Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu xây dựng định hướng và nhiệm vụ ưu tiên phát triển KHCN phục vụ phát triển bền vững ngành luyện kim đen Việt Nam đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.28 KB, 71 trang )


2

BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
VIỆN LUYỆN KIM ĐEN








BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ CẤP BỘ




Tên đề tài :
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ ƯU TIÊN
PHÁT TRIỂN KHCN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH
LUYỆN KIM ĐEN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015”










VIỆN LUYỆN KIM ĐEN
Q.VIỆN TRƯỞNG





Nguyễn Quang Dũng



Hà nội, 12/2012

3

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN






Họ và tên
Học hàm, học vị
chuyên môn
Cơ quan công tác
1.Nguyễn Thị Hằng Thạc sỹ luyện kim Viện Luyện kim đen

2.Phạm Thị Mai Phương Kỹ sư luyện kim Viện Luyện kim đen
3.Nguyễn Văn Sưa Tiến sỹ luyện kim Hội Đúc – Luyện kim HN
4.Trịnh Văn Bạt Kỹ sư luyện kim Hội Đúc – Luyện kim HN
























4

MỤC LỤC

Trang
Mở đầu 6
1. Hiện trạng ngành luyện kim đen Việt Nam 9
1.1 Giới thiệu chung về công nghiệp thép thế giới 9
1.2 Hiện trạng ngành luyện kim đen Việt nam 13
1.2.1 Cơ sở tài nguyên 13
1.2.2 Quá trình phát triển ngành thép 14
1.2.3 Định hướng phát triển ngành thép đến năm 2025 25
1.2.4 Hiện trạng ngành sản xuất phero 26
1.2.5 Tổng hợp ngành LKĐ giai đoạn 2001-2011 28
2. Hiện trạng công nghệ của ngành luyện kim đen 29
2.1 Hiện trạng công nghệ của khâu sản xuất gang 29
2.2 Hiện trạng công nghệ của khâu sản xuất phôi thép 32
2.3 Hiện trạng công nghệ của khâu sản xuất cán thép 34
2.4 Các công nghệ mới sẽ áp dụng 35
2.4.1 Các công nghệ mới trong sản xuất nguyên liệu cho luyện thép 35
2.4.2 Các công nghệ mới trong luyện thép 37
2.4.3 Các công nghệ mới trong sản xuất cán thép 38
2.5 Hiện trạng công nghệ sản xuất phêro 39
3. Hiện trạng sử dụng năng lượng trong ngành luyện kim đen 40
3.1 Sử dụng năng lượng trong nhà máy thiêu kết 40
3.2 Sử dụng năng lượng trong nhà máy luyện gang 41
3.3 Sử dụng thụ năng lượng trong nhà máy luyện thép 43
3.4 Sử dụng năng lượng trong nhà máy cán thép 45
3.5 Tổng hợp tình hình sử dụng năng lượng của ngành thép 46
4. Thực trạng ô nhiễm môi trường trong ngành luyện kim đen 48
4.1 Ô nhiễm môi trường trong nhà máy thiêu kết 48
4.2 Ô nhiễm môi trường trong nhà máy luyện gang 51
4.3 Ô nhiễm môi trường trong nhà máy luyện thép 53
4.4 Ô nhiễm môi trường trong nhà máy cán thép 56


5

4.5 Ô nhiễm môi trường trong nhà máy phero 58
5. Hiện trạng công tác nghiên cứu KHCN trong ngành luyện kim đen 59
5.1 Các cơ quan nghiên cứu KHCN trong ngành luyện kim đen 59
5.2 Các kết quả chính của công tác nghiên cứu KHCN 60
6. Định hướng phát triển KHCN và các nhiệm vụ ưu tiên phục vụ phát triển bề
vững ngành luyện kim đen Việt Nam đến năm 2015
6.1 Định hướng phát triển KHCN
6.2 Các nhiệm vụ ưu tiên

63
63
64

6.2.1 Các nhiệm vụ ưu tiên trong luyện gang 64
6.2.2 Các nhiệm vụ ưu tiên trong luyện thép 66
6.2.3 Các nhiệm vụ ưu tiên trong cán thép 67
6.2.4 Các nhiệm vụ trong luyện phero 67
7. Các giải pháp thực hiện 69
Kết luận 69
Tài liệu tham khảo

Phụ lục
70
72




6

MỞ ĐẦU
Hiện nay, thuật ngữ “phát triển bền vững” rất phổ biến và nhiều quốc gia trên thế giới trong
đó có Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững. Đối với ngành công nghiệp thép,
theo Hiệp hội Thép thế giới, phát triển bền vững ngành thép là phải đảm bảo sử dụng hợp lý
tài nguyên và năng lượng, ít phát thải gây tác hại đến môi trường. Trong Chiến lược phát triển
bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 [1] cũng đã chỉ rõ một trong các mục tiêu phát triển bền
vững đất nước là “Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường.
Khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài
nguyên không tái tạo. Phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải
thiện chất lượng môi trường”. Như vậy, đối với ngành luyện kim đen nước ta, phát triển bền
vững là phải sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên và năng lượng, giảm thiểu các tác động
tiêu cực đến môi trường.
Từ ngày có chính sách mở cửa và đặc biệt là trong mươi năm gần đây, ngành thép Việt Nam
đã phát triển với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế [2].
Đến nay, sản xuất thép đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Năm 2011 ngành thép đã sản xuất được khoảng 600.000 tấn gang, 4.900.000 tấn thép
phôi, 5.504.371 tấn thép xây dựng, 1.472.887 tấn thép tấm lá cán nguội, 731.159 tấn ống thép
hàn và 1.478.489 tấn tôn mạ, đáp ứng được nhu cầu của đất nước về thép xây dựng, thép ống
hàn và tôn mạ các loại .
Tuy nhiên, ngành thép Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Đó là sự mất cân đối giữa
các khâu thượng nguồn và hạ nguồn, quy mô các nhà máy còn nhỏ và phân tán, trình độ công
nghệ ở nhiều nhà máy còn lạc hậu nên tiêu hao nhiều nguyên liệu, năng lượng và hậu quả là
tính cạnh tranh của các sản phẩm thép Việt Nam không cao, phát thải nhiều chất thải có ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường.
Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, Chính phủ Việt Nam đã cam kết cùng
cộng đồng quốc tế tham gia tích cực và hiệu quả thể hiện ở việc ký kết Công ước Stocholm và
Nghị định thư Kyoto và gần đây là Tuyên bố Công nghiệp Xanh Manila của 21 quốc gia Châu

Á. Hội nghị Công nghiệp Xanh Tokyo được Chính phủ Nhật Bản đăng cai tổ chức cùng với
Cơ quan phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) vào ngày 16 – 18/11/2011 mà Việt
Nam cùng đại diện 25 nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã tham dự. Đặc biệt Hội nghị
thượng đỉnh về phát triển bền vững Rio+20 đã họp tại Rio de Jenero (Brazil) ngày 20 –
22/6/2012 mà Chính phủ Việt Nam là một thành viên tích cực.

7

Để phát triển bền vững ngành luyện kim đen Việt Nam (tiêu thụ ít tài nguyên và năng lượng,
ít phát thải và tăng tính cạnh tranh) thì công tác KHCN đóng vai trò rất quan trọng, vừa là nền
tảng vừa là động lực. Vì vậy, năm 2012 Bộ Công Thương đã giao cho Viện Luyện kim đen
cùng Hội Đúc-Luyện kim Hà Nội thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng định hướng và
nhiệm vụ ưu tiên phát triển KHCN phục vụ phát triển bền vững ngành luyện kim đen Việt
nam đến năm 2015”.
Phạm vi nghiên cứu : Phạm vi nghiên cứu của đề tài là ngành luyện kim đen Việt Nam từ
khâu thiêu kết quặng sắt, luyện gang, luyện thép và cán thép. Ngoài ra cũng đề cập đến khâu
sản xuất phero.
Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu các báo cáo, tài liệu, quy hoạch, chính sách hiện tại
về phát triển ngành thép, trình độ công nghệ, tình hình sử dụng tài nguyên và năng lượng
cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường …Đặc biệt có kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây
cũng như cập nhật những thông tin mới từ nhiều nguồn. Tổ chức hội thảo để lấy ý kiến đóng
góp của các chuyên gia.
Nội dung nghiên cứu :
- Đánh giá thực trạng phát triển ngành luyện kim đen Việt Nam
- Nghiên cứu xác định nhu cầu của ngành luyện kim đen đối với hoạt động KHCN
- Nghiên cứu xây dựng định hướng và nhiệm vụ KHCN ưu tiên phục vụ phát triển bền
vững ngành luyện kim đen Việt Nam đến năm 2015
- Đề xuất các giải pháp thực hiện
Bản báo cáo tổng kết đề tài bao gồm các nội dung như sau :
Mở đầu

1 : Hiện trạng ngành luyện kim đen Việt Nam
2 : Trình độ KHCN của ngành luyện kim đen
3 : Hiện trạng sử dụng năng lượng của ngành luyện kim đen
4 : Hiện trạng ô nhiễm môi trường
5 : Hiện trạng công tác nghiên cứu KHCN trong ngành luyện kim đen
6 : Xây dựng định hướng phát triển KHCN và các nhiệm vụ ưu tiên phục vụ phát triển bền
vững ngành luyện kim đen Việt nam đến năm 2015
7 : Các giải pháp thực hiện

8

Kết luận và kiến nghị
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ và hợp tác
của Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương, Viện Luyện kim đen và nhiều nhà
máy trong ngành thép. Nhân dịp này, chúng tôi xin bầy tó lời cám ơn chân thành về sự chỉ
đạo, giúp đỡ và hợp tác có hiệu quả đó.

9

1. HIỆN TRẠNG NGÀNH LUYỆN KIM ĐEN VIỆT NAM

1.1 - Giới thiệu chung về công nghiệp thép thế giới
Gang thép giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại
trong nhiều thiên niên kỷ qua do chúng được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành chế tạo
máy, xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp, năng lượng, sản xuất hàng gia dụng, y tế, an
ninh quốc phòng Ngày nay, mặc dù nhiều loại vật liệu đã được nghiên cứu, sản xuất và ứng
dụng như chất dẻo, thuỷ tinh, ceramic nhưng sắt thép vẫn giữ được vai trò trọng yếu trong
thời gian dài nữa. Chính vì vậy mà sản lượng thép trên thế giới đã tăng trưởng rất nhanh
chóng, đặc biệt là mười lăm năm trở lại đây. Sản lượng gang, sắt xốp, thép thô và thép cán
của thế giới từ năm 2001 đến nay được thống kê trong bảng 1.1. Bốn mươi nước sản xuất

nhiều thép nhất và hai mươi công ty thép lớn nhất thế giới được nêu trong bảng 1.2 và 1.3.
Tiêu thụ thép trên đầu người của 10 nước cao nhất thế giới, của Việt Nam và trung bình của
thế giới được nêu trong bảng 1.4 [3].

Bảng 1.1 : Sản lượng ngành thép thế giới từ 2001-2011
Đơn vị tính : Triệu tấn
Năm Gang Sắt xốp Thép thô Thép cán nóng
2001 586,8 40,32 851,1 768,5
2002 611,1 45,08 904,2 832,6
2003 669,8 49,45 969,9 912,4
2004 735,6 54,60 1.071,5 1.027,5
2005 799,7 56,99 1.144,1 1.077,6
2006 879,8 59,79 1.247,2 1.214,3
2007 961,3 67,22 1.346,1 1.327,7
2008 935,4 68,03 1.329,0 1.314,3
2009 908,1 64,44 1.224,0 1.245,1
2010 1.025,7 70,37 1.413,6 1.300,8
2011 1.099,9 73,32 1.518,0 1.373,3
Nguồn : World Steel in figures 2012



10

Bảng 1.2 : Bốn mươi nước sản xuất nhiều thép nhất trong năm 2011
Đơn vị tính : Triệu tấn
STT Tên nước Sản lượng STT Tên nước Sản lượng
1 Trung Quốc 683,9 21 Nam Phi 7,5
2 Nhật Bản 107,6 22 Áo 7,5
3 Mỹ 86,4 23 Hà Lan 6,9

4 Ấn Độ 71,3 24 Ai cập 6,5
5 Nga 68,9 25 Úc 6,4
6 Hàn Quốc 68,5 26 Malaysia 6,0
7 CHLB Đức 44,3 27 Argentina 5,6
8 Ucraina 35,3 28 CH Czech 5,6
9 Brazin 35,2 29 Saud Arabia 5,3
10 Thổ Nhĩ Kỳ 34,1 30 Thụy Điển 4,9
11 Italia 28,7 31 Kazastan 4,7
12 Đài Loan 22,9 32 Việt Nam 4,6
13 Mêhicô 18,1 33 Thái Lan 4,4
14 Pháp 15,8 34 CH Slovak 4,2
15 Tay Ban Nha 15,5 35 Phần Lan 4,0
16 Iran 13,2 36 Indonesia 3,9
17 Canada 13,0 37 Rumani 3,8
18 Anh 9,5 38 Venezuela 3,1
19 Ba Lan 8,8 39 Belarussia 2,6
20 Bỉ 8,0 40 Luxembourg 2,5
Nguồn : World Steel in figures 2012



11

Bảng 1.3 : Hai mươi công ty thép lớn nhất thế giới (2011)
Đơn vị tính : Triệu tấn
STT Tên công ty Sản lượng STT Tên công ty Sản lượng
1 Arcelor Mital 97,2 11 Shandong Group 24,0
2 Hebei Group 44,4 12 Tata Steel 23,8
3 Baosteel Group 43,3 13 US Steel 22,0
4 POSCO 39,1 14 Gerdau 20,5

5 Wuhan Group 37,7 15 Nucor 19,9
6 Nippon Steel 33,4 16 Thyssen Krupp 17,9
7 Shagang Group 31,9 17 Evraz 16,8
8 Shougang 30,3 18 Maanshan 16,7
9 JFE 29,9 19 Benxi 16,5
10 Ansteel Group 29,8 20 Hyundai 16,3
Nguồn : World Steel in figures 2012
Bảng 1.4 : Tiêu thụ thép theo đầu người của một số nước, năm 2011
Đơn vị tính : Kg/người
STT Tên nước Suất tiêu thụ thép
1 Hàn Quốc 1.156,6
2 Đài Loan 784,4
3 CH Czech 595,7
4 Nhật Bản 506,7
5 CHLB Đức 479,6
6 Áo 473,1
7 Trung Quốc 459,8
8 Italia 459,5
9 Thụy Điển 424,5
10 Bỉ-Luxenbourg 422,5
11 Việt Nam 126
12 Trung bình cả thế giới 214,7
Nguồn : World Steel in figures 2012

12

Hiện nay, trên thế giới, thép được sản xuất bằng hai công nghệ chính :
- Công nghệ lò cao (BF) – lò chuyển thổi ôxy (BOF) – đúc liên tục
- Công nghệ lò điện hồ quang (EAF) – đúc liên tục
Ngoài hai công nghệ chính nêu trên còn có hai công nghệ mới phát triển là :

- Hoàn nguyên nấu chảy – lò chuyển thổi ôxy (BOF) – đúc liên tục và
- Hoàn nguyên trực tiếp – lò điện hồ quang (EAF) – đúc liên tục.
Tuy nhiên, hai công nghệ mới này mới triển khai ở một số nước giầu tài nguyên khí thiên
nhiên như Ấn Độ, Iran, Venezuela Sản lượng của hai công nghệ này còn rất nhỏ, chỉ chiếm
khoảng 5% tổng sản lượng thép của thế giới . Sản lượng thép của các khu vực và thế giới theo
công nghệ sản xuất được nêu trong bảng 1. 5.
Bảng 1.5 : Sản lượng thép năm 2011 theo công nghệ sản xuất
Đơn vị tính : Triệu tấn
Khu vực BOF EAF Khác Tổng
Li
ê
n minh Ch
â
u
Âu 27
100
,
5

(56,7%)
7
5
,
8

(42,8%)
0,
9

(0,5%)

17
7
,
2

(100%)
C
ác

n
ư
ớc

Ch
â
u
Âu khác
10
,
2

(26,8%)
2
7
,
7

(73,2%)
-


3
7
,
9

(100%)
C.I.S

7
2
,8

(64,1%)
2
3
,
9

(21,1%)
1
6
,
9

(14,8%)
1
13
,
5


(100%)
B
ắc

M


46
,
8

(39,8%)
7
0
,
7

(60,2%)
-

11
7
,
5

(100%)
Nam M


30

,7

(62,3%)
1
8
,
6

(36,6%)
-

(1,1)
4
9
,
3

(100%)
Ch
â
u Phi

5,0

(32,0%)
1
0
,
6


(68,0%)
-

1
5
,
6

(100%)
Trung
Đô
ng

2,3

(11,1%)
1
8
,
5

(88,9%)
-

20,8

(100%)
Ch
â
u

Á

7
78
,
0

(79,8%)
1
9
6,
0

(20,1%)
0,9

(0,1%)
974,9

(100%)
Ch
â
u
Đ
ại

Dương
5,7

(79,1)

1,
5

(20,9%)
-

7
,2

(100%)
Th
ế giới

989,5

(69,5%)
407,1

(29,2%)
17,0

(1,2%)
1.
518
,
0

(100%)
Nguồn : World Steel in figures 2012



13

1.2 Hiện trạng ngành luyện kim đen Việt Nam
1.2.1 Cơ sở tài nguyên
Việt Nam có một số tài nguyên cơ bản phục vụ cho việc phát triển ngành luyện kim đen. Đó
là quặng sắt, quawczit, quặng mangan, crom, niken, than, đá vôi, đôlômit, đất sét chịu lửa
[4]
Quặng sắt
Việt Nam có 216 mỏ và điểm mỏ quặng sắt với tổng trữ lượng 1,16 tỷ tấn. Có thể nói Việt
Nam là nước có nhiều quặng sắt nhất trong các nước ASEAN. Các mỏ lớn nhất bao gồm :
- Mỏ sắt Thạch Khê (tỉnh Hà Tĩnh) : Tổng trữ lượng 544 triệu tấn loại magnetit;
- Mỏ sắt Quý Sa (Lào Cai) : 112,4 triệu tấn loại limonit;
- Các mỏ sắt ở tỉnh Thái Nguyên : 38,7 triệu tấn, đáng chú ý nhất là mỏ Trại Cau và Tiến Bộ ;
- Các mỏ sắt ở tỉnh Cao Bằng : 12 mỏ với tổng trữ lượng 60 triệu tấn loại magnetit ;
- Các mỏ ở tỉnh Hà Giang : Trên 200 triệu tấn ;
- Các mỏ ở tỉnh Yên Bái : 176,5 triệu tấn
- Các mỏ ở tỉnh Bắc Cạn : 50 triệu tấn
Nhìn chung khoáng sản quặng sắt của Việt Nam không nhiều, chất lượng không cao và điều
kiện khai thác khó khăn. Chính vì vậy mà sản lượng quặng sắt hàng năm mới chỉ đạt vài triệu
tấn. Trong thời gian tới, khi mỏ Thạch Khê đi vào khai thác thì sản lượng quặng sắt có thể đạt
15 triệu tấn/năm (Thạch Khê 10 triệu tấn, Quý Sa 3 triệu tấn và các mỏ khác 2 triệu tấn/năm).
Quặng mangan
Việt Nam có nhiều mỏ quặng mangan ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc
Cạn với tổng trữ lượng trên 14 triệu tấn Hiện nay các mỏ đang khai thác chủ yếu ở tỉnh
Cao Bằng để sản xuất FeMn và FeSiMn.
Quắc zit
Mỏ quắc zit lớn nhất là ở tỉnh Phú Thọ và tỉnh Bình Thuận . Hiện nay mỏ quăczit Phú Thọ
(trữ lượng 11.9 triệu tấn và chất lượng rất cao : 94 – 97% SiO
2

) đang được Công ty CP Gang-
Thép Thái Nguyên khai thác để sản xuất FeSi và vật liệu chịu lửa. Mỏ quăczit Bình Thuận với
trữ lượng 0,5 triệu tấn cũng đang được khai thác.
Quặng crom
Việt Nam chỉ có quặng crom tập trung ở tỉnh Thanh Hoá với tổng trữ lượng khoảng 21 triệu
tấn. Quặng crom của Việt Nam có đặc điểm là tỷ tệ Cr/Fe thấp và kích thước hạt quặng nhỏ
gây khó khăn cho việc luyện FeCr. Tuy nhiên, quặng crom Việt Nam còn chứa một số nguyên
tố cộng sinh rất có giá trị như Niken (khoảng 3.076.880 tấn) và Coban (khoảng 283.000 tấn).
Quặng Niken

14

Tài nguyên Niken có khoảng 3.485.363 tấn chủ yếu ở mỏ sa khoáng cromit Cổ Định, Thanh
Hoá (3.076.880 tấn) và mỏ Bản Phúc, Sơn La (337.496 tấn).
Than mỡ luyện cốc
Việt Nam có rất ít than mỡ để luyện ra than cốc. Tổng trữ lượng than mỡ khoảng 11,8 triệu
tấn tập trung ở 2 vùng chính :
- Thái Nguyên (mỏ Làng Cẩm) : trữ lượng khoảng 5 triệu tấn
- Vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La và Hoà Bình+Ninh Bình) : 6,8 triệu tấn
Đá vôi
Đá vôi có ở hầu hết các tỉnh trong phạm vi cả nước với tổng trữ lượng khoảng 13 – 15 tỷ tấn.
Nguồn đá vôi dồi dào đủ đáp ứng cho việc phát triển công nghiệp xi măng, thép, xây dựng
Đôlômit
Tập trung ở Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hoá với trữ lượng trên 40 triệu tấn.
Magnezit
Nhiều nhất là ở Gia Lai (mỏ Kongqueng) với trữ lượng khoảng 9 triệu tấn
Fenspat (CaF
2
)
Nguồn fenspat nằm rải rác ở các tỉnh Lai Châu, Yên Bái và Cao Bằng. Quặng fenspat có hàm

lượng CaF
2
= 91%, SiO
2
= 4,8% và tạp chất còn lại 4,2%.
Bentonit
Tổng trữ lượng bentonit cấp P khoảng 350 triệu tấn. Đặc biệt có mỏ ở Gi Linh (Lâm Đồng) có
trữ lượng hàng triệu tấn với chất lượng cao : SiO
2
= 54%, Al
2
O
3
= 21%.
Sét chịu lửa
Nguồn sét chịu lửa phân bố ở các tỉnh Hải Dương, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc,
Hoà Bình, Thanh Hoá, Đồng Nai và Lâm Đồng với tổng trữ lượng khoảng 12 triệu tấn. Hiện
nay đang khai thác mỏ Trúc Thôn, Hải Dương (trữ lượng 8,4 triệu tấn) và mỏ Bình Dương ,
Đồng Nai.
1.2.2 Quá trình phát triển ngành thép
Ngành công nghiệp thép Việt Nam được bắt đầu từ năm 1959 bằng việc xây dựng Khu gang
thép Thái Nguyên, ngày nay là Công ty gang thép Thái Nguyên, do Cộng hoà nhân dân Trung
Hoa giúp đỡ với công suất thiết kế 100.000 tấn/năm. Tiếp đó, nhà máy Luyện cán thép Gia
Sàng cũng được khởi công xây dựng vào năm 1972 với sự giúp đỡ của CHDC Đức có công
suất thiết kế 50.000 tấn/năm. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, chúng ta tiếp quản các
cơ sở luyện kim mini của chế độ cũ để lại (Biên Hòa, Nhà Bè, Thủ Đức và Tân Thuận) và
thành lập Công ty Thép Miền Nam với công suất khoảng 80.000 tấn/năm. Từ năm 1994, một
loạt các nhà máy liên doanh với nước ngoài được xây dựng và đi vào sản xuất như Công ty

15


liên doanh Natsteelvina (liên doanh với Singapore), VietNam-Posco Steel Co. - VPS (liên
doanh với Hàn Quốc), Công ty ống thép Việt Nam Vinapipe (liên doanh với Hàn Quốc),
Vinausteel (liên doanh với Australia), Vinakyoei (liên doanh với Nhật Bản), Công ty Thép
Tây Đô (liên doanh với Đài Loan) chuyên sản xuất thép xây dựng, Posvina (liên doanh với
Hàn Quốc), Nipovina (liên doanh với Nhật Bản), Công ty Tôn Phương Nam (liên doanh với
Malaysia), Vingal (liên doanh với Australia) chuyên sản xuất tôn mạ các loại. Và sau đó nhiều
nhà máy của các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh ra đời. Đó là các Công ty Thép Hoà
Phát, Công ty Thép Việt- Ý, Công ty Thép Pomihoa, Công ty Thép Pomina (Thép Việt), Công
ty Thép Sunsteel, Công ty Thép Vinakansai, Công ty TNHH Thép Nam Đô, Công ty
Cổ phần Thép Hải Phòng, Công ty Thép Vinafco, … Gần đây, nhiều nhà máy luyện kim đã
được xây dựng như nhà máy thép Phú Mỹ, nhà máy cán nguội Phú Mỹ, nhà máy thép Vạn
Lợi, nhà máy thép Đình Vũ, nhà máy thép Lương Tài, Công ty CP Thép Sông Đà, Công ty
CP Thép Thái Hưng, nhà máy Thép Thép Việt, Công ty Thép đặc biệt Sheng Li, Công ty CP
Thép Thái Bình Dương và nhiều nhà máy đang khởi công xây dựng như Dự án mở rộng
sản xuất giai đoạn 2 của Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty liên doanh khoáng sản-
luyện kim Việt Trung, nhà máy sản xuất phôi thép Hưng Thịnh Phát và một số nhà máy gang
của các công ty Cửu Long, Vạn Lợi (ở Hải Phòng, Hà Tĩnh, Bắc Cạn), Đình Vũ … Đến nay,
ngành thép Việt Nam đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, có thể đáp ứng được về cơ bản thép tròn dài, thép hình nhỏ, thép ống hàn, tôn mạ các loại
và bắt đầu sản xuất thép tấm cán nguội. Năm 2011 chúng ta đã sản xuất được khoảng 600.000
tấn gang, 4.900.000 tấn phôi thép và 9.152.000 tấn thép bao gồm thép thanh, thép dây, thép
hình nhỏ, thép tấm lá cán nguội, thép ống hàn và thép tấm mạ các loại. Như vậy, trong những
năm gần đây (giai đoạn 2005 – 2010) ngành thép Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng cao,
khoảng 20%/năm. Sau đây là tình hình cụ thể của các khâu trong ngành công nghiệp thép
nước ta [5].

Sản xuất gang
Sản xuất gang là khâu đầu tiên trong chu trình sản xuất thép. Đây là khâu yếu nhất trong
ngành thép Việt nam. Cơ sở sản xuất gang đầu tiên là Nhà máy luyện gang Lưu Xá thuộc

Công ty CP Gang-Thép Thái Nguyên (Tổng Công ty Thép Việt Nam). Nhà máy này do Trung
Quốc giúp ta xây dựng bao gồm 2 máy thiêu kết 18 m
2
và 3 lò cao 100 m
3
với công suất thiết
kế khoảng 150.000 tấn/năm và bắt đầu hoạt động từ năm 1963. Nguyên liệu chính của nhà
máy là quặng sắt được khai thác từ mỏ sắt Trại Cau (Thái Nguyên). Gần đây có thêm quặng
sắt từ mỏ sắt Phúc Ninh (Tuyên Quang) và Ngườm Tráng (Cao Bằng). Than cốc được luyện
trong nhà máy cốc của Công ty từ than mỡ Làng Cẩm và Phấn Mễ. Sau nhiều năm sản xuất,
máy móc thiết bị xuống cấp nặng nên năm 2000 nhà máy được cải tạo mở rộng. Hiện tại nhà
máy có máy thiêu kết 27 m
2
và 2 lò cao 100 m
3
và 120 m
3
.

16

Trong những năm gần đây đã có một số cơ sở xây dựng các lò cao, cụ thể được thống kê
trong bảng 1.6 như sau :
Bảng 1.6 : Các cơ sở sản xuất gang
STT Tên công ty Loại lò CS thiết kế
(Tấn/năm)
Địa điểm
1 Cty CP Gang thép Thái nguyên 100 + 120 m
3
220.000 Thái Nguyên

2 Cty TNHH Kim khí Gia Sàng 25 m
3
20.000 Thái Nguyên
3 Cty Matexim 25 20.000 Bắc Cạn
4 Cty CP Khoáng sản Cao Bằng 2 x 22 m
3
30.000 Cao Bằng
5 Cty CP 30/4 50 m
3
40.000 Cao Bằng
6 Cty Cao Sơn Hà 50 m
3
40.000 Cao Bằng
7 Cty CP Gang thép Hòa Phát 350 m
3
350.000 Hải Dương
8 Cty CP Gang Vạn Lợi 2 x 230 m
3
500.000 Hải Phòng
9 Cty CP Thép Đình Vũ 230 m
3
250.000 Hải Phòng
10 Cty TNHH Nhật Phát 70 m
3
50.000 Hải Phòng
11 Cty CP Thép Đông Nam Á 2 x 50 m
3
50.000 Quảng Ninh
12 Cty LD Khoáng nghiệp Hằng Nguyên 150 m
3

150.000 Tuyên Quang
13 Cty CP Thép Thanh Hà 2 x 50 m
3
50.000 Thanh Hóa
14 Cty CP Gang thép Vạn Lợi-Hà Tĩnh 230 m
3
250.000 Hà Tĩnh
Tổng cộng 1.970.000

Sản lượng gang của các nhà máy này trong những năm gần đây được nêu trong bảng 1.7.
Bảng 1.7 : Sản lượng gang giai đoạn 2001 - 2011
Đơn vị tính : 1.000Tấn
Năm Sản lượng
2001 48
2002 98
2003 197
2004 185
2005 201
2006 250
2007 200
2008 280
2009 350
2010 500
2011 600
Nguồn : Hiệp hội Thép Việt Nam

17

Từ các số liệu trên ta thấy các nhà máy luyện gang ở ta mới sử dụng được khoảng 30% công
suất thiết kế. Đây là một sự lãng phí lớn, làm giảm hiệu quả đầu tư.

Trong thời gian tới, nhiều dự án về sản xuất gang sẽ được xây dựng và đưa vào hoạt động :
- Công ty gang thép Thái Nguyên : 01 lò cao 550 m
3
với sản lượng 500.000 tấn/năm;
- Công ty LD Khoáng sản-Luyện kim Việt Trung (Lào Cai) : 01 lò cao 550 m
3
với sản
lượng 500.000 tấn/năm;
- Công ty CP Gang thép Hòa Phát : 01 lò cao 450 m
3
, sản lượng 450.000 tấn/năm
- Công ty CP Khoáng sản Cao Bằng : 01 lò cao 179 m
3
, sản lượng 170.000 tấn/năm
- Công ty Thép Tây Nguyên : 01 lò cao 80 m
3
, sản lượng 80.000 tấn/năm
Như vậy, nếu các dự án đi vào hoạt động đúng kế hoạch thì trong năm tới năng lực sản xuất
gang nước ta sẽ được nâng lên 3.620.000 tấn/năm. Nguyên liệu quặng sắt được cung cấp một
phần từ các mỏ sắt trong nước như mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh), mỏ Quý Sa (Lào Cai) và một số
mỏ nhỏ ở các địa phương. Ngoài ra cũng phải nhập khẩu thêm quặng từ nước ngoài. Toàn bộ
nhu cầu than cốc sẽ phải nhập khẩu.
Ngoài công nghệ lò cao, gần đây một số cơ sở tư nhân đang xây dựng nhà máy sản xuất sắt
hoàn nguyên trực tiếp :
- Nhà máy sắt xốp Cao Bằng (Cty MIREX) : 100.000 tấn/năm
- Nhà máy sắt xốp Bắc Cạn (Cty MATEXIM) : 100.000 tấn/năm
- Nhà máy sắt xốp Hải Phòng (Cty Nhật Phát) : 50.000 tấn/năm
- Nhà máy sắt hạt Nghệ An (Cty Kobelco-Nhật Bản) : 1.000.000 tấn/năm

Sản xuất phôi thép

Ngành sản xuất phôi thép của chúng ta bắt đầu bằng 2 lò mactanh 50 tấn/mẻ tại Công ty gang
thép Thái Nguyên và 2 lò BOF 5 tấn/mẻ tại nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng. Sau một số
năm vận hành, Công ty đã chuyển sang lò điện hồ quang. Hiện tại, ngành thép đang sử dụng
100% công nghệ lò điện hồ quang. Điều này xuất phát từ điều kiện thiếu gang lỏng của nước
ta. Như đã nêu ở phần trên, cơ sở sản xuất gang lớn nhất nước ta là Công ty gang thép Thái
Nguyên cũng chỉ sản xuất được khoảng 200.000 tấn/năm. Vì vậy, việc áp dụng công nghệ
luyện thép lò điện trong thời gian qua là phù hợp với bước đi ban đầu của ngành công nghiệp
thép nước ta. Các cơ sở sản xuất thép phôi của nước ta được thống kê trong bảng 1.8.
Bảng 1.8 : Các cơ sở sản xuất thép phôi

TT

Nhà máy
Dung lượng lò
(tấn/ mẻ)x số lò
Công suất thiết kế
(10
3
tấn/ năm)
I Tổng Công ty Thép Việt Nam

1.315
01 Thép Lưu Xá 30 x 2 400

18

02 Thép Gia Sàng 9 x 4 75
03 Cơ khí Gang Thép 12 40
04 Thép Đà Nẵng 15 60
05 Thép Biên Hoà 20 120

06 Thép Thủ Đức 20 120
07 Thép Phú Mỹ 70 500
II Các đơn vị ngoài VNSteel
08 Cty Thép Hoà Phát 20 x 2 200
09 Cty Cp Thép Sóc Sơn 20 x 2 200
10 Cty Thép Vạn Lợi 40 x 2 500
11 Cty Cp Thép Đình Vũ 35 230
12 Cty Thép Thái Hưng 20 x 2 200
13 Cty CP Thép Sông Đà 60 400
14 Cty CP Thép Việt Nhật (HPS) 12 x 4 (IF) 120
15 Cty CP TM TBD 12 x 4 (IF) 120
16 Cty Thép Shengli 50 x 2 600
17 Cty LHGT Hoà Phát (HD) 1 lò BOF 30T 350
18 Công ty thép Thép Việt 60 400
19 Công ty TNHH Thép Đồng Tiến 20 x 2 200
20 Công ty CP Thép Đà Nẵng - Ý 40 250
21 Các cơ sở khác Lò IF cỡ nhỏ 645

Tổng cộng

5.730
Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam

19

Từ các số liệu ở bảng trên ta thấy hiện nay Việt Nam có 31 lò EAF từ 9 – 70T, 1 lò BOF
30T, 8 lò cảm ứng trung tần 12 T và hàng nghìn lò cảm ứng trung tần nhỏ (0,5 – 6 T). Các lò
điện sản xuất thép của ta đều rất nhỏ trừ nhà máy thép Phú Mỹ được trang bị lò điện hồ quang
kiểu DANARC 70 tấn/mẻ và Công ty CP Thép Sông Đà và Công ty Thép Thép Việt có lò
EAF CONSTEEL 60 tấn/mẻ mới được đưa vào vận hành. Các lò điện này đã áp dụng một số

tiến bộ kỹ thuật như phun ô xy và than vào tạo xỉ bọt, dùng biến thế siêu cao công suất, sử
dụng các loại vật liệu chịu lửa siêu bền, ra thép đáy lệch tâm … Sản lượng phôi thép năm
2011 đạt 4.900.000 tấn, đáp ứng được gần 80% nhu cầu phôi của cả nước. Từ năm 1992 trở
lại đây, ngành thép Việt Nam đã được trang bị một loạt lò thùng tinh luyện và máy đúc liên
tục đã làm cho chất lượng và năng suất thép thỏi được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ thép đúc liên tục
đã đạt khoảng 85%.
Sản lượng phôi thép của nước ta trong những năm gần đây được thống kê trong bảng 1.9.
Bảng 1.9: Sản lượng phôi thép giai đoạn 2001-2011
Đơn vị tính : Tấn
Năm Sản lượng
2001 319
2002 409
2003 544
2004 689
2005 890
2006 1.869
2007 2.024
2008 2.250
2009 2.700
2010 4.314
2011 4.900
Nguồn : Hiệp hội Thép Việt Nam

Hiện nay, một số nhà máy luyện thép đang được xây dựng :
- Công ty Gang Thép Thái Nguyên : 01 lò BOF 50 tấn/mẻ
- Công ty Luyện kim-Khoáng sản Việt-Trung (Lào Cai) : 01 lò BOF 50 tấn/mẻ
- Công ty thép Thép Việt (Phú Mỹ) : 01 lò EAF 120T/mẻ
- Công ty CP gang thép Nghi Sơn (Thanh Hoá) : 01 lò EAF 120T
- Công ty CP Thép Hưng Thịnh Phát (Phú Thọ) : 01 lò EAF Consteel 70 tấn/mẻ
- Công ty CP thép Hà Tĩnh : 01 lò BOF 40 tấn/mẻ

- Công ty TNHH Fuco (Bà Rịa-Vũng Tàu) : 01 lò EAF 90T
- Công ty LD Vina-Kyoei : 01 lò EAF 70T

20

Trong những năm tới, nước ta có thể sản xuất được khoảng 9.500.000 – 10.000.000 tấn phôi
thép/năm. Công nghệ sản xuất chủ yếu vẫn là luyện thép trong lò điện hồ quang. Nguồn
nguyên liệu chủ yếu là thép phế nhập khẩu và gang sản xuất trong nước. Ngoài ra còn có lò
chuyển thổi ôxy và lò cảm ứng các loại.

Sản xuất cán
Ngành sản xuất cán thép của nước ta bắt đầu là Nhà máy cán thép Gia Sàng do CHDC Đức cũ
giúp với công suất thiết kế 50.000 tấn/năm, Nhà máy cán thép Lưu Xá do Trung Quốc giúp
xây dựng với công suất thiết kế 100.000 tấn/năm và các nhà máy cán thép ở Miền Nam như
Biên Hoà, Thủ Đức, Nhà Bè và Tân Thuận với công suất thiết kế khoảng 80.000 tấn/năm.
Ngành cán thép Việt Nam sau năm 1994 đã phát triển với tốc độ cao so với các ngành sản
xuất gang và thép. Các cơ sở sản xuất cán chính ở nước ta được trình bầy trong bảng 1.10.

Bảng 1.10 : Các dây chuyền cán thép
TT Nhà máy Công nghệ
Công suất thiết kế
(10
3
tấn/ năm)
01 Cán Lưu Xá Bán LT 250
02 Cán mới Lưu Xá Liên tục 300
03 Cán Gia Sàng Bán LT 100
04 Cán Biên Hoà Bán LT 130
05 Cán Nhà Bè Bán LT 190
06 Cán Thủ Đức Bán LT 160

07 Cán Tân Thuận Bán LT 30
08 Cán Phú Mỹ Liên tục 400
09 Cán Đà Nẵng Bán LT 40
10 Cán Miền Trung Cán thủ công 20
Tổng Công ty thép Việt Nam 1.620
11 Vinakyoei Liên tục 400
12 Cty LD thép Việt Hàn Liên tục 250

21

13 Vinaausteel Bán LT 250
14 Nasteelvina Bán LT 120
15 Cty thép Tây Đô Bán LT 120

Cộng các LD với VNSteel 1.140
16 Cty Sunsteel Liên tục 300
17 Cty SSE Liên tục 300
Cộng các Cty 100% vốn NN 600
18 Cty TNHH Nam Đô Bán LT 120
19 Cty CP thép Hải Phòng Bán LT 160
20 Cty thép Hoà Phát Liên tục 600
21 Cty Thép Việt Ý Liên tục 250
22 Cty Thép Ninh Bình Liên tục 350
23 Cty POMINA (Thép Việt) Liên tục 850
24 VINAKANSAI Liên tục 300
25 Thăng Long-Kansai Bán LT 180
26 Thép Sông Hồng Bán LT 180
27 Cty CP Thép Thái Nguyên Bán LT 120
28 Cty Thép Đà nẵng- Ý Bán LT 120
29 Cty Thép Shengli Bán LT 200

30 Cty CP Thép Việt Đức Bán LT 120
Cộng các Cty ngoài VNSteel 3.550
31 Các doanh nghiệp nhỏ Thủ công 1.090

22


Tổng cộng 8.000
Nguồn : Hiệp hội Thép Việt Nam
Trong tương lai, các nhà máy cán tấm nóng, cán tấm nguội công suất lớn từ 2.000.000
đến 3.000.000 tấn/năm và đặc biệt các nhà máy cán của nhà máy luyện kim liên hợp được xây
dựng sẽ cải thiện trình độ công nghệ của ngành sản xuất cán nước ta. Tình hình sản xuất thép
xây dựng năm 2010 và 2011 được thống kê trong bảng 1.11.
Bảng 1.11 : Sản lượng thép xây dựng năm 2010 và 2011
Đơn vị tính : Tấn
TT Tên doanh nghiệp 2010 2011
1 TCy Thép VN (VNSteel) 1.325.601 1.279.462
Cty Gang Thép Thái Nguyên 591.546 610.663
Cty Thép Miền Nam 396.152 391.565
Cty CP Thép Biên Hoà 122.322 100.151
Cty CP Thép Thủ Đức 120.067 113.591
Cty CP Thép Nhà Bè 60.789 63.492
Cty Kim khí Miền Trung 34.725 -
2 Các LD với VNSteel 1.044.169 937.122
Vinakyoei 416.545 383.198
Vina-Posco (VPS) 225.566 210.106
Vinausteel 224.039 193.129
Natsteelvina 124.499 104.100
Tây Đô Steel 53.520 46.589
3 Các DN ngoài VNSteel 2.588.815 2.653.712

SSE 285.746 270.675
Nam Đô 48.701 45.330
Việt Nhật (HPS) 117.400 121.364
Hoà Phát 601.231 623.758

23

Sun Steel 44.858 11.949
Pomina 810.964 754.885
Việt-Ý 254.965 258.594
Cty CP Thép Thái Nguyên 27.687 23.900
Cty Thép ThăngLong Kansai 54.917 30.500
DANA- Ý 47.350 41.496
Cty Thép Sông Hồng 133.046 102.426
Cty Thép Shengli 73.650 130.600
Cty Thép Việt Đức 88.300 207.241
4 Các doanh nghiệp khác 700.000 664.075
Tổng cộng 5.658.500 5.504.371
Nguồn : Hiệp hội Thép Việt Nam
Ngoài thép xây dựng (thép tròn cây và cuộn, thép hình nhó), những năm gần đây ngành thép
Việt Nam đã bắt đầu sản xuất thép tấm lá cán nguội. Hiện tại chúng ta có 6 nhà máy cán tấm
lá nguội. Sản lượng thép tấm lá cán nguội năm 2010 và 2011 được nêu trong bảng 1.12.
Bảng 1.12 : Sản lượng thép tấm lá cán nguội năm 2010 và 2011
Đơn vị tính : Tấn
TT Tên doanh nghiệp 2010 2011
1 Cty Thép tấm lá Phú Mỹ 212.386 118.710
2 Cty CP Tôn Hoa Sen 178.458 153.453
3 Sunsteel 112.584 117.690
4 Cty POSCO Vietnam 967.340 1.041.990
5 Cty Thép tấm lá Thống Nhất 22.629 24.054

6 Cty Việt Thanh 28.742 16.990
Tổng cộng 1.522.139 1.472.887
Nguồn : Hiệp hội Thép Việt Nam


24

Gia công các sản phẩm sau cán
Sản xuất ống thép
Sản xuất thép ống ở mức độ công nghiệp đầu tiên là Liên doanh Vinapipe giữa Tổng Công ty
Thép Việt Nam với Tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) có công suất thiết kế ban đầu là 30.000 tấn
thép ống đen và mạ kẽm/năm bắt đầu hoạt động năm 1994. Sau đó cơ sở này đã mở rộng đưa
công suất lên 40.000 tấn/năm. Do nhu cầu về ống thép các loại tăng nhanh nên trong những
năm gần đây đã có nhiều cơ sở tham gia sản xuất mặt hàng này. Các cơ sở chính và sản lượng
thép ống năm 2010 và 2011 được nêu trong bảng 1.13.
Bảng 1.13 : Sản lượng thép ống năm 2009 v à 2010
Đơn vị tính : Tấn
TT Tên doanh nghiệp 2010 2011
1 Vinapipe 31.739 23.140
2 Vingal 7.836 4.496
3 Hanitsco 2.285 -
4 Công ty 190 58.122 67.593
5 Nhật Quang 31.110 33.090
6 Hoà Phát 76.000 92.900
7 SeAH VN 54.085 90.183
8 Sunsteel 27.582 22.662
9 Việt Đức 59.952 59.998
10 Đoàn Kết 6.543 6.806
11 Quang Minh 10.200 8.400
12 Tràng An 7.320 6.033

13 Minh Ngọc 28.650 33.482
14 Vinda Steel 31.020 21.316
15 Việt Thanh 2.654 651
16 Hữu Liên Á châu 82.033 74.615
17 CPTĐ Hoa Sen 44.377 63.934

Tổng cộng 561.508 609.299
Nguồn : Hiệp hội Thép Việt Nam



25

Tôn mạ kẽm và mạ mầu
Do nhu cầu lợp nhà và bao che, nhất là ở các tỉnh phía Nam, một số cơ sở sản xuất tôn mạ
kẽm và tôn mạ mầu đã được thành lập như POSVINA (Liên doanh giữa Công ty Thép Miền
Nam với Tập đoàn thép POSCO-Hàn Quốc), NIPOVINA (Liên doanh giữa Công ty Thép
Miền Nam với Nhật Bản), Tôn Phương Nam (Liên doanh giữa Công ty Thép Miền Nam với
Malaysia). Hiện nay nước ta đã có nhiều nhà máy sản xuất tôn mạ kẽm và mạ mầu, cơ bản
đáp ứng được cho nhu cầu của các ngành kinh tế và gia dụng. Danh sách các nhà máy sản
xuất tôn mạ và sản lượng năm 2010 và 2011 được thống kê trong bảng 1.14.
Bảng 1.14 : Sản lượng tôn mạ năm 2010 và 2011
Đơn vị tính : Tấn
TT Tên doanh nghiệp 2010 2011
1 POSVINA 67.932 57.759
2 NIPOVINA 5.780 4.748
3 Hoa Sen 349.122 525.352
4 Tôn Phương Nam 124.890 120.035
5 Sun Steel 152.596 155.970
6 Tôn Việt-Pháp 20.832 20.155

7 Cty Sài Gòn 30.700 34.525
8 Tôn Phước Khanh 19.100 25.300
9 Việt Thanh 7.000 7.454
10 PerstimaViệt Nam 68.786 63.016
11 Blue Scope Steel 59.809 61.158
12 Nam Kim 77.817 67.041
13 Tôn Đông Á 45.350 105.830
14 VNSteel Thănglong 11.000 33.800
Tổng cộng 1.040.714 1.265.643
Nguồn : Hiệp hội Thép Việt Nam

1.2.3 Định hướng phát triển ngành thép đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025
Định hướng phát triển ngành thép được thể hiện trong Quy hoạch phát triển ngành thép Việt
Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2007 [6] với các nội dung chính sau :

26

Dự báo nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam đến năm 2025 được trình bầy trong bảng
1.15.
Bảng 1.15 : Dự báo nhu cầu thép của Việt Nam đến năm 2025

Năm Tổng nhu
cầu thép
(1.000 tấn)
Trong đó
Thép dài (1.000 tấn) Thép dẹt (1.000 tấn)
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
2005 6.480 3.564 55 2.916 45
2010 10.000 5.000 50 5.000 50

2015 15.000 6.250 45 8.750 55
2020 20.000 8.000 40 12.000 60

Từ những số liệu dự báo về nhu cầu thép của nền kinh tế mà Quy hoạch phát triển ngành thép
Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015, có xét đến năm 2025 đã đề ra mục tiêu sản lượng của các
khâu trong ngành thép như trong bảng 1.16.
Bảng 1.16 : Mục tiêu sản lượng của ngành thép giai đoạn 2007-2025
Đơn vị tính : 1.000 tấn
2010 2015 2020 2025
Gang 1.500-1.900 5.000-5.800 8.000-9.000 10.000-12.000
Thép thô 3.500-4.500 6.000-8.000 9.000-11.000 12.000-15.000
Thép cán
(Thép dẹt)
6.300-6.500
(1.800-2.000)
11.000-12.000
(6.500-7.000)
15.000-18.000
(8.000-10.000)
19.000-22.000
(11.000-13.000)
Xuất khẩu 500-700 700-800 900-1.000 1.200-1.500

1.2.4 Hiện trạng ngành sản xuất fero
Các loại fero (FeSi, FeMn, FeCr, FeW, FeMo, FeTi, FeV …) là những vật tư không thể thiếu
trong sản xuất luyện kim đen. Trong luyện thép, FeSi và FeMn là chất khử ôxy với lượng tiêu
hao rất lớn, khoảng 15 – 20 kg/tấn thép. Còn trong luyện các loại thép hợp kim cần các loại
fero để hợp kim hóa thép nhằm nâng cao các tính năng như độ bền, độ dẻo dai, độ cứng, độ
chịu mài mòn, chống ăn mòn trong các môi trường xâm thực. Ở nước ta mới sản xuất được 3
loại fero : FeSi, FeMn và FeCr.

Sản xuất FeSi
FeSi là loại fero được sản xuất đầu tiên ở nước ta tại Nhà máy hợp kim sắt (Công ty Gang
thép Thái Nguyên) và Nhà máy hợp kim sắt Nhà Bè (Công ty Thép Miền Nam). Ở Miền Bắc,
FeSi được sản xuất từ quặng quăczit Thanh Ba (Phú Thọ) trong các lò điện hồ quang cỡ nhỏ.

×