Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

đề cương dự thi kể chuyện đạo đức chủ đề dưới cờ tổ quốc em hứa làm theo lời bác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.96 KB, 11 trang )

HERMANN GMEINER BẾN TRE
CHI ĐOÀN 11/1
{{{
ĐỀ CƯƠNG DỰ THI

KỂ CHUYỆN ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ : “DƯỚI CỜ TỔ QUỐC - EM HỨA LÀM THEO LỜI
BÁC”

Câu chuyện:

“THỜI GIAN Q BÁU LẮM”

Người dự thi: Bùi Thị Như Ngọc


BÀI DỰ THI

KỂ CHUYỆN ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ: “DƯỚI CỜ TỔ QUỐC - EM HỨA LÀM THEO LỜI BÁC”


I. GIỚI THIỆU :
1.MỤC ĐÍCH :
Thơng qua câu chuyện giúp học sinh :
 Biết được một câu chuyện có thật về tấm gương đạo đức của Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
 Càng kính yêu Bác Hồ, tự hào vì Việt Nam có Bác - một bậc vĩ nhân
của thế giới.
 Biết tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, học tập ở
tấm gương đạo đức sáng chói - tấm gương Hồ Chí Minh.


2.YÊU CẦU :
 Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tính tiết
kiệm, đặc biệt là tiết kiệm thời gian.
 Học sinh càng kính yêu hơn Bác Hồ vĩ đại.
3. ĐỐI TƯỢNG :
 Học sinh, đồn viên, thanh niên.
4. PHƯƠNG PHÁP :
 Kể chuyện.
Kính thưa BGK, q thầy cơ và các bạn học sinh ! Trong hội thi “Kể chuyện
đạo đức” lần này với chủ đề “Dưới cờ Tổ quốc-Em hứa làm theo lời Bác” , em rất
vinh dự đại diện cho chi Đoàn 11/1 tham gia đóng góp một câu chuyện nói lên đức
tính quí trọng và tiết kiệm thời gian của Bác.

II. ĐẶT VẤN ĐỀ% :
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của đất nước,
con người Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác là niềm tự hào mãi mãi
của dân tộc, là tấm gương sáng ngời để thế hệ sau học tập và noi theo. Bác là một hình
mẫu về sự tiết kiệm, không chỉ là tiết kiệm của cải vật chất mà cịn là những điều thậm
chí cịn q báu hơn : đó là thời gian. Bác hiểu rất rõ giá trị của thời gian, thời gian qua
đi khơng thể quay trở lại, và vì thế, Bác ln coi trọng thời gian, cho dù chỉ là một vài
phút. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhịp sống thay đổi, phát triển không ngừng
theo từng giây, từng phút. Do đó việc tiết kiệm và sử dụng thời gian hợp lí trong học
tập cũng như cơng việc là một điều rất đáng được quan tâm và thực hiện.


Cùng hịa trong khơng khí cả nước học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, học sinh chúng em, những chủ nhân tương lai của đất nước, chính là thế hệ
mà bên cạnh việc học tập, trau dồi kiến thức thì rèn luyện nhân cách, đạo đức là một
yếu tố không thể bỏ qua. Và đến với cuộc thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức” hơm
nay, Chi đồn 11/1 xin tham gia bằng câu chuyện “Thời gian q báu lắm” theo Song

Thành, trang 88, quyển “Một số lời dạy và mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của
Chủ tịch Hồ Chí Minh”, của Ban Tư tưởng Văn hóa Chính trị, NXB Chính trị quốc
gia.

III. NỘI DUNG CÂU CHUYỆN :
Câu chuyện

Thời Gian Q Báu Lắm

S

inh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất ? Kể cũng hơi khó
trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta khơng có thói quen “tự bạch”, và kín đáo, ý
nhị vốn là đặc điểm của lối ứng xử phương Đông.

Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có
thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” là cái thói
quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân.
Ở một mức độ khác, những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ,
điều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khố V, Trường huấn luyện
cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu,
bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc
cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.
Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với
Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi
bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú
đã không giành được chủ động.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc
họp. Bác hỏi:


- Chú đến chậm mấy phút?
-Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế khơng đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy
nhiêu, vì vậy thường khơng để bất cứ ai phải đợi mình.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, lúc
đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học,
mọi người hồi hộp chờ đợi.
Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối
xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa tiếc rẻ: mưa thế
này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá.
Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngồi hiên lớp học
có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo, át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:
- Bác đến rồi anh em ơi! Bác đến rồi!
Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần xắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác
hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.
Về sau, anh em được biết: Giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa
to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hỗn lại đến một buổi
khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác…,
nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết
khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học
phải chờ uổng công!”.
Ba năm sau, giữa thủ đơ Hà Nội đang vào xn, câu chuyện có thêm một đoạn
mới. Vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ
đô tập trung tại Ủy ban hành chính thành phố để lên chúc Tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên
đường, trời bổng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp

phương tiện cho đoàn thể đi để Bác khỏi phải chờ lâu, thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu
trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc Tết mỗi
người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu.
Thì ra, thấy trời mưa to, thơng cảm với khó khăn của ban tổ chức và khơng muốn
các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc Tết các đại biểu
trước. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến
nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: “Sau khi tôi đã qua đời,


chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân
dân”.
Theo SONG THÀNH
Trích “Một số lời dạy và mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ
tịch Hồ Chí Minh”, Ban Tư tưởng Văn hóa Chính trị, NXB Chính trị Quốc gia.

IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN :
Qua câu chuyện trên, chúng em thấy được Bác Hồ xem trọng và tiết kiệm thời
gian như thế nào. Tuy nhiên thực tế hiện nay, một số học sinh, Đồn viên, thanh niên
cịn rất lãng phí thời gian của mình. Các bạn thường ít dành thời gian cho học tập hoặc
những hoạt động vui chơi lành mạnh mà hay phí thời gian để chơi game online, chat
qua mạng hoặc tụ tập đi chơi. Bên cạnh đó, trong giờ học nhiều bạn còn chưa tận dụng
thời gian để học tập, hay nói chuyện, làm việc riêng … Các bạn ấy khơng chỉ lãng phí
thời gian của một ngày, một tuần mà cịn lãng phí cả một tuổi trẻ, một cuộc đời mình.
Các bạn nếu xem báo đài sẽ thấy được nhiều tấm gương về tiết kiệm thời gian.
Một điển hình là bạn Nguyễn Thị Thúy Duyên - một học sinh lớp 12 trường THPT Chợ
Lách A năm học vừa rồi. Hồn cảnh gia đình bạn ấy rất khó khăn : bố bị bệnh tâm thần,
mẹ bị bệnh ung thư từ năm 1999, rồi anh trai lại bị bệnh về mắt. Mọi gánh nặng trong
gia đình đều đổ lên vai bạn. Tuy nhiên, Thúy Duyên đã không đầu hàng trước số phận.
Bạn ấy đã tận dụng mọi thời gian có thể để làm việc và học tập. Vậy là bạn phải thức
dậy từ sáng sớm ra chợ đón mua gà vịt và phụ nhổ lông gà vịt để kiếm thêm tiền. Đồng

thời bạn còn phải vừa làm vừa tranh thủ học bài. Đúng 6h45 sáng bạn mới dừng tay,
ghé vào nhà vệ sinh công cộng thay bộ áo dài, sau đó mua một ổ bánh mì khơng 500đ
rồi đến lớp. Trong một hồn cảnh khó khăn như vậy, vừa lo học vừa lo mưu sinh cho cả
gia đình bốn người, nhưng bạn đã đạt được thành tích rất cao trong học tập. Năm lớp 10
bạn được nhận học bổng du học bán phần ở Mỹ nhưng vì hồn cảnh nên giấc mơ đó
đành phải gác lại. Năm lớp 11 bạn được chọn đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh và đã đạt giải
khuyến khích mơn Tiếng Anh. Chắc hẳn các bạn cũng thấy để làm được những điều
trên thì chỉ có thể nhờ vào ý chí và nhất là sự tận dụng thời gian một cách hợp lí của
bạn Duyên mà thôi.
Vậy chúng ta - những học sinh, Đoàn viên, thanh niên - hãy cùng nhau học tập
và làm theo gương Bác, hãy luôn tiết kiệm thời gian, biết quí trọng thời gian và sử dụng
thời gian hợp lí trong học tập cũng như cuộc sống. Mỗi ngày chúng ta chỉ có 24 giờ,
chúng ta phải làm sao để mỗi giờ, mỗi phút trôi qua đều mang lại cho bản thân cũng
như mọi người một giá trị thực sự. Mỗi người trong chúng ta hãy chọn cho mình một
cách sử dụng thời gian hợp lí nhất, đừng lười biếng, đừng trễ nải, đừng để người khác
phải chờ đợi và hãy làm theo câu nói : “Đừng để ngày mai những việc ta có thể làm
hơm nay”.


V. NỘI DUNG THỰC HÀNH :
Riêng Chi đồn 11/1 xin đăng kí thực hiện những tiêu chí để thể hiện quyết tâm
học tập và làm theo tấm gương tiết kiệm thời gian của Bác như sau :
1. Có kế hoạch trong học tập, lao động và vui chơi nhưng quan trọng hơn
hết là tinh thần tự giác cao khi thực hiện, nỗ lực phấn đấu để đạt được chỉ
tiêu đã đề ra của lớp : 14,6% học sinh đạt học lực giỏi, 53,7% đạt khá,
31,7% đạt học lực trung bình và khơng có học sinh yếu kém.
2. Không lãng phí thời gian vào những trò chơi, hoạt động vô bổ : game
online, chat, tụ tập la cà ở các hàng quán…
3. Đi học đúng giờ để ổn định lớp sớm không làm mất thời gian học tập,
không nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.

4. Thường xuyên nhắc nhở nhau tiết kiệm thời gian, đồng thời tuyên truyền
để bạn bè người thân cùng thực hiện.
Phần trình bày của Chi đồn 11/1 đến đây là hết. Cuối cùng, em xin thay mặt
Chi đồn 11/1 kính chúc sức khỏe BGK, q thầy cô và các bạn. Chúc hội thi thành
công tốt đẹp !
GVCN

Ngày … tháng … năm 2008
Bí thư chi Đồn

MỘT VÀI HINH ẢNH VỀ BÁC


Bác Hồ ở chiến dịch Biên Giới

Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc


Tr ời có bốn mùa : Xn, Hạ, Thu, Đơng
Đất có bốn phương: Đơng, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu một mùa thì khơng thành trời
Thiếu một phương thì khơng thành đất
Thiếu một đức thì khơng thành người
-

Hồ Chí Minh –

Tơi nói
đồng bào

nghe rõ
khơng?


“Ai yêu các nhi đồng, bằng Bác Hồ Chí Minh
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng”


Bác Hồ nói chuyện với các chiến sĩ tại Đền Hùng (9/1954):
“Các vua Hùng đã có cơng dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”


Bác Hồ thăm các đại biểu giáo viên toàn quốc



×