BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ
ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH CHỐNG
NGẬP ÚNG KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY VÀ GIẢM THIỂU
Mã số: ĐTĐL. 2009G/50
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước ngày 30/7/2012)
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Nhiệt đới Môi trường
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Hồng Nhật
CÁC SẢN PHẨM KHOA HỌC
9474-1
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
Cơ quan chủ trì thực hiện: VIỆN NHIỆT ĐỚI MÔI TRƯỜNG
57A Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh Đt/Fax: 08-38455140
i
Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống công trình chống
ngập úng khu vực Tp. Hồ Chí Minh đến môi trường và
đề xuất các giải pháp phát huy và giảm thiểu
Mã số: ĐTĐL. 2009G/50
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NHỮNG ẢNH HƯỞNG
ĐẾN MÔI TRƯỜNG DO HỆ THỐNG CHỐNG NGẬP ÚNG
KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Sản phẩm dạng II)
Cơ quan chủ trì:
Viện Nhiệt đới Môi trường
Chủ nhiệm đề tài:
TS Phạm Hồng Nhật
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
Cơ quan chủ trì thực hiện: VIỆN NHIỆT ĐỚI MÔI TRƯỜNG
57A Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh Đt/Fax: 08-38455140
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC ii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 0
MỞ ĐẦU 1
1. Mô tả dự án và các vấn đề môi trường liên quan 1
1.1 Tương quan giữa quy hoạch phát triển tổng thể KTXH với dự án chống
ngập úng TP.HCM 1
1.2 Hiện trạng và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đối với dự
án 13
1.3 Hiện trạng môi trường tự nhiên ở khu vực dự án 22
1.4 Đánh giá và mô tả diễn biến môi trường đến thời điểm triển khai dự án 45
1.5 Hiện trạng xã hội khu vực dự án 49
2. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn 55
2.1 Cơ sở khoa học 55
2.2 Cơ sở thực tiễn 68
2.3 Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của hệ thống công trình ngập
úng 79
3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng đến môi trường 82
3.1 Khái niệm và cơ sở xây dựng "tiêu chí đánh giá” những ảnh hưởng của hệ
thống đến môi trường 82
3.2 Các chỉ tiêu đánh giá các ảnh hưởng của hệ thống công trình ngập úng đến
môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn và KTXH 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BOD
5
: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygene Demand)
COD : Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygene Demand)
CNMTNĐ : Công nghệ Môi trường Nhiệt đới
ĐHBK : Đại học Bách khoa
KHCN : Khoa học và Công nghệ
KHTL : Khoa học thủy lợi
KT-XH : Kinh tế Xã hội
LĐXH : Lao động xã hội
MTTN : Viện Môi trường và Tài nguyên
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PV. KTTVMT : Phân viện Khí tượng Thủy văn Môi trường phía Nam
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng (Supended Solids)
TT. ĐHCTCNN : Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
UBND : Ủy ban nhân dân
XH : Xã hội
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
1
MỞ ĐẦU
Dự án “Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh” là một
dự án với quy mô lớn và thời gian chuẩn bị, thi công kéo dài. Do đó, những ảnh
hưởng của nó đến môi trường, kinh tế xã hội được dự báo là sẽ rất lớn, đa dạng và
kéo dài. Việc xây dựng một hệ thống tiêu chí sẽ giúp tạo cơ sở cho các đánh giá ảnh
hưởng của dự
án đến môi trường và KTXH. Hệ thống tiêu chí được trình bày dưới
đây được xây dựng dựa trên những cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý, là kết quả
nghiên cứu của nhóm thực hiện đề tài và các chuyên gia trong ngành môi trường, khí
tượng thủy văn.
1. Mô tả dự án và các vấn đề môi trường liên quan
1.1 Tương quan giữa quy hoạch phát triển tổng thể KTXH với dự án chống ngập
úng TP.HCM
a. Quy hoạch phát triển tổng thể KTXH
Theo định hướng phát triển tổng thể kinh tế xã hội Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020,
kinh tế thành phố phát triển theo hướng kinh tế đô thị gắn liền với bảo vệ môi trường.
Quan điểm m
ục tiêu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố như sau:
Quan điểm
- Phát triển phải mang tính bền vững, bền vững là không ngừng nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt chú trọng đến bảo vệ môi trường và
phát triển đô thị bền vững.
- Phát triển kinh tế phải hài hòa với phát triển văn hóa xã hội. Sự giàu có về vật
chấ
t phải đi liền với sự phát triển tương xứng về đời sống tinh thần, để đảm
bảo cho một xã hội phát triển văn minh hiện đại.
- Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh là kinh tế đô thị, khác với kinh tế quốc gia,
thực chất của phát triển kinh tế Tp. Hồ Chí Minh là giải quyết các vấn đề phát
triển đô thị.
- Phát triển thành phố phả
i gắn với phát triển vùng. Thành phố là hạt nhân phát
triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó các quy hoạch, định hướng
phát triển của thành phố phải gắn kết chặt chẽ với toàn vùng.
Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát phát triển thành phố là xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành
một thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh hiện đại; Đi đầu trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện
đại hóa; Phát triển nhanh và bền vững; Xây dựng thành phố trở
thành trung tâm lớn về nhiều mặt của đất nước và khu vực Đông Nam Á.
- Về đô thị: xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, là một thành phố xanh và
đẹp, là một đô thị sông nước, phù hợp với thổ nhưỡng Nam Bộ. Phát triển
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
2
thành phố thành một đô thị mở, nhiều trung tâm. Thành phố là hạt nhân của
vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh, nối kết với các tỉnh xung quanh.
- Về khoa học công nghệ: xây dựng thành phố thành một trung tâm khoa học
công nghệ của cả nước và của Đông Nam Á.
- Về xã hội: xây dựng thành phố thành một thành phố kiểu mẫu xã hội chủ
nghĩa, kết hợp hài hòa giữa phát triể
n kinh tế và phát triển xã hội. Chú trọng
vấn đề giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, phát triển lấy con người làm trung
tâm.
Các mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: Xây dựng phát triển hệ thống giao thông
đường bộ thành phố Hồ Chí Minh thành một đầu mối giao thông vùng, gồm hệ
thống các đường trục chính, kết nối với giao thông đường sắt, đường thủy,
hàng không để hình “thành bộ khung cơ sở” cho phát triển thành phố Hồ Chí
Minh trong tương lai.
- Môi trường: Kiểm soát triều và lũ, xóa hoàn toàn úng ngập, cả
i tạo môi
trường, cảnh quan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Về mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển thành phố (Nghị quyết Đại hội đại biểu
Đảng bộ TPHCM lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015)
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm 12%.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ bình quân 13%/năm.
-
Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp bình quân
11%/năm.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp bình quân 5%/năm.
- Cơ cấu kinh tế năm 2015 (% trong GDP): dịch vụ: 57%, công nghiệp: 42%,
nông nghiệp: 01%.
- Tổng mức đầu tư xã hội 5 năm trên địa bàn thành phố đạt trên 1,4 triệu tỷ
đồng.
- Tốc độ tăng dân số tự
nhiên bình quân hàng năm dưới 1,1%.
- Hàng năm tạo việc làm mới trên 120.000 người.
b. Hiện trạng KTXH thành phố
Trên cơ sở các yếu tố về kinh tế xã hội liên quan đến các vấn đề ảnh hưởng do hệ
thống công trình chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, hiện trạng KTXH
thành phố được đánh giá như sau:
• Về hạ tầng đô thị:
1.
Các khu dân dụng
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
3
Khu nội thành cũ: xây dựng kiến trúc mới trên cơ sở kết hợp giữ gìn, bảo vệ các di
sản văn hóa và các công trình kiến trúc có giá trị; tổ chức sắp xếp lại mạng lưới giao
thông, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng; xây dựng mạng lưới các công trình phúc lợi công
cộng; giải tỏa các khu nhà lụp xụp trên kênh rạch và khu phố; di chuyển các xí nghiệp
công nghiệp và các cơ sở gây ô nhiễm mội trường
đô thị ra ngoại vi.
Khu nội thành phát triển: Phát triển ở phía Tây - Nam. Khai thác quỹ đất kém hiệu
quả về nông nghiệp, chi phí đền bù thấp tại khu vực phía Tây - Bắc thành phố thuộc
huyện Củ Chi, Hóc Môn phát triển khu đô thị mới, chức năng khu dân cư, dịch vụ,
công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố.
Khu vực ngoại thành: xây dựng các đô thị mới gắn với các khu công nghiệp t
ập trung
các khu nhà ở công nghiệp, các khu du lịch - nghỉ dưỡng, các thị trấn, thị tứ khác
trong huyện.
2.
Các khu công nghiệp tập trung:
Cải tạo nâng cấp và sắp xếp lại các khu công nghiệp hiện có và quy hoạch thêm các
khu, cụm công nghiệp theo định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 theo Quyết định 188/2004/QĐ-
TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
• Giao thông vận tải
Giao thông đường bộ: mật độ đường đạt 22 - 24% quỹ đất đô thị. Trong đó khu vực
nội thành đạ
t 16 - 20% quỹ đất.
Đường sắt: ngoài hệ thống đường sắt quốc gia, quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống đường
sắt đô thị bao gồm tàu điện ngầm (Metro) và xe điện trên mặt đất hoặc đường sắt trên
cao (Monorail).
Đường sông, đầu tư nâng cấp các cảng sông, đạt khối lượng hàng hóa thông qua từ
3,2 triệu tấn đến 3,9 triệu tấn.
• Về môi trường: tập trung cho chương trình chố
ng ngập nước đô thị.
Nhiệm vụ này đã được giao cho Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước
thành phố chủ trì thực hiện với các kết quả sau:
- Tập trung xóa, kéo giảm các điểm ngập nước hiện hữu; kiểm soát, ngăn chặn
không để phát sinh điểm ngập mới trên địa bàn.
- Triển khai thực hiện Quy hoạch chống ngập úng khu vực thành ph
ố Hồ Chí
Minh theo Quyết định số 1547/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện đồng bộ các dự án xóa, giảm ngập và các phương án giảm ngập tạm
thời tại khu vực ngập trọng điểm trên địa bàn thành phố theo kế hoạch đầu tư.
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
4
Cụ thể trong năm 2009:
- Xóa được 27 điểm và giảm 21 điểm ngập do nước mưa, giảm 38,1% so với
năm 2008.
- Tình trạng ngập do triều cũng được cải thiện, chỉ còn 37/92 con đường bị ngập
do triều ở mức triều 1,56m.
- Giảm đáng kể hiện tượng vỡ bờ bao, năm 2009 chỉ còn 15 đoạn bờ bao bị vỡ
v
ới chiều dài 180m (năm 2008: có 69 đoạn bị vỡ với chiều dài 334m).
- Diện tích bị ngập cũng giảm, chỉ còn 60ha bị ngập (2009) so với 629,7ha bị
ngập trong năm 2008.
- Đã triển khai và tiếp nhận các trạm bơm chống ngập úng gồm Nhà máy xử lý
nước thải Bình Hưng, Trạm bơm Đồng Diều…
Ngoài các vấn đề KT-XH liên quan trực tiếp đến ngập úng, hiện trạng KT-XH Tp. Hồ
Chí Minh trong thời gian gần đây như sau:
1.
Hiện trạng phát triển kinh tế
Kinh tế Tp.HCM tăng trưởng bình quân 10,76%/năm giai đoạn 1996-2010, cao hơn
mức tăng trưởng bình quân chung cả nước 1,5 lần.
- Giai đoạn 1996-2010: không hoàn thành mục tiêu đã đề ra do chịu tác động
của khủng hoảng kinh tế thế giới và mục tiêu được đề ra quá cao.
- Giai đoạn 1996-2010 chủ yếu tập trung ở khu vực công nghiệp - xây dựng và
khu vực dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng c
ủa khu vực nông - lâm - thủy sản duy trì
ở mức thấp. Trong suốt giai đoạn 1996-2010 khu vực công nghiệp và xây dựng
duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn so với khu vực dịch vụ.
- Trong giai đoạn dài từ năm 1995-2005 công nghiệp được tập trung đầu tư với
sự hình thành của nhiều khu chế xuất và khu công nghiệp. Khu vực dịch vụ
tăng trưởng chậm hơn do một thời gian dài chư
a được đầu tư đúng mức. Ngoài
ra, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 1997 đã ảnh hưởng tiêu cực
đến phát triển khu vực dịch vụ.
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
5
Hình 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa 3 khu vực kinh tế (1995-2010)
2.
Hiện trạng phát triển công nghiệp
Công nghiệp trên địa bàn TP.HCM đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13,7%/năm
trong suốt giai đoạn 2001-2010. Đây là tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên, so với mục
tiêu tăng trưởng GDP chung 12%/năm thì tốc độ tăng trưởng nêu trên vẫn còn thấp.
Bảng 1. Giá trị và tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP.HCM
giai đoạn 2000-2010 (giá so sánh 1994)
Năm Giá trị (Tỷ đồng) Tốc độ tă
ng (%/năm)
2000 57.599
2005 116.463
2006 132.094 13,4
2007 150.755 14,1
2008 169.318 12,3
2009 183.322 8,3
2010 209.354 14,2
Bình quân giai đoạn 2001-
2005
15,1
Bình quân giai đoạn 2006-
2010
12,4
Bình quân giai đoạn 2001-
2010
13,8
Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
6
Bốn nhóm ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố đạt tốc độ tăng trưởng cao
trong suốt giai đoạn 2000-2010, đặc biệt là nhóm ngành cơ khí, hóa chất - cao su.
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tốc độ tăng trưởng chậm hơn và dao động ở
mức 10%/năm.
Bảng 2. Giá trị và tốc độ tăng giá trị sản xuất bốn nhóm ngành công nghiệp trọng
yếu (giá so sánh 1994)
Đơn vị
tính: Tỷ đồng; %/năm
Ngành công nghiệp trọng yếu
Năm
Cơ khí
Hóa chất -
nhựa cao su
Điện tử - công
nghệ thông tin
Chế biến
lương thực
thực phẩm
2000 7.179 9.684 1.668 12.804
2005 16.852 21.915 4.044 21.360
2006 20.030 26.575 4.461 22.687
2007 24.779 30.540 5.313 24.602
2008 27.527 33.135 6.891 28.030
2009 30.190 38.386 7.886 30.465
2010 34.296 44.873 8.911 35.126
Bình quân
2001-2005
18,6 17,7 19,4 10,8
Bình quân
2006-2010
15,3 15,4 17,1 10,5
Bình quân
2001-2010
16,9 16,6 18,2 10,6
Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM
3.
Hiện trạng phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp
Tốc độ tăng trưởng (GDP) của ngành nông - lâm - ngư nghiệp trong giai đoạn 2001-
2009 bình quân đạt 4,96%/năm. Trong đó:
- Ngành nông nghiệp tăng bình quân là 3,65%/năm.
- Ngành thủy sản đạt đến 11,7%/năm.
- Lâm nghiệp giảm bình quân 4,41%/năm.
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
7
Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP ngành nông - lâm - thủy sản
với 82,22% vào năm 2009. So với năm 2000 GDP ngành nông nghiệp năm 2009
giảm 4,01%. Ngành thủy sản năm 2009 chiếm tỷ trọng 16,59% GDP, so với năm
2000 tăng 7,45%.
Bảng 3. Tổng sản phẩm trong nước ngành nông - lâm - ngư nghiệp
Đơn vị tính: %
2000 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nông nghiệp 86,22 72,53 73,63 76,40 81,56 82,22
Lâm nghiệp 4,64 3,30 1,84 1,48 1,19 1,19
Thủy sản 9,14 24,18 24,53 22,12 17,25 16,59
Nguồn: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Tp Hồ Chí Minh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Như vậy có thể nói, ngành nông nghiệp đang có xu hướng phát triển chậm lại do định
hướng phát triển KTXH của thành phố.
4.
Hiện trạng phát triển ngành dịch vụ
Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất ở giai đoạn 1991-1995 và
2006-2009 với mức tăng lần lượt là 11,2%/năm và 11,03%/năm. Xét phạm vi từng
ngành dịch vụ, các ngành đạt tốc độ tăng trưởng cao là tài chính tín dụng; vận tải, kho
bãi, thông tin liên lạc; thương nghiệp. Các ngành dịch vụ này vừa có quy mô lớn và
tốc độ tăng trưởng cao nên đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển của khu vự
c
dịch vụ.
Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân các ngành dịch vụ trên địa bàn
TP.HCM
Đơn vị tính: %/năm
1991-
1995
1996-
2000
2001-
2005
2006-
2009
Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ 11,2 8,3 10,0 11,03
́1. Thương nghiệp 10,6 6,7 7,2 11,36
2. Khách sạn nhà hàng 14,1 4,0 6,3 5,08
3. Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 11,9 14,0 13,5 14,55
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
8
4. Tài chính tín dụng 16,1 4,1 21,3 28,3
5. Khoa học công nghệ 13,0 14,5 11,4 1,63
6. Hoạt động liên quan kinh doanh tài
sản(*)
6,6 5,9 6,0 4,81
7. Quản lý nhà nước 7,6 4,1 14,7 14,72
8. Giáo dục đào tạo 12,3 13,1 10,5 8,86
9. Y tế và cứu trợ xã hội 12,5 15,8 16,6 12,57
10. Văn hoá và thể dục thể thao 15,4 16,2 9,2 1,76
11. Hiệp hội 19,8 16,1 2,1 -1,14
12. HĐ phục vụ cá nhân cộng đồng 18,1 14,1 4,8 11,21
13. HĐ giúp việc hộ gia đình 27,5 12,1 0,7 1,53
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM, năm 2010.
5.
Hiện trạng hệ thống cống thoát nước và sự phát triển trong những năm qua
Hệ thống cống thoát nước của Thành phố hiện nay là hệ thống cống chung, vừa thiếu
về số lượng vừa nhỏ về tiết diện. Được xây dựng qua nhiều giai đoạn, phần lớn có
tuổi thọ trên 40 năm.
Tổng chiều dài cống thoát nước cấp 2, cấp 3 và cấp 4 trên toàn TP hiện nay khoảng
1592 km, trong đó khoảng 1142 km cống thoát nước cấp 2, cấp 3 do Sở Giao thông
vận t
ải quản lý và khoảng 450km cấp 3, cấp 4 do quận - huyện quản lý. Có tổng số
816 cửa xả ra kênh rạch, trong đó 93 cửa bị nhà dân lấn chiếm.
Hệ thống thoát nước mới phủ một diện tích khoảng 62km
2
, chỉ chiếm khoảng trên
12% diện tích đất xây dựng trên toàn địa bàn TP, phục vụ cho khoảng 60% dân số.
Chỉ tiêu chiều dài đường cống trên người toàn TP khoảng 0,22 m/người, chỉ bằng
1/10 so với các nước phát triển (2m/người). Mật độ cống tập trung chủ yếu ở khu vực
các quận nội thành cũ, đạt khoảng 6,5km/km
2
, trong khi các quận nội thành phát triển
chỉ có 1,3 km/km
2
và ngoại thành là 0,12 km/km
2
.
Mạng lưới thoát nước hạn chế do chưa được đầu tư đúng mức trong những năm qua.
Trước năm 2008, các giải pháp chủ yếu để tăng cường khả năng thoát nước là nạo vét
kênh rạch, cải tạo hệ thống thoát nước cũ. Từ năm 2005, thành phố bắt đầu khởi công
các hạng mục của dự án ODA, đến năm 2008, một số hạng mục c
ủa dự án hoàn
thành, bổ sung một số cống mới cho nội thành thành phố. Tính đến cuối năm 2010,
các dự án ODA đã xây dựng mới cống cấp 2, cấp 3 bổ sung cho thành phố là 99 km
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
9
cống. Ngoài ra, song song với các dự án ODA, tính đến năm 2009 thành phố đã hoàn
thành 36 dự án cải tạo, lắp mới hệ thống thoát nước bằng nguồn vốn ngân sách bổ
sung xây dựng mới khoảng 85 km cống để hoàn thiện mạng lưới thoát nước cho lưu
vực trung tâm thành phố .
6.
Dân số, lao động và việc làm
Tính đến tháng 12/2009, dân số thành phố đạt 7.165.438 người và là một thành phố
có mức độ tập trung dân cư đông đúc và đứng vào tốp 15 thành phố có quy mô dân số
đông nhất thế giới.
Từ năm 1986, dân số thành phố không ngừng gia tăng với tốc độ cao và cho đến năm
2010 thì dân số Thành phố đã đạt gần 7,3 triệu người và tình hình gia tăng dân số này
sẽ còn tiếp tục trong những năm tới.
B
ảng 5. Tình hình biến động dân số qua các tổng điều tra
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
1/10/1979 1/4/1989 1/4/1999 1/4/2009
Toàn thành
phố
Người 3.419.978 3.988.124 5.037.155 7.123.340
Thành thị " 2.700.849 2.946.426 4.204.662 5.929.479
Nông thôn " 719.129 1.041.698 832.493 1.193.861
Nam " 1.622.072 1.890.343 2.424.415 3.425.925
Nữ " 1.797.906 2.097.781 2.612.740 3.697.415
Cơ cấu (%) % 100,0 100,0 100,0 100,0
Thành thị " 78,97 73,88 83,47 83,24
Nông thôn " 21,03 26,12 16,53 16,76
Nam " 47,43 47,40 48,13 48,09
Nữ " 52,57 52,60 51,87 51,91
Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và nhà ở TP.HCM - tháng 10/2009
Qua thực trạng tăng trưởng dân số trong 10 năm qua (1999-2009), có thể nhận xét
như sau:
- Tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn thành phố hàng năm đạt 3,53%/năm.
- Giai đoạn 1999-2004 tốc độ tăng khá cao 3,96%/năm. Giai đoạn 2004-2009
giảm còn 3,0%/năm.
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
10
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm khá rõ (từ 1,61%/năm vào thời kỳ
1979-1989, đã giảm xuống còn 1,52%/năm vào thời kỳ 1989-1999 và chỉ còn
1,27% ở thời kỳ 1999-2009).
- Giai đoạn 1999 -2009, tỷ lệ tăng cơ học khá cao với tốc độ tăng bình quân là
2,30%/năm.
Bảng 6. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của TP.HCM qua các thời kỳ
Đơn vị tính: %
Ch
ỉ tiêu 1979-1989 1989-1999 1999-2009
Tỷ lệ tăng dân số chung
1,63 2,36 3,53
Tỷ lệ tăng tự nhiên 1,61 1,52 1,23
Tỷ lệ tăng cơ học 0,02 0,84 2,30
Nguồn: Tổng điều tra dân số TP.HCM, 2009.
Giai đoạn 1996-2010 Kinh tế TP.HCM tăng trưởng bình quân 10,76%/năm.
Căn cứ kết quả điều tra dân số năm 1999 và năm 2009 cho thấy tốc độ tăng trưởng
bình quân dân số TP.HCM giai đoạn 2000-2009 là 3,58%/năm trong khi đó lao động
làm việc tăng trưởng bình quân 5,21%/năm trong cùng thời kỳ. Như vây, hàng năm
Thành phố tiếp nhận một lực lượng lao động nhập c
ư khá lớn từ các địa phương khác.
Bảng 7. Một số chỉ tiêu về dân số, lao động
Chỉ tiêu 1989 1999 2009
Tốc độ tăng bình
quân
2000-2009 (%/năm)
1. Dân số (Người)
3.988.12
4
5.037.15
5
7.162.86
4
3,58
2. Lực lượng lao động
(Người)
1.758.81
4
2.453.41
3
3.730.63
2
4,28
2.1 Đang làm việc (Người)
1.503.97
8
2.145.96
4
3.566.63
6
5,21
2.2 Không làm việc
(Người)
254.836 307.449 163.996
Nguồn: Kết quả điều tra dân số TP.HCM 1989, 1999, 2009
7.
Vấn đề về nhà ở
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
11
Tính đến thời điểm cuối năm 2009, tổng diện tích nhà ở của TP.HCM là 87.930.420
m², diện tích bình quân đầu người đạt 13,53m²/ người. Theo chỉ tiêu quy hoạch nhà ở
đến 2010 là 14 m²/ người, trung bình mỗi năm xây 6.67 triệu m² nhà ở. Trong tổng số
căn nhà, có 67,8 % nhà kiên cố, 28% nhà bán kiên cố và tạm thời, 4,2% là nhà biệt
thự. Quan điểm phát triển nhanh nhà ở đô thị theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
TP.HCM đến năm 2010, cùng với nhi
ều chính sách và chương trình phát triển nhà ở
của thành phố Hồ Chí Minh, đã làm cho quỹ nhà ở tăng lên đáng kể về số lượng lẫn
chất lượng, giải quyết được bước đầu nhu cầu nhà ở cho người dân.
Bảng 8. Tình trạng nhà ở thay đổi giai đoạn 1985-2009
Chỉ tiêu Đơn vị 1985 1995 2000 2005 2007 2009
Số dân
1000
người
3.706,
78
4.640,
11
5.248,
70
6.239,
94
6.450,
94
6.810,
46
Diện tích sàn
Triệu
m²
23,991 35,035 60,711 64,270 78,55 87,93
Diện tích bình
quân
m²/ngư
ời
6,47 7,55 11,57 10,3 11,81 12,91
Biệt thự % 0,5 0,9 1,1 1,9 2,1 4,2
Nhà kiên
cố % 15,3 13,9 19,1 33,1 41,9 67,8
Loạ
i
nhà
Nhà bán
kiên cố và
tạm thời
% 83,2 85,2 79,8 65 56 28
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình nhà ở của Sở Xây dựng TP.HCM
ngày 17/2/2010
8.
Đánh giá chung về mức độ phù hợp/không phù hợp
Như vậy, theo các định hướng phát triển tổng thể kinh tế xã hội và hiện trạng kinh tế
xã hội của thành phố trong thời gian qua, có thể nhận xét rằng giữa hiện trạng và định
hướng phát triển là hoàn toàn phù hợp. Nhận định này được dựa vào cơ sở sau:
- Định hướng kinh tế thành phố phát triển theo hướng kinh tế đô thị hoàn toàn
phù hợp với phát triển kinh tế trong thời gian qua là tốc
độ phát triển các
ngành kinh tế theo thứ tự là công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp.
- Do sự phát triển kinh tế nên thu hút một lượng lớn lao động nhập cư, gia tăng
mạnh trong giai đoạn 1999-2009 với tốc độ gia tăng dân số trên 3%/năm.
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
12
- Cùng với đó, tỷ trọng kinh tế cũng ngày càng thay đổi với cơ cấu dịch chuyển
mạnh sang thành phần kinh tế tư nhân.
- Các vấn đề về hạ tầng đô thị và vệ sinh môi trường cũng phát triển mạnh thông
qua tỷ trọng đầu tư cho hạ tầng cũng gia tăng theo từng giai đoạn.
- Vấn đề nhà ở là nỗi bức xúc của c
ư dân thành phố và mức độ đáp ứng đã ngày
càng gia tăng (diện tích đầu người năm 2009 tăng gấp đôi so với năm 1985).
c. Đánh giá mối tương quan giữa quy hoạch phát triển tổng thể KTXH thành
phố với dự án chống ngập úng
Như đã trình bày ở trên, định hướng phát triển kinh tế của thành phố là phát triển kinh
tế đô thị gắn liền với bảo vệ
môi trường nên các dự án, quy hoạch phát triển KTXH
đều phục vụ cho mục đích này. Để đánh giá mối tương quan giữa quy hoạch tổng thể
KTXH thành phố với dự án chống ngập úng, cần xem đến quan điểm và mục tiêu của
dự án “Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP. Hồ Chí Minh”.
• Mục tiêu:
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi nhằm góp phần giả
i quyết cơ bản
tình trạng ngập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, góp phần cải tạo môi
trường nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân
dân trong vùng.
- Đề xuất giải pháp tổ chức, trình tự thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư các
công trình xây dựng ưu tiên trong giai đoạn 2008 - 2010.
• Nhiệm vụ:
- Đánh giá tổng thể tình hình tiêu thoát nước, tình trạ
ng ngập trên địa bàn thành
phố và vùng phụ cận gây ảnh hưởng trực tiếp đến thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác định nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng ngập gồm nguyên nhân trực
tiếp, gián tiếp do nội tại và ngoại lai gây nên.
- Đề xuất các giải pháp công trình, phi công trình chống ngập và bước đi thích
hợp để từng bước giải quyết tình trạng ngập nước trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
• Các nội dung chính bao g
ồm:
- Vấn đề ngập lũ và các giải pháp kiểm soát lũ từ thượng lưu, lũ ĐBSCL cho các
vùng.
- Vấn đề ngập triều và các giải pháp kiểm soát triều, kiểm soát lũ – triều và thiên
tai từ phía biển.
- Đề xuất cải tạo các khung trục tiêu thoát chính, các biện pháp nâng cao năng
lực của hệ thống tiêu thoát nhằm giải quyết triệt để vấn đề tiêu thoát nước, cải
thiện môi trường kênh rạch và các giải pháp cho các khu riêng lẻ.
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
13
- Dự báo những diễn biến bất lợi kèm theo hiện tượng nước biển dâng: xâm
nhập mặn, ô nhiễm, sạt lở bờ và tác động của các công trình kiểm soát nước
đối với chế độ nước và môi trường.
- Đề xuất các kiến nghị nhằm hạn chế các tác động bất lợi về tiêu thoát nước và
bảo vệ môi trường.
- Đề xuất giải pháp tổ chức th
ực hiện, trình tự thực hiện quy hoạch, kế hoạch
đầu tư xây dựng các công trình theo quy hoạch.
Như vậy, xét theo mối tương quan giữa “Quy hoạch phát triển tổng thể KTXH thành
phố Hồ Chí Minh” và dự án “Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP. Hồ
Chí Minh” thì dự án quy hoạch thủy lợi là một dự án phục vụ cho sự phát triển kinh
tế của thành phố nhằm hoàn thành các chỉ tiêu cụ thể
đã đặt ra. Các công trình chống
ngập úng được thiết lập là phù hợp với quy hoạch phát triển, cụ thể:
- Vấn đề đầu tiên, là đáp ứng mục tiêu hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị, thúc đẩy
phát triển kinh tế đô thị. Giảm thiểu ngập úng và góp phần thúc đẩy giao thông
thủy thông qua các nội dung tiêu thoát nước, mở rộng kênh, lắp đặt âu
thuyền…
- Góp phần gi
ảm ngập bằng các giải pháp tiêu thoát nước, chống triều, ngăn lũ.
- Góp phần bảo vệ môi trường qua các giải pháp nhằm hạn chế các tác động bất
lợi về tiêu thoát nước và bảo vệ môi trường.
1.2 Hiện trạng và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đối với dự
án
a. Điều kiện tự nhiên khu vực dự án
•
Vấn đề về điều kiện khí tượng thủy văn
Như đã trình bày chi tiết trong phần 1.4 (chương 1), một số đặc điểm chính về điều
kiện tự nhiên khu vực Tp. Hồ Chí Minh như sau:
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở hạ lưu các con sông lớn (Đồng Nai, Sài Gòn,
trong vùng ảnh hưởng của sông Cửu Long) nên phải chịu ảnh hưởng của
những biến
động từ phía thượng lưu (lũ lụt, khai thác nguồn nước ).
- Do nằm sát với biển, nên chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều biển Đông và
các thiên tai từ phía biển (mức nước triều cường tại trung tâm thành phố dao
động hàng năm trong khoảng 1,15 – 1,49 m. Biên độ thủy triều từ 2,7 - 3,3 m).
- Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm 1.930 mm, tập trung trong 6 tháng mùa
mưa (> 90%). Mưa tập trung thành từng trận vớ
i cường độ lớn.
- Địa hình thấp trũng, với hướng địa hình thấp dần ra biển, không thuận cho xây
dựng và phát triển đô thị (trên 60% diện tích đất của thành phố có cao trình
dưới +2,0 m).
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
14
- Sông rạch dày đặc, diện tích mặt nước lớn, thuận tiện cho việc lan truyền vật
chất, năng lượng và điều kiện ngập nước.
- Nền địa chất rất yếu, dễ lún, sạt lở (trừ một vài vùng cao).
• Vấn đề về điều kiện thổ nhưỡng
- Trong điều kiện trên 50% diện tích đất đai thành phố có cao trình d
ưới +1,0 m
(thấp hơn mức nước triều cao), muốn phát triển thành phố cần phải lấn xuống
đầm lầy, san lấp vùng trũng, sông rạch. Đó là xu thế khách quan. Thêm vào đó
phát triển xuống vùng trũng là phát triển ra phía Biển là hướng phát triển có lợi
nhất cho bất kỳ một vùng lãnh thổ nào.
- Do không nắm được tính tất yếu của quy luật phát triển đó, chúng ta đã mất
nhiều thời gian bàn luận v
ề hướng phát triển của thành phố và khi hành
động thì chúng ta thiếu sự chỉ đạo chiến lược cần thiết phải có cho việc khai
thác các vùng trũng, đầm lầy và sông rạch, mặc cho mọi quá trình diễn ra
một cách tự phát "quý hồ có đất xây dựng".
- Từ năm 1998 đến năm 2006 tổng diện tích đất xây dựng đô thị đã tăng lên
12.648 ha. Trong đó, trên các quận mới diện tích này lấy từ đấ
t nông nghiệp,
đất hoang hóa, mặt nước, đất nghĩa địa. Theo kế hoạch sẽ tiến hành san lấp
3.576 ha kênh rạch trong kế hoạch phát triển trong tương lai.
- Trên 60% diện tích đất đai thành phố nằm dưới cao độ địa hình + 2.0m. Dĩ
nhiên cũng khoảng ngần đó diện tích đất đai sẽ chịu ảnh hưởng ngập nước do
Lũ và Triều. Theo thống kê gần đây nhất, đất xây d
ựng bị ngập chiếm
34,61km
2
và diện tích đất nông nghiệp bị ngập 230,3km
2
• Vấn đề về sạt lở, xói mòn
1. Hiện trạng xói lở
Theo Báo cáo Dự án Đê bao sông Sài Gòn, xâm thực bờ sông có thể thấy được qua
quan sát sự phát triển, hình thành các khúc uốn trong nhiều năm. Theo LĐ ĐT&QH
(2010), tốc độ xâm thực bờ trung bình trong khoảng 3.000 năm tính từ khi biển rút để
tạo nên các trầm tích của hệ tầng Cần Giờ ở các khúc uốn Bình Quới, Thủ Thiêm,
Tân Thuận vào khoảng 1,0÷1,33m/năm. Tình hình sạt lở bờ sông trên địa bàn
TP.HCM cụ thể như sau:
-
Khu vực Quận 7 - Nhà Bè đã xảy ra một số điểm sạt lở: sông Nhà Bè - Soài
Rạp, sông Mương Chuối (60m bờ bị sụp, ăn sâu vào đất liền 30m); Lòng Tàu,
sông Đồng Điền (đoạn gần nhà máy điện Hiệp Phước), ngã ba rạch Bà Chim –
Muơng Chuối sạt lở 30m; kênh Lộ, kênh Cây Khô, rạch Tôm, đoạn ngã ba
sông Nhà Bè – Phú Xuân (dài 0.5km); xã Nhơn Đức năm 2004 trôi 50m kè bê
tông và 100 m cừ bê tông….tổng chiều dài 5,9km.
- Khu vực Qu
ận 9 trên sông Đồng Nai có các điểm: trên khu rạch Bà Kỳ, rạch
Giáng, Cù Lao Long Phước (khu rạch Mương đến Vàm sông Tắc đổ ra sông
Đồng Nai)… tổng chiều dài các đoạn có nguy cơ sạt lở cao là 5,8km.
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
15
- Trên sông Sài Gòn, đoạn dọc theo nhà thờ Fatima, cách cầu Bình Lợi 300m về
phía thượng lưu, dài 1km và đoạn từ cầu Bình Phước về phía thượng lưu
1,5km.
- Khu vực bán đảo Thanh Đa-quận Bình Thạnh là khu vực trọng điểm sạt lở của
sông Sài Gòn, có các điểm sạt lở tập trung nhiều tại phường 27 - 28, khu vực
bờ kênh Thanh Đa phường 26, khu vực bờ sông Sài Gòn phường 25 quận Bình
Th
ạnh với chiều dài 1,93km. Đây là những nơi có nguy cơ sạt lở rất cao và bờ
sông có thể sụp đổ bất cứ lúc nào với thiệt hại là không lường trước được.
2. Kết quả điều tra khảo sát của Thiềm Quốc Tuấn và cộng sự cho thấy hiện trạng
trượt lở bờ sông Sài Gòn:
Đoạn sông từ Cầu Bình Phước đến Cầu Sài Gòn, hầu hết những đoạn sông bị trượt
lở đều nằm trên các khúc sông cong điển hình. Đoạn sông có chiều dài khoảng 22km,
có nhiều khúc uốn, lòng sông khá hẹp với chiều rộng thay đổi từ 220-320m. Kết quả
khảo sát cho thấy đoạn sông này có gần 4km đường bờ bị trượt lở với mức độ khác
nhau nằm trên đị
a bàn các quận Thủ Đức, quận 2, quận 12 và khu vực bán đảo Thanh
Đa - Bình Thạnh.
Đoạn sông từ Cầu Sài Gòn đến ngã ba mũi Đèn đỏ. Nhìn chung, đoạn sông từ cầu
Sài Gòn đến ngã ba mũi Đèn đỏ có tổng cộng khoảng gần 600m đường bờ bị sạt lở
với tốc độ yếu và hầu như đều tập trung ở phía bờ tả trên địa bàn quận 2. Đoạn sông
này có chiều dài khoảng 16km, có các kênh rạch lớn nhỏ cắt ngang như kênh Tẻ, rạch
Thị Nghè, rạch Giồng Ông Tố, rạch Cây Bàng, rạch Cá Trê nhỏ chiều rộng lòng
sông thay đổi từ 290 – 470m. Đây là khu vực nước sâu, sông rộng, thuận lợi cho việc
phát triển giao thông thủy cho nên dọc bờ hữu có một hệ thống cảng hiện đại vào bậc
nhất nước ta như Tân Cảng, cảng Sài Gòn, cảng Bến Nghé, cảng Tân Thuận
Đông
cùng với sự phát triển của hệ thống cảng là các công trình bảo vệ bờ kiên cố được xây
dựng để bảo vệ bờ, vì vậy, đường bờ khá ổn định. Tuy nhiên, ở những nơi chưa có
công trình bảo vệ bờ thì một vài nơi cũng bị trượt lở. Cụ thể là:
- Tại ngã ba sông Sài Gòn – rạch Mương Hiệp thuộc phường An Khánh, quận 2
(đối diệ
n với bãi chứa container của Tân Cảng), hai đoạn đường bờ dài khoảng
200m bị trượt lở với tốc độ trung bình 1,3m/năm.
- Một số đoạn đường bờ gần rạch Bình Khánh, rạch Ông Cai, rạch Giồng Ông
Tố (quận 2) với chiều dài tổng cộng khoảng 400m cũng bị trượt lở với tốc độ
trung bình khoảng 0,6m/năm.
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
16
Hình 2. Sơ đồ vị trí trượt lở (theo Thiềm Quốc Tuấn và cộng sự, 2008)
• Vấn đề về sụn lún, triều và lũ
Theo TS. Lê Văn Trung (Outline of the Waterlog and Flood Prevention Solutions in
Ho Chi Minh City), thói quen khai thác và sử dụng nước ngầm từ những năm 1990 đã
ngày càng gia tăng và góp phần vào việc sụt đất. Với lượng khai thác nước ngầm lên
đến 650.000 m
3
/ngày (2005) đã góp phần làm mềm đất, khai thác nước ngầm trên
diện rộng đã làm cho mực nước ngầm giảm đáng kể (lớn hơn 20m từ 1990 đến nay).
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
17
- Sụt đất (tốc độ trung bình 6mm/năm) ở một số vùng sẽ dẫn đến khả năng bị
ngập khi gặp phải triều cao.
- Biến đổi khí hậu dẫn đến mực nước gia tăng mỗi năm khoảng 3mm và làm
mực nước ở các sông cao hơn độ cao mặt đất.
- 60% diện tích có độ cao thấp hơn 1,50m, trong khi đó mức triều là +1.58m.
- H
ồ Dầu Tiếng, Trị An có thể xả lũ với lưu lượng 300 m
3
/s dọc theo sông Sài
Gòn – Đồng Nai (200 km).
- Nếu mực nước biển dâng thêm 70cm do biến đổi khí hậu, sẽ có thêm 300 km
2
bị ngập.
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
18
Hình 3. Các hướng đi của triều và lũ tác động lên vùng I, gây ra hiện tượng ngập
úng (Nguồn: TS. Lê Văn Trung)
• Vấn đề về mưa
- Lượng mưa trung bình khoảng 2.000 mm/năm.
- 80% tập trung vào tháng 6-9 của năm.
- Lượng mưa có thể đạt 200 mm/ngày và cường độ mưa cực đại 50 mm/giờ.
- Khi bị ngập do mưa, ngập lụt lên đến 30-40cm.
b. Hiện trạ
ng về kinh tế xã hội
Vấn đề quan trọng đầu tiên liên quan đến kinh tế xã hội là hoạt động sử dụng nguồn
nước và xả thải chất thải vào các kênh rạch.
• Hoạt động nhân sinh
Những hoạt động của con người trên lưu vực rất đa dạng, đã góp phần to lớn cho sự
nghiệp phát triển toàn vùng, song cũng gây tác động lớn đến những diễn biến củ
a chế
độ nước vùng hạ du, gây nên những hạn chế cản trở việc phát triển bền vững cần
được lưu ý như sau:
- Nằm ở hạ lưu các con sông lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của
thành phố: tổng lượng dòng chảy năm bình quân là 32 tỷ m
3
nước, là nguồn
cấp nước chính cho thành phố và cũng là nguồn gốc của nhiều vấn nạn.
(Diện tích Thành phố chỉ bằng 5% diện tích lưu vực sông Đồng Nai).
Các con sông này đang được khai thác mạnh mẽ phục vụ công cuộc phát triển.
- Trên lưu vực sông Đồng Nai hiện có: 6 công trình hồ lớn, với tổng dung tích
6.861 triệu m
3
; 115 hồ chứa nhỏ; 43 trạm bơm; 202 đập dâng lấy nước, cấp
nước cho 422.904ha; 21 hệ thống đê bao ngăn lũ, ngăn mặn cho 66.490ha.
Trong tương lai trên hệ thống này còn 7 công trình lớn và nhiều công trình nhỏ
khác.
Với xu thế phát triển trên đây, nguồn nước đến từ thượng lưu sẽ yếu dần đi, kèm theo
đó (theo kinh nghiệm) là xu thế thoái hóa của môi trường hạ du.
Các đê bao phần lớn được xây dự
ng ở hạ lưu và trung lưu nhằm bảo vệ các vùng nội
đồng chống với lũ, triều và mặn, bảo vệ cho các vùng đất nông nghiệp, song cũng có
thể thấy đê bao làm mất đi những vùng điều tiết lũ – điều tiết triều tự nhiên. Lũ đến
và thủy triều lên sẽ mạnh hơn, mức nước trong sông cao hơn, vận tốc dòng chảy
mạnh hơ
n, gây trở ngại cho việc thoát nước mưa vùng hạ du, xói lở bờ sông.
• Vấn đề về phát triển đô thị:
1. Hệ thống thoát nước yếu kém:
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
19
Lưu vực thoát nước nội thành Tp. Hồ Chí Minh rộng hơn 14.000 ha ,trong đó bao
gồm các lưu lực thoát nước chính như sau:
- Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dài 31,7km, lưu vực 3.320 ha.
- Kênh Tân Hoá – Ông Buông - Lò Gốm dài 7,7 km, lưu vực 1.500 ha.
- Kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, Kinh Đôi-Tẻ dài 25,8 km, lưu vực 3.065 ha.
- Kênh Tham Lương – Bến Cát - dài 32,95 km, lưu vực 3.000 ha.
Hệ thống cống thoát nước do Công ty Thoát nước Đô thị quản lý, gồm:
- Chiều dài tổng cộ
ng khoảng 777 km, bao gồm 39.000 hầm ga các loại và 412
cửa xả. Ngoài ra còn có hệ thống cống cấp 4 do Quận Huyện quản lý dài
khoảng 420 km.
- Đa số được xây dựng trên 40 năm, trong đó có 60 km cống vòm được xây
dựng từ những năm 1870 cho nên đến nay đã xuống cấp trầm trọng.
- Ngoài các Quận trung tâm như Quận 1,3,5 có mạng lưới cống tương đối đầy
đủ, ở các khu vực còn lại, việ
c xây dựng hệ thống cống theo thời gian không
theo qui hoạch thống nhất, có tính chất tự phát chắp vá theo sự phát triển của
các khu dân cư mới nên không đảm bảo được yêu cầu thoát nước.
- Là hệ thống chung, thu tất cả các loại nước thải sinh hoạt dân dụng, công
nghiệp, bệnh viện và nước mưa.
Mạng lưới kênh rạch:
- Trên 1.200 km sông rạch có thể dùng để giao thông thủy, trong đó ngành
đường biển qu
ản lý khoảng 140 km, Trung ương quản lý 200 km đường sông,
còn lại 700 km do Khu Đường Sông quản lý , và có khoảng 57 km phục vụ
cho công tác thoát nước nội thành.
- Các tuyến kênh rạch trong nội thành đã bị lấn chiếm rất nghiêm trọng. Có
khoảng trên 30.000 căn hộ xây cất lấn chiếm kênh rạch.
- Một số chi lưu đảm nhận nhiệm vụ là mạng lưới thoát nước cấp 1 như rạch
Xuyên Tâm, rạch Cầu Sơn, rạ
ch Văn Thánh, rạch Bàu Trâu, kênh Nước
Đen…hiện đã bị lấn chiếm, san lấp và bồi lắng đến mức không còn tiếp nhận
được nước mưa và nước thải.
- Sông rạch của thành phố còn gánh chịu nhiều loại chất thải, ước tính có
khoảng 100 tấn rác đã được đổ xuống kênh rạch hàng ngày, vừa làm cản trở
dòng chảy, vừa gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị.
2.
Nhiều đô thị mọc quá nhanh quanh Tp.HCM.
Theo ThS. Lương Văn Việt (Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường Phía
Nam), tốc độ gia tăng dân số từ năm 1979 đến năm 1989 là 1.95%/năm, từ năm 1989
đến năm 1999 là 2,63%/năm và năm 1999 đến năm 2005 là 4,29%/năm.
Song song với việc tăng dân số, diện tích đất xây dựng cũng đã gia tăng nhanh chóng.
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
20
Phương pháp tính mức độ thay đổi tỷ lệ sử dụng đất xây dựng trên cơ sở ΔT >ΔT
0
và
ΔNDVI< ΔNDVI
0
. Kết quả tính toán được trình bày trong bảng 2. Các thống kê từ
ảnh LandSat 5 TM năm 1989 và LandSat 7 ETM+ năm 2002 đã cho thấy chỉ sau 13
năm tỷ lệ sử dụng đất xây dựng các quận nội thành Tp. HCM (theo biên nội thành
mới) đã tăng lên 23,9%, hay tốc độ tăng tỷ lệ sử dụng đất xây dựng là 1,84%/năm. Tỷ
lệ sử dụng đất ở một số quận có mức tăng khá cao như quận Tân Phú tă
ng 68,3%,
quận Gò Vấp tăng 50,3%.
Nếu ước lượng dân số Tp.HCM năm 2002 là 5,64 triệu người, thì từ năm 1989 đến
năm 2002 tốc độ tăng dân số trong thời kỳ này là 3,2%/năm, nếu tính riêng cho khu
vực nội thành thì con số này sẽ cao hơn. So sánh với tốc độ tăng tỷ lệ sử dụng đất xây
dựng trong thời kỳ này là 1,84%/năm, tốc độ tăng dân số là cao hơn khoảng 2 lần,
đ
iều này cho thấy mật độ dân số tăng lên một lượng tương ứng.
Trong 7 năm (từ 1997-2004), tổng diện tích đất xây dựng Tp.HCM tăng 11.227ha,
bình quân mỗi năm tăng 5% - 1.600ha. Trong đó đất ở tăng 5.222ha, đất công nghiệp
tăng 2.416ha, đất giao thông tăng 943ha. Với diện tích nội thành là 440,3 km
2
, thì tốc
độ tăng tỷ lệ sử dụng đất xây dựng là 3,63%/năm. So với kết quả tính toán cho thời kỳ
1989-2002 là 1,84%/năm thì từ năm 1997-2004 tốc độ tăng tỷ lệ sử dụng đất xây
dựng cao gấp gần 2 lần.
Bảng 9. Mức tăng tỷ lệ sử dụng đất xây dựng các quận nội thành Tp. HCM năm
2002 so với năm 1989 (tính theo biên nội thành mới)
Tên khu vự
c Mức tăng tỷ lệ sử
dụng đất xây dựng
(%)
Tên khu vực Mức tăng tỷ lệ sử
dụng đất xây dựng
(%)
Quận 1 1,7 Quận 11 8,8
Quận 2 16,8 Quận 12 33,2
Quận 3 2,7 Quận Bình Tân 34,2
Quận 4 15,3 Quận Bình Thạnh 23,4
Quận 5 1,1 Quận Gò Vấp 50,3
Quận 6 26,2 Quận Phú Nhuận 9,7
Quận 7 25,3 Quận Tân Bình 16,3
Quận 8 23,4 Quận Tân Phú 68,2
Quận 9 11,9 Quận Thủ Đức 29,1
BÁOCÁOKHOAHỌC
Đềtài:NghiêncứuảnhhưởngcủahệthốngcôngtrìnhchốngngậpúngkhuvựcTp.HồChí
Minhđếnmôitrườngvàđềxuấtcácgiảipháppháthuyvàgiảmthiểu
21
Quận 10 5,6 Nội thành 23,9
c. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, KTXH đến dự án
• Góp phần gây ngập úng
Mưa lớn tập trung, triều cao, lũ lớn, gió chướng nước dâng và các tổ hợp của chúng;
Địa hình thấp trũng; Hệ thống tiêu thoát cũ kỹ, phát triển chắp vá trong điều kiện quá
trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng.
Không có quy hoạch chiến lược về phát triển đô thị trên một
địa bàn mà địa hình thấp
trũng chiếm đa số, nên tác động của con người gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến chế độ
nước (ngập nước tăng, tiêu thoát khó khăn, xói lở bờ, ô nhiễm tích lũy); Việc quản lý
hệ thống tiêu thoát kém; Ý thức bảo vệ hệ thống tiêu thoát của cộng đồng thấp .v.v
Những diễn biến cho thấy: xu thế mức nước trong sông sẽ càng ngày càng gia tăng
theo quá trình khai thác
đất đai, nguồn nước, phát triển xã hội. Đó là xu thế tất yếu.
Khả năng tiêu thoát của các hệ thống cũ ngày càng bị hạn chế, các vùng đô thị cũ
được san nền với cốt 1,5 - 1,8m sẽ bị ngập nước khi nước biển dâng cao.
• Ảnh hưởng đến dự án
Để xét đến những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, KTXH đến dự án, cầ
n phải xét
đến cách tiếp cận chống ngập úng của dự án. Các giải pháp kiểm soát từng nguyên
nhân gây ngập úng, dựa trên những điều kiện tự nhiên của từng vùng cụ thể, gồm:
- Kiểm soát nước mưa: Trong phạm vi quy hoạch thủy lợi các biện pháp công
trình được xét sẽ bao gồm: tạo hồ trữ, cống, cải tạo kênh mương để trữ nước
(khi mưa lớn gặp tri
ều lên) và tiêu thoát nhanh lượng mưa rơi, trạm bơm.
- Kiểm soát triều: lựa chọn vòng kiểm soát triều cho các giai đoạn trước mắt và
lâu dài, quy hoạch các công trình kiểm soát, quy mô, kích thước, nhiệm vụ.
- Kiểm soát lũ: Các biện pháp công trình bao gồm hồ thượng lưu, đê ven sông,
cống, các trục thoát lũ lớn.
Dựa trên các nguyên tắc kiểm soát các nguồn gây ngập trên, các yếu tố ảnh hưởng
đến dự án được xét đến nh
ư sau:
1. Ảnh hưởng đến kiểm soát nước mưa:
- Các điều kiện tự nhiên như địa hình thấp, kênh rạch bị sụt lún sạt lở cũng gây
nên tình trạng tắc nghẽn dòng chảy, giảm lưu lượng thoát nước mưa nên cũng
giảm hiệu quả chống ngập.
- Do hoạt động dân sinh nên diện tích bề mặt các kênh rạch hồ bị giảm nên ảnh
hưởng rất lớn đến việc trữ nước mư
a. Hiện nay, diện tích mặt nước của thành
phố chỉ khoảng 13-14%, không đạt chỉ tiêu theo quy định là 17%.