TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~
BÁO CÁO
Học phần: Công nghệ khai thác chế biến dầu và than đá
Đề tài:
SỬ DỤNG CÔNG CỤ GEOSPATICAL TOOLKIT ĐỂ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG
SINH KHỐI TỪ CÂY NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG
Phần: Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương
Họ và tên Số hiệu sinh viên
BÙI VĂN GIÁO 20090871
NGUYỄN THU HIỀN 20104700
NGUYỄN VĂN PHÚC 20104597
TRẦN VĂN THẮNG 20104774
ĐỖ VĂN TRONG 20104792
1. Tình hình kinh tế tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc
bộ, Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà
Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây. Phía tây bắc giáp
tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía
đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng
Yên. Hải Dương còn là đô thị loại 2. Theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương nằm
trong Vùng thủ đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp.
Tọa độ:
Vĩ độ: 20°43' đến 21°14' độ vĩ Bắc
Kinh độ: 106°03' đến 106°38' độ kinh Đông
Diện tích 1656,0 km²
Dân số 2011
Tổng cộng 1.718.900 người
2
Tỉnh Hải Dương
Mật độ 1038 người/km²
1.
3
Tỉnh Hải Dương
1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2011, ước đạt 39.028 tỷ đồng (theo giá
thực tế) và 14.689 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), tăng 9,3% so với năm trước (năm 2010
tăng so với 2009 là 10,1%). Giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
tăng 4,2%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%; khu vực dịch vụ tăng 10,5%.
Trong 9,3% tăng trưởng GDP chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,7
điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 5,4 điểm phần trăm; khu vực
dịch vụ đóng góp 3,2 điểm phần trăm.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, nếu như loại trừ yếu tố quả vải thiều thì khu
vực này gần như không tăng trưởng; khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng
thấp do sản phẩm chủ lực là xi măng tăng không đáng kể, điện sản xuất sụt giảm gần 30%,
cắt giảm đầu tư công, lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay tăng cao, do vậy ngành xây dựng
khu vực công, tư đều chịu tác động; khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng từ việc lạm phát tăng
cao đã làm giảm, hạn chế nhu cầu tiêu dùng ở khu vực này, vì vậy ảnh hưởng đến mức tăng
trưởng.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2011
(Theo giá so sánh 1994)
Tốc độ
2010 tăng
so với
năm 2009
(%)
Tổng sản
phẩm 2011
trong tỉnh
(tỷ đồng)
Tốc độ
2011 tăng
so với năm
2010 (%)
Đóng góp
vào tốc độ
tăng
chung (%)
GDP 14.689 9,3 9,3
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2.278 4,2 0,7
Công nghiệp, xây dựng 7.934 10,2 5,4
Dịch vụ 4.477 10,5 3,2
4
Tỉnh Hải Dương
1.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Theo giá cố định 1994, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2011, ước
đạt 4.373 tỷ đồng tăng 5,6% so với năm 2010; trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ước
đạt 3.929 tỷ đồng, tăng 6,1%; giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 13,2 tỷ đồng, tăng 0,8%;
giá trị sản xuất thuỷ sản ước đạt 431 tỷ đồng, tăng 1,7%; theo giá thực tế ước đạt 16.449 tỷ
đồng, tăng 29,7% so với năm 2010; trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 15.076 tỷ
đồng, tăng 31,2%.
1.2.1. Sản xuất nông nghiệp
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá cố định 1994 tăng 8,3% so với năm 2010,
nguyên nhân tăng chủ yếu do năng suất, sản lượng vải năm 2011 tăng cao đã góp phần tăng
6,5% vào giá trị sản xuất chung của ngành trồng trọt; theo giá thực tế trồng trọt tăng 28,0%
so với năm 2010, nguyên nhân tăng do giá cả một số mặt hàng nông sản tăng.
Vụ Đông, gieo trồng được 22.376 ha bằng 95,0% năm 2010. Năng suất, sản lượng
các loại cây vụ Đông năm 2011 nhìn chung thấp hơn so với vụ đông năm 2010 do thời tiết
trong vụ không thuận lợi, thời tiết hạn hán, ít mưa nên đã ảnh hưởng tới quá trình sinh
trưởng, phát triển của các loại cây trồng vụ đông.
Vụ Chiêm xuân, gieo trồng được 71.783 ha, giảm 0,3% so với vụ Chiêm xuân năm
2010. Cây lúa có diện tích gieo trồng chiếm 90,2 %, cây rau đậu chiếm 6,5% và đang có xu
hướng tăng. Diện tích gieo trồng đạt 63.644 ha, giảm 0,8% so với 2010 và bằng 101% so
với kế hoạch. Mặc dù thời tiết đầu vụ khắc nghiệt, lúa đông xuân vẫn cho năng suất cao, đạt
67,71 tạ/ha, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm trước.
Vụ mùa, diện tích gieo trồng đạt 70.608 ha, tăng 0,2% so với năm 2010. Diện tích
gieo trồng lúa 63.029 ha, đạt 108% so với kế hoạch và giảm 0,5% so với vụ mùa năm 2010.
Cây lâu năm, toàn tỉnh có 22.431 ha giảm 0,2% so với năm 2010 nguyên nhân giảm
chủ yếu do diện tích trồng cây ăn quả giảm; trong đó, diện tích trồng cây ăn quả 21.578 ha,
chiếm 96,2% tổng diện tích trồng cây lâu năm. Sản lượng các loại cây lâu năm đều tăng so
với năm 2010 do năng suất tăng. Một số loại cây có sản lượng tăng như: vải quả tăng
282%, xoài tăng 4,9%; chuối tăng 2,9%; mít tăng 2,5%; ổi tăng 12,1%, cam tăng 2,2%,
Chăn nuôi, tổng đàn trâu đạt 6.286 con, giảm 12,6% so với 01/10/2010; đàn bò
22.864 con, so với thời điểm 1/10/2010 số lượng đàn bò giảm 31,6%; đàn lợn 537.632 con,
5
Tỉnh Hải Dương
giảm 8,3% so với thời điểm 1/10/2010 (trong đó, lợn nái giảm 29,5%); đàn gia cầm (gà, vịt,
ngan, ngỗng) tại thời điểm 1/10/2011 có 9.947 nghìn con, tăng 22,7% so với 01/10/2010.
1.2.2. Sản xuất Lâm nghiệp
Năm 2011, cải tạo được 40 ha rừng phòng hộ nằm trong Dự án nâng cấp, cải tạo rừng
phòng hộ của tỉnh, có 28 ha rừng trồng được chăm sóc, tăng 40% so với năm 2010 chủ yếu
là diện tích rừng sản xuất trồng mới; 6.112 ha rừng được giao khoán bảo vệ, các đơn vị
chăm sóc lần đầu vào 6 tháng đầu năm, lần 2 vào tháng 9 tháng 10 trong năm. Tổng số gỗ
khai thác năm 2011 đạt 2.550 m3, chia ra: Nhà nước 2.046 m3 chiếm 80,2%, tập thể 173
m3, chiếm 6,8%; cá thể 331 m3, chiếm 13,0%. Khai thác củi năm 2011 đạt 165.000 ste.
1.2.3. Sản xuất Thuỷ sản
Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2011 là 10.170 ha, tăng 2,7% so với năm trước.
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 2011 đạt 55.554 tấn, tăng 8,0%, sản xuất giống thuỷ sản năm
đạt 2.296 triệu con, giảm 2,6%. Sản lượng thuỷ sản khai thác 2.203 tấn, giảm 1,8% so với cùng
kỳ năm trước.
1.3. Sản xuất công nghiệp, xây dựng
Sản xuất công nghiệp năm 2011 có mức tăng trưởng không cao, nguyên nhân chủ yếu
là do nền kinh tế có nhiều biến động, giá cả nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất
công nghiệp như điện, xăng dầu, than tăng cao đã làm cho giá thành của sản phẩm tăng.
Bên cạnh đó thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP về kiềm chế lạm phát cùng một số biện
pháp thắt chặt quản lý tiền tệ của Nhà nước đã tác động lớn đến kế hoạch sản xuất kinh
doanh của ngành công nghiệp tỉnh.
Đến tháng 12 năm 2011, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 10,2% so với
tháng trước, trong đó, ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 5,8%; ngành công nghiệp chế
biến tăng 9,5%; ngành công nghiệp sản xuất, tập trung và phân phối điện, ga, nước tăng
11,7%.
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 12 năm 2011 tăng 11,3% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó, ngành công nghiệp khai thác mỏ giảm 12,1%; ngành công nghiệp chế
biến tăng 32,1%; ngành công nghiệp sản xuất, tập trung và phân phối điện, ga nước giảm
21,7%.
Chỉ số phát triển công nghiệp cộng dồn 12 tháng năm 2011 so với cùng kỳ năm trước
tăng 7,5%, trong đó, ngành công nghiệp khai thác mỏ giảm 11,6%; ngành công nghiệp chế
biến tăng 22,3%; ngành công nghiệp sản xuất, tập trung và phân phối điện, ga nước giảm
15,8%.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2011 giá thực tế đạt 6.837 tỷ đồng tăng 18,7%
so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh nghiệp nhà nước giảm 3,3%; doanh nghiệp
ngoài nhà nước tăng 20,9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 43,9%. Theo giá
so sánh 1994 đạt 2.681 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2010.
1.4. Bán lẻ hàng hoá, dịch vụ
6
Tỉnh Hải Dương
Tổng mức bàn lẻ hàng hoá, dịch vụ năm 2011 đạt 16.799 tỷ đồng; trong đó cơ cấu
theo ngành kinh tế (thương nghiệp; khách sạn, nhà hàng; du lịch và dịch vụ) tương ứng là
(81,5%; 8,6%; 9,9%), đồng thời tăng trưởng tương ứng giữa các ngành là (25,4%; 39,0%;
35,5%).
Doanh thu vận tải năm 2011 ước đạt 3.495 tỷ đồng, tăng 24,2% so với 2010; trong
đó, doanh thu vận tải hàng hóa đạt 2.664 tỷ đồng, tăng 26,2% doanh thu vận tải hành khách
đạt 612 tỷ đồng, tăng 33,6%.
So với năm 2010, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 16,4% (đường bộ tăng
10,4%, đường sông tăng 20,7%, đường biển tăng 104,0%), khối lượng hàng hóa luân
chuyển tăng 26,9%; khối lượng hành khách vận chuyển tăng 16,8%, khối lượng hành khách
luân chuyển tăng 5,9%.
Năm 2011, số thuê bao điện thoại ước đạt 396.293 thuê bao, tăng 4,6% so với năm
2010, trong đó thuê bao cố định đạt 299.605 thuê bao, giảm 1,5%; thuê bao di động trả sau
đạt 96.688 thuê bao, tăng 29,3% so với cùng kỳ.
Doanh thu từ hoạt động Bưu chính - Viễn thông năm 2011, ước đạt 1.007 tỷ đồng;
trong đó, doanh thu viễn thông ước đạt 956 tỷ đồng, giảm 13,7% so với năm 2010.
1.5. Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương ước tính quý IV năm 2011 đạt
5.836,7 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn nhà nước 1.121 tỷ
đồng, giảm 24,6%, vốn ngoài nhà nước 3.189 tỷ đồng, tăng 52,6%, vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài 1.526 tỷ đồng, giảm 28,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương ước năm 2011 đạt 20.148 tỷ đồng, tăng
8,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn nhà nước 3.879 tỷ đồng, giảm 8,2% so với
cùng kỳ năm trước, vốn ngoài nhà nước 11.444 tỷ đồng, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm
trước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4.825 tỷ đồng, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm
trước.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả cao so với cùng kỳ năm trước, do tiếp
nhận được một số dự án quy mô đầu tư lớn như: dự án nhà máy Nhiệt điện Hải Dương (trên
2,25 tỷ USD), dự án dệt Pacific (trên 300 triệu USD), dự án may Tinh Lợi (120 triệu USD).
Tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2 tỷ 866,4 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện năm 2011 ước đạt
trên 300 triệu USD. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 225 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 5
tỷ 465,9 triệu USD, vốn thực hiện đạt 1 tỷ 961,8 triệu USD, bằng 35,9% tổng vốn đăng ký.
Đầu tư xây dựng cơ bản đã tập trung cho các công trình hạ tầng giao thông như: cầu
Chanh, nâng cấp Quốc lộ 37, xây dựng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đoạn qua tỉnh); Cầu
Hàn và đường dẫn hai đầu cầu và một số tuyến đường tỉnh. Đầu tư xây dựng các công trình
phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Hoàn thành và đưa vào sử dụng 869 phòng học kiên cố,
12 dự án nâng cấp bệnh viện đa khoa tuyến huyện và khu vực, tiếp tục xây dựng mới bệnh
viện Nhi, v.v. Đang triển khai việc sửa chữa và lập dự án đầu tư bệnh viện Phụ sản.
1.6. Tài chính, tín dụng
7
Tỉnh Hải Dương
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2011, ước đạt 5.720 tỷ đồng, tăng
16,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, thu thuế xuất, nhập khẩu qua cơ quan Hải quan
ước đạt 850 tỷ đồng, bằng 130,8% dự toán năm, tăng 29,7%; thu nội địa 4.870 tỷ đồng,
tăng 14,1%.
Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 7.020 tỷ đồng, tăng 42,6% so với dự toán
năm, trong đó chi thường xuyên tăng 16,4%, chi đầu tư phát triển tăng 70,4% (do chuyển
nguồn từ năm trước).
Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ năm 2011 đạt 24.434 tỷ đồng, tăng 21,3% so với
cuối năm 2010; trong đó, tiền gửi tổ chức kinh tế, KBNN đạt 6.624 tỷ, tăng 4,4%; tiền gửi
dân cư tăng đạt 17.811 tỷ, tăng 29,0%; huy động ngoại tệ (đã quy đổi) 3.352 tỷ, giảm 8,2%.
Tổng dư nợ đến cuối năm 2011 ước đạt 28.150 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cuối năm
2010, giảm 1,8% so kế hoạch được giao. Nợ xấu 347 tỷ chiếm 1,2% trên tổng dư nợ, giảm
0,1% so với cuối năm 2010.
Tổng thu tiền mặt toàn địa bàn 140.021 tỷ đồng tăng 50,3%, tổng chi tiền mặt
137.500 tỷ đồng tăng 48,4% so với cùng kỳ năm trước; bội thu 2.521 tỷ đồng, gấp gần 5 lần
so với 2010.
Doanh số mua ngoại tệ 540,6 triệu USD tăng 29,4% so cùng kỳ năm trước, doanh số
bán đạt 495 triệu tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước, chi trả kiều hối đạt 143 triệu USD
tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước.
1.7. Cân đối thương mại
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 trên địa bàn ước đạt 1.416 triệu USD, tăng
29,8% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt 1.421 triệu USD tăng 25,7%.
Tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 - 2011
8
Tỉnh Hải Dương
Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 1.421 triệu USD, tăng 25,7% so với năm trước, trong
đó nhập khẩu địa phương đạt 31 triệu USD, giảm 31,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài đạt 1.390 triệu USD, tăng 28,1%; các mặt hàng có xu hướng nhập khẩu cao so với
năm 2010: Vải may mặc tăng 221,1%; thức ăn gia súc tăng 42,1%
Định hướng trong tương lai
Theo quy hoạch Xây dựng vùng của tỉnh Hải Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến
năm 2030, Hải Dương sẽ hình thành ba cụm đô thị động lực mạnh: thành phố Hải Dương -
hành lang quốc lộ 5; Chí Linh - Kinh Môn; cụm Thanh Miện và khu vực phía Nam tỉnh.
Quy hoạch cũng thể hiện sự phát triển theo các trục hành lang tạo thành mạng lưới, khung
phát triển của quy hoạch lãnh thổ tỉnh. Định hướng phát triển công nghiệp gồm có khu công
nghiệp và các cụm công nghiệp với tổng số 25 khu công nghiệp với tổng diện tích 5.400 ha.
Hệ thống đô thị được định hướng gồm: Thành phố Hải Dương đạt đô thị loại I trước
năm 2020 là hạt nhân; Thị xã Chí Linh là đô thị trung tâm phía bắc; chuỗi thị trấn Kinh
Môn, Minh Tân, Phú Thứ phát triển thành Thị xã Kinh Môn vào năm 2015; thị trấn Sặt
(Bình Giang) mở rộng và nâng cấp lên đô thị loại IV và thành Thị xã vào năm 2020; các thị
trấn Phú Thái (Kim Thành), Ninh Giang và Thanh Miện nâng cấp thành đô thị loại IV
khoảng năm 2025 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh sẽ nâng cấp và quy hoạch mới các
tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và các cảng cạn, bến bãi… Bản quy hoạch cũng thể
hiện quan điểm lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư tới năm 2015 - 2020 gồm các công trình
xã hội, công trình hạ tầng kỹ thuật.
9
Tỉnh Hải Dương
2. Cơ sở hạ tầng của tỉnh Hải Dương
2.1. Giao thông và cơ sở hạ tầng
Tỉnh Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi
cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
- Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; Phân bố hợp lý, giao lưu rất
thuận lợi tới các tỉnh.
- Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe
đi lại thuận tiện:
- Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển
hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh.
Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm
nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng như hàng
nhập khẩu và than cho các tỉnh
- Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống
Câu công suất 300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng
đường thuỷ một cách thuận lợi.
Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cả
nước và nước ngoài rất thuận lợi.
Hệ thống trục đường chính
10
Tỉnh Hải Dương
2.2. Quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng
Cùng với việc quy hoạch và phát triển các Khu công nghiệp (KCN), trong những
năm qua, Hải Dương cũng đã sớm quan tâm, phát triển mô hình Cụm công nghiệp (CCN).
Từ năm 2003, UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết các Cụm công
nghiệp như: Tây Ngô Quyền (thành phố Hải Dương), An Đồng (huyện Nam Sách), Cộng
Hoà (thị xã Chí Linh), Cho đến nay, sau gần 10 năm trên địa bàn tỉnh đã có 40 cụm công
nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết. Do nhu cầu phát triển đô thị và định hướng phát
triển mới, nên thời gian qua quy hoạch đã có sự chuyển đổi, một số mở rộng nâng cấp
thành khu công nghiệp, một số giảm quy mô diện tích để chuyển một phần diện tích thành
đất ở, khu dân cư đô thị…
Ảnh minh họa
Thực hiện Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn
chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, KCN, CCN và
công văn số 2585/BCT-CNĐP ngày 27/3/2012 của Bộ Công Thương triển khai thực hiện
chỉ thị 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong quý III/2012 Sở Công Thương đã làm
việc với UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát lại tình hình hoạt động của các CCN
trên địa bàn tỉnh.
Qua rà soát cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 36 CCN, với tổng diện tích đất tự
nhiên là 1693,28 ha, trong đó đất công nghiệp cho thuê là 1089,51 ha; các CCN trên địa
bàn tỉnh đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên,
trong tổng số 36 cụm công nghiệp đã phê duyệt quy hoạch chi tiết chỉ có 04 CCN có chủ
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là: Cụm Ba Hàng (thành phố Hải Dương), cụm Lương Điền
và cụm Dịch vụ Thương mại và Làng nghề Lương Điền (huyện Cẩm Giàng), cụm Đồng
Lạc (thị xã Chí Linh). Do có khó khăn, vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng nên
trong 4 cụm có chủ đầu tư đăng ký xây dựng cơ sở hạ tầng chỉ có một cụm đã tiến hành xây
dựng xong hệ thống giao thông và thoát nước (cụm công nghiệp Lương Điền).
11
Tỉnh Hải Dương
Mặc dù các CCN chưa được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhưng đã thu
hút được nhiều dự án đầu tư cả trong và ngoài nước, có nhiều cụm CCN đã lấp đầy diện
tích đất cho thuê như: Việt Hòa, Cẩm Thượng, Tây Ngô Quyền(thành phố Hải Dương), Kỳ
Sơn (Tứ Kỳ), Cộng Hòa (Chí Linh), Duy Tân, Hiệp Sơn (Kinh Môn),
Các doanh nghiệp đầu tư trong CCN có cả hộ gia đình, liên doanh, có vốn đầu tư
nước ngoài (FDI), nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp vốn trong nước. Tính đến hết tháng
6/2012, xét tổng thể 36 CCN đã hình thành trên địa bàn tỉnh, đã có 30 CCN đi vào hoạt
động, với tổng diện tích đất tự nhiên 1.388,57 ha, diện tích đất công nghiệp 904,85
ha, chiếm 65,16% tổng diện tích đất quy hoạch. Hiện tại, đã thu hút được 309 dự án đầu tư,
với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 6.264,76 tỷ đồng, diện tích đất đã được chấp thuận cho
thuê đạt 610,09 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân là 67,42%.
Việc hình thành mạng lưới các CCN trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng giải quyết
nhu cầu mặt bằng cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, thu hút và di dời các doanh
nghiệp, cơ sở công nghiệp ở nơi tập trung dân cư có nguy cơ ô nhiễm hoặc đã gây ô nhiễm
môi trường vào cụm công nghiệp. Đóng góp tích cực trong việc thu hút vốn đầu tư, phát
triển sản xuất công nghiệp ở nông thôn, giải quyết việc làm theo hướng tích cực: "Ly nông
nhưng không ly hương", tăng thu nhập cho một bộ phận lao động, đặc biệt lao động ở nông
thôn, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.
2.3. Cơ sở hạ tầng ngành du lịch
Tính đến hết năm 2003, toàn tỉnh có 1089 được đăng ký và nghiên cứu bước đầu,
127 di tích và cụm di tích các loại thắng, 6 lăng mộ, được xếp hạng Quốc gia, đứng hàng
thứ tư về số lượng di tích xếp hạng theo đơn vị tỉnh và thành phố trong cả nước. Trong số
những di tích đã xếp hạng có: 65 đình, 43 chùa, 33 đền-miếu-đàn, 1 nhà thờ họ, 1 cầu đá, 4
di tích lịch sử cách mạng, 5 danh 1 văn miếu, 1 di tích khảo cổ học, 3 hệ thống hang động.
Trong số các di tích đã xếp hạng, có 2 di tích được xếp vào hạng đặc biệt quan trọng, đó là
khu di tích Côn Sơn và đền thờ Kiếp Bạc.
2.4. Cơ sở hạ tầng ngành nông nghiệp
12
Tỉnh Hải Dương
Về xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, phong trào làm đường giao thông nông thôn
của Hải Dương đã phát triển mạnh và rộng khắp, với hơn 747 km đường giao thông đã
được nhựa hóa, bê tông hóa đạt tỷ lệ 55%; tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa
theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải đạt 76%; tỷ lệ km đường ngõ xóm sạch và
không lầy lội múa mưa đã cứng hóa đạt hơn 65%; tỷ lệ km đường trục nội đồng được cứng
hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt gần 30%. Các công trình thuỷ lợi, điện, trường học, cơ
sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tỉnh cũng đã xây dựng đề án và triển khai kế hoạch xây dựng thí điểm mô hình nông thôn
mới ở 12 xã thuộc 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh theo bộ tiêu chí Quốc gia về nông
thôn mới.
13
Tỉnh Hải Dương
3. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của tỉnh Hải Dương
Điều tra, khảo sát ở 1.113 đơn vị và hộ gia đình sử dụng năng lượng, trong đó có
313 đơn vị thuộc các ngành: sản xuất vật liệu xây dựng 45 đơn vị; dệt may, da giầy 15 đơn
vị; cơ khí 41 đơn vị; chế biến nông sản thực phẩm 35 đơn vị; cung ứng năng lượng 10 đơn
vị; tiểu thủ công nghiệp, làng nghề 52 đơn vị; dịch vụ nhà hàng, siêu thị 20 đơn vị; vận tải
hàng hóa và hành khách 23 đơn vị; dịch vụ nông nghiệp 47 đơn vị; cụm chiếu sáng công
cộng 15 đơn vị; hành chính sự nghiệp 10 cơ quan, đơn vị và 800 hộ gia đình (gồm 05 cụm
dân cư ở thành thị,11 cụm dân cư ở nông thôn). Kết quả chính như sau:
3.1. Đối với doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh
Trong quá trình điều tra đã thu thập số liệu về tổng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh,
diện tích khuôn viên, diện tích nhà xưởng dùng cho sản xuất của các doanh nghiệp. Tỷ lệ
giữa diện tích nhà xưởng trên diện tích khuôn viên hầu hết các đơn vị được khảo sát đều có
tỷ lệ 45% - 60%, nhưng do đặc thù riêng các ngành nghề có tỷ lệ cao là may và giầy da
64%, cơ khí 63%, khách sạn nhà hàng 55%; ngành có tỷ lệ nhỏ là ngành sản xuất vật liệu
xây dựng 40%.
Về giá trị sản xuất, dịch vụ: hầu hết các đơn vị được điều tra có giá trị sản xuất, dịch
vụ dưới 10 tỷ đồng/năm; những ngành nghề có giá trị sản xuất, dịch vụ lớn gồm sản xuất
vật liệu xây dựng 82,02 tỷ/năm/đơn vị; may và giầy da 28,89 tỷ/năm/đơn vị; ngành chế
biến nông sản, thực phẩm 17,8 tỷ/năm/đơn vị.
Về chủng loại sản phẩm của 303 đơn vị được điều tra rất đa dạng, đa số sản phẩm
hướng vào thị trường trong nước, một số sản phẩm được xuất khẩu nhưng hình thức chủ
yếu là gia công lại các đơn hàng của nước ngoài.
Về loại hình công nghệ các đơn vị được điều tra chủ yếu sử dụng công nghệ Việt
Nam, tuy nhiên một số ngành nghề sử dụng công nghệ nước ngoài cao như: sản xuất vật
liệu xây dựng sử dụng công nghệ Trung Quốc 34,09%; may giầy sử dụng 55% công nghệ
Trung Quốc và Đài Loan, công nghệ Nhật Bản 26,67%; ngành giao thông vận tải sử dụng
52,16 % công nghệ Hàn Quốc và Trung Quốc
Tiêu hao năng lượng quy đổi của 303 đơn vị được điều tra là 650.106,21 TOE/năm
(TOE là đơn vị tính năng lượng qui đổi tương đương với 01 tấn dầu), trong đó: điện
45.420,77 TOE/năm chiếm 6,99 %; than 592.501,73 TOE/năm chiếm 91,14 %; xăng, dầu
11.448,53 TOE/năm chiếm 1,76 %; Gas 735,18 TOE/năm chiếm 0,11 %. Tiêu hao bình
quân của 01 đơn vị được điều tra là 2.145,56 TOE/năm.
Quá trình điều tra đã thu thập về số lượng, chủng loại, hoạt động bảo dưỡng các
thiết bị phục vụ sản xuất, dịch vụ, chiếu sáng của các doanh nghiệp; suất tiêu hao năng
lượng trên 1 tỷ giá trị sản xuất và trên 1 đơn vị sản phẩm của 303 đơn vị đã xác định mức
độ tiêu hao năng lượng của các ngành nghề sản xuất, dịch vụ. Các ngành sản xuất tiêu hao
năng lượng lớn gồm: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm,
ngành giao thông vận tải và ngành giầy da, may mặc.
Trong số 303 đơn vị sản xuất, kinh doanh được điều tra, có 10 đơn vị cung ứng
năng lượng trên địa bàn tỉnh, trong đó có 03 doanh nghiệp nhà nước, 03 doanh nghiệp tư
14
Tỉnh Hải Dương
nhân và 04 hợp tác xã. Tổng năng lượng cung ứng của các đơn vị 231.194 TOE/năm, trong
đó năng lượng điện cung ứng 149.300 TOE/năm (chiếm 64,58%), năng lượng than cung
ứng 588 TOE/năm (chiếm 0,25 %) và năng lượng xăng, dầu, gas cung ứng 81.306
TOE/năm (35,17 %). Những năng lượng là than, xăng và gas khách hàng chính là các hộ
tiêu dùng; với năng lượng điện và năng lượng dầu khách hàng chính là các doanh nghiệp
sản xuất và dịch vụ ngoài ra là các hộ tiêu dùng.
Kết quả điều tra đã thu thập thông tin trên 90% các chủ doanh nghiệp và đơn vị có
nhận thức về tiết kiệm năng lượng, nhiều cơ sở xây dựng kế hoạch đảm bảo sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả năng lượng vào sản xuất.
3.2. Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
Đề án đã tiến hành điều tra tình hình tiêu thụ năng lượng ở 07 cơ quan hành chính
và 03 đơn vị sự nghiệp. Việc tiêu hao năng lượng quy đổi tại các cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp là 129,15 TOE/năm, trong đó: tiêu hao năng lượng xăng 70,23 TOE/năm
(chiếm 54,38%), tiêu hao năng lượng điện 50,07 TOE/năm (chiếm 38,77% ), tiêu hao năng
lượng than 8,04 TOE/năm (chiếm 6,23%) và tiêu hao năng lượng dầu 0,81 TOE/năm
(chiếm 0,62%). Suất tiêu hao năng lượng trung bình là 0,17 TOE/người/năm. Các thiết bị
tiêu thụ năng lượng chính là thiết bị văn phòng và phương tiện vận chuyển (ôtô).
Khi tìm hiểu về tình hình tiết kiệm năng lượng ở các cơ quan hành chính, có
28,57% cơ quan đã đưa ra các đề xuất và được thực hiện đề xuất về tiết kiệm năng lượng;
42,86% cơ quan đã đưa ra đề xuất; 28,57% cơ quan chưa đưa ra đề xuất về tiết kiệm năng
lượng. Đối với các đơn vị sự nghiệp chưa có đơn vị nào thực hiện đề xuất tiết kiệm, 66,67%
đơn vị đưa ra đề xuất và 33,33% đơn vị chưa đưa ra đề xuất tiết kiện năng lượng ở đơn vị.
Khi tìm hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiết kiện năng lượng, có 100%
thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có nhận thực đúng về tiết kiệm năng
lượng và có kế hoạch chỉ đạo các biện pháp tiết kiệm năng lượng tại cơ quan, đơn vị mình
trong thời gian tới.
3.3. Đối với cộng đồng dân cư
Đề án tiến hành điều tra ở 800 hộ gia đình thuộc địa bàn thành phố và nông thôn,
trong đó 252 hộ thuộc 5 khu dân cư thành phố Hải Dương và 548 hộ thuộc 11 khu dân cư ở
nông thôn. Thực hiện phương pháp điều tra chọn mẫu có hộ giầu, hộ khá và hộ nghèo.
Về tiêu hao năng lượng bình quân của hộ gia đình ở thành thị và nông thôn không
lớn so với khu vực sản xuất kinh doanh, tuy nhiên số lượng hộ gia đình rất lớn nên tổng
năng lượng tiêu thụ tại các hộ gia đình trên toàn tỉnh cũng rất cao, đặc biệt thời điểm tiêu
thụ điện chủ yếu vào khoảng thời gian từ 10 ÷12 giờ trưa và 18 ÷21 giờ tối, như vậy sẽ làm
cho nguồn cung cấp điện năng mất cân đối tại những thời điểm đặc biệt này.
Suất tiêu hao năng lượng các hộ khu vực thành thị cao hơn nhiều so với các hộ khu
vực nông thôn. Cụ thể với khu thành thị: các hộ giầu 0,25 TOE/người/năm, hộ khá 0,077
TOE/người/năm, hộ nghèo 0,03 TOE/người/năm; khu vực nông thôn: hộ giầu 0,083
TOE/người/năm, hộ khá 0,023 TOE/người/năm, hộ nghèo 0,011 TOE/người/năm.
15
Tỉnh Hải Dương
Về số lượng thiết bị sử dụng năng lượng các hộ khu vực thành thị: hộ giầu 11,49
thiết bị/hộ, hộ khá 10,94 thiết bị/hộ, hộ nghèo 7,83 thiết bị/hộ. Các hộ khu vực nông thôn:
hộ giầu 10,39 thiết bị/hộ, hộ khá 8,29 thiết bị/hộ, hộ nghèo 6,03 thiết bị/hộ.
Qua điều tra tình hình sử dụng năng lượng của các hộ gia đình khu vực nông thôn
hầu hết không sử dụng điều hòa nhiệt độ, các hộ nghèo không sử dụng bếp gas; việc tận
dụng các nhiên liệu sẵn có như rơm, rạ để sử dụng trong đun nấu là khá phổ biến.
Những kết quả khảo sát tình hình sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng tại các
doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và 800 hộ gia đình thuộc thành phố
Hải Dương và các huyện là cơ sở thực tiến quan trọng giúp đề chúng ta có thể dự báo nhu
cầu năng lượng các năm tiếp theo .
16
Tỉnh Hải Dương
4. Các nhà máy sản xuất điện tại Hải Dương
4.1. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
4.1.1 Tổng quan nhà máy nhiệt điện Phả Lại
Công ty cổ phẩn nhiệt điện Phả Lại tiền thân là Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại thuộc
Tổng công ty Điện lực Việt Nam, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực điện năng. Sản lượng
điện trung bình của công ty đạt xấp xỉ 6 tỷ KWh/năm, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng
điện trung bình của cả nước và 40% sản lượng điện toàn miền Bắc.
Hiện tại, Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện chạy than có
công suất lớn nhất cả nước. Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản xuất điện năng, với hai
nhà máy sản xuất điện, gồm 6 tổ máy có công suất 1.040 MW
Điểm thuận lợi đáng kể trong hoạt động sản xuất của Nhiệt điện Phả Lại là về vị trí
địa lý. Nằm gần mỏ than Vàng Danh và Mạo Khê nên công ty có điều kiện nhập nguyên
liệu chi phí vận chuyển thấp.
Ngoài ra, nhà máy Phả Lại I trong những năm gần đây thường xuyên được EVN
đầu tư kinh phí để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thiết bị, nên dù đã vận hành khai thác 24
năm, nhưng các tổ máy vẫn phát điện ổn định và kinh tế ở mức 90-95% công suất thiết kế,
trong khi máy móc thiết bị đã khấu hao gần hết, nên chi phí giảm. Nhà máy Phả Lại 2 mới
được đầu tư mới với công nghệ hiện đại, năng suất cao, hứa hẹn khả năng hoạt động ổn
định và hiệu quả trong dài hạn.
Công ty dự tính lợi nhuận sau thuế hàng năm sẽ đạt từ 300 đến 500 tỷ đồng, với
mức cổ tức dự kiến trả cho cổ đông ổn định là 12%/ năm. Năm 2006, lợi nhuận sau thuế đã
đạt trên 981 tỷ đồng, cổ tức trả cho cổ đông đạt 22%/ năm và 5% cổ phiếu thưởng.
4.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại nằm trên địa phần huyện Chí Linh, tỉnh Hải
Dương, cách Hà Nội gần 60km về phía Đông Bắc nằm sát đường 18 và tả ngạn sông Thái
Bình.
Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại được xây dựng làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1
được khởi công xây dựng vào thập kì 80 do Liên Xô giúp ta xây dựng gồm 4 tổ máy. Mỗi
tổ máy 110 MW, được thiết kế với sơ đồ khối hai lò một máy. Tổ máy số 1 hòa lưới điện
quốc gia ngày 28/10/1983. Tổ máy số 2 được đưa vào vận hành tháng 9/1984. Tổ máy số 3
được đưa vào vận hành tháng 12/1985 và hoàn thiện tổ máy số 4 vào 29/11/1986. Tổng
công suất phát 90-105 MW/tm ( đạt 82% - 95%)
Giai đoạn II ( mở rộng) được khởi công xây dựng vào tháng 8/6/1998 trên mặt bằng
còn lại phía đông nhà máy, do công ty Mit Su của Nhật Bản trúng thầu làm chủ đầu tư xây
dựng gồm 2 tổ máy. Mỗi tôt máy 300 MW với sơ đồ lò một máy. Tổng công suất thiết kế
của dây chuyền II là 600 MW. Công suất phát 290 – 295 MW/tm ( đạt 96 – 98%). Tổ máy
17
Tỉnh Hải Dương
1 được đưa vào vận hành tháng 10/2001 và tổ máy số 2 được đưa vào vận hành tháng 5/
2002.
Để kịp hòa nhập với nền kinh tế thế giới và chủ trương đổi mới của Đảng và nhà
nước, tăng tính làm chủ của người lao động. được sự chấp thuận và ửng hộ của Tổng công
ty Điện Lực Việt Nam, nhà máy Nhiệt điện Phả Lại đã chính thức đổi tên thành Công Ty
Cổ Phần Nhiệt Điện Phả Lại ngày 26 tháng 01 năm 2006.
Nguồn nhiên liệu chính cáp cho công ty là than từ mỏ Mạo Khê, Vàng Danh, Uông
Bí…vv, được vận chuyển về công ty bằng đường sông và đường sắt. Sau khi đưa tổ máy
cuối cùng vào làm việc ngày 14/3/2006 thì khả năng Công ty có thể cung cấp cho lưới điện
quốc gia khoảng 7,2 tỉ kwh/năm.
Cùng với thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí và nhiệt điện Ninh
Bình, công ty nhiệt điện Phả Lại cung cấp cho hệ thông lưới điện miền Bắc qua 6 đường
dây 220kV và 8 đường dây 110 kV, qua các trạm trung gian như Ba La, Phố Nối, Tràng
Bạch, Đồng Hòa, Đông Anh, Bắc Giang. Ngoài ra Phả Lại còn là một trạm phân phối điện
lớn trong việc nhận điện từ thủ điện Hòa Bình về cung cấp cho khu vực Đông Bắc của tổ
quốc.( Quảng Ninh – Hải Phòng )
Năm 1994 việc xây dựng đường truyền tải điện 500 kV Bắc – Nam , công ty nhiệt
điện Phả lại đóng vai trò quan trọng thứ hai cung cấp điện cho hệ thống thủy điện Hòa
Bình. Công ty Nhiệt điện Phả Lại được đặt đúng tầm của một công ty nhiệt điện lớn nhất
Tổ quốc.
4.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty
Mô hình công ty như sau:
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị : 5 người
Ban kiểm soát: 03 người
Ban giám đốc công ty : 03 người
Khối các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ
Các phòng van nghiệp vụ và các phân xưởng chịu sự chỉ đạo chung của giám đốc
công ty. Việc điều hành trực tiếp sản xuất trong ca của công ty là trưởng ca với nhiệm vụ
chính là điều phối và quản lí thông qua 4 trường kíp, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám
đốc Kĩ thuật. Có 04 trưởng kíp là trưởng kíp Vận hành 1, trưởng kíp điện – kiểm nhiệt,
trưởng kíp nhiên liệu, trưởng kíp hóa. Dưới các trưởng kíp là các trực van kĩ thuật.
Công ty Phả Lại có năng lực quản lí, sửa chữa vận hành tốt. Những hư hỏng thường
gặp, tiểu tu, trung tu được công ty đảm nhiệm. Khi đại tu, coogn ty thường phối hợp với các
công ty khác như Tổng công ty lắp máy LILAMA. Qua nhiều năm vận hành, công ty không
có sự cố chủ quan lớn.
18
Tỉnh Hải Dương
4.1.4. Tìm hiểu về công nghệ sản xuất đặc tính vận hành của nhà máy
4.1.4.1. Các thông số ký thuật chung:
Đối với dây chuyền 1:
- Tổng công suất đặt: 440 MW
- Số lượng tổ máy: 04
- Công suất đặt mõi tổ máy : 110 MW; được lắp đặt theo sơ đồ khối kép, một tua bin
2 lò hơi;
- Số lượng tua bin: 4 – Loại K100 – 90 – 7
- Số lượng lò hơi: 8 – Loại KZ 220 – 120 – 10C
- Số máy phát điện: 4 – Loại TB– 120 – 2T3 công suất 120 MW
- Sản lượng điện phát ra mỗi năm : 2,86 tỷ kWh
- Than cung cấp cho công ty : Hòn gai và Mạo Khê
- Nhiệt trị than theo thiết kế: 5035 kca/kg
- Suất hao than tiêu chuẩn: 439g/kWh
- Lượng than thiên nhiên tiêu thụ mỗi năm: 1,59 triệu tấn
- Lượng than thiên nhiên tiêu thụ / giờ: 252,8 T/h
- Lưu lượng nước tuần hoàn làm mát bình ngưng ( ở nhiệt độ thiết kế là 23 độ C) :
16000 /h
- Tỷ lệ điện tự dùng: 10,5%
- Hiệu suất nhà máy: 32,5%
- Hiệu suất lò hơi: 86, 06%
- Hiệu suất tua bin: 39,0 %
Đối với dây chuyền 2:
- Công suất đặt : 2 tổ x 300 MW
- Sản lượng điện phát: 3,414 tỷ kWh
- Số lượng lò hơi : 2 lò do hang Mitsui Babcock ( vương quốc Anh)
19
Tỉnh Hải Dương
- Số lượng tua bin: 02 do hãng Genneral Electric ( Mĩ)
- Số lượng máy phát: 02 do hãng Genneral Electric ( Mĩ)
- Hiệu suất lò hơi: 88,5%
- Hiệu suất tua bin: 45,1%
- Hiệu suất chung tổ máy: 38,1%
- Điện tự dùng: 7,2%
- Than tiêu thụ: 1,644 triệu tấn/ năm
- Nhiệt trị than: nhiệt trị cao: 5080 kcal/kg
Nhiệt trị thấp: 4950 kcal/kg
- Than sử dụng: than Antraxit từ mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả
4.1.4.2. Quy trình sản xuất điện của công ti cổ phần Nhiệt điện Phả Lại:
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại các quá trình sản xuất liên tục 24/24 giờ, quy
trình công nghệ được khái quát như sau:
- Than được đưa từ đường sông và đường sắt, được cho vảo kho than nguyên hoặc
chuyển thẳng lên hệ thống nghiền than bằng hệ thống băng tải.
- Than bột được phun vào lò hơi cùng với dầu bằng các ống phun. Trong lò hơi than
và dầu được đột cháy làm nước bốc hơi và nâng nhiệt được đưa sang làm quay
tuabin và tuabin kéo máy phát điện quay và phát ra điện.
- Điện được đưa vào trạm điện và hòa vào lưới điện Quốc gia.
- Tuabin và máy phát được làm mát bằng hydro
- Nước được bơm từ trạm bơm tuần hoàn, một phần cung cấp cho hệ thống xử lí nước
và hệ thống điện phân, nước còn lại sau khi làm mát bình ngưng được đưa ra sông
bằng kênh thải.
4.2 Nhà máy điện Hải Dương
20
Tỉnh Hải Dương
Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương do Tập đoàn Jaks Resources (Malaisia) làm
chủ đầu tư, được khởi công tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, gồm 2 tổ máy. Thời điểm
vận hành thương mại tổ máy 1 dự kiến vào đầu năm 2014, sản lượng điện khoảng 7,8 tỷ
kWh/năm, chủ yếu cung cấp điện tại chỗ cho các tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hưng Yên,
Hải Phòng và Quảng Ninh. Năm 2015 sẽ chính thức vận hành tổ máy số 2.
Với diện tích sử dụng đất 300ha, nhà máy có công suất thiết kế 1.200 MW, bao gồm
2 tổ máy. Với số vốn đầu tư là 2,25 tỷ USD theo hình thức BOT (xây dựng- vận hành-
chuyển giao), đây là dự án lớn nhất từ đầu năm trở lại đây, cũng là dự án điện có vốn đầu tư
nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam tính đến nay. Nhà máy sẽ vận hành độc lập với hợp đồng
mua bán điện 25 năm cùng EVN. Kết thúc thời hạn vận hành, dự án sẽ được chuyển giao
cho Bộ Công Thương tiếp quản.
21
Tỉnh Hải Dương
5. Mạng lưới truyền tải điện tỉnh Hải Dương
5.1. Các nguồn cung cấp điện năng
Trên địa bàn tỉnh hiện có nhà máy nhiệt điện Phả Lại (Đến năm 2014 sẽ đưa tổ máy
đầu tiên của nhà máy nhiệt điện Hải Dương vào vận hành) bao gồm 2 nhà máy: Phả Lại 1
công suất 4x110 MW và Phả Lại 2 công suất 2x300 MW. Việc đưa vào vận hành thêm 2 tổ
máy 300 MW đã tăng cường nguồn cung cấp điện cho khu vực miền Bắc, đặc biệt là vào
các tháng mùa khô, gánh một phần phụ tải cho các nhà máy nhiệt điện than ở miền Bắc
hiện nay. Từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại có các tuyến 220 kV và 110 kV nối vào lưới
truyền tải miền Bắc và cấp trực tiếp cho các trạm 110 kV trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Tỉnh Hải Dương nhận điện từ lưới 110 kV thông qua 6 trạm nguồn 110 kV, trong
đó 5 trạm trực thuộc điện lực: Đồng Niên (E81), Phả Lại TC (E84), Chí Linh (E85), Lai
Khê (E86), Nghĩa An (E87) với tổng dung lượng 192,6 MVA và 1 trạm chuyên dùng phục
vụ cho nhà máy Xi măng Hoàng Thạch do công ty này quản lý có dung lượng 55 MVA, cụ
thể như sau:
- Trạm 110 kV Đồng Niện đặt tại thành phố Hải Dương, vận hành từ năm 1982
với quy mô ban đầu là 2x25 MVA, sau được nâng công suất thành 2x40+25
MVA, điện áp 110/35/22/6 kV vào năm 1999, nhận điện từ tuyến dây 110 kV
Phả Lại – Hải Dương – Phố Cao với dây dẫn AC185 dài 30 km (xuất tuyến 175,
176 nhiệt điện Phả Lại). Trạm là nguồn chính cấp cho thành phố Hải Dương và
các huyện lân cận: Gia Lộc, Tứ Kỳ, Nam Sách, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Bình
Giang. Hiện máy biến áp do Ấn Độ chế tạo lắp tại E81 đã có dấu hiệu xuống
cấp (rỉ dầu do gioăng, han gỉ cánh tản nhiệt, vỏ).
- Trạm 110 kV Phả Lại thi công đặt tại huyện Chí Linh, vận hành từ năm 1983,
công suất 2x6,3 MVA, điện áp 110/6 kV, nhận điện từ nhà máy nhiệt điện Phả
Lại. Trạm chủ yếu cấp điện cho thị trấn Sao Đỏ, khu cán bộ công nhân viên nhà
máy điện. Trước đây là trạm tạm phục vụ cho thi công nhà máy điện nên thiết bị
đóng cắt, bảo vệ chưa được hoàn chỉnh. Cho đến nay một số thiết bị đã bị hư
hỏng do đó trong vận hành thường xảy ra sự cố (Vẫn còn sử dụng cầu dao OD-
KZ của Liên Xô).
- Trạm 110 kV Chí Linh đặt tại huyện Chí Linh, vận hành từ năm 1999 với công
suất 1x25 MVA, điện áp 110/35/22 kV. Nhận điện từ tuyến dây 110 kV mạch
kép Uông Bí – Chinh Phong – Chí Linh – Phả Lại dây dẫn AC150. Trạm chủ
yếu cấp điện cho khu vực huyện Chí Linh và tham gia cấp điện cho các huyện
lân cận: Nam Sách, Kinh Môn. Hiện tại vào giờ cao điểm cuộn 35 kV của trạm
đã quá tải.
- Trạm 110 kV Lai Khê đặt tại huyện Kim Thành, vận hành vào ngày 30/03/2002,
công suất 1x25 MVA, điện áp 110/35/22 kV. Nhận điện từ tuyến dây 110 kV
mạch kép Phả Lại – Lai Khê dây dẫn AC185 và dài 21,6 km (Xuất tuyến 180,
181 nhà máy nhiệt điện Phả Lại). Trạm cấp điện chủ yếu cho huyện Kim Thành
và các huyện: Kinh Môn, Nam Sách, Thanh Hà. Nhược điểm: Thiết bị trạm
không đồng bộ, thiếu máy cắt (5 lộ xuất tuyến 35 kV nhưng chỉ có 3 máy cắt,
thiếu tự dùng, chưa lắp TU) gây khó khăn trong quản lý vận hành.
- Trạm 110 kV Nghĩa An đặt tại huyện Ninh Giang vận hành năm 2001 với công
suất 1x25 MVA, điện áp 110/35/22 kV. Nhận điện từ tuyến dây 110 kV Đồng
22
Tỉnh Hải Dương
Niên – Nghĩa An – Phè Cao dây dẫn AC120, 185 dài 27 km tới Nghĩa An. Trạm
cấp điện cho khu vực Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Thanh Hà, Thanh Miện.
- Trạm 110 kV Xi măng Hoàng Thạnh đặt tại huyện Kinh Môn, công suất
2x17,5+20 MVA điện áp 110/6 kV. Nhận điện từ 2 tuyến dây 110 kV Đồng Hòa
– Tràng Bạch và Đồng Hòa – Uông Bí. Đây là trạm chuyên dùng cấp riêng cho
nhà máy xi măng Hoàng Thạch.
Khi có bơm chống úng cuộn 35 kV các trạm 110 kV Chí Linh, Đồng Niên, Lai
Khê, Nghĩa An thường bị quá tải.
5.2.1. Lưới điện
Hệ thống lưới điện của tỉnh Hải Dương bao gồm các cấp điện áp 110, 35, 22, 10, 6
kV. Trên lưới 6, 10 kV của tỉnh có lắp đặt 30 điểm tụ bù với tổng dung lượng 10.800
kVAR. Trên lưới 35 kV chưa lắp đặt bộ tụ bù nào.
Thống kê trạm biến áp hiện có (năm 2003)
STT Hạng mục Số trạm Số máy kVA
I Trạm 110 kV 6 11 247.600
1 Điện lực quản lý 5 8 192.600
2 Khách hàng quản lý 1 3 55.000
II Trạm trung gian 12 18 34.610
1 Trạm 35/10 kV 6 11 20.300
2 Trạm 35/6 kV 5 6 9.510
3 Trạm 6/35 kV 1 1 4.800
Trong đó Điện lực quản lý 7 12 25.000
III Trạm phân phối (tổng cộng) 1.306 1.402 366.110
1 Trạm 35/0,4 803 867 231.650
2 Trạm 22/0,4 19 20 10.415
3 Trạm 10/0,4 225 231 49.454
4 Trạm 6/0.4 126 145 42.080
5 Trạm 35-22/0,4 71 75 16.751
23
Tỉnh Hải Dương
6 Trạm 6-22/0,4 62 64 15.730
Trong đó Điện lực quản lý 894 944 234.295
5.2.2. Khả năng liên kết lưới điện tỉnh Hải Dương với lưới điện khu vực trong
hệ thống lưới điện quốc gia
Lưới cao thế 110 kV của tỉnh Hải Dương nằm trong hệ thống lưới 110 kV miền
Bắc. Trạm chuyên dùng 110 kV xi măng Hoàng Thạch lấy điện từ 2 tuyến dây 110 kV
Đồng Hòa – Tràng Bạch và Đồng Hòa – Uông Bí, các trạm Đồng Niên, Lai Khê, Nghĩa An,
Phả Lại TC hiện đều nhận điện từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại. Duy nhất chỉ có trạm 110
kV Chí Linh là được đấu chuyển tiếp trên tuyến dây 110 kV mạch kép Phả Lại – Uông Bí
nên tạo được mối liên kết mạch vòng. Năm 2003 đường dây 110 kV Phố Nối – Kim Động
– Phè Cao được đưa vào vận hành cấp điện cho các trạm 110 kV Kim Động, Phố Cao đã
tạo được mạch vào 110 kV giữa hai trạm 220 kV Phố Nối và Phả Lại. Với sự xuất hiện của
tuyến đường dây trên đã khắc phục được tình trạng quá tải của 2 đường dây 110 kV Phả Lại
– Đồng Niên. Với sự đầu tư xây dựng các đường dây 110 kV: mạch 2 Hải Dương – Phè
Cao (Hưng Yên), Lai Khê – Đồng Niên, Phố Nối – Đồng Niên cùng với sự xuất hiện của
trạm 220 kV Hải Dương tạo thành các mối liên kết mạch vòng góp phần gia tăng đáng kể
độ tin cậy của lưới 110 kV khu vực.
Lưới trung thế 35 kV của tỉnh còn được hỗ trợ từ các trạm 110 kV khác nằm ở các
tỉnh liền kề như trạm Long Bối (Thái Bình), Quế Võ (Bắc Ninh), An Lạc (Hải Phòng), Phố
Cao (Hưng Yên), Mạo Khê (Quảng Ninh), ngoài ra lộ 972 trung gian Thanh Miện có sự
liên kết với lộ 976 trạm 110 kV Phè Cao (Hưng Yên). Tuy nhiên, việc hỗ trợ của các trạm
nguồn ngoài tỉnh mang tính chất dự phòng. Hỗ trợ yếu nhất là vào mùa úng lụt. Nguồn liên
kết ngoài tỉnh gồm:
- Lộ 370 trạm 110 kV An Lạc (Hải Phòng) qua đo đếm 89 với công suất khoảng 5
MW (Dự phòng).
- Lộ 343 trạm 110 kV Mạo Khê (Quảng Ninh) qua đo đếm 184 với công suất
khoảng 2 MW (Dự phòng).
- Lộ 372, 374, 976 trạm 110 kV Phè Cao (Hưng Yên) với công suất khoảng 6-7
MW.
24
Tỉnh Hải Dương
Ghi chú
Tỉnh Hải Dương cũng là nơi đường dây tải điện 500 kV mạch Quảng Ninh –
Thường Tín đi qua. Theo thiết kế, đường dây 500 kV Quảng Ninh – Thường Tín có quy mô
2 mạch, dài 149 km, với 361 vị trí cột, đi qua các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh,
Hưng Yên và Hà Nội. Sau khi hoàn thành đường dây tập trung truyền tải điện từ nhà máy
nhiệt điện Quảng Ninh với công suất 1200 MW, nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả với công suất
500 MW và nhà máy nhiệt điện Mông Dương với công suất 1200 MW để hòa vào lưới điện
Quốc gia.
Hình ảnh tuyến 500 kV đoạn qua Hải Dương trên phần mềm Geospatial Toolkit:
Hiện tại: Ngoài nguồn cấp điện từ các nhà máy điện hiện có trong vùng, Hải Dương
dự kiến nâng cấp và xây mới một số trạm điện như Hải Dương, Chí Linh, Nhị Chiểu, Đại
An, Tiền Trung, Phúc Điền, Gia Lộc thông qua lưới truyền tải 500 kV và 220 kV quốc gia.
Giữ nguyên công suất các trạm đã có 2 máy biến áp, nâng công suất các trạm mới có 1 máy
thành 2 máy, xây dựng mới 6 trạm: Phú Thái, Bình Giang, Gia Lộc, Thanh Miện, Thanh
Hà, Tứ Kỳ. 1 trạm điện 500 KV, 3 trạm 220 KV và 18 trạm 110 KV. Cải tạo thay dây
đường dây 220kV Phả Lại - Phố Nối, Phả Lại - Hải Dương 1 (Hải Dương cũ) gồm các
đường dây 220kV Phả Lại - Phố Nối, Phả Lại - Hải Dương , Hải Dương - Vị trí cột rẽ
nhánh trạm 500kV Phố Nối (VT 70). Đường dây 220kV Hải Dương 1 - Vị trí cột rẽ nhánh
trạm 500kV Phố Nối thuộc ĐZ 220kV Hải Dương 1 - Thường Tín (lộ 271T500TT
-273E8.9) chiều dài 18,2 km để thay dây dẫn, phụ kiện hiện hữu bằng dây dẫn, phụ kiện
siêu nhiệt ACCC 477 từ TBA 220kV Hải Dương 1 đến VT 70.
25
Tỉnh Hải Dương