1
BỘ CÔNG THƯƠNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2012
TÊN ĐỀ TÀI
NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP
TIÊU DÙNG VIỆT NAM
Mã số: 21.12.RD/HĐ – KHCN
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Thương mại
Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương
Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Phạm Công Đoàn
9664
NĂM 2012
2
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 21.12.RD/HĐ-KHCN
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
HỢP ĐỒNG
ĐẶT HÀNG SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 về việc sửa đổi,
bổ sung Đ
iều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp
công sử dụng ngân sách nhà n
ước;
Căn cứ Quyết định số 6968/QĐ-BCT, ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương về việc đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2012.
Chúng tôi gồm:
1. Bên đặt hàng là: Bộ Công Thương (dưới đây gọi là Bên A)
1.1. Vụ Khoa học và Công nghệ - Đại diện cơ quan đặt hàng
Đại diện là Bà: Phạm Thu Giang
Chức vụ: Phó vụ trưởng Vụ
Khoa học và Công nghệ
Địa chỉ: 54, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 04.22202222
1.2.Văn phòng Bộ Công Thương – Chủ Tài khoản
Đại diện là Ông: Vũ Văn Cường
Chức vụ: Chánh văn phòng
Tài khoản: 301.01.603 tại kho bạc Nhà nước Hà Nội
Địa chỉ: 54, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 04.22202208
2. Bên cung cấp dịch vụ là: Trường Đại học Thương mại (dưới đây gọi là Bên B)
Đại diện là ông: Đinh Văn Sơn
Chức vụ: Hiệu trưởng
Địa chỉ: Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.376.43229
Tài khoản: 931.01.021 Tại Kho bạc Nhà nước huyện Từ Liêm
3
Cùng thoả thuận và thống nhất ký Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ với các nội dung như sau:
Điều 1
. Trách nhiệm và quyền của bên B:
1. Bên B cam kết thực hiện đề tài "Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam" theo các yêu cầu về nội dung, tiến độ thực hiện
và dự toán kinh phí được nêu trong Thuyết minh đề tài/nhiệm vụ kèm theo Hợp đồng này.
2. Chấp hành các quy định pháp luật và những yêu cầu của cơ quan quản lý trong
quá trình thực hiện Hợp đồng; gửi báo cáo giữa kỳ và báo cáo đột xuất (nế
u có) về tình
hình thực hiện đề tài về Bộ theo yêu cầu.
3. Hoàn thành các thủ tục nghiệm thu các cấp, thanh quyết toán tài chính theo tiến độ
nêu trong Phụ lục của Hợp đồng và nộp Báo cáo tổng kết đề tài về Bộ Công Thương và Cục
Thông tin KH&CN Quốc gia theo quy định.
4. Báo cáo kịp thời với bên A các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đề tài
và đề xuất các kiến nghị điều chỉnh cần thiết để bên A xem xét, giải quyết.
Điều 2
. Kinh phí và thời gian thực hiện hợp đồng
1. Kinh phí cấp từ Ngân sách Nhà nước để thực hiện Hợp đồng là: 140.000.000 đồng
(bằng chữ: Một trăm bốn mươi triệu đồng chẵn).
2.Thời gian thực hiện hợp đồng là: 12 tháng; từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012.
Điều 3
. Trách nhiệm và quyền của Bên A
1. Duyệt Thuyết minh đề tài/nhiệm vụ và tổ chức kiểm tra tình hình bên B thực hiện
Hợp đồng theo các nội dung, tiến độ nêu trong Thuyết minh đề tài.
2. Chuyển cho bên B số kinh phí thực hiện Hợp đồng nêu tại Điều 2 theo quy định
hiện hành về cấp phát kinh phí từ ngân sách Nhà nước.
3. Tổ chức kiểm tra giữa kỳ và đánh giá nghiệm thu cấp Bộ kết quả thực hiệ
n đề tài
thanh lý Hợp đồng với Bên B theo các quy định hiện hành.
4. Kịp thời xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải
quyết các kiến nghị của bên B khi có phát sinh.
5. Được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng và thu hồi kinh phí đã cấp theo quy
định trong các trường hợp sau:
- Bên B không đủ khả năng thực hiện Hợp đồng hoặc cố tình dây dưa không thực
hiện H
ợp đồng và không báo cáo khi được bên A yêu cầu.
- Thực hiện không đúng nội dung nghiên cứu nêu trong Thuyết minh Hợp đồng; sử
dụng kinh phí không đúng mục đích.
4
Điều 4. Điều chỉnh, bổ sung nội dung Hợp đồng
Trong trường hợp kiến nghị liên quan đến đề tài của bên B được bên A xem xét,
giải quyết thì văn bản trả lời/chấp thuận của bên A sẽ là bộ phận của Hợp đồng làm căn
cứ xem xét khi nghiệm thu đề tài.
Điều 5
. Điều khoản thi hành
- Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Nếu có yêu
cầu cần thay đổi, hoặc có vi phạm Hợp đồng, hai bên sẽ thoả thuận để giải quyết.
- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành 07 bản có giá trị như nhau. Bên
A giữ 4 bản./.
Đại diện Bên A
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Phạm Thu Giang
Đại diện Bên B
HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Đinh Văn Sơn
VĂN PHÒNG BỘ CÔNG THƯƠNG
CHÁNH VĂN PHÒNG
Vũ Văn Cường
5
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
(kèm theo Hợp đồng số: 21.12.RD/HĐ-KHCN, ký ngày…… tháng…năm 2012)
1. Tên đề tài: Nâng cao trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu
dùng Việt Nam.
2. Mã số:
21.12.RD/HĐ - KHCN
3. Thuộc Chương trình trọng điểm cấp Bộ/Chuyên mục (nếu có):
4. Thời gian thực hiện: 12 tháng (Từ tháng 01/2012 đến tháng 01/2013)
5. Kinh phí
- Tổng số: 140 triệu đồng
- Trong đó, từ Ngân sách SNKH: 140 triệu đồng
6. Họ tên chủ nhiệm đề tài: Phạm Công Đoàn
Học hàm, học vị, chuyên môn: PGS.TS kinh tế
Chức vụ: Trưởng khoa Cơ quan: Trường Đại học Thương mại
Địa chỉ: Đường Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: CQ:. 04.38374405 Di động:. 0983225689
Email:
7. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Thương mại
Địa chỉ: Đường Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.37643229 Fax: 04.7643228
8. Cơ quan phối hợp chính:
- Cục công nghiệp địa phương
- Hiệp hội Người tiêu dùng Việt Nam
- Tổng cục đo lường chất lượng
- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
9. Danh sách những người thực hiện chính
STT Họ và tên Học hàm, học vị Cơ quan công tác
chuyên môn
1. Phạm Công Đoàn PGS.TS Trường Đại học Thương mại
2. Nguyễn Thị Minh Nhàn TS Trường Đại học Thương mại
3. Mai Thanh Lan ThS Trường Đại học Thương mại
4. Nguyễn Văn Thành TS Cục Công nghiệp địa phương – Bộ CT
5. Nguyễn Đình Cung TS Viện NC Quản lý Kinh tế trung ương
6. Nguyễn Mạnh Hùng Hiệ
p hội người tiêu dùng Việt Nam
7. Vũ Văn Thịnh CN Trường Đại học Thương mại
6
10. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng nước ta.
11. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trách nhiệm xã hội (CSR – Corporate Social Responsibility) được Hội đồng thế giới và
Phát triển bền vững (WBCSD) khẳng định là: “cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức
kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung”. Nghiên cứu về
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã đượ
c các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và
bàn luận từ giữa thế kỷ 20. Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
- Robert W. Sexty (2008), Canadian business and society Ethics & Ressponsibilities.
Cuốn sách này đề cập một cách khá đầy đủ, trọn vẹn các nội dung liên quan đến đạo đức
kinh doanh và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp như các khái niệm, tầm quan trọng, các cấp
độ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cũng như quy trình xây dựng và triển khai thực hiện
trách nhi
ệm xã hội. Đặc biệt, cuốn sách đã tiếp cận các nội dung thông qua các tình huống
thực tế của doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp Canada để rút ra các bài học cho các
nhà quản trị và các doanh nghiệp trong tiến trình triển khai trách nhiệm xã hội.
- Supan Sharma, Joity Sharma, Arti Devi (2009), Corporate social responsibility: the
key role of human resource management. Nghiên cứu và khẳng định tầm quan trọng của nội
dung trách nhiệm xã hội trong quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt, trách nhiệm xã hội được coi
là chìa khóa quan trọng trong công tác quản trị nguồ
n nhân lực của doanh nghiệp để duy trì
và phát triển được người lao động của mỗi doanh nghiệp.
- Michel Capron - Françoise Quairel-Lanoizelée (2009), Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp, NXB Tri thức. Các tác giả quyển sách này giới thiệu những lối tiếp cận khác
nhau về khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, phân tích những tác động của
các thành phần có liên quan đối với doanh nghiệp, những diễn ngôn, những hành động và
các khuynh hướng hiện nay, làm sáng tỏ những mâu thuẫ
n và các giới hạn của trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp trong mối tương quan với các mục tiêu phát triển bền vững.
- Bjorn Edlund (Quốc Dũng dịch) (2010), Công việc của doanh nghiệp chỉ có mỗi kinh
doanh? Bài viết khẳng định, trong vòng 1 thập kỷ qua, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
đã phát triển như một hình thức hoạt động giữa tập đoàn lớn và các bên liên quan. Các CEO
hiện đại cần đánh giá vai trò trách nhiệ
m xã hội đối với việc tăng cường hiệu quả trong mô
hình kinh doanh. Những CEO nhiều kinh nghiệm càng cần phải suy nghĩ để mở rộng quản
lý trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với quan điểm: CSR chính là gia tăng lợi nhuận.
7
12. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Doanh nghiệp công nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng là các doanh nghiệp sản xuất
có quy mô lớn, hàng hóa của nó phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong xã hội - đó là các
doanh nghiệp ngành dệt may, ngành da giày, ngành chế biến thực phẩm Những doanh
nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng thường sử dụng lao động với số lượng lớn, có giá trị
sản xuất công nghiệp đáng kể, sử dụng các nguồn lực xã hội không nhỏ Hơ
n nữa, thực tế
nếu như trên thế giới hiện nay đã có khoảng hơn 1000 bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct)
như: SA8000, WRAP, FLA, ETI liên quan đến CSR thì ở nước ta các doanh nghiệp công
nghiệp tiêu dùng còn rất hạn chế trong việc tiếp cận và triển khai CSR (từ nhận thức, triển
khai đến nâng cao lợi ích và trách nhiệm từ CSR).
Ở Việt Nam cho đến nay các công trình nghiên cứu ở góc độ khái quát hoặc chi tiết đề
cập tới «trách nhiệ
m xã hội của doanh nghiệp» đã được đề cập, song nghiên cứu cụ thể về
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam dưới cách tiếp
cận tổ chức quản trị thì hoàn toàn có tính mới và không bị trùng lặp
13. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, logics, biện chứng để hệ thống hóa
những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm xã hội, tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng. Các phương pháp cụ thể đề tài sử dụng để
phân tích làm rõ thực trạng tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công
nghiệp tiêu dùng Việt Nam bao gồm:
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê
14. Nội dung nghiên cứu:
Chương 1
Một số vấn đề lý luận cơ bản về
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Trách nhiệm xã hội
1.1.2. Doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng
1.1.3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng
1.2. Cấu trúc và quy tắc ứng xử của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công
8
nghiệp tiêu dùng
1.2.1. Mô hình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng
1.2.2. Một số bộ quy tắc ứng xử về trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp ngành công
nghiệp tiêu dùng
1.3. Tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng
1.3.1. Mục tiêu và các yêu cầu đối với thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp
ngành công nghiệp tiêu dùng
1.3.2. Tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội tạ
i các doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
ngành công nghiệp tiêu dùng
1.4.1. Các nhân tố vi mô
1.4.2. Các nhân tố vĩ mô
Chương 2
Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng nước ta
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu các doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng
Việt Nam
2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh
nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng nước ta
2.2.1. Thực trạng các nhân tố vi mô
2.2.2. Thực trạng các nhân tố vĩ mô
2.3. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ngành công nghiệp
tiêu dùng nước ta
2.3.1. Khái quát mô hình thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ngành công
nghiệp tiêu dùng nước ta
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện trách nhiệm xã h
ội của các doanh nghiệp ngành công
nghiệp tiêu dùng nước ta
2.3.3. Phân tích và đánh giá kết quả thực hiện các quy tắc ứng xử về trách nhiệm xã hội của
các doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng nước ta
2.4. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp
ngành công nghiệp tiêu dùng nước ta thời gian qua
2.4.1. Thành tựu và nguyên nhân
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân
9
Chương 3
Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam
3.1. Quan điểm và định hướng nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành
công nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam
3.1.1. Quan điểm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp hàng
tiêu dùng
3.1.2. Định hướng nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp hàng
tiêu dùng
3.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành
công nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam
3.21. Nâng cao nhận thức về
trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu
dùng Việt Nam
3.2.2. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam
3.2.3. Tăng cường kiểm soát và nâng cao hiệu lực thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam
3.3. Những giải pháp cải thiện điều kiện nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
ngành công nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam
3.3.1. Hoàn thiện h
ệ thống luật pháp
3.3.2. Nâng cao ý thức xã hội
3.3.3. Nâng cao vai trò của các thiết chế đại diện, trung gian
3.3.4. Các giải pháp khác
15. Hợp tác quốc tế
16. Dạng sản phẩm, kết quả tạo ra
I
- Mẫu (model, market)
- Sản phẩm
- Vật liệu
- Thiết bị, máy móc
- Dây chuyền công nghệ
- Giống cây trồng
- Giống con
II
- Quy trình công nghệ,
kỹ thuật
- Phương pháp
- Tiêu chuẩn
- Quy phạm
III
- Sơ đồ
- Bảng số liệu
- Báo cáo phân tích
- Tài liệu dự báo
- Đề án, quy hoạch
- Luận chứng KTKT
- Chương trình máy tính
- Bản kiến nghị
- Khác
10
17. Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm tạo ra (cho dạng sản phẩm II và III trong mục 16)
STT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học Chú thích
1
Các báo cáo
chuyên đề khoa
học
Phân tích, đánh giá, luận chứng sâu về các nội dung
trọng tâm của đề tài phục vụ việc thực hiện mục
tiêu nghiên cứu.
Mỗi chuyên
đề từ 10 – 20
trang khổ A4
2
Báo cáo tổng
hợp kết quả
nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng
- Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng
nước ta hiện nay
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp
tiêu dùng Việt Nam
Báo cáo tổng
h
ợp khoảng
100 trang
khổ A4; Báo
cáo tóm tắt
khoảng 25
trang
18. Yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm (cho dạng sản phẩm I trong mục 16)
19. Tiến độ thực hiện
TT Nội dung công việc
Kết quả
đạt được
Thời
gian bắt
đầu, kết
thúc
Người thực
hiện
1 Xây dựng đề cương, thuyết minh chi tiết đề tài
Bản thuyết minh
đề tài
01/2012
–
02/2012
Ban chủ
nhiệm đề tài
2
Viết các báo cáo chuyên đề về:
(1) Những khái niệm cơ bản và cấu trúc của
trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh
nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng
(2) Một số quy tắc ứng xử về TNXH của
doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng
(3) Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực
hiện TNXH của doanh nghiệp ngành
công nghiệp tiêu dùng
(4) Lý thuyết về tổ chức thực hiện TNXH của
Các báo cáo
chuyên đề
03/2012
–
09/2012
Các thành
viên đề
tài và
các cơ quan,
cá nhân phối
hợp
11
doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng
(5) Ảnh hưởng của các nhân tố môi
trường tới thực hiện TNXH của các
doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu
dùng nước ta
(6) Tổng quan mô hình thực hiện TNXH của
các doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu
dùng nước ta
(7) Tình hình tổ chức thực hiện TNXH
của các doanh nghiệp ngành công
nghiệp tiêu dùng nước ta
(8) Phân tích và đánh giá kết quả thực
hiện các quy tắc ứng xử về TNXH của
các doanh nghiệp ngành công nghiệp
tiêu dùng Việt Nam
(9) Quan đ
iểm và định hướng nâng cao
TNXH của doanh nghiệp ngành công
nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam
(10) Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện và
nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện
TNXH của doanh nghiệp ngành công
nghiệp tiêu dùng Việt Nam
(11) Tăng cường kiểm soát và nâng cao hiệu
lực thực hiện TNXH của doanh nghiệp
ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam
(12) Một số giải pháp cải thiện điều kiện
nâng cao TNXH của doanh nghiệp ngành
công nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam
3
Báo cáo giữa kỳ về kết quả triển khai
với bên A
Báo cáo giữa kỳ
các nội dung đã
thực hiện.
06/2012
BCN đề tài
và cơ quan
phối hợp
4 Xây dựng báo cáo tổng hợp
Báo cáo tổng
hợp
09/2012
–
10/2012
Ban chủ
nhiệm đề tài
12
5
Nghiệm thu cấp cơ sở và nộp hồ sơ đề
tài về bên A để nghiệm thu cấp Bộ
Hồ sơ trình
nghiệm thu đề
tài cấp Bộ
11/ 2012
BCN đề tài,
trường ĐH
Thương mại
6
Nộp báo cáo tổng kết, thanh lý, quyết
toán tài chính
- Giấy biên nhận
nộp báo cáo
tổng hợp
- Biên bản
nghiệm thu cấp
Bộ và thanh lý
hợp đồng
- Hoàn tất thủ
tục thanh quyết
toán tài chính
Xong
trước
ngày
25/01/20
13
Chủ nhiệm,
thư ký, kế
toán đề tài
20. Dự toán kinh phí thực hiện đề tài
1
Thành tiền (đơn vị: nghìn đồng)
Ngân sách nhà nước
TT Nội dung công việc
Số
lượng
Đơn
giá
Tổng số Khoán
Không
khoán
Nguồn
khác
1. Chi công lao động 110.000 110.000
1.1 Chi thanh toán hợp đồng thực
hiện các báo cáo chuyên đề
khoa học 12 CĐ 8.000 96.000 96.000 -
1.2 Xây dựng đề cương chi tiết 1 2.000 2.000 2.000 -
1.3 Xây dựng báo cáo tổng hợp 1 8.000 8.000 8.000 -
1.4 Xây dựng báo cáo tóm tắt 1 4.000 4.000 4.000 -
2. Chi mua vật tư, nguyên,
nhiên, vật liệu, tài liệu, dụng
cụ phục vụ nghiên cứu
3. Chi sửa chữa, mua sắm tài
sản cố định
1
Ghi chú: Chi tiết dự toán kinh phí lập theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày
07 tháng 5 năm 2007 hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học
và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04 tháng
10 năm 2006 về hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà
nước.
13
4. Các khoản chi khác bao gồm: 30.000 30.000
4.1 Hội thảo 3.000 3.000 -
4.2 Nghiệm thu cơ sở 4.000 4.000 -
4.3 Văn phòng phẩm, in ấn, dịch
tài liệu 4.000 4.000 -
4.4 Phụ cấp chủ nhiệm đề tài 12 tháng 1.000 12.000 12.000 -
4.5 Chi quản lý chung nhiệm vụ
KHCN
7.000 7.000 -
Tổng cộng 140.000 140.000
(Bằng chữ: Một trăm bốn mươi triệu đồng)
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Thủ trưởng Cơ quan chủ trì đề tài
HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Đinh Văn Sơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Chủ nhiệm đề tài
Phạm Công Đoàn
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Cơ quan quản lý đề tài
TL. BỘ TRƯỞNG
KT.VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Phạm Thu Giang
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
K/T VỤ TRƯỞNG VỤ TÀI CHÍNH
PHÓ VỤ TRƯỞNG
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP vi
MỞ ĐẦU 1
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 1
2. Tính cấp thiết của đề tài 4
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Kết cấu đề tài 9
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH CNTD 10
1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành CNTD và sự cần thiết phải nâng
cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành CNTD 10
1.1.1. Một số khái niệm cơ bả
n 10
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng 11
1.1.3. Sự cần thiết phải nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ngành
CNTD 14
1.2. Cấu trúc và quy tắc ứng xử trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành CNTD
18
1.2.1. Mô hình cấu trúc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành CNTD 18
1.2.2. Bộ quy tắc ứng xử và một số bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội đố
i với
doanh nghiệp ngành CNTD 20
1.3. Quản lý thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành CNTD 25
1.3.1. Mục tiêu thực hiện trách nhiệm xã hội 25
1.3.2. Quản lý và vận hành hệ thống quản lý thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp ngành tiêu dùng 26
ii
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
công nghiệp tiêu dùng 31
1.4.1. Nhân tố ngoài doanh nghiệp 31
1.4.2. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp 33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA36
DOANH NGHIỆP NGÀNH CNTD VIỆT NAM 36
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp ngành CNTD Việt Nam 36
2.1.1. Giới thiệu các doanh nghiệp ngành CNTD Việt Nam 36
2.1.2. Tình hình hoạt
động kinh doanh của các DN ngành CNTD Việt Nam 37
2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp ngành CNTD Việt Nam 40
2.2.1. Thực trạng các nhân tố ngoài doanh nghiệp ngành CNTD ảnh hưởng đến
thực hiện trách nhiệm xã hội 40
2.2.2. Thực trạng các nhân tố thuộc về doanh nghiệp ngành CNTD ảnh hưởng đến
thực hiện trách nhiệm xã hội 49
2.3. Phân tích mô hình cấu trúc và k
ết quả thực hiện các quy tắc ứng xử về TNXH
của các DN ngành CNTD Việt Nam 54
2.3.1. Khái quát mô hình cấu trúc TNXH của các DN ngành CNTD Việt Nam 54
2.3.2. Kết quả thực hiện các quy tắc ứng xử về TNXH của các DN ngành CNTD
Việt Nam thời gian qua 63
2.4. Thực trạng thực hiện TNXH của các DN ngành CNTD Việt Nam 69
2.4.1. Về hoạt động xác lập mục tiêu TNXH 69
2.4.2. Về việc lập hồ sơ, tài liệu và ban hành các quy
định, văn bản tổ chức hướng
dẫn thực hiện các bộ quy tắc ứng xử và quá trình thực hiện bộ quy tắc ứng xử 70
2.4.3. Về thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện TNXH của DN 71
2.4.4. Về hoạt động tổ chức thực hiện các quy định của bộ quy tắc ứng xử 72
2.4.5. Về hoạt động kiểm tra, giám sát việc th
ực hiện TNXH và điều chỉnh 72
2.4.6. Về việc cung cấp các nguồn lực thực hiện TNXH 72
2.4.7. Về việc tổ chức đào tạo đội ngũ nhân lực và tổ chức hệ thống thông tin thực
hiện TNXH của DN 72
2.4.8. Về ngân sách dành cho thực hiện TNXH 73
iii
2.5. Đánh giá chung đối với thực hiện TNXH của các DN ngành CNTD nước ta
thời gian qua 75
2.5.1. Thành tựu và nguyên nhân 75
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân 76
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH CNTD VIỆT NAM 78
3.1. Quan điểm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành CNTD Việt
Nam 78
3.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao trách nhiệm xã hội của DN ngành CNTD
Việt Nam 80
3.2.1. Giải pháp đối với các DN ngành CNTD 80
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức về TNXH tại DN ngành CNTD Việt Nam 80
3.2.1.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh hướng tới thực thi TNXH 84
3.2.1.3. Lựa chọn mô hình CSR phù hợp 85
3.2.1.4. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện TNXH của DN ngành
CNTD Việt Nam 88
3.2.1.5. Tăng cường kiểm soát và nâng cao hiệu lực thực hiện TNXH của DN ngành
CNTD Việt Nam 91
3.2.1.6. Tăng cường ngu
ồn lực thực hiện CSR của DN ngành CNTD 93
3.2.2. Giải pháp đối với Nhà nước, xã hội và các cơ quan có liên quan 95
3.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp 95
3.2.2.2. Nâng cao ý thức xã hội 96
3.2.2.3. Khuyến khích và phát triển ”cơ chế xã hội dân sự” ở các địa phương để là
đối trọng với DN trong thực hiện TNXH 98
3.2.2.4. Các giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước 99
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO vi
PHỤ LỤC viii
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLLĐ Bộ Luật Lao động
BVMT Bảo vệ môi trường
CNTD Công nghiệp tiêu dùng
CSR
Corporate Social Responsibility
(Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp)
COC Code of Conduct (Bộ quy tắc ứng xử)
DN
GTTB
Doanh nghiệp
Giá trị trung bình
ILO
International Labour Organization
(Tổ chức lao động quốc tế)
LĐ,TB&XH Lao động, thương binh và xã hội
NTD Người tiêu dùng
QHLĐ Quan hệ lao động
QLNN Quản lý Nhà nước
TCTK Tổng cục thống kê
TNXH Trách nhiệm xã hội
TP Thành phố
TTNDN Thuế
thu nhập doanh nghiệp
WRAP Worldwide Responsible Accredited
Production (Bộ tiêu chuẩn về sản xuất được
công nhận trách nhiệm toàn cầu)
WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương
mại Thế giới)
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 0.1: Cấu trúc mẫu điều tra xã hội học của nghiên cứu về vấn đề thực hiện TNXH
tại các DN ngành CNTD 7
Bảng 2.1: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chính trong tổng kim ngạch xuất khẩu thời
kỳ 2004 - 2009 (%) 38
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành theo giá so sánh năm 1994 39
Bảng 2.3: Một số quy định của các nhà NK đối với sản phẩm 48
Bảng 2.4: Đánh giá c
ủa người lao động về các nội dung trong mô hình CSR 55
Bảng 2.5: Các yếu tố điều kiện lao động gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ 57
Bảng 2.6: Tỷ lệ đóng góp vào tổng thải lượng ô nhiễm không khí của các ngành CN 62
Bảng 2.7. Thực hiện TNXH trong lĩnh vực môi trường từ đánh giá của các nhà lãnh đạo
trong doanh nghiệp 63
Bảng 2.8: Số lượng các DN được cấp chứng chỉ SA8000 tại một s
ố quốc gia năm 200265
Bảng 3.1. Các hoạt động có TNXH của DN 82
Bảng 3.2. Trách nhiệm xã hội theo cách tiếp cận chuỗi giá trị 87
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP
Hình 1.1: Mô hình TNXH của DN ngành CNTD 18
Hình 1.2: Mô hình PDCA 26
Hình 1.3: Mô hình vận hành hệ thống ISO 14001 27
Hình 1.4: Mối liên hệ giữa khía cạnh môi trường và chương trình môi trường 28
Hình 1.5: Mô hình quản lý và vận hành hệ thống quản lý TNXH 30
Hình 1.6: Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện TNXH của DN ngành CNTD 32
Hình 2.1: Đánh giá của các DN ngành CNTD về sự ảnh hưởng của các nhân tố
môi trường tới việc thực hiện TNXH của DN 54
Hình 2.2: Quan điểm của nhà qu
ản trị DN ngành CNTD về mức độ ưu tiên thực
hiện các định hướng trong mô hình CSR 55
Hình 2.3: Quan điểm của nhà quản trị trong các DN ngành CNTD về tầm quan
trọng và mức độ thực hiện các nội dung SCR định hướng xã hội 58
Hình 2.4: Đánh giá của các nhà quản trị DN ngành CNTD về việc thực hiện CSR
định hướng thị trường 60
Hình 2.5: Tỷ lệ DN ngành CNDTD áp dụng các bộ quy tắc ứng xử v
ề TNXH 64
Hình 2.6 : Ngân sách đầu tư cho thực hiện TNXH của các DN ngành CNTD 74
Hình 3.1. Mô hình xây dựng và thực thi chiến lược TNXH 85
Hộp 2.1: Ví dụ về sự “không hiểu nhau” giữa DN ngành CNTD và NTD gây rào
cản trong thực hiện TNXH 47
Hộp 2.2: Những nội dung chủ yếu trong bộ quy tắc ứng xử của Vinamilk 71
1
MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trách nhiệm xã hội (CSR – Corporate Social Responsibility) được Hội đồng
thế giới và Phát triển bền vững (WBCSD) khẳng định là: “cam kết của doanh
nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững,
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa
phương và xã hội nói chung”. Nghiên cứu về trách nhiệm xã hộ
i của doanh nghiệp
đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và bàn luận từ giữa thế kỷ 20.
Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
- Robert W. Sexty (2008), Canadian business and society Ethics &
Ressponsibilities. Cuốn sách này đề cập một cách khá đầy đủ, trọn vẹn các nội
dung liên quan đến đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp như
các khái niệm, tầm quan trọng, các cấp độ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cũng
như quy trình xây d
ựng và triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội. Đặc biệt, cuốn
sách đã tiếp cận các nội dung thông qua các tình huống thực tế của doanh nghiệp,
chủ yếu là các doanh nghiệp Canada để rút ra các bài học cho các nhà quản trị và
các doanh nghiệp trong tiến trình triển khai trách nhiệm xã hội.
- Supan Sharma, Joity Sharma, Arti Devi (2009), Corporate social
responsibility: the key role of human resource management. Nghiên cứu và khẳng
định tầm quan trọng của nội dung trách nhiệm xã hội trong quản trị doanh nghiệp.
Đặc biệt, trách nhiệm xã hội được coi là chìa khóa quan trọng trong công tác qu
ản
trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp để duy trì và phát triển được người lao động
của mỗi doanh nghiệp.
- Michel Capron - Françoise Quairel-Lanoizelée (2009), Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp, NXB Tri thức. Các nhóm nghiên cứu quyển sách này giới thiệu
những lối tiếp cận khác nhau về khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”,
phân tích những tác động của các thành phần có liên quan đối với doanh nghiệp,
những diễn ngôn, những hành động và các khuynh hướng hiện nay, làm sáng t
ỏ
những mâu thuẫn và các giới hạn của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong
mối tương quan với các mục tiêu phát triển bền vững.
2
- Bjorn Edlund (Quốc Dũng dịch) (2010), Công việc của doanh nghiệp chỉ có
mỗi kinh doanh? Bài viết khẳng định, trong vòng một thập kỷ qua, trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp đã phát triển như một hình thức hoạt động giữa tập đoàn lớn
và các bên liên quan. Các CEO hiện đại cần đánh giá vai trò trách nhiệm xã hội đối
với việc tăng cường hiệu quả trong mô hình kinh doanh. Những CEO nhiều kinh
nghiệm càng cần ph
ải suy nghĩ để mở rộng quản lý trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp với quan điểm: CSR chính là gia tăng lợi nhuận.
Tình hình nghiên cứu ở trong nước
CSR là một khái niệm không “lạ lẫm” nhưng vẫn còn khá mới mẻ, tương đối
mơ hồ với không ít chủ thể. Trách nhiệm xã hội xuất hiện và được giới thiệu tới
Việt Nam bởi các công ty đa quốc gia có nhà máy tại Việ
t Nam thông qua các quy
tắc ứng xử. Chính vì lẽ đó mà số lượng các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội ở
Việt Nam là chưa nhiều. Những công trình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội ở
Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu về lý luận, về khả năng áp dụng hay thực tế triển
khai tại một doanh nghiệp thuộc ngành da giày và may mặc:
- Nigel Twose và Tara Rao (2003), “Báo cáo về trách nhiệm xã hội ở Việt
Nam”. Báo cáo đã tổng k
ết tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội trong ngành
dệt may và da giầy của Việt Nam và chỉ ra những động lực thúc đẩy việc thực
hiện trách nhiệm xã hội trong hai ngành này. Báo cáo cũng đã nhấn mạnh vai trò
của Chính phủ trong việc thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội trong cộng đồng
doanh nghiệp. Chính phủ Việt Nam cần phải coi việc thực hiện trách nhiệm xã
hội chính là cơ chế quan trọng để đạt
được lợi thế cạnh tranh quốc gia trên thị
trường thế giới.
- Diana Hierbaek Nymann (2005), “Corporate Social Responsibility –
Developing Occupational Health as Vocational Training in Viet Nam”. Trong
công trình, sau khi đã đưa ra cái nhìn tổng quan về bối cảnh thị trường và tình hình
kinh tế, xã hội ở Việt Nam, tác giả đã có những phân tích, nhận định về tình hình
thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà cụ thể là trong việc đảm bảo
sức khỏe và an toàn lao động (OHS – Occupational Health and Safe) thông qua
cuộc khảo sát tại 10 doanh nghi
ệp dệt may. Từ những số liệu và những phân tích
có được từ cuộc khảo sát này, tác giả đã đưa ra những chương trình hành động cụ
thể cho doanh nghiệp nhằm phát triển chương trình đào tạo về sức khỏe và an toàn
3
lao động OHS cho nhà quản lý để đáp ứng nhu cầu của người lao động. Đồng thời
tác giả luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị tới Nhà nước và các cơ quan hữu
quan có liên quan trong việc tạo dựng môi trường và hành lang pháp lý cho các
doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua hệ thống OHS.
- Charlotta Undén (2007), “Multilnational Corporation and Spillovers in
Vietnam - Adding Corporate Social Responsibility”. Công trình đã đề cập đến quá
trình hình thành và phát triển khái niệm trách nhiệm xã hội cũ
ng như việc thực thi
trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp ở Việt Nam do sự giới thiệu của các công
ty đa quốc gia khi những công ty này tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh
doanh tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt khi Việt Nam mở rộng mối quan hệ hợp
tác quốc tế và mở cửa thị trường, thu hút các doanh nghiệp FDI vào thị trường Việt
Nam thì hệ thống trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệ
p này đã trở thành bài
học cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tài liệu đã lựa chọn nghiên cứu điển hình
tại công ty IKEA – đại diện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ nội thất và
công ty Guston Molinel Workwear – đại diện cho doanh nghiệp dệt may.
- Đại học Thương Mại (2008), Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp – các góc độ tiếp cận, thực tiễn và giả
i pháp”. Kỷ
yếu hội thảo tập hợp những bài viết nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên
cứu, hoạch định chính sách, các nhà quản trị doanh nghiệp xoanh quanh những
phương diện cơ bản của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như: (i) Khái quát
những quan điểm hiện tại và viễn cảnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
trong nền kinh tế toàn cầu; (ii) Thực trạng và những bài h
ọc quốc tế về thực hiện
trách nhiệm xã hội trong các tổ chức tư nhân và Nhà nước; (iii) Các vấn đề trách
nhiệm xã hội trong kinh doanh quốc tế và kinh doanh điện tử (gắn liền với hoạt
động đầu tư, thương mại, môi trường, văn hóa, công nghệ thông tin và giáo dục);
(iv) Quản lý nhà nước và chính sách đối với các vấn đề trách nhiệm xã hội; (v)
Thực hành và ứng dụng đối với Việt Nam và các quố
c gia đang phát triển.
- Bjorn Edlund (2010) (Quốc Dũng dịch), “Công việc của doanh nghiệp chỉ
có mỗi kinh doanh”? Bài viết khẳng định trong vòng một thập kỷ qua, trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp đã phát triển như một hình thức hoạt động giữa tập đoàn
lớn và các bên liên quan. Các CEO hiện đại cần đánh giá vai trò của trách nhiệm
xã hội đối với việc tăng cường hiệu quả trong mô hình kinh doanh. Những CEO
4
nhiều kinh nghiệm càng cần phải suy nghĩ để mở rộng quản lý CSR của doanh
nghiệp với quan điểm là: trách nhiệm xã hội chính là gia tăng lợi nhuận.
Doanh nghiệp công nghiệp ngành CNTD là các doanh nghiệp sản xuất có
quy mô lớn, hàng hóa của nó phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong xã hội - đó
là các doanh nghiệp ngành dệt may, ngành da giày, ngành chế biến thực phẩm
Những doanh nghiệp ngành CNTD thường sử dụng lao động với số lượ
ng lớn, có
giá trị sản xuất công nghiệp đáng kể, sử dụng các nguồn lực xã hội không nhỏ
Hơn nữa, thực tế nếu như trên thế giới hiện nay đã có khoảng hơn 1000 bộ quy tắc
ứng xử (COC - XCode of Conduct) như: SA8000, WRAP, FLA, ETI liên quan
đến CSR thì ở nước ta các doanh nghiệp công nghiệp tiêu dùng còn rất hạn chế
trong việc tiếp cận và triển khai CSR (từ nhận thức, triển khai đến nâng cao lợi ích
và trách nhi
ệm từ CSR).
Ở Việt Nam cho đến nay các công trình nghiên cứu ở góc độ khái quát hoặc
chi tiết đề cập tới «trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp» đã được đề cập, song
nghiên cứu cụ thể về trách nhiệm xã hội của nhóm DN ngành CNTD Việt Nam
dưới cách tiếp cận tổ chức quản trị thì hoàn toàn có tính mới và không bị trùng lặp.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Lý luận và thực tiễn cho thấy thực hi
ện TNXH của các DN nói chung và DN
ngành CNTD nói riêng vừa là đòi hỏi của pháp luật, vừa có những khía cạnh tự
nguyện, thể hiện cái “ tâm”, thể hiện đạo đức, văn hóa kinh doanh của DN, vừa
đem lại những lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường. Với nhận thức ngày
càng cao về sự phát triển bền vững nền kinh tế cũng như đối với DN ngành CNTD;
TNXH thành một yêu cầu cấp thiết mà các DN quan tâm, thự
c hiện theo các mực
độ khác nhau. Ngày nay khách hàng trong nước và trên thế giới không chỉ quan
tâm đến chất lượng, giả cả hàng hóa, dịch vụ mà còn đòi hỏi các DN có trách
nhiệm thế nào đối với xã hội trong quá trình sản xuất, cung ứng sản phẩm, đến tác
động của DN trong quá trình kinh doanh đối với kinh tế, xã hội và môi trường.
Trong bối cảnh hội nhập, nhiều khách hàng nước ngoài ký hợp đồng mua hàng của
DN Việt Nam nếu DN cung cấp hàng hóa, dịch vụ th
ực hiện các bộ quy tắc ứng
xử, những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đảm
bảo quyền lợi người lao động, trả công công bằng, đào tạo nhân viên, phát triển
cộng đồng, có trách nhiệm với khách hàng, các đối tác,…
5
Thực tiễn cho thấy những DN thành công, phát triển bền vững là những DN
có ý thức và thực hiện TNXH tốt như: Nike, Adidas, Tien Berland, Gap, IKEA,…
Và cũng đòi hỏi các đối tác phải tuân thủ các tiêu chuẩn trong bộ COC mà họ quy
định. Ở Việt Nam TNXH đang được các DN thực hiện, đặc biệt là các DN ngành
dệt may, da giày, thủy sản, điển hình tốt trong số đó là các Dệt Phong Phú, Dệt
Thắng Lợi, May Phương Đông, giày Thụy Khê, giày Thượng Đình, … Theo
nghiên cứu của Viện Khoa học - Lao động và Xã hội gần đây, trên 24 DN ngành
dệt may và da giày, nếu thực hiện TNXH thì doanh thu của các DN tăng, năng suất
lao động tăng, tỷ lệ hàng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tăng và thu nhập người lao động
cũng tăng theo. Ngoài việc đạt hiệu quả kinh tế cao, các DN cũng được lợi nhờ sự
cải thiện quan hệ với các nhà cung cấp, gây thiện cảm với khách hàng, xã h
ội và
người lao động; hình ảnh, uy tín, thương hiệu được nâng lên. Năm 2005 giải
thưởng “TNXH doanh nghiệp Việt Nam” do sáng kiến của phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương
và Hiệp hội Da giày, Dệt may Việt Nam đã khuyến khích các DN tích cực và thực
hiện có hiệu quả TNXH, song đáng tiếc mới chỉ dừng lại việc trao giải thưởng này
cho các DN dệt may và da giày.
Bên cạnh những m
ặt tích cực, việc thực hiện TNXH đối với một bộ phận khá
lớn các DN ngành CNTD cả từ khâu nhận thức thiếu đúng đắn về TNXH đến việc
tổ chức thực hiện còn hình thức, kém hiệu quả, cá biệt còn một số DN chưa quan
tâm đầy đủ, thiếu trách nhiệm. Việc khuyến khích các DN thực hiện TNXH còn
hạn chế; tiếng nói của xã hội, người tiêu dùng đối với nhữ
ng hành động thiếu
TNXH chưa mạnh. Vẫn còn nhiều DN thiếu TNXH gây hậu quả nghiêm trọng đối
với khách hàng, người tiêu dùng, người lao động, với môi trường mà điển hình là
công ty Vedan, các DN sản xuất nước tương chứa chất gây ung thư 3-MCPD, kẹo,
sữa có chứa chất melamine,… Các cơ quan chức năng còn lúng túng, thiếu chủ
động, kiên quyết trong quản lý, giám sát và xử lý các vi phạm.
Chi tiêu cho hàng tiêu dùng Việt Nam chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi
tiêu của ng
ười tiêu dùng, của các tổ chức, doanh nghiệp. Sản xuất và cung ứng
hàng tiêu dùng có ảnh hưởng lớn (cả tích cực lẫn tiêu cực) đến khách hàng, đối tác,
xã hội và môi trường. Cùng với đó, việc nghiên cứu về trách nhiệm xã hội đối với
6
các DN ngành CNTD mới chỉ đề cập đến các khía cạnh nhất định. Do đó, việc
nghiên cứu lý luận về TNXH, đánh giá tổng thể, toàn diện việc thực hiện TNXH
của DN ngành CNTD từ đó có những biện pháp nâng cao TNXH của DN ngành
CNTD là cần thiết, góp phần phát triển bền vững DN ngành CNTD, qua đó đóng
góp tích cực vào sự phát triển bền vững nền kinh tế, xã hội và môi trường.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
M
ục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành CNTD nước ta.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về TNXH và thực hiện TNXH
của các DN ngành CNTD.
Phạm vi nghiên cứu :
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Các DN ngành CNTD nước ta ngày
càng khẳng định vai trò, vị thế trong nền kinh tế (chiếm tỷ trọng 45% giá trị sản
xuất công nghiệp Việt Nam). Các DN ngành CNTD có mặt hàng sản xuất đa dạng,
song trong phạm vi đề tài này, nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu thực tế tại
các DN ngành CNTD hoạt động ở các phân ngành như: chế biến thực phẩm, dệt
may và da giày bởi vì đây là những phân ngành có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong cơ cấu ngành CNTD Việt Nam (theo số liệu của Tổng cục Thống kê
năm 2010 giá trị sả
n xuất ngành công nghiệp chế biến, ngành dệt may, ngành giày
da lần lượt có tỷ trọng bằng 19%; 4,0%; 3,8% giá trị sản xuất công nghiệp và có tỷ
trọng bằng 42,33%; 8,99%; 8,46% giá trị sản xuất của ngành CNTD).
Mặt khác, các DN ngành CNTD hoạt động ở các phân ngành chế biến, dệt
may và giày da nước ta có phạm vi hoạt động rộng khắp, trải dài trên khắp các
vùng miền, tỉnh, thành thuộc dải đất hình chữ S. Tuy nhiên, với điều kiện giới h
ạn
của nghiên cứu các doanh nghiệp thuộc các phân ngành trên lại được lựa chọn
khảo sát ngẫu nhiên tập trung tại 03 thành phố đại diện cho 03 khu vực miền Bắc,
miền Trung và miền Nam đó là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ
thể mẫu nghiên cứu, khảo sát điều tra được thực hiện có cấu trúc như trình bày tại
bảng 0.1.