Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi của Công ty TNHH sản xuất và phân phối THP tại thị trường Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.76 KB, 58 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi
của Công ty TNHH sản xuất và phân phối THP tại thị trường Hà Nội
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM NẤM LINH CHI
TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau công cuộc cải cách kinh tế năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh
tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng
XHCN. Với sự chuyển hướng đúng đắn đó, kinh tế Việt Nam đã có được rất nhiều thành tựu to
lớn. Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng với tốc độ cao, mà thu nhập bình quân đầu người cũng
không ngừng tăng lên. “Nếu thu nhập bình quân đầu người năm 2001 là 423 USD/ người thì
đến năm 2006 là 722 USD/ người, tăng gần 70,7%; năm 2008 thu nhập bình quân đầu người là
1034 USD /người, năm 2009 thu nhập bình quân đầu người là 1109 USD/người, tăng 162,2%
so với năm 2001; theo chỉ tiêu của Nhà nước thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt
khoảng 1200 USD/ người”
1
. Thu nhập tăng cao, đời sống của người dân ngày càng được cải
thiện, từ quan niệm “ăn no, mặc ấm” bây giờ họ quan niệm “ăn ngon mặc đẹp”. Người dân có
điều kiện quan tâm nhiều hơn đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là chăm sóc cho sức khoẻ của
mình.
Do đó, các thực phẩm chức năng ngày càng được con người quan tâm hơn. Nấm linh
chi với tác dụng kiện não, bảo gan, cường tâm, cường phế, giải độc nên ngày càng được mọi
người biết đến nhiều hơn. Cũng chính vì có nhiều tác dụng mà nấm linh chi đang ngày càng
được mọi người sử dụng nhiều hơn, nhu cầu về nấm linh chi đang không ngừng tăng thêm.
Đứng trước nhu cầu ngày càng cao của người dân, thị trường cung cấp sản phẩm nấm
linh chi đang ngày càng sôi động hơn, phong phú hơn về chủng loại sản phẩm. Ngày càng có
nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành, tính cạnh tranh trong ngành nấm linh chi đang không
ngừng gia tăng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này
còn gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh trên thị trường. Đó là phải cạnh tranh với các sản phẩm


linh chi của Hàn Quốc, đó là sự quản lý của Nhà nước còn yếu kém, chưa có những chính sách
cụ thể cho việc phát triển thương mại cho sản phẩm này. Các doanh nghiệp trong ngành đang
phải không ngừng thay đổi, đề ra những con đường mới để phát triển thương mại sản phẩm.
Hơn thế nữa, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém
chất lượng đã làm suy giảm nghiêm trọng uy tín, thương hiệu, hình ảnh của các doanh nghiệp
trong ngành. Vì thế mà các doanh nghiệp không chỉ xây dựng các giải pháp cho riêng mình mà
1
Tổng cục thống kê ,2009
2
còn phải đưa ra các giải pháp để phát triển chung cho ngành kinh doanh sản phẩm nấm linh
chi, cùng nhau liên kết chống lại những thách thức của thị trường.
Là một trong những công ty đi đầu trong việc cung cấp các sản phẩm nấm linh chi,
Công ty TNHH sản xuất và phân phối THP cũng đang rất cần những giải pháp để phát triển
thương mại sản phẩm và bảo vệ hình ảnh của công ty. Trong quá trình thực tập tại Công ty
TNHH sản xuất và phân phối THP, em nhận thấy việc phát triển thương mại sản phẩm nấm
của công ty còn gặp rất nhiều khó khăn, công ty vẫn chưa khai thác hết thị trường đầy tiềm
năng này. Thứ nhất, thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty vẫn còn nhỏ, hẹp. Công ty vẫn
chưa khai thác hết tiềm năng của các tập khách hàng trên địa bàn Hà Nội. Khách hàng chính
của công ty là những khách hàng lâu năm và những khách hàng hiện đang sử dụng sản phẩm
khác của công ty, họ dùng sản phẩm nấm linh chi kết hợp với các sản phẩm khác để rút ngắn
thời gian chữa bệnh.
Thứ hai, quy mô và doanh thu từ mặt hàng này vẫn chưa cao, chỉ chiếm 16,4% tổng
doanh thu toàn công ty. Công ty chỉ giới thiệu sản phẩm này trên địa bàn Hà Nội mà vẫn chưa
mở rộng sang các tỉnh khác. Vấn đề hàng giả hàng nhái ngày càng trở nên phức tạp hơn cũng
gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong việc củng cố niềm tin của khách hàng và
nâng cao vị thế sản phẩm của mình trong lòng khách hàng. Vậy công ty cần đưa ra những giải
pháp cụ thể để có thể phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi cho giai đoạn tới.
Khi tiến hành điều tra phỏng vấn các cán bộ nhân viên trong công ty về vấn đề cấp thiết
đặt ra cho kinh doanh sản phẩm nấm linh chi trong giai đoạn hiện nay, các câu trả lời chủ yếu
tập trung vào vấn đề mở rộng quy mô, tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát

triển thị trường tiêu thụ…Kết hợp với quá trình tìm hiểu ở một số công ty cùng kinh doanh sản
phẩm nấm linh chi trên địa bàn Hà Nội, em nhận thấy vấn đề gia tăng doanh thu, mở rộng quy
mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh là những vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.
Do đó, các giải pháp, phương hướng phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi được quan
tâm nhiều nhất.
Với những lý do trên, em chọn đề tài: “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm
nấm linh chi của Công ty TNHH sản xuất và phân phối THP tại thị trường Hà Nội” làm
đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn sẽ mang lại giải pháp phát triển thương mại hữu
hiệu cho các doanh nghiệp kinh doanh nấm linh chi, giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững
trên thị trường nội địa và góp phần phát triển kinh tế.
3
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Với tính cấp thiết của đề tài được nêu trên, có thể thấy rằng việc nghiên cứu phát triển
thương mại sản phẩm nấm linh chi trên thị trường nội địa là hoàn toàn đúng đắn. Qua quá
trình nghiên cứu có rất nhiều câu hỏi được đặt ra:
- Phát triển thương mại sản phẩm là gì? Tại sao lại phải phát triển thương mại sản phẩm?
- Phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào?
- Những thành tựu, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển thương mại sản
phẩm nấm linh chi trên thị trường nội địa ?
- Đâu là những giải pháp để phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi cho Công ty
TNHH sản xuất và phân phối THP nói riêng và giải pháp phát triển thương mại cho toàn
nghành nói chung.
Trả lời cho các câu hỏi đặt ra, đề tài: “ phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi của
Công ty TNHH sản xuất và phân phối THP trên thị trường nội địa ” tập trung nghiên cứu các
vấn đề sau:
- Về lý thuyết: Phát triển thương mại sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
thương mại sản phẩm .
- Về thực tiễn: nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi của Công
ty TNHH sản xuất và phân phối THP trên thị trường nội địa.
- Từ thực trạng hoạt động phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi, đề tài đưa ra những

giải pháp để phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu, đề tài vận dụng các lý thuyết được học về phát triển
thương mại vào trong trường hợp cụ thể để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, qua đó
kiểm chứng lại những gì đã học để rút ra những bài học mới cho mình. Mục tiêu cụ thể của đề
tài nghiên cứu gồm:
1.3.1 Về lý thuyết:
Làm rõ, hệ thống hóa một số lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm
nấm linh chi trên thị trường nội địa. Cụ thể:
- Mô tả về sản phẩm nấm linh chi.
- Làm rõ bản chất của phát triển thương mại sản phẩm.
- Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm.
1.3.2 Về thực tiễn:
Từ những lý thuyết đã nghiên cứu đề tài sẽ làm rõ các vấn đề thực tiễn sau:
4
- Nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phảm nấm linh chi của Công ty TNHH
sản xuất và phân phối THP trên thị trường Hà Nội.
- Xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi trên thị
trường Hà Nội.
- Điều tra khảo sát để làm rõ thành công, tồn tại và những nhuyên nhân của tồn tại đó để đưa
ra các giải pháp thực tế cho phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi của Công ty TNHH
sản xuất và phân phối THP trên thị trường Hà Nội. Đồng thời có những kiến nghị với cơ quan
Nhà nước để phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi của Công ty TNHH sản xuất và
phân phối THP.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi cụ thể như sau:
- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm
nấm linh chi trên thị trường nội địa. Vấn đề mà luận văn nghiên cứu là những vấn đề lý thuyết
liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi, những thành tựu về phát triển

thương mại sản phẩm nấm linh chi của Công ty TNHH sản xuất và phân phối THP, từ đó luận
văn đưa ra những giải pháp liên quan đến phát triển thị trường cho sản phẩm nấm linh chi.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi trên thị
trường nội địa, tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm nấm
linh chi trên thị trường Hà Nội. Đề tài nghiên cứu về 3 công ty: Công ty TNHH sản xuất và
phân phối THP, công ty nấm linh chi, công ty TNHH thương mại và sản xuất Minh Anh.
Trong đó, đề tài chủ yếu nghiên cứu việc phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi ở Công
ty TNHH sản xuất và phân phối THP.
- Về thời gian: đề tài sử dụng các số liệu nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm nấm
linh chi của Công ty TNHH sản xuất và phân phối THP trong 5 năm giai đoạn 2005- 2009. Để
những nhận định đánh giá chính xác hơn, đề tài còn lấy số liệu về kết quả phát triển thương
mại sản phẩm nấm linh chi của công ty Nấm linh chi, Công ty TNHH thương mại và sản xuất
Minh Anh. Những giải pháp, đề xuất phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi được áp
dụng cho Công ty TNHH sản xuất và phân phối THP trong giai đoạn 2010 đến năm 2015.
1.5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi trên thị
trường nội địa.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi.
5
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng phát triển thương mại sản
phẩm nấm linh chi trên thị trường nội địa.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi trên thị trường
nội địa.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
SẢN PHẨM NẤM LINH CHI
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
2.1.1 Mô tả về nấm linh chi

a/ Nấm linh chi
Linh chi (Ganoderma) là các loài nấm gỗ mọc hoang trong thiên nhiên.Cách đây hàng
ngàn năm, nấm Linh Chi đã được dùng để làm thuốc. Các sách dược thảo của nhiều triều đại ở
Trung Quốc đều ghi nhận Linh Chi được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Sách “Thần nông bản
thảo” đã nói: “Linh chi là thuốc kết tinh được cái quý của mây mưa trên núi cao, cái tinh của
ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ sức khoẻ cho các bậc đế vương”.
Đến đời Minh (năm 1590) trong sách “Bản thảo cương mục”, tác giả Lý Thời Trân đã mô tả 6
loại Linh Chi và khái quát tác dụng trị liệu của Linh Chi: Linh Chi đều có tính bình, không
độc, có tác dụng làm tăng trí nhớ, dưỡng tim, bổ gan khí, an thần, chữa trị tức ngực. Với hệ hô
hấp có tác dụng ích phổi, thông mũi, chữa ho nghịch hơi, an thần, ích tỳ khí. Nấm Linh Chi
còn có các tác dụng chữa trị chứng bí tiểu, bổ thận khí, chữa trị đau nhức khớp xương, gân
cốt… Nấm Linh Chi được Lý Thời Trân coi như một loại thần dược.
Nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên đã
đi sâu, nghiên cứu môi trường trồng Linh chi với quy mô lớn để chế
biến, sử dụng làm thuốc bổ, thuốc điều trị bệnh. Ở Việt Nam, nhà bác
học Lê Quý Đôn (1720 – 1784) đã đánh giá: Linh chi là sản vật quý
hiếm của đất rừng Đại Nam, có tác dụng kiện não, bảo gan, cường
tâm, kiện vị, cường phế, giải độc, giúp con người sống lâu hơn.
Trong những năm gần đây, do tính chất đặc biệt, Linh chi đã được
nghiên cứu, nuôi trồng và chế biến, dùng để bồi bổ sức khoẻ và điều trị một số bệnh như: tăng
huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não, chống mỡ máu, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh
6
b/ Phân loại
- Phân theo hình dạng của nấm: Nấm gỗ có rất nhiều loại khác nhau. Song chúng ta có thể
chia nấm gỗ thành 2 nhóm lớn là cổ linh chi và linh chi.
+) Cổ linh chi: Tên khoa học là Ganoderma applanatum (Pers) Past. Cổ linh chi có hàng
chục loài khác nhau. Cổ linh chi là các loài nấm gỗ không cuống (hoặc cuống rất ngắn) có
nhiều tầng (mỗi năm thụ tầng lại phát triển thêm một lớp mới chồng lên). Mũ nấm hình quạt,
màu từ nâu xám đến đen sẫm, mặt trên sù sì thô ráp. Nấm rất cứng (cứng như gỗ lim nên còn
gọi là nấm lim). Chúng sống ký sinh và hoại sinh trên cây gỗ trong nhiều năm (đến khi cây

chết thì nấm cũng chết). Vì vậy các nhà bảo vệ thực vật xếp cổ linh chi vào nhóm các tác nhân
gây hại cây rừng, cần khống chế. Cổ linh chi mọc hoang từ đồng bằng đến miền núi ở khắp nơi
trên thế giới. Trong rừng rậm, độ ẩm cao, cây to thì nấm phát triển mạnh, tán lớn. Ở Việt Nam
đã phát hiện trong rừng sâu Tây Nguyên có những cây nấm cổ linh chi lớn, có cây tán rộng tới
hơn 1 mét
+) Linh chi: Tên khoa học là Ganoderma lucidum, là các loài nấm gỗ mọc hoang ở
những vùng núi cao và lạnh. Nấm có cuống, cuống nấm có màu (mỗi loài có một màu riêng
như nâu, đỏ vàng, đỏ cam). Thụ tầng màu trắng ngà hoặc màu vàng. Mũ nấm có nhiều hình
dạng, phổ biến là hình thận, hình tròn. Mặt trên bóng. Nấm hơi cứng và dai.
Theo sách Bản thảo cương mục (in năm 1595) của Lý Thời Trân, đại danh y Trung Quốc đã
phân loại linh chi theo màu sắc thành 6 loại, mỗi loại có công dụng chữa khác nhau:
* Loại có màu vàng gọi là Hoàng chi hoặc Kim chi.
* Loại có màu xanh gọi là Thanh chi.
* Loại có màu hồng, màu đỏ gọi là Hồng chi hay Ðơn chi hoặc Xích chi.
* Loại có màu trắng gọi là Bạch chi hay Ngọc chi.
* Loại có màu đen gọi là Huyền chi hay Hắc chi.
* Loại có màu tím gọi là Tử chi.
- Phân theo các loại sản phẩm chiết xuất từ nấm linh chi của Công ty TNHH sản xuất và
phân phối THP
 lingzhi- 100% linh chi
Lingzhi chiết xuất từ nấm linh chi tự nhiên giúp tăng cường
sức đề kháng cho cơ thể, tăng tuần hoàn máu giúp da dẻ hồng
hào, hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch. Các
polysaccharicdes có trong nấm linh chi có tác dụng chống
ung thư, chống rối loạn miễn dịch, điều hòa huyết áp.
7
+ Thành phần ganoderic acids giúp giảm nhẹ các dị ứng, đẩy mạnh sự hấp thụ oxy và làm tăng
hoạt động của gan, phòng chống rối loạn chức năng gan như: viêm gan , xơ gan, gan nhiễm
mỡ
+ Tăng cường sức đề kháng, tăng cường tuần hoàn máu giúp da dẻ hồng hào

 Ginsenglingzhi- Linh chi sâm
Ginsenglingzhi là sự kết hợp giữa cao khô linh chi và nhân sâm tự nhiên, giúp tăng cường sức
đề kháng, tăng thính lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể, chống stress, hỗ trợ tốt cho người bị bệnh
tiền đình, tăng thể trạng tinh thần của người ốm tạo cảm giác thèm ăn, giúp người bệnh bình
phục nhanh
Ginsenglingzhi có tác dụng:
+ Tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể
+ Tăng thính lực, tăng trí nhớ
+ Tăng cường sức co bóp của cơ tim
+ Hổ trợ điều trị chứng rối loạn nhịp tim
+ Giãm cholesterol trong máu
+ Kiểm soát và giảm bệnh tiểu đường
+ Ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong máu
 Sâm nhung linh chi - Pacgin-D
Pacgin-D là sản phẩm 4 trong 1 kết hợp giữa cao nhân sâm, cao linh chi, cao nhung hươu
và sữa ong chúa.Pacgin- D có nhiều tác dụng như:
+ Hổ trợ điều trị và bồi bổ sức khỏe nhanh cho người gầy (ốm),
người bệnh sau khi mổ.
+ Hổ trợ tốt cho cơ thể suy nhược, chậm mọc tóc, kém ăn, khó
tiêu, giảm trí nhớ, stress,
+ Giúp cho cơ thể giải độc nhanh, chống da sần ổ đàn ông, nám
da ở phụ nữ, chống dị ứng.
+ Giúp cho người già: tăng trí nhớ, tăng thính lực
+ Giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
+ Hổ trợ điều trị đối với người bị bệnh ung thư: làm chậm phát
triển u xơ.

c/ Tác dụng của nấm linh chi
8
Qua phân tích và đánh giá của Viện Y học cổ truyền Việt Nam, Viện Quân y 103 (Học

viện Quân y), Trung tâm Công nghệ sinh học cũng như các tài liệu nghiên cứu về Linh chi
trong và ngoài nước cho thấy: Nấm linh chi có gần 100 chất có hoạt tính sinh học là proterin,
pollysacchir, triterpen, steroid, alcaloid, axit béo, enzim kháng sinh, các nguyên tố khoáng đặc
biệt có các hoạt chất quí : axit ganoderic, sesium, gecnanium( lớn gấp 20 lần ở nhân sâm).Do
đó, nấm Linh Chi có nhiều tác dụng lớn như sau:
- Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn)
- Bảo can (bảo vệ gan)
- Cường tâm (thêm sức cho tim)
- Kiện vị (củng cố dạ dày và hệ tiêu hoá)
- Cường phế (thêm sức cho phổi, hệ hô hấp)
- Giải độc (giải toả trạng thái nhiễm độc)
- Giải cảm (giải toả trạng thái dị cảm)
- Trường sinh (sống lâu tăng tuổi thọ).
Qua phân tích các hoạt chất về mặt dược tính, dược lý và sử dụng nấm Linh Chi, người
ta thấy Linh Chi có tác dụng rất tốt với các bệnh:
Đối với bệnh về hệ tim mạch: Nấm Linh Chi có tác dụng điều hoà, ổn định huyết áp. Khi
dùng cho người huyết áp cao, nấm Linh Chi không làm tăng mà làm giảm bớt, dùng nhiều thì
huyết áp ổn định.
Đối với những người suy nhược cơ thể, huyết áp thấp thì nấm Linh Chi có tác dụng nâng
huyết áp lên gần mức dễ chịu nhờ cải thiện, chuyển hoá dinh dưỡng.
Đối với bệnh nhiễm mỡ, xơ mạch, dùng nấm Linh Chi có tác dụng giảm cholesterol toàn
phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỷ trọng cao trong máu, làm giảm hệ số sinh bệnh. Nấm Linh
Chi làm giảm xu thế kết bờ của tiểu cầu, giảm nồng độ mỡ trong máu, giảm co tắc mạch, giải
toả cơn đau thắt tim.
Đối với các bệnh về hô hấp, nấm Linh Chi đem lại kết quả tốt, nhất là với những ca điều trị
viêm phế quản dị ứng, hen phế quản tới 80% có tác dụng giảm và làm nhẹ bệnh theo hướng
khỏi hẳn. .
Ngoài ra, Linh Chi còn được dùng để chữa bệnh mất ngủ, lở dạ dày, tê thấp, suyễn, sưng cổ
họng. Người Trung Hoa hiện nay còn dùng Linh Chi để cho da mặt thêm mịn, có lẽ là do các
chất hormone trong loại nấm này. Nhiều y gia Nhật Bản lại dùng Linh Chi trong các loại thuốc

trị rụng tóc. Vì tác dụng bổ khí và làm tăng hệ thống miễn nhiễm của cơ thể, người ta còn dùng
Linh Chi để phụ với các loại thuốc trị ung thư. Bác sĩ Fukumi Morishige, một chuyên gia giải
phẫu tim đang nghiên cứu công dụng của Linh Chi trong việc trị bệnh ung thư tại viện Linus
9
Pauling Institute of Science & Medicine, Hoa Kỳ, cho biết là dùng Linh Chi chung với sinh tố
C liều lượng lớn (megadose) có tác dụng mạnh hơn vì sinh tố C giúp cho việc hấp thụ dược
tính của Linh Chi.
2.1.2 Phát triển thương mại sản phẩm
- Bản chất của phát triển thương mại sản phẩm
Để đánh giá sự phát triển của một nền kinh tế người ta dùng thuật ngữ phát triển kinh tế.
Theo thời gian thuật ngữ này ngày càng đựợc bổ sung và hoàn thiện hơn, có nhiều cách hiểu
về thuật ngữ này.Theo thạc sĩ Phạm Thị Tuệ, “ phát triển kinh tế là một quá trình lớn lên( hay
biến đổi) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm sự tăng
lên về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự thay đổi về cơ cấu kinh tế xã hội”.
2
Hiện nay chưa có quan niệm chính thống về phát triển thương mại, do đó dựa trên quan
điểm trên về phát triển kinh tế có thể hiểu phát triển thương mại là nỗ lực gia tăng hay mở rộng
về quy mô và tốc độ thương mại, thay đổi chất lượng thương mại mại theo hướng tối ưu và
hiệu quả. Thực chất, phát triển thương mại là giải quyết vấn đề mở rộng quy mô và nâng cao
chất lượng thương mại.
- Với quan niệm trên, nội hàm của phát triển thương mại bao gồm:
+ Sự gia tăng về quy mô: Sự gia tăng quy mô nếu xét theo theo góc độ vi mô được hiểu
là sự gia tăng về doanh thu, sản lượng tiêu thụ, số lượng nhà cung ứng. Nếu xét theo góc độ vĩ
mô thì nó lại được hiểu là gia tăng về giá trị thương mại, gia tăng tổng mức lưu chuyển hàng
hóa trên thị trường Qua đố để biết được với những lợi thế sẵn có của doanh nghiệp thì sự gia
tăng như vậy thì đã hợp lý chưa và có những điều chỉnh thích hơp. Tuỳ thuộc vào tình hình
phát triển kinh tế xã hội của nghành mà quy mô thương mại cũng có thể tăng hay giảm.
+ Sự gia tăng về tốc độ: thể hiện thông qua việc sản lượng,doanh thu của năm sau so
với năm trước như thế nào. Nếu tốc độ tăng trưởng dương tức là doanh thu năm sau cao hơn
năm trước và ngược lại, tốc độ tăng trưởng âm nghĩa là doanh thu đang giảm đi. Tuy nhiên, tốc

độ tăng trưởng chỉ là một trong số nhiều chỉ tiêu dùng để đánh giá tình hình hoạt động của một
công ty. Để đánh giá chính xác tình hình của công ty thì nên dùng thêm nhiều chỉ tiêu khác
như tình hình hoạt động chung của nghành, biến đổi của nền kinh tế, chính sách vĩ mô…
+ Phát triển thương mại về mặt chất lượng: thể hiện thông qua cơ cấu mặt hàng, cơ cấu
thị trường tiêu thụ của sản phẩm… Phải đánh giá được chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng gì
tới số lượng tiêu thụ sản phẩm cũng như doanh thu của công ty như thế nào, xác định vị trí của
sản phẩm của công ty trong lòng khách hàng và so với đối thủ cạnh tranh. Phát triển thương
mại về mặt chất lượng còn được thể hiện thông qua cách thức sử dụng các nguồn lực thương
2
Th.s Phạm Thị Tuệ(2005), “Giáo trình kinh tế phát triển”, trường ĐH Thương Mại, nhà xuất bản thống kê, tr14
10
mại để phát triển thương mại sản phẩm. Số lượng và chất lượng nguồn lực được sử dụng trong
thương mại có ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của ngành, của doanh nghiệp
và của cả nền kinh tế.
+ Sự phát triển đạt được tính tối ưu và hiệu quả: Hiệu quả phản ánh quan hệ so sánh
giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Một phương án kinh doanh sẽ
được coi là tối ưu khi nó đạt được hiệu quả cao nhất, tức là chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó là
nhỏ nhất. Suy cho cùng, phát triển được coi là tối ưu và hiệu quả khi nó kết hợp hài hoà giữa
các mục tiêu phát triển kinh tế - công bằng xã hội - bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển
bền vững, nghĩa là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không gây trở ngại
cho việc đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai.
- Phát triển thương mại có thể đi theo các hướng khác nhau:
Phát triển thương mại theo chiều rộng có thể hiểu là gia tăng quy mô của các hoạt động
đó, là dung lượng thị trường, số lượng khách hàng, thị phần chiếm lĩnh trên thị trường, số
lượng hàng hoá. Phát triển thương mại về chiều rộng là những nỗ lực nhằm tăn doang số bán,
tăng số lượng sản phẩm, mở rộng đối tượng khách hàng, chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn.
Phát triển thương mại theo chiều sâu có thể hiểu là chất lượng của phát triển thương
mại. Chiều sâu của phát triển thương mại thể hiện qua 2 tiêu chí đánh giá đó là tốc độ phát
triển và sự chuyển dịch cơ cấu của sản phẩm, từ những sản phẩm thô sang những sản phẩm
tinh, từ những sản phẩm chứa nhiều lao động sang những sản phẩm chứa hàm lượng công

nghệ cao, tốn nhiều chất xám, những sản phẩm đắt tiền, có giá trị lớn. Phát triển thương mại về
chiều sâu là khiến cho tốc độ phát triển nhanh, ổn định hơn, cơ cấu sản phẩm chuyển dịch theo
hướng hợp lý hơn, hiệu quả hơn và hướng tới phát triển bền vững
- Giải quyết vấn đề phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi chúng ta có thể đứng trên
góc độ sau:
+ Phát triển thị trường: thị trường là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng chi phối việc phát
triển thương mại sản phẩm nấm linh chi. Phát triển thị trường nấm linh chi là mở rộng đối
tượng tiêu dùng sản phẩm, tìm kiếm thêm thị trường mới để từ đó gia tăng lượng hàng bán ra,
thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Khi xem xét kỹ thị trường giúp các nhà quản trị ra quyết định
gia tăng quy mô và thay đổi chất lượng sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu và những biến
đổi của thị trường đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà thu nhập của con người ngày
càng tăng, nhu cầu về các sản phẩm chức năng cũng ngày càng tăng cao.
+ Phát triển nguồn hàng: nguồn cung nấm linh chi là một yếu tố quan trọng để phát triển
thương mại các sản phẩm nấm linh chi. Trên thị trường hiện có rất nhiều nguồn cung nấm linh
chi, tuy nhiên không phải nguồn cung nào cũng đảm bảo chất lượng tốt, các doanh nghiệp kinh
11
doanh mặt hàng này phải tìm hiểu kỹ các nguồn cung đảm bảo chất lượng để phát triển và giữ
vững thương hiệu cho riêng mình.
+ Tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại: Nhà nước ta thông qua hệ thống
luật pháp, các chính sách vĩ mô, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại …
đã và đang tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nấm linh chi
trên thị trường nội địa. Hiện nay Nhà nước đã có những văn bản pháp lý cụ thể hơn về kinh
doanh các thực phẩm chức năng như thông tư số 08/2004/TT-BYT ngày 23/8/2004 “Hướng
dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng”…giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh
sản phẩm nấm linh chi có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Để tổ chức quá trình vận
động sản phẩm nấm linh chi từ lĩnh vực sản xuất đến tiêu dùng cần thiết phải có điều kiện về
cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định. Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên
lạc thông suốt là yếu tố quan trọng góp phần cho việc tổ chức lưu thông sản phẩm ngày càng
dễ dàng và nhanh chóng.Bên cạnh đó, hệ thống các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tư vấn pháp lý
ngày càng chuyên nghiệp hơn, thông thoáng hơn giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh sản

phẩm nấm linhchi có thể thực hiện nghiệp vụ của mình nhanh hơn, tiết kiệm được chi phí, thời
gian, ngoài ra doanh nghiệp có thể quản lý tài chính của mình chặt chẽ và hiệu quả hơn. Các
trung tâm thương mại lớn đang nối tiếp nhau ra đời cũng là điều kiện thuận lợi giúp cho các
doanh nghiệp trưng bày, bán hàng và giới thiệu sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.
2.2 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Các tiêu chí và một số chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại
a/ Các tiêu chí phản ánh phát triển thương mại
Xác định các tiêu chí và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu là một trong những nội dung cơ
bản nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm. Để đánh giá hoạt động phát triển thương
mại sản phẩm nấm linh chi có rất nhiều tiêu chí khác nhau.Với bản chất của thương mại đã chỉ
ra ở phần trên có thể phản ánh phát triển thương mại thông qua các tiêu chí sau:
- Không ngừng mở rộng quy mô thương mại.
- Đảm bảo tăng trưởng ổn định và hợp lý.
- Kết hợp hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.
Đây sẽ là những tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động phát triển thương mại nấm linh
chi trên thị trường nội địa theo cả chiều rộng và chiều sâu.
b/ Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động thương mại
Từ các tiêu chí phản ánh phát triển thương mại đã nêu trên có thể xây dựng rất nhiều
các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh phát triển thương mi sản phẩm nấm linh chi . Các chỉ tiêu
đó có thể là chỉ tiêu định tính hay chỉ tiêu định lượng. Tuy nhiên, nếu dựa theo nội hàm của
12
phát triển thương mại có thể xây dựng các chỉ tiêu để đánh gía phát triển thương mại sản phẩm
nấm linh chi như sau:
- Các chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại về mặt quy mô
Để đánh giá sự phát triển thương mại về mặt quy mô ta sử dụng một số chỉ tiêu thể
hiện quy mô như: tổng giá trị thương mại sản phẩm, doanh thu, sản lượng (doanh số) sản
phẩm trên thị trường, tổng mức lưu chuyển hàng hoá…
+) Sản lượng( doanh số) sản phẩm trên thị trường(Q): “Sản lượng là tổng lượng hàng
hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp bán được trên thị trường”
3

. Sản lượng tiêu thụ của sảm phẩm
trên thị trường tăng lên nghĩa là sản phẩm ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường, sản phẩm
đang đi nhanh vào quá trình lưu thông và tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị
trường.
+) Doanh thu: “Doanh thu là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được từ việc bán hàng
hoá và dịch vụ”
4
. Trong kinh tế học doanh thu được tính bằng giá thị trường của hàng hoá (P)
nhân với lượng hàng hoá bán ra (Q).
Công thức:
TR =

=
n
i
QiPi
1
*
Trong đó: TR là tổng doanh thu
Pi là giá bán một đơn vị sản phẩm i trên thị truờng.
Qi là số lượng sản phẩm i bán ra
+ Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng là tỷ lệ phản ánh lượng hàng hoá tăng thêm tại thời
điểm hiện tại so với thời điểm gốc .
Công thức:
Tốc độ tăng trưởng(%) =
Trong đó, Q
0
là sản lượng năm trước
Q
1

là sản lượng thời điểm hiện tại.
- Các chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại về mặt chất lượng
Để đánh giá sự phát triển thương mại về mặt chất lượng ta sử dụng một số chỉ tiêu như:
tốc độ tăng trưởng bình quân, tính ổn định và đều đặn của tốc độ tăng trưởng, sự chuyển dịch
cơ cấu của sản phẩm trong hoạt động thương mại…
3
GS.TS Ngô Đình Giao: kinh tế học vi mô, nhà xuất bản giáo dục, 2008, tr49
4
GS.TS Ngô Đình Giao: kinh tế học vi mô, nhà xuất bản giáo dục ,2008,tr61
13
Qo
QQo 1

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân: Chỉ tiêu này dùng để tính tốc độ tăng trưởng trung bình
cho một giai đoạn.
Công thức:
1
2 3
. .
n
n
T t t t

=
T
: Tốc độ tăng trưởng bình quân.
2 3
. .
n
t t t

: Tốc độ tăng trưởng hàng năm.
+ Độ lệch chuẩn: Là đại lượng đo lường mức độ phân tán của tốc độ tăng trưởng hàng năm
so với tốc độ tăng trưởng trung bình.
Công thức:
2
( )
i
t t
n
δ


=

δ
: Độ lệch chuẩn.

i
t
: Tốc độ tăng trưởng hàng năm (i= 1,n)

t

: Tốc độ tăng trưởng bình quân
n : số năm
Độ lệch chuẩn là chỉ tiêu để đánh giá xem tốc độ tăng trưởng qua các năm có ổn định, có đều
đặn hay không. Độ lệch tiêu chuẩn càng nhỏ thì mức độ phân tán qua các năm càng nhỏ nghĩa
là tốc độ tăng trưởng càng ổn định và đều đặn.
+ Sự chuyển dịch về cơ cấu thể hiện thông qua bốn chỉ tiêu:
Thứ nhất, sự chuyển dịch về cơ cấu sản phẩm, mặt hàng: ở góc độ vĩ mô cơ cấu mặt

hàng phản ánh tỷ trọng của một mặt hàng hay nhóm hàng nào đó trên tổng giá trị thương mại
nội địa. Xét ở góc độ vi mô, cơ cấu sản phẩm phản ánh tỷ trọng về doanh thu của một sản
phẩm so với tổng doanh thu của toàn công ty. Thông qua chỉ tiêu này có thể biết được mức độ
đóng góp của mặt hàng, sản phẩm này vào trong doanh thu toàn công ty, từ đó thấy được tầm
quan trọng của sản phẩm đó trong công ty mà có những quyết định phát triển thương mại mặt
hàng một cách đúng đắn và hợp lý. Công thức:
r(X)=
Trong đó: r(X): Tỷ trọng doanh thu mặt hàng X
DT
x
: Doanh thu mặt hàng X
DT : Tổng doanh thu
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu thị trường phản ánhh tỷ trọng doanh thu bán sản phẩm trên
một thị trường cụ thể so với tổng doanh thu bán sản phẩm đó của doanh nghiệp.Hiện nay, hầu
hết các sản phẩm có xu hướng chuyển dich từ những thị trường cũ di chuyển sang thị trường
14
mới hơn và ngày càng thâm nhập sâu hơn vào thị trường mới và qua đó làm cho sản phẩm
ngày càng đến được tới nhiều người tiêu dùng.
Thứ ba, sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế tham gia vào phân phối sản phẩm:
phản ánh tỷ trọng doanh thu của một thành phần kinh tế tham gia vào phân phối sản phẩm trên
tổng doanh thu bán sản phẩm đó. Hiện nay có xu hướn đa dạng hoá các thành phần kinh tế
tham gia vào phân phối sản phẩm với các thành phần chính như thành phần kinh tế nhà nước,
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài…Mỗi thành phần có vai trò
nhất định trong việc phân phối sản phẩm.
Thứ tư, chuyển dịch về phương thức kinh doanh sản phẩm: phản ánh tỷ trọng doanh thu
bán sản phẩm theo một phương thức kinh doanh nào đó so với tổng doanh thu bán sản phẩm
đó. Hiện nay, xu hướng kinh doanh hiện đại đang ngày càng trở nên phổ biến và chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng doanh thu bán hàng hoá. Việc chuyển dịch cơ cấu phương thức kinh
doanh như hiện nay đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Các chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại theo hiệu quả thương mại: “Hiệu quả thương mại

phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra của quá trình trao đổi hàng
hoá, dịch vụ trên thị trường.
Công thức chung biểu hiện hiệu quả thương mại: H=
C
K
Trong đó, H là hiệu quả
K là kết quả đạt được
C là chi phí sử dụng nguồn lực
Thực chất, hiệu quả thương mại là trình độ sử dụng các nguồn lực thương mại nhằm
đạt tới những mục tiêu đã xác định. Có thể hiểu nguồn lực là các phương tiện còn kết quả
chính là các mục tiêu, cái đích cần đạt tới của hoạt động thương mại”
5
. Hiệu quả thương mại
bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
Hiệu quả kinh tế là một bộ phận quan trọng, cơ bản nhất của hiệu quả thương mại.Trên
tầm vĩ mô, nó phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với các chi phí nguồn
lực tài chính, lao động và các yếu tố vật chất kỹ thuật khác trong quá trình tổ chức trao đổi
hàng hóa cung cấp dịch vụ trên thị trường. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế của thương
mại có thể bao gồm lưu chuyển hàng hóa bán lẻ/ vốn lưu thông, kim ngạch xuất khẩu/ chi phí
xuất khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu/thu nhập quốc dân( độ mở của nền kinh tế), thu nhập
quốc dân sản xuất/ thu nhập quốc dân sử dụng…Trên tầm doanh nghiệp,các chỉ tiêu biểu hiện
hiệu quả kinh doanh bao gồm:
5
Bộ môn kinh tế thương mại trường ĐH Thương mại, bài giảng kinh tế thương mại đại cương ,2006, tr82
15
+ Đóng góp của ngành vào GDP: phản ánh tỷ trọng đóng góp của ngành vào tổng thu nhập
quốc dân. Đó là giá trị doanh thu của ngành so với tổng thu nhập quốc dân. Từ đó có thể đánh
giá được tầm quan trọng của ngành trong nền kinh tế quốc dân.Sự đóng góp này càng lớn càng
chứng tỏ ngành có vai trò càng quan trọng đối với nền kinh tế và ngược lại
+ Lợi nhuận: “Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh trong một thời kỳ

nhất định, nó là chỉ tiêu cơ bản nhất để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận
của hoạt động kinh doanh chính là phần chênh lệch tổng doanh thu và tổng chi phí của hoạt
động kinh doanh trong kỳ”
6
.
Công thức:
Lợi nhuận= Tổng doanh thu - Tổng chi phí
+ Tỷ suất lợi nhuận:
Lợi nhuận là đại lượng tuyệt đối đánh giá hoạt động kinh doanh nhưng nó mới chỉ biểu
hiện một cách đơn giản mối quan hệ so sánh giữa thu và chi. Để đưa ra đánh giá sâu rộng hơn
ta phải sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ( doanh lợi)
“Tỷ suất lợi nhuận là đại lượng tương đối dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh ,nó được xác định thông qua sự so sánh giữa chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ tiêu đặc thù
của hoạt động kinh doanh như doanh thu, vốn và chi phí”.
Công thức:
Tỷ suất lợi nhuận =
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Để tăng tỷ suất
lợi nhuận các doanh nghiệp phải tăng doanh thu, giảm chi phí với điều kiện là tốc độ tăng
doanh thu phải cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận.
+ Hiệu quả sử dụng các nguồn lực:Hiệu quả sử dụng nguồn lực thể hiện thông qua hai chỉ tiêu:
Thứ nhất, hiệu quả sử dụng vốn:Vốn kinh doanh là số tiền ứng trước về các tài sản cần
thiết nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Công thức:
HQ
vốn
=
V
LN
Trong đó, HQ

vốn
là hiệu quả sử dụng vốn
LN là lợi nhuận
V là số vốn bình quân sử dụng trong một kỳ kế toán
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết với mỗi đồng vốn bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
6
PGS.TS Phạm Công Đoàn, kinh tế doanh nghiệp thương mại, ĐH thương mại, nhà xuất bản thống kê,2006
16
- Hiệu quả sử dụng lao động: được đo lường , đánh giá bằng chỉ tiêu năng suất lao động.
Công thức:
W
1
=
M
NV
Trong đó, W
1
là năng suất lao động của một lao động
M là doanh thu thuần đạt được trong kỳ
NV là số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của một lao động. Nó được biểu hiện bằng
doanh thu bình quân của một lao động đạt được trong kỳ.
Hiệu quả sử dụng lao động còn được đo lường và đánh giá bằng chỉ tiêu hiệu quả sử
dụng chi phí tiền lương.
Công thức: HQ
TL
=
QL
M
Hoặc: Tỷ suất tiền lương = *100

Trong đó:QL là tổng quỹ lương trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu cần chi bao nhiêu
đồng tiền lương hay mức doanh thu đạt được trên một đồng chi phí tiền lương. Chỉ tiêu này
càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao.
Hiệu quả xã hội phản ánh kết quả đạt được theo mục tiêu hay chính sách xã hội so với
các chi phí nguồn lực bỏ ra để đạt được mục tiêu đó. Hiệu quả xã hội của thương mại thể hiện
ở tương quan giữa chi phí, nguồn lực bỏ ra nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội về hàng hoá
dịch vụ, đảm bảo chất lượng dịch vụ, đảm bảo chất lượng phục vụ và các giá trị văn hoá, nhân
văn, góp phần nâng cao chất lượng lao động, chất lượng cuộc sống con người, giúp xoá đói
giảm nghèo. Hiệu quả xã hội còn thể hịên thông qua việc gia tăng việc làm thu hút lao động và
hạn chế gia tăng thất nghiệp, qua đó giúp hạn chế gia tăng các tệ nạn xã hội, ổn định cuộc sống
cho người dân.
Hiệu quả môi trường phản ánh các kết quả đạt được so với các nguồn tài nguyên đã sử
dụng. Nói cách khác hiệu quả môi trường chính là trình độ sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên sẵn có. Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý là việc sử dụng nguồn tài
nguyên sao cho có hiệu quả cao nhất mà không để ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên của
thế hệ sau này. Hiệu quả môi trường còn thế hiện thông qua việc bảp vệ môi trường sinh thía,
chống ô nhiễm môi trường.
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi trên thị
trường nội địa
17
Hoạt động thương mại của sản phẩm luôn diễn ra trong một môi trường cụ thể. Do vậy,
phát triển thương mại của sản phẩm nấm linh chi cũng luôn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố.
Trong đó có những nhân tố sau:
a/ Nhóm nhân tố thuộc về thị trường
Thị truờng bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế, tuy nhiên đề tài chỉ
nghiên cứu ảnh hưởng của thị trường trong nước tới phát triển thương mại sản phẩm nấm linh
chi.Các nhân tố thuộc về thị trường trong nước bao gồm: cung, cầu, cơ cấu, đặc điểm của thị
trường tiêu thụ sản phẩm…Đây là các nhân tố có ảnh hưởng lớn tới phát triển thương mại sản
phẩm nấm linh chi trên thị trường nội địa.

- Cầu: là lượng hàng hoá mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác
nhau. Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển thương mại sản phẩm. Khi cầu về
một loại hàng hoá dịch vụ tăng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiêp phải thay đổi mức cung
ứng của mình trên thị trường đồng thời phải có những giải pháp phát triển thương mại sản
phẩm giữ chân khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ của mình. Ngược lại, khi cầu về hàng
hoá dịch vụ giảm sút thì doanh nghiệp cũng phải có những nghiên cứu, tìm hiểu xem tại sao
cầu về hàng hoá giảm sút để có thể có biện pháp khắc phục tình trạng cầu giảm sút. Bên cạnh
đó, đặc điểm về cầu của một loại hàng hoá, sản phẩm như thu nhập, quy mô cầu, đặc điểm,
thói quen tiêu dùng… cũng có ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm đó. Do đó,
doanh nghiệp cũng phải có những chính sách khác nhau để phát triển thương mại sản phẩm
trên từng phân đoạn thị trường khác nhau. Như vây, tuỳ theo xu hướng về cầu hàng hoá, đặc
điểm của từng phân đoạn thị trường doanh nghiệp sẽ có những dự đoán về cầu sản phẩm của
mình trong tương lai để có những chến lược phát triển thương mại thích hợp.
- Cung: là lượng hàng hoá có thể bán ra ở những mức giá khác nhau trong những khoảng thời
gian nhất định. Đặc điểm của nguồn cung có ảnh hưởng lớn đến phát triển thương mại sản
phẩm. Khi lượng cung sản phẩm dồi dào, doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong phát triển
nguồn hàng của mình, tiết kiệm được chi phí, đầu tư vào nghiên cứu cho các vấn đề phát triển
thương mại sản phẩm. Mặt khác, chất lượng nguồn cung cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đếnphát
triển thương mại sản phẩm. Chất lượng nguồn cung tốt nghĩa là doanh nghiệp có thể có những
sản phẩm tốt hơn phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng , từ đó nâng cao doanh số bán hàng và
phát triển thương mại sản phẩm tốt hơn. Ngược lại, nếu lượng cung sản phẩm mà thấp không
đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường hay chất lượng nguồn cung không ổn định sẽ gây khó khăn
cho quá trình tổ chức nguồn hàng của doanh nghiệp, việc phát triển thương mại sản phẩm gặp
nhiều khó khăn.
18
Trên thị trường ngày càng có nhiều chủ thể cung ứng sản phẩm nấm linh chi.Tuy nhiên
sản phẩm nấm linh chi có thể xuất xứ từ hai nguồn sau: sản phẩm tự sản xuất trong nước và
sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài( chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản). Trong
đó, người tiêu dùng vẫn thích dùng các sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài hơn do các sản
phẩm đó có thương hiệu và được người tiêu dùng biết đến từ lâu. Hơn nữa, là một nước nhiệt

đới gió mùa nên nước ta có rất ít nấm linh chi tự nhiên. Nấm linh chi tự nuôi trồng chất lượng
chưa cao. Nguồn nguyên liệu chủ yếu vẫn phải nhập khẩu. Điều này gây không ít khó khăn
cho việc tìm kiếm cả đầu ra và đầu vào cho sản phẩm nấm linh chi.
- Đặc điểm và cơ cấu thị trường : Đặc điểm về thói quen tiêu dùng, dung lượng và thu nhập
bình quân của thị trường tiêu thụ cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển thương mại sản
phẩm. Khi dung lượng hay thu nhập bình quân của thị trường tăng lên cũng làm co cầu về sản
phẩm cũng tăng lên, do đó có tác động tích cực đến phát triển thương mại sản phẩm và ngược
lại. Cơ cấu của thị trường tiêu dùng, hệ thống các quy định, thủ tục pháp lý cũng có ảnh hưởng
lớn đến hoạt động phát triển thương mại sản phẩm.
Hiện nay, mặc dù sau cải cách thu nhập người dân đã tăng nhiều nhưng so với các nước
trên thế giới, Việt Nam vẫn là nước có thu nhập trung bình nên việc tiêu thụ các sản phẩm có
giá cao như nấm linh chi vẫn còn hạn chế rất nhiều. Người dân vẫn chưa có thói quen sử dụng
các sản phẩm chức năng để nâng cao sức đề kháng cho mình. Hơn nữa, giá thành của sản
phẩm nấm linh chi tương đối cao nên không phải ai cũng có thể sử dụng các sản phẩm này.
Những người tiêu dùng sản phẩm này hiện nay cũng chủ yếu là những người có tri thức và đã
tìm hiểu kỹ về sản phẩm này. Mặt khác, quá trình xây dựng pháp luật riêng cho ngành kinh
doanh thực phẩm chức năng còn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý và các
doanh nghiệp thực hiện khi muốn lưu thông hàng hóa này trên thị trường. Các quy định thủ tục
về nhập khẩu nấm linh chi đã đựoc sủa đổi nhưng vẫn còn phức tạp làm mất nhiều thời gian
cho các doanh nghiệp muốn nhập khẩu sản phẩm này.
Chính vì vậy, các nhà kinh doanh sản phẩm nấm linh chi cần phải nghiên cứu và tìm
hiểu kỹ đặc điểm của thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm linh chi để có thể đề ra các giải pháp
phù hợp cho phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi.
b/ Nhóm nhân tố thuộc về năng lực của ngành
Nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất tới phát triển thương mại của một sản phẩm chính là
năng lực của ngành đó. Năng lực của ngành bao gồm một số yếu tố như năng lực tài chính,
công nghệ, nhân lực và các kênh phân phối.
- Năng lực tài chính: Năng lực về tài chính là số vốn mà doanh nghiệp có và huy động được để
phát triển thương mại . Nếu cóg năng lực về tài chính mạnh sẽ đảm bảo cho việc mở rộng và
19

phát triển quy mô sản xuất, việc lưu thông hàng hoá trên thị trường sẽ diễn ra dễ dàng hơn,
cũng có thể dùng nguồn vốn này để đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho công ty…từ đó càng nâng
cao năng lực nghành góp phần gia tăng giá trị thương mại cho nghành và cho toàn xã hội.
Ngược lại, nếu năng lực tài chính kém thì khả năng đầu tư của doanh nghiệp cũng kém, doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn khi muốn mở rộng quy mô sản xuất. Như chúng ta biết nấm linh chi là
sản phẩm có giá thành tương đối cao nên việc kinh doanh mặt hàng này yêu cầu phải có năng
lực tài chính khá lớn mới có thể duy trì được hoạt động kinh doanh.
- Công nghệ: Cùng với sự bùng nổ khoa học kỹ thuật , công nghệ hiện đại ngày càng được áp
dụng nhiều vào trong sản xuất thì công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát
triển thương mại sản phẩm. Khi áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp đạt
được trình độ công nghiệp hoá cao, quy mô tăng lên, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá
thành, chất lương sản phẩm được đồng bộ và được nâng cao lên rất nhiều và đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, công nghệ thông tin phát triển giúp cho doanh nghiệp
có thể tiếp cận thị trường nhanh hơn, nắm bắt nhanh chóng và chính xác những biến động của
thị trường để có những chiến lược đối phó kịp thời với những thay đổi đó. Công nghệ còn ảnh
hưởng gián tiếp đến doanh nghiệp thông qua việc ảnh hưởng đến các ngành khác có liên quan
như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cá dịch vụ ngân hàng…
- Nhân lực: đây là nhân tố hết sức quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Con
người là nhân tố quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp. Con người là nhân tố đề ra, triển
khai và thực hiện tất cả cá kế hoạch cho phát triển thương mại sản phẩm. Nếu doanh nghiệp có
đội ngũ nhân viên giỏi thì sẽ đưa ra được các kế hoạch tốt cho phát triển thương mại sản phẩm,
đưa công ty ngày càng phát triển. Ngược lại, nếu nhân viên mà yếu kém thì hoạt động của
doanh nghiệp cũng bị đình trệ, công ty khó có thể đứng vững trên thị trường. Do đó mà đào tạo
nguồn lực chất lượng cao là công việc mà bất cứ doanh nghiệp nàp cũng phải làm.
- Hệ thống kênh phân phối: Hệ thống kênh phân phối cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp với mạng lưới phân phối rộng khắp sẽ giúp cho
sản phẩm được lưu thông thuận tiện hơn và đến tay người tiêu dùng dễ dàng hơn. Ngược lại,
nếu mạng lưới phân phối yếu kém, quá ít đại lý phân phối sẽ hạn chế khả năng phát triển của
sản phẩm, sản phẩm không được người tiêu dùng biết đến , làm giảm khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.

- Giá cả và chất lượng sản phẩm: đây cũng là hai nhân tố giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh
được với các đối thủ khác của mình. Trong giai đoạn hiện nay, chất lượng sản phẩm được
người tiêu dùng đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp nào có chất lượng sản phẩm tốt mà giá cả hợp
lý, doanh nghiệp đó có long trung thành của khách hàng.Vì thế, các doanh nghiệp nên chú
20
trọng tìm cách cải tiến chất lượng sản phẩm, giảm giá thành cho phù hợp với nhu cầu người
tiêu dùng.
c/ Năng lực của những ngành liên quan
Giữa các ngành trong nền kinh tế luôn luôn có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với
nhau. Đầu ra của nghành kinh doanh mặt hàng này sẽ là yếu tố đầu vào của nghành kinh doanh
mặt hàng khác. Hoặc có mối liên kết chặt chẽ với nhau , sự phát triển của nghành này sẽ kéo
theo hoặc kìm hãm sự phát triển của nghành khác. Nghành kinh doanh nấm linh chi có liên
quan chặt chẽ với các ngành như:
- Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc có tác động lớn tới hoạt động kinh doanh
của ngành. Nếu hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc tốt sẽ là nhân tố tích cực thúc
đẩy phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi.Ngược lại, hệ thống này mà yếu kém sẽ làm
cho việc lưu thông hàng hóa khó khăn và tốn kém. Hiện nay hệ thống giao thông vận tải đã
được cải thiện nhiều hơn giúp cho việc lưu thông sản phẩm nấm linh chi từ địa phương này
đến địa phương khác dễ dàng hơn . Sản phẩm nấm linh chi có thể đến được tay người tiêu
dùng nhanh chóng hơn. Đồng thời cũng tiết kiệm đựoc chi phí cho các khâu trung gian. Tuy
nhiên, hệ thống thống tin liên lạc vẫn còn nhiều trở ngại do trình độ dân trí còn hạn chế nên chỉ
có một bộ phận.
- Ngành sản xuất nấm linh chi cũng tác động nhiều đến phát triển thương mại sản phẩm.
Đây là nguồn cung cấp đầu vào để sản xuất sản phẩm nấm linh chi.Nếu nguồn cung cấp
nguyên liệu dồi dào sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc chế biến sản phẩm, các hoạt động thương
mại cũng từ đó mà diễn ra dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn. Hiện đang có hai nguồn cung cấp
nấm linh chi chủ yếu là nguồn trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Chất lượng nấm linh
chi sẽ quyết định chất lượng sản phấm nấm linh chi của các doanh nghiệp. Nếu chất lượng
nguồn nguyên liệu đầu vào tốt thì chi phí để sản xuất sản phẩm nấm linh chi cũng sẽ được
giảm bớt còn chất lượng sản phẩm nấm linh chi cũng đựơc nâng cao và ngược lại.

d/ Nhân tố luật pháp
Mọi hoạt động đều diễn ra trong môi trường luât pháp và thể chế nhất định. Do đó hoạt
động thương mại cũng chịu sự ảnh hưởng của luật pháp. Đó là những nguyên tắc và luật lệ do
xã hội quy định để điều tiết các hành vi của các thành viên trong xã hội. Nó chi phối hoạt động
thương mại cả trong và ngoài nước. Sự thống nhất , đầy đủ và đồng bộ của hệ thống luật sẽ là
điều kiện thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển. Mặt khác,các quy định phápluật có thể là
hàng rào cản trở các hoạt động thương mại của doanh nghiêp.Các hoạt động thương mại phải
tuân thủ những quy định mà pháp luật đề ra. Tuy nhiên, các hoạt động thương mại cũng có sự
tác động ngược trở lại tới hệ thống luật pháp. Các hoạt động thương mại của nghành không
21
ngừng vận động và phát triển nên hệ thống luật pháp có liên quan cũng phải không ngừng phát
triển và hoàn thiện.
Kinh doanh nấm linh chi là sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người, do đó
việc kinh doanh sản phẩm này được Nhà nước quản lý chặt chẽ, các doanh nghiệp phải đáp
ứng đầy đủ điều kiện về hiểu biết chuyên môn mới có thể tham gia kinh doanh mặt hàng
này.Hoạt động phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi chịu tác động mạnh mẽ của:
- Các quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh thực phẩm chức năng. Các quy
định này sẽ quyết định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng
đồng thời chi phối hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nấm linh chi trên thị
trường. Các doanh nghiệp muốn kinh doanh mặt hàng này phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể
được các quy định mà pháp luật đề ra.
- Các quy định về nhập khẩu hàng hóa( thuế, các thủ tục nhập khẩu…). Doanh nghiệp
kinh doanh phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài sẽ phải đống thuế nhập khấu theo quy
định của pháp luật. Tuỳ từng mặt hàng sẽ có thuế xuất thuế nhập khẩu khác nhau.Theo đó, chi
phí để mua nguyên liệu của doanh nghiệp tăng lên nên giá thành sản phẩm cũng có thể cao hơn
so với giá trị thực của nó. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển thương mại
sản phẩm do cầu về sản phẩm sẽ giảm.
e/ Các chính sách vĩ mô của Nhà nước
Hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước có tác động rất lớn tới hiệu quả hoạt động
thương mại. Nhà nước thông qua hệ thống các chính sách kinh tế, chính sách tài khoá, chính

sách tiền tệ để điều tiết hoạt động thương mại của từng nghành và của toàn bộ nền kinh tế.
- Chính sách thuế nhập khẩu: đây là loại thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài. Với
mỗi loại hàng hoá , mỗi giai đoạn sẽ có mức thuế nhập khẩu khác nhau sao cho có lợi nhất cho
nền kinh tế. Điều này đã làm cho chi phí mua nguyên liệu nhập khẩu của doanh nghiệp tăng
lên do đó mà chi phí sản xuất sản phẩm cũng tăng lên theo.
- Chính sách hỗ trợ vốn: Đây là việc Nhà nước cho các doanh nghiệp vay vốn với mức lãi suất
thấp để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước có thể sản xuất nhiều hơn phục vụ nhu cầu
trong nước. Tuy nhiên, việc cho vay vốn với mức lãi suất ưu đãi có thể gây ra tình trạng một số
doanh nghiệp không thật sự cần số vốn đó nhưng vẫn vay nhằm mục đích kiếm lời káhc gây
tổn thất cho ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, chính sách hỗ trợ vốn chỉ áp dụng cho một số
ngành thật sự cần vốn để sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trong nước so với
các sản phẩm nhập khẩu.
- Chính sách hỗ trợ công nghệ: Công nghệ luôn luôn là yếu tố quan trọng trong sản xuất nhất là
trong giai đoạn CNH,HĐH hiện nay. Công nghệ giúp cho doanh nghiệp có thể sản xuất với
22
năng suất cao hơn, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn đáp ứngnhu cầu ngày
càng cao của nguời tiêu dùng. Tuy nhiên chính sách hỗ trợ công nghệ cần phải được cân nhắc
kỹ trước khi quyết định để tránh nhập vềnhững công nghệ có chi phí lớn mà hiệu quả lại không
cao gây lãng phí.
2.3 Tổng quan khách thể nghiên cứu các công trình năm trước
Phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi là một đề tài tương đối mới. Hiện nay
chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về vấn đề này. Tuy nhiên, cũng có một số đề tài nghiên cứu
về phát triển thương mại sản phẩm trên thị trường Hà Nội và nghiên cứu về sản phẩm của
Công ty TNHH sản xuất và phân phối THP. Cụ thể:
2.3.1 Các đề tài cùng nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm trên thị trường Hà
Nội:
Trong quá trình tìm hiểu, thu thập thống kê các công trình nghiên cứu năm trước tại
trương Đại học Thương Mại thì có rất ít công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển thương
mại sản phẩm trên thị trường Hà Nội như :
- Luận văn của Nguyễn Thị Loan với đề tài “Phát triển thương mại sản phẩm dược của công ty

CP sáng tạo Châu Âu trên thị trường miền Bắc.”
- Luận văn của Trần Thị Thanh với đề tài “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm gạch
men cao cấp PRIME trên thị trường Hà Nội.”
- Luận văn của Nguyễn Thị Huệ với đề tài “Phát triển thương mại các sản phẩm đá và xi măng
đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn Hà Nội”.
- Luận văn của Dương Thùy Dung với đề tài “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép
chế tạo trên địa bàn Hà Nội”.
- Luận văn của Tô Thị Mai với đề tài “Phát triển thương mại mặt hàng rượu vang sản xuất
trong nước trên thị trường Hà Nội”.
- Luận văn của Lại Thị Phương với đề tài “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm máy
tính xách tay trên địa bàn Hà Nội”.
Tuy mỗi đề tài nghiên cứu về một sản phẩm khác nhau nhưng các đề tài trên đều đã
bước đầu làm rõ được các nội dung sau:
+ Hệ thống hóa các lý luận chung liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm như: bản chất
của phát triển thương mại, nội hàm của phát triển thương mại và các nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển thương mại sản phẩm .
+ Phân tích được đặc điểm của thị trường Hà Nội, đặc điểm cầu ở thị trương Hà Nội.
+ Đề ra được các giải pháp phát triển thương mại cho sản phẩm của công ty mình nghiên cứu.
23
2.3.2 Các đề tài cùng nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm của Công ty TNHH
sản xuất và phân phối THP:
Khi tìm hiểu các đề tài trứớc đây em thấy có đề tài cùng nghiên cứu về sản phẩm của
Công ty TNHH sản xuất và phân phối THP :
- Trong luận văn của Mai Thị Anh với đề tài “Phát triển thương mại mặt hàng sữa nhập
khẩu trên thị trường miền bắc”đã làm rõ các lý luận sau:
+ Hệ thống hoá những kiến thức về phát triển thương mại như khái niệm, nội dung, mục
tiêu cũng như bản chất của phát triển thương mại ngành hàng sữa nhập khẩu.
+ Tổng hợp những đặc điểm và nguyên lý cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng sữa
nhập khẩu.
+ Vai trò của phát triển thương mại mặt hàng sữa nhập khẩu

+ Phân tích tổng quan về tình hình tào chính của Công ty TNHH sản xuất và phân phối
THP.
Tất cả các đề tài trên, những đề tài nghiên cứu về phát triển thương mại một sản phẩm
cụ thể trên thị trường Hà Nội thì chỉ làm rõ được những vấn đề lý thuyết về phát triển thương
mại sản phẩm và đặc điểm của thị trường Hà Nội mà chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề
phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi trên thị trường Hà Nội.Vì thế đề tài “phát triển
thương mại sản phẩm nấm linh chi của Công ty TNHH sản xuất và phân phối THP trên thị
trường nội địa ” có được sự mới mẻ về nội dung, tư duy mang tính thực tế, gắn liền với hoạt
động của các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường. Qua điều tra khảo sát và nghiên cứu
dựa trên số liệu của nhiều công ty cùng kinh doanh mặt hàng nấm linh chi để từ đó có cái nhìn
tổng quan về kinh doanh nấm linh chi và đưa ra những đề xuất để phát triển thương mại mang
tính thực tiễn và phù hợp với tình hình hiện tại của nghành.
2.4 Phân định nội dung nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi của
Công ty TNHH sản xuất và phân phối THP trên thị trường nội địa
Nấm linh chi là một loại sản phẩm chức năng bắt đầu phổ biến trên thị trường Hà Nội.
Việc nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi trên thị trường àh Nội đang là
vấn đề cấp thiết bởi 3 lý do. Thứ nhất, việc mở rộng quy mô, tăng doanh thu và nâng cao hiệu
quả kinh doanh sản phẩm nấm linh chi đang là vấn đề cần quan tâm của công ty TNHH
thương mại THP nói riêng và là vấn đề của các công ty kinh doanh mặt hàng này nói chung.
Thứ hai, thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm linh hci còn nhỏ hẹp do các doanh nghiệp chưa khai
thác hết các tiềm năng của tập khách hàng trên thị trường Hà Nội. Thứ ba, vấn đề hàng giả
hàng nhái hàng kém chất lượng đang gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp kinh
doanh nấm linh chi trên thị trường Hà Nội trong quá trình khẳng định thương hiệu của mình.
24
Chính vì vậy, đề tài: “ Phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi của Công ty TNHH
sản xuất và phân phối THP trên thị trường nội địa”là thực sự cần thiết trong thời điểm hiện
nay. Đề tài mong muốn sẽ mang lại giải pháp phát triển thương mại hữu hiệu cho các doanh
nghiệp kinh doanh nấm linh chi, giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường nội
địa và góp phần phát triển kinh tế.
Đề tài được kết cấu thành 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về phát triển thương mại nấm linh chi trên thị trường nội địa.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương mại nấm linh chi.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng phát triển thương mại sản
phẩm nấm linh chi trên thị trường nội địa.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất phát triển thương mại nấm linh chi trên thị trường nội địa.
Tuy nhiên, phát triển thương mại là một khái niệm có phạm vi nghiên cứu tương đối
rộng nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ một số vấn đề:
-Về mặt lý thuyết:
+ Đề tài sẽ đi làm rõ bản chất của phát triển thương mại, phân tích rõ nội hàm của phát triển
thương mại và xây dựng một số chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại sản phẩm. Tuy nhiên,
đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phát triển thương mại theo chiều rộng, tức là chỉ nghiên cứu
dựa trên một số chỉ tiêu về quy mô, doanh số bán ra của các sản phẩm
+ Có rất nhiều sản phẩm nấm linh chi, tuy nhiên đề tài chỉ nghiên cứu về phát triển thương mại
3 sản phẩm nấm linh chi là: Linhzhi, Ginsenglinhzhi và sâm nhung linh chi (pacgin-D)
- Về mặt thực tiễn:
+ Nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại ngành kinh doanh sản phấm nấm linh chi nói
chung, thực trạng phát triển thương mại ở Công ty TNHH sản xuất và phân phối THP nói
riêng.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi trên thị
trường Hà Nội bao gồm nhu cầu của thị trường Hà Nội, các văn bản pháp luậtquan rlý kinh
doanh thực phẩm chức năng, chính sách hỗ trợ vốn và công nghệ, năng lực của cơ sở cung ứng
nấm linh chi…
+ Để làm rõ thực trạng phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi của Công ty TNHH sản
xuất và phân phối THP tôi sử dụng phương pháp điều tra khảo sát một số doanh nghiệp trên
địa bàn Hà Nội. Cụ thể:
 Đối tượng điều tra : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ba sản phẩm chiết xuất từ nấm
linh chi của Công ty TNHH sản xuất và phân phối THP. Đó là Ginsenglingzhi, pacgin-D và
lingzhi. Đề tài sẽ đi nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại ba sản phẩm này của Công ty
25

×