BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CƠ QUAN CHỦ QUẢN: BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY CHỤP
X QUANG CAO TẦN SỬ DỤNG TRONG Y TẾ
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: ĐTĐL.2009G/30
HÀ NỘI - 2012
Chủ nhiệm đề tài
TS. Trần Ngọc Hưng
Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp
Phó Tổng Giám Đốc
TS. Nguyễn Đức Minh
Bộ Khoa học và Công nghệ
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH
Họ và tên Học
hàm,
học vị
Tổ chức
công tác
Nội dung công việc
tham gia
Tham gia
vào
chương
mục
Chủ nhiệm đề tài
Trần Ngọc Hưng TS Viện IMI Chủ nhiệm đề tài I, III, IX
Các cán bộ thực hiện đề tài
Trương Hữu Chí PGS
TS
Viện IMI Cố vấn, chỉ đạo khoa
học kỹ thuật đề tài
I, III
Nguyễn Quốc Dũng TS Bệnh viện Hữu
Nghị - Hà Nội
Cố vấn về kỹ thuật
chuẩn đoán hình ảnh
VII, VIII
Bùi Xuân Vinh KS Bệnh viện Bạch
Mai - Hà Nội
Cố vấn về Thiết bị Y
tế
III, VII
Võ thị Ry TS Viện IMI Nghiên cứu tổng hợp I, II, III
Phan Anh Dũng ThS Viện IMI Nghiên cứu thiết kế
thiết bị điện tử
IV, VI
Lê Hoàng Hải KS Viện IMI Nghiên cứu thiết kế
hệ thống điều khiển
VI
Nguyễn Hữu Quang ThS Viện IMI Nghiên cứu thiết kế
phần cơ khí
V
Nguyễn Chí Cường ThS Viện IMI Nghiên cứu thiết kế
phần mềm điều khiển
và xử lý ảnh
VI
Trần Như Hiếu ThS Viện IMI Chế tạo, lắp ráp, thử
nghiệm
V, VII
TÓM TẮT NỘI DUNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây ngành y tế Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành
công trong việc khai thác và ứng dụng các thiết bị chuẩn đoán hình ảnh y tế vào
khám chữa bệnh. Trong đó, máy chụp X quang đóng một vai trò cốt yếu giúp
cho quá trình chuẩn đoán bệnh chính xác hơn và ngày càng được nhiều cơ sở y
tế trang bị phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của mình. Tuy vậy, một thực
trạng
đang diễn ra ở các cơ sở y tế trong nước ta là các thiết bị chuẩn đoán hình
ảnh ở các tuyến quận, huyện là vừa thiếu và vừa yếu. Cho tới nay số lượng máy
X quang y tế các loại tại các cơ sở y tế không nhiều chủ yếu là nhập ngoại. Do
giá thành thiết bị cao nên các máy chụp X quang tại các cơ sở y tế trong nước có
đến gần một nửa là máy chụp thường quy và phần lớ
n đều ở tình trạng lạc hậu
kỹ thuật. Đây là các máy X quang cuối thế hệ thứ hai sử dụng nguồn phát có
cường độ tia thấp, tần số thấp nên liều chụp cao, dẫn tới ảnh hưởng chất lượng
chuẩn đoán hình ảnh và sức khoẻ người bệnh. Ngoài ra, các máy này còn sử
dụng hệ điều khiển cơ-điện hoặc cơ-đi
ện tử tương tự, vừa giảm năng suất
khám bệnh, đồng thời cũng không hỗ trợ chuẩn đoán hình ảnh chính xác bằng
các kỹ thuật mới.
Trước bối cảnh cần trang bị mới, thay thế và nâng cấp máy chụp X quang cao
tần cho các trung tâm y tế, bệnh viện tuyến cơ sở và khối tư nhân. Viện máy và
dụng cụ công nghiệp (IMI) đã tiến hành xây dựng đề tài độc l
ập cấp Nhà Nước:
“Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy chụp X quang cao tần sử dụng trong y tế” mã
số ĐTĐL.2009G/30 nhằm tạo ra sản phẩm cơ-điện tử công nghệ cao trong y tế
đầu tiên chế tạo trong nước thay thế hàng nhập ngoại. Sản phẩm của đề tài có
chất lượng tương đương sản phẩm của các nước công nghiệp phát triển nhưng
giá thành thấ
p phục vụ cho các cơ sở y tế trong nước tiến tới xuất khẩu. Bản báo
cáo này sẽ cung cấp cho người đọc những kết quả thu được sau thời gian thực
hiện và hoàn thành toàn bộ các nội dung của đề tài. Bản báo cáo bao gồm các
nội dung chính như sau:
Báo cáo tổng kết, trình bày những nét chính và tiêu biểu của đề tài gồm 9
chương nội dung cụ thể như sau:
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Ch
ương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Nghiên cứu tổng quan về sự phát triển của thiết bị y tế sử dụng tia
X
Nghiên cứu tổng quan về tia X và ứng dụng của chúng trong thiết
bị y tế.
Nghiên cứu thiết kế tổng quan về hệ thống máy chụp X quang y tế
Nghiên cứu tính toán và lựa chọn hệ thống phát tia X
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thiế
t bị cơ khí.
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống điện-điều khiển.
Nghiên cứu thiết kế qui trình chạy thử và thử nghiệm cho máy X
quang cao tần thường qui.
Chương 8
Chương 9
Các kết quả chạy thử và thử nghiệm cho máy X quang cao tần
thường qui
Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Ngoài báo cáo tổng kết nhóm thực hiện đề tài còn có các báo cáo chuyên đề
trình bày cơ sở lý thuyết và các tính toán cho thiết kế kỹ thuật, thiết kế chế tạo
và các qui trình thử nghiệm máy chụp X quang cao tần của đề tài, nội dung cụ
thể như sau:
•
Báo cáo nghiên cứu tổng quan về máy chụp X quang cao tần y tế
• Phần mềm máy chụp X quang cao tần thường qui cho y tế
• Máy chụp X quang cao tần thường qui cho y tế.
• Bộ bản vẽ kỹ thuật và chi tiết toàn máy và các cụm cơ khí của máy.
• Qui trình tính toán thiết kế hệ thống thiết bị chụp X quang cao tần y tế.
• Qui trình chế tạo mô đun thân máy (cột bóng, bàn chụp, giá chụp, )
• Qui trình lắ
p ráp, hiệu chỉnh máy chụp X quang cao tần y tế.
• Các qui trình thử nghiệm, kiểm định, thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm
sàng máy chụp X quang cao tần y tế.
• Các báo cáo thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng máy chụp X quang
cao tần y tế.
Với khối lượng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo khá lớn và đây là thiết bị y tế
công nghệ cao lần đầu tiên được nghiên cứu tại Việt Nam một cách đầy đủ do
v
ậy trong quá trình thực hiện nhóm đề tài gặp nhiều khó khăn đặc biệt là nhập
khẩu thiết bị, thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng, Bằng sự quyết tâm và
kinh nghiệm nghiên cứu của mình nhóm đề tài vượt lên mọi khó khăn hoàn
thành tốt các mục tiêu đề ra ban đầu và mở ra hướng nghiên cứu phát triển sản
phẩm cơ điện tử trong y tế công nghệ cao trong nước ta.
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
CHƯƠNG I
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THIẾT
BỊ Y TẾ SỬ DỤNG TIA X
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THIẾT BỊ Y TẾ
SỬ DỤNG TIA X TRÊN THẾ GIỚI
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THIẾT BỊ Y TẾ
SỬ DỤNG TIA X TRONG NƯỚC
1.3 MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG II
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ TIA X VÀ ỨNG DỤNG CỦA
CHÚNG TRONG THI
ẾT BỊ YTẾ
2.1 TIA X, BẢN CHẤT VẬT LÝ, PHƯƠNG PHÁP TẠO TIA
VÀ CÁC TÍNH CHẤT CỦA TIA X
2.1.1 Bản chất vật lí của tia X
2.1.2 Phương pháp tạo tia X
2.1.2.1 Nguyên lí tạo tia X
2.1.2.2 Các bóng X quang
2.1.3 Tính chất tương tác với vật chất
2.2 CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC, TỔNG QUAN VỀ
ỐNG PHÁT TIA X
2.2.1 Giới thiệu chung về ống phát tia X
2.2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
2.3
CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC, TỔNG QUAN VỀ
NGUỒN PHÁT TIA X
2.3.1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của nguồn X quang tần số thấp
2.3.2 Biến thế nguồn
2.3.2.1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của biến thế nguồn 1 pha
2.3.2.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của biến thế nguồn 3 pha
2.3.2.3 Biến thế tự ngẫu
2.3.3 Điều chỉnh các tham số kV, mAs
2.3.3.1 Đ
iều chỉnh chỉ thị kVp
2.3.3.2 Điều chỉnh chỉ thị mA
2.3.4 Ổn định điện áp cho tóc đèn bóng X quang
1
1
5
8
8
11
11
11
12
12
13
15
17
17
18
24
25
25
25
26
26
26
26
27
27
2.3.5 Khối tạo cao áp
2.3.5.1 Biến thế cao áp
2.3.5.2 Cáp cao áp
2.3.6 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của nguồn X quang cao tần
2.3.6.1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc bộ đổi tần
2.3.6.2 Mạch tạo cao áp máy X quang cao tần
2.4 ỨNG DỤNG CỦA TIA X TRONG THIẾT BỊ Y TẾ
CHƯƠNG III
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MÁY
CHỤP X QUANG Y TẾ
3.1 XÂY DỰNG CẤU HÌNH CỦA MÁY X QUANG CHO ĐỀ TÀI.
3.2 CẤ
U TẠO CHI TIẾT CỦA CÁC BỘ PHẬN MÁY X QUANG
3.2.1 Hệ thống phát tia X
3.2.2 Thiết bị thu giữ hình ảnh
3.2.3 Thiết bị cơ khí
3.2.3.1 Thân máy
3.2.3.2 Hệ thống giá bóng
3.2.3.3 Bàn bệnh nhân
3.2.4 Hệ thống điều khiển
3.3 XÂY DỰNG THIẾT BỊ MẪU CHO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
3.3.1 Máy X-Quang dòng UArm của hãng Del Medical – Mỹ
3.3.2 Máy X-Quang dòng Z-MOTION của hãng Control X Medical –
Mỹ
3.3.3 Máy X-Quang dòng UNI của hãng Listem – Hàn Quốc
CHƯƠNG IV
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN H
Ệ THỐNG
PHÁT TIA X
4.1 YÊU CẦU
4.2 NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN BÓNG PHÁT
TIA X
4.2.1 Bóng phát tia X của hãng Varian – Mỹ
4.2.2 Bóng phát tia X của hãng Toshiba – Nhật Bản
4.2.3 Bóng phát tia X của hãng General Electric – Mỹ
4.2.4 Bóng phát tia X của hãng Philips – Hà Lan
4.2.5 Bóng phát tia X của hãng Siemens – CHLB Đức
4.2.6 Chọn bóng phát tia X cho thiết bị của đề tài
4.3 NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN NGUỒN PHÁT
28
28
29
30
31
31
31
33
33
33
33
38
38
38
38
38
39
39
40
41
42
46
46
46
46
48
49
51
51
52
54
TIA X
4.3.1 Nguồn phát tia X của hãng GE – Mỹ
4.3.2 Nguồn phát tia X của hãng SIEMENS – CHLB Đức
4.3.3 Nguồn phát tia X của hãng CPI – Canada
4.4 NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN BỘ HIỆU
CHỈNH DÒNG TIA (COLLIMATOR)
4.4.1 Bộ hiệu chỉnh dòng tia của hãng Huestis Medial – Mỹ
4.4.2 Bộ hiệu chỉnh dòng tia của hãng EUREKA – Mỹ
4.4.3 Bộ hiệu chỉnh dòng tia của hãng DUNLEE – Mỹ
CHƯƠNG V
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỆ THỐNG
THIẾT BỊ CƠ KHÍ
5.1 YÊU CẦU THIẾT KẾ
5.2 NGHIÊN CỨ
U, TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT
BỊ CƠ KHÍ CỦA MÁY X-QUANG CAO TẦN THƯỜNG QUI
CHƯƠNG VI
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỆ THỐNG
ĐIỆN - ĐIỀU KHIỂN
6.1 YÊU CẦU THIẾT KẾ
6.2 SƠ ĐỒ KHỐI CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN MÁY
CHỤP X-QUANG CAO TẦN THƯỜNG QUI
6.3 NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ CHẾ TẠO BỘ Đ
IỀU KHIỂN
6.3.1 Tính toán, thiết kế Module hiển thị
6.3.2 Khối nguồn
6.3.3 Khối giao tiếp ngoại vi
6.3.4 Khối phím bấm và đèn báo
6.3.5 Khối xử lý trung tâm
6.3.6 Phần mềm cho bộ điều khiển
6.4 NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ CHẾ TẠO TỦ CẤP NGUỒN
6.5 NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ CHẾ TẠO MODUL ĐỊNH VỊ VỊ
TRÍ CHỤP
6.6 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ VÀ Đ
IỀU
KHIỂN TRÊN MÁY TÍNH
CHƯƠNG VII
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUI TRÌNH CHẠY THỬ VÀ THỬ
NGHIỆM CHO MÁY X QUANG CAO TẦN THƯỜNG QUI
7.1 QUI TRÌNH LẮP RÁP VÀ CHẠY THỬ
55
55
56
57
57
57
58
59
59
59
61
61
61
63
63
64
64
65
66
67
67
68
69
71
71
7.2 QUI TRÌNH THỬ NGHIỆM TIỀN LÂM SÀNG, LÂM SÀNG
CHƯƠNG VIII
CÁC KẾT QUẢ CHẠY THỬ VÀ THỬ NGHIỆM MÁY X
QUANG CAO TẦN THƯỜNG QUI
8.1. DANH MỤC SẢN PHẤM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỦA ĐỀ TÀI
8.2. THÔNG SỐ KỸ THUẬT VÀ HÌNH ẢNH TỔNG THỂ MÁY
CHỤP X QUANG CAO TẦN THƯỜNG QUI DO NHÓM ĐỀ TÀI
CHẾ TẠO
8.3. KẾT QUẢ KIỂM TRA CỦA CƠ QUAN CHỨC NĂNG
8.4. KẾT QUẢ CHẠY THỬ TIỀN LÂM SÀNG VÀ LÂM SÀNG
CHƯƠNG IX
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
9.1 KẾT LUẬN
9.2 KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
71
72
72
72
75
77
81
81
82
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A Diện tích chiếu của bản lề mm
2
C Nhiệt dung bóng phát tia X J, kHU
D Liều hấp thụ tia X J/kg, rad, Gy
D
T
Liều hấp thụ trung bình cơ quan. J/kg, rad, Gy
D
in
Liều tiếp xúc da J/kg, rad, Gy
D
out
Liều lối ra J/kg, rad, Gy
D, d Đường kính mm
E Modun đàn hồi của vật liệu MPa
F Lực kéo đĩa xích N
G Modun đàn hồi trượt N/cm
3
g Gia tốc trọng trường m/s
2
H
T,R
Liều tương đương Sv
I Dòng phát tia bóng X-quang mA
K Hệ số điều kiện sử dụng xích -
k Hệ số xét đến độ cong cầu của vòng lò xo -
mAs Tích số dòng phát & thời gian phát tia X mAs
N Công suất (bộ truyền xích) kW
n Số vòng lò xo vòng
σ Ứng suất tiếp xúc N/cm
2
P Lực kéo lò xo N
Q Tải trọng phá hỏng N
s Độ bền xích -
T Thời gian thực tế phát tia X ms
t Bước xích mm
U Điện cao áp đỉnh bóng X-quang kVp (kV)
u Tỉ số truyền -
v Vận tốc đĩa xích m/s
Z Số răng đĩa xích -
τ Ứng suất xoắn N/cm
2
λ Độ giãn của lò xo mm
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
STT Ký hiệu Tên gọi của hình vẽ Trang
1 Hình 2-1
Phổ sóng điện từ
11
2 Hình 2-2
Minh hoạ tương tác của điện tử với đối tượng
wolfram và mối quan hệ với phổ năng lượng của
bóng X quang
13
3 Hình 2-3
Sơ đồ ống Coolidge
14
4 Hình 2-4
Bóng X quang anod quay
15
5 Hình 2-5
Ví dụ về sự chiếu xuyên tia X qua các phần tử mô-
xương trong cơ thể
15
6 Hình 2-6
Các hiệu ứng chính trong sự tương tác X- vật chất
16
7 Hình 2-7
Các loại bóng phát tia X
18
8 Hình 2-8
Cấu tạo chung bóng phát tia X analog quay
18
9 Hình 2-9
Bóng phát tia X cùng động cơ quay analog
19
10 Hình 2-10
Bóng phát tia X với động cơ quay cảm ứng
20
11 Hình 2-11
Hình ảnh bóng phát tia X analog quay
21
12 Hình 2-12
Quan hệ dòng nung ống phát và dòng điện ống phát
22
13 Hình 2-13
Dòng điện tử khi phát xạ bóng phát tia X analog quay
22
14 Hình 2-14
Đồ thị chỉnh lưu nguồn cho bóng phát tia X
23
15 Hình 2-15
Vùng tiêu điểm bóng phát tia X analog quay
23
16 Hình 2-16
Vùng tiêu điểm hiệu dụng và kích thước ảnh trên
phim bóng phát tia X
24
17 Hình 2-17 Sơ đồ khối máy X quang tần số thấp 25
18 Hình 2-18
Biến thế 1 pha
25
19 Hình 2-19 Biến thế 3 pha 26
20 Hình 2-20
Biến thế tự ngẫu
26
21 Hình 2-21
Cấu tạo của biến thế cao áp
28
22 Hình 2-22 Cách đấu dây hai cuộn thứ cấp biến thế cao áp 28
23 Hình 2-23
Cấu tạo cáp cao áp
29
24 Hình 2-24
Các loại đầu cáp đực
29
25 Hình 2-25
Đầu cáp cái
29
26 Hình 2-26
Cách đấu cáp và bóng phát tia
29
27 Hình 2-27
Sơ đồ khối máy X quang tần số thấp
30
28 Hình 2-28
Sơ đồ khối máy X quang cao tần
30
29 Hình 2-29
Bộ đổi tần
31
30 Hình 2-30
Dạng sóng ra của bộ đổi tần
31
31 Hình 2-31
Sơ đồ khối mạch tạo cao áp
31
32 Hình 3-1
Các thành phần hệ thống phát tia X
34
33 Hình 3-2
Bảng điều khiển hệ thống phát tia X
35
34 Hình 3-3
Các thành phần hiệu chỉnh tia X
37
35 Hình 3-4
Bàn MTH (BMI- Italy) kiểu bàn di động- hệ thống
chụp X quang
39
36 Hình 3-5
Máy chụp X quang dòng UArm của hãng Del
Medical – Mỹ
40
37 Hình 3-6
Máy chụp X quang dòng Z-MOTION của hãng
Control Medical – Mỹ
41
38 Hình 3-7
Máy chụp X quang dòng UNI-DR của hãng Listem –
Hàn Quốc
42
39 Hình 3-8
Máy chụp X quang Atlas-M của hãng Swissray –
Thụy sỹ
43
40 Hình 4-1
Hình ảnh bóng phát tia X của hãng Varian – Mỹ
47
41 Hình 4-2
Hình ảnh bóng phát tia X của hãng TOSHIBA –
Nhật Bản
48
42 Hình 4-3
Hình ảnh bóng phát tia X của hãng General Electric –
Mỹ
49
43 Hình 4-4
Hình ảnh bóng phát tia X của hãng Philips – Hà Lan
51
44 Hình 4-5
Hình ảnh bóng phát tia X của hãng Siemens – CHLB
Đức
52
45 Hình 4-6
Kích thước và cấu tạo bóng phát RAD-14 của hãng
Varian – Mỹ
53
46 Hình 4-7
Các bộ phận chính trong hệ thống phát tia X
54
47 Hình 4-8
Nguồn phát tia X của hãng GE – Mỹ
55
48 Hình 4-9
Nguồn phát tia X của hãng Siemens – CHLB Đức
55
49 Hình 4-10
Nguồn phát tia X của hãng CPI – Canada
56
50 Hình 5-1
Kết cấu cơ khí máy chụp X-Quang do IMI chế tạo
60
51 Hình 6-1
Sơ đồ khối hệ thống Điện – Điều khiển máy X-
Quang cao tần thường qui
62
52 Hình 6-2
Sơ đồ khối bộ điều khiển
63
53 Hình 6-3
Module hiển thị
63
54 Hình 6-4
Sơ đồ nguyên lý khối nguồn
64
55 Hình 6-5
Sơ đồ nguyên lý giao tiếp RS232
65
56 Hình 6-6
Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển đèn báo LED
65
57 Hình 6-7
Sơ đồ nguyên lý khối phím bấm và đèn báo
66
58 Hình 6-8
Sơ đồ nguyên lý vi xử lý trung tâm
67
59 Hình 6-9
Bộ điều khiển máy chụp X Quang do IMI thiết kế,
chế tạo
67
60 Hình 6-10
Sơ đồ nguyên lý tủ điện máy chụp X Quang
68
61 Hình 6-11
Sơ đồ nguyên lý môdun định vị vị trí chụp
69
LỜI MỞ ĐẦU
Bản báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài được trình bày trên
cơ sở đề tài độc lập cấp Nhà Nước bắt đầu thực hiện từ năm 2009 theo quyết
định số 2892/QĐ-BKHCN ngày 26 tháng 12 năm 2008 và các phụ lục kèm theo,
kinh phí sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà Nước và nguồn vốn đối ứng từ đơn
vị thực hiện đề tài là Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp (IMI).
Nh
ững thông tin chính liên quan đến đề tài như sau:
1. Tên đề tài: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy chụp X quang cao tần sử dụng
trong y tế.
2. Mã số: ĐTĐL.2009G/30
3. Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2010
4. Cấp quản lý:
Nhà Nước Bộ Cơ sở Tỉnh/TP
5. Kinh phí:
Tổng số: 3.200 triệu đồng
Trong đó từ ngân sách SNKH: 2.780 triệu đồng
6. Ch
ủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: Trần Ngọc Hưng
Ngày, tháng, năm sinh: 08/03/1963 Nam
Học hàm, học vị: Tiến sỹ kỹ thuật.
Chức danh khoa học: Uỷ viên Hội đồng khoa học kỹ thuật Viện.
Chức vụ: Phó Tổng giám đốc Viện.
Điện thoại:
Tổ chức: 04 3835 1010 Nhà riêng: 7222539 Mobile: 0913238900
Fax: 04 3834 4975 E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp.
Địa chỉ t
ổ chức: số 46 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội.
Địa chỉ nhà riêng: Số 1 Ngách 173/137 Hoàng Hoa Thám–Ba Đình–Hà nội
7. Cơ quan chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp.
Điện thoại: 04 3835 1010 Fax: 04 3834 4975
E-mail:
Website: www.imi-holding.com
Địa chỉ: số 46 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội.
Căn cứ theo hợp đồng kinh tế số 30/2009/HĐ-ĐTĐL ký ngày 27 tháng 02
năm 2009 giữa bên A là Bộ Khoa học và Công nghệ
và bên B là Viện Máy và
√
Dụng cụ Công nghiệp, theo nội dung hợp đồng bên B sẽ phải hoàn thành các sản
phẩm khoa học công nghệ sau :
Thiết bị máy móc:
Chế tạo 01 máy chụp X – Quang cao tần thường qui có các thông số kỹ thuật
chính như sau :
STT Hạng mục Đơn vị Giá trị
1 Công suất danh định kW ≥ 30
2 Dòng chụp lớn nhất mA ≥ 300
3 Tần số nguồn max kHz 30
4 Điện áp anôt kV 40-120
5 Dải thời gian chụp giây 0,01-5
6 Số đèn chụp cái 1
7 Colimator điều khiển tay bộ 1
8 Lưới chụp bộ 1 (hoặc 2)
9 Bàn chụp nằm & Giá chụp đứng bộ 1
10 Kỹ thuật tự động APR, AEC có
11 LED/LCD hiển thị thông số chụp bộ 1
12 Điều chỉnh vị trí giữa nguồn X quang và bàn chụp
Quay
± 90
0
Đứng ~1000
Dọc bàn ~1000
Ngang bàn ~250
Tài liệu:
STT Hạng mục Yêu cầu khoa học cần đạt
1 Bộ bản vẽ kỹ thuật và chi tiết toàn
máy và các cụm cơ
Đầy đủ bản thiết kế chi tiết theo tiêu chuẩn
kỹ thuật hiện hành
2 Quy trình tính toán thiết kế hệ thống
máy chụp X quang cao tần y tế
Đầy đủ bản thuyết minh tính toán thiết kế
theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành
3 Quy trình chế tạo các mô đun thân
máy (cột bóng, bàn chụp, giá chụp )
Đầy đủ bản quy trình chế tạo theo tiêu chuẩn
kỹ thuật hiện hành
4 Quy trình lắp ráp, hiệu chỉnh máy
chụp X quang cao tần
Đầy đủ bản quy trình lắp ráp, hiệu chỉnh
theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành
5 Các Quy trình thử nghiệm, kiểm định,
thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm
sàng máy chụp X quang cao tần y tế
Đầy đủ các bản quy trình thử nghiệm, kiểm
định, thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng
theo các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật y tế
hiện hành
6 Các báo cáo thử nghiệm tiền lâm sàng
và lâm sàng máy chụp X quang cao
tần y tế
Đầy đủ các bản báo cáo thử nghiệm tiền lâm
sàng và lâm sàng theo các quy định, tiêu
chuẩn về thử nghiệm do bộ y tế ban hành
Bản báo cáo này sẽ lần lượt trình bày các nội dung đã thực hiện trong quá
trình triển khai đề tài.
Nhóm thực hiện đề tài rất mong muốn và xin chân thành cảm ơn những phê
bình đóng góp quí báu của các nhà khoa học, các nhà quản lý vào các nội dung
báo cáo sau khi đọc xong bản báo cáo này.
1
CHƯƠNG I
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
THIẾT BỊ Y TẾ SỬ DỤNG TIA X
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THIẾT BỊ Y TẾ SỬ
DỤNG TIA X TRÊN THẾ GIỚI
Kỹ thuật chụp X quang ứng dụng trong y tế để chuẩn đoán bằng hình ảnh
đựợc sử dụng lâu đời nhất, gắn liền với phát minh ra tia X bởi nhà vật lý học
người Đức Wilhelm Conrad Rontgen từ hồi cuối thế kỷ 19, với bức phim X
quang nổi tiếng, lần đầu tiên nhân loại ghi được "ảnh s
ống" của xương bàn tay
con người. Ngày nay kỹ thuật chụp X quang và thiết bị máy X quang y tế đã trở
thành nhu cầu thiết yếu trong tất cả các nền y tế cộng đồng.
Trên thế giới, thị trường trang thiết bị y tế khá tập trung. Năm 2003, tổng thị
trường trang thiết bị y tế lên tới 148 tỷ đô la Mỹ, tăng đến 2006 khoảng 246 tỷ
đô la Mỹ và tăng trưởng mỗ
i năm chừng 5,56%. Thống kê cho thấy thị phần của
10 nhóm trang thiết bị y tế lớn nhất chiếm tới gần 84%, trong đó Mỹ là thị
trường lớn nhất (chiếm một nửa thị phần) và tăng trưởng mỗi năm chừng 7%. Số
liệu trên thế giới cũng cho thấy khi thu nhập bình quân tăng lên thì thị trường
trang thiết bị y tế cũng tăng lên. Tuy vậy, nhiều qu
ốc gia vẫn đương đầu với
thiếu tiếp cận với các trang thiết bị y tế chất lượng cao phù hợp với mô hình dịch
tễ bệnh tật của mình.
Thiết bị y tế ứng dụng tia X đã được các nước trên thế giới tập trung nghiên
cứu và phát triển với nhiều các kỹ thuật mới được đưa vào nghiên cứu và ứng
dụng nhưng đây là công nghệ đặc bi
ệt và kỹ thuật rất cao do vậy cho đến nay
ứng dụng của tia X trong y học bao gồm các nhóm thiết bị sau:
- Nhóm thiết bị y tế để chuẩn đoán hình ảnh đây là ứng dụng chủ yếu của tia X
trong y học với các thiết bị như: máy chụp X quang cao tần thường qui, máy
chụp X quang cao tần kỹ thuật số, máy X quang tăng sáng truyền hình,
- Nhóm thiết bị y tế dùng để đo và chuẩ
n đoán bệnh như: máy đo độ loãng
xương toàn thân bằng tia X,
- Nhóm thiết bị y tế dùng để chữa các bệnh hiểm nghèo như: xạ trị để chữa ung
thư,
Với bản chất là sản phẩm y tế công nghệ cao theo hướng mechatronic, cho
tới nay, việc nghiên cứu phát triển và sản xuất thiết bị X quang y tế được triển
khai trên thị trường theo các hướng chính:
Phần lớn thị
trường là do một vài tổ hợp công nghiệp lớn, trong đó đặc biệt là
bộ tứ General Electric (GE) – Mỹ, Siemens - CHLB Đức, Philips - Hà lan,
2
Toshiba - Nhật Bản chiếm giữ. Các tổ hợp này có ưu thế tuyệt đối về công
nghệ nguồn, vốn để đóng giữ vai trò khống chế trong lĩnh vực xây dựng và
phát triển các thế hệ máy X quang y tế. Phần lớn máy X quang các dòng
trung và cao cấp nói riêng cũng như các thiết bị chuẩn đoán hình ảnh nói
chung đều do các hãng này chế tạo. Các tổ hợp này cũng nắm phần lớn các
patent về thiế
t bị toàn bộ và linh kiện X-ray chính.
Một thị phần khá quan trọng dành cho nhóm các công ty chuyên về các thiết
bị y tế, hoặc chỉ chuyên về thiết bị chuẩn đoán hình ảnh: Dell Medical Group
– Mỹ, Hitachi, Shimadzu - Nhật Bản, Swissray - Thuỵ Sỹ, BMI – Italia,
Các công ty dạng này thường dựa vào các kết quả nghiên cứu phát triển của
hai nhóm trên và dưới, phối hợp với một số patent của riêng mình, tạo nên
những dòng sản phẩm đảm bảo về tính n
ăng kỹ thuật và tốt về giá cả, nhờ
vậy xác lập được chỗ đứng của họ trên thị trường, đặc biệt là thị trường các
nước đang phát triển, các khu vực, cộng đồng dân cư có thu nhập thấp
Nhóm các công ty, viện chuyên nghiên cứu phát triển các linh kiện, thiết bị
chính của các hệ thống X quang để cung cấp cho thị trường, như COMET -
Thuỵ Sỹ, Varian - Hoa kỳ, Dunlee - Hoa kỳ M
ột số hãng chế tạo thiết bị
điện tử, đặc biệt chuyên về thiết bị vision như: DALSA - Canada,
PerkinElmer - Hoa kỳ, Thales -Pháp, Hamamatsu - Nhật Bản, DRTech - Hàn
Quốc cũng rất chú trọng phát triển các sản phẩm Hi-Tech cho thiết bị
chuẩn đoán hình ảnh nói chung, X quang y tế nói riêng, tạo nên sự sôi động
và phát triển không ngừng của ngành thiết bị này.
Trong những năm gần đây, đã xuất hiện các cơ s
ở sản xuất lắp ráp thiết bị X
quang trực tiếp tại các nước đang phát triển có thị trường lớn như: Trung
Quốc, Ấn Độ, Braxin, Các cơ sở này phần lớn là công ty liên doanh hoặc
FDI của các hãng thuộc nhóm đầu tiên.
Các thiết bị y tế sử dụng tia X là các sản phẩm y tế phức tạp được tích hợp từ
nhiều lĩnh vực khác nhau và sử dụng những công nghệ đặc vì v
ậy chỉ có vài
nước theo đuổi chế tạo và có những thành công nhất định. Có thể kể ra các hãng
sau: GE, Dell (Mỹ), Siemens (Đức), Philips (Hà Lan), Toshiba, Hitachi,
Shimadzu (Nhật), Vila (Ý),…
Trong các lĩnh vực được tập trung phát triển thì công nghệ chế tạo trang thiết
bị y tế chiếm một vai trò quan trọng. Hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ thông tin cũng như những phát minh mới trong công nghệ vật liệu
mới dẫn tới việc ra
đời các sản phẩm thiết bị y tế cực kỳ hiện đại và đạt độ chính
xác cao trong việc chuẩn đoán.
3
Mặt khác do tỷ lệ tăng dân số trên thế giới cũng như xuất hiện một loạt các
loại bệnh dịch mới khiến cho việc phát triển công nghệ chế tạo trang thiết bị y tế
nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Nhận thức được tầm quan trọng của nó, các nước trên thế giới đ
ã rất tập
trung phát triển lĩnh vực này. Dưới đây là điều tra đánh giá của một số nước trên
thế giới.
Mỹ: Nhân tố chính của việc cải cách hệ thống chăm sóc y tế mới tại Mỹ là
việc can thiệp của chính phủ trong việc khảo sát tỉ mỉ sự cạnh tranh của thị
trường để đảm bảo phát triển được nền kinh t
ế y tế. nó chính là chính sách bảo
hiểm y tế cá nhân chỉ có ở các nước không có hệ thống bảo hiểm chung thường
nằm trong số các nước đã phát triển. theo hệ thống chăm sóc y tế này cả hai
nguồn tài chính và cung cấp dịch vụ y tế phần lớn là tư nhân hóa. Thêm vào đó
là bảo hiểm y tế đặc biệt bên cạnh việc mua bảo hiểm cá nhân, những người sử
dụng lao động cũng cung cấp cho ng
ười lao động những nhóm bảo hiểm y tế
độc lập. Chính vì vậy thị trường thiết bị y tế tại Mỹ được đánh giá là lớn nhất
trên thế giới với ước tính chiếm trên 50%, được tập trung chủ yếu vào việc
nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực thiết bị y tế cũng như thử nghiệm lâm
sàng. Thêm vào đó, nhờ có sự điều khiển và giám sát nghiêm ngặt th
ị trường
thiết bị y tế, chi phí cho việc marketing là khá đắt nhưng những hoạt động này
được rõ ràng và phổ biến. Vì vậy, trong một số năm trở lại đây, phần lớn các
thiết bị y tế đã phát triển trở thành một bộ phận then chốt trên thị trường chiếm
tới 34% GDP. Sự tăng trưởng này một phần do việc sử dụng các nhà chế tạo
nước ngoài giá rẻ
như Ireland và Mexico và sau đó lại nhập khẩu các sản phẩm
đó vào Mỹ.
Anh: Theo hệ thống y tế quốc gia của Anh, tất cả các công dân nước này
đều được hưởng các dịch vụ y tế miễn phí. Hệ thống chăm sóc y tế là một kiểu
hệ thống dọc từ trên xuống dưới và cũng là hệ thống chuyển hai chiều. Thêm
vào đó, hơn 80% kinh phí y tế được cung cấp từ nguồ
n thuế của chính phủ và
dựa vào bảo hiểm sức khỏe tư nhân. Ngày nay, chính phủ Anh đã bổ xung thêm
phương án trả tiền theo các kết quả, với thay đổi lớn về gánh nặng tài chính
trong hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia, nó cũng là biện pháp then chốt cho các
kiểu mẫu chăm sóc sức khỏe của chính phủ. Thêm vào đó các bệnh nhân có thể
chọn lựa các bệnh viện vì với việ
c trả tiền theo các kết quả sẽ dẫn đến việc cạnh
tranh mạnh mẽ từ các bệnh viện, không những là cơ hội để phát triển các tiêu
chuẩn y tế mà còn không mang đến những rủi ro tài chính cho các cơ sở chăm
sóc sức khỏe hàng đầu và các hệ thống bảo hiểm y tế dân sự. Nước Anh được
xem như một trong những thị trường thiết bị y tế lớn nh
ất với tổng giá trị năm
4
2009 là 7,8 tỷ USD, trên cơ sở thị trường tiêu dùng quốc nội với tỷ lệ
125USD/1người là nước đứng thứ 3 trong các nước châu Âu sau Đức và Pháp,
tuy nhiên do nhiều nhà chế tạo trong nước không thay đổi nhanh chóng các sản
phẩm theo nhu cầu của khách hàng vì họ không cho rằng việc nhập khẩu các
thiết bị y tế sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Thụy Điển: Nơi có hẳn quỹ cộng đồ
ng về phát triển hệ thống chăm sóc sức
khỏe. Theo hướng mua sắm thiết bị mới, Thụy Điển mong muốn phát triển công
nghệ để trở thành quốc gia đứng đầu về công nghệ này. Trong năm 2008, nước
này nhập khẩu các thiết bị y tế với giá trị khoảng 2,1 tỷ USD tăng 11,2% so với
năm trước. Trong giai đoạn từ 2004 đến 2008 tỷ lệ tăng trưởng là 12,2% và
nhập khẩu các sản phẩm chủ yếu là các thiết bị phục vụ cho chỉnh hình chiếm
tới 33,7% lượng nhập khẩu. tuy nhiên sự phân phối phung phí vẫn còn diễn ra
tại các cơ sở y tế của chính phủ. Thêm vào đó với sự tăng trưởng của số người
cao tuổi, sự điều khiển chi phí cũng trở nên có hậu quả đáng kể.
Trung Quốc: Sự khác bi
ệt lớn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe giữa Trung
Quốc và các nước đã phát triển cũng như giới hạn về kinh nghiệm chính là điều
cấp thiết để Trung Quốc thiết kế các hệ thống chăm sóc y tế phù hợp với những
điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia dựa trên những tham khảo kinh nghiệm của
các hệ thống chăm sóc sức khỏe c
ộng đồng từ nước đã phát triển. Trong thời
gian 20 năm trở lại đây, Trung Quốc đã trở thành một bộ phận quan trọng trong
thị trường thiết bị y tế trên thế giới và không nghi ngờ rằng Trung Quốc đang có
thạm vọng sẽ làm bá chủ thị trường này. Hơn thế nữa bên cạnh những phát triển
về kinh tế và dân số, sự già hóa và thành thị hóa cũng kéo theo sự
bành trướng
của thị trường thiết bị y tế. Các sản phẩm công nghệ cao chủ yếu phụ thuộc vào
nhập khẩu hoặc được sản xuất bởi các công ty đa quốc gia và các công ty liên
doanh nước ngoài với các công ty nội địa nhìn chung có quan hệ rất hạn chế.
Hơn nữa, dưới tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng làm cho thị trường
thiết bị y tế quốc tế bị thu hẹ
p lại. Tuy nhiên, nhờ có những bổ xung của hệ
thống chăm sóc sức khỏe mới, ngành công nghiệp thiết bị y tế cần phải đương
đầu với một chu kỳ mới về cơ hội và cạnh tranh. Thêm vào đó, cùng với sửa đổi
cách quảng cáo, sự hoàn thiện hệ thống bảo hiểm chăm sóc sức khỏe sẽ cung
cấp một thị trường rộng và rạch ròi các thiế
t bị của ngành y tế.
Như vậy, có thể thấy rằng ngành chế tạo trang thiết bị y tế trên thế giới đang
phát triển rất mạnh. Các nghiên cứu phát triển cũng như cải tiến trong lĩnh vực
này đang được đẩy nhanh, tạo ra những giá trị kinh tế và ảnh hưởng sống còn
đối với các bệnh nhân khi càng xuất hiện nhiều dịch bệnh mới.
5
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THIẾT BỊ Y TẾ SỬ
DỤNG TIA X TRONG NƯỚC
Việt Nam là nước có số dân lớn (trên 87 triệu dân), trở thành thành viên thứ
150 của tổ chức thương mại thế giới năm 2007 và tốc độ phát triển kinh tế tương
đối ổn định 6-7%/năm nên được coi là khá hấp dẫn với thị trường thiết bị y tế.
Ngành Y tế vốn được coi là ngành có tính chất sự nghiệp công, nên h
ệ thống y
tế Nhà nước chiếm vai trò chi phối và nhà nước đảm nhiệm trách nhiệm đầu tư
chính cho y tế (bao gồm cả kinh phí trả lương và một phần kinh phí hoạt động).
Chi y tế bình quân đầu người tại Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm, tính
theo giá hiện hành qua các năm 1998, 2000, 2005, 2008, 2010 là: 17 USD, 21
USD, 38 USD, 66 USD và 80 USD. Tỷ lệ tổng chi y tế và GDP có tăng song ở
mức thấp, đạt khoảng 5-6%. Nhờ tổng chi cho y tế tăng lên do vậy các bệnh vi
ện
có ngân sách để mua sắm máy móc và trang thiết bị y tế.
Xét về quy mô thị trường TTB y tế, năm 2010 ước tính thị trường Việt Nam
đối với thiết bị y tế và vật tư có giá trị chừng 515 triệu USD, tương đương 6
USD trên đầu dân. Một số con số dự báo lạc quan thị trường Việt Nam sẽ tiếp
tục tăng trưởng từ 10-15% mỗi năm và đạt quy mô trên 1 tỷ đô la Mỹ vào nă
m
2015. Thị phần chủ yếu hiện nay là từ nhập khẩu và một phần ba (30-40%) là từ
các hãng của Nhật, Đức và Mỹ. Các thiết bị được tiêu thụ chủ yếu là thiết bị
chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, thiết bị phòng mổ, thiết bị khử trùng, chống
nhiễm khuẩn, theo dõi bệnh nhân và cấp cứu. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn là
nơi đầu tư TTB y tế nhiều nhấ
t. Theo thống kê của Cục Hải quan TP.HCM, giá
trị một số loại máy móc khám chữa bệnh nhập về Việt Nam qua các cảng của
TP.HCM tăng mạnh qua từng năm: năm 2009 là gần 203,8 triệu USD; năm 2010
là 261,5 triệu USD;
Về chi đầu tư phát triển trong tổng chi y tế quốc gia cho thấy chiếm tỷ lệ dao
động xung quanh 10% tổng chi y tế song có xu hướng giảm từ giai đoạn 2004-
2007 (từ 13,77% năm 2003 xuống 7,6% năm 2004 và 6,9% nă
m 2007) nhưng từ
2008 đến nay đã tăng nên nhờ các chương trình trái phiếu Chính phủ. Từ 2008
đến năm 2013, Chính phủ sẽ tiếp tục các chương trình đầu tư trái phiếu Chính
phủ đầu tư cho bệnh viện huyện, một số chuyên khoa và bệnh viện tuyến tỉnh
Bên cạnh đầu tư từ ngân sách nhà nước và viện trợ, ngành y tế Việt Nam đã
từng bước mở rộng xã hội hóa, cho phép một s
ố hình thức huy động tài chính để
trang bị thêm máy móc, trang bị. Hiện nay hình thức phổ biến trong các bệnh
viện công huy động tài chính dưới các hình thức: liên doanh, liên kết đặt máy
phân chia lợi nhuận. Nhờ phương thức này, nhiều dịch vụ kỹ thuật cao đã được
triên khai (mà không có nguồn vốn nhà nước) như chẩn đoán hình ảnh (MRI,
CT scan, siêu âm), xét nghiệm, nội soi chẩn đoán và can thiệp; nguồn thu tài
chính của bệnh viện tăng lên và giúp phát triển kỹ
thuật tại các bệnh viện. Tuy
6
nhiên, hình thức này thực hiện khi không tách thành pháp nhân độc lập sẽ có khả
năng dẫn tới sự lạm dụng dịch vụ nếu kiểm soát không tốt.
Về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực y tế, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ
Kế hoạch và Đầu tư), cả nước có trên 70 dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp vào
lĩnh vực y tế (y, dược, TTB) với t
ổng vốn đăng ký là gần 1 tỷ đô la. Mặc dù, vốn
đầu tư trực tiếp FDI vào y tế còn khiêm tốn, song nhiều chuyên gia vẫn nhận
định rằng trong những năm tới, số bệnh viện tư nhân và bệnh viện có vốn FDI sẽ
tăng mạnh khi một loạt chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực khám chữa bệnh
được triển khai, nhiều rào cản trong hoạt động y tế tư nhân
được tháo gỡ khi áp
dụng chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế.
Trong nước ta hiện có gần 900 bệnh viện lớn nhỏ ngoài ra còn rất nhiều các
cơ sở y tế khám chữa bệnh tư nhân khác vì vậy nhu cầu về trang thiết bị y tế là
rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi độ an toàn, chính xác cao. Để phục vụ
nhu cầu cho các bệnh viện ngành y tế đã có r
ất nhiều nỗ lực trong việc đầu tư
trang thiết bị, trong đó có các thiết bị X quang y tế. Tuy nhiên, do đây là các
thiết bị đặc biệt, phức tạp về kỹ thuật và có giá trị kinh tế lớn, nên hầu như chỉ
được đầu tư vào việc nghiên cứu tìm hiều và khai thác là chính. Cho tới những
năm gần đây, do nhu cầu thị trường ngày một cấp bách đã ra đời nhiều công ty,
tổ
chức tư nhân như: Công ty thiết bị y tế Việt Nhật, Công ty lắp đặt và chuyển
giao thiết bị y tế (MTI), tham gia vào cung ứng, dịch vụ sau bán hàng, bảo trì,
bảo hành thiết bị. Ngoài ra, một số đơn vị nghiên cứu đào tạo như: các trường,
viện kỹ thuật, kể cả quân sự, đã bắt đầu thành lập và đào tạo kỹ sư, kỹ thuật viên
y sinh, mà mục đích c
ủa nó trước tiên là xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật
chuyên ngành thiết bị y tế công nghệ cao, phục vụ cho công tác vận hành sử
dụng và sửa chữa trước mắt cũng như nghiên cứu phát triển sau này (Viện máy
và dụng cụ công nghiệp, Viện nghiên cứu điện tử, tin học, tự động hoá, các
trường Đại học Bách khoa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Viện Kỹ thuật Quân sự,
Viện Trang thiết b
ị và công trình y tế - Bộ Y Tế, ).
Năm 2006, Viện nghiên cứu điện tử, tin học, tự động hoá đã thực hiện đề tài
cấp bộ "Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy chụp X quang dùng cho các cơ sở y tế"
với mục tiêu của đề tài là các máy X quang y tế thường quy tần số công nghiệp
(50 Hz) mặc dù máy chụp X quang này có nhiều nhược điểm và từ nhiều năm
nay đã không còn được các hãng trên th
ế giới sản xuất nữa nhưng đây là bước đi
đầu tiên đặt nền móng cho các nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra còn một số nghiên
cứu khác nhưng chủ yếu là lý thuyết hoặc từng phần như: đề tài “Khảo sát
nguyên lý thiết kế tổng thể thiết bị chụp X quang số 500 mA” do trung tâm công
nghệ Laser - Viện ứng dụng công nghệ - Bộ khoa học và công nghệ thực hiện,
số hóa các máy chụp X quang cao tần th
ường qui theo công nghệ DR/FPD do
7
công ty TNHH thiết bị Việt Ba thực hiện, Đặc biệt gần đây đã hình thành
công ty liên doanh y học Việt – Hàn (VIKOMED) tại khu công nghệ cao Hòa
Lạc đã cung cấp các loại thiết bị X quang như: máy chụp X quang cao tần
thường qui, máy chụp X quang kỹ thuật số, hệ thống C-Arm, Các thiết bị này
cung cấp cho thị trường từ năm 2010 và chủ yếu là lắp ráp thiết bị và hầu như
không thiết kế hoặ
c sản xuất chi tiết nào.
Năm 2009, Viện trang thiết bị và công trình y tế cũng xây dựng đề tài
“Nghiên cứu, thiết kế chế tạo máy chụp X quang di động kỹ thuật số” đề tài thực
hiện trong 2 năm 2010-2011 đến nay đề tài đang trong giai đoạn hoàn thiện để
chuẩn bị nghiệm thu. Đề tài này cùng với những nghiên cứu của nhóm đề tài là
cơ sở để có những nghiên cứu tiếp theo sâu hơ
n về thiết bị X quang trong y tế.
Xuất phát từ thực trạng trang thiết bị của tuyến cơ sở (huyện, quận): vừa
thiếu vừa yếu. Cho tới cuối 2007, mới chỉ có trên 1000 máy X quang các loại
(gần một nửa là máy chụp thường quy), phần lớn đều ở tình trạng lạc hậu kỹ
thuật, đang được trang bị cho các tuyến nói trên. Đây là các máy X quang cuối
thế hệ hai (s
ử dụng nguồn có cường độ tia thấp, tần số thấp), nên liều chụp cao,
dẫn tới ảnh hưởng chất lượng chuẩn đoán và sức khoẻ người bệnh. Với số
lượng quận huyện trên cả nước như hiện nay thì số lượng máy mới và máy cần
trang bị lại, nâng cấp hoặc thay mới lên tới gần 2000 chiếc trong vòng 3-5 năm
tới. Bên cạnh khối các bệ
nh viện công lập vừa nêu, khối các bệnh viện tư nhân,
đang trong quá trình phát triển nhanh cả về số lượng và năng lực, cũng có nhu
cầu rất cao, ước tính có thể tới không dưới 500 máy/năm trong thời gian tới. Do
vậy, nhiệm vụ trọng tâm của các cơ sở làm công tác trang thiết bị y tế trước mắt
là phải trang bị mới, thay thế, nâng cấp thiết bị X quang cao tần cho các bệnh
viện tuyến c
ơ sở cũng như khối tư nhân. Đây chính là một thị trường, một cơ hội
rất lớn cho ngành thiết bị y tế công nghệ cao trong nước nắm bắt, phục vụ.
Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu trong nước, việc xuất khẩu sang các nước
trong khu vực như Lào, Campuchia, Đông Nam Á là hoàn toàn khả thi, một khi
ta có thể sản xuất được các máy chụp X quang cao tần kỹ thuật số vớ
i giá cả
cạnh tranh.
Để đáp ứng các thị trường như đã phân tích ở trên, vừa có giá vừa phải, lại
tương đối tiên tiến, bước đầu cần thiết kế chế tạo loại máy chụp X quang cao tần
có được những đặc trưng cấu tạo và công nghệ hiện đại của thế hệ thứ ba đời
trung trở lên với các thông số: nguồn X quang có dòng chụp không dưới 300
mA, t
ần số tối thiểu 30 kHz, điện áp chụp 40-150 kVp, điều khiển điện tử số,
cảm biến hình (phim, detector, màn huỳnh quang) số hoá, ứng dụng một số kỹ
thuật chụp tiên tiến như APR, AEC,
8
1.3. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài do Viện Máy và Dụng cụ Công
nghiệp thực hiện cụ thể như sau:
• Chế tạo 01 máy chụp X quang hoàn chỉnh với các chỉ tiêu kỹ thuật như sau:
+ Điện áp: 40÷120 kV
+ Cường độ dòng ≥ 300 mA
+ Công suất máy ≥ 30 kW
+ Tần số dòng ≥ 30 kHz
+ Có lướ
i lọc tia
+ Hiển thị các thông số chụp
+ Có bàn chụp nằm và giá chụp
đứng
Hồ sơ của thiết kế, chế tạo của máy bao gồm:
+ Bản thiết kế sơ đồ nguyên lý và sơ đồ khối của máy chụp X quang cao tần
thường quy
+ Bản thiết kế phần cơ khí của máy chụp X quang cao tần thường quy
+ Bản thiế
t kế phần điện, điều khiển máy chụp X quang cao tần thường quy
+ Tiêu chuẩn cơ sở của máy tương đương tiêu chuẩn Châu Âu
• Làm chủ thiết kế, quy trình công nghệ chế tạo và lắp ráp máy X quang cao
tần dùng cho các cơ sở y tế:
+ Xây dựng cơ sở công nghệ cho thiết kế hệ thống chụp X quang cao tần y
tế thường quy đảm bảo chất lượng ả
nh theo yêu cầu chuẩn đoán.
+ Thiết kế chế tạo lắp ráp hoàn chỉnh một thiết bị chụp X quang cao tần y tế
thường quy.
+ Tỷ lệ nội địa hoá đạt ≥ 40%, giá thành cạnh tranh so với nhập ngoại.
• Góp phần đảm bảo chất lượng, tăng hiệu suất chụp chiếu X quang trong
chuẩn đoán bệnh.
• Thay thế thiết bị nhập ngo
ại đắt tiền, giảm chi phí đầu tư cho ngành y tế của
đất nước, giảm chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
• Nâng cao năng lực chế tạo thiết bị y tế công nghệ cao theo hướng cơ điện tử,
tiến tới xuất khẩu sản phẩm ra các nước trong khu vực và thế giới.
• Thúc đẩy phát triển các ngành liên quan: thiết bị y tế công nghệ cao, cơ khí
chính xác, điện tử
y sinh, điều khiển tự động hoá.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Bằng kinh nghiệm triển khai nghiên cứu thiết kế chế tạo cho các đề tài khoa
học trong lĩnh vực cơ-điện tử của Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp đã ứng
dụng thành công vào thực tế tại Việt Nam và những kinh nghiệm nghiên cứu của
nhóm đề tài. Để nghiên cứu thiết kế chế tạ
o thành công máy chụp X quang cao
tần thường qui sử dụng trong y tế nhóm đề tài chọn phương pháp nghiên cứu là
lấy mẫu và cải tiến cho phù hợp với điều kiện công nghệ chế tạo trong nước.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
- Nghiên cứu lý thuyết: nhằm chuẩn bị cơ sở cho công tác thiết kế hệ thống,
thiết kế thân máy, thiết kế hệ đi
ều khiển chuyên dùng cho thiết bị chuẩn đoán
9
hình ảnh y tế. Trong quá trình nghiên cứu, sẽ tham khảo, tìm hiểu, xây dựng
và rút ra các công thức, nguyên lý thiết kế cơ bản cho xây dựng máy, các sơ
đồ nguyên lý cấu tạo hệ thống điều khiển, các giải thuật cơ sở cho thu nhận
và xử lý ảnh X quang cao tần,…
- Nghiên cứu thực nghiệm: nhằm rút ra những thông số về vật liệu hoặc quá
trình vật lý cần thiết cho tính toán công nghệ cũng như
thiết kế thiết bị, kiểm
nghiệm và hiệu chỉnh hệ thống, thiết bị đang được nghiên cứu chế tạo.
- Nghiên cứu công nghệ: nhằm tổng hợp các kết quả nghiên cứu lý thuyết và
thực nghiệm, đề xuất và thực hiện các công nghệ chụp tối ưu được đề xuất.
- Nghiên cứu tích hợp hệ thống để tạo ra m
ột thiết bị X quang cao tần hoàn
chỉnh. Với một sản phẩm có tính cơ điện tử nổi bật như máy chụp X quang y
tế, việc ứng dụng phương pháp tích hợp sẽ mang lại một cấu hình máy hiện
đại, đáp ứng tốt nhất cùng một lúc nhiều yêu cầu kỹ thuật, tính năng thiết bị.
Các kỹ thuật chính được ứng dụng là:
- Kỹ thu
ật thiết kế CAD cho thiết kế máy: trên cơ sở ứng dụng những phiên
bản mới nhất của AutoCAD, triển khai quá trình thiết kế các hệ thống cơ
như: thân máy, bàn và giá chụp đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và mỹ
thuật công nghiệp ở mức cao.
- Kỹ thuật thiết kế hệ thống X quang cao tần chuyên dùng cho y tế: bao gồm
những tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, các quy t
ắc tính toán trong lĩnh vực X
quang nói chung, cũng như chụp ảnh y tế nói riêng, nhằm đảm bảo cho hệ
thống đáp ứng được yêu cầu chụp ảnh có chất lượng cao, an toàn.
- Kỹ thuật thiết kế hệ thống điều khiển tự động các hệ thống thiết bị X quang
cao tần y tế: bao gồm các kỹ thuật thiết kế hệ thống điều khiể
n hiện đại như
kỹ thuật thiết kế mạch nguyên lý, kỹ thuật thiết kế mạch in với các công cụ
tự động (các phần mềm OrCAD, ProTel…), kỹ thuật phát triển hệ vi điều
khiển với các công cụ phát triển chuyên dụng như: các hệ nghiên cứu phát
triển DK51+C51 của Ceibo-Keil, iC2000 của iSystem,…
- Kỹ thuật đo lường, kiểm soát bức xạ: bao gồm việc áp dụng hàng loạ
t tiêu
chuẩn chuyên ngành cho đo lường và kiểm soát bức xạ của Việt nam và quốc
tế ban hành, việc sử dụng các thiết bị đo lường kiểm soát bức xạ hiện đại của
các nước tiên tiến như thiết bị đo và báo động giới hạn bức xạ nguy hiểm,
thiết bị kiểm tra X quang chuyên dụng cho các máy chụp y tế…
- Kỹ thuật lấy mẫu một số
thiết bị chuẩn như: colimator, lưới chống nhiễu
Bucky, hệ điều khiển : bao gồm việc đo chính xác trên các thiết bị đo
2D/3D, kiểm tra vật liệu trên các máy đo cơ lý…
- Kỹ thuật và công nghệ chế tạo thiết bị y tế nói chung, máy X quang cao tần
cho chẩn đoán y tế nói riêng: bao gồm các kỹ thuật và công nghệ cơ khí, điện
tử và điện động lực thông dụ
ng cũng như các kỹ thuật, công nghệ đặc thù cho
nhóm thiết bị X quang y tế.
Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:
10
- Lần đầu tiên, một thiết bị chuẩn đoán hình ảnh (máy chụp X quang cao tần)
được nghiên cứu thiết kế và chế tạo tại Việt Nam, phục vụ cho nhu cầu khám
chữa bệnh của xã hội.
- Thiết bị được thiết kế chế tạo phù hợp với điều kiện sử dụng Việt Nam, phù
hợp và góp phần nâng cao công nghệ và trình độ ngành chế tạ
o thiết bị y tế
trước mắt cũng như trong tương lai.
- Thiết bị bao gồm: nguồn X quang cao tần chuyên dụng, các cụm thiết bị liên
quan khác, được thiết kế chế tạo trên cơ sở vừa kế thừa các nguyên lý đã
có, vừa mang tính sáng tạo, độc đáo, nhằm một mặt nâng cao hiệu suất thiết
bị, đồng thời giảm chi phí đầu tư, chế tạo