PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP QUẬN
Lĩnh vực phát triển thể chất
Chủ đề: Thế giới thực vật
Đề tài
Nội dung trọng tâm: Bật chụm tách chân
Trò chơi vận động: Gắp hạt bỏ giỏ
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Nhung
Lớp mẫu giáo nhỡ B1
Năm học: 2011 - 2012
1
Chủ điểm: Thế giới thực vật
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI : Nội dung trọng tâm : Bật chụm tách chân
Trò chơi vận động: Gắp hạt bỏ giỏ
Đối tượng dạy : Trẻ mẫu giáo nhỡ B2
Số lượng : 20 trẻ
Thời gian : 20 - 25 phút.
Người thực hiện : Lê Thị Hồng Nhung
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách bật chụm tách chân : Ở tư thế “Chuẩn bị”, 2 tay chống hông, hai
chân khép, đầu không cúi. Khi có hiệu lệnh “Bật”, bật chụm 2 chân vào ô 1, bật tách
chân vào ô 2, … Tiếp tục bật liên tiếp như vậy cho tới ô cuối cùng và bật ra ngoài
bằng 2 chân.
- Biết thêm tên gọi, hình dáng một số loại củ: hạt đậu ngự, củ lạc, trấu.
- Biết luật chơi, cách chơi của trò chơi “ Gắp hạt bỏ giỏ” .
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng thực hiện các vận động của giờ vận động: đi, chạy theo hiệu
lệnh, tập hợp, tách hàng; tập bài tập phát triển chung và vận động cơ bản
- 1 số trẻ có kỹ năng bật nâng cao: bật nhanh theo nhịp nhạc và bật bằng hai nửa
bàn chân trên.
- Trẻ có kỹ năng hoạt động theo nhóm: Tuân theo sự hướng dẫn của trưởng nhóm
- Trẻ chơi trò chơi đúng cách chơi, đúng luật chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức kỷ luật, tập trung chú ý trong khi học.
- Biết tôn trọng cô, tôn trọng bạn : nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết nhường
nhịn bạn, biết tự nhắc nhau tôn trọng kỷ luật của tập thể.
- Tích hợp: Đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của nghề nông
Thực hiện vận động theo nhịp các bài hát trong chủ đề
2
II. CHUẨN BỊ:
1. Về phía giáo viên
- Trang phục nông dân, gọn gàng, phù hợp với chủ đề “Ngày mùa”, 1 thúng vừa
tay cầm.
- Đàn ghi sẵn các bài đã được xử lý nhạc theo mục đích :
+ “Em yêu cây xanh” : Khởi động
+ “Vườn cây của ba” : Bài tập phát triển chung
- Đĩa nhạc thu sẵn các bài hát : Đi cấy, Cái bống, Bèo dạt mây trôi
- Chuẩn bị tốt tâm thế trước khi tổ chức hoạt động cho trẻ : trò chuyện về các
công việc của nhà nông, những sản phẩm của nghề trồng trọt, khích lệ trẻ thi đua, cố
gắng.
- 4 tấm nhựa trải sàn được thiết kế thành các ô bật chụm tách cho trẻ, kích thước
mỗi ô là 40 cm
- 4 nia lớn, 4 thúng nhỏ, 2 thúng to, trấu, đậu ngự, củ lạc.
Địa điểm học: Phòng học, sắp xếp gọn đẹp phù hợp.
Sơ đồ tập :
2. Về phía trẻ
- Trang phục của trẻ gọn gàng, mặc trang phục nông dân (nếu điều kiện thời tiết
cho phép), mỗi trẻ một thúng vừa tay cầm.
- Tâm thế trẻ thoải mái.
III. TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Bước 1: Ổn định tổ chức - Gây hứng thú ( 1 – 2 phút)
+ Loa Loa Loa loa
Hỡi bà con cô Bác gần xa
Hãy mau mau ra đình dự hội
Các bác nông dân ơi! Các bác có muốn đi dự hội “ ngày mùa”
của làng ta với tôi không? Xin mời các Bác hãy đi lấy thúng và
tập hợp thành 2 hàng dọc và cùng tôi đi dự hội ngày mùa nào!
(Bật 1 đoạn nhạc: Em yêu cây xanh)
Trẻ xúm xít quanh cô,
trả lời theo tiếng gọi
của cô.
Trẻ thực hiện theo hiệu
lệnh của cô
3
2. Bước 2: Nội dung chính ( 20 đến 22 phút )
2.1. Khởi động ( Theo nhạc nền bài: Em yêu cây xanh)
Xin mời các Bác cùng khởi hành đi dự hội ngày mùa nhé!
- Bật nhạc bài “Em yêu cây xanh”, cô điều khiển cho 2 đội đi
nối nhau thành 1 vòng tròn khép kín, cô đi vào giữa, cùng làm
động tác và đi ngược chiều với trẻ (Đi thường).
+ Hãy kiễng chân và nâng cao thúng lên trên đầu! (Đi bằng mũi
bàn chân khoảng 2m)
+ Hãy cắp thúng vào hông – Đi thường! ( 2m đến 3m )
+ Đi bằng gót chân ! ( 2m đến 3m )
+ Chạy chậm, chạy chậm ! ( 2m đến 3m )
+ Chạy nhanh, chạy nhanh ! ( 2m đến 3m )
+ Chạy chậm lại nào ! ( 2m đến 3m )
+ Đến nơi tổ chức ngày hội rồi. Mời các bác đi thường về 2
hàng dọc.
(Cô đưa thẳng tay để hướng dẫn từng đội về hàng. Tập hợp trẻ
thành 2 hàng. Dùng hiệu lệnh để trẻ dóng hàng).
+ Các đội điểm số 1 – 2 đến hết.
+ Mời các bác số 2 bước sang bên trái 2 bước – Bước.
+ Cả đội chú ý, bên trái – Quay
2.2. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung ( Tập theo nhạc bài: Bắp cải xanh)
* Ngày hội hôm nay, Ban tổ chức xin mời các Bác đến với các
thử thách vô cùng thú vị!
+ Đầu tiên là màn đồng diễn với các đồ dùng trồng cấy. Xin mời!
(Tập với thúng)
- Bật nhạc bài “Bắp cải xanh”. Cô đứng trước trẻ, cùng tập với
trẻ. Trước mỗi động tác, cô giới thiệu tên động tác và cách tập
một cách ngắn gọn.
*Động tác tay: Hai tay đưa lên cao chuyển sang vai (4l x 4n)
Trẻ di chuyển thành
vòng tròn, nhấc chân
cao, tay phải cắp thúng
Trẻ vừa đi vừa hát và
thực hiện đi các kiểu
chân kết hợp các động
tác theo sự hướng dẫn
của cô
- Trẻ tập hợp thành 2
hàng dọc, dóng hàng và
điểm số 1- 2
Những trẻ số 2 bước
sang trái tạo thành 4
hàng dọc, các trẻ đứng
so le nhau.
Cả lớp quay sang trái
tạo thành 4 hàng ngang
Trẻ sử dụng thúng tập
cùng cô
4
(1) (2) (3)
*Động tác chân : Kiễng gót, khuỵu gối (6l x 4n)
(1) (2) (3)
*Động tác bụng : Đứng cúi người về phía trước (5l x 4n)
(1) (2) (3)
*Động tác bật : Bật tách khép chân (4l x 4n)
- Nhịp 1: Hai tay cầm
thúng đưa lên cao
Nhịp 2: Hai tay cầm
thúng đưa sang ngang
vai phải.
Nhịp 3: Như nhịp 1
Nhịp 4: Như nhịp 2,
cầm thúng đưa sang
ngang vai trái
- Nhịp 1 : Kiễng gót
chân, hai tay cầm thúng
đưa lên cao.
Nhịp 2 : Khuỵu gối, hai
tay cầm thúng đưa
thẳng ra trước.
Nhịp 3 : Như nhịp 1
Nhịp 4 : Về tư thế
chuẩn bị
- Nhịp 1: Bước chân
phải sang, 2 tay cầm
thúng đưa lên cao.
Nhịp 2: Cúi gập người
về phía trước
Nhịp 3: Như nhịp 1
Nhịp 4: Về tư thế
chuẩn bị. Sau đổi chân,
bước chân trái sang.
5
(1) (2)
- Tập xong cho trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng dọc quay mặt
vào nhau đứng cách nhau 3 – 4m)
- Các đội đã hoàn thành phần thử thách đầu tiên thật xuất sắc.
Và bây giờ là thử thách thứ 2 trước khi tham gia thu hoạch
khoai sắn nhé.
b. Vận động cơ bản
Các Bác biết không! Khi ra đồng làm việc, các bác nông dân
thường gặp khó khăn khi phải vượt qua những mương nước,
những chỗ đất mấp mô. Các Bác nông dân sẽ phải tìm cách
vượt qua những vị trí đó: Có người lội qua, có người nhảy bật
qua…Còn các Bác, các Bác sẽ làm gì để vượt qua những thử
thách đó?
Hôm nay, tôi xin giới thiệu với các Bác một cách vượt qua thử
thách ấy thật hiệu quả. Đó là: Bật chụm tách chân để cùng
nhau vượt qua những chướng ngại vật đó!
(Cô phụ đã trải sẵn 2 tấm nhựa có kẻ sẵn các ô theo sơ đồ tập)
* Cô tập mẫu:
- Cô tập mẫu lần 1 (chỉ hô, không phân tích)
- Cô tập mẫu lần 2 kết hợp phân tích vận động: Tôi đứng trước
vạch xuất phát. Ở tư thế “Chuẩn bị”, 2 tay tôi chống hông, hai
chân khép, đầu không cúi. Khi có hiệu lệnh “Bật”, tôi bật
chụm 2 chân vào ô 1, bật tách 2 chân vào ô 2, bật chụm 2 chân
- Nhịp 1 : Bật tách
chân sang 2 bên.
Nhịp 2 : Bật khép chân
về tư thế chuẩn bị
Nhịp 3 : Như nhịp 1
Nhịp 4 : Bật khép chân
về tư thế chuẩn bị
Trẻ quan sát cô tập
mẫu
6
vào ô 3… Tiếp tục bật chụm, tách như vậy cho tới hết. Sau đó
bật ra ngoài bằng 2 chân. Các Bác chú ý phải bật liên tục và
không được dẫm vào vạch ô. Khi bật xong, tôi đi về cuối hàng.
- Cô tập mẫu lần 3, nhắc trẻ bật liên tiếp bằng 2 bàn chân.
* Trẻ thực hiện:
- Mời 1 trẻ lên tập thử.
Cô nhận xét, chính xác hóa lại động tác cho trẻ. (Nếu trẻ sai
nhiều, cô phải tập lại)
- Cô mời lần lượt 2 trẻ ở 2 hàng lên tập. Cô hô cho trẻ tập, đồng
thời quan sát kỹ năng tập của trẻ, sửa sai cho trẻ (nếu có).
* Tổ chức cho trẻ tập luyện theo nhóm: Bây giờ các bác hãy
chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 5 bác để tập luyện nhé. Tôi sẽ
mời 4 bác làm đội trưởng để hô cho cả đội.
(Tổ chức cho trẻ tập theo 4 nhóm trền nền nhạc “Đi cấy”. Hai
cô quan sát, sửa sai cho các nhóm trong khi trẻ tập)
- Vừa rồi tôi thấy các bác tập rất hăng hái. Các bác có nhận xét
gì về các bạn trong đội mình? (Cô phụ cất bớt 2 tấm nhựa, bày
“vườn khoai” và 2 thúng to phía trước)
- Các bác đã vượt qua các thử thách thật xuất sắc, hoa trái cũng
đã đến mùa thu hoạch rồi. Mời các Bác lại đây cùng tham gia
thu hoạch hoa trái cùng tôi nào! Để thu hoạch hoa trái nhanh,
các Bác cùng xem tôi làm thử nhé!
- Cô phổ biến và làm mẫu 1 lần kỹ năng bật chụm tách nâng
cao: Bật bặng 2 nửa bàn chân trên. Sau khi bật xong, nhổ 1 củ
khoai và cho vào thúng phía trước.
- Tổ chức cho cả lớp tập theo hình thức bật chụm tách chân thi
thu hoạch rau củ.
- Cô nhận xét, khen động viên trẻ.
c Trò chơi vận động: Gắp hạt bỏ giỏ
+ Rất nhiều khoai các Bác đã thu hoạch rồi. Song vẫn còn một
thử thách nữa trong ngày hội hôm nay mà các Bác vẫn chưa
1 trẻ xung phong lên
tập
2 trẻ lần lượt ở 2 hàng
lên tập. Cả lớp quan sát
và nhận xét
- Trẻ về 4 nhóm tập
cùng bạn
Trẻ thực hiện theo hiệu
lệnh của cô.
Trẻ thi bật tách chụm
lên thu hoạch rau củ
Trẻ lắng nghe cô giới
7
trải qua. Xin giới thiệu thử thách “Gắp hạt bỏ giỏ”. Thử thách
này chúng ta sẽ thực hiện giống trò chơi: Gắp cua bỏ giỏ. Ai
giỏi nhắc lại cách chơi, luật chơi của trò chơi này?
- Cho trẻ xem và gọi tên hạt đậu ngự, củ lạc.
- Cô khái quát cách chơi: Gắp hạt bỏ giỏ :
+ Ở đây tôi đã chuẩn bị 4 nia to, trong các nia là rất nhiều trấu.
Lẫn trong trấu có nhiều hạt đậu ngự, củ lạc. Nhiệm vụ của các
bác là sử dụng 2 ngón trỏ giống trò chơi gắp cua để sục tìm
trong trấu hạt hoặc củ mà tôi yêu cầu. Nhớ là chỉ được sử dụng
2 ngón trỏ thôi nhé.
- Luật chơi: Thời gian: 1 bản nhạc “ Cái bống
Chỉ sử dụng 2 ngón trỏ để sục tìm hạt
- Lần 1 : Tìm và gắp hạt đậu ngự
- Lần 2: Tim và gắp hạt lạc
Sau mỗi lần chơi, cô và trẻ đếm kết quả của từng đội.
+ Thời gian tổ chức ngày hội đã kết thúc rồi. Các Bác có cảm
nhận gì khi tham gia ngày hội hôm nay?
Tôi thấy, các bác đã thật giỏi và hoàn thành xuất sắc các thử
thách trong ngày hội
2.3. Hồi tĩnh.
+ Và bây giờ, xin mời các bác hãy lấy đồ dùng của mình chúng
ta cùng thư giãn nào! Cô và trẻ cùng cầm thúng và làm những
động tác nhẹ nhàng trên nền nhạc bài “Bèo dạt mây trôi”
3. Bước 3: Kết thúc tiết học ( 1- 2 phút )
Cô động viên trẻ cùng thu dọn đồ dùng với cô.
thiệu tên trò chơi. Nhắc
lại cách chơi của trò
chơi: Cắp cua bỏ giỏ
Lắng nghe cô phổ biến
cách chơi trò chơi mới
và tham gia chơi cùng
các bạn trong nhóm
Trẻ cầm thúng làm
động tác nhẹ nhàng kết
hợp hít thở sâu
Giúp cô thu dọ đồ dùng
Cầu giấy. ngày 13 tháng 03 năm 2012
Người soạn
8
Lê Thị Hồng Nhung
9