Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BÀI DỰ THI THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT CẤP TỈNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.67 KB, 9 trang )

BÀI DỰ THI
“THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT CẤP TỈNH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM 2014”
Cấp: Trung học cơ sở
Câu 1 :
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định như thế nào về:
Quyền cơ bản của trẻ em? Bổn phận của trẻ em? Những việc trẻ em không được làm?
*Trả lời:
* Trẻ em có những quyền cơ bản như thế nào?
Theo Chương II Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em
có các quyền sau đây:
“Điều 11. Quyền được khai sinh và có quốc tịch;
Điều 12. Quyền được chăm soc, nuôi dưỡng.
Điều 13. Quyền sống chung với cha mẹ.
Điều 14. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
Điều 15. Quyền được chăm sóc sức khoẻ.
Điều 16. Quyền được học tập.
Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, du
liịch.
Điều 18. Quyền được phát triển năng khiếu.
Điều 19. Quyền có tài sản.
Điều 20. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội.

1
* Bổn phận của trẻ em được quy định như thế nào?
Điều 21 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định:
“Trẻ em có bổn phận sau đây:
1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo;
lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu,
người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình;
2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng


và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi
trường;

3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những công việc vừa sức mình;
2
4. Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy
của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc
văn hoá dân tộc;
5. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.”
*Những việc trẻ em không được làm được quy định như thế nào?
Điều 22 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định:
“Trẻ em không được làm những việc sau đây:
1. Ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang;
2. Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, gây
rối trật tự công cộng;
3. Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;
4. Trao đổi, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi truỵ; sử dụng
đồ chơi hoặc chơi trò chơi hại cho sự phát triển lành mạnh.”
3
Câu 2: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định như thế nào
về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập của
trẻ em?
* Trả lời:
*Trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó
khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu
quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
em.

2. Cha mẹ, người giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gương
mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ
em.
3. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm chăm lo chế độ dinh dưỡng phù hợp với
sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng lứa tuổi.
4
4. Trong trường hợp ly hôn hoặc các trường hợp khác, người cha hoặc người mẹ
không trực tiếp nuôi con chưa thành niên phải có nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng
con đến tuổi thành niên, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con theo quy định của
pháp luật.
* Dựa vào Điều 28. Trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập
1. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học
tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình
độ cao hơn.
2. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục
toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho
trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em.
3. Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần
thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo
dục.
4. Người phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường
phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khoẻ, phẩm chất đạo
đức tốt, yêu nghề, yêu trẻ, được tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ.
5. Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông;
chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã
hội trong giáo dục.
* Câu 3:
Hùng 15 tuổi, học lớp 9. Cuối năm bài vở nhiều lại phải đi học thêm để chuẩn bị

thi vào lớp 10 trung học phổ thông của tỉnh, Hùng đòi mẹ mua cho xe máy để tiện việc
đi lại học tập. Biết chuyện, bố Hùng không đồng ý, ông nói tuổi của Hùng chưa được
phép lái xe.
5
Xin hỏi: Bố Hùng nói đúng hay sai? Độ tuổi của người lái xe được Luật Giao
thông đường bộ năm 2008 quy định như thế nào?
* Trả lời:
Bố bạn Hùng nói như vậy là đúng vì theo Điều 60 của luật an toàn giao thông
đường bộ đã quy định Tuổi, sức khỏe của người lái xe cụ thể như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50
cm
3
;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có
dung tích xi-lanh từ 50 cm
3
trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy
kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg
trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái
xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe
hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với
nữ và 55 tuổi đối với nam.
6
* Câu 4 :
Hãy nhận xét về tình hình chấp hành Luật Giao thông đường bộ nơi cơ trú và tại
trường học của em? Em có thể làm những việc gì nhằm góp phần của mình vào việc

giữ gìn trật tự an toàn giao thông ?
* Trả lời :
*Tình hình chấp hành Luật Giao thông đường bộ nơi cơ trú
Xã Trung Hòa cách trung tâm huyện 5 km, có diện tích tự nhiên là 1596 ha, diện
tích ruộng là 115,5 ha, có nhiều đồi núi đá vôi. Kinh tế địa phương chủ yếu là cây lúa,
ngô, mía và chăn nuôi gia súc và gia cầm; Người dân sống và làm việc theo đúng chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Tình hình tham gia giao thông ở
địa bàn xã thực hiện tương đối nghiêm túc, mọi người dân đều có ý thức, trách nhiệm
tham gia luật an toàn giao thông. Song do địa hình khá phức tạp, đường liên xã còn
nhỏ, chất lượng đường chưa cao, các thôn còn ngăn cách sông ngòi, một số người
chưa có ý thức khi tham gia giao thông như điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chưa đội
muc bảo hiểm, không có đủ giấy tờ theo quy định, nên đôi khi việc tham gia giao
thông còn gặp nhiều khó khăn, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng đã xẩy ra dẫn đến tử
vong.
* Nhằm góp phần của mình vào việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông trong
trường học em đã thực hiện những việc như sau :
Trong một số buổi phát thanh mong non tuyên truyền về việc thực hiện các văn
bản của các cấp, nội quy của trường, lớp. Đặc biệt là việc tham gia, chấp hành đúng
luật an toàn giao thông đường bộ, nhà trường và chúng em đã thực hiện những việc
như sau:
- Tham gia tuyên truyền Luật giao thông đường bộ. giáp các bạn chấp hành các
quy định về trật tự an toàn giao thông khi tham gia giao thông và thực hiện tốt “ Văn
hoá giao thông”: không phóng nhanh vượt ẩu, không đi từ hàng 2 trở lên, cẩn thận khi
rẽ phải, rẽ trái, không đùa giởn… không chở quá 2 người. Khi đi bộ không dàn hàng
ngang 3, 4 người, đi đúng phần đường quy định, khi băng qua đường phải nhìn trước
7
nhìn sau… đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, ngồi trên xe máy.Thực hiện tốt hành
vi: hiểu biết đầy đủ pháp luật về an toàn giao thông; Có ý thức trách nhiệm đối với bản
thân và cộng đồng khi tham gia giao thông đường bộ; Có hành vi ứng xử văn hóa, thân
thiện với người đồng hành, tận tình giúp đỡ người bị tai nạn; Không điều khiển xe

máy khi không có giấy phép lái xe. Không có thói hư tật xấu khi ứng xử với mọi
người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; Không để
xảy ra tai nạn giao thông khi tham gia giao thông.
- Tổ chức ngoại khoá, thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Thành lập đội học sinh
tình nguyện tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực cổng trường vào giờ
tan học. Thường xuyên nhắc nhở, đưa thông tin liên quan đến trật tự an toàn giao
thông vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, lễ chào cờ, sinh hoạt Đội của trường.
* Tình hình chấp hành Luật Giao thông đường bộ tại trường học của em :
Ở cổng trường học đã xây dựng mô hình cổng trường an toàn giao thông Đây là
mô hình nhằm giúp học sinh các nhà trường hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc
tham gia giao thông, không những vậy, qua việc làm trên đã góp phần đẩy mạnh công
tác tuyên truyền đến với phụ huynh học sinh và người dân hiểu và thực hiện nghiêm
túc hơn khi tham gia giao thông. Sau khi các nhà trường trên địa bàn xã triển khai xây
dựng “Cổng trường An toàn giao thông” thì cảnh lộn xộn, ùn tắc trong giờ tan học
trước cổng trường đã giảm hẳn.
8
Nhà trường có Kế hoạch phối hợp với gia đình học sinh không cho học sinh
chưa đủ tuổi quy định, chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe máy. Kịp thời biểu
dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bảo đảm trật
tự an toàn giao thông.
- Nghiêm khắc phê bình, xử lý và không bình xét thi đua cho những tập thể, cá
nhân vi phạm quy định về ATGT. Đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự an toàn
giao thông vào nội quy nhà trường và là một trong các nội dung để đánh giá thi đua
đánh giá đạo đức đối với học sinh.
Một số hình ảnh vi phạm an toàn giao thông đường bộ
9

×