Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

sử dụng công cụ geospatial để đánh giá tiềm năng sinh khối từ ngô của tỉnh hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.37 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KĨ THUẬT HÓA HỌC
BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ
KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN DẦU VÀ THAN
ĐÁ
SỬ DỤNG CÔNG CỤ GEOSPATIAL ĐỂ ĐÁNH GIÁ
TIỀM NĂNG SINH KHỐI TỪ NGÔ CỦA TỈNH HÀ
TÂY
Giáo viên hướng dẫn : PGS TS Văn Đình Sơn Thọ
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Lý
Lớp : KTCN
MSSV : 20104735
BÀI TẬP NHÓM
I. Tên thành viên trong nhóm
-Nguyễn Thị Lý
MSSV: 20104735
Do em không lien lạc được với bạn cùng nhóm nên em xin phép làm 1 mình.
Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây
Từ năm 2008, Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội. Các số liệu và thông tin đều
được tính từ năm 2008 trở lại trước.
1.1 Tình hình kinh tế tỉnh A
Hà Tây liền kề Thủ đô Hà Nội, có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, đất
đai phong phú, cảnh quan đẹp, rất có điều kiện phát triển để trở thành một khu
vực vệ tinh phát triển trên cả 3 lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch
dịch vụ.
Trong những năm qua, kinh tế Hà Tây có những bước tiến đáng khích lệ. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng công nghiệp từ 34,59%
(năm 2002) lên 37,1% (năm 2004) và giảm dần tỉ trọng nông nghiệp từ 35,9%
xuống còn 33,6%; dịch vụ giữ mức 29,5%. Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển
dịch quan trọng, từ 70% năm 2001, giảm xuống còn 65,8% năm 2004. Trong
nông nghiệp, tỉ trọng chăn nuôi tăng lên, cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi lớn với


việc đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính. Trong công nghiệp, khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh có tốc độ tăng 20%/năm, kinh tế Nhà nước tăng 27%/năm.
Năm 2007, Hà Tây có GDP đạt 750 USD, đạt mức tăng trưỏng GDP 13,3%, thu
hút đầu tư trong nước đạt 16.500 tỷ VND, đầu tư nước ngoài đạt trên 900 triệu
USD.
1.2: Cơ sở hạ tầng tỉnh Hà Tây
Cở sở hạ tầng tại Hà Tây nhìn chung là chưa phát triển. Cơ sở hạ tầng tháp kém,
90% doanh ngiệp trung ương và địa phương có trình độ khoa học, kĩ thuật trung
bình và lạc hậu, năng suất và hiệu quả thấp. Chỉ những thị trấn lớn, thành phố Hà
Đông cơ sở hạ tầng mới đảm bảo phần nào nhu cầu của dân. Những vùng miền
núi hay vùng quê, cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu thốn. Đường xá đi lại khó khăn, y
tế chưa đảm bảo, trường học còn thưa thớt…Cần có sự quan tâm từ phía chính
quyền. Hà Tây đực đánh giá là nơi có tiềm năng du lịch với rất nhiều khu du lịch
nổi tiếng như Chùa Hương, Ba Vì…Tuy nhiên, để đưa du lịch lên làm ngành kinh
tế mũi nhọn của tỉnh thì cần phải đầu tư để nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch.
1.3: Nhu cầu tiêu thụ năng lượng
Nhu cầu tiêu thụ tại tỉnh nhìn chung vẫn ở mức trung bình, không quá cao. Một
số vùng sâu vùng xa, điện vẫn chưa được kéo đến. Nhu cầu về đun nấu cũng chỉ
đa phần là dùng các sản phẩn phụ của nông nghiệp. Đời sống chưa cao nên nhu
cầu đi lại và xăng xe vẫn ở mức không cao. Tuy nhiên, ở các khu đo thị hay thị
trấn phát triển, nhu cầu khá lớn
1.4: Các nhà máy sản xuất điện
Tính đến thời điểm năm 2008, Hà Tây chưa có nhà máy sản xuất điện
1.5: Mạng lưới truyền tải điện
Mạng lưới truyền tải điện tại Hà Tây tuy không có nhiều đường truyền tải cao áp
nhưng cũng đã phủ rộng đến hầu hết toàn tỉnh, cả những nơi vùng sâu vùng xa và
đồi núi. Tuy nhiên, mạng lưới đã rất xuống cấp, cần được quan tâm và nâng cấp
lại.

×