PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan
bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Âm nhạc gắn bó mật
thiết với đời sống con người. Ngay từ khi chào đời, em bé được ôm ấp trong
lời ru nhẹ nhàng của người mẹ, lớn lên với những bài hát đồng dao, với
những điệu hò, những khúc tình ca vui buồn được nuôi dưỡng bằng cội nguồn
của văn hoá âm nhạc dân gian. Âm nhạc được đưa vào nhà trường THCS với
tư cách là một bộ môn học độc lập. Ở nhà trường THCS mục tiêu của môn
học âm nhạc là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giản về nghệ thuật
âm nhạc, nhằm hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học
sinh, tạo nên một “Trình độ văn hoá âm nhạc” nhất định, từ đó góp phần đào
tạo học sinh phát triển toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Từ mục tiêu của môn
học, chúng ta hiểu rằng: Môn âm nhạc ở trường THCS không đào tạo những
người làm nghề âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ hay ca sĩ mà mục
đích chính là thông qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của
các em nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ cho học
sinh. Muốn làm được điều đó nhất thiết các em phải được tiếp cận với âm
nhạc đích thực, bản thân các em phải là người được trực tiếp tham gia ca hát,
được nghe nhạc chứ không phải là được nghe những bài học lí thuyết khô
cứng xoay quanh những kí hiệu âm nhạc đơn thuần. Tuy môn âm nhạc trong
trường THCS với tư cách là một môn học độc lập song mục đích của nó nhằm
trang bị cho các em những kiến thức kĩ năng giúp khơi dậy sự say mê sáng
tạo trong hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần của các em thêm
phong phú, tạo điều kiện để các em tham gia vào các hoạt động khác của nhà
trường. Âm nhạc là một bộ môn năng khiếu giúp học sinh cảm thấy thoải
mái, vui vẻ hơn sau những giờ học căng thẳng từ đó phần nào thúc đẩy phong
trào văn hóa văn nghệ trong lớp, trong trường thêm vui tươi lành mạnh. Song
giảng dạy âm nhạc cho tất cả các đối tượng cũng cần có phương pháp, nghệ
thuật để truyền tải được nội dung vì đa số học sinh có năng khiếu là rất ít. Đổi
mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh
thì ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức
lớp học mỗi giáo viên cần phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ các
phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng. Trong những năm gần đây, việc ứng
1
dụng CNTT trong dạy học được phát triển mạnh mẽ. Nhưng vấn đề là người
giáo viên phải biết khai thác đẩy mạnh việc vận dụng các phần mềm CNTT
đó như thế nào để nâng cao được chất lượng và hiệu quả tích cực trong dạy
học. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy nhất là một giờ học có ứng dụng
CNTT thì việc truyền đạt kiến thức luyện tập kỹ năng của giáo viên được cải
thiện rất nhiều, học sinh dễ tiếp thu bài, giờ học sinh động, lôi cuốn các em và
chất lượng giờ học được nâng cao. Tất cả các môn học đều có những nét đặc
thù khác nhau, vì vậy việc vận dụng các thiết bị công nghệ và phần mềm tin
học cũng khác nhau, nhưng nhìn chung ứng dụng CNTT trong dạy học là một
việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học và từng bước
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá, không những đáp ứng
nhu cầu bộ môn mà còn dần dần tạo cho học sinh làm quen với phương pháp
học tập hiện đại, giáo viên cũng từng bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của
mình để đáp ứng với yêu cầu công tác trong thời đại mới. Với bộ môn âm
nhạc, đặc thù của môn học là dễ lôi cuốn học sinh với điều kiện giáo viên
giảng dạy phải biết sáng tạo trong phương pháp truyền giảng, luyện tập kỹ
năng cho học sinh. Các phân môn trong bộ môn âm nhạc đa số đều đòi hỏi
người học phải có năng khiếu và thực sự yêu thích. Chính vì thế, việc tìm tòi,
sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn âm nhạc luôn là nhu
cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên. Môn âm nhạc ở trường THCS gồm 4 nội
dung là: học hát, tập đọc nhạc, nhạc lí và âm nhạc thường thức. Thông thường
thì dạy hát và tập đọc nhạc thì giáo viên dễ thực hiện mục tiêu bài dạy dễ
dàng hơn. Riêng phân môn âm nhạc thường thức qua nhiều năm giảng dạy
âm nhạc tôi nhận thấy đây là phân môn học khó.Thiết bị sử dụng cho phân
môn học này thường thiếu nên khó thực hiện thành công. Thường thì giáo
viên hay dạy chay. Chính vì thế mà học sinh ít chú ý vì thiếu sự hấp dẫn và
lôi cuốn. Vả lại nếu giáo viên vận dụng các phương tiện dạy học phục vụ cho
môn học đạt hiệu quả thì sẽ rất cồng kềnh nhiều thiết bị như đầu đọc video,
loa đài âm thanh. Vì vậy tôi nghiên cứu tìm tòi khai thác phần mềm
Powerpoint để thiết kế bài giảng dạy học phân môn âm nhạc thường thức rất
tiện lợi. Ngoài chiếc đàn Ooc gan là dụng cụ thường ngày giáo viên khi lên
lớp sử dụng thì chỉ cần thêm một chiếc laptop được kết nối với máy chiếu, có
loa âm thanh gắn bên màn chiếu mà các phòng giáo viên tiếng Anh đang thực
hiện giảng dạy thay vì phải kéo theo đầu video, màn hình ti vi, loa, dàn âm
thanh…. Để phục vụ thành công tiết dạy có thêm phần âm nhạc thường thức
2
tôi không phải mang vác cồng kềnh giờ học nhẹ nhàng lại phát huy được tính
sáng tạo của HS. Chính vì thế xuất phát từ mục tiêu của bộ môn, đặc biệt là từ
mục tiêu năm học 2014-2015 bản thân tôi đã nhận thấy được tầm quan trọng
của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nên tôi mạnh dạn
chọn đề tài: Ứng dụng phần mềm PowerPoint thiết kế bài giảng điện tử
chèn Audio, Video gây hứng thú cho học sinh học tập tích cực phân môn
âm nhạc thường thức ở trường THCS” .
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Trong thời đại xã hội phát triển như hiện nay có rất nhiều những điều
kiện thuận lợi để các em học sinh có khả năng tham gia học tập và rèn luyện
tích cực nhưng bên cạnh đó lại bùng nổ rất nhiều những trò chơi hiện đại như
Game, Online…. Đó là những ma lực cuốn hút các em học sinh dễ sa vào việc
bắt chước, đua đòi ăn chơi mà sao nhãng việc học tập. Chính vì vậy ngoài
việc dạy kiến thức, việc dạy người là một việc làm hết sức cần thiết đối với
mỗi thầy cô giáo. Một trong những môn học góp phần giáo dục, hình thành
nhân cách, những tư tưởng tình cảm tốt đẹp cho các em học sinh đó là bộ môn
Âm nhạc.Việc làm trước hết của người giáo viên là phải trang bị cho các em
học sinh năng lực hành động, năng lực sống và làm việc, năng lực tự khẳng
định mình, tự độc lập, sáng tạo trong học tập cũng như trong cuộc sống. Để
đạt được mục tiêu đó cần phải đổi mới nội dung phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là xu thế tất yếu của thời
đại.Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì phải đào tạo nguồn nhân
lực để đáp ứng cho thị trường lao động cạnh tranh nên đòi hỏi con người ở
năng lực, sự khám phá, sự sáng tạo, coi trọng thực hành, thực nghiệm,ngoại
khóa, làm chủ kiến thức, tự học của học sinh. Tránh việc nhồi nhét,truyền
khẩu, học vẹt, học chay, không phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Vì
vậy mà Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 2 khóa VIII đã nhấn
mạnh:
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học
tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học
3
chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động
xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích
cực, gây hứng thú cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi xét cho cùng
công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động.
Giáo dục phải được thực hiện thông qua hành động và hành động của bản
thân (tư duy và thực tiễn).
Đối với bộ môn Âm nhạc giáo dục nhằm bồi dưỡng những tư tưởng tình
cảm hình thành nhân cách con người mới năng động sáng tạo thông qua
những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để giảng dạy giáo dục và bồi
dưỡng khả năng nghe, cảm thụ, nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp
phần cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ cho HS, bồi dưỡng
những năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ làm
cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh. Từ mục tiêu giáo dục
và những lí do chung của môn học âm nhạc nói trên, bản thân tôi nhận thấy
đó là một hướng đi và là một phương pháp giáo dục đúng đắn mang tính đặc
thù của việc giáo dục cái hay cái đẹp, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc
góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách toàn diện của con người
mới: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Trong nghệ thuật, nhất là âm nhạc, sự sáng tạo của
mỗi cá nhân đóng vai trò cực kì quan trọng. Sáng tạo có nhiều mức độ, có thể
phát triển từ những ý tưởng đã có, có thể là thay đổi hệ thống nguyên tắc. Học
sinh THCS đang trong thời kì phát triển nhanh về thể chất, tâm sinh lí, giai
đoạn này các em có nhiều ước mơ, suy nghĩ về cuộc sống. Trong quá trình
học âm nhạc, đây là giai đoạn rất thích hợp để phát huy tính sáng tạo của học
sinh.
- Căn cứ vào đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc, chương trình giảng dạy môn
Âm nhạc ở trường THCS ngoài việc dạy hát, TĐN, nhạc lý thì học Âm nhạc
thường thức để nâng cao, coi trọng những kiến thức Âm nhạc phổ thông, tất
cả nhằm xây dựng và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc để hình thành một
trình độ học vấn âm nhạc phổ thông.
- Dạy nội dung Âm nhạc thường thức không yêu cầu các kĩ năng thực hành
như dạy hát hay tập đọc nhạc. Trước đây khi dạy âm nhạc thường thức, giáo
viên thường hay dạy chay hoặc ít chú ý đến việc sử dụng minh hoạ bằng hình
ảnh, âm thanh…Vì vậy việc đổi mới phương pháp tìm tòi sáng tạo trong cách
4
thức soạn giảng trình chiếu trong mỗi giờ học để gây hứng thú cho học sinh
tích cực học tập là việc làm rất cần thiết đối với mỗi giáo viên, thay vì mỗi
giờ lên lớp phải mang vác cồng kềnh, và phải chuẩn bị thực hành sử dụng
nhiều loại thiết bị đồ dùng như máy nghe nhạc, đầu chiếu video. Dàn loa âm
thanh… Hoặc nếu không có các đồ dùng thiết bị trên thì giáo viên lại phải
minh họa bằng lời nói giọng hát của mình thì giờ học sẽ dễ dẫn đến nhàm
chán học sinh ít chú ý. Sẽ thiệt thòi cho các em về nghệ thuật âm nhạc, nếu
giáo viên không tạo điều kiện để học sinh học tập, rèn luyện và thể hiện sự
sáng tạo của mình. Dạy học âm nhạc để học sinh có khả năng nghe, cảm thụ
và phát huy tính sáng tạo có nhiều mức độ, từ dễ đến khó, từ sáng tạo ở mức
độ thấp đến cao. Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc tôi
rất băn khoăn và trăn trở về vấn đề học tập của các em. Làm thế nào để nâng
cao chất lượng dạy và học bộ môn âm nhạc đặc biệt là phân môn âm nhạc
thường thức là cả một vấn đề đặt ra yêu cầu đối với cả người dạy và người
học. Trò phải hứng thú, say mê; thầy phải phát huy được tính tích cực ở trò,
phải khơi dậy được niềm đam mê sáng tạo ở trò. Điều này rất cần thiết đối với
mỗi học sinh THCS trong quá trình hình thành nhân cách, người giáo viên âm
nhạc phải biết nuôi dưỡng tâm hồn, khơi sáng ước mơ, hình thành ý chí nghị
lực, thắp sáng niềm tin và để chắp cánh cho các em học sinh trong việc học
tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp góp phần hình thành con người mới có
ích cho quê hương đất nước, gia đình và xã hội. Trong quá trình giảng dạy tôi
đã cố gắng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, đồng thời nghiên cứu về một số giải
pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng
dạy học ở bộ môn Âm nhạc mà cụ thể là phân môn âm nhạc thường thức.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Mặc dù môn học Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng như những môn học
khác ở trường THCS nói chung và trường THCS Vĩnh Yên mà tôi đang trực
tiếp giảng dạy nói riêng. Nhưng trong thực tế, giờ học Âm nhạc các phân môn
như học hát và tập đọc nhạc học sinh học tập rất hứng thú dễ lôi cuốn nhưng
ngược lại phân môn âm nhạc thường thức học sinh chưa thực sự chú ý học tập
giờ học còn nhàm chán, hiệu quả giờ học chưa cao.
Thực trạng về chất lượng: Qua kết quả học tập nhiều năm học trước
và cụ thể là theo khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh trường
THCS Vĩnh Yên – Vĩnh Lộc. Năm học 2013- 2014 như sau:
5
* Khảo sát đầu năm
Lớp 8a : Đối chứng
Lớp 8b : Thực nghiệm
Môn khối Số
lượng
Chưa đạt Đạt Ghi chú
SL % SL %
Âm nhạc 8a 32 5 15,6 27 84,4
Âm nhạc 8b 30 4 13,3 26 86,7
Qua bảng thống kê trên đã thể hiện rõ ràng kết quả học tập, tỉ lệ các em
học sinh đạt kết quả học tập chưa cao, vẫn còn một số em học sinh chưa đạt
yêu cầu cụ thể ( lớp 8a: 15,6%, lớp 8b : 13,3% ). Vì thế chưa đáp ứng được
mục tiêu giáo dục đặt ra ảnh hưởng đến chất lượng chung của nhà trường, sự
nghiệp giáo dục và sự phát triển xã hội.
Trước thực trạng đó, tôi luôn nghiên cứu tài liệu, học hỏi điều chỉnh trong
từng tiết học giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, phát huy tính tư duy
sáng tạo, gây hứng thú học tập bộ môn.
Qua tìm hiểu thực tế những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là:
- Các em chưa thấy được tầm quan trọng của phân môn âm nhạc thường
thức, còn hời hợt chưa thực sự yêu thích phân môn âm nhạc thường thức.
- Các giờ học có phân môn âm nhạc thường thức chưa gây được sự hứng
thú cho học sinh.
- Các em thấy khó nhớ được các tên tác giả, tác phẩm, bài hát, chưa cảm thụ
được cái hay cái đẹp trong tác phẩm âm nhạc thường thức.
- Giáo viên chưa đầu tư vào tiết dạy, bài soạn chưa chu đáo, tình trạng dạy
chay còn khá phổ biến.
- Giáo viên và học sinh chưa bắt kịp với sự đổi mới phương pháp dạy và
học, giáo viên còn lúng túng trong phương pháp áp dụng, không định hình rõ
nên sử dụng phương pháp này trong từng bài nào. Áp dụng máy móc, sử dụng
công nghệ thông tin vào bài giảng còn nhiều hạn chế.
- Thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Xuất phát từ thực tế bộ môn và quá trình giảng dạy của mình tôi thấy giáo
viên cần đầu tư, thiết kế bài giảng làm sao để lôi cuốn học sinh. Cần tạo cho
các em một không khí học tập thoải mái, sôi nổi, hứng thú trong dạy học âm
nhạc đặc biệt là phân môn âm nhạc thường thức. Để gây được sự chú ý và
hứng thú học tập bộ môn đặc biệt là phân môn âm nhạc thường thức thì giáo
6
viên có thể khai thác và vận dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế bài giảng
một cách khoa học, tiện lợi không phải mất nhiều đồ dùng, thiết bị sử dụng
trong giờ học vẫn có thể tạo nên một giờ học sôi nổi, nhẹ nhàng lôi cuốn được
các em học sinh mà giờ học lại đạt hiệu quả cao đó là cách thiết kế rất đơn
giản có thể tạo ra các video, các bản nhạc cần cho học sinh nghe và minh họa
trong phần âm nhạc thường thức thông qua việc khai thác phần mềm
Powerpoint mà tôi đã thực hiện giảng dạy ở trường THCS Vĩnh Yên và thu
được kết quả hết sức khả quan.
Có nhiều biện pháp để tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Trong khuôn
khổ của một bài sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin trình bày biện pháp mà tôi đã
sử dụng và thực hiện như sau.
1. Cách thức chèn video và audio trong bài giảng điện tử bằng phần mềm
Powerpoint
a. Cách chèn video vàoPowerpoint
Đối với PowerPoint 2003
Bước 1: Bạn vào Insert chọn Movies and Sounds, rê chuột sang phải
chọn Movies from File… trong danh sách hiện ra.
Bước 2: Khi hộp thoại xuất hiện, bạn tìm đến đoạn video muốn chèn vào
Slide của mình và nhấn Insert để hoàn thành. Có thể di chuyển vị trí cho
video trên Slide bằng cách nhấp chọn video, giữ chuột và rê video đến vị trí
mong muốn.
Đối với PowerPoint 2007
7
Bước 1: Bạn kích chuột vào tab Insert, chọn mũi tên nhỏ phía dưới biểu
tượng Movie, chọn Movie from File…trong phần danh sách tùy chọn.
Bước 2: Tìm và chọn video mong muốn, sau đó chỉ việc nhấn Insert để hoàn
thành.
Đối với PowerPoint 2010
Bước 1: Nhấp vào thẻ Insert, chọn mũi tên dưới biểu tượng Video, sau đó
nhấp chọn Video from File…như hình dưới:
Bước2: Cửa sổ Insert Video hiện ra, bạn chọn video cần chèn và
nhấn Insert để hoàn tất việc chèn video.
Đối với PowerPoint 2013
Bước1:Tương tự như các phiên bản word khác, bạn kích vào
tab Insert, chọn Video và chọn Video on My PC (như hình dưới):
8
Bước 2: Tiến hành chọn video trong hộp thoại Insert Video và
nhấn Insert để hoàn thành.
b. Cách chèn audio vàoPowerpoint
Với PowerPoint 2003
Bước 1: Chọn slide muốn chèn Audio, sau đó vào Insert, chọn Movies and
Sounds và chọn Sound from File…
Bước 2: Khi cửa sổ Insert Sound hiện ra, bạn tìm đến đường dẫn chứa file
cần chèn sau đó nhấn OK.
9
Bước 3: Xuất hiện hộp thoại yêu cầu bạn chọn cách xuất hiện của file âm
thanh vừa chèn.
- Chọn Automatically nếu muốn nó tự động phát khi bạn bắt đầu trình chiếu
slide.
- Chọn When Clicked nếu bạn muốn nó phát khi bạn kích vào biểu tượng cái
loa trên slide.
Với PowerPoint 2007
Bước 1: Nhấp vào tab Insert, chọn mũi tên nhỏ góc dưới của biểu
tượng Sound. Sau đó, chọn Sound from File.
Bước 2: Cửa sổ Insert Soundxuất hiện, bạn tìm đến file audio cần chèn và
nhấp chọn nó rồi nhấn OK. Hoặc có thể nhấp đúp lên file để tiến hành chèn.
10
Bước 3: Chọn cách thức xuất hiện cho file âm thanh như hướng dẫn trên.
Với phiên bản PowerPoint 2010 và 2013 các bạn có thể làm một cách tương
tự PowerPoint 2007.
Như vậy những hình ảnh trên tôi đã hướng dẫn cách chèn Audio, file âm
thanh vào các Slide trong PowerPoint.
b. Cách sử dụng video và audio trên slide để trình chiếu trên Powerpoit:
Các phần bài học giáo viên tiến hành trình chiếu như bình thường riêng
đến phần trình chiếu video hoặc audio giáo viên chỉ cần clich chuột vào biểu
tượng thì video hoặc một tác phẩm âm nhạc audio dùng để minh họa cho học
sinh nghe trong phần âm nhạc thường thức là nó sẽ tự động phát ra như trình
chiếu như bình thường việc làm này rất đơn giản, gọn nhẹ đỡ cồng kềnh nó
mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng và cũng đỡ mất công vì phải cùng
một lúc sử dụng rất nhiều đồ dùng, chưa kể đến không may đầu chiếu video
hay dàn loa âm thanh bị trục trặc thì sự thất bại trong giờ học sẽ rất lớn.
2.Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Tiết học có phân môn âm nhạc thường thức sử dụng chèn âm
thanh audio bài hát Một mùa xuân nho nhỏ
TIẾT 3: Âm nhạc lớp 8
- ÔN TẬP BÀI HÁT MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG
- ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ TRẦN HOÀN
VÀ BÀI HÁT MỘT MÙA XUÂN NHO NHỎ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS hát thuộc bài hát.
- Đọc ôn bài TĐN số 1 chính xác về cao độ, trường độ và tiết tấu.
- Nắm những nét chính về cuộc đời và hoạt động âm nhạc của nhạc sĩ
Trần Hoàn.
11
2. Kỹ năng: - Hát ôn đúng sắc thái bài Mùa thu ngày khai trường
- Hát đuổi đúng nhịp
3. Thái độ: - Yêu quê hương, trường lớp, có ý thức vươn lên trong học tập và
rèn luyện.
4. Năng lực HS cần đạt: - Qua bài học sinh có khả hát và biểu diễn trước lớp
trường bài hát Mùa thu ngày khai trường. Có khả năng nghe và cảm thụ các
tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Trần Hoàn.
II. Chuẩn bị:
+ Giáo viên: - Đàn Ooc gan, bảng phụ, thanh phách, soạn bài giảng
điện tử
+ Học sinh: - Sách giáo khoa, thanh phách.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày bài hát Mùa thu ngày khai trường ?
3. Bài mới
Nội dung và hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS
HĐ1 GV ghi bảng:
ND1: Ôn tập bài hát
Mùa thu ngày khai trường
Nhạc và lời: Vũ Trọng Trường
- GV cho HS nghe lại bài hát do các em thiếu nhi
nhà văn hóa Hà Nội hát được chèn sẵn trong slide
bài giảng điện tử thiết kế trên phần mềm
Powerpoint
GV yêu cầu HS hát
- Đoạn 1 cùng hát với GV, đoạn 2 hát đuổi (nhóm
đuổi hát theo GV)
- Đoạn 1: 2 nhóm cùng hát
- Đoạn 2: Nhóm 2 hát sau nhóm 1 nhịp từ câu
"Mùa thu". Câu cuối chỉ hát "trong sáng thu"
- Yêu cầu hát kết hợp động tác phụ họa
- Chia nhóm hát đối đáp
- Yêu cầu tập hát đuổi
*HĐ2 GV ghi bảng
HS ghi bài
- Lắng nghe bài hát
- Hát ôn kết hợp thể
hiện các động tác phụ
họa đã tập
- Hát đối đáp theo
nhóm, mỗi nhóm 1 câu
đến hết bài
- HS thực hiện
- Thực hành
- Thực hiện
- HS ghi bài
12
ND 2: Ôn tập: Tập đọc nhạc
TĐN số 1:
- Đệm cho HS nhớ giai điệu TĐN số 1
- Đọc giai điệu bài TĐN số 1 kết hợp thực hiện tiết
tấu, gõ phách đọc kết hợp đánh nhịp
2
4
đọc kết hợp
đánh nhịp
2
4
Cho HS luyện thanh
- Cho HS đọc bài TĐN số 1
- Cho HS ôn luyện theo nhóm
*HĐ3:GV ghi bảng
ND 3: Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Trần
Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.
- GV cho HS xem ảnh tác giả hình ảnh được giáo
viên trình chiếu trên Powerpoint.
- GV hỏi ?
Em hãy tóm tắt về tác giả
1- Nhạc sĩ Trần Hoàn
- Tên thật là Nguyễn Tăng Hích, sinh năm 1928, ở
quảng Trị. Nguyên là Bộ trưởng Bộ Văn hóa
Thông tin. Mất năm 2003
- NS có những tác phẩm tiêu biểu nào?
Gv yêu cầu hs đọc
- Tác phẩm: SGK
2- Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ
- Sáng tác (phổ thơ) năm 1980
- Nội dung: SGK.
Hướng dẫn hs nêu nội dung
- GV clich chuột vào biểu tượng cái loa trên slide
được cài sẵn phần mềm Powerpoint và bài hát
“Một mùa xuân nho nhỏ sẽ được phát ra cho HS
nghe.
Hình ảnh minh họa cách chèn Audio bài hát Một
Lắng nghe để nhớ
- Đọc gam Cdur và
luyện trụ
- HS nghe
- Đọc ôn bài TĐN số 1
kết hợp thực hiện tiết
tấu, gõ phách đọc kết
hợp đánh nhịp
2
4
đọc kết
hợp đánh nhịp
2
4
- Đọc ôn theo nhóm
HS ghi bài
- Quan sát chân dung
nhạc sĩ
- HS trả lời
- HS đọc nội dung SGK
HS nêu nội dung
HS trả lời
- HS đọc tác phẩm SGK
HS nêu nội dung SGK
- HS lắng nghe
13
4. Củng cố: - Hát thuộc bài hát Mùa thu ngày khai trường và đọc đúng bài
TĐN số 1.
- Nắm sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trần Hoàn.
5. Dặn dò: - Lí là gì? Được xây dựng như thế nào?
- Phân tích bài hát Lí dĩa bánh bò
6/ Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Qua ví dụ 1 ta thấy : Việc chèn âm thanh (Audio) trên slide của bài giảng
điện tử rất tiện lợi . Giáo viên không phải mất nhiều thời gian vì vừa phải
cùng một lúc sử dụng nhiều loại đồ dùng thiết bị. Giờ học được liên kết hài
hòa không bị ngắt quãng mà học sinh đang chú ý trên màn hình máy chiếu
không phải thay đổi sang sự chú ý khác khi giáo viên đang thực hiện bài
giảng cho nên tiết học sẽ cuốn hút và lôi cuốn học sinh hơn hiệu quả giờ học
sẽ được nâng lên. Giáo viên cũng không phải vất vả cho việc sử dụng nhiều
loại đồ dùng cùng một lúc. Vì thế để có được một tiết dạy thành công phải
mất rất nhiều công sức để mang vác và lắp đặt đồ dùng. Đến khi thực hiện giờ
dạy thì tất bật vì phải sử dụng cùng một lúc rất nhiều đồ dùng làm cho học
sinh dễ mất tập trung chú ý chưa kể đến trường hợp giờ học đang liền mạch
không may đầu đọc âm thanh loa đài bị trục trặc thì không thể thành công
được tiết dạy.
Ví dụ 2 : Tiết học có phân môn âm nhạc thường thức sử dụng chèn video
bài hát Hò kéo pháo
TIẾT 6
Âm nhạc lớp 8
- ÔN TẬP BÀI HÁT: LÍ DĨA BÁNH BÒ
- ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : NHẠC SĨ HOÀNG VÂN VÀ
BÀI HÁT HÒ KÉO PHÁO
I. Mục tiêu:
1- Kiến thức: - Hs hát thuộc bài hát. Đọc đúng cao độ bài TĐN số2.
- Tập thể hiện bài Lí dĩa bánh bò theo nhóm, Ôn bài TĐN số 2 để
quen giọng La thứ.
- Biết sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân
và nghe bài Hò kéo pháo.
14
2- Kỹ năng: - Trình bày sắc thái bài hát theo tính chất vui, hóm hỉnh, nhí
nhảnh.
- Đọc đúng cao độ và tính chất giọng Am: mềm mại, nhẹ nhàng.
3- Thái độ: - Yêu thích nhạc sĩ Hoàng Vân, cùng các tác phẩm của ông cũng
như thích nghe và hát bài Hò kéo pháo.
4. Năng lực HS cần đạt: - Qua bài học sinh có khả hát và biểu diễn trước
lớp trường bài hát Lí dĩa bánh bò. Có khả năng nghe và cảm thụ tác phẩm âm
nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo .
II. Chuẩn bị:
+ Giáo viên: - Đàn Oogan, thanh phách, bảng phụ, băng nhạc,đài đĩa.
Các hình ảnh, chân dung nhạc sĩ Hoàng Vân, video bài hát Hò kéo pháo được
thiết kế trên bài giảng điện tử.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa ,vở ghi, thanh phách.
III. Họat động dạy- học
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy thể hiện bài hát Lí dĩa bánh bò và nêu nội dung
câu thơ lục bát của bài hát?
3. Bài mới.
Nội dung và hoạt động của GV Hoạt động của HS
*HĐ1: Gv ghi bảng
ND1: Ôn tập bài hát LÍ DĨA BÁNH BÒ
Dân ca Nam Bộ
- Cho Hs nghe lại bài hát
- Hát ôn kết hợp thể hiện các động tác phụ họa đã
tập
- Tập thể hiện tính chất vui hóm hỉnh của bài hát
- GV hướng dẫn hs khởi động giọng
- Yêu cầu nhắc Hs về sắc thái bài hát
- Từng nhóm trình bày bài hát trước lớp. Yêu cầu
Hs hát ôn kết hợp thể hiện các động tác phụ họa
- GV ôn luyện theo nhóm tập thể hiện
- GV điều khiển hs hát ôn toàn bài
*HĐ2: Gv ghi bảng
ND2: Ôn tập Tập đọc nhạc:
HS ghi bài
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
-HS khởi động giọng
- HS thực hiện
Nhóm HS trình bày kết
hợp thể hiện các động
tác phụ họa
HS ghi bài
15
TĐN số 2: TRỞ VỀ SU – RI – EN – TÔ
Nhạc Italia
- GV hướng dẫn lại bài TĐN số 2
- Nghe và nhớ lại giai điệu bài TĐN số 2
- Cho HS thực hiện lại tiết tấu bài TĐN
- Khởi động giọng
- Cho HS đọc 2 lần theo đàn
- Yêu cầu Hs đọc kết hợp gõ tiết tấu
- GV cho HS đọc và đánh nhịp ¾.
- GV cho HS ôn luyện theo nhóm
- GV đệm đàn cho HS đọc
*HĐ3: Gv ghi bảng
ND3: Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng
Vân và bài hát Hò kéo pháo
1.Nhạc sĩ Hoàng Vân
GV cho HS đọc bài SGK
- Tên thật: Lê Văn Ngọ (Y-na). Sinh năm: 1930,
tại Hà Nội. Được nhà nước trao tặng giải thưởng
Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật
- Tác phẩm: Quảng Bình quê ta ơi, Tôi là người
thợ mỏ, Tình ca Tây nguyên, Em yêu trường
em,
- Cho HS quan sát tranh chân dung nhạc sĩ Hoàng
Vân
- Tên thật của NS Hoàng Vân là gì?
- Năm sinh, quê quán của nhạc sĩ?
- Giải thưởng mà NS đã đạt?
- Nêu tác phẩm của nhạc sĩ?
2. Bài hát Hò kéo pháo : Sáng tác năm 1954
- Nội dung (SGK)
- GV cho HS nghe các trích đoạn tiêu biểu
- GV clich chuột vào video đã được tạo trên slide
trên phần mềm Powerpoint bài hát Hò kéo pháo
Hình ảnh minh họa cách chèn video bài hát Hò
kéo pháo.
- HS lắng nghe
- Nghe và nhớ lại giai
điệu bài TĐN số 2
- Đọc ôn bài TĐN theo
đàn
- HS tập đọc kết hợp
đánh nhịp ¾.
HS đọc ôn theo nhóm
-HS thực hiện
-HS ghi bài
HS đọc bài SGK
HS quan sát chân dung
nhạc sĩ
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS vừa nghe hát vừa
xem hình ảnh anh Bộ
đội kéo pháo
16
- Bài hát được sáng tác ở đâu? năm nào?
Sáng tác năm 1954 ở Điện Biên Phủ
- GV yêu cầu Hs nêu nội dung bài hát
- GV cho Hs nghe và nêu cảm nhận
HS trả lời
- HS nêu nội dung bài
hát dựa vào SGK
HS lắng nghe và cảm
nhận
4. Củng cố: - Học thuộc bài hát Lí dĩa bánh bò.
- Tập tiết tấu và đánh nhịp bài TĐN số 2 thuần thục.
- Nắm sơ lược về tiểu sử nhạc sĩ Hoàng vân.
5. Dặn dò: - Ôn 2 bài hát Mùa thu ngày khai trường và Lí dĩa bánh bò.
- Ôn tập 2 bài TĐN số 1 và số 2.
- Xem lại kiến thức về gam thứ, giọng thứ và giọng La thứ.
6.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Qua ví dụ 2 : Tôi thấy việc chèn video vào phần âm nhạc thường thức
tôi thấy các em HS chú ý và hứng thú hơn bởi vì các em vừa được nghe hát
lại được xem hình ảnh trực tiếp thấy các anh bộ đội ta vất vả, gian khổ kéo
pháo vào trận địa, có anh bộ đội đã phải hy sinh cả xương máu để cứu pháo.
Các em vừa được nghe hát, vừa được xem hình ảnh sẽ cảm nhận được chính
cái hồn của tác phẩm nên hiệu quả giáo dục sẽ lớn hơn rất nhiều. Bản thân
giáo viên thực hiện cũng nhẹ nhàng linh hoạt không phải mất nhiều thời gian
cho việc minh họa và truyền đạt kiến thức. Chính vì thế mà việc giáo dục
Đức - Trí -Thể - Mỹ cho các em học sinh sẽ dễ dàng và thuận lợi và hiệu quả
hơn rất nhiều.
IV. Kiểm nghiệm
17
Với mong muốn luôn sáng tạo trong quá trình giảng dạy giúp các em
học sinh có hứng thú học tập, đồng thời nhận thức, cảm thụ và hiểu được sâu
sắc toàn bộ tác phẩm âm nhạc nổi tiếng của Việt nam hay của nước ngoài, tôi
thường xuyên sử dụng cách làm này trong các giờ học có phân môn âm nhạc
thường thức, và nhận thấy rằng cách làm này sử dụng để thiết kế một bài
giảng điện tử trên phần mềm Powerpoint hiệu quả hơn rất nhiều nó đã góp
phần tích cực tạo được hứng thú học tập cho các em, giờ học sôi nổi hơn, học
sinh hăng say học tập. Sau khi tiến hành khảo sát kết quả giảng dạy theo
các bước và các yêu cầu đã đề ra, tôi nhận thấy hiệu quả đem lại rất khả
quan. Số lượng học sinh nắm bài, hiểu bài cao hơn. Vì vậy chất lượng
được nâng cao rõ rệt, cụ thể được khảo sát học kì I năm học 2014 - 2015
như sau:
Lớp 8A: Lớp đối chứng.
Lớp 8B: Lớp thực nghiệm.
Môn khối Số
lượng
Chưa đạt Đạt Ghi chú
SL % SL %
Âm nhạc 8a 32 5 15,6 27 84,4
Âm nhạc 8b 30 0 0 30 100
Từ khảo sát kết quả cho thấy chất lượng giáo dục của lớp 8B kết
quả cao so với lần1: Số học sinh chưa đạt yêu cầu không còn. So với lớp
8A (lớp đối chứng) thì chất lượng của lớp 8B tăng cao rõ rệt. Với kết
quả thực nghiệm này thì ta thấy rõ ràng các biện pháp, yêu cầu đã đưa ra
ở trên là đúng đắn nên đã mang lại hiệu quả cao, góp phần đạt được mục
tiêu của giáo dục đề ra.
Qua theo dõi và tìm hiểu một số em học sinh đặc biệt là các em học sinh
nam ở lớp 8B, đầu năm các em không thích học phân môn âm nhạc thường
thức trong giờ học thường không chú ý nghe giảng bài hay nói chuyện riêng,
nhưng từ khi cô dạy có sử dụng bài giảng điện tử thiết kế chèn Video, Audio
trong giờ học âm nhạc, các em rất thích học hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến
xây dựng bài, các em học sinh khác nữa cũng thường xuyên hăng hái giơ tay
phát biểu ý kiến xây dựng bài, khả năng nghe và cảm thụ các tác phẩm âm
nhạc được nâng lên rất nhiều, các em tích cực tham gia các hoạt động văn
nghệ biểu diễn ở lớp ở trường rất sôi nổi.
18
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Khi thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Powerpoint giáo viên
phải thực hiện ngay trên chiếc laptop hoặc máy tính mà mình định trình chiếu
bài giảng. Lưu ý phần mềm Powerpoint này chỉ nhận chèn Audio và Video
trên một máy tính, nếu chèn xong vào bài giảng và copy đưa sang máy tính
khác để trình chiếu thì âm thanh của Audio hoặc Video sẽ không phát ra ( Chỉ
có biểu tượng trên Slide nhưng không có âm thanh và hình ảnh). Vì vậy giáo
viên cần chọn cho mình một chiếc laptop để soạn giảng và cũng mang đi để
trình chiếu bài giảng khi thực hiện tiết dạy.
“Ứng dụng phần mềm PowerPoint thiết kế bài giảng điện tử chèn
Audio, Video gây hứng thú cho học sinh học tập tích cực phân môn âm
nhạc thường thức ở trường THCS” chỉ là một phần trong tiết học để góp
phần tạo hứng thú học tập cho các em. Tránh tình trạng lạm dụng quá mức,
biến giờ học thành giờ nghe nhạc, xem video sẽ làm mất thời gian và gây nên
phản tác dụng. Các tiết học chèn Audio và Video như vậy các em học sinh
học rất sôi nổi, tích cực hăng say hứng thú học tập.
Với cách làm trên, tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy, nó đã thực
sự đem lại hứng thú học tập, các em học tập sôi nổi, hiệu quả hơn. bởi ngoài
việc được học hát, tập đọc nhạc các em được trực tiếp nghe và xem các ca sĩ
nổi tiếng hát biểu diễn các tác phẩm âm nhạc các hình ảnh thực được quay
cảnh trực tiếp trên Video nên các em học sinh sẽ dễ hiểu và cảm thụ được cái
hay cái đẹp trong âm nhạc mà còn ghi nhớ được tên tác giả tác phẩm các đơn
vị kiến thức khác một cách nhẹ nhàng, không gượng ép, nặng nề, giờ học lại
vui sôi nổi. Tôi hy vọng rằng với các biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao
chất lượng học tập ở bộ môn âm nhạc nói riêng và các bộ môn khác nói
chung. Rất mong được sự góp ý phê bình của đồng nghiệp để đề tài được ứng
dụng rộng rãi và phát huy được tác dụng hơn trong quá trình giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Vĩnh Lộc, ngày 5 tháng 01 năm 2015
CAM KẾT KHÔNG COPY.
Người thực hiện
19
Nguyễn Thị Thúy
MỤC LỤC
Trang 1: PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.Lý do chọn đề tài
Trang 3: PHẦNB. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Trang 5: II.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trang 6: III. Giải pháp tổ chức thực hiện
Trang 18 IV. Kiểm nghiệm
Trang 19: PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
20
21