Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Đề tài : Nghiên cứu xây dựng định hướng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ lực của việt nam giai đoạn 2010 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 187 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ
CẤU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CHỦ LỰC
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Thực hiện theo Hợp đồng số 06709 RD/HĐ-KHCN ngày 03 tháng 03 năm 2009
giữa Bộ Công Thương và Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mi)
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Hng
Các thnh viên tham gia đề tài:
- Tạ Quang Trung
- Trần Xuân Thành
- Lê Thúy Hằng
- Phạm Văn Thắng
- Trần Mỹ Dung
- Lê Mai Thanh
- Nguyễn Xuân Hòa

7604
22/01/2010

H Ni, thỏng 12/2009


MỤC LỤC
Mở đầu

1


Chương 1: Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu các mặt hàng chủ lực
và vai trò của cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đối với sự phát
triển kinh tế quốc dân.

7

1.1 Những quan niệm về mặt hàng xuất khẩu chủ lực

7

1.2 Vai trò của xuất khẩu và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực với sự phát
triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

9

1.2.1 Vai trò của xuất khẩu

9

1.2.2 Vai trò của xuất khẩu các mặt hàng chủ lực

11

1.2.3 Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng

13

1.3 Những nhân tố chính tác động đến xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của
Việt Nam thời gian qua


18

1.4 Quan điểm, chính sách đã ban hành thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng
chủ lực (biện pháp đã áp dụng)

21

1.5 Kinh nghiệm xây dựng cơ cấu hàng xuất khẩu của một số nước có điều
kiện tương đồng và bài học đối với Việt Nam.

29

1.5.1. Trung Quốc

29

1.5.2. Thái Lan

33

1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

36

Chương 2: Thực trạng cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn
2005-2009.

38


2.1 Khái quát thực trạng cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam

38

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 2005-2009

38

2.1.2 Q trình hình thành cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

39

2.1.3 Một số mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng đạt kim ngạch 1 tỷ USD

41

2.2 Thực trạng cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

42

2.2.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

42

2.2.2 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đối với từng khu vực thị trường xuất khẩu

46


2.3. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam và triển

vọng đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới

61

2.3.1. Gạo

61

2.3.2. Thủy sản

62

2.3.3. Hàng dệt may

67

2.3.4. Giầy dép

68

2.3.5. Đồ gỗ

70

2.3.6. Sản phẩm điện tử, máy tính

72

2.3.7. Sản phẩm nhựa


73

2.3.8. Hàng rau quả

76

2.3.9. Dây và cáp điện

80

2.4 Đánh giá chung về cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam

82

2.4.1. Ưu điểm

82

2.4.2. Hạn chế

84

Chương 3: Định hướng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam giai
đoạn 2010-2015 và một số giải pháp thực hiện

92

3.1 Dự báo phát triển thương mại hàng hóa thế giới đến 2015

92


3.1.1 Bối cảnh thế giới đối với xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới

92

3.1.2 Cơ hội thách thức của xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh mới

95

3.1.3 Dự báo thương mại hàng hóa thế giới đến 2015

100

3.2 Định hướng phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến 2015

108

3.2.1 Căn cứ xây dựng định hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

108

3.2.2. Định hướng về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai
đoạn 2010 - 2015

110

3.3 Định hướng về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
đến năm 2015

123


3.4 Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu cuả Việt
Nam đến 2015

126

3.4.1 Nhóm các giải pháp vĩ mơ

126

3.4.2 Nhóm các giải pháp đối với doanh nghiệp

130

Kết luận

133


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ hàng chế biến trong xuất khẩu giai đoạn 2005-2008

15

Bảng 2.1: Xuất khẩu của Việt Nam qua các năm

38

Bảng 2.2: Các mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD


39

Bảng 2.3: Các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng đạt kim ngạch 1 tỷ USD

41

Bảng 2.4. Kim ngạch và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

43

Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam 2005 – 2009

47

Bảng 2.6: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam
vào một số quốc gia ASEAN

49

Bảng 2.7: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tới thị trường ASEAN

50

Bảng 2.8. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Nhật Bản

51

Bảng 2.9: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Trung Quốc

53


Bảng 2.10: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU 2003-2007

55

Bảng 2.11: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU

56

Bảng 2.12: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hoa Kỳ

57

Bảng 2.13: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang
thị trường châu Đại Dương

59

Bảng 2.14: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tới Nam Phi

60

Bảng 2.15: Xuất khẩu gạo của Việt Nam 2005 - 2008 theo thị trường

62

Bảng 2.16: Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

66


Bảng 2.17: Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2008

67

Bảng 2.18: Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của giầy dép Việt Nam

69

Bảng 2.19: Xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2008 theo khu vực thị trường 70
Bảng 2.20: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang
các thị trường chính từ 2003 đến 2009
Bảng 2.21: Xuất khẩu rau quả của Việt Nam 2005 - 2008 theo thị trường

71
79

Bảng 2.22: Xuất khẩu dây và cáp điện Việt Nam theo thị trường
giai đoạn 2005 – 2008

81


Bảng 3.1 Dự báo triển vọng cung cầu gạo thế giới

103

Bảng 3.2 Dự báo sản lượng cà phê thế giới theo niên vụ

104


Bảng 3.3 Dự báo tiêu thụ cà phê thế giới

104

Bảng 3.4 Xu hướng giá gỗ nguyên liệu trên thị trường thế giới

105

Bảng 3.5 Dự báo tiêu thụ giày dép thế giới

107

Bảng 3.6 Định hướng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
giai đoạn 2010 – 2015
Bảng 3.7 Định hướng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu giai đoạn 2010 – 2015

122
125

Bảng 3.8 Định hướng tỷ lệ hàng chế biến trong xuất khẩu
giai đoạn 2010-2015

126

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các năm

38

Biểu 2.2: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam năm 2008


44

Biểu 2.3: So sánh cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
năm 2004 và năm 2008

47

Biểu 3.1: Dự báo cơ cấu sản phẩm xuất khẩu năm 2010

124

Biểu 3.2: Định hướng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu năm 2015

124


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
Viết tắt
ASEAN

Tiếng Anh
Association of Southeast Asian
Nations

Tiếng Việt
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CIF


Cost, Insurance and Freight

Giá thành, bảo hiểm và cước

EU

European Union

Liên Minh Châu Âu

EEC

European Economic Community

Cộng đồng Kinh tế Châu Âu

EMU

European monetary union

Liên minh kinh tế và tiền tệ

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FOB


Free On Board

FTA

Free Trade Agreement

Khu mậu dịch tự do

General Agreement on Tariffs and

Hiệp định chung về mậu dịch và thuế

Trade

quan

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

ODA


Official Development Aid

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

Trade-Related Aspects of

Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến

Intellectual Property Rights

thương mại

WCO

World Customs Organization

Tổ chức Hải quan thế giới

WEF

World Economic Forum

Diễn đàn Kinh tế thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới


GATT

TRIPS

Miễn trách nhiệm trên Boong tàu
nơi đi

NXB

Nhà Xuất bản

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TCMN

Thủ công mỹ nghệ


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Trong giai đoạn kinh tế hiện nay, các chính sách hỗ trợ đẩy mạnh xuất
khẩu, giảm nhập siêu là một trong những nhóm chính sách quan trọng bảo đảm
tăng trưởng kinh tế hợp lý. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề
ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 – 2010, trong

đó có mục tiêu “Đẩy nhanh xuất khẩu, chủ động về nhập khẩu, kiềm chế và
thu hẹp dần nhập siêu; phấn đấu tăng nhanh tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm
chế biến có giá trị gia tăng cao, giàu hàm lượng cơng nghệ, có sức cạnh tranh,
tạo thêm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực mới, hết sức hạn chế và tiến tới
chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản chưa qua chế biến.”
Thực hiện mục tiêu này, những năm qua cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt
Nam đã có những chuyển biến, xuất khẩu của nhiều nhóm hàng chủ lực đã có
nhiều sự thay đổi. Cơ cấu hàng xuất khẩu trong năm 2008 cho thấy biểu hiện tích
cực, trong đó tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng nơng, lâm, thủy sản đạt được ở
mức 29,6% với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 12,86 tỷ USD, chiếm tỷ trọng
20,44% tổng kim ngạch xuất khẩu; nhóm nhiên liệu và khống sản cũng tăng
kim ngạch 25,3% so với năm trước, kim ngạch đạt 11,89 tỷ USD, chiếm tỷ trọng
18,9% và nhóm hàng chế biến, hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ cũng tăng
trưởng khá 27,7%, tỷ trọng đóng góp cũng được nâng lên gần 43%. Sang năm
2009 xuất khẩu khoáng sản thơ có xu hướng giảm mạnh, trong khi mũi nhọn tập
trung vào nhóm hàng cơng nghiệp chế biến; nhóm nông, lâm sản cho dù khối
lượng xuất khẩu tăng cao, nhưng do giá giảm nên kim ngạch thu được vẫn giảm
nhiều; cịn lại nhóm cơng nghiệp chế biến tuy gặp khó khăn do thị trường xuất
khẩu chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng vẫn trở thành mũi
nhọn xuất khẩu với tỷ trọng đóng góp cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Có thể thấy rằng cho dù cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có sự chuyển biến, nhưng
hiệu quả xuất khẩu vẫn chưa được như mong muốn, tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam năm 2009 vẫn đạt thấp hơn so với mục tiêu đề ra và cũng
1


giảm so với năm 2008, số lượng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có thể đem lại
kim ngạch cao vẫn còn đơn điệu và phát triển rất chậm.
Trước những biến động nhanh của thị trường thế giới, nhất là sau tác động
của khủng hoảng kinh tế thế giới, vấn đề càng cần lưu ý của xuất khẩu Việt Nam

là hiệu quả kinh tế và cơ cấu của mặt hàng xuất khẩu. Thực tế cho thấy, một
trong những nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu của Việt Nam thấp là vì chúng
ta chỉ làm gia cơng và lắp ráp, cơ cấu hàng xuất khẩu tuy đã có sự dịch chuyển
nhưng chưa theo kịp được sự dịch chuyển của các nước xuất khẩu khác trong
khu vực và thế giới, tỷ trọng những mặt hàng xuất khẩu thô, hàng nông sản lợi
nhuận thấp, hàng gia cơng vẫn cịn cao. Điều này địi hỏi phải có những nghiên
cứu cụ thể để tiếp tục xây dựng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hợp lý hơn nữa, tìm
những mặt hàng có kim ngạch tương đối lớn, tốc độ tăng trưởng cao trong những
năm gần đây để tập trung các biện pháp mở rộng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu,
đồng thời với việc nghiên cứu chính sách hỗ trợ xuất khẩu theo hướng chuyển
dần sang xuất khẩu các nhóm hàng chế tạo có giá trị gia tăng cao và tăng hiệu quả
kinh tế, chất lượng của xuất khẩu.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu xây dựng định hướng
cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015” đã
được chọn làm hướng nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu
Đã có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề này như:
- Việt Nam hướng tới 2010 (tuyển tập báo cáo phối hợp nghiên cứu chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam) NXB
chính trị quốc gia 2001. Sách gồm 2 tập trong đó tập 1 gồm 6 báo cáo. Nội dung
sách đã nêu bật vai trò của nhà nước và thị trường trong nền kinh tế, phân tích
đánh giá những cơ hội cũng như thách thức mà Việt Nam gặp phải khi tham gia
hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam tới 2010, NXB thống
kê 1997, nội dung sách gồm 3 chương trong đó chương 1 đã làm rõ những căn
2


cứ để xây dựng định hướng phát triển xuất nhập khẩu 1996-2000, các chính sách

và quyết định phát triển xuất nhập khẩu hiện hành và mới ban hành. Chính sách
mặt hàng và cơ chế điều hành xuất nhập khẩu năm 1997. Chương 2 tập trung nêu
và phân tích chính sách xuất nhập khẩu của các nước đối với Việt Nam. Chương
3 đề xuất các chính sách chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu, chính
sách chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu, và các chính sách phát triển
sản xuất của Việt Nam hướng tới 2010.
- Để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu – Tạp chí thương mại
số 37-2008 Nguyễn Thị Miền. Bài phân tích khái qt tình hình sản xuất và xuất
khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam thời gian qua, nêu ra những hạn chế
của các ngành kinh tế, dịch vụ liên quan đến sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm
nơng nghiệp, từ đó bài phân tích đã nêu ra một số giải pháp để phát triển các
ngành công nghiệp dịch vụ liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu
giúp nâng cao sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam.
- Nâng đẳng cấp cho hàng xuất khẩu – Hiểu Long tạp chí đầu tư chứng khốn
số 3- tháng 1/2006. Bài phân tích khái quát những thành tựu mà các doanh
nghiệp, các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam đã đạt được khi tham gia hội nhập
kinh tế quốc tế. Đồng thời cũng nêu ra những nhược điểm mà hàng xuất khẩu
Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam phải đối phó khi tham gia hội
nhập kinh tế quốc tế.
- Định hướng và các giải pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu Việt
Nam trong thời gian tới Luận án PTS KH Ktế - Trần Ngọc Sơn 1995. Luận án
gồm 3 chương: chương 1 phân tích những căn cứ khoa học cho việc xác định cơ
cấu xuất khẩu nói chung, trên cơ sở phân tích các học thuyết kinh tế kinh điển
của chủ nghĩa trọng thương. Chương này cũng đề cập các khả năng và và điều
kiện sản xuất hàng xuất khẩu ở Việt Nam. Chương 2 luận án phân tích thực trạng
xuất khẩu và quá trình hình thành cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong đó phân
tích khá hệ thống các giai đoạn phát triển và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu trong
1976-1980, 1981-1985, 1985-1990. Chương 3 luận án nêu ra định hướng và giải
pháp chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu đến 2005.
3



- Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam – PGS. TS Nguyễn Hữu
Khải chủ biên, NXB thống kê, 2007 sách gồm 5 chương, chương 1 trình bày
những cơ sở lý luận của quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt
Nam. Chương 2 chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của một số nước và bài học
kinh nghiệm đối với Việt Nam. Chương 3 thực trạng chuyển dịch cơ cấu hàng
xuất khẩu Việt Nam. Chương 4 định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
Việt Nam chương 5 Một số biện pháp chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt
Nam. Sách đã đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, đưa ra các quan
điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ cấu hợp lý, mang lại
hiệu quả kinh tế ngày càng cao hơn, góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, đồng thời đáp ứng tốt các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa có cơng trình nào đánh giá
được thực trạng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2009, nhất là trong bối
cảnh khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế xảy ra vào nửa cuối 2008 kéo
dài suốt cả năm 2009, đồng thời đề xuất xây dựng một cơ cấu xuất khẩu hàng
hóa chủ lực phù hợp với những yêu cầu của giai đoạn tới (2010-2015). Với quan
điểm cập nhật về thời gian và những biến động của thị trường thế giới trong năm
2008 và 2009, đề tài kế thừa các quan điểm của các cơng trình nghiên cứu trước
đây và tiếp tục nghiên cứu bổ sung để xây dựng được định hướng cơ cấu hàng
hóa xuất khẩu chủ lực phù hợp nhất trong giai đoạn 2010 – 2015 sắp tới.

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng định hướng cơ
cấu hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
- Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu và về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam thời gian qua.
- Đề xuất định hướng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giai
đoạn 2010-2015 và một số giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.


4


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung
và cụ thể tới các khu vực thị trường trọng điểm trên thế giới; sự đóng góp của các
nhóm hàng hóa chủ lực trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
và mối liên hệ giữa sự thay đổi tỷ trọng đóng góp đó với sự biến động về kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa.
- Phạm vị nghiên cứu:
+ Về mặt nội dung: Đề tài đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2005 – 2009; phân tích, dự báo xu hướng nhu cầu của thị trường thế
giới đối với các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015;
làm rõ sự đóng góp của các nhóm hàng hóa chủ lực trong tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam, để từ đó xây dựng định hướng chiến lược về cơ
cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và một số giải pháp thực hiện.
+ Về thời gian: Khái quát đối tượng nghiên cứu giai đoạn 2005 – 2009,
định hướng đến năm 2015.
+ Về không gian: Các hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tới các
thị trường trọng điểm như ASEAN, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc...

5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Tập hợp và nghiên cứu tài liệu, số liệu liên quan đến hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam và vấn đề chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Lấy ý kiến chuyên gia, hội thảo khoa học về những nội dung đề tài
nghiên cứu.


5


6. Đóng góp của đề tài
- Về phía Bộ Cơng Thương: Đề tài là một căn cứ khoa học và thực tiễn
quan trọng để Bộ có thể tham khảo trong việc điều chỉnh chính sách và quản lý,
điều hành hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 -2015 nhằm thúc
đẩy tăng trưởng xuất khẩu một cách hiệu quả.
- Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam: Kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có tính chất định hướng cho việc
xây dựng, hoạch định kế hoạch phát triển hoạt động xuất khẩu trong ngắn hạn,
trung hạn để giúp doanh nghiệp chủ động trong công tác xây dựng chiến lược và
kế hoạch kinh doanh phù hợp giai đoạn mới, tập trung đầu tư cho các sản phẩm
phù hợp, đạt hiệu quả hơn trong hoạt động xuất khẩu.

7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
đề tài gồm 3 chương như sau:

6


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG
CHỦ LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ
LỰC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. Những quan niệm về mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Từ nhiều năm nay, ở Việt Nam, mặt hàng xuất khẩu chủ lực được xác
định là các mặt hàng mà trong nước có khả năng tổ chức sản xuất ở quy mô lớn,

tận dụng lợi thế so sánh quốc gia, có khả năng xuất khẩu ra các thị trường trên
thế giới với khối lượng lớn và ổn định, có kim ngạch xuất khẩu lớn, có năng lực
cạnh tranh về giá, có các dịch vụ phục vụ q trình mua bán đầy đủ với chi phí
cạnh tranh. Hơn thế, đây phải là các mặt hàng mà quá trình sản xuất tạo sản
phẩm xuất khẩu không gây cạn kiệt tài nguyên, không gây ô nhiễm môi trường,
không gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng và đảm bảo sản xuất trong nước
phát triển.
Với các tiêu chí nêu trên, và với mục tiêu khuyến khích phát triển xuất
khẩu, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu hàng năm
đạt từ 1 tỷ USD trở lên được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Bên cạnh đó, nhiều quan điểm cũng cho rằng cần định nghĩa lại và có
những tiêu chí khác ngồi tiêu chí về kim ngạch xuất khẩu như: Hàm lượng chế
biến, mức độ thân thiện với môi trường, mức độ gây cạn kiệt tài nguyên, các tiêu
chuẩn về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường làm việc của người
lao động,...để xác định mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam được công nhận là
mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, tiêu chí được sử dụng phổ biến vẫn là kim ngạch
xuất khẩu trên 1 tỷ USD bởi vì khi một mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1
tỷ USD, đồng nghĩa với việc nhiều tiêu chí trên đã được đáp ứng ở các mức độ
khác nhau (ngoại trừ dầu thơ, một số mặt hàng khống sản).

7


Trong năm 2008, ngồi 10 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD đã thực
hiện được từ năm 2007 (chủ yếu thuộc nhóm hàng cơng nghiệp chế biến, nơng
sản) là: Thủy sản, gạo, cà phê, cao su, dầu thô, dệt may, giầy dép, điện tử và linh
kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí, đã xuất hiện thêm 1 mặt
hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là dây điện và cáp điện. Một số mặt hàng xuất
khẩu chủ lực có khối lượng giảm nhưng do giá thế giới tăng mạnh nên về mặt trị

giá tăng khá so với năm 2007 như: Dầu thô tăng 23,1% nhưng lượng giảm 7,7%,
cà phê tăng 5,8% nhưng lượng giảm 18,3%, cao su tăng 14,6% nhưng lượng
giảm 9,8%...
Mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của quốc gia, ngành hay địa phương là
mặt hàng xuất khẩu xác định căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế của quốc
gia, ngành hay địa phương đó ở các thời kỳ phát triển khác nhau. Căn cứ vào
chiến lược phát triển kinh tế của cả nước hay của địa phương ở các thời kỳ phát
triển mà của quốc gia hay địa phương đó xác định phát triển các ngành mũi nhọn
để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn. Ngành kinh tế mũi nhọn là các
ngành kinh tế có thể huy động mọi nguồn lực tạo bước đột phá trong phát triển
và các sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn cũng là các sản phẩm được sản xuất trên
cơ sở huy động mọi nguồn lực của đất nước, của địa phương có khả năng đột
phá về thị trường và có khả năng đạt lợi nhuận từ xuất khẩu cao. Tuy nhiên, đối
với Việt Nam, khái niệm này ít được sử dụng bởi nó thường gắn với thời kỳ
chuyển đổi nền kinh tế, hoặc nền kinh tế đang trong quá trình biến động mạnh
mẽ, mới bắt đầu tham gia kinh tế quốc tế.
Một số quan điểm về xuất khẩu mặt hàng chủ lực
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, quan
điểm phát triển xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ đến 2015,
tầm nhìn 2020 được xác định như sau:
- Phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phải được thực hiện với tốc độ
nhanh trên cơ sở huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong cả nước.

8


- Phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phải nhằm mục tiêu đảm bảo
tăng trưởng xuất khẩu bền vững, tăng kim ngạch xuất khẩu gắn liền với tăng
trưởng kinh tế, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường.
- Phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phải được thực hiện trên cơ

sở tăng cường liên doanh, liên kết, gắn kết thị trường trong và ngoài nước, chủ
động giữ vững thị trường truyền thống, tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường
trong khu vực và thế giới, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút và sử
dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngồi.
- Về cơ cấu hàng hố xuất khẩu, từ nay đến 2020, các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam cần thay đổi theo hướng:
+ Tăng tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như: Hàng dệt may,
giày dép, cơ khí, điện- điện tử...
+ Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến trên
cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp, đổi mới giống cây trồng, vật nuôi, xây
dựng cơ sở chế biến...
+ Tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công truyền thống trên cơ
sở phát triển tiểu thủ cơng nghiệp, làng nghề.
1.2 Vai trị của xuất khẩu và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực với sự phát
triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
1.2.1 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó
khơng phải là hành vi bn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua
bán phức tạp, có tổ chức, cả bên trong nước và ngoài nước nhằm mục tiêu lợi
nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi kinh tế, và từng bước
nâng cao mức sống của dân cư của quốc gia. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh
đem lại hiệu quả đột biến nhưng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn vì nó phải
đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước

9


tham gia xuất nhập khẩu không dễ dàng và nhiều khi khơng thể khống chế hay
kiểm sốt được.
Với khái niệm đó, vai trị của xuất khẩu đối với nền kinh tế và các

ngành kinh tế trong nước là rất lớn.
- Xuất khẩu là một bộ phận quan trọng của cơ cấu kinh tế, một mặt nó bị
chi phối và quyết định bởi cơ cấu của ngành và lĩnh vực chủ yếu, mặt khác nó có
vai trị tạo tiền đề và thúc đẩy các ngành kinh tế trong quá trình hình thành và
phát triển một cơ cấu kinh tế hợp lý.
- Xuất khẩu đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP. Tới nay, chưa có
một hệ số cụ thể về mối liên hệ giữa tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng GDP,
nhưng suốt nhiều năm qua, thực tế tại Việt Nam cho thấy muốn có GDP tăng ở
mức này thì xuất khẩu phải tăng cao hơn hai lần. Năm 2006, Việt Nam đạt mức
tăng trưởng GDP 8,7%, cao thứ hai tại châu Á, chỉ sau Trung Quốc, trong đó với
mức kim ngạch đạt 39,6 tỉ USD, tăng trưởng 22% so với năm 2005, lĩnh vực xuất
khẩu đã đóng góp hơn 60% trong tổng GDP. Năm 2007, GDP tăng trưởng 8,47%
thì xuất khẩu đã tăng trưởng 21,9%. Với mức tăng trưởng GDP 6,23% của năm
2008, đóng góp vào mức tăng trưởng này có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở mức
29,1%. Sang năm 2009, tương quan nêu trên đã thay đổi, nhưng cũng có thể thấy
khi xuất khẩu khơng có tăng trưởng thì GDP cũng giảm thấp.
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ cơng nghiệp
hố và hiện đại hoá của các quốc gia. Thực tế đã cho thấy, bất kỳ nền kinh tế nào
cũng cần phải nhập khẩu nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo đầu
vào cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tuy nhiên, để hoạt
động nhập khẩu diễn ra thuận lợi thì cần phải có một lượng ngoại tệ cần thiết.
Xuất khẩu chính là một trong những hoạt động đem lại lượng ngoại tệ lớn và
tương đối ổn định cho nhập khẩu.
- Xuất khẩu tạo điều kiện để trong nước có thể sản xuất với quy mơ lớn
hơn trên cơ sở chun mơn hố và hợp tác quốc tế, tạo công ăn việc làm, tạo giá
trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài. Nhờ sản xuất với quy
10


mơ lớn có thể thuận lợi cho đầu tư, cho hiện đại hố kỹ thuật, cơng nghệ, cho

hợp lý hố sản xuất, cho việc tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm.
- Xuất khẩu là khâu đưa chất lượng, trình độ kỹ thuật của sản phẩm trong
nước ra đọ sức với thị trường quốc tế. Ở đây, mọi sản phẩm đều gặp phải sự cạnh
tranh vô cùng khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh trên toàn thế giới. Thơng qua
xuất khẩu mà các doanh nghiệp có thể tự khẳng định mình và học hỏi được trình
độ, kinh nghiệm của các nền sản xuất tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là công nghệ
và kỹ thuật của các nước phát triển. Cũng chính sự cạnh tranh quyết liệt trong
xuất khẩu mà việc hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu phấn đấu trong việc xuất
khẩu của từng quốc gia.
- Xuất khẩu tạo điều kiện vật chất không những cho ngoại thương mà
còn cho các mặt cân đối khác về thanh tốn, về tài chính và tín dụng. Đồng thời
thơng qua xuất khẩu có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện một chính
sách ngoại thương chủ động và tích cực.
- Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế trọng yếu của bất kỳ
quốc gia nào dù là phát triển hay đang phát triển. Việc thực hiện xuất khẩu hay
phát triển xuất khẩu sẽ tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc
làm mới và góp phần cải thiện thu nhập cho người lao động. Mặt khác, phát triển
xuất khẩu sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ lớn hơn để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho
mua sắm máy móc thiết bị, nhập khẩu các sản phẩm trung gian phục vụ yêu cầu
phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia, đồng thời là nguồn để trả nợ nước
ngoài, giúp cân bằng và lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế, ổn định tình hình
kinh tế, tạo mơi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế trong nước...
1.2.2 Vai trò của xuất khẩu các mặt hàng chủ lực
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực với vai trò là các mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu của mỗi quốc gia, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia,
đóng góp vai trị như và thậm chí cịn quan trọng hơn vai trị của xuất khẩu một
mặt hàng xuất khẩu thông thường. Nhiều khi, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực

11



cịn có ý nghĩa quyết định sự thành cơng trong chiến lược phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia ở từng thời kỳ nhất định.
Ở mỗi nước trên thế giới, cơ cấu xuất khẩu cũng như mặt hàng xuất khẩu
chủ lực được nghiên cứu, định hướng phát triển và chuyển dịch phù hợp tùy
thuộc sự phát triển kinh tế, chính trị và ngoại giao ở từng thời kỳ. Chính vì vậy,
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của mỗi nước là không giống nhau và ngay trong
một nước, ở mỗi thời kỳ phát triển kinh tế mặt hàng xuất khẩu chủ lực được xác
định cũng khơng giống nhau. Q trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hợp lý và
xác định mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp có ý nghĩa thiết thực trong việc
thúc đẩy phát triển kinh tế, đa dạng hoá các mặt hàng và thị trường xuất khẩu,
phát huy lợi thế, tiềm năng về nguồn nhân lực, vật lực và tài lực của đất nước...
Kinh nghiệm phát triển hoạt động thương mại của các nước châu Á
trong vài thập kỷ gần đây cho thấy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đóng vai trị
rất quan trọng đối với nền kinh tế, tạo thêm nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Ngoại thương nói chung, xuất khẩu nói riêng đã gắn kết nền kinh tế trong
nước với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế
nội địa theo hướng hợp lý hơn, hiệu quả hơn, năng động hơn.
Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh ở
nhiều nước ASEAN thông qua chuyển từ chiến lược thay thế nhập khẩu sang
chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu các mặt hàng chủ lực là
những bài học kinh nghiệm quý đối với Việt Nam. Hàng hoá xuất khẩu được lựa
chọn tuỳ theo thế mạnh của từng nước và thay đổi theo nhu cầu của thị trường
quốc tế. Trong giai đoạn đầu, các nước thường xuất khẩu khống sản dạng thơ,
sản phẩm cơng nghiệp nhẹ, tiến đến xuất khẩu sản phẩm chế biến cao cấp và sản
phẩm công nghiệp nặng. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch từ nông nghiệp sang
phát triển công nghiệp nhằm phục vụ tốt nhất cho chiến lược hướng mạnh về
xuất khẩu. Chính phủ ln hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường
nước ngồi, ưu tiên nhập khẩu máy móc, cơng nghệ hiện đại, nguyên vật liệu cần
thiết để thực hiện mục tiêu quan trọng là tăng cường năng lực sản xuất trong

nước.
12


Đối với Việt Nam, vai trò của xuất khẩu được thể hiện qua việc xuất
khẩu các mặt hàng chủ lực, bởi xuất khẩu các mặt hàng này thường xuyên chiếm
đến trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu và đã khẳng định được vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế quốc dân.
1.2.3 Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng
Những năm vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam đã thu được những kết quả
khả quan và có những đóng góp to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trung bình giai đoạn
2001 - 2008 đạt 17,5%. Các sản phẩm đạt trị giá kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ
USD ngày càng tăng (như dầu thô, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ, hàng
linh kiện điện tử, cà phê, gạo, cao su, dây điện và cáp điện). Nhiều mặt hàng xuất
khẩu đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới, thậm chí một số mặt hàng
đã có ảnh hưởng đến thị trường thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều
và chè.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua đạt
được mức tăng trưởng khả quan, nhưng nhìn về tổng thể quy mô xuất khẩu của
Việt Nam vẫn còn nhỏ bé. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tồn thế
giới đạt 15,78 nghìn tỷ USD, nhập khẩu đạt 16,12 nghìn tỷ USD. Trong khi đó,
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 62,68 tỷ USD, chỉ chiếm 0,39% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả thế giới và chỉ đáp ứng được 0,38% nhu cầu nhập khẩu
của toàn thế giới. Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu phần lớn có quy mơ
nhỏ bé, cịn gặp nhiều khó khăn về vốn, cơng nghệ, nhân lực có kinh nghiệm
quản lý, làm ăn trên thương trường, các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ chậm được
triển khai, khơng đồng bộ, ít hiệu quả.
Kim ngạch xuất khẩu thời gian qua tăng nhanh nhưng chưa vững chắc.

Các mặt hàng xuất khẩu dễ bị tác động khi gặp rào cản thương mại của các thị
trường nhập khẩu như các loại thuế chống bán phá giá, các rào cản qui định về kỹ
thuật…

13


Hàng xuất khẩu của Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị áp thuế
chống bán phá giá do các ngành xuất khẩu mang tính tập trung quá lớn về mặt thị
trường, trong khi sản xuất trong nước chủ yếu là hoạt động sản xuất gia công và
xuất khẩu hàng ngun liệu nơng sản thơ, ít qua chế biến cịn chiếm tỉ trọng cao
nên giá cả hàng hoá rẻ hơn cũng là một yếu tố khiến hàng của Việt Nam dễ bị
kiện. Đồng thời, tính tự chủ và tính liên kết của doanh nghiệp Việt Nam không
cao cũng dẫn đến việc dễ dàng bị thua trong các vụ kiện bán phá giá. Như trong
vụ kiện bán phá giá cá tra, basa tại thị trường Hoa Kỳ trước đây, do doanh
nghiệp không đồng nhất trong việc giải quyết vụ kiện, một số hợp tác cùng Ban
điều tra, nhưng một số doanh nghiệp lại từ chối cung cấp thông tin. Kết quả là
những doanh nghiệp có tinh thần hợp tác bị áp mức thuế thấp hơn những doanh
nghiệp khơng có thiện chí.
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam vẫn còn hạn chế. Theo
đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), năm 2008 Việt Nam đã tụt hai
bậc, xuống vị trí 70 trong bảng xếp hạng cạnh tranh tồn cầu 2008-2009. Bảng
khảo sát, công bố ngày 8-10-2008 tại Geneva, xếp hạng tính cạnh tranh của 134
nền kinh tế tồn cầu dựa trên phân tích những dữ liệu có sẵn và bảng khảo sát ý
kiến hơn 12.000 nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Theo đó, Việt Nam có 23 chỉ tiêu
lợi thế và 90 chỉ tiêu bất lợi. Ưu điểm cạnh tranh của Việt Nam tập trung ở tính
hiệu quả của thị trường lao động (xếp hạng 47) nhờ có lợi thế về nhân cơng giá
rẻ. Trong khi đó, những yếu tố bất lợi làm giảm tính cạnh tranh của Việt Nam là
lạm phát, cơ sở hạ tầng không đồng bộ, trình độ lực lượng lao động khơng đồng
đều, tham nhũng và các chính sách thiếu ổn định.

Những hạn chế trên một phần là do cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam
vẫn chưa hồn thiện như: q trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo
hướng cơng nghiệp hóa diễn ra cịn chậm. Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu là những
sản phẩm thô hoặc mới sơ chế chiếm tỷ trọng khá cao. Các mặt hàng có giá trị
gia tăng còn thấp…
Theo số liệu thống kê, trong năm 2007 tỷ trọng hàng chế biến hoặc đã
tinh chế đã nhích tăng so với hàng thô hoặc mới sơ chế. Nhưng sang năm 2008,
14


tình hình kinh tế thế giới gặp biến động lớn, kim ngạch xuất khẩu hàng thô hoặc
mới sơ chế tăng mạnh hơn so với các mặt hàng đã chế biến nhờ lợi thế về giá
trong các tháng đầu năm. Cuối năm 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính, xuất khẩu hàng chế biến hoặc đã tinh chế tăng trưởng chậm lại làm giảm
tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Bảng 1.1: Tỷ lệ hàng chế biến trong xuất khẩu giai đoạn 2005-2008
2005
Trị giá
(1.000 USD)

2006
Tỷ
trọng
(%)

Trị giá
(1.000 USD)

2007
Tỷ

trọng
(%)

Trị giá
(1.000 USD)

2008
Tỷ
trọng
(%)

Trị giá
(1.000 USD)

Tỷ
trọng
(%)

Hàng chế biến
hoặc đã tinh chế

13.040.595

40,2

15.638.033

39,3

19.643.036


40,4

23.783.496

37,9

14.873.075

45,8

17.533.522

44,0

19.521.128

40,2

24.893.310

39,7

4.528.236

14,0

6.654.652

16,7


9.397.189

19,4

14.008.324

22,3

32.441.905

100

39.826.207

100

48.561.354

100

62.685.130

100

Hàng thô hoặc
mới sơ chế
Hàng xuất khẩu
khác
Tổng


Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong cơ cấu hàng thô hoặc mới sơ chế, phần lớn là kim ngạch xuất khẩu
hàng nông, lâm, thủy sản. Tốc độ tăng trưởng trung bình của kim ngạch xuất
khẩu nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2005-2008 đạt khoảng 25,5%/năm (trong khi
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung là khoảng 20,5%/năm). Trong những
năm vừa qua, đặc biệt trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu và thu hẹp thị
trường xuất khẩu trong hai năm 2008 và 2009, vai trị của xuất khẩu nơng sản
càng được đánh giá cao. Nông sản xuất khẩu tăng trưởng mạnh đã trở thành động
lực thúc đẩy nơng nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, góp phần chuyển
đổi cơ cấu kinh tế nơng thơn, hình thành nhiều vùng chun canh hàng hóa. Tuy
nhiên, nhìn về dài hạn trong một tương quan giữa cung xuất khẩu nông sản và
cầu nhập khẩu nông sản vẫn bộc lộ nhiều vấn đề đáng quan tâm. Những yếu tố
15


yếu kém căn bản về cơ cấu trong chuỗi giá trị: giá thành cao, sản phẩm thơ, chưa
có sản phẩm mũi nhọn có giá trị gia tăng cao, thương hiệu yếu, phụ thuộc nhập
khẩu nguyên liệu chế biến một số ngành hàng lớn… Chẳng hạn, giá gạo xuất
khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn so với giá gạo của Thái Lan, Ấn Độ, Hoa Kỳ
và Pakistan. So sánh khác, Việt Nam xuất khẩu gạo nhiều hơn Hoa Kỳ 21,5% về
lượng nhưng lợi nhuận thu được lại ít hơn 11,3%... Ngồi ra, rất có nhiều khả
năng, một số ngành hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã tăng trưởng đến
ngưỡng, việc tăng kim ngạch khó khăn hơn. Nguyên nhân là do ngành nơng
nghiệp cịn rất nhiều hạn chế bởi phần lớn nông sản xuất khẩu dưới dạng thô, giá
trị gia tăng thấp, nhiều lô hàng không đạt được chất lượng cao do sản xuất phân
tán, nhỏ lẻ, thị trường xuất khẩu lại thiếu ổn định, các nhà sản xuất chưa xây
dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình, hoặc nếu đã có lại khơng giữ gìn
được uy tín lâu dài. Công tác dự báo, thông tin thị trường, giá cả chưa tốt. Vì thế,
đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới, nhiều mặt hàng của

Việt Nam đã không thể đương đầu được, cộng thêm diễn biến giá cả loại mặt
hàng này thường thay đổi rất nhanh, khó đạt được giá cao so với hàng cơng
nghiệp nên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản giảm là điều khó tránh khỏi.
Một thực trạng đáng quan tâm nữa là các mặt hàng chế biến xuất khẩu
hiện giá trị gia tăng cịn thấp, các mặt hàng cơng nghiệp phần lớn vẫn dừng ở
công đoạn gia công nên giá trị gia tăng của các mặt hàng chưa cao. Các công
đoạn như xây dựng thương hiệu, tiêu thụ, nghiên cứu và phát triển thương hiệu là
những mắt xích mang lại giá trị gia tăng lớn nhất đều nằm trong tay các nước
phát triển. Như với hàng dệt may, đây là mặt hàng ln nằm trong nhóm hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng
qua các năm. Hiện Việt Nam đứng vị trí thứ 9 trong top 10 các nước xuất khẩu
hàng may mặc thế giới. Nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam
vẫn còn rất thấp so với nhiều nước châu Á, chỉ khoảng 20% - 30%. Trong khi đó,
Trung Quốc đạt tăng trưởng 80%, Indonesia 48%… Nguyên nhân là do ngành
dệt may của ta chủ yếu là gia cơng hàng hóa và xuất khẩu qua nước thứ ba, nên
hàm lượng giá trị gia tăng còn thấp, thương hiệu sản phẩm dệt may chưa thực sự

16


khẳng định được tên tuổi. Trong chuỗi giá trị ngành dệt may, khâu gia công (sản
xuất) chỉ chiếm 5 – 10% tỷ suất lợi nhuận. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam,
hàng FOB xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 20% - 30%, cịn lại chủ yếu là gia cơng.
Ngay cả những sản phẩm FOB của Việt Nam hiện cũng rất “sơ khai”. Sản xuất
FOB "thật sự", doanh nghiệp phải tự thiết kế mẫu mã, chọn nguyên phụ liệu,
chào hàng (mua đứt, bán đoạn). Nhưng trên thực tế, doanh nghiệp Việt Nam
đang được nhà nhập khẩu chỉ định mua nguyên phụ liệu, may theo mẫu họ đưa ra
và được hưởng 5% - 10% trên giá trị của sản phẩm. Các mặt hàng da giày, điện
tử, linh kiện máy tính... xuất khẩu cũng trong tình trạng tương tự hàng dệt may.
Lực lượng lao động giá rẻ dồi dào được xem là một trong những lợi thế

cạnh tranh hiện nay của Việt Nam. Tuy nhiên, xét về lâu dài đây là vấn đề đáng
báo động. Lao động giá rẻ đồng nghĩa với chất lượng thấp, kéo theo mức trả
lương cho người lao động thấp; chất lượng lao động thấp sẽ không đáp ứng được
xu thế đổi mới, sử dụng công nghệ sản xuất, quản lý ngày càng cao của doanh
nghiệp. Nếu coi lao động giá rẻ là một lợi thế so sánh là sai lầm vì yếu tố quyết
định đến lợi nhuận của doanh nghiệp lại chính là năng suất lao động. Hiện nay,
năng suất lao động của người dân Nhật Bản đang cao hơn Việt Nam 135 lần,
Thái Lan cao gấp 30 lần, Malaysia gấp 20 lần và Indonesia gấp 10 lần. Chi phí
về lao động trên giá trị mới của Việt Nam rất cao, bằng 47,38%, tương đương với
Nhật Bản và Hoa Kỳ. Chẳng hạn, trong lĩnh vực dệt thoi, một công nhân Việt
Nam đứng 10 máy, hiệu suất là 80%, trong khi một công nhân Đài Loan đứng 30
- 40 máy, hiệu suất 90%. Năng suất lao động trong ngành dệt của Việt Nam chỉ
bằng 90% của Trung Quốc, 85% của Thái Lan. Khi sử dụng lao động giá rẻ,
doanh nghiệp có thể tiết giảm được một phần trong quỹ tiền lương. Nhưng về lâu
dài, để tiếp tục phát triển, doanh nghiệp sẽ phải bỏ chi phí để đào tạo nhân viên
và so với các nước, chi phí này của lao động Việt Nam cao hơn bình quân từ 1520 lần. Và đến lúc này, lợi thế về giá nhân công rẻ đã bị triệt tiêu hoàn toàn.
Với cơ cấu xuất khẩu này, Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng
xuất khẩu có hiệu quả kinh tế chưa cao. Bởi vì: Thứ nhất, tính co giãn về thu
nhập bình qn đầu người của cầu đối với những sản phẩm nông sản thực phẩm

17


và nguyên liệu là thấp hơn so với hàng công nghiệp chế biến và nhiên liệu. Thứ
hai, tỷ lệ tăng dân số của các nước phát triển trong thời gian gần đây đạt ở mức
thấp, cho nên nhu cầu tăng thêm có thể mong đợi từ các thị trường này là khơng
nhiều. Thứ ba, tính co giãn về giá cả của cầu đối với hầu hết các sản phẩm sơ chế
phi nhiên liệu là rất thấp làm cho tổng doanh thu xuất khẩu hàng nông sản bị sụt
giảm. Thứ tư, sự phát triển của các loại nguyên liệu, sản phẩm tổng hợp thay thế
đang tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ và gây ra hiện tượng giảm giá đối với

những nguyên liệu, hàng hóa xuất khẩu truyền thống. Thứ năm, việc tăng cường
bảo hộ hàng nông sản ở các nước phát triển đang gây cản trở rất đáng kể đến sự
mở rộng xuất khẩu nhóm hàng nơng sản của các nước đang phát triển.
Như vậy, khả năng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không thể giữ
được mức tăng trưởng cao như các năm trước đây, hiệu quả kinh tế mang lại bị
hạn chế do hàm lượng giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu không cao nếu khơng
có sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu hợp lý hơn. Khả năng cạnh tranh dựa
vào các lợi thế sẵn có như lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên sẽ ngày một
yếu đi do sự khai thác quá mức. Chính vì vậy, để xuất khẩu tiếp tục đóng góp vai
trị ngày càng lớn trong nền kinh tế quốc dân, việc phải tiếp tục đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu hàng xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập quốc tế là vơ cùng cần thiết.
1.3 Những nhân tố chính tác động đến xuất khẩu các mặt hàng chủ
lực của Việt Nam thời gian qua
Việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu chịu tác động của nhiều nhân tố
gồm khả năng sản xuất của nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng của thị
trường thế giới và xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại tồn cầu.
Khả năng sản xuất của quốc gia
Sản xuất phải phát triển thì mới có sản phẩm để xuất khẩu. Trình độ sản
xuất và cơ cấu của nền kinh tế là một nhân tố quan trọng quyết định đến cơ cấu
hàng xuất khẩu. Với những nước đang phát triển có lợi thế về lao động và tài
nguyên thiên nhiên, cơ cấu kinh tế của các nước này chủ yếu là nông nghiệp nên
cơ cấu xuất khẩu cũng tập trung vào các loại nông sản. Đối với các nước phát

18


triển có ưu thế về vốn và cơng nghệ, cơ cấu kinh tế tập trung vào khu vực công
nghiệp và dịch vụ nên cơ cấu xuất khẩu hàng hóa cũng thiên về sản phẩm có hàm
lượng kỹ thuật cao.
Đối với Việt Nam, trình độ khoa học, cơng nghệ, năng suất lao động còn

thấp dẫn đến giá thành nhiều sản phẩm của Việt Nam cao hơn so với khu vực và
thế giới. Khả năng khai thác nguồn lực và tiềm năng trong nước chưa được tốt.
Đầu tư của Nhà nước chưa tập trung, bị thất thoát khá nhiều, khai thác và sử
dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lý. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn
chậm, chất lượng thấp. Sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước, nhất là cổ phần hóa chưa đạt yêu cầu đề ra. Chất lượng
nguồn nhân lực thấp, lao động qua đào tạo còn thiếu, lao động nơng nghiệp cịn
chiếm tỷ lệ cao. Chính vì vậy, cơ cấu hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam vẫn
nghiêng về các mặt hàng thô hoặc mới sơ chế như các mặt hàng nông sản, dầu
thô...
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
lối làm ăn theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ đã ngấm sâu vào tâm lý của nhiều doanh
nghiệp Việt Nam. Hậu quả là rất nhiều cơ hội lớn đã bị bỏ qua do đối tác nước
ngoài cần đặt lượng hàng lớn nhưng doanh nghiệp khơng có khả năng đáp ứng,
trong khi lại không liên kết với doanh nghiệp khác cùng làm. Không chỉ bỏ lỡ
các đơn hàng lớn mà sự thiếu liên kết cịn khiến giá hàng hóa xuất khẩu khơng
được cao do sự cạnh tranh không lành mạnh về giá giữa các doanh nghiệp với
nhau. Đây là một điểm yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, là một
trong các nhân tố làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thương
trường Quốc tế.
Những yếu tố này đã và đang có những ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời gian qua.
Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của thị trường thế giới
Tăng trưởng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế thế giới.
Trong khi đó, thị trường thế giới lại đầy biến động và thay đổi khó lường. Việc

19



×