Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 108 trang )



BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------o0o---------

CÔNG TRÌNH DỰ THI CUỘC THI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
NĂM 2009
Tên công trình:
XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

NHÓM NGÀNH : KHOA HỌC XÃ HỘI 1A - XH1a
Họ tên sinh viên : Mai Thùy Dung – Nữ – Dân tộc : Kinh
Lớp : Anh 4 - Khóa: K45A – Khoa : Kinh Tế Đối Ngoại
Họ tên sinh viên : Lê Thanh Phong – Nam – Dân tộc : Kinh
Lớp : Anh 4 - Khóa: K45A – Khoa : Kinh Tế Đối Ngoại
Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn : Th.S Nguyễn Thế Anh

Hà Nội, tháng 07 năm 2009



2

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Với thời gian trên dƣới 15 năm để một sản phẩm chƣa từng đƣợc biết đến, sản
xuất từ một loài cá vốn có giá trị không cao, nhờ sức sáng tạo của ngƣời lao động
Việt Nam kết hợp với đƣờng lối mở cửa, hội nhập của Nhà nƣớc, trở thành một “thế
lực” trên thị trƣờng cá thịt trắng toàn cầu, với sản lƣợng sản phẩm xuất khẩu năm


2008 trên 640.000 tấn, giá trị xuất khẩu gần 1,5 tỷ USD. Xét một cách toàn diện, cá
tra phải đƣợc xếp đầu danh sách ít ỏi những sản phẩm nông sản có lợi thế của Việt
Nam trên thị trƣờng thế giới, bởi trong khi chúng ta có cá tra xuất khẩu thì không
nƣớc nào khác có. Trung Quốc và Ấn Độ cũng xuất khẩu sản phẩm cá nheo tƣơng
tự nhƣng sản lƣợng không đáng kể và chiếm một thị phần không đáng kể so với cá
tra của Việt Nam. Với giá trị xuất khẩu cao và vai trò ý nghĩa quan trọng của cá tra
đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nƣớc nói chung, chính
phủ đã xác định cá tra là sản phẩm xuất khẩu chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao trên
thị trƣờng quốc tế, đồng thời chính phủ yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo sản xuất, tiêu
thụ cá tra do Bộ trƣởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đứng đầu. Đây là
những bƣớc đi ban đầu nhằm đƣa con cá tra trở thành sản phẩm xuất khẩu chiến
lƣợc của ngành thủy sản Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế vốn có vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và
những nỗ lực của các thành phần trong ngành sản xuất cá tra xuất khẩu, thực trạng
hoạt động của ngành lại đang bộc lộ nhiều biểu hiện phi hiệu quả, đe dọa nghiêm
trọng đến vị thế của sản phẩm cá tra xuất khẩu. Trong đó, những vấn đề nổi bật nhất
bao gồm sự yếu kém trong công tác quản lý ngành, tình trạng phát triển tự phát,
manh mún, thiếu quy hoạch và thiếu sự liên kết giữa các thành phần trong ngành;
những khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc cũng nhƣ việc kiểm soát chất lƣợng
đầu ra ở mỗi khâu do tính tự phát của hoạt động sản xuất; sự thiếu đồng bộ về cơ sở
vật chất hạn chế sự trao đổi và xử lý thông tin giữa các thành phần của ngành. Giải
pháp hợp nhất theo ngành dọc đƣợc các công ty chế biến áp dụng chỉ mang lại hiệu
quả trong ngắn hạn, trong dài hạn tính khép kín các công đoạn sản xuất trong một
chủ thể từ quy hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng hệ thống phân phối, thậm chí sản
xuất con giống và thức ăn chăn nuôi sẽ bộc lộ nhiều nguy cơ đe dọa tính bền vững


3

và hiệu quả, không phù hợp với xu hƣớng phát triển hiện đại, ở đó tính chuyên

nghiệp và chuyên môn hóa là ƣu tiên hàng đầu.
Xét trong bối cảnh xu hƣớng của cạnh tranh quốc tế, khi mà sự cạnh tranh
không chỉ đơn thuần là giữa các doanh nghiệp, mà là giữa các chuỗi cung ứng, thì
xây dựng chuỗi cung ứng đƣợc xem nhƣ là một tài sản chiến lƣợc, có tác động quyết
định đến sƣ thành công trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác,
nếu xét góc độ quản lý và vận hành hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở Đồng
bằng sông Cửu Long, việc xây dựng mô hình chuỗi cung ứng sẽ cơ bản giúp giải
quyết những hạn chế, tồn tại, từ đó đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của ngành.
Trong phạm vi bài nghiên cứu, doanh nghiệp chế biến đƣợc xem là ngƣời khởi
xƣớng và giữ vai trò chủ đạo, do lợi thế về quy mô, tổ chức, tín dụng cũng nhƣ khả
năng tiếp xúc và chi phối nguồn thông tin cho toàn bộ hoạt động của chuỗi so với
các thành phần khác nhƣ ngƣời sản xuất con giống hay các trang trại nuôi cá. Trên
cơ sở đó, việc xây dựng chuỗi cung ứng cho mặt hàng cá tra xuất khẩu ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long đƣợc tiếp cận theo hƣớng tạo dựng cơ chế hợp tác trên năm lĩnh
vực – thông tin, sản xuất, hàng tồn kho, vận tải và định vị - giữa các thành phần
trong hoạt động sản xuất thông qua việc thiết kế một mạng lƣới phân phối cho
chuỗi, từ đó khơi thông ba dòng chảy chính của chuỗi cung ứng – dòng thông tin,
dòng hàng hóa và dòng tài chính. Cách tiếp cận này đảm bảo vừa tận dụng đƣợc
những cơ sở vật chất hiện có của hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu, vừa khắc phục
đƣợc tính phi hiệu quả, thiếu bền vững của hoạt động sản xuất hiện tại.
Dựa trên cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng và xây dựng chuỗi cung ứng thông
qua việc thiết kế mạng lƣới cung ứng phù hợp, kết hợp với những đặc trƣng của
hoạt động sản xuất cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhóm nghiên cứu đã đề
xuất một mô hình chuỗi cung ứng khả thi gắn kết các thành phần tham gia sản xuất,
từ đó khắc phục những tồn tại cho ngành. Để thục hiện mục tiêu này, đề tài kiến
nghị hai nhóm giải pháp đồng bộ, bao gồm nhóm giải pháp vi mô đối với từng thành
phần tham gia vào chuỗi và nhóm giải pháp vĩ mô đối với các Bộ Ban ngành liên
quan đến hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Vấn đề
cốt lõi khi đƣa ra nhóm giải pháp vĩ mô là phải tách bạch giữa vai trò hỗ trợ về mặt
hoạch định chính sách chủ trƣơng, khung pháp ly của các cơ quan chức năng đối với



4

hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long với chức năng
quản lý của các chủ thể kinh tế, do mô hình chuỗi cung ứng chỉ là mối quan hệ giữa
các chủ thể kinh tế tham gia vào chuỗi.



DANH SÁCH BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Tên bảng bảng biểu, đồ thị, hình vẽ Trang


5

Hình 1.1 Sơ đồ năm yếu tố dẫn dắt chủ yếu của một chuỗi cung ứng 14
Hình 1.2 Cơ cấu chuỗi cung ứng 16
Đồ thị 1.3: Mối quan hệ giữa Thời gian đáp ứng đơn hàng mong muốn và
Số lƣợng kho bãi.
24
Đồ thị 1.4: Mối quan hệ giữa Số lƣợng kho bãi và Chi phí hàng tổn kho 25
Đồ thị 1.5: Mối quan hệ giữa Số lƣợng kho bãi và Chi phí vận tải 26
Đồ thị 1.6: Mối quan hệ giữa Số lƣợng kho bãi và Chi phí kho bãi 26
Đồ thị 1.7: Mối quan hệ giữa chi phí logistics, thời gian đáp ứng đơn hàng
và số lƣợng kho
27
Hình 1.8: Ngƣời sản xuất trữ hàng và giao hàng trực tiếp 28
Bảng 1.9: Đặc điểm hoạt động của Mô hình Ngƣời sản xuất trữ hàng và
giao hàng trực tiếp

29
Hình 1.10: Mạng lƣới In-transit merge 30
Bảng 1.11: Đặc điểm hoạt động của mô hình In-transit merge 31
Hình 1.12: Ngƣời đại lý trữ hàng và giao hàng theo kiện 32
Bảng 1.13: Đặc điểm hoạt động của Ngƣời đại lý trữ hàng và giao hàng
theo kiện
33
Hình 1.14: Ngƣời đại lý trữ hàng và giao hàng chặng cuối 34
Bảng 1.15: Đặc điểm hoạt động của mô hình Ngƣời đại lý trữ hàng và giao
hàng chặng cuối
35
Hình 1.16: Mô hình Ngƣời sản xuất/ngƣời đại lý trữ hàng và khách hàng
tự lấy hàng
36
Bảng 1.17: Đặc điểm hoạt động của mạng lƣới phân phối qua các điểm
giao hàng
36
Bảng 1.18: Đặc điểm hoạt động của mô hình Ngƣời bán lẻ trữ hàng và
khách hàng tự lấy hàng
38
Bảng 2.1 Bảng số liệu diện tích nuôi trồng cá tra giai đoạn 2005 – 06/2009 42
Bảng 2.2: Số lƣợng và công suất thiết kế các nhà máy chế biến cá tra trong 46


6



MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 6

LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ XÂY DỰNG
CHUỖI CUNG ỨNG ....................................................................................................... 15
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG (SUPPLY CHAIN) ................ 15
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng ........................................................................................... 15
1.1.2 Cấu trúc và các thành phần chuỗi cung ứng ........................................................... 18
1.1.3 Xu hƣớng phát triển của chuỗi cung ứng ................................................................. 24
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG .......................... 26
1.2.1 Sự cần thiết của việc xây dựng chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp .................. 26
1.2.2 Xây dựng chuỗi cung ứng ............................................................................................ 30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................................. 47
vùng 2000 – 2007
Bảng 2.3: Nhu cầu nguyên liệu chế biến xuất khẩu giai đoạn 2000 - 2007 46
Bảng 2.4: Bảng sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu cá tra giai đoạn 2000 -
2007
48
Hình 2.5: Đồ thị sản lƣợng và kim ngạch cá tra, giai đoạn 2000 – 2008 48
Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm
2008
49
Hình 3.1: HTX đóng vai trò là “Ngƣời đại lý trữ hàng”của các cơ sở nuôi
trồng và giao hàng theo kiện cá nguyên liệu cho Doanh nghiệp chế biến
66
Hình 3.2. Mô hình chuỗi cung ứng đề xuất cho hoạt động sản xuất cá tra
xuất khẩu ở ĐBSCL.
69



7


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÁ TRA XUẤT
KHẨU Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ........................................... 49
2.1. TỔNG QUAN VỀ VỊ TRÍ NGÀNH SẢN XUẤT CÁ TRA XUẤT KHẨU
CỦA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL) .................................... 49
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CÁ TRA XUẤT
KHẨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .................................................................... 50
2.2.1 Ngành nuôi trồng cá tra ................................................................................................ 50
2.2.2 Các ngành cung ứng khác ............................................................................................ 52
2.2.3 Ngành chế biến cá tra .................................................................................................... 55
2.2.4 Hoạt động xuất khẩu cá tra .......................................................................................... 57
2.2.5 Thực trạng sự liên kết giữa các khâu trong quá trình sản xuất cá tra xuất
khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................................................ 59
2.3 ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH HỢP NHẤT THEO
NGÀNH DỌC .............................................................................................................................. 64
2.3.1 Ƣu điểm của mô hình hợp nhất theo ngành dọc .................................................... 65
2.3.2 Hạn chế của mô hình hợp nhất theo ngành dọc ..................................................... 65
2.4 ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI
NGÀNH SẢN XUẤT CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG ........................................................................................................................................ 66
2.4.1 Điểm mạnh ....................................................................................................................... 67
2.4.2 Điểm yếu ........................................................................................................................... 67
2.4.3 Cơ hội ................................................................................................................................ 68
2.4.4 Thách thức ........................................................................................................................ 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................................. 71
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ
TRA XUẤT KHẨU Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ..................... 72
3.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG
MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ........ 72



8

3.1.1 Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng sẽ khắc phục những hạn chế do mô
hình hợp nhất theo ngành dọc tạo ra. ........................................................................................ 72
3.1.2 Xây dựng chuỗi cung ứng liên kết các thành phần tham gia vào quá
trình sản xuất, cung ứng là cơ sở để giải quyết tốt những tồn tại, hạn chế trong
hoạt động sản xuất cá tra khu vực ĐBSCL, đảm bảo đƣa hoạt động sản xuất cá
tra đi vào ổn định. ........................................................................................................................... 73
3.1.3 Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng sản xuất cá tra xuất khẩu làm tăng
tính cạnh tranh, củng cố vị trí thƣơng hiệu của sản phẩm và đƣợc coi là chiến
lƣợc phát triển ngành phù hợp với xu hƣớng phát triển tất yếu. ....................................... 74
3.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CÁ TRA XUẤT
KHẨU ....................................................................................................................................... 75
3.3 MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG ĐỀ XUẤT CHO HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT CÁ TRA XUẤT KHẨU Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG. ....................................................................................................................................... 76
3.3.1 Các thành phần chính tham gia vào chuỗi cung ứng ............................................ 76
3.3.2 Lựa chọn hình thức phân phối phù hợp với đặc thù của sản phẩm: ................. 77
3.3.3 Doanh nghiệp chế biến là ngƣời khới xƣớng và giữ vai trò chủ đạo
trong chuỗi cung ứng. ................................................................................................................... 79
3.3.4 Mô hình chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu ở khu vực ĐBSCL ........................... 80
3.3.5 Cơ chế hợp tác giữa các thành phần chính trong chuỗi cung ứng đề xuất ...... 82
3.4 KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHUỖI
CUNG ỨNG CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG ............................................................................................................................. 90
3.4.1. Nhóm giải pháp đối với các thành phần chính tham gia trong chuỗi ............... 91
3.4.2. Nhóm giải pháp vĩ mô ................................................................................................... 93
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................................. 96
KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................................... 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 99
A. Tài liệu tiếng Việt ......................................................................................................... 99


9

B. Tài liệu tiếng Anh ......................................................................................................... 99
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 100
Phụ lục 1: Bản đồ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ................................................... 100
Phụ lục 2: Giải thích một số thuật ngữ về tiêu chuẩn VSATTP ...................................... 101
Phụ lục 3: Quyết định số 102/2008/QĐ-BNN ................................................................... 101

















LỜI NÓI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam,
đóng góp từ 8 – 10% giá trị xuất khẩu và khoảng 6% GDP của cả nƣớc trong giai
đoạn từ 2001 đến nay. Từ vị trí gần nhƣ vô danh, Việt Nam đã lọt vào nhóm 10 thế
giới về xuất khẩu, và đến năm 2007, sau một năm gia nhập vào WTO, thủy sản Việt
Nam đã leo lên vị trí thứ 8 trong 10 nƣớc xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Sự


10

thành công của thủy sản Việt Nam không thể không nhắc đến cá tra
1
. Chỉ trong
vòng 10 năm (1998 – 2008), từ một loài cá nội địa không tên tuổi cá tra đã trở thành
một sản phẩm chiến lƣợc của Việt Nam, đóng góp khoảng 2% GDP cho đất nƣớc,
với sản lƣợng nuôi tăng 50 lần, vƣợt 1,2 triệu tấn, giá trị xuất khẩu tăng 65 lần, đạt
gần 1,5 tỷ USD mỗi năm và xuất khẩu tới 126 quốc gia trên thế giới
2
. Sự phát triển
nhảy vọt của ngành sản xuất cá tra đƣợc các chuyên gia quốc tế thán phục là “thần
kỳ”.
Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có những lợi thế mà ít các khu vực
khác trên thế giới có đƣợc về sản xuất cá tra. Sản lƣợng cá tra ở Đồng bằng sông
Cửu Long đã đƣa Việt Nam trở thành nƣớc có sản lƣợng cá tra hàng đầu trên thế
giới, những sản phẩm cá tra cũng Việt Nam đang trở nên phổ biến với ngƣời tiêu
dùng quốc tế. Tuy nhiên, sự phát triển quá nóng của ngành sản xuất cá tra ở khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long đã đặt ra nhiều vấn đề, nhƣ: tính tự phát, thiếu quy
hoạch trong nuôi trồng và chế biến dẫn đến sự thiếu ổn định trong cung cầu nguyên
liệu, không đảm bảo các tiêu chuẩn chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm, khó truy
xuất nguồn gốc (traceability) cũng nhƣ mâu thuẫn lợi ích giữa ngƣời nuôi trồng và
doanh nghiệp chế biến cùng những thách thức trong việc liên kết các khâu trong

chuỗi cung ứng… Những thách thức này không đƣợc giải quyết sớm sẽ có ảnh
hƣởng xấu đến hình ảnh con cá tra của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Nhận thấy
đƣợc những thách thức và lợi thế cạnh tranh cũng nhƣ tầm quan trọng của cá tra,
ngày 18/03/2009 vừa qua, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã chí đạo các bộ ngành
liên quan và VASEP khẩn trƣơng xây dựng đề án Phát triển sản xuất và tiêu thụ cá
tra đến năm 2020, nhằm đƣa cá tra trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Đất
nƣớc. Đây cũng chính là lý do tại sao mà nhóm nghiên cứu đã lựa chọn chuỗi cung
ứng cá tra xuất khẩu là đối tƣợng nghiên cứu và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
là giới hạn địa lý.

1
Cá basa (Pangasius bocourt) là một loài thuộc họ cá tra, do đó trong các báo cáo nghiên cứu thì cá tra, cá
basa đều đƣợc gọi chung là cá tra. Do vậy trong bài nghiên cứu này chúng tôi gọi chung đây là mặt hàng cá
tra.
2
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng – Tạp chí Thƣơng mại thủy sản số 112 – tháng 04/2009


11

Xu hƣớng toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại quốc tế,
đặc biệt là sự hình thành lý thuyết về xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng đang đặt
ra cho các nền kinh tế xét từ góc độ vĩ mô những thách thức về kiểm soát và tích
hợp dòng chảy hàng hóa, thông tin và tài chính một cách hiệu quả. Vì thế, việc xây
dựng một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả cho ngành sản xuất cá tra xuất khẩu là
một bƣớc đi tất yếu, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất cá tra ở khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng nhƣ tạo ra sức đề kháng vững chắc cho mặt
hàng chủ lực này trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những yêu cầu khắt
khe về tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm và sự bảo hộ tinh vi đang đƣợc các nƣớc
phát triển áp dụng. Ở Việt Nam, chuỗi cung ứng còn là khái niệm khá mới mẻ, chƣa

đƣợc coi trọng nhƣ ở các nƣớc phát triển trên thế giới. Mô hình hợp nhất theo ngành
dọc trong quá trình sản xuất cá tra mà các doanh nghiệp đang áp dụng đã bộc lộ
nhiều hạn chế và tính thiếu bền vững. Việc ứng dụng lý thuyết chuỗi cung ứng để
xây dựng mô hình chuỗi cung ứng (liên kết dọc) đối với mặt hàng cá tra xuất khẩu
sẽ giúp khắc phục những hạn chế do mô hình hợp nhất theo ngành dọc, đồng thời
đây cũng là mô hình giúp cho các doanh nghiệp đáp ứng tốt nhât nhu cầu của khách
hàng với một chi phí nhỏ nhất, phù hợp với xu hƣớng chuyên môn hóa theo hƣớng
hiện đại, và quả thực đó là mô hình hiệu quả trong chiến lƣợc đƣa cá tra trở thành
mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt
3 tỷ USD.
Với tất cả những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Xây dựng
chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho công trình tham dự cuộc thi “Sinh viên
nghiên cứu khoa học năm 2009” do Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng tổ chức.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Vận dụng lý thuyết về xây dựng chuỗi cung ứng từ đó đề xuất giải pháp xây
dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu của khu vực đồng bằng sông Cửu
Long.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu


12

Trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết chuỗi cung ứng, phân tích thực trạng hoạt động
sản xuất cá tra xuất khẩu, đánh giá mối liên kết giữa các thành phần tham gia cũng
nhƣ điểm mạnh điểm yếu của mô hình sản xuất cá tra xuất khẩu hiện tại ở khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó đề xuất giải pháp xây dựng thành công chuỗi cung
ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là mô hình chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu
ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thời gian nghiên cứu giới hạn trong khoảng từ năm 2000 đến nay. Trong đó
tập trung vào khoảng thời gian sau năm 2003
3
đến đầu năm 2009. Năm 2003 là mốc
thời gian quan trọng đánh dấu sự phát triển mạnh của hoạt động xuất khẩu cá tra cả
về số lƣợng, kim ngạch lẫn vị thế.
3.3 Những giả định nghiên cứu
Chuỗi cung ứng đƣợc xây dựng trong điều kiện ổn định, không chịu ảnh
hƣởng của các biến động kinh tế, chính trị, xã hội.
Hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu chỉ đƣợc xét trong phạm vi bốn thành
phần chính: ngƣời sản xuất con giống, ngƣời nuôi trồng, ngƣời sản xuất và thị
trƣờng xuất khẩu. Tuy nhiên không gian của chuỗi cung ứng chỉ giới hạn đến cầu
cảng/sân bay. Các thị trƣờng xuất khẩu đƣợc xem nhƣ là ngƣời tiêu dùng cuối cùng
của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu.
Doanh nghiệp chế biến thủy sản đƣợc lấy làm trung tâm nghiên cứu.
Chuỗi cung ứng sản xuất cá tra xuất khẩu chỉ là chuỗi cung ứng sản xuất đơn,
chứ không tham gia vào mạng lƣới chuỗi cung ứng.
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đề tài sẽ lần lƣợt trả lời các câu hỏi:

3
Năm 2003, diễn ra vụ kiện bán phá giá cá tra sang thị trƣờng Hoa Kỳ. Sau năm 2003, xuất khẩu cá tra của
Việt Nam tăng mạnh do mở rộng sang các thị trƣờng khác nhƣ EU, Đông Âu…



13

- Chuỗi cung ứng là gì? Cơ cấu và các yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng? Xu
hƣớng phát triển của chuỗi cung ứng?
- Thực trạng của hoạt động của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu ở khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây là gì? Ƣu và nhƣợc điểm cũng
nhƣ tính bền vững của mô hình hợp nhất theo ngành dọc mà một số doanh nghiệp
chế biến và xuất khẩu đang áp dụng?
- Mô hình phân phối nào trong chuỗi cung ứng phù hợp với đặc điểm của
ngành xuất khẩu cá tra? Với mô hình đó, ngành đã có những cơ sở gì, và thiếu
những cơ sở gì để có thể triển khai mô hình một cách hiệu quả?
Những giải pháp nào giúp cho mô hình chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu ở
khu vực ĐBSCL hoạt động một cách hiệu quả?
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu ứng dụng. Bên cạnh đó, các phƣơng
pháp nghiên cứu phân tích, phƣơng pháp so sánh cũng đƣợc sử dụng nêu bật những
ƣu điểm của mô hình chuỗi cung ứng (liên kết theo chuỗi) so với mô hình hợp nhất
hóa theo ngành dọc cũng nhƣ sự lựa chọn chủ thể khởi xƣớng và đóng vai trò chủ
đạo trong chuỗi cung ứng, lựa chọn mô hình cung ứng phù hợp với đặc điểm của
ngành sản xuất cá tra xuất khẩu.
6. NGUỒN SỐ LIỆU
Nguồn số liệu thứ cấp trong các năm từ 2000 đến nay đƣợc thu thập từ: Hiệp
hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung tâm khoa học –
thông tin – kinh tế thủy sản, Cục nuôi trồng thủy sản – Bộ NN&PTNT, Đề án sản
xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN
Trƣớc hết, bài nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ khái niệm và cấu trúc của chuỗi
cung ứng, cũng nhƣ các mô hình xây dựng mạng lƣới cung ứng.
Tiếp đó, đƣa ra một mô hình hiệu quả và phù hợp với thực trạng hiện tại của
ngành sản xuất cá tra xuất khẩu. Dựa trên cơ sở đó, bài nghiên cứu có thể kiến nghị

bổ sung, xây dựng thêm hoặc củng cố những cơ sở còn thiếu hoặc chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu của mô hình, nhằm mục đích hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất
khẩu tại Việt Nam.


14

8. CÁC BƢỚC MỞ RỘNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Mô hình chuỗi cung ứng có thể đƣợc phát triển hƣớng đến một thị trƣờng
nhất định, nhƣ EU hay Bắc Mỹ, tức là vƣợt qua giới hạn không gian về cầu cảng/
sân bay (phụ thuộc vào đặc điểm của từng thị trƣờng về thị hiếu, phân phối…)
Mặt khác, mô hình chuỗi cung ứng trong điều kiện ổn định sẽ là cơ sở để
xem xét và so sánh trong trƣờng hợp có những bất ổn định về kinh tế, chính trị hay
các nhân tố khác.
Một khi các chuỗi cung ứng đã đƣợc xây dựng và phát triển mạnh trong
ngành xuất khẩu cá tra, chúng ta có thể xem xét tiếp đến hoạt động đan xen giữa các
mạng lƣới khác nhau trong cùng ngành, hay là mạng lƣới phân phối.
Việc hoàn thiện chuỗi cung ứng cho mặt hàng cá tra sẽ là tiền đề quan trọng
để có thể nhân rộng sang những mặt hàng thủy sản xuất khẩu khác nhƣ tôm, mực, cá
ngừ…, và xa hơn là sang những mặt hàng nông sản vốn là thế mạnh của Việt Nam.
9. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài Mục lục, Các ký hiệu viết tắt, Danh mục các bảng biểu số liệu, Lời nói
đầu, Kết luận, Phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đƣợc kết cấu thành ba
chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng và xây dựng chuỗi cung ứng
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở Đồng Bằng sông Cửu
Long
Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu ở khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long












15





CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ XÂY
DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG (SUPPLY CHAIN)
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
1.1.1.1 Một số định nghĩa về chuỗi cung ứng (Supply Chain)
Thuật ngữ “quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 1980 và trở
nên phổ biến trong những năm 1990. Trƣớc đó, các công ty sử dụng các thuật ngữ
nhƣ “hậu cần” (logistics) và “quản lý các hoạt động” (Operations management).
Dƣới đây là một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng:
“Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đƣa sản phẩm hay dịch vụ
vào thị trƣờng” – “Fundaments of Logistics Management” của Lambert, Stock và
Ellram (1998, Boston MA: Irwin/McGraw – Hill, c.14)
“Chuỗi cung ứng là một mạng lƣới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm
thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản

phẩm, thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” “An introduction to supply
chain management” Ganesham, Ran and Terry P. Harrison, 1995
“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián
tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà
sản xuất và nhà cung cấp, mà còn bao gồm cả nhà vận chuyển, kho bãi, ngƣời bán lẻ
và bản thân khách hàng. Trong mỗi tổ chức, nhƣ nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao
gồm (nhƣng không giới hạn) việc phát triển sản phẩm mới, marketing, điều hành
sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng.” – (Supply chain management:
Strategy, planning and operation”, tác giả Sunil Chopra và Peter Meindl, 2001,
Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall C1.)
Nhìn chung, các khái niệm trên đều quan niệm rằng chuỗi cung ứng là sự liên
kết các công ty ở các giai đoạn từ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho đến chế


16

biến và cung cấp sản phẩm tới ngƣời tiêu dùng. Trong khái niệm mà Sunil Chopra
và Peter Meindl đƣa ra cụ thể và đẩy đủ hơn, ta thấy trong chuỗi cung ứng có các
doanh nghiệp đóng vai trò trực tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhƣ
các nhà sản xuất, nhà cung cấp, phân phối và cũng có rất nhiều doanh nghiệp khác
liên quan một cách gián tiếp đến hầu hết các chuỗi cung ứng, và các doanh nghiệp
này đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối sản phẩm cuối cùng cho khách
hàng. Họ chính là các nhà cung cấp dịch vụ, chẳng hạn nhƣ các công ty vận tải, các
nhà cung cấp hệ thống thông tin, các công ty kinh doanh kho bãi, các hãng môi giới
vận tải, các đại lý và các nhà tƣ vấn. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này đặc
biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp trong đa số chuỗi cung ứng, vì họ có thể cho
phép doanh nghiệp phục vụ tốt khách hàng với chi phí thấp nhất có thể.
Về mặt lý thuyết, việc tích hợp chuỗi cung ứng cho phép tổ chức tập trung
vào việc thực hiện một vài công đoạn mà tổ chức, doanh nghiệp mình có thế mạnh.
Sau đó các hoạt động không chủ yếu đƣợc chuyển sang cho kênh khác chuyên biệt

hơn. Đến một lúc nào đó thì mối quan hệ khăng khít đƣợc lập lên nhằm đảm bảo
cho cho công việc đạt kết quả tốt nhất. Trên thực tế, đó là các mắt xích bao gồm các
nhà cung ứng, nhà sản
phối sản phẩm tốt nhất đến ngƣời tiêu dùng. Những mắt xích này sau đó hình thành
nên chuỗi cung ứng tích hợp đủ sức cạnh tranh với chuỗi cung ứng của doanh
nghiệp khác.
Trong chuỗi cung ứng, chỉ có một nguồn duy nhất tạo ra lợi nhuận cho toàn
chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung
ứng ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong
chuỗi, điều này rốt cuộc dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng là rất cao, mức
phục vụ chuỗi cung ứng thấp, do đó làm giảm nhu cầu ngƣời tiêu dùng cuối cùng.
Trong một chuỗi cung ứng có ba dòng chảy chính đó là: dòng chảy hàng hóa,
dòng chảy thông tin, và dòng chảy tài chính. Và một chuỗi cung ứng hoạt động tốt
khi ba dòng chảy trên vận hành một cách xuyên suốt, không bị gián đoạn.
- Thứ nhất, dòng hàng hóa là luồng nguyên vật liệu từ nhà cung cấp tới nhà sản
xuất, và luồng sản phẩm dịch vụ từ nhà sản xuất tới khách hàng. Một khi dòng hàng
hóa vận chuyển trong chuỗi một cách liên tục, không bị gián đoạn (tức là hàng tồn


17

kho của doanh nghiệp thấp) khi đó doanh nghiệp sẽ cắt giảm đƣợc chi phí tồn kho.
Tùy đặc điểm của mỗi loại mặt hàng, mỗi thị trƣờng mà doanh nghiệp sẽ để mức tồn
kho phù hợp, sao cho luồng hàng hóa vận chuyển một cách liên tục nhất có thể, cắt
giảm đƣợc chi phí, tăng lợi nhuận cho toàn bộ chuỗi.
- Thứ hai, dòng thông tin là dòng thông tin trao đổi giữa các mắt xích trong
chuỗi, những phản hồi từ khách hàng và các đơn vị trong chuỗi. Dòng thông tin
trong chuỗi cung ứng có vai trò vô cùng quan trọng, đây là nền tảng để đƣa ra quyết
định liên quan đến kế hoạch sản xuất, kết nối tất cả các hoạt động trong chuỗi cung
ứng. Khi thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ thì các mắt xích trong chuỗi sẽ có

các quyết định càng chuẩn xác. Thông tin từ cung cầu sản phẩm, phản hồi từ khách
hàng, dự báo thị trƣờng và kế hoạch sản xuất đƣợc các thành phần trong chuỗi chia
sẻ với nhau càng nhiều thì chuỗi sẽ đáp ứng càng nhanh và càng thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng tốt hơn.
- Thứ ba đó là dòng tài chính: Đi ngƣợc với dòng hàng hóa từ nhà cung cấp tới
khách hàng là dòng tài chính. Đó chính là luồng tài chính từ ngƣời mua tới ngƣời
bán hoặc dòng tài chính mà các thành phần trong chuỗi hỗ trợ, chia sẻ cho nhau
vay… Dòng tài chính lƣu thông càng nhanh thì hiệu quả của chuỗi cung ứng càng
tăng, giảm thiểu chi phí do bị gián đoạn dòng lƣu chuyển tiền tệ.
Trong thời đại ngày nay, chuỗi cung ứng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Bởi lẽ khi doanh nghiệp bƣớc vào qu
bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị
trƣờng toàn cầu hiện nay, sản phẩm mới có chu kỳ sống ngày càng ngắn hơn, cùng
với mức độ kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp
đầu tƣ và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng. Xây dựng chuỗi cung ứng không chỉ
là chiến lƣợc đối với các doanh nghiệp mà chuỗi cung ứng còn là chiến lƣợc để các
ngành kinh tế của các quốc gia áp dụng để sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn, phát
triển sự chuyên môn hóa, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.
1.1.1.2 Mục tiêu của chuỗi cung ứng


18

Mục tiêu của mỗi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra của toàn hệ
thống. Để tối đa hóa giá trị tạo ra trên toàn hệ thống này đòi hỏi các nhà quản trị
phải tối thiểu hóa tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến
tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm. Giá trị tạo ra của
chuỗi cung cấp là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách
hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đối với đa số các chuỗi cung ứng thƣơng mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích

của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty
đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng. Lợi nhuận
của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận đƣợc chia sẻ xuyên suốt chuỗi. Lợi nhuận của
chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung cấp càng lớn.
Chuỗi cung ứng bao gồm các công ty liên kết lại với nhau nhằm đƣa sản phẩm dịch
vụ tới ngƣời tiêu dùng, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu ngƣời tiêu dùng, do đó thành công
của chuỗi cung ứng nên đƣợc đo lƣờng dƣới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ không
phải đo lƣợng lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ. Vì vậy, trọng tâm không chỉ đơn
giản là việc giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển hoặc cắt giảm tồn kho
mà hơn thế nữa chính là vận dụng cách tiếp cận hệ thống vào chuỗi cung ứng.
1.1.2 Cấu trúc và các thành phần chuỗi cung ứng
1.1.2.1 Các yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng
Đặc điểm của mỗi chuỗi cung ứng các sản phẩm khác nhau thì khác nhau và
chúng gặp phải những thách thức và hƣớng tới những kiểu nhu cầu thị trƣờng khác
nhau. Tuy nhiên, bất kỳ một chuỗi cung ứng nào cũng sẽ gặp phải các vấn đề cơ bản
giống nhau - các thành phần cơ bản của một chuỗi cung ứng. Dây chuyền cung ứng
đƣợc cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản, bao gồm: Sản xuất, hàng tồn kho, định vị, vận
chuyển và thông tin.
Sản xuất: là năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm.
Các phƣơng tiện sản xuất là các nhà máy và kho. Các quyết định của doanh nghiệp
sẽ phải trả lời cho các câu hỏi: thị trƣờng muốn loại sản phẩm nào? Cần sản xuất
bao nhiêu loại sản phẩm và khi nào? Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch sản


19

xuất chính theo công suất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất lƣợng và bảo trì
thiết bị
Hàng tồn kho: Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm
từ nguyên liệu đến bán thành phẩm, đến thành phẩm đƣợc các nhà sản xuất, nhà

phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ. Chức năng của hàng tồn là
bộ phận giảm xóc cho tình trạng bất định trong chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp sẽ
phải quyết định khi cân nhắc giữa tính sẵn sàng đáp ứng với tính hiệu quả. Tồn kho
một lƣợng hàng lớn cho phép chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh với những thay đổi về
nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, việc sản xuất và lƣu trữ bảo quản hàng tồn kho
tốn kém. Tồn kho cũng phụ thuộc vào đặc tính bảo quản lƣu kho, vòng đời của
nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Trong một chuỗi cung ứng, doanh
nghiệp thƣờng phải trả lời các câu hỏi sau: Ở mỗi giai đoạn trong một chuỗi cung
ứng cần tồn kho những mặt hàng nào? Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, bán thành
phẩm hay thành phẩm?
Định vị (vị trí): Định vị là việc chọn địa điểm về mặt địa lý của các phƣơng
tiện của chuỗi cung ứng bao gồm các quyết định liên quan đến những hoạt động cần
đƣợc thực hiện của từng phƣơng tiện. Ở đây, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh
với tính hiệu quả đƣợc thể hiện ở quyết định tập trung các hoạt động ở một vài vị trí
nhằm giảm đƣợc chi phí nhờ quy mô và hiệu quả, hay phân bố các hoạt động ra
nhiều vị trí gần với khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng nhanh hơn.
Các quyết định về định vị phụ thuộc vào các nhân tố: chi phí phƣơng tiện, chi phí
nhân công, kỹ năng sẵn có của lực lƣợng lao động, các điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế
và thuế quan, và sự gần gũi với các nhà cung cấp và khách hàng. Các quyết định này
có tác động mạnh mẽ đến các chi phí và đặc tính của chuỗi cung ứng, đồng thời
cũng phản ánh chiến lƣợc cơ bản của doanh nghiệp trong việc xây dựng và phân
phối sản phẩm ra thị trƣờng.
Vận chuyển: Vận chuyển là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên vật liệu cho
đến thành phẩm giữa các điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng. Trong vận
chuyển sự cân nhắc là giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả đƣợc thể hiện qua
việc chọn lựa phƣơng thức vận chuyển. Thông thƣờng có 6 phƣơng thức vận chuyển
cơ bản mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:


20


Đƣờng biển: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài, bị giới hạn về địa điểm
giao nhận (cảng biển).
Đƣờng sắt: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về địa điểm giao
nhận.
Đƣờng bộ: nhanh, thuận tiện.
Đƣờng hàng không: là phƣơng thức vận chuyển và đáp ứng nhanh, nhƣng giá
thành cao, có phần bị giới hạn bởi tính sẵn có của các sân bay thích hợp.
Dạng điện tử: là cách vận chuyển nhanh nhất và rất linh hoạt, giá thành rẻ,
tuy nhiên bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…)
Đƣờng ống: là phƣơng thức tƣơng đối hiệu quả nhƣng bị giới hạn loại hàng
hoá (chất lỏng, chất khí…)
Với các cách thức vận chuyển có các đặc thù, ƣu nhƣợc điểm khác nhau, vì
vậy các nhà quản lý cần lập ra lộ trình và mạng lƣới di chuyển sản phẩm dựa trên
nguyên tắc chung là giá trị sản phẩm càng cao (nhƣ mặt hàng điện tử, dƣợc phẩm,)
mạng lƣới vận chuyển càng nhấn mạnh tính đáp ứng nhanh và giá trị sản phẩm thấp
có thể bảo quản lâu (nhƣ gạo, gỗ…) thì mạng lƣới vận chuyển càng nhấn mạnh đến
tính hiệu quả.
Thông tin: Thông tin là nền tảng đƣa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố
dẫn dắt chuỗi cung ứng đã đề cập ở trên, là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động và
hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng. Khi sự kết nối này là một sự kết nối vững
chắc (tức là thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ), các mắt xích trong chuỗi cung
ứng sẽ có các quyết định chính xác cho hoạt động riêng của họ. Đây cũng là xu
hƣớng tối đa hóa tính lợi nhuận toàn chuỗi cung ứng. Trong bất kỳ chuỗi cung ứng
nào, thông tin đều đƣợc sử dụng vì hai mục đích chính. Thứ nhất, thông tin dử
dụng để phối hợp các hoạt động hàng ngày (quyết định kế hoạch sản xuất, mức tồn
kho, lộ trình vận chuyển, và vị trí lƣu trữ). Thứ hai, thông tin dùng để tiên đoán và
lập kế hoạch sản xuất dài hạn và thỏa mãn nhu cầu tƣơng lai, đặc biệt trong việc rút
lui khỏi thị trƣờng cũ hay thâm nhập thị trƣờng mới. Xét về tổng thể chuỗi cung
ứng, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả mà các công ty thực

hiện là một trong các quyết định về lƣợng thông tin có thể chia sẻ với các đối tác
khác trong chuỗi và lƣợng thông tin phải giữ bí mật. Thông tin về cung cầu sản


21

phẩm, phản hồi từ khách hàng, dự báo thị trƣờng và kế hoạch sản xuất mà các công
ty chia sẻ với nhau càng nhiều thì chuỗi cung ứng đáp ứng càng nhanh. Tuy nhiên,
công khai thông tin thế nào là hợp lý để tránh bị tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh là
một vấn đề mà các đối tác trong chuỗi cần lƣu ý.
Hình 1.1 Sơ đồ năm yếu tố dẫn dắt chủ yếu của một chuỗi cung ứng












TÍNH ĐÁP ỨNG NHANH và TÍNH HIỆU QUẢ
Sự kết hợp hoàn hảo giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả trong từng yếu tố
dẫn dắt cho phép một chuỗi cung ứng “tăng đầu vào đồng thời giảm hàng tồn kho và chi
phí sản xuất”
1.1.2.2 Cơ cấu chuỗi cung ứng
Xu hƣớng toàn cầu hóa, các thị trƣờng cạnh tranh gay gắt, và tốc độ thay đổi
kỹ thuật chóng mặt ngày nay đang điều khiển sự phát triển của chuỗi cung ứng, nơi

có nhiều các mắt xích, mỗi mắt xích tập trung vào các hoạt động mà nó làm tốt nhất
(tính chuyên môn hóa cao). Trong thực tế, có hai kiểu mô hình chuỗi cung ứng: mô
hình chuỗi cung ứng đơn giản nhất và mô hình chuỗi cung ứng mở rộng.
Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản nhất bao gồm một doanh nghiệp và các
nhà cung cấp, khách hàng. Đây là ba nhóm mắt xích cơ bản tạo nên một chuỗi cung
ứng
1. SẢN XUẤT
Sản xuất cái gì? Bằng
cách nào? Khi nào?
2. HÀNG TỒN KHO
Sản xuất bao nhiêu? Trữ
kho bao nhiêu?
4. VẬN CHUYỂN
Chuyên chở sản phẩm
bằng cách nào? Khi nào?
3. VỊ TRÍ
Nơi nào tốt nhất cho hoạt
động nào?
5. THÔNG TIN
Cơ sở để ra
quyết định


22

Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng (phức tạp) ngoài ba mắt xích đã xuất hiện
ở chuỗi cung ứng đơn giản còn có thêm ba mắt xích thành viên nữa, đó là: nhà cung
ứng của nhà cung ứng (nhà cung ứng cuối cùng tại điểm đầu của chuỗi cung ứng mở
rộng), khách hàng của khách hàng (khách hàng cuối cùng tại điểm cuối của chuỗi
cung ứng mở rộng), và cuối cùng là các công ty cung cấp dịch vụ cho các công ty

khác trong chuỗi cung ứng. Đây là những công ty cung cấp dịch vụ hậu cần, tài
chính, tiếp thị, và công nghệ thông tin. Các công ty cung cấp dịch vụ hậu cần tùy
thuộc vào đặc điểm mỗi chuỗi khác nhau có thể có các công ty cung cấp dịch vụ
khác nhau, ví dụ nhƣ chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản, ngoài các công ty cung cấp
dịch vụ về tài chính, tiếp thị, nghiên cứu thị trƣờng còn có các công ty cung cấp dịch
vụ thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi…
Trong bất kỳ một chuỗi cung ứng luôn có sự kết hợp nhịp nhàng các thành
phần (hay còn gọi là các mắt xích) trong chuỗi cung ứng, và mỗi mắt xích sẽ thực
hiện chức năng khác nhau. Sau đây là các mắt xích điển hình trong chuỗi cung ứng
Nhà sản xuất: Các nhà sản xuất hay chế biến là các công ty làm ra sản
phẩm, gồm các nhà sản xuất nguyên liệu và các công ty sản xuất thành phẩm. Các
nhà máy sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên liệu và các sản phẩm gia công của
các nhà sản xuất khác để làm ra sản phẩm. Sảm phẩm có thể là vô hình (dịch vụ),
hữu hình (hàng hóa)
Nhà phân phối: Nhà phân phối là các công ty mua lƣợng lớn sản phẩm từ
các nhà sản xuất và phân phối các dòng sản phẩm cho khách hàng. Các nhà phân
phối còn đƣợc gọi là các nhà bán buôn. Họ thƣờng bán cho các công ty, cửa hàng
khác với số lƣợng lớn hơn so với lƣợng ngƣời tiêu dùng thông thƣờng mua.
Một nhà phân phối đúng nghĩa là một công ty sở hữu các sản phẩm quan
trọng mà họ mua từ nhà sản xuất và bán cho khách hàng. Cùng với việc hạ giá và
khuyến mãi sản phẩm, các chức năng khác mà nhà phân phối thực hiện là quản lý
hàng tồn kho, vận hành kho, và vận chuyển sản phẩm cũng nhƣ hỗ trợ khách hàng
và dịch vụ hậu mãi. Một nhà phân phối cũng có thể là một nhà môi giới sản phẩm
giữa nhà sản xuất và khách hàng và không bao giờ sở hữu sản phẩm. Nhà phân phối
kiểu này chủ yếu thực hiện các chức năng khuyến mãi và hạ giá sản phẩm. Trong cả
hai trƣờng hợp này, khi nhu cầu của khách hàng tiến triển và loại sản phẩm sẵn có


23


thay đổi, nhà phân phối là đại lý tiếp tục theo dõi nhu cầu khách hàng và làm cho
chúng phù hợp với sản phẩm sẵn có.
Nhà bán lẻ: Các nhà bán lẻ dự trữ hàng và bán với số lƣợng nhỏ hơn nơi
công cộng. Các tổ chức bán lẻ cũng theo dõi thị hiếu và nhu cầu của khách hàng mà
nó bán. Nhà bán lẻ quảng cáo tới khách hàng và thƣờng kết hợp giá, chọn lựa sản
phẩm, dịch vụ và tiện ích nhƣ là yếu tố thu hút đối với sản phẩm mà nhà bán lẻ bán.
Khách hàng: Khách hàng hay ngƣời tiêu dùng là bất kỳ công ty nào mua và
sử dụng sản phẩm. Một khách hàng có thể mua sản phẩm để kết hợp nó với sản
phẩm khác mà họ sẽ bán lại cho khách hàng khác. Hay một khách hàng có thể là
ngƣời sử dụng cuối cùng sản phẩm.
Nhà cung cấp dịch vụ: Đây là những công ty cung cấp dịch vụ cho các nhà
sản xuất, phân phối, nhà bán lẻ, và khách hàng. Các nhà cung cấp dịch vụ phát triển
chuyên môn và các kỹ năng đặc biệt nhằm tập trung vào một hoạt động đặc thù mà
chuỗi cung ứng cần. Chính nhờ sự chuyên môn hóa này, các nhà cung cấp dịch vụ
có thể thực hiện các dịch vụ hiệu quả hơn và ở một mức giá tốt hơn các nhà sản
xuất, nhà bán lẻ, nhà phân phối, hay khách hàng tự làm.
Hình 1.2: Cơ cấu chuỗi cung ứng
Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản


Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng











Nhà cung cấp Nhà sản xuất Khách hàng
Nhà cung
cấp cuối
cùng
Nhà cung
cấp
Nhà sản
xuất
Khách
hàng
Khách
hàng cuối
cùng

Nhà cung ứng dịch vụ


24


1.1.3 Xu hƣớng phát triển của chuỗi cung ứng
Lý thuyết chuỗi cung ứng mới chỉ xuất hiện vào những thập niên 80 của thế
kỷ 20 trở lại đây, và đƣợc các doanh nghiệp coi nhƣ một chiến lƣợc cạnh tranh từ
những năm 1990 trở lại đây, điển hình là các tập đoàn lớn ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
Trƣớc khi lý thuyết chuỗi cung ứng phát triển, mô hình mà các doanh nghiệp hợp
tác với nhau thƣờng theo quan hệ thị trƣờng đơn thuần hoặc là mô hình hợp nhất
theo ngành dọc, cụ thể nhƣ sau:
Quan hệ thị trƣờng đơn thuần tức là quan hệ mua – bán một cách thuần túy.
Ví dụ Doanh nghiệp A sản xuất ra gà giống, bán gà giống cho doanh nghiệp B là

doanh nghiệp chăn nuôi gà, doanh nghiệp B lại bán gà thịt cho những ngƣời tiêu
dùng. Quan hệ ở đây là quan hệ mua bán thuần túy.
Mô hình hợp nhất theo ngành dọc tức là kết hợp hai hay nhiều khâu trong quá
trình sản xuất vào một chủ thể duy nhất. Các doanh nghiệp thƣờng đầu tƣ xây dựng
khép kín các công đoạn của quá trình sản xuất. Trở lại ví dụ trên, do cung sản phẩm
của doanh nghiệp thiếu ổn định hoặc vì mâu thuẫn lợi ích, nên doanh nghiệp B thay
vì mua gà giống của doanh nghiệp A, thì doanh nghiệp B tự bỏ vốn đầu tƣ xây dựng
cho mình cơ sở nuôi ấp gà giống, nhà máy thức ăn chăn nuôi và nhà máy chế biến.
Nhƣ vậy, doanh nghiệp B đã kết hợp các giai đoạn trong quá trình sản xuất thịt gà
vào một chủ thể là chính doanh nghiệp B. Với cách làm này, doanh nghiệp B có thể
ổn định đƣợc nguồn cung nguyên liệu, giảm chi phí giao dịch, khắc phục khiếm
khuyết của thị trƣờng…
Tuy nhiên trải qua quá trình phát triển, các mô hình trên bộc lộ nhiều hạn chế
và xuất hiện những rủi ro tiềm ẩn: nhƣ phải chia sẻ nguồn lực doanh nghiệp, không
tận dụng tối đa nguồn lực, tính chuyên môn hóa chƣa cao, kém nhạy cảm với các
biến cố, triệt tiêu tính cạnh tranh… Cộng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và
quản lý tiên tiến, sự chuyên môn hóa và toàn cầu hóa cao trong quá trình sản xuất
khiên các doanh nghiệp nhận ra rằng, mô hình chuỗi cung ứng (liên kết dọc) là mô
hình hiệu quả nhất khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm của mô hình hợp nhất theo
ngành dọc và quan hệ thị trƣờng thuần túy, mô hình chuỗi cung ứng tận dụng tối đa


25

sự chuyên môn hóa cao độ, có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn trong một
khoảng thời gian ngắn hơn, lợi nhuận thu về cao hơn… Và từ những năm 1990 trở
lại đây, chuỗi cung ứng đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển
của các doanh nghiệp.
Xu hƣớng toàn cầu hóa và sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là
công nghệ thông tin đã giúp thế giới trở nên “phẳng” hơn, chuỗi cung ứng trên quy

mô toàn cầu, không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một quốc gia hay một khu vực.
Toàn cầu hóa của chuỗi cung ứng tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất kinh
doanh. Hiện nay và trong tƣơng lai, hầu hết các công ty phải quan tâm đến chuỗi
cung ứng mang tính toàn cầu. “Thách thức trong thập kỷ tới sẽ là triển khai rộng
khắp các nguyên lý có sẵn và tiếp tục đƣa các nguyên lý này lên một tầm cao mới”
4

Với sự c
a doanh nghiệp khác. Không chỉ các doanh nghiệp mới
chú trọng đến chuỗi cung ứng, mà chuỗi cung ứng còn đƣợc coi nhƣ một chiến lƣợc
cạnh tranh của các ngành, trong đó có cả các ngành nông sản. Chuỗi cung ứng hoa
của Hà Lan là một mô hình thành công đáng tham khảo trên quy mô ngành.
Các công ty đang và sẽ nỗ lực tranh đua lẫn nhau trong kế hoạch xây dựng
các mô hình dây chuyền cung ứng nhằm đẩy mạnh sản xuất và quản lý nguồn cung
ứng. Coi chuỗi cung ứng là chìa khóa để quyết định sự thành công trong kinh doanh.
Họ đã và sẽ triển khai nhiều công nghệ thông tin và tài sản khác nhau một cách linh
hoạt và mau lẹ để theo đuổi một năng lực mạng lƣới kênh cung ứng có thể tải nạp
mọi thứ từ việc phát triển sản phẩm cho đến hoàn thành sản xuất. Và tất cả đều
không ngừng tìm kiếm những giải pháp hiệu quả nhất nhằm cắt giảm chi phí, đáp
ứng nhu cầu kịp thời (về nguyên vật liệu, sản phẩm cuối cùng), đáp ứng yêu cầu
nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng nhƣ tăng
trƣởng lợi nhuận.

4
Theo “Quản trị chiến lƣợc chuỗi cung ứng – 5 nguyên tắc đạt hiệu quả hoạt động tốt nhất”

×