Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Tính năng sản xuất và định hướng chọn lọc nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





HÀ XUÂN BỘ





TÍNH NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC
NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN
PIÉTRAIN KHÁNG STRESS






LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI









HÀ NỘI, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





HÀ XUÂN BỘ




TÍNH NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC
NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN
PIÉTRAIN KHÁNG STRESS





CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ: 62.62.01.05



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. ĐẶNG VŨ BÌNH






HÀ NỘI, 2015




i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2015
Tác giả


Hà Xuân Bộ





ii
LỜI CẢM ƠN


Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã
nhận được sự ủng hộ, động viên và giúp đỡ hết sức quý báu của các cá nhân,
tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành tới GS. TS.
Đặng Vũ Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Đức
Lực đã giúp đỡ và có những lời khuyên quý báu cho luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo Khoa Chăn nuôi & Nuôi
trồng thuỷ sản, các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi đã
ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, tập thể cán bộ công nhân
viên Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp – Hải Phòng; Ban Giám đốc, tập thể cán
bộ công nhân viên Trung tâm Giống lợn chất lượng cao, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất giúp đỡ tôi hoàn thành
tốt luận án này.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã động viên tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tác giả


Hà Xuân Bộ





iii
MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
4 Những đóng góp mới của luận án 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4
1.1.1 Tính trạng số lượng 4
1.1.2 Hệ số di truyền (h
2
) 6
1.1.3 Giá trị giống 8
1.1.4 Hiệu quả chọn lọc 11
1.2 Khả năng sản xuất của lợn 12
1.2.1 Lợn Piétrain cổ điển và dòng Piétrain kháng stress 12
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch và yếu tố ảnh hưởng 12
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái và yếu tố ảnh hưởng 16
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt, chất
lượng thịt và yếu tố ảnh hưởng 19
1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 25
1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 25
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 30
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1 Đối tượng nghiên cứu 39
2.2 Nội dung nghiên cứu 39
2.2.1 Khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress 39




iv
2.2.2 Định hướng chọn lọc đối với lợn Piétrain kháng stress 39
2.3 Phương pháp nghiên cứu 39
2.3.1 Khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress 39
2.3.2 Định hướng chọn lọc đối với lợn Piétrain kháng stress 50
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
3.1 Khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress 54
3.1.1 Phẩm chất tinh dịch của lợn đực Piétrain kháng stress 54
3.1.2 Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress 59
3.1.3 Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress 66
3.1.4 Năng suất thân thịt và chất lượng thịt của lợn Piétrain kháng stress 74
3.2 Định hướng chọn lọc đối với lợn Piétrain kháng stress 77
3.2.1 Ước tính hệ số di truyền các tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc của lợn
Piétrain kháng stress 77
3.2.3 Ước tính giá trị giống và sử dụng giá trị giống chọn lọc đối với tính
trạng tăng khối lượng trung bình của lợn Piétrain kháng stress 79
CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN 82
4.1 Khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress 82
4.1.1 Phẩm chất tinh dịch lợn đực Piétrain kháng stress 82
4.1.2 Năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress 86
4.1.3 Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress 91
4.1.4 Năng suất thân thịt và chất lượng thịt lợn Piétrain kháng stress 97
4.2 Định hướng chọn lọc đối với lợn Piétrain kháng stress 99

4.2.1 Ước tính hệ số di truyền các tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc của lợn
Piétrain kháng stress 99
4.2.2 Ước tính giá trị giống và sử dụng giá trị giống chọn lọc đối với tính
trạng tăng khối lượng trung bình của lợn Piétrain kháng stress 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106
1 Kết luận 106
2 Kiến nghị 107
Danh mục các công trình công bố liên quan đến luận án 108
Tài liệu tham khảo 109
Phụ lục 123




v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLUP Best Linear Unbiased Predictions (dự đoán hồi quy không sai
lệch tốt nhất)
CC, CT, TT Các kiểu gen halothane
DFD Dark, Firm, Dry (thịt sẫm màu, cứng, khô)
GLM General Linear Model (Mô hình tuyến tính tổng quát)
H-FABP Heart Fatty Acid-Binding Protein
LSM Least Square Mean (trung bình bình phương nhỏ nhất)
ME Metabolisable Energy (Năng lượng trao đổi)
MTDFREML Multiple Trait Derivative-Free Restricted Maximum Likelihood
PiDu Lợn lai Piétrain x Duroc
PiDu25 Lợn lai 25% Piétrain kháng stress x 75% Duroc
PiDu50 Lợn lai 50% Piétrain kháng stress x 50% Duroc
PiDu75 Lợn lai 75% Piétrain kháng stress x 25% Duroc

PSE Pale, Soft, Exudative (thịt nhợt màu, mềm nhão, rỉ dịch)
RN Rendement Napole (Acid Meat Gene)






vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Tên bảng
Trang
2.1 Thành phần dinh dưỡng và khẩu phần ăn của lợn nái 42
2.2 Quy trình vệ sinh phòng bệnh trên đàn lợn 42
2.3 Thành phần dinh dưỡng và khẩu phần ăn của lợn Piétrain kháng stress 45
3.1 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phẩm chất tinh dịch lợn
Piétrain kháng stress 54
3.2 Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress 55
3.3 Ảnh hưởng của thế hệ đến phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress 55
3.4 Ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến phẩm chất tinh dịch của lợn
Piétrain kháng stress 56
3.5 Ảnh hưởng của trại đến phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress 57
3.6 Ảnh hưởng của mùa đến phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress 58
3.7 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái
Piétrain kháng stress 59
3.8 Năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress 60
3.9 Ảnh hưởng của thế hệ đến năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress 62
3.10 Ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến năng suất sinh sản của nái

Piétrain kháng stress 63
3.11 Ảnh hưởng của trại đến khả năng sinh sản của nái Piétrain
kháng stress 63
3.12 Ảnh hưởng của lứa đẻ đến năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress 65
3.13 Ảnh hưởng của các yếu tố đến tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc 68
3.14 Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress 68
3.15 Ảnh hưởng của kiểu gen halothane và tính biệt đến khả năng sinh
trưởng của lợn Piétrain kháng stress 69
3.16 Ảnh hưởng của trại đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain
kháng stress 70




vii
3.17 Ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain
kháng stress 71
3.18 Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn từ cai sữa đến 60
ngày tuổi của lợn Piétrain kháng stress 67
3.19 Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn kiểm tra năng suất
của lợn Piétrain kháng stress 73
3.20 Ảnh hưởng của tính biệt đến khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn
giai đoạn kiểm tra năng suất của lợn Piétrain kháng stress 73
3.21 Ảnh hưởng của kiểu gen halothane và tính biệt đến năng suất thân thịt
và chất lượng thịt 74
3.22 Năng suất thân thịt của lợn Piétrain kháng stress theo kiểu gen
halothane và tính biệt 74
3.23 Chất lượng thịt lợn Piétrain kháng stress theo kiểu gen halothane và
tính biệt 76
3.24 Thành phần hóa học thịt lợn Piétrain kháng stress theo kiểu gen

halothane và tính biệt 76
3.25 Khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc 77
3.26 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khối lượng ở các độ tuổi, tăng
khối lượng trung bình và tỷ lệ nạc 78
3.27 Hệ số di truyền ước tính của các tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc 78
3.28 Giá trị kiểu hình và giá trị giống ước tính được về tăng khối lượng
trung bình hàng ngày (g/ngày) 79
3.29 Giá trị giống ước tính của lợn đực và tăng khối lượng trung bình hàng
ngày đời con (g/ngày) 80
3.30 Giá trị giống ước tính của các nhóm đực giống chọn lọc và kết quả về
tăng khối lượng trung bình hàng ngày ở đời con (g/ngày) 81








viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
Tên hình
Trang
3.1 Nồng độ tinh trùng qua các thế hệ 56
3.2 Tổng số tinh trùng tiến thẳng theo mùa vụ 59
3.3 Số con đẻ ra và số con đẻ ra sống/ổ theo các lứa đẻ 66
3.4 Khối lượng sơ sinh/ổ theo các lứa 66
3.5 Khối lượng kết thúc qua các lứa 72

3.6 Tăng khối lượng trung bình hàng ngày qua các lứa 72





1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Lợn Piétrain cổ điển có mầu lông trắng với các vết loang đen phân bố
khắp cơ thể đặc trưng bởi tỷ lệ móc hàm cao (80,8%) và tỷ lệ nạc đạt 60,9%
(Camerlynck and Brankaer, 1958). Tuy nhiên, sự tồn tại của allen lặn T ở locus
halothane (Ollivier et al., 1975) với tần suất cao đã làm tăng tỷ lệ thịt PSE (Pale,
Soft, Exudative) và lợn dễ bị stress.
Lợn Piétrain kháng stress được phát triển từ lợn Piétrain cổ điển của Bỉ từ
năm 1983, nhằm giữ lại những ưu điểm của giống lợn này, bên cạnh đó làm giảm
mức độ nhạy cảm với stress bằng phép lai trở ngược để chuyển allen C của Large
White thay thế allen T ở locus halothane của Piétrain (Leroy and Verleyen, 1999a).
Từ năm 2007, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông
nghiệp Việt Nam) đã nhập lợn Piétrain kháng stress và nhân thuần trong điều kiện
khí hậu miền Bắc Việt Nam. Đỗ Đức Lực và cs. (2008) đã nghiên cứu khả năng
sinh trưởng của đàn lợn này. Phạm Ngọc Thạch và cs. (2010) đã nghiên cứu các
chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá huyết học của đàn lợn này được nuôi tại Hải Phòng. Do et
al. (2013) đã công bố kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản và sinh trưởng của
đàn lợn này nuôi trong điều kiện chăn nuôi nhiệt đới. Sau 3 năm nhân giống thuần
chủng và phát triển trong sản xuất, năm 2011, “lợn đực Piétrain kháng stress nhân
thuần tại Việt Nam” đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận
là tiến bộ kỹ thuật. Từ tháng 11 năm 2011, Trung tâm giống lợn chất lượng cao,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng đã trở thành cơ sở thứ hai nhân giống

thuần chủng lợn Piétrain kháng stress tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu, theo
dõi đánh giá trong sản xuất đều nhận thấy, lợn Piétrain kháng stress đã thích nghi
và đạt được các kết quả tương đối tốt, góp phần phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc
ở các tỉnh miền Bắc nước ta.
Tuy nhiên, nghiên cứu này để có thể đánh giá một cách toàn diện và đầy
đủ hơn về khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress, đồng thời xây dựng
được định hướng chọn lọc đối với đàn lợn này nhằm đáp ứng được đòi hỏi ngày



2
càng cao của thực tiễn sản xuất chăn nuôi nước ta.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá khả năng sản xuất xây dựng định hướng chọn lọc đối
với đàn lợn Piétrain kháng stress nhằm đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc
của nước ta.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá năng suất chất lượng tinh dịch và các yếu tố ảnh hưởng tới khả
năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc
Việt Nam.
- Đánh giá năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh
sản của lợn nái Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt và các yếu tố
ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn Piétrain kháng stress nuôi ở
miền Bắc Việt Nam.
- Đánh giá khả năng di truyền và định hướng chọn lọc nâng cao khả năng
sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

- Đóng góp thêm các tư liệu về khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng
stress trong điều kiện sản xuất chăn nuôi miền Bắc nước ta.
- Định hướng chọn lọc nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của đàn lợn
Piétrain kháng stress.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá tương đối toàn diện về khả năng sản xuất của đàn lợn Piétrain
kháng stress trong điều kiện sản xuất chăn nuôi ở các tỉnh miền Bắc.
- Cung cấp các thông tin có căn cứ khoa học về khả năng sản xuất của lợn
Piétrain kháng stress giúp các cơ sở chăn nuôi nâng cao hiệu quả việc sử dụng,
khai thác giống lợn này trong sản xuất.
- Xây dựng định hướng chọn lọc góp phần nâng cao năng suất lợn Piétrain
kháng stress đáp ứng yêu cầu của sản xuất chăn nuôi nước ta.



3
4. Những đóng góp mới của luận án
- Đánh giá được tương đối toàn diện và đầy đủ một cách có hệ thống về
khả năng sản xuất (phẩm chất tinh dịch, năng suất sinh sản, khả năng sinh
trưởng, năng suất thịt và chất lượng thịt) của lợn Piétrain kháng stress nuôi ở
miền Bắc Việt Nam.
- Đánh giá được khả năng di truyền và xây dựng được định hướng chọn
lọc đối với tính trạng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nhằm góp phần
nâng cao chất lượng đàn giống, đáp ứng yêu cầu của sản xuất chăn nuôi nước ta.



4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Trong công tác giống vật nuôi nói chung, giống lợn nói riêng, chọn lọc
đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn giống và để
phát huy hết tiềm năng di truyền của dòng, giống. Việc chọn lọc được thực hiện
chủ yếu đối với các tính trạng số lượng có giá trị kinh tế. Tham số quan trọng
giúp cho quá trình chọn lọc đó là hệ số di truyền và chọn lọc có hiệu quả thường
được tiến hành đối với những tính trạng số lượng có hệ số di truyền cao. Việc
tiến hành lựa chọn một cá thể dựa vào giá trị giống ước tính của cá thể đó bằng
phương pháp dự đoán hồi quy không sai lệch tốt nhất (Best Linear Unbiased
Prediction, BLUP) trên cơ sở giá trị kiểu hình của chính bản thân con vật cũng
như những con vật họ hàng, trong đó các yếu tố ngoại cảnh đã được loại trừ.
Hiệu quả chọn lọc là mục tiêu cuối cùng trong việc lựa chọn vật nuôi làm giống
và được đánh giá dựa trên chênh lệch về giá trị kiểu hình trung bình của thế hệ
sau so với toàn bộ thế hệ bố mẹ.
1.1.1. Tính trạng số lượng
Tính trạng là những đặc điểm có thể quan sát hay xác định được ở mỗi cá
thể. Tính trạng số lượng là những tính trạng thể hiện một đại lượng, giá trị của
chúng được xác định bằng cách cân, đong, đo, đếm chính xác và cụ thể. Hầu hết
các tính trạng có giá trị về mặt kinh tế ở vật nuôi đều là những tính trạng số
lượng. Sự thay đổi của các tính trạng số lượng là cơ sở cho sự thay đổi trong quá
trình tiến hoá của sinh vật nói chung và vật nuôi nói riêng.
Cơ sở khoa học cho việc cải tiến di truyền các giống vật nuôi đó là hai
hiện tượng di truyền cơ bản liên quan đến tính trạng số lượng:
- Cơ sở di truyền của sự chọn lọc: sự giống nhau giữa các con vật thân
thuộc, quan hệ thân thuộc càng gần, các con vật càng giống nhau.
- Cơ sở di truyền của sự chọn phối để nhân thuần và lai tạo: sự suy hoá
cận thân và hiện tượng ưu thế lai.
Giá trị kiểu hình (Phenotype Value) của tính trạng số lượng được quy định




5
bởi giá trị kiểu gen (Genotype Value) và sai lệch môi trường (Environment
Deviation). Giá trị kiểu gen chịu tác động của rất nhiều gen, mỗi gen có tác động
nhỏ, chúng gây ra các hiệu ứng: cộng gộp (Additive), trội (Dominant) và tương
tác (Interactive). Sai lệch môi trường được tạo ra do tính trạng số lượng chịu ảnh
hưởng rất lớn bởi điều kiện môi trường và giá trị của các tính trạng số lượng biến
thiên liên tục.
Giá trị được sử dụng để biểu thị các đặc tính của tính trạng số lượng, đó là
các số đo dùng để đánh giá các tính trạng số lượng. Giá trị kiểu hình (P) bao gồm
giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E).
P = G + E
Tác động trội được thực hiện bởi các allen tại một locus (D). Sai lệch
tương tác có thể xảy ra giữa hai hay nhiều allen khác locus hoặc giữa allen ở
locus này với allen ở locus kia (I). Tác động cộng gộp hay giá trị giống là sự tác
động của tất cả các allen có ảnh hưởng lên tính trạng (A). Như vậy, giá trị kiểu
gen được xác định:
G = A + D + I
Sai lệch môi trường cũng được phân tích thành hai phần: Sai lệch môi
trường chung (Common Environment) tác động tới tất cả các cá thể trong quần
thể (Ec). Sai lệch môi trường riêng (Special Environment) tác động tới một số cá
thể trong quần thể (Es). Như vậy, sai lệch môi trường được xác định:
E = Ec + Es
Khi bỏ qua tương tác giữa giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường, giá trị
kiểu hình được thể hiện:
P = A + D + I + Ec + Es
Như vậy, để nâng cao năng suất của vật nuôi, những biện pháp cần phải
tác động như sau:
- Tác động lên yếu tố di truyền (giá trị kiểu gen): được thực hiện bởi các
biện pháp chọn lọc và lai giống.

+ Phương pháp chọn lọc được thực hiện để tác động vào hiệu ứng cộng
gộp (A) và sẽ có hiệu quả cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền cao.



6
Những tính trạng về khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm có
hệ số di truyền cao.
+ Lai giống được thực hiện để tác động vào hiệu ứng trội (D) và át gen (I)
và sẽ có hiệu quả cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp. Những
tính trạng về khả năng sinh sản có hệ số di truyền thấp.
- Tác động lên yếu tố môi trường (sai lệch môi trường): được thực hiện
bằng cách cải tiến về mặt điều kiện chăn nuôi như: dinh dưỡng thức ăn, kỹ thuật
chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, kỹ thuật chuồng trại, …
1.1.2. Hệ số di truyền (h
2
)
Hệ số di truyền của tính trạng số lượng có vai trò quan trọng trong công tác
giống. Những tính trạng có hệ số di truyền cao, năng suất của thế hệ con được cải
tiến một cách nhanh chóng và chắc chắn thông qua việc chọn lọc bố mẹ có năng
suất cao. Ngược lại, những tính trạng có hệ số di truyền thấp, năng suất của thế hệ
con được cải tiến một cách có hiệu quả thông qua lai giống hơn là chọn lọc.
Hệ số di truyền của một tính trạng số lượng là tỷ lệ giữa phần do gen quy
định với toàn bộ phần tạo nên giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền có hai khái niệm:
hệ số di truyền theo nghĩa rộng và hệ số di truyền theo nghĩa hẹp.
* Hệ số di truyền theo nghĩa rộng
Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (h
2
G
) được biểu thị bằng tỷ số giữa

phương sai di truyền (
2
G

) và phương sai kiểu hình (
2
P

), hoặc được biểu thị bằng
hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền theo giá trị kiểu hình, hoặc được biểu thị
bằng bình phương của hệ số tương quan giữa giá trị di truyền và giá trị kiểu hình.
Hệ số di truyền theo nghĩa rộng được biểu diễn bằng công thức:
2
2
G
G
2
P
h




Hệ số di truyền theo nghĩa rộng ít được sử dụng trong công tác giống vật
nuôi vì việc ước tính phương sai di truyền chỉ có thể thực hiện được thông qua
việc phân tích các cặp anh chị em sinh đôi cùng trứng. Hệ số di truyền theo nghĩa
rộng được xác định qua việc phân tích các cặp anh chị em sinh đôi cùng trứng
thường ở mức cao nên không phản ánh đúng khả năng di truyền của tính trạng
được xác định qua đời sau.




7
* Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp
Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp (h
2
A
) được biểu thị bằng tỷ số giữa
phương sai di truyền cộng gộp (
2
A

) và phương sai kiểu hình (
2
P

), hoặc được
biểu thị bằng hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền cộng gộp (giá trị giống) theo
giá trị kiểu hình, hoặc được biểu thị bằng bình phương của hệ số tương quan giữa
giá trị di truyền cộng gộp và giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp
được biểu diễn bằng công thức:
2
2
A
A
2
P
h





Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp biểu thị phần giá trị kiểu hình được quy
định bởi các gen truyền đạt từ thế hệ bố mẹ cho thế hệ con. Hệ số di truyền theo
nghĩa hẹp thường được dùng nhiều trong công tác giống vật nuôi hơn là hệ số di
truyền theo nghĩa rộng.
* Phương pháp xác định hệ số di truyền
Hệ số di truyền có thể được xác định bằng nhiều phương pháp: Phương
pháp quần thể, phương pháp tương quan, phương pháp phân tích phương sai,
phương pháp hồi quy đời con theo bố và mẹ, phương pháp kết hợp. Tuy nhiên,
phương pháp phân tích hồi quy và phân tích phương sai thường được sử dụng
chủ yếu để ước tính hệ số di truyền.
+ Phân tích hồi quy con theo bố (mẹ), con theo trung bình bố (mẹ);
+ Phân tích phương sai anh chị em nửa ruột thịt, anh chị em ruột.
* Giá trị của hệ số di truyền
Hệ số di truyền được biểu thị thấp nhất bằng 0,0 và cao nhất bằng 1,0
hoặc tỷ lệ phần trăm từ 0% đến 100%. Hệ số di truyền được chia thành 3 mức độ
(3 nhóm) khác nhau:
- Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (từ 0,0 đến 0,2): bao gồm các tính
trạng như số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh, khối lượng toàn ổ lúc cai sữa, …
- Các tính trạng có hệ số di truyền trung bình (từ 0,2 đến 0,4): bao gồm
các tính trạng như tăng khối lượng trung bình hàng ngày, chi phí thức ăn cho 1
kg tăng khối lượng, …



8
- Các tính trạng có hệ số di truyền cao (từ 0,4 đến 1,0): bao gồm các tính
trạng như dày mỡ lưng, diện tích mắt thịt, tỷ lệ nạc, …
1.1.3. Giá trị giống

Giá trị di truyền cộng gộp là giá trị duy nhất được truyền từ thế hệ trước
cho thế hệ sau và có mối quan hệ chặt chẽ giữa thế hệ trước với thế hệ sau mà
người ta gọi đó là giá trị giống (Breeding Value, BV). Giá trị giống của con vật
không thể đo lường trực tiếp mà chỉ có thể ước tính từ các đo lường trực tiếp về
kiểu hình trên chính bản thân con vật hay các con vật có quan hệ thân thuộc, nên
còn được gọi là giá trị giống ước tính (Estimated Breeding Value, EBV). Ước
tính giá trị giống một tính trạng của vật nuôi phải dựa vào giá trị kiểu hình của
tính trạng này ở chính bản thân con vật, hoặc phải dựa trên kiểu hình của tính
trạng này ở những con vật có họ hàng với con vật cần ước tính giá trị giống, hoặc
phải phối hợp cả hai giá trị kiểu hình của bản thân con vật và giá trị kiểu hình
những con vật có họ hàng với con vật cần ước tính giá trị giống.
Các nguồn thông tin để sử dụng để ước tính giá trị giống của một con vật
bao gồm:
+ Nguồn thông tin của bản thân con vật: các số liệu năng suất của chính
bản thân con vật.
+ Nguồn thông tin của anh chị em con vật: các số liệu năng suất của anh
chị em ruột, anh chị em nửa ruột thịt.
+ Nguồn thông tin từ đời con con vật: các số liệu năng suất của đời con
con vật.
+ Nguồn thông tin của tổ tiên con vật: các số liệu về năng suất của bố, mẹ,
ông bà nội ngoại, các đời trước thế hệ ông bà.
Việc sử dụng các nguồn thông tin trên đây để ước tính giá trị giống của
con vật phụ thuộc vào một số yếu tố:
+ Hệ số di truyền của tính trạng: các tính trạng có hệ số di truyền càng cao
cao thì mối liên quan giữa giá trị kiểu hình và kiểu gen càng chặt chẽ.
+ Dung lượng của mỗi nguồn thông tin: ước tính giá trị giống của con vật
có mức độ chính xác cao khi sử dụng dung lượng lớn nguồn thông tin.




9
+ Quan hệ giữa con vật với nguồn thông tin: con vật có mối quan hệ càng
gần về mặt di truyền với nguồn thông tin thì mức độ chính xác của việc ước tính
giá trị giống càng chính xác. Quan hệ di truyền cộng gộp thường sử dụng:
- Bố mẹ - con cái = ½
- Anh chị em ruột = ½
- Anh chị em nửa ruột thịt = ¼
- Cháu –ông bà = ¼
* Ước tính giá trị giống bằng phương pháp BLUP
BLUP (Best Linear Unbiased Predictions) là phương pháp dự đoán hồi
quy không sai lệch tốt nhất được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá giá trị
giống của hầu hết các giống vật nuôi. BLUP là phương pháp ước tính giá trị
giống chính xác nhất dựa trên cơ sở giá trị kiểu hình của bản thân con vật cũng
như những con vật họ hàng, trong đó ảnh hưởng của một số nhân tố ngoại cảnh
đã được loại trừ.
Phương pháp BLUP có những ưu điểm như sau:
- Sử dụng được tất cả các nguồn thông tin về giá trị kiểu hình của các con
vật có họ hàng với con vật cần đánh giá, nên giá trị giống được ước tính chính
xác hơn và hiệu quả chọn lọc theo BLUP cũng cao hơn.
- Loại trừ được ảnh hưởng của các nhân tố cố định như trại, năm, mùa vụ,
lứa đẻ, …
- Đánh giá được khuynh hướng di truyền của các đàn gia súc do xử lý các
nguồn thông tin thu được trong một khoảng thời gian nhất định.
- Sử dụng được các nguồn thông tin dưới dạng số liệu giữa các nhóm
không cân bằng.
Mô hình thống kê trong ước tính giá trị giống của vật nuôi được
Henderson nghiên cứu từ năm 1945 và đang được ứng dụng mạnh mẽ trong chọn
giống vật nuôi từ những năm 1980 đến nay. Phương pháp của Henderson là tính
toán đồng thời ảnh hưởng của các nhân tố cố định do môi trường và ảnh hưởng
ngẫu nhiên do di truyền của cá thể con vật, trên cơ sở xem xét mối quan hệ huyết

thống của các cá thể trong hệ phổ. Mô hình tuyến tính cơ bản trong ước tính giá



10
trị giống có dạng như sau :
Y = Xb + Za + e
Trong đó :
y: Véc tơ quan sát của các tính trạng nghiên cứu
b: Véc tơ ảnh hưởng cố định như trại, năm, mùa vụ, lứa đẻ, …
a: Véc tơ giá trị di truyền cộng gộp trực tiếp
e: Véc tơ ảnh hưởng ngẫu nhiên do môi trường đến giá trị kiểu hình của cá thể
X: Ma trận yếu tố cố định
Z: Ma trận yếu tố ngẫu nhiên di truyền trực tiếp
Để giải phương trình trên cần thiết phải tìm các biến a và b. Phương pháp
BLUP của Henderson có dạng sau:
' 1 ' 1 ' 1
' 1 ' 1 1 ' 1
XR X XR Z b XR y
a
ZR Z ZR Z G ZR y
  
   
   


   

   



   

Trong đó :
- R
-1
là ma trận phương sai – hiệp phương sai do ảnh hưởng ngẫu nhiên
của môi trường (V(e) = R).
- G
-1
là ma trận phương sai – hiệp phương sai di truyền giữa các tính trạng
(nếu phân tích đa tính trạng) và giữa các cá thể trong hệ phổ. Trong trường hợp
phân tích đơn tính trạng ta có
1 1 2
a
G A 1/


; A
-1
là ma trận nghịch đảo của ma
trận quan hệ huyết thống của các cá thể trong hệ phổ, σ
2
a
là phương sai di truyền
cộp gộp của tính trạng cần xác định.
Từ mô hình trên cho thấy, véc tơ giá trị giống phụ thuộc vào :
+ Độ lớn của các tham số di truyền sử dụng trong tính toán
+ Khả năng hiệu chỉnh giá trị giống theo ảnh hưởng cố định của môi
trường, sự hiệu chỉnh này phụ thuộc vào số cá thể trong mỗi nhóm nuôi trong

điều kiện môi trường tương đồng.
Việc tính giá trị giống bằng BLUP cần có hai tham số: hệ số di truyền và
tương quan di truyền của các tính trạng. Giá trị giống của con vật sẽ thay đổi khi
thay đổi độ lớn của hệ số di truyền và tương quan di truyền, nhưng không làm thay



11
đổi đến độ chính xác trong phân loại con vật theo giá trị giống tính bằng BLUP.
Khi dung lượng mẫu không thay đổi, tính trạng có hệ số di truyền càng cao thì độ
tin cậy của việc ước tính giá trị giống càng lớn và tính trạng có hệ số di truyền thấp
thì cần phải chú ý đến các cá thể thân thuộc để tăng độ tin cậy của giá trị giống.
Một số mô hình BLUP được sử dụng để ước tính giá trị giống của vật nuôi:
- Mô hình đực giống (Sire Model): sử dụng giá trị kiểu hình của đời con
để ước tính giá trị giống của con đực.
- Mô hình con vật (Animal Model): sử dụng để ước tính giá trị giống của
bản thân con vật.
- Mô hình lặp lại (Repeatability Model): sử dụng ước tính giá trị giống khi
giá trị kiểu hình của một tính trạng được đo lặp lại với một số lần. Mô hình này
còn được gọi là mô hình với các ảnh hưởng ngoại cảnh ngẫu nhiên (Models with
Random Environmental Effects).
- Mô hình nhiều tính trạng (Multivariate Animal Model): sử dụng các
tương quan di truyền và tương quan ngoại cảnh giữa các tính trạng để có thể đạt
được mức chính xác cao hơn trong các ước lượng giá trị giống.
1.1.4. Hiệu quả chọn lọc
Trong việc chọn lọc vật nuôi làm giống, hiệu quả chọn lọc được coi là
mục tiêu quan trọng nhất để tạo ra thế hệ sau có năng suất, chất lượng sản phẩm
cao hơn so với thế hệ bố mẹ.
Hiệu quả chọn lọc (Selection Response, R): sự chênh lệch giữa giá trị
trung bình kiểu hình của đời con sinh ra từ những bố mẹ được chọn lọc so với giá

trị trung bình kiểu hình của toàn bộ thế hệ bố mẹ.
Ly sai chọn lọc (Selection Differential, S): sự chênh lệch giữa giá trị trung
bình kiểu hình của các bố mẹ được chọn lọc so với giá trị trung bình kiểu hình
của toàn bộ thế hệ bố mẹ.
Hiệu quả chọn lọc của một tính trạng được xác định bằng tích của hệ số di
truyền (h
2
) với ly sai chọn lọc của tính trạng đó (R = h
2
S). Hiệu quả chọn lọc của
một tính trạng còn được xác định bằng tích của hệ số di truyền với cường độ chọn



12
lọc (i) và độ lệch chuẩn (σ
P
) của tính trạng đó (R = h
2

P
). Do đó, hiệu quả chọn
lọc phụ thuộc vào các yếu tố: hệ số di truyền của tính trạng của tính trạng được
chọn lọc, cường độ chọn lọc và độ lệch chuẩn kiểu hình của tính trạng chọn lọc.
1.2. Khả năng sản xuất của lợn
1.2.1. Lợn Piétrain cổ điển và dòng Piétrain kháng stress
Lợn Piétrain xuất hiện ở Bỉ vào khoảng năm 1920 và mang tên làng
Piétrain. Lợn Piétrain được công nhận giống mới năm 1953 tại tỉnh Barbant và trên
cả nước năm 1956. Lợn Piétrain cổ điển có mầu lông trắng với các vết loang đen
phân bố khắp cơ thể không cố định trên da, nhưng năng suất rất ổn định đặc trưng

bởi tỷ lệ móc hàm cao (80,8%) và tỷ lệ nạc đạt 60,9% (Camerlynck and Brankaer,
1958) . Tuy nhiên, sự tồn tại của allen lặn T ở locus halothane (Ollivier et al.,
1975) với tần suất cao đã làm tăng tỷ lệ thịt PSE (Pale, Soft, Exudative) và lợn dễ
bị stress. Hanset et al. (1983) cho biết tần số kiểu gen TT dương tính với halothane
đối với lợn Piétrain đực và cái ở Bỉ lần lượt 88,4% và 93,3%.
Lợn Piétrain kháng stress được phát triển từ lợn Piétrain cổ điển tại Khoa Thú
y, Trường Đại học Liège (Bỉ) trên cơ sở phép lai trở ngược để chuyển allen C trên lợn
Large White thay thế cho allen T ở locus halothane của lợn Piétrain.
Piétrain kháng stress có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày
đạt 599 g/ngày, dày mỡ lưng đạt 1,54 cm, giá trị pH cơ thăn và mông 45 phút sau
giết thịt đạt các giá trị lần lượt 6,11 và 6,33, giá trị pH cơ thăn 24 giờ sau giết thịt
đạt 5,48 và tỷ lệ mất nước chế biến đạt 32,5%. Piétrain kháng stress có các chỉ
tiêu về chất lượng thịt và khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày cao hơn
so với Piétrain cổ điển, nhưng chất lượng thân thịt lại thấp hơn (Ministère des
Classes Moyennes et de L’agriculture de Belgique, 1999). Leroy and Verleyen
(1999b) đã khẳng định rằng lợn Piétrain kháng stress thể hiện đầy đủ các ưu điểm
của Piétrain cổ điển, nhưng tỷ lệ mẫn cảm với stress đã giảm xuống và pH sau
giết thịt đã được cải thiện.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch và yếu tố ảnh hưởng
Trong chăn nuôi lợn, đực giống có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đàn
con. Việc nghiên cứu các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch là một trong những cơ
sở khoa học để đánh giá chất lượng của đực giống. Phẩm chất tinh dịch của lợn



13
đực giống phản ánh khả năng sinh sản của mỗi cá thể, mà khả năng sinh sản là
đặc điểm chủ yếu đánh giá tính thích nghi của chúng đối với điều kiện môi
trường. Đặc điểm về phẩm chất tinh dịch kết hợp với nguồn gốc và một số đặc
điểm khác giúp chọn lọc được những đực giống tốt, mặt khác giúp cho công tác

chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, sử dụng đực giống một cách có hiệu quả nhằm
khai thác triệt để giá trị của đực giống.
1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch
Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch bao gồm: thể tích tinh dịch (V,
ml), hoạt lực tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng (C, triệu/ml), tổng số tinh trùng
tiến thẳng trong một lần khai thác (VAC, tỷ/lần), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K,%),
sức kháng của tinh trùng (R) và giá trị pH tinh dịch.
* Thể tích tinh dịch (V, ml): lượng tinh được xuất ra sau khi đã lọc bỏ keo
phèn trong một lần khai thác, là một hỗn hợp gồm tinh trùng (2 – 7%) và tinh
thanh (trên 90%).
Thể tích tinh dịch lợn có sự biến động lớn do một số yếu tố:
- Giống: lợn đực ngoại, đực lai có thể tích tinh dịch lớn hơn so với lợn nội.
- Tuổi: lợn đực trưởng thành có thể tích tinh dịch lớn hơn so với đực hậu
bị. Lợn đực nội hậu bị có thể tích tinh dịch trong khoảng 50 – 80 ml, còn đực nội
trưởng thành đạt trên 100 ml. Lợn đực ngoại, đực lai hậu bị có thể tích tinh dịch
từ 80 -150 ml, còn đực ngoại, đực lai trưởng thành có thể tính tinh dịch trong
khoảng 250 – 500 ml.
- Tần suất khai thác: 3 - 5 ngày lấy tinh một lần có thể tích nhiều hơn so
với lấy tinh hàng ngày.
- Stress: trong quá trình khai thác tinh có những tác nhân kích thích bất
thường hoặc đột ngột làm giảm thể tích hoặc lợn không xuất tinh.
* Hoạt lực tinh trùng (A): là số lượng tinh trùng có hoạt động tiến thẳng
so với tổng số tinh trùng có trong vi trường quan sát được. Hoạt lực tinh trùng có
thể được biểu thị thấp nhất bằng 0,0 và cao nhất bằng 1,0 hoặc tính theo tỷ lệ
phần trăm từ 0% đến 100%.



14
Các dạng chuyển động của tinh trùng bao gồm:

- Tiến thẳng: tinh trùng có chuyển động theo hướng tiến thắng tới trước
- Vòng quanh: tinh trùng có chuyển động nhưng di chuyển theo một vòng
tròn mà không tiến thẳng được.
- Dao động: tinh trùng nằm nguyên tại vị trí, chỉ có đầu hoặc đuôi cử động
hoặc lắc lư.
- Không hoạt động: tinh trùng nằm yên tại một vị trí
Tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng: số lượng tinh trùng có chuyển động tiến thẳng
so với tổng số tinh trùng quan sát được trong một vi trường. Tỷ lệ tinh trùng tiến
thẳng đóng vai trò hết sức quan trọng trong thụ tinh nhân tạo vì chỉ có những tinh
trùng có khả năng tiến thẳng mới có thể tham gia quá trình thụ tinh.
* Nồng độ tinh trùng (C, triệu/ml): số lượng tinh trùng có trong một đơn
vị thể tích tinh nguyên (tinh chưa được pha loãng). Nồng độ tinh trùng có ý nghĩa
quan trọng trong việc đánh giá phẩm chất tinh dịch, nhất là đối với lợn đực sử
dụng trong thụ tinh nhân tạo, cũng như quyết định mức độ pha loãng tinh dịch.
Nồng độ tinh trùng phụ thuộc vào một số yếu tố: giống, tuổi, mùa vụ, chế độ
chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ khai thác, sử dụng,…
* Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (VAC, tỷ/lần):
được xác định bằng tích giữa thể tích tinh dịch (V, ml) với hoạt lực tinh trùng (A)
và nồng độ tinh trùng (C, triệu/ml). Chỉ tiêu này đóng vai trò quyết định số liều
sản xuất đối với lợn đực thụ tinh nhân tạo.
* Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %): những tinh trùng có hình dạng khác
thường so với tinh trùng bình thường, có ảnh hưởng xấu đến phẩm chất tinh dịch
và không có khả năng thụ thai. Các dạng tinh trùng kỳ hình bao gồm: đầu hình
quả lê, hai đầu, kỳ hình thể đỉnh, sưng đoạn giữa, đuôi xoắn, hai đuôi,…
* Sức kháng của tinh trùng (R): sức chịu đựng của tinh trùng với dung
dịch NaCl 1%, được thể hiện bằng thể tích dung dịch NaCl được sử dụng để pha
loãng một đợn vị tinh nguyên cho đến khi tinh trùng ngừng tiến thẳng.
* Giá trị pH tinh dịch: được xác định bằng nồng độ ion H
+
có trong tinh

dịch. Tinh dịch của lợn có giá trị pH hơi kiềm (7,0 - 7,5) được tạo nên do acid



15
carbonic được tạo thành sẽ phân ly và biến mất, vì vậy kích thích tinh trùng hoạt
động mạnh dẫn đến làm giảm sức sống của tinh trùng.
* Phẩm chất tinh dịch còn được đánh giá thông qua màu sắc, mùi, độ vẩn,
vật thể lạ. Sức sản xuất của đực giống được đánh giá thông qua hiệu quả phối
giống (tổng số lần phối giống, số lần phối có chửa, tỷ lệ phối có chửa, …).
Theo quyết định số 1712/QĐ-BNN-CN ngày 9/6/2008 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt các chỉ tiêu định mức kỹ thuật
đối với lợn đực giống gốc:
* Đối với lợn ngoại hậu bị kiểm tra năng suất
- Thể tích tinh dịch: không nhỏ hơn 140 ml
- Hoạt lực tinh trùng: không nhỏ hơn 80%
- Nồng độ tinh trùng: không nhỏ hơn 220 triệu/ml
- Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình: không lớn hơn 15%
- Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác: không nhỏ hơn
24,5 tỷ/lần.
* Đối với lợn ngoại khai thác tinh thụ tinh nhân tạo
- Thể tích tinh dịch: không nhỏ hơn 200 ml
- Hoạt lực tinh trùng: không nhỏ hơn 80%
- Nồng độ tinh trùng: cao hơn 250 triệu/ml
- Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình: không lớn hơn 15%
- Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác: không nhỏ hơn 40 tỷ/lần.
1.2.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch
a. Yếu tố di truyền
Giống lợn đực có ảnh hưởng rất rõ rệt đến các chỉ tiêu về phẩm chất tinh
dịch. Các giống lợn đực nội và đực lai thành thục về tính dục sớm hơn so với lợn

đực ngoại. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn nội thường
thấp hơn so với lợn đực ngoại thuần và đực lai. Smital (2009) khi nghiên cứu các
yếu tố tác động đến phẩm chất tinh dịch trên lợn đực thuần Czech Meat, Duroc,
Hampshire, Landrace, Large White, Czech Large White, Piétrain cho biết sự
chênh lệch giữa các giống về thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh

×