Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Các giải pháp quảng bá và thu hút khách du lịch tới làng cổ Đường Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.38 KB, 56 trang )

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp khóa luận này được hoàn thành, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo khoa Du lịch – trường Đại học dân lập
Đông Đô và đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, người đã hết lòng
chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Em
cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể
các bác, các cô, các anh, các chị trong ban quản lí làng cổ Đường Lâm đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em tìm hiểu các dữ liệu liên quan tới đề tài
giúp em có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Do khả năng và hiểu bết có hạn , những khiếm khuyến trong khóa luận này
là điều không thể tránh khỏi. Em rất mong sự giúp đỡ, ý kiến nhận xét đánh giá
và chỉ bảo của các thầy, cô giáo cũng như hội đồng giám khảo.
Em xin chân thành cảm ơn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, ngành kinh tế dịch vụ
dần khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong nền công nghiệp nước
nhà. Trong đó, du lịch là nhân tố không thể thiếu góp phần đưa đất nước đi lên
trong thời kì đổi mới, hội nhập với thế giới.
Bên cạnh du lịch tài nguyên thiên nhiên, du lịch nhân văn đã và đang trở
thành xu hướng chung phổ biến của ngành du lịch toàn thế giới. Đối với các
nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, du lịch văn hóa được xem như thế
mạnh, là đặc trưng riêng với những sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc quê
hương xứ sở.
Khác hơn rất nhiều so với các vùng đất “ địa linh nhân kiệt “ khác trên
khắp đất nước hình chứ S này, làng cổ Đường Lâm là ngôi làng đầu tiên được
công nhận là làng cổ rồi từ đó trở thành ngôi làng cổ đầu tiên được công nhận di
tích lịch sử văn hóa quốc gia, là nơi văn hóa Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ được
lưu giữ gần như trọn vẹn. Không những vậy, làng cổ Đường Lâm còn được gọi
là “ vùng đất hai vua ” bởi nơi đây là quê hương của 2 vị đế vương nổi tiếng của


Việt Nam : Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và vua Ngô Quyền, và cũng là quê
hương của rất nhiều danh nhân như : thám hoa Giang Văn Minh, bà Man Thiện (
mẹ của hai Bà Trưng ), họa sĩ Phan Kế An, Nguyễn Cao Kỳ, Hà Kế Tân, Kiều
Mậu Hãn
Được sự quan tâm rất lớn từ nhà nước, cũng như sở Văn hóa – Thể thao và
Du lịch, làng cổ Đường Lâm đã có những đóng góp quan trọng trong ngành du
lịch nước nhà. Khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng biết nhiều hơn tới
Đường Lâm, và làng cổ đã trở thành một địa điểm nên đến trong sổ tay du lịch
của họ. Tuy vậy, trong những năm gần đây, việc quản lí lỏng lẻo, cũng như kinh
doanh du lịch tự phát, phân chia lao động không đều, khiến làng cổ Đường Lâm
đang đứng trước nguy cơ mất đi những di sản vốn là tài sản vô giá của Đường
1
Lâm nói riêng và của đất nước nói chung. Và hệ lụy của nó là khách du lịch
dường như đang dần quay lưng lại với ngôi làng cổ đã trải qua hàng trăm năm
lịch sử này.
Từ những lí do trên, việc nghiên cứu những tiềm năng, thực trạng rồi từ đó
đề ra các giải pháp để quảng bá và thu hút du khách tới làng cổ Đường Lâm
trong thời gian tới là vấn đề cấp bách nhằm khôi phục lại các giá trị cổ của
Đường Lâm cũng như quảng bá hình ảnh làng cổ tới khách du lịch trong và
ngoài nước cho nên tác giả đã chọn đề tài : “ Các giải pháp quảng bá và thu
hút khách du lịch tới làng cổ Đường Lâm ”
2. Mục tiêu đề tài :
Nghiên cứu các giá trị về văn hóa và lịch sử của làng cổ Đường Lâm
Đánh giá thực trạng khai thác du lịch tại làng cổ, thực trạng sức hút của
làng cổ đối với du khách.
Đưa ra các giải pháp nhằm quảng bá làng cổ Đường Lâm tới đông đảo du
khách.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Làng cổ Đường Lâm và thị trường khách du lịch trong và ngoài nước.
4. Phạm vi nghiên cứu :

Phạm vi về không gian : Nghiên cứu thực tế cách các cơ quan chức năng
cũng như các hãng lữ hành quảng bá về làng cổ Đường Lâm.
Phạm vi về thời gian : Số liệu, tài liệu được thu thập tại các thời gian gần
nhất.
5. Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp thu thập thông tin và xử lí thông tin : Đây là một phương pháp rất
quan trọng, các đối tượng được nghiên cứu được phân loại so sánh và chọn lọc kỹ
lưỡng được hợp lại thành những tài liệu có tính hệ thống và đáng tin cậy.
Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống : Phương pháp này được sử
dụng để thu thập và xử lí thông tin một cách có hệ thống và xây dựng các mô
hình của các đối tượng. Từ đó có thể xác định rõ các chỉ tiêu thích hợp.
2
6. Sự đóng góp của đề tài :
Các tiềm năng du lịch của làng cổ Đường Lâm được trình bày và nghiên
cứu một cách có hệ thống.
Trên điều kiện đó đánh giá thực trạng sức hút của làng cổ Đường Lâm đối
với du khách và các phương pháp quảng bá hình ảnh làng cổ tới khách du lịch
trong và ngoài nước.
7. Bố cục của đề tài :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được
chia làm ba phần chính cơ bản :
Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng quảng bá du lịch cho làng cổ
Đường Lâm
Chương 3: Định hướng và các giải pháp nhằm quảng bá du lịch cho
làng cổ Đường Lâm.
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH
1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch

1.1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch là các hoạt động có liên quan tới chuyến đi của con người ngoài
nơi cư chú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định ( Theo Luật du lịch ).
1.1.2. Khách du lịch
Theo Luật du lịch : “ Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và
khách du lịch quốc tê. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, ngươi nước
ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt
Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.”
1.1.3. Khái niệm kinh doanh lữ hành
Kinh doanh du lịch ( Tour operators business) là việc thực hiện các hoạt
động nghiên cứu trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay văn phòng đại
diện , tổ chức trương trình và hướng dẫn du lịch.
1.1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.1.4.1 Khái niệm tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn được hiểu là tài nguyên do con người tạo ra
hay có thể hiểu nó là những đối tượng, hiện tượng được tạo ra bởi con người.
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn
hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử văn hóa cách mạng, khảo cổ,kiến trúc, các
công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
1.1.4.2. Di sản văn hóa phi vật thể :
Theo luật di sản văn hóa của UNESSCO : “ Di sản văn hóa phi vật thể
được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và
4
kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có
liên quan mà các cộng đồng và các nhóm và trong một số trường hợp là cá
nhân công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ
này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được cộng đồng, các nhóm

không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa
cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ ý thức
về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng
văn hóa và tính sáng tạo của con người. ”
1.1.4.3. Di tích lịch sử văn hóa :
Di tích lịch sử văn hóa được quan niệm là tài sản quý giá của mỗi địa
phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và mỗi nhân loại.Nó là bằng chứng xác thực,
trung thành, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi đất nước, ở đó chứa đựng
những gì thuộc về truyền thống văn hóa tốt đẹp, những tinh hoa trí tuệ tài năng,
văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia. Di tích lịch sử văn hóa được xem là bộ
mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi đất nước.
Theo Luật di sản văn hóa của Việt Nam năm 2008 : “Di tích lịch sử văn
hóa là các công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
công trình, địa điểm có giá trị văn hóa và khoa học”.
Theo luật pháp bảo vệ và sử dụng Di sản lịch sử văn hóa và danh lam
thắng cảnh công bố ngày 4/4/1984. Di tích lịch sử văn hóa được quan niệm như
sau : “ Di tích lịch sử văn hóa là những công trình xây dựng địa điểm, đồ vật,
tài liệu và các tác phẩm nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa hoặc liên quan
đến các sự kiện, quá trình phát triển văn hóa – xã hội ”.
1.1.4.4 Các giá trị của di tích lịch sử văn hóa.
Giá trị lịch sử huyền thoại.
Di tích lịch sử văn hóa là nơi lưu giữ và phản ảnh một phần lịch sử của địa
phương và đất nước thông qua hệ thống các công trình kiến trúc, các tác phẩm
điêu khắc, hội họa, hệ thống di vật, cổ vật, bảo vật đặc sắc với nhiều chủng loại
khác nhau mang những ý nghĩa hiện thực và biểu tượng khác nhau. Hệ thống
5
lịch sử văn hóa là nơi chung đúc, kết tinh các giá trị lịch sử, huyền thoại của
mảnh đất và con người nơi nó sinh ra, tồn tại.
Các di tích lịch sử văn hóa thường được xây dựng trên địa bàn gắn với những
vị trí quan trọng, nơi đã từng diễn ra các sự kiện, biến cố về chính trị, quân sự, văn

hóa xã hội trong quá khư cũng như trong hiện tại, các di tích trở thành tâm điểm
của huyền thoại và cổ tích, đặc biệt là các di tích tôn giáo tín ngưỡng.
Di tích lịch sử văn hóa là nơi lưu giữ và tồn vinh những giá trị đặc sắc về
vật chất và tinh thần của cha ông ta đã được hình thành nên trong suốt quá trình
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nó vừa mang tính hiện hữu, vừa
mang tính biểu tượng, chứa đựng những nội dung tư tưởng mà con người muốn
gửi gắm. Ví dụ : truyền thuyết rùa Kim Quy đã giúp An Dương Vương xây
thành Cổ Loa, trao nỏ thần cho nhà vua đánh giặc đã khiến cho thành Cổ Loa trở
thành một danh thắng tâm linh.
Giá trị tâm linh, tinh thần :
Với các di tích lịch sử văn hóa phục vụ cho nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng
của con người, thì nó có một giá trị về tâm linh và tinh thần rất lớn. Sự tồn tại
của nó gắn liền với sự tồn tại của tính “ linh thiêng ”, một thuộc tính vốn có của
nó, không thể thiếu trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, thờ cúng, tôn vinh của
con người. Nó thỏa mãn nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng của một bộ phận lớn các
tầng lớp nhân dân, củng cố niềm tin tưởng hi vọng vào tương lai tốt đẹp, đồng
thới góm phần khơi dậy và củng cố tính “ thiện ” trong mỗi con người.
Giá trị văn hóa – nghệ thuật :
Hệ thống di tích lịch sử văn hóa là nơi lưu giữ và truyền trao cho các thế hệ
người Việt Nam những giá trị kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của
dân tộc. Đây là nơi kết tính các giá trị lịch sử, văn hóa xã hội đã được hình thành
qưa thời gian và công sức, tài nghệ của biết bao thế hệ người dân Việt Nam đã
xây dựng và gìn giữ nó. Hệ thống di tích lịch sử trở thành nơi để nghiên cứu về
đất nươc, con người, cũng như truyền thống của người dân Việt Nam để giới
thiệu tới đồng bào cả nước và các bạn bè quốc tế.
6
Giá trị văn hóa, nghệ thuật trong mỗi di tích thường được thể hiện thông
qua sự tồn tại các công trình kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc như hệ
thống tượng tròn, các tác phẩm điêu khắc, hội họa bằng nhiều chất liệu khác
nhau với nhiều phương pháp chế tạo khác nhau. Những tác phẩm này cũng thể

hiện quan niệm, tiêu chí về giá trị thẩm mĩ của từng giai đoạn, từng thời kì lịch
sử, từng lớp dân cư tại các vùng miền khác nhau trên đất nước. Chính vì vậy mà
mỗi công trình, mỗi di vật trong các di tích đều chứa đựng công sức, trí tuệ và
tài sản cá nhân, cộng đồng.
1.1.4.5. Phong tục – Lễ hội truyền thống :
Phong tục :
Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người đã được hình
thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nền nếp, được cộng đồng thừa
nhận và tự giác thực hiện, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo
nên tính tương đối thống nhất của cộng đồng. Phong tục không mang tính cố
định và bắt buộc như nghi lễ, nghi thức, tuy nhiên nó cũng không tuỳ tiện, nhất
thời như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương
đối bền vững. Phong tục của một dân tộc, một địa phương, một tầng lớp xã hội,
thậm chí của một dòng họ và gia tộc, thể hiện qua nhiều chu kì khác nhau của
đời sống con người. Hệ thống các phong tục liên quan tới vòng đời của con
người như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão;
phong tục tang ma, cúng giỗ Hệ thống các phong tục liên quan đến chu kì lao
động của con người, mà với cư dân nông nghiệp là từ làm đất gieo hạt, cấy hái
đến thu hoạch, với ngư dân là theo mùa đánh bắt cá Hệ thống các phong tục
liên quan tới hoạt động của con người theo chu kì thời tiết trong năm, phong tục
mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông. Phong tục là một bộ phận của văn
hoá, có vai trò quan trọng trong việc hình thành truyền thống của một dân tộc,
địa phương, nó ảnh hưởng, thậm chí chế định nhiều ứng xử của cá nhân trong
cộng đồng. Phong tục được tuân thủ theo quy định của luật tục hay hương ước.
Người vi phạm có thể bị phạt vạ. Cùng với sự phát triển của xã hội, một số PT
7
không còn phù hợp với thời đại mới, bị đào thải, trong khi một số phong tục mới
được hình thành.
Ở Việt Nam, cuộc vận động xây dựng gia đình, xóm làng, phường, khu dân
cư văn hoá mới nhằm loại trừ các phong tục lỗi thời, duy trì và phát triển các

phong tục tốt đẹp, bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực trong việc xây
dựng đời sống văn hoá mới của các tầng lớp nhân dân
Lễ hội truyền thống :
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa, là sản phẩm tinh thần
của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử . Người Việt
Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn ”. Lễ hội là
sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vình những hình
tượng thiêng, được định danh là những vị “ Thần ” – những người có thật trong
lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần đã hội tụ những phẩm
chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm,
những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp, những người chống
trọi với thiên tai, trừ ác thú, những người chữa bệnh cứu người, những nhân vật
truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện,
giữ gìn cuộc sống hạnh phúc… Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công
đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc.
Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là
quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua
gian khó, giành cuộc sông ấm no, hạnh phúc. Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và
hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư, là
hình thức giáo dục, chuyển giao cho thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy
những giá trị đạo đức truyền thống. Lễ hội là dịp con ngươi được giải tỏa, giãi
bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che đặng
vượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi sáng.
1.1.4.6. Nghề và làng nghề thủ công truyền thống :
Nghề và làng nghề thủ công truyền thống từ lâu đã trở thành loại hình du
8
lịch hấp dẫn của ngành du lịch Việt Nam. Là nơi người ta thường hướng tới để
tham quan, khám phá, tìm hiểu và chime nghiệm sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
những giá trị vật chất và giá trị tinh thần một cách hài hòa và sinh động nhất.
Làng nghề thủ công truyền thống được quan niệm là : “ Là những làng có

các nghề sản xuất hang hóa bằng các công thụ thô sơ và sức lao động con
người đã được hình thành trong một thời gian dài trong lịch sử, nghệ thuật sản
xuất hàng hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở trong làng ”.
1.1.4.7. Vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn trong việc phát triển
du lịch:
Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là yếu tố
quan trọng, đặc biệt để phát triển du lịch. Hầu hết các quốc gia đều có tài
nguyên mang giá trị lịch sử, tuy vậy song mỗi nước có các tài nguyên du lịch
nhân văn ấy lại khác nhau đối với sự cảm nhận của du khách. Tài nguyên du lịch
tự nhiên và tài tài nguyên du lịch nhân văn hợp lại tạo thành vùng du lịch. Khi
một địa phương không được thiên nhiên ưu đãi, không có những thắng cảnh đẹp,
thì tài nguyên du lịch nhân văn là sức hút để địa phương đó thu hút khách du
lịch, cũng để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa của du khách. Hiện nay, đến một
quốc gia, một vùng lãnh thổ khác, du khách không chỉ thưởng ngoạn một khung
cảnh đẹp, mà bên cạnh đó, khách du lịch còn có nhu cầu tìm hiểu những phong
tục tập quán, lịch sử, cũng như nền văn hóa đất nước nơi mình đặt chân đến.
Nếu coi tài nguyên du lịch tự nhiên là “ món quà ” của thiên nhiên trao tặng cho
đất nước đó thì tài nguyên du lịch nhân văn được coi như là “ món quà ” của cha
ông, của người xưa để lại cho thế hệ sau này.
1.2. Các khái niệm liên quan tới hoạt động nhằm quảng bá du lịch :
1.2.1. Khái niệm marketing du lịch:
Theo tiến sĩ Alastair Morrison : Marketing du lịch là 1 qúa trình liên tục
nối tiếp nhau, trong đó các cơ quan du lịch lập kế hoạch nghiên cứu, thực hiện
kiểm soát và đánh giá các hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng,
và mục tiêu của cơ quan. Để đật được hiệu quả cao nhất, marketing du lịch đòi
9
hỏi phải có mọi sự cố gắng của toàn thể nhân viên và sự phối hợp của các dịch
vụ hỗ trợ.”
Định nghĩa của Mc cottman: ”Marketing du lịch là 1 hoạt động có mục
đích nhằm cân đối mọi nhu cầu của du khách với những mục tiêu của cơ quan du

lịch. Marketing du lịch căn cứ rất nhiều vào sự nghiên cứu để xác định nhiều nhu
cầu của từng loại du lịch để từ đó cung cấp cho khách những dịch vụ phù hợp”
1.2.2. Điều kiện phục vụ khách du lịch:
1.2.2.1. Điều kiện cơ sở vật chất :
Các cơ sở vật chất của tổ chức du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa, phương
tiện kĩ thuật để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch như : khách sạn,
nhà hàng, phương tiện giao thông, các khu giải trí, cửa hàng, công viên Ngoài
ra cơ sở vật chất còn gồm tất cả các công trình mà tổ chức du lịch xây dựng
bằng vốn đầu tư của mình. Vì vậy cở sở vật chất kĩ thuật là toàn bộ tất cả các
công cụ lao động mà tổ chức lao động tạo ra để phục vụ hoạt động của mình.
1.2.2.2. Cơ sở hạ tầng :
Cơ sở hạ tầng là những phương tiện vật chất không phải do tổ chức du lịch
xây lên mà của toàn xã hội, đó là hệ thống các đường xá, nhà gia,sân bay, bến
cảng, đường sắt cơ sở hạ tầng là cơ sở vật chất thứ hai của du lịch, nó được xây
dựng để phục vụ nhân dân địa phương và đồng thời cũng là phục vụ cho du
khách. Đây là điều kiện quan trọng đặc việt vì nó nằng ngay sát nơi du lịch, nó
quyết định nhịp độ du lịch.
1.2.2.3. Các điều kiện về tổ chức :
Để có thể sẵn sàng đón tiếp khách du lịch, thể hiện ở sự có mặt của tổ chức
và các công ty du lịch quan tâm chăm sóc đến việc bảo đảm sự đi lại, phục vụ
trong thời gian lưu trú của khách du lịch. Đó là các bộ, ủy ban, tổng cục và các
tổ chức khác nhằm chỉ đạo hoạt động du lịch ở nước mình. Những cơ quan và tổ
chức ấy là các cơ quan chính thức về du lịch do nhà nước lập ra để lãnh ngành
trong sự thống nhất của nền kinh tế quốc dân, các cơ quan kinh tế phục vụ khách
du lịch được dọi là các tổ chức kinh doanh về du lịch chăm lo trực tiếp đến hoạt
động tiếp nhận khách.
10
1.2.2.4 Điều kiện về an ninh, an toàn du lịch :
Đối với phần đông các khách du lịch, điều quan tâm đầu tiên khi họ tới
một đất nước, một vùng lãnh thổ khác, đó là điều kiện về an ninh, sự bảo đảm an

toàn cho du khách. Một quốc gia hòa bình, tự chủ sẽ là điểm đến lí tưởng cho
khách du lịch.
1.2.3. Các điều kiện để phát triển du lịch :
1.2.3.1. Điều kiện kinh tế :
Điều kiện kinh tế cũng có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch bởi vì những
yếu tố liên quan đến sự phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế
chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển cả ngành kinh tế du lịch,
đó là sự phát triển của ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Đều có ý nghĩa
quan trọng đối với du lịch đặc biệt là các ngành công nghiệp thực phẩm như:
công nghiệp chế biến đường, thịt, sữa, đồ hộp, bia, rựou, thuốc lá Đây là các cơ
sỏ cung ứng nhiều hàng hóa nhất cho du lịch. Một số ngành công nghiệp nhẹ
đóng vai trò quan trọng trong cung ứng vật tư cho du lịch như: công nghiệp dệt,
công nghiệp thủy tinh, sành sứ và đồ gốm Ngành công nghiệp cung cấp cho
các xí nghiệp các loại vải để trang bị cho các phòng khách, các loại khăn trải bàn
và ga giường. Ngành công nghiệp gỗ trang bị đồ gỗ cho các văn phòng, cơ sở
lưu trú. Khi nói đến nền kinh tế của đất nước không thể không nói đến giao
thông vận tải đã trở thành một nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch đặc biệt
là du lịch quốc tế hiện nay, trên thế giới có khoảng 5 trăm triệu khách du lịch đi qua
biên giới các nước bằng phương tiện vận chuyển hành khách quốc tế, với chiều dài
mạng lưới giao thông vận tải chứng tỏ mức độ thuận lợi trong việc tiếp cận tới
điểm du lịch, số lượng loại hình vận chyuển gia tăng sẽ làm cho hoạt động du lịch
trở nên thuận lợi và mềm dẻo có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của du khách
1.2.3.2 Chính sách phát triển du lịch
Đây là một câu hỏi đặt ra đối với các chính quyền có vai trò như thế nào
đối với sự phát triển du lịch. Bởi vì trên thế giới hiện nay hầu như không có một
nơi nào không tồn tại bộ máy nhà nước, một bộ máy nhà nước quản lí xã hội rõ
11
ràng, bộ máy quản lí xã hội này có vai trò quyết định đến hoạt động của cộng
đồng đó, hoạt động du lịch không năm ngoài quy luật chung ấy. Một đất nước
một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của nhân dân được

nâng cao nhưng chính quyền địa phương không tạo điều kiện cho các hoạt động
du lịch thì cũng sẽ không thể phát triển được.
Những điều kiện chung để phát triển du lịch nêu trên tác động một cách
độc lập lên sự phát triển của du lịch, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến du
lịch tách rời nhau nhưng đôi khi lại có sự tương tác ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy
nếu thiếu một trong những điều kiện đó thì sự phát triển du lịch có thể bị trì trệ
giảm sút có khi dẫn đến tình trạng ngừng hoạt động, sự có mặt và hội tụ của tất
cả các điều kiện ấy đảm bảo cho sự hoàn chỉnh khả năng để đảm bảo du lịch.
Bên cạnh những đường lối chính sách phù hợp để phát triển du lịch thì điều
kiện tự nhiên cũng là một yếu tố quan trọng làm nảy sinh nhu cầu du lịch
1.2.3.4. Thời gian rỗi
Đây cũng là một lí do quan trọng để con người có thời gian dành cho du
lịch, Hiện tượng du lịch tăn g lên khi thời gian rỗi của mọi tầng lớp trong xã hội
tăng lên, rõ ràng con người không thể đi du lịch nếu không có thời gian rỗi. Mọi
người đi du lịch khi mà được nghỉ vào những ngày lễ, ngày nghỉ tết, nghỉ ăn
lương. Trong điều kiện hiện nay kinh tế ngày một phát triển, năng suất lao động
ngày càng cao và mức sống của con người ngày càng được cải thiện, xu hướng
chung trong điều kiện phát triển hiện đại là: giảm bớt thời gian làm việc và tăng
thời gian rảnh rỗi như vậy thời gian ngoài giờ làm việc chiếm ưu thế trong quỹ
thời gian đang trở thành vấn đề quan trọng đáng quan tâm của người lao động.
Để tìm cách tăng thời gian rảnh rỗi của du khách tiềm năng đã có nhiều chuyên
gia kinh tế du lịch chia thời gian ngoài giờ làm việc thành các khoảng thời gian
có có mục đích khác nhau. Trong sự phân chia trên, thời gian rỗi là đối tượng
cần nghiên cứu của khoa học du lịch, trên cơ sỏ đó ngành du lịch sẽ đưa ra các
chiến lựợc quảng bá của mình nhằm hướng người dân sử dụng thời gian rỗi vào
mục đích nâng cao hiểu biết rèn luyện sức khỏe thông qua du lịch.
12
Du lịch định hướng cho con người sử dụng thời gian rỗi vào các hoạt động
mang lại nhiều lợi ích tích cực, nâng cao sự hiểu biết và thể lực để không lãng
phí thời gian rỗi của mình vào những việc tiêu cực trong xã hội

Thời gian rỗi nằm trong quỹ thời gian, còn du lịch lại nằm trong thời gian
rỗi. Do vậy du lịch muốn phát triển tốt phải nghiên cứu đầy đủ cơ cấu của thời
gian ngoài giờ làm việc, số thời gian rỗi ngày càng được kéo dài, phải sử dụng
hợp lý để các cơ sở du lịch trở thành những địa chỉ có ích cho việc sử dụng thời
gian rỗi, các cơ sở ấy đóng vai trò trung tâm trong việc kích thích sử dụng thời
gian rỗi một cách hợp lý có khoa học góp phần xây dựng một xã hội ổn định
công bằng văn minh.
1.2.3.5. Khả năng tài chính của du khách
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế làm cho mức sống của nhân dân
được nâng cao vì vậy họ có điều kiện cũng như khả năng thanh toán cho các nhu
cầu về du lịch trong nước cũng như ra nước ngoài.
Hoạt động du lịch kéo theo là vấn đề lưu trú đông thời là nguồn tiêu dùng
nhiều loại dịch vụ hàng hóa đó là nhu cầu cần thiết đối với khách khi đi du lịch.
Khi đi du lịch khách phải trả thêm tiền tàu xe, ăn, ở và xu hướng của con người
là tiêu tiền nhiều. Do vậy khả năng tài chính của con người là một trong những
yếu tố quan trọng có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển của du lịch, thu nhập của
nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia du
lịch, con người khi muốn đi du lịch không chỉ cần có thời gian rỗi mà phải có đủ
tiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó, người ta xác lập được rằng mỗi
khi thu nhập của nhân dân tăng thì sự tiêu dùng du lịch cũng tăng theo đồng thời
có sự thay đổi về cơ cấu của tiêu dùng du lịch.
1.2.3.6. Trình độ dân trí
Trình độ dân trí cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch, nó phụ thuộc
vào trình độ văn hóa chung của nhân dân trong đất nước đó. Nếu trình độ văn
hóa của một cộng đồng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của nhân dân ở đó sẽ
tăng lên rõ rệt, tại một số nước phát triển trên thế giới vấn đề du lịch đã trở
13
thành một nhu cầu không thể thiếu được của con người, nó được coi là tiêu
chuẩn để đánh giá chất lượng cuộc sống.
Trình độ dân trí cao, nhu cầu đi du lịch để khám phá kiến thức của các đất

nước cũng tăng cao, thói quen đi du lịch cũng được hình thành rõ rệt. Mặt khác
nếu trình độ văn hóa của nhân dân ở một nước cao thì đất nước đó khi phát triển
du lịch sẽ dễ đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng
du khách. Trình độ dân trí cao hay thấp phụ thuộc vào hành động, cách ứng xử
cụ thể giữa các mối quan hệ người với người và với môi trường xung quanh,
bằng thái độ đối với khách của nhân dân địa phương, bằng sự hài lòng của khách
tại điểm đến du lịch. Nếu du khách cũng như dân địa phương nhìn nhận một
cách có hiểu biêt sẽ làm cho hoạt động du lịch tăng thêm giá trị.
14
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lai hiệu quả kinh tế cao
cho đất nước cũng như giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu con người.
Bên cạnh khai thác và phát triển những tài nguyên du lịch do thiên nhiên ban
tặng, chúng ta cần khai thác các giá trị du lịch văn hóa, nhằm đa dạng hóa các
sản phẩm du lịch cũng như không lãng phí nguồn tài nguyên quý báu này. Giống
như các nước mà tài nguyên thiên nhiên hầu như rất ít ỏi như Lào, hay Thái
Lan họ đã khai thác rất tốt về giá trị văn hóa để thu hút khách du lịch, hay như
phố cổ Hội An, một khu phố cổ mang đậm bản sắc vùng miền thì để có thể biến
làng cổ Đường Lâm thành trung tâm văn hóa, nơi người dân có thể tới tìm hiểu
về cuộc sống của một làng quê Bắc Bộ cổ, các cơ quan trình quyền cùng người
dân còn rất nhiều việc phải làm. Chương 1 của bài khóa luận đã hệ thông hóa
những lý thuyết mang tính cơ sở lí luận và thực tiễn về sản phẩm du lịch văn hóa
đêt rồi từ đó tìm ra các tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này.
15
CHƯƠNG 2
TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ VÀ THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH TỚI LÀNG CỔ
2.1. Giới thiệu khái quát về các làng cổ tại Việt Nam.
2.1.1 Giới thiệu khái quát về các làng cổ tại Việt Nam:

Tại khắp các vùng nông thôn trên đất nước Việt Nam, mặc dù tốc độ đô thị
hóa đang tăng nhanh một cách chóng mặt, thì vẫn còn lưu giữ trong lòng nó rất
nhìêu “ viên ngọc quý ” – đó chính là những ngôi làng cổ - những ngôi làng vẫn
lưu giữ được những nét cổ kính xưa kia để con cháu sau này có thể biết được
cuộc sống của cha ông thời trước.
Trong số các ngôi làng cổ, có thể kể đến tiêu biểu như là : làng cổ Phú
Vinh ( thuộc xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa ), làng cổ
Cự Đà thuộc xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, làng cổ Phước Tích ( thuộc xã
Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế ), làng cổ Bát Tràng
( thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội ), làng cổ Đường Lâm ( thị xã Sơn
Tây, Hà Nội )…vv.
Trong số các làng cổ kể trên thì chỉ có hai làng cổ được bộ VH – TT &
DL công nhận chính thức là di tích lịch sử văn hóa quốc gia : Làng cổ Phước
Tích thuộc xã Phong Hòa huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế ( được công
nhận vào ngày 13/6/2009 ) và làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây – Hà
Nội ( được công nhận ngày 19/5/2006).
Mỗi làng cổ đều mang những hình ảnh đặc trưng đậm nét của miền quê ấy.
Nếu như làng Việt cổ ở Đường Lâm mang dáng dấp đặc trưng của vùng quê
đồng bằng Bắc bộ, thì làng Phước Tích lại còn khá nguyên vẹn những yếu tố
gốc của làng cổ vùng văn hóa Huế và miền Trung.
2.1.2 Làng cổ Phước Tích :
Làng cổ Phước Tích là một ngôi làng nhỏ của xã Phong Hòa, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng đã tồn tại qua hơn 500 năm lịch sử và tên làng
16
có nghĩa là tích tụ phước đức cho con cháu muôn đời sau. Làng cổ được phát
hiện vào năm 2003 do hội Kiến trúc sư Việt Nam khám phá trong một công
trình nghiên cứu. Và tới ngày 13/6/2009 làng cổ Phước Tích đã chính thức được
nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Hiện tại làng cổ Phước Tích còn hơn 30 ngôi nhà rường tuổi ngoài
trăm năm, tập trung nhiều nhất ở xóm Đình với 20 nhà rường. Có nhiều

làng ở xứ Huế vốn nổi tiếng với nhà rường như Kim Long, Nguyệt Biều,
Lại Thế, Bàn Môn, Nam Phổ Cần, Tế Xuân, Mỹ Lợi nhưng không đâu
mật độ nhà rường cổ dày đặc như ở Phước Tích.
Đầu làng có văn miếu thờ Khổng Tử và các vị hiền nhân, cuối làng
có miếu Đôi thờ ngài Khai canh và ngài Bổ nghệ (ông tổ nghề gốm của
làng); giữa làng là ngôi miếu thờ phụng các vị thần linh, tương truyền đã
có từ trước khi lập làng. Bên cạnh miếu sừng sững một cây thị cổ thụ tuổi
đã ngoài năm trăm năm, thân cây đen như mun. Bên cạnh vết tích lò gốm
cổ của làng, người ta còn bắt gặp bệ tượng yoni cùng những trụ đá của
ngôi tháp Chăm nào đó còn sót lại
Theo KTS Hoàng Đạo Kính khẳng định: “ Phước Tích là làng di sản
và cần được đối xử như một di sản độc hiếm ”.
2.2 Giới thiệu khái quát về thị xã Sơn Tây :
Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây cửa Thủ đô Hà Nội với tọa độ địa lí
210 vĩ bắc và 1050 kinh đông, cách trung tâm hà Nội 42 km về phía Tây Bắc,
nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc bộ, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội
của cả vùng, có nhiều đường giao thông thủy bộ nới với trung tâm Hà Nội, các
vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc như : sông
Hồng – sông Tích, đường quốc lộ 32, quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414, 413 …
Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 113,46km
2
, dân số khoảng 18
vạn người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 6 xã: có 53 cơ
quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội đứng chân trên
địa bàn.
17
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, qua nhiều lần tách, nhập,
điều chỉnh địa giới hành chính, song nói tới Sơn Tây là nói tới vùng đất giàu
truyền thống văn hiến, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, cần cù, sáng tạo
trong lao động sản xuất. Sơn Tây đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Anh

hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kì kháng chiến chống Pháp, Huân
chương chiến công hạng Nhì, Huân chương lao động hạng Ba, Huân chương lao
động hạng Nhì.
Trong năm vừa qua, Đảng bộ thị xã Sơn Tây đã tập trung phát triển kinh
tế, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, Thị xã Sơn Tây đã
dần khang trang sạch đẹp, hướng phát triển tương lai là đô thị loại II, thành phố
du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.
Thị xã Sơn Tây không những là trung tâm văn hóa – kinh tế - xã hội của cả
vùng mà còn là trung tâm huấn luyện quân đội của cả nước, có vị trí hết sức
quan trọng an ninh, quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững
chắc phía Tây của thủ đô Hà Nội.
Qua chặng đường hình thành và phát triển trên có thể nói thị xã Sơn Tây
là một đô thị cổ của vùng đất xứ Đoài ngàn năm văn hiến, có quá trình hình
thành và phát triển lâu đời, xứng đáng là vùng đất địa linh nhân kiệt, xứng đáng
là thành phố, là cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội.
2.3. Giới thiệu tổng quan về làng cổ Đường Lâm :
+) Diện tích 7,87 km2
+) Dân số :8.329 người ( số liệu năm 2009 )
+) Ngày nhận danh hiệu làng cổ : 19/5/2006.
2.3.1. Vị trí:
Nằm cách Hà Nội gần 50km về phía Tây, Đường Lâm là một xã
thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Đường Lâm gồm 9 làng, 5 làng Mông
Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau và gắn
kết nhau như một thể thống nhất với những phong tục, tập quán cổ xưa.
18
2.3.2 Tên làng:
Đường Lâm còn có tên gọi khác là Kẻ Mía. Tục danh này bắt nguồn
từ tên Cam Giá (Mía ngọt). Cam giá xưa gồm hai “Tổng”: Cam Giá
thượng và Cam giá hạ. Cam giá thượng là các xã thuộc miền Cam
Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng… (nay thuộc huyện Ba Vì). Cam Giá hạ

là xã Đường Lâm (nay thuộc thị xã Sơn Tây).
2.3.3 lịch sử.
Dựa vào những kết quả khai quật khảo cổ học những năm 1960 -
1970 tại di chỉ Gò Mả Đống (thuộc thôn Văn Miếu, Đường Lâm), các nhà
khoa học Việt Nam cho rằng: Người Việt đã đễn Đường Lâm sinh sống từ
4000 năm trước đây (từ thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên).
Đường Lâm là “đất hai vua”. Đó là hai vị vua đã có công lớn trong sự
nghiệp chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước: Bố Cái Đại Vương
Phùng Hưng (thế kỷ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỳ X).
2.3.4. Dân cư và kinh tế - xã hội.
Cũng giống như phần lớn dân cư trong xã, người dân trong làng
Mông Phụ sống chủ yếu bằng nghề nông. Hiện tại nơi đây vẫn còn bảo tồn
được khá nguyên vẹn những thuần phong mỹ tục, cuộc sống đậm đặc chất
làng xã nông thôn - nông nghiệp, cảnh quan môi trường, ngôn ngữ giao
tiếp.
2.3.5. Hoạt động du lịch.
Mảnh đất hai vua làng Đường Lâm từ lâu nay đã là một điểm đến hấp
dẫn đối với khách du lịch. Du khách đến đây bị lôi cuốn bởi nhiều di tích
kiến trúc gồm đình, chùa, đền, miếu, lăng mộ… Theo thống kê , hiên tại có
16 di tích như đền và lăng Ngô Quyền , đến Phùng Hưng , chùa Mía , đình
Mông Phụ , đìng Đoài Giáp , đìng Cam Thịnh , nhà thờ Thám hoa Giang Văn
Minh Ngoài ra còn có những vùng Hùm , đồi Hồ Gầm , đồi Sà Mâu , giếng
Ngọc , rặng Ruối buộc voi nơi anh em Phùng Hưng và Phùng Hải đánh hổ , tập
trận , những rộc sâu mà theo tục truyền lại là Hồ sen nơi Ngô Quyền thường vui
19
chơi tập trận thưở thiếu thời Trong đó có 8 di tích đã được xếp hạng di tích
cấp quốc gia như: Lăng Ngô Quyền, đền thờ Phùng Hưng, chùa Mía, rặng
Ruối, đình Mông Phụ… Bên cạnh đó, một nền văn hóa ẩm thực phong
phú, mang đậm màu sắc dân tộc cũng đã thu hút nhiều du khách đến đây
thưởng ngoạn, thăm quan và nghiên cứu.

Đường Lâm là ngôi làng đầu tiên được công nhận làng cổ và cũng là ngôi
làng đầu tiên được nhà nước trao bằng : “ Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ”.
2.4. Các giá trị phục vụ du lịch của làng cổ Đường Lâm:
2.4.1. Giá trị kiến trúc:
Ngày nay làng cổ Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản
của một ngôi làng người Việt ở Bắc Bộ với cổng làng, cây đa, giếng nước, sân
đình, đình, chùa, miếu mạo
Hệ thống đường xá của Đường Lâm hết sức đạc biệt vì theo hình xương cá,
với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào của thánh.
Nổi tiếng nhất về kiến trúc, có thể cho là “ đặc sản “ của Đường Lâm chính
là “ đá ong ”. Đá đi vào đời sống vật chất, tinh thần của người dân làng cổ
Đường Lâm từ bao đời nay. Từ công việc xây dựng nhà cửa, đến xây tường, làm
cổng…đều sử dụng đá ong. Đá ong có ở mọi nơi, có chỗ đá sâu vài ba mét, có
chỗ lưỡi đá lộ thiên trồi hẳn lên. Khác với đá vùng Thạch Thất, Quốc Oai, Sơn
Đông, Cổ Đông… đá ong Đường Lâm sau khi khai thác về không cần gia công
mà cứ thế xếp chồng lên thành tường, thành nhà. Những viên đá to khoảng 15 –
40 cm càng để lâu càng tốt, khi xây không tốn nhiều công nhưng vẫn đảm bảo
có khối tường dày, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Chừng nào đá ong vân
được dùng làm xây tường, xây nhà thì hình ảnh làng cổ Đường Lâm vẫn nguyên
vẻ đẹp thuần khiết đầy cuấn hút. Từ vật liệu đá ong, người dân làng Đường Lâm
đã xây nên biết bao công trình kiến trúc đẹp, để sau này con cháu có quyền tự
hào về cha ông mình : cổng làng Mông Phụ, đình làng Mông Phụ, các căn nhà
cổ… đó là những nét điển hình cho sức sáng tạo của người Việt cổ.
20
Hơn hết, làng cổ Đường Lâm nổi tiếng với nhiều di tích kiến trúc đẹp như
cổng làng Mông Phụ, đình Đông Sàng, đình Đoài Giáp, cầu Cam Lâm, chùa
Mía và đặc biệt là những ngôi nhà cổ tiêu biểu, với vòm cổng và tường xây
bằng đá ong. Người dân quanh vùng gọi quen là “làng Việt cổ đá ong” cũng bởi
đặc trưng này. Khuôn cổng cổ kính đã có từ mấy trăm năm, cây đa cổ thụ và bến
nước đậm chất Bắc bộ cũng góp phần tạo cho Đường Lâm vẻ rêu phong hiếm

có, không giống với những làng Việt khác.
2.4.2. Các giá trị du lịch vật thể :
Đó là những công trình kiến trúc lâu đời, độc đáo như cổng làng,
đường làng, giếng nước, đình, chùa, nhà cổ, hay là những văn tự cổ, các
làng nghề truyền thống, các đặc sản của địa phương…
Tám di tích lịch sử được Bộ VH – TT&DL công nhận bao gồm : làng cổ
Đường Lâm, đình làng Mông Phụ, chùa Mía, đền Đông Sáng, nhà thờ Thám hoa
Giang Văn Minh, đình Đoài Giáp, đình Cam Thịnh.
2.4.2.1 Cổng làng Mông Phụ :
Cổng làng Mông Phụ là một cổng làng khác với các cổng làng của các địa
phương khác, là một ngôi nhà hai đốc nằm ngay trên đường vào làng. Cổng làng
quay về hướng Đông bởi quan niệm truyền thống chow rằng hướng đó là hướng
phát triển mạnh mẽ, con cháu mai sau sẽ thịnh vượng. Trên cổng có khắc một câu
đối chữ Hán "Thế hữu hưng ngơi đại" có nghĩa “ thời nào cũng có người tài giỏi ”
như một lời động viên, nhắn nhủ của tiền nhân với chúng ta hôm nay.
Cổng làng Mông Phụ được xây dựng vào năm 1553 đời vua Lê Thần Tông,
chất liệu xây nên cổng là đá ong, cát lấy trên gò rồi trộn vôi với mật tạo thành
hỗn hợp kết dính để xây cổng.
Cổng làng Mông Phụ có ý nghĩa về tinh thần rất lớn, đó là chứng nhân lịch
sử, chứng kiến mọi vui buồn, thăng trầm của cuộc sống.
2.4.2.2. Đình làng Mông Phụ :
Đình làng Mông Phụ là công trình kiến trúc nổi bật nhất trong quần thể
kiến trúc làng cổ Đường Lâm – là hình ảnh tiêu biểu nhất cho lối kiến trúc của
21
người Việt xưa.Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng, đình Mông Phụ được
xây dựng năm 1553 ( đời vua Lê Thần Tông ).
Đình Mông Phụ thờ Đức Thánh Tảng – đệ nhất phúc đẳng thần – một vị
đứng đầu trong tứ bất tử của người Việt ( người Việt quan niệm tứ bất tử bao
gồm : Sơn Tinh ( tức đức Thánh Tảng ), Thánh Gióng, mẫu Liễu Hạnh, Chử
Đồng Tử ). Đến đời vua Tự Đức thứ 12, năm Kỷ Mùi 1859 đình được mở rộng,

xây thêm đình ngoài và hai nhà tả hữu ở hai bên, xây tường hoa xung quanh và
bốn cột trục trước cửa,. Có đắp đôi câu đối và phù hiệu hình tạo thành một khối
kiến trúc hoàn chỉnh và khép kiens.
Đình làng Mông phụ có quy mô lớn nhất xã Đường Lâm, được tọa lác ngay
trong trung tâm làng Mông Phụ. Theo lời của cụ Phan Văn Tích ( xóm Hề, thôn
mông phu, xã Đường Lâm – một người trông coi đình làng nhiều năm cho biết :
Đình tọa lạc ở vị trí đầu rồng, hai bên hông đình còn hai giếng nước cổ được coi
như mắt rồng.
Đình gồm hai tòa đại bái và hậu cung, một gian hai chài lớn và cả hai tòa
nhà đều được làm theo kiểu bốn lá mái với họa tiết tran trí bay bổng hình mây
cuộn, rồng bay. Đình được lợp bằng ngói di xếp vảy cá. Trên than các cột xà,
thanh xà đều được trạm khắc hết sức tinh sảo với họa tiết đầu rồng, tứ linh , tứ
quý, chim phượng. Có thể nói đây chính là hình mẫu tiêu biểu cho nghệ thuật
chạm khắc trên gỗ hết sức tinh vi của người Việt cổ. Cụ Phan Văn Tích có kể lại
rằng những tác phẩm điêu khắc độc đáo, tinh vi trong đình là của cụ Mục Hùng
– một người thợ cả tài hoa, ông đã trực tiếp vẽ mẫu và hướng dẫn nhóm thợ xây
dựng ngôi đình này.
Ngôi đình được xây dựng mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt –
Mường, có sàn gỗ cách mặt đất , mô phỏng kiến trúc nhà sàn, gỗ lát sàn trước là
gỗ ba phân có nẹp gian, sau này được tu bổ lại và đổi thành gỗ 4 phân không có
nẹp gian. Sàn nhà còn có lan can tiện gỗ bao quanh. Sân đình thấp hơn mặt bằng
xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra ở hai cống hai bên
tạo thành hình tượng râu rồng
22
Nhà Đại bái của Đình được dựng bởi bốn mươi tám cột gỗ, mỗi cột có
đường kính tầm 50 – 60 phân, trên có trạm khắc nhiều hình rồng bay, phượng
múa. Tuy nhiên do sự bào mòn của thời gian mà những họa tiết này đã mòn dần.
Đa số các cột trụ trong đình đều đã được thay mới do hầu hết chúng đã bị mối
mọt và hư hỏng nặng.
Đình ngoài gồm năm gian và hai chài. Kết cấu bên trong theo lối “ chồng

giường – già chiêng ”. Đây là kiểu kiến trúc truyền thống rất phổ biến của nghệ
thuật kiến trúc đình chùa cổ của dân tộc. Đình ngoài thường là nơi tụ họp của bà
con dân làng những lúc nông nhàn , hoặc dùng làm nơi hội họp, hội đình.
Bao quanh đình là hệ thống hàng rào xây bằng đá ong, loại đá đặc trưng
trong việc xây dựng các công trình kiến trúc tại khu vực này. Hàng rào đá ong
này đã mang cho đình một nét trầm mặc, cổ kính, một nét đẹp không giống bất
cứ ngôi đình nào trên đất nước Việt Nam.
Chính lối kiến trúc cổ truyền và đặc sắc của đình Mông Phụ mà vào ngày
20/5/1991 Đình làng Mông Phụ được Bộ Văn Hóa – Thông Tin sau này là Bộ
Văn Hóa – Thể Thao & Du Lịch công nhận di tích quốc gia cần được bảo tồn.
Nhà nước đã đầu tư 11 tỉ đồng cho việc trùng tu và tôn tạo Đình làng với mục
đích giữ gìn những di sản văn hóa vô giá của dân tộc. Đình được tu sủa trong
vòng 3 năm từ 2004 – 2007 . Đình Mông Phụ không chỉ có một ý nghĩa tinh
thần to lớn đối với con người của mảnh đất này mà nó còn có một giá trị sâu sắc
đối với mỗi người Việt Nam yêu quý những giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc. Có thể nói đình làng Mông Phụ là tinh hoa của kiến trúc Việt.
2.4.2.3. Chùa Mía ( Sùng Nghiêm Tự ):
Chùa Mía thuộc làng Mía, nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà
Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 45km về phái Tây. Chùa Mía còn có tên chữ
là Sùng Nghiêm Tự.
Chùa Mía được xây dựng vào thời Trần. Đến thế kỉ XVII, chùa đã bị đổ
nát, hoang phế nhiều. Năm Đức Long thứ IV, bà Nguyễn Thị Dong – vợ chú
Trịnh Tráng ( 1632 – 1657 ), được nhân dân tôn kính gọi là Bà chúa Mía, đứng
23

×