Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom và xây dựng mô hình trồng rừng năng suất cao cho 3 dòng bạch đàn đã được chọn lọc PNCTIV; PIVCT3 và PNCT4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 69 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY






BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


TÊN ĐỂ TÀI:
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GIÂM HOM VÀ XÂY DỰNG
MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG NĂNG SUẤT CAO
CHO 3 DÒNG BẠCH ĐÀN ĐÃ ĐƯỢC CHỌN LỌC
PNCTIV, PNCT3 và PNCT4

Chủ nhiệm đề tài: KS. Triệu Hoàng Sơn
Người chủ trì thực hiện chuyên đề: KS. Triệu Hoàng Sơn
Thuộc cơ quan: Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy
Những người phối hợp thực hiện:
1. ThS. Hà Ngọc Anh
2. ThS. Trần Hữu Chiến






9764



PHÚ THỌ - NĂM 2012







i
MỤC LỤC
Trang

Mục lục i

Biểu Thông tin ii

Danh mục đăng ký sản phẩm của đề tài iii

Danh mục các từ viết tắt iv

Danh mục bảng, danh mục hình v

Mở đầu vi

Tóm Tắt báo cáo 1
Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở pháp lý của đề tài 2
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

1.2.1
Trên thế giới 2
1.2.2
Ở Việt Nam 3
Chương 2.
THỰC NGHIỆM

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 7
2.1.1
Mục tiêu tổng quát (2010 – 2014) 7
2.1.2
Mục tiêu cụ thể năm 2012 7
2.2 Nội dung nghiên cứu 7
2.3 Địa điểm, đối tượng, vật liệu nghiên cứu 7
2.4 Phương pháp nghiên cứu 8
2.4.1
Phương pháp bố trí thí nghiệm 8
2.4.2
Phương pháp thu thập số liệu 8
2.4.3
Phương pháp xử lý số liệu 9
Chương 3.
KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN

3.1
Theo dõi, đánh giá sinh trưởng, tình hình sâu bệnh các dòng đã được chọn lọc trồng
mô hình tại vùng nguyên liệu giấy Trung Tâm.
11
3.2
Theo dõi, đánh giá sinh trưởng, tình hình sâu bệnh các dòng đã được chọn lọc trồng

mô hình tại vùng Đông Bắc Bộ.
16
Chương 4.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận 21
4.2 Kiến nghị 22


TÀI LIỆU THAM KHẢO

23

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI



PHU LỤC: từ 01-02: kết quả phân tích thống kê các chỉ tiêu sinh trưởng. từ 03-04:
sơ đồ bố trí thí nghiệm.



Quyết định thành lập HĐNT cấp cơ sở, phiếu nhận xét đánh giá của Phản biện 1 và 2,
BBNT của HĐKH cấp cơ sở. . Quyết định thành lập HĐNT cấp Bộ, phiếu nhận xét
đánh giá của Phản biện 1 và 2, BBNT của HĐKH cấp Bộ.



Báo cáo chuyên đề 1: Theo dõi, đánh giá sinh trưởng, tình hình sâu bệnh các dòng đã
được chọn lọc trồng mô hình tại vùng nguyên liệu giấy Trung Tâm.




Báo cáo chuyên đề 2: Theo dõi, đánh giá sinh trưởng, tình hình sâu bệnh các dòng
đã được chọn lọc trồng mô hình tại vùng Đông Bắc Bộ.




HỒ SƠ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÈ TÀI: Quyết định giao nhiệm vụ; Hợp đồng
NCKH&PTCN năm 2012; Thuyết minh đề tài.




ii
BIỂU THÔNG TIN
1. Tên đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom và xây
dựng mô hình trồng rừng năng suất cao cho 3 dòng
bạch đàn đã được chọn lọc PNCTIV, PNCT3 và PNCT4
2. Mã số :
137.12.RĐ/HĐ-KHCN
3. Thời gian thực hiện : 12 tháng
Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012.
4. Kinh phí : 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng chẵn)
5. Họ và tên chủ nhiệm đề tài : TRIỆU HOÀNG SƠN
Học vị : Kỹ sư
Chức danh : Nghiên cứu viên
Điện thoại : 0912.935199; Fax :
Email :


Địa chỉ cơ quan : xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
6. Cơ quan chủ trì : Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy
Điện thoại : 0210.3829241 ; Fax : 0210.38829384
Email :

Địa chỉ cơ quan: xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
7. Danh sách những người thực hiện chính
TT Họ và tên
Học vị, học hàm
chuyên môn
Cơ quan
1 Triệu Hoàng Sơn Kỹ sư Lâm nghiệ
p
Viện NC Cây NLG
2 Vũ Thị Lan Kỹ sư Lâm nghiệ
p
Viện NC Cây NLG
3 Hà Ngọc Anh Thạc sĩ Lâm nghiệp Viện NC Cây NLG
4 Trần Hữu Chiến Thạc sĩ Lâm nghiệ
p
Viện NC Cây NLG
7. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát (2010 – 2014)
- Xác định kỹ thuật giâm hom thích hợp cho 3 dòng bạch đàn đã được chọn
lọc để cung cấp nguồn giống phục vụ trồng rừng với số lượng lớn;
- Xây dựng mô hình rừng trồng cho 3 dòng bạch đàn đã chọn lọc nhằm đạt
năng suất từ 20 - ≤ 25 m
3
/ha/năm;

- Đề xuất giống tốt cho trồng rừng sản xuất, nhằm ổn định, góp phần nâng
cao năng suất, chất lượng rừng trồng, giảm thiểu rủi ro về sâu, bệnh hại.

iii
Mục tiêu cụ thể năm 2012
- Theo dõi, đánh giá sinh trưởng của các giống bạch đàn chọn lọc PNCTIV,
PNCT3 và PNCT4 đã được trồng mô hình năm 2010 tại Bảo Thanh-Phú Thọ
và năm 2011 tại Yên Thế-Bắc Giang.

8. Nội dung nghiên cứu chính
- Theo dõi, đánh giá sinh trưởng, tình hình sâu bệnh các dòng đã được chon
lọc trồng mô hình tại vùng nguyên liệu giấy Trung Tâm (Xã Bảo Thanh -
Phù Ninh - Phú Thọ).
- Theo dõi, đánh giá sinh trưởng, tình hình sâu bệnh các dòng đã được chon
lọc trồng mô hình tại vùng Đông Bắc bộ (Xã Tiến Thắng - Yên Thế - Bắc
Giang).

DANH MỤC ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
TT Nội dung công việc Dự kiến kết quả đạt đượcKết quả đạt được
1 Theo dõi, đánh giá
sinh trưởng, tình hình
sâu bệnh các dòng đã
được chon lọc trồng
mô hình tại vùng
nguyên liệu giấy
Trung Tâm (Xã Bảo
Thanh - Phù Ninh -
Phú Thọ).
Chăm sóc, bảo vệ tốt
diện tích 3,0 ha mô hình

rừng trồng các dòng
chọn lọc.
Đánh giá được tỷ lệ
sống, tình hình sinh
trưởng, năng suất, chất
lường, tình hình sâu
bệnh hại các dòng chọn
lọc.
Chăm sóc, bảo vệ tốt diện
tích 3,0 ha mô hình rừng
tr
ồng các dòng chọn lọc.
Đánh giá được tỷ lệ sống,
tình hình sinh trưởng,
năng suất, chất lường, tình
hình sâu bệnh hại các
dòng chọn lọc tại thời
điểm 30 tháng tuổi.

2
Theo dõi, đánh giá
sinh trưởng, tình hình
sâu bệnh các dòng đã
được chon lọc trồng
mô hình tại vùng
Đông Bắc bộ (Xã Tiến
Thắng - Yên Thế - Bắc
Giang).

Chăm sóc, bảo vệ tốt

diện tích 3,0 ha mô hình
rừng trồng các dòng
chọn lọc.
Đánh giá được tỷ lệ
sống, tình hình sinh
trưởng, năng suất, chất
lường, tình hình sâu
bệnh hại các dòng chọn
lọc.

Chăm sóc, bảo vệ t
ốt diện
tích 3,0 ha mô hình rừng
trồng các dòng chọn lọc.
Đánh giá được tỷ lệ sống,
tình hình sinh trưởng,
năng suất, chất lường, tình
hình sâu bệnh hại các
dòng chọn lọc tại thời
điểm 18 tháng tuổi.



iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FRC: Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy
CTLN: Công ty lâm nghiệp
BT - PT Bảo Thanh-Phú Thọ
YT - BG Yên Thế-Bắc Giang

NLG: Nguyên liệu giấy
NPK: Phân vô cơ hỗn hợp đạm, lân, kali
PNCTIV, PNCT3, PNCT4
Các dòng bạch đàn có triển vọng được chọn lọc
H
vn
: Chiều cao vút ngọn
D
0
: Đường kính ở vị trí sát mặt đất
D
1.3
: Đường kính ở vị trí cách mặt đất 1,3m
TLS: Tỷ lệ sống
N: Tổng số cây
M: Chữ lượng rừng
I
v
: Chỉ số sinh trưởng
W%: Hệ số biến động

Hvn

Lượng tăng trưởng bình quân chung về Hvn

D1.3

Lượng tăng trưởng bình quân chung về D
1.3


M%: Hàm lượng mùn
N, P, K: Các chất tổng số đạm, lân, kali
NH
4
+
:
Đạm dễ tiêu
P
2
O
5
: Lân dễ tiêu
K
2
O: Kali dễ tiêu
TLRR: Tỷ lệ ra rễ
CSRR: Chỉ số ra rễ
IBA: Indol butyric axit
IAA: Indol axetic axit
ABT: Chế phẩm ra rễ của Trung Quốc





v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Tỷ lệ sống các dòng bạch dàn 30 tháng tuổi tại Bảo Thanh - Phú Thọ
Bảng 2. Sinh trưởng các dòng bạch đàn 30 tháng tuổi tại Bảo Thanh - Phú
Thọ

Bảng 3. Thể tích thân cây trung bình và năng suất rừng trồng các dòng bạch
đàn 30 tháng tuổi ở Bảo Thanh-Phú Thọ.
Bảng 4. Chất lượng rừng trồng và độ thẳng thân cây giữa các dòng bạch đàn
30 tháng tuổi ở Bảo Thanh - Phù Ninh.
Bảng 5. Tỷ lệ sống rừng trồng các dòng bạch đàn 18 tháng tuổi ở Yên Thế
Bảng 6. Sinh trưởng các dòng bạch đàn 18 tháng tuổi tại Yên Thế - BG
Bảng 7. Thể tích thân cây trung bình và năng suất rừng trồng các dòng bạch
đàn 18 tháng tuổi ở Yên Thế - Bắc Giang.
Bảng 8. Chất lượng rừng trồng và độ thẳng thân cây giữa các dòng bạch đàn
18 tháng tuổi ở Yên Thế – Bắc Giang.
DANH MỤC HÌNH
Hình 01. Sinh trưởng các dòng bạch đàn 18 tháng tuổi tại BT-PT
Hình 02. Sinh trưởng các dòng bạch đàn 7 tháng tuổi ở YT- BG.
Hình 03. Hình ảnh các dòng bạch đàn trồng mô hình tại BT – PT
Hình 04. Hình ảnh các dòng bạch đàn trồng mô hình tại YT – BG


MỞ ĐẦU

vi
Trong nhiều năm qua, bạch đàn là một trong những loài cây trồng rừng
chính để cung cấp nguyên liệu sản xuất giấy. Để đáp ứng nguồn nguyên liệu
cho chiến lược của ngành giấy phấn đấu đạt 4,4 triệu tấn giấy vào năm 2015,
đồng thời làm giảm giá thành sản xuất giấy, tăng khả năng cạnh tranh của
giấy sản xuất trong nước với giấy nhập khẩ
u. Việc đưa các giống cây nguyên
liệu giấy năng suất cao vào sản xuất đại trà là việc làm cần thiết và thường
xuyên, nhằm ngày càng đưa năng suất rừng trồng cây nguyên liệu giấy lên
cao hơn.
Công tác chọn, dẫn giống tạo ra các dòng vô tính đạt năng suất bằng

hoặc cao hơn giống đang sản xuất đại trà là việc làm có ý nghĩa thực tiễn, góp
phần nâng cao cả về số lượng và ch
ất lượng rừng trồng. Thực tế sản xuất hiện
nay cho thấy, diện tích rừng trồng các dòng vô tính ngày càng được mở rộng,
tuy nhiên do số lượng dòng còn ít, trồng rừng sản xuất đại trà chủ yếu là 2
dòng PN14 và U6, qua kết quả điều tra cho thấy, diện tích rừng trồng các
dòng này ở một vài nơi đã có dấu hiệu nguy cơ sâu bệnh hại, thoái hóa giống,
năng suất rừng thấp. Trong khi đó các dòng: PNCTIV, PNCT3, PNCT4
được
Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy trồng khảo nghiệm đã cho thấy các
dòng này rất có triển vọng, năng suất vượt so với giống đại trà (PN14, PN3d
và U6) từ 1,5 đến 2 lần. Do vậy, để góp phần bổ xung cho tập đoàn giống
trồng rừng nguyên liệu giấy ở vùng Trung tâm Bắc Bộ, tăng thêm tính đa
dạng sinh học và độ an toàn cao cho trồng rừng, giảm thiểu rủi ro về sâu bệnh
hại, nâng cao hiệu quả rừng trồng, phát triển các giống có năng suất cao hơn
giống đang sản xuất đại trà, phục vụ trồng rừng với số lượng lớn. Đề tài

Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom và xây dựng mô hình trồng rừng năng suất
cao cho 3 dòng bạch đàn đã được chọn lọc PNCTIV, PNCT3 và PNCT4


được Bộ công thương phê duyệt cho Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy
thực hiện là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

1

TÓM TẮT BÁO CÁO
Từ tháng 1 năm 2010, đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu kỹ thuật
giâm hom và xây dựng mô hình trồng rừng năng suất cao cho 3 dòng bạch
đàn đã được chọn lọc PNCTIV, PNCT3 và PNCT4” được (FRC) triển khai

nhằm tìm ra giải pháp kỹ thuật nhân nhanh các dòng bạch đàn có triển vọng
bằng phương pháp giâm hom chồi non; đồng thời trên cơ sở nguồn cây giống
nhân được đề tài tiến hành thiết lập mô hình rừng trồ
ng các dòng này làm cơ
sở khuyến cáo cho rừng trồng giống mới vào sản xuất ở vùng nguyên liệu giấy
Trung tâm. Các nghiên cứu thử nghiệm giâm hom đã được triển khai tại vườn
ươm của (FRC). Kết quả năm 2010, đã xây dựng được bản hướng dẫn kỹ
thuật giâm hom chồi non cho cả 3 dòng bạch đàn PNCTIV, PNCT3, PNCT4

,
trên cơ sở rút ra được các giải pháp kỹ thuật cơ bản thông qua thử nghiệm về:
Loại chất kích thích ra rễ và nồng độ chất kích thích ra rễ phù hợp, độ cao cây
cấp hom và mùa vụ giâm hom thích hợp. Mô hình rừng trồng 3,0 ha cho các
dòng chọn lọc

đã được thiết lập tháng 4 năm 2010 tại xã Bảo Thanh, huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Sinh trưởng của mô hình rừng trồng sau 7 tháng tuổi
cho thấy tỷ lệ sống đạt trên 97%. Sinh trưởng chiều cao của cả 3 dòng chọn
lọc đều vượt hơn đối chứng từ 18 - 45%.
Năm 2011, để đạt được mục tiêu, (FRC) tiếp tục triển khai thực hiện:
Sản xuất được 5.000 cây giống từ các dòng chọ
n lọc cho trồng rừng mô hình;
Thiết lập được 3,0 ha mô hình rừng tại vùng Đông Bắc Bộ (Yên Thế - Bắc
Giang); Phân tích lý, hóa tính của đất đai nơi trồng rừng, xác định được loại
đất nơi trồng rừng là phù hợp với các dòng bạch đàn. Đánh giá sinh trưởng
các dòng chọn lọc trồng mô hình, trong đó: Tại địa điểm BT - PT, sau 18
tháng tuổi các dòng chọn lọc cho sinh trưởng vượt trội xo với dòng đối ch
ứng,
đứng đầu về V
cây

là dòng PNCT3 đạt 22,92dm
3
, dòng PNCT4 đạt 22,73 dm
3
,
dòng PNCTIV đạt 20,45 dm
3
, trong khi đó dòng đối chứng PN14 chỉ đạt
13,58 dm
3
. Tại địa điểm YT - BG, sau 7 tháng tuổi độ vượt về chỉ số thể tích
(Iv) đứng đầu là dòng PNCT3 đạt 173%; dòng PNCT4 đạt 121%; dòng
PNCTIV đạt 115%; xo với dòng đối chứng PN14 là 100%.
Năm 2012, đề tài tiếp tục theo dõi đánh giá sinh trưởng các dòng chọn
lọc trồng mô hình, trong đó: Tại địa điểm BT - PT ở thời điểm 30 tháng tuổi,
tỷ lệ sống đạt trên 92%, các dòng chọn lọc sinh trưởng tốt và vượt trộ
i so với
dòng đối chứng, về V
cây
, đứng đầu là dòng PNCT3 đạt 44,2 dm
3
, dòng
PNCTIV đạt 39,4 dm
3
, dòng PNCT4 đạt 39,0 dm
3
, trong khi đó dòng đối
chứng PN14 chỉ đạt 30,6 dm
3
. Tại địa điểm YT - BG, ở thời điểm 18 tháng

tuổi, tỷ lệ sống đạt trên 89%, về V
cây
, đứng đầu là dòng PNCT3 đạt 20,8 dm
3
,
dòng PNCTIV đạt 17,9 dm
3
, dòng PNCT4 đạt 17,6 dm
3
, trong khi đó dòng
đối chứng PN14 chỉ đạt 11,9 dm
3
. Cả hai địa điểm các dòng chọn lọc sinh
trưởng tốt, đồng đều, không sâu bệnh.
2

Chương 1
Tổng quan tài liệu
1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ năm 2012 “Nghiên cứu giâm hom
và xây dựng mô hình trồng rừng năng suất cao cho 3 dòng bạch đàn đã được
chọn lọc PNCTIV, PNCT3 và PNCT4” được thực hiện dựa trên các cơ sở
pháp lý như sau:
- Căn cứ quyết định số 6968/QĐ-BCT, ngày 29 tháng 12 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Công thương về việc đặt hàng thực hiện các nhi
ệm vụ khoa học
và công nghệ năm 2012 cho Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy;
- Căn cứ hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số: 137.12.RD/HĐ-KHCN ngày
29 tháng 3 năm 2012 giữa Bộ Công thương và Viện nghiên cứu cây nguyên

liệu giấy;
- Căn cứ quyết định số 17/VNC-QĐ.KHTH ngày 28 tháng 02 năm 2012
của Viện tr
ưởng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy về việc giao nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2012.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
Bạch đàn được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới để cung cấp
nguyên liệu gỗ cho các ngành công nghiệp và xuất khẩu. Công tác cải thiện
giống đối với loài này đã đạt được hiệu quả r
ất cao ở một số nước như Brazin,
Cộng hoà Nam Phi, Công Gô, Ấn Độ, Trung Quốc
Brazin là một trong những nước đứng đầu thế giới về diện tích và năng
suất rừng trồng bạch đàn. Đến nay, Brazin đã có trên 5 triệu ha rừng trồng
bạch đàn, trong đó 2 triệu ha rừng công nghiệp để sản xuất than chì. Nhờ có
các biện pháp quản lý phù hợp mà rừng trồng bạch đàn đã
được duy trì và
phát triển ổn định. Từ những 1980, các chương trình cải thiện giống ở Brazin
đã chọn lọc và phát huy ưu thế lai của tổ hợp lai giữa các loài và tạo ra những
giống bạch đàn lai năng suất rất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh cao
như giống lai giữa E.urophylla x E.grandis, E.urophylla x E.camaldulensis
Với những giống bạch đàn lai này các công ty trồng rừng ở Brazin như
Aracrus, Jarsel seluloza đã khai thác và đạt
được năng suất từ 45 đến 75
m
3
/ha/năm, một số diện tích trồng thử nghiệm đạt 100 m
3
/ha/năm.
Ở Công Gô, từ năm 1972 đã thực hiện nhân hom và trồng các dòng

bạch đàn ưu việt được chọn lọc từ những cây lai tự nhiên và nhân tạo. Từ năm
1978, nước này đã tiến hành trồng rừng công nghiệp bằng cây bạch đàn hom,
tăng trưởng bình quân của rừng trồng bằng một số dòng vô tính được chọn là
3

35 m
3
/ha/năm, trong khi đó của rừng trồng bằng hạt là từ 12 đến 25
m
3
/ha/năm. Tiêu chuẩn để lựa chọn các dòng vô tính bạch đàn ở đây là hình
dạng thân cây, năng suất rừng, khả năng ra rễ của hom và chất lượng gỗ để
làm bột giấy. Tại khu vực điểm đen (Pointe noir) sử dụng giống lai giữa dòng
12 ABL với E.saligna và giống bạch đàn lai giữa E.chlorophylla với E.alba
trồng trên đất cát kết hợp với làm đất cơ
giới và bón phân đã đạt năng suất từ
50 - 75m
3
/ha/năm với luân kỳ 6 năm .
Ở Ấn Độ từ những năm 1990 đã thực hiện cải thiện giống đối với cây
bạch đàn, những năm đầu là chọn cây trội và nhân giống bằng hom thì tăng
trưởng bình quân của rừng tại tuổi 3 đạt 16 m
3
/ha/năm, vượt 50 % năng suất
so với trồng bằng hạt được chọn lọc. Ở Trung Quốc từ giữa những năm 1970
đã thiết lập một số diện tích rừng trồng bạch đàn sinh trưởng nhanh, năng suất
cao để cung cấp gỗ xây dựng. Đến nay Trung Quốc là một trong những quốc
gia đứng đầu về diện tích và sản lượng rừng trồng bạch đ
àn, gỗ khai thác từ
rừng trồng bạch đàn chủ yếu để làm gỗ dán, bột giấy.

Tại Thái Lan, diện tích rừng trồng không ngừng tăng lên trong 10 năm
gần đây, đến nay nước này đã có gần 0,5 triệu ha rừng trồng bạch đàn. Ở Thái
Lan gỗ bạch đàn từ rừng trồng được dùng cho nhu cầu trong nước và xuất
khẩu.
Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho th
ấy, muốn có rừng trồng
năng suất cao không chỉ có giống tốt, mà giống đó cần được nhân nhanh đáp
ứng nhu cầu trồng rừng sản xuất. Để có cây giống chất lượng tốt phục vụ
trồng rừng, các nước tập trung vào việc sản xuất cây con theo phương pháp
nhân giống mô – hom (nuôi cấy mô tế bào và giâm hom). Những khu rừng
trồng bằng cây con từ mô - hom đã đạt được độ đồng đề
u rất cao, duy trì được
những đặc tính ưu trội của cây mẹ (sinh trưởng nhanh, năng suất và chất
lượng cao). Một số nước như Cộng hoà Nam Phi, Brazin, Trung Quốc đã xây
dựng những vườn ươm sản xuất hàng chục triệu cây hom/năm và toàn bộ
công việc này được thực hiện trên một dây truyền công nghiệp.
1.2.2. Ở Việt Nam
Trong sản xuất Lâm nghiệp, giống và biện pháp kỹ thuật tiên tiế
n là 2
vấn đề then chốt quyết định đến năng suất và chất lượng rừng. Bên cạnh đó
kết hợp với việc lựa chọn loài cây phù hợp "Đất nào, cây ấy" sẽ đáp ứng được
mục tiêu trong kinh doanh rừng trồng. Giống tốt là những giống cho năng suất
giá trị cao, ổn định, có khả năng thích ứng cũng như khả năng chống chịu với
mọi điều kiện bất lợi của môi trường, biên độ sinh thái rộng, khả năng di
truyền và hệ số nhân giống cao. Theo các chuyên gia đã khẳng định: Giống là
một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng thâm canh, không có
4

giống được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể có hiệu quả kinh
doanh cao.

Trong những năm qua, ở nước ta đã có rất nhiều công trình nghiên cứu,
khảo nghiệm về bạch đàn từ khâu chọn loài, xuất xứ, chọn lọc cây trội, xây
dựng rừng giống, vườn giống, lai giống, nhân giống…, kết hợp nghiên cứu
những biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất, chấ
t lượng rừng
trồng.
Nhờ nghiên cứu theo hướng chọn lọc cây trội, nhân giống và khảo
nghiệm giống mà trong thời gian qua nhiều giống keo và bạch đàn năng suất
cao đã được công nhận và trồng ở nhiều vùng sinh thái của nước ta. Trong đó
phải kể đến thành tựu to lớn của các nhà nghiên cứu ở Trung tâm nghiên cứu
giống cây rừng - Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam và Viện nghiên cứu
cây nguyên liệ
u giấy Phù Ninh – Phú Thọ, họ đã đóng góp cho ngành lâm
nghiệp những giống tiến bộ kỹ thuật, giống Quốc gia chất lượng cao, năng
suất cao gấp 2 - 3 lần các giống sản xuất đại trà trước đây.
Để chọn giống bạch đàn trồng làm nguyên liệu giấy, Viện nghiên cứu
cây nguyên liệu giấy Phù Ninh đã thực hiện nghiên cứu các đề tài: Khảo
nghiệm loài và xuất xứ bạch
đàn (Nguyễn Bửu Kiêm, 1979, nguyễn Quang
Đức, 1985 ); Khảo nghiệm xuất xứ bạch đàn E. urophylla (Nguyễn Dương
Tài, 1986, 1988, 1989, 1990); Khảo nghiệm xuất xứ bạch đàn E.
Camaldulensis (Cấn văn Thơ, 1989); Khảo nghiệm dòng dõi bạch đàn
(Huỳnh Đức Nhân, 1989); Khảo nghiệm loài và xuất xứ bạch đàn ở Gia Lai
năm (Mai Đình Hồng, 1993); Chọn cây trội và khảo nghiệm dòng vô tính
bạch đàn E. urophylla (Huỳnh
Đức Nhân, Nguyễn Thái Ngọc, Nguyễn Sỹ
Huống, 1995); Khảo nghiệm loài và xuất xứ bạch đàn tại Đồng Nai (Nguyễn
Thái Ngọc, Nguyễn Quang Đức, 1998 ); Xây dựng mô hình rừng trồng một số
dòng bạch đàn ưu trội (Nguyễn Thái Ngọc, 2000, Nguyễn Quang Đức, 2001).
Kết quả, qua những khảo nghiệm loài, xuất xứ, chọn lọc cây trội, trồng

thâm canh và hoàn thiện công nghệ nhân giống mô, hom cho một số dòng
bạ
ch đàn E. urophylla, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh đã
được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn công nhận cho một số dòng vô
tính như: Dòng PN47, PN21, PN24, PN54, PN108, GU8, PN3d, PN116,
PN10 (giống Tiến bộ kỹ thuật) và hai dòng PN2, PN14 (giống Quốc gia),
cho phép trồng trên diện rộng ở vùng trung tâm Bắc bộ và những nơi có điều
kiện sinh thái tương tự. Qua số liệu điều tra của Viện nghiên cứu cây nguyên
liệu giấy: Năng suất bình quân hàng năm c
ủa các dòng này đạt từ 17 – 20
m
3
/ha/năm, có những lô đạt 25 m
3
/ha/năm, vượt hơn gấp đôi so với những
năm 1990 trở về trước (năng suất chỉ từ 8 - 10 m
3
/ha/năm) (Hoàng Ngọc Hải,
Cấn Văn Thơ, 2002).
5

Từ năm 1979 trở lại đây, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã tiến
hành hàng loạt các nghiên cứu tuyển chọn cải thiện giống. Nhân giống bạch
đàn bằng hom đã được đưa vào chương trình nghiên cứu cải tạo giống, nhiều
thí nghiệm đã được thực hiện trong những năm qua nhằm giải quyết một số
khâu cơ bản trong kỹ thuật nhân giố
ng hom Bạch đàn E.urophylla như: việc
nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ, nền giâm, chồi và kiểu hom
cũng như việc tìm hiểu khả năng giâm cắm hom vào các thời vụ khác nhau.
Với những nghiên cứu như vậy, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã

thành công trong sản xuất nhân giống bằng phương pháp giâm hom cho các
giống bạch đàn, nhất là giống bạch đàn PN14, PN2, PN3d, U6 , đã giải quyết
được vấn đề cây giống chất lượng cao phục vụ trồng rừng, góp phần đẩy
nhanh diện tích trồng rừng với số lượng lớn bằng cây mô, hom, đưa năng suất
rừng vùng trung tâm đạt bình quân 15-20m
3
/ha/năm, cá biệt có nơi đạt
30m
3
/ha/năm.
Tuy vậy, để có nhiều nguồn giống năng suất, chất lượng cao. Viện
nghiên cứu cây nguyên liệu giấy vẫn liên tiếp thực hiện quá trình nghiên cứu
cải thiện và chọn lọc, tạo thêm các giống mới tốt hơn, ưu việt hơn nhằm thỏa
mãn nhu cầu giống phục vụ trồng rừng.
Các dòng bạch đàn PNCTIV, PNCT3, PNCT4 đã được chọn lọc và đưa
vào khảo nghi
ệm tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc) năm 2002, tại Tiên Kiên (Phú
Thọ) năm 2005, tại Gia Thanh (Phú Thọ) năm 2006. Kết quả nghiên cứu đã
cho thấy các dòng này rất có triển vọng, năng suất sau 36 tháng tuổi đạt từ 25-
35m
3
/ha/năm vượt so với đối chứng PN14, PN3d và U6) từ 1,5 đến 2 lần (Báo
cáo đề tài Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây nguyên liệu giấy: Đoàn Thị
Thanh Nga và Trần Duy Hưng năm 2007 - 2008).
Vì vậy, việc “Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom và xây dựng mô hình trồng
rừng năng suất cao cho 3 dòng bạch đàn đã được chọn lọc: PNCTIV, PNCT3 và
PNCT4” là việc làm hết sức cần thiết, góp phần đáp ứng nhu cầu về
giống cho
trồng rừng, ổn định và nâng cao năng suất rừng trồng, khuyến cáo cho các đơn
vị và hộ gia đình trồng rừng nhanh chóng áp dụng giống mới vào sản xuất.

Thông tin về điều kiện tự nhiên địa điểm thiết lập mô hình rừng trồng các
dòng bạch đàn chọn lọc:
 Địa điểm 1, tại xã Bảo Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Bả
o Thanh là xã miền núi của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, có vị trí
địa lý nằm ở vĩ tuyến 21
0
27’ và kinh tuyến 105
0
14’.
- Nhiệt độ bình quân năm là 23,1
0
C. Lượng mưa trung bình là 1.850
mm/năm, lượng mưa phân bố không đều trong năm, mưa tập trung từ tháng 4
đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 với lượng mưa là 382,5 mm, mưa ít
6

nhất vào tháng 12 với lượng mưa là 24,9 mm. Độ ẩm không khí bình quân
năm là 86%.
- Địa hình: bao gồm các quả đồi thoải độ dốc từ 10 – 15
0
, có độ cao trung
bình so với mặt nước biển 30 - 50 m. Chân đồi chủ yếu là các dộc ruộng nhỏ
một hoặc hai vụ.
- Đất đai: tổng diện tích đất tự nhiên là 646,64 ha, diện tích đất Lâm
nghiệp là 175,0 ha. Đất chủ yếu là feralite màu vàng nhạt, không còn tính chất
đất rừng, Độ dày tầng đất mỏng, đất hơi ẩm có mầu vàng nhạt, kết cấu chặt,
thành phần cơ giới từ thịt trung bình
đến thịt nặng, không có đá lẫn và đá lộ
đầu. Đất chua, hàm lượng mùn trung bình (2,48%), hàm lượng các chất dễ

tiêu rất thấp. Diện tích đất trồng mô hình trước đây đã trồng bạch đàn qua
nhiều luân kỳ. Nhìn chung điều kiện đất đai, khí hậu nơi đây thích hợp với
loài bạch đàn Eucalytus urophylla và khá điển hình cho toàn vùng.
- Thực bì: thực bì hầu như không có, ở dưới chân đồ
i còn lác đác một vài
cây bụi như sầm xì, sim mua, tế guột và bạch đàn tái sinh chồi.
 Địa điểm 2, tại xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Vị trí địa lý nằm ở Vĩ tuyến 21
0
07’ và Kinh tuyến 105
0
53’. Tiến Thắng
là xã miền núi nằm trọn trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc
Việt Nam, có 2 mùa rõ rệt. Nhiệt độ bình quân năm là 23,5
0
C. Lượng mưa
trung bình là 1.600 mm/năm, phân bố không đều trong năm, mưa tập trung từ
tháng 5 đến tháng 9, độ ẩm không khí bình quân năm là 82%.
- Địa hình: bao gồm dải đồi cao có độ dốc lớn từ 20 - 30
0
, có độ cao trung
bình so với mặt nước biển 45 - 60 m.
- Đất đai: tổng diện tích đất tự nhiên là 2.123,6 ha, diện tích đất Lâm
nghiệp 1584,2 ha chiếm 74,6%. Loại đất chủ yếu là feralite màu vàng nhạt, độ
dày tầng đất mỏng, đất hơi ẩm, kết cấu chặt, thành phần cơ giới từ thịt pha cát
đến thịt nặng, tỷ lệ đá lẫn 10 – 15%, đá lộ đầu là 5%. Đất chua, hàm lượng
mùn nghèo (1,83%), hàm l
ượng đạm trung bình, hàm lượng các chất dễ tiêu
nhiều hơn so với đất ở Bảo Thanh.
- Thực bì: thực bì sau khai thác rừng trồng, tế guột, sim mua, cỏ phát triển

mạnh.
Như vậy, qua việc phân tích thông tin chung về điều kiện tự nhiên các
địa điểm trồng rừng mô hình, phần lớn là loại đất phổ biến đại diện cho vùng
trong trồng rừng bạch đàn: đất chua, tầng A m
ỏng, đất khô, nghèo dinh
dưỡng .vv. Do đó, kết quả sự sinh trưởng của các dòng chọn lọc tại đây sẽ là
cơ sở quan trọng trong việc mở rộng rừng trồng sản xuất với các giống có
triển vọng ở những vùng đất như vậy sau này.
7

Chương 2
Thực nghiệm
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát (2010 – 2014)
- Xác định kỹ thuật giâm hom thích hợp cho 3 dòng bạch đàn đã được
chọn lọc để cung cấp nguồn giống phục vụ trồng rừng với số lượng lớn;
- Xây dựng mô hình rừng trồng cho 3 dòng bạch đàn đã chọn lọc nhằm
đạt năng suất từ 20 - ≤ 25 m
3
/ha/năm;
- Đề xuất giống tốt cho trồng rừng sản xuất, nhằm ổn định, góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, giảm thiểu rủi ro về sâu, bệnh hại.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể năm 2012
- Theo dõi, đánh giá sinh trưởng của các giống bạch đàn chọn lọc
PNCTIV, PNCT3 và PNCT4 đã được trồng mô hình năm 2010 tại Bảo
Thanh-Phú Thọ và nă
m 2011 tại Yên Thế-Bắc Giang.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Theo dõi, đánh giá sinh trưởng, tình hình sâu bệnh các dòng đã được

chon lọc trồng mô hình tại vùng nguyên liệu giấy Trung Tâm (Xã Bảo
Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ).
2.2.2. Theo dõi, đánh giá sinh trưởng, tình hình sâu bệnh các dòng đã được
chon lọc trồng mô hình tại vùng Đông Bắc bộ (Xã Tiến Thắng - Yên
Thế - Bắc Giang).
2.3. Địa điểm, đối tượng, vật liệu nghiên cứu
2.3.1. Địa
điểm nghiên cứu
- Địa điểm 1, tại xã Bảo Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ (mô hình
rừng trồng được thiết lập tháng 4 năm 2010, diện tích 3,0ha).
- Địa điểm 2, tại xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang (mô hình
rừng trồng được thiết lập tháng 4 năm 2011, diện tích 3,0ha).
2.3.2. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu
- Là các dòng bạch đàn có triển vọng được Viện nghiên cứu cây nguyên
liệu giấy chọn và nhân giống. Các dòng cây chọn lần lượt được ký hiệu là:
PNCTIV, PNCT3, PNCT4.

- Vật liệu nghiên cứu gồm các dòng chọn lọc là: PNCTIV, PNCT3,
PNCT4 và giống đối chứng là PN14 (giống Quốc gia). Các dòng này được
dẫn từ rừng trồng bảo tồn và lưu giữ nguồn Gen cây nguyên liệu giấy của
Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy được sản xuất bằng phương pháp nhân
giống vô tính.
8

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Trên lô đất đã chọn, tại mỗi địa điểm trồng mô hình, diện tích lô đất
(3,0 ha) được chia thành 4 khối (4 lặp) sao cho mỗi khối đảm bảo các yếu tố
về lập địa là tương đối đồng nhất, diện tích đủ lớn để trồng các dòng chọn lọc
và dòng đối chứng. Trong khối (lặp)

được chia thành 4ô, 4 dòng bạch đàn
được bố trí trồng riêng rẽ theo 4ô (xem sơ đồ phụ lục 03 và 04).
- Trong mỗi ô bố trí các ô tiêu chuẩn cố định để theo dõi lâu dài. Ô tiêu
chuẩn hình chữ nhật, có diện tích 270m
2
gồm 36 cây (6 hàng x 6 cây). Mỗi
dòng thiết lập 4 ô tiêu chuẩn để thu thập số liệu.
- Kỹ thuật trồng rừng:
+ Mật độ rừng trồng là 1.333 cây/ha. Cự li trồng hàng cách hàng = 3
mét, cây cách cây = 2,5m. Kích thước hố trồng 40 x 40 x 40 cm.
+ Phân bón dùng cho trồng rừng là phân tổng hợp NPK (10:5:5) và
phân chuồng hoai, cụ thể như sau: bón lót 3,0 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg
phân NPK/cây, năm thứ 2 có bón thúc 0,2 kg phân NPK/cây.
+ Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng theo Quy trình trồng rừng
thâm canh thủ công của Tổng công ty Gi
ấy Việt Nam ban hành.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
Trong ô tiêu chuẩn, các chỉ tiêu thu thập để đánh giá là: Tỷ lệ sống,
đường kính thân cây (D
1.3
), chiều cao vút ngọn (H
vn
), đường kính tán (Dt), độ
thẳng thân cây, cấp sinh trưởng, tình hình sâu, bệnh hại.
- Tỷ lệ sống: đếm các cây còn sống trong ô tiêu chuẩn.
- Đường kính thân cây (D
1.3
): đo tại vị trí cách mặt đất 1,3m, đo bằng
thước kẹp kính (độ chính xác đến mm)
- Chiều cao vút ngọn (H

vn
): đo từ sát mặt đất tới đỉnh ngọn sinh trưởng,
đo bằng thước Sào (sào bằng tre, nứa: có khắc các giá trị đo) (độ chính
xác đến cm)
- Đường kính tán (Dt): đo chiều rộng tán bằng thước mét, đo chiều rộng
tán ở hai hướng Đông – Tây và Nam – Bắc sau đó lấy trị số trung bình
cộng của hai chiều tán để đánh giá.
- Đánh giá theo cấp sinh trưởng của cây: Được chia làm 3 cấp như
sau:
Cấp I : Cây sinh trưởng tốt, sức sống tốt, không sâu, bệnh
Cấp II: Cây sinh trưởng bình thường
9

Cấp III:

Cây sinh trưởng chậm, sức sống kém, bị sâu hoặc bệnh
làm ảnh hưởng đến sức sinh trưởng.
- Đánh giá độ thẳng thân cây: Được phân làm 3 cấp như sau:
Cấp I : Thân cây thẳng
Cấp II:

Thân cây có một vài chỗ hơi cong, nhưng đường trục thẳng
từ ngọn tới gốc chưa vượt ra ngoài giới hạn thân cây.
Cấp III: Thân cây rất cong, đường trục thẳng từ g
ốc đã vượt ra
ngoài giới hạn thân cây
- Đánh giá và phân cấp sâu, bệnh hại: Được xác định theo tỷ lệ bị bệnh
cho các giống (tỷ lệ bị bệnh: là tỷ số % số cây bị sâu, bệnh trên tổng số
cây điều tra) được phân theo 5 cấp sau:
Cấp 0: không bị hại

Cấp I: < 25 % tán lá bị hại
Cấp II: 26 - 50 % tán lá bị hại.
Cấp III: 51 - 75 % tán lá bị hại.
Cấp IV: > 75 % tán lá bị hạ
i.

Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại
theo quan sát phát hiện ở thời
điểm hiện tại.
- Số liệu được thu thập định kỳ một năm một lần vào cuối mùa sinh
trưởng (tháng 11 - 12 hàng năm)
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Tỷ lệ sống trên ha (TLS):
100×=
Nbd
Nht
TLS (%)
Trong đó: Nht : là mật độ rừng hiện tại
Nbd : là mật độ trồng rừng ban đầu
- Hệ số biến động (W%) được tính theo công thức: W% = Sd /
X
* 100
Trong đó: W% : là hệ số biến động
Sd : là sai tiêu chuẩn mẫu

X
: là trung bình mẫu
Hệ số biến động là chỉ tiêu biểu thị mức độ biến động bình quân của
dãy trị số quan sát, chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ đồng đều của cây.
10


Hệ số biến động càng nhỏ sinh trưởng cây sinh trưởng càng đồng đều và
ngược lại.
- Thể tích thân cây được tính theo công thức:


)(
4
3
2
3,1
mfHDV
c
Π
=

V
c
: Thể tích trung bình của cây
2
3,1
D
: Đường kính trung bình của cây
H
: Chiều cao trung bình của cây
f : Hình số tự nhiên (= 0,5)

π
: 3,14
- Lượng tăng trưởng bình quân chung về đường kính D

1.3
& chiều cao H
vn


D1.3
=
X
/A (cm/năm) ∆
Hvn
=
X
/A (m/năm)
Trong đó:
X
: là giá trị trung bình về D
1.3
& H
vn
tại tuổi A
A: là tuổi cây
- Tính trữ lượng gỗ cho một ha rừng trồng:
VnM ×=
Trong đó: M : là trữ lượng của một ha rừng trồng
n : là số cây trong một ha rừng trồng
V : là thể tích cây bình quân
- Lượng tăng trưởng bình quân năm:
M

= M/A (m

3
/ha/năm)
Trong đó:
M

: lượng tăng trưởng bình quân hàng năm
M : là trữ lượng cây đứng trên một ha.
A : là tuổi của cây trồng
- Số liệu sau khi thu thập được xử lý và phân tích theo phương pháp
thống kê trong lâm nghiệp; (Phân tích phương sai Anova: - Kiểm tra
sinh trưởng của các dòng bạch đàn tại các địa điểm thí nghiệm).




11

Chương 3
Kết quả và bình luận
3.1. Theo dõi, đánh giá sinh trưởng, tình hình sâu bệnh các dòng đã
được chon lọc trồng mô hình tại vùng nguyên liệu giấy Trung Tâm
(Xã Bảo Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ).
3.1.1. Tỷ lệ sống
Các dòng bạch đàn ở giai đoạn 7 tháng tuổi (năm 2010) đạt tỷ lệ sống
rất cao trung bình trên 98,6%, đến thời điểm 18 tháng tuổi (năm 2011) tỷ lệ
sống giảm đi đáng k
ể và ở thời điểm 30 tháng tuổi (năm 2012) tỷ lệ sống chỉ
còn giảm ở dòng PNCTIV và PN14.
Bảng 1: Tỷ lệ sống các dòng bạch dàn 30 tháng tuổi tại Bảo Thanh-Phú Thọ
STT Dòng

TLS năm
2010 (7
tháng tuổi)

(%)
TLS năm
2011 ( 18
tháng tuổi)

(%)
TLS năm
2012 ( 30
tháng tuổi)

(%)
TLS năm
2011 giảm
so với ở 7
tháng tuổi
(%)
TLS năm
2012 giảm
so với ở 18
tháng tuổi
(%)
1 PN14 99,3 94,4 92,4 4,9 2,0
2 PNCTIV 99,3 97,9 94,4 1,4 3,5
3 PNCT3 98,6 86,8 86,8 11,8 0
4 PNCT4 97,2 96,5 96,5 0,8 0
Trung bình 98,6 93,9 92,5 4,7 1,4

Kết quả ở bảng 1 đánh giá về tỷ lệ sống cho thấy, tỷ lệ sống rừng trồng
bạch đàn có sự biến động rõ rệt so với năm thứ nhất. Tại thời điểm 30 tháng
tuổi, dòng PNCT4 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 96,5%, đứng thứ 2 là dòng
PNCTIV đạt 94,4%, đứng thứ 3 là dòng PN14 đạt 92,4% và thấp nhất là dòng
PNCT3 đạt 86,8%.
Nguyên nhân làm tỷ lệ sống củ
a các dòng giảm đi chủ yếu là do ảnh
hưởng của thiên tai (bão, lốc) vào thời điểm tháng 8/2011 đã gây đổ gãy và
lướt cây. Trong khi đó dòng Bạch đàn PN14 tỷ lệ sống giảm 6,9% được xác
định nguyên nhân chủ yếu là do bị chết bởi loại bệnh héo do vi khuẩn hoặc
bệnh héo ngọn bạch đàn gây nên.
Tuy nhiên, tỷ lệ sống hiện tại thời điểm 30 tháng tuổi của khu rừng
trồ
ng các dòng đều đạt trên 86%, đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ thành rừng theo
quy định.
12

3.1.2. Sinh trưởng
Ở thời điểm 18 tháng tuổi (năm 2011), sinh trưởng đường kính và chiều
cao ở 3 dòng bạch đàn chọn là có sự sai khác rõ rệt xo với dòng đối chứng
PN14, trong đó dòng PNCT3 có sinh trưởng: đường kính 7,95cm, chiều cao
vút ngọn 9,16m. Dòng PNCT4 có sinh trưởng: đường kính 7,73cm, chiều cao
vút ngọn 9,60m. Dòng PNCTIV có sinh trưởng: đường kính 7,58cm, chiều
cao 9,0m. Dòng PN14 có sinh trưởng thấp nhất về cả đường kính và chiều cao
vút ngọn với đường kính đạt 6,98cm và chiều cao vút ngọn đạt 6,86m.
Hình 01. Sinh trưởng các dòng bạch đàn 18 tháng tuổi tại BT-PT
0.00
2.00
4.00
6.00

8.00
10.00
12.00
PN14 PNCTIV PNCT3 PNCT4
D1.3(cm)
Hvn(m)

Kết quả bảng 2 cho thấy, ở thời điểm 30 tháng tuổi sinh trưởng về
đường kính thân cây tại vị trí 1.3m (D
1.3
) và chiều cao vút ngọn (H
vn
) giữa các
dòng bạch đàn là có khác nhau. Tuy nhiên, để kiểm tra sự sai khác có ý nghĩa
hay không, sử dụng tiêu chuẩn Anova – phân tích phương sai một nhân tố và
phân nhóm về đường kính và chiều cao theo tiêu chuẩn Ducan ( phụ lục 1.4
và 1.5 ) cho thấy, sinh trưởng đường kính và chiều cao ở 3 dòng chọn lọc là
có sự sai khác rõ rệt so với dòng đối chứng, trong đó:
Dòng PNCT3 có sinh trưởng về đường kính và chiều cao lớn nhất, sinh
trưởng đường kính (D1.3) đạt 9,24cm, sinh trưởng về chiều cao vút ngọn
(Hvn)
đạt 13,2m.
Dòng PNCT4 có sinh trưởng về đường kính lớn thứ 3 đạt 8,81cm, sinh
trưởng về chiều cao vút ngọn đứng thứ hai đạt 12,8m.
13

Dòng PNCTIV có sinh trưởng về đường kính đứng thứ hai đạt 8,96 cm
và chiều cao đạt 12,5m đứng thứ ba.
Dòng PN14 vẫn có sinh trưởng thấp nhất về cả đường kính và chiều
cao vút ngọn với đường kính đạt 8,42cm và chiều cao vút ngọn đạt 11,0 m.

Bảng 2: Sinh trưởng các dòng bạch đàn 30 tháng tuổi (năm 2012)
tại Bảo Thanh - Phú Thọ
STT Dòng
D
1.3

(cm)
W
D1.3

(%)
Hvn
(m)
W
Hvn
(%)

D1.3

(cm)

Hvn

(m)
1 PN14 8,42 13,53 11,0 13,19 3,4 4,4
2 PNCTIV 8,96 9,48 12,5 6,68 3,6 5,0
3 PNCT3 9,24 8,25 13,2 3,76 3,7 5,3
4 PNCT4 8,81 9,38 12,8 5,28 3,5 5,1
Trung bình 8,86 10,72 12,4 10,04 3,5
5,0

Đánh giá về hệ số biến động cho thấy dòng bạch đàn dòng PN14 có hệ
số biến động lớn nhất về cả đường kính và chiều cao (hệ số biến động tương
ứng lần lượt là 13,53% và 13,19%). Các dòng bạch đàn PNCT3, PNCT4 và
PNCTIV có hệ số biến động tương đối thấp, hệ số biến động về đường kính ở
ba dòng bạch đàn này lần lượt là PNCT3 (8,25%), PNCT4 (9,38%) và
PNCTIV (9,48%). Biến
động về chiều cao của 3 dòng bạch đàn chọn lọc có
sự phân hóa nhỏ, dòng PNCT3 có hệ số biến động về chiều cao thấp nhất
(3,76%), PNCT4 (5,28%) dòng PNCTIV (6,68%). Như vậy, xét về mức độ
đồng đều của rừng trồng các dòng bạch đàn cho thấy: rừng trồng 3 dòng bạch
đàn chọn lọc có độ đồng đều cao hơn rừng trồng dòng bạch đàn PN14.
3.1.3. Đánh giá về thể tích thân cây và nă
ng suất rừng trồng mô hình
Tại thời điểm 18 tháng tuổi (năm 2011), kết quả đánh giá về thể tích
thân cây và năng suất rừng, dòng PN14 (đối chứng) có thể tích thân cây và
năng suất rừng trồng thấp nhất với thể tích thân cây trung bình đạt 13,58 dm
3

và năng suất rừng trồng đạt 11,38 m
3
/ha/năm. Các dòng chọn lọc PNCTIV,
PNCT3 và PNCT4 đều có thể tích thân cây cũng như năng suất rừng trồng
vượt trội hơn so với dòng đối chứng. Hai dòng PNCTIV và PNCT3 có độ
vượt về năng suất so với dòng PN14 là tương đương nhau, lần lượt đạt 156%
và 155% (tương đương với năng suất lần lượt là 17,79 m
3
/ha/năm và 17,67
14

m

3
/ha/năm). Dòng PNCT4 đạt năng suất 19,48 m
3
/ha/năm, độ vượt so với
dòng đối chứng là 171%.
Bảng 3: Thể tích thân cây trung bình và năng suất rừng trồng các dòng bạch
đàn 30 tháng tuổi (năm 2012) ở Bảo Thanh - Phú Thọ.
STT Dòng
Mật độ
cây
sống/ha
(cây)
Vcây
(dm
3
)
M/ha
(m3)
∆M
(m
3
/ha/năm)
Độ vượt
về Vcây
(%)
1 PN14 1231 30,6 37,7 15,1 100
2 PNCTIV 1258 39,4 49,6 19,8 129
3 PNCT3 1157 44,2 51,2 20,5 145
4 PNCT4 1286 39,0 50,1 20,1 127
Trung bình 1233 38,3 47,2 18,9 134

Kết quả đánh giá thể tích thân cây và năng suất rừng trồng các dòng
bạch đàn ở Bảo Thanh – Phú Thọ tại thời điểm 30 tháng tuổi được tổng hợp
trong bảng 3 cho thấy: Dòng PN14 (đối chứng) tiếp tục có thể tích thân cây và
năng suất rừng trồng thấp nhất với thể tích thân cây trung bình đạt 30,6 dm
3

và năng suất rừng trồng đạt 15,1 m
3
/ha/năm.
Dòng Bạch đàn PNCT3 có thể tích thân cây
44,2 dm
3
, năng suất rừng
trồng đạt 20,5 m
3
/ha/năm, có độ vượt so với dòng đối chứng về thể tích thân
cây là 45%.
Dòng Bạch đàn PNCIV có thể tích thân cây
39,4 dm
3
, năng suất rừng
trồng đạt 19,8 m
3
/ha/năm, có độ vượt so với dòng đối chứng về thể tích thân
cây là 29%.
Dòng Bạch đàn PNCT4 có thể tích thân cây
39,0 dm
3
, năng suất rừng
trồng đạt 20,1 m

3
/ha/năm, có độ vượt so với dòng đối chứng về thể tích thân
cây là 27%.
Như vậy xét về thể tích thân cây tại thời điểm 30 tháng tuổi các dòng
chọn lọc cho năng suất vượt trội so với dòng đối chứng là 134%.


15

3.1.4. Đánh giá chất lượng rừng trồng
Bảng 4: Chất lượng rừng trồng và độ thẳng thân cây giữa các dòng bạch đàn
30 tháng tuổi (năm 2012) ở Bảo Thanh - Phú Thọ.
Cấp sinh trưởng (%) Độ thẳng thân cây (%)
STT Dòng TLS (%)
Cấp 1
(tốt)
Cấp 2
(trung bình)
Cấp 3
(xấu)
Cấp 1
(thẳng)
Cấp 2
(hơi cong)
Cấp 3
(cong)
1 PN14 92,4 85,0 15,0 0 92,5 7,5 0
2 PNCTIV 94,4 92,6 7,4 0 90,4 9,6 0
3 PNCT3 86,8 92,8 7,2 0 92,0 8,0 0
4 PNCT4 96,5 92,8 7,2 0 92,8 7,2 0

Trung bình 92,5 90,8 9,2 0 91,9 8,1 0
Kết quả đánh giá chất lượng rừng trồng các dòng bạch đàn ở Bảo
Thanh – Phú Thọ tại thời điểm 30 tháng tuổi được thể hiện trong bảng 4 cho
thấy: cả 3 dòng chọn lọc và dòng đối chứng đều có tỷ lệ cây sinh trưởng tốt và
chất lượng thân cây đạt độ thẳng cấp 1 rất cao, trung bình trên 90%.
Chất lượng rừng trồng và các chỉ tiêu về sinh trưởng đạt được nh
ư đã
bình luận ở trên sẽ là tiền đề cho cây trồng tăng trưởng trong những năm tiếp
theo đạt năng suất như mục tiêu mong muốn.
3.1.5. Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại
Các dòng bạch đàn: PNCTIV, PNCT3 và PNCT4 trồng tại Bảo Thanh
ở giai đoạn 30 tháng tuổi chưa thấy sâu, bệnh xuất hiện. Riêng dòng Bạch đàn
PN14 không thấy xuất hiện sâu hại, nhưng đã bị bệnh hại. Mộ
t số cây đã bị
chết hoặc đã bị hại ở cành, ngọn đang khô héo. Đây là một loại bệnh hại đã
được xác định với dòng Bạch đàn PN14, đó là bệnh: bệnh hại thân cành có
tên bệnh héo do vi khuẩn (Bộ NN & PTNT 2006) hoặc bệnh héo ngọn bạch
đàn (Phạm Quang Thu 2006). Tác nhân gây bệnh: do vi khuẩn Ralstonia
Solanacearum (Yabuuchi et al. 1995)Smit gây nên. Tuy nhiên mức độ bị hại
rất nhỏ (Tỷ lệ sống giả
m 2% trên toàn diện tích trồng dòng Bạch đàn PN14),
những cây bị bệnh đã được xử lý chặt bỏ và mang đốt.
16

3.2. Theo dõi, đánh giá sinh trưởng, tình hình sâu bệnh các dòng đã
được chon lọc trồng mô hình tại vùng Đông Bắc bộ (Xã Tiến Thắng
- Yên Thế - Bắc Giang).
3.2.1. Tỷ lệ sống
Tại thời điểm 7 tháng tuổi (năm 2011), tỷ lệ sống của rừng trồng các
dòng bạch đàn đều đạt rất cao. Ba dòng PN14, PNCTIV và PNCT4 đều đạt

94,44%, dòng PNCT3 đạt 93,06%. Điều đó cho thấy, giai đoạn đầ
u cả 4 dòng
bạch đàn trồng thí nghiệm đều thích nghi và phù hợp với điều kiện lập địa,
khí hậu nơi trồng rừng.
Bảng 5: Tỷ lệ sống rừng trồng các dòng bạch đàn 18 tháng tuổi (năm 2012)
ở Yên Thế - Bắc Giang
ơ
STT Dòng
TLS năm 2011
(7 tháng tuổi)

(%)
TLS năm 2012
(18 tháng tuổi)

(%)
TLS năm 2012
giảm so với ở 7
tháng tuổi
(%)
1 PN14 94,4 93,5 0,9
2 PNCTIV 94,4 93,5 0,9
3 PNCT3 93,1 83,3 9,8
4 PNCT4 94,4 87,0 7,4
Trung bình 94,1 89,3 4,8
Kết quả ở bảng 5 cho thấy tỷ lệ sống của rừng trồng các dòng bạch đàn
ở thời điểm 18 tháng tuổi đã có sự biến động so với ở thời điểm 7 tháng tuổi.
Dòng có tỷ lệ sống giảm mạnh nhất là dòng PNCT3 (9,8%), tiếp đó là dòng
PNCT4 (7,4%), dòng PNCTIV và PN14 có tỷ lệ sống giảm thấp chỉ (0,9%).
Nguyên nhân làm tỷ lệ sống của các dòng giảm đi ch

ủ yếu là do ảnh
hưởng của thiên tai (bão, lốc) đã gây đổ gãy và lướt cây không thể khắc phục
được. Tuy vậy, tỷ lệ sống hiện tại thời điểm 18 tháng tuổi của khu rừng trồng
đạt trên 89%, đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ thành rừng theo quy định.
3.2.2. Sinh trưởng
Năm 2011, ở thời điểm sau trồng 7 tháng tuổi, kết quả đánh giá sinh
trưởng về
đường kính và chiều cao vút ngọn rừng trồng các dòng bạch đàn ở
Yên Thế - Bắc Giang, trong đó: Sinh trưởng đường kính D
1.3
đứng đầu là
dòng PNCT3 (3,43cm), tiếp đó là dòng PNCTIV (3,20cm), dòng PNCT4
(2,89cm) và dòng PN14 (2,42cm). Sinh trưởng chiều cao Hvn đứng đầu là
17

dòng PNCT4 (4,64m), PNCT3 (4,31m), PNCTIV (4,26m) sau cùng là dòng
PN14 (3,67m).
Hình 02. Sinh trưởng các dòng bạch đàn 7 tháng tuổi ở YT- BG.


Kết quả đánh giá sinh trưởng về đường kính thân cây tại vị trí 1.3m
(D1.3) và chiều cao vút ngọn (Hvn) rừng trồng các dòng bạch đàn ở Yên Thế
- Bắc Giang thời điểm 18 tháng tuổi được thể hiện trong bảng 6 cho thấy:
Dòng PN14 có sinh trưởng đường kính (D1.3) trung bình 6,44cm và
chiều cao vút ngọn 7,3m.
Dòng PNCTIV có sinh trưởng đường kính (D1.3) trung bình 6,97cm và
chiều cao vút ngọn 9,4m.
Dòng PNCT3 có sinh trưởng đường kính (D1.3) trung bình 7,54cm và
chiều cao vút ngọn 9,3m.
Dòng PNCT4 có sinh trưởng đường kính (D1.3) trung bình 6,91cm và

chiều cao vút ngọn 9,4m.
Kiểm tra sự sai khác về
đường kính và chiều cao của các dòng bạch đàn
, tiến hành sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS16.0, kết quả phân tích
đã cho thấy: sinh trưởng của đường kính và chiều cao ở 4 dòng bạch đàn là
có sự sai khác rõ rệt (xác xuất F của cả đường kính gốc và chiều cao nhỏ hơn
0.05). Kết quả phân nhóm về đường kính và chiều cao theo tiêu chuẩn Ducan
được thể hiện trong (phụ lục 2.4 và 2.5). Kết quả phân nhóm về đường kính
g
ốc, dòng PNCT3 có đường kính lớn nhất thuộc nhóm 3, dòng PNCTIV,
PNCT4 thuộc nhóm 2, dong PN14 có đường kính nhỏ nhất thuộc nhóm 1. Kết
quả phân nhóm về chiều cao vút ngọn cho thấy, 3 dòng chọn lọc có chiều cao
18

vút ngọn tương đương nhau thuộc nhóm 2, dòng PN14 có chiều cao vút ngọn
thấp hơn thuộc nhóm 1.
Bảng 6: Sinh trưởng các dòng bạch đàn 18 tháng tuổi (năm 2012)
tại Yên Thế – Bắc Giang
STT Dòng
D
1.3

(cm)
W
D1.3

(%)
Hvn
(m)
W

Hvn
(%)

D1.3

(Cm)

Hvn

(m)
1 PN14 6,44 14,27 7,3 7,49
4,29 4,9
2 PNCTIV 6,97 11,88 9,4 6,51
4,65 6,3
3 PNCT3 7,54 12,51 9,3 7,93
5,03 6,2
4 PNCT4 6,91 12,51 9,4 10,83
4,61 6,3
Trung bình

6,97

12,79

8,9


8,19

4,65

5,9
Kết quả đánh giá về hệ số biến động cho thấy hệ số biến động về đường
kính và chiều cao giữa các dòng là tương đương nhau và ở mức biến động
nhỏ, về đường kính D1.3 hệ số biến động trung bình là 12,79%, sinh trưởng
về chiều cao có hệ số biến động giữa các dòng là 8,19%. Như vậy, xét về mức
độ đồng đều thì sinh trưởng về chiều cao có sự
đồng đều hơn sinh trưởng về
đường kính, trong đó sinh trưởng đồng đều nhất là dòng PNCTIV, sau đó là
dòng PNCT3, PNCT4 và PN14.
3.2.3. Đánh giá về thể tích thân cây và năng suất rừng trồng mô hình
Theo Lê Đình Khả việc tính thể tích thân cây từ tuổi 1 đến tuổi 3 chưa
rõ ràng khi chưa xác định chính xác hình số của nó ta có thể dùng chỉ số sinh
trưởng (Iv = D
2
*H) để so sánh thân cây trong thí nghiệm. Tại thời điểm 7
tháng tuổi (năm 2011), chỉ số Iv của các dòng bạch đàn biểu hiện sự chênh
khá rõ ràng, đứng đầu về chỉ số Iv là dòng PNCT3 (116,5), kế tiếp là dòng
PNCT4 (81,97) sau đó là dòng PNCTIV (77,56), dòng PN14 (67,47). Độ vượt
so với dòng đối chứng PN14 đứng đầu là dòng PNCT3(73%),
sau đó là dòng
dòng PNCT4 (21%) và dòng PNCTIV (15%). Trung bình về Iv các dòng chọn
lọc vượt đối chứng 36%.

×