Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Thông tin y học cần quan tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.92 KB, 32 trang )

"Quyền lợi của người mua bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện phần nào bị thu hẹp với quy định mới, nhưng
những người cần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn lại nhẹ gánh hơn" - Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế)
Tống Thị Song Hương nói.
- Liên bộ Y tế - Tài chính vừa ban hành quy định mới về BHYT tự nguyện, xin bà cho biết những điểm mới của văn
bản này?
- Điều dễ nhận thấy nhất trong thông tư 06 về BHYT tự nguyện là mức đóng đã tăng gấp rưỡi so với trước đây,
nhưng những gia đình đông người tham gia sẽ được giảm một phần phí. Về quyền lợi, bệnh nhân phải cùng chi trả
20%, trong khi trước đây được thanh toán 100%, trừ những dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn. Tuy nhiên, những
người đã tham gia BHYT tự nguyện ngoài 3 năm khi dùng thuốc chữa ung thư, chống thải ghép ngoài danh mục
thanh toán của Bộ Y tế nhưng được phép lưu hành tại Việt Nam sẽ được chi trả 50%.
Để tránh lạm dụng, người mua BHYT tự nguyện chỉ được thanh toán các dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn sau khi
đóng tiền ít nhất 180 ngày, thay vì được chi trả mọi dịch vụ sau 30 ngày như trước đây. Một thay đổi nữa là đối
tượng được tham gia trước đây có 4 nhóm thì nay gom vào 2 nhóm là học sinh sinh viên và thành viên hộ gia đình.
- Tại sao lại có sự thu hẹp đối tượng tham gia?
- Thực ra ở đây không phải thu hẹp mà là gom lại để dễ kiểm soát hơn, tránh tình trạng có bệnh mới mua bảo hiểm.
Trước đây, đối tượng tham gia có thêm thành viên các hội - đoàn thể và thân nhân người có thẻ BHYT. Rất dễ xảy
ra trường hợp có bệnh mới đăng ký gia nhập một đoàn thể nào đó - vốn rất dễ dàng - để mua bảo hiểm; còn người
đã có thẻ BHYT thì chỉ mua cho thân nhân khi trong gia đình có người ốm. Quy định mới không hề làm mất đi cơ
hội tham gia BHYT tự nguyện của người dân, bởi bất kỳ ai cũng là thành viên của một hộ gia đình nào đó. Tuy
nhiên, để đảm bảo ý nghĩa của bảo hiểm xã hội là cộng đồng chia sẻ với nhau, thông tư quy định rằng đề nghị mua
BHYT tự nguyện chỉ được chấp nhận khi trong xã có 10% số hộ gia đình tham gia.
- Tại sao phí BHYT tự nguyện lại được tăng vọt lên như vậy, thậm chí mức phí cao nhất tăng gấp đôi?
- Việc tăng phí BHYT tự nguyện là điều không thể không làm để cân đối được quỹ. Thời gian qua, số chi cho
BHYT tự nguyện luôn vượt gấp 3 lần thu. Trong khung thu phí mới, mức cao nhất là 320.000 đồng trong khi trước
đây là 160.000 đồng, nhưng không có nghĩa là sẽ thu đúng 320.000 đồng. Mỗi tỉnh sẽ đề ra một mức đóng cụ thể
tùy thuộc vào hoàn cảnh địa phương, miễn không vượt quá khung. Chúng tôi đề ra khung rộng như vậy để đề phòng
trường hợp trượt giá mạnh thì có thể điều chỉnh mức đóng mà không phải đổi thông tư. Mặt khác, mức đóng này
vẫn thấp hơn nhiều so với BHYT bắt buộc (trung bình 310.000 đồng/năm).
- Có ý kiến cho rằng với quy định mới, mức đóng thì tăng lên trong khi quyền lợi bệnh nhân lại giảm. Bà nghĩ gì về
điều này?
- Đúng là quyền lợi người tham gia BHYT tự nguyện có bị thu hẹp một phần khi phải cùng chi trả. Đây cũng là


chuyện phải làm để đảm bảo cơ chế kiểm soát quỹ bằng cách gắn trách nhiệm người dân vào việc kiểm soát sử dụng
dịch vụ, đồng thời gián tiếp thực hiện xã hội hóa y tế và gián tiếp giúp người bệnh có ý thức giữ gìn sức khỏe để
hạn chế đi khám.
Tuy nhiên, nếu phải sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn thì người bệnh sẽ được hỗ trợ nhiều hơn trước. Vì với
quy định cũ, nếu chi phí vượt quá 7 triệu đồng/lần (nhưng dưới 20 triệu đồng), bệnh nhân sẽ phải cùng chi trả với
mức 40%, trong khi hiện nay họ chỉ phải trả 20%. Như vậy nếu dịch vụ họ sử dụng có chi phí 20 triệu đồng, họ sẽ
chỉ phải trả 4 triệu, thay vì 8 triệu như trước kia. Mà nguyện vọng của người dân khi mua BHYT là muốn đề phòng
những lúc có bệnh nặng, chi phí lớn.
- Theo bà, những thay đổi trên ảnh hưởng như thế nào đến số người tham gia BHYT tự nguyện?
- Có ý kiến lo ngại rằng việc tăng mức đóng phí sẽ làm giảm số người tham gia. Tuy nhiên theo tôi, người dân hiện
nay đã hiểu biết hơn, nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của chiếc thẻ bảo hiểm, bởi rủi ro bệnh tật có thể đến bất cứ
1
lúc nào. Vả lại, so với mức đóng phí thì quyền lợi được hưởng như vậy là rất lớn, ngay cả trong tương quan với các
nước khác. Do đó, theo tôi, khả năng giảm số người tham gia BHYT tự nguyện là không nhiều.
Tăng gấp rưỡi mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện
Mức đóng thấp nhất cho những người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện đã tăng từ 30.000 lên
50.000 đồng, theo quy định mới ban hành. Mức đóng cao nhất tăng gấp đôi, từ 160.000 lên 320.000 đồng.
Liên bộ Y tế và Tài chính vừa sửa đổi thông tư hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện. Theo đó, đối tượng
được phép tham gia đã thu hẹp, chỉ bao gồm thành viên hộ gia đình, học sinh, sinh viên và cán bộ dân số - gia đình
và trẻ em cấp xã. Thông tư mới đã loại bỏ 3 thành phần trước đây được phép mua thẻ, đó là: thành viên các hội -
đoàn thể, thân nhân người lao động có thẻ BHYT bắt buộc, thân nhân thành viên hội - đoàn thể có thẻ tự nguyện.
Mức đóng phí cũng tăng rõ rệt. Các thành viên hộ gia đình khu vực thành thị phải đóng 160.000-320.000 đồng mỗi
năm (mức trước đây 100.000-160.000 đồng), khu vực nông thôn đóng 120.000-240.000 đồng (mức cũ 70.000-
120.000 đồng). Tuy nhiên, theo quy định mới, nếu gia đình có từ 3 người mua bảo hiểm trở lên thì người thứ ba
được giảm giá 10%, người thứ tư trở đi giảm 20%.
Với học sinh sinh viên, mức đóng là 60.000 - 120.000 đồng với vùng thành thị và 50.000 - 100.000 đồng với nông
thôn (theo quy định cũ, các con số lần lượt là 40.000 - 70.000 đồng và 30.000 - 50.000 đồng).
Người tham gia BHYT tự nguyện sẽ được thanh toán 80% chi phí khám và điều trị (trừ trường hợp tiền khám chữa
bệnh ngoại trú thấp hơn 100.000 đồng). Nếu sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn, bệnh nhân cũng được chi trả
80% nhưng không quá 20 triệu đồng cho một lần (trước đây, BHYT chi trả 100% nếu mức phí dưới 7 triệu đồng/lần

và 60% nếu mức phí là 7-20 triệu đồng).
Ma trận kính thuốc
Hơn 95% cửa hàng mắt kính tại TP HCM có dịch vụ kính thuốc. Nhưng nếu cần mua, người bệnh sẽ hoang
mang bởi mỗi nơi đo mắt cho một kết quả khác nhau, có khi không cần khám mắt mà vẫn có thể mua kính.
Khu vực Trương Định, Lý Chính Thắng, quận 3 được mệnh danh là "Liên hiệp các cửa hàng kính vỉa hè",
một trong những nơi bán kính thuốc siêu rẻ. Nơi đây có cả một "công nghệ" làm kính thuốc mà không cần
đo độ, chỉ "cầm tận tay thử tận mắt" là đủ.
Tại một cửa hàng kính có vẻ bề thế nhất khu này để làm kính viễn, khách được cô bán hàng niềm nở hỏi
một hơi dài: "Chị đã biết độ của mình chưa? Nếu chưa thì ở đây có đủ loại kính để thử, cái nào nhìn rõ
chữ thì lấy luôn không cần đo. Nếu muốn kiểm tra cho chắc ăn thì đến 46 Phạm Ngọc Thạch".
Khách chọn kính 1,25 độ, cô bán hàng hàng thông báo: "Mắt chị viễn đều hai bên nên không cần phải đo
lại, kính này giá 30.000 đồng/cái, tròng mica là hàng Trung Quốc cao cấp".
Thấy khách ngần ngừ vì giá quá rẻ, cô bán hàng tư vấn: Vì tròng là mica nên dễ bị trầy xước, nếu thích có
thể chọn tròng thủy tinh, giá 40.000 đồng/cặp, nhưng dễ vỡ. Nếu có tiền thì chọn tròng Orma là chất liệu
tổng hợp đang thịnh hành, khó vỡ, loại có lớp tráng chống tia tử ngoại giá 80.000 đồng, loại thường chỉ
50.000 đồng.
Tại trung tâm kính thuốc trên đường Ngô Gia Tự, quận 10, một bà khách muốn đo mắt cho cậu con trai 10
tuổi, và thực hiện yêu cầu này là một cô nhân viên bán hàng. Khách thắc mắc sao không có bác sĩ đo mắt,
cô nhân viên này giải thích "đã quen máy".
2
Khu vực kính thuốc đường Lê Thánh Tôn, quận 1 trang bị máy móc khá hiện đại, phần lớn là máy của
Nhật, Mỹ, hiệu Nidek, Topkon Theo một người trong nghề, các loại máy của Nhật có độ chính xác cao,
nhưng máy móc đều đo con người vận hành nên độ chính xác cũng tùy thuộc vào tay nghề của mỗi người.
Cùng một cách khám (đo bằng máy, sau đỏ thử độ trên kính mẫu) nhưng qua ba cửa hàng, chị Mai nhận
được 3 kết quả khác nhau. Ở hiệu đầu tiên, kết quả là viễn 1,25 độ; cửa hàng thứ hai cách đó vài mét phán
là viễn loạn 1 độ và tiệm cuối cùng là viễn 1,5 độ. Ở những nơi này đo mắt không tính tiền, nhưng phần
lớn khách phải mua kính thì mới được đo.
Anh Hưng, người chuyên bỏ mối kính thuốc cho biết: Bán mắt kính, kể cả kính thuốc hay kính mát, đều
được xem là "siêu lợi nhuận" vì chẳng ai biết giá thật như thế nào, cũng chẳng ai biết hàng thật hàng giả ra
sao. Hầu hết kính thuốc ở các nơi chỉ ghi độ và chất liệu, không hề có bao bì để chứng minh xuất xứ. Chị

Trang, chủ một cửa hàng kính thổ lộ: "Toàn lấy sỉ theo dạng bịch không hà, làm gì có hộp mà xem".
Giá cả thì đủ kiểu, "cực bèo" thì giới thiệu hàng Trung Quốc chỉ 20.000-80.000 đồng/cặp. Trung bình thì
có hàng Hàn Quốc, Malaysia (có nơi giới thiệu thành của Mỹ, Nhật), giá 300.000-500.000 đồng. Theo anh
Hưng, khách hàng thực ra rất khó nhận biết được hàng thật, hàng chất lượng hay hàng trôi nổi vì "cái nào
cũng giống cái nào".
Ở một hiệu kính, cặp tròng loạn được giới thiệu là plastic của Hàn Quốc giá 120.000 đồng, của Đức
190.000 đồng vì chống trầy xước. Xịn hơn có loại chống vỡ của Đức giá 1,6 triệu đồng. Nhưng khi "truy"
đến cùng tên thương hiệu, chủ hàng chỉ trả lời là "đảm bảo 100% hàng nhập ngoại".
Thứ tư, 21/3/2007, 09:43 GMT+7
Chọn tư thế nằm ngủ hợp với sức khỏe
Các chuyên gia sức khỏe khuyên người mắc bệnh tim khi ngủ nên nằm nghiêng về bên phải; còn người bị sỏi thận nên
nằm nghiêng ở nhiều tư thế khác nhau.
Một điều tự nhiên là khi cảm thấy buồn ngủ, bạn nằm xuống giường và ngủ thiếp đi. Nhưng trên thực tế không phải ai
cũng làm được như vậy, rất nhiều người vẫn gặp những phiền toái khi đi ngủ.
Theo thống kê của các nhà khoa học, có tới 100 triệu người ở Mỹ luôn phải đương đầu với các trục trặc trong giấc ngủ,
mỗi người một vẻ chẳng ai giống ai. Gần đây, Jach Lee, một chuyên gia người Mỹ chuyên nghiên cứu về giấc ngủ của
con người, đã đưa ra những lời khuyên về tư thế ngủ:
Những người bị ợ nóng (nóng ở lồng ngực hoặc ở vùng tim) nên nằm gối cao: Theo các chuyên gia thì chứng ợ nóng
luôn quấy rầy giấc ngủ của khoảng 50 triệu người ở Mỹ, và giải pháp tốt nhất là bạn dùng thêm một chiếc gối nữa để
đưa đầu lên vị trí cao hơn khi ngủ. Ở tư thế này, axit sẽ được giữ trong khoang bụng ở nguyên vị trí của nó, không trào
lên. Ngoài ra, bạn có thể nằm nghiêng bên trái, đầu gối cao sao cho thực quản ở vị trí cao hơn so với bụng, axit sẽ
không trào lên.
Người hay ngáy nên nằm sấp hoặc nghiêng: Tại Mỹ, cứ 5 người thì có 1 người ngủ ngáy, điều này gây khó chịu cho
người khác và chính người ngủ ngáy cũng phải tỉnh giấc nhiều lần trong đêm. Bạn sẽ ngáy nhiều nếu ngủ ở tư thế nằm
ngửa; bởi vì ở tư thế này, trọng lực sẽ kéo nhiều mô ở khí quản xuống họng, gây ra tiếng ngáy. Tư thế nằm sấp hay
nghiêng sẽ giảm được ngáy 80%.
Người bị sỏi thận nên nằm nghiêng ở nhiều tư thế khác nhau: Việc bệnh nhân sỏi thận luôn nằm ngủ ở cùng một tư thế
sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi ở một bên là 75% (bên trái hoặc bên phải). Tư thế cố định này cũng cản trở lưu thông máu
xuống thận ở một bên, làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc của thận trong việc lọc các chất khoáng - tác nhân gây
3

sỏi.
Bệnh nhân tim nên ngủ nghiêng về bên phải: Người mắc bệnh tim thường có tim to, nếu ngủ nghiêng về bên trái thì
tim sẽ tì vào ngực gây trống đập thình thình (tim đập nhanh) và ho. Ngủ nghiêng bên phải sẽ cho phép tim xê dịch đôi
chút, làm việc hiệu quả hơn và chắc bạn sẽ ngủ ngon hơn nhiều.
Thứ hai, 12/3/2007, 11:02 GMT+7
7 điều nên tránh sau bữa ăn
Nhiều người có thói quen điểm tâm chút hoa quả, uống một cốc chè ngon, tháo thắt lưng hay làm một giấc ngủ sau bữa
ăn, không biết rằng chúng rất có hại cho sức khỏe.
Dưới đây là những điều không nên làm ngay sau khi ăn:
Tháo thắt lưng đột ngột
Tùy theo thói quen hay ngẫu hứng của từng cuộc ăn nhậu, đôi khi thực khách lại không ngồi trên bàn, mà ngồi xuống
chiếu theo kiểu xếp chân bằng tròn, quần áo và thắt lưng thì nai nịt chặt chẽ. Khi ăn xong, thức ăn lưu thông từ dạ dày
xuống ruột bị chậm trễ. Tuy vậy, dạ dày, ruột vẫn có nhu động, không ngừng co bóp một cách khó khăn để đẩy từng ít
thức ăn xuống ruột.
Nếu chưa ăn thực sự no, bạn đã nới thắt lưng ra đột ngột thì lượng thức ăn đang bị dồn ép nay được trôi đi nhanh một
cách tự do, dễ gây ra các hiện tượng xoắn quai ruột và tắc ruột. Nếu tình huống này xảy ra thì việc xử trí chắc chắn sẽ
rất phức tạp.
Uống nước chè
Trong chè có chất tanin và theocin. Tanin vào dạ dày sẽ kết hợp với protein, vitamin B1 và chất sắt trong thức ăn, tạo
thành những hợp chất khó hấp thụ. Tanin và theocin còn ức chế sự bài tiết dịch vị và dịch ruột.
Vì vậy, việc uống nước chè sau khi ăn gây lãng phí các chất dinh dưỡng, lại làm cho bộ máy tiêu hóa mệt mỏi. Sau khi
ăn nửa tiếng đồng hồ mới nên uống nước chè.
Ăn hoa quả
Thức ăn vào dạ dày phải lưu lại 1-2 giờ. Nếu sau bữa ăn, bạn ăn ngay trái cây sẽ làm tăng thêm sự lưu trệ trong dạ dày.
Trái cây có đường đơn monosacchant và các loại axit, sẽ kết hợp với axit trong dạ dày tạo ra axit tactaric, citric, dẫn
đến đầy hơi, chướng bụng. Trong các loại trái cây thường dùng như cam, quýt, nho, lê, hồng lại có plavon, chất này
ở đường ruột bị vi khuẩn phân giải thành axit tioxianic, gây ức chế công năng của tuyến giáp trạng, tạo ra tình trạng
bệnh lý của tuyến này.
Một số loại hoa quả có hàm lượng tanin và pectin cao; chúng kết hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn, dễ
vón thành những hạt rắn, khó tiêu hóa. Những hạt này gây sỏi ở dạ dày, ruột.

Vì vậy, nên ăn hoa quả sau bữa ăn độ 1-3 giờ.
4
Hút thuốc lá
Ăn cơm xong, tuần hoàn máu tăng nhanh. Nếu hút một điếu thuốc vào lúc đó, lượng chất độc được hấp thu lớn hơn
hút 10 điếu vào lúc khác. Hút thuốc lá sau ăn còn làm giảm tiết mật, các proteinase và axit cacbonic của tuyến tụy.
Việc hút thuốc lá sau khi ăn còn làm cho công năng của dạ dày bị rối loạn, là nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh viêm loét
dạ dày, bệnh phổi và bệnh tim mạch.
Tắm
Sự kỳ cọ khi tắm làm cho các mạch máu ngoài da giãn nở, máu lưu thông mạnh. Máu dồn ra chân tay và mình, làm
giảm thiểu máu ở đường tiêu hóa và nội tạng. Do vậy, các men tiêu hóa bị giảm tiết, ruột giảm nhu động nhào trộn
thức ăn, dẫn đến giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột.
Đặc biệt, bạn không nên tắm nước lạnh sau khi ăn vì dễ bị cảm.
Đi dạo
Khi người ta đi bộ, cơ bắp ở chân, tay, lưng co duỗi. Máu dồn vào cơ bắp để bảo đảm nhu cầu ôxy, tạo năng lượng cho
cơ bắp hoạt động. Nếu sau ăn mà đi bộ ngay, lượng máu đưa đến hệ tiêu hóa giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch
và hấp thu, gây rối loạn công năng của dạ dày và ruột.
Thói quen này kéo dài dễ đưa đến viêm loét dạ dày. Người bị sa dạ dày, nếu ăn no mà đi bộ ngay một cách thường
xuyên sẽ làm cho bệnh sa dạ dày ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Ngủ
Một số người sau khi ăn xong thì thấy mệt mỏi, buồn ngủ rũ rượi, đó chính là do lượng huyết dịch tăng cường chảy
vào bộ máy tiêu hóa, làm cho não bộ ở trong tình trạng tạm thời thiếu máu. Ngủ làm cho đại não rơi vào trạng thái ức
chế, kéo theo ức chế tất cả các bộ máy trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa.
Như vậy, giấc ngủ sẽ làm cho công năng của dạ dày, ruột bị giảm đi rõ rệt. Nếu ăn xong mà ngủ ngay thì thức ăn sẽ
không được tiêu hóa một cách hoàn thiện, hây hấp thu kém. Người sẽ mệt mỏi, bụng chướng, ậm ạch, khó tiêu và đó là
nguyên nhân dẫn đến những bệnh về dạ dày, ruột.
Tĩnh tọa - phép dưỡng sinh cho người lao động trí óc
Thời thanh niên, văn hào Quách Mạt Nhược (Trung Quốc) bị suy nhược thần kinh trầm trọng, trí tuệ suy
giảm. Nhờ học tĩnh tọa, ông đã trở nên khỏe mạnh, trí tuệ xuất chúng và thọ đến 86 tuổi.
Quách Mạt Nhược (1892-1978) là nhà thơ, kịch tác gia, nhà sử học, nhà nghiên cứu văn tự cổ, một nhà
văn hóa lớn và là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng người Trung Quốc. Thời trẻ du học ở Nhật, do làm việc

trí óc quá độ, ông đã bị suy nhược thần kinh trầm trọng: Mỗi đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, người luôn cảm
thấy bồn chồn, tinh thần hoang mang, tim đập dồn loạn nhịp từng cơn, trí nhớ suy giảm, học trước quên
sau
May thay, một vị sư đã khuyên ông nên tập tĩnh tọa. Từ đó, hằng ngày, mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối
trước khi đi ngủ, Quách Mạt Nhược dành 30 phút để làm việc này. Chỉ qua hai tuần lễ, bệnh tình đã biến
đi như có phép lạ: Quách ngủ ngon giấc và trí nhớ trở nên siêu phàm. Từ đó, hằng ngày, ông kiên trì luyện
tập tĩnh tọa, cho tới khi qua đời ở tuổi 86, không khi nào gián đoạn.
5
Tĩnh tọa vốn là một phương pháp dưỡng sinh cổ, lưu hành rộng rãi ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt
Nam, Myanmar Ngày nay, phương pháp này đã lan truyền sang cả châu Âu và châu Mỹ. Theo nghiên
cứu của các nhà khoa học tại Đại học Harvard, tĩnh tọa thực sự có thể cải thiện tâm sinh lý, giúp con
người chống lại bệnh tật do nhịp sống căng thẳng, cao huyết áp. Sau một thời gian tĩnh tọa, độ căng thẳng
của cơ bắp, mức tiêu hao năng lượng và lượng mỡ trong máu đều giảm, các chức năng sinh lý được cải
thiện.
Còn các nghiên cứu lâm sàng cho thấy: Những người bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh động
mạch vành, đái tháo đường, viêm loét đường tiêu hóa, rối loạn ở tuổi mãn kinh chỉ cần luyện tập tĩnh tọa
trong một thời gian ngắn, trạng thái cơ thể đã cải thiện rõ ràng. Mặt khác, đối với người khỏe mạnh, khi
luyện tập tĩnh tọa, huyết áp, nhịp đập tim, lượng mỡ, lượng đường huyết đều không bị ảnh hưởng. Như
vậy, tĩnh tọa là một phép chữa bệnh không có tác dụng phụ.
Tĩnh tọa là phương pháp luyện tập và chữa bệnh rất thích hợp đối với những người lao động trí óc,
như các nhà khoa học, nhà chính trị, nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp, các nhà văn, nhà báo Đặc biệt,
đối với những người trung niên và cao tuổi, do cơ thể không còn khả năng vận động mạch, tĩnh tọa là một
trong các phương pháp dưỡng sinh thích hợp nhất. Vậy bí quyết của phép tĩnh tọa là gì?
Tĩnh tọa, nói nôm na có nghĩa là ngồi yên, giữ cho thân hình ngay ngắn và tập trung tâm trí. “Ngồi yên”
thì không khó, nhưng tập trung được tâm trí (tĩnh tâm) lại chẳng dễ chút nào. Sau khi ngồi ngay ngắn (tốt
nhất là tư thế “kiết già” - ngồi kiểu hoa sen), điều hòa cho hơi thở đều đặn và toàn thân thư giãn thì phải
đạt tới trạng thái nhập tĩnh.
“Tĩnh” và “động” là hai trạng thái đối lập. Sinh mệnh cần có động và cũng cần có tĩnh. Động để làm việc,
còn tĩnh để nghỉ ngơi, tạo điều kiện để cơ thể hồi phục. Muốn đạt tới “tĩnh”, trước nhất phải “định”, tức là
“định tâm”, là tập trung tư tưởng, chuyên tâm vào từng động tác, từng hơi thở, từng ý nghĩ. Cụ thể, trong

phép tập tĩnh tọa, “định” là loại bỏ tất cả ý nghĩ khác, chỉ tập trung ý nghĩ vào hơi thở của mình.
Những người mới tập thường cảm thấy rất khó định tâm. Khi cầm cốc nước trên tay, chúng ta không nhìn
thấy bụi bặm; nếu đặt yên cốc nước trên bàn, ta sẽ thấy những hạt bụi lơ lửng từ từ lắng xuống. Đó không
phải là ở trạng thái yên tĩnh, trong nước sẽ xuất hiện những hạt bụi. Nước trong cốc vốn có lẫn cát bụi, chỉ
có điều khi để yên cốc nước, chúng ta mới thấy rõ cát bụi mà thôi. Trạng thái nhập định cũng tương tự
như vậy: Khi bắt đầu tĩnh tâm, chúng ta sẽ phát hiện ra những ý nghĩ vẩn vơ trong đầu. Chớ nên lo lắng,
cứ tập trung theo hơi thở nhịp nhàng, các ý nghĩ linh tinh sẽ dần dần tan biến và tâm sẽ tự định.
Khi ánh nắng xuyên qua khe cửa, bạn sẽ thấy vô số những hạt bụi lơ lửng trong phòng; nếu lấy quạt hay
phất trần để xua chúng đi, bụi bặm sẽ tăng thêm nhiều hơn. Tĩnh tọa cũng tương tự như vậy: Khi có những
ý nghĩ linh tinh trong đầu, chúng ta không cần phải tìm cách xua đuổi, cứ ngồi yên và tập trung ý nghĩ vào
hơi thở thì những ý nghĩ tản mạn sẽ tự tan biến dần dần.
Tĩnh tọa cũng tựa như “đánh phèn” vại nước: Khi pha phèn vào nước, vẩn đục có vẻ như tăng lên, song tất
cả sẽ mau chóng lắng xuống dưới đáy và nước sẽ trở nên trong veo. Trạng thái tưởng như là rối loạn ở
những người mới tập thật ra là một hiện ứng tốt - là thành quả đầu tiên của việc tĩnh tọa. Chỉ cần kiên trì,
hằng ngày luyện tập, cuối cùng bạn sẽ đạt tới trạng thái tĩnh định hoàn toàn và sức khỏe nhất định sẽ được
tăng cường
Chữa bệnh thông thường bằng rau thơm
Nếu bị dị ứng, nổi mẩn do ăn hải sản, bạn có thể lấy một nắm tía tô giã hay xay lấy nước uống, bã xát vào chỗ
mẩn ngứa. Cũng có thể kết hợp với gừng tươi 8 g, cam thảo 4 g, đun với 600 ml, cô lại còn 200 ml, uống nóng
3 lần trong ngày.
6
Hằng ngày, các cây tía tô, kinh giới, hành vẫn được dùng làm gia vị ăn kèm. Đối với Đông y, chúng lại
là những vị thuốc đặc trị hữu hiệu một số bệnh thông thường, lại rất dễ sử dụng.
Cây tía tô
Trị cảm cúm không ra mồ hôi, ho nặng: Nấu cháo gạo rồi thái chỉ 10 g lá tía tô cho vào, ăn nóng, đắp chăn
kín cho ra mồ hôi, bệnh sẽ khỏi. Hoặc dùng 15-20 g lá tía tô tươi, giã nát, đun sôi với nước uống.
Cây kinh giới
Trị rôm sảy ở trẻ nhỏ: Mùa hạ nóng bức trẻ em bị rôm sảy khiến trẻ biếng ăn, quấy khóc, thậm chí do quá
ngứa ngáy, trẻ gãi nên nhiễm trùng. Phương pháp dự phòng là thường xuyên tắm cho trẻ bằng lá kinh giới
vò nát hoặc xay nhỏ. Cho trẻ uống nước sắc của lá và hoa kinh giới.

Trị cảm nóng: 50 g lá kinh giới, một miếng gừng tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt uống, bã dùng để đánh
gió. Rất hữu hiệu.
Cây bạc hà
Chữa trẻ bị tưa lưỡi: Rửa sạch lá bạc hà, chà nhẹ lên lưỡi trẻ vài lần, tưa sẽ hết, trẻ lại bú bình thường.
Chữa ong đốt, rết cắn, mèo cắn: Lá bạc hà rửa sạch, thái nhỏ hay nhai nhuyễn, đắp lên vết cắn, rất hiệu
nghiệm.
Cây hành
Chữa chứng tứ thời cảm mạo: Hành trắng, hương nhu 15 g rửa sạch, thái nhỏ, hãm nước sôi, để nguội rồi
uống nước, bỏ bã. Ngày uống 1 lần, uống liên tục trong 2-3 ngày.
Đối với trẻ nhỏ: 3 củ hành liền cọng rửa thật sạch, 70 ml sữa mẹ (hoặc sữa hộp theo công thức) ngâm
khoảng 30 phút, sau đó nấu trong vòng 50 phút, lấy nước cho trẻ uống dần.
Chữa giun chui ống mật: 80 g hành giã nát vắt lấy nước trộn với 40 ml dầu (lạc, vừng) để uống.
Hành chữa được nhiều bệnh nhưng khi dùng nên thận trọng, không lạm dụng. Ví dụ: Kết hợp hành và mật
có thể gây độc dẫn đến tử vong; hành kị với thịt chó, táo và cá chép
Cây rau hẹ
Chữa đau bụng kinh: Cả cây hẹ (gốc) rửa sạch, vắt lấy nước cốt uống cùng với rượu sẽ chữa được chứng
đau bụng khi hành kinh.
Chữa đau răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ) rửa sạch, giã nhuyễn đắp lên chỗ bị đau răng. Ngày đắp 5-6 lần,
mỗi lần cách nhau 2 giờ.
Xem 'tướng' tay đoán sức khỏe
Xem tướng tay là một nghề cổ xưa, từ cổ đến kim, từ trong đến ngoài nước đều có. Khi xem tay, y học không
dự đoán được vận mệnh của con người, nhưng lại có thể biết được bệnh tật.
7
Đông y cho rằng, trong 12 đường kinh mạch của con người, đại bộ phận đều hội tụ ở đầu ngón tay. Hễ cơ
thể bị bệnh thì tín hiệu báo bệnh tật thông qua phản ứng của thần kinh, huyết quản và kinh mạch sẽ đến
với các vân tay. Khoa học hiện đại cho rằng, bản thân con người là một thể hoàn chỉnh, được cấu tạo bằng
các tế bào nhỏ; hoặc trong sự sắp xếp chủ thể của mỗi một bộ gene di truyền đều mang theo đặc trưng có
tính hiện rõ toàn bộ sinh mệnh của một con người, tay chứa đựng toàn bộ thông tin của các giác quan như
mắt, tai, lưỡi Cho nên từ góc độ Đông y hay Tây y đều chứng thực bàn tay con người có thể phản ánh
tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Người bình thường thì ngón tay đẫy đà hồng nhuận, chuyển động linh hoạt, co vào duỗi ra như ý, 5 ngón
tay phối hợp nhịp nhàng. Bàn tay có màu hồng nhạt hoặc màu phấn hồng, sáng nhuận, trơn bóng, khí sắc
đều đặn. Hễ ngón tay biến dạng hoặc trở nên vụng về, màu sắc bàn tay biến sang màu sẫm hoặc nhạt đi,
thậm chí có thể sang màu sắc khác thì tình trạng sức khỏe tất phải có vấn đề khác thường cần chú ý ngay.
Màu sắc ngón tay, bàn tay bị thay đổi
Ngón trỏ trắng bợt và nhỏ yếu, chứng tỏ công năng gan mật hơi kém, những người như vậy dễ bị mỏi mệt,
tinh thần hay suy sụp, không phấn chấn được.
Ngón giữa trắng bợt, nhỏ bé và bải hoải rã rời, chứng tỏ công năng của tâm huyết không đủ hoặc bị thiếu
máu.
Ngón vô danh trắng bợt và nhỏ bé chứng tỏ công năng của thận và công năng của hệ sinh dục tương đối
kém.
Ngón út trắng bợt, nhỏ yếu, hiện tượng này thường thấy ở những người bị bệnh tiêu hóa gây hấp thu kém
hoặc bị táo bón, tiêu chảy
Đầu ngón tay hai bàn tay trắng bợt, lạnh giá có thể là biểu hiện bệnh ở dạ dày, ruột mạn tính và có khuynh
hướng bị ung thư hóa.
Bàn tay có màu xanh lam thường thấy ở người có bệnh đường tiêu hóa.
Bàn tay có màu xanh lục chứng tỏ bị thiếu máu hoặc bị bệnh ở tỳ vị.
Bàn tay có màu xanh biếc thường thấy ở người có bệnh gây trở ngại cho tuần hoàn máu.
Bàn tay có màu vàng thường thấy ở người có bệnh mạn tính.
Bàn tay có màu vàng óng thường thấy ở người có bệnh gan. Da bàn tay trở nên dày, cứng, nhẵn bóng, khô
khốc, có màu vàng nhạt, gọi là bệnh sừng hóa bàn tay, đây là bệnh có tính chất di truyền, do sai sót của
nhiễm sắc thể. Bệnh thường phát ở thời kỳ 1 tuổi, thường có tiền sử gia đình.
Bàn tay xuất hiện mao mạch dạng lưới màu hồng, hiện tượng này thường thấy do thiếu vitamin C.
Toàn bộ bàn tay có đốm ban màu đỏ sạm hoặc màu tím, thường thấy ở người bị bệnh gan.
Bề mặt bàn tay, nhất là ô mô của ngón cái, ô mô của ngón út và ở đầu ngón tay, da bị sung huyết phát đỏ
ra, thường thấy ở người bị xơ gan và ung thư gan. Bàn tay sau khi có màu đỏ, lại dần chuyển sang màu
tím sẫm, thường thấy ở người bị bệnh đau tim và dự đoán bệnh tình đang tăng nặng lên.
8
Người có màu sắc bàn tay quá đỏ, chứng tỏ có thể bị trúng phong. Người bị cao huyết áp nếu cả bàn tay
có màu đỏ như nước chè, có thể là điểm báo trước bị xuất huyết não.

Tổ chức dưới da bàn tay bị ứ huyết phát ra màu đen pha màu hồng, có màu tím ngắt, thường thấy ở người
bị ngất xỉu do cảm nhiễm nghiêm trọng
Trên mặt bàn tay có lấm chấm bàng bạc giống như tàn thuốc thường thấy ở người nghiện thuốc lá bị mắc
bệnh tim.
Bàn tay có màu đen thường thấy ở người bị bệnh thận. Giữa bàn tay có màu nâu đen là hiện tượng thường
thấy ở người bị bệnh đau dạ dày và ruột
Ngón tay và bàn tay có hình dáng khác thường
Đốt ngón tay cái tương đối ngắn và quá cứng rắn, không dễ uốn cong: Hiện tượng này thường thấy ở
người có bệnh đau đầu do cao huyết áp, bệnh đau tim, trúng phong.
Đầu ngón tay trỏ bị cong lệch, khe đốt ngón tay rộng và đường nếp vân tay phân tán lộn xộn thường thấy
ở người có bệnh gan mật mà dẫn tới công năng tỳ vị thất thường.
Đầu ngón tay giữa bị cong lệch, đốt ngón tay bị hở khe chứng tỏ công năng của tim và ruột non tương đối
yếu.
Đầu ngón tay vô danh (ngón đeo nhẫn) bị cong lệch, đốt ngón tay bị hở khe, thường thấy ở những người
bị bệnh ở hệ tiết niệu và bị suy nhược thần kinh. Ngón tay út bị cong về một bên và da bàn tay bị khô
thường thấy ở những người hệ tiêu hóa không tốt.
Người có ngón tay hình dùi trống (tức đầu ngón tay to hơn đốt ngón, giống như cái dùi đánh trống) có khả
năng bị bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh phổi khá nặng như lao phổi, ung thư phổi Đó là do hiện tượng
thiếu ôxy lâu ngày gây ra. Bàn tay rũ xuống rã rời hoặc các khớp ngón tay co quắp như chân chim gặp
trong bệnh teo cơ đang tiến triển ở tay do thần kinh quay của cánh tay bị tổn thương.
Các khớp ngón tay sưng to, da bị teo, các cơ bị teo, hiện tượng này thường thấy trong bệnh tạo keo.
Các khớp ngón tay sưng tấy, hai đầu nhỏ, giữa to giống như cái thoi dệt vải và bị cong, tê cứng, không thể
duỗi thẳng ra được, đau đớn tăng khi cử động: Thường thấy trong bệnh viêm khớp do phong thấp.
Nhắm mắt đứng thẳng, hai tay đưa ra phía trước, ngón tay xòe ra, nếu ngón tay bị run, đó là biểu hiện của
bệnh cường tuyến giáp trạng.
Các tế bào của tổ chức dưới da bị mất nước, da đầu ngón tay, da bàn tay nhăn nheo, bị khô lép, giống như
tay bị ngâm nước lâu, hiện tượng này thường thấy ở bệnh đường ruột, dạ dày cấp tính, các chứng tiêu
chảy, nôn mửa nhiều lần
Cả bàn tay trở nên rộng và dày lên, ngón tay thô và ngắn, đồng thời xương gò má, xương hàm dưới,
xương hàm trước đều nhô lên, hiện tượng này thường thấy ở những người bị khối u ở tuyến yên.

Da bàn tay mọc mụn nước, da bị lột tuột, ngứa, phần nhiều là do bị nấm mà người ta quen gọi là bệnh tổ
đỉa ở bàn tay.
9
Trên bàn tay, trên ngón tay có gân xanh (giãn tĩnh mạch) lộ ra, hiện tượng này phần nhiều là biểu hiện
trong ruột bị ngừng trệ phân, bí đại tiện.
Da mu bàn tay bị khô nhăn nheo, các khớp ngón tay bị cứng, không linh hoạt, nếu động vào một cái gì là
có cảm giác tay bị đông lạnh, một năm 4 mùa đều như thế, đó là mắc chứng lạnh giá chân tay, thường thấy
ở người già cơ thể suy nhược.
bảy, 24/2/2007, 10:02 GMT+7
7 chứng đau không nên coi thường
Đau có thể là biểu hiện khởi đầu của một bệnh nặng, tối nguy hiểm đang xảy ra. Các chuyên gia y tế đã gợi ý
7 tình huống đau mà khi gặp phải, bạn cần đi khám ngay.
Nhức đầu nhiều
Nhức đầu trong mùa lạnh, khi trở trời thường được coi là do cảm cúm, viêm mũi xoang. Nhưng ở người
cao tuổi đã có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid từ trước, những cơn nhức đầu
nhiều hoặc tái đi tái lại, gây khó chịu bất thường có kèm theo cảm giác rần rần trên đầu cần được chú ý
để đi khám sớm.
Ở trẻ em, nếu cơn nhức đầu tái đi tái lại, có thêm nôn ói vào buổi sáng hoặc triệu chứng co giật , cha mẹ
nên đưa đến bệnh viện ngay vì đó có thể là biểu hiện của bệnh u não.
Đau và khó chịu ở ngực
Với người có tiền sử cao huyết áp, tim mạch, nếu có cơn đau ngực kèm theo cảm giác nặng ngực, khó thở
hoặc hồi hộp, choáng váng, cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán sớm biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ
tim.
Đau ngực kèm triệu chứng sốt cao 38,5 độ C, ho nhiều có đàm cũng thường có ở người già hoặc trẻ nhỏ
trong mùa lạnh, không nên bỏ qua.
Một số phụ nữ khi bị đau bụng, tức ngực, cảm giác khó chịu hoặc choáng váng, chóng mặt thì cho rằng
mình đang ở thời kỳ mãn kinh hoặc biểu hiện sau mãn kinh. Thực tế, đó có thể là dấu hiệu bệnh tim mạch.
Phụ nữ thời kỳ mãn kinh có nguy cơ tai biến tim mạch và chết đột ngột cao như nam giới.
Đau bất chợt sau ngực hoặc hông, lưng
Theo bác sĩ Brangman, giáo sư lão khoa Đại học Y Syracuse (New York, Mỹ), chứng đau trên thường là

do thấp khớp. Một khả năng khác cũng nên chú ý là tai biến tim mạch.
Đau bụng nhiều, đột ngột
Đau bụng nhiều bất chợt kèm sốt cao trên 38,5 độ C, tiêu chảy, nôn ói, hoặc chướng bụng có thể là biểu
hiện viêm nhiễm trong bụng hay một bệnh lý nào đó ở vùng này, cần được mổ khẩn cấp, chẳng hạn như
viêm ruột thừa cấp, lồng ruột, thủng bao tử, tắc ruột do khối u đại tràng, u nang buồng trứng xoắn
Đau, nặng bắp chân kèm phù bàn chân
Đây là biểu hiện của bệnh thuyên tắc tĩnh mạch sâu ở bẹn, đùi hoặc vùng chậu, hay gặp ở phụ nữ mang
10
thai hoặc béo phì, ít vận động, có bệnh tiểu đường Không được xem thường biểu hiện đau, nặng bắp
chân.
Đau chân, bàn chân với cảm giác tê buốt
Một số người có cảm giác đau tê chân, bàn chân hoặc như có kim châm. Cảm giác trên ngày càng thêm
khó chịu Đó là biểu hiện của biến chứng viêm các dây thần kinh ngoại biên. Người bệnh cần đi khám
ngay với bác sĩ điều trị bệnh tiểu đường.
Đau mơ hồ nhiều nơi
Người có tuổi có cơn đau mơ hồ khó tả, nhiều nơi (nhức đầu, đau bụng, đau tê chân ) nếu kèm theo tình
trạng mất ngủ hoặc ngủ gật, hay quên, mệt mỏi và sụt cân vô cớ thì nên nghĩ đến bệnh suy nhược thần
kinh, trầm cảm và đi khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
7 sai lầm nguy hiểm khi ăn rau
Con dâu chắc chắn sẽ bị mẹ chồng chê nếu lỡ tay xào giá đỗ hơi chín. Nhưng các bác sĩ dinh dưỡng lại
khuyên rằng, nên xào chín giá trước khi ăn. Nếu không, các chất độc trong thực phẩm này sẽ gây buồn nôn,
đi ngoài, chóng mặt
Sau đây là những ngộ nhận thường gặp khác khi sử dụng rau quả:
Dùng cà chua trước bữa cơm
Cà chua rất giàu vitamin A và C nên được phụ nữ dùng nhiều để nấu nướng, ăn sống, xay sinh tố, đắp mặt
nạ Tuy vậy, bạn không nên ăn cà chua trước bữa cơm vì sẽ làm tăng chất chua cho dạ dày, dẫn đến nóng
ruột, đau bụng. Nên dùng sau khi ăn.
Cà chua hay được dùng chung với dưa chuột trong món salad. Sự kết hợp này cũng không có lợi về mặt
dinh dưỡng, vì dưa chuột chứa chất dung môi, có thể phân giải và phá hủy vitamin C trong cà chua.
Cà chua cũng chứa một số thành phần phản ứng với axit dạ dày, gây đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, không

nên ăn vào lúc đói.
Uống sinh tố cà rốt gần với thời gian uống rượu
Các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu về thực phẩm phát hiện rằng, nếu vừa uống nước cà rốt có hàm
lượng caroten cao rồi lại uống rượu thì trong gan sẽ sản sinh chất độc gây bệnh gan.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên chúng ta không nên uống nước cà rốt trước và sau khi uống rượu.
Không chần mướp đắng trước khi xào
Trong mướp đắng có chất axit oxalic, ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi trong thức ăn. Nếu xào mướp
đắng mà không chần qua nước sôi, bạn đã vô tình để cho axit oxalic có chỗ trú ngụ trong thức ăn của
mình.
Ăn vải khi đang đói
11
Việc ăn nhiều vải thiều khi đang đói có thể khiến thành phần đường cao thâm nhập quá nhanh và nhiều
vào cơ thể, gây say, thậm chí hôn mê.
Ăn chuối tiêu khi đói
Chuối tiêu chứa nhiều magiê. Nếu bạn ăn loại quả này khi đang đói thì cơ thể sẽ bị phá hủy cân bằng
magiê - canxi trong máu, từ đó ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
Không luộc măng trước khi chế biến
Nhiều người nghĩ măng mua ở chợ đã được luộc rồi nên về nhà chỉ cần chế biến là xong. Thực ra lúc này
trong măng còn chứa nhiều chất độc glucozit. Nó sẽ sinh ra axit cyanhydric khi gặp men tiêu hóa trong dạ
dày, gây ngộ độc, nôn mửa giống như ngộ độc sắn.
Vì vậy, cần luộc kỹ măng để glucozit hòa tan trong nước và bay hơi theo nước sôi.
Phân biệt Alzheimer và bệnh mất trí nhớ lành tính
Giảm trí nhớ là một biểu hiện của bệnh Alzheimer, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp giảm trí nhớ
đều là bệnh này. Người cao tuổi thường hay quên, còn được gọi là tình trạng quên lành tính, có nhiều điểm
khác với giảm trí nhớ trong bệnh Alzheimer.
Quên lành tính
Quên những chi tiết không quan trọng, ví dụ như tên của những người không quan hệ.
Không kèm theo với những rối loạn nhận thức khác.
Thường sau đó có thể nhớ lại được đầy đủ chi tiết. Quên từng lúc, thường hay quên hơn khi bị stress hoặc
bị thúc giục.

Có thể nhớ bất cứ thứ gì nếu họ chú ý và học.
Dễ dàng giải quyết sự giảm trí nhớ này bằng các biện pháp nhắc nhở đơn giản (như viết một danh sách,
gợi ý ).
Giảm trí nhớ làm cho bệnh nhân bực bội và cáu gắt, nhưng không bao giờ ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt
động nghề nghiệp và xã hội.
Giảm trí nhớ trong bệnh Alzheimer
Quên những chi tiết quan trọng, ví dụ như tên của các cháu.
Luôn phối hợp với giảm khả năng suy luận và tính toán.
Không thể nhớ lại, cố thúc giục, cố gắng cũng vô ích. Giảm trí nhớ tất cả các sự kiện, đặc biệt là những
thông tin mới học.
Khả năng học các thông tin mới bị suy giảm trầm trọng, cho dù họ có tập trung đến mấy. Trí nhớ tức thì
vẫn bình thường nhưng bệnh nhân không thể nhớ lại sau vài giờ, vài ngày.
12
Bệnh nhân Alzheimer không những không nhớ cả danh sách, mà họ còn không nhớ là họ đã làm danh
sách đó.
Ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động nghề nghiệp và xã hội.
Bệnh Alzheimer được phát hiện như thế nào?
Vào một buổi chiều năm 1901, người ta mang một bệnh nhân nữ tên là Auguste D. đến phòng khám của
BS. Alois Alzheimer - một nhà thần kinh học người Đức. Khi đó ông mới 37 tuổi nhưng đã là một nhà
thần kinh học tên tuổi ở Munich. Bệnh nhân này có các rối loạn về trí nhớ và hành vi như thường thấy ở
những người rất già, cũng mất trí nhớ, rối loạn về ngôn ngữ, mất khả năng suy luận tính toán nhưng vấn
đề là ở chỗ bệnh nhân không già, mới có 51 tuổi.
Alzheimer đã theo dõi và điều trị cho bệnh nhân suốt 4 năm đến khi bệnh nhân qua đời. Khi mổ tử thi, ông
rất ngạc nhiên thấy bộ não của bệnh nhân hình như co nhỏ lại, các rãnh não rộng ra. Khi soi kính hiển vi
ông hết sức kinh ngạc thấy tổ chức não bình thường dày đặc các tế bào thần kinh thì bây giờ các tế bào
biến đâu mất, rất thưa thớt, chỉ còn để lại những dấu vết mà ông gọi là mảng già. Những tế bào thần kinh
còn lại cũng không hoàn toàn bình thường, bên trong có những sợi nhỏ xoắn xuýt với nhau thành từng bó,
dường như làm nghẹt cả tế bào, mà ông gọi là bó tơ thần kinh. Các tổn thương này chủ yếu là ở vỏ não,
thùy thái dương, đặc biệt là hồi hải mã.
Hơn một thế kỷ đã trôi qua, nhưng những phát hiện của Alzheimer vẫn giữ nguyên giá trị và căn bệnh mà

ông phát hiện ra sau này mang tên ông - bệnh Alzheimer.
Có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh Alzheimer mà chúng ta chưa hiểu biết một cách đầy đủ, trong đó di
truyền là một yếu tố quan trọng. Các gen gây bệnh được phát hiện trong một số ít các trường hợp
Alzheimer có tính chất gia đình, thường khởi phát ở độ tuổi 40, 50.
Coi chừng điện trong buồng tắm
Trong buồng tắm, nước và điện dễ "bắt tay với nhau" gây tai nạn nếu bạn không thiết kế hệ thống điện hợp
lý. Bởi nước là chất dẫn điện rất hiệu quả, mà trong buồng tắm thì gần như đâu đâu cũng ướt, cũng ẩm.
Lắp đặt thiết bị sử dụng điện trong buồng tắm luôn phải tuân thủ chặt chẽ những chuẩn mực nhất định,
nên điều chủ yếu là phải kiểm tra xem buồng tắm của gia đình bạn có đáp ứng những chuẩn mực đó chưa.
Hậu quả của việc bị điện giật trong buồng tắm luôn trầm trọng hơn, bởi đây là nơi làn da của chúng ta
thường ở trạng thái ẩm ướt.
Ổ cắm
Tốt nhất là không lắp đặt ổ cắm trong buồng tắm, ngoại trừ dạng ổ cắm cho máy cạo râu, được thiết kế đặc
biệt. Dẫu được cho phép sử dụng trong buồng tắm nhưng các loại máy cạo râu vẫn có thể bị nước bắn vào
bên trong. Thế nên cần đặt dụng cụ cạo râu điện xa bồn tắm hoặc vòi sen. Tránh để nước bắn vào.
Và nếu buộc phải lắp đặt ổ cắm trong buồng tắm, nên sử dụng loại có nắp đậy, dạng ổ cắm bảo đảm an
toàn cho trẻ nhỏ, và dĩ nhiên là phải đáp ứng những yêu cầu về an toàn điện.
Không nên mang những thiết bị sử dụng điện cầm tay như máy sấy tóc, radio vào phòng tắm, cho dù các
thiết bị này được nối với nguồn điện từ bên ngoài. Nếu cần máy sấy tóc, phải sử dụng loại cắm cố định,
với luồng hơi nóng thoát ra qua một ống nhựa mềm dẻo.
13
Không được đặt những thiết bị đang cắm điện gần bồn tắm, vòi sen và luôn nhớ ngắt dòng điện, cất
những thiết bị này khi không dùng đến chúng.
Đèn
Đèn phải được bố trí ngoài tầm với và có chụp bao bọc để không bị nước bắn vào. Nên dùng loại đèn trần
có chụp bên ngoài hơn là dùng loại đèn treo. Ổ cắm điện thông thường không thích hợp cho buồng tắm,
bởi chúng có thể bị ẩm, hoặc bị nước bắn vào. Dạng công tắc bằng hình thức kéo dây với dây làm bằng
chất liệu cách điện là chọn lựa an toàn nhất.
Và những lưu ý
Trong buồng tắm còn nhiều "kẻ phá bĩnh khác", trong đó phải kể đến máy nước nóng và thiết bị thông gió.

Khi mua máy nước nóng phải kiểm tra, nếu sản phẩm không sử dụng thiết bị RCCB hay ELCB (thường
gọi là cầu dao chống điện) thì phải gắn vào. Nên thường xuyên ấn vào nút kiểm tra trên máy, nếu dòng
điện bị rò thì cầu dao tự động sẽ đóng xuống. Bạn nên chọn công tắc tự động đảm bảo chất lượng dành
cho các thiết bị này.
Còn để vận hành thiết bị sưởi, thông gió, nên dùng loại công tắc dạng dây kéo, hoặc thiết kế công tắc của
máy ở bên ngoài buồng tắm. Áp dụng tương tự với hệ thống trong buồng tắm.
Hoa quả chữa cao huyết áp
Nếu bị cao huyết áp, bạn có thể lấy 1 quả chanh và 10 củ mã thầy ăn sống (chanh ăn cả vỏ). Nhiều loại quả
khác cũng giúp làm giảm huyết áp như chuối, dâu, sơn trà, táo
Bài 1: Chuối tiêu 3 quả, đường phèn 100 g, gạo nếp 100 g, nước sạch 1 lít. Gạo nếp đun cùng nước sạch,
chuối tiêu thái miếng nhỏ cũng cho vào nồi cùng đường phèn hầm thành cháo, ăn trong ngày. Chủ trị bệnh
cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh trĩ ra máu, đái tháo đường.
Bài 2: Mã thầy 100 g, gạo nếp 100 g, đường trắng 100 g, nước hoa quế 10 g, nước sạch 1lít. Mã thầy gọt
bỏ vỏ rửa sạch, thái mỏng hình quân cờ, cho vào nấu cháo cùng gạo nếp, sau thêm đường trắng và nước
hoa quế vào là được. Ăn hết trong ngày. Chủ trị cao huyết áp, ho có đờm, vàng da, vàng mắt, táo bón,
chướng bụng.
Bài 3: Mỗi ngày ăn 5 quả chuối tiêu trở lên cho đến khi có tác dụng hạ áp chắc chắn.
Bài 4: Lấy vỏ lụa hạt lạc tươi 12 g, sắc lấy nước 2 lần, trộn đều, chia làm 3 phần (mỗi phần bằng một cốc
trà), mỗi lần uống một cốc, ngày uống 3 lần, nên uống thường xuyên, giúp chữa cao huyết áp và bệnh đau
mạch vành tim.
Bài 5: Dùng nhân sen (tức mầm phôi hạt sen) 2-3 g, hãm với nước sôi lấy nước uống thay trà trong ngày,
giúp giảm huyết áp.
Bài 6: Sơn trà tươi 30 g, táo 30 g, rau cần tươi 3 cây, đường phèn 10 g. Thái nhỏ sơn trà, táo, rau cần, đun
cách thủy 30 phút thì bỏ đường phèn vào là được. Ăn cả nước lẫn cái, ngày ăn một thang.
Dùng chữa cao huyết áp và mỡ cao trong máu.
Bài 7: Đài hoa hướng dương 1 cái, táo đỏ 20 quả. Đổ 3 bát nước sắc lấy 1 bát, uống nước ăn cái. Ngày
một thang, chia 2 lần, giúp giảm huyết áp.
14
Bài 8: Củ ấu 30 g, rau cần cạn 30 g. Sắc uống ngày 3 lần vào trước bữa ăn, giúp chữa cao huyết áp.
Bài 9: Nhụy sen, quả dâu, hạt cây rau răm, cỏ sen cạn mỗi thứ 12 g, sơn dược 15 g, ngưu đắng 15 g, mai

rùa 30 g (sắc trước). Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần. Dùng cho người bị cao huyết áp do âm hư
dương thịnh gây nên.
Bài 10: Quả sơn trà tươi 1 kg, đào nhân 100 g, mật ong 25 g. Lấy dao tách quả sơn trà cho vào nồi đất
hoặc vại sành cùng đào nhân, đổ ngập nước lạnh ngâm khoảng 1 giờ. Sau đó đun vừa lửa đến sôi, hạ lửa
nhỏ riu riu để lâu chừng 30 phút đến 1 giờ, khi nước cô đặc còn khoảng 1 bát, rót ra bỏ cặn. Đổ nước
thuốc vào 2 bình sứ, cho thêm mật ong, đậy nắp đun cách thủy 1 tiếng rồi tắt lửa, để nguội, đổ vào lọ nắp
chặt. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh, uống ngay sau khi ăn cơm với nước uống.
Công dụng: Hoạt huyết, bổ dạ dày, giúp tiêu hóa tốt, làm giảm huyết áp, mỡ máu, khai thông huyết mạch,
bổ dưỡng cơ tim; dùng lâu rất có lợi cho người bệnh huyết quản.
Sức khỏe hiện trên móng tay
Mặc dù được chăm sóc cẩn thận, đôi khi móng tay của bạn bị hư tổn, gãy, đổi màu, sần sùi Những dấu hiệu
này cho thấy sức khỏe của bạn đang không hoàn hảo.
Bạn có thể dự đoán sức khỏe của mình qua những triệu chứng sau của móng tay:
Móng đổi màu
Đen đi: Sau một va chạm (như ngón tay bị kẹp vào cánh cửa), móng tay thoạt đầu hình thành một vết đỏ
do tụ máu dưới móng, dần dần đen đi trước khi biến mất hẳn.
Các dải đen có thể xuất hiện trên nhiều móng khi móng tay bị cọ sát nhiều.
Vết đen dạng tia thẳng như mã vạch có thể là biểu hiện của bệnh ung thư da (u melanin). Vì vậy, nên
nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ.
Trắng lên: Có thể do thiếu keratin (một chất cấu tạo nên móng), thường không có gì đáng lo ngại. Chúng
thường xuất hiện sau các chấn thương nhỏ và biến mất khi móng tay mọc dài.
Vết trắng bất bình thường lan rộng có thể liên quan đến nấm hay eczema. Đôi khi hiện tượng này rất khó
xác định nguyên nhân.
Vàng đi: Các vết vàng hay nâu có thể xuất hiện do ám khói thuốc hoặc do bạn có thói quen sơn móng tay
sẫm màu. Để tránh sự khó chịu này, chỉ cần bôi thêm một lớp nền bảo vệ (sơn móng trong suốt). Bạn cũng
có thể loại bỏ màu ám khói thuốc bằng cách dùng một miếng bông thấm nước cốt chanh chà lên móng tay.
Nếu móng vừa vàng vừa dày lên thì nguyên nhân thường là nấm, đôi khi do hội chứng móng tay vàng, có
ảnh hưởng đến phổi và hệ bạch huyết.
Màu xanh: Nếu da và môi cũng trở nên xanh xám, bạn đang bị thiếu ôxy ở các mô, xảy ra khi hệ tim mạch
yếu hoặc thiểu năng hô hấp.

Màu đỏ: Rất nhiều đốm đỏ là dấu hiệu của bệnh tim. Một vết đỏ là bằng chứng của một khối u phát triển
dưới móng, cần có ý kiến của bác sĩ.
15
Móng biến dạng
Có những đường rạch: Liên quan đến hiện tượng lão hóa, các đường rạch hình thành một cách tự nhiên,
giống như một dạng “nếp nhăn” của móng. Để giảm nhẹ, bạn có thể giũa nhẹ nhàng lên móng và bôi lên
móng một lớp sơn bảo vệ; thường xuyên làm ẩm móng bằng kem dưỡng da tay.
Lượn sóng: Hiện tượng móng lượn sóng ngang này có thể xuất hiện ở những phụ nữ có thói quen giũa
móng tay mạnh bằng một dụng cụ kim loại. Đôi khi chúng có nguyên nhân từ những tổn thương lặp lại,
eczema hay sự ẩm ướt.
Khum lên: Có thể do di truyền hoặc là dấu hiệu của một chứng bệnh hô hấp kéo dài.
Uốn cong: Do di truyền hoặc tiếp xúc thường xuyên với các sản phẩm ăn da. Trong một số trường hợp, đó
là dấu hiệu của thiếu sắt, nhất là ở trẻ em. Sự bất bình thường này hay xuất hiện ở ngón cái, và có thể tự
biến mất.
Nhìn bàn tay đoán bệnh
Bàn tay có màu sắc đỏ ửng cho phép thày thuốc nghĩ tới bệnh cao huyết áp. Còn bàn tay trắng xanh, lại có
những gân xanh (tĩnh mạch) nổi lên, lúc nào cũng lạnh ngắt, nhớp nháp, ướt át mồ hôi là dấu hiệu của suy
nhược cơ thể, khí huyết xấu.
Qua quan sát bàn tay nhiều bệnh nhân, các thày thuốc đã tổng kết và rút ra được nhiều kinh nghiệm quý
báu trong chẩn đoán.
Màu sắc đôi bàn tay
Bàn tay có màu xám là có bệnh ở gan.
Bàn tay đỏ hồng, nóng ran, mềm nhũn, ẩm ướt là biểu hiện của cường năng giáp trạng. Trái lại, bàn tay có
màu trắng bệch, lạnh ngắt, khô ráo, thô ráp là biểu hiện thiểu năng giáp trạng.
Bàn tay có màu vàng là dấu hiệu của bệnh thương hàn hay hoàng đản.
Bàn tay có màu vàng chanh là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.
Bàn tay ở tuổi 40 có màu vàng sẫm là biểu hiện của suy thận hay suy gan.
Bàn tay có màu vàng sẫm (nhất là ở phía dưới ngón tay đeo nhẫn) thường là biểu hiện bệnh ở mắt hoặc thị
lực giảm.
Lòng bàn tay có vết xanh đậm ở chỗ trũng hay xuất hiện ở người bị táo bón thường xuyên, hoặc đau ruột,

đau dạ dày, tinh thần khủng hoảng.
Các chỉ tay từ màu hồng biến sang màu trắng thể hiện bộ máy tiêu hóa trục trặc, có vấn đề.
Màu sắc của móng tay
Móng tay có màu vàng thường liên quan tới bệnh gan.
Móng tay có màu tím thường liên quan tới bệnh tim mạch, huyết dịch, thiếu ôxy.
16
Móng tay có những đốm trắng thường liên quan tới chứng thiếu canxi.
Móng tay có những đốm đen thường liên quan tới bệnh phù thũng.
Móng tay trắng xanh, mà đầu ngón có vết nhăn thường là khả năng thiếu máu.
Móng tay có sọc dài thường là đau dạ dày, đau ruột, phong thấp hay thiểu năng giáp trạng.
Móng tay có màu xanh lại viền màu đỏ sẫm xung quanh thường là cơ quan bài tiết không bình thường hay
bị trúng độc.
Móng tay trẻ nhỏ có chấm trắng là tình trạng sức khỏe suy thoái.
Móng tay người lớn mỏng và đen là báo động tình trạng bệnh nặng.
Móng tay ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn có hình mặt trăng lưỡi liềm báo hiệu sức khỏe và khả
năng miễn dịch giảm.
Bí quyết tránh gàu
Gội đầu đều đặn giúp duy trì cân bằng pH, lấy đi chất bã nhờn dư thừa trên da đầu và giảm nguy cơ bị gàu.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác mà bạn không thể luôn luôn kiểm soát được, nên gàu vẫn có thể xuất hiện
hay tái phát.
Gàu là những miếng hay mảng da mỏng, kích thước nhỏ, khô, màu trắng hoặc màu vàng, nhờn. Ngoài ở
da đầu, gàu còn có thể ở lông mày, cánh mũi, quanh viền tóc, trong ống tai ngoài, lông vùng sinh dục,
nách. Gàu không gây ra bất kỳ nguy hiểm gì, nhưng nó gây khó chịu, bực mình và mất thẩm mỹ. Ngoài ra,
nó là một tình trạng mãn tính, lúc bị lúc mất hoặc tái đi tái lại.
Nguyên nhân chính xác của hiện tượng gàu cho đến giờ vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa
học cũng phát hiện 4 yếu tố chính liên quan đến gàu là: Tăng tiết chất bã nhờn trên da đầu, thay đổi pH da
đầu, vi nấm P. ovale tăng sinh trên da đầu và tế bào da đầu tăng trưởng quá nhanh. Ngoài ra, một số yếu tố
khác cũng góp phần gây ra gàu, như:
- Gội đầu không đúng cách hay không thường xuyên. Xả nước không đủ sạch sau khi gội đầu. Dùng dầu
gội có chất tẩy rửa mạnh hay có nhiều dầu nhờn

- Bị căng thẳng, lo lắng, suy sụp tinh thần, mất ngủ…
- Dị ứng với thức ăn hay mỹ phẩm dùng trên đầu, keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc…
- Thời tiết: Gàu thường bị nhiều và nặng vào mùa đông hay mùa mưa, nhẹ vào mùa hè. Tuy nhiên, nếu để
da đầu đổ nhiều mồ hôi thường xuyên (như đội mũ chật, sấy uốn tóc, sống ở những nơi khô nóng, tắm hơi,
làm bếp) cũng có thể gây ra gàu.
- Chế độ ăn: Không đầy đủ dưỡng chất hay ăn nhiều chất đường, béo.
- Vệ sinh kém: Ít gội đầu, gây ứ đọng chất bã nhờn, tạo môi trường thuận lợi cho vi nấm phát triển.
- Di truyền: Có nhiều người trong gia đình bị gàu.
17
- Nhiễm trùng, giảm sức đề kháng, suy kiệt.
- Mất cân bằng nội tiết tố: Gàu thường xuất hiện sau tuổi dậy thì, mỗi khi có kinh nguyệt hay ở người có
tăng tiết androgen (gây tăng tiết bã nhờn).
Lưu ý khi bị gàu
Tránh dùng dầu gội quá nhờn hoặc chứa hóa chất tẩy rửa mạnh, vì sẽ dễ gây phản ứng da đầu. Ngoài ra,
gội đầu quá nhiều (hơn 1 lần/ngày) có thể làm gàu trầm trọng hơn.
Những bệnh nhân bị gàu thường có làn da dễ dị ứng, nên cần tránh thay đổi thường xuyên các loại dầu gội
mới, cũng như các loại mỹ phẩm dùng trên đầu - mặt như keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc
Không nên cào gãi hay bóc gỡ gàu, nếu không bạn sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn của bệnh: Sờ, bóc - ngứa -
gãi - bong, tróc, (nhiễm trùng) - sờ, bóc…
Dùng dầu gội đặc trị gàu
Gàu có thể tự biến mất mà không cần điều trị trong những trường hợp nhẹ hay vừa. Với những trường hợp
nặng, cần điều trị nhiều tuần mới cải thiện được. Các loại dầu gội đầu thuốc phổ biến hiện nay thường
chứa một hay nhiều chất sau: Selenium Sulfide, Pyrithione Kẽm (Zinc Pyrithione=ZPT), Hắc ín (Tar),
Ketoconazole, Salicylic acid, Lưu huỳnh.
Cho đến giờ, chưa có công trình nào so sánh mức độ hiệu quả của các chất trên trong điều trị gàu. Tuy
nhiên khi loại dầu này không hiệu quả thì có thể một loại khác sẽ có tác dụng tốt hơn. Khi dùng dầu gội
thuốc, cần lưu ý:
Mỗi lần gội đầu nên gội 2 lần liên tiếp nhau để đạt kết quả tối ưu.
Lần gội đầu 1: Xoa nhẹ nhàng dầu thuốc trên da đầu để tạo bọt và để như vậy trong 5-10 phút. Khoảng
thời gian này giúp thuốc tác động xuống da đầu và làm bong gàu. Sau đó xả sạch bằng nước và gội tiếp

ngay lần 2.
Lần gội đầu 2: Tiến hành tương tự lần 1. Tuy nhiên có thể để dầu gội lâu hơn trên da đầu. Lần gội đầu này
sẽ giúp để lại một ít thuốc trên da đầu và tiếp tục tác động cho đến lần gội kế tiếp.
Nếu tóc bạn trở nên khô trong khi đang điều trị gàu bằng một dầu thuốc thì nên thay bằng loại dầu thuốc
khác hay dùng thêm dầu xả sau mỗi lần gội.
Sau khi đã hết sạch gàu thì vẫn nên tiếp tục duy trì loại dầu trên một thời gian nữa (tối thiểu là 2-3 tuần) để
ngăn chặn tái phát. Đôi khi một dầu gội thuốc đang điều trị gàu rất hiệu quả trong 1-2 tháng thì đột nhiên
mất tác dụng dù vẫn dùng thường xuyên. Nguyên nhân của hiện tượng này thường không giải thích được.
Vì vậy, trong đa số trường hợp, nên thay đổi dầu gội thuốc sau khi gàu đã ổn định hay đã sạch (2-3 tuần).
Điều này sẽ bảo vệ tóc khỏi khô, xơ xác do tiếp xúc nhiều với hóa chất.
Nên dùng thêm một số loại Vitamin nhóm B (đặc biệt là B6, Bepanthene), Biotine (Vitamin H), Vitamin
A, Beta Carotene, dầu gan cá, vitamin E, kẽm, cystin, lecithin , sẽ giúp ích cho tóc và da đầu.
Trường hợp gàu nặng, ngứa nhiều và gây cào gãi (nguy cơ bội nhiễm) thì cần dùng thêm thuốc uống (ví
dụ: thuốc kháng histamin và kháng sinh) hay thuốc thoa tại chỗ như corticosteroids, sacicylic acid, lưu
huỳnh
18
Dùng não động vật chữa bệnh
Đông y dùng não nhiều loại động vật để chữa bệnh, trong đó phổ biến nhất là não lợn. Theo y học cổ truyền,
lão lợn có công dụng bồi bổ cho thận, não tủy, dùng chữa các chứng chóng mặt, ù tai, đau đầu, suy giảm trí
nhớ…
Sau đây là một số bài thuốc từ não động vật:
Bài 1: Não lợn 1 bộ, dùng nước sôi rửa sạch huyết, đem hầm kỹ trong 30 phút rồi ăn trong ngày, 7 ngày là
một liệu trình.
Hoặc dùng não lợn 100 g, hành 20 g, gừng tươi 10 g, rượu vang 10 g, dầu vừng 10 g, tỏi 20 g, xì dầu 15 g.
Não lợn rửa sạch và loại bỏ gân máu, hành thái đoạn, gừng và tỏi giã nát. Đặt não lợn vào một cái đĩa sâu
cùng gừng và hành, vẩy rượu vang lên trên rồi đem hấp cách thủy chừng 30 phút, sau đó chế thêm dầu
vừng, tỏi, xì dầu, trộn đều, ăn trong ngày.
Công dụng: Kiện não, ích trí, bổ khí dưỡng huyết, dùng để chữa các chứng hoa mắt, chóng mặt kèm theo
có các âm thanh bất thường trong đầu như tiếng ve kêu, tiếng ù ù của cối xay lúa… tương ứng với hội
chứng thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình của Tây y.

Bài 2: Não lợn 1 bộ, thiên ma 10-30 g. Não lợn rửa sạch và loại bỏ gân máu; thiên ma thái phiến, hai thứ
đem hầm nhỏ lửa thành dạng canh rồi bỏ bã thuốc, chia ăn vài lần trong ngày. Hoặc dùng não dê 1 bộ, rửa
sạch huyết rồi đem hầm kỹ trong 30 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng.
Công dụng: Kiện não ích trí, bổ khí dưỡng huyết, dùng cho những người mắc chứng đau đầu kéo dài kèm
theo hoa mắt, chóng mặt, ù tai, suy giảm trí nhớ…
Bài 3: Não lợn 1 bộ, trứng gà 1-2 quả. Não lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, đánh đều với trứng gà rồi
tráng chín, ăn nóng. Hoặc não lợn 1 bộ, nhục thung dung 12 g, thỏ ty tử 12 g, thục địa 12 g, kỷ tử 15 g.
Các vị thuốc sắc kỹ, bỏ bã lấy nước rồi cho não lợn vào đun chín, chế thêm gia vị, ăn nóng.
Công dụng: Kiện não ích trí, bổ khí dưỡng huyết, bổ thận sinh tinh, dùng cho những người bị suy nhược
thần kinh thuộc thể thận hư, biểu hiện: mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn ngủ kém, hay vã mồ hôi lạnh,
lưng đau gối mỏi, di tinh, liệt dương, suy giảm khả năng tình dục, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhợt…
Bài 4: Não lợn 1 bộ, thiên ma 9 g, kỷ tử 15 g. Não lợn dùng nước sôi rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu;
thiên ma thái phiến, kỷ tử rửa sạch rồi đem hai thứ hấp cách thủy cùng với não lợn, khi chín chế thêm gia
vị, ăn nóng.
Hoặc não lợn 1 bộ, thiên ma 10 g, gạo tẻ 250 g. Đem gạo tẻ và thiên ma ninh thành cháo rồi cho não lợn
vào đun chín, khi được chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Điều trị hỗ trợ di chứng chấn thương sọ não.
Bài 5: Não lợn 1 bộ rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu; mộc nhĩ đen 15 g ngâm trong nước lạnh 30 phút rồi
rửa sạch, cho vào chảo xào trong 3 phút với dầu thực vật, tiếp đó cho thêm một muỗng rượu vang, muối,
gia vị vừa đủ và một chút nước, đun sôi rồi cho óc lợn vào, lại chế thêm một bát nước nhỏ rồi tiếp tục
dùng lửa nhỏ đun chừng 30 phút nữa là được, ăn nóng.
Công dụng: Bổ não ích trí, hoạt huyết thông mạch, dùng cho những người bị mắc chứng rối loạn thần kinh
chức năng.
19
Bài 6: Não lợn 1 bộ, rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu; đông trùng hạ thảo 10 g rửa sạch, để ráo nước. Hai
thứ đặt lên đĩa sâu lòng, cho thêm một muỗng rượu vang, 2 muỗng nước lạnh, một chút muối ăn và gia vị
rồi đem hấp cách thủy, ăn nóng.
Hoặc dùng não lợn 1 bộ, tiểu mạch 30 g, đại táo 10 quả. Não lợn dùng nước sôi rửa sạch huyết, đại táo bỏ
hạt, sắc kỹ tiểu mạch với 2 bát nước to bằng lửa nhỏ chừng nửa giờ sau rồi bỏ bã lấy nước, cho não lợn và
đại táo cùng thêm gia vị, ăn nóng.

Công dụng: Kiện não ích trí, bổ khí kiện tỳ, dùng để chữa rối loạn tiền đình do tổn thương tai trong.
Bài 7: Não dê 1 bộ, kỷ tử 50 g. Não dê rửa sạch, đem hấp cách thủy cùng với kỷ tử rồi chế thêm gia vị, ăn
nóng. Hoặc não lợn 1 bộ dùng nước sôi rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu; hoài sơn 15 g, kỷ tử 15 g, tất cả
đem hấp cách thủy rồi chế thêm gia vị, ăn nóng.
Công dụng: Bổ não ôn dương, ích khí dưỡng huyết, dùng cho trẻ em mắc chứng chậm phát triển trí tuệ,
làm tăng trí nhớ và cải thiện khả năng hoạt động của não bộ.
Không nên dùng các bài thuốc trên cho người bị rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, thừa
cân và béo phì. Theo y thư cổ, nếu ăn quá nhiều não động vật có thể “phát phong, sinh nhiệt”; bởi vậy
những người thể chất thiên nhiệt, đang hoặc vừa mới mắc những bệnh lý có sốt thì không nên dùng.
Trắc nghiệm hiểu biết của bạn về bệnh cảm
Bệnh cảm quen thuộc đến mức hầu như mọi người đều nghĩ mình biết quá rõ về nó. Nhưng nhiều điều có thể
làm bạn bất ngờ đấy. Trả lời các câu hỏi dưới đây, bạn sẽ đánh giá được mình biết đến đâu về cảm.
Đi ngoài trời lạnh sẽ bị cảm?
Sai. Có khoảng 200 loại virus gây cảm và các triệu chứng như đau cổ họng, chảy nước mũi và hắt hơi.
Thường gặp nhất là hai nhóm virus: Rhinovirus và corona. Virus nào cũng đều hoạt động quanh năm,
nhưng phần đông chúng ta bị nhiễm cảm vào mùa đông (khoảng 60%). Có lẽ vì vào mùa đông, người ta
thường ở trong nhà nhiều hơn và tiếp xúc với người khác gần hơn.
Một năm bị cảm 3 lần là bình thường?
Đúng. Trung bình, người lớn thường bị cảm 3 lần/năm nhưng cũng không phải bất thường nếu ai đó bị 6
lần. Tỉ lệ mắc bệnh cảm cao nhất là ở em bé và trẻ đang tập đi, vì hệ miễn dịch của chúng chưa phát triển.
Trẻ đi học có thể nhiễm cảm cả chục lần trong năm. Con số này sẽ giảm theo độ tuổi. Những người có hệ
miễn dịch tốt đối với nhiều loại virus có thể chỉ bị cảm 1-2 lần, hoặc thậm chí không.
Thường xuyên rửa tay giúp bạn chống cảm?
Đúng. Nhiều người bị cảm do tiếp xúc tay, khi virus cảm còn sống sót ở ly tách, điện thoại, bàn phím máy
vi tính, sách báo… Rửa tay là một cách ngừa nhiễm bệnh rất tốt cho bản thân lẫn người thân. Dùng chất
tẩy trùng xịt lên điện thoại và đồ đạc là một cách tốt để diệt các virus còn luẩn quẩn đâu đó.
Đau cổ họng luôn do cảm gây ra?
Sai. Có một số lượng lớn virus đường hô hấp có thể gây đau cổ họng. Đau cổ họng có thể do nhiễm trùng,
thông thường là vi khuẩn streptococcus (vi khuẩn liên cầu).
20

Trạng thái tinh thần tích cực có thể giúp giảm bớt cơn cảm?
Đúng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người có cái nhìn vui vẻ, lạc quan mau hết cảm hơn người khó
tính hoặc hay phiền muộn. Giả thiết là tinh thần sảng khoái và minh mẫn sẽ làm cho virus cảm hết đất tồn
tại.
Hầu hết bệnh cảm đều bị lây ở công sở?
Sai. Nghiên cứu cho thấy, rất ít trường hợp bị lây cảm ở công sở, mà đa số là từ các thành viên trong gia
đình. Tuy vậy, nếu nghề nghiệp của bạn phải tiếp xúc với nhiều người, chẳng hạn giáo viên, y tá, giữ trẻ
và công nhân nhà máy, thì nguy cơ bị cảm sẽ cao hơn.
Bệnh cảm thường dứt trong một tuần?
Đúng. Cảm mạo có thể hết trong vòng 1-2 ngày, không triệu chứng hoặc rát cổ họng, hắt hơi hay ngứa
mũi. Cảm nhẹ thường kéo dài 3-5 ngày, thỉnh thoảng hắt hơi, theo sau là đau rát cổ họng, và 1-2 ngày sau
sẽ bị sổ mũi. Cảm nặng xem ra giống cúm hơn, nhưng các triệu chứng chính thường hết trong một tuần.
Kẽm có thể giúp giảm triệu chứng cảm?
Đúng. Nghiên cứu mới đây cho thấy rằng kẽm có trong hải sản và hạt (thực vật) hay viên bổ sung kẽm…
có thể giúp giảm nghẹt mũi, ho và đau cổ họng. Kẽm được xem là chất kích thích một hoóc môn có liên
quan đến sự phát triển tế bào T - tế bào miễn dịch cơ thể.
Không có thuốc chữa dứt bệnh cảm?
Đúng. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu nhưng khoa học chưa khám phá được cách nào chữa dứt cảm
thông thường. Hiện có nhiều loại thuốc (không cần theo toa bác sĩ) có thể giảm các triệu chứng, nhưng nó
không thật sự chữa dứt.
Cảm có thể phát triển thành bệnh nghiêm trọng hơn?
Đúng. Virus cảm có thể làm suy giảm các mô bảo vệ trong đường hô hấp và cho phép vi khuẩn hành
động, gây bội nhiễm. Các virus có thể làm yếu vỏ tế bào, giúp cho vi khuẩn lớn hơn thâm nhập dễ dàng và
gây bệnh khác hiểm nghèo hơn cảm, chẳng hạn viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản, viêm màng não, hen
suyễn và viêm màng ngoài tim. Nếu bạn bị cảm và phát triển thành ho đau hoặc các triệu chứng nghiêm
trọng hơn thì nên đến gặp bác sĩ ngay.
Vitamin C chữa cảm?
Sai. Mặc dù dùng vitamin C là cách chữa cảm phổ biến nhất, nhưng chưa có chứng cứ thuyết phục nào
cho thấy nó có thể giúp ngừa hay chữa cảm. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên chúng ta tăng liều vitamin
C nhận vào trong khi cảm để làm dịu triệu chứng và rút ngắn thời gian bệnh.

Xông hơi có thể giúp chữa cảm?
Đúng. Ông bà chúng ta thường dùng cách này để chữa cảm. Thực tế nó cũng rất hiệu quả trong việc
chống lại virus cảm. Theo một nghiên cứu, các triệu chứng cảm sẽ giảm sau khi hít hơi nước ở 43 độ C.
Nhiệt độ cần phải chính xác để đạt hiệu quả cao. Do vậy, bạn nên dùng thiết bị hiện đại thay vì theo
phương pháp cổ truyền. Không rõ nhiệt độ cao có giết được virus cảm hay không, nhưng nó giết được khá
21
nhiều loại virus.
Bệnh cúm chỉ là một tên khác của cảm nặng?
Sai hoàn toàn. Bệnh cúm khác xa với cảm, mặc dù cả hai giống nhau ở giai đoạn đầu - đều gây đau cổ
họng, tứ chi ê ẩm và nhức đầu. Tuy nhiên, cảm ít gây sốt và hiếm khi làm thân nhiệt cao hơn 38,8 độ C,
trong khi cúm có thể làm thân nhiệt bạn lên trên 39,4 độ C.
Một điểm khác nhau nữa là khi bị cảm, bạn có thể chảy nước mắt, còn cúm làm mắt bạn bị đau (đồng thời
với đau lưng và tứ chi). Bệnh cúm thường lâu hết gấp đôi so với cảm. Cúm còn dẫn đến viêm phổi, gây
nguy hiểm nặng cho sức khỏe của những người trẻ tuổi hoặc người cao tuổi, cũng như ở người bệnh tim,
ngực, hệ miễn dịch và rối loạn chức năng thận.
Chứng chán ăn do stress học đường
Chán ăn thường xuất hiện ở các em gái vị thành niên, biểu hiện rõ nhất là sụt cân nhanh chóng không rõ
nguyên nhân. Trẻ sợ mùi thức ăn, khi ăn vào dễ nôn ra; thậm chí luôn thấy mình béo dù đã gầy hốc hác.
Bệnh làm chậm quá trình dậy thì và khiến tinh thần xáo trộn.
Người ta thường nói nhiều tới stress nơi công sở nhưng lại bỏ qua tình trạng stress học đường mà rất nhiều
thanh niên mắc phải, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên. Áp lực học tập trên những giảng đường, ở nhà…
đã trở thành gánh nặng lớn đối với rất nhiều học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, tâm lý mong muốn thái quá
về kết quả học tập của các bậc phụ huynh khiến cho các em phải “gồng” mình lên để đạt được nguyện
vọng của người khác. Ngoài ra, những xáo trộn về tâm lý của lứa tuổi dậy thì, việc chưa có khả năng
đương đầu với thất bại là những nhân tố cộng hưởng. Quan niệm về thẩm mỹ ở những em gái đương tuổi
dậy thì cũng làm stress trở nên trầm trọng hơn, gây chán ăn.
Vinh, 17 tuổi, phải xin nghỉ ở học kỳ đầu tiên của năm lớp 12 vì lý do sức khỏe. Từ một cô bé nặng 44 kg,
Vinh chỉ còn 35 kg. Đang là một học sinh khá giỏi, tính tình cởi mở, thích đùa nghịch, cô bé trở thành
người thu mình lại trước bạn bè và gia đình, học hành giảm sút và bắt đầu chán ăn.
Thoạt đầu, bố mẹ cô bé chỉ nghĩ đơn giản là hiện tượng bình thường của lứa tuổi dậy thì. Nhưng đến khi

Vinh không đạt nổi điểm trung bình của các môn học cơ bản thì họ thực sự bị sốc. Ngay sau đó, Vinh
được đưa đến bệnh viện và buộc phải nghỉ học trong một thời gian dài để ổn định thể lực và tâm lý.
Các chuyên gia đã xác định, tình trạng chán ăn và mệt mỏi của Vinh có nguồn gốc ở stress học đường. Sự
kỳ vọng thái quá về kết quả học tập mà bố mẹ đặt ra đã khiến cô bé luôn phải cố gắng để đáp ứng. Thêm
vào đó, ở lớp, Vinh thường bị bạn bè trêu là “mũm mĩm” nên em luôn nghĩ rằng mình quá béo.
Vinh chỉ là một trong nhiều trường hợp chán ăn do stress ở trẻ hiện nay. Sự chán ăn kéo theo mệt mỏi, sút
cân, lo lắng cho tình trạng cơ thể… Những hậu quả này chính là stress mới tác động ngược lại làm cho cơ
quan tiêu hóa bị tổn thương nhiều hơn.
Mục tiêu trong điều trị bệnh chán ăn do stress học đường là xóa bỏ stress cảm xúc thông qua điều chỉnh
nhứng suy nghĩ như: phải đạt điểm cao nhất trong kì thi, phải học lớp chọn, trường chuyên, phải giảm cân
để trở nên xinh đẹp hơn… Tiếp đến, cần giúp các em nhận diện và làm chủ được cảm xúc của mình, tránh
tình trạng bi quan và chán nản. Nên cải thiện không khí gia đình, nơi sinh hoạt để giúp các em sớm hòa
nhập trở lại với môi trường xung quanh.
22
Một vài phương pháp thư giãn và xoa bóp các cơ bụng trước khi ăn cũng tạo cảm giác muốn ăn, giúp tiêu
hóa tốt hơn. Ngoài ra, có thể sử dụng một số thuốc bổ kích thích tiêu hóa, chống biếng ăn và bổ sung
vitamin để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục thể lực.
(Theo Sức Khỏe & Đời
Thuốc quý từ cây rau dền
Để chữa bệnh táo bón, huyết áp cao, nhức đầu, chóng mặt, nóng phừng mặt, lấy 250 g dền cơm luộc sôi 3
phút, vớt ra trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn với cơm.
Rau dền có nhiều loại. Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, dền canh; đặc điểm là thân mọng nước, nấu
chóng nhừ, nấu canh thì ngon hơn. Loại lá bé có màu xanh là dền trắng, dền xanh hay dền cơm. Rau dền
gai mọc hoang.
Rau dền giàu vitamin A, B, C, PP và chứa gần 10 acid amin cần thiết.
Loại rau này tính lạnh, dễ gây đi ngoài (nhất là loại tía), nên không dùng cùng với các thức ăn có tính lạnh
như tiết, ba ba.
Cây dền tía
Được thổ dân châu Mỹ sử dụng từ 8.000 năm trước, đến nay cây này đã được trồng trên các cánh đồng
hàng trăm nghìn hecta. Ở Mỹ có hàng nghìn điền chủ trồng cây dền và đây là một trong 40 loại thức ăn

thông dụng. Thân và lá thường làm thức ăn luộc, nấu canh.
Dền tía vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng, trị nọc ong, rắn rết, dị ứng mẩn
ngứa, kiết lỵ, viêm gan vàng da. Để chữa bệnh hậu sản, dùng dền tía nấu canh hoặc xay lấy nước nấu
cháo. Đắp ngoài chữa sơn ăn mặt.
Để phòng chữa dị ứng, giảm tác hại của xạ trị, phóng xạ, lấy rau này thái nhỏ, đun sôi 300 ml nước rồi cho
và; khi sôi lại thì cho 50 g gan heo thái miếng đã được ướp gia vị và xào với tỏi sẵn. Nếu phòng bệnh thì
ăn 2-3 lần/tuần, còn chữa trị thì ngày một lần, kỵ tiết canh.
Rễ cây được dùng làm thuốc chữa sốt xuất huyết, nôn. Các nhà khoa học Nhật dùng các sản phẩm của dền
tía để tẩy rửa chất phóng xạ, dầu hạt dền chữa nhiễm chất phóng xạ.
Rau dền cơm
Loại này luộc xào, nấu canh ngọt hơn dền tía; làm thuốc tương tự dền tía, như lợi tiểu, chữa viêm bàng
quang.
Để chữa bệnh táo bón, huyết áp cao, nhức đầu, chóng mặt, nóng phừng mặt, lấy 250 g dền cơm luộc sôi 3
phút, vớt ra trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn với cơm.
Hạt dền cơm có vị ngọt tính lạnh. Để mát gan, trừ phong nhiệt, chữa mắt kém, dùng bài thuốc: Bột hạt dền
uống với nước sắc hạt muồng ngủ (thảo quyết minh) 12 g. Để lợi tiểu, dùng nước sắc hạt dền 20 g. Hạt
dền còn có ích cho khí lực, thông đại tiểu tiện, trừ giun đũa.
Rau dền gai
23
Chỉ dùng lá nấu canh hoặc dùng như các rau dền khác, thêm tôm hoặc thịt. Có người thích loại này vì nó
có mùi vị đậm đặc biệt. dền gai luộc chấm vừng cũng là món ăn ngon bổ, phòng chữa các bệnh đường
ruột.
Lá dền gai giã nát, thêm nước, chắt nước uống, đắp bã để chữa rết cắn, ong đốt lở ngứa. Toàn cây cây
chứa nhiều muối kali nên lợi tiểu, chữa sốt. Lá dền gai chữa viêm phổi, lỵ, giã nát đắp chữa bỏng, nhọt
mưng mủ.
(Theo Sức Khỏe & Đời
Các bệnh da mùa lạnh
Trời lạnh không chỉ khiến bạn dễ bị ho, cảm cúm mà còn làm phát triển các bệnh ngoài da. Mề đay, chàm,
nứt gót chân, vảy cả là các bệnh hay gặp nhất.
Mề đay do lạnh

Một số người khi gặp thời tiết lạnh, nhất là khi đang đi bên ngoài gặp cơn gió lạnh, thường nổi lên những
sẩn phù đỏ, có thể tạo thành những mảng đỏ sưng phù ở một hoặc nhiều vùng. Sẩn thường gặp nhất ở
những vùng da hở như mặt, tay, chân; nặng hơn thì phát khắp toàn thân.
Mề đay sẽ phát triển nhiều hơn khi từ môi trường có gió lạnh vào trong phòng ấm áp hơn, lúc này sẽ ngứa
ngáy nhiều hơn. Thường thì mề đay kéo dài vài phút đến vài giờ khi ngừng tiếp xúc với lạnh và có thể tái
phát nhiều cơn trong ngày. Một số rất ít người bệnh còn kèm theo triệu chứng nhức đầu, hạ huyết áp, tím
tái, phù thanh quản
Cách xử lý: Nên tránh ra ngoài lúc trời lạnh và mặc quần áo ấm đầy đủ. Khi đang nổi mề đay thì các thuốc
kháng histamin không có tác dụng làm mất mề đay. Thuốc chỉ có tác dụng ngăn chặn cơn mề đay mới, do
đó nên uống hoặc chích thuốc càng sớm càng tốt.
Cyproheptadine là thuốc có hiệu quả tốt nhưng dễ gây buồn ngủ ở một số người, có thể thay thế bằng
những loại thuốc ít hoặc không gây buồn ngủ như: Aerius, Telfest, Xyzal, Cezil
Chàm khô
Ngứa do lạnh hay còn gọi là chàm khô (xerotic eczema) thường gặp ở người lớn hơn là người trẻ, do trời
lạnh và độ ẩm ở trong phòng gia tăng làm da bị giảm tiết mồ hôi và chất bã. Chất sừng của da bị mất nước
khiến da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Da bị nứt kèm theo triệu chứng ngứa từ lâm râm đến dữ dội, làm
cho da bị trầy xước, thậm chí còn gây ra những chấm xuất huyết dưới da.
Cách xử lý: Tránh tắm với xà phòng thơm, nên dùng loại sữa tắm hoặc xà phòng có chất làm ẩm da
(moisturizer) và không có chất làm thơm. Bôi kem làm ẩm da ngay sau khi tắm như kem có chứa
Glycerin, Urea 10%, vitamin E Mỗi tối trước khi đi ngủ cần bôi thêm để tạo độ ẩm liên tục cho da.
Uống thuốc chống dị ứng hằng ngày.
Nứt da chân
Triệu chứng thường hay gặp ở phụ nữ do da ở vùng lòng bàn chân, các ngón chân mỏng manh hơn. Bình
thường vào những ngày nóng thì hiện tượng nứt da chân ít gặp, đến những ngày trời lạnh thì nứt da chân
tăng rõ rệt.
24
Hiện tượng này cũng có thể gặp ở phần da tay nhưng ít hơn ở phần chân. Trời càng lạnh nhiều và kéo dài
thì mức độ nứt da chân cũng tăng theo, thậm chí còn rịn máu và gây ra triệu chứng ngứa ngáy rất khó
chịu.
Cách xử lý: Thường xuyên mang vớ (tất), giày để giữ ẩm. Mỗi ngày nên ngâm chân hoặc tay với nước ấm

pha ít muối. Bôi kem làm giảm nứt da chân như Skin - Care U, Ellgy plus Uống thuốc chống dị ứng nếu
bị ngứa. Trường hợp ngứa nhiều quá, tạm thời bôi thuốc có chứa chất corticoid và đến ngay bác sĩ chuyên
khoa da liễu.
Da vảy cá
Bệnh này thường do yếu tố di truyền và triệu chứng thường hay có khuynh hướng giảm đi hay biến mất
tạm thời. Khi trời trở lạnh thì vảy cá sẽ lộ ra rõ rệt hơn: Da đóng vảy như da cá. Tuy bệnh không gây
nhiều cảm giác khó chịu nhưng lại gây mất thẩm mỹ, nhất là ở vùng da hở.
Cách xử lý: Cần mặc áo quần dài vừa đủ ấm. Tắm với nước ấm và sữa tắm có chất làm ẩm da. Bôi kem
chứa chất Acid lactic 5%, Urea 10%, dung dịch có chứa chất ammonium lactate.
Ho kéo dài không khỏi
"Tôi hay bị ho vào mùa lạnh, kéo dài mấy tháng liền. Việc uống nhiều thuốc khiến tôi ngán ngẩm, bệnh thì
kéo dài từ năm này sang năm khác. Bác sĩ khẳng định không có lao, mà là ho viêm họng kinh niên không thể
trị khỏi được. Chẳng lẽ có chứng ho thôi mà y học cũng bó tay sao?".
Trả lời:
Qua lời bạn kể, có thể nghĩ đến bệnh viêm phế quản mãn tính. Một người được cho là bị viêm phế quản
mãn tính nếu ho và khạc đờm dai dẳng mỗi năm ít nhất trong 3 tháng, và kéo dài ít nhất trong hai năm
liền.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do nghiện thuốc lá, ô nhiễm môi trường ở thành thị, hoặc do thời tiết.
Đầu tiên, bệnh mới ở giai đoạn thiểu năng thông khí, chưa có rối loạn các khí trong máu. Nếu không điều
trị kịp thời, bệnh tiến triển đến suy hô hấp mãn tính, với thiếu ôxy máu, sau có tăng áp lực động mạch
phổi, cuối cùng là bệnh tim - phổi mãn tính với suy tâm thất phải. Bệnh nhân thường tử vong do suy hô
hấp cấp thứ phát sau bội nhiễm phế quản, do tắc động mạch phổi hoặc do suy tim (phải).
Nếu phát hiện và chữa sớm ở giai đoạn mới có thiểu năng thông khí, bệnh có khả năng ổn định và cải
thiện tốt. Trước hết, phải cai nghiện hẳn thuốc lá vì bệnh không thể tiến triển tốt nếu bệnh nhân còn hút
thuốc. Tránh nơi ô nhiễm môi trường, thay đổi không khí đến vùng nóng và khô ráo thì rất tốt.
Vận động liệu pháp hô hấp để làm dễ khạc đờm, tăng dung lượng thở. Nên nhờ một chuyên gia lý liệu
pháp hướng dẫn trước khi tự làm tại nhà. Các phương pháp thở khí công, yoga cũng rất tốt.
Bác sĩ có thể cho thuốc dãn phế quản Theophybline chậm hay khí dung Ventoline. Cần điều trị mạnh, sớm
và đủ lâu các đợt nhiễm trùng (bội nhiễm) bằng kháng sinh thích hợp như Clamoxyl, Erythromycine, đồng
thời chữa tiệt căn các ổ nhiễm trùng răng, tai, mũi, họng. Không nên điều trị dự phòng kháng sinh về mùa

đông vì vô ích, lại còn gây kháng thuốc.
Không nên:
25

×