MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................ 41
THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2001 - 2008 ................................................................................... 41
Hệ thống đường hàng không .......................................................................................................... 54
Hệ thống các cảng biển ................................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 120
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và là
một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng trung
bình hàng năm theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO). Du lịch không
chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các
ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn
hóa và tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt. Nhờ những đóng góp to lớn về
mặt kinh tế xã hội du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia
trên thế giới như UAE, Ai Cập, Hy Lạp, Thái Lan… và ở Việt Nam trước những tác
động to lớn đó của du lịch thì Đại hội Đảng lần IX đã nêu rõ: “Phát triển du lịch thực
sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Quán triệt tinh thần đó thì ngành du lịch ở
Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong một vài năm trở lại đây. Và kể từ khi cuộc
khủng bố 11-9 xảy ra thì Việt Nam một điểm đến an toàn đã thực sự thu hút được
ngày càng nhiều lượng khách du lịch quốc tế đến để tìm hiểu về đất nước, con người
và văn hóa. Thế nhưng, năm 2008 khi mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra
thì du lịch sớm chịu ảnh hưởng và bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng này do tính
rất nhạy cảm với các biến cố của bản thân ngành du lịch. Do đó, lượng khách quốc tế
đến Việt Nam cuối năm 2008, đầu năm 2009 đã giảm đáng kể, doanh thu giảm và
hàng loạt các doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn. Trước tình hình đó, một yêu cầu
cấp thiết đặt ra là phải làm sao để có thể thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam trong thời gian tới để tiếp tục phát triển ngành du lịch - ngành công
nghiệp vàng của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, chúng
em đã chọn đề tài: “Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm
2015” để làm công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2009.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1Mục đích nghiên cứu
Đứng trước tình tình ngày càng sụt giảm của khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam chúng em thực hiện bài nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra những nguyên
nhân đang hạn chế việc khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong
tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộng và Việt Nam hội nhập ngày
càng sâu vào WTO.
2.2Nhiệm vụ nghiên cứu
Bài nghiên cứu có 3 nhiệm vụ chính như sau:
• Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về du lịch quốc tế và thu hút khách du
lịch quốc tế trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu, đồng thời luận
giải sự cần thiết phải tăng cường thu hút khách du lịch đối với một quôc gia.
• Trình bày tổng quan về thị trường du lịch quốc tế trong giai đoạn 2001 – 2008,
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế của
Việt nam và thực trạng thu hút khách du lịch của nước ta trong khoảng thời
gian 2001 – 2008, đánh giá các ưu điểm cũng như tồn tại mà ngành du lịch
nước ta gặp phải giai đoạn 2001 – 2008 (giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam
đang hội nhập ngày càng sâu vào WTO và cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu bắt đầu diến ra vào năm 2008).
• Nêu định hướng cho sự phát triển của ngành du lịch của nước ta trong những
năm tới và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc
tế vào Việt Nam trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan
rộng và hội nhập ngày càng sâu vào WTO.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế.
Tuy thu hút khách du lịch có thể được nghiên cứu trên giác độ vĩ mô (quốc gia) và vi
mô (các công ty trong ngành du lịch) nhưng bài viết này chủ yếu đề cập đến hoạt
động thu hút khách du lịch quốc tế ở tầm vĩ mô (đứng trên giác độ của một quốc gia)
để trình bày và luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm có thời gian và không gian nghiên cứu.
- Về mặt thời gian nghiên cứu: các số liệu phân tích được lấy từ năm 2001 –
2008 và đề xuất các định hướng, giải pháp đến năm 2015.
- Về mặt không gian: không gian nghiên cứu được trải rộng, đề tài không chỉ
nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
4 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu được viết dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
áp dụng các phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp logic và phương pháp phân
tích kinh tế…để trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn.
Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng để diễn lại quá trình phát triển thu
hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2001 cho đến
hết năm 2008.
Phương pháp logic được sử dụng hệ thống hóa các vấn đề làm khung lý luận
và vận dụng vào phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
giai đoạn 2001 – 2008. Từ đó rút ra các ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của các tồn
tại trong việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.
Phương pháp phân tích kinh tế được sử dụng phân tích sự biến động của các
nhân tố môi trường làm ảnh hưởng đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế vào
Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO nhằm đề xuất các định hướng và các giải
pháp tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015.
5 Kết cấu của bài viết
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung
chính của bài nghiên cứu thì gồm 3 chương sau:
Chương 1: Lý luận chung về thu hút khách du lịch quốc tế trong điều kiện
khủng hoảng tài chính toàn cầu
Chương 2: Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn
2001-2008
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du
lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015
NHỮNG KHÓ KHĂN
TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỂ TÀI
Trong quá trình nghiên cứu đề tài mặc dù đã rất cố gắng tìm tòi và nghiên cứu
nhưng chúng em đã gặp phải một số khó khăn sau:
Thứ nhất, do đây là lần đầu tiên thực hiện nghiên cứu khoa học nên các thành
viên trong nhóm đã có không ít những bỡ ngỡ từ những việc như cách nghiên cứu, bố
cục bài nghiên cứu cũng như cách trình bày bài nghiên cứu sao cho chặt chẽ.
Thứ hai, do thời gian nghiên cứu có hạn, lại còn đang bận rộn bởi việc học
chuyên ngành nên bài nghiên cứu có thể còn nhiều thiếu sót mà chúng em chưa kịp
chỉnh sửa.
Thứ ba, do không gian nghiên cứu là toàn bộ quốc gia nên chúng em đã gặp
phải khó khăn trong việc đi điều tra thực tế, do vậy bài viết chỉ đơn thuần dựa vào
những thông tin thứ cấp mà các thành viên thu thập được.
Cuối cùng nhóm em cũng gặp phải nhiều khó khăn trong việc thu thập các số
liệu phục vụ cho việc phân tích trong bài viết. Mộ số số liệu cần cho bài việt nhưng
chúng em không thu thấp được.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này, chúng em xin chân thành
cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Hường – người đã tận tình chỉ dẫn chúng em để chúng
em hoàn thành được bài nghiên cứu của mình.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH
QUỐC TẾ
Mục tiêu của chương 1 là xây dựng khung lý thuyết cho việc phân tích và đánh
giá hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn
cầu. Để thực hiện mục tiêu trên, chương này sẽ xem xét từ những khía cạnh tổng quan
về du lịch, du lịch quốc tế, khách du lịch quốc tế và thu hút khách du lịch quốc tế. Với
cách tiếp cận từ rộng đến hẹp, toàn bộ nội dung chính của chương 1 được trình bày
thành bốn vấn đề sau đây: (1) Du lịch quốc tế; (2) Những vấn đề chung về khách du
lịch quốc tế; (3) Lý luận về thu hút khách du lịch quốc tế; (4) Sự cần thiết phải tăng
cường thu hút khách du lịch quốc tế trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu.
1.1 Du lịch quốc tế
1.1.1 Du lịch
1.1.1.1 Khái niệm du lịch
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội
đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council – WTTC) đã
công bố du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô
tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với nhiều quốc gia, du lịch là một trong ba
ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch ngày nay đã trở thành một đề tài hấp dẫn, một vấn
đề mang tính chất toàn cầu.
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người và
phát triển với tốc độ rất nhanh. Song cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm “du
lịch” thống nhất do tồn tại các cách tiếp cận khác nhau và dưới các góc độ khác nhau
mà các tác giả có các định nghĩa khác nhau về du lịch; do sự khác nhau về ngôn ngữ
và cách hiểu khác nhau về du lịch ở các nước khác nhau và do tính chất đặc thù của
hoạt động du lịch. Sau đây, chúng ta xem xét một số khái niệm tiêu biểu về du lịch:
Khái niệm cơ bản về du lịch được Liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính
thức - IUOTO (International Union of Official Travel Oragnizations- sau này trở
thành WTO) đưa ra như sau: “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi
khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm
ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...”.
Như vậy, theo định nghĩa này, hoạt động được xem là du lịch dựa trên các tiêu
thức:
- Du lịch là đi đến nơi khác với “địa điểm cư trú thường xuyên” có nghĩa là
loại trừ các chuyến đi trong phạm vi nơi ở thường xuyên và các chuyến đi có tổ chức
thường xuyên hàng ngày (các chuyến đi thường xuyên định kỳ có tổ chức phường
hội giữa nơi ở và nơi làm việc và các chuyến đi phường hội khác có tổ chức thưỡng
xuyên hàng ngày).
- Mục đích của chuyến đi: “Không phải để làm ăn, tức không phải để làm một
nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…” - có nghĩa là loại trừ việc hành nghề lâu
dài hoặc tạm thời.
Michael Coltman (Mỹ) đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về du lịch: “Du lịch
là sự kết hợp và tương tác của bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách
bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi
đón khách du lịch”.
Có thể thể hiện mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau:
Hình 1.1: Sơ đồ thể hiện sự kết hợp và tương tác giữa bốn nhóm nhân tố trong dịch vụ du
lịch.
Từ góc độ thay đổi về không gian của du khách, có thể đưa ra định nghĩa về du
lịch: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang
một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú
hay nơi làm việc.
Nhìn từ một góc độ khác, góc độ kinh tế, người ta lại định nghĩa về du lịch như
sau: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham
quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao,
nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Trong Luật du lịch Việt Nam 2005, thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
1
Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần
tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nội dung của du lịch không ngừng
được mở rộng và ngày càng phong phú.
1.1.1.2 Đặc điểm của du lịch
Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Do vậy du lịch vừa mang đặc điểm
của ngành kinh tế vừa mang đặc điểm của ngành văn hóa xã hội. Các đặc điểm chủ
yếu của du lịch là:
Tính vô hình
Du lịch là một ngành dịch vụ, vì vậy du lịch mang đặc điểm của dịch vụ nói
1
Khoản 1, Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam 2005
Du khách
Nhà cung ứng
dịch vụ du lịch
Chính quyền địa
phương nơi đón
khách du lịch
Dân cư sở tại
chung đó là tính vô hình. Tính vô hình của dịch vụ du lịch thể hiện ở việc đánh giá
chất lượng du lịch rất khó khăn vì chất lượng du lịch thường được đánh giá mang
tính chủ quan, phụ thuộc phần lớn vào khách du lịch. Chất lượng dịch vụ được xác
định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng
của khách du lịch.
Tính cao cấp của nhu cầu du lịch
Du lịch là nhu cầu thứ cấp song nó là một nhu cầu thứ cấp đặc biệt: chỉ sau khi
thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu người ta mới nghĩ đến du lịch. Nhưng không phải ai
cũng có thể đi du lịch bởi ngoài điều kiện phải có thời gian rỗi, du lịch đòi hỏi phải
có khả năng thanh toán cao cho các dịch vụ được cung cấp. Theo quy luật cung cầu
thông thường, khi giá sản phẩm tăng thì lượng cầu đối với sản phẩm đó thường giảm,
nhưng trong du lịch giá cả đi cùng với chất lượng. Giá cao nhưng chất lượng tốt lại
thu hút được nhiều khách hơn, tức lượng cầu du lịch tăng.
Tính tổng hợp
Tính tổng hợp của du lịch thể hiện ở hai phương diện sau:
Tính tổng hợp và đồng bộ trong nhu cầu du lịch: Nhu cầu du lịch là tổng hợp
của nhiều nhu cầu: nhu cầu đi lại, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí và các nhu cầu bổ sung
khác. Các nhu cầu trên xuất phát đồng bộ trong một khoảng thời gian nhất định (thời
gian đi du lịch).
Tính tổng hợp trong hoạt động kinh doanh du lịch: Một sản phẩm du lịch tổng
hợp không thể do một đơn vị kinh doanh tạo ra mà do tổng hợp các hoạt động kinh
doanh đa dạng tạo ra. Trong một chuyến đi du lịch, khách du lịch không chỉ sử dụng
một sản phẩm du lịch đơn thuần, mà phải sử dụng một sản phẩm du lịch tổng hợp.
Tính không lưu kho cất trữ được của sản phẩm du lịch
Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau về
không gian và thời gian nên sản phẩm du lịch không thể lưu kho cất trữ như các hàng
hóa thông thường khác. Ví dụ như trong một khách sạn, nếu không có khách đến
thuê phòng thì khách sạn đó vẫn phải bỏ ra các chi phí để dọn dẹp phòng, người ta
không thể “cất trữ” các phòng đó được. Do đó, để tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và
tiêu dùng sản phẩm du lịch là một việc khó khăn.
Tính phụ thuộc vào tài nguyên du lịch
Du lịch chỉ có thể phát triển ở những nơi có tài nguyên du lịch. Tài nguyên du
lịch của một điểm đến là mọi thứ tạo nên sức hấp dẫn, thu hút người dân sống ở
ngoài nơi đó đến tham quan, du lịch và được sử dụng vào mục đích kinh doanh du
lịch. Thông thường, du lịch phát triển ở những nơi có tài nguyên thiên nhiên đẹp, độc
đáo hay các tài nguyên nhân tạo như kiến trúc cổ, đền chùa…Việc phát triển du lịch
ở những nơi không có tài nguyên du lịch là vô cùng khó khăn.
Tính không thể dịch chuyển của các sản phẩm du lịch
Người ta không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt
buộc khách du lịch phải đến những nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu của
mình thông qua việc tiêu dung sản phẩm du lịch. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch
phải có sự tham gia trực tiếp của khách hàng. Đặc điểm này gây khó khăn cho việc
tiêu thụ sản phẩm du lịch.
Tính thời vụ
Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có
hoạt động du lịch. Du lịch không diễn ra đều đặn vào tất cả các thời gian trong năm
tại cùng một điểm đến mà chỉ tập trung vào những khoảng thời gian nhất định trong
năm (như du lịch biển, nghỉ mát…), hoặc trong tuần (du lịch cuối tuần), trong ngày
(đến khách sạn, nhà hàng...).
Tính nhạy cảm
Du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và đặc biệt nhạy cảm với các yếu tố
trong môi trường vĩ mô. Các yếu tố của môi trường vĩ mô bao gồm: môi trường kinh
tế, tình hình chính trị- xã hội, luật pháp… ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch. Các
yếu tố này có thể tác động theo chiều hướng tích cực, làm du lịch phát triển nhanh
chóng, thuận lợi, song cũng có thể khiến du lịch không thể tiếp tục phát triển.
1.1.1.3 Phân loại du lịch
Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch
được phân thành những loại hình sau:
• Du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách
nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Khách du lịch phải đi qua biên giới
và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch.
• Du lịch nội địa
Du lịch nội địa là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của
khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch
được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa.
• Du lịch chữa bệnh
Ở hình thức này, khách đi du lịch theo nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe cho bản thân họ. Có nhiều hình thức chữa bệnh như : chữa bệnh bằng khí hậu
(khí hậu núi, khí hậu biển…), chữa bệnh bằng nước khoáng (tắm nước khoáng, uống
nước khoáng), chữa bệnh bằng bùn, chữa bệnh bằng hoa quả, chữa bệnh bằng sữa…
• Du lịch để nghỉ ngơi, giải trí
Nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để
phục hồi thể lực và tinh thần của mỗi người. Đây là loại hình du lịch có tác dụng giải
trí, làm cuộc sống thêm đa dạng, giúp tinh thần con người sảng khoái hơn.
• Du lịch thể thao
Đây là một hình thức khá phổ biến, dành cho những người ham mê hoạt động
thể thao. Hình thức này lại phân ra thành du lịch thể thao chủ động và du lịch thể
thao bị động.
Du lịch thể thao chủ động là hình thức khách đi du lịch để tham gia trực tiếp
vào hoạt động thể thao như : leo núi, săn bắn, câu cá, trượt tuyết, đá bóng…
Du lịch thể thao bị động là những cuộc hành trình của du khách để xem các
cuộc thi thể thao quốc tế, các thế vận hội Olympic…
• Du lịch văn hóa
Mục đích chính của du lịch văn hóa là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về
các lĩnh vực như lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, cuộc sống của người dân đất
nước khác cùng các phong tục tập quán nơi đó.
Có hai hình thức du lịch văn hóa:
Du lịch văn hóa với mục đích cụ thể: Khách du lịch có thể đi du lịch với các
mục đích đã định sẵn.
Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp: đi du lịch với mục đích thỏa mãn
những tò mò, niềm ham thích mở mang kiến thức của mình.
• Du lịch công vụ
Khách du lịch không chỉ đi du lịch với những mục đích như chữa bệnh, giải
trí, văn hóa, mà đôi khi còn nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào
đó. Với mục đích này, khách đi du lịch nhằm tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo,
các cuộc triển lãm…
• Du lịch tôn giáo
Loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những
người theo các đạo giáo khác nhau.
• Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương
Loại hình du lịch này nảy sinh do nhu cầu của những người đi xa quê hương đi
thăm họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cưới, lễ tang…
• Du lịch quá cảnh
Du lịch quá cảnh là hình thức du lịch nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của
một nước nào đó trong thời gian ngắn để đến nước khác.
Căn cứ vào đối tượng khách du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành:
(1) Du lịch thanh thiếu niên; (2) Du lịch dành cho người cao tuổi; (3) Du lịch phụ
nữ, du lịch gia đình.
Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi. Theo tiêu thức này, du lịch được phân
thành:
• Du lịch theo đoàn
Ở loại hình du lịch này, các thành viên tham dự đi theo đoàn và thường có
chuẩn bị sẵn chương trình từ trước, trong đó đã định ra nơi sẽ tới thăm, nơi lưu trú và
ăn uống. Du lịch theo đoàn có thể được tổ chức theo hai hình thức sau: Du lịch theo
đoàn thông qua tổ chức du lịch và du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch.
• Du lịch cá nhân
Hình thức này cũng có hai loại là du cá nhân thông qua tổ chức du lịch và du
lịch cá nhân không thông qua tổ chức du lịch. Du lịch cá nhân thông qua tổ chức du
lịch là hình thức cá nhân đi du lịch theo kế hoạch định trước của tổ chức du lịch, tổ
chức công đoàn hay tổ chức xã hội khác. Khách du lịch có thể không cần phải đi
cùng đoàn mà chỉ cần tuân theo những điều kiện đã được thông báo và chuẩn bị
trước. Du lịch cá nhân không thông qua tổ chức là hình thức đi du lịch tự do.
Căn cứ vào phương tiện giao thông. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành:
(1) Du lịch bằng xe đạp; (2) Du lịch bằng xe máy; (3) Du lịch bằng xe ô tô; (4) Du
lịch bằng tàu hỏa; (5) Du lịch bằng tàu thủy; (6) Du lịch bằng máy bay.
Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng. Theo tiêu thức này, du lịch được
phân thành những loại hình sau:
- Du lịch ở khách sạn;
- Du lịch ở khách sạn ven đường;
- Du lịch ở lều, trại;
- Du lịch ở làng du lịch.
Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân
thành những loại hình sau:
- Du lịch nghỉ núi;
- Du lịch nghỉ biển, sông, hồ;
- Du lịch thành phố;
- Du lịch đồng quê.
Căn cứ vào thời gian du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành:
Du lịch dài ngày và du lịch ngắn ngày (thường được gọi là du lịch cuối tuần –
weekend holiday).
Trong một chuyến đi du lịch, thường du khách có nhiều nhu cầu nảy sinh khác
nhau, do đó ta thường gặp sự kết hợp của nhiều loại hình du lịch cùng một lúc như:
du lịch công vụ kết hợp với du lịch văn hóa, du lịch nghỉ ngơi, giải trí bằng các loại
phương tiện máy bay, ô tô…
1.1.2 Du lịch quốc tế
1.1.2.1. Khái niệm du lịch quốc tế
Phần trên chúng ta đã nghiên cứu tổng quan về du lịch. Theo cách phân chia
loại hình du lịch dựa vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi, du lịch bao gồm du lịch
quốc tế và du lịch nội địa.
Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của
khách du lịch nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.
Như vậy, trong du lịch quốc tế, du khách phải đi du lịch vượt qua biên giới ít
nhất hai quốc gia.
Ví dụ: Một du khách người Mỹ đi du lịch sang Việt Nam, Thái Lan,
Singapore…
1.1.2.2. Đặc điểm của du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế là một bộ phận của du lịch, nó mang các đặc điểm của du lịch
nói chung, như: tính vô hình, tính cao cấp, tổng hợp…
Đặc điểm riêng của du lịch quốc tế là ở hình thức này khách du lịch phải đi
qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch.
1.1.2.3. Các loại hình du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế được phân thành du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế
thụ động.
Du lịch quốc tế chủ động: Là hình thức du lịch của những người từ nước ngoài
đến một quốc gia nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó.
Ví dụ: khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch, sử dụng các dịch vụ du lịch do
ngành du lịch Việt Nam cung cấp. Trong trường hợp này, Việt Nam kinh doanh du
lịch quốc tế chủ động.
Du lịch quốc tế chủ động tương đương với xuất khẩu vì tạo ra nguồn thu ngoại
tệ cho một quốc gia.
Du lịch quốc tế thụ động: Là hình thức du lịch của công dân một quốc gia nào
đó và của những người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ quốc gia đó đi ra nước
khác du lịch và trong chuyến di ấy họ đã tiêu tiền kiếm ra tại đất nước họ đang cư
trú.
Ví dụ: Công dân Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài, sử dụng các dịch vụ được
do nước đó cung cấp. Trong trường hợp này, Việt Nam kinh doanh du lịch thụ động.
Du lịch quốc tế thụ động tương đương với nhập khẩu vì có hiện tượng xuất
ngoại tệ từ một quốc gia ra nước ngoài. Du lịch quốc tế thụ động thường tạo ra lợi
ích cho quốc gia đó về mặt xã hội.
Một bộ phận rất quan trọng cấu thành nên du lịch quốc tế là khách du lịch nói
chung và khách du lịch quốc tế nói riêng. Đây là những người có nhu cầu du lịch, tạo
ra lượng cầu về du lịch và có khả năng thanh toán để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Trên cơ sở đó, các quốc gia, các nhà cung ứng du lịch tạo ra các sản phẩm và dịch vụ
du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng đó.
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về khách du lịch quốc tế.
1.2 Những vấn đề chung về khách du lịch quốc tế
1.2.1 Tổng quan về khách du lịch
1.2.1.1. Khái niệm về khách du lịch
Định nghĩa về khách du lịch xuất hiện đầu tiên vào cuối thế kỷ thứ XVIII tại
Pháp. Cũng giống như khái niệm về du lịch, từ trước tới nay đã có rất nhiều định
nghĩa về khách du lịch được đưa ra. Để nghiên cứu một cách đầy đủ và có cơ sở
đáng tin cậy, chúng ta cần tìm hiểu và phân tích một số định nghĩa về “khách du
lịch” được đưa ra từ các hội nghị quốc tế hay các tổ chức quốc tế về du lịch như sau:
Năm 1937, Liên hiệp các quốc gia- League of Nations đưa ra định nghĩa về
khách du lịch: “Bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên
của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h”.
Theo định nghĩa này, tất cả những người được coi là khách du lịch là:
- Những người khởi hành để giải trí, vì sức khỏe…
- Những người khởi hành để gặp gỡ, trao đổi các mối quan hệ về khoa học, ngoại
giao, tôn giáo, thể thao, công vụ…
- Những người khởi hành vì các mục đích kinh doanh;
- Những người cập bến từ các chuyến hành trình du ngoại trên biển, thậm chí cả khi
họ dừng lại trong khoảng thời gian ít hơn 24h.
Những người không được coi là khách du lịch là:
- Những người đến lao động, kinh doanh có hoặc không có hợp đồng lao động;
- Những người đến với mục đích định cư;
- Sinh viên hay những người đến học các trường;
- Những người ở biên giới sang làm việc;
- Những người đi qua một nước mà không dừng lại mặc dù cuộc hành trình qua
nước đó có thể kéo dài 24h.
Định nghĩa của Liên hiệp Quốc tế của các Tổ chức chính thức về Du lịch-
IUOTO (International of Union of Official Travel Organizations- sau là WTO):
Sau năm 1930, IUOTO đưa ra định nghĩa về “khách du lịch quốc tế-
international tourist” với hai điểm khác với định nghĩa trên, đó là:
- Sinh viên và những người đến học ở các trường cũng được coi là khách du lịch.
- Những người quá cảnh không được coi là khách du lịch trong cả hai trường hợp:
Hoặc là họ hành trình qua một nước không dừng lại trong thời gian > 24 giờ; hoặc là
họ hành trình trong khoảng thời gian < 24 giờ và có dừng lại nhưng không với mục
đích du lịch.
Định nghĩa về khách du lịch được chấp nhận tại Hội nghị ở Rôma (Ý) do Liên
hợp quốc tổ chức về các vấn đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế (năm 1963):
Trong các chuẩn mực thống kê quốc tế của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO),
khái niệm khách viếng thăm quốc tế (visitor) đóng vai trò quan trọng chính. Theo
định nghĩa của Hội nghị tại Rôma (Ý) do Liên hợp quốc tổ chức về các vấn đề du
lịch quốc tế và đi lại quốc tế (năm 1963), khách viếng thăm quốc tế được hiểu là
người đến một nước khác, khác nước cư trú thường xuyên của họ, bởi mọi nguyên
nhân, trừ nguyên nhân đến lao động để kiếm sống.
Theo Luật du lịch Việt Nam 2005: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết
hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở
nơi đến”.
2
Như vậy, các định nghĩa đã nêu ở trên về khách du lịch có các điểm khác nhau,
song nhìn chung đều đề cập đến các khía cạnh sau:
Thứ nhất, đề cập đến động cơ khởi hành (đi tham quan, nghỉ dưỡng, kết hợp
kinh doanh…trừ động cơ lao động kiếm tiền);
2
Khoản 2, Điều 4, chương I, Luật du lịch Việt Nam 2005
Thứ hai, đề cập đến yếu tố thời gian đi du lịch;
Thứ ba, đề cập đến những đối tượng được thống kê là khách du lịch và những
đối tượng không được thống kê là khách du lịch như: dân di cư, quá cảnh…
1.2.1.2. Đặc điểm của khách du lịch
Khách du lịch đến từ các nơi khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng khác nhau,
nhưng có thể tổng hợp thành các đặc điểm chủ yếu sau:
- Hầu hết các du khách đều thích một môi trường du lịch trong lành. Môi trường
du lịch trong lành tức là môi trường có không khí trong lành, an toàn về tính mạng,
vệ sinh thực phẩm, môi trường văn hóa lành mạnh…đối với khách du lịch.
- Nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp. Khách hàng sẵn sàng trả mức giá cao, song
đòi hỏi chất lượng phục vụ phải cao, đáp ứng được nhiều dịch vụ bổ sung, giá cả hợp
lý, sản phẩm du lịch đa dạng, họ muốn có chương trình du lịch hay với những hướng
dẫn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình thái độ niềm nở…
- Khách du lịch thích tham quan các di tích lịch sử, tìm hiểu bản sắc văn hóa, lễ
hội truyền thống, làng nghề, thích mua sắm đồ thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm và
thưởng thức các món ăn ở những nơi đến du lịch, thích các tour du lịch sinh thái như
lặn biển, nghỉ dưỡng biển…
1.2.1.3. Phân loại khách du lịch
Theo Hội nghị ở Rôma của Liên hợp quốc tổ chức về các vấn đề du lịch quốc
tế và đi lại quốc tế (năm 1963), khách viếng thăm quốc tế gồm hai thành phần: khách
du lịch quốc tế và khách tham quan quốc tế.
Ngày 4-3-1993, theo đề nghị của Tổ chức du lịch thế giới (WTO), Hội đồng
thống kê Liên hiệp quốc (United Nations Statistical Commission) đã công nhận
những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch: (1)Khách du lịch
quốc tế (International tourist); (2) Khách du lịch trong nước (Internal tourist); (3)
Khách du lịch nội địa (Domestic tourist) và (4) Khách du lịch quốc gia (National
tourist).
Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công dân của
một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du
lịch trong nước.
Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): gồm khách du lịch trong nước và
những người từ nước ngoài đến một quốc gia du lịch.
Trong Luật du lịch Việt Nam 2005 quy định: “Khách du lịch bao gồm khách
du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế”.
3
Cũng theo Luật du lịch Việt Nam 2005, khách du lịch nội địa được định nghĩa:
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt
Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.
4
Như vậy, xem xét với cách phân loại của WTO, ở Việt Nam vẫn chưa có sự
thống nhất trong việc dùng từ khách du lịch nội địa hay khách du lịch trong nước.
1.2.2 Khách du lịch quốc tế
1.2.2.1. Khái niệm khách du lịch quốc tế
Theo định nghĩa của Hội nghị tại Rôma (Ý) do Liên hợp quốc tổ chức về các
vấn đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế (năm 1963), khách du lịch quốc tế
(international tourist) là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú
thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24 giờ (hoặc sử dụng ít nhất một tối
trọ). Động cơ khởi hành của họ được phân nhóm như sau:
- Thời gian rỗi (đi du lịch để giải trí, chữa bệnh, học tập, mục đích thể thao hoặc tôn
giáo).
- Đi du lịch liên quan đến công việc làm ăn (ký kết giao kèo); thăm gia đình, bạn bè,
họ hàng, đi du lịch để tham gia vào các cuộc hội nghị, đại hội, các cuộc đua thể
thao…
Theo khái niệm trên, khách du lịch quốc tế bao gồm những người sau đây:
- Người nước ngoài, không sống ở nước đến thăm và đi theo các động cơ đã nêu trên.
3
Khoản 1, Điều 34, chương V, Luật du lịch Việt Nam 2005
4
Khoản 2, Điều 34, chương V, Luật du lịch Việt Nam 2005
- Công dân của một nước, sống cư trú thường xuyên ở nước ngoài về thăm quê
hương.
- Nhân viên của các tổ lái (máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, ô tô) đến thăm, nghỉ ở nước
khác và sử dụng phương tiện cư trú. Ở đây kể cả những người không phải là nhân
viên của các hãng giao thông vận tải mà là những lái xe tải, xe ca tư nhân.
Định nghĩa của Hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989: “Khách du
lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham quan,
nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người khách này
không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về
nơi ở thường xuyên của mình”.
Luật Du lịch Việt Nam 2005 quy định: “ Khách du lịch quốc tế là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt
Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”. (vi)
1.2.2.2. Phân loại khách du lịch quốc tế
Ngày 4-3-1993 theo đề nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới, Hội đồng Thống kê
Liên hiệp quốc (United Nations Statistical Commission) đã công nhận những thuật
ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:
Khách du lịch quốc tế (International tourist) bao gồm:
- Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): Gồm những người từ nước ngoài đến
du lịch một quốc gia.
- Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): gồm những người đang
sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
1.3 Thu hút khách du lịch quốc tế
1.3.1 Khái niệm và bản chất của thu hút khách du lịch quốc tế
Thu hút khách du lịch quốc tế vào một quốc gia là tổng hợp các hoạt động của
quốc gia đó nhằm thu hút được lượng ngày càng nhiều khách du lịch từ các quốc gia
khác vào đất nước mình. Thực chất thu hút khách du lịch quốc tế là quảng bá hình
ảnh đất nước và nhằm tới mục tiêu cuối cùng là thu lợi nhuận về cho quốc gia đó.
1.3.2 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế
Có nhiều cách tiếp cận trong việc trình bày vai trò của thu hút khách du lịch
quốc tế. Bài viết này sẽ trình bày vai trò của thu hút khách du lịch quốc tế đối với nền
kinh tế, đối với xã hội và doanh nghiệp du lịch.
1.3.2.1 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với nền kinh tế
Tăng thu nhập quốc dân
Du lịch được coi là ngành “xuất khẩu tại chỗ”. Các hàng hóa công nghiệp,
hàng tiêu dùng, thủ công, mỹ nghệ…được xuất khẩu trực tiếp tại các điểm đến trên
lãnh thổ một quốc gia mà không phải chịu hàng rào thuế quan.
Khách du lịch quốc tế đến là những người đi du lịch ở nước ngoài và sử dụng
đồng ngoại tệ của nước đến du lịch thông qua việc sử dụng các dịch vụ, mua sắm
hàng tiêu dùng, các đồ thủ công mỹ nghệ... Đối với quốc gia làm du lịch, đây là hình
thức du lịch chủ động, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần cân bằng cán cân
thương mại quốc tế.
Do vậy thu hút khách du lịch quốc tế đóng vai trò quan trọng, góp phần làm
tăng thu nhập quốc dân.
Góp phần phân phối lại thu nhập giữa các vùng
Đa số các vùng phát triển du lịch là những vùng kém về sản xuất của cải vật
chất. Do đó thu nhập của người dân ở những vùng này từ sản xuất là thấp. Thu hút
được nhiều khách du lịch quốc tế đến sẽ làm cho du lịch phát triển, tác động tích cực
vào việc cân đối thu nhập của dân cư các vùng.
Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
Hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành. Yêu cầu về sự hỗ
trợ liên ngành này là cơ sở cho các ngành như: giao thông vận tải, tài chính, bưu
điện, sản xuất đồ lưu niệm…phát triển. Lượng khách du lịch quốc tế đến với quốc
gia càng nhiều thì giao thông quốc tế và hệ thống cơ sở hạ tầng của quốc gia như
mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện truyền
thông… càng được mở rộng và hoàn thiện. Lượng khách du lịch quốc tế nhiều còn
mở ra thị trường tiêu thụ hàng hóa cho nền sản xuất xã hội.
Khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Các nhà đầu tư thường tìm đến các lĩnh vực kinh doanh thu được lợi nhuận cao trên
mỗi đồng vốn bỏ ra. Một ưu điểm lớn của hoạt động kinh doanh du lịch là vốn đầu tư
ban đầu vào du lịch tương đối ít so với các ngành công nghiệp nặng mà khả năng thu
hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động, du lịch là một ngành công nghiệp “không
khói”. Do đó, du lịch là một lĩnh vực hấp dẫn, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, du lịch tại quốc gia nào càng phát triển thì khả năng thu hút đầu tư càng
lớn. Lượng khách du lịch quốc tế đến một quốc gia là thước đo độ hấp dẫn của du
lịch tại quốc gia đó. Lượng khách quốc tế đến nhiều sẽ làm tăng sức hấp dẫn thu hút
đầu tư.
Củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế
Thu hút khách du lịch quốc tế là mở rộng du lịch quốc tế, gắn liền với tăng
lượng khách quốc tế đến, do đó tạo nên sự phát triển giao thông quốc tế, đồng thời
góp phần làm phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế. Du lịch phát triển sẽ kích thích
đầu tư nước ngoài và tăng cường chính sách mở cửa, từ đó thắt chặt mối quan hệ
thương mại và kinh tế quốc tế.
1.3.2.2 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với xã hội
Giải quyết công ăn việc làm cho người dân
Du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng. Thu hút khách du lịch quốc tế thúc
đẩy sự phát triển của du lịch cùng với các ngành công nghiệp khác, từ đó tạo ra một
khối lượng công việc lớn, giải quyết được tình trạng thiếu việc làm cho người dân.
Riêng trong ngành du lịch, số lao động cần thiết cho các dịch vụ du lịch, đặc biệt là
dịch vụ bổ sung là rất lớn. Số lao động này có thể tăng lên nhiều nếu các dịch vụ du
lịch được nâng cao về chất lượng và phong phú về chủng loại.
Kích thích sự đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống của dân cư
Để có thể thu hút khách du lịch cần có sự hỗ trợ của các ngành, trước hết là hệ
thống cơ sở hạ tầng. Vì vậy, thu hút khách du lịch quốc tế kích thích sự đầu tư mới
vào cơ sở vật chất. Hệ thống đường xá, các loại phương tiện giao thông, cũng như
các cơ sở y tế, bưu điện, nhà hàng, khách sạn…được xây dựng, đời sống của dân cư
tại địa phương thu hút được nhiều khách quốc tế sẽ được cải thiện.
Giảm quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển
Tài nguyên du lịch thiên nhiên thường có nhiều ở những vùng núi, trung du,
ven biển hay những nơi hẻo lánh, ít dân cư. Việc thu hút khách du lịch quốc tế sẽ tạo
sức hấp dẫn thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng…làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xã
hội ở các vùng đó, góp phần phân bố lại dân cư, giảm mật độ dân cư quá cao ở các
trung tâm kinh tế- xã hội lớn.
Đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của dân tộc, tăng thu nhập cho
người dân địa phương
Khi đi du lịch, du khách thường rất thích mua quà lưu niệm, nhất là các sản
phẩm lưu niệm mang đậm dấu ấn của địa phương, quốc gia nơi đến du lịch. Lượng
khách du lịch văn hóa ngày càng tăng, họ hay tìm đến tham quan các danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, văn hóa dân tộc…và mua các sản phẩm của các nghề thủ công
mỹ nghệ. Từ đó, các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền dân tộc như nghề khắc, khảm,
đẽo, tạc tượng, làm tranh lụa…có điều kiện phục hồi và phát triển. Đồng thời qua đó
làm tăng thu nhập cho người dân địa phương, tăng cường giao lưu văn hóa và xây
dựng nếp sống văn minh ở mỗi địa phương.
Tăng cường giao lưu văn hóa, góp phần tuyên truyền quảng bá cho nước chủ nhà
Loại hình du lịch phổ biến là du lịch văn hóa với mục đích nâng cao hiểu biết
cá nhân về các lĩnh vực: lịch sử, kiến trúc, hội họa,…, cuộc sống của người dân cũng
như các phong tục tập quán của đất nước đến du lịch. Do đó, thu hút khách du lịch
quốc tế tạo điều kiện tăng cường giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, giữa các quốc
gia. Du khách đến một đất nước khác, tiêu dùng sản phẩm trên đất nước đó, tìm thấy
sự hài lòng ở một số mặt hàng, họ sẽ tuyên truyền về các mặt hàng tốt cho bạn bè,
người thân,…tạo sức thu hút đối với các sản phẩm đó, bằng phương thức đó, nước
làm du lịch có điều kiện xuất khẩu hàng hóa nhiều hơn. Thu hút khách du lịch quốc
tế còn là phương thức quảng bá các thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa, về con
người…của nước chủ nhà.
1.3.2.3 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với các doanh nghiệp du lịch
Khách du lịch quốc tế thường là những người có khả năng chi trả cao, và sẵn
sang trả cao khi mức độ cảm nhận về chất lượng dịch vụ cao hơn so với kỳ vọng của
họ. Nếu doanh nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ thì khách du lịch quốc
tế sẽ là nguồn tăng thu lợi nhuận lớn. Không những vậy, du khách quốc tế sẽ là
những người tuyên truyền về hình ảnh doanh nghiệp với bạn bè quốc tế. Đó cũng là
động lực thúc đẩy bản thân doanh nghiệp tự hoàn thiện và nâng cao về chất lượng
dịch vụ và đội ngũ nhân viên.
Cụ thể vai trò của thu hút khách du lịch quốc tế đối với các doanh nghiệp du
lịch như sau:
Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp gắn liền với việc thu hút khách du lịch
Các doanh nghiệp du lịch coi du lịch là một cơ hội để bán các sản phẩm mà họ
sản xuất ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch, thông qua đó thu lợi
nhuận. Việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch và khách sạn gắn với
các hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế. Do vậy,
việc phát triển của các doanh nghiệp du lịch phụ thuộc việc thu hút khách du lịch.
Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp kinh doanh du lịch cung cấp các sản phẩm du lịch đáp ứng các
nhu cầu cơ bản của du khách như: ăn uống, lưu trú, vận chuyển. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp còn chú trọng cung cấp các dịch vụ bổ sung như: giải trí, mua sắm…Các
dịch vụ bổ sung này thực sự mang lại lợi nhuận đáng kể cho các doanh nghiệp. Tỷ
trọng giữa dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung càng nhỏ thì hiệu quả tổng hợp của
kinh doanh du lịch càng cao. Trong khi đó, khách du lịch quốc tế lại có nhu cầu sử
dụng các dịch vụ bổ sung cao. Việc thu hút khách du lịch sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận
lớn cho doanh nghiệp.