Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Thực trạng thị trường xăng dầu tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.1 KB, 19 trang )

5 nằm 2012
Thực trạng thị
trường xăng dầu tại
Việt Nam
Trường Đại học Kinh tế - Luật
Khoa Kinh tế đối ngoại




Tiểu luận:


Bộ môn Kinh tế học quốc tế
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Văn Đức
Thực hiện: Nhóm 5 – K10T
Võ Ngọc Đan Thanh K104020303
Nguyễn Lê Thảo Vy K104010101
Võ Hồ Thục Khuê K104010039
Đào Tú Anh K104040439
Lê Thị Kim Ngân K104040491
Đậu Thị Lan Hương K104050726
Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nhiều thập kỷ qua, đề tài về xăng dầu và giá cả của nó đã trở thành một trong
những chủ đề thời sự được quan tâm hàng đầu. Những bất ổn chính trị ở các nước xuất
khẩu xăng dầu lớn của thế giới, những biến động của chu kì kinh doanh toàn cầu, tham
vọng của một số nước xuất khẩu muốn điều khiển thị trường xăng dầu,… đã làm cho giá
xăng dầu trở nên bất ổn định trong những năm gần đây. Hoạt động xuất nhập khẩu xăng


dầu của các nước cũng có những thay đổi khó lường trước, làm ảnh hưởng đến sự cân
bằng trong thương mại quốc tế.
Trước những biến động bất thường của thị trường xăng dầu thế giới, thị trường xăng
dầu tại Việt Nam tất yếu sẽ phải chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Xăng dầu thành phẩm
là một trong những mặt hàng nhập khẩu lớn của Việt Nam, chính vì thế nên Nhà nước
cần có những chính sách phù hợp để ổn định giá cả trong nước, bảo đảm cho quyền lợi
cho doanh nghiệp nhập khẩu cũng như đời sống của người dân. Đồng thời, cần có một
chính sách để phát triển thị trường xăng dầu trong nước theo hướng hạn chế xuất khẩu
dầu thô và tăng sản lượng dầu chế biến trong nước để đáp ứng nhu cầu nội địa, nhằm làm
giảm ảnh hưởng của biến động thị trường thế giới đến Việt Nam. Muốn làm được điều
đó, cần phải có được nguồn dữ liệu xác đáng từ thị trường thế giới cũng như tình hình
của các nước xuất khẩu và nhập khẩu lớn có khả năng chi phối thị trường xăng dầu. Từ
đó mới đưa ra được những động thái tích cực cho thị trường trong nước.
Với những kiến thức đã được học về Kinh tế học quốc tế, nhóm làm đề tài xin đưa ra
bài tiểu luận khái quát về thực trạng thị trường xăng dầu thế giới cũng như Việt Nam,
những chính sách của Nhà nước đã thực hiện đối với ngành xăng dầu trong nước. Từ đó,
vận dụng những mô hình phân tích đã được học để đề xuất định hướng phát triển và
những giải pháp cho thị trường xăng dầu trong nước hiện tại và trong tương lai.
Nhóm thực hiện đề tài rất mong nhận được những ý kiến bổ sung từ thầy cô và các
bạn sinh viên để hoàn thiện hơn cho đề tài tiểu luận này.

Nhóm 5
Tháng 4/2012
Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
2


Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
Mục Lục 2

1. Thị trường xăng dầu thế giới 3
1.1. Tổng quan thị trường xăng dầu thế giới 3
1.2. Các nước xuất khẩu lớn 4
1.3. Các nước nhập khẩu lớn 5
1.4. Giá xăng dầu thế giới qua các năm 6
2. Thực trạng thị trường xăng dầu trong nước 7
2.1. Tổng quan thị trường xăng dầu Việt Nam trong năm 2012 8
2.2. Chính sách của Nhà nước đối với ngành xăng dầu 10
2.3. Mức độ tương đồng của thị trường xăng dầu Việt Nam so với lý thuyết 11
2.4. Tình huống thực tế: Vấn đề Nhà nước bù lỗ giá xăng dầu và tình trạng xuất
khẩu lậu xăng dầu 12
1. Giải pháp thực hiện của chính phủ trong phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam
15
2. Một số giải pháp đề xuất phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam 16
2.1. Giải pháp “ thị trường hoá” thị trường xăng dầu 16
2.2. Giải pháp giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung cấp dầu 16
Phụ Lục 17
Tài liệu tham khảo 18





Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
3

Chương 1: Thực trạng thị trường xăng dầu
thế giới và Việt Nam
1. Thị trường xăng dầu thế giới
1.1. Tổng quan thị trường xăng dầu thế giới

Xăng dầu là nguồn nhiên liệu cực kì quan trọng, cần thiết cho hầu hết các
hoạt động sản xuất. Nguồn năng lượng từ xăng dầu chiếm đến 80% trong các hoạt
động giao thông vận tải và sản xuất của thế giới. Sản lượng xăng dầu trung bình
mỗi ngày thế giới tiêu thụ là khoảng 96,32 triệu thùng dầu, trong đó Mỹ là nước
tiêu thụ xăng dầu lớn nhất thế giới.
Biểu đồ sau cho chúng ta thấy được nhóm 10 nước tiêu thụ xăng dầu nhiều
nhất thế giới, nhóm này chiếm khoảng 62,44% trong cơ cấu tiêu thụ xăng dầu của
các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới:

Biểu đồ 1 – Nhóm 10 nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới
Nhóm các nước này hầu hết là những nước phát triển ở trình độ cao, tỉ
trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế lớn nên nhu cầu tiêu thụ xăng dầu
cũng đạt ở mức cao.
Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
4

Nhu cầu tiêu thụ cao, nhưng không phải quốc gia nào cũng được ưu thế về
vị trí địa lý thuận lợi để khai thác dầu thô phục vụ cho các hoạt động giao thông
vận tải và sản xuất của mình. Và không phải quốc gia nào cũng đủ trình độ sản
xuất chế biến dầu thô thành xăng dầu thành phẩm. Vì thế mà xăng dầu trở thành
một sản phẩm xuất khẩu cũng như nhập khẩu mang tính chiến lược của nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
1.2. Các nước xuất khẩu lớn
Nhắc đến các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới, chúng ta không thể
nào không nhắc đến các quốc gia nằm trong khối OPEC (Tổ chức các nước xuất
khẩu dầu lửa). Đây là một tổ chức đa chính phủ được thành lập với sự tham gia
của các quốc gia có sản lượng dầu thô lớn và đang xuất khẩu một lượng lớn xăng
dầu cho thế giới. Các quốc gia trong OPEC khai thác khoảng 40% sản lượng dầu
lửa của thế giới và nắm giữ đến ¾ trữ lượng dầu thế giới. Các thành viên nổi bật
của OPEC tính đến năm 2012 hiện nay có thể kể đến như:

 Ở châu Phi: Ageria, Libya, Nigeria, Angola
 Khu vực Trung Đông: Iran, Iraq, Kuwait, Qatar, Arập Saudi, Các tiểu
vương quốc Ả Rập thống nhất
 Ở Nam Mỹ: Venezuala, Ecuador
OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành
viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu.
Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách dầu chung nhằm để giữ giá. OPEC dựa vào
việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm
hoặc dư dầu giả tạo nhằm thông qua đó có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi
OPEC như là một liên minh độc quyền (cartel) luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho
các thành viên.
Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
5

Các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới xuất khẩu khoảng 63,83 triệu thùng dầu
mỏ mỗi ngày. Trong đó nhóm 10 nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới chiếm
hơn 50% lượng dầu xuất khẩu hàng ngày.

Biểu đồ 2 – Nhóm 10 nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới
Arập Saudi sở hữu 20 - 25% trữ lượng dầu trên thế giới và là quốc gia xuất
khẩu xăng dầu hàng đầu thế giới. Giới phân tích đang kỳ vọng quốc gia này tăng
cao hơn nữa sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô, nhằm đảm bảo giá dầu thế
giới không leo thang do tình hình bất ổn tại Iran.
1.3. Các nước nhập khẩu lớn
Các quốc gia đều luôn muốn bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường
nội địa của mình nhằm giúp cho các hoạt động kinh tế được diễn ra suôn sẻ. Thế
nhưng, như đã trình bày ở trên, nguồn xăng dầu sản xuất trong nước không phải
lúc nào cũng đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất và đi lại của người dân, chính vì thế
mà nguồn xăng dầu nhập khẩu từ các quốc gia xuất khẩu lớn ở trên là lựa chọn của
hầu hết các quốc gia không thể tự cung tự cấp xăng dầu cho mình.

Mỗi ngày các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới nhập khẩu khoảng 63,83
triệu thùng dầu mỏ. Trong đó nhóm 10 nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới
chiếm tỉ trọng khoảng 62.53% .
Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
6


Biểu đồ 3 – Nhóm 10 nước nhập khẩu xăng dầu lớn nhất thế giới
Có thể nhận thấy rõ nhóm các nước nhập khẩu dầu lớn của thế giới cũng là
những nước có nền kinh tế và công nghiệp phát triển hàng đầu như Mỹ, Liên minh
châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore,…
1.4. Giá xăng dầu thế giới qua các năm
Giá dầu tăng - giảm luôn ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình phát triển, giá
cả hàng hoá, an ninh xã hội của bất cứ quốc gia nào. Chính vì vậy, cần phải xem
xét lịch sử giá dầu của thế giới để biết được những xu thế chung trong việc tăng
giảm giá dầu mỏ và vai trò điều khiển thị trường của các nước xuất nhập khẩu lớn
để từ đó có những bước đi phù hợp cho chính sách xăng dầu trong nước.
Biểu đồ sau đây thể hiện cụ thể những biến động của giá dầu thế giới từ
năm 1986 đến nay và những sự kiện tác động đến nó:
Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
7


Biểu đồ 3 – Giá cả xăng dầu và các sự kiện tác động
Ta có thể thấy rõ giá dầu bắt đầu leo thang mạnh mẽ kể từ sau cuộc khủng
bố 11/9 tại Mỹ năm 2001. Kể từ sau đó giá dầu liên tục tăng mạnh và có lúc vượt
mức 100$/ thùng. Hiện tại giá dầu thế giới tính đến thời điểm này là 92.63$/thùng.
2. Thực trạng thị trường xăng dầu trong nước
Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
8


2.1. Tổng quan thị trường xăng dầu Việt Nam trong năm 2012
Theo thống kê của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam thì nước ta tiêu thụ
khoảng 37,5 triệu lít xăng dầu mỗi ngày. Trong đó, khoảng 70% lượng xăng dầu
tiêu thụ trong nước được nhập khẩu từ nước ngoài. Phần còn lại khoảng 1/3 nhu
cầu tiêu thụ trong nước được nhà máy lọc dầu Dung Quất cung cấp. Tuy nhiên vào
cuối năm 2011 xảy ra hiện tượng tồn kho lớn ở nhà máy Dung Quất, nguyên nhân
được cho là do mới đi vào hoạt động nên nhà máy này chưa có kế hoạch sản xuất
ổn định dẫn đến các doanh nghiệp nhập khẩu phải kí kết hợp đồng nhập khẩu từ
nước ngoài để đảm bào nguồn cung. Nhà nước cũng có đã biện pháp giải quyết
vấn đề trên khi yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải tăng sản
lượng tiêu thụ xăng dầu từ nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Dưới đây là tình hình và số liệu của thị trường xuất nhập khẩu xăng dầu của
Việt Nam trong quý đầu của năm 2012:
2.1.1. Thị trường xuất khẩu
ĐVT: lượng (tấn); Trị giá (USD)
Thị trường
KNXK 3T/2012
KNXK 3T/2011
% so sánh
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Tổng KN
582.500
584.840.366
546.368

470.491.700
6,61
24,30
Campuchia
254.236
256.205.167
219.409
192.106.093
15,87
33,37
Trung
Quốc
163.965
168.983.094
165.984
145.352.061
-1,22
16,26
Hongkong
26.660
2.183.810
8.378
6.515.000
218,21
-66,48
Australia
25.242
26.288.650



*
*
Lào
25.122
26.702.363
13.793
12.701.928
82,14
110,22
Malaysia
16.163
13.049.582
28.289
19.438.300
-42,86
-32,87
Hàn Quốc
15.489
16.492.748
12.795
11.877.854
21,06
38,85
Nhật Bản
13.488
13.739.256
315
180.495
4.181,90
7.511,99

Singapore
10.191
10.132.686
23.575
25.596.325
-56,77
-60,41
Nga
2.079
2.120.028
2.881
2.882.034
-27,84
-26,44
Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
9

Thái Lan
1.923
1.615.033
36.170
28.005.931
-94,68
-94,23
Indonesia
840
656.790


*

*
(Nguồn số liệu: Tổng Cục Hải Quan)
Bảng 1 - Thị trường xuất khẩu xăng dầu các loại quý I/2012
Như bảng số liệu cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu xăng dầu của Việt
Nam trong quý I/2012 tăng cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2011. Các
thị trường chính xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam là Campuchia, Trung
Quốc, Hongkong, Australia, Lào, Malaysia…. Trong đó Campuchia là thị trường
có lượng xuất khẩu nhiều nhất với 254,2 nghìn tấn, chiếm 43,6% tỷ trọng, đạt kim
ngạch 256,2 triệu USD. Thị trường xuất khẩu đứng thứ hai sau Campuchia là
Trung Quốc. Đáng chú ý là thị trường Nhật Bản có sự tăng trưởng vượt bậc trong
quí I/2012, với lượng xuất khẩu 13,4 nghìn tấn, trị giá 13,7 triệu USD.
2.1.2. Thị trường nhập khẩu
ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)
Thị trường
3T/2012
Lượng
Trị giá
Tổng KN
2.094.497
2.128.082.683
Malaixia
74.754
67.347.142
Nga
41.103
40.630.172
Singapore
851.572
844.087.440
Thái Lan

174.671
180.151.331
Trung Quốc
285.348
301.950.161
(Nguồn số liệu: TCHQ)
Bảng 2 - Thị trường nhập khẩu xăng dầu quí I/2012
Quí I/2012, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu từ các thị trường Malaysia, Nga,
Singapore, Thái Lan, Trung Quốc. Trong đó, Singapore là thị trường có lượng
Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
10

nhập nhiều nhất. Tính chung 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 851,5
nghìn tấn xăng dầu từ thị trường Singapore, với kim ngạch 844 triệu USD.
2.2. Chính sách của Nhà nước đối với ngành xăng dầu
Kinh doanh mặt hàng chiến lược xăng dầu từng được xem thuộc độc quyền
Nhà nước. Nhà nước thực hiện vai trò chi phối thông qua quản lý hoạt động xuất
nhập khẩu cũng như phân phối của 13 doanh nghiệp đầu mối, trong đó có
Petrolimex với trên 60% thị phần. Petrolimex giữ vị trí thống lĩnh với vai trò chủ
đạo là đảm bảo an ninh năng lượng, bình ổn giá cả và cân đối nguồn cung trên thị
trường nội địa. Căn cứ biến động thị trường, cơ quan quản lý sẽ ấn định mức giá
tăng hay giảm trong khoảng trên dưới 10%. Trường hợp giá thế giới biến động
mạnh, nếu phải giữ ổn định vì mục tiêu vĩ mô, Nhà nước sẽ bù lỗ cho các nhà
nhập khẩu. Chính sách này bị chỉ trích là quá lạc hậu so với thực tế khi mỗi năm,
ngân sách Nhà nước phải trích bù hàng nghìn tỷ đồng. Thậm chí, có thời điểm,
ngân sách Nhà nước phải gánh con số lỗ lên tới trên 20.000 tỷ đồng.
Năm 2008, điều hành xăng dầu có bước ngoặt mới khi giá bán lẻ được định
hướng theo cơ chế thị trường, cho phép doanh nghiệp tự quyết định giá bán. Nhà
nước chỉ giữ vai trò kiểm soát và sẵn sàng can thiệp khi thị trường có biến. Thế
nhưng việc trao quyền quá lớn cho doanh nghiệp lại nảy sinh bất cập. Thị trường

dù có tới 13 doanh nghiệp cạnh tranh nhưng thị phần lại rơi vào tay 4 “ông lớn” là
Tổng công ty Xăng dầu VN (Petrolimex), Tổng công ty Dầu VN (PV Oil), Công
ty Saigon Petro và doanh nghiệp thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex). Trong
đó Petrolimex với lợi thế ban đầu là hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới phân phối rộng
khắp, vốn đầu tư lớn,…có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn các doanh nghiệp còn lại.
Kết quả các doanh nghiệp nhỏ luôn phải "chạy theo" anh lớn kể cả về giá bán lẫn
định hướng kinh doanh. Vì vậy, người tiêu dùng không có sự lựa chọn nào về sản
phẩm, chất lượng cũng như giá cả. Điều đó cho thấy chính sách điều hành hiện tại
rất nửa vời, chưa tạo ra một thị trường cạnh tranh thực sự. Doanh nghiệp không
Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
11

được tự do định giá theo thị trường. Trong khi họ lại phải thực hiện yêu cầu đảm
bảo nguồn cung và không được phép ngừng bán, dù rằng làm như vậy là sẽ lỗ.
Bộ Công Thương vừa ban hành quy định về hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu trong
năm 2012 cho 13 doanh nghiệp đầu mối. Theo đó, định mức nhập khẩu tối thiểu tạm tính là 10,1
triệu (m3/tấn) xăng dầu. Căn cứ tình hình thị trường và nguồn cung sản phẩm từ Nhà máy Lọc
dầu Dung Quất, Bộ tính toán để đưa ra kế hoạch nhập khẩu xăng dầu nhằm cung ứng đủ cho thị
trường nội địa và đảm bảo mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu bằng 30 ngày. Các doanh
nghiệp không được nhập khẩu thấp hơn hạn mức tối thiểu được giao cả năm.
Cơ chế giá xăng dầu của Việt Nam thời gian qua bộc lộ quá nhiều yếu tố
lúng túng. Doanh nghiệp liên tục kêu lỗ để tăng giá bán mà các con số lỗ lãi này
đều do doanh nghiệp tự khai, tự giải trình chứ chưa có cơ quan kiểm toán độc lập
và công khai nào đứng ra kiểm chứng. Chính vì thế mà vào tháng 9/2011 sau khi
cuộc tranh cãi giữa Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương nổ ra, Bộ Tài Chính đã
quyết định thành lập tổ kiểm tra giá nhập khẩu xăng dầu của Petrolimex và 3
doanh nghiệp lớn khác.
2.3. Mức độ tương đồng của thị trường xăng dầu Việt Nam so với lý thuyết
Cho đến nay, dù đã độc lập được một phần trong nguồn cung xăng dầu nội
địa đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng quốc gia thì Việt Nam vẫn được xem là

một quốc gia nhập khẩu xăng dầu là chủ yếu. Mặc dù cũng được liệt vào danh
sách các nước xuất khẩu xăng dầu nhưng Việt Nam vẫn chỉ đóng vai trò là quốc
gia nhỏ trong thị trường xuất khẩu và là người chấp nhận giá.
Xét về quan hệ cung cầu, thị trường xăng dầu Việt Nam dù hiện nay đã
được thả theo cơ chế thị trường nhưng thực chất vẫn còn sự độc quyền của các
doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu của Nhà nước. Và đồng thời, Nhà nước còn đặt ra
hạn ngạch tối thiểu để nhập khẩu, yêu cầu các doanh nghiệp không được nhập thấp
hơn mức đưa ra vì thế đường cung nhập khẩu xăng dầu có thể xem như là đường
co giãn hoàn toàn. Đường cung sản xuất trong nước cũng được hình thành khi nhà
Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
12

máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động. Đối với cầu về xăng dầu, do đây là mặt
hàng thiết yếu và khó tìm được sản phẩm thay thế nên cầu về xăng dầu sẽ ít co dãn
mặc dù có những biến động từ năm 2000 đến nay và vì thế nên đường cầu sẽ có độ
dốc lớn. Từ năm 2008 khi nhà nước quyết định thực hiện chính sách thả nổi giá
xăng dầu theo giá thế giới mà không định giá trần để bù lỗ thì thị trường có thể
được mô phỏng dựa vào những giả định trên bằng đồ thị như sau:

Ta có thể thấy thị trường xăng dầu của Việt Nam được mô phỏng trong đồ
thị khá sát với thực tế khi mà hiện nay nước ta đang tự cung được một lượng Q1
bằng khoảng 1/3 tổng lượng tiêu thụ Q2 do nhà máy lọc dầu Dung Quất cung cấp
và nhập khẩu một khoảng bằng (Q2-Q1) chiếm 2/3 lượng tiêu thụ. Sở dĩ trong đồ
thị giả định bỏ qua việc áp dụng thuế quan nhập khẩu cho thị trường xăng dầu là
do Nhà nước đã ra quyết định giảm mức thuế nhập khẩu của các loại xăng động
cơ, dầu diesel và dung môi… xuống 0% vào tháng 3 năm 2012 do áp lực tăng quá
mạnh của giá thế giới nên để đơn giản cho mô hình thì đồ thị sẽ không thể hiện
phần thuế nhập khẩu xăng dầu từ 4 – 5% được áp dụng trước đó.
2.4. Tình huống thực tế: Vấn đề Nhà nước bù lỗ giá xăng dầu và tình trạng
xuất khẩu lậu xăng dầu

Một sự thật hiển nhiên là khi giá xăng dầu tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến một quốc gia nhập khẩu là chủ yếu và nhất là đang phát triển như Việt
Nam. Thứ nhất là tác động đến đời sống của người dân khi mà họ phải cắt giảm
Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
13

chi tiêu các mặt hàng khác để chi tiêu cho xăng dầu. Thứ hai là đè nặng áp lực lạm
phát lên nền kinh tế vì xăng dầu là nguồn nguyên liệu đầu vào cho hầu hết các
ngành kinh tế khác, giá xăng dầu tăng dẫn đến giá đầu vào tăng từ đó làm giá bán
thành phẩm cũng tăng đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh. Chính vì thế mà trong
những năm 2004 – 2006 khi giá xăng dầu leo thang kỉ lục thì Nhà nước ta đã cố
gắng hạn chế những thiệt hại cho nền kinh tế bằng cách quy định giá bán trần cho
mặt hàng này, giá bán này chắc chắn sẽ nhỏ hơn giá theo quy luật cung cầu và Nhà
nước chấp nhận bù lỗ cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu trong thời gian
này. Việc quy định giá trần điều chỉnh theo giá thế giới nhưng luôn thấp hơn giá
bán nhằm giúp tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam cũng như giảm áp
lực lạm phát, thì chính sách này của Chính phủ đã gây ra những bất cập mới trong
thị trường mặt hàng xăng dầu.
Thứ nhất là việc thâm hụt ngân sách Nhà nước do phải bù lỗ cho các doanh
nghiệp. Trong khi nguồn thu ít ỏi từ hoạt động xuất khẩu không đủ để bù vào
khoản giảm nguồn thu từ thuế nhập khẩu và mức bù lỗ do giá trần gây ra.
Thứ hai là khi mức giá bán được quy định thấp sẽ dẫn đến tình trạng cầu
lớn hơn cung. Và đó cũng chính là lý do gây ra tình trạng xuất khẩu lậu xăng dầu
sang các nước láng giếng như Trung Quốc, Campuchia, Lào… Để giải thích rõ
hơn hiện tượng này, chúng ta hãy giả định thị trường xăng dầu là thị trường cạnh
tranh hoàn hảo và giá được xác định bởi quy luật cung cầu để có thể xây dựng đồ
thị mô phỏng cho tình trạng xuất khẩu lậu xăng dầu này:








Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
14


Khi thị trường cân bằng, mức giá và sản lượng cân bằng sẽ là P* và Q*.
Khi chính phủ quy định mức giá trần P
s
thấp hơn giá cân bằng thì lập tức lượng
cầu trong nước sẽ tăng lên ở mức Q
2
và nguồn cung chỉ dừng ở mức Q1. Trên lý
thuyết sẽ gây lượng thiếu hụt là (Q2 – Q1).
Nhưng trên thực tế, khi giá xăng tại Việt Nam thấp hơn các nước lân cận,
cầu xăng dầu của các nước đó tại thị trường Việt Nam cũng sẽ tăng lên dẫn đến có
một dòng xuất khẩu lậu xăng dầu từ Việt Nam sang các quốc gia lân cận đó để
hưởng phần chênh lệch giá. Điều này dẫn đến đường cầu xăng dầu tăng đột biến
và dịch sang phải thành đường cầu mới D’ như trong hình vẽ. Và từ đó ta rút ra
được rằng lượng xăng dầu thiếu hụt thực tế lớn hơn nhiều so với lý thuyết, cụ thể
lượng thiếu hụt mà chúng ta phải đối mặt khi tình trạng xuất khẩu lậu xảy ra là
(Q3 – Q1). Điều đó cho thấy khi đặt giá trần thì một lượng lớn xăng dầu của nước
ta đã bị chảy sang nước ngoài gây áp lực lên nguồn cung xăng dầu trong nước.
Thứ ba là khi đặt mức giá trần như vậy, các doanh nghiệp cung cấp xăng
dầu không muốn bán vì hoạt động kinh doanh của họ luôn bị lỗ nhưng Nhà nước
lại buộc họ phải bán xăng ra thị trường với giá trần dẫn đến tình trạng gian lận
trong việc bán xăng như chỉnh đồng hồ để bán với lượng ít hơn, pha trộn thêm một
số chất khác dẫn đến chất lượng xăng không tốt, chủng loại xăng bán ra không

đúng tiêu chuẩn…Đồng thời Nhà nước cũng phải tốn một khoản chi phí không
nhỏ phục vụ cho công tác kiểm tra doanh nghiệp gian lận hay tình trạng buôn lậu
xăng dầu qua biên giới.
Qua phân tích trên thì có thể thấy rằng việc Nhà nước chuyển sang điều tiết
thị trường xăng dầu bằng cơ chế thị trường hiện nay là để nhằm giảm thiểu việc
gian lận cũng như tình trạng buôn lậu xăng dầu. Tuy nhiên, để thật sự đạt được
mục tiêu cạnh tranh lành mạnh và minh bạch cho các doanh nghiệp trong thị
trường xăng dầu khi mà Petrolimex đang chiếm hữu đến hơn 60% thị trường và
nắm quyền quyết định giá xăng dầu thì vẫn còn là một thử thách lớn đối với Chính
phủ.
Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
15

Chương 2: Định hướng và giải pháp phát
triển thị trường xăng dầu Việt Nam
1. Giải pháp thực hiện của chính phủ trong phát triển thị trường xăng dầu Việt
Nam
Thị trường xăng dầu là một miếng bánh hấp dẫn và béo bở, vì vậy để tránh
những sai lầm và để phát triển một thị trường xăng dầu ổn định thì Chính phủ đã
có những giải pháp để thực hiện như sau:
Tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham
gia thị trường.
Tạo hành lang pháp lý để khuyến khích thương nhân thuộc mọi thành phần
kinh tế tham gia đầu tư hệ thống phân phối theo đúng quy hoạch đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
Cơ chế điều hành nguồn
Việt Nam đã có nguồn xăng dầu sản xuất trong nước và đáp ứng trên 30%
nhu cầu xã hội; nguồn xăng dầu này trước hết phải được tiêu dùng tại thị trường
trong nước thông qua cơ chế đấu giá cạnh tranh để các doanh nghiệp đầu mối tiêu
thụ như xăng dầu nhập khẩu.

Cơ chế điều hành giá bán xăng dầu
Giá bán xăng dầu sẽ được điều chỉnh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý
của Nhà nước hướng tới mục tiêu bình ổn giá ngăn ngừa tác động tự phát của giá
xăng dầu trên thị trường thế giới vào hệ thống giá xăng dầu trong nước.
Cơ chế Phòng ngừa rủi ro giá dầu
Nhà nước tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu
cũng như các hộ sản xuất sử dụng nhiều xăng dầu (than, điện, xi măng, sắt thép )
có điều kiện áp dụng cơ chế “PHÒNG NGỪA RỦI RO GIÁ DẦU” thông qua
Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
16

phương thức mua bán xăng dầu phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm ổn định đầu
vào của sản xuất, bình ổn thị trường trong nước trước biến động khó lường của giá
dầu thế giới.
2. Một số giải pháp đề xuất phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam
2.1. Giải pháp “ thị trường hoá” thị trường xăng dầu
Tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Nhà
Nước nên khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ liên kết tạo
thành doanh nghiệp lớn cạnh tranh với Petrolimex. Đồng thời tiến hành cổ phần
hoá các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vì thực chất đây vẫn là các doanh
nghiệp Nhà Nước, và nhất thiết phải cho yếu tố tư nhân tham gia vào kinh doanh
xăng dầu.
2.2. Giải pháp giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung cấp dầu
Xây dựng và đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả của các nhà máy lọc dầu
Chúng ta sẽ tự chủ được một phần nào đó về cung nguyên liệu cũng như
nâng cao giá trị xuất khẩu các sản phẩm của dầu mỏ thay vì chỉ xuất khẩu dầu thô
với giấ trị thấp như trước kia, đồng thời giảm được giá trị nhập khẩu xăng dầu cải
thiện cán cân thanh toán.
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành khai thác và chế
biến dầu khí

Tăng cường mở rộng và hợp tác quốc tế về KHCN với nhiều tổ chức, đối
tác và các công ty dầu khí nước ngoài, các viện nghiên cứu và các trường đại học
trên thế giới như Nga, Pháp, Mỹ, Đan Mạch, Na Uy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc…để “ đi tắt đón đầu” trao đổi và học tập kinh nghiệm từ các nước bạn để
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đồng thời tiết kiệm được chi phí trong khác
thác và chế biến dầu khí.



Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
17

Phụ Lục

Biểu đồ 1 – Nhóm 10 nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới
Biểu đồ 2 – Nhóm 10 nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới
Biểu đồ 3 – Nhóm 10 nước nhập khẩu xăng dầu lớn nhất thế giới
Biểu đồ 4 – Giá xăng dầu và các sự kiện tác động

Bảng 1 – Thị trường xuất khẩu xăng dầu các loại quý I/2012
Bảng 2 – Thị trường nhập khẩu xăng dầu quý I/2012

















Bộ môn Kinh tế học quốc tế Trường đại học Kinh tế - Luật
18

Tài liệu tham khảo
1. Giảm thuế nhập khẩu xăng dầu

2. Doanh nghiệp xăng dầu được độc quyền kép?
/>duoc-doc-quyen-kep.htm
3. Xăng dầu Dung Quất – Cung cầu vẫn chưa cân đối
/>can-doi-11208.html
4. Những bất cập trong điều hành giá xăng dầu
/>dau-1/
5. Giá xăng dầu tại Việt Nam và vấn đề xuất lậu
/>115-183968.aspx
6. Việt Nam tăng giá xăng dầu
/>ml
7. Doanh nghiệp xăng dầu quên trách nhiệm, thấy “khó” chạy làng

8. Tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu quý I/2012
/>xang-dau-qui-i-2012-23577.html
9. Nguyên nhân tăng giá xăng dầu ở Việt Nam
/>nam/


×