Tải bản đầy đủ (.pdf) (341 trang)

Nghiên cứu một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trong chăn nuôi lợn và gia cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.73 MB, 341 trang )

1



BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM
  





BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHẾ PHẨM CÓ NGUỒN
GỐC THẢO DƯỢC TRONG CHĂN NUÔI LỢN VÀ
GIA CẦM




CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam



CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

PGS.TS. LÃ VĂN KÍNH




TP. Hồ Chí Minh -Tháng 04/2012
2

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM
  



Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHẾ PHẨM CÓ NGUỒN GỐC

THẢO DƯỢC TRONG CHĂN NUÔI LỢN VÀ GIA CẦM


THUỘC CHƯƠNG TRÌNH: CẤP BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI


VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: LÃ VĂN KÍNH

DANH SÁCH NHỮNG CƠ QUAN THỰC HIỆN CHÍNH:
Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam
Viện Hóa Học Các Hợp Chất Thiên Nhiên - Viện Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam
Trung Tâm Nghiên Cứu Sâm Và Dược Liệu – Bộ Y Tế
Khoa Dược, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH:
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền nam: PGS. TS. Lã Văn Kính, KS. Nguyễn Thị Lệ
Hằng, Ths. Nguyễn Văn Phú, Ths. Phạm Huỳnh Ninh, KS. Đoàn Quốc Hưng, KS. Lã Thị Thanh
Huyền, KS. Phan thị Thanh Vi
Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam: GS. TS.
Châu Văn Minh, PGS. TS. Phan Văn Kiệm, TS. Nguyễn Tiến Đạt, TS. Nguyễn Hoài Nam, Ths.
Phạm Hải Yến, Ths. Nguyễn xuân Cường, CN. Nguyễn Phương Thảo, TS. Hoàng Thanh Hương,
Ths. Trịnh văn Lâu
Trung tâm nghiên cứu Sâm và dược liệu – Bộ y tế: PGS. TS. Trần Công Luận, PGS.TS.
Nguyễn Thị Thu Hương; Ths. Dương Bích Ngọc, Th.S. Trần Mỹ Tiên; DS. Lương Kim Bích; CN
Lê Minh Triết;
Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh: PGS. TS. Trần Hùng, TS. Huỳnh Ngọc
Thụy, TS. Võ Văn Lẹo, Ths. Trần Thị Vân Anh, Ths. Huỳnh Lời, DS. Mã Chí Thành, DS. Nguyễn
Quang Nam


3

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1. Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees.
Hình 2. Mahonia nepalensis.
Hình 3. Pouzolzia zeylanica (L.) Benn
Hình 4. Tinospora crispa (L.) Miers.
Hình 5. Zingiber officinale Roscoe.
Hình 6. Công thức cấu tạo của Berberin và Palmatin.
Hình 7. Công thức cấu tạo của Wedelolacton, Nor-wedelolacton và Acid Nor-wedelolic.
Hình 8. Công thức cấu tạo của acid glycyrrhizic.
Hình 9. Công thức cấu tạo của Liquiritin, Isoliquiritin, Glabridin, Glabron and Glabren.
Hình 10. Đường chuẩn của dung dịch chuẩn A.
Hình 11. Cấu trúc hóa học của TC2C1.
Hình 12. Các tương tác HMBC chính của TC2C1.
Hình 13. Cấu trúc hóa học của TC2E.
Hình 14. Cấu trúc hóa học của TC2DR.
Hình 15. Cấu trúc hóa học của TC3C4.
Hình 16. Các tương tác HMBC chính của TC3C4.
Hình 17. Cấu trúc hóa học của TC3C5.
Hình 18. Cấu trúc hóa học của TC3B1.
Hình 19. Cấu trúc hóa học của TC3A1.
Hình 20. Cấu trúc hóa học của TC2D.
Hình 21. Cấu trúc hóa học của TC3A2.
Hình 22. Cấu trúc hóa học của TC3 C3.
Hình 23. Cấu trúc hóa học của TC3C1.
Hình 24. Sự thay đổi thể trọng ở lô uống cao Bọ mắm.
Hình 25. Sự thay đổi thể trọng ở lô uống cao Dây cóc.
Hình 26. Tỷ lệ % thực phẩm tiêu thụ hàng ngày ở các lô thử nghiệm.
Hình 27. Ảnh hưởng của chế phẩm 1 lên 1% lượng thực phẩm tiêu thụ theo khẩu phần cho ăn 10
g/ngày/chuột.
Hình 28. Ảnh hưởng của chế phẩm 2 lên 1% lượng thực phẩm tiêu thụ theo khẩu phần cho ăn 10
g/ngày/chuột.

Hình 29. Ảnh hưởng của chế phẩm 3 lên 1% lượng thực phẩm tiêu thụ theo khẩu phần cho ăn 10
g/ngày/chuột.
Hình 30. Ảnh hưởng của chế phẩm 4 lên 1% lượng thực phẩm tiêu thụ theo khẩu phần cho ăn 10
g/ngày/chuột.

4

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 1. Mật độ quang của giai mẫu.
Bảng 2. Lượng cao thu dược và hiệu suất cao chiết so với dược liệu.
Bảng 3. Đặc tính của các cao chiết.
Bảng 4. Thành phần cao phối chế.
Bảng 5. Các chỉ tiêu huyết học của chuột thí nghiệm.
Bảng 6. Kết quả thử độc tính cấp đường uống các mẫu cao chiết.
Bảng 7. Các chế phẩm phối chế.
Bảng 8. Tổng hợp kết quả thử độc tính cấp và liều uống của các chế phẩm.
Bảng 9. Tác dụng của chế phẩm 1 lên thể trọng chuột.
Bảng 10. Tác dụng của chế phẩm 2 lên thể trọng chuột.
Bảng 11. Tác dụng của chế phẩm 3 lên thể trọng chuột.
Bảng 12. Tác dụng của chế phẩm 4 lên thể trọng chuột.
Bảng 13. Chỉ số thực bào K của các lô thí nghiệm.
Bảng 14. Chỉ số thực bào K của các chế phẩm trên chuột bình thường.
Bảng 15. Chỉ số thực bào K của các chế phẩm trên chuột suy giảm miễn dịch
Bảng 16. Các chỉ số sinh hóa máu của các chế phẩm phối hợp sau 1 tháng uống.
Bảng 17. Các chỉ số sinh hóa máu của các chế phẩm phối hợp sau 2 tháng uống.
Bảng 18. Hàm lượng protid toàn phần (g/dl) trong huyết tương của các loại chế phẩm.
Bảng 19. Hàm lượng ure (mg/dl) trong huyết tương của chế phẩm 1.
Bảng 20. Tính toán trên hàm lượng cao chiết được của mỗi dược liệu, lượng hoạt chất cho 1000 g
chế phẩm.

Bảng 21. Kết quả đánh giá các chế phẩm.
Bảng 22. Khảo sát các công thức bào chế phù hợp với chế phẩm 1.
Bảng 23. Kết quả đánh giá các công thức bào chế chế phẩm 1.
Bảng 24. Khảo sát các công thức phù hợp để bào chế chế phẩm 2.
Bảng 25. Kết quả đánh giá các công thức bào chế chế phẩm 2.
Bảng 26. Lượng tá dược dính và dung môi hoà tan khảo sát của chế phẩm 1 (3 mức a, b, c và x,
y, z).
Bảng 27. Lượng tá dược dính và dung môi hoà tan khảo sát của chế phẩm 2 (3 mức 1, 2, 3 và 4,
5, 6).
Bảng 28. Kết quả thí nghiệm "Xác định ảnh hưởng và liều lượng thích hợp của chế phẩm thảo
dược 1 trên gà thương phẩm giống AA", đợt 1 (8/10/2010).
Bảng 29. Kết quả thí nghiệm "Xác định ảnh hưởng và liều lượng thích hợp của chế phẩm thảo
dược 1 trên gà thương phẩm giống Cobb 308", đợt 2 (8/10/2010).
Bảng 30. Kết quả thí nghiệm "Xác định ảnh hưởng và liều lượng thích hợp của chế phẩm thảo
dược 2 (bọ mắm, dây cóc, gừng) trên gà thương phẩm giống AA", đợt 1 (8/10/2010).
Bảng 31. Kết quả thí nghiệm "Xác định ảnh hưởng và liều lượng thích hợp của chế phẩm thảo
dược 2 (bọ mắm, dây cóc, gừng) trên gà thương phẩm giống AA", đợt 2 (8/10/2010).
Bảng 32. Kết quả thí nghiệm "Xác định ảnh hưởng và liều lượng thích hợp của chế phẩm thảo
dược 1 và 2 (xuyên tâm liên, bọ mắm, dây cóc, gừng) trên gà thương phẩm giống AA", đợt 1
(8/10/2010).
Bảng 33. Kết quả thí nghiệm "Xác định ảnh hưởng và liều lượng thích hợp của chế phẩm thảo
dược 1 và 2 (xuyên tâm liên, bọ mắm, dây cóc, gừng) trên gà thương phẩm giống Cobb", đợt 2
(8/10/2010).
5

Bảng 34. Kết quả thí nghiệm "Nghiên cứu tác dụng và xác định liều lượng thích hợp chế phẩm
thảo dược 1 (xuyên tâm liên, dây cóc, gừng) dạng bột khô trên lợn con sau cai sữa"
Bảng 35. Kết quả thí nghiệm "Nghiên cứu tác dụng và xác định liều lượng thích hợp chế phẩm
thảo dược 2 (bọ mắm, dây cóc, gừng) dạng bột khô trên lợn con sau cai sữa".
Bảng 36. Kết quả thí nghiệm "Nghiên cứu tác dụng và xác định liều lượng thích hợp chế phẩm

thảo dược 2 (bọ mắm, dây cóc, gừng) dạng bột khô trên lợn choai nuôi thịt".
Bảng 37. Thành phần nguyên liệu liệu và dinh dưỡng của khẩu phần cơ sở thí nghiệm trên gà.
Bảng 38. Kết quả thí nghiệm 1 "Nghiên cứu tác dụng và xác định liều lượng thích hợp chế phẩm
thảo dược IAS-1 (xuyên tâm liên, dây cóc, gừng) dạng cao trên gà thịt.".
Bảng 39. Kết quả thí nghiệm 2 "Nghiên cứu tác dụng và xác định liều lượng thích hợp chế phẩm
thảo dược IAS-2 (bọ mắm, dây cóc, gừng) dạng cao trên gà thịt".
Bảng 40. Kết quả thí nghiệm 3 "Nghiên cứu tác dụng của việc bổ sung phối hợp chế phẩm thảo
dược IAS-1 và IAS-2 trên gà thịt".
Bảng 41. Kết quả thí nghiệm 4 "Nghiên cứu tác dụng và xác định liều lượng thích hợp chế phẩm
thảo dược 1 (xuyên tâm liên, dây cóc, gừng) dạng cao chế thành bột trên lợn con sau cai sữa".
Bảng 42. Kết quả thí nghiệm 5 "Nghiên cứu tác dụng và xác định liều lượng thích hợp chế phẩm
thảo dược 2 (bọ mắm, dây cóc, gừng) dạng cao chế thành bột trên lợn con sau cai sữa".
Bảng 43. Kết quả thí nghiệm 6 "Nghiên cứu tác dụng và xác định liều lượng thích hợp chế phẩm
thảo dược 2 (bọ mắm, dây cóc, gừng) dạng bột khô trên lợn choai nuôi thịt".
Bảng 44. Kết quả thí nghiệm 7 "Nghiên cứu tác dụng và xác định liều lượng thích hợp chế phẩm
thảo dược 2 (bọ mắm, dây cóc, gừng) dạng cao chế thành bột trên lợn choai nuôi thịt".
Sơ đồ 1. Sơ đồ tách chiết các chất từ dây thần thông T. cordifolia
Sơ đồ 2: Quy trình chiết xuất cao Xuyên tâm liên
Sơ đồ 3: Quy trình chiết xuất cao Hoàng liên ô rô
Sơ đồ 4: Quy trình chiết xuất cao Bọ Mắm
Sơ đồ 5: Quy trinh chiết xuất cao Dây cóc
Sơ đồ 6: Quy trình chiết xuất cao Gừng
Sơ đồ 7: Quy trình tóm tắt sản xuất chế phẩm 5
Sơ đồ 8: Quy trình tóm tắt sản xuất chế phẩm 6















6

DANH MỤC CÁC CHỬ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Từ nguyên
ATPase Adenosine triphosphatase
BuOH Butanol
CP Chế phẩm
ctv Công tác viên
Dd Dung dịch
DEPT Distortionless Enhancement by Polarization Transfer
Dmax Maximum dose.
Ds Dose safe
DYL Duroc x Yorshire x Landrace
ESI-MS Electrospray ionisation-mass spectrometry
EtOAc Ethyl acetat
FCR Feed coversion rate
HIV Human immunodeficiency virus
HLOR Hoàng liên ô rô
HMBC Heteronuclear multiple-bond correlation
KP Khẩu phần

LD50 Lethal dose 50%
LDH Lactate dehydrogenase
MeOH Methanol
MIC Minimum Inhibition Concentration
NL Nguyên liệu
NMR Nuclear magnetic resonance
OD Optical density
PI Production index
ppm Parts per million
PVP Polyvinylpyrrolidone K-30
SARS Severe acute respiratory syndrome
SEM Standard Error of the Means
TA Thức ăn
TN Thí nghiệm
TT Thuốc thử
VĐ Vàng đắng
vđ Vừa đủ
XTL Xuyên tâm liên
YHCT Y học cổ truyền







7

PHẦN CHÍNH CỦA BÁO CÁO


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một hướng đi trong tương lai là sử dụng các chế phẩm thảo dược trong thiên nhiên để
thay thế cho việc sử dụng kháng sinh, các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi nhằm sản
xuất sản phẩm chăn nuôi an toàn. Các chất kích thích sinh trưởng, tăng khả năng tiêu hóa và hấp
thu thức ăn, tăng cường sức khỏe của hệ vi sinh vật ruột, tăng cường chức năng miễn dịch có
nguồn gốc từ thảo mộc tự nhiên mở ra một triển vọng thay thế các hóc môn tăng trưởng (có thể
gây độc hại cho người tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi). Đã có những nghiên cứu sản xuất các
chế phẩm từ thảo mộc ứng dụng ở một số nước tiên tiến như Mỹ, Đan mạch. Các công ty đa quốc
gia như Alltech, Biomin đã sản xuất và thương mại hóa một số sản phẩm được chiết xuất từ thảo
dược (Biomin P.E.P, Biomin C-EX).
Nhiều tác giả đã nghiên cứu sử dụng chế phẩm chiết xuất thảo dược cho thấy tác dụng
kích thích tăng trưởng rõ rệt trên lợn. Một thí nghiệm được tiến hành ở Đan mạch bổ sung hỗn
hợp chế phẩm thảo mộc vào khẩu phần lợn nuôi thịt đã cải thiện 19% tăng trọng và 16% chuyển
hóa thức ăn so với đối chứng (Chatterjee và Agrawala, 2004). Cũng theo các tác giả này, việc sử
dụng hỗn hợp các chế phẩm thảo mộc đã cải thiện 24% tăng trọng, 15% chuyển hóa thức ăn đồng
thời rút ngắn 13% thời gian nuôi lợn thịt trong một thí nghiệm được tiến hành ở Anh. Yuan và
ctv (2001) bổ sung các loại vỏ cam, quýt, bột hạt quả thông trong thức ăn lợn con sau cai sữa đã
cải thiện 15,4% tăng trọng, 4,5% hiệu quả chuyển hóa thức ăn. Gần đây, các nghiên cứu của
nhóm tác giả Brazil (Pedroso và ctv, 2005; Oetting và ctv, 2006) đã cho thấy hỗn hợp các chất
chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên đã cải thiện hệ vi sinh vật ruột, cải thiện khả năng tiêu hóa và
tăng trưởng của lợn sau cai sữa.
Việt Nam là nước sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn rất phổ biến và khó
kiểm soát nên gây nhiều bất lợi, đặc biệt là việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn như là một chất
kích thích sinh trưởng. Sử dụng kháng sinh thường xuyên trong thức ăn sẽ gây hậu quả trong việc
tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc và tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi. Theo các
nghiên cứu của chúng tôi từ năm 1996 đến 2001, tồn dư kháng sinh trong thịt lợn chiếm 75% và
trong gan lợn chiếm 66,7% số mẫu nghiên cứu, với mức tồn dư từ 3,67 – 122 ppm cao gấp hàng
chục đến hàng chục nghìn lần tiêu chuẩn quốc tế (Lã Văn Kính và ctv, 2001). Bên cạnh đó, trong
thời gian gần đây dấy lên tình trạng sử dụng tràn lan các hóc môn kích thích tăng trưởng (bị cấm
sử dụng) trong chăn nuôi lợn làm tăng nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng. Việc sử dụng

tràn lan kháng sinh và hóc môn kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi lợn và gia cầm thịt là một
trong những vấn đề chính khiến sản phẩm thịt của chúng ta không đạt được tiêu chuẩn an toàn
cho xuất khẩu. Vấn đề cần thiết ở đây là nghiên cứu các giải pháp thay thế sử dụng các chất kích
thích sinh trưởng độc hại ở trên nhằm duy trì năng suất vật nuôi đồng thời không có các ảnh
hưởng bất lợi đến sức khỏe người tiêu dùng.
Một trong những giải pháp tiềm năng cho vấn đề trên là sử dụng các chất chiết có nguồn
gốc từ thảo mộc thiên nhiên. Các loại thảo mộc từ thiên nhiên đã được y học cổ truyền chứng
minh hiệu quả chữa bệnh cũng như bồi bổ cơ thể trên người. Nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm
của y học cổ truyền để bào chế các chế phẩm từ thảo mộc có chứa chất kháng khuẩn, chất kích
thích tăng trưởng để thay thế sử dụng kháng sinh, hóc môn dộc hại trong chăn nuôi là một hướng
có triển vọng đối với nước ta. Việc sử dụng cây thuốc nam để bào chế thuốc điều trị bệnh tiêu
chảy của lợn đã được đề cập từ nhiều thập kỷ trước (Phạm Quang Dụ và Lê Quang Toản, 1979;
Trần Minh Hùng và ctv, 1981; Trần Công Khánh, 1983; Hoàng Quốc Dương, 1985; Nguyễn
Phước Tương và Hoàng Sĩ Hùng, 1986; Nguyễn Phước Tương, 1988; Nguyễn Phước Tương và
8

ctv, 1989; Nguyễn Phước Tương và Nguyễn Xuân Hải, 1990). Việc nghiên cứu sử dụng các chất
chiết từ thảo mộc nhằm mục đích kích thích tăng trưởng cho lợn chưa nhiều. Gần đây, trong các
đề tài xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt xuất khẩu (KC0606) và đề tài nghiên cứu sản xuất thịt
lợn an toàn chất lượng cao, chúng tôi cũng đã tiến hành bào chế và ứng dụng các chế phẩm từ
thảo mộc có tác dụng phòng bệnh đường ruột, đường hô hấp và kích thích tăng trưởng. Các chế
phẩm này cho kết quả khá tốt trên lợn con sau cai sữa. Trong khuôn khổ đề tài cơ sở năm 2007,
chúng tôi cũng đã nghiên cứu chọn lọc 10 loại thảo mộc có triển vọng có hoạt tính tăng cường
tiết mật, tăng tính thèm ăn, kích thích và bổ dưỡng. Các loại thảo mộc triển vọng được chọn bao
gồm nghệ vàng, nghệ đen, tỏi, gừng, riềng, rau đắng đất, rau đắng biển, bồ công anh Việt nam,
dây thần thông và mật lợn/bò. Cũng đã tiến hành chiết xuất và định danh một số hoạt chất trong
các đối tượng này. Kết quả thí nghiệm trên chuột nhắt đối với các chế phẩm chiết xuất từ các thảo
mộc này cho kết quả bước đầu khả quan.
Các đối tượng có hoạt tính kích thích tăng trưởng có nguồn gốc tự nhiên, dễ tìm, có khả
năng sản xuất đại trà được sử dụng trong đề tài này. Nhiều tài liệu chứng minh chúng có tác dụng

kháng khuẩn gây hại trọng đường ruột, kích thích tăng trưởng thông qua kích thích tính thèm ăn,
kích thích khả năng tiêu hóa và hấp thu, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể nhưng chưa
được nghiên cứu nhiều cho chăn nuôi lợn và gia cầm. Một số nghiên cứu đề cập đến các đối
tượng này trong chăn nuôi, nhưng chủ yêu cũng chỉ nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của
chúng, tác dụng kích thích tiêu hóa và tăng cường miễn dịch trong chăn nuôi chưa được nghiên
cứu nhiều. Các đối tượng thảo mộc được chú ý nhiều về khả năng kháng khuẩn đường ruột, tăng
cường chức năng gan mật, tăng tính thèm ăn, kích thích sự phát triển của các vi sinh vật có ích
trong ruột, kích thích chức năng miễn dịch và dễ tìm trong tự nhiên, bao gồm:
- Vàng đắng (Coscinium usitatum) thuộc họ tiết dê (Minispernaceae), bộ phận dùng là
thân, rễ. Thành phần hoạt chất cây có nhiều ancaloit là dẫn xuất của izoquinolein, chủ yếu là
becberin (1,5-3%). Becberin là chất kháng khuẩn tốt dùng chữa bệnh tiêu chảy, ngoài ra còn có tác
dụng chữa bệnh về gan, mật: vàng da, ăn uống không tiêu.
- Cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta L.) thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae), bộ phận dùng là
toàn cây. Thành phần hoạt chất trong cây có quercetin, triacontan, jambulol, một chất phenolic,
euphosterol, một phytosterol, các axít hữu cơ (gallic, melissic, palmitic oleic và linoleic), một
alkaloid xanthorhamnin. Có vị đắng, tính mát, chữa ly, viêm ruột, khó tiêu.
- Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata Nees.) thuộc họ ô rô (Acanthaceae), bộ phận
dùng là toàn cây. Thành phần hoạt chất trong cây có tanin, một chất glucozit đắng là
androgaphiolide, một chất không đắng thuộc nhóm chất lacton. Có vị đắng, tính hàn, chữa ly,
viêm ruột, khó tiêu, làm thuốc bổ.
- Bọ mắm (Pouzolzia zeylanica Benn.) thuộc họ gai (Urticaceae), bộ phận dùng là toàn
cây. Thành phần hoạt chất trong cây chưa được nghiên cứu nhiều. Tác dụng chữa ho, viêm họng,
dùng làm thuốc mát, thông tiểu, lợi sữa.
- Nghệ vàng (Curcuma longa L.): là cây thuộc họ gừng, bộ phận sử dụng là củ. Hoạt chất
có tác dụng dược lý trong củ nghệ là curcumin (0,3%) và tinh dầu (3-6%) chứa các chất turmeron
(gồm turmeron và arturmeron), zingibéren, carbur terpenic, sesquiterpenic. Theo nhiều tài liệu
chất curcumin có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giúp cơ thể giải phóng ra enzymes tiêu hóa chất
béo và carbohydrates, rất tốt cho những người bị bệnh về dạ dày.
- Nghệ đen (Curcuma zedoaria Rosc.) thuộc họ gừng, bộ phận dùng là thân rễ (củ). Hoạt
chất chính trong nghệ đen gồm tinh dầu (4-6%), chất nhựa, chất nhầy. Thành phần của tinh dầu

gồm secquitecpen, zingiberen, xineol… Nghệ đen có tác dụng thông huyết, tiêu tích, chữa ăn
uống không tiêu, giúp sự tiêu hóa, chữa đau bụng, kích thích, bổ.
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): là vỏ quả quýt chín. Hoạt chất có tác
9

dụng dược lý trong trần bì chưa được chứng minh đầy đủ (Đỗ Tất Lợi, 2004). Tuy nhiên, nhiều
tài liệu y học cổ truyền cho rằng trần bì có tác dụng kiện tỳ lý khí, chữa đầy hơi, làm khỏe dạ dày,
kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon (Phạm Thanh Kỳ và ctv, 2002).
- Tỏi (Allium sativum L.): là cây thuộc họ Alliaceae, bộ phận dùng là củ. Hoạt chất có tác
dụng dược lý trong củ tỏi là allicin. Allicin là một axít amin không tạo nên protein có tác dụng
kháng khuẩn rất mạnh. Ngoài tác dụng kháng khuẩn, allicin còn được biết có tác dụng kích thích
tiêu hóa và tính thèm ăn. Theo Võ Văn Chi (1997) tỏi có tác dụng điều hòa hệ vi sinh vật ruột,
kích thích cơ thể và điều hòa các chức năng chính của cơ thể như rối loạn gan, các tuyến nội tiết.
- Gừng (Zingiber officinale Rosc.): là cây thuộc họ gừng (Zingiberaceae), bộ phận sử
dụng là củ. Hoạt chất trong gừng có 2-3% tinh dầu và các chất cay: zingeron, zingerola và
shogaola. Gừng có tác dụng ấm, ổn định dạ dày, kháng viêm và kích thích tiết mật nên có tác
dụng kích thích tiêu hóa, kích thích tính thèm ăn.
- Rau đắng đất (Glinus oppositifolius L.) thuộc họ rau đắng (Molluginaceae), bộ phận
dùng là thân lá. Thành phần hoạt chất của dịch chiết bằng cồn ethanol là spergulagenin A, một
sapogenin triterpenoid bảo hòa, trihydroxycetone. Rau đắng đất có vị đắng, tính mát, tác dụng lợi
tiêu hóa, khai vị, kháng sinh, lợi tiểu và nhuận gan.
- Rau đắng biển (Bacopa monnieri L.) thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaceae), bộ
phận dùng là thân lá. Thành phần hoạt chất: cây có một loại alkaloid là brahmine có tác dụng
giống strychnine nhưng ít độc hơn. Còn có một saponin là harsaponin có tác dụng chủ yếu giống
với reserpin và chlororomazin. Người ta còn phân ly được 3 base là B1 oxalate, B2 oxalate, B3
chloroplatinate, stigmasterol ở trạng thái tự do, axít betulic. Rau đắng biển có vị đắng, tính mát,
tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thủng, tác dụng khai vị, kích thích, chống co thắt.
- Bồ công anh Việt nam (Lactuca indica L.) thuộc họ cúc (Asteraceae), bộ phận sử dụng
là cả cây. Thành phần hoạt chất gồm lactuxerin, axít lacturic, lactucopicrin và lactuxin. Bồ công
anh thường được dùng chữa bệnh ăn uống kém tiêu.

- Dây thần thông (Tinospora cordifolia) thuộc họ tiết dê (Minispernaceae), bộ phận dùng
là thân, lá. Thành phần hoạt chất cây có chứa một ancaloit là panmatin. Dây thần thông có tác
dụng: làm thuốc bổ giúp cho sự tiêu hóa. Người ta còn dùng cho gia súc ăn bột dây thần nông
trộn với thóc hay ngô, gia súc sẽ ăn khỏe, lông mượt, cơ thể béo tốt.
- Mật động vật: thường dùng là mật lợn, mật bò. Thành phần hoạt chất trong mật bò và
mật lợn chủ yếu là hỗn hợp các muối mật chủ yếu là glycocholat, taurocholat, taurodesoxycholat
và glycodesoxycholat. Tác dụng: mật lợn, bò có tác dụng kích thích nhu động đường ruột, hấp
thu ở tá tràng, kích thích bài tiết mật, giúp tiêu hóa chất béo.
- Nhân trần (Bồ bồ) (Adenosma capitatum Benth.) thuộc họ Hoa mõm chó
(Scrophulariacase) bộ phận dùng là thân, lá. Thành phần hoạt chất: có 1,67% Kali nitrat, 1
saponin, 1 glucozit tan trong aceton, ête, không tan trong nước và chừng 0,7% tinh dầu. Tác
dụng: trong nhân dân thường dùng cho phụ nữ sau khi sinh để giúp ăn ngon, chóng hồi phục cơ
thể. Nghiên cứu ở Việt nam cho thấy bồ bồ làm tăng tiết mật rỏ rệt ở cao cồn 40
o
, cao nước và
tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn mạnh.
- Artisô (Cynara scolymus L.). Thành phần hoạt chất: trong áctisô mới xác định được một
chất đắng có phản ứng axít là xynarin, ngoài ra còn có inulin, tannin, muối hữu cơ của các kim
loại kali, natri, magiê, canxi Artisô có tác dụng tăng tiết mật, dùng làm thuốc thông mật; trong
artisô có inulin, một prebiotic, kích thích hoạt động của vi sinh vật ruột.
- Bồ công anh hoa tím hay diếp xoắn (Cichorium intybus L.) thuộc họ cúc (Asteraceae),
bộ phận dùng là rễ, lá, hoa. Thành phần hoạt chất: trong diếp xoắc có glucosid là cichorin, các
chất đắng lactucin, intybin, trong rễ có arsenic. Cây có vị đắng có tác dụng giải độc, nhuận tràng,
lợi mật, lợi tiểu, dung chữa bệnh về gan, mật.
10

- Đương quy (Angelica sinensis): đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi khô
của của cây đương quy, thuộc họ hoa tán. Thành phần hoạt chất: tinh dầu (0,2%), tỷ lệ axít tự do
trong tinh dầu chiếm 40%. Tác dụng: bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh; dùng làm thuốc bổ, chữa
bệnh thiếu máu, chân tay nhức và lạnh.

- Sâm đại hành (Eleutherine subaphylla) thuộc họ la dơn (Iridaceae), bộ phận dùng là
thân củ. Thành phần hoạt chất gồm eleutherin, isoeleutherin, eleutherola và một chất chưa xác
định. Có tác dụng kháng sinh, chống viêm, bổ máu.

Tóm lại: Nhiều tài liệu có đề cập đến tác dụng kích thích tăng trưởng của các loại thảo dược bên
cạnh tác dụng chính là chữa bệnh. Tuy nhiên, thông tin về tác dụng kích thích sinh trưởng của
thảo dược còn rất sơ sài, chưa phản ánh đúng tiềm năng của các dược liệu này. Chính vì thế đề tài
thực hiện nhằm hệ thống hóa các loại thảo dược có đặc tính kích thích sinh trưởng nhằm bào chế,
chiết xuất và sử dụng trong chăn nuôi.

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Xuyên Tâm Liên (Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees.), họ Ô rô – Acanthaceae

Hình 1. Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees.

Cây Xuyên tâm liên thuộc cây thân thảo, cây nhỏ, mọc thẳng đứng, sống hằng năm, cao
từ 0,4 -1 mét, có nhiều đốt và cành. Cây được trồng ở nhiều địa phương ở Việt Nam. Lá được
thu hoạch khi cây bắt đầu ra nụ, thu hoạch toàn cây lúc cây bắt đầu nở hoa. Có thể dùng tươi
hoặc phơi hay sấy nhẹ đến khô để dùng dần.
Thành phần hóa học
Xuyên tâm liên chứa hai nhóm hoạt chất chính là diterpen lacton (andrographolid,
neoandrographolid, deoxyandrographolid) và flavonoid (7-O-methylwogonin, wogonin, oroxylin
A, apigenin-7, 4’-dimethyl ether, andrographin, paniculin, mono-o-methylwithin). Trong rễ có
một flavanon glycoside là andrographidin, nhiều flavon glycoside là các andrographidin B, C, D,
E và F. Ngoài ra trong rễ còn có 2’, 5-dihydroxy-7, 8-dimethoxyflavon-2’-O-D-glucosid.
Xuyên tâm liên chứa một tỉ lệ tanin khá cao, chủ yếu ở vỏ thân, vỏ cành và vỏ rễ. Ngoài ra
còn có các chất khác như andrographan, andrographon, panicolid, eugenol, acid cafeic, …
11

Tác dụng dược lý và công dụng

Ở Việt Nam, Xuyên tâm liên từng được dùng thay thế cho thuốc kháng sinh cho nhiều
bệnh kèm theo sốt do vi khuẩn và vi rút, đặc biệt là các bệnh hô hấp.
Xuyên tâm liên được dùng trong điều trị cảm cúm với sốt, viêm họng, viêm thanh quản,
loét miệng, loét lưỡi, ho cấp tính hay mãn tính, viêm ruột kết, ỉa chảy, lỵ, nhiễm khuẩn đường tiết
niệu, mụn nhọt, lỡ loét, rắn độc cắn.
Xuyên tâm liên có tác dụng chống viêm và ức chế phù chân chuột trong mô hình gây phù
bàn chân chuột cống trắng với caragenin.
Tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn và nấm như Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis,
Shigella dysenteriae, Shigella shigae, Mycobacterium tuberculosis, Escherichia coli,
Pseudomonas aeruginosa, Candida albicans….
Dẫn xuất dehydroandrographolid succinic acid monoester từ andrographolid có tác dụng
ức chế siêu vi khuẩn gây bệnh HIV ở người.
Cao nước Xuyên tâm liên có tác dụng bảo vệ tế bào gan và tác dụng chống oxi hoá. Cao
cồn 80% Xuyên tâm liên có tác dụng làm tăng các enzym chống oxy hóa trong gan như
superoxid dismutase, catalase, glutathione peroxidase, cytochrom P-450 reductase và giảm LDH,
giảm malonyl dialdehyd trong mô hình gây ung thư tế bào gan.
Tác dụng chống xơ vữa động mạch và tác động bảo vệ chứng thiếu máu cục bộ ở tim của
cao Xuyên tâm liên và hợp chất andrographolid theo cơ chế ức chế sự ngưng tập tiểu cầu do yếu
tố kích hoạt tiểu cầu PAF (platelet activating factor) và giảm lượng ion calci và natri quá tải, cải
thiện hoạt động của Ca2+-ATPase, Na+/K+-ATPase.
Tác động hạ đường huyết.
2. Hoàng liên ô rô (HLOR) (Mahonia nepalensis DC. Berberidaceae)
Tên khác : M. japonica DC., M.annamica Gagnep.
Tên thông thường : Thích hoàng bá, Mã hồ, Thích hoàng liên, Thập đại công lao, Thổ hoàng
nghiệt, Tông plềnh (H’Mông).
Họ : Berberidaceace














Hình 2. Mahonia nepalensis

Ở Việt Nam thì loài Mahonia bealii (Fort.) Pyneart phân bố ở Quản Bạ (Hà Giang),
Mahonia nepalensis DC. ở Lạc Dương (Lâm Đồng) và Lai Châu. Cây thường ra hoa, quả nhiều
hàng năm. Toàn bộ cây gồm lá, thân, rễ và quả được dùng làm thuốc.

12

Thành phần hóa học
Mahonia nepalensis chứa các alcaloid nhóm benzyliso quinolein gồm: Berberin,
berbamin, oxyacanthin, isotetradrine…, ngoài ra, trong rễ còn có umbellatin 0,48% và neprotin
0,02%.
Tác dụng dược lý
Mặc dù trong HLOR có berberin, palmatin và một số alcaloid khác, nhưng những nghiên
cứu tác dụng kháng khuẩn ở Ấn Độ đã không thấy có tác dụng và cũng chưa thấy tác dụng kháng
nấm và virus. HLOR có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt phế, vị, can, thận. Quả lợi tiểu
và làm dịu kích thích.
Công dụng
Tất cả các bộ phận của cây HLOR đều có tác dụng chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm ruột, ăn
uống không tiêu, đau mắt đỏ, viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, viêm gan vàng da, ho lao, ho
khạc ra máu, sốt cơn, lưng gối yếu mỏi.


3. Bọ mắm (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn)
Tên đồng nghĩa : Pouzolzia indica Gaud.
Tên khác : Cây Thuốc giòi, Thuốc vòi.
Họ : Gai (Urticaceae)















Hình 3. Pouzolzia zeylanica (L.) Benn

Mô tả
Cây thảo, mọc bò, cao 0,2 – 0,3 cm. Thân, cành mảnh, có 3 lông áp sát, phân bố rộng rãi
ở khắp các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và cả vùng núi nước ta. Bọ mắm là cây ưa ẩm, hơi
chịu nóng. Toàn cây, bỏ rễ, phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc.

Tính vị, công năng, công dụng
Bọ mắm có vị ngọt, đắng nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu khát, trừ đờm, lợi tiểu, tiêu
viêm, rút mủ. Bọ mắm chữa viêm họng, viêm ruột, lỵ, đinh nhọt, sâu quảng, viêm da mủ, viêm

vú, tắc tia sữa, vết thương đụng dập, nhiễm trùng do tiết niệu, ho, ho lâu ngày, bệnh về phổi.
13

Bài thuốc có Bọ mắm
Chữa ho lâu ngày, ho lao, bệnh phổi: Cây Bọ mắm bỏ rễ, ngày 40g sắc uống, hoặc
nấu cao lỏng pha mật ong, ngày uống 15-20ml.
Chữa viêm họng đau răng: Dùng lá tươi, nhai ngậm, nuốt nước.
Chữa viêm vú: Bọ mắm (cành có lá), tử hoa địa đinh (cải gừng tía hoặc cải gừng lá
mác), phù dung, bồ công anh. Dùng tươi, giã đắp.
Tắt tia sữa, đái rắc, đái buốt: Ngày 30-40g tươi, sắc uống.
Chữa đinh nhọt, viêm da mủ: Bọ mắm, rau má, lá rau muống. Cây tươi, giã đắp.

4. Dây cóc (Tinospora crispa (L.) Miers)
Tên đồng nghĩa : Tinospora rumphii Boerl., T. tuberculata (Lamk.) Beumée
Tên khác : Dây cóc, Bảo cự hành, Khau keo ho (Tày)
Tên nước ngoài : Liane-quine, tinospore (Pháp)
Họ : Tiết dê (Menispermaceae)












Hình 4. Tinospora crispa (L.) Miers

Mô tả
Dây leo nhẵn. Cành già có nhiều u lồi như mụn cóc. Cây có công dụng tương tự là Dây
thần thông (Tinospora cordifolia Miers). Thân có khía, ít u lồi, quả dài 2cm. Ở Việt Nam, Dây
cóc có rải rác ở nhiều địa phương thuộc vùng trung du, miền núi và đồng bằng. Cây được nhân
giống rất dễ dàng bằng giâm cành. Thân già được thu hái làm thuốc.
Thành phần hoá học
Dây cóc chứa chất đắng là picroretin. Thân và rễ chứa tinosporan, chất này có mối liên
quan chặt chẽ đến columbin. Các flavon glycosid có trong Dây cóc là diosmetin, gemkwanin và
luteolin 4

– Me ether 3

– glucosid. Ngoài ra, còn có alkaloid.
Tác dụng dược lý
Tác dụng trên kí sinh trùng sốt rét:
- Alkaloid và glycosid chiết được từ Dây cóc thử in vitro thấy có tác dụng trên kí
sinh trùng sốt rét. Nồng độ tối thiểu ức chế được (MIC) kí sinh trùng sốt rét của hoạt chất Dây
cóc là 100µg/ml.
Tác dụng trên đái tháo đường:
- Cao chiết nước của Dây cóc làm giảm đường huyết ở chuột cống trắng.
Công dụng
14

Dây cóc thường được dùng chữa sốt rét, cảm cúm, phát ban, ho, làm thuốc bổ đắng giúp
tiêu hoá, tiêu mụn nhọt, lở loét, đắp vết thương, trị ghẻ. Ngày 6-10g hoặc 15-20g tươi, sắc uống.
Có thể dùng bột hoặc luyện bột thành viên mỗi lần 2g, ngày 2-3 lần, nấu thành cao khô ngày 0,5-
1,5g hoặc ngâm rượu uống ngày 4-8g dược liệu.
Dùng ngoài, nấu nước rửa mụn nhọt, lở loét, vết thương hoặc sắc đặc bôi ghẻ.

5. Gừng (Zingiber officinale Roscoe )

Tên khác : Khương, Co khing (Thái), Sung (Dao)
Tên nước ngoài : Zingiber(Anh); Gingembre, Amome des Indes (Pháp)
Họ : Gừng (Zingiberaceae)















Hình 5. Zingiber officinale Roscoe
Mô tả
Cây thảo, sống lâu năm, cao 40 – 80cm. Thân rễ nạc, mọc bò ngang, phân nhiều nhánh.
Toàn cây, nhất là thân rễ, có mùi thơm, vị cay nóng. Ở Việt Nam, Gừng được trồng ở
khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo. Bộ phận dùng là thân
rễ.
Thành phần hoá học
Gừng chứa 2-3 % tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon
sesquiterpenic:  - zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%),  - farnesen (10%) và một lượng
nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol.
Nhựa dầu Gừng chứa 20 – 25% tinh dầu và 20 – 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu
của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và gingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất. Đó là

một chất lỏng, màu vàng, tan trong cồn 50
0
, ether, cloroform, benzen, tan vừa trong ether dầu hoả
nóng.



Tác dụng dược lý
15

Ức chế thần kinh trung ương, làm giảm vận động tự nhiên và tăng thời gian gây ngủ của
thuốc ngủ barbituric. Cao chiết Gừng khô, gingerol và shogaol đều ức chế sự vận động tự nhiên
của chuột nhắt.
Giảm đau và giảm ho.
Chống co thắt: Gingerol và shogaol có tác dụng này.
Chống nôn: Dịch chiết Gừng khô có tác dụng trên chó gây nôn bằng đồng sulfat.
Chống loét đường tiêu hoá: Dịch chiết nước Gừng tươi, tiêm phúc mạc cho chuột, có tác
dụng ức chế loét dạ dày thực nghiệm do gò bó.
Kích thích vận chuyển trong đường tiêu hoá: Dịch chiết Gừng khô cho chuột nhắt uống
làm tăng sự chuyển Bari sulfat.
Tác dụng chống viêm: Dịch chiết Gừng khô tiêm dưới da cho chuột nhắt ức chế sự tăng
tính thẩm thấu của các mao quản trong phản ứng viêm thực nghiệm.
Ức chế sự tổng hợp prostaglandin PGE
2
.
Giảm tác dụng phụ của một số thuốc tây y, kéo dài thời gian sống của chuột nhắt điều trị
với liều cao thuốc chống ung thư mitomycin, ngăn cản sự teo tuyến thận ở chuột do tác dụng phụ
của thuốc chống viêm prednisolon.
Chống lại tác dụng của chất độc gây ung thư ở nhóm chuột cho dùng thuốc, mức độ tổn
thương gan, trọng lượng gan và hàm lượng hydroprolin.

Thuốc làm tăng lượng corticosteron tự nhiên trong cơ thể chuột nhắt, và như vậy có tác
dụng kiểu hormon steroid.
Tính vị, công năng
Gừng tươi có vị cay, nóng, mùi thơm, tính ấm. Gừng khô và tiêu khương có vị cay, mùi
thơm hắc, tính nóng. Bào khương vị cay đắng, tính đại nhiệt. Thán khương vị cay, mùi thơm hắc,
tính ấm. Tất cả có tác dụng ôn trung, trục hàn, hồi dương, thông mạch.
Công dụng
Gừng tươi chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, bụng đầy
trướng. Dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, tăng bài tiết, sát trùng, hành thuỷ, giải độc ngứa do
bán hạ, cua cá, chim, thú độc. Ngày dùng 4-8g, dạng thuốc sắc uống. Còn dùng làm thuốc xoa
bóp và đắp ngoài chữa sưng phù và vết thương.
Gừng nướng chữa đau bụng, lạnh dạ, đi ngoài.
Gừng khô, Gừng sao chữa đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, thổ tả, chân tay giá lạnh,
mạch nhỏ, đàm ẩm, ho suyễn và thấp khớp. Ngày dùng 4 – 20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Gừng than chữa đau bụng, máu hàn, tay chân lạnh, nhức mỏi, tê bại, băng huyết. Ngày
dùng 4-8g, dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ đối với Gừng: Âm hư, nội nhiệt sinh ho, biểu hư làm ra mồ hôi nhiều hoặc mất
máu không nên dùng.
Vỏ Gừng có vị cay mát chữa phù thũng.

6. Vàng đắng
Dược liệu là thân cây Vàng đắng Coscinium usitatum (Gaertn.) Colebr., họ Tiết dê -
Menispermaceae. Vàng đắng là loại cây leo thân gỗ, to, mọc hoang trong rừng ở các tỉnh nam
Trung Bộ.
Trong thân, rễ có alkaloid trong đó chủ yếu là berberin (3%). Ngoài ra còn có các alkaloid
khác với lượng nhỏ: palmatin, tetrahydropalmatin, crebanin and jatrorrhizin.
16

N

+
O
O
OMe
OMe
N
+
OMe
OMe
M
e
O
MeO
Berberin
Palmatin

Hình 6: Công thức cấu tạo của Berberin và Palmatin

Tác dụng dược lý
Berberin có tác dụng kháng khuẩn trên tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lị
(Shigella shigae), Pseudomonas, Escherichia coli, Proteus, lậu cầu khuẩn và 1 số đơn bào khác.
Berberin ức chế Leishmania tropica ở nồng độ 1:80.000, có tác dụng hiệu quả trên lâm
sàng, ngoài ra berberin còn có tác dụng lên Trypanosoma equiperdum nhiễm trên người.
Berberin còn có tác dụng làm tăng tiết mật, ức chế cơ trơn, tăng cường tác dụng của
acetylcholin.
Công dụng
Vàng đắng được dùng để chữa ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, vàng da, sốt, sốt rét, kém
tiêu hoá: ngày 10-16g dạng sắc, bột hoặc viên.
Nước sắc từ thân cây VĐ dùng để rửa vết thương hoặc tẩm gạc băng vết thương. Thân
cây phơi khô, nghiền thành bột, uống để chữa viêm đại tràng, lị trực khuẩn.



7. Sài đất
Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây sài đất – Wedelia chinensis (Osbek.) Merr.
(=Wedelia calendulacea (L.) Less., non Rich.), họ Cúc - Asteraceae. Sài đất là một loài cỏ sống
dai, mọc bò, thân và lá có lông ráp.
Phần trên mặt đất của sài đất có các nhóm hợp chất chính sau: Các dẫn chất coumarin
thuộc nhóm coumestan. Các chất được biết là wedelolacton, nor-wedelolacton, acid nor-wedelic.
O
O
OH
OH
OH
OH
OO O
O
OH
OH
OH
CH
3
O
Nor-wedelolactonWedelolacton

OH
O
OH
OH
OH
OH

COOH
Acid nor-wedelolic

Hình 7: Công thức cấu tạo của Wedelolacton, Nor-wedelolacton và Acid Nor-
wedelolic

Các flavonoid như apigenin, luteolin.
Các dẫn chất diterpen như acid 3-α-tigloyloxykaur-16-en-9-oic, acid 3-α-angeloyl-
oxykaur-16-en-9-oic, acid (-)-kaur-16-en-9-oic.
17

Ngoài ra, trong cây còn có một số nhóm hợp chất khác như: các acid phenol đơn giản,
triterpenoid (β-amyrin), tinh dầu và các muối vô cơ.

Tác dụng dược lý
Thử nghiệm in vitro cho thấy acid (-)-kaur-16-en-9-oic có tác dụng mạnh nhất so với cao
chiết methanol, chloroform và ether dầu trên nhiều chủng vi khuẩn.
Cao chiết cồn của sài đất có tác dụng bảo vệ gan chống lại tổn thương gan gây bởi carbon
tetraclorid và làm tăng bài tiết mật. Wedelolacton và norwedelolacton có tác dụng ức chế độc tính
tế bào của carbon tetraclorid, galactosamin và phalloidin trên tế bào gan chuột cống.
Wedelolacton có tác dụng kháng viêm do ức chế 5-lipoxygenase với IC
50
2,5 μM.

Công dụng
Sài đất dùng để chữa những bệnh viêm nhiễm như viêm gan, viêm tuyến sữa, viêm bàng
quang, viêm tai mũi họng, mụn nhọt, lở loét, phòng và chữa rôm sẩy. Sài đất cũng được dùng
trong điều trị các bệnh về gan, xuất huyết tử cung, rong kinh.

8. Cam thào

Dược điển Việt Nam quy định Cam thảo dùng làm thuốc ở Việt nam là 2 loài:
Glycyrrhiza glabra L. và Glycyrrhiza uralensis Fisher, Họ Đậu - Fabaceae. Cam Thảo là cây nhỏ
mọc nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển. Thân ngầm dưới đất có thể đâm
ngang đến 2 mét.
Các saponin
Acid glycyrrhizic là chất quan trọng nhất trong Cam thào. Acid glycyrrhizic có vị rất
ngọt, chỉ có trong bộ phận ở dưới mặt đất. Hàm lượng từ 10-14% trong dược liệu khô.
Glycyrrhizin là dạng muối Mg và Ca của acid glycyrrhizic. Khi thủy phân bằng acid và nhiệt độ
thì cho phần aglycon là acid glycyrrhetinic và 2 phân tử acid glucuronic. Glycyrrhizin trên thị
trường là muối ammoni glycyrrhizat dưới dạng những vẩy màu
đen nhạt, bóng, tan trong nước và rất ngọt.





Hình 8: Công thức cấu tạo của acid glycyrrhizic



Trong cam thảo còn có các dẫn chất triterpenoid khác như acid liquiritic, acid 24-
hydroxyglycyrrhetic, acid 24-hydroxyliquiritic, glabrolid, desoxyglabrolid, isoglabrolid, 21-α-
hydroxyisoglabrolid, acid liquiridiolic, acid 11-desoxoglycyrrhetic và acid 24-hydroxy 11-
desoxoglycyrrhetic.
Các flavonoid
Đây là nhóm hoạt chất quan trọng thứ hai có trong rễ cam thảo với hàm lượng 3-4%.
Quan trọng nhất là hai chất liquiritin và isoliquiritin.
Ngoài ra còn có khoảng 30 flavonoid thuộc các nhóm khác nhau: isoflavan (glabridin),
isoflavon (glabron), isoflaven (glabren).


O
glc A
O
COOH
(2 1) glc A
Acid glycyrrhizic
18

Các chất estrogen steroid
Là các chất tan trong ether dầu hỏa, khi thí nghiệm trên chuột cống đã thiến thì thấy xuất
hiện những tế bào sừng trong niêm dịch âm đạo.
Các dẫn chất coumarin
Umbelliferon, herniarin, liqcoumarin. Ngoài ra, trong rễ cam thảo còn có 20-25% tinh
bột, 3-10% glucose và saccharose. Toàn bộ các chất chiết được bằng nước có thể đến 40%.
O
O
Oglc
OH
O
Oglc
OH
OH
O
OH
OH
O
H
OHO
O
O

HO
OHO
OHO
Liquiritin Isoliquiritin
Glabridin Glabron Glabren


Hình 9: Công thức cấu tạo của Liquiritin, Isoliquiritin, Glabridin, Glabron and Glabren

Tác dụng dược lý
Dịch chiết cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày. Tác dụng đã được chứng minh bằng
thí nghiệm trên súc vật. Thành phần flavonoid của cao chiết cam thảo cũng có tác dụng kháng
Helicobacter pylori trên thực nghiệm.
Các saponin của dịch chiết cam thảo có tác dụng long đờm. Cam thảo có tác dụng tương
tự như cortisol.
Glycyrrhizin có tác dụng kháng viêm. Glycyrrhizin đã được sử dụng điều trị bệnh viêm
gan, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị viêm gan C. Glycyrrhizin còn có tác dụng làm giảm tổn
thương tế bào gan gây ra bởi các hóa chất.
Acid liquiritic cũng có tác dụng chống viêm, chống loét và làm chóng lành sẹo.
Các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng acid glycyrrhizic còn có hiệu quả trong điều trị
một số bệnh do virus như virus herpes simplex, HIV-1, Hepatitis C và SARS.
Các flavonoid có trong cam thảo có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa vữa xơ động
mạch, giảm tích lũy mỡ bụng, kháng khuẩn và hạ đường huyết.
Công dụng
Trong bào chế khoa, cam thảo được dùng làm tá dược điều vị để làm giảm các vị khó
uống của các chế phẩm. Cam thảo còn được dùng trong các loại trà, nước uống và làm thơm
thuốc lá. Cam thảo là vị thuốc được gặp trong nhiều đơn thuốc cổ truyền, thường dùng dưới dạng
thuốc sắc.





19

9. Hoàng kỳ
Hoàng kỳ là rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ Astragalus membranaceus (Fish.)
Bunge hay Astragalus mongolicus Bunge, thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Thành phần hóa học của Hoàng Kỳ gồm các nhóm hoạt chất chính: Saponin:
Astragaloside-I, II, III, IV, V, VI, VII, Isoastragaloside-I, II, IV, astragalussaponin I,II,III,
Soyasaponin I, calycosin-7-O-β-D-glucosid.
Các flavonoid: Isoliquiritigenin, astraisoflavan, astraperocarpan, kaempferol, quercetin,
quercetin-3-glucoside; isorhamnetin, fromononetin, formononetin4-O-glucoside 2’,4’-dihyroxy-
5,6-dimethoxyisoflavan; 9,10-dimethoxypterocarpan-3-O-β-D-glucosid; 2’-hydroxy-3’,4’-
dimethoxy-isoflavan-7-O-β-D-glucosid.
Ngoài ra còn có β-sitosterol, daucosterol, cholin, betain, polysacharid, các acid béo (acid
palmatic, linoleic, linolenic, acid amin …

Tác dụng dược lý
Hoàng kỳ có tác dụng adaptogen, hạ sốt, lợi tiểu, bổ, tăng co bóp tử cung và vận mạch, có
thể làm tăng sản xuất interferon và đại thực bào, giúp phục hồi chức năng miễn dịch, thúc đẩy
quá trình chuyển hóa trong cơ thể, làm tăng cường chuyển hóa sinh lý của tế bào.
Hoàng kỳ có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn lî Shigella, Streptococcus
haemolyticus, phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng. Hoàng kỳ còn có tác dụng bảo vệ gan, chống giảm
glycogen ở gan.
Hoàng kỳ có khả năng nâng cao hoạt tính của telomerase và tác dụng chống virus của tề
bào T-lymphocyt CD8 trong trường hợp nhiễm HIV cũng như tăng cường khả năng chống các
loại virus gây bệnh khác.

Công dụng
Hoàng kỳ là một trong những vị thuốc căn bản và thông dụng trong y học cổ truyền

phương đông. Nó được sử dụng để kích thích hệ miễn dịch, hạ huyết áp và đường huyết. Hoàng
kỳ được sử dụng đặc biệt trong bệnh thận. Hoàng kỳ cũng được coi là một vị thuốc thích hợp với
những người trẻ tuổi, hoạt động thể chất.

Hoàng kỳ phối hợp với các vị thuốc khác dùng điều trị các bệnh chứng chính sau:
1. Trị chứng suy nhược mạn tính, mệt mỏi,
kém ăn hoặc tiêu chảy
2. Làm thuốc phòng cảm mạo
3. Trị viêm loét dạ dày tá tràng.
4. Điều trị bệnh gan mạn tính.
5. Trị nhũn não.
6. Trị bệnh tim mạch.
7. Trị chứng bạch cầu giảm.
8. Trị bệnh thận.
9. Trị chứng sốt kéo dài lâu ngày không
khỏi.
10. Trị chứng phù toàn thân do tâm thận
dương hư.
11. Trị đau nhức các khớp do cơ thể suy
nhược, khí huyết hư.
12. Trị tiểu đường.




20

10. Nghệ
Thân – rễ (quen gọi là củ) đã chế biến khô (phơi hoặc đồ chín rồi sấy khô) của cây nghệ
vàng (Rhizoma currcumae longae). Nghệ được trồng khắp nơi làm gia vị.

Thân rễ Nghệ chứa các curcuminoid là curcumin, demethoxy curcumin, bis-
demethoxycurcumin, 5'-methoxycurcumin, dihydrocurcumin và cyclocurcumin có hàm lượng từ
0,3-1,5%.
Nghệ chứa 4-6% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm (2,24% ở Nghệ tươi). Tinh dầu nghệ
chứa các sesquiterpen như germacron, turmeron, ar-(+)-, α-, ß- turmeron; ß- bisabolen; a-
curcumen; zingiberen; ß-sesquiphellanden, bisacuron; curcumenon; dehydrocurdion
Nghệ còn có 4 polysaccharid là các ukonan có tác dụng lên lưới nội chất, cùng với
stigmasterol, ß-sitosterol, cholesterol and 2-hydroxymethyl anthraquinone.
Tác dụng dược lý
Nghệ có hoạt tính kháng viêm, tác dụng này là của các curcuminoid.
Cao chiết cồn Nghệ có tác dụng chống loét, chống huỷ hoại tế bào, làm gia tăng màng
nhày bảo vệ bao tử, hạ đường huyết.
Curcuminoid là những chất chống oxy hoá tự nhiên, tăng bài tiết mật, chống giun tròn ký
sinh.
Trên lâm sàng, chất chiết nghệ có tác dụng kháng khuẩn. Tinh dầu Nghệ sử dụng đường
uống có tác dụng điều trị hen phế quản.
Công dụng
Theo Tây Y, nghệ có tác dụng: kích thích tiết mật, thông mật, giảm cholesterol huyết,
chống viêm, giảm huyết áp.
Y học cổ truyền dùng Nghệ chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng
khí trướng đau nhức, đau liên sườn dưới khó thở, sau khi đẻ máu xấu không ra, kết hòn cục trong
bụng, bị đòn ngã tổn thương ứ huyết, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp.


III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm từ thảo dược để nâng cao khả năng sinh trưởng và
sức đề kháng bệnh tật của lợn và gia cầm.
Mục tiêu cụ thể:
 Xác định chủng loại thảo mộc, nhóm hoạt chất có đáp ứng yêu cầu kích thích tiêu hóa,
tăng cường chức năng miễn dịch.

 Nghiên cứu sản xuất chế phẩm từ các loại thảo mộc ở trên.
 Thử nghiệm chế phẩm trên lợn, gà và sản xuất chế phẩm quy mô pilot.

CÁCH TIẾP CẬN
Các biện pháp cần tiến hành:
 Áp dụng các thành tựu của y học cổ truyền dùng cho người vào trong chăn nuôi.
 Xác định các đối tượng nghiên cứu, các nhóm hoạt chất chính trong các đối tượng nghiên
cứu, định hướng các hoạt chất có hoạt tính kháng khuẩn, kích tiêu hóa, tăng cường miễn
dịch. Tiếp cận mục tiêu này thông qua sách vở, tài liệu đông y trong và ngoài nước, kinh
nghiệm dân gian, các nghiên cứu về mặt hóa dược của các cây thuốc.
 Chiết xuất nhóm hoạt chất chính từ thảo mộc thiên nhiên sử dụng các dung môi có độ phân
cực khác nhau như ether, n-hexan, chloroform, ethyl acetate, acetone, methnol, ethanol,
nước Tham khảo các kết quả nghiên cứu từ y học cho người để xác định nhóm hoạt chất
21

chính trong cây và lựa chọn phương pháp chiết xuất phù hợp để chiết thô các nhóm hoạt
chất. Định lượng toàn phần chất chiết để tiêu chuẩn hóa dược liệu, chế phẩm với hàm lượng
tối thiểu hoạt chất chính.
 Phối hợp các công thức thuốc dựa vào hoạt chất và kinh nghiệm từ y học cổ truyền. Áp dụng
nguyên tắc mỗi vị thuốc có một hướng tác dụng và bổ trợ cho khi khi phối hợp cùng nhau.
 Thử nghiệm hoạt tính của hoạt chất/chế phẩm in vitro về các đặc tính để đạt được mục tiêu
đề ra của đề tài.
 Thử nghiệm hoạt tính trên động vật thí nghiệm (chuột nhắt) về các đặc tính kích thích sinh
trưởng, tăng cường miễn dịch, độc tính chế phẩm trước khi sử dụng trên gia súc.

Thí nghiệm trên gia súc (lợn, gà) để kiểm tra hiệu lực trên đối tượng sử dụng sau cùng, liều
lượng sử dụng thích hợp, hiệu lực của thuốc đối chiếu với mục tiêu đã đề ra (thay thế kháng sinh,
hóc môn).

IV. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


4.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Sàng lọc, lựa chọn, chiết xuất cao thô toàn phần các cây dược liệu:
Tiến hành lựa chọn đối tượng các đối tượng thích hợp, khoảng 16 cây dựa trên cơ sở đặc tính
kích thích tăng trưởng, tính sẵn có, khả năng cung cấp với số lượng lớn, khả năng trồng trọt,
năng suất thu hái Các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn và tập trung thành từng nhóm:
tăng cường chức năng gan mật, kích thích thèm ăn, tăng cường sức khỏe đường ruột, tăng
cường chức năng miễn dịch (mỗi nhóm khoảng 3-5 cây). Chọn lựa, thu thập các đối tượng và
tiến hành xử lý thô đối tượng trước khi đi vào chiết xuất cao thô theo từng nhóm hoạt chất.
Chiết xuất cao thô toàn phần các nhóm hoạt chất trong cây: thử định tính các nhóm hoạt chất
có mặt và định lượng toàn phần hàm lượng nhóm họat chất. Chiết xuất thô và định lượng toàn
phần là bước cần thiết để tiêu chuẩn hóa dược liệu, sản phẩm sau này. Các nhóm hoạt chất có
tính kích thích thèm ăn, kích thích tiêu hóa bao gồm các nhóm: tinh dầu, terpenoids, saponin,
alkaloid, flavonoids, polysaccharides, tanin…
Thử nghiệm hoạt tính các nhóm hoạt chất in vitro: 1) nhóm hoạt chất có tính kháng khuẩn:
thử bằng kháng sinh đồ, MIC; 2) nhóm hoạt chất tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật có
ích trong ruột: thử khả năng sinh trưởng của các vi khuẩn này in vitro; 3) hoạt tính tăng
cường miễn dịch: phương pháp ống nghiệm với phản ứng tạo hoa hồng của lympho bào máu
người).
Thử nghiệm hoạt tính kích thích sinh trưởng in vivo trên chuột nhắt: theo dõi khả năng sinh
trưởng, thu nhận thức ăn; ghi nhận hành vi của chuột khi ăn, uống, vận động để nghiên cứu
độc tính của cao chiết. Thử nghiệm in vitro và in vivo cao chiết toàn phần là cần thiết nhằm
kiểm tra lại cao chiết trong điều kiện cụ thể, với nguồn dược liệu cụ thể có đáp ứng được yêu
cầu đề ra hay không.
Tiêu chuẩn hóa dược liệu, tiêu chuẩn hóa cao chiết toàn phần dựa trên hàm lượng của nhóm
hoạt chất chính, các đặc tính ở thử nghiệm in vitro và in vivo.
Kết quả của nội dung này là chọn được cây thuốc thích hợp và gom thành từng nhóm, chọn
được quy trình chiết xuất cho chất chiết có hoạt tính kích thích tăng trưởng, tăng cường miễn
dịch tốt nhất tương ứng với từng cây thuốc.


Nội dung 2: Thiết kế công thức, bào chế các chế phẩm từ các loại thảo mộc ở trên
22

Các công thức thuốc mới nghiên cứu sẽ qua tiến trình theo các bước: Chọn dược liệu  Chiết
xuất, phân lập hoạt chất  Thử hoạt tính  Thiết kế công thức, bào chế  Kiểm tra hoạt tính
trên động vật thí nghiệm (chuột)  Xây dựng tiêu chuẩn chế phẩm.
Nghiên cứu thiết kế các công thức chế phẩm: Trong công thức sẽ bao gồm các chất chiết xuất
từ khoảng 3-5 cây thuốc có các tính chất bổ trợ cho nhau để tăng hoạt tính chế phẩm. Tỷ lệ
phối trộn của các các vị thuốc phụ thuộc vào hàm lượng của nhóm hoạt chất chính và kinh
nghiệm đông y.
Thử nghiệm hoạt tính các chế phẩm bào chế được in vitro và so sánh với hoạt tính của các
chất chiết xuất đơn lẻ ở nội dung 1. Các nội dung thử nghiệm in vitro như đã trình bày ở nội
dung 1.
Thử nghiệm hoạt tính kích thích sinh trưởng trên chuột nhắt: theo dõi khả năng sinh trưởng;
ghi nhận hành vi của chuột khi ăn, uống, vận động để nghiên cứu độc tính chế phẩm.
Lựa chọn chế phẩm theo nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa giá cả nguyên liệu, tính sẵn có của
nguyên liệu chiết xuất và hoạt tính của chế phẩm, tính dễ áp dụng, an toàn của quy trình chiết
xuất hoạt chất. Trong đó quan trọng nhất là hoạt tính và giá cả, tính sẵn có.
Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho các chế phẩm. Các tiêu chí để xây dựng tiêu chuẩn: ẩm độ,
khoáng tổng số, kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh, kháng sinh và hóc môn (không được
phép, hàm lượng hoạt chất, chất mang, những chỉ tiêu đặc trưng khác.

Nội dung 3: Thử nghiệm chế phẩm trên lợn và gà
Xác định liều lượng của chế phẩm cho lợn, gà dựa trên thành phần của các hoạt chất có trong
chế phẩm và dựa vào khuyến cáo của đông y sử dụng trên người.
Tiến hành thử nghiệm ảnh hưởng của chế phẩm bào chế được trên lợn và gà so với đối chứng
âm và đối chứng dương (bổ sung kháng sinh). Tiến hành thí nghiệm các liều lượng bổ sung
khác nhau để tìm ra liều tối ưu cho từng đối tượng. Theo dõi sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn,
bệnh tật và tồn dư trong sản phẩm.
Bao gồm các thí nghiệm: thí nghiệm xác định liều lượng tối ưu chế phẩm, thí nghiệm khả

năng thay thế kháng sinh, hóc môn tăng trưởng của các chế phẩm, thí nghiệm xác định khả
năng tồn dư của chế phẩm thảo dược, thí nghiệm so sánh hiệu quả giữa các chế phẩm và thí
nghiệm sử dụng kết hợp các chế phẩm trên mỗi đối tượng lợn và gà, thí nghiệm xác định thời
điểm sử dụng (lúc nào, thời gian bao lâu trong cả đời lợn, gà) và cách sử dụng (trộn thức ăn,
nước uống…) thích hợp với từng chế phẩm. Mỗi thí nghiệm trên lợn thịt gồm 4 lô 5 lần lặp
lại, 5 con/ô = 100 con. Mỗi thí nghiệm trên gà thịt gồm 4 lô 5 lần lặp lại, 25 con/ô = 500 con.
Dự kiến tiến hành 6 thí nghiệm cho mỗi đối tượng lợn hoặc gà.
Lựa chọn các chế phẩm có hiệu quả cao nhất phù hợp với từng đối tượng để tiến hành sản
xuất thử với quy mô pilot.
Xây dựng quy trình sử dụng các chế phẩm trên các đối tượng lợn và gà.
Khuyến cáo, chuyển giao ra ngoài sản xuất.

4.2 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu cho nội dung 1 và nội dung 2
Các dược liệu nghiên cứu:
Lá, cành của cây Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata (Burm .f.) Ness.), mua tại nhà
thuốc YHCT Kim Anh, số 88 Hải Thượng Lãn Ông, phường 10, quận 5.
Lá, thân của cây Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis DC.), thu hái tại Đơn Dương, Lâm
Đồng.
23

Lá, cành của cây Bọ mắm (Pouzolia zeylanica (L.) Benn), mua tại cửa hàng dược liệu
Trường Xuân, đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 5.
Lá, cành của Dây cóc (Tinospora crospa (L.) Miers) được thu hái tại vườn dược liệu
Trung tâm Sâm và Dược Liệu Tp.HCM.
Củ của cây Gừng (Zingiber officinale Roscoe), mua tại nhà thuốc YHCT Kim Anh, số 88
Hải Thượng Lãn Ông, Phường 10, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh.
Vàng đắng: thân
Sài đất: Toàn cây trên mặt đất
Cam thảo: Rễ và thân ngầm

Nghệ: Thân rễ
Hoàng kỳ: Thân
Nguyên liệu sau khi được thu mua hay thu hái được định danh và lưu mẫu tại Trung tâm
Sâm và Dược liệu Tp. HCM. Nguyên liệu khảo sát được phơi khô, xay thành bột mịn, bảo
quản trong bình kín và xác định độ ẩm.
Chế phẩm được phối trộn dựa theo tính toán liều có tác dụng so với liều chết LD
50
từ các
cao: Hoàng liên ô rô, Bọ mắm, Gừng, Xuyên tâm liên, Dây cóc và một số tá dược theo
hướng kháng khuẩn, tăng thể trọng và tăng khả năng miễn dịch theo bảng 1. Chế phẩm
dạng bột bảo quản trong bình kín và xác định độ ẩm.
Hóa chất: Dung môi: Methanol (MeOH), ethanol , chloroform, TT Kedd A, TT Kedd B,
ethyl acetat, natri hydroxyd, sắt (III) clorua, chì accetat, diethyl ether, TT Anisaldehyd, n-
butanol, acid acetic, aceton, TT Dragendorff, TT Bouchardat, TT Mayer.
Thiết bị: Máy soxhlet, máy siêu âm, tủ sấy, bể cách thủy, bình sắc kí, máy đo quang

Thử tác dụng dược lý
Mẫu nghiên cứu
Cao Bọ mắm (độ ẩm 19,8%, hiệu suất chiết 7%) và cao Dây cóc (độ ẩm 19,7%, hiệu suất
chiết 15%) do BM. Hóa-Chế phẩm Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM chiết xuất và cung cấp
mẫu.
Động vật nghiên cứu
Chuột nhắt trắng đực (chủng Swiss albino, 5-6 tuần tuổi, 20

2 g) được cung cấp bởi
Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang và được để ổn định ít nhất một tuần trước khi thử
nghiệm.
Thực phẩm nuôi chuột dạng viên cũng được cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y
tế Nha Trang.
Chuột được nuôi thành từng nhóm 7-8 con trong các lồng bằng nhựa trong mờ có kích

thước 20 x 30 x 15 cm với lượng thực phẩm viên cho ăn hàng ngày là 5g/chuột và nước uống đầy
đủ.
Chuột thử nghiệm được chia thành các lô với n = 15 như sau:
 Lô chứng: Uống nước cất.
 Lô uống cao Bọ mắm ở liều tương đương với 10g bột dược liệu.
 Lô uống cao Dây cóc ở liều tương đương với 10g bột dược liệu.
Chuột được cho uống nước hoặc mẫu thử nghiệm vào thời điểm 8-9 giờ sáng. Thể tích cho
uống là 10ml/kg thể trọng chuột (= 0,1 ml/10g thể trọng chuột).

Vật liệu nghiên cứu cho nội dung 3: Thử nghiệm chế phẩm trên lợn và gà
24

Chế phẩm thảo dược: Chế phẩm thảo dược sử dụng trong thí nghiệm là sản phẩm được
bào chế với sự hợp tác giữa Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam với Trung tâm Sâm
và Dược liệu Tp. HCM.
Chế phẩm thảo dược 1 dạng thô : bột nghiền của thân lá cây xuyên tâm liên, dây cóc và
gừng với tỷ lệ 37,2%, 41,0% và 21,8% với hoạt chất chính: hợp chất flavonoid, alkaloid và
diterpen lacton. Chế phẩm thảo dược 2 dạng thô : bột nghiền của thân lá cây bọ mắm, dây cóc và
gừng với tỷ lệ 21,6%, 51,2% và 27,2% với hoạt chất chính: hợp chất flavonoid và alkaloid
Chế phẩm thảo dược IAS-1 dạng tinh: Cao bột thân lá cây xuyên tâm liên, dây cóc và
gừng với tỷ lệ 37,2%, 41,0% và 21,8% với hoạt chất chính: hợp chất flavonoid, alkaloid và
diterpen lacton. Chế phẩm thảo dược IAS-2 dạng tinh: cao bột thân lá cây bọ mắm, dây cóc và
gừng với tỷ lệ 21,6%, 51,2% và 27,2% gọi tên là IAS-2 với hoạt chất chính: hợp chất flavonoid
và alkaloid
Nguyên liệu thức ăn chính trong khẩu phần: ngô, cám gạo, khô đỗ tương 48%, bột sò, dầu
đỗ tương, DCP, premix, L-lysine, methionine, NaHCO3, NaCl.
Con giống: Gà thịt công nghiệp thương phẩm giống Cobb – 308 và AA.
Lợn choai lai 3 máu DYL từ 60 ngày tuổi, có trọng lượng trung bình 18 - 20 kg.
Lợn con sau cai sữa lai YL


4.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.3.1 Nội dung 1: Sàng lọc, lựa chọn, chiết xuất cao thô toàn phần các nhóm dược liệu:
Phương pháp phân lập các hợp chất từ cây dây thần thông (Tinospra cordifolia)
Dây thần thông (2kg), chiết với MeOH (3 lần) bằng siêu âm, cất loại dung môi bằng áp
suất giảm thu được 35 g cặn chiết MeOH. Cặn này được hòa vào nước cất và tiến hành chiết phân
bố với etyl axetat thu được các cặn chiết tương ứng là: cặn etyl axetat ký hiệu là TC2 (15g) và
cặn nước TC3 (20 g). Cặn chiết nước (TC3, 20 g) được phân tách trên sắc ký cột trao đổi ion HP-
20, loại bỏ đường và muối vô cơ bằng nước cất sau đó rửa giải với hệ dung môi là MeOH/H
2
O
(50/50, 75/25 và 100/0) thu được 03 phân đoạn tương ứng là TC3A (9,2 g), TC3B (6,6 g) và
TC3C (2,3 g). Các hợp chất TC3A1 (5 mg) và TC3A2 (5 mg) được tinh chế từ phân đoạn TC3A
bằng sắc ký cột silica gel pha thường với hệ dung môi rửa giải là clorofooc/metanol/nước
(3/1/0,1). Tiếp tục phân tách phân đoạn TC3B trên sắc ký cột silica gel pha đảo với hệ dung môi
rửa giải là MeOH/H
2
O 1/1,5 thu được hợp chất TC3B1 (20 mg). Sử dụng các phương pháp sắc
cột ký kết hợp trên silica gel pha thường và pha đảo với các hệ dung môi rửa giải thích hợp, các
hợp chất TC3C1 (5 mg), TC3C3 (6 mg), TC3C4 (28 mg) và TC3C5 (8 mg) được tinh chế từ
phân đoạn TC3C.
Cặn chiết etyl axetat (TC2, 15g) được tiến hành phân tách thô trên sắc ký cột silicagel pha
thường với hệ dung môi rửa giải gradient clorofooc/metanol từ 10/1 đến 1/1 thu được 03 phân
đoạn là TC2C (2,5 g), TC2D (3,1 g) và TC2D (4,8 g). Tiếp tục phân tách phân đoạn TC2C bằng
sắc ký cột silica gel pha thường với hệ dung môi rửa giải là clorofooc/axeton 1/2 thu được hợp
chất TC2C1 (5 mg). Các hợp chất TC2D (5 mg) và TC2DR (7 mg) được tinh chế từ phân đoạn
TC2D bằng sắc ký cột silica gel pha đảo sử dụng hệ dung môi rửa giải là axeton/nước 1/1,5. Tinh
chế phân đoạn TC2E bằng sắc ký cột silica gel pha thường với hệ dung môi rửa giải là
clorofooc/metanol/nước 8/1/0,1 thu được hợp chất TC2E (25 mg).
25





Sơ đồ 1. Sơ đồ tách chiết các chất từ dây thần thông T. cordifolia
Chi
ết với MeOH (3 lần) bằng si
êu âm

Cất loại dung môi bằng áp suất giảm


B
ổ sung
1 n
ư

c

Bố sung 3 lÝt (3lÇn)ETOAC
Lớp nước
RP-18
CC
Axetone
:H
2
O
(1:1,5)
Silica gen CC

CHCl

:3
:MeoH:
H
2
O|(3:1:0,1)

Silica gel CC
CHCl
3
:MeOH:
H
2
O (3:1:0,1)
C
ột Dianion

MeOH:H
2
O
(
0:1
00

→ 1
00
:
0
)

L

ớp ETOAC


D©y thµn th«ng.

Tinospra cordifolia
(2 kg)
TC
-

C
ặn

MeOH

(35g)
TC2

CÆn
ETOAC

(15 g)
TC3
-

CÆn Níc

(20g)
TC2D
(3,1 g)

TC2E
(4,8 g)
TC3B1

(20mg)

TC3C
(2,3 g)
TC3A
(9,2 g)
TC3C3

(6mg)

TC3C5

(8 mg)

TC3C4

(28mg)

TC3C1

(5mg)

TC3B
(6,6 g)
TC2C1


(5mg)

TC2C
(2.5)
MeOH:H
2
O

(50:50)
MeOH:H
2
O

(75:25)
MeOH:H
2
O

(100:0)
TC2E

(25mg)

Silicagel
CC
CHCl
3
:MeO
H H
2

O
(8:1:0,1)

RP
-
18 CC

MeoH:H
2
O
(1:1)
)

Silica gel CC
CHCl
3
:MeOH:
H
2
O/ (6:1:0,1)
Silica gel CC

Chloroform: MeoH
(10:1 → 1:1)
Silica
gel CC
Chloro
fom:A
ceton
(1:2)


TC2DR

(7mg)

TC2D

(5mg)

TC3A1

(5mg)

TC3A2

(5mg)

RP
-
18 CC

MeoH:H
2
O
(1:1.5)

×