Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Y học- điều bạn cần biết trong cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.06 KB, 14 trang )

Những bệnh gây vàng da
Vàng da còn gọi là hoàng đảm (đản) là biểu hiện của tình trạng tăng chất Bilirubin (sắc tố mật) trong máu. Nhận
biết vàng da thì dễ, nhưng phải tìm nguyên nhân gây vàng da thì mới giúp cho việc điều trị có hiệu quả.
Màu da trong hoàng đản thường vàng nhạt, vàng như nghệ, nhưng cần phải xem vàng ở niêm mạc mắt, miệng và lưỡi.
Nước tiểu sẫm màu như nước vối, như nghệ. Người bị vàng da thì cũng dễ tự biết được, nhưng cần bình tĩnh và nên đến
các cơ sở y tế để xác định bệnh.
Bệnh sinh gây vàng da
Sự sản xuất và chuyển biến của bilirubin trong cơ thể như thế nào? Hồng cầu bị vỡ, sinh ra chất bilirubin gián tiếp được
tích trữ ở lách. Bilirubin gián tiếp theo hệ thống tĩnh mạch cửa về gan, được gan biến thành bilirubin trực tiếp. Bilirubin
trực tiếp một phần trở lại máu, một phần thải ra theo đường dẫn mật đổ vào ruột. Vậy vàng da có thể do tăng quá nhiều
sắc tố mật, do bệnh ở tế bào gan hoặc do sự tắc nghẽn đường dẫn mật.
Phải loại trừ một số vàng da mà không phải bệnh lý, đó là vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh, vàng da do uống nhiều thuốc
Quinacrin, vàng da do ăn nhiều thức ăn có sắc tố vàng như nước cam, đu đủ… trường hợp này bilirubin/máu không tăng.
Nguyên nhân
Các bệnh vàng da do tan máu: Gồm bệnh tan máu bẩm sinh Minkowski Chauffard, bệnh Cooley, bệnh tự miễn, bệnh
tan máu do lạnh. Đặc điểm của các bệnh này là da vàng nhạt, kín đáo, thiếu máu tái phát nhiều lần, lách rất to, sức bền
hồng cầu giảm.
Viêm gan cấp do virus: Bệnh dễ lây, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Vàng da xuất
hiện dần dần sau một thời gian giả cúm. Xét nghiệm: Men gan tăng cao, tức là có sự phá hủy tế bào gan. Nếu nhẹ thì sau
một đến hai tuần, người bệnh tiểu nhiều, vàng da nhạt dần, rồi mất hẳn. Nặng thì dẫn đến teo gan bán cấp, hôn mê, rồi
dẫn đến tử vong.
Xơ gan: Gồm viêm gan mạn tính tiến triển dẫn tới xơ gan, xơ gan còn do nhiều nguyên nhân khác. Bệnh tiến triển từ từ,
dẫn đến vàng da. Gan có thể to hoặc teo. Cuối cùng là cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ, xuất huyết tiêu hóa. Xét nghiệm
chức năng gan bị suy giảm.
Tắc mật do sỏi ống mật chính: Bệnh nhân có cơn đau quặn gan rất dữ dội. Đau hạ sườn phải, lên ngực và vai. Sốt rét
run, da vàng nhiều. Tam chứng: Đau bụng, sốt, vàng da bị tái đi tái lại nhiều lần. Xét nghiệm máu có tăng sắc tố mật và
muối mật, hủy tế bào gan.
U đầu tụy: Thường là ung thư. Vàng da xuất hiện âm thầm, ngày càng tăng. Phân bạc màu, trắng như phân cò. Sốt ít
hay không sốt. Gan to, túi mật to, không có cơn đau quặn gan. Siêu âm thấy u đầu tụy.
Sốt rét: Gặp ở vùng núi. Sốt từng cơn, có rét run, ngoài cơn lại bình thường. Da vàng nhẹ, lách to. Xét nghiệm máu tìm
thấy ký sinh trùng sốt rét.


Sốt xoắn khuẩn Leptospira: Da vàng, niêm mạc mắt sung huyết, có màu vàng đỏ. Sốt cao, rét run. Đau cơ, chảy máu
dưới da, mê sảng. Xét nghiệm máu urê, creatinin tăng cao, men gan tăng. Xét nghiệm nước tiểu có thể thấy xoắn khuẩn
Leptospira.
Nhiễm khuẩn huyết: Do E. coli, tụ cầu… Sốt cao, kéo dài, vàng da, gan to ít, không đau, túi mật không to. Cấy máu có vi
khuẩn dương tính. Công thức máu: Bạch cầu tăng cao.
Viêm gan do nhiễm độc: Xảy ra do gây mê bằng clorofoc hoặc uống các thuốc clopromazin, atophan, thuốc chống lao,
thuốc tránh thai, rắn cắn.
Bệnh hanot giai đoạn đầu: Có vàng da mạn tính, gan to, lách to. Nhưng không có suy gan, tắc mật và cổ trướng.
Ung thư gan: Vàng da ngày càng tăng. Nước cổ trướng màu vàng xanh như mật, có thể là nước máu do ung thư di căn
đến màng bụng. Gan to, phát triển nhanh, mặt gồ ghề, mật độ chắc. Siêu âm thấy hình ảnh khối u rõ.
Ngoài ra vàng da còn do nhiều nguyên nhân khác ít gặp như hội chứng Gilbert, bệnh thiếu hụt men chuyển hóa bilirubin,
viêm phổi thùy, thương hàn, viêm ruột thừa, sốt hồi quy.
Theo thứ tự thường gặp thì sắp xếp như sau: Viêm gan siêu vi, sỏi mật, xơ gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, sốt rét, huyết
tán, u đầu tụy.
Điều trị:
Nói chung, phải điều trị theo nguyên nhân gây bệnh, nhưng phần lớn vàng da do tắc nghẽn đường dẫn mật thì điều trị
bằng ngoại khoa; còn vàng da do các nguyên nhân khác thì chủ yếu điều trị bằng nội khoa.
TS. ĐÀO KỲ HƯNG
Báo Sức khỏe & Đời Sống
Cơ thể đau nhức, vì sao?
TTO - Tôi thường đau phía sau vai phải lan xuống cùi chỏ; hiện nay nghe đau mỏi từ phía sau lưng quần bên
phải (chỗ lõm) xuống mông và lan xuống có khi bên hông chân. Có khi đau mỏi phía mặt trước chân phải
xuống tới chân, rất khó chịu. Vậy tôi có bệnh gì không và đi khám tại đâu? Hiện tôi đang uống thuốc trị
tiểu đường tuýp 2 (5,6mmol/l). Cảm ơn! (Trần Thị Kim Lan)
- Nếu glucose máu của bạn là 5,6mmol/l khi đói thì tiểu đường type II của bạn đã ổn định (do được điều trị). Đau sau vai
phải lan xuống cánh tay phải và khuỷu tay, phải nghĩ đến đau dây thần kinh (đám rối) cổ-cánh tay phải, nếu ở nữ trên 35
tuổi thì thường do thoái hóa cột sống cổ.
Đau sau thắt lưng phải lan sau đùi, lan xuống mặt trên bàn chân phải xuống tận ngón chân cái là triệu chứng của đau
thần kinh tọa bên phải (L5), ở nữ lớn tuổi cũng nên nghĩ đến nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa đĩa
đệm L5 – S1.

Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa khớp để đánh giá mức độ bệnh (VD: làm nghiệm pháp Lasegue, đo
khoảng cách tay – bàn chân khi cúi gập người để thẳng đầu gối, tìm điểm đau Valleix ), làm thêm các xét nghiệm tốc độ
lắng máu, chụp cột sống thẳng và nghiêng Nếu đau nhiều tự nhiên về đêm, có cứng khớp buổi sáng, lắng máu tăng thì
cần xem có kèm viêm đốt sống – đĩa đệm hay không.
Điều trị nội khoa là chủ yếu, bằng các thuốc giảm đau, nghỉ ngơi tại giường, các thuốc dãn cơ đôi khi có thể dùng thuốc
kháng viêm không steroit (Voltarene ). Nặng hơn, có thể điều trị tại chỗ, tốt nhất là ở bệnh viện, bằng cách tiêm thấm
ngoài màng cứng các dẫn chất cortisone hòa tan (như celestene, Soludecadrone ) đưa đến kết quả tốt.
* Năm nay em 22 tuổi. Em thường bị nhức ở sau gáy và hai vai, em có đi khám bệnh thì bác sĩ nói là em bị viêm
xoang sàng. Cho em hỏi là bị viêm xoang sàng có làm nhức sau gáy và vai hay không? Và nếu bị viêm xoang lâu
(khoảng mười năm) rồi thì có thể trị hết hay không? Thời gian điều trị là bao lâu? Em xin chân thành cám ơn!
(Tran Tuan)
- Viêm xoang sàng cấp và mãn tính ít khi đơn độc mà thường kết hợp viêm xoang hàm và viêm xoang trán cùng bên, và
thường xuất hiện sau sổ mũi nhiều lần (hay viêm mũi cấp tính dịch tễ). Viêm xoang sàng có thể gây biến chứng, viêm tấy
ở mặt cùng bên. Soi mũi trước có thể thấy viêm tấy và chảy mủ ở các miệng thông vào xoang (lỗ xoang).
Viêm xoang sàng không gây đau sau gáy và hai vai. Triệu chứng đau sau gáy và các khớp vai có thể, ở người trẻ, là triệu
chứng viêm cột sống cổ và khớp vai, nhất là nếu kèm theo sốt, lắng máu tăng, đau tự nhiên về đêm và nửa đêm về sáng,
có cứng khớp buổi sáng.
Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa khớp để có được chẩn đoán và điều trị chính xác và hiệu quả.
Dị ứng thức ăn và cách phòng ngừa
Khoảng 2% người trưởng thành, 5% trẻ em và khoảng 30.000 người phải vào cấp cứu mỗi năm vì bị dị
ứng với thức ăn.
Xét
nghiệm
Dị ứng thức ăn
Dị ứng (DƯ) là phản ứng của cơ thể với “chất lạ”. Những “chất lạ” này chỉ được xem là “lạ” đối với bệnh nhân,
còn đối với các người khác thì chúng rất quen thuộc và hoàn toàn không gây khó chịu gì. Nguyên nhân gây DƯ
rất đa dạng, như: Thức ăn, phấn hoa, lông chó, mèo, thuốc… và trong số đó dị ứng thức ăn (DƯTĂ) là dạng DƯ
phổ biến nhất và thường xuất hiện trong 12 giờ sau khi ăn phải thức ăn gây DƯ. Mỗi người có thể DƯ với một
hay nhiều loại thức ăn khác nhau và DƯTĂ có tính di truyền trong gia đình (bố, mẹ, người thân).
Biểu hiện DƯTĂ không phải chỉ ở ngoài da

DƯTĂ có nhiều mức độ, từ nhẹ đến rất nặng. Triệu chứng ngứa luôn luôn hiện diện và đi cùng với các triệu
chứng ngoài da khác, như: Đỏ, sưng phù (quanh mắt, mũi, môi- miệng), mụn nước hay bóng nước. Ngoài ra
DƯ có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan khác như Hô hấp: Hắt hơi, chảy nước mũi - mắt, nặng ngực, khó thở, lên
cơn suyễn - Tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói - Thần kinh: Nhức đầu, căng thẳng, mệt mỏi, lo
lắng; hoặc DƯ nặng gây sốc phản vệ, tử vong.
Loại thực phẩm thường gây dị ứng (TPTGDƯ)
Các số liệu thống kê đều cho thấy có 8 nhóm TPTGDƯ là: Sữa, trứng, cá (ví dụ như: Cá vược, cá bơn, cá
tuyết). Loài giáp xác có vỏ (tôm, cua, sò, ốc), hạt từ cây (quả hạnh, quả óc chó, quả hồ đào), đậu phộng, lúa mì,
đậu nành. Chúng là nguyên nhân của 90% các trường hợp DƯTĂ, vì vậy theo luật FALCPA (Mỹ - có hiệu lực
từ 1/1/2006) thì tất cả sản phẩm thực phẩm có chứa các loại thực phẩm kể trên, phải in rõ ràng tên thường gọi
(hay tên thông dụng) của chúng ở bảng liệt kê các thành phần trên nhãn bao bì để mọi người có thể dễ dàng đọc
thấy (ngay cả trẻ em và người già).
Phòng ngừa DƯTĂ
Tự bản thân bệnh nhân phải theo dõi và phát hiện chính xác loại thực phẩm họ bị DƯ, vì không ai khác có thể
làm tốt việc này. Cần biết cách phát hiện ra loại thực phẩm họ bị DƯ, trong vô vàn món ăn được chế biến phức
tạp hay được ghi bằng những thứ tiếng khác nhau. Lập một kế hoạch ăn uống chỉ gồm những thực phẩm hoàn
toàn không gây DƯ. Thời gian tránh TPTGDƯ tối thiểu là 2-3 tháng, rồi sau đó có thể thử dùng lại từ từ nhưng
phải thật cẩn thận (không áp dụng ở người bị DƯ nặng). Nếu tiền sử bị DƯ thức ăn trầm trọng (phản ứngCác
yếu tố làm tình trạng DƯ nặng thêm phản vệ) thì phải luôn luôn đeo Thẻ thông tin cá nhân cảnh báo Y khoa,
nhằm giúp ích khi bị hôn mê.
Mức độ trầm trọng của phản ứng DƯ không tùy thuộc vào số loại thực phẩm bị DƯ (không phải DƯ nhiều loại
thực phẩm thì nặng hơn 1 loại). Phản ứng trầm trọng hơn nếu bệnh nhân nhỏ tuổi hoặc kèm với bệnh hen suyễn
vì sẽ gây suy hô hấp cấp tính (sưng phù, tăng tiết dịch đường hô hấp và co thắt khí-phế quản). Ngoài ra có thể
nặng hơn do: Xông khí dung (mũi), không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh, nắng gắt, gió, tắm nước lạnh, khói bụi,
hút thuốc lá.
Xử trí DƯTĂ thông thường
Nếu sợ vô tình ăn phải thức ăn gây DƯ khi đi ăn tiệc ở ngoài, thì có thể uống 1 viên thuốc kháng Histamin
(Loratadin, Cetirizine) trước đó 1-2 giờ hay ngay sau khi ăn. Khi đã có triệu chứng DƯTĂ rồi thì có thể áp
dụng tại nhà các biện pháp “sơ cứu” sau: Tắm hay chườm-đắp nước ấm, uống nhiều nước, thuốc kháng
Histamin, rồi nhanh chóng đi khám bác sĩ.

Phản ứng phản vệ (PƯPV) do dị ứng thức ăn
Là 1 phản ứng rất nặng và đe dọa tính mạng bệnh nhân vì ảnh hưởng đồng thời đến nhiều cơ quan quan trọng
của cơ thể (hô hấp, tuần hoàn). Thường xảy ra sau khi tiếp xúc (5-15 phút) với thức ăn bị DƯ, mà loại này có
thể đã gây DƯ vài lần trước đó (phản ứng DƯ có xu hướng nặng hơn trong những lần sau). Đậu phộng, hạt từ
cây, tôm-cua, sữa, trứng, cá là những loại có nguy cơ gây PƯPV cao nhất. Các triệu chứng PƯPV gồm: Nghẹt -
khó thở, cảm giác sắp chết, tay chân lạnh, toàn thân nhợt nhạt, toát mồ hôi, huyết áp tụt, thiếp đi hay mất tri
giác Điều trị PƯPV càng sớm và hiệu quả thì cơ hội sống sót của bệnh nhân càng lớn.
Chẩn đoán DƯTĂ
Chế độ ăn hạn chế: Loại bỏ những loại thức ăn bị nghi ngờ gây DƯ ra khỏi thực đơn hàng ngày, nếu không bị
DƯ trong 2 tuần thì có thể xác định chúng là nguyên nhân gây DƯ. Để chắc chắn thì nên thử ăn lại loại thực
phẩm đó (với lượng ít và không thử ở người bị DƯ nặng), thử nghiệm dương tính nếu xuất hiện các triệu chứng
DƯ. Phương pháp này đơn giản nhưng có độ chính xác cao nhất. Vì vậy họ cần phải loại trừ - ăn thử loại thức
ăn nào đó (vài lần) để xác định chắc chắn nguyên nhân gây DƯ.
Các xét nghiệm vạch da: Làm trầy xướt da vài đường rất nhỏ, rồi dán 1 miếng nhỏ loại thực phẩm nghi ngờ (đã
được nấu chín, sạch) lên trên vùng da bị trầy. Nếu da bị đỏ, sưng và ngứa ở vùng da này (đường kính > 10mm)
thì thử nghiệm dương tính. Độ nhạy cảm (dương tính thật) khoảng 44% và độ đặc hiệu (âm tính thật) là 67%.
Xét nghiệm Máu ELISA hay RAST: Là xét nghiệm chất hấp thu miễn dịch liên kết với enzyme để phát hiện
loại thực phẩm gây DƯ. Phát hiện nồng độ kháng thể IgE trong máu tăng cao ở những bệnh nhân đang bị nghi
ngờ DƯTĂ. Kết quả sẽ nhận được trong 1 tuần. Ngoài ra có thêm nhiều xét nghiệm chuyên biệt hơn (cũng đo
IgE/máu) cho từng nhóm thực phẩm gây DƯ. Độ nhạy cảm (dương tính thật) của các xét nghiệm này khoảng
56% và độ đặc hiệu (âm tính thật) là 67%. Xét nghiệm rạch da và thử máu RAST thường dùng ở những người
không thể áp dụng chế độ ăn hạn chế, như: DƯTĂ nặng, trẻ em, người cao tuổi.
DƯTĂ tái phát & khó điều trị
Tình trạng DƯ với các loại phấn hoa, trái cây, rau quả đang gia tăng và hiện tượng DƯTĂ bắt đầu xuất hiện sau
20-30 tuổi chưa giải thích được. Nguyên nhân có thể là xuất hiện những chất gây DƯ “mới” trong các loại thực
vật quen thuộc và điều này là do cơ chế tự bảo vệ ở thực vật để thích nghi với những thay đổi khắc nghiệt của
môi trường, như: Sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, nguồn nước ô nhiễm, khí hậu thất thường, điều kiện tồn trữ và do sự
biến đổi gen (thực phẩm biến đổi gen). Đôi khi nguyên nhân chính gây DƯ lại là những tác nhân khác nằm trú
ẩn trong thực phẩm, như: Sán Anasakis simplex trong cá tuyết, loài ve nhện đỏ trên trái cà chua hay nho.
BS. HUỲNH BÁ LONG

Báo Sức khỏe & Đời sống
Trang web liên kết những người “máu khó đông” TT - Chưa có con số chính xác, nhưng viện trưởng Viện
Huyết học - truyền máu T.Ư Nguyễn Anh Trí ước tính: VN có khoảng trên 5.000 người mắc căn bệnh khủng
khiếp: máu khó đông.
Khủng khiếp, bởi chỉ cần một vết sướt nhỏ đã có thể khiến người bệnh chết. Và một trong những dòng - họ -
mắc - bệnh nhiều nhất VN, theo ông Trí, là dòng họ anh Nguyễn Thành Bắc ở Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. 38
tuổi, nhưng anh Bắc là người “thọ” nhất cho đến nay trong số hàng chục người mắc bệnh của dòng họ.
38 tuổi, nhưng anh Bắc đã có 22 năm chống nạng do cứng khớp, một di chứng của bệnh máu khó đông. Bà
Nguyễn Thị Tĩnh, mẹ anh, kể hồi mới 6 tháng tuổi, trong cơn lụt anh bị một con đỉa cắn vào rốn và máu cứ chảy
không ngưng từ vết cắn nhỏ ấy. Bà đã ôm con chạy bộ ra bệnh viện huyện. Máu cứ chảy. Bà lại ôm con chạy
lên tỉnh
Bà Tĩnh bảo mỗi đứa con ra đời, bà lại cứ nơm nớp xem nó có vướng phải cái kiếp tử tù, bởi mắc bệnh là
chết trẻ. Từ tai nạn đỉa cắn năm 6 tháng tuổi, cứ vài tháng một lần anh Bắc không chảy máu do sướt ở ngoài thì
lại xuất hiện chứng chảy máu chân răng, chảy máu trong làm các khớp cứng lại. Bố anh đi bộ đội xa nhà, mẹ
anh cứ bế anh vòng vèo hết các bệnh viện trong tỉnh lại ra Hà Nội. Các kháng sinh dùng cho người không hiệu
nghiệm, bà liều cho con tiêm cả thuốc thú y. Bà vẫn hi vọng. Hi vọng bởi một bác sĩ đã mách cho bà: “Nếu
qua được 16 tuổi, có cái tật trên người thì con chị sẽ sống”.
Anh Bắc qua được tuổi 16 thật, với “cái tật” là chiếc khớp gối cứng nhắc, không co duỗi được và ngày càng teo
lại. Còn bà Tĩnh thì khổ mãi đến giờ. Nhìn dáng bà tong tả, tôi thầm cảm phục sự dũng cảm ở người phụ nữ quê
mùa này. Bà đã sống ra sao khi vài năm một lần phải tiễn đưa người thân ra đi mãi mãi?
Tôi nhớ đến cậu sinh viên ở Đà Nẵng, người mắc bệnh máu khó đông đã dũng cảm dành tiền người hảo tâm cho
mình thành lập trang web maukhodong.net, mong muốn liên kết những người đau khổ lại, dạy nghề cho họ để
họ đỡ khổ hơn
Click vào trang web bạn sẽ thấy cả một cộng đồng người mắc bệnh đau khổ này:
Có cậu bé bị hở môi bẩm sinh nhưng không dám đi phẫu thuật. Có người hàng chục năm sống nhờ máu người
khác. Có cô bé đau khổ vì mỗi lần “thấy tháng” là bị chảy máu nhiều hơn bất cứ người phụ nữ nào. Có cậu bé
quanh năm nằm trên lưng mẹ dù đã biết đi từ lâu Tất cả chỉ bởi chứng bệnh máu khó đông
Ông Nguyễn Anh Trí bảo nếu nói về căn bệnh này, ông có thể nói vài ngày, vì họ khổ quá, cơ cực quá “Tiền
truyền yếu tố VIII (một thành phần trong máu - PV), tiền thuốc và các chi phí quá đắt đỏ, khiến họ trở thành lớp
người cùng cực, thậm chí người không nghèo rồi cũng trở thành nghèo” - ông Trí nói. Ước mơ của ông hiện

nay, ngoài việc tất cả bệnh nhân có bảo hiểm y tế, sẽ có trung tâm quản lý và chăm sóc bệnh nhân để hạn chế tối
đa các di chứng như teo cơ, cứng khớp , nâng được tuổi thọ của người mắc bệnh máu khó đông. “Trước đây
nhiều người bệnh ở VN sống thọ nhất cũng chỉ đến tuổi thiếu niên. Nếu không, họ chỉ có thể cầm cự đến lúc
thay răng” - ông Trí nói.
LAN ANH
80% bệnh nhân đái tháo đường tử vong do biến chứng tim mạch
TT - 80% bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) tử vong do biến chứng tim mạch. Đột tử do biến chứng tim mạch ở
bệnh nhân ĐTĐ cũng cao hơn so với bệnh nhân bị bệnh tim mạch không có bệnh ĐTĐ.
Bệnh ĐTĐ còn có thể gây rối loạn chức năng nội mạc động mạch vành làm giảm tưới máu cơ tim; làm rối loạn
hệ thần kinh tự chủ, gia tăng yếu tố tạo huyết khối, tăng huyết áp (70% người bệnh ĐTĐ type 2 có tăng huyết
áp), rối loạn lipid máu. PGS Phạm Nguyễn Vinh - phó giám đốc Viện Tim TP.HCM - cho biết như vậy tại hội
thảo “Điều trị ĐTĐ type 2 dưới góc nhìn của các chuyên gia ĐTĐ, tim mạch và thận”.
Giảm thiểu tổn thương cho não bộ
(Dân trí) - Phẫu thuật sọ não được xem là ẩn chứa nguy cơ tử vong và tai biến rất cao. Tuy nhiên, với
kỹ thuật mới nhất: hệ thống thiết bị định vị thần kinh, người bệnh có thể an tâm hơn bởi các phẫu
thuật viên có thể làm việc với độ chính xác rất cao.
Những khó khăn trong phẫu thuật sọ não
Một trong những khó khăn trong phẫu thuật sọ não là làm sao kiểm soát tốt các cấu trúc giải phẫu. Phẫu thuật
viên, ngay cả khi nắm rất rõ giải phẫu sọ não, vẫn có thể phẫu thuật ở vị trí hơi khác với vị trí mà họ nghĩ là
đang mổ (ví dụ, có thể là lệch từ 10 đến 15mm về phía trước, sâu hơn hay về bên cạnh hơn so với vị trí tổn
thương). Điều này có thể gây ra những tổn thương dẫn đến các di chứng sau phẫu thuật.
Do vậy khi phẫu thuật thần kinh điều quan trọng là phải xác định chính xác vùng tổn thương và đâu là các cấu
trúc cần phải tránh không làm tổn thương? Những biến chứng nào có thể xảy ra khi mổ?
Kỹ thuật định vị trong phẫu thuật thần kinh
Định vị thần kinh là một hệ thống dẫn đường ba chiều trong quá trình phẫu thuật dựa trên việc đánh dấu số
hóa các cấu trúc sọ não, các mạch máu và các dây thần kinh (tương tự như kỹ thuật hệ thống định vị toàn cầu
được sử dụng trong công nghiệp). Phẫu thuật viên luôn luôn thấy được vị trí của các dụng cụ chính xác đến
từng milimét, nhờ hệ thống tin học được sử dụng để phẫu thuật. Đó chính là phẫu thuật điều khiển bởi máy
tính.
Việc phẫu thuật hộp sọ sẽ không còn phải phụ thuộc nhiều vào tay nghề, kinh nghiệm và đặc biệt là khả năng

"tưởng tượng" của phẫu thuật viên nữa.
Các lợi ích của kỹ thuật định vị
- Giảm kích thước các đường rạch da và xương, ít gây tổn thương các cấu trúc giải phẫu nhạy cảm (không cần
thiết phải cạo tóc bệnh nhân trước phẫu thuật).
- Cuộc phẫu thuật đạt được hiệu quả cao hơn và ít tổn thương nhất cho não.
- Giảm nguy cơ tai biến phẫu thuật, cải thiện các bước hậu phẫu và kết quả là giảm thời gian nằm viện.
- Với bất kể tiên lượng nào của bệnh nhân thì phẫu thuật bằng hệ thống định vị thần kinh cũng an toàn hơn và
chính xác hơn so với các phương pháp thông thường khác.
Hiện tại, mới có một hệ thống định vị thần kinh duy nhất ở miền Bắc được sử dụng tại bệnh viện Việt Pháp
Hà Nội, do GS. Hỏr thực hiện. Ông là người đã từng phẫu thuật với công nghệ này từ những năm 1990 ở
Paris.
Những bệnh nhân muốn tìm hiểu về khả năng áp dụng kỹ thuật định vị thần kinh hoặc về vi phẫu thuật trợ
giúp bởi máy tính, có thể đến gặp chuyên gia phẫu thuật thần kinh này để được tư vấn. Khi đến bệnh nhân cần
mang theo phim chụp cộng hưởng từ hoặc phim chụp cắt lớp. Chuyên gia sẽ giải thích rõ về chẩn đoán bệnh
và khả năng phẫu thuật.
PV
Mẹo chữa bệnh thú vị
(Dân trí) - Một vài phương pháp dưới đây sẽ khiến bạn ngạc nhiên bởi chúng không những giúp bạn
chữa bệnh, tăng sức đề kháng của cơ thể mà còn vì chúng cực kỳ đơn giản và hiệu quả.
Chữa viêm họng
Pha trộn hỗn hợp nước chanh cùng nước trà theo tỷ lệ 50:50, sau đó làm nóng hỗn hợp này bằng lò vi sóng.
Pha thêm một chút mật ong vào đó. Vậy là bạn đã có một bài thuốc để giảm đau và rát họng.
Chữa nấc
Hiện tượng nấc xảy ra khi cơ hoành vận động do một kích thích nào đó, gây ra những cơn co thắt mà ta gọi là
nấc.
Một phương pháp rất phổ biến trong dân gian để chữa nấc là nín thở nhưng bạn có biết vì sao nín thở lại giúp
bạn đánh bại những tiếng nấc khó chịu kia không?
Nín thở sẽ làm lượng cacbon đioxít ở trong máu tăng cao. Điều này sẽ làm giảm độ nhạy của dây thần kinh
phế vị trung tâm ở não khiến việc truyền thông tin về nấc bị ngừng lại. Nếu bạn bị nấc hãy thử nín thở trong
khoảng 30 giây, cơn nấc của bạn sẽ tan biến ngay thôi.

Mỗi ngày một củ hành
Theo một cuộc nghiên cứu gần đây nhất về một loại vi khuẩn có lợi cho sức khỏe gọi là bifido, các nhà khoa
học khẳng định rằng tăng cường ăn hành sẽ làm sức khỏe của bạn được cải thiện.
Bifido có trong hành sẽ nuôi dưỡng và phát triển các mô vô cơ hay còn gọi là ligosacarit, giúp tăng cường sức
khỏe.
Ngoài hành thông thường bạn có thể dùng thay thế những thực phẩm khác như hành tây, tỏi tây, măng tây hay
cây rau diếp xoăn và cây atiso.
Tỏi cũng là một loại thực phẩm giàu oligosacarit nhưng nó lại không được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng
ngày để phát huy tối đa công dụng của mình. Lúa mỳ tuy chứa ít oligosacarit hơn nhưng nó được sử dụng
nhiều hơn tỏi vì vậy nó rất có ích cho sức khỏe của bạn.
Bifido trong những thực phẩm này tạo ra một loại chất có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong cơ thể, chúng
đồng thời giúp chúng ta ngăn chặn các độc tố hấp thu từ đường ruột giúp cơ thể có khả năng chống trọi với
bệnh nhiễm trùng.
Mai Liên
Theo Women24
Sữa uống - Loại nào tốt nhất?
Thế giới sữa ngày càng đa dạng với đủ các loại: sữa tươi, sữa chua, sữa bột, sữa đặc… Sở thích thì
khó có thể thay đổi nhưng nếu nó không thực sự tốt cho cơ thể, bạn cũng nên điều chỉnh chút ít, đúng
không?
Sữa tự nhiên là tốt nhất
Sữa tự nhiên tức là sữa “xuất lò” từ những chú bò đấy. Vậy nên, những loại sữa có công thức pha chế gần
giống sữa bò là tốt nhất.
Ví dụ nhé, sữa bột mà pha đúng tỉ lệ hướng dẫn sẽ tốt y như sữa bò vậy. Còn nếu pha loãng hay đặc hơn, nhiệt
độ không đúng tiêu chuẩn (khoảng 50 - 60độ C) thì sẽ kém hiệu quả đi rất nhiều.
Sữa tươi đóng hộp thực chất là sữa bột được các công ty sữa pha chế, thêm chất bảo quản, đóng hộp để tiện
dùng. Nên chọn các nhãn hiệu sữa có uy tín để đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sữa chua uống chỉ đơn thuần để giải khát, không cung cấp đủ Canxi và chất dinh dưỡng thiết yếu.
Sữa đặc có đường thì đường còn nhiều hơn cả sữa trong khi canxi và chất đạm rất ít ỏi. Chỉ thích hợp cho
người ốm và ly cà phê.
Béo hay không béo?

Thêm vài muỗng Milo, Ovantine sẽ làm tăng “sức ép” cho cái kim cân vì những muỗng “đen” thêm thắt này
đều giàu chất béo, đường và năng lượng nữa. Nhưng điều này cũng chỉ đáng sợ với những bạn có nguy cơ
Tròn Vo thôi. Còn bình thường thì không lo đâu vì tuổi teen cũng tiêu hao nhiều năng lượng trong ngày mà.
Vỏ hộp sữa chi chít các con số dinh dưỡng, nhìn hoa cả mắt. Làm sao “nhận dạng” được sữa ít béo đây?
Sữa ít béo có nhiều tên lắm: sữa ít béo, sữa gầy, sữa tách bơ… Bạn có thể dựa vào tên “đính kèm” để nhận
dạng sữa. Có thể xem giá trị thành phần dinh dưỡng ghi trên vỏ hộp. Nếu chất béo chiếm dưới 3% thì được coi
là ít béo, còn dưới 1,5% thì gần như là không béo luôn.
Sữa có đường chỉ ngọt hơn chứ không béo hơn sữa không đường. Sữa tiệt trùng không phải là sữa ít béo nhé.
Vì nó vốn là sữa nguyên kem được tiệt trùng đi cho an toàn cái bụng thôi.
Sữa theo lứa tuổi?
Nhiều bạn băn khoăn không biết mình mới 16 tuổi có được phép uống sữa canxi dành cho người 19 tuổi
không? Câu trả lời là hoàn toàn được. Thậm chí, bé tũn tĩn 2 - 3 tuổi cũng uống được.
Nguyên tắc chung là chỉ cần trên 1 tuổi là “được phép” tiếp xúc với các loại sữa pha rồi.
Sữa chua vừa ngon lại vừa tốt nữa, ăn sữa chua thay cho việc uống sữa luôn, được chứ nhỉ?
Sữa chua rất tốt, đặc biệt với những ai bị rối loạn tiêu hóa. Nhưng sữa chua không thể ăn tù tì hoài, chỉ dừng ở
200ml/ngày là đủ rồi. Thứ nhất vì vị sữa chua ảnh hưởng không tốt tới dạ dày. Thứ nhì là thành phần men vi
sinh vật nếu nhiều quá mức sẽ “phản chủ”, gây rối loạn tiêu hóa.
Không uống sữa thay nước
Đối với tuổi teen, trong thời kỳ dậy thì “trọng điểm” (dưới 15 tuổi) thì cần 1 - 2 lít sữa mỗi ngày. Còn sau 15
tuổi thì cần trung bình 500ml sữa mỗi ngày. Nên rải rác thời gian cả ngày để uống sữa. Trừ những bạn tròn vo
thì nên tập trung uống sữa vào bữa sáng là tốt nhất.
Không nên uống sữa thay nước. Chúng chiếm thể tích như nhau nhưng sữa thì có năng lượng, thế nên sẽ gây
dư thừa mức năng lượng cần thiết của cơ thể, tích tụ thành mỡ dự trữ, khiến bạn béo tròn.
Theo BS Đào Thị Yến Phi
Hoa học trò
Trà xanh - Uống hay không?
(Dân trí) - Uống trà xanh có thể giúp bạn sống khỏe, sống thọ nhưng uống không đúng cách lại có thể
dẫn tới ung thư thực quản hay bệnh máu vón cục, gây tắc nghẽn thành mạch máu…
Tăng tuổi thọ - Giảm bệnh tim và đột quỵ
Một nghiên cứu mới đây nhất của TS Shinichi Kuriyama, thuộc ĐH Tohoku (Sendai, Nhật Bản) và các cộng

sự cho thấy trà xanh có tác dụng tăng tuổi thọ, hạ thấp nguy cơ bị tử vong do các bệnh tim mạch. Và lợi ích
của trà xanh đặc biệt rõ rệt ở phụ nữ.
Những phụ nữ uống 5 hoặc 3 – 4 cốc trà xanh mỗi ngày có thể cắt giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch tới 31% so
với những phụ nữ uống dưới 3 – 4 cốc trà xanh/ngày. Nam giới uống nhiều trà xanh cũng giảm được nguy cơ
bị bệnh tim tới 22%.
“Trà xanh có thể kéo dài tuổi thọ của bạn nhờ việc hạn chế bệnh tim và đột quỵ. Phát hiện của chúng tôi giải
thích sự chênh lệch giữa tỉ lệ tử vong ở Nhật Bản với tỉ lệ tử vong ở Mỹ. Tỉ lệ tử vong vì bệnh tim và đột quỵ
của người Nhật thấp hơn Hoa Kỳ 30%”.
Nghiên cứu của Kuriyama dựa trên dữ liệu từ năm 1994 của hơn 40.000 người Nhật Bản ở độ tuổi 40 - 79.
Gần 14% trong nhóm này đã tử vong trong suốt 11 năm nghiên cứu.
Tại sao phụ nữ uống trà xanh lại tốt hơn nam giới?
Kuriyama và các cộng sự lưu ý rằng sở dĩ có tình trạng trên là do nam giới thường hút thuốc nhiều hơn nữ
giới. Chính các thành phần trong thuốc lá đã làm giảm khả năng hấp thu những hoạt chất có lợi cho sức khỏe
từ trà xanh.
Còn các nhà khoa học Hoa Kỳ thì cho rằng một nguyên nhân khác là hormone giới tính estrogen. Những
nghiên cứu về trà xanh cho thấy tác dụng đối với nữ cao hơn nam. Họ nhận thấy những thành phần hoạt tính
trong trà xanh ảnh hưởng tới hàm lượng estrogen, hormone giới tính có tác dụng tăng cường bảo vệ tim.
Trà xanh - Không có tác dụng chống ung thư
Một phát hiện thú vị đối với chính TS Kuriyama và các cộng sự là họ không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào
cho thấy trà xanh có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh ung thư.
Phát hiện này thực sự gây ngạc nhiên đối với các nhà nghiên cứu Nhật Bản bởi đã có những kết luận rất đáng
tin cậy từ những thực nghiệm trên động vật và trong phòng thí nghiệm trên khắp thế giới cho thấy một số
thành phần trong trà xanh có khả năng “chiến đấu” với các tế bào ác tính.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng những phát hiện này chỉ là một phần nhỏ và đòi hỏi phải có những nghiên cứu
sâu hơn nữa để có thể kết luận chính xác.
Những cảnh báo đối với trà xanh
Ngoài những tác dụng đáng khích lệ trên và lời khẳng định của tất cả các công trình nghiên cứu rằng: trà xanh
rất an toàn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý 2 ngoại lệ dưới đây:
TS Tsung O. Cheng, ĐH Y George Washington cảnh báo rằng, trà xanh có chứa vitamin K, loại vitamin có
khả năng tạo ra các cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu. Vì vậy, những người đang dùng thuốc làm tan

máu đông không nên uống nhiều trà xanh.
Còn TS Kuriyama lại cảnh báo về thói quen thích uống nước trà xanh nóng: “Uống trà xanh nóng có liên quan
với nguy cơ ung thư thực quản. Vì vậy không nên uống quá nhiều trà xanh và chỉ nên uống nước ở nhiệt độ
thấp”.
Vấn đề chốt lại
Theo GS Alice H. Lichtenstein, Giám đốc dự án Dinh dưỡng cho người bị bệnh tim mạch, thuộc ĐH Tufts và
TT Nghiên cứu dinh dưỡng theo lứa tuổi Hoa Kỳ, thông điệp hàng đầu của những nghiên cứu về trà xanh là
hãy uống trà xanh theo sở thích của bạn. Bởi vì để ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ, chúng ta cần phải có một
chế độ ăn lành mạnh và rèn luyện thể lực hằng ngày.
TS Kuriyama cho biết ông uống 3 cốc trà xanh mỗi ngày. Và qua nghiên cứu này, ông sẽ giới thiệu với bạn bè
và người thân về những tác dụng mới nhất và tốt nhất của trà xanh ở thời điểm hiện nay.
TS Cheng khẳng định rằng trà xanh tốt hơn cả trà ô long hay trà đen bởi nó không làm người uống có cảm
giác sôi bụng nhưng đó không phải là lý do chính khiến ông uống trà xanh. “Tôi uống 2 cốc trà xanh mỗi ngày
bởi vì tôi thích nó”, TS Cheng giải thích.
Uyên Phương
Theo CBSnews
khi thực phẩm cũng có thể gây ra các nguy cơ sức khỏe,
Thực phẩm không chỉ nuôi sống cơ thể mà còn là một cái thú của con người. Nhưng đôi khi thực phẩm cũng có thể gây
ra các nguy cơ sức khỏe, thậm chí là tử vong khi ăn phải. Dưới đây là những thực phẩm siêu độc:
Cá nóc
Cá nóc là món ăn phổ biến ở các nước châu Á bởi nó chỉ cực độc khi chế biến không đúng cách hoặc bị loài cá này cắn.
Đối với rất nhiều người, dù biết và rất sợ chất độc có trong cá nóc (chất tetrodotoxin có độc lực cao gấp 1.200 lần so với
chất xyanua) nhưng vẫn không thể cưỡng lại hương vị thơm ngon của nó.
Mỗi năm, có khoảng 1 triệu bữa ăn tối khắp toàn cầu sử dụng loại cá này và nó được ví như việc người tham gia các bữa
ăn này đang “đánh cược” tính mạng bản thân.
Về tổng thể có 360 loài cá nóc khác nhau, sống ở khắp các vùng trên thế giới. Chất độc trong cá nóc tập trung chủ yếu ở
nội tạng, đặc biệt là gan và buồng trứng.
Chỉ những đầu bếp biết chính xác cách sơ chế cá mới được phép thực hiện các món ăn có cá nóc tại nhà hàng. Đây là
loại cá rất phổ biến ở Nhật Bản và Hàn Quốc và nó cũng được xuất khẩu sang Mỹ.
Nấm độc

Hầu hết các loại nấm là vô hại. Nếu bạn mua nấm ở các cửa hàng tin cậy, bạn sẽ không phải lo lắng về độ an toàn của
nó.
Tuy nhiên, nếu bạn tự hái nấm thì sẽ thật nguy hiểm bởi rất nhiều loại nấm độc khó có thể phân biệt bằng mắt thường và
phần nhiều chất độc trong các thực phẩm này ảnh hưởng tới hệ thần kinh, hệ tim mạch và thậm chí gây tử vong.
Lưu ý là các loại nấm độc thường mọc rất nhiều trong các cánh rừng nhiệt đới, dưới các thân gỗ mục.
Tỉ lệ tử vong do nấm độc rất cao, tới 90% bởi triệu chứng ngộ độc thường không xuất hiện ngay, diễn tiến âm thầm và khi
có biểu hiện thì các cơ quan trong cơ thể đã ở tình trạng nguy hiểm.
Các loài nhuyễn thể sống ở vùng có thủy triều đỏ
Thủy triều đỏ (tình trạng tảo dinoflagellate nở hoa) là một hiện tượng lặp đi lặp lại theo mùa ở các vùng biển phương Tây
và Nam Phi.
Loại tảo này là món ăn ưa thích của các loài nhuyễn thể và khi nở hoa, nó sẽ tạo ra các vùng nước màu nâu, cam, tím,
vàng hay đỏ.
Theo chuyên gia chất độc TS Gerbus Müller, phần lớn hiện tượng nở hoa của tảo không gây độc mà chỉ có tảo
Alexandrium catenella và Dinophysis acuminate là gây ra tình trạng này. Các loại trai, hàu và nhuyễn thể khác khi ăn các
loại tảo này sẽ tích tụ chất độc trong cơ thể, đủ khả năng để gây tử vong cho người ăn phải chúng.
Lạc
Những người dị ứng với lạc đều biết rằng chỉ cần ăn 1 hạt lạc là sẽ biết ngay hậu quả sau vài phút. Nhưng thật không
may là nhiều loại snack có dính lạc mà không dễ dàng phân biệt bởi:
- Rất nhiều thực phẩm không trực tiếp sử dụng hạt lạc mà chỉ dùng một lượng rất nhỏ dầu lạc hay đơn giản là được sản
xuất ngay cạnh khu vực đang chế biến lạc.
- Nhãn hàng thông báo sản phẩm thường không ghi rõ liệu các sản phẩm đó có sản xuất gần nơi lạc đang được chế biến
hay không.
Vì vậy không thể yên tâm với bất kỳ loại snack nào nếu bạn là người bị dị ứng với loại hạt này.
Biểu hiện điển hình nhất của dị ứng lạc là phát ban cấp tính. Tuy nhiên, một số lại có biểu hiện dữ dội hơn như mặt sưng
tấy, khó thở, tim ngừng đập và tử vong.
Đồ uống có methanol
Trong những năm gần đây, có một số báo cáo cho thấy xuất hiện nhiều đồ uống có methanol, một dạng chất cồn nguy
hiểm.
Methanol là một loại rượu có độc tính cao, thường gặp trong chất dung môi dùng lau kính xe, chất chống đóng băng cho
ống dẫn xăng dầu, dung dịch mực in cho máy photocopy, nhiên liệu cho các bếp lò nhỏ, dùng pha sơn và như một chất

dung môi công nghiệp. Hiện nay có thêm những ứng dụng mới cho methanol, nhất là việc đề nghị sử dụng nó như một
nguồn năng lượng thay thế.
Tác động của methanol lúc đầu cũng như ethanol nhưng vấn đề là khi vào cơ thể, methanol sẽ chuyển hóa thành độc tố
cực mạnh. Chỉ cần một lượng nhro 4ml (ít hơn 1 thìa cà phê) methanol nguyên chất là đủ để gây mù. Một lượng lớn hơn
10 - 30ml là đủ để cướp đi một sinh mạng.
========================================
Cháu năm nay 20 tuổi, không hiểu vì sao mà trên chân của cháu lại xuất hiện nhiều chấm đen nhỏ li ti, nếu nhìn gần thì
nhận thấy đó là một sợi lông chân nhỏ bị xoắn lại và được bao bọc bên ngoài bởi một lớp màng da. Thời gian gần đây
tình trạng này thêm nặng hơn, những chấm đen ngày một nhiều, cháu hoang mang ko biết đó là bệnh gì, liệu có gây hại
gì cho sức khỏe và cách điều trị như thế nào, ở đâu, có tốn kém lắm ko. Đó là những điều cháu đang thắc mắc, hi vọng
được bác sĩ giải đáp. Cháu xin cảm ơn. (Yen Oanh)
Trả lời:
Theo thư bạn mô tả thì có thể bạn bị viêm nang lông. Bệnh viêm nang lông là bệnh ngoài da, có các biểu hiện như sau:
Trên vùng da, đặc biệt là da đầu, mặt, lưng, đùi, cánh tay xuất hiện nhiều nốt sần nhỏ, có màu đỏ và gây ngứa ở vùng
nang lông. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do lớp sừng quá dày, lông chân quá yếu và mảnh, cạo, nhổ không đúng
khiến vùng da tại đó bị tổn thương; do bẩm sinh và di truyền dị ứng hoặc nhiễm khuẩn da Trong trường hợp không
được điều trị kịp thời, viêm nang lông sẽ phát triển thành nhọt, cụm nhọt, ổ gà, đinh râu. Đây là bệnh dễ chữa trị và khỏi
rất nhanh nếu dùng thuốc thích hợp. Bên cạnh đó, bạn phải giữ vệ sinh da sạch sẽ, tắm rửa hằng ngày, không mặc quần
áo ẩm ướt, nên mặc quần áo thoáng mát, vải dễ hút mồ hôi, nhất là trong mùa nắng nóng. Người hay bị viêm nang lông
nên hạn chế ăn ngọt và nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước.
Tổn thương giống mụn ở lưng và da đầu thường gặp trong bệnh lý viêm nang lông. Đây là tình trạng viêm khu trú ở nang
lông do nhiễm trùng, kích thích hóa học (dầu máy), hoặc tổn thương vật lý (cọ sát do đội nón hoặc mặc quần áo chật).
Bệnh thường gây ngứa, tái phát từng đợt và lành không để sẹo.
Để điều trị bệnh thì bạn nên tắm bằng xà bông sát khuẩn hoặc thuốc tím pha loãng thành màu hồng nhạt; thoa các thuốc
màu sát trùng (Eosin 2%, Milian, Castellani) hoặc mỡ kháng sinh như fucidic acid (Fucidin®), mupirocin (Bactroban®).
Nếu sau 7-10 ngày mà tổn thương vẫn không giảm thì chúng ta nên đến bác sĩ chuyên khoa da để được điều trị bằng
thuốc uống thích hợp như kháng sinh, vitamin A acid, thuốc giảm ngứa…
Đối với tình trạng của bạn thì việc phòng bệnh tái phát là rất quan trọng. Để phòng bệnh chúng ta nên thực hiện những
việc sau:
- Giữ vệ sinh thân thể; gội hoặc tắm bằng loại dầu thích hợp, không nên thay đổi dầu, nếu da nhờn nhiều thì có thể dùng

các loại xà bông giảm nhờn như xà bông chứa hắc ín (Polytar) hoặc lưu huỳnh (SAStid)…
Để tránh viêm nang lông, cần tăng cường vệ sinh thân thể, giữ cho da khô về mùa hè, giảm ăn chất bột, đường, tăng
cường vitamin nhóm B. Khi có biểu hiện viêm nang lông, phải đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu.
=====================
Năm nay em 14 tuổi. Trước đây, em không ra mồ hôi. Nhưng năm nay, em ra mồ hôi rất nhiều dù trời không nóng
và không phải vận động nhiều. Mồ hôi chỉ ra ở nách, chảy thành giọt liên tục nhưng không hôi. Em có thử nhiều
cách dùng lăn khử mùi (nhưnng sau khi dùng thì có mùi rất khó chịu), bôi dấm, dùng phấn rôm, nhưng vẫn
không hết. Ngoài các cách trên và cách cắt tuyến mồ hôi, bác sĩ có cách nào khác giúp em chứ bây giờ em đi
học thấy rất ngại. Mong bác sĩ trả lời sớm. Cám ơn bác sĩ nhiều. (Mai Linh)
Trả lời:
Ra mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, khi trời nóng bức hoặc mặc quần áo quá nhiều, khát nước uống
nước nóng, lao động chạy nhảy nhiều, dẫn tới lượng mồ hôi ra nhiều hơn là hiện tượng thông thường.
Ngoài ra, ra nhiều mồ hôi còn có những nguyên nhân sau:
- Do mắc một số bệnh có thể gây ra nhiều mồ hôi như: Bệnh lao, bệnh đái tháo đường, bệnh tăng huyết áp, cường giáp
trạng (basedow), bệnh suy tim, suy thận
- Sau mắc các bệnh cấp tính như viêm phổi, sốt siêu vi trùng, khi khó thở, ngất, choáng, mất nước, mất máu cấp…
- Trong một số giai đoạn của đời sống như: Dậy thì, tiền mãn kinh
- Do rối loạn thần kinh hạch giao cảm.
Muốn chữa bệnh ra mồ hôi, trước tiên bạn nên đi khám để loại trừ các bệnh có thể làm cho cơ thể tiết nhiều mồ hôi, sau
đó có thể tham vấn xem nên điều trị và khắc phục tình trạng này như thế nào là hợp lý nhất.
=================================
Chúng ta lo lắng quá nhiều vì da mặt bị khô nhăn và gót chân nứt nẻ trong mùa đông. Nhưng đừng quên rằng
đôi bàn tay xinh cũng cần phải được nâng niu trong những tháng ngày lẹnh giá.

Đôi bàn tay có thể tố cáo sự già nua đang âm thầm diễn ra bên trong cơ thể bạn. Và đó cũng là phần chịu tác động nhiều
nhất bởi sự hà khắc của thời tiết mùa đông. Hãy nhớ chăm sóc cho đôi bàn tay của mình với những mẹo nhỏ sau nhé:

Tẩy da chết ít nhất mỗi tháng một lần
Da tay cũng cần được loại bỏ tế bào chết giống như da mặt và da toàn thân. Bạn có thể dùng đường hoặc muối để giúp
đôi tay rũ bỏ những tế bào lão hóa và tế bào chết. Việc tẩy tế bào chết sẽ giúp đôi tay được mềm mại và mịn màng hơn.

Bổ sung vitamin cho đôi tay
Vitamin A, C, E và hỗn hợp vitamin B là những bí mật của một làn da mịn màng, tươi trẻ. Vitamin C và E có tác dụng cải
thiện những vùng da bị tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vitamin A giúp bảo vệ và phục hồi mô tế bào. Hỗn
hợp vitamin B giúp da, tóc và móng khỏe mạnh. Bạn có thể chọn kem dưỡng da tay có thành phần vitamin để chăm sóc
cho đôi tay một cách hoàn hảo.
Thường xuyên cắt tỉa móng tay
Việc thường xuyên cắt tỉa móng không chỉ có lợi về mặt thẩm mỹ mà còn giúp giữ cho móng khỏe và không bị khô.
Những chiếc móng khỏe đẹp sẽ giúp đôi tay bạn trông khỏe và trẻ trung hơn.
Tay đẹp nhờ dầu cá
Nếu cơ thể được hấp thu dầu cá, đôi tay sẽ trở nên mềm mại và mịn màng hơn. Cá mòi, cá thu, cá hồi và một số loại dầu
cá khác có chứa nhiều axit béo thiết yếu giữ cho da ẩm mượt và dịu những vùng da bị kích ứng, mẩn đỏ. Hơn nữa, các
loại axit béo này còn có lợi cho tim của bạn.
Dưỡng ẩm sau khi rửa tay
Hãy dùng xà bông dưỡng ẩm để rửa tay, và thoa lotion dưỡng ẩm ngay sau khi rửa tay. Cách tốt nhất là đặt lọ lotion
dưỡng da tay ngay trong phòng tắm hoặc nhà bếp, nó sẽ giúp bạn nhớ dưỡng ẩm cho tay thường xuyên.
Khi đi nắng, bạn đừng quên thoa kem chống nắng cho đôi tay.
Hãy nhớ mang găng tay thường xuyên
Trong mùa đông, không khí lạnh không phải là yếu tố duy nhất tàn phá đôi tay của bạn. Những công việc thường ngày
như rửa chén, lau sàn nhà, giặt quần áo… cũng có thể gây ảnh hưởng xấu cho đôi tay. Hãy nhớ mang găng tay khi làm
việc nhà để tránh tiếp xúc với các loại hóa chất và những tác động mạnh từ môi trường bên ngoài.
Giúp đôi tay phục hồi khi đêm về
Thoa kem dưỡng da tay và ủ trong găng tay là cách đơn giản và hiệu quả để giúp đôi tay được phục hồi trong suốt thời
gian bạn ngủ. Bạn sẽ thấy đôi tay của mình thật sự mềm mịn và tươi trẻ khi sớm mai thức dậy.
==========================
Đọc bài Công dụng của mật ong trên TT thấy rất hay, nhưng lại không đề cập đến vấn đề cách sử dụng. Hiện nay
mật ong bán rất nhiều, nhưng mua về không biết sử dụng thế nào cho hợp lý, ví dụ dùng trước bữa ăn, hay sau
bữa ăn, và thêm nước hay để nguyên, liều lượng bao nhiêu thì tốt?
Trả lời của phòng mạch online:
- Mật ong có thể giảm độ acid của dịch vị, độ acid dạ dày trở thành bình thường. Do đó những bài thuốc Đông y chữa
bệnh đau dạ dày như viên nghệ mật ong, mật ong cam thảo đều có bán trên thị trường.

Mật ong hoa nhãn (mang ong đến vùng nhãn đang trổ bông để ong hút mật hoa nhãn) có tác dụng an thần y như bạn
uống thuốc an thần Tây y mà không có tác dụng phụ. Một số người thần kinh bị kích thích cũng nên dùng mật ong hoa
nhãn.
Bạn có thể uống mật ong chữa viêm loét dạ dày, tá tràng với liều 3 muỗng cà phê một lần, ngày 3 lần, uống trước bữa
ăn. Mật ong có tác dụng sát trùng rất hữu hiệu. Ngày xưa các thầy lang dùng mật ong thay thế thuốc chống mốc, chống
nhiễm khuẩn mà làm ra những viên thuốc tễ.
Trẻ bị nhiễm nấm candida abicans gây tưa lưỡi các cụ thường khuyên dùng mật ong nguyên chất nhỏ 1 giọt vào miệng
trẻ. Vị ngọt sẽ kích thích các đầu thần kinh vị giác ở lưỡi bé. Em bé sẽ đưa đi đưa lại lưỡi , đó là động tác tự làm sạch
nấm candida abicans ở lưỡi và miệng.
Trẻ nhỏ uống mỗi ngày 10 giọt mật ong (tương đương với 01 muỗng cà phê) pha trong nước chín, uống chậm từng ngụm
giúp sát trùng vùng họng, chúng sẽ ít viêm họng . Khi trẻ bị viêm phế quản, viêm họng, bạn có thể cho bé uống mật ong
cùng với các kháng sinh đặc hiệu mà không sợ tác dụng đối kháng nhau mà chúng có tác dụng hiệp đồng.
Sữa ong chúa uống mỗi ngày chừng 10 giọt có tác dụng duy trì sự cương cứng của dương vật. Với phụ nữ, sữa ong
chúa là chất chống oxy hóa da, giữ mãi tuổi thanh xuân. Phụ nữ có thể uống sữa ong chúa ngày 2 lần, mỗi lần 1 muỗng
cà phê.
Sữa ong chúa pha 2 phần nước, một phần sữa ong chúa thoa lên da mỗi tối bạn sẽ có làn da mịn màng hơn tất cả các
loại kem dưỡng da hiện có trên thị trường. Phấn hoa do ong mang về (bám ở thân ong) chứa nhiều vitamin, acid amine
thiên nhiên được dùng chung với mật ong, sữa ong chúa làm thuốc bổ. Bạn mua ở công ty ong mật về uống ngày 3 lần,
mỗi lần 1-2 muỗng cà phê. Món này dùng cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, cho con bú đều tốt. Công ty ong mật
có kẹo sữa ong chúa làm thuốc bổ tỳ vị cho trẻ em, kích thích sự ngon miệng, dùng cho trẻ biếng ăn rất tiện lợi.
Một số nghiên cứu của GS Nguyễn Năng An ở Hà Nội còn cho thấy : dùng nọc ong chữa viêm khớp rất hữu hiệu. Ở TP.
HCM cũng có nơi cho ong đốt vào khớp chữa đau nhức khớp khi Tây y bó tay. Tuy nhiên nọc ong khá độc nên bạn đừng
tự sử dụng mà cần có hướng dẫn của bác sĩ. Trong điều trị cao huyết áp, mật ong giống như thuốc an thần, làm dịu
thành mạch. Nếu dùng mật ong cùng với vừng (mè) đen hay còn gọi là hắc chi ma còn có tác dụng nhuận tràng. Bạn lấy
50g mè đen nấu chín giã nát rồi cho vào 60 ml mật ong, tiếp đến cho vào 200 ml nước chín, chia đều uống trong ngày.
Bạn có thể uống mật ong nhiều hơn liều đã hướng dẫn cũng không sao. Tuy nhiên nhớ là phải mua đúng mật ong thứ
thiệt ở công ty ong mật hay vùng rừng nuôi ong như mật ong rừng tràm Cà Mau, kẻo "tiền mất, tật mang".
Mật gấu ngâm mật ong chữa được bệnh gì? Một lít mật pha với mấy cc mật gấu? Lượng dùng mỗi ngày đối với
từng lứa tuổi? Mật gấu ngâm rượu chữa được bệnh gì? (quang dung)
Trả lời của phòng mạch online:

Mật gấu còn gọi là hùng đởm, tên khoa học là Felursi .
Thành phần hóa học: Mật gấu có muối kim loại acid cholic, cholesterol và sắc tố mật (bilirubin).
Tác dụng: Theo Đông y, mật gấu vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh Tâm, Can và Vị có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát
trùng, ác thương, chữa đau răng, viêm mắt, hoàng đản, lỵ, hồi hộp, chân tay co quắp, đau dạ dày, giúp tiêu hóa, làm tan
sỏi mật, mau hồi phục nếu gãy xương.
Đặc biệt mật gấu ngựa có tác dụng chữa bệnh xơ gan, do có chứa acid ursodeoxycholic (UDC) chiếm 20% trọng lượng
của mật . Đây là điểm khác với gấu chó, chúng chỉ có acid chenodeoxychgolic (CDC) mà thôi.
Theo các kết quả nghiên cứu gần đây nhất, mật gấu ngựa còn có tác dụng góp phần điều trị ung thư do nó làm cho các
thuốc chữa ung thư đi vào tiêu diệt tế bào ung thư dễ dàng hơn .
Thông thường nếu con gấu ngựa khỏe mạnh, không bệnh tật, sau khi lấy mật có thể pha vào nước sôi, rượu hay mật ong
uống trực tiếp rất tốt. Một lít mật ong pha 10 ml mật gấu ngựa (lấy 6 tháng một lần mới hiệu quả). Mỗi ngày uống 3 lần,
mỗi lần uống 10 ml. Tác dụng đã nói với bạn ở phần trên rồi.
Mật gấu ngâm rượu làm thuốc xoa bóp , tan máu bầm rất tốt. Nếu bạn bị đụng dập có nguy cơ sẽ tí m bầm vùng mặt, tay
chân, bạn thoa mật gấu ngâm rượu vừa giảm đau vừa không bị bầm chỗ đó. Riêng tác dụng làm tan máu bầm thì dùng
mật gấu chó cũng được. Còn uống thì phải dùng mật gấu ngựa, cẩn thận thì nên kiểm tra chức năng thận vì có trường
hợp gây viêm thận cấp sau khi uống.
Trẻ em chỉ nên thoa chữa vết thương, không nên dùng đường uống ( dù trong sách cổ có nói trị đau mắt nhưng hiện ít
người dùng).
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Chúc bạn mau khỏi.
“Từ điển Y Dược trực tuyến”

×