Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Thiết kế bài giảng điện tử nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học phần lớp 10 (Nâng cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.07 MB, 186 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Bích Thảo

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ,
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯNG
DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN HÓA HỌC
PHẦN LỚP 10 (NÂNG CAO)
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học môn Hóa học
Mã số : 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :

TS. TRANG THỊ LÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc só có ý nghóa rất quan trọng giúp tôi tổng hợp lại những kiến
thức đã học trong nhà trường 2 năm sau đại học, là hành trang hữu ích, thiết thực
giúp tôi vững bước trong sự nghiệp giáo dục.

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo khoa Hóa trường
ĐHSP TpHCM, trường ĐHSP Hà Nội và toàn thể thầy cô Phòng Khoa học công
nghệ và sau đại học đã giúp đỡ tôi có điều kiện học tập tốt nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến só Trang Thị Lân, người Cô đã toàn tâm,


toàn ý giúp tôi hoàn thành luận văn thạc só này.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tập thể Ban giám hiệu
và giáo viên Hóa trường THPT chuyên Trần Đại Nghóa, giáo viên Hóa các
trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đã tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành phần thực nghiệm sư phạm trong luận văn tốt nghiệp này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn động viên, khuyến khích và hỗ
trợ tôi trong suốt thời gian tôi theo học chương trình sau đại học.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn, cảm ơn tất cả mọi người đã cho tôi
có được vị trí như ngày hôm nay.
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2008

Nguyễn Thị Bích Thảo


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PP

: Phương pháp

PPDH

: Phương pháp dạy học

PPDHTC


: Phương pháp dạy học tích cực

PPDHPH

: Phương pháp dạy học phức hợp

DHHH

: Dạy học hóa học

QTDH

: Quá trình dạy học

GV

: Giáo viên

SV

: Sinh viên

HS

: Học sinh

CNTT

: Công nghệ thông tin


KT – ĐG

: Kiểm tra đánh giá

BGĐT

: Bài giảng điện tử

GT

: Giáo án điện tử

THPT

: Trung học phổ thông

SGK

: Sách giáo khoa

e

: electron

Vd

: Ví dụ

KL


: Kim loại

PK

: Phi kim

HTTH

: Hệ thống tuần hoàn

CTTQ

: Công thức tổng quát

CTCT

: Công thức cấu tạo

Z

: Độ âm điện

dd

: dung dịch

ptpư

: phương trình phản ứng


TN

: Thực nghiệm

ĐC

: Đối chứng

ĐHSP

: Đại học sư phạm

TpHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời đại “ kinh tế trí thức” đang ngày càng phát triển một cách nhanh
chóng. Chúng ta, nếu không muốn trượt ra khỏi dòng xoáy đó thì lối thoát duy
nhất là xây dựng một xã hội học tập, một tinh thần tự học, tự học suốt đời.
Năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đánh dấu
một cột mốc phát triển đất nước quan trọng, đồng thời mở ra cho chúng ta nhiều
cơ hội và thách thức lớn của thời kỳ mở cửa và hội nhập, Đảng và nhà nước ta
đã chủ trương đổi mới sâu sắc trên nhiều lónh vực, nhất là giáo dục. Đổi mới
PPDH đang là nhu cầu cấp bách đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay. Việc đổi
mới SGK đòi hỏi phải có sự thay đổi trong lối giảng dạy, để chuyển HS từ thế
thụ động tiếp thu kiến thức sang tích cực, chủ động và sáng tạo.
Để đạt được mục đích trên GV phải là người tiên phong đi đầu trong đổi mới

và sáng tạo. GV phải xây dựng một hệ thống bài giảng có sự kết hợp của nhiều
PPDH khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo ở HS.
Với những lý do trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công
nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng điện tử, nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học bộ môn hóa học phần lớp 10 ( Nâng cao)” Tôi hy vọng đề tài nghiên
cứu này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học.
2. Mục đích nghiên cứu
- Ứng dụng CNTT để thiết kế BGĐT.
- Sử dụng PPDHPH nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hóa học.
- Giúp HS phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến vấn đề.


- Nghiên cứu chương trình SGK hóa lớp 10 – Nâng cao
- Thiết kế BGĐT, Hóa lớp 10 – Nâng cao.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các BGĐT đã xây dựng
- Tổng kết và rút kinh nghiệm
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy và học hóa học ở trường phổ thông

- Đối tượng nghiên cứu : Xây dựng hệ thống BGĐT lớp 10 – Nâng cao
5. Phạm vi nghiên cứu
BGĐT được xây dựng giới hạn trong phần hóa học lớp 10 – Nâng cao THPT
6. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
- PP tổng kết lí luận
- PP điều tra thực tiễn
- PP phân tích, tổng hợp
- PP thực nghiệm sư phạm
- Đánh giá, xử lý kết quả theo thống kê toán học

7. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được một hệ thống BGĐT có chất lượng sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả dạy và học bộ môn Hóa học ở trường phổ thông.


Chương 1 : LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hình ảnh thầy cô giáo “click chuột” trong lớp bắt đầu xuất hiện trong năm
2003 và hiện nay khá phổ biến. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong việc đổi
mới PPDH phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của CNTT.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm học 2004 - 2005, Sở Giáo dục và đào
tạo đã phát động chương trình giảng dạy bằng BGĐT với những lớp tập huấn
đến tất cả các quận, huyện. Năm 2005, Sở giáo dục thành phố triển khai dự án
CNTT với kinh phí khoảng 7 tỉ đồng. Việc làm này đã "đánh động" đến từng
GV, làm cho mỗi người tự thấy phải thay đổi thói quen lên lớp chỉ với phấn
trắng bảng đen, lao vào việc thiết kế BGĐT bằng phần mềm Power Point. Trung
tâm Công nghệ dạy học thuộc Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐHSP
TpHCM) đã có công rất lớn trong việc liên tục mở các lớp đào tạo GV thực hiện
BGĐT; Sở Giáo dục các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Phòng Giáo dục quận
3 (TpHCM)... đều có những hoạt động hỗ trợ tích cực GV trong việc đổi mới
này.
Tại trường ĐHSP TpHCM, ngày càng nhiều SV quan tâm nghiên cứu đến
lónh vực này. Tôi xin giới thiệu (theo trình tự về thời gian) một số đề tài gần gũi
với luận văn mà tôi nghiên cứu.
1.1.

Luận văn tốt nghiệp “ SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWER POINT

TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT ” – năm 2003 –
Tác giả : Cử nhân Nguyễn Thúy Anh Thư – ĐHSP TpHCM

- Nội dung luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ( từ trang 6 →
64)


Chương 2 : Sử dụng Power point trong giảng dạy hóa lớp 10. Phần này tác
giả đề cập đến những nội dung chính sau : (từ trang 67 → 96)
. Các bước thực hiện một bài giảng trên Power point
. Vận dụng vào việc soạn một số giáo án trong chương trình hóa 10
. Ứng dụng các khả năng của Power point tạo hình ảnh minh họa cho bài
học
Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm ( từ trang 100 → 105 )
Ưu điểm
- Cơ sở lí luận của luận văn khá chi tiết, rõ ràng, bố cục chặt chẽ
- Là một tài liệu giúp SV, GV tìm hiểu về phần mềm Power point dễ dàng.
Luận văn hướng dẫn rất rõ các bước để soạn thảo một BGĐT với nhiều tiện ích
để tạo hình ảnh minh họa cho bài dạy như tạo hoạt cảnh thí nghiệm, sự xen phủ
obitan…
- Luận văn sưu tập hình ảnh, phim thí nghiệm để GV đưa vào bài dạy cụ thể.
- Điều tra thực trạng sử dụng các kỹ năng dạy học của SV cho kết quả tốt.
- Tác giả thực nghiệm 1 BGĐT để đánh giá hiệu quả, tìm ra những thuận lợi,
khó khăn và đề xuất biện pháp khắc phục.
Nhược điểm
- Cơ sở lí luận của luận văn chưa nói rõ những ưu, nhược điểm của BGĐT,
những thuận lợi, khó khăn mà SV hoặc GV gặp phải khi thiết kế bài giảng.
- Luận văn chỉ có 2 giáo án minh họa
- Dạy thực nghiệm 1 BGĐT là quá ít để có số liệu kết luận.
- Các hình ảnh minh họa, tự thiết kế còn quá ít
1.2. Luận văn thạc só: “ ỨNG DỤNG CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG ĐỂ
NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG

THPT” – 2004 – Tác giả Thạc só Nguyễn Thanh Thủy – ĐHSP Hà Nội


- Đây là một tài liệu hay, GV có thể tham khảo để hướng dẫn HS học tập
theo PPDH mới của Intel, chương trình dạy học cho tương lai.
- Nội dung luận văn gồm 3 chương :
Chương 1: Tổng quan về lí luận và thực tiễn (từ trang 4 → 29 )
Chương 2: Sử dụng phối hợp một số phần mềm dạy học với máy vi tính để
xây dựng hồ sơ dạy học ở chương trình hóa học THPT. Phần này gồm những nội
dung chính sau : ( từ trang 30 → 110)
. Nêu nguyên tắc xây dựng hồ sơ dạy học
. Nội dung một bộ hồ sơ dạy học
. Một số bộ hồ sơ dạy học : Nước và nước oxi già, H2S và SO2, Ozon và
thủng tầng ozon, Cao su
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (từ trang 110 → 119)
Ưu điểm
- Tác giả xây dựng tổng quan về lí luận và thực tiễn khá chi tiết
- Nêu được sự cần thiết phải ứng dụng CNTT vào DHHH, CNTT áp dụng như
thế nào trong PPDH theo dự án.
- Xây dựng PPDH theo dự án cho nhiều nội dung của chương trình hóa THPT
- HS làm quen với PP học theo dự án ở 4 bài với nội dung bài khá phong phú,
nhiều tư liệu và hình ảnh liên quan đến bài học.
- Sau mỗi chương đều có tổng kết – rút ra nhận xét
- Tác giả tiến hành nghiên cứu và cho kết quả “ ứng dụng CNTT và truyền
thông để nâng cao tính tích cực nhận thức môn hóa cho HS ở trường THPT” là
cần thiết, khả thi và có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở
trường THPT.
Nhược điểm
- Trình bày luận văn chưa logic, cỡ chữ to, nhỏ không thống nhất.



- Tác giả chỉ liệt kê một số phần mềm ứng dụng tin học sử dụng trong đề tài,
chưa có phần tổng quan cách sử dụng.
- BGĐT có nhiều slide ghi chữ quá nhiều, ít tranh ảnh minh họa
- Hình ảnh, bản tin không biết rõ nguồn là của GV hay HS. Bài báo cáo của
HS, chưa thấy sự phân công các thành viên trong nhóm.
- Nội dung gồm 4 bài nhưng trong luận văn tác giả chỉ trình bày 2 bài tiêu
biểu, 2 bài còn lại nên nằm trong phụ lục để độc giả cùng tham khảo.
1.3. Luận văn tốt nghiệp: “ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH, MÔ HÌNH, PHIM THÍ
NGHIỆM, PHIM TƯ LIỆU TRONG THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TRÊN
POWER POINT” – 2006 – Tác giả Nguyễn Thanh Hiền – ĐHSP TpHCM
- Luận văn có nhiều tranh ảnh, thí nghiệm hay về chương Oxi – lưu huỳnh
chương trình hóa lớp 10 - nâng cao. SV, GV có thể ứng dụng các BGĐT vào thực
tế giảng dạy.
- Luận văn gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài (từ trang 8 → 27)
Chương 2: Thiết kế GT. Gồm những nội dung chính : (từ trang 28 → 79)
. Nguyên tắc thực hiện GT trên phần mềm Power point
. Phim và hình ảnh minh họa sử dụng trong GT chương Oxi, lưu huỳnh
. Vận dụng soạn một số GT trên Power point chương VI
. Ưu, nhược điểm khi sử dụng GT
. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng GT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm ( từ trang 84 → 86)
Ưu điểm
- Nghiên cứu phần cơ sở lí luận PPDH và bài lên lớp hợp logic, đầy đủ.
- Tác giả sưu tầm nhiều hình ảnh, phim thí nghiệm minh họa cho bài học.
- Nêu được những tiện lợi của Power point khi soạn GT
- Xây dựng được nguyên tắc thiết kế GT trên Powerpoint



- Tác giả tiến hành điều tra việc sử dụng GT ở trường THPT và đánh giá
của HS khi học bằng GT. Kết quả thực nghiệm tìm ra những ưu, khuyết điểm
GT và nêu biện pháp khắc phục.
Nhược điểm
- Luận văn vẫn sử dụng cụm từ GT nên thay là BGĐT
- Phần ưu, nhược điểm của GT nên để trong phần cơ sở lí luận
- Trong các bài giảng, tác giả có rất ít hình ảnh hay mô phỏng do tác giả tự
thiết kế, chủ yếu sử dụng các thí nghiệm, hình ảnh có sẵn
- Giáo án chưa chia thành các hoạt động cụ thể ( vẫn theo cách thiết kế cũ
mặc dù năm 2006 đã thực hiện chương trình mới )
1.4. Luận văn tốt nghiệp: “ ỨNG DỤNG CNTT ĐỂ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
BGĐT VÀ TÌM KIẾM CÁC TƯ LIỆU HỖ TR VIỆC ĐỔI MỚI PPDH
MÔN HÓA HỌC LỚP 10 THPT”–Năm 2007–Tác giả Phạm Bảo Toàn –
ĐHSP TpHCM
- Luận văn hay, nhiều tư liệu, hình ảnh, mô phỏng và phim thí nghiệm ở 3
chương 1, 2, 3 chương trình hóa 10 – cơ bản, rất hữu ích, GV có thể ứng dụng.
- Luận văn gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài (từ trang 4 → 44)
Chương 2 : Sử dụng hệ thống BGĐT và các tư liệu hỗ trợ đổi mới PPDH
chương 1, 2, 3 SGK hóa 10 – Cơ bản. Gồm nội dung chính: (từ trang 49 → 84)
. Tìm hiểu chung về BGĐT
. Tìm hiểu phần mềm Power point
. Một số phương tiện kỹ thuật phục vụ thiết kế và giảng dạy bằng BGĐT
. Hệ thống các BGĐT chương 1, 2, 3
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (từ trang 87 → 91)
Ưu điểm
- Tìm hiểu cơ sở lí luận PPDH và thực tiễn khá chi tiết, đầy đủ và logic.


- Nêu những xu hướng đổi mới PPDH đặc biệt là ứng dụng CNTT.

- Tác giả giới thiệu tốt các phần mềm hóa học ứng dụng soạn BGĐT.
- Có tư liệu hỗ trợ các chương 1, 2, 3 được thiết kế, biên soạn như một trang
web thu nhỏ rất hay, gồm nhiều chương mục như: BGĐT, bài đọc thêm, thư giãn,
lịch sử hóa học, đố vui hóa học, thí nghiệm vui hóa học ……
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng BGĐT vào giảng dạy của GV tại huyện Tân
Uyên tỉnh Bình Dương cho kết quả GV ít ứng dụng CNTT vào giảng dạy, chủ
yếu vẫn theo PP truyền thống bảng đen, phấn trắng.
Nhược điểm
- Cách trình bày luận văn: canh dòng, lề chưa thống nhất.
- Trong BGĐT nhiều slide có chứa quá nhiều nội dung là chữ.
- Tác giả chưa chia nhóm cho HS nghiên cứu, thảo luận.
- BGĐT không có slide nêu cấu trúc, nội dung bài học.
- Tác giả dạy thực nghiệm duy nhất có 1 BGĐT là quá ít.
Nhận xét chung
Qua một số luận văn nêu trên tôi nhận thấy các tác giả đều có những điểm
chung thống nhất như sau:
. Ứùng dụng CNTT vào DHHH là xu hướng tất yếu đổi mới PPDH.
. Phần mềm power point là thiết thực, hữu ích và tiện lợi để GV soạn BGĐT
. Thực nghiệm điều tra cho kết quả HS rất thích thú khi học theo PP mới.
- Các tác giả đều có đề xuất chung đối với ngành giáo dục như sau :
. Đầu tư cơ sở vật chất để GV có thể giảng dạy BGĐT tốt
. Mở nhiều lớp bỗi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tin học cho GV.
Vì đa số các đề tài trên là luận văn tốt nghiệp đại học nên nội dung nghiên
cứu chỉ gồm vài bài hay tối đa là ba chương nên còn tương đối ít. Tuy nhiên, các
đề tài nghiên cứu đều góp phần thiết thực vào định hướng đổi mới PPDH trong
giai đoạn hiện nay.



Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN


2.1. Phương pháp dạy học [14]
2.1.1. Phương pháp dạy học là gì ?
Có thể nêu ở đây 1 định nghóa đáng lưu ý:
- PPDH là cách thức làm việc của thầy, của trò trong sự phối hợp thống nhất
và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới
mục đích dạy học.
2.1.2. Khái niệm phương pháp dạy học hóa học
PPDH hóa học có thể hiểu là cách thức hoạt động cộng tác có mục đích giữa
thầy và trò, trong đó thống nhất sự điều khiển của thầy với sự bị điều kiển – tự
điều khiển của trò, nhằm làm cho trò chiếm lónh khái niệm hóa học.
2.1.3. Cấu trúc của phương pháp dạy học hóa học
Phương pháp dạy học hóa học
Phương pháp dạy
P truyền đạt

P điều khiển

Phương pháp học
P lónh hội

P tự điều khiển

2.2. Một số phương pháp dạy học truyền thống theo hướng dạy học tích cực
[18]
p dụng PPDHTC không có nghóa là gạt bỏ các PPDH truyền thống. Những
PP thuyết trình, giảng giải, biễu diễn các phương tiện trực quan minh họa cho lời
giảng … vẫn rất cần thiết trong QTDH. Do đó cần kế thừa, phát triển các mặt tích
cực trong hệ thống các PPDH đã quen thuộc, đồng thời cần học hỏi, vận dụng



một số PPDH mới, phù hợp hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta để tiến
lên một cách vững chắc.
2.2.1. Vấn đáp tìm tòi ( đàm thoại Ơrixtic)
Khái niệm
Là PP mà GV là người tổ chức trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận giữa GV
với HS, giữa HS với HS, thông qua đó HS nắm được tri thức mới.
Đặc điểm
- Hệ thống câu hỏi GV nêu ra giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lónh
hội kiến thức của HS. Trật tự logic các câu hỏi hướng dẫn HS từng bước phát
hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham
muốn hiểu biết ở HS.
- GV là người tổ chức sự tìm tòi, còn HS là người tự lực phát hiện kiến thức
mới. Khi kết thúc cuộc đàm thoại HS có được niềm vui của sự khám phá. HS
vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được PP nhận thức và phát triển tư duy.
Lưu ý
- GV cần biết vận dụng các ý kiến của HS để bổ sung, chỉnh lí, kết luận vấn
đề nghiên cứu. Như vậy HS sẽ hứng thú, tự tin hơn vì thấy trong kết luận của
thầy có phần đóng góp ý kiến của mình.
- Sự dẫn dắt theo PP này mất nhiều thời gian hơn so với PP thuyết trình, nhưng
kiến thức HS lónh hội được sẽ chắn chắn hơn rất nhiều. Theo hướng dạy học tích
cực, GV có thể chia nhỏ các câu hỏi thành từng chủ đề, phát cho từng nhóm HS
trong lớp nghiên cứu, sau đó thảo luận trong giờ học, làm cho HSø hứng thú hơn.
2.2.2. Dạy học nêu vấn đề
Đặc trưng của phương pháp
Nét đặc trưng của dạy học nêu và giải quyết vấn đề là sự lónh hội kiến thức
diễn ra thông qua quá trình giải quyết vấn đề.
Cấu trúc của phương pháp



Cấu trúc một bài học (một phần bài học) theo PPDH nêu vấn đề gồm các
bước
a. Đặt vấn đề
Xây dựng bài toán nhận thức :
- Tạo tình huống có vấn đề.
- Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh.
- Phát biểu vấn đề cần giải quyết.
b. Giải quyết vấn đề đặt ra
- Đề xuất các giả thuyết.
- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề (theo giả thuyết đặt ra)
- Thực hiện kế hoạch giải.
c. Kết luận
- Thảo luận kết quả và đánh giá.
- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
- Phát biểu kết luận.
- Đề xuất vấn đề mới.
Lưu ý
- Khâu quan trọng của PP này là tạo tình huống có vấn đề, điều chưa biết là
yếu tố trung tâm gây ra sự hứng thú nhận thức của HS. Trong DHHH, GV có thể
sử dụng thí nghiệm hóa học, bài tập nêu vấn đề để tạo tình huống có vấn đề.
Ví dụ : Khi học về bài ozon GV có thể sử dụng PP nêu vần đề:
. Tại sao Ozon nặng hơn Oxi nhưng lại ở trên cao ?
. Thủng tầng ozon ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người ?
- Áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề cần chú ý lựa chọn hình thức, mức
độ cho phù hợp với khả năng nhận thức của HS và nội dung cụ thể của mỗi bài.
- Các mức độ của dạy học nêu vấn đề :
. GV nêu và giải quyết vấn đề.


. GV nêu vấn đề và tổ chức cho HS tham gia giải quyết vấn đề.

. GV nêu vấn đề và gợi ý cho HS đề xuất cách giải quyết vấn đề.
. GV cung cấp thông tin, tạo tình huống để HS phát hiện, giải quyết vấn đề.
. HS tự phát hiện vấn đề, tự lực giải quyết vấn đề và đánh giá.
Như vậy tùy trình độ nhận thức của HS mà GV áp dụng mức độ cho phù hợp.
2.2.3. Dạy học theo phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ [17],[18]
Nội dung
Là hình thức tổ chức dạy học trong đó quá trình nhận thức được tiến hành
thông qua hoạt động của HS trong nhóm, theo một kế hoạch được GV giao phó.
Dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ có thể tiến hành trong bài lên lớp hoặc ngoài
bài lên lớp.
Ý nghóa
- Về phía GV : GV đã hoạt động hóa người học
- Về phía người học : Trong quá trình tham gia các hoạt động, người học chủ
động tiếp thu kiến thức, kó năng. Có thể trao đổi, hỗ trợ nhau trong quá trình
khám phá kiến thức mới. Có thể đánh giá hoặc tự đánh giá lẫn nhau về kiến
thức đúng hay sai.
Cấu trúc QTDH theo nhóm
Giáo viên

Học sinh

Hướng dẫn HS tự nghiên cứu



Tự nghiên cứu cá

nhân
Tổ chức thảo luận nhóm




Hợp tác với bạn trong

Tổ chức thảo luận lớp



Hợp tác với các bạn trong lớp

nhóm

Kết luận đánh giá



Tự đánh giá, tự điều chỉnh


Vd: Nhóm HS nghiên cứu ảnh hưởng CM, t0 đến tốc độ của phản ứng hóa
học.
Hoạt động của nhóm HS có thể là:

Các thành viên

Nhiệm vụ

Nhóm trưởng

Phân công, điều khiển

Lấy 2 cốc đựng 25ml dd H2SO4 0,1M. Cho vào

Thành viên 1

cốc 1 25ml dd Na2S2O3 0,1M và cốc 2: 10ml dd
Na2S2O3 0,1M + 15ml nước cất
Lấy 2 cốc đựng 25ml dd H2SO4 0,1M. Cho vào

Thành viên 2

cốc 1 25ml dd Na2S2O3 0,1M ( t0 thường) cốc 2:
25ml dd Na2S2O3 0,1M ( ở 500C)

Các thành viên khác

Thư kí

Nhóm trưởng

Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra ở các thí
nghiệm. Giải thích và rút ra kết luận
Ghi chép kết quả báo cáo của các thành viên và
kết quả thảo luận nhóm
Chỉ đạo thảo luận. Rút ra kết luận chung. Báo
cáo kết quả của nhóm

Hạn chế của phương pháp
- Dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ trong bài lên lớp thường phù hợp với bài
lên lớp có kiến thức cần học ngắn, bài luyện tập, bài thực hành hóa mà nội dung
gồm một số thí nghiệm nhỏ, kết quả thí nghiệm nhanh.

- Tuy nhiên trong xu hướng toàn cầu hóa xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên
quốc gia thì năng lực hợp tác thực sự trở thành mục tiêu đào tạo của ngành giáo
dục và nhà trường do đó GV cũng phải cố gắng tận dụng PPDHTC này.
2.3. Một số thử nghiệm đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam


2.3.1. Đổi mới phương pháp dạy học nhu cầu bức bách của giáo dục Việt
Nam hiện nay
Chúng ta đang ở thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế
vài năm gần đây ngành giáo dục đang có nhiều biến chuyển rất đáng khích lệ
như
thay đổi quy chế thi cử, hình thức kiểm tra đánh giá hay đổi mới nội dung SGK …
Đặc biệt việc ứng dụng CNTT được nhiều GV áp dụng nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy và cải tiến PPDH. Tuy nhiên những biểu hiện tích cực trên chưa
đồng đều, chưa liên tục và chất lượng chưa cao do nhiều nguyên nhân:
- Phần đông GV vẫn quen lối dạy cũ, thông báo kiến thức sách vở.
-

Kiến thức về tin học căn bản và ngoại ngữ của GV còn hạn chế.

-

Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

-

Việc giảng dạy có ứng dụng CNTT phần lớn GV tự mày mò tìm hiểu nên

rất tốn thời gian mà hiệu quả lại không tương xứng.
Đổi mới PPDH phải nhìn nhận là một nhu cầu bức bách, một nhân tố quan

trọng quyết định đến sự thành công của sự nghiệp giáo dục Việt Nam hiện nay.
Lâu nay chúng ta thường hay nói nguyên nhân của sự kém phát triển là do tính
thụ động của HS, nhưng xét cho cùng đó lại là trách nhiệm của người GV.
Chúng ta phải tự thay đổi chính mình, thay đổi trong lối truyền thụ kiến thức cũ
và cả PP sư phạm , phải làm sao cho các em hoạt động thật nhiều, đặt các em
vào tình huống có vấn đề để chính các em tự giải quyết.
Đã đến lúc đội ngũ GV cần quyết tâm hành động đổi mới PPDH thông qua
phương tiện giảng dạy mới – ứng dụng CNTT - để có thể bắt kịp nền giáo dục
các nước trên thế giới. Người GV cần phải nắm vững các PPDH hiện đại ở trong
nước và cả trên thế giới, những phương hướng hoàn thiện PPDH hóa học ở nước
ta để có thể định hướng đúng cách thức, vận dụng các PPDH truyền thống làm
cho chúng trở thành các PPDHTC đồng thời cũng có thể đề xuất cải tiến PPDH.


2.3.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng“ dạy học hướng vào người
học” hay “ dạy học lấy HS làm trung tâm” [17], [18]
Khái niệm
Dạy học lấy HS làm trung tâm là đặt người học vào vị trí trung tâm của
QTDH, chú trọng đến những phẩm chất, năng lực riêng của mỗi người. Họ vừa
là chủ thể, vừa là mục đích cuối cùng của QTDH, phấn đấu cá thể hóa QTDH để
cho các tiềm năng của mỗi cá nhân được phát huy tối đa.
Ưu điểm của phương pháp
- Tôn trọng nhu cầu, hứng thú, khả năng và lợi ích của HS.
- Chú trọng bồi dưỡng rèn luyện kó năng thực hành vận dụng kiến thức, năng
lực giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn hướng vào sự chuẩn bị thiết thực cho
HS hòa nhập với xã hội.
- Coi trọng rèn luyện HS phương pháp tự học, tự khám phá, giải quyết vấn
đề, phát huy sự tìm tòi, tư duy độc lập, sáng tạo cho HS thông qua hoạt động học
tập.
- Không khí lớp học trở nên sinh động, mối quan hệ thầy trò thân mật hơn.

Tóm lại, đây là PPDH tiến bộ, lành mạnh giải phóng năng lực sáng tạo HS.
Nhược điểm của phương pháp
Do quá chú trọng sự phát triển cá nhân tự phát, coi nhẹ vai trò định hướng
trong quá trình hình thành nhân cách, coi nhẹ quan hệ xã hội của con người, nên
quan điểm “ lấy HS làm trung tâm” đã từ một ý tưởng nhân văn tiến bộ trở
thành một lí thuyết cực đoan mà mục đích cao nhất là tạo mọi điều kiện để đáp
ứng nhu cầu, hứng thú của từng cá nhân ngay khi còn đi học. Đó là những
khuynh hướng, tư tưởng xa lạ với bản chất nền văn hóa giáo dục hướng về cộng
đồng, hướng về số đông con người lao động.
2.3.3. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “ hoạt động hóa người
học “ [4 ], [17 ], [18 ]


Bản chất phương pháp
Bản chất của việc đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học là tổ
chức cho người học được học tập trong hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo của
mình, trong đó việc rèn luyện phong cách học tập sáng tạo là cốt lõi của việc
đổi mới PP giáo dục nói chung và PPDH nói riêng.
Đặc trưng phương pháp
- Sự học tập tự giác làm cho HS biết biến nhu cầu của xã hội thành nhu cầu
nội tại của bản thân mình.
- Sự sáng tạo của HS. Muốn có tư duy sáng tạo thì phải tập luyện hoạt động
sáng tạo thông qua học tập, mà nét đặc trưng của sáng tạo là tạo ra sản phẩm
mới mẻ, độc đáo, duy nhất và không lặp lại. Cách tốt nhất để hình thành và phát
triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của HS là đặt họ vào vị trí chủ thể
hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lónh kiến thức, phát
triển năng lực sáng tạo, hình thành quan điểm đạo đức.
Các biện pháp thực hiện
Trong DHHH cần sử dụng các biện pháp hoạt động hóa người học như:
- Khai thác nét đặc thù môn học, tạo ra nhiều hình thức hoạt động đa dạng

phong phú của HS trong giờ học như:
. Tăng cường sử dụng thí nghiệm, phương tiện trực quan, phương tiện dạy
học.
. Trong giờ học cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức hoạt động của HS như:
thí nghiệm, dự đoán lí thuyết, mô hình hóa, giải thích, thảo luận nhóm… giúp HS
được hoạt động tích cực, chủ động.
- Tăng thời gian hoạt động của HS trong giờ học. Hoạt động của GV chú
trọng đến việc thiết kế hướng dẫn điều khiển vào hoạt động và tư duy của HS
khi giải quyết các vấn đề học tập thông qua hoạt động cá nhân hay hoạt động



×