Tải bản đầy đủ (.pdf) (557 trang)

Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý khoa học và công nghệ của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 557 trang )
















































BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NHIỆM VỤ HỢP TÁC NGHIÊN CỨU THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ



BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA NHIỆM VỤ

"BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
GIAI ĐOẠN 2010 – 2011"


Cơ quan chủ trì nhiệm vụ
Chủ nhiệm nhiệm vụ Trường Quản lý Khoa học và Công nghệ

(ký tên) (ký tên và đóng dấu)




PGS.TS Vũ Văn Khiêm

Bộ Khoa học và Công nghệ
(ký tên và đóng dấu khi gửi lưu trữ)









9681

Hà Nội – 2012


1
MỤC LỤC
Trang

Mục lục
1
Danh sách những từ viết tắt

2
Mở đầu
3
Chương 1. Tổng quan về thực trạng công tác quản lý nhà nước về
KH&CN và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý KH&CN
của nước CHDCND Lào
7
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế-xã hội của nước
CHDCND Lào
7
1.2. Hệ thống t
ổ chức bộ máy quản lý KH&CN của CHDCND Lào 9
1.3. Thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý KH&CN
của Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào
19
Chương 2. Xây dựng chương trình khung của các lớp đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao năng lực quản lý KH&CN cho cán bộ của Ủy ban
KH&CN Quốc gia Lào
24
2.1. Các yêu cầu cơ bản của chương trình khung
24
2.2. Nội dung chương trình khung
26
2.3. Đề cương nội dung các chuyên đề
28
Chương 3. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực
quản lý KH&CN cho cán bộ của CHDCND Lào
57
3.1. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý
KH&CN cho cán bộ của Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào

57
3.2. Đánh giá kết quả tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng
lực quản lý KH&CN cho cán bộ của Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào
59
Kết luậ
n và kiến nghị
62
1. Kết luận
62
2. Kiến nghị
65
Tài liệu tham khảo
66







2

DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải
KH&CN Khoa học và Công nghệ
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
UBND Ủy ban nhân dân
TC-ĐL-CL Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

NCKH Nghiên cứu khoa học
PTCN Phát triển công nghệ
NAST Ủy ban khoa học và công nghệ quốc gia
QLCN Quản lý công nghệ
CGCN Chuyển giao công nghệ
QLNN Quản lý nhà nước
TKBT Thiết kế bố trí mạ
ch tích hợp
SHTT Sở hữu trí tuệ
SHCN Sở hữu công nghiệp
VPHC Vi phạm hành chính
WTO Tổ chức thương mại thế giới
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN


















3

MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế tri thức đã và đang khẳng định sự
phát triển về chất của nguồn lực con người, trong đó biểu hiện phát triển cao
nhất và tập trung nhất là năng lực của người cán bộ quản lý. Để có thể thực
hiện thành công các nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN trong bối cảnh
hội nhập quố
c tế hiện nay, người cán bộ quản lý KH&CN ngày nay cần phải
được cập nhật các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên để đáp ứng
những tiêu chuẩn nghề nghiệp do xã hội đặt ra cũng như những yêu cầu đổi
mới tự thân của hoạt động quản lý KH&CN. Do vậy, người cán bộ quản lý
KH&CN ngày nay cần được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định kỳ
để nâng
cao năng lực chuyên môn, trình độ lý luận và năng lực quản lý đổi mới sáng
tạo trong lĩnh vực KH&CN, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn. Đó là yêu cầu
tất yếu đối với mọi quốc gia trên thế giới trong thời đại hiện nay.
Trong suốt chặng đường phát triển của mình, Đảng, Nhà nước và nhân
dân Việt Nam luôn luôn coi trọng và không ngừng củng cố, phát triển tình
đoàn kết, hữ
u nghị đặc biệt Việt-Lào. Đặc biệt, trong Tuyên bố chung nhân
chuyến thăm hữu nghị chính thức nước CHDCND Lào của đồng chí Nguyễn
Phú Trọng, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
từ ngày 20-22/6/2011 vừa qua đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng, ý
nghĩa chiến lược và quyết tâm mãi mãi giữ gìn, phát huy mối quan hệ hữu
nghị truyền thống, tình đoàn kế
t đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào
trong thời kỳ mới, coi đây là quy luật phát triển, là nhân tố quan trọng đảm

bảo thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mỗi nước và là tài sản vô giá của hai
Đảng, hai dân tộc truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.
Nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của việc giữ gìn,
củng cố và không ngừng phát huy mối quan hệ hữu nghị truy
ền thống, tình
đoàn kết đặc biệt Việt – Lào, Bộ KH&CN Việt Nam đã luôn quan tâm và ưu
tiên phát triển hợp tác KH&CN với Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào (nay là Bộ

4
KH&CN Lào) và luôn coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan
trọng của mình, đặc biệt là triển khai hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực quản lý KH&CN. Trong thời gian qua, hợp tác trong lĩnh vực
KH&CN giữa hai nước đã có những bước phát triển mới. Nhiều đoàn công tác
cấp cao của cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN hai nước Việt-Lào đã có
các buổi tiếp xúc, làm việc cụ
thể để thúc đẩy hợp tác và hỗ trợ của Việt Nam
đối với Lào trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đưa
các tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Một trong những nội
dung quan trọng do phía CHDCND Lào đề xuất trong kế hoạch hợp tác giai
đoạn 2010-2011 là Việt Nam giúp CHDCND Lào đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
năng lực cho cán bộ quản lý KH&CN của Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào và
đề xuấ
t này đã được Lãnh đạo Bộ KH&CN Việt Nam chấp thuận. Chính vì
vậy, Bộ KH&CN Việt Nam đã giao cho Trường Quản lý KH&CN chủ trì thực
hiện nhiệm vụ hợp tác theo Nghị định thư “Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ
quản lý KH&CN của CHDCND Lào giai đoạn 2010- 2011”.
Mục tiêu chính của nhiệm vụ Nghị định thư này là xây dựng khung
chương trình và các bài giảng chuyên đề về quản lý KH&CN phù hợp với yêu
cầu c
ủa CHDCND Lào để tổ chức các khóa học bồi dưỡng kiến thức, nghiệp

vụ chuyên môn và kỹ năng quản lý KH&CN nhằm nâng cao năng lực quản lý
KH&CN của các cán bộ quản lý KH&CN nước CHDCND Lào.
Căn cứ vào mục tiêu nêu trên, các nội dung chủ yếu của nhiệm vụ hợp
tác theo Nghị định thư về đào tạo nâng cao năng lực quản lý KH&CN cho các
cán bộ nước CHDCND Lào đã được xác định như sau:
1. Đ
ánh giá, phân tích hiện trạng, đặc điểm hoạt động KH&CN và công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý KH&CN của CHDCND Lào.
Trong nội dung này sẽ tập trung vào các vấn đề sau:
- Nghiên cứu, đánh giá về tổ chức, cơ chế, nguồn nhân lực và hoạt động
KH&CN hiện tại của Lào.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý KH&CN của Lào.

5
2. Nghiên cứu đề xuất khung chương trình và các nội dung tài liệu bồi
dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý KH&CN nhằm
nâng cao năng lực quản lý KH&CN cho cán bộ quản lý KH&CN của Lào.
Trong nội dung này sẽ tập trung vào các vấn đề sau:
- Đề xuất khung chương trình bồi dưỡng, tập huấn kiến thức và kỹ năng
quản lý KH&CN cho cán bộ quản lý KH&CN của Lào.
- Xây dựng các nội dung tài liệu bồi d
ưỡng kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ và kỹ năng quản lý KH&CN cho cán bộ quản lý KH&CN của Lào.
3. Triển khai công tác tổ chức các khóa đào tạo cán bộ quản lý KH&CN
của Lào.
Trong nội dung này sẽ tập trung vào việc tổ chức các lớp bồi dưỡng
kiến thức cho cán bộ quản lý KH&CN của CHDCND Lào: mỗi năm 01 lớp ở
Việt Nam (20 học viên) và 01 lớp ở Lào (30 học viên). Khi kết thúc mỗi khóa
học, học viên sẽ
được cấp chứng khi hoàn thành đầy đủ các yêu cầu của lớp

học. Dịch toàn bộ tài liệu các chuyên đề của chương trình đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý nhà nước về KH&CN sang tiếng Lào để cho Bạn dễ sử
dụng. Dự kiến sẽ tổ chức 04 khoá đào tạo tập huấn cán bộ của CHDCND Lào
(02 khóa tổ chức ở Việt Nam và 02 khóa tổ chức tại CHDCND Lào).
C
ăn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động đã ban hành, Trường Quản lý
KH&CN là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ KH&CN, có chức năng giúp Bộ
trưởng Bộ KH&CN thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiệp vụ quản lý KH&CN đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các
lĩnh vực KH&CN. Trường Quản lý KH&CN có các nhiệm vụ chủ yế
u: tổ
chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ,
công chức, viên chức ngành KH&CN và cấp chứng chỉ theo phân cấp về quản
lý KH&CN; tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực đào tạo cán bộ KH&CN; tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu
nghiệp vụ và tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo theo chức năng
nhi
ệm vụ được giao,…

6
Trường Quản lý KH&CN đã có 15 năm kinh nghiệm trong hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên
chức ngành KH&CN. Do vậy, việc chủ trì thực hiện nhiệm vụ hợp tác theo
Nghị định thư “Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý KH&CN của
CHDCND Lào giai đoạn 2010- 2011” để đào tạo nâng cao năng lực quản lý
KH&CN cho các bộ của CHDCND Lào là hoàn toàn phù hợp với ch
ức năng,
nhiệm vụ của Trường Quản lý KH&CN. Nhiệm vụ này vừa là vinh dự vừa là
trách nhiệm to lớn của Trường Quản lý KH&CN đối với việc củng cố và phát
triển tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt – Lào trong giai đoạn hiện nay.



















7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ KH&CN VÀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ
QUẢN LÝ KH&CN CỦA NƯỚC CHDCND LÀO

1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế -xã hội
của nước CHDCND Lào
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
CHDCND Lào là một nước nằm trên bán đảo Đông Dương. Đất nước
Lào không rộng, tổng diện tích là 236.800 km
2

, dân số 6.277.000 người, mật
độ dân số bình quân là 22,7 người/km2. Cả nước có 16 tỉnh, thành phố, 142
huyện, 10.873 bản và 865.535 gia đình. Khí hậu Lào phân biệt khá rõ hai mùa:
mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ giữa tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4. Nước CHDCND Lào không có động đất, không có bão
mà chỉ có mưa lớn, có thể gây lũ lụt nhưng thường không gây hậu quả nghiêm
trọng. Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 25 - 30
o
C, về mùa khô chỉ từ 20 - 25
o
C,
song trong 2 tháng cuối mùa khô, khí hậu trở nên nóng bức, khoảng 35 - 38
o
C.
ở vùng núi phía Bắc tỉnh Phông-sa-lỳ, nhiệt độ mùa đông thấp, khoảng 1 - 2
o
C
do chịu ảnh hưởng nhiều hơn của gió mùa đông bắc.
Do vị trí địa lý, CHDCND Lào tiếp giáp với Việt Nam, Trung Quốc,
Burma, Thái Lan và Căm-pu-chia, trong đó đường biên giới với Việt Nam là
dài nhất. Do hoàn cảnh địa lý đặc biệt, không mấy thuận lợi về giao lưu
thương mại (không có biển) và đường biên giới phần lớn là núi cao, kinh tế
còn nặng về tự cung - tự cấp, Đảng và Nhà nước Lào đặc biệt chú ý
đến quan
hệ chính trị, an ninh và quan hệ kinh tế - thương mại với các nước láng giềng.
Trong khi tuân thủ những nguyên tắc chung về hợp tác, hữu nghị với các
nước, Lào chú trọng quan hệ khu vực, trong đó có chú ý đến quan hệ đặc thù
với từng nước. Tính tế nhị và nhạy cảm trong quan hệ chính trị - an ninh cũng

8

được vận dụng vào các quan hệ thương mại với các quốc gia, trước hết và đặc
biệt với các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á.












1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Sau khi giành được độc lập và thành lập nước CHDCND Lào vào năm
1975, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã lãnh đạo toàn dân tộc phát triển theo
con đường xã hội chủ nghĩa. Trước thời kỳ đổ
i mới, nền kinh tế còn chịu ảnh
hưởng của nhiều năm chiến tranh, lại trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nên
phát triển chậm và không ổn định. Giai đoạn 1981 - 1985, tốc độ tăng GDP
chỉ đạt bình quân 5,5%/năm. Quan hệ kinh tế - thương mại với các nước còn
rất hạn chế. Nền kinh tế còn nhiều yếu kém, đời sống nhân dân khó khăn.
Từ Đại hội toàn quố
c lần thứ IV của Đảng Nhân dân cách mạng Lào
(tháng 11/1986) đến nay, đất nước Lào đã chuyển từ nền sản xuất kế hoạch
hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân




Hình 1.1 Vị trí địa lý của nước CHDCND Lào

9
cách mạng Lào, sự đoàn kết của toàn dân, Chiến lược ổn định và phát triển
kinh tế - xã hội đã và đang đi vào cuộc sống. Nền kinh tế đã được cải thiện và
từng bước phát triển. Tuy vậy, CHDCND Lào vẫn là một nước kém phát triển.
Trước 1995, CHDCND Lào mới chỉ có quan hệ thương mại với hơn 40
nước trên thế giới, nay đã tăng lên hơn 60, trong đó có hiệp
định thương mại
với 17 nước. Lào đã gia nhập vào Diễn đàn kinh tế Á - Âu vào năm 1998 và là
thành viên chính thức của WTO vào tháng 10/2012. Lào trở thành thành viên
thứ 9 của ASEAN vào tháng 7/1997 và từ ngày 01/01/1998 bắt đầu thực hiện
nghĩa vụ và các cam kết trong Chương trình miễn giảm thuế quan có hiệu lực
chung của AFTA.
Đối với hợp tác Việt-Lào, hai nước đã ký một số hiệp định hợp tác về
du lịch, hàng không; Cơ chế chung về hợ
p tác kinh tế, văn hóa, KH&CN; Cơ
chế thanh toán; Cơ chế đào tạo cán bộ; Cơ chế quản lý về thương mại, du lịch;
Thỏa thuận về hợp tác chuyên gia; Thỏa thuận về quản lý thuế quan đối với
hàng hóa và phương tiện quá cảnh và phối hợp chống buôn lậu ở biên giới hai
nước; Hiện nay có 15 doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư trực tiếp tại Lào
với tổ
ng số vốn 13 triệu USD. Việt Nam hiện có 19 tỉnh vùng biên giới tiếp
giáp với Lào và Căm-pu-chia. Để phát triển kinh tế đối ngoại tại vùng biên
này, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành cơ chế, chính sách khuyến
khích cụ thể, áp dụng cho các tỉnh vùng biên, các doanh nghiệp Việt Nam đầu
tư tại đây. Do đó, tại khu vực biên giới hai nước, sự giao lưu, trao đổi hàng
hóa được thực hiện dễ dàng và ngày càng phát triển Việ
t Nam đã và đang

làm hết sức mình để củng cố, vun đắp và phát triển tình đoàn kết, hữu nghị
đặc biệt giữa hai nước Việt-Lào.
1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý KH&CN của CHDCND Lào
1.2.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động của NAST
Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào, gọi tắt là “NAST” (có tên tiếng Pháp là
Autorite Nationale Pour les Sciences et la Technologie) là cơ quan chính phủ
trực thuộc trung ương, theo cơ cấu của Văn phòng Thủ t
ướng, có chức năng

10
giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về KH&CN trong phạm vi cả
nước. Hoạt động của NAST được quy định tại Nghị định số 444/PM ngày
25/12/2007 của Chính phủ về việc thành lập và tổ chức hoạt động của Ủy ban
KH&CN Quốc gia Lào.
Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào thực hiện các hoạt động quản lý theo
các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc tập trung dân chủ, thỏa thuận theo nhóm trong việc tổ

chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về KH&CN và nguyên tắc cân bằng
lợi ích trong phối hợp, hợp tác với các tổ chức nước ngoài và quốc tế trong
lĩnh vực KH&CN; thực hiện từng công việc theo sự phân chia rõ ràng trách
nhiệm đối với từng cán bộ công chức, viên chức theo nguyên tắc tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách.
- Các hoạt động của Ủy ban KH&CN Quốc gia phải tuân theo quy định
hiện hành của Pháp luật và các quy
định khác của chính phủ, đảm bảo thực
hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách Đảng và Chính phủ.
- Phối hợp và hợp tác với các cơ quan của chính phủ ở trung ương và
các tỉnh, thành phố trong hoạt động quản lý KH&CN theo nguyên tắc phân
công, phân cấp cụ thể. Tập thể ban lãnh đạo sẽ quyết định thông qua việc

thành lập hay xóa bỏ cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm, chuyển hoặc xóa b
ỏ hạn ngạch
của công chức, viên chức thuộc Ủy ban KH&CN Quốc gia.
- Tiến hành họp định kỳ và báo cáo kết quả hàng tháng. Tóm tắt kết quả
thực hiện việc giám sát, kiểm tra các hoạt động, công tác được phân công để
thường xuyên báo cáo lên các cấp lãnh đạo.
1.2.2. Nhiệm vụ và phạm vi quyền hạn của NAST
Theo Nghị định của Chính phủ đã ban hành, Ủy ban KH&CN Quốc gia
Lào có các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Nghiên cứu, soạn thảo các chính sách và hướng dẫn thực thi chính
sách KH&CN của Đảng và Chính phủ thông qua các đề án, kế hoạch công tác,

11
chi tiết dự án cho các cơ quan trực thuộc ủy ban và chịu trách nhiệm thi hành
nhiệm vụ;
- Xây dựng dự thảo các chính sách phát triển, đề án, chiến lược, các bộ
luật của Chủ tích nước, nghị định của Thủ tướng và các nghị định về quản lý
KH&CN, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn hóa và đo lường để trình lên chính phủ
xem xét, phê duyệt;
- Tìm hiểu, nghiên cứu, lựa chọn hoặc đi
ều chỉnh những tiến bộ của
KH&CN tiên tiến trên thế giới phù hợp với điều kiện thực tại của đất nước để
đưa vào áp dụng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội;
- Chuyển giao các kết quả nghiên cứu, điều chỉnh hoặc phát triển ngành
KH&CN trong phạm vi cả nước;
- Ủy quyền chuyển giao các công nghệ thích hợp từ nước ngoài nhằ
m
đưa vào sử dụng và mở rộng phát triển trong nước ở các ngành, địa phương
khác nhau phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước;
- Nghiên cứu, xác định hoặc đề xuất lên chính phủ về việc vận dụng các

quy định và đăng kí quyền sở hữu trí tuệ; để thanh tra, kiểm soát và đánh giá
việc thi hành các biện pháp nhằm bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ nhà nước,
các khu vực tư
nhân và cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Nghiên cứu sáng tạo và quản lý công bằng giữa nhà nước và xã hội
thông qua hệ thống tiêu chuẩn của Lào, đưa ra khuyến nghị về phương pháp
sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong phạm vi quốc gia Lào;
- Thực hiện kiểm soát nhà nước về hệ thống đơn vị đo lường, xác định
dạng thức đo và thông qua kiểu dáng của thiết bị đo lường, cân bằ
ng khâu
quản lý nhà nước và xã hội về chất lượng sản phẩm, quy định các nguyên tắc
và điều kiện của các cơ quan có thẩm quyền chứng thực, phê duyệt chất lượng
sản phẩm, tổ chức, kiểm tra và thông qua chất lượng sản phẩm;
- Kiểm soát và sử dụng định kì tên miền (.la) theo chỉ định của Thủ
tướng chính phủ trong từng nhiệm kì;

12
- Nghiên cứu, sáng tạo, kiểm soát và sử dụng thông tin (công nghệ
thông tin) để mở rộng phát triển các lĩnh vực khác liên quan đến quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Đặt trước, kiểm soát và sử dụng vị trí quỹ đạo vệ tinh trên mặt đất, vệ
tinh của Lào thông qua việc hợp tác với các bên liên quan trong nước, các
nước khác và các tổ chức Quốc tế;
- Phối hợp với các bên, khu vực và cơ quan địa ph
ương triển khai các
dự án về chính phủ điện tử (e-government);
- Tổ chức quảng cáo, xuất bản và xây dựng các mạng lưới dịch vụ về
triển khai các kết quả nghiên cứu KH&CN thành công;
- Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thi hành pháp luật, các quy định,
đề án, dự án, ngân sách nhà nước và nhiều công tác khác liên quan đến lĩnh

vực KH&CN, đưa ra nhận xét và khuyến nghị cho các bên điều hành các hoạt
động khác nhau về KH&CN tại CHDCND Lào;
- Tiếp nhận và xem xét các đề
xuất, khiếu nại, yêu cầu và kiến nghị từ
nhiều bên khác nhau và nhân dân Lào để giải quyết các vấn đề về KH&CN;
- Thu thập, công nhận và cấp giấy chứng nhận cho các công trình
nghiên cứu thành công và sở hữu trí tuệ của các nhà khoa học, nghiên cứu
viên trong lĩnh vực KH&CN và đề nghị trao giải thưởng danh dự và các giải
thưởng có giá trị xứng đáng khác về KH&CN;
- Phối hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương, các cấ
p cơ sở
và các bên liên quan khác để giám sát, khuyến khích, tạo ra yếu tố cơ bản và
các điều kiện để quản lý, nghiên cứu, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học
và công nghệ; thu thập và phân tích dữ liệu cơ bản để nghiên cứu và lập kế
hoạch, thành lập nhiều đơn vị thi hành các nhiệm vụ về KH&CN ở các ban
ngành nếu cần;
- Cung cấp, khuyến khích và tạo điều kiện thuận l
ợi cho việc thực hiện
các kế hoạch, dự án, ngân sách và các công tác khác, và tổ chức quản lý thiết
bị, phương tiện đi lại và các thiết bị văn phòng khác trong phạm vi của các ban
ngành ở trung ương;

13
- Nghiên cứu và đưa ra các phương pháp làm việc, đào tạo, thúc đẩy và
phân bổ nhân viên trong cơ cấu tổ chức của Ủy ban KH&CN Quốc gia; quản
lý, bảo vệ và đảm bảo sự quan tâm của họ đến các quan chức theo quy định
của pháp luật, góp phần phát triển nguồn nhân lực cho các cấp khác nhau ở
trung ương và địa phương trong hoạt động đào tạo, phát triển cán bộ KH&CN;
- Phối hợp và hợp tác vớ
i các tổ chức Quốc tế để học hỏi kinh nghiệm,

tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và trao đổi KH&CN dựa theo trên nguyên tắc
mà chính phủ đưa ra hoặc chính phủ giao cho để phục vụ sự nghiệp phát triển
KH&CN của đất nước.
Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào có các quyền hạn sau:
- Đưa ra các chỉ thị và thông báo để quản lý cấp vĩ mô, ban hành các
quy định, điều khoản, khuyến nghị và các hội thả
o về KH&CN, SHTT, TC-
ĐL-CL phù hợp với yêu cầu đề ra.
- Chứng nhận, đăng kí quyền sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng cho các doanh nghiệp khác nhau;
- Chứng nhận và trao thưởng cho cá nhân có sáng kiến, nhà khoa học,
nghiên cứu viên xuất sắc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thông qua
chứng thực của Hội đồng Quốc gia về KH&CN, giải thưởng trao cho các tổ
chức có cống hiến to lớn và các bên liên quan khác để gây quỹ th
ưởng cho các
hoạt động về KH&CN nhằm khuyến khích nghiên cứu viên xuất sắc tiếp tục
phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội đất nước theo các nguyên tắc, quy
định và chính sách của chính phủ;
- Kiểm tra, đánh giá, cảnh cáo, ngăn chặn và tạm thời đình chỉ các hoạt
động kinh doanh có tác động tiêu cực đến hoạt động KH&CN;
- Tham gia và đóng góp ý kiến tại các phiên họp Chính phủ và các
phiên họp cấp ngành khác về các v
ấn đề liên quan đến KH&CN, sở hữu trí
tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
- Quản lý và sử dụng ngân sách và các khoản thu kỹ thuật do chính phủ
phân bổ theo nguyên tắc, quy định và chính sách của Chính phủ;

14
- Thành lập, giải tán, nâng cấp và cải tổ cơ cấu tổ chức; bổ nhiệm, miễn
nhiệm, xóa bỏ nhiệm vụ, xúc tiến, tuyển dụng chuyên gia hay nhân viên tạm

thời ngay tại các tổ chức trực thuộc Ủy ban KH&CN Quốc gia dựa trên
nguyên tắc và các quy định do Chính phủ đưa ra;
- Xem xét, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa
phương thành lập các Sở KH&CN ở các tỉ
nh, thành phố theo sự đồng thuận
của các cơ quan cấp trung ương và địa phương liên quan;
- Hợp tác, tiếp xúc, đàm phán, kí kết biên bản ghi nhớ, hiệp ước và hiệp
định với các tổ chức nước ngoài và quốc tế theo quy định của pháp luật.
1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của NAST
Căn cứ Nghị định của Chính phủ đã banh hành, cơ cấu tổ chức b
ộ máy
hoạt động của Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào được mô tả như sau:
















Như vậy, căn cứ sơ đồ tổ chức bộ máy nêu trên, hệ thống tổ chức bộ
máy quản lý hoạt động KH&CN của CHDCND Lào bao gồm:





Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của NAST Lào

15
a) Tại cơ quan trung ương
- Văn phòng chính phủ;
- Hội đồng KH&CN;
- Ủy ban KH&CN Quốc gia.
Trong Ủy ban KH&CN Quốc gia có:
Lãnh đạo Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào gồm: một Chủ tịch do Thủ
tướng bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Chủ tịch Ủy ban KH&CN Quốc gia chịu
trách nhiệm trước Chính phủ về toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước và những
thành tựu đạt được hay những yếu kém khi th
ực hiện đường lối chỉ đạo, chính
sách cũng như chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban KH&CN Quốc gia theo
các quy định hiện hành. Các Phó Chủ tịch Ủy ban KH&CN Quốc gia do Thủ
tướng Chính phủ bổ miện, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch, có
nhiệm vụ giúp Chủ tịch trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động quản lý được
phân công và
ủy quyền chung của Ủy ban KH&CN Quốc gia; trong trường
hợp Chủ tịch vắng mặt, một Phó Chủ tịch được ủy quyền thay mặt Chủ tịch
quản lý, điều hành hoạt động của Ủy ban KH&CN Quốc gia theo qui định của
pháp luật.
Tư vấn, giúp việc cho lãnh đạo Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào có các
đơn vị sau:
+ Vụ KH&CN;
+ Vụ sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn và đo lường;

+ C
ục công nghệ thông tin;
+ Vụ công nghệ hàng không
+ Văn phòng
Trong Cục công nghệ thông tin, Vụ KH&CN và Văn phòng có các
phòng chuyên môn.

16
Về công tác chuyên môn, Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào có các đơn vị
sự nghiệp sau:
- Viện đo lường;
- Viện nghiên cứu công nghệ thông tin;
- Viện nghiên cứu KH&CN.
Trưởng các vụ chức năng, giám đốc các viện thuộc Ủy ban KH&CN
Quốc gia Lào cũng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm trên
cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban KH&CN Quốc gia. Các phó vụ
tr
ưởng, phó giám đốc các viện, các trưởng ban ngành và phó ban ngành do Bộ
trưởng, Chủ tịch Ủy ban KH&CN Quốc gia bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Ngoài ra, giúp việc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban KH&CN Quốc gia còn
có các trợ lý, được bố trí tại nơi làm việc theo quy định của Chính phủ và theo
nhu cầu của Văn phòng chính phủ.
Tổng cán bộ (tính đến tháng 7/2011) của Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào
có 131 người. Nước CHDCND Lào có khoảng trên 700 cán bộ KH&CN hiện
đang làm công tác nghiên cứu khoa h
ọc và phát triển công nghệ tại các tổ chức
KH&CN, các trường đại học.
Trong Văn phòng chính phủ, các Cục, vụ và viện được phép thành lập
các phòng, ban, trung tâm và nhóm làm việc cũng như các dự án cần thiết theo
yêu cầu của công việc.

b) Tại các địa phương
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các Sở KH&CN ở cấp
tỉnh phù hợp với điều kiện của từng tỉnh, thành và Phòng KH&CN ở cấ
p quận,
huyện trực thuộc ủy ban nhân dân và dưới sự chỉ đạo về chuyên môn của Ủy
ban KH&CN Quốc gia.
Tại địa phương (cấp tỉnh), nước CHDCND Lào có 17 tỉnh thì có 12 tỉnh
đã thàng lập Sở KH&CN, còn 05 tỉnh chỉ lả Văn phòng hoạt động KH&CN

17
trực thuộc UBND tỉnh, trong tương lai sẽ nâng cấp thành Sở KH&CN. Biên
chế mỗi Sở KH&CN có từ 15 đến 30 người tùy theo từng tỉnh.
Về mặt hành chính các Sở KH&CN hoặc Văn phòng hoạt động
KH&CN của các địa phương sẽ trực thuộc bộ máy tổ chức của UBND tỉnh
nhưng chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào.
Các Phòng KH&CN của các quận, huyện sẽ trự
c thuộc bộ máy tổ chức của
UBND quận huyện nhưng chịu sự về chuyên môn của Sở KH&CN hoặc Văn
phòng hoạt động KH&CN cấp tỉnh.
Về các tổ chức KH&CN, quá trình hình thành và phát triển của các tổ
chức KH&CN Lào được khái quát như sau:
- Năm 1967 thành lập Cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Năng lượng và
Khai khoáng).
- Năm 1982 thành lập Ủy ban Nhà nước về KH&CN (Hiện nay là Ủy
ban KH&CN Quốc gia Lào - NAST).
- Nă
m 1985 thành lập 3 cơ sở nghiên cứu: (1) Trạm NAPHOK nghiên
cứu giống lúa; (2) Trạm SALAKHAM nghiên cứu bệnh cây trồng và nghiên
cứu côn trùng; (3) Trạm NONG TENG nghiên cứu các loài cá.
- Năm 1983 thành lập Viện Nghiên cứu Nghệ thuật và Văn học Quốc

gia (từ năm 1993 là Viện Nghiên cứu Văn hóa).
- Năm 1995 thành lập Đại học Quốc gia Lào gồm 11 khoa.
- Năm 1999 thành lập Viện nghiên cứu Nông nghiệp và Lâm nghiệp
gồm 10 trung tâm nghiên cứu.
- Năm 2000 thành lập Viện Khoa học Y t
ế gồm 7 trung tâm nghiên cứu.
Tóm lại, CHDCND Lào đã bước đầu hình thành hệ thống quản lý nhà
nước về KH&CN từ Trung ương đến địa phương. Đã thành lập Hội đồng
Khoa học quốc gia để tư vấn và xét duyệt các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia.
Các bộ, ngành Trung ương đều có Hội đồng KH&CN ngành và Phòng Quản
lý KH&CN; các tỉnh, thành phố đều đã thành lập Sở KH&CN và đã có tổ chức

18
quản lý KH&CN tới cấp huyện. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các bộ, ngành
Trung ương và các địa phương trong đầu tư, tổ chức hoạt động nghiên cứu và
phát triển KH&CN vẫn chưa chặt chẽ.
Đối với hoạt động KH&CN, ngoài các nhiệm vụ theo chức năng thường
xuyên, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của CHDCND
Lào được tổ chức triển khai thực hiện thông qua các chương trình,
đề tài, dự
án KH&CN theo kế hoạch hàng năm. Các nhiệm vụ KH&CN giao cho các tổ
chức và cá nhân thực hiện cũng được tổ chức xét duyệt thuyết minh trước khi
phê duyệt và đánh giá nghiệm thu sau khi kết thúc thông qua các hội đồng tư
vấn. Cho đến nay, CHDCND Lào chưa có Luật KH&CN và các bộ luật khác
trong lĩnh vực quản lý KH&CN; công tác quản lý KH&CN mới được thực
hiện thông qua các qui định tạm thời hoặc quyết định của cơ quan quả
n lý nhà
nước; hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý KH&CN vẫn đang
trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
Hiện nay, Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào đã được nâng cấp thành Bộ

KH&CN từ tháng 7/2011. Đây chính là thể hiện sự quan tâm của Đảng Nhân
dân cách mạng Lào và Chính phủ nước CHDCND Lào đối với sự nghiệp
KH&CN của đất nước. Song song với việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý nhà nướ
c về KH&CN từ trung ương đến địa phương, Bộ KH&CN Lào
đang xúc tiến việc xây dựng và trình ban hành các bộ luật, các văn bản quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực KH&CN để tạo lập một hành lang pháp lý
thông thoáng nhằm thúc đẩy KH&CN phát triển cũng như đưa các tiến bộ
KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Như vậy, về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý KH&CN và ph
ương thức
thực hiện quản lý các hoạt động KH&CN của CHDCND Lào cũng gần tương
tự như hệ thống tổ chức bộ máy và phương thức quản lý KH&CN của Việt
Nam. Do vậy, các chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các
cán bộ quản lý KH&CN đã xây dựng của Trường Quản lý KH&CN có thể vận

19
dụng và nghiên cứu biên tập lại cho phù hợp với điều kiện cụ thể của
CHDCND Lào để phục vụ cho nhiệm vụ hợp tác theo Nghị định thư này.
1.3. Thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực
quản lý KH&CN của Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào
Theo kết quả khảo sát, phỏng vấn trực tiếp của Đoàn cán bộ Trường
Quản lý KH&CN tạ
i Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào về thực trạng hoạt động
đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý KH&CN của Ủy ban KH&CN
Quốc gia Lào đã cho thấy là từ khi thành lập cho đến nay, Ủy ban KH&CN
Quốc gia Lào chưa có hoạt động đào tạo bồi dưỡng về quản lý KH&CN cho
cán bộ trong của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý KH&CN Lào. Các cán bộ
quản lý KH&CN của CHDCND Lào hiện nay đều được l
ựa chọn, bổ nhiệm

theo nhu cầu công tác từ những cán bộ nhà nước đang công tác ở các lĩnh vực
khác nhau, chưa được đào tạo bài bản về quản lý KH&CN. Ủy ban KH&CN
Quốc gia Lào chưa có cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ về quản lý KH&CN.
Một số cán bộ quản lý KH&CN của Lào được đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài
thông qua các hội nghị, hội thảo và ch
ương trình đào tạo do các nước và các tổ
chức quốc tế tổ chức và tài trợ kinh phí.
Về định hướng phát triển KH&CN, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng
Nhân dân cách mạng Lào lần thứ IX đã khẳng định phát triển giáo dục và đào
tạo nguồn nhân lực là nhiệm vụ đột phá trọng điểm trong giai đoạn hiện nay
để xây dựng được đội ngũ công nhân lành nghề
, các kỹ sư, các chuyên viên
cao cấp, các nhà quản lý đảm bảo chất lượng và số lượng đáp ứng nhu cầu
của các cơ quan nhà nước và xã hội. Phát triển KH&CN đóng một vai trò quan
trọng trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đưa
KH&CN trở thành động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển bền vững,
giải quyết các vấn đề cấp bách cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước để

đạt được mục tiêu Thiên niên kỷ về sự phát triển. Trong những năm tới,
KH&CN cần tập trung vào việc nghiên cứu và ứng dụng thành công các tiến
bộ kỹ thuật mới trong việc khai thác và tăng cường thế mạnh của đất nước,

20
nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ để đưa chất lượng các sản phẩm
và dịch vụ của Lào đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Đổi mới cơ chế, chính sách sử
dụng và trọng dụng cán bộ KH&CN theo hướng tạo động lực và lợi ích thiết
thực để giải phóng và phát huy sức sáng tạo của cán bộ khoa học. Từng bước
xây dựng và hoàn thiện hệ th
ống pháp luật, tăng cường năng lực nội sinh của
ngành KH&CN, tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy đổi mới và ứng dụng

các tiến bộ KH&CN trong sản xuất, kinh doanh.
Do vậy, căn cứ thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và định
hướng phát triển công tác quản lý KH&CN của CHDCND Lào, Trường Quản
lý KH&CN đã thống nhất với Văn phòng Ủy ban KH&CN Quốc gia Lào (đơn
vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ hợp tác theo Nghị định thư của phía Lào) một
khung chương trình đào tạo về quản lý KH&CN cho các lớp tập huấn nâng
cao năng lực quản lý cho cán bộ của CHDCND Lào, dự kiến bao gồm các
chuyên đề như sau:
1) Đại cương về quản lý KH&CN
2) Chiến lược và chính sách KH&CN
3) Pháp luật KH&CN
4) Tiềm lực KH&CN
5) Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
6) Phương pháp luậ
n kế hoạch hoá KH&CN
7) Đại cương về hoạt động sở hữu trí tuệ
8) Xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ
9) Thanh tra KH&CN
10) Quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
11) Quản lý nhà nước về công nghệ
12) Các hoạt động chuyển giao công nghệ
13) Quản lý KH&CN ở địa phương

21
14) Thông tin KH&CN
Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu cụ thể khi triển khai thực hiện, tên các
chuyên đề có thể thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Một số vấn đề có
thể gộp lại thành một chuyên đề chung để vừa đảm bảo thời lượng của các
khóa đào tạo vừa tạo điều kiện cho giảng viên trình bày cũng như học viên
tiếp thu bài giảng. Trong nội dung bài giảng chuyên đề cần trình bày các khái

ni
ệm, nguyên lý và lý thuyết chung trong hoạt động quản lý KH&CN nhưng
cần có những đánh giá về kinh nghiệm quốc tế cũng như thực tiễn của Việt
Nam để các học viên Lào có thể tham khảo, vận dụng sáng tạo trong điều kiện
cụ thể công tác của mình.
Về số lượng học viên cần đào tạo theo từng chuyên đề, qua khảo sát
đánh giá nhu cầu đào tạo theo khung chương trình nêu trên cho các cán bộ
qu
ản lý KH&CN của CHDCND Lào được xác định trong bảng sau:

Số người có nhu
cầu học tại Lào
Số người có nhu cầu
học tại Việt Nam
TT Chuyên đề
Ủy ban
KH&CN
Địa
phương
Ủy ban
KH&CN
Địa
phương
1 Đại cương về quản lý KH&CN 32 31 26 23
2 Chiến lược và chính sách KH&CN 15 20 8 12
3 Pháp luật KH&CN 9 16 4 6
4 Tiềm lực KH&CN 13 46 11 17
5
Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học

14 36 9 15
6
Đại cương về hoạt động sở hữu trí
tuệ
10 17 10 17
7 Thanh tra KH&CN 3 16 3 8
8
Quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng
16 21 16 11

22
9 Quản lý nhà nước về công nghệ 18 27 13 16
10 Quản lý KH&CN ở địa phương 8 25 8 17
11
Phương pháp luận kế hoạch hóa
KH&CN
8 25 8 17
12 Xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ 7 16 9 8
13 Thông tin KH&CN 26 39 19 23
14
Các hoạt động chuyển giao công
nghệ
7 16 9 8

TỔNG CỘNG 186 141 144 195
Bảng 1.1: Tổng hợp nhu cầu số lượng cán bộ quản lý KH&CN của CHDCND Lào
cần được đào tạo
Mặt khác, thực tiễn đã khẳng định, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức về quản lý KH&CN là một bộ phận không tách rời của

chuỗi hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN của Uỷ ban KH&CN Quốc gia
Lào. Để thực hiện thành công công cuộc đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, đòi
hỏi sự nỗ lực cao của tất cả các khâu liên hoàn, trong đó cần s
ự quan tâm đầu
tư thích đáng cho hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ gắn với việc lựa chọn,
cất nhắc, đề bạt cán bộ vì con người là nhân tố quyết định mọi thành bại của
hoạt động quản lý nói chung và quản lý KH&CN nói riêng.
Đặc biệt, một trong những nội dung quan trọng nhất cần phải học đối
với đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN là nhữ
ng kiến thức cơ bản của công tác
quản lý nhà nước về KH&CN. Đó là những kiến thức về sự vận động mang
tính quy luật khách quan của KH&CN hiện đại; là những chủ trương, đường
lối phát triển KH&CN của Đảng Nhân dân cách mạng Lào cũng như hệ thống
pháp luật của Nhà nước để đáp ứng những xu thế phát triển của thời đại; là
những kỹ nă
ng cần thiết để xử lý tình huống, ra quyết định đúng và tổ chức
thực hiện nó một cách hiệu quả trong hoạt động quản lý KH&CN. Trong thực
tiễn quản lý, nhất là ở mỗi cấp, địa phương khác nhau không nơi nào giống

23
nơi nào, do vậy, không thể áp dụng máy móc các phương pháp quản lý của
nhau mà đòi hỏi người cán bộ quản lý khi ra quyết định phải sáng tạo, năng
động, đổi mới, đặc biệt là bám sát điều kiện cụ thể của mình. Điều đó chỉ có
thể đạt được trên nền tảng tư duy có hệ thống, kết hợp giữa kế thừa những giá
trị đượ
c khẳng định và phát triển những đột phá mới một cách thuần thục
thông qua hoạt động đào tạo nâng cao trình độ và tự học tập thường xuyên.
Tóm lại, cho đến nay, CHDCND Lào chưa tự tổ chức các khóa đào tạo,
bồi dưỡng cho cán bộ quản lý KH&CN hiện nay của Lào. Đại đa số cán bộ
quản lý KH&CN hiện nay được tuyển dụng từ các nguồn khác nhau, tuy đã

được đào tạo theo các chuyên ngành sâu nhưng l
ại chưa được trang bị những
kỹ năng, kiến thức cơ bản về hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý nhà nước về KH&CN.
Vì vậy, số cán bộ quản lý KH&CN này đang cần được đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý KH&CN để có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ
được giao.
Mặt khác, quản lý KH&CN là loại hoạt động quản lý có tính linh hoạt rất lớn,
đầy khó khăn và phức tạp. Trình độ quản lý KH&CN cao thấp sẽ trực tiếp
quyết định không những đến phương hướng, trình độ phát triển KH&CN, mà
còn quyết định đến cả sự thất bại, được mất của hoạt động nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ cụ thể của từng qu
ốc gia. Cho nên, tăng cường
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý KH&CN để có thể tăng cường
hiệu quả điều tiết, điều hành trong quản lý, để quản lý đi dần tới hoàn thiện
hoá là việc làm vô cùng quan trọng trong thời đại ngày nay. Nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN là điều kiện tiên quyết để nâng cao
năng lực KH&CN quốc gia, thúc đẩy phát tri
ển kinh tế - xã hội, từng bước tiến
tới nền kinh tế tri thức và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của CHDCND
Lào trong giai đoạn hiện nay.




24
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CỦA CÁC LỚP ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ KH&CN CHO CÁC
CÁN BỘ CỦA ỦY BAN KH&CN QUỐC GIA LÀO

2.1. Các yêu cầu cơ bản của chương trình khung
Để xác định các yêu cầu cơ bản của chương trình khung, Trường Quản
lý KH&CN đã tổ chức Đoàn cán bộ Việt Nam sang khảo sát tại CHDCND
Lào từ ngày 21/6/2010 - 25/6/2010 để đánh giá thực trạng hệ thống tổ ch
ức bộ
máy quản lý KH&CN của CHDCND Lào, cơ cấu tổ chức hoạt động bộ máy
quản lý KH&CN tại Trung ương và tại địa phương của Lào, nguồn nhân lực
cho đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN của Lào, công tác đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng quản lý KH&CN của Lào, v.v. Trên cơ sở
kết quả điều tra và khảo sát thực tế, trong thời gian công tác tại Lào, Đoàn cán
bộ
của Trường Quản lý KH&CN đã thống nhất với Văn phòng Ủy ban
KH&CN Quốc gia Lào một số yêu cầu cơ bản để xây dựng chương trình
khung cho các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý KH&CN
cho các cán bộ nước CHDCND Lào, cụ thể như sau:
+ Về đối tượng thụ hưởng chương trình đào tạo
- Các cán bộ, công chức hiện đang làm việc trong Ủy ban KH&CN
Quốc gia Lào;
- Các cán bộ
, công chức hiện đang làm việc trong các Sở KH&CN hoặc
Văn phòng KH&CN của các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào.
- Các cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động
KH&CN của các bộ, ngành trung ương và các viện nghiên cứu, các trường đại
học của CHDCND Lào.
+ Về mục tiêu của chương trình đào tạo
Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý KH&CN của CHDCND Lào với
các kiến thức chung về đường lối chính sách và pháp luật phát triển KH&CN

×