Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI DỰ THI "BÁC HỒ VỚI BẮC GIANG – BẮC GIANG HỌC TẬP LÀM THEO LỜI BÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.79 KB, 11 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Loan
Đơn vị: Trường TH Ngọc Vân
BÀI DỰ THI
"BÁC HỒ VỚI BẮC GIANG –
BẮC GIANG HỌC TẬP LÀM THEO LỜI BÁC"
Câu 1: Bạn hãy cho biết, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bao nhiêu lần về thăm Bắc Giang? Bối cảnh lịch sử, ý
nghĩa những lần người về thăm?
Trả lời:
1. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 6 lần
về thăm Bắc Giang.
2. Bối cảnh lịch sử những lần Người về thăm Bắc Giang:
+ Lần thứ nhất: Tháng 5 năm 1946.
Trong lúc quân dân các địa phương tỉnh Bắc Giang đang ra sức thi đua
tăng gia sản xuất, luyện tập quân sự và sẵ sàng bước vào cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược. Tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
thăm thị xã Phủ Lạng Thương. Trước khi lên đường thăm nước Pháp với tư
cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ chí Minh đã đén thị xã
Phủ Lạng Thương (Thành phố Bắc Giang ngày nay), Thăm giáo xứ Đạo Ngạn
(xã Quang Châu, huyện Việt Yên). Tại sân vận động Phủ Lạng Thương – nay là
sân vận động thành phố Bắc Giang, Bác nói chuyện thân mật với đông đảo cán
bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể cứu quốc kêu gọi toàn dân đoàn kết,
hăng hái giúp đỡ nhau tăng gia sản xuất chống đói, phát triển kinh tế, diệt dốt,
sẵn sàng chống giặc ngoại xâm. Sau đó Bác thăm đơn vị Vệ quốc đoàn, Bệnh
viện tỉnh, thăm giáo dân và các tu sĩ nhà thờ Đạo Ngạn (Việt Yên).
+ Lần thứ 2: Tháng 1 năm 1955.
Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ được ít lâu, cầu Phủ Lạng
Thương được chúng ta lật xuống lòng sông để ngăn chặn bước tiến quân thù.
Khi bóng quân xâm lược không còn trên miền Bắc, cùng với việc hàn gắn vết
thương chiến tranh, cầu Phủ Lạng Thương lại được dựng lên, nối liền mạch
máu giao thông từ Mục Nam Quan đến thủ đô Hà Nội thân yêu.


1
Vào dịp sắp khánh thành, nhân dân Bắc Giang và cán bộ, công nhân đội
cầu vui mừng được đón Bắc đến thăm. Bắc đã đi trên những nhịp cầu còn đang
dang dở, thân mật hỏi thăm mọi người. Sau đó trong thư gửi dân công đã góp
phần hoàn thành đượng sắt Hà Nội – Mục Nam Quan, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã khảng định và đánh giá rất cao công lao của đồng bào: “Có được những
thành tích ấy là nhờ sức sáng tạo cố gắng của cán bộ, công nhân miền Nam và
miền Bắc, thanh niên xung phong và đồng bào các tỉnh Bắc Ninh, Bắc
Giang ”
+ Lần thứ 3: Ngày 8 tháng 2 năm 1955.
Sau hai đợt cải cách ruộng đất thắng lợi, một số cán bộ cải cách tỏ ra
thỏa mãn rồi sinh ra tư tưởng ngại khó, ngại khổ, sợ ba cùng với nông dân. Một
số cán bộ khác phạm khuyết điểm trầm trọng trong vận dụng, thi hành đường
lối giai cấp của đảng ở nông thôn. Đoàn cải cách ruộng đất Thái Nguyên – Bắc
Giang tổ chức tổng kết cải cách ruộng đất đợt II ở xã Nghĩa Trung ( nay thuộc
thôn Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm), huyện Hiệp Hòa. Thôn Cẩm Xuyên được
Đảng và Chính phủ chọn làm nơi tập huấn cho cán bộ cải cách ruộng đất của
Liên khu Việt Bắc từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 5 năm 1955. Ngày 2 tháng 2
năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm thôn Cẩm Xuyên. Bác đi nhiều
nơi, thăm các gia đình nông dân, thăm nơi ở của đoàn cán bộ cải cách ruộng
đất, làm việc với Ban Cán sự Đảng ủy tại đình Cẩm Xuyên, tham dự và nói
chuyện với Hội nghị Tổng kết cải cách ruộng đất đợt 2 và nhân dan tại soi vải
ven sông Cầu.
+ Lần thứ tư: Tháng 4 năm 1961.
Miền Bắc đang bước vào thực hiện kế hoach 5 năm lần thứ nhất (1961 –
1965). Trong không khí náo nức xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở khắp
nơi, ngày 6 tháng 4 năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm tỉnh Bắc Giang.
Cùng đi với Bắc có đồng chí Nguyên khai là Ủy viên dự khuyết Trung ương
Đảng. Bác đến thăm Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ở cơ quan tỉnh ủy, nghe đồng
chí Trần Trung, Bí thư Tỉnh ủy báo cáo chương trình làm việc, mời Bác đến

gặp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ tại sân vận động thị xã Bắc Giang. Sau đó, đồng
2
chí Bí thư Tỉnh ủy mời Bác đi thăm hợp tác xã Tân An, huyện Yên Dũng. Tại
cuộc mít tinh, Người khen ngợi những thành tích Tân An đã đạt được, chỉ giáo,
những nhược điểm, thiếu sót để Tân An phấn đấu khắc phục, đưa hợp tác xã
tiến bộ hơn nữa.
+ Lần thứ năm: Tháng 10 năm 1963.
Do yêu cầu mới của cuộc cách mạng và sự nghiệp phát triển kinh tế, hai
tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh được Quốc hội quyết định sát nhập thành tỉnh Hà
Bắc. Vào dịp Đại hội Đảng bộ toàn tỉnh lần thứ nhất, ngày 17 tháng 10 năm
1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trường Chinh, ủy viên Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội về
thăm nhân dân trong tỉnh, dự và chỉ đạo Đại hội Đảng bộ tỉnh.
+ Lần thứ sáu: Tháng 2 năm 1967.
Ngày 9 tháng 2 năm 1967 (ngày 1 Tết Đinh Mùi), Đảng bộ và nhân dân
các dân tộc tỉnh Hà Bắc vui mừng phấn khởi được Bắc đến thăm, chúc tết. Phần
đầu bài nói chuyện, Bắc phân tích những thuận lợi của tỉnh Hà Bắc như có các
đoàn thể đông, có truyền thống cách mạng, có nhiều ưu điểm trong sản xuất,
chiến đấu. Sau đó Bác nêu ra các khuyết điểm, phân tích làm rõ các khuyết
điểm và động viên Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện.
Sự quan tâm của Bác đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang không
chỉ qua các lần chỉ giáo trực tiếp khi Người về thăm mà Người còn thường
xuyên theo dõi, nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ cũng như các phong trào thi
đua yêu nước của các tập thể, cá nhân thông qua các bài báo, gương người tốt,
việc tốt Người đã kịp thời khen ngợi, biểu dương, tặng thưởng ảnh, huy hiệu
của Người đến các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào
thi đua yêu nước.
3. Ý nghĩa những lần Người về thăm.
Những lần Bác về thăm Bắc Giang thể hiện sự quan tâm và tình cảm đặc
biệt của Bác dành cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang, như một lần về

thăm tỉnh Bác nói: “ Hà Bắc người đông, đất rộng, của nhiều, có điều kiện
để trở thành một tỉnh giầu mạnh Nói tóm lại: Từ nay phải có một sự chuyển
3
biến mạnh dạn, mới mẻ và vững chắc trong mọi công việc để giành lấy thắng
lợi ngày càng to lớn hơn”.
Người biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao vai trò của Bắc Giang trên
các lĩnh vực; chỉ ra những khó khăn, hạn chế, khuyết điểm của Bắc Giang cần
phải khắc phục; đồng thời, đề ra phương hướng, nhiệm vụ để xây dựng và phát
triển tỉnh Bắc Giang.
Mỗi lần Bắc về thăm mở ra một chặng đường lịch sử mới, tỉnh Bắc
Giang thêm một bước phát triển, cán bộ, nhân dân thêm nhiều tiến bộ.
Câu 2: Trong một dịp về thăm tỉnh, Bác huấn thị : “ Muốn thật sự
đoàn kết thì phải có dân chủ thực sự trong Đảng. Phải thường xuyên nghiêm
chỉnh phê bình và thật thà tự phê bình để giúp nhau sửa chữa khuyết điểm,
phát huy ưu điểm, để cùng nhau tiến bộ. Làm cách mạng thì phải có đúng, có
sai. Cố nhiên đúng phải là chính, sai là phụ. Có sai thì chúng ta giúp nhau kiên
quyết sửa chữa và cùng nhau hăng hái tiến lên”. Bạn hãy cho biết câu nói trên
của Bác nói ở đâu? Vào thời gian nào? Ý nghĩa của câu nói đó và liên hệ với
việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay?
Trả lời:
Trong một dịp về thăm tỉnh Bắc Giang, Bác huấn thị: " Muốn thật sự
đoàn kết thì phải có dân chủ thực sự trong Đảng, phải thường xuyên nghiêm
chỉnh phê bình và thật thà tự phê bình để giúp nhau sửa chữa khuyết điểm,
phát huy ưu điểm để cùng nhau tiến bộ. Làm cách mạng thì phải có đúng, có
sai. Cố nhiên đúng phải là chính, sai phải là phụ. Có sai thì chúng ta kiên
quyết sửa chữa và cùng nhau hăng hái tiến lên”.
Câu hỏi nêu trên của Bác nêu tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc, ngày 17
tháng 10 năm 1963. Đây là Đại hội đầu tiên sau khi hợp nhất hai tỉnh Bắc
Giang và Bắc Ninh.
TOÀN VĂN BÀI NÓI TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ BẮC

NGÀY 17 THÁNG 10 NĂM 1963
Các đồng chí,
4
Bác thay mặt Trung ương thân ái chào mứng Đại hội và cảm ơn các
đồng chí chuyên gia Trung Quốc đang hết lòng giúp chúng ta xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Một số vấn đề, Bác đã nói trong cuộc mít tinh. Ở đây, Bác chỉ góp thêm
mấy ý kiến để các đồng chí thảo luận.
Tỉnh ta có một vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và quân sự. Đồng
thời tỉnh ta có hơn 1 triệu dân. Có 153 000 mẫu tây ruộng. Có nhiều của cải
thiên nhiên như gỗ, mỏ than, mỏ đồng, v.v Đồng bào tỉnh ta lao động cần cù
và có truyền thống anh dũng trong những năm tháng cách mạng và kháng
chiến.
Thế là Hà Bắc người đông, đất rộng, của nhiều, có điều kiện để trở
thành một tỉnh giàu mạnh.
Các đồng chí đều biết rằng: Năm 1945, Đảng ta chỉ có non 5 000 đảng
viên mà đã lãnh đạo cả nước làm Cách mạng Tháng Tám thành công. Năm
1946, lúc đầu Đảng ta chỉ có gần 2 vạn đồng chí mà đã lãnh đạo toàn dân kháng
chiến thắng lợi. Có thành tích vĩ đại đó là vì Đảng ta đoàn kết nhất trí, nhân dân
ta đoàn kết nhất trí.
Hiện nay tỉnh ta có hơn 23 000 đảng viên và 34 000 đoàn viên thanh
niên lao động. Đó là một lực lượng khá to và khá mạnh, một lực nhiều gấp mấy
lần lực lượng cả của Đảng trong thời kì trước Cách mạng Tháng Tám và bắt
đầu kháng chiến.
Trong thời kì vừa qua, Đảng bộ và đoàn thanh niên Hà Bắc đã có cố
gắng và có thành tích. Những thành tích ấy đã nêu rõ trong báo cáo chính trị
trước Đại hội, Bác không kể lại nữa mà chỉ nói rằng thành tích đáng lẽ nhiều
hơn và to hơn nếu đảng viên và cán bộ thực hiện những điều sau đây:
Đoàn kết nhất trí: Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công.
Đảng ta là một Đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác-Leenin. Tất cả cán bộ và

đảng viên phải đặt quyền lợi của Đảng, của giai cấp và của nhân dân lên trên
hết, cao hơn hết.
5
Đảng ta là một Đảng lãnh đạo. Tất cả cán bộ và đảng viên dù ở cương vị
khác nhau, làm công tác khác nhau, cũng phải đều đoàn kết nhất trí để làm tròn
nhiệm vụ của Đảng giao cho. Ví dụ: Trong cái đồng hồ có nhiều máy móc khác
nhau, nhưng tất cả các bộ phận đều ăn khớp với nhau, thì đồng hồ mới chạy tốt.
Muốn thật sự đoàn kết thì phải có dân chủ thực sự trong Đảng. Phải thường
xuyên nghiêm chỉnh tự phê bình và thật thà phê bình để giúp nhau sửa chữa
khuyết điểm, phát huy ưu điểm, cùng nhau tiến bộ. Làm cách mạng thì có đúng
có sai. Cố nhiên đúng phải là chính, sai là phụ. Có sai thì chúng ta giúp nhau
kiên quyết sửa chữa và cùng nhau hăng hái tiến lên.
Giữa đảng viên và cán bộ với nhau, phải kiên quyết bỏ hết thành kiến.
Thành kiến là một thói xấu, có hại. Do thành kiến mà sinh ra dè dặt với nhau,
đối phó với nhau, kèn cựa lẫn nhau. Nó làm trống đánh xuôi kèn thổi ngược, nó
làm cho công tác bị tê liệt, hư hỏng.
Ngày nay, hai tỉnh mới nhập thành một. Đảng viên và cán bộ hai tỉnh cũ
phải tuyệt đối tránh địa phương chủ nghĩa. Không nên nghĩ rằng tỉnh này bị
nhập vào tỉnh kia. Sự thật là hai tỉnh sát nhập với nhau thành một tỉnh lớn của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là một sự mở rộng tốt đẹp. Sát nhập tổ
chức là về hình thức. Cần phải nhất trí về tư tưởng, về hành động, về tình cảm.
Đồng thời do nhận thức nhất trí về tình hình và nhiệm vụ, nâng cao tinh thần
trách nhiệm trước Đảng và trước nhân dân mà tăng cường đoàn kết, nhất trí –
đó là điều chính.
Phải khắc phục bệnh cá nhân chủ nghĩa, bệnh công thần, óc địa vị. Nó
đẻ ra nhiều cái xấu như xích mích, kèn cựa giữa cán bộ và giữa đảng viên,
không ai phục ai, không giúp đỡ nhau, không cộng tác chặt chẽ với nhau. Bệnh
cá nhân còn dẫn đến tệ bảo thủ, quan liêu, tham ô, lãng phí, sợ khó, sợ khổ,
thấy khó khăn thì đâm ra tiêu cực bi quan.
Phải khắc phục những khuyết điểm, sai lầm như cảnh giác cách mạng

kém, không tích cực thực hiện đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn, không
ra sức bồi dưỡng lực lượng bần nông và trung nông lớp dưới, không chấp hành
thật đúng chính sách của Đảng v.v
6
Các công việc ngày càng nhiều và càng phức tạp. Xã hội ngày càng tiến
lên. Vì vậy trình độ của đảng viên và cán bộ cũng phải tiến bộ lên mới làm tròn
được nhiệm vụ. Cho nên đảng viên và cán bộ phải cố gắng học tập chính trị,
văn hóa và chuyên môn.
Tỉnh ủy cũng phải ra sức chăm sóc đến cơ sở đảng, phải củng cố chi bộ
cho thật tốt, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt. Hiện nay có 40 chi bộ đạt tiêu chuẩn
“4 tốt”. Bác thay mặt Trung ương khen 40 chi bộ ấy và khuyên tất cả các chi bộ
khác phải học tập những chi bộ tốt ấy.
Ở Hà Bắc trong 100 người dân mới có chỉ độ hơn 2 đảng viên. Như thế
là ít. Cần phải xem công tác củng cố và phát triển đảng là một công tác qua
trọng và thường xuyên. Và phải nắm vững phương châm phát triển đảng là
trọng chất hơn lượng.
Trong số 23 000 đảng viên chỉ có 1 780 đồng chí gái. Như vậy là quá ít.
Cần phải lựa chọn và kết nạp thêm đảng viên phụ nữ và đảng viên các dân tộc
miền núi.
Đoàn Thanh niên Lao động công tác khá. Các cấp đảng ủy cần phải lãnh
đạo chặt chẽ và ra sức giúp đỡ Đoàn phát triển cho tốt.
Đảng ủy từ tỉnh đến xã phải thật sự phụ trách làm ba cuộc vận động cho
tốt.
Nói tóm lại: Từ nay phải có sự chuyển biến mạnh dạn, mới mẻ và vững
chắc trong mọi công việc để giành lấy những thắng lợi ngày càng to lớn hơn.
Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.
* Ý nghĩa của câu nói đó:
- Về tinh thần đoàn kết trong Đảng.
- Thực hiện dân chủ trong Đảng.
- Thực hiện nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình.

* Ý nghĩa của câu nói đó trong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong
giai đoạn hiện nay: Phê bình và tự phê bình là phương châm, là công việc mà
mỗi người Việt Nam, mỗi cán bộ công chức, viên chức phải thường xuyên thực
hiện từng ngày, từng giờ nhằm thực hiện mọi nhiệm vụ được giao, luôn giữ
7
vững phẩm chất đạo đức, xây dựng đất nước Việt Nam "Dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Câu 3: Trong bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ, chiến sỹ tỉnh Hà
Bắc, Bác Hồ từng căn dặn: "Tỉnh ta có một vị trí quan trọng về kinh tế, chính
trị và quân sự Có nhiều của cải thiên nhiên như gỗ, mỏ than, mỏ đồng
Đồng bào tỉnh ta lao động cần cù và có truyền thống anh dũng trong những
năm tháng cách mạng và kháng chiến. Thế là Hà Bắc người đông, đất rộng,
của nhiều, có điều kiện để trở thành một tỉnh giàu mạnh". Bạn hãy cho biết câu
nói trên của Bác nói ở đâu? Vào thời gian nào? Ý nghĩa của câu nói đó?
Trả lời:
Trong bài nói chuyện với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ tỉnh Hà Bắc. Bác
Hồ từng căn dặn: "Tỉnh ta có một vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và quân
sự , có nhiều của cải thiên nhiên như gỗ, mỏ than, mỏ đồng Đồng bào tỉnh
ta lao động cần cù và có truyền thống anh dũng trong những năm tháng cách
mạng và kháng chiến. Thế là Hà Bắc người đông đất rộng, của nhiều, có điều
kiện để trở thành một tỉnh giàu mạnh".
Câu nói trên của Bác tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc, ngày 17 tháng 10
năm 1963. Đây là Đại hội đầu tiên sau khi hợp nhất hai tỉnh Bắc Giang và Bắc
Ninh.
* Ý nghĩa của câu nói đó: Bác muốn Đảng bộ và nhân dân Hà Bắc biết
những tiềm năng, thế mạnh vốn có của tỉnh để phát triển vững mạnh bằng sự
lao động, trí óc sáng tạo làm ra nhiều của cải vật chất, xây dựng quê hương giàu
mạnh góp phần xây dựng và phát triển đất nước làm cho cuộc sống nhân dân
ấm no, hạnh phúc.
Câu 4: Thực hiện lời huấn thị của Bác, trong những năm qua, Đảng bộ

và nhân dân tỉnh Bắc Giang đã đạt được những thành tựu gì, nhất là trong công
cuộc xây dựng nông thôn mới? Bạn sẽ làm gì để góp phần xây dựng Bắc Giang
trở thành một tỉnh giàu mạnh?
8
Trả lời:
Thực hiện lời huấn thị của Bác trong những thập kỉ qua, dưới sự lãnh
đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, các cấp, các ngành, lực lượng vũ trang
và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua
yêu nước và đạt được nhiều thành tựu:
- Trong hai cuộc kháng chiễn chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, Bắc Giang đã có hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong hăng
hái lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đóng góp hành triệu ngày công,
hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm để nuôi quân đánh giặc. Nhiều người con
Bắc Giang đã anh dũng hi sinh để bảo vệ nền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc;
trở thành tấm gương tiêu biểu, bất khuất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng; tô
thắm thêm truyền thống cách mạng, anh dũng, kiên cường của quê hương Bắc
Giang và đã làm tốt các phong trào thi đua: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt
giặc ngoại xâm”, “Bình dân học vụ”, “Hũ gạo kháng chiến”; các phong trào thi
đua: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả để đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược”, góp phần vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
- Bước vào thời kì hòa bình, đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa; tiếp nối truyền thống thi đua yêu nước, Đảng bộ, chính
quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang tích cực thực hiện có hiệu quả
nhiều phong trào thi đua yêu nước, như: “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”,
“Phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Nông
dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Chung tay xây dựng nông thôn mới” , góp
phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của mỗi địa
phương, đơn vị. Đặc biệt trong những năm gần đây:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 – 2013 đạt 9,2%
trong đó: công nghiệp – xây dựng tăng 14,9%; dịch vụ tăng 8,7%; nông, lâm

nghiệp và thủy sản tăng 2,9%. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người đạt 1
080 USD, tăng 430 USD so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
theo hướng tích cực. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả khá, 100% số xã trên
địa bàn tỉnh lập xong quy hoạch.
9
+ Lĩnh vực văn hóa – xã hội có những chuyển biến tiến bộ. Toàn tỉnh có
842 cơ sở giáo dục và đào tạo với gần 370 nghìn học sinh. Tất cả các huyện,
thành phố và 222/230 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn giáo dục
mầm non cho trẻ 5 tuổi. Năm 2013, số lượng trường chuẩn quốc gia đạt 71,5%,
tăng 13,2% so với năm 2010. Tỉ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đến năm 2013
đạt 50,9%. Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 29,61% năm 2010 xuống còn 10,5% năm
2013. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có
chuyển biến tích cực.
+ Nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cườn, an ninh
chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tích cực phòng ngừa
đấu tranh với các loại tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội; tăng cường quản lý nhà
nước về an ninh trật tự.
+ Về nhiệm vụ xây dựng Đảng: Các cấp ủy, tổ chức đảng đã có sự đổi
mới về lề lối làm việc, tác động tích cực đến nâng cao nhận thức và tạo được
phong trào học tập tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống đối với mỗi
cán bộ, đảng viên, góp phần thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ. Từ
năm 2011 đến nay, đã kết nạp được 8 037 đảng viên mới, nâng tổng số đảng
viên trong Đảng bộ lên trên 7,2 vạn đảng viên. Năm 2013, tỉ lệ tổ chức cơ sở
đảng đạt trong sạch vững mạnh đạt 73,3% Tăng 2,6% so với năm 2012; không
có tổ chức cơ sở đảng yếu kém. Tỉ lệ đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ 11,2% tăng 0,8% so với năm 2012; đảng viên đủ tư cách hoàn thành
tốt nhiệm vụ 74,2% tăng 1,5%.
+ Về xây dựng chính quyền: Các cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng
chính quyền các cấp theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động,

đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy dân chủ. Hoạt động của Hội đồng nhân
dân các cấp có sự đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả. Công tác chỉ đạo
điều hành của UBND các cấp đã sâu sát, cụ thể, toàn diện, có trọng tâm, trọng
điểm hơn. Đến năm 2013, có 18/19 sở, ban ngành cấp tỉnh, 10/10 huyện, thành
phố, 230/230 xã, phường, thị trấn triển khai và thực hiện một cửa liên thông.
10
+ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới
nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh hoạt động về cơ sở; tỉ lệ thu hút,
tập hợp hội viên, đoàn viên tăng. Tích cực tuyên truyền, vận động hội viên,
đoàn viên, nhân dân nâng cao nhận thức và thực hiện tốt các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa
phương
+ Tình hình dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định; đại bộ
phận đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa
phương, sống hòa thuận, đoàn kết trong cộng đồng dân cư; tích cực tham gia
các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương;
tổ chức các hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
+ Trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới: Ngày 14/7/2011, Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 145-NQ/TU về xây dựng nông
thôn mới tỉnh Bắc Giang đến năm 2020. Với sự phối hợp đồng bộ của cả hệ
thống chính trị, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 145-NQ/TU
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới, trên địa bàn tỉnh bước đầu đạt được kết quả đáng ghi nhận: đến
hết năm 2013, toàn tỉnh có 2 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí (xã Tân Thịnh, huyện
Lạng Giang và xã Song Mai, thành phố Bắc Giang), chiếm 1%; 25 xã đạt từ 15
đến 18 tiêu chí, chiếm 12,4%; 88 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí, chiếm 43,6%; 85
xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí, chiếm 42,1%; 3 xã đạt dưới 5 tiêu chí, chiếm 1,5%
11

×