Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bÀI DỰ THI TÌM HIỂULuật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.49 KB, 9 trang )

Bài dự thi tìm hiểu Luật Phóng, chống vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người (HIV/AIDS) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Họ tên: Nguyễn Đình Thám - Nam giới - Sinh năm 1953
Đơn vị: trường THPT Hoàng Văn Thụ - Châu Thành - Tây Ninh
Câu 1/ Luật Phòng, chống HIV/AIDS được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI , kỳ họp thứ 9 thông qua ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực thi hành kể từ ngày
nào? Văn bản nào về phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người (HIV/AIDS) hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực?
Trả lời:
- Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9
thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006
- Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
- Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(HIV/AIDS) năm 1995 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Câu 2/ Người nhiễm HIV có quyền và nghĩa vụ gì?
Trả lời:
Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
1. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:
a) Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
b) Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;
c) Học văn hoá, học nghề, làm việc;
d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
đ) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
2. Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
b) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người
chuẩn bị kết hôn với mình biết;


c) Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
Người tham gia tìm hiểu: Nguyễn Đình Thám – đơn vị: Trường THPT Hoàng Văn Thụ trang 1
Bài dự thi tìm hiểu Luật Phóng, chống vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
Câu 3/ Những hành vi nào bị nghiêm cấm quy định trong Luật Phòng, chống HIV/AIDS?
Trả lời:
Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.
2. Đe dọa truyền HIV cho người khác.
3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
4. Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình
giám hộ nhiễm HIV.
5. Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc
một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại
Điều 30 của Luật này.
6. Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.
7. Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này.
8. Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.
9. Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
10. Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
11. Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái
pháp luật.
12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Câu 4/ Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định như thế nào về phòng, chống HIV/AIDS tại
gia đình?
Trả lời:
Điều 13. Phòng, chống HIV/AIDS tại gia đình
1. Gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho các thành viên trong gia đình về phòng,
chống HIV/AIDS, chủ động thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV.

2. Khuyến khích tự nguyện xét nghiệm HIV đối với người trước khi kết hôn, dự định có con,
phụ nữ mang thai.
3. Gia đình của người nhiễm HIV có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên tinh thần
giúp người nhiễm HIV sống hoà nhập với gia đình, cộng đồng và xã hội; phối hợp với các cơ
quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.
Câu 5/ Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định như thế nào về phòng, chốngHIV/AIDS tại
nơi làm việc? Cơ sở giáo dục không được có các hành vi nào?
Trả lời:
Người tham gia tìm hiểu: Nguyễn Đình Thám – đơn vị: Trường THPT Hoàng Văn Thụ trang 2
Bài dự thi tìm hiểu Luật Phóng, chống vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
Điều 14. Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị,
phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân;
b) Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm
HIV;
c) Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
d) Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm
việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do
người lao động nhiễm HIV;
c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao
động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển
lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
Điều 15. Phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
+ Cơ sở giáo dục không được có các hành vi sau đây:

a) Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
b) Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
c) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ
của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh,
sinh viên, học viên hoặc người đến xin học.
Câu 6/ UBND xã, phường, thị trấn; tổ dân phố, cụm dân cư có trách nhiệm gì trong
phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư?
Trả lời:
Điều 17. Phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư
1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có các trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư, giáo dục sự
thương yêu, đùm bọc đối với người nhiễm HIV, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ
tộc, quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam;
b) Tổ chức chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV và gia đình họ, tạo điều kiện cho người nhiễm
HIV sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
c) Phát huy vai trò của các tổ trưởng dân phố, trưởng cụm dân cư, trưởng thôn, già làng,
trưởng bản, trưởng làng, trưởng ấp, trưởng phum, trưởng sóc, trưởng ban công tác mặt trận,
trưởng các dòng họ, trưởng tộc, các chức sắc tôn giáo, người cao tuổi, người có uy tín trong
Người tham gia tìm hiểu: Nguyễn Đình Thám – đơn vị: Trường THPT Hoàng Văn Thụ trang 3
Bài dự thi tìm hiểu Luật Phóng, chống vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
cộng đồng trong việc vận động nhân dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS;
d) Xây dựng và phát triển mô hình gia đình văn hóa, tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, làng, ấp,
bản, phum, sóc gắn với việc phòng, chống HIV/AIDS;
đ) Tuyên truyền chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình
họ.
2. Tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc có các trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, vận động và giáo dục các gia đình trên địa bàn tham gia và thực hiện các quy
định về phòng, chống HIV/AIDS;
b) Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào phong trào quần chúng, hoạt động thể

thao, văn hoá, văn nghệ tại cộng đồng và các hoạt động xã hội khác;
c) Đấu tranh chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ.
3. Nhà nước khuyến khích dòng họ, hàng xóm, bạn của người nhiễm HIV động viên về tinh
thần, chăm sóc, giúp đỡ và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV sống hòa nhập với cộng đồng
và xã hội.
Câu 7/ Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng nào?
Tại tây Ninh, cơ sở y tế nào được khẳng định các trường hợp có xét nghiệm HIV dương tính?
Nếu các cá nhân có nhu cầu xét nghiệm HIV thì đến đâu để được tư vấn và xét nghiệm?
Trả lời:
Điều 30. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính
1. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau đây:
a) Người được xét nghiệm;
b) Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được
xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
c) Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương
tính cho người được xét nghiệm;
d) Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm
trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên
y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;
đ) Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm
sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng,
cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam;
e) Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại
khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm
HIV dương tính, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV
dương tính.
• Tại Tây Ninh chỉ có Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh được quyền khẳng định các
trường hợp HIV (+)

Người tham gia tìm hiểu: Nguyễn Đình Thám – đơn vị: Trường THPT Hoàng Văn Thụ trang 4
Bài dự thi tìm hiểu Luật Phóng, chống vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
• Nếu các cá nhân có nhu cầu xét nghiệm HIV thì có thể đến các địa chỉ sau:
1./ Phòng Tư vấn sức khoẻ cộng đồng ở Trung tân Y tế dự phòng tỉnh
Địa chỉ: đường 30 tháng 4 khu phố 4, phường 3 Thị Xã Tây Ninh
Điện thoại: 066.3815573
2./ Phòng Tư vấn sức khoẻ cộng đồng ở Trung tâm Y tế Hoà Thành
Địa chỉ: ấp Long Thới, xã Long Thành Trung, huyện Hoà Thành Tây Ninh.
Điện thoại: 066.3836275
3./ Phòng Tư vấn sức khoẻ cộng đồng ở Trung tâm Y tế Trảng Bàng
Địa chỉ: Quốc lộ 22, xã Lộc An, thị trấn Trảng Bàng.
Điện thoại: 066.3883844
3./ Phòng Tư vấn sức khoẻ cộng đồng ở Trung tâm Y tế huyện Gò Dầu
Địa chỉ: Quốc lộ 22B, ấp Rạch Sơn, thị trấn Gò Dầu Tây Ninh.
Điện thoại: 066.3520191
Ở các huyện, thị còn lại: Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu, Bến Cầu, Dương Minh
Châu và Thị Xã, thì các cá nhân có nhu cầu xét nghiệm HIV có thể liên hệ tại Khoa Y tế
dự phòng của Trung tâm Y tế huyện, thị.
Câu 8/ Việc tiếp cận thuốc HIV được quy định như thế nảo? Tại Tây Ninh, những trường
hợp nhiễm HIV muốn được điều trị bằng thuốc kháng HIV thì có thể liên hệ với cơ quan y tế
nào?
Trả lời:
Điều 39. Tiếp cận thuốc kháng HIV
1. Người nhiễm HIV được Nhà nước tạo điều kiện tiếp cận thuốc kháng HIV thông qua các
chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
2. Người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người bị nhiễm
HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế, phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi
nhiễm HIV được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV.
3. Thuốc kháng HIV do ngân sách nhà nước chi trả, thuốc do tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài tài trợ được cấp miễn phí cho người nhiễm HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS

theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV;
b) Người nhiễm HIV tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS;
c) Người nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
d) Những người khác nhiễm HIV.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, phân phối và sử dụng thuốc kháng HIV.
5. Thủ tướng Chính phủ quy định việc áp dụng các biện pháp cần thiết để đáp ứng yêu cầu về
thuốc kháng HIV trong trường hợp khẩn cấp.
• Tại Tây Ninh những trường hợp nhiễm HIV muốn được điều trị bằng thuốc kháng
HIV thì có thể liên hệ một trong các địa chỉ sau:
Người tham gia tìm hiểu: Nguyễn Đình Thám – đơn vị: Trường THPT Hoàng Văn Thụ trang 5
Bài dự thi tìm hiểu Luật Phóng, chống vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
1./ Phòng khám ngoại trú nằm tại khoa Nhiễm Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh
Địa chỉ: đường 30 tháng 4 khu phố 4, phường 3 Thị Xã Tây Ninh
Điện thoại: 066.3815570
2./ Phòng khám ngoại trú nằm tại Trung tâm Y tế huyện Hoà Thành
Địa chỉ: đường Phạm Hùng, ấp Long Thới, xã Long Thành Trung, huyện Hoà Thành,Tây
Ninh.
Điện thoại: 066.3837596
3./ Phòng khám ngoại trú nằm tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bàng
Địa chỉ: Quốc lộ 22, xã Lộc An, thị trấn Trảng Bàng Tây Ninh
Điện thoại: 066.3890815
Câu 9/ Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định như thế nào về áp dụng pháp luật hình sự,
tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính đối với người bị xử lý hình sự, hành chính mà bị
bệnh AIDS giai đoạn cuối?
Trả lời:
Điều 42. Áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính đối với
người bị xử lý hình sự, hành chính mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối
1. Người đang bị điều tra, truy tố, xét xử mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được tạm đình chỉ
điều tra hoặc tạm đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

2. Người bị Toà án kết án mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được miễn chấp hành hình phạt
hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt, được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án phạt tù.
3. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng bị
bệnh AIDS giai đoạn cuối được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa
bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; hoãn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời
gian còn lại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà
án nhân dân tối cao quy định cụ thể điều kiện công nhận người bị bệnh AIDS giai đoạn cuối
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Câu 10/ Viết về 01 trong 03 chủ đề sau (số lượng từ 1.000 đến 1.500 từ):
- Tác hại của HIV/AIDS. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong
cộng đồng dân cư.
- Đề xuất các giải pháp ngăn ngừa phân biệt, kỳ thị, đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
- Gương 01 tập thể hoặc 01 cá nhân điển hình có thành tích xuất sắc trong công tác
phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh./.
Trả lời:
Từ khi phát hiện những trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên, đến nay sau gần 3 thập
kỷ đã có khoảng 60 triệu người trên thế giới nhiễm HIV và đã có 25 triệu người chết vì AIDS.
Người tham gia tìm hiểu: Nguyễn Đình Thám – đơn vị: Trường THPT Hoàng Văn Thụ trang 6
Bài dự thi tìm hiểu Luật Phóng, chống vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
Nước ta phát hiện thấy trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12/1990, vậy mà tính đến
cuối tháng 9/2009 con số người nhiễm HIV còn sống đã lên tới 156.802 trường hợp, trong đó
có 34.391 trường hợp chuyển sang AIDS . Đã có tới 44. 232 người chết vì căn bệnh thế kỷ
này. Đáng buồn là HIV/AIDS đã lan ra 100% các tỉnh và thành phố, 98% các quận, huyện và
71% số xã phường trong cả nước. Hơn nữa có tới trên 80% số người dương tính với HIV lại ở
tuổi 20-39, lứa tuổi đẹp nhất và đang phát triển tài năng nhất trong cuộc đời.
Nguyên nhân lây nhiễm HIV có nguồn gốc nhiều nhất từ tình trạng tiêm trích ma túy,
tới 55%; khoảng 15,7 % từ quan hệ tình dục không an toàn (trong đó có rất nhiều do chồng vợ
lây cho nhau) và có 1,8% do mẹ truyền cho con .

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng và các đại biểu chung vui với các cháu nhỏ nhiễm HIV tại Trung tâm
Giáo dục lao động số II Hà Nội trong Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6/2009.
Ảnh: Chinhphu.vn
* Ở Việt Nam:
Ỏ Việt Nam, từ ca nhiếm HIV đầu tiên được phát hiện cuối 1990, số người nhiễm mới
mỗi lúc một tăng dần. Dịch nhiễm HIV thực sự bùng nổ vào năm 1993 và tiếp tục tăng nhanh,
phát triển dữ dôi trong cả nước.
Tiính đến cuối 2003, cả nước có 76186 người bị n hiễm HIV. Riêng 2003, có 16890
trường hợp mới được phát hiện, 2866 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS, tử vong là 1061
người.
Con đường lây nhiễm chủ yếu là con đường tiêm chích ma tuý nhưng có xu hướng trẻ
hoá từ 20-29 tuổi chiếm 29% năm 1997; 60,4% năm 2002; và lan sang nhóm có nguy cơ thấp
như: thai phụ, tăng từ 0,08%(1999) lên 0,2%(2000), 0,39%(2002).
Hiện nay 64/64 tỉnh thành cả nước đều có người nhiễm HIV/AIDS. Nam chiếm tỷ lệ
tương đối từ 79-85%, tỷ lệ nam/nữ vào khoảng 5/1. Ta có thể thấy rõ tình hình gia tăng hiện
nay qua bảng số liệu sau:
Người tham gia tìm hiểu: Nguyễn Đình Thám – đơn vị: Trường THPT Hoàng Văn Thụ trang 7
Bài dự thi tìm hiểu Luật Phóng, chống vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên toàn quốc tích luỹ đến 2005/2006/2007.
Năm 2005 2006 2007
Tổng số trường hợp được phát hiện 102.391 114.367 114.391
Tổng số trường hợp đã chuyển sang AIDS 16.917 19.695 23.881
Tổng số người đã chết do AIDS 9.862 11.468 17.476
( Nguồn: AIDS-CD.HIV.com.vn)
Tại tỉnh ta, công tác phòng, chống HIV/AIDS được tập trung thực hiện với nhiều biện
pháp khác nhau, trong đó công tác tuyên truyền là một trong những phương pháp hữu hiệu,
giúp người nhiễm và cộng đồng có cái nhìn thực tế để giúp đỡ, cảm thông và chia sẽ đối với
những người không may bị nhiễm HIV/AIDS .
Theo cơ quan chức năng cho biết, tình hình ma tuý, mại dâm trên địa bàn tỉnh ta diễn
biến phức tạp, công tác đấu tranh với tội phạm này đang được cơ quan Công an tăng cường

với những biện pháp khác nhau, trong đó tập trung triệt phá, xoá sổ các tụ điểm mua bán, tiêm
chích ma tuý và các hoạt động mua bán dâm đang hoạt động trên địa bàn.
• Vậy HIV gây hại gì trong cơ thể người ta?
HIV có nghĩa là vi rút suy giảm miễn dịch ở người. Nó gây ra bệnh AIDS. Hiện nay y học
vẫn còn chưa tìm được cách trị con vi rút này, cho nên nhiễm HIV là nhiễm suốt đời.
Cơ thể con người có hệ thống miễn dịch vô cùng quan trọng. Nhờ có hệ thống này mà con
người mới sống được mặc dù môi trường xung quanh có biết bao vi khuẩn, vi rút, vi sinh vật
gây bệnh lǎm le tấn công. Một bộ phận chủ chốt của hệ thống miễn dịch là các bạch cầu, có
thể coi là đội quân quốc phòng tinh nhuệ. Mỗi khi thấy có kẻ lạ xâm nhập là các chiến binh
bạch cầu bài binh bố trận để đánh trả.
Nhưng chính các bạch cầu chỉ huy trong đội quân này lại là đối tượng mà HIV tấn công.
HIV vào được cơ thể liền đến "hỏi thǎm" các bạch cầu chỉ huy, tài tình nhảy vào cư trú ngay
trong mình bạch cầu này, đánh từ bên trong, làm cho bạch cầu mất khả nǎng chiến đấu và dần
dần bị tiêu diệt. HIV không những chiếm đóng mà còn lợi dụng bạch cầu để sinh sôi nữa. Các
bạch cầu chỉ huy dần dần bị tiêu diệt thì đến một lúc nào đó cả đội quân bạch cầu bị vô hiệu
Người tham gia tìm hiểu: Nguyễn Đình Thám – đơn vị: Trường THPT Hoàng Văn Thụ trang 8
Bài dự thi tìm hiểu Luật Phóng, chống vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
hoá. Những kẻ lạ là các loại vi rút, vi khuẩn, v.v có thể tuỳ ý xâm nhập cơ thể con người mà
ít bị chống trả. Bệnh tật chế ngự cơ thể, và cuối cùng người ta phải chết.
• Đề xuất các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư.
Xác định rõ công tác tuyên truyền vận động là công tác cơ bản chủ yếu, gắn với công tác
phòng chống các tệ nạn xã hội với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá ở khu dân cư” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình văn hoá”, nhằm nâng cao nhận thức
của nhân dân trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nuớc về Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở
người (HIV/AIDS) , để mọi người trong cộng đồng dân cư hiểu HIV không phải là tệ nạn xã
hội, mà là một bệnh xã hội, phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục lối sống
trong sạch, lành mạnh, thuỷ chung, “làm cho mọi người, mọi cơ quan, đoàn thể thấy rõ trách
nhiệm của mình, tự giác và chủ động tham gia phòng, chống HIV/AIDS”. Trên cơ sở đó tăng
cường hơn nữa công tác giáo dục và truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, bằng nhiều

hình thức khác nhau, lồng ghép vào các chương trình hành động ở khu dân cư. Trong đó, chú
ý việc giáo dục tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và chia sẻ trách nhiệm của cộng đồng đối
với những người bị lây nhiễm HIV. Kiên trì thực hiện từng bước, làm cho ý tưởng nói trên trở
thành một nguyên tắc sống của cộng đồng, nhằm giúp người bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS được bình đẳng, hưởng các quyền cơ bản như mọi người dân bình thường, thuận
lợi trong việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ y tế và giao tiếp, sinh hoạt xã hội tại cộng đồng.
Chúng ta phải tấn công quyết liệt vào tệ nạn buôn bán, vận chuyển và sử dụng ma túy, vì
tiêm chích đang là nguyên nhân chính của các trường hợp nhiễm HIV/AIDS ở nước ta
Chúng ta phải kiên quyết can thiệp đối với các trường hợp còn kỳ thị , phân biệt đối xử sai
luật với người nhiễm HIV (không cho trẻ em đi học hay bắt ngồi riêng, xa lánh các gia đình có
người nhiễm HIV, từ chối khám và chữa bệnh cho người nhiễm HIV)
Cần đầu tư nhanh cho các phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện. tiến tới việc xét
nghiệm HIV tiền hôn nhân.
Cần có cách nhìn mới và giải pháp mới trong công tác ngăn chặn lây nhiễm HIV từ gái mại
dâm.
Phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS, là một trong tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
(MDG) mà Việt Nam đã cam kết với thế giới. Do đó, nó có vị trí rất quan trọng; không kiềm
chế được HIV/AIDS thì không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ, nòi giống mà còn ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình phát triển của kinh tế, văn hoá - xã hội.
Người tham gia dự thi
Nguyễn Đình Thám
Người tham gia tìm hiểu: Nguyễn Đình Thám – đơn vị: Trường THPT Hoàng Văn Thụ trang 9

×