Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bài giảng đơn thuốc và cách kê đơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.36 KB, 11 trang )

ĐƠN THUỐC VÀ CÁCH KÊ ĐƠN
Nguyễn Minh Phúc
Bộ Môn Dược Lý - Khoa Y-
ĐHYD.TP.HCM
I. Đại cương :
• Đơn thuốc là văn bản của thầy thuốc để qui định chế độ điều trị
cho người bệnh và cán bộ dược dựa vào đó để cấp phát thuốc
• Đơn thuốc còn mang tính chất pháp lí
• Cán bộ y dược phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu xảy ra
nhầm lẫn, gây tổn hại đến sức khỏe ,tính mạng của người bệnh
• Do đó khi kê đơn cần phải:
• Viết bằng viết mực
• Viết rõ ràng , dễ đọc, không viết tắc
• Đơn thuốc viết sai , phải viết lại đơn thuốc khác , không tẩy xóa

II. Thành phần của 1 đơn
thuốc - cách kê đơn
Các đơn thuốc phải có đủ các thành phần sau:
• A. Thủ tục hành chánh
• B. Chuyên môn
A. THỦ TỤC HÀNH CHÁNH :

Phần này được in sẵn,khi kê đơn thầy thuốc sẽ điền vào chỗ
trống:
1. Tên và địa chỉ của bệnh viện,trạm xá hay phòng y tế ( in ở góc
bên trái của đơn thuốc)
2. Họ và tên người bệnh , tuổi, giới tính, trẻ em dưới 2 tuổi phải
ghi theo số tháng
3. Địa chỉ người bệnh
4. Cân nặng ( nếu có thể ghi được )
5. Ngày tháng kê đơn thuốc


6. Họ tên , chức trách chuyên môn của thầy thuốc( y sĩ hay bác
sĩ )
7. Hai phần 5 và 6 được in ở cuối đơn thuốc . Thầy thuốc phải
ghi rõ họ tên rồi mới ký tên , đóng dấu của đơn vị y tế

B. PHẦN CHUYÊN MÔN :
Đây là phần quan trọng nhất của đơn thuốc , sau khi đã thăm
khám cẩn thận , với tinh thần trách nhiệm cao , thầy thuốc
ghi các phần này:
1. TÊN THUỐC :
- Phải ghi theo danh từ thống nhất của Bộ y tế qui định ,
không viết tắc , không viết công thức hóa học
- Mỗi vị thuốc ghi trên 1 dòng , chữ đầu viết hoa
- Khi đơn thuốc có nhiều vị thuốc thì thuốc chính có tác
dụng chữa bệnh viết trước, các thuốc đi kèm chữa triệu
chứng hoặc bồi dưỡng viết sau
B. PHẦN CHUYÊN MÔN : ( cont.)
2. HÀM LƯỢNG THUỐC :
- Là lượng thuốc nguyên chất có trong một đơn vị thành phần
- Hàm lượng thuốc ghi ngay cạnh tên thuốc
- Đơn vị trọng lượng thống nhất là :
gram (g)
hoặc nhỏ hơn thì viết miligram (mg)
microgram (µg)
đơn vị thể tích là mililit (ml)
Ví dụ : 5 gram viết là 5,0 g
1 centigram viết là 0,01 g
0,001 g nên viết là 1mg
0,2 mg có thể viết là 200µg
B. PHẦN CHUYÊN MÔN : ( cont.)

3. TỔNG LiỀU THUỐC :
- Là lượng thuốc dùng trong cả đợt điều trị
- Ghi cùng dòng với tên thuốc , cách hàm lượng thuốc bằng
một gạch ngang ( - ) hay dấu nhân ( x )
B. PHẦN CHUYÊN MÔN : ( cont.)
4. CÁCH PHA CHẾ :
- Nếu là thuốc có sẵn thì không ghi phần này
- Nếu thuốc cần phải pha chế theo ý kiến riêng của thầy
thuốc thì đây là phần để dặn dò cán bộ dược
- Ví dụ :
Trộn lẫn thật đều sau khi cân chính xác từng phần , chia
thành 10 phần bằng nhau , đóng gói trong chai màu , có nút
đậy kín ,….
B. PHẦN CHUYÊN MÔN : ( cont.)
5 . CÁCH DÙNG THUỐC :
- Cần ghi cụ thể , rõ ràng để người bệnh có thể đọc và thực hiện
được đúng ý kiến của thầy thuốc
- Ghi liều thuốc dùng thuốc trong một lần , số lần dùng thuốc trong
một ngày , thời gian dùng thuốc ( trước khi ăn, sau khi ăn , trước khi
đi ngủ , ….)
- Cách dùng thuốc : ngậm , nuốt , không được nhai viên thuốc,tiêm
dưới da,tiêm bắp,cần thử phản ứng trước khi tiêm
Trong phần này,nếu kê đơn dung dịch uống,thầy thuốc thường dùng
đơn vị thể tích là muỗng hay giọt
- Một muỗng café tương đương 5 ml dung dịch
- Một muỗng canh tương tương 15 ml dung dịch
- Số giọt thường ghi là số la mã để tránh nhầm lẫn với những đơn vị
khác,vì thuốc uống theo giọt phần lớn là thuốc độc
B. PHẦN CHUYÊN MÔN : ( cont.)
6. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT :

- Nếu xét thấy cần thiết , thầy thuốc có thể ghi chế độ ăn
uống , sinh hoạt nghĩ ngơi cho người bệnh
- Ví dụ : ăn lạt , không được lao động nặng…., nghỉ công
tác , số ngày nghỉ,số tháng nghỉ cần ghi cẩn thận bằng cả
chữ và số
- Trong trường hợp đặt biệt , khi cần kê toa ở liều cao hơn
liều dùng , thầy thuốc phải ghi thêm : “ tôi cho liều này” và
ký tên bên cạnh
- Phần 6 này nên ghi ở phần cuối bên trái đơn thuốc
Xin chân thành cảm ơn

×