Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực lực tại công ty cổ phần thế giới số Trần Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.91 KB, 50 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ và góp ý nhiệt
tình của quý thầy cô trường Đại học Thương Mại cùng Ban lãnh đạo Công ty Cổ
phần Thế giới số Trần Anh – đơn vị tiếp nhận thực tập tôi thực tập.
Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Chu Thị Thủy – Trưởng
Bộ môn Kinh tế doanh nghiệp thương mại - Trường Đại học Thương Mại đã dành
rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành bài
khóa luận này với kết quả tốt nhất.
Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý anh, chị Phòng Nhân sự cùng
Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để
tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong quá trình thực tập.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng hoàn thiện bài khóa luận bằng tất cả sự nhiệt
tình, tâm huyết và năng lực của mình nhưng những thiếu sót là không thể tránh
khỏi, tôi rất mong nhận được sự góp ý, tư vấn của quý thầy cô và các bạn !
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2013
Sinh viên Nguyễn Thị Yến
1
MỤC LỤC
Trang
Mục lục i
Danh mục các từ viết tắt iii
Danh mục các bảng iv
Danh mục các hình iv
Danh mục các sơ đồ iv
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tuyển dụng nhân lực của những
công trình năm trước
1.4. Các mục tiêu nghiên cứu
1.5. Phạm vi nghiên cứu


1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Chương 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ
BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ TUYỂN DỤNG NHÂN
LỰC CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Một số định nghĩa, khái niệm về hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng
nhân lực
2.1.1. Tuyển dụng nhân lực
2.1.2. Chi phí và chi phí tuyển dụng nhân lực
2.1.3. Hiệu quả và hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực
2.2. Nội dung nghiên cứu hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực
2.2.1. Chi phí tuyển dụng nhân lực
2
2.2.2. Hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả chi phí tuyển dụng nhân lực
2.3.1. Nguồn tuyển dụng mà doanh nghiệp hướng tới
2.3.2. Kênh tuyển dụng mà doanh nghiệp lựa chọn
2.3.3. Chi phí doanh nghiệp dành cho tuyển dụng
2.3.4. Kết quả đạt được sau tuyển dụng
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG CHI PHÍ TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CP
THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH
3.1. Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Cổ phần Thế giới số Trần Anh
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả chi phí tuyển dụng nhân lực tại
Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
3.2.1. Nguồn tuyển dụng Trần Anh hướng tới
3.2.2. Kênh tuyển dụng Trần Anh sử dụng
3.2.3. Chi phí Trần Anh dành cho hoạt động tuyển dụng
3.2.4. Kết quả đạt được sau tuyển dụng của Trần Anh

3.3. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về hiệu quả sử dụng chi phí
tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
3.4. Đánh giá chung thực trạng hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân
lực của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
3.4.1. Thành công
3.4.2. Hạn chế
3.4.3. Nguyên nhân
Chương 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH
4.1. Định hướng và mục tiêu đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí
tuyển dụng nhân lực của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
3
4.2. Các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tuyển
dụng nhân lực của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
4.3. Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân
lực của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CEO : Giám đốc điều hành
CV : Thông tin ứng viên
ERP : Hệ thống quy hoạch hóa nguồn lực
KPI : Chỉ số đánh giá thực hiện công việc
R & D : Nghiên cứu và phát triển
TAG : Tran Anh Digital World Joint Stock Company
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

bảng
Tên bảng Trang
3.1 Cơ cấu nhân lực Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh cuối 2012
3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thế giới số
Trần Anh (2010 – 2012)
3.3 Các website tuyển dụng của Công ty
3.4 Chi phí đăng tuyển năm 2012 của Trần Anh
3.5 Tổng chi phí tuyển dụng 2010 - 2012
3.6 Bảng thống kê chi phí tuyển dụng 2010 – 2012
3.7 Mức độ hoàn thành nhu cầu nhân lực theo định biên 2010 - 2012
3.8 Hiệu quả chi phí tuyển dụng nhân lực 2010 - 2012
3.9 Hiệu quả chi phí tuyển dụng nhân lực 2010 - 2012
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên hình Trang
3.1 Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty
2010 – 2012
3.2 Tỉ lệ tiếp cận của nhân viên với các kênh tuyển dụng
3.3 Mức độ quan tâm tới các nội dung trong thông báo tuyển dụng
3.4 Mức độ hài lòng của nhân viên về việc sử dụng chi phí tuyển dụng
6
3.5 Kết quả tuyển dụng 2010 – 2012
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ
Tên sơ đồ Trang
3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
7
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ TUYỂN

DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN
ANH.
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, các doanh nghiệp đang đứng trước những biến động kinh tế phức tạp
và những thay đổi rất lớn trong chính sách vĩ mô. Cụ thể là, tháng 11-2009, Chính phủ
điều chỉnh tỷ giá tiền đồng với đô la Mỹ với mức giảm cho tiền đồng hơn 5%.Đến
tháng 2/2010, Chính phủ lại điều chỉnh tiếp với mức giảm hơn 3%. Tiền đồng mất giá
làm cho chi phí sản xuất tăng do phần lớn nguyên vật liệu, máy móc đều phải nhập từ
nước ngoài. Ngoài ra, giá xăng, điện, nước cũng tăng, trong khi đó, thu nhập bằng
tiền đồng của người tiêu dùng không tăng. Do vậy, để giữ được mức giá cạnh tranh so
với các doanh nghiệp khác trên thị trường, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm chi phí và
bài toán đặt ra lúc này là: làm thế nào để doanh nghiệp vừa có thể đồng thời cắt giảm
chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm,
dịch vụ và đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tăng năng suất lao động, góp
phần tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp?
Xuất phát từ thực trạng đó, tại Nghị quyết số 01/NQ- CP của Chính phủ và
Công văn số 867/BTC - TCDN ngày 17/1/2012 của Bộ Tài chính quy định rõ: “Thực
hiện chủ trương về kiểm soát chặt chẽ, tăng cường tiết kiệm chi phí sản xuất kinh
doanh; tiết giảm 5- 10% chi phí quản lý, tập trung giảm giá thành sản phẩm; nâng cao
hiệu quả sản xuất - kinh doanh” đối với các tập đoàn kinh tế, tổng Công ty Nhà nước”.
Để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần có các mục tiêu, chiến lược kinh
doanh của mình trong từng thời kỳ, đó có thể là các mục tiêu xã hội hoặc cũng có thể
là các mục tiêu kinh tế, tùy thuộc theo từng doanh nghiệp khác nhau và doanh nghiệp
luôn tìm cách để đạt được các mục tiêu đó với chi phí thấp nhất, đó chính là hiệu quả.
Giảm chi phí sẽ giúp tăng hiệu quả. Giảm chi phí tuyển dụng sẽ giúp doanh nghiệp
giảm tổng chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận. Trong bối cảnh nền
kinh tế khó khăn, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, việc
8
giảm thiểu các loại chi phí (bao gồm cả chi phí tuyển dụng), tăng lợi nhuận có vai trò

đặc biệt quan trọng.
Với Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh, bài toán cắt giảm chi phí cũng
đang được ưu tiên hàng đầu, nhất là với chiến lược mở rộng thêm hàng loạt các siêu
thị, thâu tóm thị trường điện máy trong thời gian tới.Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu
quả tuyển dụng sẽ giúp Trần Anh thu hút, lựa chọn và có được nguồn nhân lực chất
lượng cao để thực thi chiến lược. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp, các kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ
phần Thế giới số Trần Anh có ý nghĩa và vai trò đặc biệt to lớn, đặc biệt là trong bối
cảnh kinh tế hiện nay.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Từ những vấn đề cấp thiết nêu ra ở trên có thể thấy nâng cao hiệu quả sử dụng
chi phí và đặc biệt là chi phí tuyển dụng nhân lực là hoạt động có tầm quan trọng rất
lớn đối với doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá tình hình thực tế, hoạt động sử
dụng chi phí tuyển dụng nhân lực của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh đang có
những thành công và hạn chế nhất định. Đó chính là lý do em quyết định lựa chọn đề
tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Thế
giới số Trần Anh” làm đề tài nghiên cứu trong bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực tại
Công ty, đưa ra những đánh giá, nhận xét, những mặt ưu điểm và hạn chế, tìm ra
nguyên nhân, từ đó hướng đến những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng chi phí tuyển dụng nhân lực tại Công ty.
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tuyển dụng nhân lực của những
công trình năm trước
Tuyển dụng nhân lực là vấn đề không còn quá mới, nó đã và đang được nghiên
cứu khá nhiều trong thời gian trở lại đây, đặc biệt là trong quá trình đổi mới nền kinh
tế, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Điểm
qua các luận văn, các chuyên đề nghiên cứu, có không ít công trình đề cập tới nội dung
này. Điển hình có thể kể đến một số công trình tiêu biểu từ năm 2009 trở lại đây như:
9
Trần Thị Thu Trang – Lớp K4HQ1A - Khoa Quản trị Doanh nghiệp - Đại học

Thương mại (2006), “Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự cho Công ty
Cổ phần Đầu tư và Thương mại Cuộc Sống Việt”. Công trình đã hệ thống hóa những
lý luận cơ bản về tuyển dụng nhân lực, nêu bật thực trạng tuyển dụng nhân lực tại
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Cuộc Sống Việt, đánh giá những ưu điểm và
hạn chế, từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại Công
ty. Song, công trình chưa đề cập tới những chi phí phát sinh trong khâu tuyển dụng, vì
vậy những giải pháp đề ra nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng vẫn chưa
mang tính tổng thể.
Nguyễn Thị Thanh - K38A3 - Đại học Thương mại (2006), “Nâng cao chất
lượng công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần Hỗ trợ Công nghệ
Detech”.Công trình hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tuyển dụng nhân lực, đề cập
tới thực trạng tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Hỗ trợ Công nghệ Detech,
đánh giá những ưu điểm và hạn chế, từ đó đề ra giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao
chất lượng tuyển dụng nhân lực tại Công ty. Tuy nhiên công trình cũng chưa đề cập tới
các chi phí của khâu tuyển dụng, những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác
tuyển dụng còn thiếu và chưa mang tính khả thi.
Nguyễn Trường Sơn - QTNL K7 - Khoa Kinh tế và Quản lý chất lượng - Đại
học Kinh tế quốc dân (2007), “Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty
Cổ phần May Sơn Hà”. Công trình này đã hệ thống hóa đầy đủ những lý luận cơ bản
về tuyển dụng nhân lực, trên cơ sở đó làm rõ thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực
hiện nay tại Công ty Cổ phần May Sơn Hà, nêu bật những đặc trưng trong công tác
tuyển dụng của ngành may, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân.
Từ đó, công trình đề xuất các giải pháp, các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tuyển
dụng nhân lực tại Công ty.Dù vậy, cũng như các công trình trên, tác giả cũng chưa đề
cập cụ thể tới chi phí của hoạt động tuyển dụng, vì vậy các giải pháp đưa ra chưa
mang tính khái quát và toàn diện.
Điểm qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu, tôi có thể khẳng định, cho đến
nay, vẫn chưa có một công trình được công bố nào nghiên cứu đầy đủ một cách có hệ
thống các vấn đề lý luận, thực tiễn về chi phí tuyển dụng và hiệu quả sử dụng chi phí
tuyển dụng ở nước ta theo cách tiếp cận của cá nhân tôi. Do vấn đề nghiên cứu là rất

10
quan trọng và cấp thiết nên việc nghiên cứu công trình này sẽ có ý nghĩa rất to lớn cả
về lý luận lẫn thực tiễn.
1.4. Các mục tiêu nghiên cứu
Công trình đặt ra các mục tiêu nghiên cứu chủ yếu là đề xuất những giải pháp
và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực tại Công ty
Cổ phần Thế giới số Trần Anh. Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, những nhiệm vụ
cụ thể được triển khai bao gồm:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chi phí, chi phí tuyển dụng nhân
lực và hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực
Hai là, phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực tại
Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
Ba là, đề xuất các giải pháp và đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng chi phí tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Phạm vi về thời gian
Các nghiên cứu thực tế giới hạn chủ yếu trong thời gian từ năm 2010 đến năm
2012 và đề ra những kiến nghị đến năm 2020.
1.5.2. Phạm vi về không gian
Công trình sử dụng các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp từ Công ty Cổ phần Thế giới
số Trần Anh để phục vụ cho công trình nghiên cứu của mình.
1.5.3. Phạm vi về nội dung
Công trình tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng chi phí
tuyển dụng nhân lực tại Trần Anh trên cơ sở tổng quan những lý luận cơ bản về tuyển
dụng và chi phí tuyển dụng nhân lực. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực tại Công ty.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
11
1.6.1. Phương pháp luận
Công trình sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để nhìn nhận và phân tích

các sự vật, hiện tượng trong tuyển dụng nhân lực. Công trình thực hiện đánh giá các sự
kiện trên quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng, Nhà nước về việc cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sử
dụng chi phí, trong đó bao gồm cả chi phí tuyển dụng nhân lực.
1.6.2. Phương pháp cụ thể
1.6.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát
Mục đích điều tra: Tìm hiểu thực trạng hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng
nhân lực tại Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh.
Mô tả điều tra: Điều tra thực tế việc sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực tại
Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
Đối tượng điều tra: Giám đốc Công ty, Chuyên viên chịu trách nhiệm chính
trong việc tổ chức quá trình tuyển dụng nhân lực, các nhân viên mới được tuyển dụng,
các đối tượng tiếp nhận thông tin tuyển dụng trên thị trường lao động.
Kết quả điều tra: Bộ dữ liệu được xử lý phản ánh kết quả điều tra cả định lượng
và định tính, được sử dụng kết hợp với dữ liệu thứ cấp thu thập từ các tài liệu nội bộ
của Công ty; các sách, báo, tạp chí chuyên ngành viết về Trần Anh; các báo cáo, hội
thảo chuyên đề về tuyển dụng nhân lực được tổ chức tại Trần Anh, để làm rõ thêm
thực trạng hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực tại Công ty.
1.6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đối tượng tiếp cận và lựa chọn phỏng vấn là hai nhóm:
Nhóm 1: Các chuyên viên trong lĩnh vực tuyển dụng nhân lực: Anh Lê Xuân
Tùng – Chuyên viên Tuyển dụng – Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh; Anh
Nguyễn Quốc Chư - Chuyên viên Tuyển dụng – Công ty Cổ phần FPT.
Nhóm 2: Nhân viên đã và đang làm việc tại doanh nghiệp; các đối tượng tiếp
cận thông tin tuyển dụng nằm trong phiếu điều tra.
12
1.6.2.3. Phương pháp thống kê, phân tích – so sánh
Công trình đã sử dụng số liệu của phòng Nhân sự, phòng Tài Chính – Kế toán
của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh làm minh chứng cho những vấn đề nghiên
cứu. Các số liệu, dữ liệu thứ cấp đều đã được xử lý, vận dụng linh hoạt để minh chứng

cho các vấn đề nghiên cứu và so sánh theo các tiêu chí đánh giá khác nhau.
1.7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ
đồ, hình vẽ và danh mục viết tắt, khóa luận được kết cấu bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng chi phí
tuyển dụng nhân lực
Chương 3: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực
của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh.
Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tuyển
dụng nhân lực của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh.
Chương 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP
13
2.1. Một số định nghĩa, khái niệm về hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng
nhân lực
2.1.1. Tuyển dụng nhân lực
Tuyển dụng nhân lực là một quá trình tìm hiếm, thu hút và lựa chọn nhân lực để
thỏa mãn nhu cầu sử dụng của một doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần
thiết nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Nói cách khác, tuyển dụng nhân lực là một quá trình tuyển mộ và tuyển chọn
nhân lực nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng nhân lực trong tương lai, góp phần thực thi
các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
2.1.2. Chi phí và chi phí tuyển dụng nhân lực
Chi phí doanh nghiệp là việc biểu hiện bằng tiền của việc sử dụng các yếu tố
của quá trình kinh doanh mà qua đó doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm và thực hiện
sản phẩm trên thị trường. Nó tạo ra doanh thu và làm giảm vốn của chủ sở hữu
Từ khái niệm này ta có thể thấy:
- Chi phí là giá các hàng hóa và dịch vụ đã sử dụng trong quá trình tạo ra doanh
thu bán hàng của doanh nghiệp, bao gồm các chi phí mua hàng, tiền lương trả cho

người lao động, tiền thuê quảng cáo, tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền bưu điện phí,…
Tất cả các khoản chi phí này là để tạo ra nguồn hàng, để thu hút và phục vụ khách
hàng nhằm tạo ra doanh thu.
- Chi phí còn được xem là cái giá phải trả cho những hoạt động cần thiết khác
để tiến hành kinh doanh.
Chi phí tuyển dụng nhân lực là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá
trình doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực nhằm
thỏa mãn nhu cầu sử dụng của một doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần
thiết nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Chi phí tuyển dụng nhân lực bao gồm các loại chi phí như: chi phí truyền thông
và tuyển mộ, chi phí tài liệu, văn phòng phẩm, chi phí thuê địa điểm và một số loại chi
phí khác.
14
2.1.3. Hiệu quả và hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực
Hiệu quả là một tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã
được xác định với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Để hoạt động, doanh nghiệp thương mại phải có các mục tiêu hành động của
mình trong từng thời kỳ, đó có thể là các mục tiêu xã hội, cũng có thể là các mục tiêu
kinh tế của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp luôn tìm cách để đạt được mục tiêu đó
với chi phí thấp nhất. Đó là hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực là đại lượng so sánh giữa kết quả
đạt được sau quá trình tuyển dụng so với chi phí bỏ ra để thực hiện toàn bộ quá trình
tuyển dụng đó.
2.2. Nội dung nghiên cứu hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực
2.2.1. Chi phí tuyển dụng nhân lực
2.2.1.1. Chi phí truyền thông và tuyển mộ
Truyền thông là quá trình truyền tải thông tin về nhu cầu tuyển dụng và hình
ảnh, uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp đến ứng viên. Truyền thông tuyển dụng
giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút ứng viên tiềm năng tạo thuận lợi cho quá trình
tuyển mộ và tuyển chọn của doanh nghiệp.

Tuyển mộ lao động là quá trình tìm kiếm, thu hút ứng viên có khả năng từ
nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn ứng tuyển tại doanh nghiệp. Tuyển mộ
lao động tạo tiền đề quan trọng cho quá trình tuyển chọn lao động, giúp doanh nghiệp
tăng hiệu quả tuyển dụng thông qua việc giảm chi phí không cần thiết ở các bước sau
của quá trình tuyển dụng .
Chi phí truyền thông và tuyển mộ bao gồm tất cả các loại chi phí phục vụ cho
công tác truyền thông thông tin về nhu cầu tuyển dụng, hình ảnh, uy tín thương hiệu
của doanh nghiệp đến ứng viên,tạo động lực để ứng viên nộp hồ sơ ứng tuyển.
Chi phí truyền thông bao gồm các loại chi phí như:
+ Chi phí đăng tuyển trên các trang web về việc làm, trên các báo, tạp chí, các
phương tiện truyền thanh, truyền hình,…
15
+ Chi phí in ấn pano, áp – phích, tờ rơi, băng – rôn, khẩu hiệu
+ Chi phí tổ chức các ngày hội tuyển dụng, các sự kiện việc làm tại các cơ sở
đào tạo (trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học,…)
Tương tự như chí phí truyền thông, chi phí tuyển mộ xuất phát từ các loại chi
phí như:
+ Chi phí thuê các trung tâm, tổ chức môi giới việc làm (Job executive), thuê
các công ty “săn đầu người” (Head – Hunter), tìm kiếm, giới thiệu, thậm chí cả sơ
tuyển ứng viên tiềm năng.
+ Chi phí cho các hoạt động chiêu mộ, săn đón nhân tài do doanh nghiệp tự tiến
hành (ví dụ tài trợ học bổng, nhận thực tập, nhận đào tạo cho các học viên, sinh viên
giỏi tại các trường đại học, các trường đào tạo nghề,…)
+ Chi phí chiêu mộ nhân lực từ đối tác, các đối thủ cạnh tranh, khách hàng và
các mối quan hệ xã hội khác.
2.2.1.2. Chi phí tài liệu, văn phòng phẩm
Bao gồm các loại chi phí phục vụ cho công việc in ấn tài liệu (thông báo tuyển
dụng, thông tin cá nhân của ứng viên, biểu ghi chép phỏng vấn, bảng câu hỏi, bản tổng
hợp kết quả đánh giá, hợp đồng lao động, thư mời nhận việc hoặc thư từ chối tuyển
dụng,…)

Chi phí văn phòng phẩm: Chi phí trang bị bút, thước, bàn ghế, ghim, giấy
A4…, phục vụ cho quá trình tuyển dụng
2.2.1.3. Chi phí thuê địa điểm
Với các doanh nghiệp lớn, khi số lượng ứng viên dự tuyển đông, cơ sở vật chất
của doanh nghiệp không đủ để tổ chức phỏng vấn, doanh nghiệp sẽ tiến hành thuê địa
điểm ở bên ngoài. Chi phí thuê địa điểm để tổ chức tuyển dụng sẽ bao gồm: chi phí
thuê bãi gửi xe, chi phí thuê phòng tổ chức phỏng vấn, thi tuyển,…
2.2.1.4. Chi phí khác
16
Chi phí này sẽ bao gồm các chi phí phát sinh như: chi phí mời cán bộ phỏng
vấn là các giáo sư, các chuyên viên, chuyên gia từ bên ngoài, chi phí nước uống, trang
trí phục vụ phỏng vấn,…
2.2.2. Hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng nhân lực
2.2.2.1. Hiệu quả xã hội
Là đại lượng phản ánh mức độ thực hiện các mục tiêu xã hội của doanh nghiệp
hoặc mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được sau tuyển dụng đến xã hội.
2.2.2.2. Hiệu quả kinh tế
Là hiệu quả chỉ xét trên phương diện kinh tế của hoạt động tuyển dụng.Nó so
sánh mối tương quan giữa lợi ích doanh nghiệp đạt được sau tuyển dụng với chi phí bỏ
ra để đạt được lợi ích đó.
2.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
a) Kết quả
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả tuyển dụng bao gồm các chỉ tiêu chính như sau:
+ Số lượng nhân viên nhận việc (theo từng đợt tuyển dụng khác nhau)
+ Số lượng nhân viên nhận việc nhưng bỏ việc sau đó
+ Lợi nhuận có được của doanh nghiệp sau khi tuyển dụng thêm
+ Doanh thu thuần thu về của doanh nghiệp sau khi tuyển dụng thêm
b) Chi phí
Các chi phí này bao gồm tổng các chi phí dành cho hoạt động tuyển dụng:
+ Chi phí truyền thông và tuyển mộ

+ Chi phí tài liệu, văn phòng phẩm
+ Chi phí thuê địa điểm
17
+ Các chi phí khác
Từ đó, các chỉ tiêu đánh giá kết quả tuyển dụng bao gồm:
- Chỉ tiêu định lượng:
+
- Chỉ tiêu định tính:
+ Số lượng nhân viên vào nhưng bỏ việc sau đó
Ngoài các chỉ tiêu chính đó, các chỉ tiêu đánh giá kết quả tuyển dụng còn được
thể hiện qua:
1. Tổng số CV nhận được của mỗi đợt tuyển dụng (đối với từng chức danh):
- Chỉ số này đo lường mức độ hiệu quả truyền thông của bạn, số lượng CV
nhận được nhiều có thể là do danh tiếng từ doanh nghiệp, có thể do truyền thông tốt
hoặc có thể do công việc hấp dẫn.Tùy vào từng doanh nghiệp nhưng thông thường sẽ
có một bảng đánh giá để hỏi lại ứng viên, xem ứng viên tiếp cận được thông tin tuyển
dụng từ nguồn nào, từ đó đánh giá được đâu là kênh truyền thông hiệu quả và đâu là
kênh truyền thông không hiệu quả, tạo cơ sở để cải tiến cho các đợt tuyển dụng sau.
- Đó là mức các ứng viên đạt các yêu cầu cơ bản theo tiêu chuẩn tuyển dụng
của doanh nghiệp (đã nêu chi tiết trong thông báo tuyển dụng).Nếu tỷ lệ này càng cao
thì chứng tỏ bạn đã truyền thông những cốt lõi của bạn đến các ứng viên, điều này
giúp bạn đỡ vất vả trong việc lọc hồ sơ ứng viên.Nếu tỷ lệ này quá thấp, chứng tỏ
doanh nghiệp vẫn chưa truyền thông hiệu quả, ứng viên chưa hiểu rõ về mô tả công
việc và yêu cầu công việcnêu trong thông báo tuyển dụng.
18
Chỉ tiêu này xác định xem để thu được một CV bạn mất bao nhiêu đồng.
Hoặc có thể qua công thức = Số người tuyển được/từng kênh
4. Thời gian để tuyển nhân viên
- Chỉ số thời gian tuyển dụng là số thời gian trung bình kể từ khi yêu cầu tuyển
dụng được chấp nhận đến khi nhận được nhân sự, ví dụ là 21 ngày.

- Chỉ số này vừa ràng buộc trách nhiệm của bộ phận nhân sự trong việc tìm
người, vừa là cơ sở định hướng cho các bộ phận trong việc chủ động xây dựng kế
hoạch nguồn nhân lực.
- Với mỗi CV thu được từ kênh quảng cáo đó, doanh nghiệp mất bao nhiêu tiền.
Sau đó, chúng ta sẽ so sánh số tiền của từng kênh để xem xét kênh nào hiệu quả nhất.
Tuy nhiên điều này cũng không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ chỉ thực
hiện quảng cáo trên kênh hiệu quả nhất, vì nó còn phụ thuộc vào độc giả của kênh
quảng cáo đó là ai, có phải đối tượng phù hợp với công việc đang đăng tuyển không.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả chi phí tuyển dụng nhân lực
2.3.1. Nguồn tuyển dụng mà doanh nghiệp hướng tới
Thông thường, nguồn tuyển dụng bên trong sẽ ít tốn kém chi phí hơn so với
nguồn tuyển dụng bên ngoài.
Nguồn bên trong bao gồm những người lao động đang làm việc trong doanh
nghiệp nhưng lại có nhu cầu và khả năng thuyên chuyển đến công việc khác mà doanh
nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng.Sử dụng nguồn tuyển dụng bên trong sẽ cho phép
doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn nhân sự hiện có, giúp sử dụng triệt để nguồn
lao động dôi dư nếu có. Hơn nữa, tuyển nguồn nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao
hiệu quả chi phí tuyển dụng bởi ứng viên được tuyển đều là các nhân viên hiện hành,
những người quen thuộc, thông hiểu cơ cấu và những mối quan hệ trong doanh
nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc, có khả năng hội nhập nhanh chóng, gắn bó
19
hơn với doanh nghiệp. Nhân viên của doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn
trong việc thực hiện công việc, vì họ hiểu được mục tiêu của doanh nghiệp, nhanh
chóng thích nghi với điều kiện làm việc mới và biết tìm giải pháp để nhanh chóng đạt
được mục tiêu đó.
Nguồn bên ngoài bao gồm nguồn ứng viên hiện tại không làm việc tại doanh
nghiệp, bao gồm từ hệ thống các cơ sở đào tạo, các cơ quan tuyển dụng, văn phòng
giới thiệu việc làm, công ty tìm kiếm việc làm, sự giới thiệu của các nhân viên, hội chợ
việc làm hoặc các ứng viên tự nộp đơn xin việc,…. Nguồn ứng viên này rất đa dạng,
phong phú cả về số lượng và chất lượng nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí

cao hơn, thời gian nhiều hơn cho việc tìm kiếm, tuyển chọn và hội nhập nhân viên.
2.3.2. Kênh tuyển dụng mà doanh nghiệp lựa chọn
Có rất nhiều các kênh tuyển dụng khác nhau mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:
các cơ quan tuyển dụng, các văn phòng giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp tìm kiếm
việc làm, sự giới thiệu của nhân viên, hội chợ việc làm, thông qua internet, qua báo,
tạp chí và các phương tiện truyền thông.
Với từng đặc thù công việc khác nhau, doanh nghiệp sẽ sử dụng các kênh tuyển
dụng khác nhau và từng kênh tuyển dụng sẽ tạo hiệu quả riêng biệt tương ứng với từng
vị trí, chức danh. Với nguồn lao động phổ thông, đại trà, thì việc sử dụng kênh tuyển
dụng thông qua các báo đài, các phương tiện truyền thông đại chúng vừa hiệu quả, vừa
tiết kiệm chi phí đăng tuyển. Với các vị trí quản lý cấp cao, kênh tuyển dụng chủ yếu
sẽ qua sự giới thiệu của các nhân viên, các trang web việc làm nổi tiếng như
Vietnamworks.com, 24h.com.vn,…Kênh tuyển dụng qua sự giới thiệu của các nhân
viên giúp giảm chi phí tuyển dụng, nâng cao hiệu quả tuyển dụng nhưng không sử
dụng được thường xuyên; kênh tuyển dụng qua các trang web việc làm, tuy doanh
nghiệp sẽ mất thêm chi phí tuyển dụng nhưng đổi lại doanh nghiệp sẽ có được nguồn
ứng viên phong phú cả về số lượng và chất lượng.
2.3.3. Chi phí doanh nghiệp dành cho tuyển dụng
Khi chi phí dành ra cho hoạt động tuyển dụng càng lớn, với cùng một kết quả
thu được như nhau thì hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng càng nhỏ và ngược lại.
20
Thực chất của hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng là
thực hiện quy luật tiết kiệm thời gian.Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh
nghiệp thương mại luôn hướng đến mục tiêu nhất định và để đạt được mục tiêu đó,
doanh nghiệp bắt buộc phải mất chi phí. Do đó, hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng
được thể hiện thông qua việc đạt được mục tiêu tuyển dụngvới sự tiết kiệm chi phí.
Vì vậy, trước khi đầu tư chi phí cho hoạt động tuyển dụng, doanh nghiệp cần
phải cân nhắc kỹ có nên đầu tư hay không và đầu tư xong, doanh nghiệp sẽ được gì và
mất gì, từ đó mà có phương án đầu tư hiệu quả nhất.
2.3.4. Kết quả đạt được sau tuyển dụng

Kết quả sau hoạt động tuyển dụng này có thể thể hiện qua các chỉ tiêu như: số
lượng nhân viên nhận việc, số lượng nhân viên được nhận vào nhưng bỏ việc, lợi
nhuận của doanh nghiệp, doanh thu thuần của doanh nghiệp, số lượng hồ sơ nhận được
sau mỗi đợt tuyển dụng, số ứng viên đạt yêu cầu qua các vòng phỏng vấn, thời gian
trung bình để tuyển được một vị trí, chi phí trung bình để có được một ứng viên đạt
yêu cầu,… Kết hợp với yếu tố chi phí, các chỉ số này sẽ cho thấy hiệu quả đạt được
sau hoạt động tuyển dụng.Nếu kết quả đạt được cao hơn chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó thì hoạt động tuyển dụng được đánh giá là hiệu quả, doanh nghiệp nên đầu tư
chi phí. Tuy nhiên, nếu kết quả đạt được thấp hơn chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp cần
kiểm tra lại phương án đầu tư của mình, từ đó có những điều chỉnh cần thiết nhằm cải
thiện kết quả đạt được sau tuyển dụng.
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ
TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CP THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH
3.1. Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công
ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
Trần Anh là công ty hàng đầu chuyên về lĩnh vực mua bán các sản phẩm điện
máy, cụ thể là các hoạt động buôn bán thiết bị tin học, thiết bị văn phòng; đại lý mua,
bán, ký gửi hàng hóa; dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng các sản phẩm điện tử, tin học, máy
văn phòng; lắp ráp các sản phẩm điện tử, tin học; mua bán điện thoại di động; dịch vụ
giá trị gia tăng trên mạng viễn thông; sản xuất và mua bán các sản phẩm điện tử, điện
máy, điện lạnh, đồ gia dụng; vận tải hàng hóa bằng đường bộ,… Trần Anh luôn cam
kết cung cấp sản phẩm với chất lượng cao và giá cả hợp lý tới tay khách hàng. Khách
hàng là người quyết định tương lai, sự tồn tại và phát triển của Trần Anh. Vì vậy toàn
21
thể nhân viên Công ty Trần Anh đều luôn tâm niệm và làm việc theo suy nghĩ: “Hãy
phục vụ khách hàng như chúng ta đang phục vụ cho bản thân chúng ta”.
Đội ngũ nhân lực của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh tính đến thời
điểm hiện tại là 721 người, được chia thành 7 bộ phận khác nhau: Ban Tổng Giám
đốc, ban Kiểm soát, phòng Hành chính, phòng Nhân sự, phòng Tài chính – Kế toán,
phòng Kinh doanh – thị trường, phòng R&D, trung tâm Dịch vụ khách hàng, trung tâm

Bảo hành, khối Siêu thị, tổng kho Cầu Diễn. Mỗi bộ phận được chia thành nhiều bộ
phận nhỏ, đảm bảo tính chuyên môn hóa và tác nghiệp, hỗ trợ giữa các bộ phận. Cụ
thể:
Bảng 3.1: Cơ cấu nhân lực Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh đầu 2013
STT Chỉ tiêu Số lượng (người)
I KHỐI VĂN PHÒNG CÔNG TY 103
1 BAN TỔNG GIÁM ĐỐC 3
2 BAN KIỂM SOÁT 1
3 PHÒNG NHÂN SỰ 11
4 PHÒNG HÀNH CHÍNH 15
5 PHÒNG KDTT 48
6 PHÒNG TCKT 20
7 PHÒNG R&D 5
II TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG 36
III TRUNG TÂM BẢO HÀNH 68
IV KHỐI SIÊU THỊ 404
11 SIÊU THỊ TRẦN ANH TÂY SƠN 107
12 SIÊU THỊ TRẦN ANH ĐƯỜNG LÁNG 103
13 SIÊU THỊ TRẦN ANH SAVICO 94
14 SIÊU THỊ TRẦN ANH LONG BIÊN 100
V KHỐI KHO VẬN 110
TỔNG CỘNG 721
Nguồn: Phòng Nhân sự - Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
Theo thống kê của phòng Nhân sự, khoảng gần 90% số cán bộ, nhân viên trong
Công ty có trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên, trong đó, trình độ đại học chiếm 35,
5%, trình độ cao đẳng chiếm 38, 6%, trung cấp chiếm 22,1%, còn lại là lao động phổ
thông. Lực lượng lao động phổ thông được sử dụng cho các vị trí lao động giản đơn
như: bảo vệ, bảo vệ đêm, lái xe, lao công.Cơ cấu bộ máy tổ chức như sau:
22
Sơ đồ3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh

Nguồn: Phòng Nhân sự - Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
23
PHỤ
TRÁCH
KHO
VẬN
GIÁM
ĐỐC
TTDVKH
GIÁM
ĐỐC
SIÊU
THỊ
BAN KIỂM SOÁT NỘI
BỘ
BAN KIỂM SOÁT
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC TÀI
CHÍNH
GIÁM ĐỐC KINH
DOANH
GIÁM ĐỐC BÁN HÀNG GIÁM ĐỐC HÀNH
CHÍNH –NHÂN SỰ
TP. TÀI
CHÍNH KẾ
TOÁN
TP.

KINH
DOANH
THỊ
TRƯỜN
G
MARKETING
TP.NGHI
ÊN CỨU
PHÁT
TRIỂN
TP.
NHÂNS

TP.
HÀNHC
HÍNH
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh (2010 – 2012)
Đơn vị: đồng
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Tuyệt đối % Tuyệt đối %
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,322,559,751,458 1,661,971,351,883 1,695,832,442,452 339,411,600,425 25.7% 338,610,905,769 2.0%
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 6,708,021,994 10,716,976,000 20,824,711,706 4,008,954,006 59.8% 10,107,735,706 94.3%
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,315,851,729,464 1,651,254,375,883 1,675,007,730,746 335,402,646,863 25.5% 237,533,554,863 1.4%
4 Giá vốn hàng bán 1,187,665,157,171 1,499,623,892,588 1,514,500,918,899 311,958,735,417 26.3% 148,770,263,311 0.1%
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 128,186,572,293 151,630,483,295 160,506,811,847 23,443,911,002 18.3% 8,876,328,552 5.9%
6 Doanh thu hoạt động tài chính 8,560,801,390 22,009,738,534 18,117,663,739 1,344,893,714 157.1% -3,892,074,795 -17.7%
7 Chi phí bán hàng 71,070,891,795 74,807,175,719 115,839,895,104 3,736,283,924 5.3% 41,032,719,395 64.9%
8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 16,110,023,702 17,538,863,350 21,797,432,217 1,428,839,468 8.9% 4,258,568,867 24.3%
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 49,566,458,186 81,294,182,760 40,987,148,265 31,727,724,574 64.0% -40,307,034,495 -49.6%

10 Thu nhập khác 384,650,176 366,810,883 505,247,232 -17,839,293 -4.6% 138,436,349 37.7%
11 Chi phí khác 333,391,084 381,022,659 406,336,950 47,631,575 14.3% 25,314,291 6.6%
12 Lợi nhuận khác 51,259,092 -14,211,776 98,910,282 -65470868 -127.8% 113,122,058 796.0%
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 49,617,717,278 81,279,970,984 41,086,058,547 31,662,253,706 63.8% -40,193,912,437 -49.5%
14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 12,970,462,324 21,553,301,606 10,444,907,298 8,582,839,282 66.2% -1,110,839,431 -51.5%
15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 36,647,254,954 59,726,669,378 30,641,151,242 23,079,414,424 63.0% -29,085,518,136 -48.7%
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán – Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
24
Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm
như sau:
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty
2010 – 2012
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán – Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
Từ giữa năm 2011, thị trường điện máy đã chứng kiến hàng loạt doanh nghiệp
đóng cửa, thu hẹp hoạt động. Tuy nhiên, đó chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô
nhỏ.Các doanh nghiệp lớn trái lại vẫn “sống khỏe” và tiếp tục mở rộng cửa hàng, vươn
ra các địa phương khác.
Trong năm 2012, mặc dù tình hình kinh doanh khó khăn hơn ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế kéo dài, nhu cầu mua sản phẩm từ người tiêu dùng giảm nhưng
Trần Anh vẫn đạt được những kết quả kinh doanh rất khả quan, cụ thể:
Doanh thu năm 2012 đạt 1675,01 tỷ đồng tăng trưởng 1,44%; lợi nhuận gộp đạt
160,51 tỷ đồng tăng trưởng 5,85% so với năm 2011. Tuy nhiên do phát sinh chi phí
mở thêm 2 siêu thị mới nên lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 41,08 tỷ đồng, sụt giảm
mạnh so với năm 2011. Nhận định khó khăn hiện tại sẽ là cơ hội để Trần Anh mở rộng
hệ thống nhằm chiếm lĩnh thị phần, vì vậy Công ty vẫn đang tiếp tục mở rộng qui mô
kinh doanh. Theo kế hoạch, tháng 4/2013 Công ty sẽ khai trương đồng loạt thêm 3
siêu thị mới ở quận Ba Đình, Hà Đông, Từ Liêm. Ngoài ra, Trần Anh vẫn đang tiếp
tục tìm kiếm mặt bằng mở thêm siêu thị với mục tiêu trong năm 2014 mỗi quận, huyện
ở Hà Nội sẽ có 1 siêu thị Trần Anh hoạt động và mở thêm các siêu thị tại các tỉnh
thành khác trong cả nước.

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả chi phí tuyển dụng nhân lực tại
Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
3.2.1. Nguồn tuyển dụng Trần Anh hướng tới
Để nâng cao hiệu quả chi phí tuyển dụng nhân lực, Trần Anh đang sử dụng kết
hợp cả nguồn tuyển dụng cả trong và ngoài doanh nghiệp.
25

×