Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá nguyên liệu giống lai mới GL2 tại Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 71 trang )

i
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ KỸ THUẬT THUỐC LÁ
…………………………………










BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN


TÊN DỰ ÁN
HOÀN THIỆN QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC
LÁ NGUYÊN LIỆU GIỐNG LAI MỚI GL2 TẠI CAO BẰNG
Thực hiện theo hợp đồng số: 08.11.SXTN/HĐ-KHCN, ký ngày 08 tháng 4 năm
2011 giữa Bộ Công Thương và Viện KTKT thuốc lá







Chủ nhiệm dự án: TS Hoàng Tự Lập
Những người thực hiện: Th.S Nguyễn Văn Lự


Th.S Nguyễn Hồng Quân
KS.Kiều Văn Tuyển
KS.Nguyễn Thanh Phúc
KS.
Đào Đức Dũng
KS.Nông Thị Hằng





HÀ NỘI, 2012

ii
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH

SỐ T.T HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
1 TS. Hoàng Tự Lập Phòng Sinh học – Viện KTKT thuốc lá
2 Th.S Nguyễn Văn Lự ”
3 Th.S Nguyễn Hồng Quân ”
4 KS. Kiều Văn Tuyển Phòng Công nghệ - Viện KTKT thuốc lá
5 KS. Nguyễn Thanh Phúc Chi nhánh Cao Bằng - Viện KTKT thuốc lá
6 KS. Đào Đức Dũng ”
7 KS. Nông Thị Hằng Phòng Nông nghiệp & PTNT Hà Quảng








































iii
MỤC LỤC



MỞ ĐẦU 1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO DỰ ÁN 2
TÓM TẮT DỰ ÁN 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tình hình nghiên cứu và triển khai ở nước ngoài 4
1.2. Tình hình nghiên cứu và triển khai ở trong nước. 4
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 6
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 6
2.1.1. Mục tiêu tổng quát 6
2.1.2. Mục tiêu cụ thể 6
2.2 Nội dung nghiên cứu 6
2.2.1. Nội dung 1: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp đối với giống lai mới
GL2 6
2.2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu biện pháp hái sấy thích hợp đối với giống lai mới GL2. 6
2.2.3. Nội dung 3: Xây dựng mô hình 10 ha trồng giống lai mới GL2 6
2.2.4. Nội dung 4: Triển khai sản xuất thử 90 ha giống GL2 7
2.2 5. Nội dung 5: Chuyển giao công nghệ sản xuấ
t giống lai mới GL2 7
2.3. Phương pháp thực hiện 7
2.3.1. Phương pháp tổ chức thực hiện dự án: 7
2.3.2. Đánh giá các điều kiện triển khai dự án: 8
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu các thí nghiệm trồng trọt, hái sấy, mô hình, sản xuất thử 9
2.3.3.1. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp đối với giống thuốc lá lai mới

GL2 9
2.3.3.2. Nghiên cứu các biện pháp hái sấy thích hợp đối với giống lai mới GL2 9
2.3.3.3. Mô hình, sản xuấ
t thử 10
2.3.3.4. Đánh giá các chỉ tiêu trong phòng: 10
2.3.3.5. Xử lý số liệu thí nghiệm: 10
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 11
3.1. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác, hái sấy thích hợp đối với giống thuốc lá lai
mới GL2 11
3.1.1. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp đối với giống thuốc lá lai mới
GL2 11
3.1.1.1. Tình hình khí hậu, thời tiết tại Cao Bằng vụ Xuân năm 2011,2012 11
3.1.1.2. Tình hình sâu bệnh haị của thí nghiệm năm 2011 và 2012 12
3.1.1.3. Một số chỉ tiêu sinh học của các công thức thí nghiệm 13
3.1.1.4. Các chỉ tiêu cấu thành năng suất của các công th
ức thí nghiệm. 14
3.1.1.5. Năng suất và cấp loại lá sấy của các công thức thí nghiệm 17

DANH SÁCH NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH……………………… ………………
MỤC LỤC……………………………………………………………………………
iv
3.1.1.6. Thành phần hoá học và đánh giá cảm quan của các công thức thí nghiệm 19
3.1.2. Nghiên cứu các biện pháp hái sấy thích hợp đối với giống thuốc lá lai mới GL2 23
3.1.2.1. Bước đầu nghiên cứu các biện pháp hái sấy thích hợp đối với giống thuốc lá lai mới
GL2 năm 2011 23
3.1.2.2. Nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp hái sấy thích hợp đối với giống thuốc lá lai mới
GL2 năm 2012 27
3.2. Xây dựng mô hình 10 ha áp dụng các TBKT trồng giống GL2 31
3.2.1. Địa điể
m thực hiện mô hình 31

3.2.2. Tình hình cung ứng các vật tư cho mô hình 32
3.2.3.Tình hình áp dụng các TBKT trong sản xuất nguyên liệu áp dụng cho mô hình trồng
giống GL2 33
3.2.3.1. Giai đoạn vườn ươm 33
3.2.3.2. Giai đoạn ruộng trồng 33
3.2.3.3. Giai đoạn hái sấy. 33
3.2.4. Tình hình sinh trưởng và phát triển của mô hình áp dụng TBKT trồng giống GL2 34
3.2.4.1. Tình hình sâu bệnh hại mô hình áp dụng TBKT trồng giống GL2. 34
3.2.4.2. Tình hình sinh trưởng và phát triển của mô hình áp dụng TBKT trồng giống GL2. 34
3.2.5. Năng suất, tỷ lệ cấ
p 1+2, sản lượng thu được của mô hình áp dụng TBKT trồng giống
GL2 35
3.2.6. Kết quả phân tích thành phần hóa học, bình hút cảm quan các mẫu nguyên liệu của mô
hình áp dụng TBKT trồng giống GL2 36
3.2.6.1. Kết quả phân tích thành phần hóa học 36
3.2.6.2. Kết quả bình hút cảm quan 36
3.2.7. Tính toán hiệu quả kinh tế của mô hình áp dụng các TBKT và sản xuất thử giống GL2
38
3.2.7.1. Tính toán hiệu quả kinh tế của mô hình và sản xuất thử giống GL2 năm 2011 38
3.2.7.2. Tính toán hiệu quả
kinh tế của mô hình và sản xuất thử giống GL2 năm 2012 39
3.3. Sản xuất thử 90 ha giống GL2 40
3.3.1. Địa điểm, số hộ ,diện tích thực hiện sản xuất thử 40
3.3.2. Tình hình cung ứng các vật tư cho sản xuất thử 40
3.3.3. Kết quả tập huấn QTKT, hội nghị đầu bờ 41
3.3.3.1. Kết quả tập huấn QTKT 41
3.3.3.2. Hội nghị đầu bờ 42
3.3.4.Tình hình thực hiện QTKT nă
m 2011 và 2012 42
3.3.4.1. Giai đoạn vườn ươm 42

3.3.4.2. Giai đoạn ruộng trồng 43
3.3.4.3. Giai đoạn hái, sấy. 43
3.3.5. Tình hình sinh trưởng và phát triển của sản xuất thử giống GL2 43
3.3.5.1. Tình hình sâu bệnh hại 43
3.3.5.2. Tình hình sinh trưởng và phát triển của sản xuất thử giống GL2 44
3.3.6. Năng suất ,tỷ lệ cấp 1+2, sản lượng của các điểm sản xuất thử 45
v
3.3.7. Kết quả phân tích thành phần hóa học, bình hút cảm quan các mẫu nguyên liệu của sản
xuất thử 47
3.3.7.1. Kết quả phân tích thành phần hóa học các mẫu nguyên liệu của sản xuất thử năm
2011. 47
3.3.7.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học các mẫu nguyên liệu của sản xuất thử năm
2012. 47
3.3.7.3. Kết quả bình hút cảm quan các mẫu nguyên liệu của sản xuất thử năm 2011 47
3.3.7.4. Kết quả bình hút c
ảm quan các mẫu nguyên liệu của sản xuất thử năm 2012 48
3.3.8. Tính toán hiệu quả kinh tế của sản xuất thử giống GL2 với giống Đ/c K326 48
3.4. Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án. 50
3.4.1. Hiệu quả kinh tế của dự án. 50
3.4.1.1. Đối với người nông dân 50
3.4.1.2. Đối với Nhà nước: 51
3.4.1.3. Tiết kiệm ngoại tệ 52
3.4.1.4. Hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến 52
3.4.2. Hiệu quả xã hội của dự án. 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. 53
1. Kết luận 53
1.1. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp đối với giống lai mới GL2. 53
1.2 Nghiên cứu biện pháp hái sấy thích hợp đối với giống lai mới GL2. 53
1.3. Xây dựng mô hình 10 ha trồng giống lai mới GL2 54
1.4. Triển khai sản xuất thử 90 ha giống GL2 54

1.5. Chuyển giao công nghệ sản xuất giống lai mới GL2. 55
2. Đề nghị 55
PHỤ LỤC 56





1
MỞ ĐẦU
Sản xuất thuốc lá nguyên liệu ở nước ta hiện nay có diện tích khoảng 20.000 ha
đến 25.000 ha, trong đó thuốc lá vàng sấy, dạng nguyên liệu chính chiếm diện tích
18.000 ha - 20.000 ha. Trong sản xuất sử dụng chủ yếu hai giống thuốc lá C.176,
K.326 có nguồn gốc từ Mỹ. Giống C.176 tuy có năng suất khá nhưng chất lượng còn
hạn chế. Giống K.326 tuy có chất lượng tốt nhưng khả năng kháng bệnh kém và năng
suất thấp. N
ăng suất của các giống này đạt mức trung bình 16 tạ/ha và tại những vùng
thâm canh đạt 18 tạ/ha. Trong những năm gần đây diện tích trồng C176 đã giảm rõ rệt
.Viện KTKT trong những năm gần đây đã đưa một số giống được công nhận là giống
mới: C7-1,C9-1 vào sản xuất nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Một số
đơn vị s
ản xuất thuốc lá nguyên liệu đã nhập giống của nước ngoài nhưng hiệu quả
không có sự khác biệt so với sử dụng giống sản xuất trong nước. Hàng năm, Viện
Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá sản xuất và cung cấp cho sản xuất lượng hạt giống khoảng
200 kg.
Giống lai là xu hướng chủ đạo trong chọn tạo giống mới của các nước sản xuất
thuốc lá tiên tiến. Trong quá trình triển khai đề tài “Khảo nghiệm diện rộng 2 giống
thuốc lá lai mới GL1, GL2 tại Cao Bằng, Thái Nguyên” trong các năm 2009 - 2010,
Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá đã xác định được tổ hợp lai GL2, phù hợp với các
vùng trồng phía Bắc. Tổ hợp lai GL2 được lai tạo và chọn lọc trong nước, được sản

xuất theo phương pháp ba dòng – Hướng chọn tạo và phát triển giống mới đang được
triển khai rộng tại các nước sản xuất thuốc lá tiên tiến như Mỹ, Braxin, Zimbabuê và
được thực hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây. Tổ hợp lai GL2 có tính thích
nghi rộng, kháng cao một số bệnh hại chính trên cây thuốc lá tại các tỉnh phía Bắc như
đốm lá, đen thân, héo rũ vi khuẩn và khảm lá. Khảm lá do TMV là dịch bệnh gây hại
nặng nhất trong số các bệnh hại thuốc lá tại các tỉnh phía Bắc. K
ết quả khảo nghiệm
các năm qua cho thấy tổ hợp lai GL2 kháng bệnh khảm lá do virus TMV rất cao. Bên
cạnh đó, tổ hợp lai GL2 có năng suất vượt trội so với các giống đại trà C.176 và K.326
đang phổ biến trong sản xuất ở mức trên 10%; khá dễ sấy và lá sấy có chất lượng tốt.
Dòng mẹ bất dục đực, dòng duy trì bất dục đực và dòng bố của tổ hợp lai GL2 do Viện
Kinh tế Kỹ
thuật Thuốc lá chọn tạo hoặc duy trì nên rất chủ động trong sản xuất hạt
lai. Tổ hợp lai GL2 đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống cho sản xuất
thử theo Quyết định số 459 /QĐ-TT-CCN, ngày 08 tháng 11 năm 2010.
Nhằm nhanh chóng phát triển giống lai mới GL2 trong sản xuất, cần phải hoàn
thiện quy trình công nghệ về trồng trọt và hái sấy đối với giống thuốc lá lai GL2 bao
gồm các vấn
đề:
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác: trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sâu
bệnh hại.
- Hoàn thiện quy trình sơ chế: kỹ thuật hái và sấy.
- Xây dựng được mô hình trình diễn kỹ thuật canh tác và hái sấy giống GL2 và
chuyển giao mô hình cho các địa phương trồng thuốc lá tại Cao Bằng.
2
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO DỰ ÁN

SỐ TT VIẾT TẮT GIẢI THÍCH
1 Đ/c Đối chứng
2 QTKT Qui trình kỹ thuật

3 BVTV Bảo vệ thực vật
4 KTKT Kinh tế kỹ thuật
5 KHCN Khoa học công nghệ
6 QT Qui trình
7 CT Công thức
8 TN Thí nghiệm
9 TBKT Tiến bộ kỹ thuật
10 DC Diệt chồi
11 UBND Ủy ban nhân dân
12 N.N Nông nghiệp
13 DT Diện tích
14 LĐ Lao động
15 C1 Cấp 1
16 C2 Cấp 2
17 C3 Cấp 3
18 C4 Cấp 4
19 SL Số lá
20 MĐ Mật độ
21 PB Phân bón
22 TS Tiến sỹ
23 Th.s Thạc sỹ
24 ĐVT Đơn vị tính
25 QTCN Qui trình công nghệ
26 T Tháng
27 PTNT Phát triển nông thôn
28 TB Trung bình
29 TLNL Thuốc lá nguyên liệu






3
TÓM TẮT DỰ ÁN
Dự án đã tiến hành nghiên cứu 2 qui trình công nghệ: Qui trình trồng trọt và hái
sấy cho giống thuốc lá lai mới GL2. Đồng thời dự án đã tiến hành xây dựng mô hình
áp dụng tổng hợp các TBKT và sản xuất thử cho giống thuốc lá lai mới GL2. Để tiến
hành nghiên cứu 2 qui trình và xây dựng mô hình, sản xuất thử giống lai mới GL2 các
phương pháp sau đây đã được thực hiện:
- Đối với các thí nghiệm ô nhỏ bố trí theo khối ngẫ
u nhiên, được lặp lại 3 lần.
- Đối với mô hình và sản xuất thử được thực hiện trên diện rộng được so sánh
với giống đối chứng là giống được trồng phổ biến tại địa phương. Các TBKT được so
sánh với các kỹ thuật được áp dụng trong đại trà.
- Phân cấp, bình hút, phân tích hóa học thuốc lá nguyên liệu được thực hiện
theo đúng tiêu chuẩn và qui định của Ngành thuốc lá.
Dự án
đã đạt được các kết quả chính sau đây:
- Đã hoàn thiện được 2 qui trình công nghệ: trồng trọt và hái sấy, các qui trình
dễ áp dụng và phù hợp với giống lai mới GL2.
- Đã xây dựng thành công mô hình áp dụng tổng hợp các TBKT cho 10 ha và
sản xuất thử 90 ha giống lai mới GL2. Năng suất và tỷ lệ lá cấp 1+2 cao hơn đối
chứng, tính chất hút tốt, thành phần hóa học cân đối hài hòa. Đã thu được trên 221 tấn
thuốc lá chất lượ
ng cao.
- Dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người nông dân, các nhà máy
thuốc điếu, Nhà nước. Đồng thời tiết kiệm đáng kể lượng ngoại tệ để nhập nguyên liệu
có chất lượng cao. Bên cạnh đó dự án đã tạo công ăn, việc làm cho hàng trăm lao
động, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa,
vùng biên cương của Tổ quốc.















4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu và triển khai ở nước ngoài.
Đối với các nước có nền sản xuất thuốc lá nguyên liệu phát triển như: Hoa Kỳ,
Brazin, Zimbabuwe, Trung Quốc…Việc sử dụng giống mới và các kỹ thuật canh tác
tiên tiến như: Trồng hàng đơn, sử dụng phân bón hỗn hợp, che tủ luống bằng nilon, sử
dụng chất diệt chồi đã được áp dụng rộng rãi
Việc sử dụng các giống mớ
i được các nước có nền sản xuất thuốc lá nguyên
liệu phát triển rất chú trọng. Tại Hoa Kỳ ngoài các giống như: K326, C176 trong sản
xuất còn sử dụng các giống: K149, K346, NC71, GL939… Tại Trung Quốc bộ giống
trong sản xuất khá phong phú: Vân Nam 85, Vân Nam 87, NC89, NC82…Các giống
mới trước khi đưa vào sản xuất đại trà ngoài các bước cần tiến hành như: Khảo nghiệm
kỹ thuật, khảo nghiệm sinh thái cần tiến hành sản xuất thử nghi
ệm để hiệu chỉnh qui
trình công nghệ và kiểm tra tính ổn định của giống.

Tại Hoa kỳ hầu hết phân bón dùng cho thuốc lá dưới dạng phân bón hỗn hợp .
Khi sử dụng phân bón hỗn hợp sẽ cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng : Đa,
trung, vi lượng, ngoài ra tiết kiệm công bón phân. Tại Trung Quốc phần lớn diện tích
trồng thuốc lá được che tủ bằng nilon. Ngoài tác dụng không cho cỏ dại mọc, hạn ch
ế
bốc hơi nước, giữ ấm cho đất. Việc sử dụng chất diệt chồi đã tiết kiệm được khoảng
60% công lao động, vì vậy các nước trồng thuốc lá đã sử dụng chế phẩm Acotab để
diệt chồi cho cây thuốc lá
1.2. Tình hình nghiên cứu và triển khai ở trong nước.
GL2 là tổ hợp lai có triển vọng là kết quả của đề tài cấp Bộ Công thương:
“Ch
ọn giống thuốc lá lai có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ sản xuất nguyên
liệu cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”. Đề tài do TS. Tào Ngọc Tuấn
làm chủ nhiệm. Tổ hợp lai này được tạo ra giữa dòng mẹ C.176 và dòng bố tương ứng
D81( C.176 x D81).
Giống C.176 được nhập nội từ Mỹ, có khả năng kháng bệnh khảm lá do Virus
TMV, kháng khá bệnh đen thân và héo rũ do vi khuẩn, hiện đang phổ bi
ến trong sản
xuất tại Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng và các tỉnh Duyên Hải Miền Trung.
Dòng 81 do Tiến sỹ Vũ Thị Bản lai tạo và chọn lọc, có năng suất cao, chất
lượng nguyên liệu tốt và kháng cao đối với các bệnh đen thân, bệnh héo rũ vi khuẩn,
đã được công nhận giống sản xuất thử năm 2008, giống mới năm 2011 với tên giống
VTL81.
Diễn biến quá trình ch
ọn tạo, đánh giá và khảo nghiệm tổ hợp lai GL2:
2003: Đánh giá chọn lọc tại Ba Vì Hà Nội;
2004- 2005: Khảo nghiệm sinh thái tại Cao Bằng, Lạng Sơn;
2006-2007: Khảo nghiệm sản xuất tại Cao Bằng, Lạng Sơn;
Kết quả khảo nghiệm tại Cao Bằng, Lạng Sơn qua các năm 2004-2007 cho thấy
tổ hợp lai GL2 có năng suất cao vượt trội so với các giống đối chứng tại mỗi

địa
phương. Tổ hợp lai GL2 có năng suất cao hơn giống đối chứng C.176 từ 9,2 - 25,4%
5
tại Cao Bằng, cao hơn giống đối chứng K326 từ 11,6 - 22,4% tại Lạng Sơn. Về khả
năng sấy: Các tổ hợp lai nhìn chung dễ sấy với tỷ lệ lá cấp 1+2 cao hơn giống đối
chứng C176 tại Cao Bằng và tương đương giống đối chứng K326 tại Lạng Sơn. Chất
lượng cảm quan của tổ hợp lai GL2 được đánh giá là có tính chất hút tốt, ở mức tươ
ng
đương giống đối chứng C176, K326 đang trồng phổ biến ở các địa phương trên.











































6

CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển diện tích trồng giống thuốc lá lai GL2 có chất lượng tốt phục vụ nhu
cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thiện qui trình trồng trọt, hái sấy để nâng cao năng suất, chất lượng thuốc

lá nguyên liệu của giống thuốc lá lai GL2.
- Mở rộng diện tích sản xuất thuốc lá nguyên liệu bằng giống thuốc lá lai GL2
vớ
i tiến độ:
+ Năm 2011: 50 ha diện tích mô hình và sản xuất thử, đạt 100 tấn sản phẩm.
+ Năm 2012: 50 ha diện tích mô hình và sản xuất thử, đạt 100 tấn sản phẩm.
- Sản xuất nguyên liệu có chất lượng ổn định phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu (Tỷ lệ lá cấp 1+2 đạt trên 40%; hàm lượng nicotin: 1,6% - 2,8% và
đường khử: 15% - 25%).
- Xây dựng mô hình sản xuất và chuyển giao công nghệ sản xuất thuố
c lá nguyên
liệu bằng giống mới GL2 cho năng suất cao, chất lượng tốt tại Cao Bằng.
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nội dung 1
: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp đối với giống
lai mới GL2.
- Nghiên cứu xác định mật độ trồng thích hợp đối với giống GL2.
+ Mật độ trồng 18.000 cây/ha (tương đương khoảng cách trồng 1m x 0,55m)
+ Mật độ trồng 20.000 cây/ha (tương đương khoảng cách trồng 1m x 0,50m)
- Nghiên cứu xác định chế độ dinh dưỡng thích hợp đối với giống GL2.
+ Mức bón 60N (Tỷ lệ N:P:K = 1:1,5:2)
+ Mức bón 70N (Tỷ
lệ N:P:K = 1:1,5:2)
- Nghiên cứu xác định biện pháp ngắt ngọn, diệt chồi thích hợp đối với giống GL2.
+ Ngắt ngọn với 2 lá cùng chùm nụ.
+ Ngắt ngọn với 3 lá cùng chùm nụ.
+ Ngắt ngọn với 4 lá cùng chùm nụ.
2.2.2. Nội dung 2
: Nghiên cứu biện pháp hái sấy thích hợp đối với giống lai mới GL2.
- Xác định độ chín chuẩn đối với giống GL2.

- Nghiên cứu một số kỹ thuật trong quá trình sấy đối với giống GL2.
2.2.3. Nội dung 3
: Xây dựng mô hình 10 ha trồng giống lai mới GL2
Xây dựng mô hình áp dụng các TBKT sau đây:
+ Trồng cây con có bầu.
+ Trồng hàng đơn với mật độ 20.000 cây/ha,
+ Sử dụng phân bón hỗn hợp với lượng 800 - 900 kg/ha,
7
+ Che tủ luống bằng nilon.
+ Diệt chồi bằng thuốc diệt chồi Accotab.
+ Tưới nước theo yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của cây.
+ Hái đúng độ chín kỹ thuật.
+ Sấy đúng thời gian qui định, đối với lò 2 x 3 m, thời gian sấy đạt 110 -120 giờ.
2.2.4. Nội dung 4
: Triển khai sản xuất thử 90 ha giống GL2
+ Đăng ký và triển khai ký hợp đồng với các đại diện nhóm hộ tham gia sản xuất
thử.
+ Cung ứng cây giống và vật tư nông nghiệp.
+ Tập huấn và chỉ đạo kỹ thuật canh tác, hái sấy.
+ Thu mua sản phẩm của dự án.
2.2 5. Nội dung 5
: Chuyển giao công nghệ sản xuất giống lai mới GL2
Thông qua trình diễn mô hình và tập huấn kỹ thuật sản xuất cây con, trồng trọt,
chăm sóc, hái sấy giống GL2 cho các hộ nông dân.
2.3. Phương pháp thực hiện
2.3.1. Phương pháp tổ chức thực hiện dự án:
- Hoàn thiện qui trình canh tác đối với giống thuốc lá lai GL2
Nội dung: Tiến hành các thí nghiệm về: Mật độ, dinh dưỡng, ngắt ngọn để hoàn
thiện qui trình canh tác giống thuốc lá lai GL2.
Địa điểm triển khai: Huyện Hoà An - Cao Bằng.

Thời gian triển khai: Vụ xuân 2011 và vụ xuân 2012.
Nhân lực: 02 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học.
- Hoàn thiện qui trình hái sấy đối với giống thuốc lá lai GL2
Nội dung: Tiến hành các thí nghiệm về hái, sấy để hoàn thiện qui trình về sơ chế
giống thuốc lá lai GL2.
Địa điểm triển khai: Huyện Hà Quảng - Cao Bằng.
Thời gian triển khai: Vụ xuân 2011 và vụ xuân 2012.
Nhân lực: 01 cán b
ộ có trình độ đại học.
- Xây dựng mô hình và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống thuốc lá lai GL2
+ Xây dựng mô hình 10ha và sản xuất thử 90ha đối với giống thuốc lá lai GL2.
Năm 2011: Hà Quảng - Cao Bằng: 5ha mô hình, 45ha sản xuất thử;
Năm 2012: Hà Quảng - Cao Bằng: 5ha mô hình, 45ha sản xuất thử.
+ Chuyển giao công nghệ sản xuất nguyên liệu sử dụng giống thuốc lá lai GL2.
Phối hợp với khuyến nông, chính quyề
n địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật
cho cán bộ kỹ thuật địa phương và các hộ nông dân tại huyện Hà Quảng về kỹ thuật
sản xuất cây con, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và hái sấy đối với giống thuốc lá GL2:
2 năm x 1 lần/năm = 2 lần
Nhân lực: 2 cán bộ có trình độ đại học.
8
2.3.2. Đánh giá các điều kiện triển khai dự án:
- Địa điểm thực hiện Dự án:
Dự án sẽ được triển khai tại các huyện Hoà An, Hà Quảng tỉnh Cao Bằng. Trong
cơ cấu cây trồng của địa phương, cây thuốc lá là cây trồng trọng điểm nên được sự quan
tâm của các cấp, các nghành trong việc triển khai trong sản xuất. Huyện Hòa An, hà
Quảng tuy là địa bàn miền núi nhưng có hệ thố
ng cơ sở hạ tầng khá tốt như: có đường
ôtô, điện thoại tới các xã; một tỷ lệ đáng kể diện tích canh tác có tưới,…Tại các địa
phương trên, Viện KTKT Thuốc lá đã thiết lập hệ thống chuyển giao kỹ thuật và đầu tư

sản xuất nguyên liệu như: tại mỗi huyện có các tổ đầu tư thu mua nguyên liệu thuốc lá.
Các tổ đầu tư th
ực hiện việc cung ứng vật tư và hỗ trợ kỹ thuật cho người trồng thuốc lá.
Hệ thống kho tàng cũng luôn sẵn sàng đảm bảo thu mua hết sản phẩm cho người sản
xuất.
Các hộ sản xuất thuốc lá bằng nguồn vốn tự có và phần hỗ trợ của ngành thuốc lá
đã xây dựng đủ số lượng lò sấy cho diện tích trồng thuốc lá những nă
m qua. Tuy
nhiên, một tỷ lệ đáng kể lò sấy có kích thước và thiết kế chưa hợp lý nên mức tiêu hao
nhiều nhiên liệu còn cao và chất lượng lá sấy thấp.
- Nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu phục vụ dự án gồm: Cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc diệt chồi, than sấy, vật tư sửa chữa lò sấy là những loại vật tư sẵn có trên thị

trường. Với nguồn vốn tự có và kinh phí hỗ trợ từ dự án, các loại nguyên vật liệu sẽ
được chuẩn bị kịp thời cho triển khai dự án.
- Nhân lực triển khai Dự án:
Với số lượng cán bộ KHCN và công nhân lành nghề khá đông đảo, Viện Kinh tế
Kỹ thuật Thuốc lá có thể thành lập Ban thực hiện dự án với những cán bộ KHCN
nhiều kinh nghiệm. Dự trù nhân sự như
sau:
+ Phụ trách chung: TS. Hoàng Tự Lập.
+ Nghiên cứu xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp đối với giống
lai mới GL2: 02 cán bộ kỹ thuật sẽ thực hiện các nghiên cứu nhằm tối ưu hóa các yếu
tố: mật độ, chế độ dinh dưỡng, biện pháp ngắt ngọn, diệt chồi, để xây dựng quy trình
canh tác giống lai GL2.
+ Nghiên cứu biện pháp hái sấy thích hợp đối với giống lai mớ
i GL2: 01 cán bộ
kỹ thuật sẽ thực hiện các nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình hái sấy thích hợp đối
với giống lai GL2.

+ Chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm giống lai mới GL2: 02 cán bộ
kỹ thuật sẽ thực hiện việc xây dựng mô hình 10ha và sản xuất thử 90ha giống lai mới
GL2 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và chuyển giao kỹ thuật sản xuất cây con,
trồng trọt, ch
ăm sóc và hái sấy giống lai mới GL2 cho các hộ nông dân.
- Môi trường: Khi dự án được triển khai đúng kế hoạch, người sản xuất sẽ tiếp thu
được công nghệ sản xuất thuốc lá tiên tiến. Việc canh tác hợp lý vừa cắt giảm được
các khoản chi phí đầu tư không hiệu quả vừa không gây tác hại cho môi trường do sử
dụng quá mức phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Việc cải tạo, sử
a chữa lò sấy sử dụng
than thay củi góp phần hạn chế nạn phá rừng. Nhìn chung, việc triển khai dự án không
có tác động xấu đến môi trường.
9
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu các thí nghiệm trồng trọt, hái sấy, mô hình, sản xuất
thử
2.3.3.1. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp đối với giống thuốc lá
lai mới GL2
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, sơ đồ thí
nghiệm như sau:
I CT7 CT3 CT12 CT9 CT4 CT8 CT10 CT5 CT11 CT1 CT6 CT2
II CT3 CT12 CT2 CT5 CT9 CT4 CT8 CT1 CT7 CT10 CT11 CT6
III CT9 CT4 CT11 CT12 CT5 CT7 CT8 CT10 CT6 CT3 CT2 CT1
- Diện tích ô thí nghiệm: 30m
2
.
- Diện tích toàn bộ thí nghiệm: 36 ô x 30 m
2
/ô = 1.080 m
2
.

- Loại phân bón sử dụng: NH
4
NO
3
, K
2
SO
4
, Supe lân.
Các công thức thí nghiệm
Tên CT Diễn giải
CT1 Bón 60N-90P
2
O
5
-120K
2
O, mật độ 18.000 cây, ngắt 2 lá cùng chùm nụ
CT2 Bón 60N-90P
2
O
5
-120K
2
O, mật độ 18.000 cây, ngắt 3 lá cùng chùm nụ
CT3 Bón 60N-90P
2
O
5
-120K

2
O, mật độ 18.000 cây, ngắt 4 lá cùng chùm nụ
CT4 Bón 60N-90P
2
O
5
-120K
2
O, mật độ 20.000 cây, ngắt 2 lá cùng chùm nụ
CT5 Bón 60N-90P
2
O
5
-120K
2
O, mật độ 20.000 cây, ngắt 3 lá cùng chùm nụ
CT6 Bón 60N-90P
2
O
5
-120K
2
O, mật độ 20.000 cây, ngắt 4 lá cùng chùm nụ
CT7 Bón 70N-105P
2
O
5
-140K
2
O, mật độ 18.000 cây, ngắt 2 lá cùng chùm nụ

CT8 Bón 70N-105P
2
O
5
-140K
2
O, mật độ 18.000 cây, ngắt 3 lá cùng chùm nụ
CT9 Bón 70N-105P
2
O
5
-140K
2
O , mật độ 18.000 cây, ngắt 4 lá cùng chùm nụ
CT10 Bón 70N-105P
2
O
5
-140K
2
O, mật độ 20.000 cây, ngắt 2 lá cùng chùm nụ
CT11 Bón 70N-105P
2
O
5
-140K
2
O , mật độ 20.000 cây, ngắt 3 lá cùng chùm nụ
CT12 Bón 70N-105P
2

O
5
-140K
2
O, mật độ 20.000 cây, ngắt 4 lá cùng chùm nụ
2.3.3.2. Nghiên cứu các biện pháp hái sấy thích hợp đối với giống lai mới GL2
+ Nghiên cứu độ chín lá thuốc giống GL2
Công thức Các biểu hiện bên ngoài lá thuốc
CT1
+ Màu sắc mặt lá: Màu xanh vàng nhạt,phần gân chính bắt đầu chuyển
sang màu trắng sữa,gân phụ vẫn còn màu xanh nhạt.
+ Mặt lá bắt đầu tiết ra nhựa nhưng chưa nhiều.
CT2
+ Màu sắc mặt lá: Màu vàng ánh xanh,phần gân chuyển sang màu trắng sữa.
+ Mặt lá tiết ra nhiều nhựa , lông trên lá bắt đầu rụng.
+ Lá thuốc rủ xuống làm thành góc tù với thân.
CT3
+ Màu sắc mặt lá: Màu vàng là chủ đạo, toàn bộ gân chuyển sang màu
trắng sữa, phần đầu lá bắt đầu úa vàng.
+ Mặt lá tiết ra nhiều nhựa , lông trên lá rụng hết.
+ Lá thuốc dễ dàng tách khỏi thân, khi hái không còn xơ. Lá thuốc rủ
xuống làm thành góc tù với thân.
10
+ Nghiên cứu về thời gian sấy giống GL2
Thời gian sấy của các giai đoạn (giờ)
Công thức
Ủ vàng Cố định màu Sấy khô phiến lá Sấy khô cuộng
CT1(98-102 giờ) 25-26 15-16 29-30 29-30
CT2(107- 111 giờ) 29-30 20-21 29-30 29-30
CT1(116- 120 giờ) 34-35 24-25 29-30 29-30

2.3.3.3. Mô hình, sản xuất thử
- Quy mô, trình tự sản xuất thử: Theo Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày
27/11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc công nhận giống cây
trồng nông nghiệp mới.
- Các biện pháp kỹ thuật: Theo tiêu chuẩn ngành 10 CTN 618-2005 Quy trình kỹ
thuật sản xuất thuốc lá vàng sấy (có vận dụng các điều kiện thực tế tại địa phương nơi
sả
n xuất, bao gồm mật độ trồng, định mức phân bón, qui trình canh tác, sơ chế ).
- Các chỉ tiêu theo dõi: Theo tiêu chuẩn cơ sở do Viện KTKT Thuốc lá ban hành
số:02a/QĐ-VTL ngày 11 tháng 1 năm 2012.
- Cấp loại thuốc lá nguyên liệu: Theo Tiêu chuẩn ngành: TCN 26-1-02 “Thuốc lá
vàng sấy - Phân cấp chất lượng và yêu cầu kỹ thuật”.
2.3.3.4. Đánh giá các chỉ tiêu trong phòng:
- Bình hút cảm quan thuốc lá nguyên liệu:Theo Tiêu chuẩn bình hút tạm
thời:TC 01-2000.
- Phân tích thành phần hoá học: Đường khử (TCVN 7102:2002) Nicotin
(TCVN 6679:2000), N- Prôtêin (TCVN 7253:2003), Clo (TCVN 7251:2003).
2.3.3.5. Xử lý s
ố liệu thí nghiệm: theo các phương pháp thông dụng.

















11
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN
3.1. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác, hái sấy thích hợp đối với giống
thuốc lá lai mới GL2
3.1.1. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp đối với giống thuốc lá
lai mới GL2
3.1.1.1. Tình hình khí hậu, thời tiết tại Cao Bằng vụ Xuân năm 2011,2012
* Kết quả theo dõi diễn biến thời tiết vụ Xuân 2011cho thấy:
- Nhiệt độ giai đoạn vườn ươm, đầu giai đoạn trồng đạt tr
ị số thấp, dao động từ
9,7 – 15,9
o
C, khi nhiệt độ thấp ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây con
trong vườn ươm và giai đoạn đầu khi trồng ra ruộng. Từ tháng 4 đến tháng 6 nhiệt độ
đạt trên 20
o
C, thuận lợi cho cây sinh trưởng và hái sấy.
- Lượng mưa: Giai đoạn vườn ươm, đầu giai đoạn trồng đạt trị số thấp, dao động
từ 9,2 – 93,2 mm. Lượng mưa này so với cùng kỳ những năm trước đạt khá hơn, vì
vậy tạo điều kiện cho cây phát triển khá hơn. Giai đoạn hái sấy lượng mưa đã tăng lên
khá lớn (167,2 - 230,4 mm). Làm giảm tỷ lệ cấ
p loại tốt.
- Số giờ nắng: Giai đoạn vườn ươm, giai đoạn trồng số giờ nắng đạt thấp, ảnh
hưởng đến quang hợp của cây.
Bảng 1: Đặc trưng các yếu tố khí hậu, thời tiết tại Cao Bằng

vụ Xuân năm 2011, 2012
Chỉ tiêu ĐVT T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6
Năm 2011
Nhiệt độ
o
C
15,7 9,7 15,9 15,3 21,7 24,7 27,6
Tổng lượng mưa mm

80,0 23,6 9,2 93,2 32,0 167,2 230,4
Số ngày mưa ngày 11 19 10 14 11 13 20
Số giờ nắng giờ 86,1 8,4 58,4 40,0 75,1 169,1 166,4
Năm 2012
Nhiệt độ
o
C
14,0 11,8 14,3 18,4 25,4 26,9 27,1
Tổng lượng mưa mm

15,7 50,3 4,1 25,1 77,3 340,0 261,4
Số ngày mưa ngày 6 16 6 9 5 16 19
Số giờ nắng giờ 109,6 11,6 29,4 50,5 98,7 109,6 124,3
* Kết quả theo dõi diễn biến thời tiết vụ Xuân 2012 cho thấy:
Diễn biến thời tiết vụ xuân 2012 tuân theo qui luât: Nhiệt độ thấp đầu vụ, sau đó
tăng dần đến cuối vụ. Đầu vụ hạn hán, cuối giai đoạn sinh trưởng mưa nhiều. Số giờ
nắng tăng từ tháng 1 đến tháng 6. Nếu so sánh với năm 2011 có một số hiện tượng thời
tiết
đáng chú ý có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây:
12
+ Lượng mưa tháng 5 tăng lên đột ngột (Gấp 4,4 lần so với tháng 4 và gấp 2 lần

so với cùng kỳ năm trước) giai đoạn này đang hái sấy vì vậy sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng sấy (Tỷ lệ lá cấp 1+2).
+ Số giờ nắng tháng 2, 5,6 thấp hơn năm 2011, ảnh hưởng đến quang hợp của
cây, từ đó ảnh hưởng đến năng suất củ
a các CTTN.
3.1.1.2. Tình hình sâu bệnh haị của thí nghiệm năm 2011 và 2012
* Tình hình sâu bệnh haị năm 2011:
+ Sâu hại: Sâu xanh gây hại không đáng kể, cao nhất là các công thức: 3, 4, 5, 8,
10, 12 với tỷ lệ hại từ 1,1 – 1,2%. Rệp xuất hiện không đáng kể.
+ Bệnh hại: Bệnh đốm lá thời tiết và bệnh khảm lá thuốc lá (TMV) gây hại không
đáng kể.
Bảng 2: Ảnh hưởng phân bón, mật độ, độ cao ngắt ngọn đến thành phần và t
ỷ lệ
sâu bệnh hại chính vụ xuân 2011 và 2012 của thí nghiệm
ĐVT:%
Thành phần và tỷ lệ sâu hại Thành phần và tỷ lệ bệnh hại
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012
Công
thức
Sâu
xanh
Rệp
Sâu
xanh
Rệp
Đốm lá
thời tiết
TMV
Đốm lá
thời tiết

TMV
CT1 0,6 0 0,0 0,0 0,0 0,6 0,0 0,0
CT2 0,6 0 0,0 0 0,0 0 3,2 0
CT3 1,2 0,6 1,0 0,6 0,6 0 0,6 0,6
CT4 1,1 0 1,4 3,1 0,0 0 1,2 0
CT5 1,1 0 0,5 0 0,0 0 0,6 0
CT6 0,6 0 0,8 0 0,6 0 0,6 0
CT7 0,6 0 0,7 0,6 0,0 0 0,0 0
CT8 1,2 0 1,0 0 0,0 0,6 0,0 0,6
CT9 0,6 0,6 0,6 0,6 0,0 0 0,0 0
CT10 1,1 0 1,3 0 0,6 0 0,6 0,6
CT11 0,0 0 0,6 0 0,0 0 0,0 0
CT12 1,1 0 1,3 0 0,0 0 0,0 0
* Tình hình sâu bệnh hại năm 2012:
Trong năm 2012 tình hình sâu bệnh hại ít phát triển, qua điều tra về sâu hại chỉ
có 2 loại: Sâu xanh và rệp. Bệnh hại có 2 loại: Đốm lá thời tiết, khảm lá thuốc lá
(TMV).
13
+ Sâu hại: Sâu xanh các công thức có xuất hiện (trừ CT1, CT2) nhưng tỷ lệ thấp
dao động từ 0,6% (CT11) đến 1,4% (CT4). Rệp chỉ xuất hiện ở CT3, CT4, CT7 và
CT9 nhưng tỷ lệ cũng rất thấp dao động từ 0,6% (CT3,7.9) đến 3,1% (CT4).
+ Bệnh hại: Bệnh đốm lá thời tiết chỉ xuất hiện ở CT2,CT3, CT4, CT5, CT6 và
CT10 nhưng ở mức độ rất nhẹ từ 0,6% (CT6) đến 3,2% (CT2). Bệnh đốm lá thời tiết
chỉ xuất hiện giai đoạn đầu sau đó giảm dần khi sấy không ảnh hưởng đến tỷ lệ cấp
loại tốt. Tỷ lệ bệnh khảm lá TMV rất thấp < 0,6% ở 3 công thức CT3, CT8, CT10.
Điều này cho thấy giống lai GL2 kháng bệnh TMV rất cao.
3.1.1.3. Một số chỉ tiêu sinh học của các công thức thí nghiệm.
* Kết quả theo dõi năm 2011:
+ Khi tăng lượng phân bón từ 60N - 90P
2

O
5
- 120K
2
O (CT1-CT6) lên 70N-
105P
2
O
5
- 140K
2
O (CT7 - CT12) thì tổng số lá, chiều cao cây ngắt ngọn, đường kính
thân cách gốc 20 cm cũng đã được tăng lên đáng kể. Cụ thể tổng số lá TB của CT bón
60N - 90P
2
O
5
- 120K
2
O đạt 25,7 lá, tổng số lá TB của CT bón 70N - 105P
2
O
5
-140K
2
O
đạt 25,98 lá, cao hơn 0,23 lá. Tương tự chiều cao cây ngắt ngọn đã tăng 1,7 cm, đường
kính thân cách gốc 20 cm tăng 0,6 mm. Tóm lại, khi tăng lượng phân bón đã làm tăng
số lá thu hoạch, chiều cao cây ngắt ngọn và đường kính thân cách gốc 20 cm.
+ Khi tăng mật độ từ 18.000 cây/ha lên 20.000 cây/ha thì chiều cao cây có xu

hướng tăng nhưng đường kính thân cách gốc 20 cm có xu hướng giảm.
+ Khi ngắt ngọn để lại càng nhiều lá làm chiều cao cây có xu hướng tăng.
Bảng 3: Ả
nh hưởng phân bón, mật độ, độ cao ngắt ngọn đến số lá thu hoạch,
chiều cao cây ngắt ngọn và đường kính thân cách gốc 20 cm của thí nghiệm năm
2011 và 2012.
Năm 2011 Năm 2012
Công
thức
Tổng số

(lá)
Chiều cao
ngắt ngọn
(cm)
Đường
kính thân
(mm)
Tổng số

(lá)
Chiều cao
ngắt ngọn
(cm)
Đường
kính thân
(mm)
CT1 25,6 68,0 23,5 26,9 67,8 21,7
CT2 25,7 73,1 23,5 26,7 65,5 22,5
CT3 25,9 83,1 23,1 27,0 56,4 22,7

CT4 25,6 70,4 23,2 27,0 71,4 20,5
CT5 25,8 75,5 23,0 26,2 60,8 21,0
CT6 25,9 88,3 23,1 26,7 54,0 22,2
CT7 26,0 68,7 24,0 27,1 73,9 22,4
CT8 26,0 75,8 24,2 27,4 67,4 22,9
CT9 25,9 86,1 24,1 26,7 57,8 23,3
CT10 25,8 71,0 23,7 27,2 76,3 22,1
CT11 26,2 78,0 23,6 25,9 67,1 22,8
CT12 26,0 89,2 23,4 26,7 58,5 22,9
14
* Kết quả theo dõi năm 2012:
Các kết quả theo dõi thí nghiệm trong năm 2012 về các chỉ tiêu: Tổng số lá,
chiều cao cây ngắt ngọn, đường kính thân cách gốc 20cm đã cho kết quả cơ bản giống
năm 2011, sau đây là một số nhận xét về thí nghiệm:
+ Tổng số lá: Các công thức bón phân cao (CT7-CT12) có tổng số lá cao hơn so
với các công thức bón phân thấp (CT1-CT6) là 0,05 lá/cây. Mật độ 20.000 cây/ha có
xu hướng tổng số lá cao hơn so với mật độ
18.000 cây/ha ở cả 2 mức phân bón 60N và
70N. Ngắt ngọn với 2,3,4 lá giáp chùm nụ ảnh hưởng không lớn đến tổng số lá /cây.
+ Chiều cao cây ngắt ngọn: Các công thức bón đạm cao (CT7-CT12) có chiều
cao cây ngắt ngọn cao hơn so với các công thức bón đạm thấp (CT1-CT6) là 4,2cm.
Mật độ 20.000 cây/ha có chiều cao cây cao hơn so với mật độ 18.000 cây/ha ở cả 2
mức phân bón 60N và 70N. Khi ngắt ngọn với 2,3,4 lá giáp chùm nụ có ảnh hưởng lớn
đến chiều cao cây ngắt ngọn. C
ụ thể: Khi ngắt ngọn với nhiều lá giáp chùm nụ sẽ làm
giảm chiều cao cây.
+ Đường kính thân cách gốc 20cm: Khi bón tăng lượng đạm, lân, kaly thì đường
kính thân cách gốc 20cm cũng đã tăng lên được 0,9mm.
3.1.1.4. Các chỉ tiêu cấu thành năng suất của các công thức thí nghiệm.
* Kích thước lá thu hoạch vụ Xuân 2011

Bảng 4: Ảnh hưởng phân bón, mật độ, độ cao ngắt ngọn đến kích thước lá số 5,
10, 15 vụ Xuân 2011 của thí nghiệm

ĐVT: cm
Kích thước lá số 5 Kích thước lá số 10 Kích thước lá số 15
Công thức
Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng
CT1 52,4 24,7 65,1 27,1 59,7 16,3
CT2 52,1 24,5 64,5 26,8 60,4 15,5
CT3 51,2 24,3 64,3 26,3 58,9 15,0
CT4 52,3 24,6 64,7 26,8 57,7 15,6
CT5 52,3 24,5 64,4 26,5 58,8 15,1
CT6 50,9 24,2 64,0 25,7 60,0 14,4
CT7 53,4 25,1 65,4 27,7 60,3 16,8
CT8 52,3 24,7 65,1 26,6 59,5 16,2
CT9 51,7 24,1 64,9 26,6 61,2 15,9
CT10 52,9 25,0 65,3 27,1 62,0 16,4
CT11 52,5 24,8 64,6 26,4 60,6 15,7
CT12 52,2 24,6 64,2 26,2 62,1 15,1
15
* Kích thước lá thu hoạch năm 2011: Độ dài và rộng của lá là yếu tố chính để
tăng năng suất. Kết quả theo dõi thí nghiệm trong năm 2011 đã cho thấy:
Khi tăng lượng phân bón từ 60N-90P
2
O
5
-120K
2
O (CT1-CT6) lên 70N-105P
2

O
5
-
140K
2
O (CT7-CT12) thì kích thước lá số 5,10,15 ( Nách dưới, lá giữa, nách trên) cũng
được tăng lên. Cụ thể :
- Kích thước lá số 5 (Nách dưới) chiều dài TB từ CT7 – CT12 tăng hơn so với
chiều dài TB từ CT1 – CT6 là: 0,64cm. Tương tự chiều rộng tăng 0,25cm.
- Kích thước lá số 10 (Lá giữa) chiều dài TB từ CT7 – CT12 tăng hơn so với
chiều dài TB từ CT1 – CT6 là: 0,41cm. Chiều rộng TB tăng 1,13cm.
- Kích thước lá số 15 (Nách trên) chiều dài TB từ CT7 – CT12 tăng hơn so với
chiều dài TB từ CT1 – CT6 là: 1,7cm. Chiề
u rộng TB tăng 0,7cm.
* Kích thước lá thu hoạch năm 2012
Các kết quả theo dõi kích thước lá số 5,10,15 năm 2012 của thí nghiệm tuân theo
qui luật , kết quả phù hợp với các kết quả theo dõi năm 2011. Khi bón tăng phân bón
thì kích thước lá đã được tăng lên đáng kể ở cả 3 vị trí lá số 5,10,15.
Sau đây là kết quả theo dõi của năm 2012:
- Kích thước lá số 5 ( Nách dưới) chiều dài TB từ CT7 – CT12 tăng hơn so với
chiều dài TB từ CT1 – CT6 là: 1,8cm. Tươ
ng tự chiều rộng tăng 1,4cm.
- Kích thước lá số 10 (Lá giữa) chiều dài TB từ CT7 – CT12 tăng hơn so với
chiều dài TB từ CT1 – CT6 là: 1,8cm. Chiều rộng TB tăng 1,6cm.
- Kích thước lá số 15 (Nách trên) chiều dài TB từ CT7 – CT12 tăng hơn so với
chiều dài TB từ CT1 – CT6 là: 2,3cm. Chiều rộng TB tăng 1,4cm.
Kết quả theo dõi của năm 2012 cho thấy khi bón tăng phân bón thì kích thước lá
đã được tăng lên đáng kể ở cả 3 vị trí lá số 5,10,15, nhưng mức tă
ng lớn hơn so với
năm 2011. Vì vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất của các công thức thí nghiệm ,điều

nay được giải thích mặc dù năm 2012 có hạn hạn đầu vụ nhưng cuối giai đoạn sinh
trưởng mưa đều và đủ nước cho cây phát triển.
Khi giảm mật độ trồng từ 20.000 cây/ha xuống 18.000 cây/ha kích thước lá có xu
hướng tăng.
Khi ngắt lá ngọn giáp chùm nụ có
ảnh hưởng lớn đến chiều dài, chiều rộng lá.
Nếu ngắt sâu nhiều lá ngọn giáp chùm nụ sẽ làm tăng chiều dài, chiều rộng lá. Điều
này cho thấy việc ngắt ngọn có ảnh hưởng lớn đến năng suất. Đây là biện pháp kỹ
thuật bắt buộc trong sản xuất thuốc lá nguyên liệu.



16
Bảng 5: Ảnh hưởng phân bón, mật độ, độ cao ngắt ngọn đến kích thước lá số 5,
10, 15 năm 2012 của thí nghiệm
ĐVT: cm
Kích thước lá số 5 Kích thước lá số 10 Kích thước lá số 15
Công thức
Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng
CT1 53,4 24,3 63,3 25,0 63,9 18,5
CT2 53,6 24,3 64,2 26,0 65,0 19,3
CT3 54,2 24,6 66,0 26,6 65,5 19,5
CT4 51,8 23,7 62,5 24,7 58,1 16,3
CT5 52,5 24,0 63,2 25,4 62,9 17,5
CT6 53,1 24,2 64,0 26,3 64,6 18,9
CT7 54,0 25,3 64,5 26,9 65,0 19,0
CT8 54,8 25,6 65,9 27,3 65,6 20,0
CT9 55,8 26,1 69,5 28,6 66,3 20,4
CT10 53,9 25,1 63,1 26,6 64,8 18,8
CT11 55,1 25,3 65,3 27,0 65,5 19,6

CT12 55,8 25,9 66,1 27,3 66,3 20,1
* Khối lựợng lá thu hoạch năm 2011: Đây là chỉ tiêu góp phần làm tăng năng suất của
các CTTN.
+ Trong các CTTN thì các CT ngắt ngọn sâu ( 3 lá và 4 lá giáp chùm nụ ) có khối
lượng lá số 5,10,15 cao hơn so với ngắt ngọn nông (2 lá giáp chùm nụ)
+ CT4có khối lượng lá số 5,10,15 gần như nhỏ nhất. CT này Bón 60N-90P
2
O
5
-
120K
2
O, mật độ 20.000 cây/ha, ngắt 2 lá giáp chùm nụ.
Nhìn chung các CT bón lượng phân cao (CT7 – CT12) có khối lượng lá số
5,10,15 lớn hơn CT bón lượng phân thấp (CT1 – CT6). Mật độ 18.000 cây/ha có có
khối lượng lá số 5,10,15 lớn hơn mật độ 20.000 cây/ha. Ngắt 2 lá giáp chùm nụ có
khối lượng lá số 5,10,15 lớn hơn ngắt 3 và 4 lá giáp chùm nụ.
* Khối lựợng lá thu hoạch năm 2012:
+ Trong các thí nghiệm năm 2012, khối lượng lá số 5,10,15 khi bón tăng đạm,
lân, kaly (CT7 – CT12) đã được tăng lên đáng kể:
- Lá s
ố 5 của CT7- CT12 tăng lên so với CT1-CT6 là 3,2g/lá.
- Lá số 10 của CT7- CT12 tăng lên so với CT1-CT6 là 3,4g/lá
- Lá số 15 của CT7- CT12 tăng lên so với CT1-CT6 là 3,8g/lá


17
Bảng 6: Ảnh hưởng phân bón, mật độ, độ cao ngắt ngọn đến khối lượng lá số 5,
10, 15 của thí nghiệm năm 2011 và 2012.
ĐVT: g

Năm 2011 Năm 2012
Công
thức
Lá số 5 Lá số 10 Lá số 15 Lá số 5 Lá số 10 Lá số 15
CT1 34,3 42,0 31,7 34,8 44,0 32,7
CT2 35,0 43,3 33,3 35,8 45,7 34,5
CT3 35,7 43,7 35,2 36,0 47,5 36,8
CT4 33,3 40,3 29,3 30,3 42,8 24,3
CT5 33,7 44,0 34,0 32,3 43,0 31,8
CT6 34,3 46,0 35,0 34,0 43,7 32,3
CT7 34,8 47,7 33,7 36,2 46,7 35,2
CT8 35,5 48,0 34,3 38,3 48,3 35,8
CT9 37,0 49,3 36,0 38,8 52,7 37,7
CT10 34,2 457 33,3 35,7 46,2 34,5
CT11 35,3 46,3 34,3 36,7 46,3 35,0
CT12 35,7 46,7 36,7 37,0 47,0 37,2
+ Mật độ 18.000 cây/ha có khối lượng lá lớn hơn mật độ 20.000 cây/ha.
+ Khi ngắt tăng số lá giáp chùm nụ cũng làm tăng khối lượng lá ở 3 vị trí số
5,10,15.
Điều này chứng tỏ việc ngắt ngọn sâu đã làm tăng khối lượng lá, từ đó góp phần
làm tăng năng suất thuốc lá.
3.1.1.5. Năng suất và cấp loại lá sấy của các công thức thí nghiệm.
* Năng suất và cấ
p loại lá sấy năm 2011:
+ Năng suất: Do kích thước lá, khối lượng lá số 5,10,15 của các CT bón tăng
lượng phân (CT7– CT12) cao hơn CT bón giảm lượng phân (CT1–CT6). Vì vậy năng
suất từ CT7–CT12 cao hơn. Cụ thể từ CT7–CT12 năng suất dao động từ 19,47 –
21,70tạ/ha, trong đó cao nhất là CT11 đạt 21,70 tạ/ha (Bón 70N-105P
2
O

5
-140K
2
O,
mật độ 20.000 cây, ngắt 3 lá giáp chùm nụ)
Thấp nhất là CT1 (Bón 60N-90P
2
O
5
-120K
2
O, mật độ 18.000 cây, ngắt 2 lá giáp
chùm nụ).
+ Tỷ lệ lá cấp1+2: Có xu thế ngược lại với năng suất các CT bón tăng lượng
phân ( CT7–CT12) có tỷ lệ lá cấp1+2 thấp hơn CT bón giảm lượng phân (CT1–CT6).
Trong các CTTN thì CT4 có tỷ lệ lá cấp1+2 cao nhất đạt 56,5% (Bón 60N-90P
2
O
5
-
120K
2
O, mật độ 20.000 cây, ngắt 2 lá giáp chùm nụ), CT7 có tỷ lệ lá cấp1+2 thấp nhất
đạt 44%.
* Năng suất và cấp loại lá sấy năm 2012:
18
+ Nếu tính năng suất trung bình của 6 CT có lượng phân cao (CT7-CT12) thì
năng suất cao hơn năng suất trung bình 6 CT có lượng phân thấp (CT1-CT6) là 1,04
tạ/ha.Trong các công thức thí nghiệm thì CT10 có năng suất cao nhất (Bón 70N-
105P

2
O
5
-140K
2
O, mật độ 20.000 cây, ngắt 2 lá cùng chùm nụ), CT3 có năng suất thấp
nhất (Bón 60N-90P
2
O
5
-120K
2
O, mật độ 18.000 cây, ngắt 4 lá cùng chùm nụ) Năng
suất mật độ 20.000 cây/ha cao hơn mật độ 18.000 cây/ha. Khi ngắt ngọn cùng với số lá
giáp chùm nụ tăng lên làm cho năng suất có xu hướng giảm nhẹ. Điều này phù hợp với
điều kiện khí hậu vụ xuân tại Cao Bằng thường bị hạn hán và rét do vậy mật độ thích
hợp để đạt năng suất cao khoảng 20.000 cây/ha. Để tăng kích thước lá và khố
i lượng lá
biện pháp bắt buộc là phải ngắt ngọn và diệt chồi nhưng trong điều kiện khí hậu vụ
xuân tại Cao Bằng cần chú ý khi ngắt ngọn không nên ngắt sâu quá sẽ ảnh hưởng đến
năng suất.
Bảng 7: Ảnh hưởng phân bón, mật độ, độ cao ngắt ngọn đến năng suất và tỷ lệ lá
cấp 1+2 của thí nghiệm năm 2011 và 2012.
Năm 2011 Năm 2012
Công thức
Năng
suất(tạ/ha)
Tỷ lệ lá cấp
1+2(%)
Năng

suất(tạ/ha)
Tỷ lệ lá cấp
1+2(%)
CT1 17,33 51,1 20,2 50,4
CT2 18,44 55,6 19,5 45,8
CT3 17,72 49,6 19,2 40,8
CT4 18,57 56,5 21,4 37,5
CT5 19,20 55,7 21,0 36,0
CT6 18,81 52,3 20,6 35,1
CT7 19,47 44,0 21,9 40,5
CT8 20,40 52,8 21,2 43,4
CT9 19,88 47,1 20,7 37,2
CT10 20,64 54,0 24,7 36,0
CT11 21,70 52,5 23,0 48,4
CT12 20,89 53,6 22,6 48,1
LSD
05
1,45 - 2,29 -
+ Tỷ lệ lá cấp 1+2: Tỷ lệ này vụ xuân 2012 thấp hơn so với vụ xuân 2011 ở tất cả
các công thức. Nhìn chung khi bón lượng đạm thấp (60N) có tỷ lệ lá cấp 1+2 đạt khá
cao, cao nhất là CT1 đạt được 50,4%. Thấp nhất là CT10 (70N) và CT5 . Hiệu quả sản
xuất thuốc lá nguyên liệu ngoài yếu tố năng suất thì tỷ lệ lá cấp tốt (Cấp1và cấp 2)
đóng vai trò vô cùng quan trọng , giá thu mua giữa cấp tốt nhất và xấ
u nhất thường gấp
hơn 2 lần.
19
3.1.1.6. Thành phần hoá học và đánh giá cảm quan của các công thức thí nghiệm.
* Kết quả phân tích thành phần hóa học của các công thức thí nghiệm năm 2011:
+ Hàm lượng Nicotin: Đây là yếu tố quan trọng nhất để tạo độ nặng cho thuốc lá,
góp phần làm tăng chất lượng thuốc lá. Các CT bón đạm cao 70N (CT7-CT12) có hàm

lượng Ncotin cao hơn các CT bón đạm thấp 60N(CT1-CT6). Nếu tính trị số bình quân
thì CT7-CT12 cao hơn CT1-CT6 là 0,15%. Mật độ 18.000 cây/ha có Nicotin cao hơn
mật độ 20.000 cây/ha. Nếu tính tr
ị số bình quân của các CT thì mức đạm 60N của mật
độ 18.000 cây/ha có Nicotin cao hơn mật độ 20.000 cây/ha là 0,24%. Trị số bình quân
của các CT thì mức đạm 70N của mật độ 18.000 cây/ha có Nicotin cao hơn mật độ
20.000 cây/ha là 0,20%. Số lá để lại cũng ảnh hưởng đến hàm lượng Nicotin, nếu để ít
lá hàm lượng Nicotin có xu hướng tăng.
Trong tất cả các CTTN vụ xuân 2011 hàm lượng Nicotin ở ngưỡng thích hợp dao
động từ 2,23% (CT6) đến 2,86% (CT12).
+ Hàm lượng N-Protein: Giữa các CTTN không có s
ự khác biệt về trị số giữa các
yếu tố: Phân bón, mật độ, số lá ngắt cùng chùm nụ. Theo đánh giá ở ngưỡng thấp, điều
này có lợi cho chất lượng thuốc lá nguyên liệu. Tất cả các CTTN < 1,06%.
+ Hàm lượng đường khử: Các yếu tố: Phân bón, mật độ, số lá để lại tác động
không theo qui luật đến hàm lượng đường khử. Các CTTN dao động từ 19,3% (CT11)
đến 24,6% (CT6). Hàm lượng đường khử n
ằm trong ngưỡng cho phép.
Bảng 8: Ảnh hưởng phân bón, mật độ, độ cao ngắt ngọn đến một số thành phần
hoá học chính của thí nghiệm năm 2011 và 2012.
ĐVT: %
Năm 2011 Năm 2012
Công
thức
Nicotin
Nitơ
Protein
Đường
khử
Clo Nicotin

Nitơ
Protein
Đường
khử
Clo
CT1 2,63 1,02 21,7 0,06 4,68 1,00 19,4 0,13
CT2 2,54 1,01 23,2 0,07 3,75 1,08 18,2 0,23
CT3 2,46 1,00 21,4 0,06 4,41 1,03 21,1 0,13
CT4 2,40 1,03 19,7 0,05 4,58 1,13 18,4 0,09
CT5 2,26 1,04 20,2 0,06 4,19 1,04 20,5 0,07
CT6 2,23 1,05 24,6 0,04 4,28 1,04 20,5 0,10
CT7 2,81 1,03 21,5 0,04 4,98 1,08 21,3 0,10
CT8 2,41 1,06 22,5 0,04 4,46 1,06 18,8 0,14
CT9 2,43 1,02 21,6 0,04 4,37 1,14 19,1 0,07
CT10 2,71 1,06 20,1 0,05 4,43 1,08 20,3 0,10
CT11 2,71 1,06 19,3 0,03 4,31 1,07 20,6 0,08
CT12 2,86 1,03 23,8 0,04 4,39 1,07 18,8 0,11
20
+ Hàm lượng Clo: Tất cả các CTTN đều thấp, điều này có lợi cho chất lượng thuốc
lá nguyên liệu. Hàm lượng Clo các CTTN <0,07% (Hàm lượng Clo cho phép <1%)
* Kết quả phân tích thành phần hóa học của các công thức thí nghiệm năm 2012:
+ Hàm lượng Nicotin năm 2012 ở mức khá cao trong tất cả các CTTN hầu hết
đều đạt trên 4%. CT7 có hàm lượng nicotin đạt mức cao nhất (4,98%), thấp nhất là
CT2 (3,75%). Sự khác biệt giữa các mức bón đạm không được thể hiện rõ đến hàm
lượng nicotin. Điều này được giải thích khi thuốc lá ở giai đoạn phát triển mạnh
(Tháng 3) lượng mưa năm 2012 chỉ bằng 1/4 so với năm 2011. Vì điều kiện hạn hán
cây tích lũy mạnh nicotin.
+ Hàm lượng Nitơ Protein giữa các CTTN không có sự khác biệt lớn dao động từ
1,00%(CT1) đến 1,14% (CT9). So với năm 2011 hàm lượng này không có sự thay đổi
lớn. Hàm lượng Nitơ Protein năm 2012 đạt yêu cầu chất lượng.

+ Hàm lượng
đường khử: Các CTTN có sai khác nhưng trị số sai khác không lớn
. Hàm lượng đường khử của các CTTN dao động từ 18,2% (CT2) đến 21,3% (CT7).
Hàm lượng đường khử đạt ở ngưỡng khá lý tưởng đối với thuốc lá nguyên liệu ( Yêu
cầu thuốc lá nguyên liệu đạt chất lượng tốt hàm lượng đường khử từ 18,0 – 22,0%).
+ Hàm lượng Clo: Tất cả các CTTN đều <0,23% ( Hàm lượng này trong thuốc lá
nguyên liệu được qui định < 1%).
* Kết quả đánh giá c
ảm quan của các công thức thí nghiệm năm 2011:
Kết quả bình hút các mẫu thuốc lá nguyên liệu của thí nghiệm được thể hiện tại
bảng 9.
+ Hương: CT1-CT6 có điểm hương tương đương nhau (Khoảng 10 điểm). CT7-
CT12 có sự chênh lệch nhưng không lớn, dao động từ 9,8-10,0 điểm. Điểm hương của
các CTTN dao động từ 9,8-10,4 điểm được đánh giá là tốt.
+ Vị: Đ
iểm về vị của các CTTN thì CT11 có điểm cao nhất (10,7 điểm), thấp
nhất CT9 (9,8 điểm). Sự chênh lệch về điểm vị giữa các CTTN không lớn. Được đánh
giá là tốt.
+ Độ nặng: Trong các CTTN thì CT7-CT12 có điểm độ năng thấp hơn CT1-CT6
là 0,23 điểm đồng nghĩa với có độ năng cao hơn ( Mẫu nặng quá điểm sẽ thấp).
+ Độ cháy: Các m
ẫu ở các CTTN có độ cháy tốt , điểm bình hút là 7,0 điểm.
+ Màu sắc: Các mẫu ở các CTTN có màu vàng cam, đạt điểm số tối đa là 7,0
điểm.
+ Tổng điểm: Kết quả bình hút của các chỉ tiêu: Hương, vị, độ nặng, độ cháy cho
thấy các mẫu của các CTTN đều đạt trên 40 điểm . Điều này cho thấy các CTTN khi
hút có mùi hương đặc trưng, vị êm dịu, cháy tốt, đặc trư
ng cho vùng nguyên liệu Cao
Bằng.



×