiên Áo
Email:





Ấn phẩm này bao gồm 9 báo cáo riêng lẻ và được biên soạn với sự hỗ trợ của Liên minh châu
Âu. Nội dung của ấn phẩm này thuộc trách nhiệm của cá nhân tác giả, do vậy, không phản
ánh quan điểm của Liên minh châu Âu.

 3
CHƯƠNG I. TÓM TẮT VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHO CÁ TRA VIỆT NAM

Khái quát về thị trường thủy sản châu Âu và các khuyến nghị
Giới thiệu
Hoạt động phân tích thị trường trong dự án SUPA nhằm hướng tới 3 mục tiêu chính: đạt được
sự hiểu biết sâu sắc về nhận thức của thị trường châu Âu đối với ngành công nghiệp cá Tra
Việt Nam; tiến hành phân tích các đối tượng thị trường chính và xu hướng tạ
i thị trường châu
Âu và dựa trên những thông tin này để đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện hình ảnh cá Tra
Việt Nam nhằm tăng sản lượng xuất khẩu và giá trị trên từng đơn vị của cá tra tại châu Âu
Hình ảnh cá tra ở châu Âu
Hình ảnh cá tra trong mắt các nhà bán lẻ tại châu Âu đã bị ảnh hưởng bởi các báo cáo tiêu
cực từ các phương tiện truyền thông và các chiến dịch do các đối thủ cạnh tranh về lợ
i ích
thực hiện tại từng thị trường nhập khẩu. Nói chung, ngành công nghiệp cá Tra được coi là
cồng kềnh, sản xuất ồ ạt và gây ra những tác động tiêu cực.
Thị trường châu Âu, các đối tượng chính và xu hướng
Dân số châu Âu đươc dự đoán sẽ tăng từ mức 501,044,066 năm 2010 lên mức 522,342,413
vào năm 2030 [1], Sự tăng trưởng này tương đương với việc bổ sung 2 quốc gia có dân số
tương tự nh
ư Bỉ và Hy Lạp (sử dụng số liệu dân số của năm 2010). Đồng thời, mức tiêu thụ
cá bình quân trên đầu người sẽ tăng 2 kg (từ 22kg đến 24kg) [2].Trong bối cảnh đó, thực tế là
châu Âu sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu cá và thủy sản để đáp ứng nhu cầu và sẽ
còn tiếp tục phụ thuộc trong tương lai gần.

Thị trường bán lẻ
châu Âu là một khối thị trường thống nhất và chiếm tỷ trọng áp đảo trong số
25 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới (Bảng I.1).
Bảng I.1. 25 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới năm 2012 [3]

STT Tên nhà bán lẻ Quốc gia
1. Walmart Mỹ
2. Carrefour Group Pháp
3. Tesco Anh
4. Metro Group Đức
5. Schwartz Group Đức
6. Kroger Co Mỹ
7. Costco Mỹ
8. Aldi Đức
9. Target Corp Mỹ
10. Rewe Đức
11. Edeka Đức
12. Auchan Pháp
13. Aeon Nhật
14. Woolworths Úc
15. Seven & 1 Nhật
16. Coles Group Úc
17. Casino Group Pháp
18. Intermarche’ Pháp
19. E.Leclerc Pháp
20. Safeway Mỹ
21. Ahold Hà Lan
 4
22. Supervalu Mỹ
23. J Sainsbury’s Anh

24. Loplaw Co. Canada
25. Delhaize Bỉ

Các thị trường tiêu thụ cá tra hàng đầu châu Âu (xếp theo thứ tự giảm dần) được kể đến như:
Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức và Vương quốc Anh. Nghiên cứu dựa trên các dữ liệu đã có cho
thấy thông qua các sáng kiến về trách nhiệm xã hội, cũng như các chính sách tìm nguồn cung
ứng hải sản, các nhà bán lẻ châu Âu thực hiện các chương trình kiểm soát và giới hạn sự lựa
chọn. Chương trình này đòi hỏi phải hạn ch
ế các sản phẩm được giới thiệu tới khách hàng
dựa trên các tiêu chí về môi trường, xã hội và/hoặc các vấn đề cần cân nhắc khác. Tác động
của chương trình kiểm soát và giới hạn sự lựa chọn này đối với các sản phẩm thủy sản nuôi
(đặc biệt là cá tra nói riêng) dao động theo từng thị trường và nhà bán lẻ. Tây Ban Nha, Đức,
Pháp và Vương quốc Anh là các thị trường hấp dẫn đối với sự tái phát triể
n của ngành kinh
doanh cá tra. Kinh doanh “cá thịt trắng” (bao gồm cả cá tra) ở Tây Ban Nha đã bị ảnh hưởng
bởi cuộc khủng hoảng tài chính và do đó có thể sẽ tăng trở lại cùng với sự phục hồi của nền
kinh tế. Thị trường Tây Ban Nha cũng hấp dẫn nhờ có quan hệ thương mại với Bồ Đào Nha.
Bên cạnh đó, chương trình truyền hình bôi nhọ hình ảnh cá tra phát sóng năm 2011 tại Đức
đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh cá tra ở quốc gia này cũng như một số
nước Bắc Âu, đặc biệt là tại Áo và Thụy Sĩ (Hình 1). Tuy nhiên, thị trường Đức đã chứng kiến
sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhãn ASC nhằm gây dựng lại lòng tin của người tiêu
dùng.



Hình I.1: Phóng sự trên truyền hình Đức “Pangasius Lie” [4]
Pháp cũng đã trải qua sự suy giảm trong doanh số bán cá tra do các báo cáo truyền thông tiêu
cực, nhưng được đánh giá là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất của châu Âu về
cá và hải sản, Pháp vẫn là một thị trường quan trọng. Cuối cùng, tại Vương quốc Anh, cá tra
đạt chứng nhận đang bắt đầu được công nhận trên thị trường. Tất cả các thị trường

đều hứa
hẹn tăng doanh số bán cá tra khi hình ảnh của loài cá này được cải thiện.
Đối với cá tra Việt nam, quyết định thu mua sản phẩm này của các nhà bán lẻ châu Âu dựa
trên các tiêu chí tiên quyết sau: chất lượng, giá cả và dịch vụ, an toàn thực phẩm; các vấn đề
xã hội; các tác động môi trường, sức khỏe, an sinh động vật và truy xuất nguồn gốc. Mỗi yếu
tố trên đều giúp giảm bớt nguy cơ ảnh hưở
ng đến uy tín của nhà bán lẻ do liên quan đến các
vấn đề về chất lượng sản phẩm. Chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc các vấn đề khác liên
quan khác đến sản phẩm như vấn đề xã hội, tác động môi trường hoặc sức khỏe và an sinh
động vật thường được giải quyết thông qua các chương trình và hệ thống chứng nhận. “Nhãn
 5
đỏ” của Pháp là một ví dụ về chất lượng sản phẩm. An toàn thực phẩm được giải quyết thông
qua Tổ chức Sáng kiến An toàn thực phẩm Toàn cầu (GFSI). Các vấn đề khác được giải
quyết thông qua các chương trình chứng nhận về nuôi trồng thủy sản như: ASC, Global
G.A.P; Chương trình liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu BAP; Chương trình người bạn của
biển (Friend of the Sea) và Chương trình cá hữu cơ.
Vi
ệc quảng bá, bảo vệ nhà bán lẻ độc lập và nhận diện thương hiệu nhà cung cấp đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong khối thị trường lớn như thị trường châu Âu. Các nhà bán lẻ và các
nhà cung cấp của họ đã phát triển các chiến dịch nhằm truyền tải thông điệp toàn vẹn về
thương hiệu của họ để giảm thiểu các rủi ro. Một số chương trình điể
n hình như:
• Kế hoạch A của Marks and Spencer: chiến dịch “Forever Fish” do Marks and
Spencer phối hợp với Tổ chức bảo tồn Biển và WWF Anh
• Chiến dịch “Fish for Life” của The Young’s (and Findus) (trụ sở tại Vương quốc
Anh)
• Chiến dịch “Forever Food” của Iglo Foods (trụ sở tại Anh)
• Quan hệ hợp tác của Edeka với WWF vì nghề cá bền vững (Đức)
Ngoài ra còn có những chương trình được sử dụng để tăng cường nhận diện thương hiệu
nhà bán lẻ trên sản phẩm thông qua các dấu hiệu và nhãn sản phẩm.

• Bảo đảm giá thấp của công ty ASDA;
• Sử dụng nhãn bền vững ASC của công ty Edeka;
• Tại Tây Ban Nha: Nhãn "Producción Controlada" của Auchan
• Tại Hà Lan: sử dụng một hệ thống dừng xe tại Plus
• Tại Pháp: nhãn của Carrefour nêu rõ sản phẩm đã được nuôi từ các thức ăn không
chứa thực phẩm biến đổi gen (<0,9%).
Tất cả đều vì mục tiêu tối thượng là nâng cao uy tín của sản phẩm. Trong khi các kết quả
nghiên cứu khác nhau thì thông tin phản hồi từ thị trường rất rõ ràng… người tiêu dùng đang
bị lúng túng vì có vô số loại nhãn sản phẩm. Do vậy, nghiên cứu này đã xác định xu hướng
đang phát triển hiện nay để tập trung trước hết vào việc xây dựng uy tín thương hiệu thông
qua các thông điệ
p dễ hiểu hướng tới người tiêu dùng, ví dụ như giá cả và/hoặc chất lượng
sản phẩm, khi nào cần thiết đẩy mạnh uy tín thương hiệu bằng cách gửi thông điệp về uy tín
sản phẩm thông qua các nhãn trong và ngoài nước.
Hình ảnh cá tra từ Việt Nam ra sao?
Trước tiên, có một tin vui từ thị trường châu Âu cho cá tra Việt Nam. Cá tra có xuất xứ Việt
Nam hiện diện phổ biến tại thị trường bán lẻ châu Âu. Hơ
n nữa, cá tra từ Việt Nam được nhìn
nhận như một sản phẩm có giá cả phải chăng, hương vị nhẹ, đã được rút xương và dễ chế
biến. Tuy nhiên, loài cá này cũng gặp một số vấn đề về danh tiếng liên quan đến chất lượng,
an toàn thực phẩm, lo ngại về vấn đề xã hội và môi trường cũng như sức khỏe và an sinh
động vật. Giải quyết nhữ
ng vấn đề này là quan trọng bởi chúng quyết định khả năng tiếp cận
thị trường châu Âu.
Trong những năm gần đây, Việt nam đã nỗ lực rất nhiều nhằm đạt được các chứng nhận khác
nhau để cải thiện hình ảnh và nâng cao danh tiếng của cá tra, nhưng nó chỉ đơn thuần như
 6
“đánh dấu vào ô"? Điều quan trọng là cần hiểu rằng các chương trình chứng nhận nuôi thủy
sản không phải là sự đảm bảo cho việc tiếp cận thị trường. Thứ nhất, chứng nhận chỉ đơn
giản là một công cụ tạo điều kiện cho việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Thứ hai, chứng

nhận không bảo đảm cho đẳ
ng cấp của các trang trại, nhà máy chế biến hoặc nhà bán lẻ.
Điều này đặc biệt đúng trong thị trường cạnh tranh cao trong khối thị trường chung châu Âu
như Pháp, Vương quốc Anh và Đức. Vì vậy, chứng nhận thủy sản nuôi cần phải tích hợp với
phương pháp tiếp cận thị trường một cách bao quát nhằm tạo ra hình ảnh mới của cá tra đạt
chứng nhận như một nguồn cung cấ
p protein chất lượng, điều đó giúp tăng cường thương
hiệu và uy tín sản phẩm tại thị trường châu Âu.
Những khuyến nghị để cải thiện hình ảnh cá tra Việt Nam tại thị trường châu Âu:
• Kiểm soát sự lựa chọn hay bị kiểm soát: Cần phải nắm bắt được cách nhìn nhận của các
nhà bán lẻ châu Âu về các hoạt động nuôi và chế biến cá. Điều này đòi hỏi phải theo dõi liên
tục chính sách của các nhà bán lẻ và các vấn đề chính định hướng các chính sách này.
• Nhận thức được những ảnh hưởng c
ủa nền kinh tế, tuy nhiên đây không phải là yếu tố thao
túng ngành công nghiệp cá tra ở châu Âu. Nếu cá tra thực sự là một sản phẩm tuân thủ quy
luật giá cả tại thị trường châu Âu, doanh số bán hàng sẽ tăng ngay cả trong thời gian suy thoái
kinh tế.
• Xác định cách thức làm giảm rủi ro của các nhà bán lẻ và nâng cao uy tín thương hiệu và uy
tín của sản phẩm mang thương hiệu.
• Xác lập một sự cân bằng giữa kế hoạch sả
n xuất và chương trình tiếp thị cho cá tra.
• Chủ động kiểm soát trong các vấn đề như nguyên liệu thức ăn không chứa sản phẩm biến
đổi gene và an sinh động vật.
• Truyền đạt những thông tin tích cực - Thông tin phản hồi của các nhà bán lẻ trong các cuộc
phỏng vấn, trong đó cần thúc đẩy các thông tin chuyên sâu hơn về hoạt động nuôi và chế
biến. Một nhà bán lẻ đã phát biểu “Cá tra có danh tiếng không tốt, như vậy có l
ẽ không công
bằng”. Nhà bán lẻ khác nói “có rất nhiều thay đổi trong 3 năm qua, vậy đâu là thông tin tích
cực?”
Khuyến nghị cuối cùng:

Phản hồi của các nhà bán lẻ trong các cuộc phỏng vấn cho thấy cả người tiêu dùng và nhà
bán lẻ đều chấp nhận chi thêm tiền cho chất lượng sản phẩm chứ không phải cho các chứng
nhận. Điều này không có nghĩa là chứng nhận ít quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro hay
xây dựng uy tín th
ương hiệu. Cần tìm hiểu các hoạt động sản xuất có trách nhiệm tại cấp độ
trang trại và nhà máy chế biến góp phần thế nào vào quá trình cải thiện chất lượng sản phẩm.





 7

CHƯƠNG II. TÓM TẮT CÁC XU HƯỚNG VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH TÌM NGUỒN CUNG
ỨNG CỦA CÁC NHÀ BÁN LẺ HÀNG ĐẦU

Thị trường thủy sản châu Âu: phân tích, khái quát, kết luận
Liên minh châu Âu phụ thuộc vào hoạt động nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu cá và hải sản.
“Đối với liên minh châu Âu nói chung, nhu cầu nhập khẩu cá đến ngày 8/7/2013 cho thấy gần
một nửa số cá tiêu thụ tại EU có nguồn gốc từ những vùng không thuộc EU”. Số li
ệu từ năm
2011 cho thấy các loài cá nhập khẩu như cá minh thái Alaska, cá ngừ và cá tra chiếm tới
40.3% tổng lượng cá tiêu thụ tại Đức [5]. Một ví dụ khác là tại Hà Lan, nơi cá ngừ đứng thứ 2
và tiếp theo sau là cá tra (xét về mặt khối lượng) trên thị trường trong năm 2012 [6].
Thị trường EU (gồm 27 quốc gia đơn lẻ) với dân số ước tính tăng từ 501,044,066 năm 2010
lên 522,342,413 vào năm 2030, điều này đồng nghĩa với vi
ệc bổ sung vào thị trường
21,298,346 người - tương đương với dân số của cả Bỉ và Hà Lan năm 2010. Tổ chức Nông
lương Liên hợp quốc FAO dự báo với mức tăng trưởng tiêu thụ bình quân trên đầu người là 2
kg ( tăng từ 22 đến 24 kg/người/năm), châu Âu vẫn sẽ tiếp tục là một thị trường quan trọng

cho sản phẩm cá và thủy sản [7].
Tuy nhiên, trong báo cáo thị trường về cá tra tháng 6/2013, t
ổ chức Globefish của FAO tổng
kết tình hình cá tra hiện nay ở châu Âu như sau:
Theo Eurostat, năm 2012, nhập khẩu cá tra vào châu Âu đạt 143 200 tấn với tổng giá trị 376
triệu USD, giảm 22% về khối lượng và 24% về giá trị so với năm 2011. Giá trung bình nhập
khẩu cũng giảm 2,4% còn 2,36 USD/kg trong năm 2012. Các thị trường lớn nhất trong Liên
minh châu Âu là Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan và Đức đều giảm mức nhập khẩu cá tra từ Việt
Nam. Tuy nhiên, một số thị trường vẫn tăng trưởng tích cực, bao gồm Bỉ, Hy Lạp và Latvia [8].
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó vẫn có những phát triển khả quan tại một số thị trường như:
Tại Đức :
"Dù nhập khẩu vào thị trường Đức năm 2012 giảm, cá tra vẫn phổ biến với người tiêu
dùng tại đây và là loại cá được tiêu thụ nhiều thứ 5 tại Đức. Mới đây các sản phẩm cá
tra đạt chứng nhận ASC đã có mặt trên thị trường. ASC là chứng nhận công nhận
trang trại nuôi hoạt động có trách nhiệm và thân thiện với môi trường. Các sản
phẩm cá tra đầu tiên đạt được nhãn ASC đến từ 13 trại nuôi đã đạt chứng nhận ASC
tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, chiếm 10% tổng sản lượng cá tra
của Việt Nam. Sản phẩm dán nhãn ASC đã có mặt trong nhiều siêu thị trên toàn nước
Đức. Các thương hiệu và công ty như Topsea, Frosta, Femeg, Queens và Profish,
hiện cung cấp sản phẩm cá tra dán nhãn ASC

[9]

Tại Pháp:
"Trong 10 năm gần đây, tập đoàn Carrefour, nhà bán lẻ thứ 2 thế giới, luôn tích cực
nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản. Nhận thức được yêu cầu cấp thiết toàn cầu
trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tương lai của ngành công nghiệp thủy sản với lực
lượng 200 triệu người lao động -Carrefour đã cam kết đóng góp vào việc tiêu thụ thủy
sản bền vững.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Carrefour xây dựng chuỗi cung cấp thủy sản tươi và

đông lạnh gắn liền với các mối quan tâm về môi trường và được chứng nhận
 8
theo các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe. Một ví dụ là toàn bộ cá tra tươi và đông
lạnh (cá da trơn nước ngọt) của Tập đoàn này đều đã có chứng nhận GLOBAL GAP.
Một phần trong chính sách của Carrefor nhằm bảo đảm sự minh bạch và cung cấp
thông tin cho người tiêu dùng, Carrefour sẽ chủ động liên kết người tiêu dùng với
một trang web dành cho người tiêu dùng thủy sản đạt chứng nhận GLOBAL GAP.
Trang web này đã được thi
ết lập như một phần của chiến dịch nâng cao nhận thức của
người tiêu dùng về GLOBAL GAP.
Bắt đầu từ năm 2013, Carrefour in địa chỉ trang web www.mon-poisson.info trực tiếp
trên bao bì của tất cả các sản phẩm cá tra đông lạnh bày bán dưới thương hiệu riêng
của Carrefour tại hệ thống siêu thị của tập đoàn ở châu Âu. Trang web về nuôi thủy
sản sẽ cung cấp cho khách hàng của Carrefour các thông tin về tiêu chuẩn Th
ực hành
nuôi tốt do GLOBAL GAP chứng nhận. Người tiêu dùng cũng có thể tìm thấy chính xác
nguồn gốc trang trại của cá họ đã ăn thông qua công cụ tra cứu sử dụng số đăng ký
Global GAP (GGN) – bộ mã số 13 chữ số duy nhất - được GLOBAL GAP cấp riêng
cho từng nhà sản xuất đạt chứng nhận và được ghi trên bao bì sản phẩm. Những dữ
liệu và công cụ tìm kiếm này được đăng tải trên trang web www.globalgap.org
và có
thể tìm thấy khi sử dụng các công cụ tìm kiếm công cộng đã được thêm vào trang web
www.moi-poison.info.
Tại Anh:
“Sainsbury sẽ là nhà bán lẻ lớn đầu tiên tại Anh ra mắt sản phẩm River Cobbler (tên của cá tra
tại Anh) đạt chứng nhận của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC). Được nuôi ở Đông
Nam Á, loài cá thịt trắng này là một bước tiến hướng tới sự thay thế các các sản phẩm cá hiện
có sẵn trong siêu thị bằng các sản phẩm nuôi có trách nhiệm hơn.
Cá tra - thay thế cho cá tuyết và cá haddock trên thị trường, có xuất xứ từ khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long và đã được nuôi thương phẩm từ đầu năm 2000. Từ năm 2011, Sainsbury đã

hợp tác với ASC nhằm đảm bảo cá mua từ Việt Nam có thể đạt chứng nhận. Quy trình chứng
nhận bao gồm việc đánh giá toàn diện về các tiêu chí môi trường và xã hội được thiết lập theo
tiêu chuẩn ASC - bao gồm sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học và tác động đến cộng
đồng địa phương xung quanh trại nuôi. Một phần quan trọng là đảm bảo thức ăn sử dụng có
nguồn gốc từ các nguồn bền vững và có thể truy xuất [11].
Ngoài ra, theo hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của châu Âu
(RASFF), cảnh báo liên quan đến cá tra được nuôi tại Việt Nam giảm đáng kể từ 24 trường
hợp năm 2010 xuống đến 4 trường hợp trong năm 2012. Trong cùng khoảng thời gian này, số
lô bị trả về tại cửa khẩu giảm từ 14 xuống còn 2 lô (như Bảng II.1)
Bảng II.1. Cảnh báo RASFF châu Âu với cá tra nhập khẩu từ Việt Nam năm 2012

[12]
TT Phân loại Thời gian Quốc gia Nội dung
1.
Thông tin cần
lưu ý
11/10/2012 Hà Lan
Bao bì không có nhãn mác, cá tra phile
xuất xứ Việt nam
2.
Trả về tại cửa
khẩu
03/08/2012
Tây Ban
Nha
Cá tra đông lạnh được bảo quản dưới
nhiệt độ yêu cầu
3.
Thông tin cần
lưu ý

01/08/2012 Ý
E330 - không được khai báo. Axit citric
(0.23; 0.14%) trong cá tra phi lê đông
 9
lạnh Việt nam
4
Trả về tại cửa
khẩu
19/03/2012 Hà Lan
Một số đặc tính bị biến đổi theo cảm
quan , hàm lượng cao khuẩn Ecoli
trong cá tra phi lê đông lạnh xuất xứ
Việt nam
Chính sách tìm nguồn cung ứng
Chính sách tìm nguồn cung ứng của các nhà bán lẻ châu Âu thường có sự tham gia của các
tổ chức phi chính phủ quốc tế (xem Hình II.1)

Hình II.1. Các nhà bán lẻ - tổ chức phi chính phủ tại châu Âu năm 2012 [13]
Các chính sách tìm nguồn cung ứng của các nhà bán lẻ thường bao gồm các cam kết về các
chương trình chứng nhận nuôi trồng thủy sản. Hiện châu Âu có 5 chương trình chứng nhận
nuôi trồng thủy sản chính: Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC), Friend of the Sea
(FOS) Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA); Global GAP và các chương trình nuôi
sinh thái (ở trong và ngoài EU). Trang web "Các đối tác và đơn vị hỗ trợ" (Partners and
Supporters”) của ASC cho thấy các nhà bán l
ẻ hỗ trợ ASC gồm: Ahold (Hà Lan), Tập đoàn
Metro và Edeka (Đức) và Migros (Thụy Sĩ) [14], Friend of the Sea cũng công bố trên trang web
của họ danh sách các nhà cung cấp sản phẩm được chứng nhận tại châu Âu; trong đó, với cá
tra, có 3 nhà cung cấp chính tại châu Âu có trụ sở tại Hà Lan và Thụy Sĩ [15]. GAA cũng có
một trang web có chức năng dành cho việc chứng nhận, trong đó, công bố các nhà bán lẻ hợp
tác với GAA gồm: Aldi, ASDA, The Co-operative, Morrisons, Tesco và Waitrose (Anh);

Delhaize (Bỉ), Tập đoàn Metro và Rewe (Đức) [16].

Ủy ban kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của
Global GAP hợp tác với: Aldi Süd, Tập đoàn Metro và Rewe (Đức); El Corte Inglés (Tây Ban
Nha); Aldi, ASDA, Morrisons, Sainsburys và Tesco (Anh); Ahold (Hà Lan) và Carrefour (Pháp
và Tây Ban Nha) [17]
Khối thị trường châu Âu chiếm số lượng áp đảo trong 25 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới (Bảng
I.1).
 10
Nhận thức về tính bền vững của thủy sản khác nhau tùy theo từng nhà bán lẻ và quốc gia.
Một số nhà bán lẻ kết hợp thủy sản bền vững như một phần của các ý tưởng sáng kiến lớn
hơn như Plan A của Marks & Spencer (Anh) hay 20 Kế hoạch phát triển bền vững của
Sainsbury. Các nhà bán lẻ khác như Rewe (Đức) đã phát triển nhãn hiệu độc quyền của riêng
cho thủy sản b
ền vững như Pro Planet (xem hình II.2).


Hình II.2. Nhãn Pro Planet của Rewe trên các sản phẩm thủy sản [19]
Tiêu chí tìm nguồn cung ứng sản phẩm thủy sản nuôi của các nhà bán có thể vượt quá phạm
vi của một chương trình chứng nhận đơn lẻ. Các vấn đề chính thường phải đối mặt là sức
khỏe và an sinh động vật, thức ăn không chứa các thành phần biến đổi gen và truy xuất nguồn
gốc. (xem Bảng II.3 và Hình II.3)
Bảng II.2. Vị trí của an sinh độ
ng vật trong Plan A của M&S [20]

Tại sao an sinh động vật lại quan trọng?
Việc nuôi trồng và thu hoạch các nguyên liệu thô
của chúng ta đã tác động có hại đến môi
trường, do vậy cần phải chọn lựa nhà cung cấp
một cách khôn ngoan, và chúng ta phải làm tất

cả những điều có thể để bảo vệ môi trường,
đảm bảo các tiêu chuẩn về an sinh động vật

Chúng tôi đã làm được những gì?
Chúng tôi đã và đang tiếp tục tạo ra các bước
tiến có ý nghĩa trong phạm vi các loại nguyên
liệu thô chủ chốt như gỗ, cá, cotton, dầu cọ, cà
phê và chè. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang
nghiên cứu làm sao để vượt qua những thách
thức trong các ngành đậu nành, cô ca, và da
giày.




Hình II.3. Thức ăn không chứa các thành phần biến đổi gen (<0,9%) trên nhãn sản phẩm cá
của Carrefour [21]

Cuối cùng, Tổ chức Sáng kiến thủy sản bền vững toàn cầu (GSSI) đã đưa ra một sáng kiến
mới bao gồm các nhiệm vụ và mục tiêu (Bảng II.4) nhằm giúp các nhà bán lẻ đánh giá chương
trình chứng nhận.

Bảng II.3. Các mục tiêu và nhiệm vụ của GSSI

[22]
 11
Nhiệm vụ của GSSI :
Nhiệm vụ của GSSI là đưa ra một công cụ chung, nhất quán và mang tính toàn cầu cho các
chương trình chứng nhận và dán nhãn thủy sản nhằm đảm bảo niềm tin trong việc cung cấp
và quảng bá thủy sản bền vững tới người tiêu dùng toàn cầu, cũng như thúc đẩy sự phát triển

của những chương trình chứng nhận đó.
Các mục tiêu của GSSI :
- Tạo ra sự đồng thuận đối với các tiêu chí và chỉ số để đo lường và so sánh các chương trình
chứng nhận và dán nhãn thủy sản, nhằm tạo điều kiện thực hiện và áp dụng những chương
trình này;
- Tạo ra nền tảng cho nhiều đối tượng khác nhau trong ngành hợp tác và trao đổi kiến thức về
tính bền vững của thủy sản;
- Giảm thiểu chi phí thông qua loại bỏ sự trùng lặp và nâng cao tính hiệu quả của các chương
trình chứng nhận và dán nhãn, từ đó tăng khả năng thích ứng và linh hoạt trong chuỗi cung
cấp.
GSSI hiện đang trong giai đoạn phát triển sáng kiến để tiến tới vận hành hoàn thiện vào năm
2015. Một số đối tượng chính trong ngành thủy sản tại châu Âu cũng đang trực tiếp tham gia
sáng kiến này.








 12

CHƯƠNG III. PHẢN HỒI TỪ CÁC NHÀ BÁN LẺ
Giới thiệu:
Nhằm thu được các nhận thức sâu sắc hơn về sản phẩm cá tra tại thị trường châu Âu, 14 nhà
bán lẻ chính từ Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh đã
được tiếp cận và mời tham gia hội nghị qua điện đàm để thảo luận về cá tra, basa. Văn bản
dưới đây đã đượ
c gửi đến các nhà bán lẻ được lựa chọn (file pdf được in với tiêu đề của

SUPA và được gửi kèm cùng với một tờ thông tin về dự án SUPA)
Kính gửi Công ty XYZ ,
Ngày 21 tháng 5 năm 2013
Tôi hiện đang hỗ trợ WWF Áo, WWF Việt Nam, Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam
(VNCPC) và Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) trong dự án "Thiết lập chuỗi cung
ứng cá tra bền vững ở Việt Nam" (SUPA) do chương trình SWITCH-Asia thuộc Ủy ban châu Âu
tài trợ.
Quý Công ty có thể đã biết SWITCH - Asia như là một sáng kiến đầy tham vọng của EC với
mục tiêu nhằm đẩy mạnh "sản xu
ất và tiêu thụ bền vững" (SCP) tại khu vực châu Á. Chương
trình này được mô tả như sau trong trích đoạn từ trang web của Ủy ban châu Âu.
“Nhìn chung, SWITCH-Asia hướng tới việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững, đóng góp vào sự
thịnh vượng và giảm nghèo ở châu Á. Đồng thời, chương trình đang thúc đẩy một nền kinh tế
xanh và giảm thiểu biến đổi khí hậu ở các nước mục tiêu". Trích đoạn này và các thông tin chi
tiết hơn có tại trang web của EC trong đường dẫn:

Mục tiêu dài hạn của dự án SUPA "Ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa tại
Việt Nam có tính bền vững về mặt môi trường, kinh tế và xã hội vào năm 2020". Quý công ty có
thể tham khảo thêm thông tin về dự án được đính kèm.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc thu mua và phản hồi của các nhà bán lẻ tại châu Âu về
"tính bền vững" của cá tra được nuôi tại Việt Nam, đặc biệt là từ các công ty kinh doanh thủy
sản nuôi nh
ư Quý Công ty. Vì vậy, WWF Áo đã đề nghị tôi hỗ trợ trong việc thu thập các thông
tin phản hồi của thị trường và nhận thức về cá tra nuôi tại Việt Nam đạt/không đạt chứng nhận.
Tôi rất mong có một cuộc trao đổi nhằm tìm hiểu thêm quan điểm của Quý Công ty trong vấn đề
này.
Cuộc thảo luận này sẽ được giữ bí mật và kéo dài không quá 30 phút. Nếu bạn cảm thấy bạn
không phải là người thích h
ợp để thảo luận, xin vui lòng giới thiệu cho tôi người khác phù hợp
hơn và tôi hy vọng việc thảo luận sẽ diễn ra trong các ngày 10

th
, 17
th
và 24
th
của tháng tới.
Xin được thay mặt các thành viên dự án SUPA: WWF Áo, WWF Việt Nam, VNCPC và VASEP
cảm ơn Quý Công ty. Sự hỗ trợ của Quý Công ty được đánh giá cao và việc chúng ta làm cũng
nhằm góp phần làm cho hệ thống nuôi trồng thủy sản mạnh mẽ và bền vững hơn. Tôi mong chờ
hồi âm của Quý Công ty và cuộc thảo luận của chúng ta.
Trân trọng,
Carson Roper

Một bộ gồm 14 câu hỏi như sau đã được sử dụng để thu thập thông tin:
1. Quý công ty có kinh doanh sản phẩm cá tra không? Nếu có, đó là những loại sản phẩm nào
(ví dụ như đóng hộp, ướp lạnh hay đông lạnh)?
2. Cửa hàng của Quý công ty có nhãn hiệu riêng của sản phẩm cá tra không? Nếu có, Quý
công ty có các thông số kỹ thuật về chứng nhận sinh thái, an toàn thực phẩm, tỷ lệ mạ băng
và hàm lượng tri- polyphosphate hay không?
 13
3. Quý công ty yêu cầu những chứng nhận nào cho sản phẩm cá nuôi và tại sao? (ví dụ như
ASC, Freedom Food, G.A.A., GlobalG.A.P. và/hoặc Naturland)?
4. Giá cá tra có là yếu tố quan trọng với Quý Công ty không? Tại sao?
5. Quý Công ty tiếp xúc trực tiếp với các công ty Việt Nam kinh doanh cá tra hay thông qua
chuỗi cung ứng?
6. Quyết định mua cá tra của Quý công ty có bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cả, chất lượng hay
dịch vụ? Xin vui lòng giải thích.
7. Theo Quý Công ty, làm thế nào để quảng bá chính sách bền vững của mình hiệu quả nhất
(ví dụ nh
ư qua trang web, nhãn sinh thái trên sản phẩm, biển báo tại cửa hàng hoặc các

quảng cáo hàng tuần)?
8. Quý Công ty có hồ sơ về khách hàng tiêu thụ thủy sản thông thường không? Động lực mua
cá của khách hàng, đặc biệt là cá tra? Hành vi của người tiêu dùng thủy sản có thể dự đoán
được hay đang thay đổi?
9. Xin hãy cho biết một chút về danh tiếng của cá tra những thông tin này có gây lo ngại
không? Nếu có, cần phải làm gì để cải thiện hình ảnh của cá tra đối với Quý Công ty và
khách hàng?
10. Quý Công ty có sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm đạt chứng nhận không? Khách
hàng có sẵn sàng trả nhiều hơn cho sản phẩm đạt chứng nhận không? Tại sao?
11. Nhà cung cấp của Quý Công ty có giải thích rõ những điểm khác biệt về thuộc tính sản
phẩm và hoạt động sản xuất giữa cá tra đạt chứng nhận và chưa được chứng nhận?
12. Nếu có, những điểm khác biệt này quan trọ
ng thế nào và mức độ Quý Công ty nhìn nhận
giá trị của chúng?
13. Cách thức phản hồi về tiêu chuẩn sản phẩm tới nhà cung cấp cá tra của Quý Công ty (ví dụ
như phản hồi trực tiếp, qua điện thoại hay thư tín)?
14. Quý Công ty có muốn tìm hiểu thêm về thực tiễn nuôi và chế biến cá tra tại Việt Nam
không?
Thông tin độc quyền của các nhà bán lẻ tham gia khảo sát được đảm bảo sẽ không bị tiết lộ
hay sử dụng trong báo cáo cuối cùng. Hơn nữa, để khuyến khích thảo luận mở, các nhà bán
lẻ đã được thông báo việc họ sẽ được nhận diện bởi các mã thay vì bằng tên hay địa điểm
công ty.
Tóm tắt các phản hồi:
Có 11 nhà bán lẻ đã trả lời phỏng vấn, 2 nhà bán lẻ gửi email xác nhận h
ọ có bán cá tra và
cung cấp các câu trả lời ngắn gọn. Dưới đây là các ý kiến tóm tắt theo từng câu hỏi:
1. Quý công ty có kinh doanh sản phẩm cá tra không? Nếu có, đó là những loại sản
phẩm nào (ví dụ như đóng hộp, ướp lạnh hay đông lạnh)?
Tất cả các nhà bán lẻ tham gia phỏng vấn đều kinh doanh các sản phẩm cá tra.
Các dạng sản phẩm gồm: đóng hộp, ướp lạnh và đông lạnh.

2. Cửa hàng củ
a Quý công ty có nhãn hiệu riêng của sản phẩm cá tra không? Nếu có,
Quý công ty có các thông số kỹ thuật về chứng nhận sinh thái, an toàn thực phẩm,
tỷ lệ mạ băng và hàm lượng tri- polyphosphate hay không?
Cá tra được bán dưới cả hai nhãn: nhãn riêng của nhà bán lẻ và nhãn thương hiệu
riêng. ASC, Global G.A.P, GAA 4 sao và nuôi sinh thái là các chương trình chứng
nhận “phát triển bền vững” được đề cập. Chương trình tiêu chuẩn của Tổ chức
sáng kiến An toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI) giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo
an toàn thực phẩm ở khâu chế biến. Nhiều nhà bán lẻ đã có chính sách về việc sử
 14
dụng natri tri polyphosphat, axit citric hoặc các chất phụ gia khác. Tỷ lệ mạ băng
cũng là một vấn đề gây lo ngại với các nhà bán lẻ.
3. Quý công ty yêu cầu những chứng nhận nào cho sản phẩm cá nuôi và tại sao? (ví
dụ như ASC, Freedom Food, G.A.A., GlobalG.A.P. và/hoặc Naturland)?
Yêu cầu đối với chương trình chứng nhận của các nhà bán lẻ rất khác nhau, từ
không yêu cầu bất kỳ chứng nhận nào cho đến yêu cầu một trong các chứng nhận
như
GAA (ở các cấp độ khác nhau), ASC hoặc Global G.A.P hay yêu cầu kết hợp
cả ASC, GAA và Global G.A.P.
4. Giá cá tra có là yếu tố quan trọng với Quý Công ty không? Tại sao?
Với cá tra, giá cả rất quan trọng. Cá tra được định vị như một sản phẩm thuộc
nhóm “thắt chặt chi tiêu” (“giá rẻ”)
5. Quý Công ty tiếp xúc trực tiếp với các công ty Việt Nam kinh doanh cá tra hay
thông qua chuỗi cung ứng?
Đại đa số các nhà bán lẻ được phỏng vấn làm việc với các nhà cung cấp trong
nước và rấ
t ít tiếp xúc trực tiếp với các công ty Việt Nam.
6. Quyết định mua cá tra của Quý công ty có bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cả, chất
lượng hay dịch vụ? Xin vui lòng giải thích.
Tuy giá là vấn đề được quan tâm chủ yếu nhưng chất lượng sản phẩm mới có vai

trò đặc biệt quan trọng.
7. Theo Quý Công ty, làm thế nào để quảng bá chính sách bền vững của mình hiệu
quả nhất (ví dụ như qua trang web, nhãn sinh thái trên sản phẩm, biển báo t
ại cửa
hàng hoặc các quảng cáo hàng tuần)?
Các nhà bán lẻ phụ thuộc rất nhiều vào các nhãn sinh thái để quảng bá tính bền
vững của thủy sản khai thác tự nhiên. Nhãn ASC hiện đang trong giai đoạn thâm
nhập thị trường. Các trang web chủ yếu tuyên truyền về các chính sách cụ thể.
Ngoài ra, còn các công cụ khác như tạp chí tiêu dùng và gửi bản tin hàng tuần.
Thường rất khó để truyền tải tới khách hàng tất cả các hoạt động đ
ã được thực
hiện nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn và bền vững
8. Quý Công ty có hồ sơ về khách hàng tiêu thụ thủy sản thông thường không? Động
lực mua cá của khách hàng, đặc biệt là cá tra? Hành vi của người tiêu dùng thủy
sản có thể dự đoán được hay đang thay đổi?
Khách hàng dựa vào các nhà bán lẻ hành động có trách nhiệm trong tìm nguồn
cung ứng thủy sản. Giá cả là một trong những động lực để mua cá tra. Cá tra cũ
ng
là loại cá dễ chế biến, hương vị nhẹ và đã được rút xương, tất cả các thuộc tính này
đều quan trọng đối với khách hàng.
9. Xin hãy cho tôi biết một chút về danh tiếng của cá tra những thông tin này có gây
lo ngại không? Nếu có, cần phải làm gì để cải thiện hình ảnh của cá tra đối với Quý
Công ty và khách hàng?
Danh tiếng của cá tra bao gồm những thông tin tốt và không tốt. Cá tra là một sản
phẩm có giá phải chăng, thu hút một lượng lớ
n khách hàng muốn mua cá có hương
vị nhẹ và đã được rút xương. Mặt khác, cá tra bị những nhóm lợi ích trong ngành
nuôi hoặc khai thác thủy sản tại EU nhìn nhận như một đối thủ cạnh tranh nên họ
thường tuyên truyền các thông tin tiêu cực. Truyền thông đã được coi là các
 15

phương tiện hữu hiệu trong việc bôi xấu cá tra. Chương trình chứng nhận có thể
giúp cải thiện nhưng không thể giải quyết triệt để các vấn đề gây lo ngại bao gồm:
an sinh động vật, sử dụng các thành phần thức ăn biến đổi gen, an toàn thực phẩm
(kháng sinh, hóa chất và các chất tăng trưởng sử dụng nội tiết tố), truy xuất nguồn
gốc và các vấn đề xã h
ội. Tổng thể chất lượng sản phẩm là vấn đề được quan tâm
nhất.
10. Quý Công ty có sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm đạt chứng nhận không?
Khách hàng có sẵn sàng trả nhiều hơn cho sản phẩm đạt chứng nhận không? Tại
sao?
Các nhà bán lẻ sẵn sàng trả nhiều hơn cho một sản phẩm chất lượng hơn là cho
một sản phẩm được chứng nhận. Số l
ượng áp đảo khách hàng không sẵn sàng trả
nhiều hơn cho các sản phẩm đạt chứng nhận do họ không thực sự hiểu về các
chứng nhận.
11. Nhà cung cấp của Quý Công ty có giải thích rõ những điểm khác biệt về thuộc tính
sản phẩm và hoạt động sản xuất giữa cá tra đạt chứng nhận và chưa được chứng
nhận?
Có rất ít sự trao đổi thông tin về sự khác biệt về
thuộc tính hoặc thực hành sản xuất
giữa cá tra đạt chứng nhận và chưa được chứng nhận.
12. Nếu có, những điểm khác biệt này quan trọng thế nào và mức độ Quý Công ty nhìn
nhận giá trị của chúng?
Do thiếu sự trao đổi thông tin nên câu hỏi này không được trả lời thích đáng.
13. Cách thức phản hồi về tiêu chuẩn sản phẩm tới nhà cung cấp cá tra của Quý Công
ty (ví dụ như phản hồ
i trực tiếp, qua điện thoại và hay thư tín)?
Số lượng áp đảo các nhà bán lẻ phản hồi thông tin với các nhà cung cấp tại nước
họ. Ngoài ra, nhiều nhà thu mua đến thăm các trang trại và nhà máy chế biến tại
Việt Nam. Tuy nhiên, đó không phải là hình thức liên hệ chính.

14. Quý Công ty có quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về thực tiễn nuôi và chế biến cá
tra tại Việt Nam không?
Các nhà bán lẻ đều muốn biết thêm thông tin về cá tra, tuy nhiên, việc này cần có
thờ
i gian. Các nhà bán lẻ mong muốn nhân được các thông tin tích cực được cung
cấp bởi ngành công nghiệp cá tra Việt Nam.
Kết luận:
Phỏng vấn các nhà bán lẻ nhằm xác định hình ảnh hiện tại, tiềm năng thị trường cho cá tra đạt
chứng nhận ASC (và các chứng nhận khác) và các biện pháp khuyến khích người tiêu dùng
mua cá tra đạt chứng nhận có xuất xứ từ Việt Nam.
Hình ảnh cá tra Việt Nam tại châu Âu.
Hình ảnh cá tra Việt Nam tại châu Âu bị ảnh hưở
ng mạnh bởi các phương tiện truyền thông và
các nhóm có cạnh tranh về lợi ích với cá tra trên thị trường. Các hình ảnh tiêu cực về cá tra
như: tác động tiêu cực đến môi trường; điều kiện thực hành chăn nuôi nghèo nàn (sử dụng
hóa chất và kháng sinh); và một số vấn đề khác như sử dụng các thành phần biến đổi gen
trong thức ăn, an sinh động vật, các vấn đề xã hội và truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, cá tra
được coi là một sản phẩm có thế mạnh về giá, hương vị dịu, đã được rút xương và lạng da
 16
nên dễ dàng trong chế biến, vì vậy cá tra trở thành sự lựa chọn hấp dẫn với nhiều người tiêu
dùng.
Tiềm năng thị trường tiêu dùng cá Tra đạt chứng nhận xuất xứ từ Việt Nam.
Đại đa số các nhà bán lẻ được phỏng vấn yêu cầu một chứng chỉ duy nhất hoặc kết hợp giữa
các chương trình chứng nhận thủy sản nuôi.
Cách thức thúc đẩy ng
ười tiêu dùng châu Âu mua cá tra đạt chứng nhận ASC (hoặc các
chứng nhận khác) có xuất xứ từ Việt Nam?
Điều này bao hàm việc người tiêu dùng hiểu các chỉ tiêu được ASC chứng nhận. Thông tin
phản hồi cho thấy khách hàng không hiểu về ASC (hoặc các chứng nhận khác) và dựa vào
trách nhiệm của các nhà bán lẻ khi cung cấp sản phẩm. Người tiêu dùng mua cá tra dựa trên

yếu tố giá và các thuộc tính khác như hương vị dịu, đã được rút xương, lạng da và thuậ
n tiện
cho chế biến .Các nhà bán lẻ cũng nhiều lần thảo luận về những khó khăn trong việc truyền tải
tới người tiêu dùng các vấn đề về tính bền vững.
Làm thế nào để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng châu Âu với cá tra Việt Nam?
Có một điểm lưu ý là các chứng nhận sẽ hỗ trợ, nhưng không thể giải quyết triệt để các vấn
đề của ngành công nghi
ệp cá tra tại Việt Nam hay chính sách tìm nguồn cung ứng của các
nhà bán lẻ. Hiện nay với “các chương trình kiểm soát và giới hạn sự lựa chọn” của các nhà
bán lẻ, chứng nhận thiên về việc lấy lại niềm tin của người bán lẻ hơn là của người tiêu dùng.
Người tiêu dùng muốn yên tâm với các bữa ăn an toàn và lành mạnh, đó chính là điều mà nhà
bán lẻ tìm kiếm nhằm cung cấp cho khách hàng.
Về vấn đề giá: Có sự hi
ểu nhầm khi sử dụng khái niệm “cao cấp”. Khi phân tích thị trường
Anh, tài liệu từ báo cáo Nofima có đề cập đến M&S và chất lượng cao cấp của dòng sản
phẩm cá được đánh bắt tự nhiên. Đối với cá tra, trong điều kiện giá dao động theo quan hệ
cung-cầu của thị trường, tốt hơn nên sử dụng khái niệm lợi nhuận và tăng giá dựa trên mức
chi phí thực tế và lợi nhuận kỳ
vọng. Tại châu Âu, các nhà bán lẻ sẽ mua các loại sản phẩm
cá tra khác nhau để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Theo khảo sát của
nhóm nghiên cứu, có 2 nhà bán lẻ nhập cá tra tươi theo đường hàng không (chi phí cao nhất),
các nhà bán lẻ khác bán cá tra đã rã đông (chi phí cao thứ 2) trong các dịch vụ hoặc quầy cá
tươi, chi phí thấp nhất là các sản phẩm đông lạnh (như các túi cá phi lê đông lạnh). Một số
sản phẩm có chứa phụ gia, một số khác thì không. Một số
sản phẩm tạo hình khác (như thăn
cá) có giá cao hơn sản phẩm philê.
Thị trường ngày nay cạnh tranh rất khốc liệt và các nhà bán lẻ đang quản lý chi phí nhằm thu
hút và giữ chân khách hàng. Tesco có một chương trình so sánh giá, Carrefour hiện nay đang
trưng bày giá của đối thủ cạnh tranh trên các sản phẩm tương tự và ASDA tuyên bố có giá
thấp hơn 10%, vv… Bất kỳ "khoản phí nào cao hơn" đều phải được giải trình.

Tóm tắt
Về tổng thể
, hình ảnh của cá tra bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Trong khi các chương trình
chứng nhận nuôi trồng thủy sản như ASC, Global GAP và GAA BAP được xem như có khả
năng cải thiện hình ảnh của cá tra Việt Nam, chúng cũng không được xem là liều thuốc chữa
bách bệnh. Chất lượng đã được nêu lên nhiều lần như một động lực lớn hơn và có nhiều khả
năng giúp tăng giá bán hơn.

 17
CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VỀ XU HƯỚNG VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH TÌM
NGUỒN CUNG ỨNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH TẠI ĐỨC

Phân tích thị trường thủy sản Đức
Tiêu thụ thủy sản
FAO dự báo mức tiêu thụ thủy sản bình quân ở Đức sẽ tăng từ 11kg/người năm 1989 lên
khoảng 18kg/người trong năm 2030 [23]. Tuy nhiên, theo công bố trong tháng 6 năm 2013 của
Trung tâm Thông tin Thủy sản Đức (German Fisch- Informationszentrum), tiêu thụ cá và thủy
sản
ở Đức đã giảm từ 15,2 xuống 14,9 kg/người trong năm 2012 [24]. Trong khi đó, số liệu
của FAO năm 2010 về mức tiêu thụ của các nước nhập khẩu cá tra chính tại châu Âu như
sau: Tây Ban Nha 39kg, Anh 24kg và Hà Lan là 15kg/người [23]. Điều này trái ngược với một
thị trường cá tra hàng đầu như Mỹ, nơi tiêu thụ bình quân thủy sản gần đây đã giảm nhẹ từ
hơn 7kg xuống 6,8 kg/người [25]. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ bình quân trên đầ
u người chỉ là
một khía cạnh của nhu cầu tiêu thụ thủy sản. Với dân số khoảng 80,2 triệu người (theo một
điều tra dân số thực hiện năm 2011) [26], mức tiêu thụ thủy sản trên toàn nước Đức ước
khoảng 1.194.980 tấn [27]. Dù dân số sụt giảm, Đức vẫn là thị trường tiêu dùng cá và thủy sản
lớn thứ 5 tại châu Âu.
Theo báo cáo "Daten und fakten2012" của Trung tâm cá Đức (Fisch- Informationszentrum),
mười loài cá được tiêu thụ nhiề

u nhất tại Đức năm 2012 (theo thứ tự giảm dần) là: cá minh
thái Alaska, cá trích, cá hồi đại dương (salmon), cá ngừ, cá tra, cá hồi ráng (trout), cá tuyết lục
(saithe), cá hồi đỏ (redfish), cá tuyết (hake) và cá tuyết (cod) [28]. Các loài thủy sản nuôi như
nhuyễn thể và giáp xác được thống kê chung và chiếm 11.7% tổng lượng tiêu thụ năm 2010.
Hình V.1 thể hiện 5 loài cá tiêu thụ mạnh nhất chiếm 71.7% (năm 2010) và 70.3% (năm 2011)
tổng tiêu thụ cá và thủy sản tại Đức. Cá hồi ráng (trout) chiếm 4.4% tổ
ng mức tiêu thụ, xếp thứ
6 sau cá tra [28]. Điều này ngược với mô hình tiêu thụ của Mỹ, nơi tôm chiếm gần 27% tổng
lượng tiêu thụ và năm loài thủy sản tiêu thụ mạnh nhất năm 2011 (theo thứ tự giảm dần) là
tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi đại dương (salmon), cá minh thái và cá rô phi. Cá tra đứng thứ 6
và chiếm 4,2% tổng tiêu thụ tại Mỹ [29].

Hình IV.1. Năm loại cá được tiêu thụ nhiều nhất tại Đức năm 2011
Phần lớn thủy sản tại Đức được mua tại các cửa hàng giảm giá. Cá đông lạnh được tiêu thụ
nhiều nhất, tiếp theo là cá đóng hộp và cá tẩm ướp (xem Hình IV.1). Cá tươi chiếm 9% tổng
doanh số và phần lớn được mua tại các siêu thị.

 18


Hình IV.2: Các sản phẩm cá được tiêu thụ mạnh nhất (tính theo %) trong năm 2011 [28]
Chứng nhận cá tra và các xu hướng phát triển bền vững
Các tổ chức phi chính phủ như WWF và Greenpeace đã rất hiệu quả trong việc thúc đẩy khía
cạnh môi trường của phát triển bền vững đối với chính sách thu mua cá và hải sản
("einkaufspolitik“) tại Đức.
Các chương trình chứng nhận nuôi trồng thủy sản tại Đức bao gồm:
• EU Bio (trước đ
ây là tiêu chuẩn quốc gia Bioland của Đức) – sinh thái
• Naturland – sinh thái
• Friend of the Sea – Môi trường

• Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản - môi trường và xã hội
• Global GAP - Sức khỏe và an sinh động vật, môi trường, an toàn thực phẩm, xã hội và truy
xuất nguồn gốc
Chứng nhận sinh thái (“Bio”) được coi là tiêu chuẩn đáng tin cậy nhất đối với sản phẩm thủy
sản nuôi. Chứng nhận này dựa trên các vấn đề về thành phần biến đổi gen trong thứ
c ăn và
an sinh động vật.
Người tiêu dùng ở Đức cũng được thông tin rõ về các chương trình dán nhãn.Ví dụ, trong lĩnh
vực khai thác tự nhiên, chứng nhận của Hội đồng Quản lý biển (MSC) là nhãn đáng tin nhất
của tất cả các nước châu Âu. “Gần như 1 trong 4 nhà thu mua hải sản Đức đã mô tả logo
MSC như một dấu hiệu về thủy sản bền vững/thân thiện với môi trường theo cách diễn đạ
t
của họ, số này là 17% trong năm 2010” [31]
Theo Bản tin siêu thị (Supermarket News), năm 2012, có 5 nhà bán lẻ thực phẩm của Đức
nằm trong số những nhà bán lẻ lớn nhất thế giới (xem Bảng I.1).
Tập đoàn Metro:
Có trụ sở chính đặt tại Düsseldorf (Đức), Tập đoàn Metro là nhà bán lẻ đứng thứ 4 trên thế
giới theo xếp hạng của Supermarket News với doanh thu 66,739 triệu euro năm 2011 (Báo
cáo thường niên năm 2012). Metro có hai loại hình kinh doanh thực phẩm: “Cash & Carry” là
h
ệ thống bán buôn dành cho các khách hàng doanh nghiệp và "Real,-" là chuỗi phân phối đại
siêu thị. Trong năm 2011, doanh thu của Cash & Carry đạt 31.636 triệu euro (+1,7%) còn
Real- đạt 11.017 triệu EUR (-0,1%). Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và vay lãi (EBIT) của
Cash & Carry giảm 17,5% còn Real- giảm 23,6% [33]. Trong bức thư từ Giám đốc điều hành
 19
trong Báo cáo thường niên năm 2012, Chủ tịch Olaf Koch tuyên bố: "tóm lại, chúng ta đang
làm mọi thứ có thể để đưa TẬP ĐOÀN METRO trở lại đúng hướng phát triển bền vững về
doanh số bán hàng và lợi nhuận. Vì lý do này, chúng ta không thể hài lòng với hiệu suất lợi
nhuận của mình trong năm 2012" [33]. Hướng tới mục tiêu đó, Metro đã xây dựng một chiến
lược dựa trên việc xây dựng giá trị cho khách hàng (xem hình IV.3).


Hình IV.3: Chiến lược "khách hàng là trung tâm" của Metro
Đối với phát triển bền vững, Báo cáo thường niên năm 2012 chỉ ra rằng "Chúng ta thực hiện
những mong đợi của khách hàng, các nhân viên, đối tác và nhà đầu tư tiếp tục nỗ lực để biến
mình thành một công ty bền vững [33]. Báo cáo thường niên năm 2012 cũng đặc biệt lưu ý
đến cá và thủy sản.
"Sản phẩm từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm”
TẬP ĐOÀN METRO cam kết thực hiện nguyên tắc khai thác có ý thức bền vững và thân thiện
với môi trường. ’’Trong năm 2002, chúng tôi đã trở thành công ty bán lẻ và bán buôn đầu tiên
ở Đức cung cấp các sản phẩm cá tự nhiên dưới thương hiệu riêng của tập đoàn có con dấu
của Hội đồng Quản lý biển (MSC). Con dấu này chứng minh sản phẩm được cung cấp bởi
hoạt động đánh bắt được tổ chứ
c có trách nhiệm. Hiện nay, hệ thống bán hàng của chúng tôi
đang cung cấp một loạt các sản phẩm đạt chứng nhận MSC có thương hiệu hay mang thương
hiệu riêng. Trong năm 2012, tổng các sản phẩm cá bền vững đạt chứng nhận MSC đã được
bán là 78 sản phẩm dưới thương hiệu riêng và 658 thương hiệu sản phẩm, đạt doanh thu
khoảng 54 triệu €. Chúng tôi cũng đang tiếp tục hỗ trợ sự phát triể
n của con dấu ASC (Hội
đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản) cho cá nuôi. Tương tự như con dấu MSC, nhãn ASC được
thiết kế nhằm giúp người tiêu dùng mua các loại thực phẩm bền vững. Các sản phẩm được
chứng nhận ASC đầu tiên hiện đang được bán trong các cửa hàng của chúng tôi" [33].
Metro cũng đã tuyên bố công khai chính sách an toàn thực phẩm của họ trong Báo cáo
thường niên năm 2012: "Theo cách này, chứng nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn an toàn th
ực
phẩm được công nhận bởi Tổ chức Sáng kiến An toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI) trở thành
một yêu cầu bắt buộc cho tất cả các hợp đồng với các nhà cung cấp thương hiệu riêng của
chúng tôi" [33].
Trong báo cáo bền vững năm 2012, Metro cũng đã khẳng định như sau về các vấn đề xã hội:
"Tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội là một phần của các hoạt động phát triển bền vững c
ủa chúng

tôi. Theo đó, METRO GROUP đảm bảo sự phù hợp với các tiêu chuẩn lao động chính của Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO) và Hướng dẫn OECD cho các Công ty đa quốc gia. Thông qua
việc ký kết hợp đồng, chúng tôi buộc các nhà cung cấp tôn trọng nhân quyền và duy trì điều
 20
kiện làm việc công bằng. Để chứng minh sự tuân thủ, hợp đồng quy định kiểm toán theo yêu
cầu của tiêu chuẩn Sáng kiến tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh BSCI hoặc các tiêu
chuẩn tương đương" [33].
Metro cũng đã tích hợp một số nội dung trong Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc vào các
sáng kiến phát triển bền vững của họ. Chi tiết hơn về các mục tiêu và hành động cụ thể v

thủy sản có trong báo cáo về phát triển bền vững năm 2012 của Metro (xem đường dẫn 1
trang 60 & 69).
Đường dẫn 1: Báo cáo bền vững năm 2012 của Metro
/>
Tập đoàn Schwarz

Tập đoàn Schwarz bao gồm 2 chuỗi bán lẻ Lidl và Kaufland: Lidl là hệ thống siêu thị giảm giá
và Kaufland là đại siêu thị giảm giá. Tập đoàn Schwartz thuộc sở hữu tư nhân và có trụ sở
chính tại Neckarsulm, Đức. Đến năm 2013, Lidl đã có mặt tại 29 nước châu Âu (xem hình
IV.4).

Hình IV.4. Các siêu thị Lidl tại Châu Âu [26]
Cá hồi Đại Tây Dương, cá hồi vân và tôm là những loài thủy sản nuôi có trong trang web danh
mục cá (một phiên bản trước đó bao gồm cá tra và cá rô phi) [34].
Lidl đã làm việc với Nhóm đánh giá nguồn lợi thủy sản (MRAG) nhằm đánh giá tính bền vững
của các sản phẩm [26]. Lidl cũng tham vấn MSC và Tổ chức Earth Island về dấu “ An toàn cá
heo - Dolphin Safe" trên trang web của họ và xác nhận ASC như một chương trình chứng
nhận nuôi trồng thủy s
ản [34].
Đại siêu thị Kaufland hoạt động tại Đức và sáu quốc gia khác gồm: Ba Lan, Cộng hòa Séc,

Slovakia, Romania, Bulgaria và Croatia [30]. Kaufland công nhận những chương trình chứng
nhận sau đây như điều kiện ưu tiên nhằm đáp ứng những yêu cầu hợp tác tối thiểu: Bio;
GlobalG.AP; AquaGAP và ASC (Naturland và FOS) [35]. Ngoài ra, một trang trên web của
Kaufland cũng được dành cho việc thúc đẩy chứng nhận ASC cho cá rô phi.
Kaufland nhận được điểm số tốt nhất trong các nhà bán lẻ Đức theo báo cáo của Greenpeace
phát hành vào tháng 12/2011 [36].
6 trang bằ
ng tiếng Đức về toàn bộ chính sách tìm nguồn cung ứng của Kaufland ("Fisch
einkaufspolitik") có trong liên kết 2.
Đường dẫn 2: Chính sách tìm nguồn cung ứng thủy sản đánh bắt tự nhiên và thủy sản nuôi
của Kaufland.
 21
/>Fisch_Einkaufspolitk/_Bilder/Einkaufsrichtlinie_Fisch_extern_20130301.pdf
ALDI (Markt và Süd):
Theo thời gian, Aldi đã phát triển thành chuỗi bán lẻ giảm giá lớn thứ 3 ở Đức và thứ 8 trên
thế giới trong năm 2012 (xem Bảng IV.1). Thực chất Aldi bao gồm hai công ty tư nhân hoạt
động độc lập, Aldi Markt (phía Bắc) và Aldi Sud (phía Nam). Aldi Markt hoạt động ở các quốc
gia Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Trng khi đó Aldi Süd hoạt động ở Úc, Áo ( Hofer ), Đức, Anh, Hungary, Ireland, Slovenia,
Thụy Sĩ và Mỹ.
Aldi Markt có một trang web mở rộng về nuôi tr
ồng thủy sản bền vững. Trên trang web này,
Global GAP, ASC và Nuôi trồng sinh thái được trích dẫn như những chương trình chứng nhận
được công nhận. Định nghĩa về nuôi trồng thủy sản bền vững của Aldi Markt bao gồm những
điểm sau [37]:
• Chọn địa điểm - tôn trọng hệ sinh thái
• An sinh động vật - mật độ nuôi thả
• Thức ăn - Không chứa các thành phần từ thủy sản đánh b
ắt bất hợp pháp (IUU)
• Sản phẩm đạt chứng nhận – Global GAP, ASC hoặc Sinh thái (Bio)

• Không sử dụng chất kích thích tăng trưởng hoặc kích thích tố
• Quản lý nước, nước thải và chất thải
• Không sử dụng kháng sinh hoặc hóa chất cho mục đích phòng bệnh
• Sử dụng kháng sinh và hóa chất để chữa bệnh theo đúng quy định
• Các biện pháp phòng ngừa xổng thoát
• Không đánh bắt ấu trùng hoặ
c trứng
• Không có động vật chuyển gen hoặc nguyên liệu thức ăn biến đổi gen (trách nhiệm
nguyên liệu thức ăn không chứa thành phần biến đổi gene)
• Không đánh bắt ấu trùng hoặc trứng
• Bảo vệ đa dạng sinh học
• Các tiêu chuẩn xã hội - ILO / BSCI
• Hướng dẫn chế biến các sản phẩm sinh thái
• Truy xuất nguồn gốc và Chuỗi hành trình sản phẩm
Chính sách tìm nguồn cung
ứng thủy sản của Aldi Markt (Fischeinkaufspolitik) có trong đường
dẫn 3.
Đường dẫn 3: Chính sách tìm nguồn cung ứng thủy sản của Aldi Markt (Fischeinkaufspolitik)
/>
Aldi Sud (phía Nam) cũng trích dẫn các chương trình và các yêu cầu cho thủy sản nuôi tương
tự như vậy trên trang web về cá bền vững của họ [38].
Tập đoàn Rewe:
Tập đoàn Rewe được biết đến chủ yếu nhờ thương hiệu Penny market (siêu thị giảm giá) và
các cửa hàng Toom Markt tại Đức cũng như một số đơn vị thành viên khác, bao gồm đa dạng
các lĩnh vực kể cả dịch vụ du l
ịch (xem Hình IV.5).

 22



Hình IV.5. Các thành viên của Rewe [36].
“Tổng doanh thu bán hàng” năm 2011 của Tập đoàn Rewe đạt 48.37 tỷ Euro từ hoạt động tại
13 nước [39]. Phân tích về sự tăng trưởng của “tổng doanh thu bán hàng” theo từng bộ phận
kinh doanh của Rewe được trình bày chi tiết trong hình IV.6.

Hình IV.6. Hiệu suất kinh doanh theo từng đơn vị thành viên của Rewe năm 2011 [39].

Trong năm 2011, các chỉ số EBITDA (thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao) và EBITA ( thu
nhập trước lãi vay và thuế ) giảm tương ứng 10,6% và 8,8% mặc dù tốc độ tăng trưởng của
"tổng doanh thu bán hàng" đạt 3,3% [39].
Trong Báo cáo thường niên năm 2011, Rewe đã đưa ra cam kết về phát triển bền vững như
sau:
“Tính bền vững được tích hợp vào văn hóa tập đoàn: Từ những ngày đầu tiên, các hoạt động
có trách nhiệm phù hợp với l
ợi ích của cộng đồng là một phần không thể thiếu của văn hóa
doanh nghiệp của Tập đoàn REWE. Hiện nay, với vai trò là một trong những doanh nghiệp
thương mại và du lịch lớn nhất châu Âu, Tập đoàn cam kết coi phát triển bền vững như một
nghĩa vụ. Đó là lý do tại sao trong năm 2008, REWE Group đã thiết lập sự kết hợp toàn diện
về quản lý phát triển bền vữ
ng và tích hợp tính bền vững vào tuyên bố sứ mệnh của mình"
[39].
Một "cột mốc" của Rewe là việc công bố các Hướng dẫn về thực hành kinh doanh bền vững
của Tập đoàn vào tháng 1/2011 (xem đường dẫn 4). Được phát triển một phần bởi nguyên Bộ
trưởng Joschka Fischer, những giá trị này đặc biệt dựa vào Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền, Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Hi
ệp ước Toàn cầu của
Liên Hiệp Quốc [39].
Đường dẫn 4: Hướng dẫn về thực hành kinh doanh bền vững của Rewe
 23
e-

group.com/fileadmin/content/Downloads/Nachhaltigkeit/Leitlinie_fuer_Nachhaltiges_Wirtschaft
en_GB_final_01.pdf
Trong Báo cáo phát triển bền vững mới nhất năm 2009 /2010, Rewe đặc biệt lưu ý về thủy
sản như sau:
"Một chuỗi chương trình quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn
REWE cũng là bảo vệ các loài cá bị đe dọa và thúc đẩy khai thác bền vững. Cơ sở của
các chương trình này dựa trên "Tổ hợp các hướng dẫn về thủy sản". Cung cấp thủ
y
sản bền vững là một đóng góp quan trọng nhằm duy trì hệ sinh thái và nguồn thủy sản
có giá trị về mặt dinh dưỡng. Thủy sản bền vững là mối quan tâm của Tập đoàn
REWE, khách hàng, nhà cung cấp và các nhóm lợi ích tương tự. Tuy nhiên, thực tế
không dễ phân biệt các sản phẩm bền vững và không bền vững. Ngày càng nhiều các
tổ chức phi chính phủ và cơ quan đưa ra các khuyến cáo có thể gây bất đồng và nhầ
m
lẫn cho người tiêu dùng, người thu mua và các nhà cung cấp. Vì lý do này, Tập đoàn
REWE đã phát triển một danh sách các hướng dẫn nhằm xem xét các nguồn cá ở các
vùng đánh bắt tương ứng và các phương pháp khai thác hiện hành trên cơ sở sử dụng
các đánh giá của các tổ chức sau đây:
1. Greenpeace, Đức
2. Monterey Bay Aquarium của Chương trình giám sát thủy sản Seafood Watch, Mỹ
3. Tổ chức hợp tác thủy sản bền vững (SF) với www.fishsource.org, Indonesia và Hoa
Kỳ
4. Quỹ quố
c tế bảo tồn thiên nhiên (WWF), Đức.
Tập đoàn REWE dần dần xóa bỏ các loài cá được coi là nguy cấp trong danh sách
hướng dẫn ra khỏi danh mục sản phẩm của tập đoàn và bổ sung thêm các loài cá ít có
nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra, thị phần của các sản phẩm thương hiệu riêng mang
nhãn của Hội đồng Quản lý biển (MSC) liên tục được mở rộng. Tập đoàn Rewe cập
nhật các hướng dẫn mỗi nă
m một lần nhằm theo dõi tình hình nguồn lợi cá và có các

ứng phó nhanh chóng" [39].
Thêm nữa, Rewe đã thiết lập nhãn "PRO PLANET" để chứng minh chính sách tìm nguồn cung
ứng có trách nhiệm dựa trên mô hình phát triển bền vững “con người, hành tinh và lợi nhuận"
đồng thời tập trung vào giảm thiểu các "điểm nóng" liên quan đến sản phẩm (ví dụ như thành
phần biến đổi gene trong thức ăn). Một ví dụ về nhãn PLANET PRO cho thủy sản nuôi trang
web www.proplanet-label.com
là cá hồi Đại Tây Dương được nuôi tại các trang trại [40].
Edeka [42]:
Xếp thứ 11 trên toàn cầu bởi Supermarket News, Edeka là nhà bán lẻ lớn thứ 5 của Đức.
Edeka là một công ty tư nhân và hoạt động trong lĩnh vực đại siêu thị, siêu thị truyền thống,
cửa hàng thành phố và mô hình "Cash & Carry". Edeka cũng sở hữu chuỗi cửa hàng giảm giá
– Netto Marken.
Với sự trợ giúp của WWF Đức, Edeka đã triển khai chương trình phát triển bền vững về
đánh
bắt tự nhiên cá và hải sản (xem Hình IV.7). WWF cũng tư vấn cho Edeka về thủy sản nuôi.

 24

Hình IV.7. Edeka và WWF hợp tác vì thủy sản bền vững [44]
Một dòng nhãn hiệu riêng của Edeka có thể hiện nhãn ASC trên sản phẩm cá tra philê đông
lạnh (xem Hình IV.8).

Hình IV.8: Sản phẩm cá tra mang thương hiệu riêng của Edeka có nhãn ASC [45]
Trên trang web của mình, Edeka vạch ra phạm vi của tiêu chuẩn ASC bao gồm: tác động của
địa điểm lên nguồn lợi đất và nước, quản lý chất thải/nước, đa dạng sinh học, thức ăn chăn
nuôi có trách nhiệm, sử dụng thuốc chữa bệnh/ hóa chất và các vấn đề xã hội (lao động và
cộng đồng). Ngoài hỗ trợ ASC, Edeka cũng chấp nhậ
n Bioland và Naturland như thông tin trên
website của họ.
Các nhà cung ứng khác tham gia vào chứng nhận nuôi trồng thủy sản:

Apetito [43]:
Trụ sở chính tại Rheine, Đức, Apetito đã hoạt động tại Canada, Pháp, Hà Lan và Vương quốc
Anh với lĩnh vực chủ yếu là dịch vụ thực phẩm. Các thương hiệu của Apetito trong lĩnh vực
bán lẻ bao gồm: Apetito, Costa (xem bên dưới) và Minus L. Trong Báo cáo thường niên năm
2012, bên cạnh GlobalG.AP, Apetito đề cập đến ASC như một phần nề
n tảng phát triển bền
vững của công ty về nuôi trồng thủy sản. Apetito công nhận cho chứng nhận ASC cho chuỗi
hành trình sản phẩm [44].
Appel Feinkost:
Nằm ở Cuxhaven- Đức, Appel Feinkost sản xuất cá đóng hộp trong đó có cá tra (xem Hình
IV.9)

Hình IV.9. Sản phẩm cá tra của Appel Feinkost [42]
 25
Trên trang web của mình, Appel Feinkost công nhận BRC/IFS và Global GAP cho thủy sản
nuôi [45].

Trong khi ASC không được tham chiếu, Appel Feinkost công nhận chứng nhận ASC
cho chuỗi hành trình sản phẩm

[44].
Binca Seafoods [46]:
Nằm ở thành phố Munich, Đức, Binca Seafoods vận hành 2 trang trại với các đối tác sản xuất
cá tra tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn ASC, GlobalG.AP và Naturland. Binca thể hiện quan điểm
của họ về chứng nhận trên FAQ- trang web của Binca về cá tra "Những gì bạn nên biết về
nuôi cá tra":
“Nếu như theo WWF hay Greenpeace, với các tiêu chuẩn khắt khe được thiết lập, chỉ
cá tra xuất xứ từ các trang trại nuôi sinh thái hoặc các cơ sở nuôi trồ
ng thủy sản đạt
chứng nhận Global G.A.P của Việt Nam mới có thể thực sự được khuyến khích”

"Theo quan điểm của Binca, tiêu chuẩn sinh thái của Naturland là một tiêu chuẩn bao
quát, toàn diện, và đặc biệt có sức thuyết phục về tính bền vững của hệ sinh thái và xã
hội. Tuy nhiên, khi xem xét các trang trại nuôi cá sinh thái chỉ chiếm 0.2% thị trường cá
thế giới, ta thấy nhu cầu cấp thiết về một nhãn như ASC giúp nâng hoạt độ
ng nuôi cá
thông thường lên một mức cao hơn"

[53].
Bofrost* [47]:
Phục vụ hơn 4 triệu hộ gia đình thông qua 5000 chuyên viên bán hàng, Bofrost * là một công
ty gia đình chuyên giao hàng tận nhà hoạt động tại 12 quốc gia châu Âu.

Trong tài liệu quảng
cáo công ty của mình, Bofrost* đã công khai cam kết hỗ trợ ASC. Bofrost* bán cá tra và cá rô
phi được chứng nhận ASC. Trên trang web của Bofrost*, các chương trình chứng nhận sau
được tham chiếu như một phần kiểm tra tiêu chuẩn (nhãn) của Bofrost* nhằm đảm bảo chất
lượng đối với cá tra: ASC, BRC/ IFS, GlobalG.AP và HACCP. Bofrost* tham chiếu song song
mã số theo dõi (với Global G.A.P, có thể thấy trên trang web -
fish.info/en/myfish/ggnsearch.html #) nhằm truy xuất nguồn gốc và chương trình ASC trên một
trang web tương tác (xem Hình IV.10).

Hình IV.10. Trang web tương tác giữa ASC và truy xuất nguồn gốc của Bofrost
Costa [48]:

×