Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước khu vực Đông Phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 130 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á






ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
Mã số: 26.12.RD/HĐ-KHCN







“Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường
các nước khu vực Đông Phi”

(BÁO CÁO TỔNG HỢP)




Cơ quan chủ trì: Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á
Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương
Chủ nhiệm đề
tài: Th.s. L ý Quốc Hùng
Nhóm nghiên cứu:
Th.s. Đỗ Hữu Huy


Th.s. Trần Quang Tùng
Th.s. Phạm Thế Cường
CN. Hoàng Đức Nhuận
CN. Nguyễn Quỳnh Chi








9777


Hà Nội, tháng 12/2012

2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………

7
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài………………………………………
7
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài……………………………
8
3. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………
9
4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………
9

5. Phương pháp nghiên cứu
10
6. Sản phẩm đề tài
10
7. Kết cấu đề tài
10
Chương I:Tổng quan về thị trường các nước khu vực Đông Phi…………
11
1.1 Một số đặc điểm điều kiện tự nhiên, chính trị, văn hoá, xã hội của các nước
Đông Phi………………………………………………………………………


11
1.1.1 Điều kiện tự nhiên…………………………………………………………
11
1.1.2 Đặc điểm chính trị, văn hóa, xã hội……………………………………….
12
1.2. Khái quát về thị trường các nước Đông Phi……………………………….
16
1.2.1 Tổng quan về kinh tế………………………………………………………
16
1.2.2 Hoạt động ngoại thương……………………………………………………
32
1.3 Chính sách Thương mại………………………………………………
40
1.4 Tập quán tiêu dùng……………………………………………………
53
1.5 Kinh nghiệm xuất khẩu của một số nước trong việc đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa sang thị trường Đông Phi……………………………………………



54
1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc …………………………………………….
54
1.5.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ……………………………………………………
57
1.5.3 Kinh nghiệm của Pháp………………………………………………………
58
1.5.4. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm thâm nhập thị trường của các
nước…………………………………………………………………………………


59
1.6. Một số thuận lợi, khó khăn và các tiền đề cần thiết để đẩy mạnh xuất
khẩu vào thị trường Đông Phi……………………………………………….


61
1.6.1 Thuận lợi……………………………………………………………………
61
1.6.2 Khó khăn………………………………………………………………………
62
1.6.3 Các tiền đề cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Đông Phi
62
1.7 Tổng quan về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các nước
Đông Phi……………………………………………………………………


63
1.7.1 Quan hệ chính trị, ngoại giao……………………………………………

63
1.7.2 Quan hệ kinh tế, thương mại……………………………………………….
64
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang các nước Đông Phi, giai đoạn 2007-2011


69
2.1 Thực trạng về chính sách đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường các nước khu vực

69
2.2 Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước Đông Phi,
giai đoạn 2007-2011

71
2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
71
2.2.2 Thị trường xuất khẩu
73
2.2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu…………………………………………………
79
2.2.4. Hình thức xuất khẩu…………………………………………………………
92
2.2.5 Phương thức thanh toán……………………………………………………
93
2.2.6 Gắn xuất khẩu và nhập khẩu………………………………………………
93

3

2.3 Đánh giá một số khó khăn và thuận lợi của hoạt động xuất khẩu……….
96
2.3.1 Những kết quả đạt được……………………………………………………
96
2.3.2 Một số thuận lợi………………………………………………………………
97
2.3.3 Một số hạn chế………………………………………………………………
98
2.3.4 Nguyên nhân của những hạn chế…………………………………………
99
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
vào thị trường các nước Đông Phi……………………………………

101
3.1 Dự báo khả năng sản xuất, cung ứng và nhu cầu nhập khẩu của các
nước khu vực………………………………………………………………

101
3.2. Dự báo khả năng xuất khẩu của một số nước vào khu vực……………
105
3.3 Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường các
nước khu vực…………………………………………………………………


110
3.3.1 Mục tiêu tổng quát……………………………………………………………
110
3.3.2 Mục tiêu cụ thể………………………………………………………………
110
3.3.3 Định hướng thị trường………………………………………………………

111
3.3.4 Định hướng mặt hàng……………………………………………………….
112
3.4 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào thị trường các nước khu vực…
114
3.4.1 Các giải pháp vĩ mô………………………………………………………….
114
3.4.2 Các giải pháp vi mô………………………………………………………….
122
KẾT LUẬN…………………………………………………………………
129
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….
130
























4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Diện tích và dân số các nước Đông Phi năm 2011…………… 13
Bảng 1.2. Chỉ số kinh tế chủ yếu các nước Đông Phi năm 2011……… 17
Bảng 1.3. Cơ cấu GDP của các nước Đông Phi năm 2011……………… 18
Bảng 1.4. Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP 2011 và các ngành công
nghiệp chủ chốt của các nước khu vực Đông Phi………………….

19
Bảng 1.5. Tỷ trọng ngành Dịch vụ trong GDP 2011 các nước khu vực
Đông Phi…………………………………………………………………

22
Bảng 1.6. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Châu Phi………………. 23
Hình 1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của thành viên EAC giai đoạn 2000-
2010……………………………………………………………

24
Bảng 1.7. Dự báo chỉ số kinh tế chủ yếu các nước khối EAC năm 2012 . 25
Hình 1.2. Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP của các thành viên EAC
(Giai đoạn 1980 -2010)…………………………………………………

25
Bảng 1.8. Vốn FDI vào các nước EAC năm 2000 và 2010…………… 26

Bảng 1.9. Chỉ số kinh tế chủ yếu các nước vùng sừng Châu Phi năm
2011……………………………………………………………………….

27
Bảng 1.10. Kim ngạch xuất nhập khẩu các nước Đông Phi 2011……… 32
Bảng 1.11. Kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước thuộc EAC
năm 2011………………………………………………………………….

34
Bảng 1.12. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2011……………. 34
Bảng 1.13. 10 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất từ Trung
Quốc của các nước EAC năm 2011………………………………………

35
Bảng 1.14. 10 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất từ
Ấn Độ c
ủa các nước EAC năm 2011……………………………………

35
Bảng 1.15. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ethiopia, giai đoạn 2007-
2011………………………………………………………………………

36
Bảng 1.16. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Ethiopia giai đoạn 2007-2011… 36
Bảng 1.17. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Ethiopia giai đoạn 2007-2011… 37
Bảng 1.18. Thuế nhập khẩu trung bình một số mặt hàng vào Malawi 47
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước khu vực
giai đ
oạn 2007-2011………………………………………………….


71
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu sang các nước khu vực Đông Phi (2007-
2011)……………………………………………………………………….

72
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước khu vực giai
đoạn 2007-2011……………………………………………………….

73
Biểu đồ 2.1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – EAC giai đoạn
2007 -2011…………………………………………………………………

74
Biểu đồ 2.2. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu Việt Nam – EAC
giai đoạn 2007-2011……………………………………………………….

75
Bảng 2.4. Kim ngạch xuấ
t khẩu Việt Nam sang các thị trường khối EAC 75
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam tại EAC năm
2011………………………………………………………………….

76
Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu sang các nước khu vực sừng Châu Phi giai
đoạn 2007-2011……………………………………………………….

76
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Ethiopia, 2007 – 2011 77
Bảng 2.7. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Djibouti, 2007 – 2011 77


5
Bảng 2.8. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malawi, Zambia,
Zimbabwe và Mozambique (2007 – 2011)………………………………

78
Bảng 2.9. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam với Madagascar, Mauritius,
Seychelles, Comoros………………………………………………………

78
Bảng 2.10. Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu sang các nước khu vực
Đông Phi, Giai đoạn 2007-2011…………………………………………

79
Bảng 2.11. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang các nước khu vực Đông Phi,
Giai đoạn 2007-2011………………………………………………………

80
Bảng 2.12. Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Kenya năm 2011…… 82
Bảng 2.13. Mặ
t hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Tanzania năm 2011 83
Bảng 2.14. Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Uganda năm 2011… 84
Bảng 2.15. Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Rwanda năm 2011…. 84
Bảng 2.16. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ethiopia, 2007-
2011 …………………………………………………………………

85
Bảng 2.17. Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Malawi năm 2011… 86
Bảng 2.18. Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Zimbabwe năm 2011. 87
Bảng 2.19. Mặt hàng xuất khẩu sang Mozambique n
ăm 2011…………… 87

Bảng 2.20. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Việt Nam năm 2011… 89
Bảng 2.21. Kim ngạch xuất khẩu của VN sang Mauritius năm 2011…… 89
Bảng 2.22. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Seychelles năm
2011…………………………………………………………………………

91
Bảng 2.23. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Comoros năm 2009 92
Bảng 2.24. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước khu vực
Đông Phi (2007-2011)

93
Bảng 2.25. Mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam t
ừ các nước khu vực Đông
Phi năm 2011……………………………………………………………….

94
Bảng 3.1. Một số chỉ số kinh tế của Malawi giai đoạn 2013-2015………… 104
Bảng 3.2. Một số chỉ số kinh tế của Mozambique giai đoạn 2013-2015……. 104
Bảng 3.3. Một số chỉ số kinh tế của Zambia giai đoạn 2013-2015………… 104
Bảng 3.4. Một số chỉ số kinh tế của Zimbabwe giai đoạn 2013-2015………. 104
Bảng 3.5. Xuất khẩu vào các thị trường EAC giai đ
oạn 2007- 2012 107
Bảng 3.6. Xuất khẩu vào các thị trường sừng Châu Phi giai đoạn
2007 – 2012…………………………………………………………………

107
Bảng 3.7. Xuất khẩu vào các thị trường Malawi, Mozambique, Zambia,
Zimbabwe giai đoạn 2007 – 2012………………………………

108

Bảng 3.8 Xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường Madagasca,
Comoros, Mauritius, Seychelles giai đoạn 2007- 2011…………………….

109










6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
AGOA Đạo luật Cơ hội và tăng trưởng Châu Phi
BCT Bộ Công Thương
COMESA Thị trường chung Đông Nam Phi
EAC Cộng đồng các nước Đông Phi
ECA Uỷ ban Kinh tế Châu Phi
EU Liên minh châu Âu
FTA Hiệp định thương mại tự do
FDI Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế
ITC Tổ chức Thương m
ại Quốc tế
GDP Tổng sản phẩm quốc nội

NEPAD Kế hoạch “Đối tác mới vì sự phát triển”
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OIF Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ
OUA Tổ chức Thống nhất Châu Phi
SADC Cộng đồng phát triển miền Nam Châu Phi
SACU Liên minh quan thuế miền Nam Châu Phi
SCM Hiệp định về Trợ cấp và Các biệp pháp đối kháng
TBT Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
TICAD Hộ
i nghị quốc tế về sự phát triển của Châu Phi
TRIPS Hiệp định Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ liên quan đến thương
mại của WTO
USD Đô-la Mỹ
UBHH Uỷ ban hỗn hợp
UBLCP Uỷ ban liên chính phủ
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
XTTM Xúc tiến thương mại
XHCN Xã hội chủ nghĩa













7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài
Mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ quan
trọng nhằm thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Chiến
lược Phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng đ
ã đề ra định hướng: “Đa dạng hóa thị trường ngoài
nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định thương mại tự do và thị
trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu…”.
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm
2030 được ban hành tại Quyết định số 2471/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2012 đã đề
ra mục tiêu: “Tốc độ tăng trưở
ng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11-12%/năm trong
thời kỳ 2011-2020, trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm;
giai đoạn 2016–2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm” cũng như định hướng phát
triển thị trường trong đó cần phải “đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở
rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở
rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng”. Đối với thị trường Châu Phi,
Chiến lược đề ra định hướng tới năm 2020 sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 5% kim ngạch
xuất khẩu.
Để thực hiện, cụ thể hóa các chủ trương, sách lược của Đảng và nhà nước
trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu đặc biệt là các thị trườ
ng mới như thị
trường Châu Phi trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh
mẽ, sự cạnh tranh, giành giật thị trường này đang diễn ra gay gắt đòi hỏi thường
xuyên phải có những nghiên cứu cập nhật, chi tiết về thị trường Châu Phi. Châu Phi
lục địa là một thị trường rộng lớn với 55 quốc gia. Mỗi quốc gia, khu vực thị tr

ường
đều mang những nét thị trường đặc trưng riêng vì vậy rất cần phải có những nghiên
cứu chi tiết, chuyên sâu từng thị trường và khu vực thị trường.
Mặc dù là một khu vực nghèo tài nguyên nhưng thị trường các nước khu vực
Đông Phi vẫn được đánh giá có nhiều tiềm năng do dân số đông, kinh tế tăng
trưởng khá nhanh, có nhu cầu hàng hóa lớn và đa dạng (chủ yếu là sản phẩm chất
lượng vừa phải, giá rẻ). Bên cạnh đó, tình hình chính trị của các nước khu vực Đông
Phi nhìn chung đang đi vào thế ổn định hơn (ngoại trừ Somalia), việc Mỹ, EU và
một số nước cho phép nhiều sản phẩm các nước khu vực tiếp cận tương đối tự do và
thuận lợi hơn thị trường của họ cũng như nhiều chính sách thu hút đầu tư nước
ngoài khá hấp d
ẫn đã giúp thị trường các nước khu vực ngày càng giành được sự
quan tâm chú ý của nhiều nước trên thế giới.
Các nước khu vực Đông Phi là một khu vực thị trường còn khá mới lạ đối với
các doanh nghiệp nước ta. Trao đổi thương mại với các nước khu vực này vẫn còn
rất hạn chế với giá trị xuất khẩu năm 2011 (năm có giá trị xuất khẩu cao nhất) cũng
mới ch
ỉ đạt 198 triệu USD, chiếm 3,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang
toàn bộ thị trường Châu Phi. Một trong những nguyên nhân chính khiến cho xuất
khẩu nước ta sang thị trường các nước khu vực còn hạn chế đó là thông tin thị
trường các nước khu vực còn rất thiếu. Thiếu thông tin thị trường không chỉ đối với
doanh nghiệp mà ngay cả với các cơ quan quản lý nhà nước. Điều này đã khiến cho
doanh nghi
ệp gặp rất nhiều khó khăn thâm nhập thị trường các nước khu vực xa xôi
và các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự có nhiều giải pháp hữu hiệu để thúc
đẩy, phát triển quan hệ thương mại với các nước này.

8
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á
(Bộ Công Thương) đã được giao chủ trì thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên

cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước khu vực Đông
Phi”. Đề tài sẽ góp phần cung cấp những luận cứ khoa học, thông tin thị trường thực
tiễn và cập nhật, góp phần vào việc phục vụ các nhà nghiên c
ứu, các nhà quản lý và
hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp quan tâm đến việc mở rộng thị
trường xuất khẩu của mình sang các nước khu vực. Bên cạnh đó, Đề tài cũng kiến
nghị một số giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của nước
ta sang các nước khu vực Đông Phi đến năm 2017.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu ngoài nướ
c liên quan về khu
vực Đông Phi như:
- Năm 2008, Alberto Portugal-Perez, John S. Wilson và nhóm nghiên cứu của
Ngân hàng Thế giới, Báo cáo “Trade Costs in Africa: Barriers and Opportunities
for Reform”, #4719, September,2008- Báo cáo nghiên cứu, phân tích, đánh giá các
số liệu về chi phí thương mại tại các nước nam Sahara châu Phi từ đó chỉ ra các
biện pháp và chính sách đối phó với việc áp dụng rào cản thuế quan của các nước
châu Phi và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại châu Phi.
- Năm 2009, Tiến sĩ Semboja Haji Hatibu Haj, Báo cáo nghiên cứu “East
African Economic Integration- Base Case Economic Analysis”, African
Integration Review Vol.3, No.2, October, 2009-Báo cáo phân tích tổng quan quá
trình hộ
i nhập kinh tế khu vực hiện nay, những cơ hội và thách thức đối với các
quốc gia khu vực.
Tuy nhiên có thể thấy, nội dung các tài liệu nghiên cứu trên chỉ đề cập khái
quát tình hình hội nhập kinh tế khu vực hoặc chỉ phân tích khái quát môi trường
kinh doanh của cả châu lục ảnh hưởng tới hoạt động thương mại mà không có các
giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước khu vực Đ
ông Phi.
Tại Việt Nam, chưa có đề tài nghiên cứu về thị trường các nước khu vực Đông

Phi, phần lớn việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các bài tham luận, báo cáo. Cho
tới nay, mới chỉ có một số đề tài nghiên cứu về thị trường Châu Phi như:
- GS.TS Nguyễn Văn Thường và nhóm tác giả (2006) “Giải pháp phát triển
quan hệ thương mại Việt Nam-Châu Phi”, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Trường
Đạ
i học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đã có những đánh giá thực trạng thị trường Châu
Phi về nhu cầu, khả năng xuất nhập khẩu, khả năng thanh toán, từ đó xác định vai
trò của thị trường châu Phi trong chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của Việt
Nam; Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Châu Phi trong
những năm gần đây, rút ra những thành công, hạn chế và bài h
ọc kinh nghiệm trong
quá trình phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Châu Phi; Đề xuất định hướng và
các giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Châu Phi trong
những năm đầu của thế kỷ XXI.
- Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á-Bộ Công Thương (2008), “Giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường châu Phi”, đề tài
cấp Bộ, đề xuất giải pháp và chính sách quản lý nhằm đẩy mạ
nh xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam sang châu Phi.

9
- Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á-Bộ Công Thương (2010), “Nghiên
cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp vào thị trường châu Phi”, đề
tài cấp Bộ, nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng
công nghiệp vào thị trường châu Phi.
- Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á-Bộ Công Thương (2011),“Nghiên
cứu thị trường, chính sách đối với hàng hóa nhập khẩu của khu vực Tây Phi nhằm
đưa ra giả
i pháp xâm nhập thị trường”, đề tài cấp Bộ, nghiên cứu và đề xuất một số
giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam thâm nhập thị trường các nước khu vực Tây

Phi.
Các đề tài nêu trên đã có những nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa Việt
Nam với toàn bộ châu lục và các nước khu vực Tây Phi, đề xuất một số giải pháp
phát triển quan hệ kinh tế, thương mại áp dụng cho cả
châu lục và khu vực Tây Phi.
Chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về khu vực thị trường Đông Phi trong khi đây
là khu vực có những đặc điểm chính trị, xã hội, kinh tế, xã hội mang tính khác biệt.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích và đánh giá tổng quan về thị trường khu vực Đông Phi, thị trường
các nước Cộng đồng Đông Phi (EAC) và một số thị trường khác trong khu vực để
làm rõ đặc điểm thị trường, chính sách thươ
ng mại, nhu cầu, tập quán tiêu dùng,
kinh nghiệm của một số nước trong việc thâm nhập thị trường. Từ đó rút ra những
thuận lợi, khó khăn và các tiền đề cần thiết để tham nhập thị trường các nước khu
vực Đông Phi.
- Phân tích và đánh giá thực trạng về chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa,
tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường khu vực trong giai đoạn
2007-2011.Trên cơ sở
đó, đưa ra những nhận định về thuận lợi, khó khăn trong hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Phi.
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang
thị trường khu vực Đông Phi.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian
- Phân tích tổng quan đặc điểm thị trường các nước khu vực Đông Phi, thực trạng
xuấ
t khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước khu vực tập trung giai đoạn 2007-2011.
- Kiến nghị các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường khu vực cho giai đoạn
2013-2017.
Về không gian và lĩnh vực nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu tổng quan về đặc điểm thị trường, tình hình xuất nhập khẩu,
chính sách thương mại khu vực Đông Phi, khối Cộng đồng Đông Phi (EAC) và một số
thị
trường cụ thể trong khu vực .
- Nghiên cứu về thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, thực trạng xuất
khẩu hàng hóa với khu vực Đông Phi, khối Cộng đồng Đông Phi (EAC) và một số thị
trường cụ thể trong khu vực.
- Đề xuất các giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị
trường khu vực Đông Phi.


10
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:
- Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp: thu thập, tổng hợp thông tin liên
quan phục vụ các mục tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh: để phân tích về thị trường các
nước khu vực Đông Phi và tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các
nước khu vực.
- Phương pháp chuyên gia: để thu thập ý kiến của các nhà quản lý, các nhà
khoa học về
thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các
nước Đông Phi.
6. Sản phẩm đề tài
- Báo cáo tổng hợp
- Báo cáo tóm tắt
- Các chuyên đề độc lập
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia

thành ba chương như sau:
Chương I: Tổng quan về thị trường các nước khu vực Đông Phi
Chương II: Th
ực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Đông Phi, giai
đoạn 2007-2011
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị
trường các nước Đông Phi

11
Chương I: Tổng quan về thị trường các nước khu vực Đông Phi
1. Một số đặc điểm điều kiện tự nhiên, chính trị, văn hoá, xã hội của các nước
Đông Phi
1.1. Điều kiện tự nhiên
17 quốc gia thuộc khu vực Đông Phi được xác định bao gồm 13 quốc gia nằm
dọc phía Đông của lục địa Phi và 04 quốc đảo thuộc Ấn Độ Dương đó là: Djibouti,
Eritrea, Ethiopia, Somalia, Mozambique, Madagascar, Malawi, Zambia, Zimbabwe,
Comoros, Mauritius, Seychelles và 5 quốc gia thuộc Cộng đồng Đông Phi (EAC) là
Tanzania, Kenya, Uganda, Rwanda, Burundi. Tổng diện tích tự nhiên của các quốc
gia khu vực là 6.387.474 km2, chiếm 1/5 diện tích của châu Phi, trong đó Ethiopia
là quốc gia có diện tích lớn nhất với trên 1.127.127 km2, Seychelles là quốc đảo
thuộc Ấn Độ Dương có diện tích nhỏ nhất chỉ là 451 km2 và Madagascar là quốc
đảo lớn thứ tư trên thế giới với diện tích 587.040 km2.
Trong 17 quốc gia khu vực thì chỉ có 06 quốc gia tiếp giáp với Ấ
n Độ Dương
và 04 quốc đảo nằm hoàn toàn trong Ấn Độ Dương với đường bờ biển dài 4.600
km. Đường bờ biển dài đã mang lại nhiều điều kiện thuận lợi cho các nước khu vực
phát triển kinh tế biển, thuận lợi cho việc giao thương với các nước trên thế giới
cũng như cung ứng dịch vụ trung chuyển hàng hóa cho các quốc gia trong khu vực
không tiếp giáp với biển như
Ethiopia, Malawi, Zambia, Zimbabwe, Uganda,

Rwanda, Burundi. Cũng chính từ lợi thế này, việc trao đổi thương mại của nhiều
nước khu vực với các nước khu vực châu Á, Trung Đông có nhiều thuận lợi do
giảm được chi phí, rút ngắn thời gian vận tải, cung ứng hàng hóa so với các nước
nằm ở phía tây của châu lục.
Địa hình các quốc gia khu vực có sự khác biệt giữa các quốc gia nằm trong lục
địa và quốc đảo thuộc Ấn Độ Dươ
ng. Đối với các quốc gia thuộc lục địa, ngoại trừ
Somali là quốc gia có địa hình tương đối bằng phẳng, các quốc gia còn lại địa hình
chủ yếu là cao nguyên. Núi cao tập trung ở phía Tây và có độ cao giảm dần về phía
Đông. Đỉnh núi Kilimanjaro với độ cao 5.895m thuộc Tanzania được xem là nóc
nhà của châu Phi. Trong khi đó, địa hình chủ yếu của các quốc đảo khu vực chủ yếu
là đồi núi với các dải đồng bằng nhỏ h
ẹp ven biển. Chính điều này đã gây ra những
trở ngại lớn trong sản xuất nông nghiệp đối với 04 quốc đảo thuộc Ấn Độ Dương
này.
Khí hậu các nước khu vực khá đa dạng. Các quốc gia nằm tại khu vực sừng
châu Phi là Djibouti, Eritrea, Ethiopia, Somalia có khí hậu gió mùa nhiệt đới khô,
mặc dù có vị trí nằm gần đường xích đạo. Gió mùa nhiệt đới khô thường cung cấp
một lượng mưa tương
đối lớn nhưng khi đến Djibouti và Somalia, gió mùa đã mất
gần hết hơi ẩm, vì vậy, hầu hết vùng sừng châu Phi vẫn có lượng mưa rất thấp trong
những tháng có gió mùa nhiệt đới. Trong khi đó, ở sườn phía tây và trung tâm
Ethiopia cũng như phần cực nam của Eritrea, lượng mưa do gió mùa mang lại lại rất
lớn. Tại nhiều vùng núi của Ethiopia, có nhiều vùng có lượng mưa hơn 2.000 mm
một năm. Lượng mưa này là nguồn n
ước ngọt duy nhất cung cấp cho nhiều khu vực
cách xa Ethiopia đặc biệt là cho Ai Cập, đất nước có lượng mưa thấp nhất trên Trái
Đất.
Trong khi đó các quốc gia ven biển và các quốc đảo nằm ở Ấn Độ Dương
ngoài khơi phía đông châu Phi mỗi năm hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô


12
với lượng mưa lớn, tập trung chủ yếu vào mùa hè. Các quốc gia thuộc khối EAC
mang đặc điểm của vùng gần xích đạo và cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ địa hình.
Kenya và Tanzania có hai miền khí hậu, đó là miền khí hậu nhiệt đới ở vùng ven
biển và khí hậu khô trong vùng lục địa, các nước nằm sâu trong lục địa như
Burundi, Rwanda, chủ yếu lại có khí hậu ôn đới, đặc trưng của các vùng cao
nguyên.
Một điểm đáng lưu ý về điều kiện tự nhiên là khu vực này tập trung những hồ
nước ngọt lớn nhất châu Phi và thế giới như Hồ Victoria, Hồ Tanganyika và Hồ
Malawa. Hồ Victoria lớn nhất châu Phi và lớn thứ hai trên thế giới có diện tích
69.000 km2, chu vi 3.440 km, nằm trong vùng thuộc biên giới các quốc gia Uganda,
Kenya và Tanzania. Hồ Tanganyika rộng thứ hai tại châu Phi và lớn thứ hai trên thế
giới về mức nước ng
ọt lưu trữ, hồ có diện tích 32.900 km2, chu vi 1.828 km và sâu
từ 570m đến 1.470m, hồ nằm trong vùng thuộc biên giới các quốc gia Burundi,
Cộng hoà dân chủ Công-gô, Tanzania và Zambia. Hồ Malawa là hồ nước ngọt lớn
thứ ba châu Phi và lớn thứ tám trên thế giới, Hồ rộng 29.600 km2, chu vi 580 km
chiều dài và 75 km chiều rộng, hồ nằm trong vùng thuộc biên giới các quốc gia
Mozambique, Malawi và Tanzania. Các hồ nước ngọt này là nguồn cung cấp nước
sinh hoạt, tưới tiêu và thủy sản nước ngọt quan trọ
ng cũng như điều hòa khí hậu đối
với các quốc gia khu vực có liên quan.
Châu Phi được biết đến là lục địa có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
nhiều loại có trữ lượng lớn trên thế giới. Tuy nhiên, các nước khu vực Đông Phi tuy
có đa dạng về các loại khoáng sản, nhưng trữ lượng lại không nhiều. Một số loại
khoáng sản chủ yếu là kim cương, plattium, đồng, vàng, đá quý, khí đốt, dầu m
ỏ,
cờ-rôm, mica, than, bauxite, đá vôi, quặng thiếc, thạch cao,…Nhưng nhìn chung các
loại khoáng sản này có trữ lượng nhỏ. Bên cạnh đó các nước này cũng có tiềm năng

lớn về thủy điện và được thiên nhiên ưu đãi nhiều loài động vật hoang dã, thuỷ hải
sản trên biển.
1.2. Đặc điểm văn hóa, xã hội, chính trị
- Lịch sử
Các nước khu vực Đông Phi là một trong những khu vự
c tại châu lục có con
người sinh sống sớm nhất từ 2-5 triệu năm. Đầu công nguyên mơi đây là nơi cư ngụ
của các bộ lạc người gốc Nilitic và Nilo-Hamitic. Từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 10
sau công nguyên, các bộ lạc người Ban-tu chiếm toàn bộ vùng duyên hải Đông Phi.
Trong thời kỳ cổ đại, nơi đây đã đã từng tồn tại những vương qu
ốc hùng mạnh
trong đó tiêu biểu là vương quốc Askum (còn có tên khác là Axum) bao gồm
Ethiopia, Eritrea, bắc Somalia và Yemen ngày nay. Vương quốc này phát triển rực
rỡ trong khoảng từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 và đã từng nắm quyền kiểm soát biển Đỏ.
Cũng giống như các khu vực khác của châu lục, trong các thế kỷ 18-19, do
nhận thấy nguồn tài nguyên giàu có của lục địa Phi, các nước châu Âu bắt đầu đẩy
mạnh các cuộc khai phá châu Phi nói chung và
Đông Phi nói riêng, đến cuối thế kỷ
19, hầu như toàn bộ Đông Phi đã bị làn sóng thực dân châu Âu đô hộ, trong đó Anh
chiếm Uganda, Tanzania, Kenya, Zambia và Zimbabwe; Đức xâm chiếm Rwanda
và Burundi, nhưng sau khi Đức thất bại tại Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, hai
quốc gia này lại bị rơi vào tay Bỉ. Pháp đã lập chế độ cai trị Djibouti và hầu hết các
quốc đảo Đông Phi tại Ấn Độ Dương nh
ư Madagascar, Comoros, Mauritius. Trong
khu vực Đông Phi chỉ có Ethiopia là quốc gia châu Phi duy giữ vững được chủ

13
quyền là một quốc gia độc lập. Nước này chỉ bị Ý chiếm đóng trong một thời gian
ngắn từ 1936-1941.
Thế kỷ XX là thời kỳ của quá trình đấu tranh giành độc lập của các quốc gia

châu Phi nói chung và các quốc gia Đông Phi nói riêng. Sau chiến tranh Thế giới
thứ hai, cùng với sự hình thành của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, sự suy yếu
của chủ nghĩa thực dân, sự phát triển mạ
nh mẽ của phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc trên toàn thế giới, các nước Đông Phi bắt đầu quá trình giành lại độc lập từ
tay các đế quốc thực dân châu Âu và đã trở thành các quốc gia độc lập trong những
năm đầu thập niên 1960. Tuy nhiên, chính các chính sách áp đặt phân chia biên giới
lãnh thổ, áp bức bóc lột, chia để trị mà chủ nghĩa thực dân để lại là nguyên nhân sâu
xa dẫn đến các tranh chấp, xung đột ở khu vực mà hậu quả n
ặng nề của nó còn để
lại cho đến ngày nay.
- Dân cư
Dân số của các nước Đông Phi năm 2011 đạt trên 344 triệu người, chiếm
khoảng 30% dân số toàn châu lục và 5% dân số thế giới. Riêng dân số 05 nước khu
vực khối EAC là 146 triệu người, chiếm khoảng 42,4% dân số các nước Đông Phi
và 13,6% dân số toàn châu lục.
Trong số các nước khu vực Đông Phi thì Ethiopia là quốc gia có số lượng dân
đông nhất khu vực với 93,91 triệ
u người, quốc gia có số dân ít nhất là Seychelles
chỉ với 0,08 triệu người và có 04 quốc gia có số dân dưới 5 triệu người. Quy mô dân
số nhỏ cũng là một trong những trở ngại cho quá trình thâm nhập thị trường.
Bảng 1.1. Diện tích và dân số các nước Đông Phi năm 2011
STT Nước Diện tích
(km2)
Dân số
(triệu người)
1 Tanzania 947.300 47,65
2 Kenya 580.367 42,74
3 Uganda 241.038 35,62
4 Rwanda 26.338 11,27

5 Burundi 27.830 8,74
6 Ethiopia 1.100.000 93,81
7 Somalia 637.657 10,08
8 Eritrea 117.600 6,08
9 Djibouti 23.200 0,77
10 Mozambique 799.380 23,50
11 Madagascar 587.040 18,04
12 Malawi 118.484 16,32
13 Zambia 752.614 14,30
14 Zimbabwe 390.759 13,01
15 Comoros 2.235 0,74
16 Mauritius 2.040 1,31
17 Seychelles 451 0,08
Tổng 6.354.333 344,07
Nguồn: CIA factbook
Cơ cấu dân số của các nước trong khu vực được coi là khá trẻ, trong đó độ
tuổi từ 0-14 tuổi chiếm khoảng 45%, từ 15-64 tuổi là 52%, từ 65 tuổi trở lên chỉ
khoảng 2,75%. Cơ cấu dân số trẻ là một nhân tố thuận lợi nếu chính phủ các quốc

14
gia khu vực biết tận dụng nguồn lao động dồi dào này. Tỉ lệ dân cư biết đọc và viết
ở mức trung bình, toàn khu vực tỉ lệ người trên 15 tuổi biết đọc và biết viết đạt
khoảng 60%, trong đó quốc gia có tỉ lệ người biết chữ cao nhất là Kenya-đạt 85,1%.
Dân số đông và tốc độ tăng trưởng dân số khá cao bình quân là 2,88%/năm,
thu nhập của người dân các nước khu vự
c tuy vẫn còn thấp nhưng đang dần được
cải thiện cho thấy đây là khu vực thị trường có nhiều hứa hẹn đối với hàng nhập
khẩu, đặc biệt là các thị trường Ethiopia, Kenya, Tanzania và Uganda. Bên cạnh đó,
phần lớn dân số trong độ tuổi lao động, hàng ngày trực tiếp tạo ra thu nhập sẽ góp
phần thúc đẩy tiêu dùng tại các nước khu vực này.

Ngoài các yếu tố thuận lợi, thì sự đ
a dạng của sắc tộc khu vực (chỉ tính riêng ở
Ethiopia có hơn 80 sắc tộc cư trú) và trình độ dân trí chưa cao cũng đặt ra không ít
thách thức cho việc thâm nhập thị trường các nước khu vực. Mỗi sắc tộc có những
nét đặc trưng tiêu dùng, phong tục khác nhau đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ thị trường
để có thể đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của dân khu vực.
- Ngôn ngữ
Các s
ắc tộc sinh sống tại các quốc gia Đông Phi phần lớn đều có thổ ngữ
riêng. Tuy nhiên, do bị thực dân châu Âu cai trị trong thời gian dài, các ngôn ngữ
châu Âu như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha,…đã ảnh hưởng đáng kể tại các quốc gia khu
vực này. Các thứ tiếng này đã trở thành ngôn ngữ chính thức tại các quốc gia khu
vực. Tại Đông Phi, ngoại trừ Eriteria, Comoros sử dụng đồng thời hai ngôn ngữ
chính thức là tiếng Tigrinya và tiếng
Ả Rập đối với Eriteria, tiếng Ả-rập và tiếng
Pháp đối với Comoros và Mô-dăm-bich sử dụng tiếng Bồ Đào Nha, còn lại các
nước khác đều sử dụng tiếng Pháp, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức giao dịch
trong thương mại.
Với sự đa dạng về thổ ngữ trong khi tỉ lệ biết đọc, biết viết quốc ngữ thấp chắc
chắn sẽ gây ra những tr
ở ngại không nhỏ cho hàng hóa nước ngoài khi muốn đẩy
mạnh thâm nhập, quảng bá tại thị trường khu vực. Tại một số quốc gia, tiếng Bồ
Đào Nha, tiếng Ả Rập, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức cũng sẽ gây ra những khó
khăn nhất định trao quá trình giao dịch thương mại cho các đối tác thương mại khi
chỉ sử dụng tiếng Anh. Sự phức tạp trong thổ ngữ chắc chắn s
ẽ đòi hỏi các doanh
nghiệp phải tìm hiểu và nằm được đặc điểm ngôn ngữ từng vùng khi muốn đưa
hàng hóa của mình thâm nhập vào khu vực.
- Tôn giáo
Cũng giống như các khu vực khác tại châu lục, do có nhiều bộ tộc sinh sống

và mỗi bộ tộc đều có các bản sắc văn hóa riêng đã dẫn đến các tín ngưỡng tôn giáo
tại các quốc gia Đông Phi cũng rất đa dạng. Sự bành trướ
ng của các nước thực dân
phương Tây trong thế kỷ 18, 19 cùng với các thương lái Ả-rập từ thế kỷ 14, 15 đã
khiến một số tôn giáo xâm nhập và trở thành các tôn giáo chính tại khu vực này.
Các tôn giáo phổ biến nhất tại khu vực là Thiên chúa giáo, Tin Lành, Hồi giáo, số
người theo ba nhóm tôn giáo này thường chiếm từ 40 – 98% dân số mỗi nước. Bên
cạnh đó, do có nhiều bộ tộc sinh sống và mỗi bộ tộc đều có các bản sắc vă
n hóa
riêng đã dẫn đến các tín ngưỡng tôn giáo tại các quốc gia khu vực cũng rất đa dạng.
Tại Comoros đạo Hồi chiếm 98%, đạo Thiên Chúa 2%, tại Mauritius các tôn giáo
Hindu chiếm 48%, Thiên chúa giáo (23,6%) và Hồi giáo (16,6%), tại Madagascar
tôn giáo gồm có tín ngưỡng cổ truyền 52%, Thiên chúa giáo 41% và đạo Hồi 7%.

15
Sự đa dạng về dân cư, văn hóa, tôn giáo này của các quốc gia Đông Phi đã
khiến cho khu vực này có một sự đa dạng về nhu cầu tiêu dùng, có tác động lớn đến
sự phát triển kinh tế nói chung thuộc các quốc gia trong khu vực và tạo ra một sức
hấp dẫn đặc biệt với phần còn lại của thế giới. Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu
hàng hóa của mình vào khu vực này cần phải nghiên c
ứu kỹ các đặc điểm trên để
đáp ứng nhu cầu của thị trường rộng lớn này.
- Chính trị - xã hội
Từ thế kỷ 18, 19, các quốc gia khu vực Đông Phi bị thực dân Pháp, Anh, Bồ
Đào Nha đô hộ và chia cắt. Tình trạng dân trí thấp, sống du canh du cư theo bộ tộc,
bộ lạc, chậm phân hoá giai cấp-xã hội, bên cạnh đó sự thống trị, bóc lột, chia rẽ và
sự áp đặ
t của các nước thực dân trong việc phân định đường biên giới lãnh thổ làm
cho quá trình hình thành các quốc gia-dân tộc diễn ra phức tạp, khó khăn và chứa
đựng nhiều mâu thuẫn giai cấp, xã hội.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự ra đời của hệ thống Xã hội chủ nghĩa
do Liên Xô cũ đứng đầu và với sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc ở Á-
Phi và Mỹ-la-tinh, một loạt các nước khu v
ực Đông Phi đã giành được độc lập. Đến
đầu thập niên 1980, các quốc gia khu vực đều đã giành được độc lập chủ quyền.
Kể từ khi độc lập, nhiều quốc gia thuộc khối Đông Phi phải đối diện với nạn
nghèo đói, tình trạng kinh tế chậm phát triển, kỹ nghệ lạc hậu, bệnh AIDS, nạn
tham nhũng, xung đột sắc tộc và nội chiến tràn lan. Tình tr
ạng nghèo nàn, chậm
phát triển, những hậu quả nặng nề do chính sách áp bức bóc lột và "chia để trị" mà
đế quốc, thực dân để lại cùng với tâm lý kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, sự bất bình đẳng
về quyền lợi chính trị, kinh tế, xã hội, sự áp bức lẫn nhau thường là những nguyên
nhân sâu xa dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, các cuộc đảo chính tranh
giành quyền lực hoặc các xung đột khu vự
c mang mầu sắc tư tưởng, đối đầu. Do đó
hầu hết các quốc gia Đông Phi chưa thể ra khỏi tình trạng đói nghèo, chậm phát
triển và nguy cơ tụt hậu ngày càng lớn trong bối cảnh những tiến bộ của khoa học
kỹ thuật, công nghệ mới, tin học v.v thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản
xuất trên toàn cầu.
Từ cuối thập k
ỷ 80 của thế kỷ XX, do tác động của cục diện tình hình thế giới,
mô hình kinh tế theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp không còn cơ sở để tồn tại ở
các nước khu vực Đông Phi, trong khi đó mô hình kinh tế thị trường theo khuynh
hướng tư bản chủ nghĩa, trào lưu tự do dân chủ xâm nhập mạnh vào khu vực; nhiều
nước đã chuyển sang chế độ đa nguyên, đa đảng, kinh tế thị
trường. Trong những
nỗ lực ổn định tình hình chính trị nội khối, những năm gần đây đã có những bước
chuyển mạnh mẽ của các nước khu vực Đông Phi, xung đột suy giảm, đi vào đối
thoại, hòa giải và tăng cường liên kết khu vực là xu hướng chủ đạo được thúc đẩy
tại nhiều nước. Khối EAC cũng được thành lập trên cơ sở đó và các n

ước đều có
các động lực chính của mình khi gia nhập khối: Kenya mong muốn xuất khẩu số
vốn dư, Uganda tìm kiếm một lối thoát cho lao động dư thừa, Tanzania muốn thực
hiện tầm nhìn Pan-Africanism (ý tưởng hợp nhất tất cả người dân châu Phi thành
một Cộng đồng), còn Burundi và Rwanda vì hòa bình và ổn định. Lúc đầu trong
khối EAC có sự chênh lệch lớn vì dường như mọi lợi ích từ hội nhập đều tậ
p trung
vào Kenya, do Kenya là quốc gia phát triển nhất trong khối. Ngày nay sự phát triển
đồng đều hơn giữa các quốc gia cũng như sự ổn định chính trị trong khu vực đã
giúp EAC trở thành một liên minh bền vững hơn. Việc tăng số lượng thành viên từ

16
3 lên 5 vào năm 2009 cùng với một số nước khác đang chờ gia nhập đã cho thấy
sức hấp dẫn ngày càng tăng của EAC.
Tuy nhiên, trong khu vực Đông Phi vẫn còn một số quốc gia có nguy cơ tiềm
ẩn về chính trị, xã hội bất ổn, như khu vực sừng châu Phi. Đây là khu vực có vị trí
chính trị chiến lược và kinh tế xung yếu, án ngữ con đường giao thông chính đi qua
Biển Đỏ nối từ châu Phi sang Trung Đông và
đường tới kênh đào Xuy-ê và là nơi
bắt nguồn những bất ổn chính trị, xã hội và cũng từ tình hình “vô chính phủ” hiện
nay của Somalia. Tình hình chính trị Somalia cũng như sự đói nghèo tại các quốc
gia khu vực tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội tại toàn bộ khu
vực Đông Phi. Thêm vào đó, nạn cướp biển Somalia đã và đang tiếp tục đe dọa an
ninh hàng h
ải quốc tế. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2011, các cuộc tấn
công cướp biển ở Somalia khiến thế giới tiêu tốn gần 7 tỷ USD, trong đó hơn 2 tỷ
USD cho các hoạt động quân sự, lực lượng an ninh vũ trang và trang thiết bị để bảo
vệ tàu bè
Nghiêm trọng hơn, tình trạng vô chủ Somalia đang “vỡ đê” và tràn cơn lũ bạo
lực qua biên giới, kích động căng thẳng b

ất ổn tại các nước láng giềng Ethiopia và
Eritrea. Chưa kể một mối lo khác đó là nước này đang là một trong những hang ổ
khủng bố Hồi giáo lớn nhất thế giới sau Afghanistan và Pakistan; đặc biệt nhóm Al
Shabaab (Thanh niên), lâu nay là vấn đề nhức nhối đối với sự ổn định an ninh của
Somalia. Có quan hệ với Al-Qaeda, Al Shabaab chủ trương lật đổ Chính phủ
Somalia để đưa nước này đi theo con đường Hồi giáo thuần khi
ết. Tổ chức khủng
bố Al-Qaeda đã từng kêu gọi biến khu vực sừng châu Phi thành một “Mặt trận
thánh chiến thứ ba của thế giới” chống Mỹ sau I-rắc và Áp-ga-ni-xtan.
Trong khu vực, Madagascar và Comoros là hai nước hiện nay cũng chưa ổn
định về chính trị. Cuộc đảo chính vào tháng 3/2009 tại Madagascar đến nay, dẫn
đến cuộc khủng hoảng chính trị tại đây vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến tình hình
kinh tế, xã hội của đất nước này. Tại Comoros, một quốc đảo vẫn có chính biến
quân sự diễn ra. Mới đây, năm 2001, một cuộc đảo chính đã diễn ra trên đảo
Ndzouani nhưng đã bị dập tắt.
1.2. Khái quát về thị trường các nước khu vực Đông Phi
1.2.1. Tổng quan về kinh tế
Kinh tế các nước khu vực Đông Phi đã có sự tăng trưởng khá trong những
năm gần
đây. Trong giai đoạn 2007-2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của
toàn khu vực đạt 4,17%, xấp xỉ với mức tăng trưởng GDP bình quân của cả châu
lục trong cùng kỳ. Năm 2011, tổng GDP cả khối đạt 187,48 tỉ USD, tốc độ tăng
trưởng bình quân cả khối đạt 5,3%, trong số các nước, Ethiopia là nước có mức tăng
trưởng cao nhất hơn 10,7%, tăng trưởng thấp nhất là nước Madagascar chỉ
đạt 1%
là do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng chính trị từ 2009.
Trong khu vực Đông Phi, khối EAC luôn là những nước có nền kinh tế đứng
đầu khu vực với GDP luôn đạt giá trị lớn nhất. Từ năm 2006, bình quân tốc độ tăng
trưởng thu nhập đầu người ở các quốc gia EAC là 3,7%. Ngoài ra, lạm phát ở khu
vực đã được kiềm chế ở mức 1 con số trong thập kỷ qua, so với mứ

c trung bình hơn
20% của những năm 1980 và 1990. Khu vực 4 nước sừng châu Phi, ngoại trừ
Somalia tăng trưởng không đều, các nước trong khu vực này đều đã có sự tăng
trưởng khá trong những năm gần đây. Năm 2011, tổng GDP của 04 nước đạt 36,77

17
tỉ USD, trong đó các nước Ethiopia, Somalia có mức tăng trưởng trên mức trung
bình.
Bảng 1.2. Chỉ số kinh tế chủ yếu các nước Đông Phi năm 2011
STT Nước
Tăng GDP
(%)
GDP
(tỷ USD)
GDP/ người
(USD)
1 Tanzania 6,1 23,20 542
2 Kenya 5,3 36,10 839
3 Uganda 6,4 16 462
4 Rwanda 7 6 528
5 Burundi 4,2 1,70 160
6 Ethiopia 10,7 30,50 327
7 Somalia 8,2 2,60 427
8 Eritrea 3,5 1,30 1.688
9 Djibouti 2,6 2,37 234
10 Mozambique 7,2 12,10 500
11 Madagascar 1 9,40 430
12 Malawi 4,6 5,70 349
13 Zambia 6,7 18,40 1.000
14 Zimbabwe 5,9 9,20 400

15 Comoros 2,2 0,60 813
16 Mauritius 4,1 11,30 8.377
17 Seychelles 4,9 1,01 12.000
Tổng 5,3 187,48 1.710
Nguồn: CIA factbook và African economic outlook
Sự tăng trưởng kinh tế của các nước khu vực trong giai đoạn vừa qua đạt được
là do các nước khu vực đều tiến hành cải cách kinh tế với những biện pháp đổi mới
riêng của mình, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, môi trường quốc tế đối với
Châu Phi nói chung và các nước khu vực nói riêng được cải thiện ít nhiều như sự
tăng trưởng kinh tế chung của th
ế giới, nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của thế
giới, sự trợ giúp của một số tổ chức chính phủ, tổ chức quốc tế đối với các nước khu
vực và cuối cùng là các sản phẩm xuất khẩu của các nước khu vực tiếp cận được thị
trường một số nước lớn tương đối tự do và thuận lợi hơn.
Sự
tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong thời gian qua đã góp phần cải thiện
đời sống, gia tăng sức mua của người dân các nước khu vực. Tuy nhiên, có thể thấy
rõ tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khu vực tuy đã tăng lên nhưng tăng
trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các
nguồn lực, chưa thực sự dựa trên cơ
sở tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao
hiệu quả nên tăng trưởng chưa thật vững chắc, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng
chưa cao.
Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng yếu kém đã góp phần làm giảm tính cạnh tranh của
nền kinh tế. Tình trạng thiếu thốn, lạc hậu của hệ thống đường sá, giao thông liên
lạc, điện nướ
c, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa là trở ngại lớn cho hoạt động sản
xuất, lưu thông hàng hóa và di chuyển nhân lực. Điều này làm giảm cơ hội tham gia
các hoạt động giao dịch kinh doanh, làm giảm khả năng cạnh tranh của các nền kinh
tế.

Trong cơ cấu GDP của các nước khu vực hiện nay mặc dù bước đầu đã có sự

18
chuyển dịch theo hướng tiến bộ và tích cực nhưng vẫn chưa ra khỏi cơ cấu ngành truyền
thống với tỷ trọng tương đối cao của khu vực sản xuất vật chất nói chung và đặc biệt là
khu vực nông, lâm nghiệp. Một số nước trong khu vực cơ cấu GDP nghiêng mạnh về
dịch vụ do lợi thế có nhiều địa điểm phù hợp làm du lịch. Đây là mộ
t hướng đi đúng
nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thời tiết trong nông nghiệp, khi khí hậu tại khu vực này
tương đối khắc nghiệt.
Bảng 1.3. Cơ cấu GDP của các nước Đông Phi năm 2011
Đơn vị: %
STT Nước Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1 Kenya 19 16,4 64,6
2 Tanzania 27,8 24,2 48
3 Uganda 22 25,4 52,6
4 Rwanda 33 13,9 53,1
5 Burundi 31 21,4 47,7
6 Ethiopia 41 13 46
7 Somalia 60,2 7,4 32,4
8 Eritrea 11 34 55
9 Djibouti 3,2 16,6 80,2
10 Mozambique 28,8 26 45,2
11 Madagascar 28,8 16,8 54,6
12 Malawi 30,3 16,3 53,4
13 Zambia 21,9 35,2 43,4
14 Zimbabwe 17,8 24,3 57,9
15 Comoros 41,8 8,6 49,6
16 Mauritius 4,4 23,8 71,8
17 Seychelles 2 18,5 79,6

Nguồn: CIA factbook
- Nông nghiệp
Hiện nay, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của các
nước khu vực Đông Phi, với khoảng 80% dân số của các quốc gia thuộc khối EAC
sống ở các khu vực nông thôn và sinh kế của họ phụ thuộc vào nông nghiệp. Tại
Ethiopia số người làm việc trong lĩnh vực này chiếm tới 85% lực lượng lao động.
Nông nghiệp chiếm khoảng 60,2% GDP của Somalia, 41,8% ở Comoros, 41% ở
Ethiopia, 33% ở Rwanda và 31% ở Burundi,…. Tính trung bình toàn khu vực, có
tới 76,5% lực lượng lạo động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và đây phần lớn
là những người nghèo. Sự phát triển của ngành nông nghiệp sẽ là một cơ hội lớn
giúp các nước xóa đói giảm nghèo một cách bền vững vì vậy Chính phủ các nước
khu vực sẽ sử dụng nhiều biện pháp để bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nước,
gây những trở ngại đối với hàng nông sản nhập khẩu.
Nông nghiệp cũng góp phần vào nguồn thu ngoại tệ do trao đổi thương mại
với nước ngoài, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp dựa trên nông
nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng là trà, cà
phê, bông, cây kim cúc, mía, dầu cây đinh hương, thuốc lá, dừa, hạt điều, sisal…
(Sisal là một loại cây dùng bện thừng, Tanzania là nước xuất khẩu sisal hàng đầu
thế giới, Ethiopia là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất của châu Phi, Malawi là quốc
gia xuất khẩu số một thế giới về thuốc lá loại Burley, Comoros được biết tới như là

19
đảo dầu thơm, bởi nơi đây là nơi sản xuất nhiều nhất thế giới tinh dầu ngọc lan tây,
nguyên liệu chính để sản xuất nước hoa Channel No.5. Comoros còn là nước đứng
thứ 2 trên thế giới về sản xuất va-ni). Tại khu vực, Ethiopia là quốc gia có nền nông
nghiệp phát triển hơn cả, nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trong nền kinh tế quốc
dân của nước này (khi thu hút tới 80% lao động, chiếm 90% tổng thu xuất nhập
khẩu, 50% tổng sản phẩm nội địa). Ethiopia còn là nước có số lượng đàn gia súc lớn
nhất châu Phi và đứng thứ 10 trên thế giới, cung cấp thịt sữa, da cho nghành công
nghiệp chế biến.

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp các nước khu vực hiện đang gặp không ít
những khó khăn, ngành nông nghiệp bị chi phối bởi quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng
của các sản phẩm nông nghiệp đều giảm trong thời gian vừa qua gây nên tình trạng
khủng hoảng nông nghiệp cho các nước khu vực. Khả năng cung cấp sản phẩm
giảm đi và không đáp ứng đủ nhu cầu trong các nước. Nông nghiệp ở
các nước khu
vực này phải đối mặt với tình trạng đất trồng bị khủng hoảng nghiêm trọng và thiếu
nước. Nhiều loại cây trồng vẫn canh tác trên những vùng đất kém phì nhiêu. Hàng
năm, mỗi hecta đất trồng lại mất một số lượng nhất định các loại khoáng chất như
nitơ, phốt pho, kali. Khả năng sử dụng phân bón ở các nước khu vực thường hạn
chế và kém hiệ
u quả. Người dân khu vực chỉ dùng mức phân bón hạn chế chưa đến
9kg/ha, trong khi ở châu Mỹ Latinh, người ta dùng 86kg/ha và 104kg/ha ở châu Á
và 142kg/ha ở Đông Nam Á. Mặc dù cách sử dụng phân bón được cải thiện trong
thời gian vừa qua nhưng do cách quản lý kém hiệu quả và không thích hợp nên đã
không cải thiện phần nào cho năng suất lao động nông nghiệp.
Bên cạnh đó, những nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng
không đảm b
ảo cung cấp lương thực của các nước khu vực là khí hậu, vị trí địa lý.
Hạn hán kéo dài thường xuyên diễn ra ở khu vực này. Từ năm 1970 đến nay, lượng
nước dự trữ của của khu vực đã giảm 2,8 lần. Các quốc gia vùng ven biển như
Soamlia, Djibouti, Eritrea cũng gánh chịu những ảnh hưởng liên quan đến xói mòn,
lũ lụt và sụt lún bờ biển. Thêm vào đó, những biến đổi khí hậu đang làm thay đổ
i
quy luật tự nhiên, đặc điểm sinh thái và gây ra các cuộc khủng hoảng lớn cho ngành
nông nghiệp. Với nền nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào lượng mưa tự nhiên,
cuộc sống của cư dân khu vực dễ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến đổi chu kỳ
thuỷ văn ở tại các nước này.
- Công nghiệp và khai khoáng
Nền công nghiệp của các nước thuộc khu vực Đông Phi nhìn chung vẫn còn

trong tình trạng chưa phát triển. Tỷ trọng bình quân sản lượng công nghiệp trong
GDP của các nước mới chỉ là 20,01% so với mức bình quân chung của cả châu lục
là 25%. Sự khó khăn của ngành công nghiệp các nước khu vực càng gia tăng khi
hiện nay phải đối mặt sự cạnh tranh gay gắt. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng
năm là tương đối thấp do nền công nghiệp chủ yếu chỉ sản xuất hàng tiêu dùng đơn
giản, hàng nhựa, hàng dệt bông…hầu như không có sự phát triển của các ngành
công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao hơn như sản xuất máy móc công cụ, linh
kiện, hàng điện tử…Đó cũng là lí do mà các nước thuộc khối thường xuyên phải
nhập khẩu các mặt hàng này.

Bảng 1.4. Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP 2011 và các ngành công
nghiệp chủ chốt của các nước khu vực Đông Phi
STT Tên Tỉ trọng Các ngành công nghiệp

20
quốc gia trong GDP
(2011)
chủ chốt
1 Kenya 16,4% Hàng tiêu dùng quy mô nhỏ (nhựa, pin,
đồ gỗ, dệt may, quần áo, xà phòng, thuốc
lá, bột), các sản phẩm nông nghiệp, làm
vườn, lọc dầu, nhôm, thép, chì, xi măng,
sửa chữa tàu biển thương mại
2 Tanzania 24,2% Chế biến hàng nông sản (đường, bia,
thuốc lá, sợi xe sisal); khai thác mỏ (kim
cương, vàng, sắt), muối, bột soda, xi
măng, lọc dầu, giày dép, may mặc, sản
phẩm gỗ, phân bón
3 Uganda 25,4% Đường, sản xuất bia, thuốc lá, hàng dệt
bông, xi măng, sắt thép sản xuất

4 Rwanda 13,9% Xi măng, sản phẩm nông nghiệp, đồ
uống quy mô nhỏ, xà phòng, đồ gỗ, giày
dép, hàng nhựa, hàng dệt may, thuốc lá
5 Burundi 21,4% Hàng tiêu dùng đơn giản như chăn màn,
giày dép, xà phòng; lắp ráp linh kiện
nhập khẩu; xây dựng công trình công
cộng, chế biến thực phẩm
6 Ethiopia 13% Da giày, dệt may, thịt và chế biến thực
phẩm, xây dựng.
7 Somalia 7,4% Công nghiệp quy mô nhỏ chế biến cá và
dệt may
8 Eritrea 34% Chế biến thực phẩm, đồ uống, quần áo và
sản phẩm dệt, công nghiệp nhẹ, muối
9 Djibouti 16,6% Xây dựng, chế biến Nông nghiệp
10 Mozambique
26% Thực phẩm, đồ uống, hóa chất (phân bón,
xà phòng, sơn), nhôm, dầu khí, dệt may,
xi măng, thủy tinh, khoáng chất amiăng,
thuốc lám, điện
11 Madagascar
16,8% Chế biến thịt, hải sản, xà phòng, nhà máy
bia, xưởng thuộc da,đường, dệt may,
hàng thủy tinh, xi măng, lắp ráp oto,
giấy, dầu khí, du lịch
12 Malawi
16,3% Thuốc lá, chè, đường, sản phẩm từ nhà
máy cưa, xi măng, sản phẩm tiêu dùng
13 Zambia
35,2% Khai thác và chế biến đồng, xây dựng,
thực phẩm, đồ uống, hóa chất, dệt may,

phân bón, nghề làm vườn
14 Zimbabwe
24,3% Khai khoáng (vàng, than đá, platin, đồng,
niken, thiếc, ), thép, đồ gỗ, xi măng, hóa
chất, phân bón, quần áo và bít tất, thực
phẩm, đồ uống
15 Comoros 8,6% Chế biến Cá, tinh dầu nước hoa, vani
16 Mauritius
23,8% Chế biến thực phẩm ( chủ yếu là đường
phay), dệt may, quần áo, khai thác mỏ,

21
hóa chất, sản phẩm kim loại, thiết bị vận
tải, máy móc không dùng điện, du lịch
17 Seychelles 18,5% Đánh bắt, chế biến cá, chế biến dừa
(Nguồn: CIA Factbook)
Trong các nước khu vực, các nước có ngành công nghiệp tương đối phát triển
và có giá trị lớn nhất là Zambia, Kenya, Tanzania, Uganda, Ethiopia với nền công
nghiệp đóng góp từ 3,9-6,4 tỷ USD vào GDP của mỗi nước năm 2011. Zambia là
nước có nền công nghiệp đóng góp cao nhất cho GDP của nước này là 6,4 tỷ USD
năm 2011. Tuy nhiên ngành công nghiệp của nước này vẫn chủ yếu là công nghiệp
khai khoáng do có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
Tăng trưởng công nghiệp của của các nước khu vực trong nhữ
ng năm gần đây
nhìn chung vẫn phát triển chậm chạp. Quy mô các doanh nghiệp trong ngành chủ
yếu là các doanh nghiệp nhỏ, yếu về tài chính, lạc hậu về công nghệ. Chính vì vậy,
các nước luôn coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ hàng đầu và
giải pháp duy nhất có thể đem lại ổn định, phát triển.
Để phát triển ngành công nghiệp, một số nước Đông Phi đã đề ra chính sách
công nghiệp tương đố

i rõ ràng, nhất quán, tập trung vào các ngành có lợi thế so
sánh, như Ethiopia, theo đó chiến lược phát triển công nghiệp của nước này cũng
xác định cần phát triển công nghiệp trên cơ sở nông nghiệp, tức nông nghiệp không
bị co lại khi công nghiệp phát triển, mà hai ngành cùng phát triển. Nông nghiệp phát
triển để tăng đầu vào cho công nghiệp, đồng thời là nơi tiêu thụ những sản phẩm
công nghiệp, đóng vai trò là động lực cho công nghiệp phát triển. Còn Chính phủ
Tanzania ch
ủ trương phát triển công nghiệp nhẹ, trước hết là công nghiệp địa
phương nhằm sử dụng nguyên liệu tại chỗ,…
Tuy nhiên, với nhiều mức phát triển kinh tế khác nhau, phần lớn các quốc gia
trong khu vực đều là những nước kém phát triển vì vậy quá trình thực hiện chính
sách này đang đặt ra nhiều thách thức cho các nước Đông Phi.
Trong lĩnh vực khai khoáng, các quốc gia khu vực Đông Phi tuy có đa dạng về
các loại khoáng s
ản, nhưng trữ lượng lại không nhiều và ngành khai khoáng chỉ tạo
ra nguồn thu ngoại tệ lớn tại một số rất ít nước tại khu vực. Một số loại khoáng sản
của khối là kim cương, plattium, đồng, vàng, đá quý khí đốt, dầu mỏ, cờ-rôm, mica,
than, bauxite, đá vôi, quặng thiếc, thạch cao,…Nhưng nhìn chung các loại khoáng
sản này có trữ lượng nhỏ.
Các khoáng sản chủ yếu tập trung ở Zambia nơi tài nguyên thiên nhiên chủ
yếu là đồng (trữ lượng 1 tỷ tấn, chiếm trên 50% thu nhập ngoại tệ xuất khẩu). ngoài
ra nước này còn có kẽm, coban, vàng, uranium, chì…Xuất khẩu khoáng sản tại
Zambia đã đem lại nguồn thu gần 6 tỷ USD xuất khẩu này năm 2011, các sản phẩm
xuất khẩu chính là đồng/côban (64%), côban,…
- Dịch vụ
Những năm gần đây, ngành dịch vụ các nước khu vực chiếm một trọng ngày
càng cao trong cơ cấu GDP. Năm 2011, dịch vụ chiếm bình quân tới 55% GDP của
các nước thuộc khu vực. Trong nhóm các ngành dịch vụ như bưu chính viễn thông,
vận tải, công nghệ thông tin…thì ngành du lịch là ngành quan trọng nhất. Khu vực
Đông Phi, nhất là các nước thuộc khối EAC là nơi có nhiều địa điểm du lịch nổi

tiếng bậc nhất châu Phi, thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài. Đây chính là một

22
tiền đề quan trọng cho sự phát triển ngành du lịch, góp phần thu hút đầu tư nước
ngoài vào khu vực, thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển.
Bảng 1.5. Tỷ trọng ngành Dịch vụ trong GDP 2011 các nước khu vực Đông Phi
STT Tên
quốc gia
Tỉ trọng trong
GDP (2011)
Đóp góp GDP năm
2011
(tỷ USD)
1 Kenya 64,6% 23,3
2 Tanzania 48% 11,1
3 Uganda 52,6% 8,4
4 Rwanda 53,1% 3,2
5 Burundi 47,7% 0,8
6 Ethiopia 46% 14,0
7 Somalia 32,4% 0,8
8 Eritrea 55% 0,7
9 Djibouti 80,2% 1,9
10 Mozambique 45,2% 5,5
11 Madagascar 54,6% 5,1
12 Malawi 53,4% 3,0
13 Zambia 43,4% 8,0
14 Zimbabwe 57,9% 5,3
15 Comoros 49,6% 0,3
16 Mauritius 71,8% 8,1
17 Seychelles 79,6% 0,8

Tổng 100,5
Nguồn: CIA fact book
Năm 2011, tổng giá trị của ngành dịch vụ đóng góp cho GDP của toàn bộ khu
vực Đông Phi khoảng 100,5 tỷ đô la Mỹ. Tuy vậy, nhìn chung mức độ lan tỏa của
ngành dịch vụ vẫn còn thấp, điều này phản ánh các nước khu vực vẫn đang là
những nước đang và kém phát triển. Ngoài ra, cơ cấu ngành dịch vụ trong GDP có
sự khác biệt tại mỗi quốc gia khu vực, như Djibouti là qu
ốc gia có tỉ trọng ngành
dịch vụ cao nhất khi chiếm tới 80,2% GDP và ngành dịch vụ mà Djibouti cung cấp
chủ yếu là quá cảnh hàng hóa qua cảng cho toàn khu vực cũng như tự biến thành
trung tâm chuyển tải và tiếp liệu cho tàu bè. 70% hoạt động cảng container Djibouti
là liên quan đến xuất nhập khẩu của nước láng giềng Ethiopia. Dịch vụ của Mô-
dăm-bich khá phát triển đóng góp 45,2% GDP và các dịch vụ cảng, đường giao
thông quá cảnh sang các nước láng giề
ng.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đông Phi là khu vực thu hút được vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài thấp nhất
của Châu Phi. Năm 2010, các nước khu vực Đông Phi chỉ có 3,96 tỷ USD vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài đăng ký, giảm 5% so với mức cao nhất của năm 2008 đầu tư
tại khu vực này. Nguồn vốn FDI đổ vào khu vực ít chủ yếu là do khu vự
c không có
nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ các dự án đầu tư còn yếu
kém cũng như các nước không có nhiều kinh nghiệm trong việc kêu gọi các nhà đầu
tư lớn để sản phẩm xuất khẩu, ngoại trừ một số sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh
đó thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cũng là một trở ngại trong thu hút FDI tại
khu vực. Rất khó kh
ăn trong việc tìm kiếm những người quản lý cấp trung là người
bản địa.

23

Bảng 1.6. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Châu Phi
Đơn vị: tỷ USD
Các khu vực Lượng FDI năm 2010
(tỉ USD)
Tổng lượng FDI đến
năm 2010 (tỉ USD)
Bắc Phi 16,9 206,1
Đông Phi 3,96 30,4
Tây Phi 11,3 95,4
Nam Phi 15,1 182,8
Trung Phi 8,0 38,8
Toàn bộ châu lục 55,0 554
Nguồn: World Investment Report 2011
Tuy nhiên với dân số đông hơn 344 triệu người, nhiều nước trong khu vực,
được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu vào thị trường Mỹ theo quy định của Đạo luật
Tăng trưởng châu Phi và Cơ hội (AGOA), cũng như Luật Tất cả trừ Vũ khí của EU
(Everything But not Arm-EBA), theo đó tất cả các sản phẩm từ các nước kém phát
triển, ngoại trừ vũ khí và
đạn dược sẽ được tiếp cận một cách ưu đãi vào thị trường
EU. Cùng với đó, trong thời gian vừa qua một số nước khu vực đã phát hiện thấy
tiềm năng nguồn dầu khí (tại Mozambique và Tanzania) đã khiến cho khu vực này
được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm chú ý hơn trong thời gian gần đây. Tập
đoàn Eni của Ý cũng đang lập kế hoạch triển khai đầ
u tư đến 50 tỷ USD cho việc
phát triển khai thác dầu khí tại khu vực này.
- Triển vọng kinh tế các nước khu vực
Mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức nhưng triển vọng kinh tế của các nước
khu vực được dự báo là sáng sủa trong thời gian tới.
Trước hết, những tiến bộ về chính trị đã góp phần bảo đảm cho kinh tế các
nước khu vực phát triển ổn định. Người dân t

ại quốc gia khu vực cũng đã được
hưởng bầu không khí hòa bình, được thực thi các quyền dân chủ cơ bản và được tự
mình định đoạt vận mệnh của đất nước thông qua lá phiếu cử tri. Các quốc gia khu
vực đã dần được điều hành bởi các chính phủ dân chủ, có năng lực, qua đó có nhiều
điều kiện thuận lợi hơn để tập trung phát triển kinh t
ế, xã hội.
Trong quá phát triển kinh tế hiện nay, các nước khu vực đã tiến hành đẩy
mạnh đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, chú trọng phát triển các ngành dịch vụ như viễn
thông và ngân hàng, xây dựng và nông nghiệp. Đồng thời, tác nhân tư nhân đã thay
thế Nhà nước với tư cách là động lực phát triển. Cùng với quá trình đô thị hóa diễn
ra nhanh chóng, sự ra đời của một tầng lớp trung lưu đã t
ạo cơ sở cho doanh nhân
và tư bản trỗi dậy mạnh mẽ. Môi trường kinh doanh ở các nước khu vực được cải
thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân
Cải thiện điều kiện kinh doanh, gia tăng trao đổi thương mại quốc tế, phát triển khu
vực dịch vụ, thu hút đầu tư, tiến bộ khoa họ
c và công nghệ là những yếu tố góp
phần tạo ra bùng nổ kinh tế ở các nước khu vực trong thời gian vừa qua và trong
thời gian tới.
Tại khu vực Đông Phi, hầu hết các quốc gia khu vực đã tham gia một số tổ
chức liên kết khu vực như Liên minh Thuế quan và Thị trường chung Đông
Phi(EAC), Khối thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA) và Cộng đồng phát
triển miền Nam Châu Phi(SADC). Các tổ chức này với các khuôn khổ pháp lý và
ph
ương thức hoạt động nhằm thúc đẩy tính khả thi và sôi động của thị trường khối

24
Đông Phi đã tạo nên một môi trường kinh doanh và đầu tư thân thiện, phát triển các
ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cạnh tranh hơn. Là thành viên của các khối thị
trường, các quốc gia khu vực sẽ được hưởng lợi từ tiến trình nhất thể hóa kinh tế

châu Phi có bước tiến to lớn, nhất là việc thống nhất ba tổ chức kinh tế có uy tín và
tiềm năng ở châu Phi là Thị trường chung Đông Nam châu Phi, Thị trường chung
Đông châu Phi và Thị
trường chung Nam châu Phi. Ba tổ chức này gồm 26 nước
thành viên với dân số hơn 700 triệu, chiếm 57% tổng dân số và 58% tổng GDP (trên
625 tỉ USD) của châu Phi, đã thỏa thuận đẩy nhanh tốc độ nhất thể hóa kinh tế châu
Phi. Đây là nhân tố thúc đẩy buôn bán nội khối tăng lên, bù đắp tổn thất do thị
trường thế giới bị suy giảm.
Cuối cùng, một số điều kiện kinh tế, xã hội đang dần được cải thiện. Sức khỏe
của nhiều người dân khu vực đang có những bước tiến rõ rệt. Lực lượng thanh niên
được đào tạo đầy đủ hơn bắt đầu bước chân vào thị trường lao động. Tỷ lệ sinh bắt
đầu giảm góp phần giảm bớt gánh nặng cho nền kinh tế, đây là những yếu tố rất
thuận lợi để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Kinh tế các nước khối EAC
Nhờ thực hiện nhiều biện pháp cải cách kinh tế toàn diện, giảm can thiệp trực
tiếp của chính phủ trong nền kinh tế, kích thích sự tăng trưởng của khu vực tư nhân,
trong suốt hơn một thập kỷ vừa qua, kinh tế các nước EAC thường xuyên duy trì
được tăng trưởng ở mức cao, mặc dù có sự s
ụt giảm nhẹ trong năm 2008-2009 do
khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng các quốc gia trong khối đã nhanh chóng lấy lại
đà tăng trưởng ngay từ năm 2010. Nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất nhóm là
Rwanda (năm 2008 đạt tới 11%), đứng thứ 2 là Uganda, tiếp theo là hai nước lớn là
Kenya và Tanzania cũng có tốc độ tăng khá ổn định. Burundi là nước có tốc độ tăng
trưởng GDP thấp nhất, từng có giai đoạ
n dưới 0% nhưng đến 2010 cũng đã đạt tốc
độ tăng trưởng GDP là 4%.
Hình 1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của thành viên EAC
giai đoạn 2000 - 2010

(Nguồn số liệu:UN)

Trong năm 2011, tất cả các nước trong khối EAC đều đạt mức tăng hơn mức
trung bình 3,7% của châu lục. Tốc độ tăng GDP của cả khối năm 2011 đạt 5,8%, và
dự kiến sẽ tăng lên 11% sau 5 năm tiếp theo. Trong năm 2012, dự báo kinh tế các
nước trong khối đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 6%.


25
Bảng 1.7. Dự báo chỉ số kinh tế chủ yếu các nước khối EAC năm 2012
STT Nước
Tăng GDP
(%)
GDP
(tỷ USD)
GDP/ người
(USD)
1 Kenya 6 42,4 1008
2 Tanzania 6,2 24,8 578
3 Uganda 5,3 19,4 532
4 Rwanda 7,6 6,7 652
5 Burundi 4,8 2,4 284
Nguồn: CIA factbook , IMF
Kinh tế tăng trưởng cao đã góp phần làm cho mức sống của người dân các
nước trong khối từng bước được cải thiện. Từ năm 2005, bình quân tốc độ tăng
trưởng thu nhập đầu người ở các quốc gia EAC là 3,7%, so với con số chung của
khu vực cận Sahara (SSA) là 3,2%. Những năm đầu mới giành được độc lập, thu
nhập bình quân đầu người tại các nước EAC vẫn còn thấp, kém xa so vớ
i chỉ số này
của khu vực SSA; tuy nhiên từ năm 2000 trở lại đây, GDP bình quân đầu người của
EAC đã có chiều tăng mạnh, đã tiệm cận với mức thu nhập bình quân đầu người của
SSA. Dự báo trong năm 2012, thu nhập bình quân đầu người tại Kenya đạt 1008

USD, Rwanda 652, Tanzania là 578 USD, Uganda là 532 USD và Brundi là 284
USD.
Trong cơ cấu GDP hiện nay của các nước trong khối EAC, nông nghiệp vẫn
tiếp tục giữ vai trò quan trọng mặc dù tỉ
trọng của ngành đã giảm dần từ năm 1980
trở lại đây và tỉ trọng các khu vực khác của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực dịch vụ
đã tăng mạnh. Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia này, cùng với một
tầng lớp người dân trung lưu đang phát triển có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày
càng cao cấp hơn, cho thấy rằng những lợ
i ích từ thương mại có thể lớn hơn nhiều
hơn so với thời điểm trước kia, khi cấu trúc hàng hóa của tất cả các quốc gia này
chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp.
Hình 1.2. Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP của các thành viên EAC
(Giai đoạn 1980 -2010)

(Nguồn World Bank)
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại năm quốc gia
EAC có xu hướng ngày càng tăng, trong thập kỷ qua tăng gấp đôi lên tới 3,7 tỷ
USD trong năm 2010. Trong đó 2 nước nhận được nhiều FDI nhất là Uganda và
Tanzania. Đây cũng là hai nước nhận được FDI ổn định nhất trong vòng một thập

×