Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà” pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.19 KB, 51 trang )

Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt,
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết hoạt động sản xuất kinh doanh
phải có hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao thì doanh nghiệp
càng có điều kiện rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị, ứng dụng
tiến bộ
khoa học kỹ thuật và nâng cao đời sống cho người lao động, thực hiện tốt
nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác nhau đều tự tìm cho mình giải
pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp
mình. Cùng với xu thế phát triển của xã hội, của nền kinh tế, việc quan tâm tới chi
phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm là vấn đề
được đặt lên hàng đầu.
Để có thể vươn lên trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp cần phải tính toán để
đảm bảo giảm được chi phí tới mức thấp nhất và hạ giá thành sản phẩm, từ đó tạo
cho doanh nghiệp lợi nhuận tối đa. Muốn được như vậy mỗi doanh nghiệp đều phải
có những bộ phận kế toán để hạch toán riêng cho phù hợp nhất v
ới từng doanh
nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động.
Nhận thức được vấn đề trên, sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Xây
lắp và Đầu tư Sông Đà được sự giúp đỡ tận tình các anh chi trong phòng tài chính-
kế toán của Công ty, cùng sự hướng dẫn tần tình của thầy giáo TS Nguyễn Văn
Trong em đã chọn đề tài “ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây d
ựng tại Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà” làm luận vặn
tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của em gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản


phẩm xây dựng trong doanh nghiệp xây dựng.
Chương II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây dựng tại Công ty cổ ph
ần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà.
Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá
thành sản phẩm xây dựng tại Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
2

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY DỰNG TRONG DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG
I. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng.
1. Khái niệm và bản chất.
Xây dựng cơ bản (XDCB) là ngành sản xuất vật chất độc lập mang tính công
nghiệp nhằm tạo cơ sở vật chất cho ngành kinh tế quốc dân, cũng như toàn xã hội.
Sau những nă
m thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý ngành XDCB đã có nhiều đổi
mới và ngày cang phát triển.
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng là quá trình kết hợp
giữa các yếu tố tài sản cố định, tài sản lưu động và lao động của con người được
thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩ
m nhằm thu được lợi nhuận. Gắn liền với quá trình kinh doanh là phát sinh của
chi phí do phải tiêu hao các loại nguyên vật liệu, hao mòn tài sản cố định, lương phải
trả cho lao động, các khoản chi phí bằng tiền... Những chi phí kinh doanh này là
những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra nhằm tạo ra sản phẩm xây dựng trong một kỳ
nhất định.

2. Đặc điểm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng.
Sản phẩm xây dựng là hạng mụ
c công trình, công trình xây dựng, vật kiến trúc
có quy mô lớn kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian kéo dài và phân tán
... Do vậy, trước khi tiến hành xây dựng, sản phẩm dự định đều phải qua các khâu
khảo sát, thiết kế, lập dự toán.Trong suốt quá trình xây dựng phải lấy giá trị dự toán
làm căn cứ pháp lý.
Sản phẩm xây dựng cố định tại nơi sản xuất và xây dựng trên nhiều vùng lãnh
thổ, còn các đi
ều kiện sản xuất như máy móc, lao động vật tư ... đều phải chuyển
theo địa điểm của công trình xây dựng. Đặc điểm này đòi hỏi công tác sản xuất có
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
3
tính lưu động cao và không ổn định, đồng thời gây nhiều khó khăn cho việc quản lý,
chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm.
Thời gian sử dụng sản phẩm xây dựng thường lâu dài nên đòi hỏi chất lượng
xây dựng công trình phải đảm bảo, theo đúng thiết kế dự toán được duyệt nhằm bàn
giao sản phẩm xây dựng đúng thời hạn và được thanh toán.
3. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dự
ng.
Căn cứ vào các công đoạn của quá trình kinh doanh, có thể chia chi phí kinh
doanh của doanh nghiệp thành các nhóm chi phí sau:
- Chi phí sản xuất trực tiếp: Chi phí sản xuất trực tiếp là toàn bộ những chi phí
mà doanh ghiệp phải bỏ ra để trực tiếp tạo ra các loại sản phẩm. Xét về cơ cấu, chi
phia sản xuất được cấu thành bởi các khoản mục chi phí.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị của nguyên, v
ật
liệu chính và vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm thực hiện
trong kỳ sản xuất kinh doanh.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán
cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thự hiện cung ứng dịch vụ như:
tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấ
p, tiền bảo hiểm xẫ hội,...
+Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phục vụ trực tiếp trong quá trình
chế tạo sản phẩm, thực hiện cung ứng dịch vụ như chi phí nhân viên phân xưởng, chi
phí vật liệu, công cụ , dụng cụ sản xuất, khấu hao TSCĐ...
- Chi phí bán hàng: Là những chi phí phát sinh trong công đoạn tiêu thụ sản
phẩm hàng hoá và cung ứng dịch vụ.
- Chi phí quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh:
Bao gồm chi phí quản lý
kinh doanh, chi phí quản lý hành chính tổ chức. Đây là những khoản chi phí gián
tiếp. Về cơ bản, chi phí gián tiếp không quan hệ trực tiếp tới việc sản xuất sản phẩm.
Hay cách khác, sự tăng giảm của qui mô và khối lượng sản xuất không ảnh hưởng
trực tiếp tới sự tăng giảm của chi phí gián tiếp. Thậm chí, nhiều khoản chii phí vẫn
phát sinh ngay cả khi doanh nghiệp tạm dừ
ng sản xuất. Do tính chất như vậy, nên
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
4
trong giá trị sản phẩm dở dang, thành phẩm, lao vụ chưa tiêu thụ không chứa đựng
chi phí gián tiếp.
Đặc điểm nổi bật của chi phí sản xuất là sự tăng giảm của chúng có liên quan
tới sự tăng giảm của qui mô và khối lượng kinh doanh. Vì vậy để tăng khối lượng
sản phẩm, và hạ thấp chi phí, tăng lợi nhuận đòi hỏi của doanh nghiệp không ngừng
nâng cao năng su
ất lao động thông qua việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cải
thiện các điều kiện lao động, đổi mới hình thức trả lương; tích cực tìm kiếm các loại
vật liệu thay thế mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
II. Giá thành sản phẩm xây dựng trong doanh nghiệp xây dựng.

1. Khái niệm và bản chất.
Giá thành sản phẩm xây dựng được cấu thành bởi: chi phí nguyên vật li
ệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá thành sản phẩm xây
dựng là toàn bộ chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xây dựng.
Trong phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể phân biệt giá thành sản xuất
sản phẩm và giá thành tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Giá thành sản xuất là toàn bộ chi của doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc
sản xuất sản phẩ
m.
+ Giá thành tiêu thụ sản phẩm hay còn gọi là giá thành toàn bộ giá thành sản
xuất cộng với chi phí tiêu thụ và chi phí quản lý.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tài chính rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì:
+ Giá thành chỉ là chỉ tiêu tài chính cơ bản để phân tích và đánh gía hiệu quả
kinh tế của doanh nghiệp
+ Giá thành là công cụ kinh tế quan trọng để kiểm soát tình hình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
+ Giá thành là xuất phát điểm để xây dựng giá cả.Trên thị tr
ường mỗi sản phẩm
muốn thực hiện được giá trị bắt buộc phải có giá cả rõ ràng. Do vậy, cần phải xác
định giá thành mới xác định được giá cả.
2. Phân loại giá thành sản phẩm xây dựng.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
5
Trong sản xuất xây dựng cần phân biệt các loại giá thành sau: Giá thành dự
toán, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế.
+ Giá thành dự toán: Là giá thành được xây dựng trên cơ sở khối lượng công
tác xây dựng từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật, đơn giá xây dựng chi tiết, và định mức tỷ lệ
phí.Giá thành dự toán của công trình, hạng mục công trình được tính như sau:


Gia thành dự toán
công trình = Giá trị dự toán của CT, HMCT - Lãi định mức
HMCT

+ Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định xuất phát từ những điều kiện
cụ thể của doanh nghiệp, trên cơ sở biện pháp thi công, mà xác định mức phấn đấu
hạ giá thành dự toán.Giá thành kế hoạch được xác định như sau:
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành dự toán
+ Giá thành thực tế: Là toàn bộ chi phí thực tế để hoàn thành công trình, hạng
mục công trình bàn giao đưa vào sử dụng.
Giữa ba loại giá thành nói trên có m
ối quan hệ với nhau về lượng:
Giá thành dự toán ≥ Giá thành kế hoạch ≥ Giá thành thực tế
Việc so sánh này được thể hiện trên cùng một đối tượng tính giá thành (từng
công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng hoàn thành nhất định) cho phép ta
đánh giá tiến độ hay sự yếu kém của doanh nghiệp xây dựng trong điều kiện cụ thể
về cơ sở vật chất, trình độ tổ chức quả
n lý.
Xuất phát từ dặc điểm của sản phẩm xây dựng đặc diểm yêu cầu của công tác
quản lý về chi phí sản xuất và tính giá thành, giá thành còn được theo dõi trên hai chỉ
tiêu sau:
+ Giá thành sản phẩm hoàn chỉnh: Là gía thành của hạng mục công trình, công
trình dã hoàn thành đảm bảo chất lượng và theo đúng thiết kế được chủ đầu tư
nghiệm thu và chấp nhận thanh toán, chỉ tiêu này chỉ cho phép đánh giá một cách
chính xác và toàn diện hiệu quả sả
n xuất thi công của công trình.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
6

+ Giá thành khối lượng hoàn thành theo giai đoạn quy ước: Để đáp ứng yêu cầu
quản lý và đảm bảo chỉ đạo sản xuất kịp thời đòi hỏi phải xác định được giá thành
khối lượng xây dựng hoàn thành theo giai đoạn quy ước.
Khối lượng xây dựng hoàn thành theo giai đoạn quy ước là khối lượng hoàn
thành đến giai đoạn nhất định và phải thoả mãn yêu cầu sau:
- Phải nằ
m trong thiết kế dự toán và đảm bảo chất lượng.
- Phải đạt được đến diểm dừng kỹ thuật hợp lý.
- Khối lượng này phải xác định điều kiện một cách cụ thể và được bên chủ
đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán.
III. Hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây dựng trong doanh
nghiệp xây dựng
1. Hạch toán chi phí sản xuất.
1.1.
Đối tượng và phương pháp.
Xuất phát từ đặc điểm của sản xuất xây dựng nên đối tượng hạch toán chi phí
sản xuất là công trình, hạng mục công trình, khói lượng công trình hoàn thành theo
giai đoạn quy ước.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Dựa vào cơ sở đối tượng hạch toán chi
phí kế toán sẽ lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí thích ứng. Trong doanh
nghiệp kinh doanh xây dựng có những phương pháp hạch toán (tập h
ợp) chi phí sản
xuất như sau.
Phương pháp hạch toán sản xuất theo công trình hay hạng mục công trình.
Hàng tháng chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình
nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó. Các khoản mục chi phí đó
được thực hiện phân chia theo tổng số khoản mục tính giá thành. Giá thành thực tế
của đối tượng đó chính là tổng số chi phí được tập hợp cho từng đối tượng kể từ khi
khởi công cho đế
n khi hoàn thành.

Tập hợp chi phí sản xuất theo đơn vị thi công. Phương pháp này các chi phí
phát sinh dược tập hợp theo từng đơn vị thi công công trình trong từng đơn vị đó, chi
phí lại được tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí như hạng mục công trình,
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
7
nhóm hạng mục công trình.. Trong thức tế có những chi phí phát sinh liên quan đến
nhiều công trình, hạng mục công trình do vậy cần phải phân bổ chi phí theo tiêu thức
thích hợp.
Phương pháp tập hợp chi phí theo khối lượng công việc hoàn thành. Theo
phương pháp này toàn bộ chi phí phát sinh trong thời kỳ nhất định được tập hợp cho
đối tượng chịu phí. Giá thực tế của khối lượng công tác xây dựng hoàn thành là toàn
bộ chi phí bỏ ra trong giai đoạn thi công khối lượng công tác xây dựng đó.
1.2. T
ổ chức hạch toán chi phí sản xuất.
1.2.1 Tài khoản sử dụng.
Để theo dõi tình hình thi công công trình theo phương pháp kê khai thường
xuyên, kế toán trong các đơn vị xây dựng thường dùng những tài khoản đầu 6 để
phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh TK 621, TK 622, TK 623, TK 627... và TK
154. Chi tiết các tài khoản xem (Phụ lục 01)
1.2.2 Trình tự hạch toán.
Hạch tóan chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT).
Chi phí NVLTT thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất sản phẩm xây
dựng. Chi phí NVL không bao gồm các chi phí
đã tính và máy thi công hoặc đã tính
vào chi phí sản xuất chung.Ngoài giá trị thực tế được hạch toán vào khoản mục này
còn có cả chi phí thu mua vân chuyển từ nơi mua về nơi nhập kho vật liệu hoặc xuất
thẳng đến nơi công trình.
Khi mua nguyên vật liệu có thể được nhập kho, có thể được xuất thẳng ra công
trình.

Hạch toán chi phí NVLTT (Phụ lục 02).
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT).
Chi phí nhân công trực tập (NCTT) là khoản tiền lương ph
ải trả cho công nhân
trực tiếp sản xuất thi công công trình. Chi phí NCTT bao gồm các khoản phải trả cho
người lao động, ngoài biên chế và lao động thuê ngoài.
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (Phụ lục 03).
Hạch toán chi phí máy thi công.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
8
Chi phí sử dụng máy thi công là một khoản chi phí không nhỏ trong giá thành
công tác xây dựng bao gồm chi phí nguyên vật liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền
lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển
máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chưa máy thi công...
Máy thi công là loại máy phục vụ trực tiếp cho sản xuất xây lắp như máy trộn
bê tông, cần trục, cần cẩu tháp, máy ủi, máy xúc...Việc hạch toán sử dụng máy thi
công ph
ụ thuộc và hình thức sử dụng máy thi công.
Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công và tính giá thành ca máy thực hiện trên
TK154. Trình tự hạch toán chí phí máy thi công(Phụ lục 04).
Trường hợp thuê máy theo khối lượng công việc được hạch toán theo (Phụ lục
05).
Hạch toán chi phi sản xuất chung.
Chi phí này bao gồm lương nhân viên quản lý đội và các khoản mục chi phí
khác, những chi phí khác thường không xác định được và có những chi phí không
lừơng trước được. Khi phát sinh các chi phí này kế toán sẽ hạch toán và TK 627; Chi
phí sản xu
ất chung.
Trình tự hạch toán chí phí sản xuất chung theo (Phụ lục 06).

2. Hạch toán giá thành sản phẩm xây dựng.
2.1. Tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành.
Để tổng hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK 154: Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang và các tài khoản liên quan khác.
Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi hí sản xuất và phương pháp hạch toán chi
phí đã được xác định tương ứng, kế toán tiến hành hạch toán như
sau:
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 154:
Có TK 621:
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
Nợ TK 154:
Có TK 622:
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
9
- Kết chuyển chi phí máy thi công.
Nợ TK 154:
Có TK623:
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 154:
Có TK627:
Cuối kỳ kế toán kế chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhân công trực tiếp, chi
phí máy thi công, chi phí chung vào bên nợ TK 154 kế toán ghi:
Nợ TK 154: Chi tiết cho từng công trình hạng mục công trình
Có TK 621, 622, 623, 627:( theo chi tiết...)
Giá trị phế liệu thu hồi, kế toán ghi:
Nợ TK 152,111...
Có TK 154:
2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây dựng.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây dựng là phươ
ng pháp sử dụng số liệu
về chi phí sản xuất để tính giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình
hoàn thành theo yếu tố và khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác
định.
Theo phương pháp này, căn cứ và chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng
đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, căn cứ vào khối lượng xây dựng dở dang và khối
lượng hoàn thành để tính ra sản phẩm cu
ối kỳ.
Phương pháp tính gía thành này được tính theo công thức:

Giá thành khối lượng Chi phí Chi phí Chi phí
xây dựng = dở dang + phát sinh – dở dang
hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

2.3. Tổ chức hệ thống sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây dựng.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
10
Có nhiều hình thức sổ kế toán như: Nhật ký sổ cái, Nhật ký chung, Chứng từ
ghi sổ, Nhật ký chứng từ hạch toán chi phí sản xuất. Tuỳ thuộc vào mô hình tổ chức
sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý và kế toán mà có thể lựa chọn một trong các
hình thức ghi sổ trên.
Nếu doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, có nhu cầu kế toán, trình độ quản lý
không cao, kết hợp cả kế toán thủ công và kế toán máy thì nên chọn hình thứ
c ghi sổ
Nhật ký chung. Quy trình hạch toán của hình thức ghi sổ Nhật ký chung biểu hiện rõ
như trong (Phụ lục 07).
Doanh nghiệp sử dụng hình thức sổ Nhật ký chung sẽ tạo điều kiện cho chuyên

môn hoá cao, tăng cường tính tự kiểm tra, kiểm soát kế toán và trình độ ghi sổ nên
dễ phát hiện sai sót.
Về nguyên tắc trên sổ Nhật ký chung (Nhật ký chung hoặc Nhật ký đặc biệt)
tổng phát sinh nợ bằng tổng phát sinh có trong cùng k
ỳ.
Doanh nghiệp mở ba loại sổ sau: Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt, Sổ cái.
- Nhật ký chung: Chỉ có một quyển lưu giữ ít nhất là 10 năm. Sổ cái nhật ký
chung được mở để đăng ký các chứng từ gốc cho mọi đối tượng ghi sổ (Phụ lục 08).
- Nhật ký đặc biệt: Số lượng không xác định dùng để theo dõi một số đối tượng
cần kiểm tra thường xuyên, doanh nghiệ
p mở tối thiểu 4 loại sổ sau:
Nhật ký thu tiền: (Phụ lục 09).
Nhật ký chi tiền: (Phụ lục 10).
Nhật ký mua hàng: Chỉ theo dõi lượng hàng mua chịu hoặc mua bằng phương
pháp tạm ứng khác. (Phụ lục 11).
Sổ cái: Số lượng không hạn chế tuỳ thuộc vào số tài khoản doanh nghiệp đăng
ký sử dụng. Sổ cái được ghi vào cuối ngày và cơ sở để ghi sổ là các Nhật ký chung,
Nh
ật ký dặc biệt theo nguyên tác không trùng lặp. Sổ cái do kế toán tổng hợp ghi để
làm báo cáo (Phụ luc 12).
Sổ chi tiết: Doanh nghiệp xây dựng mở sổ chi tiết cho các tài khoản sau: TK
621, TK 622, TK 623, TK 627. Mỗi sổ chi tiết này được mở riêng cho từng công
trình, hạng mục công trình.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
11
Số phát sinh nợ, phát sinh có, số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ cái
phải được đối chiếu với số liệu trên bảng tổng hợp với sổ chi tiết các tài khoản.(Phụ
lục 13).







CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ
I. Quá trình hình thành và phát triển củ
a Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu
tư Sông Đà.
1. Sự hình thành và phát triển của Công ty.
Căn cứ theo quyết định 1156 QĐ/BXD ngày 14 tháng 7 năm 2004 của Bộ
trưởng bộ Xây dựng về việc chuyển bộ phận doanh nghiệp nhà nước: Xí nghiệp
Sông Đà 12-1 thuộc Công ty Sông Đà đã được tách ra và chuyển thành Công ty cổ
phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà. Công ty có tên giao dịch quốc tế là SODACO.
Sau khi tách ra và chuyển sang công ty cổ phần. Công ty có tư
cách pháp nhân
đầy đủ. Có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được phép mở tài khoản tại Kho bạc
nhà nước, Ngân hàng Nhà nước trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Vốn điều lệ của công ty do các cổ đông tự nguyện tham gia đóng góp bằng
nguồn vốn hợp pháp của mình. Tại thời điểm thành lập với số vốn điều lệ của Công
ty là 11.000.000.000 đồng (Mười một t
ỷ đồng chẵn). Trong đó cổ phần của nhà nước
là 38.5%. Cổ phần của các cổ đông là 61.5%
Giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh số: 01013005151
Mã số thuế: 0101525854
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08

12
Tài khoản giao dịch: 431101041007 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Bắc Hà Nội chi nhánh Kim Mã.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông
Đà.
Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà được phép thực hiện các công tác
đầu tư và xây dựng sau:
+ Đầu tư kinh doanh nhà ở và khu đô thị.
+ Đầu tư các công trình thuỷ điện nhỏ.
+ Xây dựng các công trình dân dụng và công nhiệp.
+ Xây dựng các công trình giao thông (đườ
ng bộ, cầu, cống, sân bay... )
+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi (đê, đập, kênh mương, hồ chứa, trạm bơm)
+ Xây dựng các đường dây tải điện và trạm biến thế đến 220KV.
+ Xây dựng các hệ thống cấp thoát nước dân dụng và công nghiệp.
+ Khai thác kinh doanh vật liệu phi quặng
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Bộ máy của Công ty cổ phần Xây lắp và Đâu tư Sông Đà
được quản lý theo mô
hình sau. (Phụ lục 14)
Hội đồng quản trị: Là do đại hội đồng cổ đông bầu ra để quản lý Công ty.
Giám đốc điều hành: Do HĐQT bầu ra, là người đại diện hợp pháp của công ty,
điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty.
Phó giám đốc: Là người được Giám đốc uỷ quyền một số công việc ở các
phòng ban và thay mặt Giám đốc quyế
t định trong một số trường hợp.
Phòng tổ chức hành chính: Giúp Giám đốc về mặt tổ chức cán bộ, các công tác
kỷ luật, thi đua khen thưởng, giải quyết các chế độ chính sách về lao động.
Phòng tài chính kế toán: Giúp Giám đốc về công tác kế toán, thống kê tài
chính, hạch toán tài sản, lương, tổ chức hạch toán, quyết toán báo cáo tài chính.

Phòng kỹ thuật: Giúp Giám đốc trong công tác hồ sơ đấu thầu chỉ đạo công tác
kỹ thuậ
t thi công và an toàn lao động tại các công trình xây dựng...
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
13
Phòng kinh tế - kế hoạch: Là đầu mối giúp Giám đốc trong công tác tiếp thị
marketing, có trách nhiệm đầu tư các nghiệp vụ cho cả công ty và tổ chức điều độ và
đẩy mạnh việc thanh quyết toán bàn giao các công trình kịp thời.
Phòng vật tư cơ giới: Chịu trách nhiệm cung cấp vật tư cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, quản lý theo dõi số vật tư để đưa vào trong quá trình sản xuất.
Ngoài các phòng trên đây Công ty còn có các
đội xây dựng trực tiếp và các ban
chỉ huy các công trình trực tiếp do các Phó Giám đốc các phòng ban trực tiếp đứng
ra chỉ huy.
4.Tổ chức bộ máy kế toán và nhiệm vụ
Công tác kế toán tại Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà được tổ chức
khá chặt chẽ và khoa học nhằm phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đáp
ứng yêu cầu quản lý của Công ty, phòng kế toán đã áp dụng hình th
ức kế toán tập
trung. Công tác kế toán được tiến hành tập trung tại Công ty. Các đội xây dựng
không có bộ máy kế toán riêng mà chỉ có nhân viên kế toán làm nhiệm vụ ghi chép
thu thập chứng từ, lập bảng kê chứng từ gốc gửi về công ty.
Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty được thể hiện rõ qua sơ đồ sau.(Phụ lục 15).
Đứng đầu bộ máy kế toán của Công ty là Kế toán trưởng người được trự
c tiếp
ĐHCĐ bầu ra, là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban lãnh đạo về tình hình tài
chính của công ty.
- Kế toán trưởng: Trực tiếp quản lý các nhân viên và phân công công việc cho
các nhân viên trong phòng kế toán, đồng thời kế toán trưởng là người giúp Giám đốc

về mặt cân đối tài chính của Công ty, tham mưu đắc lực nhất về việc sử dụng vốn
kinh doanh thế nào cho có hiệu quả nhất.
- Phó phòng kế toán: Kiểm tra rà soát lại toàn b
ộ tính hợp lý của các hoá đơn,
chứng từ, số liệu trước khi đưa lên kế toán trưởng
- Kế toán tổng hợp: Ghi sổ chi tiết số tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong
kỳ, tính giá thành sản phẩm theo từng đơn đặt hàng, theo dõi tình hình tăng giảm tài
sản, khấu hao tài sản. Đồng thời hàng quý lập báo tài chính lên cấp trên.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
14
- Kế toán ngân hàng : Kế toán vay trả với ngân hàng, kế toán thu nộp ngân
sách.
- Thủ quỹ: Là người có nhiệm vụ thu chi và bảo quản quỹ tiền mặt của công ty.
- Kế toán TSCĐ- CCDC: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm
TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ và theo dõi phân bổ những công cụ dụng cụ có giá trị
tương đối lớn được phân bổ thành nhiều kỳ.
- Kế toán thanh toán : Theo dõi về thanh toán, vay trả
công nợ, thu chi của nội
bộ công ty và bên ngoài, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương như
BHXH, BHYT.
-Kế toán chi phí: Tổng hợp tính chi phí của từng công trình, giá thành của công
trình hoàn thành.
Chế độ kế toán được áp dụng tại Công ty.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm.
Phương pháp Kế toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng theo phương pháp kê
khai thường xuyên.
* Hình thức ghi sổ kế toán.
Để phù hợp với với đặc điểm t
ổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý thực tế

Công ty đã áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung.
* Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng.
Hệ thống tài khoản kế toán và báo cáo tài chính được công ty áp dụng theo
đúng quy định của Bộ Tài chính ban hành.
* Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua một số
chỉ tiêu chính như sau:
Để phù hợp với cơ chế thị trườ
ng và sự phát triển của xã hôi. Từ khi chuyển
sang công ty cổ phần thì Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà đã triển
khai hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Điều này được thể hiện trong bảng
so sánh kết qủa hoạt động tài chính của Công ty trong những năm gần đây ta thấy
rõ, trong đó thể hiện sự phát triển của Công ty.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
15
Qua bảng kết quả tóm tắt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (Phụ
lục16). Doanh thu hoạt động SXKD của Công ty năm 2005 tăng 7.734 triệu so
với năm 2004 tương ứng tăng với 113,9%.
Tổng lợi nhuận trước thuế của năm 2005 đạt 1.558 triệu tăng 1.528 triêu
đồng so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ tăng rất cao là 5193%. Nguyên nhân
chính của sự gia tăng mạnh này là do n
ăm 2005 Công ty đã có nhiều công trình
với giá trị công trình lớn để thi công, xây dựng. Đây là nhu cầu tất yếu cần thiết
cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặc dù lợi nhuận của Công ty tăng đáng kể như vậy nhưng chi phí cũng tăng
lên khi Công ty tách ra khỏi Công ty mẹ như xây dựng cơ sở vật chất mới, mua sắm
mới đồ dùng, QLDN, CCDC ...cùng những khó khăn mà Công ty gặp phải cũng làm
cho mức thu nhập bình quân của CNV bị giảm đi so với trước đây nhưng vẫn đảm
bảo được đời sống cho CNV trong Công ty.





II.Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng
tại Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà.
1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng
1.1. Đối tượng.
Việc tập hợp tính chi phí sản xu
ất là khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng ảnh
hưởng tới tính chính xác của thông tin kế toán. Vì vậy việc xác định đúng đối tượng
chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của Công ty hết
sức cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả của công tác hạch toán kế
toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Do
đặc điểm thi công xây dựng là công trình nhà ở, thuỷ điện, giao thông ...nên
việc tập hợp chi phí được xác định trên cơ sở chi phí phát sinh đối với từng công
trình, hạng mục công trình phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
16
1.2. Phương pháp.
Việc tập hợp chi phí tại Công ty cổ phần Xây lắp và Đâu tư Sông Đà là đối với
những chi phí sản xuất trực tiếp: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,
kế toán căn cứ vào chứng từ gốc liên quan đến đối tượng sử dụng để ghi chép, còn
các chi phí khác liên quan đến nhiều đối tượng như khấu hao tài sản cố định, chi phí
quản lý doanh nghiệp, kế toán phải l
ựa chọn tiêu thức để phân bổ. Trong hoạt động
xây dựng kế toán mở sổ ghi chép toàn bộ chi phí phát sinh trong từng kỳ theo từng
đôí tượng tập hợp chi phí cho phù hợp từng công trình.
2.Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất.

Tại Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà kế toán đã tập hợp chi phí
theo hai phương thức là tập trung và giao khoán cho từng đội. Phương pháp tập
trung thường được áp dụng cho nhữ
ng công trình lớn và lâu dài như các công trình
do ban chỉ huy trực tiếp điều hành. Phương pháp khoán thường áp dụng cho các đội
xây dựng với các công trình nhỏ hơn và thời gian xây dựng ngắn hơn. Trong giới
hạn của luận văn nên em chỉ xin phép được đi sâu vào hình thức giao khoán cho
từng đội xây dựng của Công ty.


2.1 . Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(NVLTT).
Nội dung: Chi phí NVLTT của công ty là các khoản mục chi phí chiếm tỷ
trọ
ng lớn trong toàn bộ giá thành của của công trình bao gồm NVL chính như
cát, đá, xi măng, sắt, thép....
Chứng từ sử dụng: Các hoá đơn mua hàng có biên bản sử dụng vật tư đưa vào
đối với công trình khoán gọn.
Tài khoản kế toán sử dụng: Công ty sử ụng TK 621. Ngoài ra còn có các tài
khoản liên quan khác như TK 111; TK 112; TK 331.....
Phương pháp kế toán tập hợp NVLTT: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
17
Hàng tháng căn cứ vào NVL, CCDC tại các công trình tập trung hoặc căn cứ
vào hoá đơn mua hàng, biên bản sử dụng vật tư kế toán tiến hành ghi chép, tập
hợp riêng cho từng công trình, định khoản và ghi chép vào các sổ liên quan.
Trị giá NVL mua về được tình bằng giá mua hàng không bao gồm thuế
GTGT, còn chi phí thu mua vận chuyển được hạch toán vào chi phí sản xuất
chung (TK 627). Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho là phương pháp tính giá

đích danh:
Giá thực tế vật tư dùng = Giá mua trên hoá đơn không bao gồm chi phí vận
chuyể
n bốc dỡ.
Ví dụ: Căn cứ vào hoá đơn thuế GTGT số 70622 ngày 09/05/2005 mua vữa bê
tông đổ tầng hầm công trình CT6. Kế toán hạch toán.
Nợ TK 621(Ct chung cư CT6): 12.500.000
Nợ TK 133 : 1.250.000
Có TK 331(Công ty xây lắp 665) :13.750.000

2.2. Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp.(NCTT)
Nội dung chi phí NCTT của công ty bao gồm: Tiền lương, tiền công và các
khoản trích theo lương của người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt
động xây dựng, cung cấp dịch vụ như BHXH, BHYT, KPCĐ trên tổ
ng quỹ lương cơ
bản.
Chứng từ kế toán sử dụng: Là các bảng chấm công, hợp đồng giao khoán, hợp
đồng lao động...
Tài khoản kế toán sử dụng: Để tập hợp toàn bộ chi phí NCTT, Công ty đã sử
dụng TK 622 và các TK liên quan như TK334; Tk 338.
Phương pháp hạch toán tập hợp chi phí NCTT: Việc trả lương tại Công ty Xây
Lắp và Đầu tư Sông Đà tính theo hai hình thức: Tiền lương trích theo khối lượng
xây lắp cho công nhân trự
c tiếp thi công và lương khoán do đội đề nghị cho bộ phận
công nhân gián tiếp.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
18
Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ đội xây lắp lập để đề nghị thanh toán kế
toán hạch toán.

Ví dụ: Chứng từ đề nghị thanh toán lượng đội ông Hoàng Đức Hậu – Công
trình CT6. Tiền lương trực tiếp cho tổ thép 50.000.000đ
Nợ TK 622 : 51.000.000
Có TK 111 : 50.000.000
Có TK 3382(KPCĐ) : 1.000.000
2.3. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung(CPSXC).
Nội dung chi phí sản xuất chung:
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí nhân viên đội quản lý
- Chi phí vật li
ệu phục vụ đội qủn lý
- Chi phí dụng cụ đội sản xuất
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền Chi phí máy thi công
Chứng từ sử dụng: Là các bảng thanh toán tiền lương, các khoản trích theo
lương, các hoá đơn mua hàng ...
Tài khoản kế toán sử dụng: Trong công ty chi phí sản xuất chung được hạch
toán vào TK 627. Ngoài ra còn các tài khoản liên quan như TK 111; TK 141; TK
338; TK 241...
Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung:
Hạch toán chi phí sản xuất chung được kế toán că
n cứ vào các chứng từ gốc
hợp lý phát sinh trong tháng để tập hợp chi tiết cho từng khoản chi phí sản xuất
chung. Cuối tháng tổng hợp chi phí sản xuất chung, sau đó tiến hành phân bổ chi phí
sản xuất chung cho từng đối tượng.
Đối với nhân viên quản lý đội xây dựng: Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương
đã cho kế toán hạch toán
Ví dụ: Căn cứ vào sổ chi phí TK 627 Quí I/2005 kế toán hạch toán như sau
Nợ
TK 6271 : 60.156.000

Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
19
Có TK 111 : 55.700.000
Có TK 3382 : 1.114.000
Có TK 3384 : 3.342.000

Chi phí khấu hao TSCĐ: Được tập hợp vào chi phí SXC. Công ty áp dụng
phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao tuyến tính như sau :

Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao trung bình năm
=

Số năm sử dụng
Ví dụ: Căn cứ vào biên bản giao nhận đội XDSĐ tài sản cố định của dơn vị
hàng tháng kế toán hạch toán phân bổ hoạt động Cẩu tháp tại công trình chung cư
CT6 như sau.
Nợ Tk 6274 (Công trình CT6) : 19.000.000
Có TK 241 : 19.000.000
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí về tiền điện, tiền nước,
tiền diện thoại...
Chi phí khác bằng tiền: Là các kho
ản như chi phí tiếp khách, công tác phí, chi
phí xăng dầu ...
2.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất.
Cuối tháng kế toán tính trực tiếp tiền công cho từng công trình đã hoàn thành từ
Nợ các TK 621; TK 622; TK 627 sau đó kết chuyển sang bên nợ TK 154 “Chi phí
sản xuất dở dang cuối kỳ” từ đó để tổng hợp chi phí và tính giá thành công trình .


3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây dựng.
3.1 . Đánh giá sản phẩm xây dựng dở dang.
Công ty cổ phần Xây lắp và
Đầu tư Sông Đà xác định sản phẩm dở dang được
tính theo công thức sau:
Giá trị KL Khối lượng Khối lượng Khối lượng
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
20
Xây lắp dở dang = dở dang + phát sinh - hoàn thành
cuối kỳ trong kỳ trong kỳ trong kỳ

3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây dựng hoàn thành .
Với đặc điểm sản xuất của đơn vị xây dựng theo đơn đặt hàng, hoặc đấu thầu.
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn như sau:

Giá thành KLXD Giá trị xây dựng Chi phí thực tế Giá trị xây dựng
hoàn thành = dở dang + phát sinh - dở dang
bàn giao đầu kỳ trong kỳ cu
ối kỳ

Cuối cùng, từ số liệu trên các sổ cái TK621, TK622, TK627 kế toán tổng hợp
lập bảng tổng hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm , phân bổ kết chuyển
sang bên nợ TK154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo đặc diểm phát sinh
theo nhóm hoặc theo chi tiết từng bộ phận sản phẩm dịch vụ.
Tại phòng Kế toán của Công ty sổ cái các tài khoản được thể hiện như (Phụ lục
17,18,19, 20).








CHƯƠNG III
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT, HẠ
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
21
I. Nhân xét về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
dựng tại Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà.
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều công ty nhà nước đã mạnh dạn thực hiện cổ
phần hoá để thành lập thành công ty cổ phần có bộ máy quản lý riêng và tự hạch
toán. Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà, Công ty mới được tách ra tư
công ty xây dựng Sông Đà 12. Với sự
lãnh đạo đúng đắn, bộ máy tổ chức gọn nhẹ
khoa học theo mô hình trực tuyến, đảm bảo tính chủ đạo thống nhất và liên kết chặt
chẽ giữa các bộ phận trong công việc. Các phòng ban chức năng hoạt động có hiệu
quả, tham mưu cho lãnh đạo trong việc quản lý kinh tế và giám sát thi công, tổ chức
sản xuất đạt kết quả tốt. Mặc dù là Công ty mới được thành lập nhưng Công ty
đã
làm ăn có lãi trong những năm đầu hoạt động, để đạt được kết quả như vậy không
thể không kể đến sự đóng góp của công tác hạch toán kế toán. Qua những thông tin
mà kết toán cung cấp đã giúp cho ban Giám đốc và các phòng ban, chức năng có
những căn cứ xem xét, phân tích phối hợp để đưa ra những quyết định dúng dắn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại cũng như h
ướng phát triển tương lai của
Công ty. Những kết quả dạt được trong hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

trong Công ty được thể hiện ở những điểm sau đây.
1. Về bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối hợp lý, có sự phân công
trách nhiệm rõ ràng, đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn đã thực hiện công tác
kế toán của Công ty có hiệu quả góp phần tích cự
c vào công tác quản lý của Công
ty.
Bộ máy kế toán được sự trợ giúp đắc lực của hệ thống kế toán trên vi tính, làm
giảm bớt ghánh nặng công việc cho kế toán viên và tránh những sai sót trong hạch
toán (Công ty thực hiện hình thức kế toán
N
hật lý chung).
Về hình thức tổ chức công tác kế toán, hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức
đầy đủ, hợp pháp , hợp lệ. Việc luân chuyển chứng từ hợp lý đã tạo điều kiên thuận
lợi cho kế toán đối chiếu, kiểm tra khi cần thiết. Công ty đã thực hiện nghiêm chỉnh
các quy định về lập, lưu trữ, huỷ chứng từ theo quy đị
nh của nhà nước.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
22
2. Về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty
Công ty phân chia chi phí thành 3 khoản mục. Chi phí nguyên vật liệu trức tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí sử dụng máy thi công
được tính chung vào với chi phí sản xuất chung.Với đặc tính của công ty xây lắp tạo
điều kiện bóc tách và đối chiếu các số liệu chi phí phát sinh thuận tiện, kịp thời
nhưng chưa chính xác và chưa rõ ràng giữa chi phí sản xuất chung và chi phí sử
dụng máy thi công. Đối t
ượng tập hợp chi phí và tính giá thành là công trình, hạng
mục công trình trong một quý với đặc điểm của đơn vị hoạt động xây dựng như vậy
là chứa phù hợp lắm.

2.1. Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu.
Trong quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, do Công ty hạch toán theo phương
pháp khoán gon nên không dự trữ vật liệu vào kho mà giao cho chủ công trình tự
mua về sử dụng. Định kỳ nộp các chứng từ liên quan về phòng tài chính – k
ế toán,
Công ty chỉ quản lý về mặt giá trị. Việc áp dụng biên pháp này cũng có một số khó
khăn cho công tác quản lý như: Kế toán chỉ theo dõi, quản lý được nguyên vật liệu
về mặt gía trị. Tình hình biến động nhập xuất tồn vật tư không thể theo dõi được vì
vậy không thể xác định được hiệu quả sử dụng vật tư. Đây chính là khe hở của sự
thất thoát lãng phí vật t
ư
Đối với công trình có giá trị lớn, thơi gian thi công dài có tính phức tạp nên đôi
khi việc hạch toán còn lẫn lộn những tài sản cố định, công cụ dụng cụ sử dụng phục
vụ thi công vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Công ty có một số công trình ỏ tỉnh xa như Huế, Tuyên Quang, Quảng ninh...
thường thì các chứng từ ban đầu nộp về Công ty không đúng thời gian quy định dẫn
đến việc công trình đã thi công đượ
c cả tháng mà vẫn chưa hạch toán được chi phí
và dồn đến tháng sau như vậy rất dễ xảy ra sai sót đồng thời gây ra sự khác biệt lớn
về chi phí sản xuất giữa các kỳ ảnh hưởng đến tính chính xác, kịp thời của các số
liệu trên báo các tài chính.
2.2.Phương pháp hạch toán nhân công trực tiếp.
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
23
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản mục quan trọng tính giá thành công trình.
Những công nhân có tay nghề cao, ký hợp đông dài hạn với Công ty thì được Công
ty tổ chức thành một tổ, một đội chuyên môn hoá. Số còn lại là lao động mang tính
thời vụ thì Công ty uỷ quyền cho tổ trưởng các đội sản xuất được đứng ra ký hợp
đồng thuê mướn. Như vậy Công ty không phải chịu những chi phí tính theo lương và

các nghĩa vụ khác đối với người lao động ký hợp
đồng ngắn hạn mà việc tìm kiếm
nguồn lao động theo thời vụ thì dễ dàng.
Tại Công ty việc trích tiền lương nghỉ phép của công nhân viên là không được
thực hiện. Khoản chi phí này thường là không lớn lắm nhưng nó cũng làm mất cân
đối khoản mục chi phí nhân công trực tiếp giữa các kỳ.
Khoản mục chi phí này đôi khi hạch toán không chính xác, bị nhầm lẫn vào
khoản lương nhân viên quản lý đội.
2.3. Phương pháp hạch toán chi phí sử dụ
ng máy thi công.
Tại Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà, số lượng máy thi công không
nhiều nên kế toán có thể theo dõi khoản mục chi phí máy thi công này một cách
tương đối chính xác cho từng công trình theo thời gian sử dụng, Công ty đang trang
bị thêm những máy móc thiết bị thi công chuyên dụng. Nhưng tại Công ty lại không
hạch toán riêng chi phí sử dụng máy thi công mà lại hạch toán chung chi phí sản
xuất chung làm cho chi phí mày có thể nhầm lẫn sang chi phí của sản xuất chung,
không phân bổ được cho đối t
ượng sử dụng. Điều đó dẫn đến sự mất cân đối cho các
khoản mục chi phí trong Công ty.
2.4 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung
Tại Công ty những chi phí thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp như chi phí thiết
bị, xe, máy thuê ngoài tính cho bộ phận quản lý, chi phí mua ngoài phục vụ văn
phòng như các khoản công tác phí, các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho quản lý ở
Công ty, được hạch toán vào khoản mục chi phí chung như vậy là không chính xác,
phản ánh không dúng chi phí sả
n xuất chung và làm giá thành bị sai lệch.
2.5.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
24

Công ty áp dụng phương pháp tính khối lượng xây dựng dở dang cuối kỳ băng
cách lấy khối lượng xây dựng dở dang thực tế nhân với dự toán xây dựng cơ bản.
Việc tính khối lượng dở dang cuối kỳ như vậy là không chính xác
2.6.Tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành.
Công ty không sử dụng tính giá thành mà chỉ lập thành bảng tổng hợp chi phí
sản xuất xây dựng các công trình. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất xây dự
ng không
đáp ứng được yêu cầu tính giá thành sản phẩm xây dựng dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
không phân theo các khoản mục chi phí. Do vậy Công ty nên lập thẻ tính giá thành
theo khoản mục chi phí sản xuất riêng cho từng công trình, hạng mục công trình
hoàn thành.
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà.
Quá trình học tập tại nhà trườ
ng và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ
phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà em xin đề xuất ra một số ý kiến của mình nhằm
hoàn thiên công tác kế toán, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản như sau.
1. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Do đặc điểm hoạt động là Công ty xây lắp bởi vậy trong qúa trình hoạt động
SXKD của Công ty, chi phí NVLTT chiếm phần lớn trong tổng chi phí SXKD. Việc
tiết kiệm chi phí NVL là đòi hỏi đầu tiên và cần thiết để giảm chi phí sản xuất và hạ
giá thành sản phẩm của Công ty.
Tại Công ty Xây lắp và Đầu tư Sông Đà giao quyền tự quyết cho chủ nhiệm
công trình trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp vật tư thay cho việc dự trữ vật tư
trong kho để cung cấp cho công trình như khi chưa tách ra khỏi Công ty Sông Đà 12.
Biện pháp này thể hiện sự năng độ
ng đổi mới trong hoạt động kinh doanh của Công
ty.Ơ nước ta hiện nay với nền kinh tế mở, thị trường nguyên vật liệu đa dạng thì việc
tìm kiếm và cung cấp vật tư cho công trình là không khó khăn. Công ty không mua
nguyên vật liệu về kho dự trữ mà cung cấp theo tiến độ thi công công trình, Nguyên

vật liệu mua về không nhập kho dự trữ mà cung cấp theo tiến độ thi công, đã hạn
chế được việc ứ đọ
ng vốn, giảm được chi phí bảo quản dự trữ hàng tồn kho và hơn
Luận văn tốt nghiệp Vũ Thị Hương
Đại học QLKD Hà Nội Lớp 7A08
25
thế nưa Công ty còn giảm được chi phí lưu kho, vận chuyển bốc xếp. Các công trình
thường nằm trên địa bàn cách xa nhau nên chi phí trên nhất định sẽ phát sinh nếu
Công ty sử dụng kho dự trữ vật tư. Ngoài ra hình thức này tạo thế chủ động trong thi
công cho các chủ nhiệm công trình, giảm được các bước thủ tục không cần thiết có
thể làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.Tuy nhiên đây cũng là khe hở tạo
ra sự thấ
t thoát vật tư do điều kiên tự nhiên hoặc do con người cố tình gây ra làm
cho chi phí nguyên vật liệu tăng lên trong khi công trình chưa cần tới số nguyên vật
liệu đó. Tại phòng tài chính- kế toán của Công ty việc hạch toán chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp chỉ phản ánh được lượng giá trị mà không theo dõi được khối lượng vật
tư và giá cả.Trong khi đó, theo quy định của công tác thi công phải tuân thủ theo
thiết kế và dự toán. Như vậ
y việc so sánh kiểm tra chi phí theo dự toán là khó thực
hiện được. Để khắc phụ những tồn tại trên Công ty cần tăng cường công tác quản lý,
theo dõi chi phí nguyên vật liệu cả về mặt khối lượng hiện vật lẫn giá trị. Công ty
cần lập biểu đồ tiến độ các công trình, hạng mục công trình để căn cứ vào biểu đồ và
các dự toán đã được duyệt để cung ứng vật tư tránh tình tr
ạng mất mát hao hụt
nguyên vật liệu. Ngoài ra Công ty cũng nên lập sổ theo dõi vật tư. Với cách này
Công ty có thể theo dõi được cả về mặt giá trị và mặt khối lượng hiện vật thuận tiện
cho việc ghi sổ
Khi nhận chứng từ cần phải ra soát, phân loại cho chính xác không để hạch toán
lẫn lộn tài sản cố định, công cụ dụng cụ và chi phí nguyên vật liệu.
2. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiế

p.
Tại công ty kế toán hạch toán thẳng vào chi phí nhân công công trình không
phản ánh chính xác.Theo em hàng tháng căn cứ vào chứng từ, kế toán tập hợp bảng
thanh toán lương cho từng bộ phận phải lập bảng tính tổng hợp tiền lương phải trả
cho tất cả các bộ phận sau đó lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo
lương cho toàn Công ty để dễ quản lý quỹ lương của công ty.
Ví dụ: Chứng từ
đề nghị thanh toán lương đội Ông Hoàng Đức Hậu – Chủ
nhiệm công trình CT6 tiền lương trực tổ thép 50.000.000đ.
Kế toán sẽ hạch toán như sau.

×