Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tìm hiểu về tình hình sản xuất – tiêu thụ đường trên thế giới từ năm 2008 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.11 KB, 18 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM

Báo cáo công nghệ sản xuất đường bánh kẹo
Đề tài 3: Tìm hiểu về tình hình sản xuất – tiêu
thụ đường trên thế giới từ năm 2008 đến nay
GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương
SVTH: Lê Văn Chuyên
Hồ Đắc Việt Cường
Đào Thị Dư Khương
Đỗ Thị Khuyên
Phan Thị Như Quyên
Lớp: ĐHTP5LT – Nhóm : 3
Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Tiểu luận CNSX đường bánh kẹo
Tp. HCM, tháng 3, năm 2011
Nhiệm vụ của các thành viên
Tên Nhiệm vụ
Lê Văn Chuyên
Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế
giới năm 2010.
Phan Thị Như Quyên Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế
giới năm 2011.
Hồ Đắc Việt Cường
Tổng hợp, tìm tài liệu bổ sung.
Đào Thị Dư Khương
Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế
giới năm 2008.
Đỗ Thị Khuyên
Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế
giới năm 2009.


GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương 2 Lớp: ĐHTP5LT
Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Tiểu luận CNSX đường bánh kẹo
Chương 1
Mở đầu
Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường. Đường là
một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng
như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng
như bánh kẹo Do đó, sự biến động về giá cả của thị trường đường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
người tiêu dung và các nhà sản xuất.
Trong những năm gần đây tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới có nhiều biến
động do sự ảnh hưởng của thiên tai, năng suất giảm và nhu cầu tiêu thụ đường của các nước
tăng,…Từ đó làm cho giá đường không ngừng biến động theo xu hướng tăng.
Vì thế việc phân tích và dự báo tình hình sản xuất đường thế giới trong thời gian tới là
việc rất quan trọng. Trong khuôn khổ bài tiểu luận môn học công nghệ sản xuất đường bánh kẹo,
nhóm em đã tìm hiểu tình hình sản xuất đường trên thế giới từ năm 2008 đến nay và dự báo tình
hình sản xuất đường trong thời gian tới.
GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương 3 Lớp: ĐHTP5LT
Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Tiểu luận CNSX đường bánh kẹo
Chương 2
Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới từ năm
2008 đến nay
2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới năm 2008
Giá đường thế giới trong năm 2008 luôn biến động.
Biểu đồ so sánh giá đường thế giới năm 2008 và 2007
Chỉ số giá của những tháng đầu năm 2008 đạt 315 USD/tấn (14.29 cent/Ib) và tiếp sau đó
tăng lên 395 USD/tấn (18cent/Ib). Những tháng cuối năm 2008, giá lại xuống còn 330.00
USD/tấn (15 cent/Ib) và ngày 05/12 thì chỉ còn 300.75 USD/tấn (13.64 cent/Ib), mức thấp nhất
trong năm 2008.
Nguyên nhân của sự biến động này đối với giá đường thế giới trong năm 2008:
Do sự thay đổi lớn giữa cung và cầu làm cho giá cả lên xuống thất thường, điều quan

trọng hơn cả là trong suốt nửa cuối năm 2008 thị trường đường phải hứng chịu hàng loạt các cơn
địa chấn do khủng hoàng tài chính tiền tệ gây ra, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường
đường trong thời gian trước mắt cũng như về lâu dài.
Đáng chú ý hơn cả là đối với thị trường hàng hóa: việc làm, vốn đầu tư, giá dầu, tỷ lệ lãi
suất, các hành động đầu cơ. Vì vậy, thị trường đường niên vụ 2008/09 sẽ phải đương đầu với
những trở ngại do khủng hoảng tài chính gây.
Thái Lan - nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới cũng bị ảnh hưởng nhiều do vụ mía
vừa rồi bị chậm do mưa và lũ lụt. Đầu vụ 08/09 Thái lan sản xuất 1,44 triệu tấn giảm 3.7% so
với vụ trước. Trung quốc dự kiến sản xuất khoảng 13,5 triệu tấn, so với vụ trước là 14,9 triệu
tấn. Tiêu thụ nội địa của nước này khoảng 12,5- 13,5 triệu tấn được xem như yếu hơn năm trước
do suy giảm kinh tế toàn cầu.
Thị trường đường thế giới năm 2008 diễn biến phức tạp. Giá tăng mạnh trong hai tháng 3
và 8, theo xu hướng giá dầu mỏ. Tính chung trong cả năm, giá đường đã tăng khoảng 2%. Mía -
nguyên liệu để sản xuất đường - cũng là nguyên liệu sản xuất ethanol - nhiên liệu sinh học. Do
vậy, giá đường và dầu luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau.
GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương 4 Lớp: ĐHTP5LT
Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Tiểu luận CNSX đường bánh kẹo
Giai đoạn 1: giá tăng tới đỉnh cao trong năm vào ngày 7/3/2008:
Chỉ trong 2 tháng đầu năm, giá đường tăng 50% chủ yếu do giá dầu mỏ tăng mạnh và
lượng mía dùng sản xuất ethanol từ đó cũng tăng theo. Ngày 7/3/2008, đường đã tăng tới mức
giá cao nhất của 19 tháng, 15,21 US cent/lb (đường thô tại thị trường New York, Mỹ), so với chỉ
10,73 US cent/lb hồi đầu năm.
Giai đoạn 2: giá giảm 25% trong vòng 2,5 tháng
Do nguyên liệu sản xuất đường là những giống cây ngắn ngày, nên nguồn cung đường dễ
dàng tăng lên khi giá giảm. Từ mức 15,21 US cent/lb đầu tháng 3, giá đường giảm nhanh xuống
11,34 US cent vào cuối tháng 5.
Nhìn lại năm 2007, giá đường đã giảm nhanh khỏi mức cao nhất của 20 năm đạt được vào
đầu năm 2006 – 19 US cent/lb, xuống khoảng 9 US cent vào giữa năm 2007, chủ yếu do sản
lượng tăng ở Ấn Độ, nước sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Braxin.
Giai đoạn 3: giá hồi phục trở lại trên 15 US cent/lb

Giá đường thế giới tăng mạnh trở lại trong tháng 8/2008, với đường thô hồi phục lên mức
15,01 US cent/lb, trong khi đường trắng tăng lên 410 USD/tấn vào cuối tháng 8. Giá dầu mỏ
tăng lên kỷ lục cao mới khiến nhu cầu ethanol - loại nhiên liệu làm từ mía – tăng mạnh trên thị
trường thế giới.
Giai đoạn 4: giá giảm 27% trong 4 tháng cuối năm
Giá đường thế giới giảm mạnh trong những tháng cuối năm theo xu hướng giá dầu mỏ.
Đường đã giảm giá xuống mức thấp nhất trong một năm vào những ngày cuối năm 2008 do lo
ngại khủng hoảng kinh tế kéo tụt nhu cầu các loại hàng hoá, kể cả xăng dầu.
Trong bối cảnh giá giảm mạnh, chính phủ Trung Quốc và chính quyền các cấp địa phương
nước này đã triển khai xây dựng hệ thống kho dự trữ đường nhằm giữ giá đường ổn định từ
3.000 - 4.000 NDT (từ 435-580 USD)/tấn.
Đầu tháng 12, giá đường tại Quảng Tây và Vân Nam, hai địa phương sản xuất đường chủ
yếu của Trung Quốc, đã giảm xuống dưới 3.000 NDT/tấn.Nhằm đối phó với tình trạng đường rớt
giá ảnh hưởng tới người trồng mía, chính quyền tỉnh Quảng Tây đã kêu gọi nông dân trồng mía
chủ động tìm giải pháp tiêu thụ mía bao gồm cả việc làm rượu mía nhằm đối phó với nguy cơ
thừa mía nguyên liệu, khuyến cáo nông dân thận trọng trong việc mở rộng diện tích trồng mía và
thường xuyên quan tâm đến giá cả mía đường trên thị trường.
Ấn Độ đã nổi lên thành nước xuất khẩu đường thô lớn, cạnh tranh với Braxin, nước xuất
khẩu đường hàng đầu thế giới. Ấn Độ còn là nước tiêu thụ đường lớn nhất thế giới. Tuy nhiên,
Ấn Độ luôn là yếu tố khó lường trên thị trường đường trong niên vụ 2007/08. Sản lượng đường
Ấn Độ vụ 2007/08 không cao như dự báo ban đầu, chỉ đạt 26,7 - 26,8 triệu tấn, giảm so với 30
triệu tấn dự báo ban đầu.
Cung đường thế giới đang dần chuyển từ dưa thừa sang thiếu hụt. Bởi mía không chỉ được
dùng để sản xuất đường mà còn dùng sản xuất ethanol – nhiên liệu thay thế xăng dầu. Do vậy,
khi giá đường giảm, người ta chuyển hướng sang tăng cường sản xuất ethanol và giảm sản xuất
GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương 5 Lớp: ĐHTP5LT
Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Tiểu luận CNSX đường bánh kẹo
đường. Cũng vì vậy, đường có mối liên hệ chặt chẽ với dầu mỏ, nên khi giá dầu tăng lập tức giá
đường tăng theo.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới năm 2009

Đường nằm trong số những sản phẩm có giá tăng mạnh nhất trong năm 2009, tăng gần
130%, mức tăng mạnh nhất trong vòng 29 năm. Tại New York, giá đường thô chốt ở mức 26.77
US cent/lb, tăng 127% so với một năm trước đó và tăng 341% so với 10 năm trước đó. Tại
London, giá đường trắng chốt năm ở 705 USD/tấn, tăng 120% so theo năm, và tăng 301% so
theo thập kỷ.
Việc Ấn Độ chuyển từ nước xuất khẩu đường hàng đầu thế giới sang thiếu cung trầm
trọng trong năm qua và thời tiết xấu ở Brazil là nguyên nhân chính đẩy giá tăng mạnh.
Tại Ấn Độ - nước sản xuất đường lớn thứ hai thế giới , vụ thu hoạch mía chậm lại đã hạn
chế công suất của các nhà máy chế biến đường thô. Ngoài ra, do giá cao nên lượng đường thô
nhập khẩu không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng thiếu
đường trong năm thứ hai liên tiếp do sản lượng giảm, xuống mức 15 triệu tấn trong niên vụ
2008/09 (vừa kết thúc vào tháng 9), so với 26.3 triệu tấn của niên vụ trước. Chính phủ nước này
đã kéo dài thời hạn miễn thuế nhập khẩu đường trắng tới ngày 31/3/2010 (trước đây dự định là
chỉ tới ngày 30/11/2009). Thời hạn miễn thuế nhập khẩu đường thô cũng được kéo dài từ ngày
31/3/2010 đến ngày 31/12/2010. Sản lượng trong niên vụ 2009/10 ở Ấn Độ dự báo cũng sẽ chỉ
tăng nhẹ, lên khoảng 16 – 17 triệu tấn.
Việc thiếu cung từ Ấn Độ và một số nước khác khiến cho xuất khẩu tăng từ Brazil cũng
không đủ bù đắp được. Trong tháng 11/2009, Brazil đã xuất khẩu kỷ lục 1.022 tỷ USD đường,
tăng 18.9% so với tháng 10 và tăng 76% so với cùng tháng năm ngoái. Khối lượng đường xuất
khẩu của Brazil trong tháng cũng tăng 10% so theo tháng và tăng 26.8% so theo năm.
Hãng phân tích F.O. Licht dự đoán tiêu thụ đường thế giới sẽ tăng 2.6% lên 165.4 triệu tấn
trong niên vụ bắt đầu từ ngày 1/10/2009 và là năm thứ hai liên tiếp cầu vượt cung.
GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương 6 Lớp: ĐHTP5LT
Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Tiểu luận CNSX đường bánh kẹo
Sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới và giá của ISA
Giá đường trắng trên thị trường thế giới đã tăng tới 80% từ đầu năm 2009. Do Ấn Độ mất
mùa đường, và xu thế dịch chuyển sử dụng đường cho ngành công nghiệp Ethanol đã dẫn đến
nguồn cung đường giảm, làm giá tăng mạnh.
Giá đường thị trường nội địa và quốc tế 1/2006-9/2009(quy ra USD/tấn)
Nguồn: agrodata www.agro.gov.vn

(Nguồn: />ng-th-gii-nm-2009-va-d-bao-2010&catid=7:tin-quc-t&Itemid=3)
GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương 7 Lớp: ĐHTP5LT
Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Tiểu luận CNSX đường bánh kẹo
Trong tháng 8, giá đường thế giới đã liên tục leo lên các đỉnh cao mới và đạt mức cao nhất
3 năm trở lại đây trong bối cảnh hoạt động mua đầu cơ nhộn nhịp với tâm lí lo ngại nguồn cung
đường thế giới giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong những tháng hè tại Châu Âu và
Châu Á.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 10/09 tại Luân Đôn đã tăng lên mức 573,10 USD/tấn vào
cuối tháng 8, tăng 81,20 USD/tấn hay 16% so với cuối tháng 7 và tăng 80 % kể từ đầu năm tới
nay. Trong khi đó, giá đường kỳ hạn tháng 10/09 tại Niu Oóc đã tăng lên mức 24,39 Uscent/lb,
tăng 5,78 Uscent, hay 31% so với cuối tháng 7/2009 và tăng gấp đôi kể từ đầu năm tới nay.
Lần đầu tiên trong năm nay Ấn Độ trở thành nước nhập khẩu đường tịnh kể từ niên vụ
2005/06. Sản lượng đường của Ấn Độ sẽ giảm 44% xuống còn 14,7 triệu tấn trong niên vụ kết
thúc vào 30/9 tới.
Pakistan, nước tiêu thụ đường lớn thứ 3 ở châu Á có thể nhập khẩu 1 triệu tấn đường cho
đến tháng 12. Vào ngày 15/8, Ai Cập cũng giảm thuế nhập khẩu đường cho cuối năm để giảm
giá đường.
Loại đường Kỳ hạn Thị trường Đơn vị Giá ngày
31/08/2009
Chênh lệch
trong 1
tháng
Chênh
lệch trong
8 tháng
Giá đường
trắng
Giao tháng
10/09
London USD/T 573,10 +16% +80%

Đường thô Giao tháng
10/09
NewYork UScent/lb 24,39 +31,2% +120%
Đường RE Giao ngay Việt Nam đồng Vn/ kg 16.000 +18% +52%
Đường vàng Giao ngay Việt Nam đồng Vn/kg 14.000 +7% + 64%
(Nguồn: />(Nguồn: stox.vn/stox/download.asp%3Fid%3D2796)
GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương 8 Lớp: ĐHTP5LT
Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Tiểu luận CNSX đường bánh kẹo
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới năm 2010
2.3.1. Ấn Độ
Sản lượng đường Ấn Độ sẽ tăng 27% trong niên vụ 2010/11
Sản lượng đường Ấn Độ sẽ tăng 27% trong vụ mùa sắp tới đây – nhưng vẫn chưa đủ để
nước này ngừng nhập khẩu.
Nước sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới, và nước tiêu thụ lớn nhất thế giới, sẽ sản xuất
24.7 triệu tấn đường trong vụ 2010-11 bắt đầu vào tháng 10.
Giá mía tăng năm ngoái đã khuyến khích người nông dân gia tăng diện tích trồng mía.
Đây sẽ lần đầu tiên trong 3 vụ liên tiếp sản lượng đường của Ấn Độ có thể đáp ứng nhu cầu
trong nước, ước tính vào khoảng 24.5 triệu tấn.
Nguồn cung đường toàn cầu thiếu hụt, sản lượng của Brazil tăng nhẹ, cộng với giá đường
New York đã chạm mức cao nhất từ 1/1981 vào tháng 2 sẽ khiến Ấn Độ nhập khẩu khoảng 1.2
triệu tấn.
Giá đường giảm hơn một nửa vào tháng 2 đã đẩy nhu cầu lên cao hơn với niềm tin là
nguồn cung sẽ gia tăng.
Mỹ công bố hạn ngạch nhập khẩu mới vào khoảng 200,000 tấn ngắn (1 tấn ngắn = 916
kg), thấp hơn 100,000 tấn so với dự đoán của các chuyên gia. Nga cũng đang dự định tăng thuế
nhập khẩu đối với đường thô lên cao hơn 4 lần.
(Nguồn: />option=com_content&view=article&id=71:sn-lng-ng-n-s-tng-27-trong-nien-v-
201011&catid=7:tin-quc-t&Itemid=3)
Đầu tháng 9/2010, Ấn Độ, nước tiêu thụ đường lớn nhất thế giới công bố sản lượng cho vụ
mía năm nay (bắt đầu từ 1/10) sẽ tăng khoảng 17% giúp cho nước này không còn phải nhập

khẩu đường cho vụ tới. Ngược lại, Ấn Độ dự kiến sẽ xuất khẩu đường trở lại trong vòng 3 tháng
tới.
GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương 9 Lớp: ĐHTP5LT
Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Tiểu luận CNSX đường bánh kẹo
Nguồn cung trên thế giới đang ở mức ổn định vì thời tiết thuận lợi trong vụ thu hoạch tại
Brazil, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11.
Giá đường trắng giao ngay tăng liên tục kể từ đầu tháng 7, từ 604 USD/tấn lên giá hiện tại
755 USD/tấn. Các giá đường hợp đồng kỳ hạn khác đều tăng đều và liên tục kể từ khi đạt đáy
trong tháng 5, với xu hướng giá giảm dần cho các kỳ hạn xa hơn. Cụ thể, giá đường kỳ hạn
T12/2010: 544 USD /tấn, T3/2011: 537 USD /tấn, T5/2011: 520 USD /tấn, T8/2011: 503 USD
/tấn.
Những thông tin thế giới gần đây rằng Ấn Độ có thể xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn đường
trong vụ 2010/2011 cho thấy một triển vọng về cung lớn hơn cầu trong năm 2011 khi các thông
tin sản lượng về các nước xuất khẩu đường chủ đạo trên thế giới như Brazil, Thái Lan, Úc không
có triển vọng giảm.
2.3.2. Thái Lan
Thái Lan là nước có sản lượng đường cao thứ 4 thế giới, sau Brazil - 32 triệu tấn, Ấn Độ
16 triệu tấn và Trung Quốc - 13 triệu tấn. Nhưng đây lại là nước xuất khẩu đường thứ nhì thế
giới (sau Brazil). Do vậy, sản lượng xuất khẩu của Thái Lan sẽ có phần nào ảnh hưởng đến cung
và cầu trên thế giới.
Năm 2010, sản lượng sản xuất của Thái Lan khoảng 6,8 - 7 triệu tấn, tiêu dùng nội địa
khoảng 2- 2,2 triệu tấn, phần còn lại để xuất khẩu khoảng 4.8 triệu tấn. Do giá đường năm 2009
cao đã khuyến khích người dân tăng diện tích trồng mía cho vụ mùa 2010/2011 (từ tháng
11/2010).
Lo ngại rằng nguồn cung sẽ tăng trong năm tới và giá giảm, các nhà sản xuất của Thái Lan
đã kí hợp đồng xuất khẩu với khối lượng lớn. Như vậy, việc mua tích trữ đường của Thái Lan là
do đã kí hợp đồng xuất khẩu quá nhiều chứ không phải là sản lượng sản xuất giảm.
Thiếu hụt nội địa chủ yếu chỉ ở các tỉnh vùng hẻo lánh, không phải quy mô quốc gia vì
lượng tồn kho hiện tại rất lớn (2,39 triệu tấn), đủ cung cấp cho 1 năm tiêu dùng.
Bên cạnh đó, lượng chính phủ mua lại 100.000 tấn là con số rất nhỏ so với quy mô của

nước này. Thật sự, nguồn cung ròng của Thái Lan ra thế giới không có gì thay đổi lớn.
2.3.3. Các nước trên thế giới
Vụ 2008/2009, tổng cung đường thế giới là 151 triệu tấn trong khi nhu cầu thế giới là 161
triệu, thiếu hụt khoảng 10 triệu tấn. Vụ 2009/2010,con số dự báo tổng cung là 156 triệu tấn và
tổng cầu khoảng 162 triệu tấn, thiếu hụt khoảng 6 triệu tấn (nguồn: FAO).
Như vậy năm 2010 thế giới vẫn tiếp tục thiếu đường, nhưng ở mức độ ít hơn năm 2009 do
nguồn cung của Ấn Độ được cải thiện.
Hiện tại giá đường thế giới đang bị chi phối bởi 2 yếu tố :
Giá đường cao trong năm qua đã khiến diện tích trồng mía tăng trong vụ tới (2010/2011)
nên các các nhà thu mua e ngại giá sẽ giảm nên không tích trữ như cùng kỳ năm ngoái. Cùng với
nguồn cung tăng lên, đây là yếu tố khiến giá đường đã giảm 35% từ tháng 2 đến tháng 6. Giá
đường trắng đã giảm từ 880 USD /tấn về 580 USD /tấn
GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương 10 Lớp: ĐHTP5LT
Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Tiểu luận CNSX đường bánh kẹo
Tuy nhiên, đà giảm đã chững lại từ tháng 6 khi tình hình hạn hán trên thế giới dự kiến sẽ
làm giảm năng suất mía cho vụ tới.
Như vậy, thế giới vấn thiếu đường trong năm 2010. Tuy nhiên, mức độ thiếu không đến
mức nghiêm trọng để có thể kỳ vọng giá đường đạt mức như năm 2009.
(Nguồn: />(Nguồn: SBS)
Trên thế giới, sản xuất đường không khả quan. Kết thúc mùa vụ sản xuất 2009 - 2010, sản
lượng đường của Thái Lan ước tính đạt 7.6 triệu tấn, nhưng thực tế đã giảm 3% còn 6.9 triệu tấn,
do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn.
Thái Lan xuất khẩu đường chủ yếu sang Pakistan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Trung Đông và
một phần xuất khẩu qua Việt Nam. Việc Thái Lan thiếu hụt đường khiến các nước nhập khẩu
đường truyền thống này sẽ phải tìm nguồn cung cấp khác, tạo áp lực gia tăng giá đường.
Ngoài ra, nhu cầu của nước tiêu thụ đường lớn nhất thế giới là Ấn Độ, cùng với Indonesia
và các nước Hồi giáo khác đều tăng vào dịp lễ Ramadan từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10. Dự
báo nhu cầu đường thế giới sẽ vẫn tăng mạnh, trong khi nguồn cung không đủ đáp ứng.
GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương 11 Lớp: ĐHTP5LT
Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Tiểu luận CNSX đường bánh kẹo

2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới năm 2011
2.4.1. Tình hình mía đường thế giới năm 2011
Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) dự báo, thặng dư đường thế giới niên vụ 2010/11 (tháng
10/2010 – tháng 9/2011) sẽ ở mức 196.000 tấn, thấp hơn nhiều so với dự báo dư 1,29 triệu tấn
đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết xấu làm giảm sản lượng ở
các nước sản xuất quan trọng bao gồm cả Australia.
Trong báo cáo hàng quý quý 1/2011, ISO nhận định, thị trường đường thế giới sẽ ở mức
tương đối cân bằng trong vụ này. Quý trước, tổ chức này dự báo thế giới sẽ dư cung đáng kể và
giá sẽ hạ nhiệt trong năm 2011.
Lần dự báo này, ISO cho rằng sản lượng của các nước sản xuất hàng đầu là Australia,
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Ukraina sẽ thấp hơn dự kiến bởi thời tiết xấu. Sản lượng ở các
nước Thái Lan và Mexico trong khi đó dự báo sẽ rất lạc quan.
ISO đồng thời dự báo tiêu thụ đường toàn cầu trong vụ này sẽ ở 167,849 triệu tấn, tăng
2,01% so với vụ trước, nhưng thấp hơn so với mức tăng trưởng 2,6% trung bình của 10 năm qua,
do giá cao kỷ lục ở cả thị trường quốc tế lẫn nội địa các nước.
Hai vụ trước, thế giới đã phải chứng kiến sự thiếu hụt trầm trọng, tỷ lệ dự trữ/tiêu dùng rơi
xuống mức thấp nhất của hơn 20 năm, khiến giá cả tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn 3 thập
kỷ.
( />Thị trường đường thế giới sẽ không dư cung trong năm 2011.
Kết quả cuộc điều tra mới nhất do hãng tin Reuters tiến hành ở các nhà phân tích và doanh
nhân hàng đầu thế giới cho thấy nguồn cung đường chỉ sẽ đáp ứng đủ nhu cầu trong năm nay,
chứ không dư thừa như dự báo cách đây vài tháng.
Thời tiết xấu ở một số nước sản xuất chính đã đẩy giá đường tăng lên mức cao kỷ lục của
30 năm nay, khiến các nhà phân tích phải điều chỉnh giảm mức dự báo về nguồn cung đường, từ
chỗ dư cung 4,5 triệu tấn dự báo hồi tháng 7/2010 xuống mức cân bằng cung – cầu hiện nay.
Các nhà phân tích dự báo giá đường thô và đường trắng kỳ hạn sẽ tăng trong quý I năm
2011, trước khi Brazil thu hoạch vụ mới, sau đó giá sẽ giảm xuống bởi người trồng mía gia tăng
diện tích trồng nhân lúc giá đường cao.
Các nhà phân tích dự báo giá sẽ tiếp tục tăng lên 34,40 US cents/lb vào cuối quý III. Dự
báo trước đây là trung bình 15,38 US cent/lb trong năm 2011.

GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương 12 Lớp: ĐHTP5LT
Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Tiểu luận CNSX đường bánh kẹo
Thời tiết bất thường ở những nước sản xuất chính như Nga, Brazil và Australia trong
những tháng gần đây chắc chắn sẽ có tác động tới thị trường đường trong thời gian tới, song sẽ
không kéo dài.
Jonathan Kingsman, giám đốc điều hành công ty tư vấn đường và ethanol Kingsman SA.
Nhận định: “Thời tiết sẽ tiếp tục quyết định xu hướng thị trường đường thế giới năm 2011” và
“Yếu tố quan trọng thứ 2 là nỗi lo về lạm phát giá thực phẩm và cách thức các Chính phủ tiến
hành để đối phó với lạm phát, bao gồm cả việc có thể cấm xuất khẩu”.
Gary Mead, nhà phân tích thuộc công ty VM Group. Cho biết: “Nỗi lo của thị trường
trong phần lớn thời gian năm nay là nguồn cung chỉ đủ cầu. Điều đó có nghĩa là giá đường rất có
thể sẽ tăng mạnh khi nguồn cung gia tăng”.
Tại London, giá đường trắng kỳ hạn giao tháng 3 hiện ở mức 780,50 USD/tấn, dự báo sẽ
tăng lên 800 USD/tấn vào cuối quý I, và giảm xuống 640 USD/tấn vào cuối năm 2011. Dự báo
trước đây của các nhà phân tích là giá sẽ trung bình 495 USD/tấn trong năm 2011.
Ấn Độ, nước sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới sau Brazil, sẽ có vai trò trụ cột trên thị
trường đường. Cung và mậu dịch đường toàn cầu sẽ phụ thuộc phần lớn vào vụ mùa của Ấn Độ,
trong khi điều này lại rất khó dự đoán.
Sản lượng tăng có nghĩa là Ấn Độ chắc chắn sẽ tăng cường xuất khẩu đường theo “Giấy
phép mở” ("open general licence"), kéo theo gia tăng nguồn cung trên thị trường quốc tế và giá
giảm.
Hầu hết các nhà phân tích dự báo các cảng Brazil sẽ sẽ tiếp tục bị tắc nghẽn, song những
khoản đầu tư gần đây có nghĩa là tình trạng chậm bốc xếp hàng sẽ không quá tệ như năm ngoái.
Tại Đông Nam Á, sản lượng đường của Thái Lan, nhà xuất khẩu đường nhiều thứ hai thế
giới hiện nay, có thể tăng lên mức cao kỷ lục 7,7-7,8 triệu tấn trong mùa vụ bắt đầu từ tháng
11/2010, nhờ thời tiết thuận hòa hơn, theo nhận định của Văn phòng của Ủy ban mía đường Thái
Lan.
Sản lượng đường của Thái Lan sẽ tăng cao hơn con số 7,28 triệu tấn trong niên vụ 2002-
03, góp phần đưa thị trường đường thế giới trở lại mức dư thừa lần đầu tiên sau bốn năm thiếu
hụt. Điều này có thể giúp làm giảm giá mặt hàng này trong lúc giá cả các nông sản khác có chiều

hướng tăng lên.
Theo Công ty Queensland Sugar Ltd., xuất Sản lượng đường của Thái Lan tăng lên nhờ
thời tiết, và có thể làm giảm 50% sản lượng mía đường ở đó. mưa nhiều hơn hai năm trước và sẽ
giúp nước này xuất khẩu cao hơn mức 4,3 triệu tấn đường của năm 2010, năm xứ "chùa Vàng"
đã sản xuất được 6,93 triệu tấn. Sản lượng mía của Thái Lan có thể đạt 74 triệu tấn với mỗi tấn
mía thu được khoảng 105kg đường.
Trong khi đó, bão lốc đã tác động tiêu cực đến Queensland, vùng trồng tới 1/3 tổng lượng
mía của Australia
Khẩu đường của Australia - nhà cung cấp đường nhiều thứ ba thế giới - có khả năng chỉ
đạt 2,2 triệu tấn và có thể đây sẽ là mức thấp nhất trong hai thập niên qua.
GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương 13 Lớp: ĐHTP5LT
Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Tiểu luận CNSX đường bánh kẹo
(Nguồn: />nam-2011)
2.4.2. Tình hình mía đường các nước trên thế giới những tháng đầu năm 2011
Ấn Độ trì hoãn quyết định xuất khẩu đường đến tháng 1/2011
Ấn Độ dự kiến đến tháng 1/2011 mới có quyết định cuối cùng về việc cho phép xuất khẩu
đường sau khi có ước tính độc lập về sản lượng của vụ mùa năm nay.
Giá đường thế giới có thể sẽ tiếp tục tăng trong tuần tới bởi lo ngại về việc Ấn Độ giới hạn
xuất khẩu đường sau khi tình trạng mưa nhiều gây thiệt hại mùa màng.
Tại Brazil dự kiến trồng mới lại 20% diện tích trồng mía.
Brazil có kế hoạch trồng mới khoảng 1.4 triệu hecta mía (tương đương 20% tổng diện tích
hiện thời) tại khu vực miền Trung Brazil, nơi sản xuất đến 90% lượng đường và Ethanol của cả
nước.
Thời gian dự kiến kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3/2011. Động thái này sẽ tiếp tục tạo lực
đỡ cho giá đường thế giới bởi lo ngại về khả năng thiếu hụt đường trong vụ mùa 2011-2012.
Australia nhận nhiều đơn đặt hàng sớm cho vụ 2011-2012
Australia nhận được ngày càng nhiều đơn đặt hàng sớm cho vụ mùa 2011-2012. Cung
đường xuất khẩu của Australia đang ở mức thấp nhất trong 20 năm, có thể xuống dưới mức 2.5
triệu tấn so vói dự báo 2.6 triệu tấn trước đây.
Các nhà máy có thể sẽ phải ngưng sản xuất trong vòng vài tuần tới do trời mưa không thu

hoạch được mía.
Trung Quốc nâng tỷ lệ Margin các hợp đồng giao sau nhằm hạ nhiệt đầu cơ
hàng hóa và kiềm chế lạm phát.
Sàn giao dịch Zhengzhou Commodity Exchange, nơi có các hợp đồng lớn nhất thế giới đối
với các mặt hàng đường từ tháng 1 đến tháng 6, đã nâng tỷ lệ Margin đối với các sản phẩm
đường lên mức 12% vào ngày 24/11.
Tuy nhiên, sàn này chỉ phục vụ các doanh nghiệp nội địa hoặc nước ngoài đang hoạt động
tại Trung Quốc nên hầu như không ảnh hưởng đến diễn biến giá thế giới.
2.4.3. Giá đường thế giới những tháng đầu năm 2011
Giá đường thế giới bị tác động bởi cơn bão Yasi tại Australia
GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương 14 Lớp: ĐHTP5LT
Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Tiểu luận CNSX đường bánh kẹo
Cơn bão Yasi đổ bộ vào khu vực trồng mía chiếm 1/3 sản lượng Australia đã gây ra lo
ngại về sụt giảm mạnh về sản lượng đường nước này, giới đầu cơ ngay sau đó đã đẩy giá đường
lên mức kỷ lục 36.02 cents/pound.
Tuy nhiên giá đường dường như phản ứng thái quá với tác động của bão Yasi đối với sản
lượng đường Australia bởi giới đầu cơ hàng hóa, vì vậy ngay sau đó giá đường đã có phiên điều
chỉnh mạnh giảm tới 9.3% xuống mức 32 cents/pound trong phiên dao dịch 03/02/2011.
Theo ước tính mới nhất, cơn bão Tropical Cyclone Yasi đã giảm sản lượng đường của
Australia khoảng 800,000 tấn đường. Do đó sản lượng đường của quốc gia này có thể chỉ còn
3.5 triệu tấn cho vụ mùa thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 12, thấp hơn so với mức 3.6 triệu tấn
trong vụ mùa năm ngoái và dự báo 4.3 triệu tấn hồi đầu mùa vụ năm nay.
Giá đường sụt giảm bởi các thông tin từ Brazil và Trung Quốc
Giá đường phiên ngày 8/2/2011 đã sụt giảm khi nguồn cung sản lượng tại Brazil có thể tăng
cao hơn so với mức được dự báo trước đó, đồng thời nhu cầu tiêu thụ từ thị trường Trung Quốc
đang có dấu hiệu giảm lại bởi việc nâng lãi suất lần thứ 3 liên tiếp kể từ trung tuần tháng 10
trong nỗ lực cắt giảm lạm phát của chính quyền nước này.
Chuyên gia phân tích của Hiệp hội đường thế giới (ISO) nhận định rằng giá đường sẽ sụt
giảm trong năm nay (2011) so với mức cao kỷ lục trong vòng 30 năm qua được thiết lập trong
tuần trước. Nguyên nhân bởi Brazil đang có sự gia tăng kỷ lục về diện tích gieo trồng mía, dấu

hiệu đầu tiên cho sự hạ nhiệt của thị trường đường trong các năm tiếp theo.
Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) sản lượng đường từ Brazil đạt 39.4 triệu
tấn trong năm nay cho vụ mùa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm.
Pakistan tiếp tục nhập khẩu đường trong năm 2011
Nhu cầu tiêu thụ đường tại Pakistan, thị trường lớn thứ 3 tại châu Á được dự báo sẽ đạt 3.6
triệu tấn, sản lượng đường nhập khẩu dự kiến khoảng 700,000 tấn trong năm nay bởi ảnh hưởng
bởi trận lụt tồi tệ nhất trong lịch sử nước này năm vừa qua.
Đường giao sau tháng 3 trên sàn giao dịch hàng hóa ICE Futures US – New York đã giảm
nhẹ 0.58 cents/pound trong tuần qua, hiện đứng ở mức 31.02 cents/pound ngày 18/02/2011
GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương 15 Lớp: ĐHTP5LT
Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Tiểu luận CNSX đường bánh kẹo
Đồ thị giá đường giao sau tháng 3 /2011 tại New York – Nymex No.11 Sugar Futures
Giá đường tinh luyện giao tháng 5 tại London đóng cửa ngày 18/2/2011 ở mức 720.6
USD/tấn, giảm nhẹ 6.2 USD/tấn so với phiên trước đó.
Giá đường điều chỉnh giảm với dự báo gia tăng sản lượng từ Brazil
2.4.4. Sản lượng đường thế giới năm 2011
Theo Hiệp hội mía đường thế giới (ISO) , sản lượng mía đường tại khu vực miền Nam
Brazil có thể sẽ tăng 4.1% trong vụ mùa 2011- 2012.
Sản lượng mía ép dự kiến đạt 570 - 579 triệu tấn mía, tăng so với sản lượng ép hiện tại
(tính đến 1.2.2011) khoảng 556.2 triệu tấn. Giá đường thế giới trong vụ mùa tới sẽ vẫn dao động
trên mức 25 cents/pound.
GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương 16 Lớp: ĐHTP5LT
Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Tiểu luận CNSX đường bánh kẹo
Sản lượng dự kiến tại Brazil
Miền Nam Brazil có sản lượng mía chiếm tới 90% tổng sản lượng của Brazil, lượng
đường sản xuất dự kiến tăng 2 triệu tấn, dao động trong khoảng 35.5 - 36 triệu tấn trong vụ mùa
2011- 2012, theo đó sản lượng xuất khẩu cũng sẽ tăng giá trị tương ứng.
Sản lượng đường tại bang Maharashtra (Ấn Độ) tăng 16%
Bang sản xuất đường lớn nhất Ấn Độ Maharashtra sản xuất 5 triệu tấn đường trong vụ
mùa 2010/2011 bắt đầu từ 01/10 hằng năm, tăng 16% so với mức 4.3 triệu tấn trong cùng kỳ

năm ngoái.
Sản lượng mía ép đã tưng 19.5% đạt 46 triệu tấn so với 38.5 triệu tấn trong năm trước. Vụ
mùa tại bang này dự kiến kéo dài đến tận tháng 5/2011.
(Nguồn: />Tài liệu tham khảo
/>dt.3429.005007.html
/> />duong-the-gioi.htm
/> /> /> />
/> /> />gia-van-con-tiep-tuc.html
/>GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương 17 Lớp: ĐHTP5LT
Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Tiểu luận CNSX đường bánh kẹo
Mục lục
GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương 18 Lớp: ĐHTP5LT

×