BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LỚP
CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC
- Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Giáo dục tiểu học
- Họ và tên người thực hiện: Trần Quang Thuận
- Chức vụ, nhiệm vụ đang phụ trách: Hiệu trưởng
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học 3 thị trấn Năm Căn
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN THỨ NHẤT
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong trường Tiểu học Giáo dục ngoài giờ lên lớp có tác dụng vô cùng
quan trọng đối với toàn bộ quá trình giáo dục phẩm chất, nhân cách cho học
sinh, có thể thông qua dạy học và các hoạt động khác nhau, trong đó hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp có vị trí hết sức quan trọng. Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp được tổ chức hợp lý, khoa học, thường xuyên không chỉ làm
cho học sinh thể nghiệm đầy đủ các chuẩn mực, quy tắc đã học mà còn giúp các
em có kỹ năng cư xử phù hợp với các chuẩn mực, quy tắc đó trong các quan hệ
xã hội. Vì vậy, quản lí việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là
một trong những nhiệm vụ cơ bản của hiệu trưởng trường Tiểu học. Để quản lý
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách có hiệu quả đòi hỏi hiệu trưởng
trường Tiểu học không chỉ phải nắm vững nghiệp vụ quản lý mà còn phải hiểu
rõ nội dung, phương pháp, hình thức của hoạt động này.
2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI
GIỜ LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa quan trọng đối với mục
tiêu đào tạo, giáo dục ở nhà trường, và là một bộ phận không thể thiếu của
quá trình sư phạm tổng thể ở trường tiểu học. Nhưng Hiệu trưởng chưa
chú trọng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và đưa các
biện pháp đó ra trước Hội đồng sư phạm và các giáo viên có trình độ và kinh
nghiệm để trao đổi; từ đó bổ sung, điều chỉnh để có những biện pháp tối ưu.
Mặt khác, trong quá trình thực hiên, hiệu trưởng chưa theo dõi chặt chẽ để vừa
đôn đốc cán bộ, giáo viên, học sinh thực hiện các biện pháp còn hiệu lực vừa
điều chỉnh các biện pháp không phù hợp với thực tế giáo dục của nhà trường
cũng như yêu cầu của các cấp quản lý giáo dục. Từ đó công tác quản lý hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường thiểu học có những thuận lợi khó
khăn sau:
a. Thuận lợi về quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục, của Đảng ủy, Uỷ ban
và các ban ngành đoàn thể và đại diện Cha Mẹ học sinh.
- Ban Giám hiệu và các tổ trưởng các có chuyên môn vững vàng, thực
hiện công tác quản lý giáo dục, dạy học và các hoạt động khác theo đúng quy
định.
- Tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên là một khối đoàn kết nhất trí,
quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Giáo viên chủ nhiệm và bộ môn đều nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm
cao.
- Giáo viên chủ nhiệm đều ý thức được tầm quan trọng của giáo dục
ngoài giờ lên lớp và hiểu được vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Hầu hết học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập, rèn luyện để trở thành
con ngoan, trò giỏi, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
b. Khó khăn về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
- Nhận thức của hiệu trưởng về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho học sinh chưa được đầy đủ. Đặc biệt, hiệu trưởng đã chưa
đưa ra được những biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để
giáo dục cho học sinh.
- Hiệu trưởng và giáo viên chưa thực sự chú trọng đến các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Các hoạt động không được tổ chức thường xuyên, chưa thu hút học sinh
tham gia, chủ yếu do tổng phụ trách đội tổ chức theo phong trào, các ngày lễ
lớn.
- Chưa tổ chức đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ
điểm.
- Nội dung các hoạt động còn đơn điệu.
- Sự phối hợp giữa tổ chức Đoàn, giáo viên bộ môn với giáo viên chủ
nhiệm chưa chặt chẽ, còn mang nặng tính hình thức và cảm tính, chưa có chiều
sâu. Thậm chí, có trường hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ
môn không thống nhất được tác động, dẫn đến hoạt động tổ chức không hiệu
quả.
- Cơ sở vật chất vẫn còn thiếu chưa có hội trường hay phòng học lớn, các
thiết bị kỹ thuật chưa đầy đủ.
- Một số giáo viên còn thiếu kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp thông qua đó để giáo dục cho học sinh.
- Có một số học sinh chưa ngoan, chưa có ý thức cao trong học tập, rèn
luyện mà mải chơi, thậm chí có biểu hiện hư hỏng như chơi game quá nhiều.
- Trên địa bàn phường vẫn còn nhiều nơi có tệ nạn như cờ bạc, trộm cắp,
mại dâm, trẻ em chơi game truy cập những địa chỉ web không phù hợp.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đúng mức về việc học tập,
rèn luyện của con em mình, chưa phối hợp vớp giáo viên và nhà trường trong
giáo dục trẻ và thiếu sự hỗ trợ cần thiết trong tổ chức hoạt động giáo dục ngoià
giờ lên lớp.
PHẦN THỨ HAI:
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
Mặc dù hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được xác định là mặt
giáo dục trong giáo dục ở phổ thông nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng,
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một vấn đề tương đối mới cả về lý luận
lẫn thực tiễn.
Nhận thức của hiệu trưởng về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp đã được nâng cao hơn nhiều so với trước nhưng vẫn chưa đầy đủ.
Đặc biệt, hiệu trưởng chưa đưa ra được những biện pháp, kế hoạch quản lý
thông qua tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu
học.
Cơ sở vật chất thiếu và không đồng bộ đã làm cho một số biện pháp hay
nhưng trở nên không thực tế, bất khả thi. Tuy nhiên, trong quản lý hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp hiệu trưởng chưa thật sự quan tâm
Áp lực về thành tích học tập của phụ huynh đối với con em mình cũng
như của chính nhà trường đã buộc hiệu trưởng chú trọng nhiều hơn vào công
tác dạy học các môn học. Vì vậy, trong tâm lý của các cán bộ quản lý, phần nào
đó họ chưa chú trọng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Để quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách có hiệu quả
đòi hỏi hiệu trưởng trường Tiểu học không chỉ phải nắm vững nghiệp vụ quản
lý mà còn phải hiểu rõ nội dung, phương pháp quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp sau đây.
I. Biện pháp quản lý thông qua giáo dục nhận thức cho cán bộ, giáo
viên của hiệu trưởng
Không phải cán bộ quản lý, giáo viên nào cũng nhận thức đầy đủ về vai
trò, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu và không
phải giáo viên nào cũng có đầy đủ các kỹ năng để tổ chức các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp. Vì vậy, để có thể tạo hiệu quả tối ưu của hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh, trước hết và quan trọng nhất là hiệu trưởng
phải giúp cán bộ, giáo viên trong trường nâng cao nhận thức về hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp. Cụ thể:
1. Giúp cán bộ, giáo viên nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với giáo dục các phẩm chất nhân cách
cho học sinh.
Biện pháp:
+ Hướng dẫn cán bộ, giáo viên tìm đọc các tài liệu liên quan đến giáo
dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học; yêu cầu nghiên cứu kỹ giáo trình
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học.
+ Bản thân hiệu trưởng nghiên cứu các tài liệu để truyền đạt lại cho cán
bộ, giáo viên trong các cuộc họp chuyên môn, chuyên đề.
+ Tổ chức sinh hoạt tập thể và mời chuyên gia nói chuyện sâu về vị trí,
vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với học sinh Tiểu học.
2. Giúp giáo viên nâng cao kỹ năng tổ chức thực hiện hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục cho học sinh.
Biện pháp:
+ Tạo điều kiện và bố trí để giáo viên xem băng hình các tiết hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp có chất lượng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành.
+ Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên còn yếu các kỹ năng tổ chức hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham quan các trường Tiểu học đã tổ
chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh.
II. Biện pháp quản lý thông qua công tác xây dựng kế hoạch về giáo
dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
Để quản lý công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh có hiệu quả,
hiệu trưởng nhất thiết phải trực tiếp xây dựng và chỉ đạo xây dựng kế hoạch
chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm nhà trường và học sinh bao gồm kế hoạch của
trường và kế hoạch của các tổ, lớp.
1. Công tác xây dựng kế hoạch của nhà trường.
Biện pháp:
+ Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, trong đó nêu bật
tầm quan trọng của công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp và nhấn mạnh con
đường tác động thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo hiệu phó chuyên môn xây dựng kế hoạch từng mặt
giáo dục, trong đó cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ
chức cho mặt giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Hiệu trưởng trực tiếp và chỉ đạo hiệu phó chuyên môn triển khai các kế
hoạch trước Hội đồng sư phạm nhà trường để lấy ý kiến đóng góp; từ đó bổ
sung, sửa.
2. Công tác xây dựng kế hoạch của các Tổ và lớp.
Biện pháp:
+ Hiệu trưởng và hiệu phó chuyên môn chỉ đạo các Tổ trưởng căn cứ đặc
điểm, tình hình của từng khối để xây dựng kế hoạch năm học và học kỳ trên cơ
sở kế hoạch của nhà trường, sau đó triển khai đến giáo viên từng lớp.
+ Hiệu trưởng yêu cầu và chỉ đạo Hiệu phó chuyên môn yêu cầu các tổ
trưởng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch
dạy học và giáo dục năm học, học kỳ, tháng; trong đó có kế hoạch tổ chức thực
hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm thông qua đó giáo dục các
mặt cho học sinh.
+ Hiệu trưởng, hiệu phó chuyên môn và các tổ trưởng lựa chọn các kế
hoạch tiêu biểu, hoạch định tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo
dục để chuyển tải đến các giáo viên lập kế hoạch có chất lượng cao.
III. Biện pháp quản lý thông qua phối hợp với các Đoàn, Đội để
thống nhất tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục ngoài
giờ lên lớp cho học sinh.
Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh từng lớp hay
khối lớp luôn gắn chặt với các hoạt động của Đoàn thanh niên và Đội thiếu
niên. Điều đó thể hiện rõ nét nhất là cả hai hoạt động này có chung các chủ
điểm. Do đó, để tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho học sinh, cần có sự phối hợp tác động của giáo viên với
tác động của tổ chức Đoàn, Đội.
Biện pháp:
+ Hiệu trưởng xây dựng quy chế hoạt động của nhà trường, trong đó đề
cập đến quan hệ giữa tổ chức Đoàn, Đội với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên
bộ môn nhằm thống nhất tác động tới học sinh.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo tổng phụ trách đội tìm hiểu các nội dung của hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp có thể thông qua đó giáo dục cho học sinh ở
từng khối lớp khác nhau để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong tổ chức,
thực hiện.
IV. Biện pháp quản lý thông qua phối hợp hoạt động của giáo viên
chủ nhiệm với giáo viên bộ môn trong tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nhiều nội dung và công việc
khác nhau, trong đó có những nội dung và công việc cần có sự hỗ trợ của giáo
viên bộ môn. Do đó, sự phối hợp hoạt động giữa giáo viên bộ môn và giáo viên
chủ nhiệm là hết sức cần thiết để tạo ra hiệu quả của việc tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Biện pháp:
+ Hiệu trưởng xây dựng quy chế hoạt động của nhà trường, trong đó đề
cập đến quan hệ giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm nhằm tạo ra
hiệu quả của việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Hiệu trưởng và hiệu phó chuyên môn chỉ đạo giáo viên Mỹ thuật giúp
giáo viên chủ nhiệm và học sinh sắp xếp, trang trí không gian cho các buổi sinh
hoạt theo chủ điểm; chỉ đạo giáo viên Âm nhạc giúp thêm cho học sinh trong
các tiết mục văn nghệ (nhất là với các lớp đầu bậc); chỉ đạo giáo viên Thể dục
giúp giáo viên chủ nhiệm xác định và tổ chức thực hiện các trò chơi, các cuộc
thi đấu thể thao; chỉ đạo giáo viên Tin học giúp lớp trong việc sử dụng các
phương tiện kỹ thuật …
V. Biện pháp quản lý thông qua chỉ đạo dạy và học các môn học ở
Tiểu học và Trung học cơ sở.
Các môn học ở Tiểu học và Trung học cơ sở hình thành cho học sinh
những chuẩn mực, quy tắc đạo đức cơ bản, đơn giản trong quan hệ giữa các em
với xã hội, với người khác và với bản thân, từ đó làm cơ sở để hình thành ý
thức và nhân cách, thói quen đạo đức cho các em. Vì thế, giáo dục ngoài giờ lên
lớp cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cần phải dạy
và học tốt môn này.
Biện pháp:
+ Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức và yêu cầu giáo viên tham gia đầy đủ và
có chất lượng các đợt tập huấn đổi mới dạy học các môn học ở Tiểu học.
+ Hiệu trưởng trực tiếp và chỉ đạo hiệu phó chuyên môn cùng tổ trưởng
kiểm tra thường xuyên và đột xuất các tiết của giáo viên ở các lớp; nhận xét,
đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời để giúp giáo viên và học sinh dạy học tốt
hơn.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo hiệu phó chuyên môn và khối trưởng lựa chọn
giáo viên giỏi dạy một số tiết để các giáo viên khác dự giờ, rút kinh nghiệm.
VI. Biện pháp quản lý thông qua xây dựng đội ngũ cán bộ và giáo
viên.
Xây dựng đội ngũ cán bộ và giáo viên có chất lượng và bố trí nhân sự
phù hợp giữa năng lực và nhiệm vụ mang tính quyết định tới hiệu quả quá trình
quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học, giáo dục nói chung và hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
Biện pháp:
+ Hiệu trưởng tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường đội
ngũ cho đủ số lượng và nâng cao chất lượng.
+ Hiệu trưởng tạo điều kiện và chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên học
tập, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng tay nghề.
+ Hiệu trưởng yêu cầu hiệu phó và các cán bộ chủ chốt của nhà trường
tham mưu cho mình trong việc bố trí nhân sự cho phù hợp với khả năng của
từng giáo viên.
VII. Biện pháp quản lý thông qua phối hợp với cha mẹ học sinh và
các lực lượng xã hội.
Khác với dạy học là có thể khép kín quy trình trong quan hệ giáo viên -
học sinh, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục học sinh cần
có sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, trong đó thông qua ban đại diện
và các lực lượng xã hội khác.
a. Phối hợp với cha mẹ học sinh và đại diện hội cha mẹ học sinh.
Biện pháp:
+ Hiệu trưởng cần quán triệt cho cha mẹ học sinh thông qua ban đại diện
về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với việc giáo dục
đạo đức cho học sinh và đề nghị phụ huynh tạo điều kiện để con em tham gia
có hiệu quả các hoạt động do nhà trường tổ chức.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm các lớp lập kế hoạch về
thời gian và nội dung các buổi sinh hoạt theo chủ đề và thông báo cho phụ
huynh để các bậc phụ huynh yên tâm cho con em tham gia đầy đủ.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm liên hệ với các
phụ huynh có điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ khi tổ chức các hoạt động. Yêu cầu giáo
viên báo cáo lại những giúp đỡ, hỗ trợ của phụ huynh để cám ơn, khen thưởng
kịp thời.
b. Phối hợp với các lực lượng xã hội.
Biện pháp:
+ Hiệu trưởng giúp giáo viên nhân thức đầy đủ về vai trò của các lực
lượng xã hội đối với công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, xem đó vừa là nguồn
lực vừa là điều kiện cho quá trình tổ chức các hoạt động.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng chuyên môn, tổng phụ trác Đội,
các khối trưởng và giáo viên tìm hiểu các lực lượng xã hội trên địa bàn có thể
hỗ trợ cho công tác giáo dục nhiều nhất để liên hệ và bàn kế hoạch phối hợp;
trong đó quan trong nhất là các đoàn thể, hiệp hội, các phương tiện truyền
thông đại chúng.
+ Hiệu trưởng tự mình và chỉ đạo các cán bộ liên hệ với các doanh
nghiệp, doanh nhân trên địa bàn để kêu gọi sự đóng góp tài chính và vật chất
phục vụ cho công tác tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhất là khi
tổ chức xa trường.
VII. Biện pháp quản lý thông qua xây dựng cơ sở vật chất và môi
trường sư phạm.
Cơ sở vật chất và môi trường sư phạm là những điều kiện cơ bản của quá
trình dạy học và giáo dục cho học sinh ở trường Tiểu học. Đối với giáo dục
ngoài giờ lên lớp cơ sở vật chất và môi trường sư phạm lại càng quan trọng hơn
do tính chất và yêu cầu của nó.
1. Xây dựng cơ sở vật chất:
Biện pháp:
+ Hiệu trưởng tham mưu và chỉ đạo phó hiệu trưởng cơ sở vật chất tham
mưu cho Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân phường lập kế hoạch tăng cường xây
dựng cơ sở vật chất cho nhà trường bao gồm: xây dựng thêm phòng chức năng,
sữa chữa chống xuống cấp cho những phòng học và phòng làm việc hiện có.
+ Hiệu trưởng trình Phòng Giáo dục và Đào tạo trang bị các phương tiện
kỹ thuật phục vụ các hoạt động giáo dục; mặt khác kêu gọi sự đóng góp của các
doanh nghiệp, doanh nhân và các hiệp hội trên địa bàn về tài chính và vật chất.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo sử dụng hợp lý các nguồn tài chính, trong đó dành
phần thỏa đáng phục vụ cho việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp để giáo dục cho học sinh.
2. Xây dựng môi trường sư phạm:
Môi trường sư phạm là tổng thể các yếu tố xung quanh học sinh ở trong
và ngoài nhà trường, có tác động mạnh mẽ, chi phối sự hình thành và phát triển
các năng lực và phẩm chất, trong đó có ý thức và thói quen của học sinh, bao
gồm: văn hóa công sở trường học; văn hóa giao tiếp của cán bộ, giáo viên, nhân
viên; sự mẫu mực của các nhà sư phạm; không khí và dự luận tốt của các tập
thể học sinh.
Biện pháp:
+ Hiệu trưởng cùng tập thể sư phạm xây dựng quy chế hoạt động nhà
trường, trong đó chỉ rõ các quy định để tạo nên văn hóa trường học và văn hóa
giao tiếp và chỉ đạo duy trì thực hiện trong suốt thời gian hoạt động của nhà
trường.
+ Hiệu trưởng phối hợp với công đoàn nhà trường tạo điều kiện để cán
bộ, giáo viên, nhân viên có đồng phục, bảng tên nhằm đảm bảo tính chuẩn mực
về mặt hình thức; làm nhà để xe gọn, đẹp để tạo cảnh quan văn hóa.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia lao động công
ích để đảm bảo “xanh, sạch, đẹp” khuôn viên và xung quanh trường.
+ Hiệu trưởng đề ra các tiêu chí, kiểm tra thực hiện và động viên khen
thưởng về tính mẫu mực của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong giao tiếp trong
và ngoài nhà trường.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo và cùng các các hiệu phó chỉ đạo phong trào xây
dựng tập thể giáo viên và tập thể học sinh vững mạnh, tạo ra không khí và dư
luận tập thể tốt đẹp, góp phần tác động giáo dục học sinh.
IX. Biện pháp quản lý thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ngoài
giờ lên lớp cho học sinh.
Việc thực hiện có kết quả kế hoạch giáo dục do hiệu trưởng xây dựng và
chỉ đạo xây dựng được thể hiện ở sự phát triển trình độ mọi mặt của học sinh.
Do đó, kiểm tra, đánh giá sự phát triển của học sinh cũng là kiểm tra kết quả
giáo dục; từ đó một mặt giúp hiệu trưởng đánh giá đúng năng lực của cán bộ,
giáo viên, mặt khác giúp hiệu trưởng sửa chữa, bổ sung các biện pháp đã xây
dựng
Biện pháp:
+ Hiệu trưởng kiểm tra và chỉ đạo phó hiệu trưởng chuyên môn, khối
trưởng, giáo viên chủ nhiệm kiểm tra kết quả giáo dục của học sinh, trong đó
chú trọng theo dõi những biểu hiện đạo đức của học sinh để có nhận định, đánh
giá chính xác.
+ Hiệu trưởng và cán bộ, giáo viên phối hợp với chính quyền, đoàn thể
và gia đình để theo dõi, kiểm tra những thay đổi, phát triển về đạo đức của học
sinh biểu hiện thông qua thái độ và nhân cách của các em trong cuộc sống,
trong giao tiếp.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức, hướng dẫn học sinh
tự kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục.
PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ VÀ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG
1. KẾT QUẢ GIÁO DỤC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
Từ đầu năm học, bên cạnh những biện pháp để giáo dục ngoài giờ lên lớp
cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã có của hiệu
trưởng từ các năm học trước, với sự nghiên cứu ban đầu của mình, tôi đã xây
dựng kế hoạch và đề xuất các biện pháp mới trong hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp. Trong số đó, có những biện pháp đã được các hiệu trưởng triển
khai. Kết quả đã đạt được trong năm học 2010 - 2011 như sau:
- Nhà trường đã chú trọng công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, lối sống
cho học sinh; đặc biệt là cán bộ, giáo viên đã có nhận thức đầy đủ hơn về vị trí,
vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh, các kỹ năng tổ
chức hoạt động cũng được nâng cao rõ rệt.
- Nội dung, hình thức các hoạt động ngày càng phong phú hơn. Trong
chủ điểm “Chúng em biết ơn thầy giáo , cô giáo” của tháng 11 và chủ điểm “Kỉ
luật tốt, hc tập tốt như chú bộ đội Cụ Hồ” của tháng 12 đã thực hiện các tiểu
phẩm về lịch sử, đố vui… trong các giờ sinh hoạt tập thể, giờ sinh hoạt Đội
thiếu niên, Sao nhi đồng; đã tố chức môt số cuộc thi theo chủ đề: làm báo tường
kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, tìm hiểu về Quân đội Nhân dân Việt nam.
- Trường bố trí đủ các giờ sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đội thiếu niên và
Sao nhi đồng, điển hình là đã tổ chức 5 buổi sinh hoạt ngoại khóa.
- Hầu hết học sinh có tiến bộ rõ về đạo đức, thể hiện qua ý thức, thái độ
và nhân cách của các em. Các em biết vâng lời thầy cô giáo hơn, đoàn kết giúp
đỡ lẫn nhau nhiều hơn, làm được nhiều việc tốt theo tập thể và tự làm.
- Đối với những học sinh chưa ngoan, khó khăn trong học tập, trường
phân công giáo viên chủ nhiêm trực tiếp giúp đỡ các em tại lớp; liên hệ với gia
đình để trao đổi biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em học tập.
- Công tác giáo dục ý thức giữ gìn môi trường được thực hiện thường
xuyên. Trang trí lớp đúng quy định, phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi, trường có sân
chơi, cây xanh tương đối tốt, các lớp học thông thoáng, đủ ánh sáng
Đơn vị tổ chức và tham gia hội thi bóng đá ở cả 3 cấp: trường, huyện,
tỉnh. Tham gia biểu diễn văn nghệ mừng xuân năm 2011 và các hội thi do cấp
huyện tổ chức. Tham gia kể chuyện về Bác hồ trên sóng truyện thanh của
huyện Năm Căn.
2. PHẠM VI ỨNG DỤNG
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu
trưởng trường Tiểu học nêu trên có thể áp dụng một cách linh hoạt và phù hợp
với điều kiện thực tế ở các trường Tiểu học.
Công tác quản lí của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở trường Tiểu học nhằm để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học từ đó góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường Tiểu học.
Năm Căn, ngày 17 tháng 03 năm
2011
Người viết
Trần Quang Thuận