Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình khai thác Bảo hiểm Trách nhiệm Nghề nghiệp của Kiến trúc sư và Tư vấn xây dựng tại Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA Chi nhánh Hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.57 KB, 100 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, xây dựng luôn được coi là ngành
then chốt đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, góp phần tạo ra
bộ mặt văn minh cho Xã hội. Cùng với đà tăng trưởng và phát triển nhanh
như hiện nay, hàng loạt các công trình đang và sẽ tiếp tục xây dựng với giá trị
sử dụng cũng như giá trị ngày càng lớn, và tính thẩm mỹ ngày càng được cải
thiện rõ rệt. Đi cùng với những tiện ích sử dụng, các công trình xây dựng còn
tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra rủi ro tổn thất, đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ
và tài sản của con người. Những rủi ro ấy có thể xuất phát từ nhiều khâu: Lỗi
của người sử dụng, lỗi do quá trình thi công Trong đó cũng có thể là do lỗi
của quá trình thiết kế và kiểm soát công trình thi công. Trong trường hợp này
các Kiến trúc sư (KTS) và Tư vấn xây dựng (TVXD) là người phải chịu trách
nhiệm đối với các sản phẩm mà mình thiết kế, tư vấn. Mức trách nhiệm này
phụ thuộc vào thiệt hại phát sinh và mức độ lỗi của bản thân họ, và họ có
trách nhiệm phải đền bù cho phần thiệt hại đó. Hơn nữa những tài sản này có
giá trị rất lớn, và nhiều khi các Kiến trúc sư và tư vấn xây dựng này không đủ
khả năng tài chính để đền bù những thiệt hại đó. Để ổn định về mặt tài chính
cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho các cá nhân hành nghề thiết kế và tư
vấn, ở một số nước đã tiến hành triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm Trách nhiệm
cho Kiến trúc sư và Tư vấn xây dựng.
Ở Việt Nam cũng mới triển khai loại hình Bảo hiểm này và bắt đầu đưa
vào thị trường cuối năm 2001, không chỉ đáp ứng nhu cầu của Kiến trúc sư va
Tư vấn xây dựng mà còn góp phần hoàn thiện thị trường xây dựng Việt Nam,
đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay. Đối với một nghiệp vụ, giai đoạn đầu
tất nhiên khâu khai thác là khâu đóng vai trò quan trọng đối với toàn bộ quá
trình triển khai nghiệp vụ. Qua hơn 5 năm triển khai, kết quả khai thác nghiệp
vụ này đã có những chuyển biến tích cực đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng của thị trường.
Vì vậy nhận thức được tầm quan trọng của công tác khai thác, cùng với
mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về loại hình còn mới mẻ cả về lý luận và
thực tiễn này, sau một thời gian thực tập tại phòng Kinh doanh 3 của Công ty


Cổ phần Bảo hiểm AAA - Chi nhánh Hà nội, em đã lựa chọn đề tài: “Tình
hình khai thác Bảo hiểm Trách nhiệm Nghề nghiệp của Kiến trúc sư và
Tư vấn xây dựng tại Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA - Chi nhánh Hà
nội” để nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài này, mục đích của em là đào sâu hơn
về lý thuyết đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khai
thác Bảo hiểm Trách nhiệm Nghề Nghiệp cho Kiến trúc sư và Tư ván xây
dựng tại Công ty.
Chuyên đề này ngoài phần mở phần và kết luận, có kết cấu gồm ba
chương:
Chương I: Lý luận chung về Bảo hiểm Trách nhiệm Nghề nghiệp của
Kiến trúc sư và Tư vấn xây dựng.
Chương II: Tình hình khai thác Bảo hiểm Trách nhiệm Nghề nghiệp
của Kiến trúc sư và Tư vấn xây dựng tại Công ty.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khai thác Bảo
hiểm Trách nhiệm Nghề nghiệp của Kiến trúc sư và Tư vấn xây dựng tại
Công ty.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô giáo - Thạc sỹ Tô
Thiên Hương đã động viên, tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập
tốt nghiệp. Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn các anh, chị cán bộ tại Công ty
Cổ phần Bảo hiểm AAA - Chi nhánh Hà nội đặc biệt là các anh, chị thuộc
phòng Kinh doanh 3 đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian qua.
Do được thực hiện trong điều kiện còn hạn chế về kiến thức lý luận, kinh
nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự
góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn để chuyên đề thực tập của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày 20/04/2008
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Ngoãn
CHƯƠNG I:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ
NGHIỆP CỦA KIẾN TRÚC SƯ (KTS) VÀ TƯ VẤN XÂY
DỰNG (TVXD)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BHTNNN KTS VÀ TVXD
1. Sự cần thiết của BHTNNN KTS và TVXD
Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng phải chịu trách nhiệm của mình
trước pháp luật về từng hành vi ứng sử của mình. Nhìn chung khi một người
gây ra thiệt hại cho người khác do lỗi bất cẩn của mình thì phải chịu trách
nhiệm đối với những thiệt hại mà do lỗi của mình gây ra. Bất cẩn được hiểu là
việc thiếu cẩn thận khi một người làm một việc gì đó hoặc bỏ qua không làm
việc đó. Bất cẩn có thể phát sinh trách nhiệm dân sự trong hợp đồng (ví dụ:
trong hợp đồng lao động phát sinh trách nhiệm dân sự giữa chủ sử dụng lao
động và người lao động) hay phát sinh ngoài hợp đồng (thiệt hại đối với bên
thứ ba). Nhưng cho dù phát sinh trách nhiệm ngoài hợp đồng hay trong hợp
đồng thì các trách nhiệm pháp lý phát sinh đều dẫn đến thiệt hại về tài chính
một cách trực tiếp hay gián tiếp đến các cá nhân hay doanh nghiệp. Tuỳ theo
mức độ lỗi và thiệt hại thực tế của bên thứ ba mà trách nhiệm phát sinh là rất
lớn hoặc không đáng kể. Trong trường hợp phát sinh trách nhiệm là rất lớn,
nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính của cá nhân hay doanh nghiệp. Do
đó các cá nhân hay doanh nghiệp cần phải tham gia Bảo hiểm trách nhiệm, để
khi trách nhiệm pháp lý phát sinh, họ sẽ được công ty Bảo hiểm bồi thường
về những thiệt hại thuộc trách nhiệm của họ cho người bị thiệt hại.
Vì vậy Bảo hiểm trách nhiệm (BHTN) là một trong những loại hình bảo
hiểm quan trọng trong đời sống cũng như trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mỗi chúng ta. BHTN ra đời giúp các cá nhân và doanh nghiệp ổn
định cuộc sống, ổn định sản xuất kinh doanh khi không may phát sinh trách
nhiệm pháp lý thuộc về lỗi của mình.
BHTN có rất nhiều loại như: BHTN dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba, BHTN pháp lý của người vận chuyển trong ngành hàng không
dân dụng, BHTN dân sự của chủ doanh nghiệp, BHTN công cộng, BHTN sản

phẩm Mỗi loại hình BHTN có đối tượng bảo hiểm khác nhau. BHTN nghề
nghiệp là loại hình bảo hiểm cho những trách nhiệm phát sinh từ những hoạt
động chuyên môn, ví dụ như: Kiến trúc sư và tư vấn xây dựng, bác sĩ, nha sĩ,
kế toán, luật sư, giám định viên hoặc môi giới bảo hiểm Họ đều có nhiệm vụ
thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của mình theo đúng chuyên môn của
mình, đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
những nhiệm vụ đó có thể vì nhiều lý do khác nhau mà gây ra thiệt hại cho
người khác. Ví dụ: Một người làm công tác khảo sát địa chất đưa ra tư vấn sai
cho một công ty đang chuẩn bị xây dựng trụ sở chính, dẫn đến việc khi trụ sở
đi vào hoạt động gây ra những thiệt hại về tài chính và con người cho công ty
đó. Một nhà tư vấn chứng khoán tư vấn sai cho khách hàng, dẫn đến việc
khách hàng mua nhầm cổ phiếu vô giá trị. Một nhà hoá học có thể trộn nhầm
dược phẩm, dẫn đến việc ảnh hưởng đến sức khoẻ của rất nhiều người khi sử
dụng dược phẩm này. Một luật sư có thể đưa ra tư vấn sai dẫn đến tổn thất về
tài chính. Một bác sĩ có thể phẫu thuật nhầm dễn đến các tác hại về người và
tài sản cho gia đình bệnh nhân đó Khi có khiếu kiện xảy ra, tuỳ thuộc vào
mức độ lỗi của họ mà họ phải bồi thường thiệt hại cho phía nạn nhân. Đó
không chỉ là những khoản tiền bỏ ra để bồi thường cho bên thiệt hại mà cả
những chi phí tố tụng, khiếu kiện, bào chữa cho vụ kiện Khi nền kinh tế
ngày càng phát triển thì những chi phí này có thể là rất lớn. Một giải pháp để
cho những người hoạt động chuyên môn tránh được những chi phí này là mua
BHTN nghề nghiệp. Vì đây là những hoạt động có tính chuyên môn cao, có
độ phức tạp hơn các ngành nghề khác và các thiệt hại mà họ gây ra với mức
độ khôn lường.
Kiến trúc sư (KTS) và tư vấn xây dựng (TVXD) cũng là những người
hoạt động chuyên môn và họ cũng phải chịu trách nhiệm trước những thiệt hại
pháp lý mà họ gây ra khi họ thực hiện công việc chuyên môn của mình. Thiết
kế toà nhà sai, giám định khảo sát: đánh dấu (đóng mốc) sai đất, ước tính số
lượng xi măng ở dưới mức cần thiết, công trình không đáp ứng đúng chức
năng yêu cầu dẫn đến tranh chấp trong hợp đồng công trình xây dựng. Cầu bị

sập do thiết kế sai hoặc ăn bớt vật liệu, giám sát không chặt chẽ dẫn đến việc
thi công không đúng theo quy định, hệ thống chống đỡ không đủ khả năng
chống đỡ cho con đường cao tốc thì kiến trúc sư kết cấu có thể phải chịu trách
nhiệm. Kỹ sư thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy đã không kiểm tra hệ
thống vòi phun nước chống cháy tự động trong một phòng của căn hộ chung
cư, nhà thầu xây dựng đã đặt đường ống giả và một số nơi hệ thống chống
cháy không kết nối với đường ống dẫn nước Tất cả những người làm công
tác chuyên môn thiết kế, tư vấn, giám sát phải chịu trách nhiệm đối với
những tổn thất mà mình gây ra.
Ví dụ
Khi một toà nhà cao tầng bị lún nứt và lỗi của kỹ sư thiết kế gây ra do
tính toán chưa đúng đắn thì anh ta phải chịu những chi phí phát sinh thêm để
tu sửa và ổn định toà nhà.
Hơn thế nữa vật liệu XD và kỹ thuật XD luôn luôn biến đổi. Khi họ sử
dụng những vật liệu mới nhất định nào đó, họ phải chịu trách nhiệm trước chủ
đầu tư về việc sử dụng vật liệu này là phù hợp với mục đích của dự án đã
định. Do mong muốn có được sản phẩm tiện lợi và hiện đại, việc áp dụng cái
mới có thể chưa được thử nghiệm cẩn thận sẽ làm tăng mức rủi ro trong hợp
đồng của các KTS và TVXD.
Tất cả những thiệt hại thuộc trách nhiệm chuyên môn của KTS và TVXD
thường là những trách nhiệm rất lớn và gây ảnh hưởng nhiều đến tài chính
cũng như cuộc sống của những người làm việc ở lĩnh vực chuyên môn này.
Và trước đây do trình độ và sự hiểu biết còn hạn chế nên các nạn nhân bỏ qua
việc khiếu kiện nhưng trong thời gian qua có một số vụ kiện thành công dẫn
đến ngày nay xảy ra nhiều tranh chấp hơn. Thực tế chỉ ra rằng các KTS &
TVXD này gặp rất nhiều khó khăn hơn các ngành nghề khác, khó khăn hơn
mọi nơi trên thế giới. Số lượng các vụ khiếu kiện TNNN trong lĩnh vực này
trên thế giới ngày càng phát triển. Những tình huống trên đều có thể giải
quyết một cách thấu đáo khi KTS & TVXD tham gia bảo hiểm TNNN cho
KTS & TVXD và tất cả những thiệt hại (thuộc trách nhiệm bảo hiểm) phát

sinh đều được công ty bảo hiểm chi trả.
Vì vậy, BHTNNN KTS & TVXD là một nhu cầu tất yếu khách quan,
góp phần ổn định tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp, thúc đẩy ngành bảo
hiểm nói riêng và nền kinh tế nói chung ngày càng phát triển.
2. Tác dụng của BHTNNN KTS & TVXD
BHTNNN KTS & TVXD có một số tác dụng riêng gắn liền với đặc điểm
chuyên môn của ngành nghề này, ngoài những tác dụng chung của bảo hiểm
như là: Đảm bảo ổn định đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh cho
người được bảo hiểm, góp phần mang lại sự an toàn, giảm thiểu rủi ro trong
xã hội, tăng thu ngân sách cho Nhà nước, là “lá chắn kinh tế” cho các cá nhân
và doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển Đó là:
Trước hết: Hạn chế được trách nhiệm đối với công việc mà họ phải gánh
chịu. Hoạt động của KTS & TVXD phục vụ cho các chủ đầu tư khi họ đầu tư
các công trình xây dựng hay các dự án công nghiệp. Đó là những tài sản rất
lớn, vì thế tổn thất xảy ra mà KTS & TVXD phải gánh chịu có thể là rất lớn,
khả năng tài chính của họ không thể đáp ứng được. Khi xã hội ngày càng phát
triển thì yêu cầu hoàn thiện công việc ngày một được nâng cao, và các rủi ro
chuyên môn mới bổ sung vào các rủi ro truyền thống. Các KTS & TVXD
luôn luôn đưa ra các giải pháp mà chủ đầu tư yêu cầu và đương nhiên phải là
các giải pháp tối ưu nhất. Và điều này chỉ thực hiện được khi họ thực sự là
người có chuyên môn, bám sát vào thực tế. Hơn nữa do mong muốn có được
sản phẩm tiện lợi và hiện đại, việc áp dụng cái mới sẽ làm tăng mức độ rủi ro
trong hoạt động chuyên môn của mình. Như vậy nếu anh ta là một người có
chuyên môn cao, nhưng yêu cầu đối với một công việc cụ thể thì anh ta không
thể nắm bắt được, thì anh ta phải thuê chuyên gia cho mình nhằm thực hiện
những yêu cầu cụ thể đối với công việc đó. Ví dụ: Khi một khu trung cư
chuẩn bị xây dựng, thì các căn hộ phải được thiết kế hệ thống đường điện phải
được thiết kế, các kế hoạch lắp đặt, các kế hoạch chi tiết phải được lập, kế
hoạch mua sắm các thiết bị cũng phải được chuẩn bị Có rất nhiều công việc
liên quan đến một dự án lớn có thể được thực hiện bởi rất nhiều nhà thầu.

Thông thường sẽ có nhiều văn phòng kỹ sư tham gia vào việc lập kế hoạch
cho một dự án. Vì có nhiều nhà thầu hay văn phòng kỹ sư hợp tác với nhau
nên những rủi ro đó là sự thiếu hụt hoặc sự chồng chéo trong việc lập kế
hoạch sẽ ảnh hưởng đến việc vận hành của toàn bộ công việc Tất cả những
điều đó đã ảnh hưởng tới tốc độ của công việc, và điều đó chắc chắn sẽ gây áp
lực lớn tới các KTS & TVXD. Vì thế khi tham gia Bảo hiểm thì KTS &
TVXD đã chuyển giao một phần trách nhiệm của mình cho nhà bảo hiểm,
giảm bớt sức ép từ công việc và vì thế yên tâm hơn khi thực hiện công việc,
tập chung vào chuyên môn nhiều hơn.
Khi các KTS & TVXD không tham gia bảo hiểm, khi không may có tổn
thất xảy ra và một trường hợp đặt ra là các KTS & TVXD không có khả năng
chi trả cho người cho người bị nạn. Điều đó cũng có nghĩa là quyền lợi của
bên khiếu kiện vẫn có thể không được giải quyết một cách nhanh chóng và
đầy đủ. Vì thế tham gia bảo hiểm sẽ giảm bớt được sự căng thẳng trong mối
quan hệ giữa các bên, vì nhà bảo hiểm thay mặt các KTS & TVXD chi trả
những tổn thất cho bên phía nạn nhân.
Hệ thống pháp luật ngày càng chặt chẽ đòi hỏi nâng cao kiến thức
chuyên môn và nghĩa vụ phải thận trọng, mở rộng trách nhiệm của KTS &
TVXD dựa trên cơ sở lỗi, đôi khi làm cho loại hình bảo hiểm này trở nên bắt
buộc đối các KTS & TVXD. Vì thế phải thừa nhận rằng cũng sẽ là yêu cầu
của các nhà đầu tư đối với KTS & TVXD, và đó là yếu tố làm tăng tính cạnh
tranh giữa các KTS & TVXD với nhau. Vì các chủ đầu tư sẽ lựa chọn KTS &
TVXD nào đã tham gia loại hình bảo hiểm này rồi. Hơn thế nữa vấn đề cạnh
tranh cũng có tác động làm tăng vai trò của BHTNNN KTS & TVXD vì các
KTS & TVXD được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm loại này sẽ có ưu thế hơn
trong mắt của các nhà thầu và các nhà đầu tư.
Cùng với bảo hiểm xây dựng lắp đặt, BHTNNN cho KTS & TVXD còn
góp phần làm cho hoạt động xây dựng ngày càng phát triển và mang tính ổn
định hơn. Những sản phẩm bảo hiểm này đảm bảo cho các công trình được
thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả, không bị gián đoạn vì lý do thiếu hụt tài

chính khi xảy ra rủi ro dẫn đến khiếu kiện giữa các bên.
Bảo hiểm TNNN KTS & TVXD ra đời cũng góp phần làm cho thị
trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và hoàn thiện hơn.
Ở Việt Nam theo thông tư số 76/2003/TT- BTC ngày 04/08/2003 hướng
dẫn về bảo hiểm trong đầu tư và xây dựng, có quy định: “Bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư & xây dựng, thực hiện việc mua bảo hiểm
bắt buộc đối với các cá nhân và tổ chức khi tham gia hoạt động tư vấn đầu tư &
xây dựng & hoạt động thi công xây lắp công trình, không phân biệt nguồn vốn
đầu tư”. Thực tế chỉ ra rằng, các KTS & TVXD ngày càng gặp rất nhiều khó
khăn ở tất cả mọi nơi trên thế giới không riêng gì Việt Nam, số lượng các vụ
kiện trên thế giới ngày một gia tăng lên. Tất cả đều khẳng định rằng sự cần thiết
của bảo hiểm TNNN KTS & TVXD, đặc biệt là trong thời kỳ như hiện nay, khi
ngành công nghiệp xây dựng & đầu tư cơ bản đang phát triển mạnh mẽ.
Tại Việt Nam hàng loạt các văn bản Pháp luật đã ra đời phục vụ cho việc
triển khai loại hình bảo hiểm này. Đó là quy chế quản lý đầu tư & xây dựng
(ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của
Chính phủ). Cho đến nay các văn bản pháp quy quản lý trong xây dựng & đầu
tư đã được sửa đổi, bổ sung thành Nghị định của Chính phủ số 07/2003/NĐ-
CP ngày 30/01/2003 với thông tư số 76/2003/TT- BTC ngày 04/08/2003
hướng dẫn thi hành về bảo hiểm trong đầu tư & xây dựng:
Trích điều 55 của quy chế quản lý đầu tư & xây dựng
“1. Khi tiến hành đầu tư và xây dựng, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công
trình tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam”.
“2. Các tổ chức tư vấn và nhà thầu xây lắp phải mua bảo hiểm cho vật tư,
thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, bảo hiểm tai nạn đối với người lao động,
bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba, bảo hiểm sản phẩm khảo
sát, thiết kế trong quá trình thực hiện dự án. Phí bảo hiểm được tính vào chi
phí sản xuất của dự án đó”.
Trích điều 1 của Nghị định số 07/2003 của Chính phủ
“ Các tổ chức tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm. Phí bảo hiểm được

tính vào giá sản phẩm tư vấn dự án. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp tư vấn là một điều kiện pháp lý trong hoạt động tư vấn đầu tư & xây
dựng”.
Trích thông tư số 76/2003 của Bộ Tài chính
“ Khi tiến hành công tác đầu tư và xây dựng thuộc các dự án đầu tư, các tổ
chức và cá nhân có liên quan (kể cả các tổ chức, các cá nhân nước ngoài tham
gia hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng, hoạt động thi công xây lắp công
trình tại Việt Nam) thực hiện mua bảo hiểm theo quy định tại Thông tư này để
ứng phó với thiệt hại phát sinh do những rủi ro bất ngờ không thể lường trước
được hoặc do lỗi, thiếu sót, sự bất cẩn của các tổ chức và cá nhân trong quá
trình đầu tư xây dựng”.
“ Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn và xây dựng: Bên mua
bảo hiểm là các tổ chức hoặc cá nhân tư vấn đầu tư và xây dựng”.
“ Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư và xây dựng: Phí
bảo hiểm được tính vào giá thành sản phẩm tư vấn”.
Nhận thấy tiềm năng của thị trường của loại hình bảo hiểm TNNN KTS
& TVXD, Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA đã tiến hành triển khai nghiệp vụ
bảo hiểm này. Ban đầu công ty đã căn cứ vào các mẫu đơn BHTNNN KTS &
TVXD của Bảo Việt để triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này, sau này sửa đổi và
bổ sung thành mẫu riêng cho công ty mình.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BHTNNN KTS & TVXD
• Một số khái niệm cơ bản
Kiến trúc sư
Kiến trúc sư (KTS): Có thể được coi là một người có chuyên môn trong
việc lập kế hoạch, thiết kế công trình xây dựng hoặc những công việc khác
đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong việc tổ chức sắp xếp xây dựng theo
hợp đồng, trong giám sát công việc và quản lý theo hợp đồng cho tới khi hoàn
thành.
Tại hầu hết các nước bất cứ ai sử dụng chức danh “KTS” đều phải đăng
ký và việc sử dụng bất kỳ một cái tên hay chức danh nào bao gồm từ “KTS”

mà không được đăng ký sẽ là vi phạm pháp luật. Đối với Việt Nam, bộ xây
dựng đã ban hành quyết định số 23/200/QĐ-BXD về việc ban hành quy chế
cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình cho các KTS này.
Tư vấn xây dựng
Tư vấn xây dựng (TVXD): Được dùng để chỉ những người mà hoạt động
của họ có liên quan chặt chẽ với lĩnh vực xây dựng, chẳng hạn kỹ sư kết cấu,
kỹ sư hệ thống điện, sưởi, điều hoà, vệ sinh, chữa cháy và chuyên gia về cách
ly và cách âm.
Cũng có những TVXD thiết kế dự án công nghiệp, nghĩa là họ không chỉ
lập dự án xây dựng cho một nhà máy mà còn thực hiện những việc liên quan
đến trang bị và tổ chức của nhà máy như: Lập kế hoạch cơ bản để lắp đặt hệ
thống máy móc, tổ chức quy trình làm việc, tư vấn có liên quan đến hệ thống
máy móc cần thiết và hoạt động của nó và tư vấn các vấn đề về bố trí hoặc
việc sử dụng vật tư một cách thích hợp. Tuy nhiên, những hoạt động này dựa
trên một quy mô lớn chứ không dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật, những cái
thường có trong lĩnh vực xây dựng mà thông thường người thiết kế tin cậy.
Tư vấn xây dựng có thể có vị trí giống như KTS nhưng thường chuyên
về dịch vụ và chi tiết kỹ thuật. Ví dụ: Kỹ sư dân dụng thường quan tâm đến
việc thiết kế và xây dựng đường, cầu cống, kênh, đào, đường sắt
Thiết kế
Thiết kế là sự phác hoạ hệ thống về số đo trong cấu trúc công trình, chính
xác hơn là tất cả những chỉ dẫn của KTS hoặc TVXD cần thiết cho việc xây
dựng công trình, nghĩa là biến ý tưởng thiết kế thành:
• Bản vẽ / đồ án (sơ đồ bố trí, bản vẽ cách vận hành, sơ đồ chi tiết của tất
cả các loại).
• Mô tả rõ ràng loại và số lượng các hạng mục công việc xây dựng để
trúng thầu (bỏ thầu, các loại hợp đồng, đặc tính kỹ thuật).
• Những chỉ dẫn riêng trên công trình về các hạng mục có thể được mô tả
không phải bản vẽ, cũng không phải trong các chi tiết kỹ thuật hoặc vẫn chưa
được chỉ ra ở đó.

Hình thức chỉ dẫn tuỳ thuộc vào yêu cầu, không có các quy định cố định
đặt ra cho tài liệu chỉ dẫn.
Việc thiết kế có thể được chia thành:
a, Xác định cơ sở
• Chỉ ra vấn đề
• Tham khảo các khuyến nghị đối với toàn bộ công việc cần thiết
• Trình bày tiêu chí quyết định cho việc lựa chọn của các chuyên gia
tham gia vào công tác thiết kế
b, Chuẩn bị lập dự án (chuẩn bị dự án và lập dự án)
• Phân tích cơ sở, phối hợp các mục tiêu, chuẩn bị cho công tác lập kế
hoạch.
• Lập bản vẽ phác thảo về tất cả những phần thiết yếu của dự án, bao
gồm tổng dự toán công trình và báo cáo thuyết minh.
• Thảo luận sơ bộ với các cấp chính quyền và các chuyên gia khác tham
gia lập kế hoạch xem xét xem việc xây dựng có được cấp phép hay không.
c, Kế hoạch thiết kế
• Lập bản vẽ cuối cùng cho dự án thật rõ ràng sao cho sau đó không có gì
quan trọng phải thay đổi.
• Tổng hợp công việc của các chuyên gia khác tham gia lập kế hoạch,
thảo luận về việc cấp giấy phép kinh doanh với các cấp chính quyền.
d, Bản vẽ thi công
• Hoàn thiện các thiết kế với đầy đủ các kích cỡ và tất cả các chi tiết
cũng như chỉ dẫn theo yêu cầu cho việc thực hiện dự án.
• Lập bản vẽ thiết kế và chi tiết có sự lý giải của yêu cầu
e, Chuẩn bị và hoàn thành hợp đồng
• Tính toán và biên soạn số lượng làm cơ sở cho việc chuẩn bị các chi
tiết kỹ thuật, xem xét tất cả những đóng góp của các chuyên gia khác tham gia
vào công tác lập kế hoạch.
• Soạn thảo các chi tiết kỹ thuật cùng với các háo đơn số lượng theo
những bộ phận khác nhau.

• Phối kết hợp các chi tiết kỹ thuật của các chuyên gia khác tham gia vào
công tác lập kế hoạch.
f, Hỗ trợ trong ký hợp đồng
• Chuẩn bị tài liệu hợp đồng cho tất cả các bộ phận
• Đạt được yêu cầu
• Xác định và đánh giá yêu cầu
• Phối hợp và khái quá hoá công việc của các chuyên gia tham gia ký kết
hợp đồng.
• Đàm phán với những người bỏ thầu
• Hỗ trợ ký kết hợp đồng
Giám sát
Giám sát thi công công trình liên quan đến các chi tiết thiết kế, có nghĩa là:
• Giám sát thi công công trình: Xem xét xem có tuân theo giấy phép hoặc
phê chuẩn xây dựng và thực hiện bản vẽ thi công, các chi tiết kỹ thuật có tuân
thủ theo tiêu chuẩn kỹ thuật được công nhận, các quy định tương ứng hay
không?
• Phối hợp công việc của các chuyên gia khác tham gia giám sát công
trình.
• Kiểm soát và sửa chữa các chi tiết của những điểm có sẵn
• Chuẩn bị và giám sát kế hoạch làm việc
• Kiểm tra số lượng cùng với các đơn vị thi công
• Chấp nhận việc thi công công trình với sự hỗ trợ từ phía các chuyên gia
tham gia lập kế hoạch và giám sát công trình, kể cả các quyết định về sự
xuống cấp.
• Xem xét các hoá đơn
• Xác định các chi phí
• Đăng ký để có được sự chấp nhận của chính quyền và hỗ trợ trong các
thủ tục tương ứng.
• Hoàn thiện công trình bao gồm: Biên soạn và chuyển giao các tài liệu
theo yêu cầu, ví dụ: Các chỉ dẫn hoạt động, các tài liệu thử nghiệm.

• Liệt kê theo danh sách về các giai đoạn bảo hành
• Giám sát việc tháo dỡ bỏ các thiếu sót được xác định trong khi công
nhận công trình xây dựng.
• Kiểm soát chi phí
1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
1.1. Đối tượng bảo hiểm
1.1.1. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm rất trừu tượng vì đó là phần trách nhiệm hay nghĩa
vụ bồi thường các thiệt hại mà người gây ra thiệt hại đó phải chi trả. Hơn nữa
trách nhiệm đó không thể xác định ngay được kể cả trong trường hợp tổn thất
đã xảy ra rồi. Thông thường trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có đủ ba điều
kiện sau:
- Có thiệt hại thực tế của người thứ ba
- Có hành vi trái pháp luật của các cá nhân hay tổ chức
- Có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của cá nhân hay
tổ chức với thiệt hại của bên thứ ba.
Đối tượng của BHTNN KTS & TVXD là trách nhiệm pháp lý đối với
những tổn thất hay bất kỳ khiếu nại nào được lập để chống lại người được bảo
hiểm trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, phát sinh từ những lỗi,
sai sót, sự bất cẩn của người được bảo hiểm và nhân viên của người được bảo
hiểm trong khi thực hiện công việc chuyên môn của mình.
1.1.2. Đối tượng tham gia bảo hiểm
Là các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc, tư vấn,
thiết kế, giám sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu
khả thi
BHTNNN KTS & TVXD được thiết kế cho những người thực hiện công
việc lập kế hoạch, tư vấn, thiết kế, giám sát trong lĩnh vực xây dựng. Vì vậy
các KTS & TVXD chính là đối tượng chính tham gia loại hình bảo hiểm này.
Ngoài ra các KSTV thuộc các lĩnh vực khác mà công việc của họ có liên quan
mật thiết đến ngành xây dựng, ví dụ như: Chuyên gia thống kê, kỹ sư điện, kỹ

sư lắp đặt hệ thống sưởi, điều hoà, thiết bị vệ sinh, chuyên gia cách âm
Ở Việt Nam BHTNNN KTS & TVXD áp dụng bắt buộc đối với các dự
án đầu tư bằng các nguồn vốn sau đây:
• Vốn ngân sách nhà nước
• Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh
• Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
• Vốn phát triển của doanh nghiệp nhà nước
• Các dự án có nguồn vốn đầu tư nước ngoài (trong trường hợp bảo hiểm
theo dự án).
• Các dự án liên doanh với nước ngoài
• Các dự án 100% vốn nước ngoài
1.2. Phạm vi Bảo hiểm
1.2.1. Phạm vi Bảo hiểm
Công ty đưa ra phạm vi bảo hiểm cho các KTS & TVXD dễ dàng cho
việc lựa chọn việc tham gia bảo hiểm hơn. Tuỳ theo vào từng công việc cụ thể
mà công ty đưa ra phạm vi bảo hiểm cho phù hợp. Phạm vi công việc chuyên
môn được quy định trong giấy đăng ký kinh doanh của người được bảo hiểm
là:
• Tư vấn đầu tư xây dựng
• Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình
(không bao gồm các dịch vụ thiết kế công trình).
• Khảo sát, điều tra lập phục vụ công tác lập kế hoạch xây dựng vùng,
quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
(không bao gồm các dịch vụ thiết kế công trình).
• Đo đạc bản đồ địa hình, địa chính phục vụ quy hoạch phát triển đô thị,
phát triển vùng, quản lý đất đai, địa giới hành chính.
• Tư vấn lập hồ sơ thầu và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.
• Khảo sát địa hình, địa chất công trình, môi trường sinh thái và đánh giá
tác động môi trường các dự án đầu tư xây dựng.
• Thiết kế kiến trúc, kết cấu, điện, nước và lập tổng dự toán các công

trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, khu đô thị, khu công nghiệp.
• Giám sát thi công xây dựng công trình.
• Thẩm tra dự án, thẩm tra thiết kế và tổng dự toán công trình.
• Thí nghiệm đánh giá chất lượng công trình.
• Thiết kế các hệ thống cấp nhiệt, khí nén, thông gió và điều hoà không khí.
1.2.2. Các điểm loại trừ
Được trích trong Quy tắc BHTNNN KTS & TVXD ban hành kèm theo
quyết định số: 60/05/QĐ-TGĐ ngày 21/06/2005.
Đơn bảo hiểm này không bảo hiểm bất kỳ khiếu nại nào phát sinh từ:
1. Về những tổn thất mà NĐBh đã mua hoặc có thể bảo hiểm theo hợp
đồng bảo hiểm lắp đặt, xây dựng hoặc bảo hành, thậm chí có thể thuộc điều
khoản phụ của hợp đồng đó.
2. Về những tổn thất, sự cố mà dự kiến được khả năng xảy ra rủi ro cao,
do việc thực hiện một phương pháp thủ công đặc biệt hoặc vật liệu đặt biệt
nhằm mục đích hạ thấp chi phí hoặc đẩy nhanh tiến độ thi công.
3. Về những tổn thất xảy ra do áp dụng (sử dụng hoặc lựa chọn) những
phương pháp tính toán hoặc hoạch định mà chưa được thử nghiệm đầy đủ về
khả năng sử dụng dự kiến theo các quy tắc khoa học và công nghệ đã được
công nhận (rủi ro thiết kế hoặc thử nghiệm).
4. Về những tổn thất gây bởi hoặc phát sinh từ việc không tuân theo hoặc
không thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng.
5. Phát sinh do trách nhiệm của người khác mà NĐBH chấp nhận bằng
thoả thuận dưới hình thức hợp đồng, bất kể bằng miệng hoặc bằng văn bản,
trừ khi những trách nhiệm như vậy có thể quy cho người được bảo hiểm dù
không có thoả thuận như vậy.
6. Phát sinh do việc thực hiện công việc của một cá nhân, tổ chức, đối tác
hoặc liên doanh mà trong đó NĐBH là một đối tác, người quản lý, thành viên
hoặc nhân viên nhưng không được nêu trong Giấy chứng nhận bảo hiểm/Phụ
lục hợp đồng là NĐBH trừ khi đã được sửa đổi bổ sung đặt biệt bằng điều
khoản bổ sung.

7. Phát sinh từ việc hoạch định, chế tạo hoặc sản xuất hoặc cung cấp sản
phẩm hoặc lắp đặt hay từ những hư hỏng hay những hư hỏng bên trong những
sản phẩm mà NĐBH chế tạo toàn bộ hoặc từng bộ phận hoặc chế tạo bởi:
a) Một công ty mà NĐBH quản lý hoặc nắm quyền kiểm soát đáng kể
b) Một công ty có liên quan về mặt tài chính với NĐBH (ví dụ công ty
mẹ, liên doanh );
c) Một công ty mà nhân viên của họ có liên quan đến hoạt động của
NĐBH.
8. Về những thương tật thân thể, thiệt hại về tài sản, ốm đau bệnh tật hoặc
tử vong xảy ra đối với bất kỳ nhân viên nào của NĐBH, hoặc bất kỳ nghĩa vụ
nào mà NĐBH hoặc bất kỳ người vận chuyển nào với tư cách là nhà bảo hiểm
của người đó phải chịu trách nhiệm theo các Luật về bồi thường cho người
lao động, trợ cấp thất nghiệp, bồi thường trách nhiệm chủ sử dụng lao động,
trợ cấp suy giảm khả năng lao động hoặc bất kỳ luật tương tự nào khác.
9. Phát sinh từ việc đưa ra yêu cầu hay không duy trì bất kỳ hình thức bảo
hiểm nào, bất kỳ hình thức bảo lãnh hay trái khoán nào dù là liên quan đến
NĐBH hay bất kỳ người nào khác.
10.Phát sinh từ việc vi phạm bất kỳ thương hiệu, giấy phép hoặc quyền sở
hữu trí tuệ.
11.Phát sinh từ việc sở hữu, thuê, cho thuê, điều hành, duy trì, sử dụng
hoặc sửa chữa bất kỳ động sản hoặc tài sản cá nhân nào, bao gồm cả việc làm
hư hỏng tài sản do NĐBH sở hữu, chiếm dụng, thuê, cho thuê.
12. Phát sinh từ việc sở hữu, bảo dưỡng, vận hành hoặc sử dụng bất kỳ
phương tiện đường thuỷ, ôtô, môtô, máy bay hoặc phương tiện cơ giới nào
giới nào bao gồm cả việc bốc dỡ hàng thay mặt hoặc theo lệnh của NĐBH.
13. Phát sinh từ việc không hoàn thành các bản thiết kế, chi tiết kỹ thuật
hoặc danh mục chi tiết kỹ thuật đúng thời gian hoặc không thực hiện theo
đúng bản vẽ thi công đúng hạn, không tuân theo thời gian quy định cho việc
hoàn thanh một phần hoặc toàn bộ công việc.
14. Phát sinh từ việc đưa ra các cam kết hoặc đảm bảo rõ ràng, từ việc ước

tính dự toán công trình hoặc chi phí ước tính vượt quá, từ việc ước tính lợi
nhuận hoặc thu hồi vốn không thực hiện được, phát sinh từ thiệt hại do thanh
lý và các khoản tiền phạt.
15.Phát sinh từ việc hạch toán không đầy đủ hoặc không giám sát tốt công
tác kế toán hoặc từ các hoạt động và tư vấn về tài chính.
16.Vu khống hoặc phỉ báng
17.Về những tổn thất về tài chính hoặc tiền tệ thuần tuý
18.Phát sinh từ, có thể quy cho hoặc gây nên bởi bất kỳ hành vi lừa đảo,
hành vi tội phạm hoặc cố tình gây hại hoặc sơ suất của NĐBH hoặc của
những người tiền nhiệm trong hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp
đó hoặc của bất kỳ người nào khác được NĐBH hoặc những người tiền nhiệm
thuê vào bất kỳ lúc nào trong hoạt động kinh doanh hoặc bất kỳ người quản lý
hay nhân viên nào của bất kỳ nhà thầu phụ hay đại lý của NĐBH.
19.Phát sinh từ việc mất, hư hỏng hoặc tiêu huỷ tài liệu do NĐBH hay
người tiền nhiệm của NĐBH trong hoạt động kinh doanh sở hữu hoặc được
uỷ thác.
20.Phát sinh từ việc sản xuất, bán hoặc cung cấp sản phẩm và/ tiến hành
công việc (ví dụ lắp đặt, xây dựng, lắp ráp, thay thế, sửa chữa, phục vụ, xử lý)
dù cho những hoạt động này có thể do NĐBH thực hiện liên quan đên hoạt
động chuyên môn của mình.
21.Về những thiệt hại có tính chất hậu quả, phát sinh từ những thiệt hại và/
khuyết tật trong các công trình do bên thứ ba thực hiện dưới sự giám sát của
NĐBH.
22.Về thương tật, ốm đau, bệnh tật, tử vong, thiệt hại hoặc huỷ hoại trực
tiếp hoặc gián tiếp gây nên bởi, có thể cho hoặc phát sinh từ:
a) Phóng xạ ion hoặc nhiễm xạ từ bất kỳ nhiên liệu hạt nhân hoặc từ chất
thải hạt nhân phát sinh từ việc đốt chất nhiện liệu hạt nhân; hoặc
b) Các thuộc tính phóng xạ, độc hại, nổ hoặc các thuộc tính nguy hiểm
khác của bất kỳ thiết bị nổ hạt nhân hoặc các thành phần hạt nhân của thiết bị
đó.

23. Đối với những tổn thất phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp hay bắt nguồn
từ hoặc do hậu quả của hoặc có liên quan amiăng với hoặc bất kỳ nguyên vật
liệu nào có chứa chất amiăng dưới bất kỳ hình thức nào hoặc với số lượng
nào.
24. Về những thiệt hại gây nên bởi sự rò rỉ, ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn của
không khí, đất hoặc nước hoặc phát sinh từ sự tác động của điều kiện khí
quyển, nhiệt độ, khói, bụi, bồ hóng, khí, mùi vị, tiếng ồn hoặc sự chấn động
Tuy nhiên, loại trừ này không áp dụng nếu như tác động gây hại này là
do sự kiện bất ngờ chứ không phải do người được bảo hiểm vô tình hay cố ý
gây ra. Về những chi phí thu gom, tiêu huỷ hoặc dọn sạch các chất rò rỉ, ô
nhiễm hoặc nhiễm bẩn, trừ khi sự rò rỉ, ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn đó gây nên
bởi một tình huống bất ngờ không cố ý hoặc không dự tính trước.
25. Có liên quan hoặc phát sinh từ một sự việc, một tình huống hoặc sự
kiện phát sinh trước ngày hồi tố và hoặc đã được thông báo cho bất kỳ doanh
nghiệp bảo hiểm nào trước khi hợp đồng bảo hiểm này có hiệu lực.
26. Về những tổn thất hoặc thiệt hại gây nên bởi hoặc thông qua hay do
hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của bất kỳ tình huống nào dưới đây:
a) Chiến tranh, xâm lược, hành động của kẻ thù nước ngoài, hành động
thù định hoặc các hoạt động khác tương tự như chiến tranh (dù có tuyên chiến
hay không) và hoặc nội chiến.
b) Hành động không tuân lệnh, nổi loạn (bạo loạn) dân sự với quy mô có
thể phát triển lên thành khởi nghĩa của quần chúng, bính biến, đảo chính, cách
mạng, cướp chính quyền, lật đổ, tiếm quyền.
c) Hành động “khủng bố” do một hoặc nhiều người hành động thay mặt
hoặc có liên quan đến bất kỳ tổ chức nào
“Khủng bố”có nghĩa là sử dụng vũ lực vào các mục đích chính trị, bao
gồm cả việc sử dụng vũ lực vì mục đích gây nên sự hoảng loạn trong quần
chúng hoặc một bộ phận quần chúng.
Trong bất kỳ hành động, vụ kiện hoặc xét xử khi doanh nghiệp bảo
hiểm dựa vào các quy định của điểm loại trừ này để loại trừ trách nhiệm đối

với tổn thất hoặc thiệt hại thì NĐBH chịu trách nhiệm chứng minh tổn thất
hoặc thiệt hại đó thuộc phạm vi bảo hiểm.
27. Bắt nguồn từ tất cả các trách nhiệm dân sự hoặc các luật tương tự
28. Bắt nguồn từ các khiếu nại về tài sản do người được bảo hiểm trông
nom, cai quản hoặc kiêm soát.
29. Do bất khả kháng (ví dụ nhưng không chỉ có động đất0
30.Về chi phí thiết kế lại hoặc sửa bản vẽ, kế hoạch, chi tiết kỹ thuật hoặc
danh mục chi tiết kỹ thuật.
1.2.3. Điều khoản mở rộng
Được trích trong Quy tắc BHTNNN KTS & TVXD ban hành kèm theo
quyết định số: 60/05/QĐ-TGĐ ngày 21/06/2005.
Hợp đồng bảo hiểm có thể được mở rộng theo những điều khoản có thể
lựa chọn dưới đây với điều kiện nộp thêm phí bảo hiểm theo thoả thuận:
Phỉ báng và vu khống
Hợp đồng bảo hiểm được mở rộng để bồi thường (bất kể loại trừ tại điểm
4 Điều 16) cho những khiếu nại chống lại NĐBH trong thời hạn bảo hiểm quy
định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Phụ lục hợp đồng do vu khống
hoặc phỉ báng bằng lời nói hoặc văn bản do:
- Người được bảo hiểm
- Người tiền nhiệm trong kinh doanh của cùng một công ty
- Bất kỳ người nào làm thuê cho người được bảo hiểm hoặc người tiền
nhiệm của người được bảo hiểm trong công ty thực thi chức trách nhiệm vụ
của họ với tư cách là Kiến trúc sư, kỹ sư , thiết kế, tư vấn kỹ thuật và hoặc
giám đốc thi công.
Về các phương tiện khác phải tuân theo các điều kiện điều khoản và các
giới hạn của quy tắc này.
Tính không trung thực của nhân viên
(thay thế loại trừ quy định tại điểm 18 Điều 4 Quy tắc này).
18. Phát sinh từ, có thể quy cho hoặc gây nên bởi bất kỳ hành vi lừa đảo,
hành vi tội phạm hoặc cố tình gây hại sơ suất của NĐBH hoặc của những

người tiền nhiệm trong hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp đó hoặc
bất kỳ người quản lý hay nhân viên nào của bất kỳ nhà thầu phụ hay đại lý
của NĐBH
Mất tài liệu
(Thay thế loại trừ quy định tại điểm 19 Điều 4 Quy tắc này)
19. Phát sinh việc làm mất, hư hỏng hoặc tiêu huỷ tài tài liệu do NĐBH
hay người tiền nhiệm của NĐBH trong hoạt động kinh doanh sở hữu hoặc
được uỷ thác.
1.2.4. Các điều khoản bổ sung
 Điều khoản loại trừ rủi ro khủng bố
Cho dù có bất kỳ điều khoản nào trái ngược với đơn bảo hiểm này hoặc
với bất kỳ sửa đổi bổ sung kèm theo đơn bảo hiểm này, các bên thoả thuận là
đơn bảo hiểm này loại trừ tổn thất, thiệt hại, chi phí, phí tổn do bất kỳ nguyên
nhân nào trực tiếp hay gián tiếp gây ra bởi, bắt nguồn từ hoặc liên quan đến
bất kỳ hành động khủng bố nào bất kể hành động đó có do nguyên nhân hoặc
sự kiện xảy ra đồng thời hoặc tiếp nối với tổn thất đó.
Thuật ngữ “hành động kủng bố” dùng trong điểm loại trừ này có nghĩa là
một hành động, cho dù có liên quan đến bạo lực hoặc sử dụng vũ lực hay
không, hay một sự đe doạ, một sự chuẩn bị cho những hành động đó của bất
kỳ một người hay một nhóm người nào, cho dù hành động một mình hay thay
mặt có liên quan đến bất kỳ một tổ chức hay một chính phủ nào mà:
- Được chuẩn bị hoặc thực hiện:
• Đe doạ hoặc gây ảnh hưởng cho một chính phủ hợp pháp hoặc
đang tồn tại hoặc công chúng hoặc một bộ phận công chúng.
• Hoặc phá huỷ bất kỳ một thành phần khu vực kinh tế nào
- Xuất phát từ tính chất và mức độ của nó, được thực hiện có liên quan
đến các nguyên nhân và mục đích chính trị, xã hội, tôn giáo tư tưởng hoặc
tương tự.
Điều khoản này cũng loại trừ tổn thất, hư hại, chi phí, phí tổn của bất kỳ
nguyên nhân nào trực tiếp hay gián tiếp gây ra bởi, bắt nguồn từ hoặc có liên

quan đến bất kỳ hành động được thực hiện kiểm soát, ngăn chặn, đàn áp hoặc
bất kỳ biện pháp nào có liên quan đến bất kỳ hành động khủng bố nào.
Nếu người được bảo hiểm viện dẫn là vì lý do của loại trừ này mà mọi
tổn thất, hư hại, chi phí hoặc phí tổn không được bảo hiểm, thì việc chứng
minh những tổn thất, hư hại, chi phí hoặc phí tổn đó không phải gây ra do
điểm loại trừ này sẽ thuộc trách nhiệm của người được bảo hiểm.
Trong trường hợp các bên phát hiện ra bất kỳ mục nào của điều khoản
này không có hiệu lực hoặc không thể thực hiện được, những phần còn lại sẽ
tiếp tục giữ nguyên đầy đủ hiệu lực.
 Thoả thuận loại trừ bảo hiểm tổn thất đối với dữ liệu, phần mên và các
chương trình máy tính
Khái niệm “thiệt hại tài sản” trong thoả thuận này được hiểu là thiệt hại
đối với phần vật chất của tài sản.
Thiệt hại đối với phần vật chất của tài sản sẽ không bao gồm thiệt hại đối
với các dữ liệu hay phần mền, không bao gồm bất kỳ sự thay đổi bất lợi nào
về dữ liệu, phần mền hoặc các chương trình máy tính do việc xoá, làm hỏng
hoặc làm biến dạng các cấu trúc ban đầu của dữ liệu, phần mền, chương trình
máy tính đó gây ra.
Vì vậy những tổn thất dưới đây bị loại trừ khồng được bảo hiểm theo
thoả thuận này:
- Tổn thất hay thiệt hại đối với dữ liệu hoặc phần mền, đặc biệt là bất
kỳ sự thay đổi bất lợi nào về dữ liệu, phần mền hoặc các chương trình máy
tính do việc xoá, làm hỏng hoặc biến dạng các cấu trúc ban đầu của dữ liệu,
phần mền, chương trình máy tính đó gây ra, và mọi tổn thất gián đoạn kinh
doanh có nguyên nhân từ tổn thất trên. Tuy nhiên, Bảo hiểm AAA sẽ bồi
thường cho các tổn thất hoặc thiệt hại đối với dữ liệu, phần mền, chương trình
là hậu quả trực tiếp từ một thiết bị vật chất được bảo hiếm xảy ra đối với phần
vật chất của tài sản.
- Tổn thất hoặc thiệt hại phát sinh từ việc mất hoặc suy giảm khả năng
sử dụng, truy cập các dữ liệu, phần mền hoặc các chương trình máy tính và

mọi tổn thất gián đoạn kinh doanh có nguyên nhân từ tổn thất kể trên.
2. Phí bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm
2.1. Phí bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm (Giới hạn bồi thường): Bao gồm giới hạn bồi thường
cho mỗi khiếu nại và giới hạn bồi thường tổng cộng cho toàn bộ thời hạn bảo
hiểm.
Phí bảo hiểm là số tiền mà người tham gia bảo hiểm đóng cho nhà bảo
hiểm để đổi lấy sự bảo đảm trước rủi ro chuyển sang cho nhà bảo hiểm.
Khoản phí này sẽ hình thành nên một quỹ bảo hiểm chung, quỹ này được
dùng để bồi thường khi có khiếu nại phát sinh phải bồi thường.
Về mặt kết cấu, phí BHTNNN KTS & TVXD được xác định theo công
thức:
P = f + d
Trong đó:
P: Phí bảo hiểm toàn phần
f: Phí thuần
d: Phụ phí
Phí thuần là khoản phí phải thu cho phép nhà bảo hiểm đảm bảo cho việc
chi trả bồi thường cho các tổn thất được bảo hiểm có thể xảy ra.
Phụ phí là khoản phí cần thiết để cho nhà bảo hiểm đảm bảo cho những
khoản chi trong hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm như: Chi hoa hồng, chi quản lý
hành chính, chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi thuế nhà nước
Công thức tính Phí bảo hiểm của AAA được tính như sau: Tỷ lệ phí (%)
nhân với tổng doanh thu về phí dịch vụ theo dự án hoặc theo năm tuỳ theo
hình thức thu xếp bảo hiểm theo dự hoặc theo năm. Tỷ lệ phí phụ thuộc vào
loại công việc chuyên môn của người được bảo hiểm, từng loại dự án cụ thể,
giới hạn bồi thường và mức khấu trừ do khách hàng lựa chọn, số lượng nhân
viên và cán bộ kỹ thuật thực hiện dự án
Trong thực tế, khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm để đơn giản người ta
thường xác định phí cơ bản và các trường hợp điều chỉnh tăng, giảm phí cơ

bản.
2.1.1. BHTNNN KTS & TVXD theo dự án
a. Phí bảo hiểm cơ bản
Phí bảo hiểm cơ bản được quy định cho từng loại sản phẩm BHTNNN
KTS & TVXD theo dự án và theo năm. Mỗi sản phẩm có nhiều căn cứ khác
nhau để tính phí như: Doanh thu, số lượng nhân viên của NĐBH , ngoài ra
phí bảo hiểm cơ bản còn phụ thuộc vào loại công trình. Dưới đây chỉ trình
bày các tỷ lệ, mức phí bảo hiểm đang được triển khai ở thị trường bảo hiểm
Việt Nam.

×